Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 - Nguyễn Thị Dung

Tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 - Nguyễn Thị Dung: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 28 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGOÀI GIỜ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT, CHỦ ĐIỂM “VIỆT NAM - TỔ QUỐC EM” CHO HỌC SINH LỚP 4 Nguyễn Thị Dung - Trường Đại học Hải Phòng Trần Thị Thu Uyên - Sinh viên K16, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày sửa chữa: 15/01/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019. Abstract: Design is an important stage in organizing teaching activities; in which, the design of out-of-classroom experiential activities is to build experiential activities according to the teacher’s intention and the need for achieved knowledge of students, in accordance with the characteristics of the subject to achieve the educational goals. In the article, we mention the direction of designing out-of-classroom experiential activities of Vietnamese language, Topic “Vietnam - my Country” for grade 4th students to promote students creative competency and attach su...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 - Nguyễn Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 28 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGOÀI GIỜ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT, CHỦ ĐIỂM “VIỆT NAM - TỔ QUỐC EM” CHO HỌC SINH LỚP 4 Nguyễn Thị Dung - Trường Đại học Hải Phòng Trần Thị Thu Uyên - Sinh viên K16, Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 07/01/2019; ngày sửa chữa: 15/01/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019. Abstract: Design is an important stage in organizing teaching activities; in which, the design of out-of-classroom experiential activities is to build experiential activities according to the teacher’s intention and the need for achieved knowledge of students, in accordance with the characteristics of the subject to achieve the educational goals. In the article, we mention the direction of designing out-of-classroom experiential activities of Vietnamese language, Topic “Vietnam - my Country” for grade 4th students to promote students creative competency and attach subject knowledge to practical experience. Keywords: Design, experiential activities, out-of-classroom of Vietnamese language, topic “Vietnam - my country”, grade 4th students. 1. Mở đầu Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ngoài giờ học là sự tiếp nối hoạt động trong giờ học, là con đường giúp học sinh (HS) gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa học với hành. HĐTN ngoài giờ học là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch cụ thể. HĐTN ngoài giờ học gồm các yếu tố khách quan, chủ quan, điều kiện môi trường, hoạt động cá nhân... Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ, tác động đồng thời lên quá trình tổ chức HĐTN. HĐTN ngoài giờ học diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè, “khép kín” quá trình giáo dục, làm cho quá trình dạy học được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động của lứa tuổi. Bài viết đề cập hướng thiết kế HĐTN ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho HS lớp 4 với mong muốn giúp HS phát huy được năng lực sáng tạo, gắn kiến thức môn học với trải nghiệm thực tiễn một cách tốt nhất. 2. Nội dung nghiên cứu Thiết kế là khâu quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy học. Trong đó thiết kế HĐTN ngoài giờ học là xây dựng các HĐTN theo ý đồ của giáo viên (GV) và nhu cầu về kiến thức cần đạt được của HS, nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra và làm cho HĐTN đó phù hợp với đặc điểm của môn học. Để thiết kế các HĐTN ngoài giờ học môn Tiếng Việt, phải có một kế hoạch về các việc cần thực hiện, nội dung, thời gian và cách thức thực hiện. HĐTN đó phải hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Thiết kế các HĐTN ngoài giờ học một cách chi tiết, đầy đủ và cụ thể giúp việc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao. 2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học môn Tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 Chúng tôi thiết kế HĐTN ngoài giờ học qua việc xây dựng dự án học tập. Dự án là một PPDH lấy HS làm trung tâm, định hướng vào các vấn đề cơ bản của môn học nhưng gắn liền với thực tế, HS tự lực giải quyết vấn đề để hình thành kiến thức. Khi thực hiện PPDH dự án cần dựa trên các cách thức học tập khác nhau của HS; gắn bài học với thực tế và hướng tới phát triển năng lực, nhất là năng lực sáng tạo để giải quyết các vấn đề thực tiễn; khuyến khích HS sử dụng các kĩ năng tư duy, sử dụng các phương pháp thực hành hình thành kĩ năng; khám phá để hiểu sâu kiến thức; sử dụng các thông tin thật, sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm thông tin, trình bày thông tin trên nền công nghệ thông tin; đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả dự án; tạo cơ hội cho tất cả HS thể hiện và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình; HS học tập hợp tác, sử dụng nhiều hình thức giao tiếp khác nhau tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức được học với kiến thức cũ, kiến thức, kĩ năng mới với kinh nghiệm và kiến thức cũ; tích hợp các môn học, các nội dung học tập [1; tr 120]. 2.1.1 Mục tiêu hoạt động - Về kiến thức: Giúp HS hiểu thêm về vẻ đẹp, lịch sử, văn hóa của dân tộc qua các công trình kiến trúc, các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân vĩ đại của đất nước. - Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS một số kĩ năng cơ bản như: Làm việc nhóm; Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động; Tìm kiếm, tổng hợp thông tin; Viết và trình bày báo cáo; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. Qua đó, giúp HS có khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 29 giá các công trình tiêu biểu, cảm nhận về các vị anh hùng, danh nhân qua những câu chuyện lịch sử và văn học; Phát hiện vấn đề, thảo luận, phỏng vấn, hỏi đáp, phản biện... - Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu cội nguồn, tự hào về truyền thống, văn hóa đặc trưng của dân tộc; trân trọng di sản văn hóa, biết ơn công lao của các thể hệ đi trước; tích cực, nhiệt tình, say mê, sáng tạo trong các HĐTN. - Về năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. 2.1.2. Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung: Tổ chức HĐTN ngoài giờ lên lớp cho HS toàn khối 4 trường tiểu học sau khi học xong chủ đề “Việt Nam - Tổ quốc em”. Hình thức hoạt động theo kế hoạch thiết kế dự án: HS sưu tầm, nghiên cứu khoa học, sân khấu tương tác, giao lưu trò chuyện, kể chuyện, thuyết minh... 2.1.3. Quy mô, đối tượng, thời lượng, địa điểm Quy mô: HS toàn khối 4 của trường tiểu học; Đối tượng: HS lớp 4 trường tiểu học; Thời lượng: 1 tuần (tìm hiểu và chuẩn bị nội dung: 6 ngày; báo cáo: 1 buổi); Địa điểm tổ chức báo cáo: Sân trường. 2.1.4. Ý nghĩa của hoạt động - Đối với thực tiễn giáo dục: HS chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể, gắn kết GV - HS, giữa các HS với nhau. Từ đó trân trọng những giá trị truyền thống dân tộc, tình yêu Tổ quốc sâu sắc. Phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng, đặt vấn đề vào trong các mối quan hệ nhận thức và giải quyết vấn đề thấu đáo. - Đối với xã hội: Hình thành thái độ yêu kính, tôn trọng và biết ơn những công lao của các vị anh hùng dân tộc. Có trách nhiệm công dân, có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình văn hóa. 2.1.5. Phương tiện thực hiện - GV: Chuẩn bị máy tính, máy chiếu, loa đài, không gian và các tài liệu, website cần thiết; Phiếu thăm dò, bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho HS; Biên bản làm việc nhóm, phiếu tự đánh giá, phiếu checklist. - HS: Máy ảnh, ghi hình, tài liệu, clip, tranh ảnh minh họa cho nội dung phụ trách; Mô hình do HS tự thiết kế. Ghi chép nhật kí cá nhân; Biên bản làm việc nhóm. 2.2. Hoạt động và tiến trình 2.2.1. Tiến trình chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học tiếng Việt, chủ điểm “Việt Nam - Tổ quốc em” cho học sinh lớp 4 2.2.1.1. Thiết kế “Phiếu thăm dò sở thích, năng lực của học sinh” Chúng tôi thiết kế “Phiếu thăm dò sở thích, năng lực của HS” để qua đó, các em tự đánh giá nhiều khía cạnh năng lực của bản thân HS ở 4 mức độ: Rất tốt; Tốt; Trung bình; Chưa tốt; dựa vào kết quả trên phiếu, chúng tôi phân HS thành 4 nhóm theo nguyện vọng và năng lực của HS: nhóm Văn hóa (10 HS), nhóm Lịch sử (10 HS), nhóm Xã hội (10 HS) và nhóm Truyền thông (10 HS). PHIẾU THĂM DÒ SỞ THÍCH, NĂNG LỰC CỦA HS Họ và tên: ................................................................... Lớp: .......................... Trường: .................................. Em hãy khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời phù hợp với quan điểm của em STT Nội dung Trả lời 1 Em tự đánh giá năng lực đọc hiểu và thuyết trình của mình A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt 2 Khả năng thu thập, tìm hiểu, phân tích thông tin của em ở mức? A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt 3 Khả năng làm đồ “handmade” của em ở mức? A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt 4 Các kiến thức về Lịch sử Việt Nam của em? A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 30 5 Em có thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua những câu chuyện? A. Rất hào hứng B. Thích C. Bình thường D. Không 6 Tự đánh giá khả năng kể chuyện, nói trước đám đông A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt 7 Tự đánh giá mức độ mạnh dạn, tự tin cạnh tranh, diễn xuất của bản thân A. Rất tốt B. Tốt C. Trung bình D. Chưa tốt 8 Em có biết sử dụng những phần mềm tiện ích như PowerPoint, Photoshop... A. Rất thành thạo B. Thành thạo C. Bình thường D. Không biết dùng 2.2.1.2. Chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm STT Nội dung chuẩn bị Thời lượng Người phụ trách Dự kiến kết quả đạt được 1 Kiểm phiếu, công bố kết quả nhóm theo nguyện vọng, năng lực của HS 20 phút GV và cán sự lớp Hình thành 4 nhóm: Nhóm Văn hóa (10 HS), Nhóm Lịch sử (10 HS), Nhóm Xã hội (10 HS) và Nhóm Truyền thông (10 HS) 2 HS nhận nhóm, tập hợp theo nhóm, bầu nhóm trưởng 10 phút HS HS họp, bàn bạc bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí 3 Giới thiệu dự án, giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị và báo cáo 30 phút GV và nhóm HS HS nắm được lịch trình, kế hoạch, phân công công việc cho từng thành viên 4 Định hướng cho HS một số nguồn tài liệu tham khảo giúp 10 phút GV HS hình thành ý tưởng, hình dung về kế hoạch hoạt động, giải quyết nhiệm vụ 2.2.1.3. Phân hóa năng lực và nhiệm vụ từng nhóm Tên nhóm Năng lực Nguyện vọng Nhóm Văn hóa Có hiểu biết về văn hóa dân tộc, có khả năng đọc hiểu, tìm tòi, phân tích tư liệu, biết làm các sản phẩm thẩm mĩ Tham gia các HĐTN, nghiên cứu, tạo các sản phẩm Nhóm Lịch sử HS có hiểu biết tốt về lịch sử, có khả năng tìm tòi và phân tích tư liệu, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, có giọng kể truyền cảm, hấp dẫn Tham gia HĐTN, nghiên cứu lịch sử, danh nhân, anh hùng, từ đó truyền lửa cho các HS khác Nhóm Xã hội Có khả năng phân tích tình huống, nhạy bén, linh hoạt. Có khả năng diễn xuất đơn giản, giải quyết tình huống hợp lí, dễ hiểu Tham gia HĐTN, thực hiện sản phẩm truyền thông Nhóm Truyền thông Tổ chức sự kiện với nhiều nguồn tranh ảnh, tư liệu Thể hiện đam mê với truyền thông, hoạt náo không khí VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 31 2.2.2. Sản phẩm yêu cầu của các nhóm - Nhóm Văn hóa trưng bày bộ sưu tập sách, tư liệu, tranh ảnh về các công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam; sản phẩm mô hình thiết kế mô phỏng theo các công trình tiêu biểu; thuyết trình ý nghĩa, ý tưởng, quy trình thực hiện và những đặc trưng độc đáo của các công trình văn hóa đó. Báo cáo nhóm. - Nhóm Lịch sử trưng bày các câu chuyện về những anh hùng dân tộc, những chiến công và đóng góp của họ trong lịch sử đất nước; kể những câu chuyện về các anh hùng dân tộc kết hợp với tranh ảnh, đạo cụ minh họa. Báo cáo nhóm. - Nhóm Xã hội xây dựng những tình huống gắn với tình yêu quê hương, đất nước và liên hệ thực tế; sân khấu hóa và khéo léo lồng ghép cách giải quyết hợp lí, đơn giản. Báo cáo nhóm. - Nhóm Truyền thông trưng bày album tranh ảnh, video clip về quê hương, đất nước; dựng không gian văn hóa cho chương trình, tổ chức thi vẽ tranh, đố vui... Báo cáo nhóm. 2.2.3. Báo cáo dự án “Việt Nam - Tổ quốc em” 2.2.3.1. Triển lãm “Việt Nam - Tổ quốc em” Trưng bày các sản phẩm triển lãm theo các góc, mỗi góc cử người phụ trách tại góc của mình, cử đại diện thuyết trình về sản phẩm khi các HS của nhóm khác đến tham quan khu trưng bày của nhóm mình, đồng thời nhận góp ý từ HS khác, GV, khách mời. 2.2.3.2. Nội dung các góc triển lãm - Góc Văn hóa: Bộ sưu tập sách, báo về các công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc; một số mô hình mô phỏng theo hình dáng các công trình đó. - Góc Lịch sử: Trưng bày các câu chuyện, bài thơ về lịch sử và các anh hùng dân tộc; tranh ảnh, hiện vật minh họa cho các câu chuyện. - Góc Xã hội: Đạo cụ sân khấu hóa các tình huống thực tế. - Góc Truyền thông: Album ảnh, clip phong cảnh, lịch sử xuyên suốt chiều dài đất nước. 2.2.4. Tổ chức báo cáo dự án Gồm 4 phần chính: - Phần mở màn: Nhóm Truyền thông tổ chức xem video clip giới thiệu về sự hùng vĩ của cảnh sắc và những chiến công lịch sử của đất nước; - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu; - Giới thiệu nội dung chương trình; - Đại diện các nhóm lên thuyết trình phần nội dung. Nội dung được các nhóm chuẩn bị và báo cáo: - Nhóm Văn hóa: Trưng bày và thuyết trình 3 công trình văn hóa tiêu biểu của đất nước: + Chùa Một Cột: một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến - một ngôi chùa rất nhỏ bé nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, trường tồn cùng dân tộc. + Cố đô Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản văn hóa, nghi lễ truyền thống Việt Nam kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. + Tháp Chăm cổ - Ninh Thuận - một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa. + Trưng bày sản phẩm mô hình Chùa Một Cột được các em tự làm từ vật liệu là những que kem. - Nhóm Lịch sử trưng bày sản phẩm sưu tầm các câu chuyện về các vị anh hùng dân tộc: Truyền thuyết Hai Bà Trưng, chuyện lịch sử Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, truyền thuyết Vua Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, truyền thuyết Lí Thường Kiệt, Lê Lợi với khởi nghĩa Lam Sơn... Việc sưu tầm những câu chuyện giúp HS có tìm hiểu các câu chuyện lịch sử, có ý thức hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn những anh hùng dân tộc đã hi sinh cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, uốn nắn HS tinh thần, ý thức trong bất kì hoàn cảnh nào cần rèn luyện những phẩm chất của người công dân mẫu mực, góp phần xây dựng đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế. Phần trình bày, nhóm Lịch sử thi kể 2 đến 3 câu chuyện trong số các câu chuyện sưu tầm được, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Thi kể chuyện là cơ hội để HS được giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm, rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng nói, diễn thuyết trước đám đông, cũng là cơ hội để các em tuyên truyền về lịch sử đất nước, dân tộc. - Nhóm Xã hội xây dựng các tình huống gắn với thực tế của quê hương, đất nước; sân khấu hóa 2 tình huống sau với sự tham gia của cả GV và HS: Tình huống 1: Hôm lớp em đi học tập trải nghiệm tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, bỗng em thấy bạn Long viết tên lên bức tường ở khu di tích, em liền chạy ra: - Long ơi, cậu không được làm thế. Cậu không nhớ mình đã được học phải bảo vệ di tích và công trình công cộng trên lớp rồi à? - Ôi dào, học là một chuyện, mấy khi mình mới đến đây, viết tên mình vào để làm kỉ niệm, ha ha. - Không được đâu Long, nếu cậu không dừng lại, tớ sẽ bảo cô về hành động này! - Lêu lêu, cậu cứ đi mà mách cô! Em chạy đi nói với cô, cô nhẹ nhàng khuyên bảo Long: - Long ạ, đây là khu di tích lịch sử được xây dựng bằng rất nhiều tiền của, công sức của nhân dân, chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ. Em làm bẩn bức tường này là làm xấu đi hình ảnh khu di tích trong mắt du khách đến tham quan. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 28-32; 52 32 Long lí nhí: “Dạ em biết lỗi rồi, em sẽ xóa ngay dòng chữ đi và hứa sẽ không tái phạm nữa ạ!”. Cô giáo xoa đầu Long và nói: “Cô tin em! Cô khen Nhi đã biết bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng”. Tình huống 2: Kì nghỉ hè vừa qua, địa phương em phát động phong trào “Vì màu xanh quê hương”. Hoạt động chính của phong trào là trồng cây, trồng hoa xung quanh khu vực đường làng, thôn xóm để không gian trong lành, sạch đẹp. HS tham gia rất đông, ai nấy đều háo hức. Tiếng của chị Bí thư đoàn xã lanh lảnh: “Em Hân và Nhi phụ giúp các bác làm cỏ quanh các bồn cây. Còn em Long, Khánh, Linh phụ giúp anh chị thu dọn rác, xới đất...”. Các bạn đều “Dạ!” một tiếng rõ to rồi bắt tay vào làm. Khi mặt trời lên cao, chúng em cùng nhau hát bài “Em đi giữa biển vàng” để cổ vũ tinh thần của các cô các bác. Những tiếng cười, tiếng hát vui vẻ xua tan đi cái mệt mỏi, thỉnh thoảng các anh chị còn vui vẻ đùa: - Chẳng mấy chốc hoa nở, quê mình lại như công viên ấy các anh chị, các bác nhỉ? Nghe vậy, ai cũng cười, mệt mỏi như tan biến đâu hết. Chỉ còn tinh thần hăng hái lao động làm đẹp quê hương. Những tình huống trên mang thông điệp giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc, giúp HS hình thành tình yêu, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong mọi lúc, mọi nơi. Với hình thức sân khấu hóa, HS có cơ hội trải nghiệm và thể hiện khả năng diễn xuất qua việc hóa thân, trải nghiệm thành nhân vật trong các tình huống, từ đó rút ra bài học sâu sắc về việc tôn tạo, giữ gìn văn hóa, môi trường sạch đẹp. - Nhóm Truyền thông tổ chức cuộc thi vẽ tranh tiếp sức. + Chuẩn bị: giá tranh, giấy khổ A3, màu vẽ, bút vẽ, phần thưởng... + Thành viên các nhóm đều tham gia. + Bầu Ban giám khảo. + Tác dụng: rèn luyện trí tưởng tượng, kĩ năng hoạt động nhóm, phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành trò chơi. + Cách chơi: mỗi đội sẽ vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước bằng hình thức tiếp sức, mỗi bạn chỉ được vẽ một chi tiết trong bức tranh, cứ thế lần lượt đến hết bạn thứ 10 sẽ dừng lại. Thời gian vẽ tranh cho mỗi đội là 15 phút. Hết 15 phút, cuộc thi kết thúc. Ban Giám khảo sẽ chọn ra đội chiến thắng dựa trên các tiêu chí: bức tranh thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước; đẹp mắt, hấp dẫn. Các thành viên trong đội phối hợp với nhau nhịp nhàng, có tinh thần đồng đội cao. Nhóm Truyền thông tổ chức trò chơi giao lưu với các bạn khán giả: STT Câu hỏi Dự kiến đáp án 1 Bốn bình trước, bốn bình sau Nhanh tìm 8 tỉnh kể mau khen tài Đố em đố bạn đố ai Nghe tôi hô nhé, “một hai” đáp liền? Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Bình Thuận, Hòa Bình, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình 2 Sông nào 9 nhánh đổ về Biển Đông? Sông Cửu Long 3 Ải nào núi đá giăng giăng Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu? Ải Chi Lăng 4 Đố ai trên Bạch Đằng giang Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập giữa trời vang lên? (Là ai?) Ngô Quyền 5 Núi nào sánh với “công cha vời vợi”? Núi Thái Sơn 6 Cái gì nền đỏ Giữa có sao vàng Khắp nước Việt Nam Đâu đâu cũng có? Cờ Tổ quốc Sau khi triển khai các nội dung hoạt động, GV nhận xét sản phẩm trưng bày của từng nhóm và các hoạt động của nhóm, sau đó tổng kết, bế mạc buổi ngoại khóa. Các nhóm cùng rút kinh nghiệm, dọn dẹp, vệ sinh môi trường. 3. Kết luận HĐTN ngoài giờ học hỗ trợ cho HĐTN trong giờ học, tạo cơ hội để HS thể hiện năng lực và khẳng định mình. Muốn thực hiện tốt HĐTN ngoài giờ học, các thành viên phải biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết và xích lại gần nhau từ đó tạo được thói quen, tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong lớp. Tổ chức tốt HĐTN ngoài giờ học sẽ cuốn hút HS vào các hoạt động trong giờ học, điều chỉnh quá trình phát triển nhận thức, kĩ năng sống của HS, góp phần làm cho hoạt động trong giờ học đạt hiệu quả cao. HĐTN ngoài giờ học là con đường gắn lí thuyết với thực hành, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn xã hội, làm cho quá trình đào tạo của nhà trường gắn liền với thực tế góp phần thực hiện nguyên tắc giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [2]. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ học Tiếng Việt của HS lớp 4 thực chất là lồng ghép các HĐTN vào dạy học, qua đó củng cố và phát triển các năng lực cần thiết ở HS. (Xem tiếp trang 52) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 49-52 52 chức, mà nó còn là giá trị của cá nhân. Bởi không ai có thể thành công và chiến thắng nếu chỉ có một mình; tổ chức cũng không thể thành công nếu không có sự phối hợp làm việc nhịp nhàng giữa từng cá nhân và giữa các phòng ban với nhau. Trong quá trình làm việc nhóm đôi khi sẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều, những mâu thuẫn khiến nhóm dễ tan vỡ. Vì vậy, mỗi thành viên cần phải luyện cho mình những KN làm việc nhóm cần thiết để xây dựng nhóm hoàn thiện, gắn kết hơn trong bất kì hoàn cảnh nào. 2.2.6. Kĩ năng thuyết trình KN thuyết trình là KN tự tin thuyết trình trước đám đông và cũng là KN mềm mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần, trong đó ngành CNTT cũng không ngoại lệ. Làm việc trong lĩnh vực CNTT yêu cầu phải có khả năng thuyết trình tự tin trước đám đông. Để cải thiện KN thuyết trình, SV cần phải: - Thực hành thường xuyên: SV nên luyện tập nhiều lần cho phần trình bày của mình. SV có thể tận dụng mọi không gian để có thể luyện tập, một trong những cách giúp việc thực hành hiệu quả là hãy nói và ghi âm những gì mình nói, sau đó nghe lại, xác định nội dung cần điều chỉnh. - Chủ động thu hút và tương tác với người nghe. - Tham gia các chương trình, câu lạc bộ rèn luyện KN thuyết trình và nói trước công chúng. 2.2.7. Kĩ năng thực tế Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp luôn đề cao những ứng viên có kinh nghiệm thực tế, nhưng nhiều SV sau khi ra trường lại không đáp ứng được. Đa số SV cho rằng giỏi kiến thức trên sách vở là đủ và trông chờ vào doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn. Tuy nhiên, đặc thù của CNTT là không thể chỉ học lí thuyết, SV cần phải tăng cường thực hành, tích lũy kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình học tập. SV có thể tìm hiểu làm thêm một công việc phù hợp với ngành học hay sở thích; từ đó, SV sẽ dần dần trang bị cho mình những KN thực tế cho bản thân. Quan trọng hơn, kì thực tập thực tế của cuối khóa học là cơ hội tốt để SV có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế đúng chuyên ngành; do vậy, SV cần tích cực, chủ động trong quá trình thực tập. 3. Kết luận Cuộc CMCN 4.0 mang đến “sức bật kỉ lục” về nhu cầu nhân sự chất lượng cao cho nhóm ngành CNTT, cơ hội việc làm cho SV ngành CNTT ở nước ta là rất lớn. Tuy nhiên đi kèm đó là thách thức đòi hỏi lực lượng nhân sự chất lượng cao. Chính vì vậy, SV CNTT cần đề ra mục tiêu rõ ràng trong quá trình học và không ngừng trau dồi những KN cần thiết ngay từ bây giờ. SV phát huy tốt những KN trên sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu nhân sự trong cuộc CMCN 4.0. Tài liệu tham khảo [1] Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương Hồng (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1-3. [2] Huỳnh Ngọc Phiên - Trương Thị Lan Anh - Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017). Bí quyết thành công sinh viên. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [3] Lại Thế Luyện (2014). Kĩ năng tự học suốt đời. NXB Thời đại. [4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tạp chí Lí luận chính trị, số 5, tr 79-84. [5] Phan Xuân Dũng (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [6] Trần Thượng Tuấn - Nguyễn Minh Huy (2018). 8 kĩ năng mềm thiết yếu. NXB Lao động. [7] Andrew Roberts (2017). Cẩm nang học đại học - 75 lời khuyên để thành công. NXB Hồng Đức. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM... (Tiếp theo trang 32) Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Michael Michalko (2009). Đột phá sức sáng tạo. NXB Tri thức. [3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. [4] Bộ GD-ĐT (2016). Tiếng Việt 4, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Nguyễn Hữu Hợp - Nguyễn Dục Quang (1995). Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Lê Phương Nga (chủ biên, 2013) - Lê A - Đặng Kim Nga - Đỗ Xuân Thảo. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học I. NXB Đại học Sư phạm. [7] Lê Phương Nga (chủ biên - tái bản lần thứ 10, 2013). Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm. [8] Nguyễn Quốc Vượng (chủ biên, 2018). Hoạt động trải nghiệm (dành cho học sinh tiểu học, lớp 4, tập 2). NXB Đại học Sư phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06nguyen_thi_dung_tran_thi_thuy_uyen_2425_2148311.pdf
Tài liệu liên quan