Thi công phần ngầm

Tài liệu Thi công phần ngầm: phần III THi công a - Thi công phần ngầm I Đặc điểm và biện pháp thi công . Công tác thi công phần ngầm bao gồm các công việc chính sau: + Thi công cọc khoan nhồi + Thi công đào đất và đai cọc . + Thi công phần CT ngầm . Trên mặt bằng TC chia làm 2 phần chính: + Khu vực A ( khu cao tầng ) : Công trình hoàn thiện là cốt – 3,5m .Tại khu vực này phải thi công phần tầng ngầm .Biện pháp thi công sơ bộ lựa chọn là đóng cọc cừ thép bao quanh sau đó đào đất bên trong tường cừ đến độ sâu của đáy dài (- 5,0m so với mặt đất tự nhiên ) và thi công phần ngầm trong tường cừ . +Khu vực B (khu thấp tầng) .Cao trình hoàn thiện 0,00m . Trình tự thi công . + Thi công cọc khoan nhồi cho toàn bộ công trình + thi công cọc ép cho khu vực B + Đóng cọc cừ xung quanh khu vực A + Thi công đào đất cho khu A đếu cốt – 5,5m và cho khu B là-1.5m . + Thi công đài cọc, giằng móng . + Nhổ ván thép + Lấp đất II Tính khối lượng sơ bộ . Khu A: Thi công 56 cọc khoan nhồi đường kính D = 1m từ độ sâu ...

doc48 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thi công phần ngầm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần III THi công a - Thi công phần ngầm I Đặc điểm và biện pháp thi công . Công tác thi công phần ngầm bao gồm các công việc chính sau: + Thi công cọc khoan nhồi + Thi công đào đất và đai cọc . + Thi công phần CT ngầm . Trên mặt bằng TC chia làm 2 phần chính: + Khu vực A ( khu cao tầng ) : Công trình hoàn thiện là cốt – 3,5m .Tại khu vực này phải thi công phần tầng ngầm .Biện pháp thi công sơ bộ lựa chọn là đóng cọc cừ thép bao quanh sau đó đào đất bên trong tường cừ đến độ sâu của đáy dài (- 5,0m so với mặt đất tự nhiên ) và thi công phần ngầm trong tường cừ . +Khu vực B (khu thấp tầng) .Cao trình hoàn thiện 0,00m . Trình tự thi công . + Thi công cọc khoan nhồi cho toàn bộ công trình + thi công cọc ép cho khu vực B + Đóng cọc cừ xung quanh khu vực A + Thi công đào đất cho khu A đếu cốt – 5,5m và cho khu B là-1.5m . + Thi công đài cọc, giằng móng . + Nhổ ván thép + Lấp đất II Tính khối lượng sơ bộ . Khu A: Thi công 56 cọc khoan nhồi đường kính D = 1m từ độ sâu - 40m đến độ sâu đáy đài cốt –5,5m ,6 cọc khoan nhồi đường kính D = 0,8 m đến độ sâu đáy đài cốt - 4,7m . Giằng móng dài trung bình 5 m đặt đáy tại cao trình - 4,5m . Thi công 20 đài móng kích thước 4 x2 x2m . 6 đài móng kích thước 1,2 x1,2 x1,2m 1 đài móng kích thước12 x 4,8 x 2 m 1 đài móng kích thước 12 x4 x2 m - Khu B :Thi công 104 cọc ép có tiết diện 300 x300 từ cốt đáy dài -1,5 m đến độ sâu 21m . Thi công 26 đài móng kích thước 2,0x 1,6 x 1,2 m III Thi công cọc khoan nhồi 1) Lựa chọn công nghệ tạo lỗ và thiết bị khoan Lựa chọn công nghệ tạo lỗ: Hiện nay tại Việt Nam có 3 phương pháp khoan tạo lỗ +Phương pháp phản tuần hoàn +Phương pháp dùng ống vách +Phương pháp dùng đầu đào đất (khoan bằng guồng xoắn) . * Ta sẽ phân tích từng phương pháp để lựa chọn + Công nghệ dùng ống vách (All casing ): ống vách thường dùng là ống kim loại dày 9 - 25 mm có chân xén bằng hợp kim cứng .Hạ ống vách bằng cách xoay, lắc rung .Sau đó dùng gầu ngoạm kiểu búa để lấy lượng đất đá phía trong ống vách . ống vách thường được dùng trong trường hợp thi công nơi có nước mặt hoặc lỗ khoan cọc xuyên qua các tầng đất sét nhão, cát cuội sỏi dễ gây biến dạng mạnh về phía trong lỗ (cát sỏi có cấu trúc rời rạc) hoặc tại vùng đất có nhiều hang động . Ưu điểm của phương pháp này là: không cần dùng dung dịch bentonite hoặc dung dịch khác giữ thành, công trường sạch, chất lượng cọc đảm bảo . Nhược điểm : khó làm được cọc sâu do hạ ống vách xuống sâu rất khó khăn, máy thi công cồng kềnh, khi làm việc gây chấn động lớn . + Công nghệ khoan phản tuần hoàn : (Reverse Ciculatian Dvill) Công nghệ này dùng guồng xoắn để đào đất đá tạo thành các mảnh nhỏ .Các mảnh này sẽ được trộn với dung dịch giữ thành rồi rút lên bằng cần khoan .Cách làm này đem lại giá trị kinh tế cao. Dung dịch bentonite còn dùng để giữ thành hố khoan . Ưu điểm : Giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản Hiệu quả kinnh tế cao Nhược điểm: - Khoan chậm - Quá trình khoan cần nhiều nước, mặt bằng công trường bẩn . - Cần diện tích rộng để bố trí thiết bị lọc,lắng . - Khi gặp các lớp đất rời, hạt to, cát hạt thô, sỏi cuội thường khó có khả năng giữ cho vách khoan và cột nước ổn định do vậy chất lượng cọc khó đảm bảo . Độ tin cậy không cao . + Khoan lỗ bằng đầu khoan(earth drill) Công nghệ này dùng gầu khoan cắt đất hoặc dùng chân vít ruột gà lấy vít lên (thường dùng gầu khoan ) .Cầu gầu thường dùng 3 đoạn dạng antena truyền được chuyển động xoay từ máy đào xuống gầu .Vách khoan thường được giữ ổn định bằng dung dịch bentonite .Trong công nghệ này ta có thể kết hợp sử dụng nhiều loại địa chất riêng rẽ do vậy năng suất cao Ưu điểm: Thi công nhanh, việc kiểm tra nền đất thuận tiện ,rõ ràng . Đảm bảo vệ sinh môi trường ít ảnh hưởng đến công trình lân cận Nhược điểm: Thiết bị chuyên dùng, giá cao Quy trình công nghệ chặt chẽ, cán bộ và công nhân phải lành nghề và kỹ thuật cao . Do mũi khoan kiểu xén và cắt nên thường bị mòn hoặc sứt mẻ do vậy chi phi cho khoan cọc lớn . * Qua phân tích ta thấy Với công trình do được xây dựng trong thành phố do vậy để có mặt bằng thật rộng rãi để áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn dung dịch là khó khăn .Mặt khác do ta phải khoan qua lớp cát hạt thô nên việc giữ thành cho hố khoan là rất khó, tính tin cậy của cọc không cao .Với phương pháp dùng ống vách ta cũng khó áp dụng được do yêu cầu thiết kế cọc đặt đáy tại độ sâu lớn ( 40m ) do vậy hạ ống vách rất khó khăn .Ngoài ra do công trình được xây dựng tại khu dân cư đông nên ta không thể tạo ra chấn động khi xây dựng .Vậy quyết định dùng khoan bằng gầu trong dung dịch bentonite . Lựa chọn máy khoan : Sử dụng máy khoan cọc nhồi KH-100 của hãng HITACHI với các thông sỗ kỹ thuật như sau Chiều dài giá :19(m) Đường kính lỗ khoan : 600-1500 (mm) Chiều sâu khoan : 43 (m) Tốc độ quay của máy:24-12(vòng / phút) Mô men quay: 40-51 (kn.m) Trọng lượng máy: 36,8 (t) áp lực lên đất : 0,077(MPA) .Công nghệ thi công cọc khoan nhồi Các bước công nghệ gồm: + Chuẩn bị + Lắp đặt thiết bị thi công + Khoan tạo lỗ + Sử lý cặn lắng + Hạ cốt thép + Đổ bê tông + Rút ống vách Công tác chuẩn bị : + Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, tài liệu địa chất công trình các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc khoan nhồi . + Lập phương án kế hoạch thi công hợp lý, lựa chọn thiết bị thi công + Lập phương án tổ chức thi công, cân đối giữa tiến độ, nhân lực và giải phóng mặt bằng + Nghiên cứu thiết kế mặt bằng thi công + Biện pháp đối với tiếng ồn và chấn động khi thi công: Công trình thi côngtrong thành phố nên biện pháp giảm bớt tiếng ồn và chấn động là rất quan trọng .ta có thể sử dụng một số biện pháp sau -với các động cơ nổ sử dụng các chụp hút âm ở chỗ cửa mở phía trước bệ thao tác và chỗ cửa mở của bộ toả nhiệt phíasau. - với các tiếng ồn phát ra khi hạ ống vách thì dùng loại búa có tiếng ồn và chấn động nhẹ(nếu hạ bằng búa), cố gắng tránh thi côngvào ban đêm. -với các tiếng ồn gây ra khi đổ bê tông và khi xe chuyển trộn bê tông phải chờ đợi thì nên đổ bê tông vào ban ngày ,bãi chờ của xe chuyển trộn bê tông phải ở xa khu vực đông dân cư. + Xử lý các vật kiến trúc ngầm: Khi điều tra hiện trường cho công nhân đào hố thăm dò sâu khoảng 1,5m (hoặc sâu hơn nếu cần ) sau đó dùng thuốn (thanh sắt 16mm) để thuốn sâu xuống xác định công trình ngầm .ngoài ra có thể dùng biện pháp điện thám trên mặt đất để thăm dò thêm ,hoặc căn cứ vào các biểu hiện nổi trên mặt đất như cửa kiểm tra ,bu lông ,cửa van.cách sử lý các công trình ngầm này có thể là bảo quản ,xây lại hoặc dỡ bỏ …và phải căn cứ từng điều kiện cụ thể mà có các biện pháp xử lý hợp lý . với các công trình ngầm không thể di chuyển thì phải thay đổi vị trí cọc hoặc sửa đổi thiết kế + Các biện pháp cấp thoát nước và cấp điện thi công Khi khoan tạo lỗ có sử dụng dung dịch giữ thành Bentônit ,để cấp nước cho việc trộn Bentônit ,nước rửa ống dẫn bê tông ,ống chống ta dùng ống nước f50(lưu lượng khoảng 0,12m3/ph) tuỳ công trường mà phải chuẩn bị sẵn 1 téc chứa nước chừng 10m3. +Chuẩn bị ống dẫn cho việc đổ bê tông dưới nước dùng loại ống chống phía trên có độ dài 6m,số lượng là 4 cái ( cho 2 máy ),độ dày là 16mm +Dung dịch bentonite: Dung dịch bentonite ảnh hưởng rất lớn chất lượng cọc trong phương pháp thi công trong dung dịch bentonite Mục đích của việc sử dụng bentonite là - Hình thành lớp màng dày 2-4 mm bọc quanh vách lỗ khoan giữ cho vách khoan cọc được ổn định không bị sạt lở . - Dung dịch bentonite là dịch thể có tỷ trọng cao và ở trạng thái sệt nên lực đẩy nổi làm cho mạt khoan và cát đá không lắng chìm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử lý lắng cặn . Để đạt được mục đích trên yêu cầu dung dịch bentonite phải phù hợp điều kiện địa chất và điều kiện thi công đồng thời phải duy trì được dúng tính chất trong quá trình thi công . Các loại dung dịch bentonite có trên thị trường _ Dung dịch bentonite dầu khí do pêtro- việt Nam sản xuất _Bentonite Đống đa do Thái Hà sản xuất _Bentonite GTC4 do Pháp sản xuất _Bentonite dầu khí do VOLCLAY _American sản xuất Do Betonite Việt Nam sản xuất có độ nhớt kém,độ tách nước lớn nên chất lượng chưa đảm bảo đặc biệt khi phải khoan qua tầng cát hạt thô dễ làm sập thành .Ta chọn bentonnite của Pháp sản xuất thuy giá thành cao hơn nhưng sau khi lọc cát vẫn sử dụng lại được do vậy hiêụ quả kỹ thuật cao . *Các đặc tính kỹ thuật yêu cầu: -Độ ẩm 9-10% -Độ trương nở 14-16% -Khối lượng riêng 2 .1 -Độ PH kéo với t% 9 .8-10 .5 -Gíơi hạn lỏng Aureberg >400-450 -CHỉ số dẻo 350-400 -Độ lọt sàng cỡ 100 98-90% -Tồn trên sàng cỡ 74 32-8 .5% *Các thông số chủ yếu của dung dịch Bentonite được khống chế -Hàm lượng cát<5% -Dung trọng 1 .01-1 .1 -Độ nhớt 32-40 seg -Độ PH 9 .5-11 .7 -Nước sử dụng phải là nước sạch -Chất bổ xung điều chỉnh PH là NaHCO3 *Quy trình trộn Bentonite -Đổ 80%lượng nước theo tính toán vào thùng trộn -Đổ từ từ lượng Bennite theo thiết kế . -Trộn đều từ 15-20 phút -Đổ từ lượng phụ gia nếu có -Trộn tiếp 15-20 phút -Đổ tiếp 20% nước còn lại -Trộn đều 10 phút -Chuyển dung dich Bentonite sang thùng chứa . Vữa sét ngày nay được trộn trong các trạm hiện đại với nhãn hiệu khác nhau của các hãng sản xuất .Ta có thể dùng trạm trộn vữa sét KMp(a)-Pm1800-9 có năng suất 80m3/h trọng lượng 8T của hãng koken đang có trên thị trường . Ngoài ra cốt thép ,bê tông thương phẩm cũng phải được kiểm tra chuẩn bị chu đáo . b ) Công tác lắp đặt thiết bị thi công -Xử lý mặt đất để lắp đặt máy khoan : vì chất đất ở chỗ đặt máy khoan hơi yếu nên ta dùng một số biện pháp sau dùng xe ủi vừa san phẳng vừa nén chặt đệm bằng lớp cát,sỏi lát bằng gỗ ván ,tà vẹt,thép … -Định vị vị trí tim cọc Căn cứ vào bản đồ định vị công thình do văn phòng kiến trúc sư hoặc cơ quan tương đương cấp, lập mốc giới cọc tìm, các mốc giới này phải được kiểm tra chính xác . Từ mặt bằng định vị móng cọc của nhà thiết kề lập hệ thống địng vị và lưới khống chế cho công thức theo toạ độ X,Y các bước này được chuyển nơi hoặc cố định và công trình bên cạnh hoặc lập thành các mốc này được rào chắn, bảo vệ chu đáo và luôn được kiểm tra lún, lệch .... Lỗ khoan và tim cọc được định vị trứơc khi hạ ống chống được gửi ra 2mốc kiểm tra vuông góc với nhau và cùng cách tim cọc khoảng bằng nhau . -Định vị máy làm cọc: khi thiết bị đã ở trạng thái khoan thì di động máy khoancho đầu côn nhằm trúng với tim cọc đã định.trong công trường có rất nhiều máy móc hạng nặng cùng làm việc,để tránh sai lệch vị trí cọc thì khi xác định vị trí cọc xong phải chôn mốc tim cọc cho chắc và bảo quản cẩn thận . -Xử lý bùn thải,đất thừa : chobùn (gồm có đất thừa khi khoan lỗ dung dịch giữ thành đã hết tác dụng hoặc thừa) tách nước ngay tại hiện trường thi công .nước sau khi đã xử lý cho thoát ra sông ,mương thoát nước ,bùn khô cho lấp chỗ trong hiện trường còn lại dùng xe ben để làm phương tiện vận chuyển đến nơi đổ. c) khoan tạo lỗ: + hạ ống vách : ống vách hay còn gọi là ống chống là 1 ống thép có đường kính lớn hơn đường kính gầu khoan khoảng 10cm(4-16cm) độ dày 9-25mm .Do ống chống là tạm nên ta chọn loại dài 6m dày16mm .Đặt nhô lên khỏi mặt đất 0,6m ống vách có nhiệm vụ -Định vị và dẫu hướng cho mắt khoan -Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan đảm bảo không bị sập thành phía thên hố khoan -ống vách bảo vệ hố khoan để không bị sói đá và thiết bị rơi xuống hố khoan -Ngoài ra ống vách còn có thể làm sâu đỡ tạm và thoa tác cho việc lắp tạm cốt thép,lắp dựng vào tháo dỡ ống đổ bê tông ... ống vách được thu hồi sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong Phương pháp hạ ống ống vách Hiện nay có nhiều phương pháp để hạ ống vách :Phương pháp vùng thường hạ ống vách rất nhanh (đoạn ống 6m thường mất 8-12phút) .Tuy nhiên phương pháp này thường gây ra hiện tượng chấn động khá mạnh nên ta không dùng được .Phương pháp ép tuy hạn chế rung,chấn động nhưng phải sử dụng thiết bị khá cồng kềnh nếu với một công trường trong thành phố khó có thể sử dụng được (khó di chuyển ,khó bố trí mặt bằng )Vậy ta quyết định sử dụng phương pháp : Dùng chính máy khoan gầu có lắp thêm đai cắt để mở rộng hố khoan khoan đến độ sâu cần thiết sau đó sử dụng cầu trục đưa ống vách xuống hố khoan, dùng cầu Kelly- Bar gỗ nhẹ để vách ổn định hơn , điều chỉnh độ thẳng đứng và vị trí chính xác sau đó chèn chặt bằng đất sét và nêm tránh cho ống vách bị dịch chuyển . + Khoan tạo lỗ: -Do dung dịch Bentonite có tầm quan trọng đặc biệt với chất lượng lỗ khoan nên trước khi khoan phải kiểm tra dung dịch -Kiểm tra các thiết bị khoan: cần Kelly bar ,dây gấp ,cẩu, đầuvăng phá ...sao cho khi khoan đượu liên tục -Điều chỉnh độ nằm ngang của máy khoan và độ thẳng đứng của cầu khoan, xác định toạ độ của gầu khoan trên bàn điều khiển của máy khoan đầu các điểm đo thủ chuẩn vào gần máy -Cầu khoan (Kelly Bar)có cấu tạo dạng Antena gồm 3 ống lồng vào nhau và truyền được chuyển động xoay , ống trong cùng gắn với gầu khoan, có tốc độ quay 20-30 vòng /1 phút (tốc độ quay được điều chỉnh phù hợp với địa chất khi khoan ) công suất của máy khoan khoảng 8-15m3/h tuỳ thuộc vào địa tầng .Khi gầu khoan đầy đất gầu sẽ được kéo lên từ từ với tốc độ khoảng 0,5m/s tốc độ này đảm bảo không gây ra hiệu ứng pittông làm sập thành hố khoan . -Khi khoan quá chiều sâu ống vách thành hố khoan sẽ do lớp vỏ Bentonite giữ do vậy phải cung cấp đủ dung dịch Bentonite tạo thành áp lực đủ giữ thành hố không sập Cao trình Benonite thường là cao trên mức sử dụng ngầm 1-2cm hoặc giữ cho cao trình dung dịch cách mặt trên ống vách 1m -Khi khoan chiều sâu hố khoan có thể có thể ước tính được qua cuộn cáp hoặc chiều dài cầu khoan .Ngoài ra để xác định chính xác dùng quả rọi thép đường kính 5cm buộc vào đầu thước dây thả xuống máy và kiểm tra :phải đảm bảo cọc nghiêng không qúa 1% -Khi khoan qua các tầng địa chất khác nhau nếu gặp dị vật phải kết hợp các dụng cụ xử lý kịp thời -Khi khoan các lớp cát dùng gầu thùng -Khi khoan lớp sét (lớp Q,T)nên dùng đầu khoan guồng xoắn vuốt gà ,lấy đất bằng cách guồng xoắn . -Khi khoan gặp đá to nhỏ nên dùng gầu ngoạm bốc lên . -Khi gặp thân cây trầm tích cổ lên dùng gầu xoắn vuốt gà xuyên qua -Khi khoan lên chuẩn bị hai loại dung dịch Bentonite và chuẩn bị lượng nước dung dịch để phòng sự cố xảy ra . Xác nhận độ sâu hố khoan Trong thực tế do phải căn cứ vào một vài mũi khoan khảo sát để giả thiết và tính toán độ sâu trung bình cần thiết của các cọc nhồi .Trong thực tế có thể sai khác , không đồng đều bằng phẳng giữa các mũi khoan nên ta phải xem xét điều chỉnh nếu cần . Khi thiết kế quy trình địa tầng đặt đáy cọc và khoan đáy cọc phải ngầm và địa tầng đặt cọc 1m(1lần đường kính cọc) để xác định chính xác điểm dừng khi khoan mẫu từng địa tầng và phần cuối cùng lấy mẫu cho từng gầu khoan .Người quan sát phải ghi chép đầy đủ xác nhận đã đạt chiều sâu yêu cầu với cho dừng khoan sử dụng gầu vét sạch đất đá nơi trong đáy hố . xử lý cặn lắng: Có hai loại cặn lắng: -loại1(chủ yếu) có đường kính to tạo ra trong quá trình làm lỗ gồm đất, cát không kịp đưa nên,sau khi làm lỗ thì lắng xuống đáy lỗ -loại 2 là những hạt rất nhỏ nổi trong nước tuần hoàn hoặc nước trong lỗ sau khi làm lỗ xong một thời gian sẽ lắng dần xuống đáy lỗ Do đó biện pháp xử lý cặn lắng gồm hai bước sau Bước1:xử lý cặn lắng có hạt thô sau khi làm lỗ đến độ sâu thiết kế (40m) không nâng thiết bị làm lỗ nên ngay mà để một thời gian rồi dùng côn để lấy cặn lắng nên Bước 2: xử lý cặn lắng có hạt siêu nhỏ trước khi đổ bê tông sẽ trình bày trong phần đổ bê tông e) Hạ cốt thép Cốt thép được gia công ngay tại hiện trường để tránh vận chuyển ,sau đó xếp thành đống(tối đa 2tầng) chú ý vị trí đặt cốt thép phải khô giáo thoát nước mặt dễ dàng tránh để bùn dính vào cốt thép ảnh hưởng đến lực dính với bê tông sau này .khi không đủ mặt bằng phải gia công ở nơi khác phải chú ý trong quá trình vận chuyển không để khung thép bị biến dạng (bằng các biện pháp gia cường ) Gia công đầu dưới của khung cốt thép : trong phương pháp khoan lỗ bằng guồng xoắn nếu khi lắp dựng mà cốt chủ lòi thì dễ bị biến dạng (uốn cong ra ngoài thì vavào thành hố).Do đó cần hàn thật chặt cốt đai và cốt dựng khung vào phần đầu của khung cốt thép ,như vậy khi cắm khung cốt thép xuống đáy lỗ sẽ đề phòng được cốt dựng khung cắmvào trong nền đât chõ đầu cọc . Phòng ngừa khung cốt thép bị biến dạng trong quá trình vận chuyển vầ lắp ghép: dùng cần cẩu nhấc lồng thép bằng ít nhất 2điểm treo (nên lấy 3 điểm) ,buộc chặt cốt dựng khung vào cốt chủ ,cho dầm chống vào trong khung để gia cố Nối tiếp khung cốt thép :lợi dụng cốt dựng khung ở phần trên của khung cốt thép đã thả trước vào trong lỗ để tạm thời cố định khung cốt thép vào phần trên của ống chống .dùng cần cẩu để cẩu đoạn cốt thép trên rồi tiến hành buộc(nối chồng) điều quan trọng nhất là phải đối chiếu cho thẳng cốt chủ ở hai đoạn khung trên và khung dưới (dùng dọi 4 phía) Lớp bảo vệ của khung cốt thép :để đảm bảo lớp bảovệ ta gắn ở mặt ngoài của cốt thép chủ một dụng cụ định vị cốt thép – làm bằng thép dẹt có bề rộng khoảng 5cm ,dài 40-50cm trên cùng một mặt cắt đặt 4-6 cái,theo chiều cao cách nhau 5m. Hạ cốt thép phải từ từ giữ cho cốt thép thẳng đứng và tránh va chạm lồng thép vào thành hố đào làm sập thành hố gây khó khăn cho việc thổi rửa lòng hố khoan . Sau khi lắp hạ xong phải kiểm tra độ cao đầu cốt thép .( cốt thép ở khá sâu với móng M1,M2 )Nên ta dùng biện pháp : trước khi hạ đo chính xác độ dài một thanh thép chủ sau đó buộc dây thép vào đầu thanh thép này .Sau khi hạ xong qua sợi dây thép ta có thể biết được độ sâu lồng thép .Do việc điều chỉnh khung thép sau khi đã hạ là rất khó khăn (Nếu cao hơn không đuợc đẩy xuống )nên khi thi công cầu cần hết sức cẩn thận và đúng kỹ thuật f) Đổ bê tông : ống đổ bê tông làm bằng thép có đường kính 25cm-30cm được làm thành từng đoạn dài 3m và một số đoạn dài 2m; 1,5m; 1m; 0,5m để có thể lắp ráp tổ hợp tuỳ theo chiều sâu của hố khoan . Hiện tại có 2 cơ chế nối ống ; nối bằng ven và nối bằng cáp .Ta chọn biện pháp nối bằng cáp do biên pháp này có ưu điểm là nhanh và thuận tiện hơn .Chỗ nối có giăng cao su để ngăn dung dịch bentonite thâm nhập vào ống đổ và được bôi mỡ để cho việc tháo lắp được dễ dàng ống đổ bê tông được tháo lắp dầu từng ống từ dưới lên trên .Để có thể lắp ống đổ bê tông người ta sử dụng 1 hệ thống giá đỡ đặc biệt có cấu tạo như cái thang thép đặt qua miệng ống vách trên thang có 2 nửa vành khuyên có bản lề .Khi 2 nửa vành khuyên này sập xuống tạo thành hình tròn ôm khít lấy thâu ống đổ bê tông được treo vào miệng ống vách qua giá đặc biệt này . Đáy ống đổ bê tông đặt cách hố khoan 20cm để tránh bị tắc ống do đất đá dưới hố khoan còn sót lại . Xử lí cặn lắng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông (bước2- sử lý các hạt siêu nhỏ ) Sử dụng phương pháp rút cặn bằng không khí đẩy nước trong ống dẫn bình thường ( hoặc bằng phương pháp phản tuần hoàn bơm hút) .đem ống khí ở đầu có kèm một ống dài trên 1m cắm vào trong ống dẫn,nó được tạo thành bởi một bộ phận có thể phun khí từ đáy ống , một vòi phun không khí ở bên cạnh ống dẫn và ống dẫn khí ở vành ngoài.đáy ống hoặc miệng phun phải cắm sâu vào nước từ 10m trở nên (càng sâu hiệu quả càng cao) cự ly từ ống khí đến đáy ống dẫn tối thiểu khoảng 2m( đây chính là phương pháp đẩy cặn nên bằng luồng không khí nén tạo thành lực đẩy lên trong ống dẫn). ngoài ra còn có một số phương pháp khác như phương pháp trộn vữa, phương pháp làm sạch cặn JC , phương pháp phun (nhật bản). - Đổ bê tông : Về nguyên tắc ,công trình bê tông làm cọc khoan nhồi phải tuân theo các qui định về đổ bê tông dưới nước .công nghệ này thường dùng ống dẫn ,cho nên tỉ lệ trộn bê tông cũng phải phù hợp với các qui định hữu quan về việc đổ bê tông bằng ống dẫn.Tỉ lệ cấp phối phù hợp tức là bê tông phải có đủ độ dẻo ,độ dính thông thường độ sụt từ 13-18cm tỉ lệ cát khoảng 45% ,xi măng trên 370kg/m3 ,tỉ lệ nước xi măng nhỏ hơn 50%. Sau khi kết thúc làm sạch đáy hố khoan cần tiến hành đổ bê tông ngay vì để lâu bùn cát sẽ tiếp tục lắng xuống ảnh hưởng đến chất lượng cọc do vậy công việc chuẩn bị bê tông, máy bơm, cần cẩu, phễu đổ phải hết sức nhịp nhàng .Bê tông đổ cọc nhồi có thể đổ qua phẽu hoặc qua máy bơm .Chọn hình thức đổ qua phẽu trực tiếp từ xe ô tô . Hình thức ống dẫn đổ bê tông có hai loại: Loại đậy đáy : có 1 nắp tại đáy ống dẫn sau đó từ từ cho ống dẫn chìm xuống, đổ bê tông vào ống dẫn không có nước nhấc ống dẫn lên nắp tại đáy sẽ rơi ra và lưu lại tại đáy lỗ . Loại van trượt: Ta đưa ống dẫn hở xuống cách đáy lỗ 10-20cm trước khi đổ, đặt một cái nút ( van trượt) vào trong ống để ngăn cách bê tông và dung dịch bentonite .Đổ bê tông vào ống dẫn nhờ trọng lượng bản thân mà van trượt xuống rồi rơi ra ngoài nổi lên và được thu hồi . Do mực nước ngầm khá cao ( cốt -8,0m) nên việc đổ bằng nắp đậy đáy hầu như không thực hiện được do lực đẩy nổi sẽ làm ống dẫn bật lên .Do đó ta chọn dùng phương pháp van trượt . Trong quá trình đổ bê tông ống đổ sẽ được nút dần lên bằng cách cắt dần từng đoạn ống sao cho ống luôn luôn ngập trong vữa bê tông tối thiêủ 2m .Công việc này phải được theo dõi sát sao vì nếu sai sót thì cọc bê tông sẽ bị hỏng đứt doạn .Quá trình đổ phải liên tục nên khống chế thời gian đổ,tốc độ đổ khoảng 0,6m3/ph là vừa .Vì mẻ bê tông tông đầu tiên bị đẩy nổi lên trên cùng nên mẻ bê tông tông này nên cho phụ gia kéo dài dính kết để đảm bảo nó không bị dính kết trước khi kết thúc hoàn toàn công việc đổ . Trong quá trình đổ phải luôn luôn đo độ cao mức bê tông đồng thời tính toán lượng bê tông tông đã đổ xuống để đánh giá mức độ sai lệch của thể tích lỗ khoan .Qua đó điều chỉnh xử lý . Để kết thúc quá trình đổ bê tông phải xác định được cao trình cuối cùng của bê tông tông, phải tính toán và xác định được cao trình thực của bê tông chất lượng tốt và phần trên của bê tông tông thường lẫn với đất .Phải tính toán việc khi rút ống vách bê tông tông bị tụt xuống do đường kính hố khoan lớn hơn đường kính ống vách . g) Rút ống vách Trong công đoạn cuối cùng này, các giá đỡ,sâu công tác treo cốt thép vào ống vách đều được tháo dỡ, ống vách được kéo lên từ từ bằng cần cẩu .Phải kéo thẳng đứng để tránh xê dịch trên đầu cọc .Nên gắn 1 thiết bị rung vào ông vách để rút lên được rễ ràng và không gây liên thắt cổ cọc nơi kết thúc ống vách . Sau khi rút ống vách phải lấp cát vào mặt hố cọc, tạo hàng rào bảo vệ tạm .Không được phép rung động trong vùng hoặc khoan l cọc khác trong vào 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê tông. h) Kiểm tra chất lượng cọc Chất lượng chế tạo cọc khoan nhồi được kiểm tra theo nội dung chủ yếu , chất lượng khoan tạo lỗ, dung dịch bentônite, chất lượng trộn đổ bê tông và chất lượng cọc sau khi đã hoàn thành . + Kiểm tra chất lượng hố khoan: Ngoài kiểm tra vị trí tim cọc còn phải kiểm tra các đặc trưng hình học của lỗ khoan thực tế như đường kính độ nghiêng chiều sâu .Độ nghiêng của lỗ khoan đượckiểm tra bằng khuynh kế là một thiết bị chuyên dụng .Kích thước thục của lỗ khoan còn có thể kiểm tra qua so sánh khối lượng bê tông tông thực tế ở các mức khác nhau, nếu mức bê tông tông thấp hơn lý thuyết giữa 2 lần đo chứng tỏ vách lỗ khoan đoạn đó bị sạt lở . + Dung dịch bentônite: Nhằm đảo bảo cho thành hố khoan không bị sập trong quá trình khoan cũng như khi đổ bê tông và để kiểm tra việc thổi rửa đáy hố khoan trước khi đổ bê tông .các thông số được khống chế như sau: hàm lượng cát < 5% dung trọng 1,01-1,15 độ PH 9,5-12 + Kiểm tra chất lượng bê tông: Trước khi trộn cần kiểm tra cốt liệu sau khi trộn cần kiểm tra bê tông đạt các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra như: độ sụt >15cm (cho từng xe đổ ) cường độ sau 28 ngày >200kg/cm2 khối lượng bê tông đã đổ trong lỗ cọc + Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công Hiện nay có rất nhiều phương pháp thử kiểm tra chất lượng cọc sau khi đúc . Kiểm tra đánh giá gián tiếp chất lượng bê tông cọc bằng các mẻ bê tông .Tuy nhiên kết quả chỉ dùng để tham khảo do chất lượng bê tông trong cọc không hoàn toàn giống chất lượng tại mẫu đúc vì điêù kiện đúc (đổ, đầm) điều kiện đông cứng là khác nhau . Kiểm tra bằng các phương pháp không phá hoại Các phương pháp kiểm tra không phá hoại bao gồm nén tĩnh ,phương pháp siêu âm, phương pháp phóng xạ… và các phương pháp động như; phương pháp hiệu ứng điện thuỷ lực, phương pháp sóng ứng suất nhỏ và phương pháp hiệu suất biến dạng lớn . Phương pháp nén tĩnh là phương pháp có độ tin cậy cao nhất .Tuy nhiên chi phí thực hiện rất cao .Thời gian thực hiện dài từ 3-7 ngày /cọc . sử dụng neo (giá thành rất cao)hoặc chất tải bằng các quả nặng.Do công tác chuẩn bị phức tạp như vậy nên số lượng cọc thí nghiệm trên hiện trường rất hạn chế . các phương pháp phóng xạ, hiệu ứng thuỷ lực hiện tại chỉ có viện khoa học công nghệ xây dựng và khoa học hạt nhân có thiết bị kiểm tra do đó khó thực hiện được .Ngoài ra các phương pháp này là khá mới ở việt nam nên mức độ đánh giá được chính xác chưa cao, độ tin cậy chưa cao .Phương pháp sóng ứng suất cần phải có các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá .Mặt khác, mức độ chính xác của mô hình chưa thể kết luận được .Do vậy lựa chọn phương pháp siêu âm để kiểm tra .Đây là phương pháp khá quen thuộc do vậy các cán bộ kỹ thuật thực hiện có nhiều kinh nghiệm .Mức độ tin cậy của phương pháp rất cao do có thể đo được suốt chiều dài cọc với số lỗ đặt trước tuỳ ý . Cách tiến hành +Cọc thí nghiệm: Cứ 10 cọc chọn 1 cọc để đặt ống thí nghiệm các cọc được chọn ngẫu nhiên .Trên 1 cọc đặt 3 lỗ kiểm tra công trình có 62 cọc khoan nhồi .Vậy chọn 7 cọc thí nghiệm Phương pháp tiến hành +Đầu phát và đầu thu nối với máy trung tâm được khả đều xuống lỗ đã được đặt trước trong thân cọc .Sóng siêu âm được phát ra qua đầu phát và được thu lại tại đầu thu sẽ truyền về máy trung tâm .Tín hiệu được chuỷên thành dạng sốvào trong máy.Bất cứ thay đổi nào cực tín hiệu nhận được như yếu đi hoặc chậm lại sẽ được máy phân tích và chỉ ra khuyết tật của bê tông tông như vỡ, cường độ giảm do xi măng bị rửa trôi, rạn nứt, có vật lạ . quy trình thực hiện +Các ống dẫn (bằng nhựa hoặc bằng thép ) có đường kính 60 được đặt cùng cốt thép trước khi đổ bê tông tông .Lòng ống trơn không tắc, có độ thẳng cho phép đầu thu phát di chuyển dễ dàng . +Đầu phát đầu thu nối với máy chính thả đều vào lỗ .Sóng siêu âm sẽ ghi lại và xử lí .Sau khi kết thúc ở hai lỗ đầu, đầu đo chuyển xang lỗ thứ 3 trong khi đầu phát chuyển vào lỗ thứ 2cứ như vậy một cọc sẽ được đo 3 lần. IV) tổ chức thi công cọc khoan nhồi 1) Xác định các thông số thi công cho một cọc a, Trước khi thi công phải chuẩn bị mặt bằng thi công Dọn các chướng ngại vật Lát các tấm thép di chuyển máy khoan cọc bố trí hệ thống thoát nước Làm các công trình tạm Xác định lưới định vị b, tính thời gian thi công cho 1cọc lắp mũi khoa, di chuyển máy 20 phút Thời gian hạ vánh .ta đào mồi 6m hết 30 phút, sau đó đặt ống vách và điều chỉnh hết 20 phút . Sau khi đặt ống vách ta tiếp tục khoan sâu đến độ sâu 40m .Năng suất khoan 10 phút/1m thời gian khan là (40-6).10=340 phút - Thể tích đất đào vd = (40-6) . = 34 . = 26,69m3 Thời gian hạ lồng thép; Dùng móc phụ của cần khoán hoại dùng cần cẩu thả cốt thép xuống điều chỉnh và cố định lồng thep 30 phút . thời gian thổi rửa; xử lí lắng cặn gồm 2 bước: bước 1 sau khi khoan xong và bước 2 trước khi đổ bê tông tông . Bước1 lấy 15 phút Bước 2 lấy 30 phút Thời gian đổ bê tông tông tốc độ đổ 0,6m3 /1 phút Thể tích cọc: ( 40-4) . = 28,26m3 Do đường kính thực tế lớn hơn đường kính cọc do vậy dự trù lượng tăng thêm 10% Thể tích bê tông tông cần đổ là 28,26 .1,1 = 31,08m3 Vậy thời gian đổ bê tông tông là 0,6.31,08=19phút .Lấy 60 phút do còn tính cả thời gian cắt ống dẫn Vậy tổng thời gian đổ 1 cọc là 20+30+20+340+60+(20+30)+60 = 580 phút Dự trù để hoàn thành 1 cọc khoan nhồi hết 10 giờ Vì công trình có số lượng cọc lớn (62) nên ta chọn biện pháp Dùng 2máy làm đồng thời (1ca- do công trình thi công trong thành phố) 2 ) Xác định lượng vật liệu làm cọc + Thể tích bê tông tông 1cọc : Cọc D = 1000 (dài 36m) V = 28,26 m3 Cọc D = 800 (dài 37m) V = 18,5m3 + Lượng cốt thép cho cọc gồm 1 cọc D = 1000mm thì 2lồng thép dài 7 m có1625 làm cốt chủ đai10a200 1 cọc D = 800mm thì 2lồng thép dài 7 m có1225 làm cốt chủ đai xoắn10a200 + Lượng đất khoan cho 1 cọc : Cọc D = 1000 ịVd = 40 . = 31,4m3 Cọc D = 800 =>Vd = 40 . = 20,09m3 + Lượng bentonite dùng cho 1cọc : dùng 50 kg/m3 ịVđ = 31,4 .50 = 1570kg Cọc D=1000 có Vbentônite=31,4.50=1570kg Cọc D=800 có Vbentônite=20,09.50=1004kg 3, Xác định máy và nhân công dùng thi công cọc a, Qua đường kính lỗ khoan và chiều sâu khoan ta chọn máy khoan HITACHI KH_100 có các thông số kỹ thuật sau : - Chiều dài giá (m) 19m - Dường kính lỗ khoan(mm) 600-1500 - Chiều sâu khoan(m) 43m - Tốc độ quay( vòng/phút) 2224 (v/ph) - Mômen quay 40-51(KN .m) - Trọng lượng máy (T) 36,8 (T) b, Do khối lượng bê tông tông 1 cọc là 28,26m3 .Ta chọn 5 xe ô tô đổ bê tông tông mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật . Vận tốc trung bình 50km/h .Khoảng cách vận chuyển 10 kmthời gian vận chuyển là 25 phút Tốc độ đổ 0,6 m3 /phút ị thời gian đổ là ịĐể đổ bê tông liên tục bố trí 5 xe đi cách nhau 5 phút Dung tích thùng trộn 6 m3 Ôtô cơ sở Kamaz 5511 Dung tích thùng nước 0,7 m3 Công suất động cơ 40 W Tốc độ quay thùng 9_14,5 v/ph Độ cao đổ vật liệu 3,5 m Thời gian đổ vật liệu ra 10 phút Trọng lượng xe có bê tông 21,85 T Chiều dài giới hạn 7,38 m Chiều rộng giới hạn 2,5 m Chiều cao giới hạn 3,4 m Sử dụng 8 thùng chứa đất thể tích 5m3 cho2máy.Dùng 2 ô tô vận chuyển đất đá đến nơi đổ c, Nhân công Tra định mức xây dựng cơ bản số nhân công phục vụ cho 1m3 bê tông cọc bao gồm chuẩn bị, kiểm tra lỗ khoan lồng thép, lắp ống dẫn bê tông đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật là 1,1 nhân công3/7 Thể tích bê tông là 28,26m3ịSố nhân công là 28,26 .1,1 = 31 nhân công/cọc d, Chuẩn bị dung dịch bentonite Ta khoan 2 cọc cùng lúcịVcọcmax = 28,26m3 vậy lượng dung dịch bentonite là 28,26 .2 = 56,5m3 .Ngoài ra ta chuẩn bị thêm 1 lượng 20m3 Tổng thể tích dung dịch là76,5m3 e, Cầu trục : Qua định mức xây dựng cơ bản .Cầu trục dùng thi công 1 tấn thép là 0,12 ca . Căn cứ vào các thông số : Lồng thép dài 7 m, nặng 500 Kg Hyc = Hat + Hck + Htreo + Hct = 1 +7+1+1,5 = 10,5 m Chọn cần trục RDK-25 để thi công : Loại cần trục này có 3 loại tay cần 12,5m_ 17,5m_22,5m .Sức nâng 2T-26T .Tầm với 4-22 m .Chiều cao nâng 24m Ngoài ra cần trục còn dùng để nâng các ống đổ bê tông các thùng chứa đất (5m3-10 T)lên các ôtô Tốc đổ bê tông 0,6m3\phút ,ta lợi dụng ngaythiết bị cấp dung dịch để hút dung dịch bentônite tràn ra do bê tông thay thế ngoài ra ta còn dùng thêm 2 máy bơm (cho 2 cọc) công suất 15m3/h . g, Sơ dồ di chuyển máy Do yêu cầu kỹ thuật và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong thi công cọc nhồi nên nếu muốn khoan 1 cọc mới bên cạnh cọc cũ thì phải chờ cọc cũ đạt độ ninh kết (sau 24 giờ) Khoảng cách tối thiểu cách không khoan là 5f = 5m Vậy ta chọn sơ đồ di chuyển như hình vẽ .(1 ,2 ,3 … trình tự hố khoan ) 4, An toàn lao động khi thi công cọc khoan nhồi - Đặc điểm : + Công trình thi công đất là chủ yếu, lượng máy móc cơ giới, đặc biệt là máy hạng nặng như khoan, cẩu rất nhiều + Do công việc chính là khoan tạo lỗ nên nguy hiểm, mặt khác bùn đất đào nên nếu không vận chuyển kịp sẽ gây những bãi lầy khó khăn cho việc vận chuyển . + Khối lượng cần cẩu nhiều, vật cẩu là những vật khá nặng . + Điện sử dụng trên công trường là điện 3 pha ,mặt khác dây cáp được kéo dưới mặt đất tới các vị trí sử dụng nên rất nguy hiểm đối với nền công trường là bùn nhão dễ gây sự cố nghiêm trọng nếu dây cáp hở . - Biện pháp : + Cần vạch chính .xác cho các máy móc thiết bị trên công trường . + Với những máy làm việc trên công trường tại chỗ như máy khoan cần dọn tuyến công tác sạch sẽ để maý vào vị trí công tác thuận lợi vị trí máy đứng phải luôn được dải các tấm tôn để tránh sa lầy cũng như đảm bảo độ nằm ngang của máy + Các máy có tay cần khá dài do đó nên đứng gần nhau quá dễ gây va chạm nguy hiểm . + Cần có bảo hiểmtại khu vực đang thi công hay mới thi công xong + Công tác vận chuyển cần chú ý đặc biệt tốt nhất là đào đến đâu vận chuyển đến đó + Công nhân cần có đầy đủ trang thiết bị lao động V) Thi công đất 1) Phương án đào đất Công trình được thi công đất thành 3 khu Khu A .Cao trình hoàn thiện là cốt - 3,5 m gồm có: 20 đài móng kích thước 4x 2x 2m 6đài móng kích thước1,2x1,2x 1,2m 1 đài có kích thước 12x 4,8x 2m 1 đài có kích thước 12x 4x 2m giằng đài 0,4x 1m móng băng dưới tường 0,7x 1m giằng nối móng băng với đài 0,4x 0,7m .Ta dự định đào máy đến độ sâu –3,5m (cốt sâu tầng hầm) cách mặt đất tự nhiên -3,0m Sau đó đào thành các hố móng lấy độ dốc mái đất là 1 : 0,67- đất cấp 2 . vậy các hố đào đài 4x 2x 2m giao nhau 300mmtheo chiều dài ( hình vẽ) Khu B Cao trình hoàn thiện là cốt 0,00 KhuB gồm có 26 đài có kích thước 2x1,6x1,2m tại độ sâu -1,5m.dự định đào thủ công các hố móng (hình vẽ) Vậyđể thuận tiện thi công ta sẽ tiến hành đào đất 2 khu như sau Khu A đào đến độ sâu –4m từ mặt đất tự nhiên bằng máy tức là còn cách đáy đài 4*2*2 là1m để tránh va vào đầu cọc (dự định cọc ngàm vào đài 15cm ,và phần thép chờ 85cm) .riêng khu hàng cột trước và phần móng của vách bê tông tầng hầm ta chỉ đào đến cốt –3,2m tức là cách đáy đài 1,2*1,2*1,2m là 1m để tránh vavào đầu cọc Khu B đào thành từng hố móng kích thước như hình vẽ 2)Tính toán khối lượng đất đào a)Khu A và khu A* *Đào bằng máy: Đào thành ao có kích thước như hình vẽ trên . Vậy khối lượng đất đào bằng máy : Vm = 35,4 .57,6 .3,2+44 .26,3 .0,8 = 7450m3 *Đào đất thủ công +Khu A có 200 hố móng ( kích thước đáy dài là 5,4 .4,4m cao 1,1m ) 1 hố móng khu cầu thang -Lượng đất đào cho 1 hố móng là V = = 32,5m -Với móng khu cầu thang : Dùng máy đào sau đó sửa bằng tay, coi lượng đất sửa là 10% . -Vậy Vđào = = 195 m3 ịLượng đào máy = 0,9 .195 = 175,5 m3 Lượng đào đất bằng tay = 0,1 .195 = 19,5 m3 + Đào đất dầm móng Số dầm móng cần phải đào là (khu A*) = 11 Lấy chiều dài trung bình 1 dầm móng = 5,5 m Kích thước đáy đào dầm móng 0,9x 5,5 m cao 0 .9 m Vậy thể tích cần đào là (0,9 +1,8) .0,5 .0,9 .5,5 = 6,68 m3 ị Thể tích cần đào dầm móng :6,68 .1,1 = 73,5 m3 b) Khu B: Đào hố móng kích thước như hình vẽ trên (2,2x2,2m cao 1,6 m) + Thể tích 1 hố đào :V = = 23,66m3 Khu B có 26 móng .Vậy V = 23,66 .26 = 615,4 m 3 + Đào đất dầm móng Khu B có 20 dầm móng dài 5,8 m (loại 1) 8 dầm móng dài 7,0 m (loại 2) 24 dầm móng dài 3,8 m (loại 3) Tiết diện mặt cắt ngang hố đào là S = (0,9+2,78) .0,5 .1,1 = 2,02 m2 Vậy thể tích đất đào dầm móng là : V = 2,02 .(5,8 .20+7 .8 +3,8 .24 ) = 560 m3 c) Vách bê tông cốt thép tầng hầm Móng vách hầm là móng băngị đào móng tường có đáy rộng (1,4+0,4) m cao 0,6 m dài 78m .Vậy khối lượng đất cần đào là : V = (1,8+2,4) .0,5 .78 = 163,8m3 Khối lượng bê tông tông vách : V = S .l S = 0,3 .1,4+0,4 .0,4+3,5 .0,3 = 1,63 m2 (Chiều dài d = 176,4 m ) . Vậy V = 176,4 .1,63 - 22,4 .(0,42 + 0,3 .1,4) = 274m3 . Khối lượng giằng móng = 0,7 .0,4 .7,1 .6,0 = 12 m3 Vậy khối lượng đào thủ công cả công trình là : 32,5 .20+ 19,5+73,5+615,4+560+163,8 = 2082 m 3 Khối lượng bê tông phá đầu cọc Toàn công trình có : 96 cọc khoan nhồi có đường kính 1000mm 6 cọc khoan nhồi có đường kính 800mm 104 cọc ép có tiết diện 300x300 mm Vậy khối lượng lượng bê tông phá đầu cọc : V = 96 .0,8 .3,14 .0,52 + 6 .0,8 .0,82 .3,14 +0,3 .0,3 .0,8 .104 = 77,5 m3 4) Tính lượng đất đắp, lượng đất cần vận chuyển a) Khối lượng bê tông tông đài và giằng Vđài = 977m3 Vgiằng = (5 .6 .6,6 .5+3,4 .16+4,4 .20+2,2 .6+6,2 .20+7,4 .8+3,75 .16) .10 .0,4 = 173m3 Vvách hầm = 185 m3 Vbê tông đài giằng = 1355m3 b) Khối lượng đất cátlấp : Vlấp = Vđào-V5 Với Vđàolà tổng thể tích phần đất đào cho các móng trừ đất đào đi hẳn Thể tích đất đào đi hẳn : 5,7 .31,2 .3,0 = 5335m3 Vậy Vđào = Vđào - 5335 = ( 2082+ 7626)- 5335 = 4373m3 Vlấp = 4373 m3-(1150 +185 ) = 2973 m3 c) Khối lượng vận chuyển đi Vvc = Vđào .kt - Vđắp(kt là hệ số tơi xốp lấy kt = 1,2 ) Vvc = 9544 .1,2 - 2973 = 8479 m3 5) Chọn máy thi công Căn cứ chọn máy Do hố đào không sâu(4m) Do mặt bằng không rộng rãi ngoài ra xung quanh được đóng cọc cừ nên khó khăn khi làm đường để ô tô vận chuyển và máy đào xuống . Nên ta chọn dùng máy đào gầu nghịch .Máy đứng tại cao trình tự nhiên để đào và vận chuyển đất . Sơ đồ di chuyển và chọn máy Chọn sơ đồ di chuyển đào dọc đổ ngang để nâng cao năng suất Chọn máy Căn cứ - Mực nước ngầm 8m - Chiều sâu hố đào lớn nhất = 4m - Chiều rộng khoang đào lớn nhất R = 6,8 m - Loại đất cấp 2 không là đất cứng Nên ta chọn máy thi công đất là máy đào gầu nghịch dẫn động thuỷ lực TO- 3322D có các thông số : -Dung tích gầu 0,7 m3 -Bản tính làm việc 7,5 m3 -Chiều cao ngang gầu 4,4m -Chiiêù sâu hố đào 4,4m -Trọng lượng máy 14T -Chiều rộng 2,7m -Cao 3,7m Tính năng suất máy đào Năng suất máy đào xác định theo công thức : N = q . .nck .ktg Trong đó :Q là thể tích gầu Kd hệ số đầy gầu tra bảng Kd = 1,2 Ktlà hệ số của đất Kt = 1,2 nck là số chu kỳ kt/1giờ : nck = Tck = tck .kvt .k quay tck là thời gian 1 chu kỳ khi quay 900 thì tck = 17 giây kvt = 1,1 khi đổ đất lên xe k quay = 1,1 khi góc quay 900 - 1100 Vậy nck = = 175 Vây năng suất máy đào: N = 0,7 .m3/h Năng suất 1 ca = 98,0 .8 = 784 m3/ca Số ca cần thiết là : Tính số nhân công đào thủ công Tra định mức cần 0,4 công/1m3 đất loại II( nhân công 2,7/7 ) Lượng đất đào thủ công = 4484,5 Số nhân công cần 4484,5 .0,73 = 3274 công Chọn số nhân công làm là 100 ngườithời gian 33 ngày VII ) Thi công đài cọc ,giằng móng 1, Đập bê tông tông đầu cọc Hiện nay có các phương pháp sau + Phương pháp sử dụng máy phá Sử dụng maý hoặc cho ống đục đầu nhọn để phá bỏ phần bê tông tông đổ quá cốt cao độ làm cốt thép lộ ra Phương pháp này có nhược điểm là khi đục có thể làm nứt bê tông tông đầu cọc có thể làm hai cốt thép +Phương pháp giảm lực dính Quấn một màng nilon mỏng vào phàn cốt thép lộ ra hoặc cố định ống nhựa vào khu ng cốt thép .Sau khi đào đất xong dùng máy khoan để khoan lỗ ở phía trên cốt cao độ sau đó tách phần bê tông tông thưà raq +Phương pháp chân không .Khi đổ bê tông đến đầu cọc lợi dụng bơm chân không làm biến chất lượng bê tông này để đục bổ ra được dễ dàng .Tuy nhiên phương pháp này khó đảm bảo chất lượng bê tông đầu cọc Vậy ta lự chọn phương pháp này làm giảm lực dính vì phương pháp đơn giản và hiệu quả đảm bảo kỹ thuật 2, Thiết kế ván khuôn đài móng Vì đài móng kích thước lớn khối lượng móng nhiều nên ta chọn sử dụng ván khuôn bằng thép định hình có độ ổn định cao và linh hoạt làm ván khuôn móng Tải trọng ngang tác động lên ván khuôn + áp lực ngang của vữa bê tông tông mới đổ tính theo công thức : pi = n . .H = 1,2 .2,5 .0,75 = 2,25T/m2 Với h là chiều sâu tác dụng của dầm và phần bê tông tông mới đổ + Hoạt tải do đầm đổ bê tông : p2 = 1,3 .0,6 = 0,78T/m2 = 780kg/m2 Với: n = 1,3 Hệ số vượt tải 0,6 T/m2 Hoạt tải tiêu chuẩn do đổ và đầm bê tông Vậy tải trọng tính toán : qtt = 2250 +780 = 3030 kg/m2 Tải trọng tiêu chuẩn : qtc = 2475 kg/m2 Tính toán ván khuôn Chọn dùng loại ván khuôn tấm phẳng rộng 30cm, sườn cao 5,5cm với các thông số hình học Vì đài cao 2m nên sơ bộ chọn 3 gông khoảng cách giữa các gông là 1 m ( 2 tấm ván dài 1,2m và 0,9 m) Sơ đồ tính toán kiểm tra ván thành là dầm liên tục tựa tên các gối tựa là các gông ngang Tải trọng tác dụng lên 1 tấm ván khuôn định hình qtt = 3030 .0,3 = 909 kg/m qtc = 2475 .0,3 = 742 kg/m + Mômen lớn nhất Mmax = = = 113,62 Kg .m = 11362 Kg .m +Kiểm tra bền: s = 1734 Kg/m2 < = 1800 Kg/m2 + Kiểm tra biến dạng võng : f = = = 0,096 cm Độ võng cho phép : f = = 0,25 cm > f = 0,096 cm . Vậy cấu tạo như trên là hợp lí . 3) .Tính toán xà gồ ngang . Tải trọng tác dụng lên gông : qtt = 3030 .1,0 = 3030 kg/m qtc = 2475 .1,0 = 2475 kg/m Sơ đồ tính toán kiểm tra ván thành là dầm liên tục tựa tên các gối tựa là các thanh chống đứng Dự tính khoảng cách các gối tựa (thanh chống )là 1,4 m . +Kiểm tra bền: s = trong đó : Mmax = = = 59388 Kg .m s = = 1277 Kg/m2 < = 1800 Kg/m2 Với loại gông bằng thép hình L 120 .80 có W = 46,5 cm3 . + Kiểm tra biến dạng võng : f = = = 0,12 cm Độ võng cho phép : f = = = 0,35 cm > f = 0,12 cm . Vậy điều kiện biến dạng thoả mãn . 4)Ván khuôn móng băng Ghép ngang ván kích thước 300x 1200 và 200x 1200 áp lực lớn nhất P = Ptĩnh+Phoạt = ( .H+0,7) .n = (2,5 .0,7+0,7) .1,3 = 3185 T/m Chọn khoảng cách giữa các thanh chống đứng là 1m thì M = = 119,4Kg .m ứng suất s = 1820Kg/cm2 = 1,1% Độ võng: f = = = 0,096cm = 0,25 cm > f = 0,096 cm . Công tác thi công bê tông móng Thi công bê tông tông móng là thi công đài giằng móng . - Trước khi đổ bê tông tông móng ta rải cát làm phẳng và điều chỉnh cốt hố đào cho thích hợp và đổ bê tông tông lót bằn bê tông tông gạch vỡ dày 10cm và đaamf kỹ - Đài cọc liên kết với nhau bằng các giằng móng tiết diện 30x70cmCấu tạo vánkhuôn đài cọc đã được tính toán ở trên gồm các tấm ván thép ghép lại và các sườn đỡ, thanh chống…để giữ ổn định cho vánkhuôn trong quá trình đổ bê tông . Sau khi láp dựng xong ván khuôn cần kiểm tra lại để ổn định vững chắc của ván khuôn vị trí tìm trục của đài kích thước cho đúng với thiết kế. - Công tác cốt thép đài cọc được thực hiện trước công tác ván khuôn .Lưới thép của đài cần đan đúng bản vẽthiết kế nằm cách đáy đài 10cm vì vậy phải dùng các giá đỡ dạng vai bò hoặc các con kê để đỡ các thanh thép .Ngoài các lưới thép của đài còn có các cốt thép chờ từ cọc lên cốt thép chờ từ đài lên cột và vách cứng .Cốt thép móng thi công cần rất chính xác vì nó quyết định toàn bộ kích thước toàn bộ phần thân nhà do vậy trong khi thi công còn cần tới máy kinh vĩ đóng theo hai phương . Do khối lượng bêtông đổ đài và giằng lớn (Hơn 1160m3)nên nều dùng máy trộn thì quá lâu không đáp ứng được còn cần trục tháp chưa đưa vào hoạt động nên ta dùng máy bơm bê tông loại tự hành đổ bê tông với nhiều ưu điểm như độ linh hoạt, cơ động cao máy có công suất lớn ít tốn diện tích (bơm xong chuyển đi ngay)Do chiều rộng khu tầng ngầm lớn hơn 30m .Do đó ta chọn máy bơm PM_M33(Putzmeister)chiều ngang bơm là 32,0m .Trong những lúc cao điểm đổ bê tông có thể sử dụng 2máy bơm để hoàn thành công việc kịp thời . Lưu lượng bơm của máy :90m3/h. - Bê tông sủ dụng để đổ là bê tông thương phẩm mua của các công ty bê tông được chở đến tận chân công ty bằng xe trộn công nhân đứng trên sàn công tác để điều khiển cần đổ bê tông Bê tôngđược đổ thành từng lớp dày 40-60cmvà dược dầm kỹ bằng dùi rồi đổ lớp tiếp theo .Trong khi đổ bê tông phảiđảm bảo chỗ cốt thépcủa cột,vách không bị xô lệch . *Khi đổ bê tông cần chú ý - Không được đàm quá lâu tại một vị trí để tránh hiện tượng phân tầng (thời gian đầm một chỗ khoảng 30-60s) Đầm đến khi tại chỗ đầm nổi nướcbêtông bê tôngmặt (nước xi măng)và không nổi bọt khí thì dừng lại đầm dùi phỉ cắm sâu xuống lớp bê tông bê tông dưới 5-10cmđể liên kết 2lớp bê tông với nhau .Không để đầm dùi chạm vào cốt thép vì sẽ làm rung cốt thép phá hỏng bê tông đã liên kết ,giảm lực dính giữa bê tông và cốt thép .Đầm được rút ra từ từ tránh để lại lỗ hổng trong bê tông * Khi sử dụng máy bơm cần lưu ý ; -Bơm liên tục, khi cần ngừng bơm vì lý do nào đó thì được một lúc nào đó lai phải bơm bê để khỏi bị tắc ống. - Khi cần ngưng tới 2giờ thì phải thông ống bằng nước khi bơm xong cũng phải đẩy nước cho sạch -Đổ bê tông được 2-3 ngày thì tiến hành tháo ván khuôn đổ bê tông cột đến cột mặt nền rồi lấp đất . - Độ sụt của bê tông khi thi công trường lấy khoảng 12-15cmvì vậy bê tông chế tạo tại nơi trộn sẵn cần có độ sut xuất xưởng cao hơn khoảng 17-20cm để khi bị hao hụt về độ sụt khi vận chuyển là vữa.Để tăng độ dẻo hỗn hợp của bê tôngcó thể sử dụng các loại phụ gia dẻo hoá chất đóng sẵn ,nhưng không được dùng các lọi phụ giatạo khí ,gây trương nở thể tích,làm nén ép trong ống,tắc ống khi bơm. VIIi ) tính toán,thống kê khối lượng Thống kê khối lượng bê tông (Bảng) Thống kê khối lượng ván khuôn (Bảng) Công tác cốt thép : Lấy hàm lượng cốt thép trung bình bằng hàm lượng cốt thép trong móng M2 : lấy 42 Kg/1m3 bê tông .ị lượng cốt thép dùng là :42 .1150 = 48300 Kg . 4)Với bê tông lót móng Tra ĐMXD cầu 0,63 nhân công /1m3 bê tông lót .Vậy tổng số nhân công cầu bằng 94,9 .6,03 = 60 công nhân .Vậy dùng 20 người làm 3 ngày . 5)Tháo ván khuôn : Sau khi đổ bê tông 2 ngày tiến hành tháo ván khuôn đài giằng .Tra định mức : Công việc tháo ván khuôn 0,26 h/m2 .số giờ cần thiết là 0,26 .2173 = 565 giờ công . Thời gian tháo ván khuôn cần 14 ngày công . Lấp đất : Khối lượng đất lấp V = 2973 m3 Cát được trở đến sát công trình và cho nhân dân vận chuyển đến nơi cần đắp . Tra định mức : Nhân công cần để đắp 100 m3 14,5 người (gồm cả đầm ) . Số nhân công cần .14,5 = 518 công Số ngày đắp nền 12 ngày 1 ngày cần 43 người . b - thi công phần thân *) Đặc điểm và biện pháp thi công: -Quá trình thi công phần thân gồm các công tác : +Lắp dựng cốt thép thép cột vách +Đổ bê tông cột , vách +Tháo ván khuôn cột vách +Ghép ván khuôn dầm sàn +Đặt cốt thép dầm sàn +Đổ bê tông dầm sàn +Bảo dưỡng bê tông +Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn +Xây tường +Hoàn thiện *) Biện pháp thi công Do công trình là nhà cao tầng có số lượng công việc khác nhau không nhiều (từ tầng 5 đến tầng 16 giống nhau )nên ta chọn thi công theo phương pháp dây chuyền .Phương pháp này với đặc điểm là công việc được tiến hành một cách liên tục và khả năng chuyên môn hoá cao sẽ nâng cao năng suất thi công đem lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian thi công . *) Giải pháp máy thi công Do việc thi công theo phương pháp dây chuyền nên khối lượng vận chuyển trong ngày không quá lớn nên giải pháp chọn máy thi công là cần trục tháp là phương án tối ưu .Cần trục tháp dùng để vận chuyển cấu kiện , vật liệu và bê tông .Vận chuyển bê tông bằng cần trục tháp khá cơ động, có thể đưa bê tông tới mọi điểm nằm trong tầm với nhanh và chính xác và có thể đổ bê tông với khối lượng nhỏ tại vài điểm khác nhau như đổ cột ,dầm sàn tương đối thuận lợi .Ngoài ra vận chuyển bê tôngbằng cần trục tháp sẽ làm giảm chi phí xây dựng công trình một cách đáng kể do cần trục tháp đã có tính đôí với việc lắp đặt và sử dụng để vận chuyển các cấu kiện và vật liệu khác . i). thiết kế ván khuôn 1) Lựa chọn loại ván khuôn Hiện nay trong xây dựng sử dụng hai hệ ván khuôn chính là hệ ván khuôn bằng gỗ và hệ ván khuôn định hình (bằng thép hay bằng gỗ dán có sườn thép gia cường ) Hệ ván khuôn bằng gỗ đòi hỏi mất nhiều công sức chế tạo ,khó thay đổi kích thước (như cột chống nếu chiều cao tầng khác nhau thì khó luân chuyển được)độ linh hoạt kém tỉ lệ hao hụt lớn . Hệ ván khuôn định hình bằng thép hay bằng gỗ dán có sườn thép gia cường dễ tháo lắp thi công nhanh , bề mặt cấu kiện thi công đẹp, hệ số luân chuyển lớn . Cônh trình là nhà cao tầng (16 tầng) nên đòi hỏi một lượng ván khuôn rát lớn vì vậy viẹc sử dụng ván khuôn có độ bền lớn sẽ đem lại hiệu quả cao .Do vậy ta chọn dùng ván khuôn định hình bằng thép có hệ số luân chuyển lớn vừa đem lại hiệu quả thi công cao về khối lượng thi công ván khuôn và chất lượng công trình vừa phù hợp với khả năng đáp ứng của thị trường . 2) Thiết kế ván khuôn sàn: Đối với ván khuôn sàn ta sử dụng ván khuôn thép a)Xác định tải trọng tác dụng lên dầm sàn: Tải trọng tác dụng lên dầm sàn là lực phân bố đều qtt bao gồm tĩnh tải của bêtông sàn, ván khuôn và các hoạt tải trong quá trình thi công . +Tĩnh tải: Bao gồm tải trọng do bêtông cốt thép sàn và tải trọng của ván khuôn sàn . -Tải trọng do bê tông cốt thép sàn: p1 = n1 .h .gsàn = 1,2 .0 .3 .2500 = 450 (kg/m2) . -Tải trọng do ván khuôn sàn: p2 = n .1 .g .h = 1,2 .0 .30 = 36(kg/m2) . Trong đó: n1 là hệ số vượt tải lấy bằng 1,2 g .h = 30kg/m2 Vậy ta có tổng tĩnh tải tính toán: p = p1+ p2 = 450+36 = 486(kg/m2) . + Hoạt tải: Bao gồm hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên sàn,do quá trình đầm bêtông và do đổ bê tông vào ván khuôn . - Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên bề mặt sàn: p3 = n2 .ptc = 1,3 .250 = 325(kg/m2 = ) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do người và phương tiện di chuyển trên sàn lấylà ptc = 250kg/m2 - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông: p4 = n2 .ptc4 = 1,3 .400 = 520(kg/m2) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do quá trình đầm bêtông lấylà 400kg/m2 . Vậy tổng hoạt tải tính toán tác dụng lên sàn là: ptt = p1 +p2 +p3 +p4 = 450+36+325+520 = 1331 ( kg/m2) . Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sàn : qtc = 375+30+250+400 = 1055 (kg/cm) . b) Tính toán kiểm tra ván sàn sơ đồ tính toán ván sàn là :coi ván sàn như dầm liên tục kê lên các gối tựa là các xà gồ loại1 .Ô sàn 7 .8x7 .8 m ,dầm rộng 0 .3m nên nhịp 7 .5x7 .5m ị Dùng ván rộng 0 .3m ,dài 1,5m Khoảng cách l giữa các xà gồ 1 được tính toán sao cho đảm bảo điều kiện bền và điều kiện ổn định cho dầm sàn .Sơ bộ chọn khoảng cách giữa các xà gồ loại1 là 1000mm .Cắt ra 1 dải bản có bề rộng b = 0 .3m = bề rộng của một ván sàn để tính toán . Tải trọng tác dụng lên dải 0 .3m là: qtt = 1331 .0,3 = 399,3 Kg/cm qtc = 1055 .0,3 = 316,5 Kg/m +Điều kiện bền s = < [s] Trong đó : Mmax = = = 2550 Kg/cm Ta có W = 6,55 (cm3) . Vậy điều kiện bền s = = 389Kg/cm2 < [s] = 1800 Kg/cm2 + Kiểm tra lại điều kiện ổn định: f = < [f] f = = 0,017 ( cm) Theo quy phạm, độ võng cho phép tính theo : [f] = (1/400)l = (1/400) .80 = 0,20 cm Vậy f < [f] , nên điều kiện độ võng đảm bảo . c)Tính toán, kiểm tra độ ổn định của xà gồ loại 1: Hệ xà gồ vuông góc với ván khuôn tựa lên hệ các xà gồ loại 2 (khoảng cách của các xà gồ 2 phía dưới = 1200mm) Sơ đồ tính toán xà gồ là dầm liên tục (do trên xà gồ có nhiều hơn 5 lực tập trung tai các vị trí có sườn thép của ván khuôn sàn ) như hình sau: qtt = 1331 .0 .8 = 1064 Kg/cm qtc = 1055 .0 .8 = 844 Kg/m Do l1 = 1200 mm là khoảng cách giữa các xà gồ loại 2 phía dưới .Chọn dùng xà gồ bằng gỗ có tiết diện 10x10 cm có các đặc trưng hình học như sau: Mômen quán tính J của xà gồ: J = = = 833( cm3) W = = = 167 cm3 Kiểm tra lại điều kiện bền: s = = = 91,7/cm2<[s] = 110Kg/cm2 Vậy điều kiện bền được đảm bảo . Kiểm tra lại điều kiện ổn định: f = < [f] Trong đó qtc là tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sàn : .qtc = 8,44 (kg/cm) . Vậy ta có f = = 0,164 ( cm) Theo quy phạm, độ võng cho phép tính theo : [f] = (1/400)l1 = (1/400) .120 = 0,3 cm Vậy f < [f] , nên điều kiện độ võng đảm bảo . d)Tính toán, kiểm tra độ ổn định của xà gồ loại 2: Hệ xà gồ loại 2 vuông góc với xà gồ loại 1 tựa lên hệ cột chống là các giáo thép (khoảng cách = 1200mm) Sơ đồ tính toán xà gồ là dầm liên tục chịu tải tâp trung như hình sau: Ptt = 1331 .0 .8 .1,2 = 1227 Kg Ptc = 1055 .0,8 .1,2 = 1012 Kg Gọi l1 = 1200 mm là khoảng cách giữa các cột chống xà gồ bằng khoảng cách giữa các giáo Pal Chọn xà gồ bằng gỗ có tiết diện 10x12 cm có các đặc trưng hình học như sau: Mômen quán tính J của xà gồ: J = = = 1440( cm3) W = = = 240 cm3 Kiểm tra lại điều kiện bền: Mmax = s = = = Kg/cm2<[s] = 110Kg/cm2 Vậy điều kiện bền được đảm bảo . Kiểm tra lại điều kiện ổn định: f = < [f] Trong đó qtc là tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sàn : .qtc = 10,12(kg/cm) . Vậy ta có f = = 0,083 ( cm) Theo quy phạm, độ võng cho phép tính theo : [f] = (1/400)l1 = (1/400) .100 = 0,25 cm Vậy f < [f] , nên điều kiện độ võng đảm bảo . 3 ) Thiết kế ván khuôn dầm : Kích thước của dầm : (bdc x hdc) = (30x70)cm . a)Thiết kế ván đáy dầm: Với chiều rộng đáy dầm là 30 cm ta sử dụng 2 ván rộng 15cm . Đặc trưng tiết diện của 1 ván rộng 15cm là: J = 17,63 cm4 ; W = 4,3 cm3 Vậy đặc trưng tiết diện của ván đáy là: J = 2 .17,63 = 35,26 cm4 ; W = 2 .4,3 = 8 .6 cm3 *Xác định tải trọng tác dụng ván đáy dầm: -Tải trọng do bêtông cốt thép: qtt1 = 1,2 .0,7 .0,3 .2500 = 630 (kg/m) . qtc1 = 0, .0,3 .2500 = 525 (kg/m) . -Tải trọng do ván khuôn : ptt2 = 1,2 .0,30 .30 = 10,8(kg/m) . ptc2 = .0 .30 .30 = 9(kg/m) - Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển : p3tt = n2 .ptc = 1,3 .250 .0,3 = 75(kg/m) . p3tt = 1,3 .250 .0,3 = 75(kg/m) . - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông: ptt4 = n2 .ptc4 = 1,3 .400 .0,3 = 120(kg/m) ptc4 = 400 .0,3 = 120(kg/m) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do quá trình đổ ,đầm bêtông lấylà 400kg/m2 . Vậy tổng tải trọng tính toán là: ptt = p1 +p2 +p3 +p4 = 630+97,5+156+10,8 = 894 ( kg/m) . Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván đáy : qtc = 525+75+120+9 = 729 (kg/cm) . *Tính toán ván đáy dầm: Coi ván khuôn đáy của dầm như là dầm liên tục tựa trên các gối tựa là các xà gồ ngang,các xà ngang này được kê lên các xà gồ dọc .Giả thiết khoảng cách giữa các xà gồ ngang là 1200mm Điều kiện bền: s = < Ru (*) Trong đó : Mmax = = = 12874 Kg/cm .W = 8 .6cm3 s = = 1470 Kg/cm2 <[s] = 1800 Kg/cm2 Kiểm tra lại điều kiện ổn định: f = < [f] f = = = 0 .16 cm Theo quy phạm, độ võng cho phép tính theo : [f] = (1/400)l = (1/400) .120 = 0,3 cm >f = 0,16cm b) Chọn và tính toán khoảng cách các xà gồ ngang: + Sơ đồ tính: Xà gồ là dầm đon giản mà gối tựa là các xà gồ chịu tác động của tải trọng tính toán như hình vẽ +Tải trọng tập trung : Ptt = 894,5 .1,2 = 1072,8 Kg Ptc = 729 .1,2 = 874,8 Kg Trong đó 1,2 m là khoảng cách giữa các xà gồ Tính toán bằng chương trình SAP2000 ta có: Mô men lớn nhất :Mmax = 6401 Kg .cm Điều kiện bền s = = = = 58 cm3 . Sử dụng xà gồ tiết diện tích 8x6 cm có W = 64 cm3 , J = 256 cm4 . Kiểm tra độ võng : f < = .Qua tính toán ta có f = 0,027cm Độ võng cho phép : = = = 0,25 cm > f ịchọn xà gồ như trên là hợp lí . c)Tính toán ván khuôn thành dầm Chiều cao tính toán của ván khuôn thành dầm là: h = hdầm -hsàn - hván khuôn sàn + hván đáy = 55cm -Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .h Với n: là hệ số vượt tải = 1,2 g = 2,5 t/m3 là trọng lượng bê tông h = 0,55 m qtt1 = 1,2 .0,55 .2500 = 1650 (kg/m2) . qtc1 = 0,55 .2500 = 1375 (kg/m2) . - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông: ptt4 = n2 .ptc4 = 1,3 .400 = 520(kg/m2) ptc4 = 400 (kg/m2) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do quá trình đổ ,đầm bêtông lấylà 400kg/m2 . Vậy tổng tải trọng tính toán là: ptt = p1 +p2 = 1650+520 = 2170 ( kg/m2) . Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 1375 + 400 = 1775 (kg/cm2) . Tải trọng tính toán tác dụng lên 1 ván khuôn là: ptt = 2170 .0,2 = 434 ( kg/m) . Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1 ván khuôn : qtc = 1775 .0,2 = 355 (kg/cm) Tính toán ván thành dầm Coi ván khuôn thành dầm tính toán như là dầm liên tục tựa trên các gối tựa là thanh nẹp đứng .Khoảng cách giữa các gối tựa là khoảng cách giữa các thanh nẹp Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp Theo điều kiện bền: s = < [s] = 1800 Kg/cm2 Trong đó : Mmax = ị [s] Ta có ván khuôn 200x1500 có W = 4,42 cm3 ịl = = 135 cm tính toán khoảng cách giữa các gông theo điều kiện biến dạng: f = < [f] = ị l = = 175cm Từ những kết quả trên ta chọn l = 120cm .Nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bố trí khoảng cách các nẹp sao cho hợp lí hơn . d) Tổ hợp ván khuôn dầm Dầm có kích thước 0,3x0,7m dài 7,8m .Vậy chiều dài ghép ván khuôn là 7,8-0,9 = 6 .9m ván khuôn đáy chọn dùng 4x2tấm ván khuôn 1500 x150 , 2x2 tấm ván khuôn 900x150 cho 1 cạnh Đối với ván khuôn thành dầm, chiều cáo sau khi đã trừ đi bề dầy sàn là 55cm chọn dùng 4x2 tấm 1500 x200, 4x1 tấm 1500x150, 2tấm 900x200 , 1 tấm 900x150 cho 1 cạnh dầm 4) Thiết kế ván khuôn cột Kích thước của dầm : (bdcx hdc) = (90x90)cm . Ván khuôn cột dùng loại ván khuôn định hình bằng thép Việt Trung .Tuỳ theo kích thước của cột mà ván khuôn thép được tổ hợp lại tạo ra kích thước mong muốn .Để thiết kế ván khuôn cột kích thước 900x900 ta dùng tổ hợp 3 ván khuôn thép rộng 30cm . Đặc trưng hình học của loại ván khuôn là: J = 28,62 cm4 ; W = 6,55cm3 a)Xác định tải trọng tác dụng ván khuôn -Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .h Với n: là hệ số vượt tải = 1,2 g = 2,5 t/m3 là trọng lượng bê tông h = 0,7m là khoảng ảnh hưởng của đầm và bê tông chưa khô qtt1 = 1,2 .0 .7 .2500 = 2100 (kg/m2) . qtc1 = 0 .7 .2500 = 1750 (kg/m2) . - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông: ptt4 = n2 .ptc4 = 1,3 .400 = 520(kg/m2) ptc4 = 400 (kg/m2) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do quá trình đổ ,đầm bêtông lấylà 400kg/m2 . Vậy tổng tải trọng tính toán là: ptt = p1 +p2 = 2100+520 = 2520 ( kg/m2) . Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 1750 + 400 = 2150 (kg/cm2) . Tải trọng tính toán tác dụng lên 1 ván khuôn là: ptt = 2520 .0,3 = 786 ( kg/m) . Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1 ván khuôn : qtc = 2150 .0,3 = 645 (kg/cm) . b) Tính toán ván khuôn cột: Coi ván khuôn cột tính toán như là dầm liên tục tựa trên các gối tựa là các gông .Khoảng cách giữa các gối tựa là khoảng cách giữa các gông Tính khoảng cách giữa các gông Theo điều kiện bền: s = < [s] Trong đó : Mmax = ị < = [s] ịl < = = = 122 cm tính toán khoảng cách giữa các gông theo điều kiện biến dạng: f = < [f] = ị l = = 172cm Từ những kết quả trên ta chọn l = 100cm .Nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bố trí khoảng cách các gông sao cho hợp lí hơn . c) Chọn và tính toán gông + Chọn dùng gông sắt vì khả năng chịu lực của gông sắt lớn hơn các loại gông khác -áp lực phân bố đều trên gông là: : Ptt = 2620 .1,0 = 2620 Kg/m Ptc = 2150 .1,0 = 2150Kg/m Mô men lớn nhất :Mmax = = = 26527 Kg .cm Điều kiện bền s = <[s] = 1800 Kg/cm2 W > = = = 14,8 cm3 .Chọn gông thép NITTETSU có J = 163 cm4 W = 32,6 cm3 . Kiểm tra độ võng : f = = = 0,08 cm Độ võng cho phép : = = = 0,3 cm > f ịchọn gông như trên là hợp lí . d)Tổ hợp ván khuôn cột Vì cột được thi công trước , sau khi tháo ván khuôn cột mới tiến hành ghép ván khuôn sàn nên để đảm bảo sự liên kết giữa dầm và cột ta chỉ tổ hợp chiều cao ván khuôn định hình bằng thép tới cách đáy dầm 20cm , phần còn lại là ván khuôn gỗ có cấu tạo như ván khuôn cột bằng gỗ (có chỗ để liên kết với ván khuôn dầm )Khi tháo ván khuôn cột ,ta chỉ tháo phần ván khuôn thép còn phần bên trên bằng gỗ thì để lại để liên kết với ván khuôn dầm .Cấu tạo được thể hiện trên hình vẽ . a,Cột có tiết diện 90x90 cm : Chọn dùng 3 tấm ván khuôn rộng 30cm -Côt tầng 1 cao 4,8m ịChiều cao ghép ván khuôn thép là: 4800 -700 - 200 = 3900 (mm) = 1500 + 2x1200(mm) Như vậy chọn : 3 tấm 300x1500 (mm) 6 tấm 300x 1200 (mm) cho 1 cạnh cột -Cột tầng 2 cao 4,2 m ịChiều cao ghép ván khuôn thép là : 4200 -700 -200=330 (mm) = 2x1200+900 (mm) Như vậy chọn: 6 tấm 300x1200 (mm) 3 tấm 300 x900 (mm) cho 1 cạnh -Cột tầng 3, tầng 4 cao 4,5 m ịChiều cao ghép ván khuôn thép là : 4500 -700 -200 = 360 (mm) =3 x1200 (mm ) Như vậy chọn : 9 tấm 300x1200 (mm ) cho 1 cạnh b,Cột có tiết diện 80x80 cm : Chọn dùng 4 tấm ván khuôn rộng 20cm -Côt tầng 5đến tầng 10 cao 3,3m ịChiều cao ghép ván khuôn thép là: 3300 - 700- 200 = 2400 (mm) = 2 x1200(mm) Như vậy chọn : 8 tấm 200 x 1200 (mm) cho 1 cạnh cột c,Cột có tiết diện 65x65 cm : Chọn dùng 1 tấm ván khuôn rộng 30cm, dùng 1 tấm ván khuôn rộng 20cm, dùng 1 tấm ván khuôn rộng 15cm -Côt tầng 11 đến tầng 16 cao 3,3m ịChiều cao ghép ván khuôn thép là: 3300 – 700 –200 = 2400 (mm) = 2 x1200(mm) Như vậy chọn : 2 tấm 300x 1200 (mm) 2 tấm 200x 1200 (mm) 2 tấm 150x 1200 (mm) cho 1 cạnh cột 5 ) Thiết kế ván khuôn vách Sử dụng ván khuôn thép cho vách là hợp lí do vách là cấu kiện phẳng và có diện tích lớn .Ván khuôn thép có hệ số luân chuyển lớn và tạo được mặt phẳng đáp ứng được yêu cầu .Sử dụng ván khuôn thép tổ hợp từ các tấm ván khuôn định hình . a)Xác định tải trọng tác dụng ván khuôn Tải trọng : -Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .h Với n: là hệ số vượt tải = 1,2 g = 2,5 t/m3 là trọng lượng bê tông h = 0,25m là khoảng ảnh hưởng của đầm và bê tông chưa khô qtt1 = 1,2 .0,25 .2500 = 750 (kg/m2) . qtc1 = 0,25 .2500 = 625 (kg/m2) . - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông: ptt4 = n2 .ptc4 = 1,3 .400 = 520(kg/m2) ptc4 = 400 (kg/m2) . Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do quá trình đổ ,đầm bêtông lấylà 400kg/m2 . Vậy tổng tải trọng tính toán là: ptt = p1 +p2 = 750+520 = 1220 ( kg/m2) . Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 625 + 400 = 1025 (kg/cm2) . Tải trọng tính toán tác dụng lên 1 ván khuôn là: ptt = 1220 .0,3 = 366 ( kg/m) . Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1 ván khuôn : qtc = 1025 .0,3 = 308 (kg/cm) . Tính toán ván khuôn vách Coi ván khuôn vách tính toán như là dầm liên tục tựa trên các gối tựa là các gông .Khoảng cách giữa các gối tựa là khoảng cách giữa các gông Tính khoảng cách giữa các gông Theo điều kiện bền: s = < [s] Trong đó : Mmax = ị < = [s] ịl < = = = 122 cm tính toán khoảng cách giữa các gông theo điều kiện biến dạng: f = < [f] = ị l < = = = 172cm Từ những kết quả trên ta chọn l = 100cm .Nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bố trí khoảng cách các gông sao cho hợp lí hơn . b) Chọn và tính toán gông + Chọn dùng phương án ván khuôn ghép đứng gông ghép ngang -áp lực phân bố đều trên gông là: : Ptt = 1220 .1,0 = 1220 Kg/m Ptc = 1025 .1,0 = 1025Kg/m Gông được tính tón như dầm liên tục chịu tải phân bố đều với các gối tựalà các gông đứng .Giả thiết khoảng cách giữa các gối tựa là 100 cm Mô men lớn nhất :Mmax = = = 15312 Kg .cm Điều kiện bền s = <[s] = 1800 Kg/cm2 W > = = = 9,5 cm3 .Chọn gông là 2 thép hình chữ [ chiều cao 50 mm cánh rộng 32mm có J = 45,6 cm4 W = 18,34 cm3 Kiểm tra độ võng : f = = = 0,03 cm Độ võng cho phép : = = = 0,25 cm > f ịchọn gông như trên là hợp lí . c ). Chọn và kiểm tra đường kính bu lông Sử dụng loại bu lông có ren sẵn một đầu có đường kính f12 .Ta kiểm tra lại khả năng chịu lực của bu lông: Bu lông chịu kéo do lực truyền tù gông vào .Lực kéo là 1220 .1,0 = 1220 Kg. Diện tích yêu cầu của bu lông là : Fyc = = = 0,8 cm2 Chọn dùng bu lông f12 có Fa = 1,2 cm2 > Fyc nên thoả mãn. Ii ) Thống kê khối lượng công tác 1 .Tính khối lượng công tác ván khuôn Khối lượng công tác ván khuôn cột,dầm sàn được tính toán qua bảng Với cầu thang bộ ,do kích thước phức tạp nên ta tính riêng + Cầu thang loại 1 Bản thang diện tích ván khuôn là 2 .1,4 .3 .42 = 9,58m2 trong đó gồm 2 bản thang,môĩ bản có kích thước 1,25x3,42m Sàn chiếu nghỉ có diện tích ván khuôn : 2 .1,25 .2,9 = 7,25m2 Cốn thang có diện tích ván khuôn : 2 .(0,25 .3,42+0 .13 .3,42) = 2,6 m2 Tổng diện tích ván khuôn cầu thang là : 9,58+7,25 + 2,6 = 19,42 m2 + Cầu thang loại 2 Bản thang diện tích ván khuôn là 2 .1,25 .3 .42 = 8,55m2 trong đó gồm 2 bản thang,môĩ bản có kích thước 1,25x3,42m Sàn chiếu nghỉ có diện tích ván khuôn : 2 .1,25 .2,5 = 7,25m2 Cốn thang có diện tích ván khuôn : 2 .(0,25 .4,42+0 .13 .3,42) = 2,6 m2 Tổng diện tích ván khuôn cầu thang là : 8,55+4,15 + 2,6 = 18,4 m2 + Cầu thang loại 3 Bản thang diện tích ván khuôn là 2,0 .9,0 = 18,0m2 trong đó gồm 1 bản thang có kích thước 2,0x9,0m Cốn thang có diện tích ván khuôn : 0,3 .9,0 = 2,7 m2 Tổng diện tích ván khuôn cầu thang là : 18,0+2,7 = 20,7 m2 2)Tính khối lượng công tác cốt thép Giả thiết tính toán với cốt thép của khung K6(trục 6) đã thiết kế a, Hàm lượng cốt thép cột Hàm lượng cốt thép cột theo diện tích lấy trung bình là 1% .Với cột 90x90cm ị diện tích cốt thép là 81 cm2 .Xét một đoạn cột dài 100cm ị khối lượng thép là : 81 .10-4 .1 .7850 = 63,58 Kg .Vậy hàm lượng cốt thép là = 78,5 Kg/m3 b, Hàm lượng cốt thép dầm Hàm lượng cốt thép dầm theo diện tích lấy trung bình : bằng 1 .5% cốt thép chịu mô men âm bằng 0,58% cốt thép chịu mô men dương Dầm có tiết diện 700x300 ịdiện tích 0,7 .0,3 = 0,21 m2 .Xét một đoạn dầm dài 100cm ,thể tích bê tông là 0,21 m3 ị khối lượng thép là : +Cốt thép dọc : (0,015+0,0058) .0,21 .7850 = 34,29 Kg +Cốt thép đai :&8a150 ịtrên 1 mét dài có 5:&8 ,chiều dài 1,92m Khối lượng cốt thép đai = 3 .79 Kg +Cốt thép cấu tạo :2&16 Khối lượng cốt thép cấu tạo = 3,16 Kg Vậy tổng khối lượng cốt thép là 34,29+3,79+3,16 = 41,24 Kg Vậy hàm lượng cốt thép là = 196,4 Kg/m3 Dầm có tiết diện nhỏ hơn nên không có cốt thép cấu tạo , để đon giản ta tính hàm lượng cốt thép chịu lực như với dầm tiết diện700x300 nhưng không có cốt thép cấu tạo Vậy tổng khối lượng cốt thép là 34,29+3,79 = 38,08 Kg Vậy hàm lượng cốt thép là = 181,3 Kg/m3 c, Hàm lượng cốt thép sàn Cốt thép sàn lấy trung bình có 4 lưới &10a200 ịTrên 1 m2 sàn có 5x4 = 20 thanh &10 dài 100cm .Vậy khối lượng cốt théplà = 12,32 Kg Khối lượng bê tông : 1 .1 .0,15 = 0,15 m3 Vậy hàm lượng cốt thép là = 82,13 Kg/m3 d, Hàm lượng cốt thép cầu thang Lấy bằng hàm lượng cốt thép sàn = 82,13 Kg/m3 Khối lượng công tác cốt thép được tính toán và lập thành bảng (Bảng số ) 3)Tính khối lượng công tác bê tông: Khối lượng công tác bê tông được tính toán và lập thành bảng (Bảng số ) 4)Tính khối lượng công tác xây tường Tầng 1 Tường trục E : 48 .(4,8-0,70) .0,22 = 43,296 m3 Tường trục G : 57 .(4,8-0,7+0,8) .0 .33 = 92,17m3 Tường trục 1+8 : 2 .[16,9(4,8-0,6 +0,8)+23,4 .(4,8-0,7)] .0,33 = 129,9m3 Tường trục 5 : 16,9 .(4,8-0,6) .0,22 = 15,62m3 Tường trục 2+7 : 2 .29,7 (4,8-0,7) .0,22 = 53,58 m3 Tường khu vệ sinh và tường cầu thang: Tổng chiều dài 32m, tường dày 110 .Vậy khối lưọng là : 32 .(4,8-0,15) .0,11 = 16,37 m3 Khối lượng xây tường tầng 1 là :43,29+92,17+129,9+15,62+53,58+12,28 = 350,93m3 Tầng 2 Tường trục E : 57 .(4,2-0,70) .0,22 = 43,98 m3 Tường trục G : 57 .(4,2-0,7) .0 .22 = 43,89m3 Tường trục 1+8 : 2 .16,9(4,2-0,6 ) .0,22 = 26,77m3 Tường trục 4 : 16,9 .(4,2-0,6) .0,22 = 23 .38m3 Tường trục 2+7 : 2 .48,10 (4,2-0,7) .0,22 = 74,07 m3 Tường khu vệ sinh và tường cầu thang: Tổng chiều dài 32m, tường dày 110 .Vậy khối lưọng là : 32 .(4,2-0,15) .0,11 = 14,26 m3 Khối lượng xây tường tầng 1 là : 43,89+43,89+26,77+13,38+74,07+ 14,26 = 216,26 m3 Tầng 3 Tường trục E : 57 .(4,5-0,70) .0,22 = 47,65 m3 Tường trục G : 57 .(4,5-0,7) .0 .22 = 47,65m3 Tường trục 1+8 : 2 .16,9(4,5-0,6 ) .0,22 = 29,0m3 Tường trục 4 : 16,9 .(4,5-0,6) .0,22 = 14,50m3 Tường trục 2+7 : 2 .48,10 (4,5-0,7) .0,22 = 80,42m3 Tường khu vệ sinh và tường cầu thang: Tổng chiều dài 32m, tường dày 110 .Vậy khối lưọng là : 32 .(4,5-0,15) .0,11 = 15,31m3 Khối lượng xây tường tầng 1 là : 47,65+47,65+29,0+14,50+80,42+15,31 = 234,53m3 Tầng 4 Tường cao 0,8 m dài 72,8 m dày 0 .22m ịKhối lượng tính toán là 0,8 .72,8 .0,22 = 12,81m3 Tường cao 4,5m dài tổng cộng 35,6m dày 220 có Khối lượng là :36,5 .(4,5-0 .7) .0,22 = 30,51m3 Tường cao 0 .8 đỡ vách kính dài tổng cộng 125 m dày 220 có khối lượng là 125 .0,8 .0,22 = 22m3 Tường bao xuung quanh dài tổng cộng 13 .7,8 = 101,4 m2 có khối lượng 101,4 .0,22 = 22,03 m3 Khối lượng xây tường tầng 1 là : 12,81+30,51+22,0 +22 .03 = 109,6 m3 e) Tầng 5 _16 Theo bản vẽ kiến trúc và ta giả thiết rằng mỗi ô sàn 7,8x7,8 m có 1 tưòng 110 và có 1 tưòng 220 ở trên ,như vậy khối lượng xây tường của ô sàn 7,8x7,8 m là 7,8 .(3,3-0,15) .(0,11+0,22) = 8,11m3 Tường bao xung quanh có khối lượng lượng : 22,03 m3 Khối lượng xây tường 1tầng là : 14 . 8,11 +22,03 = 135,57m3 . 5)Tính khối lượng công tác trát tường Tầng 1 Tổng diện tích tường là : 196,8+233,7+330,46+69,29+243 .54+148,8 = 1223 m2 Diện tích trát tường là : 2 .1223 = 2446 m2 Diện tích trát tường ngoài là : 233,7+330,46+243,54 = 807,7 m2 Diện tích trát tường trong là : 1638 m2 Tầng 2 Tổng diện tích tường là : + = 1048 m2 Diện tích trát tường là : 2 .1048 = 2096 m2 Diện tích trát tường ngoài là : = 658 m2 Diện tích trát tường trong là : 2096-658 = 1438 m2 Tầng 3 Tổng diện tích tường là : + = 1135 m2 Diện tích trát tường là : 2 .1135 = 2269 m2 Diện tích trát tường ngoài là : = 714 m2 Diện tích trát tường trong là : 2269-714 = 1155 m2 Tầng 4 Tổng diện tích tường là : 57 .56+138,7+100 +101,4 = 397,7 m2 Diện tích trát tường là : 2 .398 = 795 m2 Diện tích trát tường ngoài là : 159,6 m2 Diện tích trát tường trong là : 795-159,6 = 635,4 m2 Tầng 5_16 Tổng diện tích tường là : 342,8+101,4+342,8 = 787m2 Diện tích trát tường là : 2 .787 = 1574 m2 Diện tích trát tường ngoài là : 101,4 m2 Diện tích trát tường trong là : 1574-101 = 1473 m2 6)Tính khối lượng công tác lát nền Tầng 1 : Sln = 2180m2 Tầng 2 : Sln = 2355m2 Tầng 3 : Sln = 2050m2 Tầng 4 : Sln = 912m2 Tầng 5_16 : Sln = 812m2 7)Tính khối lượng công tác lắp cửa diện tích lắp cửa lấy bằng 20% tổng diện tích xây tường Tầng 1 : Slc = 0,2 .350,9 = 70,2m2 Tầng 2 : Slc = 0,2 .216 .3 = 43,26m2 Tầng 3 : Slc = 0,2 .234,5 = 46,9m2 Tầng 4 : Slc = 0,2 .109,6 = 21,9m2 Tầng 5_16 : Slc = 0,2 .135,6 = 27,1m2 8)Tính khối lượng công tác thi công mái - Xây tường mái: Tường mái dày 220 cao 90cm .Tổng chiều dài của tường mái là: 23,4 x 2 + 39 x 2 = 124,8m ị Khối lượng xây tường mái là: 124,8 x 0,9 x 0,22 = 24,71m3 - Đổ bê tông xỉ tạo dốc dày trung bình 10cm Phần mặt bằng mái đổ bê tông có diện tích 807m2. ị Khối lượng bê tông xỉ tạo dốc là: 807 x 0,1 = 80,7m3 - Đổ bê tông chống thấm dày 4cm lưới thép F5a200 + Khối lượng bê tông: 807 x 0,04 = 32,28m3 + Khối lượng cốt thép: Trên 1m2 mái có 10F5 dài 1m. 10 x x 1 x 7850 = 1,54kg Khối lượng cốt thép: 807 x 1,54 = 1242,78kg - Lát gạch lá nem (2 lớp gạch lá nem): Khối lượng lát gạch là 807m2 - Trát tường mái: Khối lượng trát tường mái là: 2 x 124,8 x 0,9 = 112,32m2 x 2 = 224,64m2 iii)Chọn máy thi công Chọn cần trục tháp . Xác định các thông số yêu cầu: Chiều cao nâng cần thiết : Hyc = Hct + Hat +Hck +Ht Trong đó : Hct _Độ cao của công trình (Độ cao lớn nhất ) Hct = 60,9 m Hat _Khoảng cách an toàn .Lấy Hat = 1 m Hck _Chiều cao cấu kiện .Hck = 1,5m. Ht _Chiều cao thiết bị treo buộc: Ht = 1,5 m. ị Hyc = 60,9 + 1 + 1,5 +1,5 = 64,9 m Tầm với cần thiết Ryc = r + B. Trong đó : B _ bề rộng nhà B = 48,1 m r = 5 +1 +1,2 +0,2 = 7,4 m. với : 5m _bán kính ray của cần trục (giả thiết ) 1m _ Khoảng cách an toàn 1,2 m _Chiều rộng dàn giáo 0,2 m _Khoảng cách từ dàn giáo đến chân công trình ị Ryc = 7,4 + 48,1 = 55,5 m Chọn cần trục tháp: Cần ttrục tháp chọn hợp lí là đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thi công và đảm bảo giá thành rẻ. Dựa vào các thông số yêu cầu đã tính ở trên, mặt bằng thi công hình dáng, kích thước công trình và các phân tích trong phần giải pháp thi công ta chọn cần trục tháp có đối trọng trên loại C7050 do Trung Quốc sản xuất(do mặt bằng thi công tương đối trật hẹp nên ta chọn cần trục đối trọng trên).Cần trục C_7050 có các thông số kỹ thuật phù hợp sau: Chiều cao nâng lớn nhất :H max = 74 m Tầm với lớn nhất : Rmax = 63 m. Vận tốc nâng : Vn = 32 m/phút Vận tốc quay : Vq = 0,7 vòng/ phút . Vận tốc di chuyển xe con :Vdcx = 96 m/ phút . Chiều rộng ray : 8 m. Công suất làm việc : 51,5 kW Tính năng làm việc: R(m) 20 23 27 30 33 37 40 40,2 43 47 50 53 57 60 63 Q(T) 21 20 19,4 16,1 12,7 11,1 10,1 10 9,5 8,5 7,9 7,3 6,6 6,2 5,4 c)Kiểm tra công suất của cần trục tháp Tính năng suất của cần trục tháp Năng suất tính toán của cần trục chính là năng suất đổ bê tông của nó và được tính theo công thức: Ns = 8 .Nk .K2 .K3 (m3/ca) Trong đó : Nk là năng suất kỹ thuật đổ bê tông của cần trục(m3/h) K2 là hệ số sử dụng cần trục theo thời gian.Với cần trục tháp K2 = 0,9 K3 là hệ số sử dụng theo mức độ khó đổ của kết cấu K3 = 0,85 với sàn sườn K3 = 0,6 với cột vách Vậy ta lấy trung bình K3 = 0,7 Tính năng suất kỹ thuật của cần trục tháp: Năng suất kỹ thuật đổ bê tông của cần trục tính theo công thức: Nk = Q .nk .K1 Trong đó : Q là dung tích thùng đựng vữa bê tông:Q = 1m3 K1 là hệ số sử dụng cần trục theo sức nâng khi làm việc với mã hàng cố định .Do khi chiều dài tay bằng 60 m thì Q = 6,2 T(1m3 bê tông nặng 2500 Kg) nên ta lấy K1 = 1 nk là số chu kì đổ bê tông trong 1 giờ nk = Với Tck llà thời gian 1 chu kì đổ bê tông (phút ) T ck = T1 + T2 + T1 là là thời gian maý làm việc: T1 = Tnâng + T ha + T quay Tnâng = = = 1,8 (phút) (Sn là khoảng cách từ mặt đất đến sàn mái Sn = 57,6 m) T ha = Tnâng = 1,8 (phút) T quay = 2. = 2 . = 0,95 (phút) (Giả thiết quay 1200) ị T1 = 1,8 + 0,95 + 1,8 = 4,55 (phút) T2 là thời gian thi công thủ công gồm : Thời gian móc và tháo cẩu Thời gian trát bê tông Lấy T2 = 1 phút ịTck = 4,55 + 1 = 5,5 (phút) nk = = = 10,9 (m3/h) Vậy: Nk = Q .nk .K1 = 1 .10,9 .1 = 10,9 (m3/ca) Năng suất sử dụng cần trục là : Ns = 8 .Nk .K2 .K3 = 8.10,9 .0,9 .0,85 = 66,7 (m3/ca) .Khối lượng tương ứng là 66,7 .2,5 = 166,7 T/ca d) Tính vận chuyển lên cao trong ngày Để tính toán khối lượng vận chuyển lên cao trong ngày ta dựa vào khối lượng vật liệu một tầng và số phân đoạn khu (tức là số ngày thi công tầng đó).Cụ thể ta tính toán với tầng 10 là tầng dự kiến có khối lượng vận chuyển lớn nhất và vận chuyển lên khá cao trong 1 ngày. Dựa vào bảng thống kê vật liệu của tầng 10 ta có -Khối lượng bê tông :232,2 m3 -Khối lượng thép :27,43 T -Khối lượng ván khuôn :1468 m2 -Khối lượng xây tường : 135,6 m3 -Khối lượng trát tường : 1473 m2 -Khối lượng lát nền : 812 m2 Số phân đoạn là 8 .Vậy khối lượng cần vận chuyển 1 ngày: -Bê tông : = 25,8 m3 ịG1 = 2,5 .25,8 = 64,5 T -Cốt thép : G2 = 3,43 T -Ván khuôn :khối lượng 1 tấm ván khuôn định hình 300x1500 là 14,2 Kg (diện tích 0,45 m2).Vậy khối lượng ván khuôn là : G3 = . = 5,15 T -Khối lượng xây tường là G4 = = 27,12 T -Khối lượng trát tường là (trát dày 1,5 cm) : G5 = = 4,42 T -Khối lượng lát nền (Gạch lát dày 1 cm , g = 2 T/m3) : G6 = = 1,81T Vậy khối lượng vận chuyển lên cao trong ngày là: G = G1 + G2 + G3 + G4 +G5 + G6 = 64,5+3,43+5,15+27,12+4,42+1,81 = 106,42 T/ca Như vậy cần trục đã chọn đảm bảo khả năng vận chuyển lên cao trong một ngày.Ngoài ra ta còn dùng vận thăng để vận chuyển người và một số loại vật liệu hỗ trợ cho cần trục. Chọn vận thăng cho công trình . Công trình thi công hiện đại đòi hỏi phải có 2 vận thăng : Vận thăng vận chuyển người Vạnn thăng vận chuyển vật liệu , dụng cụ , dàn giáo. Căn cứ vào chiều cao công trình và khối lượng vận chuyển trong ngày ta chọn các loại vận thăng sau: + Máy TP_5 vận chuyển vật liệu có các đặc tính : Độ cao nâng 50 m Sức nâng 0,5T Tầm với R = 3,5m Vận tốc nâng 7m/s Công suất động cơ 3,5 KW. + Máy PGX 800_16 vận chuyển người có các đặc tính sau: Sức nâng 0,8T Độ cao nâng 50m Tầm với 1,3m Vận tốc nâng 16m/s Công suất động cơ 3,1KW Chiều cao của công trình là 57,6 m vì vậy để tăng độ cao nâng của các vận thăng ta lắp thêm một số đoạn cho các vận thăng mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của chúng. Chọn máy đầm bê tông Chọn máy đầm dùi để đầm bê tông vách, cột, dầm và máy đầm bàn để đầm bê tông sàn để đầm bê tông sàn và cầu thang Căn cứ vào khối lượng bê tông thi công trong một ngày mà quyết định chọn máy đầm bê tông thích hợp. + Khối lượng bê tông dùng đầm bàn lớn nhất trong một ngày là: qbt = 12,2 m3 ịKhối lượng bê tông dùng đầm bàn lớn nhất trong một giờ là: qbt = 1,52m2 + Khối lượng bê tông dùng đầm dùi lớn nhất trong một ngày là: qbt = 12,64m3 ị Khối lượng bê tông dùng đầm bàn lớn nhất trong một ngày là: qbt = 1,58m3 Chọn máy đầm dùi có dây mềm mã hiệu U_21 Thông số : Năng suất 6m3 /h Thời gian đầm tại chỗ 30 giây Bán kính tác dụng 25 –30 cm Chiều sâu đầm 20- 40 cm Chọn máy đầm bàn mã hiệu U_7 Thông số : Năng suất 5m3 /h Thời gian đầm tại chỗ 50 giây Bán kính tác dụng 20 –30 cm Chiều sâu đầm 10- 30 cm iV)biện pháp kỹ thuật thi công Công trình là nhà cao tầng, khung bê tông cốt thép kết hợp với vách chịu lực nên việc thi công rất phức tạp và tốn nhiều thơì gian, nhân lực, vật lực, đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của các cán bộ thi công. 1) .Biện pháp thi công cột, vách. a - Xác định tim, trục cột, vách Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các trục của vách cứng và các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, ị trí yêu cầu. b - Lắp dựng cốt thép Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công là: + Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí. + Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ. + Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. - Lắp dựng cốt thép: Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt. - Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép. - Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén. - Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo: + Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau. + Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công. + Sau khi lồng và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột. c - Ghép ván khuôn, cột - Yêu cầu chung: + Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế. + Đảm bảo đọ bền vững ổn định trong khi thi công . + Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng. - Biện pháp: Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn cần làm vệ sinh chân cột, chân vách. + Ta đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác. + Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột .Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại. + Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán. + Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có ren điều chỉnh và các dây neo. d - Công tác bê tông cột vách. Trước khi đổ bê tông cột vách ta kiểm tra lại lần cuối ván khuôn, cốt thép cột, vách và làm vệ sinh sạch sẽ .Phải tưới nước xi măng ở dưới chân cột, vách trước để tạo sự bám dính tốt . Bê tông dùng để thi công là bê tông thương phẩm mua của các công ty bê tông được chở đến công trường bằng xe chuyên dùng .Vì vậy để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục, kịp thời, phải khảo sát trước được tuyến đường tối ưu cho xe chở bê tông đi .Ngoài ra, vì công trình thi công trong thành phố nên thời điểm đổ bê tông phải được tính toán trước sao cho việc thi công bê tông không bị ngừng, ngắt đoạn do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông đi lại cản trở sự vận chuyển bê tông .Đặc biệt tránh các giờ cao điểm hay gây tắc đường... Việc vận chuyển và đổ bê tông tại công trường được thực hiện bằng cần trục tháp có nhược điểm là tốc đọ chậm, năng suất thấp .Do đó muốn sử dụng có hiệu quả việc đổ bê tông bằng cần trục tháp phải tổ chức thật tốt, công tác chuẩn bị phải đầy đủ, không để cần trục phải chờ đợi. Tại đầu tập kết vữa bê tông: Vữa bê tông được xe chở bê tông chở đến và đổ vào thùng chứa vữa (dung tích 0,5-2m3) .Sử dụng ít nhất 2 thùng chứa vữa để trong khi cần trục cẩu thùng này thì nạp vữa vào cho thùng kia .Khi cần trục hạ thùng thứ nhất xuống tháo móc cẩu ra thì thùng thứ hai đã sẵn sàng có thể móc cẩu vào và cẩu được luôn, không phải chờ đợi .Phải chuẩn bị mặt bằng và công nhân để điều chỉnh hạ thùng xuống đúng vị trí, tháo lắp móc cẩu được nhanh. Tại đầu đổ bê tông: Phải có sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa người đổ bê tông và người lái cẩu .Đầu tiên là định vị vị trí đổ bê tông của thùng vữa đang cẩu lên, sau đó là cách đổ như thế nào, đổ một chỗ hay nhiều vị trí, đổ dầy hay mỏng, phạm vi đổ vữa bê tông .Việc này được thực hiện nhờ sự điều khiển của một người hướng dẫn cẩu. Thùng chứa vữa bê tông có cơ chế nạp bê tông vào và đổ bê tông ra riêng biệt, điều khiển dễ dàng .Công nhân đổ bê tông đứng trên các sàn công tác thực hiện việc đổ bê tông. Để tăng khả năng thao tác và đưa bê tông xuống gần vị trí đổ, tránh cho bê tông bị phân tầng khi rơi tự do từ độ cao hơn 3,5m xuống, có thể lắp thêm các thiết bị phụ như phễu đổ, ống vòi voi, ống vải bạt, ống cao su. Bê tông được đỏ thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp đổ 30-40cm, đầm kỹ bằng đầm dùi sau đó mới đổ lớp bê tông tiếp theo. Khi đổ cũng như kh đầm bê tông cần chú ý không gây va đập làm sai lêch vị trí cốt thép. Khi đổ bê tông xong cần làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa bê tông để chuẩn bị cho lần đổ sau. * Chú ý: Phải kiểm tra lại chất lượng và độ sụt của bê tông trước khi sử dụng. e) -Công tác tháo ván khuôn. Ván khuôn cột, vách là loại ván khuôn không chịu lực do đó sau khi đổ bê tông được 2-3 ngày ta tiến hành tháo ván khuôn cột, vách. Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thết kế) để liên kết với ván khuôn dầm. Ván khuôn được tháo theo nguyên tắc: “Cái nào lắp trước thì tháo sau, cái nào lắp sau thì tháo trước”. Việc tách, cậy ván khuôn ra khỏi bê tông phải được thực hiện một cách cẩn thận tránh làm hỏng ván khuôn và làm sứt mẻ bê tông. Để tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, người ta dùng các đòn nhổ đinh, kìm, xà beng và những thiết bị khác. * Chú ý: cần nghiên cứu kỹ sự truyền lực trong hệ ván khuôn đã lắp để tháo dỡ được an toàn. 2) .Biện pháp thi công dầm sàn. a - Lắp dựng ván khuôn dầm, sàn Lắp hệ giáo PAL theo trình tự: + Đặt bộ kích (gồm đế và kích) liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng ngang và giằng chéo. + Lắp dựng khung giáo vào từng bộ kích. + Lắp các thanh giằng ngang và chéo. + Lồng khớp nối và làm chặt bằng chốt giữa khớp nối, các khung được chồng tới vị trí thiết kế. + Điều chỉnh độ cao của hệ giáo bằng kích. Sau đó tiến hành đặt các ván đáy, ván thành, ván sàn. Kiểm tra lại độ bằng phẳng và kín thít của khuôn. b - Công tác cốt thép dầm, sàn Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại xem cốt thép đã đủ số lượng, đúng chủng loại, đúng vị trí hay chưa, vệ sinh cốt thép, tưới nước cho ẩm bề mặt ván khuôn. Đổ bê tông bằng cần trục tháp tương tự như khi thi công bê tông cột .Đầm bê tông sàn bằng đầm bàn và đầm bê tông dầm bằng đầm dùi. Việc ngừng đổ bê tông phải đảm bảo đúng mạch ngừng thiết kế Trước khi đổ bê tông phân khu tiếp theo cần làm vệ sinh mạch ngừng, làm nhám, tưới nước xi măng để tăng độ dính kết rồi mới đổ bê tông. c - Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn. Bê tông sau khi đổ phải có quy trình bảo dưỡng hợp lý, phải giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm .Hai ngày đầu cứ 2 giờ đồng hồ tưới nước một lần .Lần đầu tưới sau khi đổ bê tông 4-7 giờ .Những ngày sau khoảng 3-10 giờ tưới một lần tuỳ theo nhiệt độ không khí (nhiệt độ càng cao càng tưới nhiều, càng thấp càng tưới ít) .Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ 24kg/cm2 (mùa hè từ 1-2 ngày, mùa đông 3 ngày). Việc tháo ván khuôn được tiến hành khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế (khoảng 24 ngày với nhiệt độ 200C) .(Dầm nhịp 7,8m) Tháo ván khuôn theo các nguyên tắc như đã nói ở phần tháo ván khuôn cột. 3) .Biện pháp thi công phần mái. Sau khi đổ xong bê tông chịu lực sàn mái ta tién hành xây tường mái và tận dụng tường mái làm thanhf chắn để thi công bê tông xỉ tạo dốc. Bê tông xỉ được tạo dốc về phía thu nước theo độ dốc thiết kế (2%) .Sau ki đổ bê tông xỉ được vài ngày ta tiến hành đặt cốt thép của lớp bê tông chống thấm, biện pháp lắp đặt và đổ bê tông chống thấm giống như đổ bê tông dầm sàn. Sau đó tiếp tục là các công tác lát gạch lá nem, trát và sơn tường mái .Các công việc này phải hoàn thành trước khi quét sơn tầng mái để tránh làm bẩn tường phía dưới. 4) .Biện pháp thi công phần hoàn thiện công trình Công tác hoàn thiện công trình được tiến hành sau khi mặt bằng thi công đã được giải phóng và bao gồm các công tác: Xây tường, lắp khung cửa, điện nước, trát tường, lắp trần, lát nền, quét sơn.. a) .Công tác xây tường. Tường được xây thành từng đợt, với công trình này tầng điển hình cao 3,3m tức là tường cao (3,3 – 0,45) = 2,85m ta chia làm 2 đợt theo chiều cao, mỗi đợt cao 1,45m. Khối xây phải được đảm bảo yêu cầu ngang bằng, đứng thẳng mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng khối xây đặc chắc. Trước khi xây, gạch phải được tưới nước kỹ để không xảy ra hiện tượng gạch hút nước từ vữa xây. Xây tường cao lớn hơn 2m ta bắt đầu sử dụng dàn giáo. Trước khi xây tường cần chuẩn bị: dao xây, bay xây, xẻng rải vữa, nivô, quả dọi, thước tầm, thước đo góc vuông và mỏ căng dây. b) .Công tác trát. Sau khi tường xây khô thì mới tiến hành trát vì nếu trát sớm thì do vữa trát mau đông cứng hơn vưã xây sẽ gây ảnh hưởng tới việc đông cứng của vữa xây, xuất hiện vết nứt. Để đảm bảo vữa trát bám chắc thì mạch vữa lõm sâu 10mm .Với cột, vách trước khi trát phải tạo mặt nhám bằng cách quét phủ một lớp nước xi măng. Khi trát phải kiểm tra độ bằng phẳng, độ nhẵn của tường bằng dây dọi, thước và nivô. - Trình tự trát: Trát từ trên xuống Trát tường chia làm 2 lớp: lớp vảy và lớp áo. + Lớp trát vảy: dày khoảng 0,5-1,0cm không cần xoa phẳng + Lớp trát hoàn thiện: dày khoảng 1,0cm tiến hành trát sau khi lớp vảy đã khô cứng. Mạch ngừng trát vuông góc với tường. c) .Công tác lát nền sàn. Đặt ướm thử các viên gạch theo 2 chiều của ô sàn, nếu thừa thì phải điều chỉnh dồn về 1 phía hay 2 phía sao cho đẹp .Sau khi đã làm xong các bước kiểm tra góc vuông và ướm thử ta đặt cố định, 4 viên gạch ở 4 góc, căng dây theo 2 chiều để căn chỉnh các viên còn lại. Lát các hàng gạch theo chu vi ô sàn để lấy mốc chuẩn cho các viên gạch phía trong, kiểm tra bằng phẳng của sàn bằng nivô. Tiến hành bắt mạch bằng vữa xi măng trắng hoà thành nước sao cho xi măng lấp đầy mạch .Sau đod lau sạch xi măng bám trên bề mặt gạch. Gạch được lát từ trong ra ngoài để tránh dẫm lên gạch khi vữa mới lát xong. Lát xong mỗi ô sàn nền, tránh đi lại ngay để cho vữa lát đông cứng .Khi cần đi lại thì ohải bắc ván. d) .Công tác quét sơn. Sau khi mặt trát khô hoàn toàn thì mới tiến hành quét vôi (khoảng 5-6 ngày) .Vôi được quét thành 2 lớp: lớp lót và lớp mặt . Lớp lót là nước vôi sữa màu trắng .Lớp mặt là lớp ve mầu được pha từ vôi sữa, nước và ve mầu tạo thành mầu cần pha .Lớp ve mầu được quét sau khi lớp lót đã khô. Công tác quét vôi chỉ đảm bảo yêu càu khi màu mảng tường đồng nhất, đều, phẳng mịn và không có vết loang lổ. Việc quét vôi trong nhà được thực hiện từ tầng 1 đến tầng mái còn quét vôi ngoài nhà được thực hiện từ tầng mái xuống tầng 1. c - tổ chức thi công và tổng tiến độ 1) Tổ chức thi công Công trình thi công là nhà cao tầng nên việc thi công đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ , phải được áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến nhằm đảm bảo chất lượng ,kinh tế và thời gian *) Biện pháp thi công Công trình càn thi công là nhà cao tầng có đặc điểm là số lượng công việc khác nhau không nhiều (từ tầng 5 đến tầng 16 giống nhau ), các việc được tiến hành theo một trình tự không đổi.Do các đặc điểm trên ta chọn phương án thi công công trình theo phương pháp dây chuyền vì phương pháp này có đặc điểm là công việc được tiến hành một cách liên tục và khả năng chuyên môn hoá các công việc và vị trí công tác cao, qua đó nâng cao năng suất lao động, tạo sự cân đối của sản xuất ,đem lại hiệu quả kinh tế cao, rút ngắn thời gian thi công . *) Giải pháp máy thi công Do việc thi công theo phương pháp dây chuyền nên khối lượng vận chuyển trong ngày không quá lớn nên giải pháp chọn máy thi công là cần trục tháp là phương án tối ưu .Cần trục tháp dùng để vận chuyển cấu kiện , vật liệu và bê tông .Vận chuyển bê tông bằng cần trục tháp khá cơ động, có thể đưa bê tông tới mọi điểm nằm trong tầm với nhanh và chính xác và có thể đổ bê tông với khối lượng nhỏ tại vài điểm khác nhau như đổ cột ,dầm sàn tương đối thuận lợi .Ngoài ra vận chuyển bê tôngbằng cần trục tháp sẽ làm giảm chi phí xây dựng công trình một cách đáng kể do cần trục tháp đã có tính đôí với việc lắp đặt và sử dụng để vận chuyển các cấu kiện và vật liệu khác . Phân chia phân đoạn thi công Để thi công công trình ,phần thân công trình ta chia làm các đợt để thi công .Ngoài ra còn có đợt thi công móng và phần mái công trình . Trong mỗi đợt lại chia ra làm các phân đoạn (khu vực ) theo các căn cứ sau: +Các phân đoạn cần có khối lượng công tác như nhau, sai lệch không quá 20_25% . + Kích thước mỗi phân đoạn đủ lớn cho một tổ đội với số lượng ít nhất có đủ không gian làm việc . +Khối lượng công tác trong mỗi phân đoạn không quá lớn mà phải phù hợp với năng suất của máy thi công và của các tổ đội . +Đảm bảo mạch ngừng thi công ở trên phần kết cấu có lực cắt tương đối nhỏ . Để thi công công trình cần có các tổ đội chính như sau: +Tổ công nhân thi công ván khuôn cột, vách + Tổ công nhân thi công cốt thép thép cột, vách +Tổ công nhân thi công bê tông cột,vách +Tổ công nhân tháo ván khuôn cột, vách . +Tổ công nhân thi công ván khuôn dầm, sàn +Tổ công nhân thi công cốt thép dầm ,sàn +Tổ công nhân thi công bê tông dầm sàn +Tổ công nhân tháo ván khuôn dầm , sàn . Qua các yêu cầu ta phân đoạn thi công như hình vẽ : Sau khi phân đoạn ta có thể xác định được số nhân công và thời gian thi công một công việc trong toàn khu . Số nhân công thi công trong một khu vực được xác định bằng công thức : N = (nhân công ) Trong đó : Q _Khối lượng lao động trên m phân đoạn A_Số ca làm việc trong 1 ngày K_Nhip dây chuyền (K = 1) m_là số phân đoạn . Thời gian thi công một công trình việc đựoc tính theo công thức : K = . Từ đó ta lập bảng tiến độ cho công trình . 2) Lập tiến độ thi công công trình . Sau khi đã tính toán được khối lượng các công việc, khối lượng lao động cho các công việc ta tiến hành sắp xếp nhân lực tổ chức thi công sao cho: -Đạt hiệu quả về kinh tế kỹ thuật (tận duụng tối đa công suất máy móc, thiết bị thi công . -Đạt hiệu quả về mặt thời gian ( hoàn thành công trình sớm nhất có thể hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư ) -Nâng cao năng suất lao động của tổ đội -Phân bố mức sử dụng tiền vốn, vật tư hợp lí . Tiến hành tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, biểu diễn tiến độ theo sơ đồ xiên bằng các dây chuyền chuyên môn .Ta lập bảng tiến độ như sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc123.DOC
Tài liệu liên quan