Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam - Trần Đình Hòa

Tài liệu Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam - Trần Đình Hòa: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 1 THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM Trần Đình Hoà, Đặng Hoàng Thanh, Đỗ Hoài Nam Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tóm tắt: Nguồn nước là một tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm phục vụ cho phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày một diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu; do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bài báo này trình bày một cái nhìn tổng quan về hiện trạng nguồn tài nguyên nước gồm cả hai yếu tố đó là lượng và chất, phân bố theo không gian và thời gian và những tồn tại trong quản lý khai thác nguồn nướ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thách thức và một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam - Trần Đình Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 1 THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM Trần Đình Hoà, Đặng Hoàng Thanh, Đỗ Hoài Nam Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tóm tắt: Nguồn nước là một tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm phục vụ cho phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày một diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu; do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bài báo này trình bày một cái nhìn tổng quan về hiện trạng nguồn tài nguyên nước gồm cả hai yếu tố đó là lượng và chất, phân bố theo không gian và thời gian và những tồn tại trong quản lý khai thác nguồn nước, tiếp sau đó là bàn luận về các đề xuất mang tính định hướng nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Từ khóa: An ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, nguồn nước, tài nguyên nước Summary: Water is a valuable resource that has an important and decisive influence on people's lives as well as the development of the country. Therefore, ensuring water security for sustainable development is a very important and necessary task. Particularly in the context of climate change (CC) is a complicated and unpredictable evolution as today. Especially in the context of climate change (CC) are increasingly complicated and unpredictable as today.. Vietnam is one of the most affected countries by climate change; therefore, ensuring water security is more urgent than ever. This paper presents an overview of the current status of water resources including both quality and quality, spatial and temporal distribution, and shortcomings in water resource management, and then addresses oriented suggestions to ensure the water security in Vietnam in the context of climate change. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Sau 30 năm kể từ ngày nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, đất nước đã phát triển lên một tầm cao mới cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp đến nay đã dần trở thành một nước đang phát triển. Các khu công nghiệp, các nhà máy, tập đoàn lớn đang được hình thành và phát triển; các thành phố, các khu đô thị mới đang phát triển một cách Ngày nhận bài: 05/4/2017 Ngày thông qua phản biện: 24/4/2017 Ngày duyệt đăng: 15/5/2017 nhanh chóng; tại các địa phương, các vùng nông thôn cũng đã được đô thị hóa rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, dân số nước ta cũng đã phát triển rất nhanh trong giai đoạn vừa qua. Đó là những thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã đạt được trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển chung đó, cũng đã để lại nhiều hệ lụy . Nhu cầu về sử dụng nước ngày càng tăng cao trong khi nguồn nước ngày càng suy thoái; Tình trạng khai thác nguồn nước ngầm và việc phát triển các đập nước cũng khiến khối lượng và chất lượng tài nguyên nước suy giảm; ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tăng cao, đã ảnh KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 2 hưởng sâu sắc tới cuộc sống và khả năng tiếp cận nước sạch của người dân. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho thời tiết trở nên cực đoan hơn, khiến lượng mưa thay đổi, gia tăng các đợt lũ lụt và hạn hán cả về tần suất và mức độ. Dòng chảy kiệt, nước ngầm suy giảm đáng kể kết hợp với mực nước biển có xu hướng tăng cao dẫn đến triều cường và xâm nhập mặn gia tăng, gây ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Tất cả những điều đó đã và đang làm cho cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường, an ninh nguồn nước bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội quan trọng của đất nước là những nơi chịu tác động nặng nề nhất, như thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở phía Nam. Do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước. Cũng như một số quốc gia khác, đảm bảo an ninh nguồn nước đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. 2. THÁCH THỨC VỀ NGUỒN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BĐKH Ở VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về tài nguyên nước ở Việt Nam [3], [5] Việt Nam có hơn 2.360 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính, 126 con sông có nguồn từ nước ngoài chảy vào nội địa, 76 con sông từ trong nước chảy qua nước khác và 4 con sông chảy vào nhưng sau đó lại chảy ra. Toàn quốc có 108 lưu vực sông (LVS), trong đó 16 LVS có diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2 và 10 trên tổng số 16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72 % . Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 830 tỉ m3 được tập trung chủ yếu trên 9 LVS lớn (Hình 1), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tuy nhiên, khoảng 63 % nguồn nước mặt của Việt Nam (tương ứng với 520 tỷ m3) được tạo ra bởi phần diện tích lưu vực nằm ngoài biên giới, chỉ có gần 310 tỉ m3 mỗi năm được tạo ra bởi phần diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, tổng trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất được đánh giá vào khoảng 63 tỷ m3/năm. Hình 1: Ranh giới giữa các lưu vực sông ở Việt Nam Tổng lượng nước hiện đang được khai thác, sử dụng hàng năm của Việt Nam vào khoảng 80,6 tỷ m3, chiếm xấp xỉ 10 % tổng lượng nước hiện có của cả nước. Trong đó, trên 80 % lượng nước được sử dụng cho mục đích nông KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 3 nghiệp (khoảng 65 tỷ m3/năm). Nước dưới đất được khai thác sử dụng chủ yếu cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với gần 40 % lượng nước cấp cho đô thị và khoảng gần 80 % lượng nước sử dụng cho sinh hoạt nông thôn. 2.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến An ninh nguồn nước ở Việt Nam BĐKH đã và đang là một thách thức lớn nhất đối với việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam và đe doạ an ninh lương thực thế giới. i/. Ảnh hưởng của BĐKH đến một số yếu tố ở Việt Nam Với đặc điểm về khí tượng, thủy văn, và địa hình đa dạng, phong phú các ảnh hưởng của BĐKH đối với Việt Nam theo kịch bản BĐKH được cập nhật (năm 2016) về một số yếu tố như sau [5]. Nhiệt độ trung bình năm Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên toàn quốc, với mức tăng lớn hơn ở khu vực phía Bắc so với khu vực phía Nam, tăng nhiều nhất trong mùa hè và tăng ít hơn vào mùa đông. Theo kịch bản trung bình, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta vào giữa thế kỷ tăng phổ biến từ 1,3 - 1,7 oC, trong đó Bắc Bộ (bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ) có mức tăng cao nhất, từ 1,6 - 1,7 oC, tiếp đến là Bắc Trung Bộ có mức tăng là 1,5 - 1,6 oC; miền khí hậu phía Nam (bao gồm Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ) có mức tăng là 1,3 - 1,4 oC. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng chủ yếu từ 1,9 - 2,4 oC ở phía Bắc và từ 1,7 - 1,9 oC ở phía Nam. Lượng mưa trung bình năm Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng trong tương lại. Theo kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm tăng trên cả nước với mức tăng từ 5 - 15 %. Mức tăng thấp nhất ở Nam Tây Nguyên, cao nhất ở Đông Bắc và phần Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, phố biến từ 10 - 30 %. Đến cuối thế kỷ , mức biến đổi của lượng mưa trung bình năm có phân bố tương tự với giữa thế kỷ , tuy nhiên, mức tăng cao hơn khoảng 5 %. Mực nước biển dâng khu vực Biển Đông Mực nước biển có xu thế tăng trên toàn biển Đông, dọc ven biển Việt Nam giá trị mực nước biển dâng tăng dần từ bắc vào nam. Theo kịch bản trung bình, vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa vào khoảng 58 cm (36 - 80 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu, với giá trị khoảng 53 cm (32 - 75 cm). ii/. Tác động của BĐKH đến an ninh nguồn nước Tác động của BĐKH đến Việt Nam mang tính toàn diện, tuy nhiên do điều kiện địa hình của Việt Nam khá đa dạng, phong phú, vì thế tác động của BĐKH đến mỗi vùng miền có những đặc điểm và mức độ khác nhau. Sơ bộ có thể tạm thời đánh giá các tác động chủ yếu của BĐKH đến các vùng miền ở Việt Nam như sau. Khu vực miền núi phía Bắc Tác động của BĐKH đối với khu vực này nặng nề nhất xuất phát từ các đợt khô hạn kéo dài và mưa tập trung với cường suất lớn dẫn đến lũ quét nguy hiểm. Vấn đề đặt ra cho vùng này là đảm bảo an toàn cho các công trình dâng, trữ nước [2]. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung Bên cạnh các đợt khô hạn kéo dài và mưa tập trung với cường suất lớn gây nên hạn hán và lũ lụt. Vùng này còn chịu tác động của vấn đề nước biển dâng, bão dẫn đến vấn đề xâm nhập mặn và sạt lở bờ biển (Hình 2). Vấn đề đặt ra cho vùng này ngoài chú trọng đến xây dựng, quản lý khai thác hiệu quả các công trình điều tiết nguồn nước thì vấn đề môi trường, chất lượng nước trong mùa khô cũng rất cần được KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 4 quan tâm giải quyết do tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước gây ra. Hình 2: Hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường và sạt lở bờ (nguồn Internet) Khu vực Tây Nguyên Khu vực Tây nguyên với đặc điểm là khả năng trữ nước trong lòng đất thấp hơn vùng núi phía Bắc và địa hình bị chia cắt nhiều bởi các đồi núi thấp (không có khả năng xây dựng được các hồ chứa, đập trữ nước lớn). Vì vậy, vấn đề nghiên cứu các giải pháp điều tiết, cân đối nguồn nước giữa 2 mùa mưa và khô là hết sức quan trọng (Hình 3). Hình 3: Hạn hán ở Tây nguyên (nguồn Internet) Khu vực Nam Trung Bộ Đây là khu vực có lượng mưa thấp nhất Việt KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 5 Nam (trung bình năm dưới 1000 mm), thường xuyên có các đợt khô hạn kéo dài. Vùng này còn chịu tác động của vấn đề nước biển dâng, bão dẫn đến vấn đề xâm nhập mặn và sạt lở bờ biển. Vấn đề quan trọng nhất đối với vùng này là tạo nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Khu vực Nam Bộ Đây là khu vực khá bằng phẳng với địa chất yếu và khá thấp, dễ bị ngập lụt và xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, khu vực Nam Bộ là vùng có lượng mưa trung bình, nhưng nguồn nước bổ cập từ nước ngoài về khá lớn. Vấn đề quan trọng nhất đối với vùng này là kiểm soát được nước mặn, giữ ngọt và đảm bảo được môi trường hệ sinh thái để phục vụ phát triển kinh tế bền vững (Hình 4) Hình 4: Hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển và ngập lụt vùng ĐBSCL (nguồn Internet) 2.3. Thực trạng và thách thức về an ninh nguồn nước Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, những thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước đã có từ lâu, nhưng ngày nay dưới sức ép của việc phát triển mạnh về kinh tế và gia tăng dân số, cùng với tác động của BĐKH diễn ra nhanh hơn dự đoán đã làm cho các thách thức càng trở nên hiện hữu và nguy hiểm hơn. Các tác động bất lợi sẽ gia tăng lên một mức độ cao hơn, trầm trọng hơn. Nhiều vấn đề về tài nguyên nước trước đây chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực nhanh hơn. Biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường, Với đặc điểm về khí tượng, thủy văn, dòng chảy và địa hình đa dạng, phong phú như vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về an ninh nguồn nước. Các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý, các chuyên gia và tổ chức nghiên cứu khoa học đều cơ bản có chung những nhận định về các thách thức đối với an ninh nguồn nước như sau [1],[3],[6]. Thứ nhất, nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các con sông từ nước ngoài Như đã được trình bày ở trên, có tới 63 % tổng lượng dòng chảy sông ngòi của Việt Nam đến từ ngoài lãnh thổ. Tính riêng cho lưu vực sông Mê Công, tỷ lệ này đã chiếm tới 90 %, lưu vực sông Hồng là trên 50 % (Hình 5). Bên cạnh không chủ động được về tổng lượng dòng chảy mà những vấn đề khác như chế độ dòng chảy, nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản cũng phụ thuộc rất lớn từ các nước khác. Chính vì vậy, Việt Nam không thể chủ động được trong quản lý và khai thác nguồn nước. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 6 Hình 5: Lưu vực hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long (nguồn Internet) Thứ hai, sự phân phối nguồn nước không đều cả về thời gian và không gian Tổng lượng mưa trung bình năm của Việt Nam là tương đối cao nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian, tổng lượng mưa năm trung bình ở Việt Nam vào khoảng 700 - 5000mm, phổ biến nằm trong khoảng 1400 - 2400mm, nhưng có nhiều vùng thiên thấp và thiên cao (Ninh Thuận, Hà Giang). Trong cùng một năm (năm 2014), số liệu đo được về lượng mưa tại Bắc Quang (Hà Giang) hơn 4.200mm, thì tại Phan Rang (Ninh Thuận) chỉ đạt gần 600 mm. Khoảng 60 % lượng nước mặt của Việt Nam thuộc ĐBSCL, hơn 20 % thuộc ĐBSH và sông Đồng Nai, còn lại là các vùng khác. Theo thời gian, lượng nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa, trong khi mùa khô thường kéo dài hơn (từ 6 đến 9 tháng) nhưng lượng dòng chảy tự nhiên trong mùa khô lại chỉ chiếm (20 – 30)% tổng lượng dòng chảy cả năm. Ngoài ra, phân bố lượng nước giữa các năm cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng (70 – 75) % lượng nước trung bình nêu trên. Thứ ba, mất cân bằng giữa nhu cầu dung nước và khả năng dự trữ nước (chính thực trạng và thách thức thứ hai đã tạo ra thách thức này) Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng hơn 7.500 hồ chứa nước và đập dâng với dung tích khoảng 20 tỷ m3. Nhưng riêng nhu cầu dùng nước dự kiến đến năm 2020 của các lĩnh vực do Bộ NN&PTNT quản lý đã lên tới khoảng 125 tỷ m3 (theo chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020). Như vậy, so với nhu cầu sử dụng cần thiết thì số nước được cấp chủ động từ các hồ chứa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa tự nhiên và nguồn cung từ các con sông thông qua hệ thống trạm bơm. Đây là thách thức lớn đối với ngành Nông nghiệp, hàng năm phải giải quyết vấn đề này rất vất vả và tốn kém. Thứ tư, việc khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững, hiệu quả sử dụng nước còn thấp Việc quản lý và khai thác các hồ chứa phục vụ sản xuất, nông nghiệp và phát điện đang gây ra nhiều vấn đề về chia sẻ nước trên lưu vực; nhiệm vụ cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du còn chưa được thực hiện đúng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 7 theo yêu cầu. Việc khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức đã gây ra nhiều hệ lụy như sụt, lún cho nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực vùng ĐBSCL. Điều này đặt ra một thách thức lớn trong việc xây dựng chiến lược sử dụng nước. Thứ năm, nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, khan hiếm, cạn kiệt, chất lượng nước đang suy giảm nghiêm trọng Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ đang làm suy thoái nguồn nước, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý các vấn đề ô nhiễm chưa được coi trọng thỏa đáng. ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống và khả năng tiếp cận nước sạch của người dân. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ , nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng (Hình 3). Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do độc chất được thải ra rừ các nhà máy, xí nghiệp, quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như rác thải s inh hoạt. Nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước dưới đất từ ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm đất cũng đang diễn ra rất nghiêm trọng và phức tạp; nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất do khai thác nước có xu hướng gia tăng nhất là tại các khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề, ven biển của đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, ven biển miền Trung. Thứ sáu, tác động của thiên tai và BĐKH Việt nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH nên các tác động bất lợi nêu trên được dự báo sẽ gia tăng lên một mức độ cao hơn. BĐKH, nước biển dâng, thời tiết cực đoan sẽ làm cho tình trạng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn trở nên cực kỳ trầm trọng (Hình 4). Nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ thì có thể trở thành hiện thực nhanh hơn. Trong những năm gần đây, chúng ta cũng đã thấy rõ vấn đề này qua những đợt xâm nhập mặn, hạn hán ở ĐBSCL, sạt lở và bồi lấp các cửa sông vùng ven biển miền trung. Mặc dù chưa được đánh giá một cách đầy đủ, nhưng có thể khẳng định BĐKH đã và đang là một thách thức lớn nhất, hiện hữu đối với việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam và đe doạ an ninh lương thực thế giới. Thứ bảy, nhu cầu nguồn nước cho phát triển kinh tế và hội nhập ngày càng tăng trong khi Việt Nam vẫn là đất nước thiếu nước Với dân số Việt Nam như hiện nay, bình quân đầu người Việt Nam chỉ nhận được được khoảng 3.370 m3/năm nguồn nước nội sinh. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia thiếu nước nếu chưa có đến 4.000 m3/người/năm (số liệu trung bình trên thế giới là 7.400 m3/người/năm). Như vậy, căn cứ theo tiêu chí này thì Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước. Trong khi đó, với sự phát triển của đất nước và các ngành kinh tế như hiện nay đã làm cho nhu cầu sử dụng nguồn nước ngày một tăng cao. Thứ tám, ý thức trách nhiệm về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước Phần lớn người dân Việt Nam vẫn còn suy nghĩ nguồn nước là vô tận, chưa hiểu đúng về vai trò của nước và mối nguy hại khi thiếu nước. Khoảng 80 % tổng nhu cầu sử dụng nước hàng năm thuộc về ngành nông nghiệp (người dân sinh sống và lao động chiếm tỷ lệ vào khoảng 70 % so với cả nước), điều này cho thấy nếu ý thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước không được đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh nguồn nước. Như vậy, chúng ta có thể thấy an ninh nguồn nước ở Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn từ những thách thức mang tính khách quan và chủ quan. Nguy cơ thiếu nước đối với Việt Nam không chỉ còn là dự báo mà đã hiện hữu KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 8 ở rất nhiều vùng miền khắp cả nước, thậm chí là đối với những vùng được đánh giá là dồi dào nguồn nước nhất như ĐBSCL cũng đang gặp phải những vấn đề về nguồn nước. Chính vì vậy, bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững là trách nhiệm của từng cá nhân và của toàn xã hội. 4. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điểm chung Có thể nói, đảm bảo an ninh nguồn nước đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam cũng như của mỗi quốc gia trên thế giới. Nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki - moon nhân Ngày Nước thế giới năm 2015, cũng đã nêu rõ thông điệp: “Nước hết sức quan trọng và cần thiết đối với an ninh lương thực, năng lượng, đồng thời là vai trò trụ cột trong các ngành công nghiệp”. Chính vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, theo nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng về nguồn nước và những tiêu chí, mục tiêu riêng mà mỗi quốc gia, mỗi tổ chức sẽ có những tiêu chuẩn và hành động nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho riêng mình. Theo tuyên bố Cấp Bộ trưởng của Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 2 (năm 2000), an ninh nguồn nước đồng nghĩa với việc “đảm bảo rằng các hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái biển và các hệ sinh thái liên quan được bảo vệ và củng cố; phát triển bền vững và ổn định chính trị sẽ được đẩy mạnh; mỗi người đều được tiếp cận đầy đủ nguồn nước sạch với chi phí vừa phải để có được một cuộc sống khỏe mạnh, sung túc và các cộng đồng dễ bị tổn thương sẽ được bảo vệ trước rủi ro từ những thảm họa liên quan đến nước”. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, để tránh nguy cơ về an ninh nguồn nước, cần giải quyết được bốn vấn đề: hệ quả xã hội, kinh tế và môi trường khi lấy nước từ thiên nhiên; quan hệ giữa sử dụng đất và nguồn nước; sự trả giá khi có sự chuyển đổi nguồn nước và sử dụng đất; những vấn đề xã hội cần lưu ý khi có sự khủng hoảng nguồn nước. Đối với Việt Nam, Nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ rõ “ Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do nhân tai gây ra. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước” [1]. Thực tế và lịch sử đã cho thấy chưa bao giờ có lộ trình hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước nào lại dễ dàng, thuận lợi. Biết bao cuộc chiến tranh đẫm máu đã xẩy ra chỉ vì tranh chấp nguồn nước. Có thể thấy an ninh nguồn nước là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, là điều kiện quan trọng nhất phục vụ cho sự phát triển bền vững. 4.2. Những nội dung và giải pháp cụ thể Để hiện thực hóa những vấn đề nêu trên, cần có những nội dung và giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của an ninh nguồn nước, từ hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm), đến các giải pháp công nghệ. Cụ thể, đối với Việt Nam, để tránh nguy cơ về an ninh nguồn nước, cần giải quyết các vấn đề: 1). Cần có sự hợp tác chặt chẽ và thiện chí giữa các quốc gia, để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước. 2). Cần có một hệ thống chính sách, pháp luật, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 9 chiến lược về tài nguyên nước hoàn chỉnh, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do nhân tai gây ra. 3). Cần phải thay đổi nhận thức và hành động ở mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cá nhân trong đảm bảo an ninh nguồn nước. 4). Các nhà quản lý, các nhà khoa học phải đưa ra nhiều thông tin, giải pháp hữu ích liên quan đến v iệc bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh BĐKH rõ rệt như hiện nay. Riêng đối với việc giải quyết, tháo gỡ các thách thức về nguồn nước, đối với Việt Nam có 2 vấn đề cần phải quan tâm giải quyết: 1). Tăng cường tính chủ động trong quản lý và sử dụng nguồn nước (tạo nguồn trữ nước và điều tiết nguồn nước). 2). Giảm thiểu suy thoái nguồn nước (suy giảm nguồn nước, môi trường nước). Mặc dù vậy, cũng cần phải nhấn mạnh rằng đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững là trách nhiệm của từng cá nhân và của toàn xã hội. Chỉ có chung sức, chung lòng, chúng ta mới có thể tạo nên sự chuyển biến lớn, từng bước vượt qua tình trạng căng thẳng về nước và duy trì an ninh nguồn nước ở ngưỡng an toàn. Như vậy, việc kết hợp đồng bộ các giải pháp với sự tham gia của mọi thành phần xã hội sẽ là chìa khóa để đảm bảo an ninh nguồn nước, giải tỏa sức ép về nguồn nước cho đời sống, sản xuất và phát triển xã hội. Đảm bảo an ninh nguồn nước được thực hiện khi ba nhân tố chính hợp tác chặt chẽ, đồng bộ và đồng thuận cao nhất đó là chính phủ, các nhà khoa học và các bên liên quan. + Chính phủ, phải xây dựng, thiết lập được các cơ chế, chính sách hợp lý; các khung chương trình quản lý nguồn nước tiến bộ và hiệu quả hơn. Trong đó, bao gồm cả những cam kết quốc tế. + Các nhà khoa học, phải cung cấp, cập nhật kiến thức, thông tin cũng như những giải pháp mang tính kỹ thuật đến với cộng đồng một cách chính xác và kịp thời. + Còn các bên liên quan khác cũng cần phải tham gia vào quá trình hành động, thực thi các quy định, cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như các giải pháp đã được đề ra một cách có trách nhiệm và hiệu quả. Nước luôn đủ cho con người và tự nhiên, và nếu thiếu chỉ do cách chúng ta quản lý và sử dụng nguồn nước mà thôi. 5. KẾT LUẬN Mặc dù có hệ thống sông ngòi, hồ đập khá lớn nhưng cũng như nhiều nước khác trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ và gia tăng dân số nhanh chóng đang làm suy thoái nguồn nước, trong khi việc quản lý, sử dụng nguồn nước và xử lý các vấn đề ô nhiễm chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu càng làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên trầm trọng, khó lường. Đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam. Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, muốn phát triển bền vững trước hết phải có các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Vấn đề an ninh nguồn nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để giảm thiểu nguy cơ về An ninh nguồn nước đối với Việt nam, còn rất nhiều vấn đề cần phải được quan tâm, đầu tư, nghiên cứu thực hiện. Cần phải được tiến hành một cách toàn diện và đồng bộ từ những hợp tác mang tính xuyên quốc gia đến việc nâng cao nhận thức về sử dụng an toàn và tiết kiệm nguồn nước; từ nghiên cứu xây dựng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 38 - 2017 10 hoàn thiện các văn bản, khung quản lý đến nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới bao gồm cả những phương pháp và cách tiếp cận mới. Đây không còn là vấn đề của riêng bất cứ cá nhân nào mà là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài phát biểu của Ông Hoàng Trung Hải (nguyên Phó Thủ tướng chính phủ) tại hội thảo, triển lãm quốc tế “An ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động” (VACI 2015), Hà Nội, 19/10/2015. [2] Trần Đình Hòa, một số kết quả nghiên cứu, khảo sát ban đầu của đề tài cấp quốc gia: “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng”, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, năm 2016. [3] Bài phát biểu của Ông Nguyễn Thái Lai (nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT) tại buổi Tọa đàm về đề tài nước Việt Nam – Hungary, Ngày 28/11, tại Hà Nội. [4] Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Huỳnh Thị Lan Hương, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Xuân Hiển, Doãn Hà Phong, “Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt Nam, năm 2016", Nxb Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội năm 2016. [5] Báo cáo môi trường Quốc gia 2012 “Môi trường nước mặt’, Bộ TN&MT, năm 2012. [6] - van - de - anh - huong - den - an - ninh - nguon - nuoc - o - Viet - Nam.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf41984_132742_1_pb_0523_2157928.pdf
Tài liệu liên quan