Tài liệu phục vụ hội thảo Phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách

Tài liệu Tài liệu phục vụ hội thảo Phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TP.HCM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN ÐẾN CHÍNH SÁCH ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018 ĐƠN VỊ TỔ CHỨC [TYPE HERE] [TYPE HERE] [TYPE HERE] ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018 BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM GS. TS. Võ Văn Sen Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM BAN NỘI DUNG HỘI THẢO PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan GS.TS. Võ Văn Sen TS. Lưu Văn Quyết TS. Phạm Thanh Duy 1 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRI...

pdf647 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu phục vụ hội thảo Phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TP.HCM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN ÐẾN CHÍNH SÁCH ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018 ĐƠN VỊ TỔ CHỨC [TYPE HERE] [TYPE HERE] [TYPE HERE] ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH (LƯU HÀNH NỘI BỘ) TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018 BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM GS. TS. Võ Văn Sen Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM BAN NỘI DUNG HỘI THẢO PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan GS.TS. Võ Văn Sen TS. Lưu Văn Quyết TS. Phạm Thanh Duy 1 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH MỤC LỤC PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MANG TÍNH ĐỘT PHÁ ĐỂ XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY ................................................... 9 PGS.TS Vũ Trọng Khải PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................................................................................... 15 TS. Diệp Thanh Tùng - TS Lê Thị Thu Diềm VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM: MỘT CÁCH ĐỐI SÁNH ...................................... 31 TS. Lê Tùng Lâm PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ . 48 NCS. Huỳnh Tâm Sáng - Hoàng Văn Tuấn LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) ............................................................................................... 68 PGS.TS Đinh Phi Hổ - PGS.TS. Võ Khắc Thường NCS. Lưu Tiến Dũng LIÊN KẾT KHÔNG GIAN DU LỊCH PHÍA TÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ..................................................... 87 Th.S Phan Thị Hồng Cúc - ThS. Phan Thị Hồng Dung CÁCH TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN:MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................................................... 104 2 PGS.TS. Huỳnh Tường Huy PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT, NÂNG CAO Ý THỨC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN THẾ KỶ XXI ............................................................................... 118 Hà Triệu Huy TỪ GÓC NHÌN VỀ GIÁO DỤC, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .......................................................... 127 PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................. 143 ThS. Ngô Hoàng Đại Long TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH THÁI VÀ NHÂN VĂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................. 158 ThS. Nguyễn Trọng Nhân TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................. 169 Phạm Thị Thu Hà - Phạm Ngọc Hòa BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ...................................................................................... 178 TS. Đỗ Thị Hiện PHỤ NỮ VÀ DU LỊCH NÔNG THÔN: ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỒN SƠN, CẦN THƠ) .................................................................................................. 189 TS Ngô Thanh Loan - ThS Trần Thị Tuyết Vân HVCH. Trương Hoàng Tố Nga 3 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ................................................... 205 Th.S Nguyễn Quang Trung PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: QUAN ĐIỂM VÀ HƯỚNG ĐI MỚI.............. 215 TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Đặng Kim Khôi Lê Thị Hà Liên - Phạm Đức Thịnh NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY TỪ CHIỀU KÍCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .......................................................... 225 ThS Nguyễn Quang Giải - ThS Đỗ Kim Dung VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .......................................................................................................... 236 TS. Nguyễn Ngọc Phúc -TS. Phan Thị Thúy Vân YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................. 247 ThS Nguyễn Thị Diễm My DI CƯ DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG: CÂU CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÌN TỪ CỘNG ĐỒNG GỐC CỦA NHỮNG NGƯỜI DI CƯ (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang) .............. 252 Nguyễn Văn Bình PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KHÔNG ĐỀU GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................ 271 TS. Phạm Ngọc Đỉnh CHỢ NỔI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ...................................................................................................... 277 Th.S Trần Thị Bích Thủy 4 CHỢ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................................................................................................... 287 Th.S Lê Quang Cần CHIẾN LƯỢC ĐA VĂN HÓA, ĐA TỘC NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN ......................................................... 305 Trần Nguyễn Khánh Phong ĐỜI SỐNG VĂN HÓA SÔNG NƯỚC VÀ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN MIỀN TÂY NAM BỘ ....................................................................... 317 ThS. Trần Minh Thương ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN TƯ DUY MANG TÍNH CÁCH MẠNG VỀ QUY HOẠCH .................................................................................... 335 TS. Nguyễn Gia Kiệm PHẦN II NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN NÔNG THÔN CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ............................................................................................................ 343 UBND tỉnh Hậu Giang MÔ HÌNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: NHÌN TỪ HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN .................................. 349 NCS. Trương Đức Thuận VẤN ĐỀ “THAM GIA” TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÀ VINH THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 359 NCS Đoàn Thị Nguyệt Minh - PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ TỪ THỰC TẾ KHAI THÁC DU LỊCH NÔNG THÔN BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÙ LAO AN BÌNH - TỈNH VĨNH LONG ................................................... 371 Nguyễn Diễm Phúc - Nguyễn Thị Kiều Nga -Nguyễn Duy Thành 5 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH BẠC LIÊU GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT NGÀNH VÀ LIÊN KẾT VÙNG ........................................ 391 PGS.TS Nguyễn Xuân Hương - TS. Tạ Duy Linh ThS Dương Đức Minh - Nguyễn Thái Ngọc Hà NHÌN TỪ THỰC TIỄN KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................... 414 PGS.TS Nguyễn Xuân Hương - TS. Tạ Duy Linh ThS Dương Đức Minh KHAI THÁC TRI THỨC BẢN ĐỊA ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở XÃ THẠNH PHONG (HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE) ............................................................................................................ 431 Nguyễn Thanh Lợi SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY TẠI TỈNH BẾN TRE: TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN .......................................................... 439 ThS. Nguyễn Thị Vân PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ LÚA GIỮA NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................... 451 Trần Thanh Dũng - Phạm Nguyễn Đăng Khoa TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE – THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CHO CỘNG ĐỒNG ............................ 461 ThS Nguyễn Thị Thu Thủy QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: THỰC TIỄN TỪ DỰ ÁN “SMART FARMING” ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ........................................................................................... 480 Phạm Vũ Bằng - TS. Diệp Thanh Tùng 6 LIÊN KẾT VÙNG TRONG QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN ........................................................................ 489 ThS Trần Thế Định NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG (Điển cứu tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) ....................................................................................... 499 HVCH. Đinh Văn Mãi TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TIỀN GIANG .................. 512 ThS Võ Văn Sơn - ThS Lương Hồng Thanh NÉT PHONG PHÚ VÀ ĐẶC THÙ TRONG VĂN HÓA CHĂM Ở AN GIANG: NÉT PHONG PHÚ VÀ ĐẶC THÙ TRONG VĂN HÓA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............................................................................................. 521 ThS. Nguyễn Văn Trang GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ĐỜI SỐNG MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở AN GIANG HIỆN NAY ........... 530 Th.S Huỳnh Ngọc An VẬN DỤNG HÀNH LANG PHÁP LÝ - LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở AN GIANG ................................................................................................................. 538 ThS Nguyễn Minh Diễm Quỳnh SỰ GIAO LƯU VÀ BẢO TỒN BẢN NGỮ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER Ở KHU VỰC AN GIANG.......548 Trần Quốc Giang MỘT VÀI Ý KIẾN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở CẦN THƠ..557 ThS Huỳnh Hoàng Ba NÂNG CAO HÀM LƯỢNG KHOA HỌC - ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƯỜN CHỢ LÁCH ........................................................................ 568 7 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Phạm Văn Luân VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRONG VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................ 578 TS. Lê Thị Thu Diềm - ThS. Nguyễn Thiện Thuận NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN BẾN TRE VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Điển cứu: xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) ..................................................................... 598 Th.S. Nguyễn Thị Thanh Tùng - Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền CẤU TRÚC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG ............................................................................................ 618 Th.S Trần Khánh Hưng 8 9 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN MANG TÍNH ĐỘT PHÁ ĐỂ XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY PGS. TS. Vũ Trọng Khải rong suốt 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 (4/1988) của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến khá dài. Nhưng hiện nay, những yếu tố tạo thành nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt “ngưỡng phát triển tới hạn”. Nền nông nghiệp nước ta tuy chỉ còn chiếm khoảng 18% GDP của nền kinh tế, nhưng vẫn phải sử dụng gần 50% lực lượng lao động xã hội và nuôi sống khoảng 70% dân cư; Nông nghiệp vẫn lạc hậu, nông thôn vẫn nghèo, nông dân còn cực khổ; Nông sản không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hợp pháp, phổ biến, đang đầu độc cả dân tộc. Để tiếp tục phát triển có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường trước các cơ hội và thách thức to lớn của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức không lường trước được của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nông nghiệp Vệt Nam phải ứng dụng công nghệ cao, từ cung ứng giống và các loại vật tư, trang thiết bị đầu vào, đến canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước (không phải tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ cao để triển lãm). Để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, trước hết, cần có những đổi mới căn bản về tư duy và hoạch định các chính sách phát triển mang tính đột phá cao. 1. Về đổi mới tư duy Hiện nay người ta nói nhiều đến “Tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với  Nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II. T 10 xây dựng nông thôn mới” như là giải pháp phát triển mang tính quyết định. Tái cấu trúc chỉ là sự sắp xếp lại các yếu tố cấu thành hiện có của một hệ thống (ở đây là nền nông nghiệp Việt Nam) sao cho hợp lý hơn để tiếp tục phát triển. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi các yếu tố cấu thành của hệ thống đó còn nhiều “dư địa” phát triển. Nhưng hiện nay, các yếu tố cấu thành nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt đến “ngưỡng phát triển tới hạn”. Do vậy, phải tạo ra các yếu tố mới về chất cấu thành nên nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cả trong sản xuất và quản trị, dẫn đến sự phát triển có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường. Đó chính là tiến trình xây dựng lại nền nông nghiệp, chứ không phải là tái cấu trúc. Mặt khác, tiến trình xây dựng lại nền nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị, là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của công cuộc xây dựng nông thôn mới. Cho nên, xây dựng lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới không phải là hai khái niệm đồng đẳng, không phải là hai nội dung cùng diễn tiến đồng thời và gắn kết với nhau. Nói cách khác, xây dựng nông thôn mới, mà thực chất là phát triển nông thôn toàn diện và bền vững, đã bao hàm nội dung của tiến trình xây dựng lại nền nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức to lớn, khó lường của tình trạng biến đổi khí hậu. 2. Chính sách phát triển biến nông dân thành thị dân Cần có chính sách phát triển công nghiệp và đô thị đúng đắn để biến nông dân thành thị dân một cách bền vững, làm giảm dân cư và sức lao động nông nghiệp, tạo ra nguồn “cung” đất nông nghiệp cho thị trường, nhằm thúc đẩy tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo lập các trang trại sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, đủ năng lực ứng dụng công nghệ cao. Đáng tiếc là, trên thực tế, trong suốt 30 năm đổi mới, chúng ta đã không thực hiện được điều này. Chính sách phát triển nền công nghiệp gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp, dựa trên “ưu thế” sức lao động giá rẻ, chỉ cần “cơ bắp”, và dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, chấp nhận tình trạng ô nhiễm môi sinh nghiêm trọng để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, người nông dân rời bỏ đồng ruộng để làm công nhân trong các khu công nghiệp buộc phải chấp nhận thu nhập thấp, điều kiện lao động xấu, buộc phải làm tăng ca để bảo đảm mức sống tối 11 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thiểu; chấp nhận sử dụng thực phẩm giá rẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mua từ các “chợ cóc”. Vì thế, khi tuổi chưa già và cũng không còn trẻ để có thể chuyển đổi nghề, họ đã không còn đủ sức khỏe theo yêu cầu của công việc. Lúc đó, họ sẽ phải tự xin nghỉ việc, hoặc bị giới chủ sa thải, nên chỉ còn cách trở lại quê hương, chia lại việc làm vốn đã ít, trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Mặt khác, chúng ta chỉ xây dựng các khu công nghiệp để tạo việc làm, mà không xây dựng khu dân sinh với các tiện ích công cộng, như nhà ở xã hội có điện, nước sạch, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa,mang internet,cap truyen hinh, đường giao thông,co kết nối với hệ thống quốc gia Hơn nữa, các khu công nghiệp thường phổ biến xây dựng ở các đô thị đã có, tạo ra các siêu thành phố với những vấn nạn về kinh tế - xã hội và môi trường, không thể giải quyết được. Cho nên, người nông dân ra thành phố làm công nhân trở thành công dân hạng 2, sống trong các nhà ổ chuột, không được hưởng các tiện ích công cộng như cư dân đô thị. Con cái của họ sinh ra phải gửi về quê cho ông bà nuôi dạy và để học “đúng tuyến”. Đó là chỉ báo cho sự thất bại của chính sách phát triển công nghiệp. Người nông dân ra thành phố làm công nhân trong điều kiện “không an cư, nên không lạc nghiệp”, họ không thể trở thành thị dân. Làm công nhân chỉ là tạm bợ và luôn sống trong tâm thế sẵn sàng trở về quê làm nông dân khi có những biến động bất lợi trong đời sống. Do vậy, họ không sẵn sàng bán hay cho thuê lâu dài số đất nông nghiệp ít ỏi của mình ở quê hương. Điều đó đã không tạo ra nguồn “cung” cho thị trường đất nông nghiệp. Vì thế, cần phải thay đổi căn bản tư duy và chính sách phát triển công nghiệp và đô thị, tạo lập nhiều khu đô thị có đủ tiện ích văn minh ở vùng kinh tế - sinh thái để thu hút sức lao động dư thừa từ nông nghiệp, nông thôn, biến nông dân thành thị dân một cách thực sự và bền vững. 3. Chính sách đào tạo đội ngũ nông dân chuyên nghiệp Nền nông nghiệp truyền thống tồn tại dựa trên những “lão nông tri điền”, những nông dân “cha truyền con nối”, nên không thể sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị. Vì vậy, một mặt, phải có chính sách đầu tư đào tạo một đội ngũ “thanh nông tri điền”, những nông dân chuyên nghiệp, đủ năng lực quản lý các trang 12 trại gia đình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện GlobalGap và đủ năng lực thành lập và quản lý hợp tác xã (HTX) kiểu mới theo Luật HTX 2012. Cả hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nông, lâm, ngư nghiệp dày đặc trong cả nước phải được Nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí để đào tạo lớp thanh niên nông thon thành nông dân chuyên nghiệp. Chỉ khi có đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, “cầu” trên thị trường đất nông nghiệp mới hình thành và phát triển, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo lập các trang trại ứng dụng công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. 4. Chính sách phát triển các HTX và doanh nghiệp đóng vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái. Các trang trại gia đình sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao chỉ có ưu thế trong các khâu sản xuất mang tính sinh học trên từng thửa ruộng, vườn cây, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và ao nuôi trồng thủy hải sản, và đóng vai trò chủ thể quan trọng đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. Nhưng để áp dụng công nghệ cao trong toàn chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, tạo dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, cần có vai trò “nhạc trưởng” của các doanh nghiệp và HTX bảo đảm cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra bằng công nghệ cao cho các trang trại. Một mặt, các doanh nghiệp và HTX cung ứng giống xác nhận theo yêu cầu chủng loại, phẩm chất của thị trường, cung ứng các trang thiết bị và vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng theo GlobalGap cho các trang trại. Mặt khác, các doanh nghiệp và HTX phải bảo đảm chế biến, bảo quản, phân phối, tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường. Ba vấn đề mà các trang trại không thể tự giải quyết là: thị trường và thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, vốn sản xuất. Ba vấn đề này phải do các doanh nghiệp và HTX đảm trách. Khi đó, về pháp lý các trang trại có quyền tự chủ kinh doanh, nhưng trên thực tế, chỉ là đơn vị sản xuất gia công cho các doanh nghiệp, HTX ở những khâu sản xuất mang tính sinh học. Do vậy, cần có chính sách đào tạo một đội ngũ doanh nhân, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật đủ năng lực khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp và HTX đóng vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng nông 13 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH sản trên mỗi vùng sinh thái nông nghiệp Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tài trợ kinh phí khuyến nông, tài trợ vốn khởi nghiệp và lãi suất tín dụng cho các dự án ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp và HTX đảm nhiệm vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. 5. Chính sách hình thành và phát triển thị trường đất nông nghiệp. Nếu còn áp dụng chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước có quyền thu hồi đất đai, đền bù giá trị quyền sử dụng đất theo khung giá do chính minh quy định, thì không những không tạo lập được thị trường đất đai lành mạnh và nền nông nghiệp công nghệ cao mà còn tiếp tục tạo ra xung đột xã hội gay gắt và cơ hội cho tham nhũng đất đai ngày càng trầm kha, bất khả khắc phục. Trước mắt, cần bỏ ngay quyền thu hồi, đền bù giá trị quyền sử dụng đất theo giá quy định của các cấp chính quyền, thiết lập thị trường mua bán “quyền sử dụng đất”. Nhà nước cần có đất vì mục tiêu lợi ích công cộng hay an ninh quốc gia, cũng phải mua quyền sử dụng đất hay trưng mua quyền sử dụng đất của người dân theo giá thị trường. Dựa trên thị trường đất đai, các nông dân chuyên nghiệp có nhu cầu và khả năng, có thể mua hoặc thuê lâu dài đất nông nghiệp của những nông dân đã trở thành thị dân, để tạo lập các trang trại sản xuất nông sản quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tham gia chủ động, tích cực vào chuỗi giá trị ngành hàng, mà không bị bất kỳ ai ép giá, ép cấp phẩm chất nông sản. Các doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng cũng có thể làm như vậy để tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ứng dùng công nghệ cao, quy mô lớn. Nhưng đối với các khâu sản xuất mang tính sinh học, các doanh nghiệp vẫn cần “khoán” cho các hộ nông dân thực hiện, mà thực chất là tái lập “các trang trại gia đình, dự phần” (affiliated farm household) trong chuỗi giá trị do doanh nghiệp tạo dựng và quản lý. (Lưu ý là trong chuỗi này, các hộ nông dân nhận khoán không phải là công nhân làm thuê, hưởng lương, mà là chủ các trang trại dự phần, hưởng thu nhập từ thành quả thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học do các doanh nghiệp giao cho). 14 6. Chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp quốc gia theo vùng kinh tế - sinh thái. Hiện nay, mỗi tỉnh là một đơn vị kinh tế, mạnh ai nấy làm. Tỉnh nào cũng muốn tăng trưởng GDP theo hướng nâng cao tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, muốn xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh. Điều đó không chỉ gây lãng phí nguồn lực và cơ hội phát triển, mà còn tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa các tỉnh. Họ không thể “ngồi lại” với nhau để liên kết vùng như nhiều người mong đợi. Do đó, Chính phủ phải vạch ra chiến lược sản phẩm nông nghiệp quốc gia ở mỗi vùng kinh tế - sinh thái và lập quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho việc thực thi chiến lược sản phẩm đó. Đó chính là giải pháp phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, theo vùng sinh thái, khắc phục mâu thuẫn lợi ích giữa các tỉnh trong vùng. Dựa trên cơ sở đó, các trang trại, HTX và doanh nghiệp trong mỗi vùng sẽ tổ chức sản xuất – kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, ứng dụng công nghệ cao. 7. Chính sách đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao (R/D) trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái. Nhà nước tài trợ cho các viện, trường, các doanh nghiệp, HTX có dự án khả thi trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, không phân biệt tổ chức đó thuộc nhà nước hay tư nhân. Hiện nay, chính phủ đã ban hành cả một “rừng” các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhưng việc thực thi không được bao nhiêu, vì bản thân các chính sách này không mang tính đột phá và thiếu tính khả thi, vì bộ máy công quyền tham nhũng, xách nhiễu làm nản lòng các nhà đầu tư, doanh nhân và công dân, các nhà quản trị HTX Cần tổng kết đánh giá toàn diện các chính sách phát triển hiện hành để giải đáp câu hỏi vì sao chúng không được thực thi. Trên cơ sở đó, Chính phủ hoạch định lại căn bản hệ thống các chính sách phát triển nông nghiệp quốc gia ứng dụng công nghệ cao để giành thắng lợi toàn diện, bền vững cả về kinh tế – xã hội và môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu./. 15 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. Diệp Thanh Tùng TS. Lê Thị Thu Diềm iểu vùng Duyên Hải phía Đông (Tiểu vùng DHPĐ) bao gồm 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với trung bình vùng trong những năm gần đây (năm 2017 tăng trưởng kinh tế của Trà Vinh là 12,09%, Tiền Giang là 7,4%, Bến Tre là 7,23%, Vĩnh Long là 5,62%)1. Đây là những tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp2, được thiên nhiên ưu đãi với gần 70% diện tích đất phù sa, hệ thống sông ngòi nối liền các tỉnh, là cửa ngõ ra biển đông, với tổng dân số hơn 5 triệu người và có tổng diện tích gần 8.788,9km2, chiếm 21,5% tổng diện tích đất tự nhiên, 20% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn vùng ĐBSCL. Trong đó có tới trên 85% diện tích đất là dùng trong sản xuất nông nghiệp (NGTK, 2016). Hơn nữa, Tiểu vùng DHPĐ dẫn đầu cả vùng ĐBSCL về sản lượng thu hoạch cây ăn quả, số lượng vật nuôi cũng khá phát triển và đóng vai trò quan trọng cho ngành chăn nuôi ĐBSCL. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các nguồn lực đang có dấu hiệu suy giảm và được đánh giá là chưa hiệu quả. Các yếu tố đầu vào qui trình sản xuất nông nghiệp và thủy sản chưa mang tính bền vững. Bên cạnh đó, các tỉnh Tiểu vùng DHPĐ còn đương đầu với khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, từ đó sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị đe dọa và đời sống nông dân nghèo trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thể thấy rõ, do việc xây dựng các đập thủy điện của các nước thượng nguồn như: Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc nên nguồn nước ngọt đổ về từ thượng nguồn sông Mekong hạn  Trưởng khoa Kinh tế, Luật – Đại học Trà Vinh.  Phó Trưởng khoa Kinh tế, Luật – Đại học Trà Vnh. 1 Tác giả tổng hợp từ báo cáo năm 2017 của các tỉnh thuộc tiểu vùng 2 Niên giám thống kê 2016: Khu vực kinh tế nông-lâm-thủy sản chiếm 34,2% GDP toàn tiểu vùng Duyên Hải Phía Đông. T 16 chế gây ra tình trạng hạn hán. Tình trạng đất nhiễm mặn ngày càng nghiêm trọng ở một số tỉnh Tiểu vùng DHPĐ, điển hình, tại tỉnh Trà Vinh hiện nay, nước mặn dâng cao trên sông Tiền và sông Hậu và xâm nhập sâu hơn 60km và toàn tỉnh bị nước mặn 6 - 8% bao vây1; nước trong nội đồng đang cạn kiệt, không đủ bơm tát trong khi ban ngày nắng gắt kéo dài đã khiến nhiều diện tích lúa bị chết khô, ngộ độc hữu cơ. Đến nay toàn tỉnh đã có gần 3.000ha lúa bị mất trắng, trong khi 38.000ha đông xuân không đủ nước bớm tát. Còn tại Bến Tre, nước ngọt là vấn đề khó khăn nhất hiện nay, hiện địa phương có trên 60.000 hộ dân phải dùng nước sinh hoạt nhiễm mặn. Nhiều nghiên cứu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chỉ ra tình trạng suy giảm về nguồn nước ngầm và sụt lún đất, thách thức về môi trường diễn ra phổ biến ở các tỉnh Tiểu vùng DHPĐ. Xuất phát từ những thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu quá, biến đổi khí hậu, thách thức môi trường của Tiểu vùng DHPĐ, cho thấy cần thiết phải có phương án sử dụng các nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả, năng suất và chất lượng hơn trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế, tác giả thực hiện bài viết nhằm phân tích những thách thức trong phát triển nông nghiệp hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh tại Tiểu vùng DHPĐ. 1. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng xanh và mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Tăng trưởng xanh là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới bởi đây được xem là mô hình tăng trưởng của tương lai. Khái niệm “tăng trưởng xanh” có nguồn gốc từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tăng trưởng xanh được định nghĩa là kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với sự bền vững môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế và tăng cường sự phối hợp giữa yếu tố kinh tế và môi trường (UNDESA, 2012). Năm 2009, nước thành viên OECD đã thông qua tuyên bố nhận định rằng xanh hóa (green) và tăng trưởng (growth) có thể đi cùng với nhau, theo đó chiến lược tăng trưởng xanh mà có thể tích hợp các khía 1 Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh. Trích: https://vov.vn/tin-24h/tra- vinh-ben-tre-no-luc-tiep-nuoc-khac-phuc-han-man-489516.vov 17 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cạnh kinh tế, môi trường, công nghệ, tài chính và phát triển vào một khuôn khổ toàn diện. Tại Việt Nam, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2010 đã thông qua chính sách phục hồi và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm đa dạng hóa và bảo đảm khả năng phục hồi kinh tế. Theo quan điểm của World Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính đàn hồi (resilient) – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, và có tính đàn hồi, chống chịu được trước các thiên tai, thảm họa thiên nhiên (natural hazards) do tôn trọng giới hạn tuyệt đối của môi trường sinh thái. Nhìn chung, các định nghĩa đều nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo môi trường, hiệu quả sử dụng tài nguyên, đối phó với biến đổi khí hậu, cộng hưởng các công nghệ và dịch vụ, sản phẩm xanh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng xã hội. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 2012), khái niệm tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được xem xét trong khuôn khổ của Xanh hóa nền kinh tế với Nông nghiệp (Greening the Economy with Agriculture - GE). Theo đó, xanh hóa nền kinh tế với Nông nghiệp (GEA) bao gồm các nội dung: (i) đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua sự cân bằng thích hợp giữa sản lượng sản xuất và thương mại, (ii) đảm bảo sinh kế ở khu vực nông thôn, (iii) sử dụng kiến thức truyền thống và khoa học để duy trì bền vững các hệ sinh thái. Nghiên cứu mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được thực hiện nhiều tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Chỉnh (2010) đã đưa ra các giải pháp đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, khía cạnh này chỉ mới đề cập đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên trong nông nghiệp nhằm tạo ra hiệu quả cho khu vực nông nghiệp tốt hơn. Tương tự Lê Thu Hoa (2011) cũng nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam, về nội dung vẫn chỉ dừng lại ở phát triển bền vững và biến đổi khí hậu là hệ quả theo xu thế phát triển chung, chưa đề cập nhiều đến tăng trưởng xanh một cách cụ thể. Nghiên cứu của Nguyễn Mậu Dũng (2010) về biến đổi khí hậu và sản xuất vùng đồng bằng sông Hồng đã nêu ra tầm quan trọng cho ngành nông nghiệp của một vùng, và đây là một trong những gợi ý quan trọng cho các vùng đồng bằng khác như là ĐBSCL về tính bền vững trong quá trình phát triển. Nguyễn Trọng Hoài và các tác giả (2013) nghiên cứu đề 18 xuất khung phân tích tăng trưởng xanh cho vùng ĐBSCL dựa trên các chỉ tiêu phổ quát nhất, đồng thời đưa ra các định hướng chung cho từng khu vực nông nghiệp, công nghiệp và hộ nông dân (sản xuất nông nghiệp và hành vi tiêu dùng). Khung phân tích đề xuất từ nghiên cứu này có thể vận dụng cho một địa phương thuộc vùng ĐBSCL. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước trong thời gian gần đây vẫn chỉ đề cập đến các phân tích về phát triển bền vững, sinh thái, chính sách môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, tuy nhiên, chưa mang tính cập nhật hay có thể vận dụng vào thực tiễn theo các vùng đặc thù, và phù hợp với cơ chế chính sách phát triển từng thời kỳ. Qua các lược khảo một lần nữa cho thấy việc nghiên cứu mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay là thật sự cần thiết, góp phần điều chỉnh trong sử dụng nhân lực, nguồn lực tài chính trong ngắn hạn, đồng thời có tác động tích cực trong củng cố về môi trường bền vững, tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội trong dài hạn. 2. Thực trạng và những thách thức trong phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh Tiểu vùng DHPĐ là nơi có sản lượng lúa và thủy sản lớn nhất vùng ĐBSCL. Tiểu vùng DHPĐ cũng đã chủ động xây dựng, thực hiện các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa, chiến lược phát triển nông thôn, chương trình nông thôn mới Đến nay Tiểu vùng DHPĐ đã đạt được những kết quả đáng tự hào như: thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu ĐBSCL về sản lượng cây ăn trái, sản lượng thủy sản nuôi trồng, và giá trị xuất khẩu hàng nông thủy sản.Về trồng trọt, vùng DHPĐ đóng góp 3.487 ngàn tấn (khoảng 14% sản lượng ĐBSCL), cây ăn quả có diện tích 157 ngàn ha (chiếm 51% tổng diện tích trồng ĐBSCL), dừa có sản lượng 1.014 ngàn trái (chiếm 94% tổng sản lượng ĐBSCL). Lĩnh vực chăn nuôi của Tiểu vùng DHPĐ cũng khá phát triển, chiếm 50% sản lượng heo, 45% sản lượng gia cầm, 64% sản lượng bò trong ngành chăn nuôi của ĐBSCL. Về thủy sản, sản lượng khai thác đạt 347 ngàn tấn (chiếm 27% sản lượng ĐBSCL) và sản lượng nuôi trồng 19 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đạt 613 ngàn tấn (15% sản lượng ĐBSCL)1. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tựu trên là những thách thức về môi trường, cùng những áp lực từ tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân Tiểu vùng DHPĐ. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là quá trình nhiệt độ tăng lên, thay đổi mực nước biển, sự suy giảm tổng lượng mưa, sẽ dẫn đến gia tăng quá trình xâm nhập mặn, từ đó các vấn đề cấp thoát nước, xử lý môi trường gặp khó khăn. Bảng: Nhiệt độ trung bình khá cao các tháng trong năm tại ĐBSCL Nguồn: Bộ Khoa học và Công Nghệ (2016) Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-350C lên 35-370C, cụ thể như hình sau: 1 Dự thảo tầm nhìn chiến lược Đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên Hải Phía Đông” 20 Hình: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1980. Nguồn: Lê Anh Tuấn (2009) Các ước lượng cho thấy nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1-30C, kết hợp với nồng độ cao hơn của khí carbon dioxide và thay đổi lượng mưa có thể làm giảm sản lượng nông nghiệp ở những nước nằm ở vĩ độ thấp. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng vượt quá 30C, có thể làm giảm năng suất ở mọi khu vực trên thế giới (Parry và cộng sự, 2007). Ngoài tác động tiêu cực làm giảm sản lượng nông nghiệp, biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất các sự kiện khí hậu cực đoan như stress nhiệt, hạn hán, lũ lụt, cũng như tăng nguy cơ cháy và bùng phát dịch hại và mầm bệnh; do đó, làm tăng sự bất ổn của sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu (OECD, 2012) 21 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Hình: Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2030 so với thập niên 1980 Việc suy giảm trữ lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện nắng nóng kéo dài, nhu cầu nước của cây trồng cao, cùng với tác động của nước biển dâng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng cây ăn quả, lúa, và nuôi trồng thủy sản. Như hình cho thấy lượng mưa đầu vụ Hè Thu sẽ giảm chừng 10-20% (Lê Anh Tuấn, 2009). Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình: Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống (Lê Anh Tuấn, 2009) Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bền vững với môi trường Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những vấn đề nổi cộm là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bền vững với môi trường. Hàng năm có hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ khoảng 20%, bốc hơi 15-20%, còn lại thấm vào đất và hòa vào nước, gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng (Bộ TN&MT, 2012). Đối với người nông dân trực tiếp phun xịt, việc tiếp xúc cường độ cao với thuốc bảo vệ thực vật mà thiếu các biện pháp bảo hộ lao động cần thiết gây nguy cơ nhiễm độc, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, có thể dẫn đến các bệnh như ung thư, rối loạn nội tiết tố, bệnh ngoài da, bệnh phổi, v.v. Một bộ phận nông dân thường có xu hướng sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật không rõ 22 nguồn gốc với giá rẻ và công dụng mạnh mà ít quan tâm đến tính an toàn cho nông sản, bản thân, và môi trường (Bộ TN&MT, 2010). Ô nhiễm nguồn nước Nước thải từ sản xuất công nghiệp phần lớn chưa được xử lý, làm cho sông rạch gần các đô thị vùng ĐBSCL như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau, ... đều có hàm lượng các chất thải BOD, SS, N- NH3, amoniac, coliforms, ... cao hơn tiêu chuẩn cho phép, làm ô nhiễm nghiêm trọng các sông, kênh rạch ĐBSCL(TTXVN, 2013) Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gia tăng do hoạt động nông nghiệp. Mỗi năm, nông dân ĐBSCL sử dụng đến hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón dư thừa trong sản xuất lúa tại ĐBSCL đã phát thải gần 140.000 tấn/năm và ô nhiễm môi trường trong ngành thủy sản cũng đang ở mức báo động với khoảng 5.000ha mặt nước nuôi cá tra, ước tính mỗi năm có gần 1 triệu tấn chất thải có nguồn gốc từ thức ăn nuôi cá trong các ao thải ra môi trường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe của chính bà con1. Thêm vào đó, nguồn nước dưới đất có vai trò đặc biệt trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn, công nghiệp ở ĐBSCL (80% dân số nông thôn sử dụng nguồn nước dưới đất, nhiều đô thị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước dưới đất, như các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh.). Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn nước sạch của người dân ĐBSCL còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước mưa làm nguồn nước ăn uống chính chiếm đến 14,6% (cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước 12,8%). Ngoài ra, có 17,9% hộ gia đình chọn nguồn nước sinh hoạt khác, chủ yếu trong bối cảnh ĐBSCL là nước từ sông, kênh rạch không đảm bảo vệ sinh (Tổng Cục Thống kê, 2010). Suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm Hiện trạng sử dụng nước ngầm tại Trà Vinh cho các hoạt động nông nghiệp (canh tác hoa màu) chăn nuôi heo, thuỷ sản (nuôi tôm), công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (chế biến thuỷ sản, nước lọc, nước đá); dịch vụ (nhà hàng, khách sạn) và sinh hoạt (bệnh viện, trường học, cơ quan,...) cho thấy nguồn 1 20170704101130785.htm 23 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH nước ngầm được người dân khai thác liên tục trên khu vực đất giồng cát trong thời gian khoảng 6 tháng mùa khô cho thâm canh màu đang ở mức báo động. Số lượng nước ngầm khai thác cho sinh hoạt và dịch vụ liên tục tăng hàng năm. Kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Văn Sánh, 2010) cho thấy lượng nước sử dụng trong năm 2004 là khoảng 80.000 m3 /tháng và lượng nước tiêu thu liên tục tăng trung bình/tháng là 180.000 m3 /tháng và hơn 200.000 m3 /tháng tương ứng với năm 2006 và năm 2008. Tốc độ gia tăng khai thác và sử dụng nước ngầm tăng gấp 10 lần trong khoảng 2 năm 2004-2006. Tổng khối lượng nước sinh hoạt của cả năm 2004 là 1 triệu m3 /năm, trong khi đó lượng nước sinh hoạt năm 2008 là hơn 2.5 triệu m3 /năm. Chất lượng nước ngầm đối với các chỉ tiêu hóa lý đều đạt tiêu chuẩn (TCVN 5944-1995). Tuy nhiên, trong nước ngầm tại hầu hết các điểm trên địa bàn tỉnh đều nhiễm vi sinh vật Coliform khá cao. Công tác quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm đối với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ do nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện và quản lý. Hiện tại và tương lai các thách thức cho người dân đó là sự sụt giảm mực nước ngầm do khai thác gần như quá mức. Người dân cần thiết được tiếp cận với các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm chi phí bơm tưới và tiết kiệm nước nhằm bảo về tài nguyên nước ngầm bền vững (Nguyễn Văn Sánh, 2010). Thách thức về đất nhiễm mặn Vùng DHPĐ là vùng có tài nguyên đất đai đa dạng với tỷ trọng đất phù sa chiếm 26,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, diện tích đất nhiễm mặn của tiểu vùng cũng khá lớn, tập trung tại Bến Tre (24,1%), Tiền Giang (14,6%) và Trà Vinh (25,7%). Bên cạnh đó, đất phèn cũng khá lớn, chiếm khoảng 17,8% diện tích toàn vùng (trong đó Vĩnh Long (29,7%), Tiền Giang (19,4%) và Trà Vinh (18%). Trong đó, toàn ĐBSCL có đến 92 ngàn ha diện tích rừng ngập mặn (Cà Mau chiếm 70,2%, còn lại phân bố rải rác dọc theo ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Tiền Giang) (Tổng Cục Thống kê, 2017). Việc tăng diện tích đấ nhiễm mặn sẽ dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng đất cũng như làm gia tăng tăng giá thành chi phí cho cải tạo đất. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn cũng làm biến đổi hệ sinh thái ven biển. 24 Nguồn: Viện Thủy Lợi Việt Nam (2016) Thực tiễn trên cho thấy thách thức về môi trường và sự suy giảm về chất lượng các nguồn lực tự nhiên đã kéo theo là môi trường sống của người dân ngày càng suy thoái trầm trọng. Thật vậy, sự ô nhiễm này thách thức chất lượng tăng trưởng, chất lượng cuộc sống người dân và tính bền vững của môi trường. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp thì rất cần có các giải pháp để nhân rộng mô hình tăng trưởng xanh trong nông nghiệp. Qua phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp như trên cho thấy tiểu vùng DHPĐ đang theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào là đất đai, nguồn nước sông Mekong, nguồn lực tự nhiên, bên cạnh điều kiện sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên, giá cả các nguyên liệu đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, qui trình sản xuất nông nghiệp và thủy sản chưa mang tính bền vững, khả năng gây phương hại môi trường còn cao đã bộc lộ quá nhiều bất cập trong khi những sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản thế mạnh của tiểu vùng DHPĐ đang phải chịu sức ép lớn từ cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Điều này tạo áp lực đòi hỏi tiểu vùng DHPĐ phải chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, hiệu quả và bền vững hơn cho tỉnh, một mô hình tăng trưởng theo chiều sâu theo điều kiện đặc thù của tỉnh. Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế và đổi mới môi hình tăng trưởng, tiểu vùng DHPĐ cũng phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh...UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Chương trình 25 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH hành động số 604/CTr-UBND thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trương theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020, tỉnh Vĩnh Long ban hành kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Tiền Giang đã có Kế hoạch hành động 83/KH-UBND tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng xác định sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tập trung đầu tư về khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng để tạo bước đột phá về sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới và tỉnh Trà Vinh cũng ban hành kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, các đề án trên chỉ mới dừng lại ở việc thúc đẩy dịch chuyển tỷ trọng đóng góp về lượng giữa các ngành mà chưa đề cập đến mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với những thách thức về biến đổi khí hậu. Do đó, việc đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo mô hình là thật sự cần thiết và qua đó đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững của tiểu vùng DHPĐ trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, đó là mô hình tăng trưởng xanh. 4. Kết luận và giải pháp phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh Những thách thức trên đặt ra yêu cầu phải hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh hơn, bền vững hơn, và hướng đến tất cả mọi người. Theo “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, tập trung vào 3 nhiệm vụ chiến lược: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất; (iii) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và những thách thức trong phát triển nông nghiệp của Tiểu vùng DHPĐ, bài viết này xin đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, cụ thể như sau: 4.1. Nhóm giải pháp thể chế, chính sách, quản lý nhà nước Về thể chế, chính sách, quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững 26 nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh, một số giải pháp đề xuất như sau: - Tăng cường hợp tác toàn diện, liên tỉnh trong tiểu vùng DHPĐ, vùng ĐBSCL và toàn khu vực phía nam trên nhiều mặt, trên cơ sở tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước phù hợp với các xu thế diễn biến nguồn nước trong tương lai và phải bảo đảm tính tổng thể, thống nhất. Gỉai pháp cấp nước quy mô vùng bằng cách kết hợp giữa các nhà máy cấp nước ở các tỉnh, đảm bảo hài hòa, phù hợp với điều kiện nguồn nước của khu vực. - Thực hiện rà soát lại các quy hoạch liên quan bao gồm các quy hoạch hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biến, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành nghề. Cụ thể rà soát thống nhất quản lý giữa lâm nghiệp, thủy lợi, đê điều, thủy sản; đánh giá thực trạng phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, vạng, các loài có giá trị kinh tế cao để dần thay thế nghề nuôi trồng thủy, hải sản trong vùng rừng ngập mặn; đánh giá thực trạng nông nghiệp hiện tại về nguồn lực, năng suất và tiềm năng tương lại; đánh giá các nguồn tài nguyên kinh tế, các tác động tới môi trường của các mô hình kinh tế nông nghiệp đã thực hiện trước đây nhằm rút ra bài học kinh nghiệp, tập trung thực hiện, phát triển những mô hình hiệu quả, xóa bỏ, thay thế những mô hình kém hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý sản xuất, cụ thể có kế hoạch chủ động trong bố trí mùa vụ phù hợp trên cơ sở các kịch bản ứng phó biến đổi khí và các dự báo đánh giá tác động của môi trường lên vùng sản xuất nông nghiệp. - Có chính sách ưu tiên, phát triển, khuyến khích hộ dân tham gia các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng sạch, theo các tiêu chí GAP (Global Gap). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp xanh, liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, trong tiểu vùng, trên cơ sở chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng địa phương cũng như của toàn tiểu vùng. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, mạnh mẽ, là trung gian kết nối giữa nông dân và nông dẫn, giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động ổn định của các mắc xích trong chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã, các đối tượng xã hội tham gia phát triển nông nghiệp theo mô hình tăng trưởng xanh. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. - Tập trung rà soát lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản 27 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần hướng tới những công trình đảm bảo được mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, sạch. Có kế hoạch xây dựng hạ tầng đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất hiện đại, tăng năng xuất, chất lượng theo hướng xanh, chuẩn quốc tế. - Quy hoạch một cách đồng bộ, hoàn chỉnh trong khâu bố trí, xây dựng các khu công nghiệp, sao cho đảm bảo không gây ra những hậu quả với môi trường. - Đưa ra các quy định chế tài xử lý những đối tượng cố tình gây ô nhiễm, nhất là các cơ sở sản xuất cố tình không chịu xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, rạch. - Có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ quản lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp xanh. - Có kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo đủ nguồn ngân sách trong các chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp xanh. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho các hoạt động tăng trưởng xanh, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội. - Tạo trang web, cung cấp thông tin các dữ liệu được thu thập về sản xuất nông nghiệp xanh trong đó bao gồm các dữ liệu về phía cung, cầu trong phát triển nông nghiệp xanh. Cụ thể cung cấp các thông tin liên quan về đất, nước, phân bón, giống, kỹ thuật sản xuất, phương pháp nuôi trồng, các mô hình sản xuất hiệu quả, thông tin của các doanh nghiệp thu mua, đầu ra, các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ nông nghiệp. Coi đây như một diễn đàn, đóng vai trong cung cấp thông tin, kết nối tất cả các nhà trong nền sản xuất của cách mạng 4.0. - Xây dựng các kế hoạch về thông tin, truyền thông nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đưa thông tin về tình trạng biến đổi khí hậu, về tăng trưởng xanh đến toàn bộ các tầng lớp xã hội. 4.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ dân sản xuất nông nghiệp - Nâng cao nhận thức của các hộ dân về biến đổi khí hậu, nông nghiệp xanh. Cụ thể hóa các chương trình hành động về các hoạt động nông nghiệp xanh qua các hội chợ, hội thảo, buổi sinh hoạt hợp tác xã, các buổi tiếp xúc trực 28 tiếp của các cấp quản lý chính quyền với người dân. Phổ biến về thực trạng biến đổi khí hậu, hậu quả, diễn biến thiên tai, các hậu quả môi trường do các phương thức sản xuất truyền thống và truyền bá những nhận thức mới về nâng cao chất lượng đời sống, bảo vệ môi trường, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập qua các mô hình sản xuất theo phương pháp xanh trong tăng trưởng xanh. - Mở các lớp tập huấn miễn phí, khuyến khích các nhóm hộ dân tham gia để nâng cao nhận thức, kiến thức về các phương pháp sản xuất xanh. - Đẩy mạnh liên kết cộng đồng trong các sản xuất, liên kết giữa các hộ nông dân nhằm chia sẻ thông tin, nhân rộng các mô hính sản xuất xanh. - Hỗ trợ các hộ dân tham gia các chương trình ưu đãi vay vốn, ưu đãi chính sách trong mô hình tăng trưởng xanh về thuốc bảo vệ thực vật, về nước, về đất, về phân bón, giống và phương thức sản xuất. 4.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp - Đẩy mạnh thu hút đầu tư, có chính sách ưu đãi về thuế, về vay vốn đối với các ngành nghề liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp như các dự án sản xuất chế biến nông sản, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường nông nghiệp. - Có các chương trình liên kết, mang doanh nghiệp với hộ nông dân trực tiếp làm việc với nhau, nhằm rút ngắn các giai đoạn trung gian trong chuỗi cung ứng, giảm giá thành sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt ưu tiên tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm và ra mắt các sản phẩm nông nghiệp xanh. 4.4. Nhóm giải pháp khác - Xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác lúa - tôm theo hướng liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: Trà Vinh hiện là tỉnh có diện tích đất ngập mặn ven biển khá lớn, thích hợp cho sản xuất lúa hữu cơ theo phương pháp luân canh tôm - lúa. Phát triển nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người mà còn góp phần cải tạo thổ nhưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái. Từ vùng biển sản xuất lúa-tôm, nông dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã liên kết với doanh nghiệp phát triển sản xuất lúa hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán từng bước 29 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH chuyển sang chăn nuôi tập trung, trang trại theo quy hoạch. Ngành cũng khuyến khích chăn nuôi tập trung an toàn sinh học để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát được dịch bệnh ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2010). Tác động biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL (https://www.mard.gov.vn/Pages/tac-dong-bien-doi- khi-hau-o-cac-tinh-dbscl-1538.aspx) 2. Bộ Khoa học và Công Nghệ. (2016). Xâm nhập mặn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2010). Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2012). Thuốc bảo vệ thực vật – mối nguy hại lớn tới môi trường và sức khỏe. 5. Dự thảo tầm nhìn chiến lược Đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên Hải Phía Đông”. 6. FAO (Food and agriculture organization of the United Nations). (2012). Greening the economy with agriculture. 7. Hoàng Thị Chỉnh. (2010). Để nông nghiệp VN phát triển bền vững. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 273. 8. Lê Trung Kiên. (2009). Lựa chọn nào đối với phát triển bền vững trong du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 148. 9. Lê Thu Hoa. (2011). Mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 173. 10. Lê Anh Tuấn (2009). Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Viện nghiên cứu Biến đổi Khí Hậu, Đại học Cần Thơ. 11. Ngô Thắng Lợi. (2010). Đô thị hoá ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 160. 12. Nguyễn Mậu Dũng. (2010). Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 159. 13. Nguyễn Trọng Hoài và các tác giả (2013). Tiếp cận tăng trưởng xanh cho cho khu vực ĐBSCL. 14. Nguyễn Văn Sánh. (2010). Nghiên cứu tài nguyên nước Trà Vinh: 30 Hiện trạng khai thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng bền vững. Đại học Cần Thơ 15. OECD. (2012b). OECD Green Growth Studies Food and Agriculture . OECD Publishing 16. Parry, M. L. và cộng sự. (2007). Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report on Climate Change, 2007. Cambridge University Press, Cambridge, UK. 17. Tổng Cục Thống kê. (2010). Khảo sát mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2010. 18. Tổng cục thống kê Việt Nam. (2017). Niên giám thống kê. 19. Thông tấn xã Việt Nam. (2013). Đồng bằng sông Cửu Long suy thoái môi trường ở mức đáng báo động. 20. World Bank. (2012). Inclusive green growth: The pathway to sustainable development. Washington D.C. - The Worldbank. 21. UNDESA (UN Department of Economic and Social Affairs). (2012). A guidebook To The Green Economy Issue 1: Green Economy, Green Growth, and Low-Carbon Development -history, definitions and a guide to recent publications. Division for Sustainable Development, UNDESA. 22. Viện Thủy Lợi Việt Nam. (2016). Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đề Xuất các giải pháp chống hạn. 31 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM: MỘT CÁCH ĐỐI SÁNH TS. Lê Tùng Lâm TÓM TẮT Việt Nam và Hàn Quốc đều có điểm xuất phát là những quốc gia nông nghiệp. Thế nhưng, từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, Hàn Quốc thực hiện Phong trào Làng mới (Saemaul Undong), nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng, góp phần tạo ra “kì tích Hàn giang”, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số ít quốc gia hàng đầu châu Á. Việt Nam cũng đã tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, nền nông nghiệp của Việt Nam có sự chuyển biến vẫn chưa phát huy hết được những lợi thế của mình. Từ năm 2010, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của nông dân. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Sự thành công trong nông nghiệp nói chung và Phong trào Làng mới của Hàn Quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về vai trò lãnh đạo của nhà nước đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, Nông thôn mới, Làng mới, Nhà nước. ừ những năm 70 của thế kỉ XX, Hàn Quốc đã thực hiện thành công Phong trào Làng mới và đưa nông nghiệp Hàn Quốc phát triển vượt bậc. Vậy sự thành công của Hàn Quốc đã gợi mở những bài học kinh nghiệm gì cho Nhà nước trong chiến lược xây dựng nông thông mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Dẫu biết mọi sự so sánh có thể khập khiễng nhưng thành công của Hàn Quốc cũng sẽ gợi mở cho Việt Nam một số vấn đề nhất định. Bài viết muốn góp một phần tìm hiểu kinh nghiệm quản lý của nhà nước để đưa nông nghiệp nói chung và Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng của Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng vốn  Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Sài Gòn. T 32 có. 1. Nhà nước - nhân tố quyết định thành công trong “phong trào Làng mới” ở Hàn Quốc Việt Nam và Hàn Quốc đều là những quốc gia nông nghiệp với thành phần dân cư chủ lực là nông dân. Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. Mặc dù điều kiện thiên nhiên giữa hai quốc gia không giống nhau. Trong khi Việt Nam vốn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ thì ngược lại, Hàn Quốc với 70% diện tích đất đai là đồi núi, đất đai không thuận lợi cho nông nghiệp. Mặt khác, khí hậu khắc nghiệt cũng là nhân tố cản trở quá trình phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc. Thế nhưng, nông nghiệp Hàn Quốc lại có sự chuyển biến mạnh mẽ từ thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay. Sự thành công của Hàn Quốc xuất phát từ công cuộc xây dựng “Làng mới” của chính phủ Park Chung Hee từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước. Lên cầm quyền bằng một cuộc đảo chính quân sự và trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Tổng thống Park Chung Hee cho rằng “Nhân dân Á châu sợ hãi đói nghèo hơn là sợ chế độ độc tài, và thứ ngọc thiếu ánh sáng được gọi là chế độ dân chủ thì vô nghĩa đối với người dân đang chết đói và tuyệt vọng”1. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền là phải đưa nhân dân khỏi tình trạng đói khổ kéo dài. Chính phủ Park đã thực hiện nhiều chương trình để cải cách nông nghiệp. Từ năm 1970, Chính phủ Park Chung Hee tiến hành chương trình Phong trào Làng mới (Saemaul Udong) với phương châm hiện đại hóa và công nghiệp hóa nền nông nghiệp quốc gia. Tổng thống Park Chung Hee đã nêu rõ rằng “Phong trào làng mới thể hiện nỗ lực cải thiện, hiện đại hóa làng của chúng ta với tinh thần tự lực và độc lập. Chính phủ triển khai cuộc vận động này với sự tin tưởng chắc chắn rằng cuộc vận động sẽ làm cho mỗi làng ở Hàn Quốc thành một nơi thịnh vượng, sung túc để sinh sống” 2. Chính phủ đã tiến hành hoạch định các kế hoạch phát triển chung cho toàn dân và khuyến khích nông dân cùng chung vai với nhà nước thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp. Chính phủ Park ưu tiên tập trung đưa máy móc 1 Michael Keon (1977), Korea Phoenix: A Nation from the Ashes, Englewood Cliffs: Prentice – Hall International, p.106. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), Saemaul Undong in Korea, Seoul, Korea, p.4. 33 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH hiện đại vào sản xuất nông nghiệp như máy xới, máy kéo, máy cấy lúa, máy gặt Đặc biệt, việc cung cấp nhiều phân bón hóa học cùng việc đưa những giống mới có năng suất cao vào sản xuất đã làm cho nền nông nghiệp Hàn Quốc tăng nhanh đáng kể. Tổng số gạo được sản xuất tăng từ 3 triệu tấn (năm 1962) lên 5,9 triệu tấn (năm 1989)1. Sự thành công trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa nhân dân thoát khỏi cảnh đói nghèo thường xuyên. Thu nhập bình quân của người nông thôn còn cao hơn cả dân cư thành thị. Ba năm sau khi thực hiện phong trào làng mới, thu nhập bình quân của hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn là 674.000 Korean won, trong khi đó thu nhập bình quân của hộ gia đình sống ở khu vực đô thị chỉ là 644.000 Korean won2. Đây là kết quả rất quan trọng đối với nhân dân Hàn Quốc nói riêng và tấm gương để các nước khác noi theo. Chìa khóa thành công của phong trào Làng mới là thúc đẩy các cộng đồng nông thôn theo hướng tự giúp đỡ và hợp tác. Saemaul Undong gồm ba thành phần: tinh thần, hành vi và môi trường. Các chiến dịch về tinh thần bao gồm việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, phát huy truyền thống đạo đức, và tăng cường ý thức của cộng đồng3. Từ đó, đời sống của nông dân đã được cải thiện và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc. Ý thức của nông dân về vai trò, trách nhiệm đối với đất nước cũng được nâng cao hơn. Một quan chức Hàn Quốc từng rất tự hào khi cho rằng “Saemaul Udong đã thay đổi nông thôn. Căn bản là khôi phục ý thức xấu hổ và tranh đua của nông dân”4. Chính ý thức tự hào truyền thống dân tộc là chất xúc tác thức tỉnh nhân dân Hàn Quốc đứng dậy sau những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua trong những năm 50 của thế kỉ XX. Thông qua phong trào Saemaul Udong, “những mái tranh nhà ở nông thôn miền Nam Triều Tiên đã được thay thế bằng những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch và xi măng; sản lượng nông nghiệp nông thôn đạt mức chưa từng có. Năm 1974, thu nhập nông thôn đã vượt qua thu nhập thành thị. Năm 1978, 98% nông thôn Hàn Quốc đã có thể tự lực cánh sinh”5. Sự chuyển biến của nông thôn đã góp vai trò quan trọng vào sự chuyển 1 Andrew C. Nahm (2001), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB VHTT, Hà Nội, tr.371. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), p.48. 3 Park Chung-hee, Nguồn: 4 Brian Kelly and Mark London (1989), The Four Little Dragons: Inside Korea, Taiwan, Hong Kong and Singapore at the Dawn of the Pacific Century, New York: Simon a nd Schuster, p.46. 5 Park Chung-hee, Nguồn: 34 mình, cất cánh chung của Hàn Quốc trong những năm 70 của thế kỉ XX. Sự thành công trong nông nghiệp của Hàn Quốc đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Nó cũng đã để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp một số nước trên thế giới. Khi nhận định về sự thành công của phong trào Saemaul, Tổng thống Senegal Leopold Sedar Senghor cho rằng “Hiện nay, Senegal đang tiến hành một cuộc cách mạng nông nghiệp, nên đặc biệt tôi rất cảm kích trước sự phát triển của Hàn Quốc qua phong trào Saemaul”, còn Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Guatemala Joseluis Cruz Salazar nhấn mạnh rằng: “Saemaul là một phong trào đặc biệt. Tôi sẽ cố gắng áp dụng hệ thống và phương pháp này vào Guatemala”, Thứ trưởng Nội vụ Thái Lan Winyu Ankara thì xem “Saemaul là một phong trào thành công nhất trong các chương trình loại này mà tôi đã thấy trên khắp thế giới”1. Rõ ràng, thành công của Hàn Quốc đã nhận được sự ngưỡng mộ, khâm phục từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang trên đường phát triển. Vì vậy, Việt Nam cũng cần có những nhìn nhận, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự thành công của Hàn Quốc để phát triển hơn nữa nền nông nghiệp của nước nhà. 2. Một số vấn đề về vai trò của nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam (đối sánh với Hàn Quốc) Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp. Từ sau Đại hội VI (tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, quá trình xây dựng, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, kết quả thu được không như mong muốn. Vì vậy, từ đầu thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đối với nông nghiệp. Trong đó, có chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngày 4-6-2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn 1 Park Chung Hee (1979), Saemaul: Korea’s New Community Movement , Seoul: Korea, Textbook Co., p.72. 35 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”1. Như vậy, mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam là nâng cao đời sống nông dân về cả vật chất, tinh thần và phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Từ khi thực hiện chương trình, chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng như: - Về phát triển giao thông nông thôn, chương trình đã xây dựng được trên 5 nghìn công trình với khoảng 700.000km đường giao thông nông thôn. Đến nay, đã có 23,3% số xã đạt tiêu chí giao thông, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 35,3%. - Trên lĩnh vực thủy lợi, hiện có 44,5% số xã đã đạt tiêu chí, dự kiến đến hết năm 2015 đạt 52,7%; 75,6% xã đạt tiêu chí về điện, dự kiến hết năm 2015 đạt 80,9%. - Tỷ lệ cơ giới hóa của các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80 - 90% như các tỉnh: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp2. - Mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đã đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010); số hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh, còn 8,2%.3 Có thể thấy, những con số trên là tính hiệu khả quan trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn chưa thật sự đạt được kết quả mong muốn và tồn tại nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo để phát huy hiệu quả của chương trình. Nhiều vấn đề về vai trò của nhà nước cần phải giải quyết hiệu quả để thực hiện thành công chương trình xây 1 Quyết định 800 QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 2 Phạm Tất Thắng (5-11-2015), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra, nguồn: thon-moi-mot-so-van-de-dat-ra.aspx. 3 Tổng kết 5 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, nguồn: tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi/. 36 dựng nông thôn mới như: 2.1. Vai trò của nhà nước trong việc sử dụng, huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới Vốn đầu tư là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong chương trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ở Hàn Quốc, nhà nước và nhân dân cùng thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn để cải tiến chất lượng sống của nông dân. Chính phủ Hàn Quốc “vạch ra chương trình công nghiệp hoá, chương trình xuất khẩu, chương trình làng mới ở nông thôn... nhưng rất ít khi nhà nước Hàn Quốc dùng doanh nghiệp nhà nước để giải quyết vấn đề”1. Vì vậy, tính hiệu quả của các dự án đã được nâng cao rõ rệt. Chính phủ đã khéo léo trao trách nhiệm và uy tín trong công việc cho nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân. Điều này đã góp một phần quan trọng vào tránh sự lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của nhà nước. Ở Việt Nam, chính phủ cũng thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khi xác định Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp. Để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng yêu cầu “huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân”2. Đồng thời, Nhà nước cũng tăng cường nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Từ năm 2016-2020, dự kiến tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 63.155,6 tỷ đồng, ngân sách địa phương 130.000 tỷ đồng3. Có thể thấy, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới sớm đạt được kết quả. Tuy nhiên, vấn đề là hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của Việt Nam chưa cao. Các công ty trúng thầu trong việc xây dựng các công trình nông thôn hầu hết là doanh nghiệp nhà nước. Chất lượng các công trình nông thôn không đáp ứng được yêu của xã hội. Các công trình 1 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc, nguồn: 2 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 3 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, tlđd. 37 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH xây dựng ở Việt Nam thường không đạt chất lượng và xuống cấp rất nhanh. Thực trạng này gây ra lãng phí rất lớn ngân sách của nhà nước và tiền của nhân dân. Chưa có số liệu thống kê chính thức về sự thiếu trách nhiệm, kém chất lượng trong các công trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam nhưng thực tế thì ai cũng biết. Nguyên nhân của tình trạng này thì chỉ có những người trong cuộc mới biết. Thực trạng này gây ra hệ quả rất quan trọng là niềm tin của nhân dân, của doanh nghiệp vào chủ trương của nhà nước bị giảm sút. Nhà nước rất khó huy động doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhưng từ khi triển khai thực hiện, sự biến chuyển không đáng kể. Vì vậy, chúng ta cần công khai, minh bạch trong đầu tư xây dựng phát triển nông thôn mới. Quan trọng hơn, Nhà nước cần ban hành cơ chế trách nhiệm đối với xã hội của các doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới. Có như thế, hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn đầu tư mới được nâng cao và thu hút được nguồn vốn từ nhân dân, doanh nghiệp vào xây dựng nông thôn mới. 2.2. Nhà nước phải xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng trong nhân dân để thực hiện thành công chương trình nông thôn mới Ý thức trách nhiệm cộng đồng là chúng tôi muốn đề cập đến ý thức của nhân dân, doanh nghiệp và nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở Hàn Quốc, công cuộc xây dựng “Làng mới” gắn liền với quá trình “phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ phát triển nông thôn; phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân”1. Cụ thể, để nâng cao chất lượng hoạt động, trình độ chuyên môn của cán bộ phát triển nông thôn, năm 1972 Chính phủ đã thành lập “Viện đào tạo lãnh đạo Saemaul”, sau này trở thành “Học viện trung ương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn”. Đây là cơ quan phụ trách việc đào tạo cán bộ lãnh đạo phong trào xây dựng làng mới từ trung ương xuống địa phương. Ở Việt 1 Phạm Xuân Liêm (2014), “Phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2014. 38 Nam, “kiến thức về xây dựng nông thôn mới của đội ngũ cán bộ kể từ các bộ, ngành Trung ương liên quan đến cấp cơ sở đều còn rất hạn chế (nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp tổ chức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã). Nhu cầu đào tạo là rất lớn (khoảng 300.000 lượt) trong khi còn thiếu đội ngũ giảng viên và tài liệu chuẩn. Đây đang là trở ngại lớn nhất cho thực hiện Chương trình”1. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về phát triển nông thôn mới. Có như thế, việc triển khai thực hiện chương trình mới đạt kết quả tốt nhất. Ngoài ra, để nâng cao ý thức cộng đồng nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, chính phủ Hàn Quốc đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể”2. Có thể thấy, việc thúc đẩy, xây dựng 3 yếu tố này trong nông dân là nhân tố quyết định thành công quá trình xây dựng Làng mới ở Hàn Quốc. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra 3 chiến dịch quan trọng để nâng cao ý thức nhân dân là: “Chiến dịch Tinh thần” nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện với láng giềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý thức cộng đồng. “Chiến dịch Cư xử”nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố, cách ứng xử tích cực trong làng xóm và công sở, hành vi nơi công cộng và cấm say rượu dẫn tới cư xử không đúng đắn. “Chiến dịch Môi trường” tập trung vào vấn đề giữ vệ sinh khu vực sinh sống và làm việc, giữ gìn môi trường đô thị và phát triển màu xanh thành phố, làm sạch các con sông3. Rõ ràng, ba chiến dịch này được thực hiện nhằm tạo ra sự thống nhất và kỷ cương, giúp cho sự phát triển xã hội một cách hài hòa. Chính phủ rất chú trọng xây dựng văn hóa cư xử của những người trong làng xóm, nơi công sở, 1 Phạm Tất Thắng (5-11-2015), tlđd. 2 Phạm Xuân Liêm (2014), tlđd. 3 Phạm Xuân Liêm (2014), tlđd. 39 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cấm những hành vi trái với văn hóa nhằm tạo môi trường sống an lành, hạnh phúc. Một khía cạnh đáng chú ý là bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế. Để có môi trường sống trong lành, ý thức của nhân dân và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường cần phải được nâng cao. Đặc biệt, trách nhiệm của doanh nghiệp, công ty đối với môi trường được nhà nước quy định cụ thể. Đây là một kinh nghiệm rất đáng quan tâm, học hỏi dành cho Việt Nam. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đề cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn. Chính phủ đã đề ra mục tiêu là phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới theo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” 1. Tuy nhiên, hiệu của những chủ trương này chỉ mới dừng lại ở mức độ phong trào và báo cáo trên giấy tờ. Thực tế, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vẫn chưa được nâng cao. Thậm chí, tình trạng “trẻ hóa tội phạm” và tội phạm nguy hiểm diễn ra ngày càng nhiều ở nông thôn. Trong cả nước thời gian qua, tình trạng phạm tội của Thanh thiếu niên ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê, “trong cả nước, gần 70% vụ án hình sự có đối tượng phạm tội là thanh, thiếu niên. Con số báo động cho thấy, tội phạm đang ngày càng trẻ hóa”2. Tiêu biểu như: Vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước gây chấn động dư luận suốt một thời gian dài, do Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) và đồng phạm Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước), Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) gây ra. Vụ thảm án đau lòng xảy ra ở Nghệ An, hung thủ ra tay sát hại 4 người chỉ vì mâu thuẫn bột phát. Hay vụ do tranh chấp nương rẫy dẫn tới cãi vã, Đặng Văn Hùng (26 tuổi, ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã dùng dao chém tử vong 4 người họ hàng của mình Những thực trạng này là minh chứng rõ nét về tính thiếu hiệu quả trong chương trình xây dựng đời sống văn hóa nơi dân cư của chính phủ. Mặt khác, đối với các địa phương đã đạt được những tiêu chuẩn về xây 1 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. 2 Tội phạm trẻ hóa - Nguyên nhân vì đâu?, nguồn: hoa-nguyen-nhan-vi-dau-.html. 40 dựng nông thôn mới, hoạt động văn hóa cộng đồng cũng không phát huy được hiệu quả. Chúng ta thấy mỗi xã đều có Nhà văn hóa, mỗi ấp có Văn phòng Ấp văn hóa, mỗi làng đều có cổng chào “Ấp văn hóa” và đây là những tiêu chí bắt buộc để được công nhận là “xã nông thôn mới”. Thế nhưng, hiệu quả của các khẩu hiệu, các khối nhà bê tông này là không đáng kể, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước và nhân dân. Chúng tôi thiết nghĩ, Nhà nước cần nhìn thẳng, nhìn thật vào vấn đề để có chính sách phát triển phù hợp với điều kiện dân cư, tránh tình trạng lãng phí. Vấn đề môi trường của Việt Nam cũng đang là thách thức lớn. Những biện pháp xử phạt của nhà nước, của luật pháp chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răng đe đối với các hành vi phá hoại môi trường sống. Nhìn về đất nước Hàn Quốc, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi mà ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của doanh nghiệp Việt Nam quá thấp. Vì thế, nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong việc quản lý và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. 2.3. Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước trong phân phối sản phẩm nông nghiệp Để đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015”1, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý và quản lý có hiệu quả đối với việc sản xuất nông nghiệp của nông dân. Ở Hàn Quốc, vai trò của nhà nước thể hiện rất rõ trong việc phân phối sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ cũng thành lập các hợp tác xã trong nông nghiệp nhưng “các hợp tác xã hoạt động không giống như các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà về cơ bản hoạt dộng như một hội nông dân hoặc liên minh nông dân. Thông qua các hợp tác xã, nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm, hoặc hợp tác xã mua lại sản phẩm cho nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm cho nông dân và bán lại trên thị trường với phần cộng chi phí nhỏ”2. Hoạt động của các Hợp tác xã đã giúp nông dân giải quyết được khâu đầu ra cho nông sản và đảm bảo người nông dân không bị thua lỗ trong sản xuất. Hợp tác xã “có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp 1 Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, tlđd.. 2 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), tlđd. 41 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm; dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ1. Có thể thấy, đây là một kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, để nâng cao hiểu biết của nông dân về kĩ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, “các cơ quan phụ trách về nông nghiệp của Chính phủ hỗ trợ nông dân nghiên cứu thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và áp dụng kỹ thuật cao về giống, về bảo quản, đóng gói sản phẩm”2. Chính phủ thường xuyên tổ chức các chợ đấu giá nông sản để hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hoá. Chính vai trò điều tiết, hỗ trợ cho nông dân của Nhà nước là nhân tố quyết định đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp ở Hàn Quốc. Chính phủ đã kích thích được ý thức của nông dân thông qua những chương trình, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp. Người nông dân Hàn Quốc có thể an tâm sản xuất và làm giàu ngay trên chính mãnh đất (dù không màu mỡ) của mình. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng “được giá thì mất mùa, được mùa thì mất giá” diễn ra thường xuyên. Năm nào cũng vậy, người nông dân luôn phải thấp thỏm, lo âu về tình trạng này. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng “giải cứu” nông sản triền miên từ năm này sang năm khác. Thực trạng này chứng tỏ vai trò của nhà nước đối với nông nghiệp còn khá mờ nhạt. Thậm chí, theo Bảng tin 60s ngày Thứ 7 (9-6-2018), tại Quảng Nam, hiện tượng hàng trăm tấn phân bón do Nhà nước cung cấp cho dân tái định cư đã bị bỏ không, nông dân không biết dùng phần bón để làm gì và họ đem cả phân bón đi lấp “ổ gà, ổ voi” trên đường. Thử hỏi, trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng Nhà nước ở đâu? Kinh phí, ngân sách đều do thuế của dân đóng vào mà bị sử dụng hoang phí, không hiệu quả như thế thì làm sao nông nghiệp chuyển biến được. Rất nhiều chuyên gia đều nhận thấy vai trò của Nhà nước trong nông nghiệp hiện nay đang là vấn đề cấp bách. Theo họ, “cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự hỗ trợ thực hiện các phương thức cung ứng dịch vụ, hợp 1 Việt Dũng (26/3/2015), Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm cho Việt Nam, nguồn: phu-Han-Quoc-doi-voi-nong-dan-nong.aspx. 2 Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), tlđd. 42 đồng nông sản, thực hiện chuỗi phân phối hiện đại. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập mạng lưới phân phối và bán lẻ mang tính quốc tế để phân phối và bán lẻ hàng nông sản Việt Nam”1. Mặt khác, Nhà nước cũng cần thực hiện liên kết nông nghiệp với công nghiệp; nông thôn với đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nhà nước cần từng bước đưa thu nhập của người nông dân tiếp cận gần với thu nhập ở thành thị. Ở Hàn Quốc, phong trào Làng mới đã đặc biệt coi trọng liên kết khu vực nông thôn và khu vực đô thị để có thể tạo cộng đồng kết nối rộng nhằm phát triển nông thôn và cả đô thị. Phong trào Làng mới “được triển khai từ khu vực nông thôn đã lan rộng ra đến các nhà máy, tổng công ty và trở thành phong trào có quy mô trên toàn quốc. Đi liền với việc mở rộng phong trào, nhiều nhân lực, tài chính lẫn tổ chức đã được huy động để thúc đẩy sự phát triển của phong trào”2. Nhờ đó, chính phủ đã huy động được nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển và thu hẹp dần, thậm chí thu nhập nông thôn còn cao hơn cả thành thị. Sự thành công của Hàn Quốc là kinh nghiệm quan trọng đối với Việt Nam trong việc xây dựng nông thôn mới. Chính phủ Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa nông thôn - thành thị trên tất cả các mặt, nhất là thương mại, tiêu thụ nông sản. Có như thế, nông nghiệp Việt Nam mới có thể gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành nhân tố sản xuất trực tiếp và giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Vì thế, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng là yêu cấu tất yếu. Ở Hàn Quốc, vì điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đất đai dành cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 19% diện tích. Do đó, Hàn Quốc đã sớm áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Những giống lúa mới và những giống cây trồng mới cho sản lượng cao đã được đưa vào gieo trồng. Phân bón và thuốc trừ sâu cũng được cung cấp đầy 1 Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nguồn: nong-san-cau-noi-giua-san-xuat-va-tieu-dung-124554.html. 2 The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), tlđd, p.13-14. 43 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH đủ cho sản xuất của nông dân. Chính phủ Park Chung Hee đã “phát triển và phổ biến các kỹ thuật nông nghiệp mới, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, thành lập các nông trang, tái điều chỉnh đất canh tác, phát triển các nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tiến hạt giống, và cơ khí hoá nông nghiệp. Các biện pháp chính sách bổ sung cho các biện pháp chính sách này là chính sách phát triển các làng cung cấp điện và mở rộng đường sá, chính sách thu nhập nông nghiệp được cụ thể hoá trong Dự án đặc biệt về tăng thu nhập của nông dân và ngư dân, và chính sách trợ giá bao gồm chính sách giá gạo cao và hệ thống chỉ số thu mua lúa mạch. Đặc biệt là một loại giống lúa gạo mới cho sản lượng cao Tongil Byeo đã được phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1971. Kết quả là sản lượng sản xuất lương thực đã tăng nhanh giúp cho Hàn Quốc có thể tự đảm bảo được về gạo từ năm 1977”1. Nhờ đó, sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng nhanh về số lượng và đa dạng về chủng loại. Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh ở Hàn Quốc trong một thời gian rất ngắn. Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004- 2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của nông dân”2. Có thể thấy, sự thành công trong nông nghiệp của Hàn Quốc và phong trào xây dựng làng mới là do sự lãnh đạo hiệu quả của nhà nước. Nó cũng để lại kinh nghiệm rất cần thiết cho chúng ta. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đã sớm ý thức được vai trò của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2016-2020; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp”3. Thế nhưng, quá trình triển khai mục tiêu này 1 Trần Quang Minh (24/11/2011), Các giai đoạn phát triển nông nghiệp và chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc, nguồn: CN/Cac-giai-doan-phat-trien-nong-nghiep-va-chinh-sach-nong-nghiep-cua-Han-Quoc-41130.html. 2 Việt Dũng (26/3/2015), tlđd. 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tlđd. 44 đang gặp rất nhiều khó khăn. Khoa học công nghệ “chưa phát huy vai trò là động lực, là đòn bẩy trong sản xuất; các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân bố không đồng đều, chưa giảm được nhiều sự ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp”1. Thực trạng này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của nhân dân. Nguyên nhân thực trạng này là do “cơ chế, chính sách phục vụ phát triển chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao; lãnh đạo một số sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố chưa thật sự quan tâm đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ. Ngoài ra, việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ giới hóa sản xuất còn bất cập. Việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị chưa đáp ứng yêu cầu. Các sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu, do vậy giá trị kinh tế chưa cao”2. Vì vậy, chúng ta rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với nông nghiệp. Tại hội thảo “Nông nghiệp công nghệ cao: Các vấn đề và giải pháp” do Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 7-4-2018 ở Hà Nội, các đại biểu đề xuất việc ứng dụng công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần phải “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt và làm chủ những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đối với mỗi vùng, miền có lợi thế về phát triển nông nghiệp phải có chiến lược riêng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” và “muốn chuyển giao được công nghệ người nông dân phải có kiến thức. Cần phải đào tạo, giúp nông dân tiếp cận những công nghệ mới, qua đó áp dụng để triển khai trên thực tế “3. Rõ ràng, các nhà khoa học Việt Nam đều nhận thấy được sự bất cập trong công tác quản lý của nhà nước đối với viêc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nhìn lại sự thành công của Hàn Quốc, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Có như thế, nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển tương xứng với tiềm 1 Anh Phường (27-1-2018), Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: nghe-de-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html. 2 Anh Phường (27-1-2018), tlđd.. 3 Minh Long (8-4-2018), tlđd. 45 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH năng và góp phần quyết định thực hiện thành công Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Việt nam giai đoạn 2016-2020. 3. Kết luận Nhìn lại quá trình thực hiện “Làng mới” ở Hàn Quốc từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, chúng ta nhận thấy được vai trò rất lớn của Nhà nước đối với sự phát triển nền nông nghiệp Hàn Quốc. Sự thành công của phong trào Làng mới có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với Hàn Quốc như ông Park Seung- woo - Viện trưởng Viện Cao học Saemaul Park Chung Hee thuộc trường Đại học Yeungnam, nhấn mạnh rằng “Thành quả quan trọng nhất của phong trào Saemaul là đã thúc đẩy được sự phát triển của nông nghiệp, qua đó tạo ra sự tăng trưởng cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giữa công nghiệp và nông nghiệp, và giữa các ngành nghề khác nhau. Quan trọng hơn nữa, phong trào này còn góp phần thay đổi tư duy, ý thức, quan điểm về giá trị, về thế giới của người dân Hàn Quốc, khiến họ tự tin hơn để tham gia hiệu quả hơn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Một điều quan trọng nữa là phong trào này đã mang đến giấc mơ và niềm hy vọng về một tương lai tươi đẹp cho đất nước và dân tộc Hàn Quốc”1. Ngày nay, Việt Nam đang trên đường phát triển mọi mặt. Trong đó, thực hiện mục tiêu chương trình xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Nhà nước cần phải tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo một cách thực sự hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như: huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới; xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng trong nhân dân để thực hiện thành công chương trình nông thôn mới; điều tiết của nhà nước trong phân phối sản phẩm nông nghiệp và đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Có như thế, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam mới thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và góp phần đưa đất nước phát triển, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrew C. Nahm (2001), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 1 Saemaul – Phong trào hiện đại hóa nông thôn Hàn Quốc, nguồn; No=10038987, ngày 28-4-2015. 46 2. Brian Kelly and Mark London (1989), The Four Little Dragons: Inside Korea, Taiwan, Hong Kong and Singapore at the Dawn of the Pacific Century, New York: Simon and Schuster. 3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Trần Thị Minh Châu (04/07/2000), Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc, nguồn: ItemID=82. 5. Việt Dũng (26/3/2015), Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm cho Việt Nam, nguồn: kien/2015/32603/Chinh-sach-cua-Chinh-phu-Han-Quoc-doi-voi-nong- dan-nong.aspx. 6. Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nguồn: luan/hoan-thien-he-thong-phan-phoi-nong-san-cau-noi-giua-san-xuat-va- tieu-dung-124554.html. 7. Minh Long (8-4-2018), Nông dân vẫn thiếu kiến thức làm nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nong-dan-van-thieu-kien- thuc-lam-nong-nghiep-cong-nghe-cao-748381.vov. 8. Phạm Xuân Liêm (2014), “Phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2014. 9. Michael Keon (1977), Korea Phoenix: A Nation from the Ashes, Englewood Cliffs: Prentice – Hall International. 10. Trần Quang Minh (24/11/2011), Các giai đoạn phát triển nông nghiệp và chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc, nguồn: giai-doan-phat-trien-nong-nghiep-va-chinh-sach-nong-nghiep-cua-Han- Quoc-41130.html. 11. Anh Phường (27-1-2018), Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nguồn: hoc-cong-nghe-de-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao.html. 12. Park Chung Hee (1979), Saemaul: Korea’s New Community Movement , 47 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Seoul: Korea, Textbook Co. 13. Park Chung-hee, Nguồn: 14. Quyết định 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2016, của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 15. Quyết định 800 QĐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 16. Saemaul – Phong trào hiện đại hóa nông thôn Hàn Quốc, nguồn; m?lang=v¤t_page=&No=10038987, ngày 28-4-2015. 17. The National Council of Saemaul Undong Movement (1997), Saemaul Undong in Korea, Seoul, Korea. 18. Tội phạm trẻ hóa - Nguyên nhân vì đâu?, nguồn: 19. Tổng kết 5 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, nguồn: muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-nong-thon-moi/. 20. Phạm Tất Thắng (5-11-2015), Xây dựng nông thôn mới: một số vấn đề đặt ra, nguồn: duong-doi-moi/2015/35998/Xay-dung-nong-thon-moi-mot-so-van-de- dat-ra.aspx. 48 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ NCS. Huỳnh Tâm Sáng – Hoàng Văn Tuấn TÓM TẮT Nông nghiệp từ lâu đã đóng vai trò quan trọng giúp phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Vì vậy, nhìn nhận lại các chính sách phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long cùng những thành tựu và hạn chế là cần thiết và có ý nghĩa thời sự. Bài viết điểm lại những chính sách tiêu biểu của Đảng và Nhà nước từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Qua đó, bài viết trình bày những thành tựu tiêu biểu và làm rõ những hạn chế để trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị góp phần phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Từ khóa: nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long, thành tựu, hạn chế, thách thức. 1. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là phần lãnh thổ nằm ở cực Nam của Tổ quốc và nằm ở hạ lưu sông Mekong, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Đông và Nam giáp Biển Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu nhất của Đông Nam Á với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha và dân số trên 17 triệu người1, bao gồm “các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer cùng cộng cư trên vùng đất này đã tạo nên một nguồn lực to lớn trong  Trường Đại học Thủ Dầu Một.  Trường Đại học Thủ Dầu Một. 1 Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm thông tin Sài Gòn (2005), Tây Nam Bộ tiến vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 17. 49 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH việc khai khẩn và phát triển đồng bằng sông Cửu Long”1. Xét về mặt địa giới hành chính, đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành trên tổng số 63 tỉnh thành của cả nước: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Trong 13 tỉnh thành, đồng bằng sông Cửu Long có 6 tỉnh thành không có biển (An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An) và 7 tỉnh có biển (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau). Là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước và sở hữu nhiều nguồn lực và tiềm năng phát triển, đồng bằng sông Cửu Long giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung2. Tuy là một vùng “đất mới” (cả theo nghĩa địa chất và nghĩa lịch sử) nhưng đồng bằng sông Cửu Long sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế - xã hội. Về điều kiện tự nhiên, trước hết phải kể đến khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long có nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng nên có thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là đất đai, được lũ bồi đắp phù sa hàng năm nên đất đai của vùng rất màu mỡ. Thêm nữa, đồng bằng sông Cửu Long còn có khá nhiều loại đất đai khác nhau phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm: 1,2 triệu ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_phuc_vu_hoi_thao_phat_trien_nong_thon_dong_bang_song_cuu_long_tu_thuc_tien_den_chinh_sach_2.pdf
Tài liệu liên quan