Tài liệu hướng dẫn Học tập giới và phát triển biên soạn - Thái Thị Ngọc Dư

Tài liệu Tài liệu hướng dẫn Học tập giới và phát triển biên soạn - Thái Thị Ngọc Dư: 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TS THÁI THỊ NGỌC DƯ Biên soạn  GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN Biên soạn: TS. THÁI THỊ NGỌC DƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................. 3 BÀI GIỚI THIỆU ................................................................................ 16 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC ............................... 16 2.MỤC TIÊU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC XONG MÔN NÀY .......................................................................... 17 3. BỐ CỤC CỦA TÀI LIỆU ..................................................... 18 3.1. Về các chương .............................................................................. 18 3.2 Các phần của một bài học (chương). ............................................. 19 4. HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC NÀY20 4.1 Số tiết theo c...

pdf214 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn Học tập giới và phát triển biên soạn - Thái Thị Ngọc Dư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TS THÁI THỊ NGỌC DƯ Biên soạn  GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN Biên soạn: TS. THÁI THỊ NGỌC DƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................. 3 BÀI GIỚI THIỆU ................................................................................ 16 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC ............................... 16 2.MỤC TIÊU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC XONG MÔN NÀY .......................................................................... 17 3. BỐ CỤC CỦA TÀI LIỆU ..................................................... 18 3.1. Về các chương .............................................................................. 18 3.2 Các phần của một bài học (chương). ............................................. 19 4. HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC NÀY20 4.1 Số tiết theo chương trình ............................................................... 20 4.2 Môn học này có đặc điểm ............................................................ 20 4.3 Các hình thức học trong lớp và tự học sẽ đa dạng. ....................... 20 4.4 Sinh viên có thể tập phân tích. .................................................... 20 4.5 Phụ nữ học / khoa học về giới .................................................... 20 CHƯƠNG I ......................................................................................... 22 TỔNG QUAN VỀ PHỤ NỮ HỌC VÀ KHOA HỌC VỀ GIỚI: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU ............................. 22 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG I ..................................... 22 4 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 22 1. PNH là một ngành học mới mẻ nhưng phát triển nhanh ....... 22 2. PNH đã có điều kiện phát triển tại các đại học ở Việt Nam .. 22 3. Mục tiêu của PNH và của khoa học về giới ......................... 22 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 22 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................ 23 1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển .............................................. 23 2. Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một khoa học .............. 24 3. Một số đặc điểm của phụ nữ học. ................................................... 27 4. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ học ............................................. 28 5. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP.HCM ............. 30 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 37 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ....................... 37 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 37 CHƯƠNG II ........................................................................................ 38 GIỚI TÍNH VÀ GIỚI .......................................................................... 38 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG II ................................... 38 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY: .................................................................... 38 5 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................ 38 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: .............................................................. 39 1. Giới tính .......................................................................................... 39 2. Giới 39 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 42 1. Phân biệt hai khái niệm cơ bản giới tính sinh học và giới. ............. 42 2. Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về giới là có thể thay đổi được. ................................................................ 42 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ .................. 43 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 43 1. Thảo luận nhóm:.............................................................................. 43 2. Hoạt động chung cho cả lớp ............................................................ 45 CHƯƠNG III ....................................................................................... 47 SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI .................................... 47 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG III .......................... 47 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY: .................................................................... 47 1. Hiểu được nội dung và tính chất của ba loại công việc sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng. ................................................................... 47 2. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa, xã hội, tùy theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình. 47 6 3. Phân biệt được hai khái niệm điều kiện sống và địa vị của phụ nữ; hiểu được các hoạt động tác động đến điều kiện sống hoặc đến địa vị của phụ nữ. ...................................................................................... 47 4. Hiểu và sử dụng được công cụ phân tích hoạt động của nam giới và nữ giới. .................................................................................... 47 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................ 48 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: .............................................................. 48 1. Sự phân công lao động theo giới. .................................................... 48 2. Phân loại công việc ......................................................................... 49 3. Vị trí và điều kiện sống của phụ nữ ................................................ 51 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 55 1. Sinh viên cần nắm vững công cụ phân tích. .......................... 55 2. Cần khách quan khi tìm hiểu các hoạt động của nam giới và nữ giới. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo tầng lớp xã hội.55 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 55 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 55 BÀI ĐỌC THÊM ................................................................................ 58 BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI GIỮA CÁC NHÀ KHOA HỌC.......... 58 CHƯƠNG IV ...................................................................................... 60 NHU CẦU GIỚI ................................................................................. 60 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG IV ................................. 60 7 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 60 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 60 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN ............................................................... 60 1. Nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược ....................................... 61 2. Các phương thức đưa nhu cầu chiến lược vào các hoạt động hoặc dự án 62 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 65 1. Sinh viên cần liên hệ với những kiến thức về phương pháp tiếp cận theo nhu cầu, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. . 65 2. Đối với một số nhu cầu, việc phân định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược chỉ có tính chất tương đối, ví dụ nhu cầu có việc làm vừa là thiết thực, vừa là chiến lược. ................................................................. 65 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 65 1. Nhu cầu thiết thực thường. .................................................... 65 2. Có thể ứng dụng cách tiếp cận nhu cầu vào các đề tài nghiên cứu về giới và phát triển để xác định nhu cầu cần đáp ứng nhằm cải thiện điều kiện sống và nâng cao địa vị của người phụ nữ. ................ 65 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 65 1. Bài tập nhóm. .................................................................................. 65 8 2. Sinh viên xếp loại các loại động theo bao loại: sản xuất (SX), tái sản xuất (TSX), cộng đồng (CĐ), và các hoạt động ấy đáp ứng nhu cầu thiết thực (NCTT)hay nhu cầu chiến lược (NCCL) đối với phụ nữ. .......... 65 CHƯƠNG V ........................................................................................ 68 PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN, PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................................... 68 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG V .................................. 68 II.NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 68 1. Hiểu được nội dung của quá trình “phụ nữ trong phát triển” và “giới và phát triển” .............................................................................. 68 2. Liên hệ hai khái niệm này với những quan điểm về phát triển và về bình đẳng giới. ........................................................................... 68 3. Sự phát triển của khái niệm “giới và phát triển” đã làm phong phú thêm những hoạt động hướng đến bình đẳng giới. ...................... 68 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 68 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................ 68 1. Nguồn gốc của khái niệm phụ nữ trong phát triển .......................... 69 2. Phụ nữ và phát triển (Women and Development – WAD): ............. 73 3. Giới và phát triển (Gender and Development : GAD) .................... 74 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 78 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................... 78 9 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 79 CHƯƠNG VI ...................................................................................... 80 CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ SỰ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ ..... 80 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VI ................................. 80 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 80 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 81 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................ 81 1. Thời kỳ Hội Quốc Liên (HQL) : .................................................... 82 2. Phụ nữ trong chương trình nghị sự của LHQ ................................. 82 3. Một số công ước liên quan đến địa vị phụ nữ : .............................. 84 4. Năm Quốc tế phụ nữ (International Women’s Year – IWY -) 1975 và thập kỷ phụ nữ của LHQ : 1976-1985 ................................................ 85 5. Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ nhất và thập kỷ phụ nữ. .............. 86 6. Công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ – 1979 còn gọi là Công ước về phụ nữ (Women’s Convention) ......................................................................................... 88 7. Bảo vệ quyền con người của phụ nữ : chống bạo lực đối với phụ nữ92 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ...... 96 10 1. Trọng tâm của chương là tìm hiểu nội dung của CEDAW và đối chiếu những mục tiêu mà CEDAW đề ra với thực trạng của phụ nữ tại các nước. sinh viên cần đọc văn kiện này ở phần phụ lục. ............ 96 2. Thảo luận nhóm để phân tích các điều của CEDAW là phương thức học chương này. .......................................................................... 96 3. Sinh viên cần đọc kỹ phần “Lời giới thiệu” của CEDAW, phần này giúp cho sinh viên hiểu rõ nội dung của CEDAW. ...................... 96 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ .................. 96 1. Điều 1 của công ước CEDAW. ............................................. 96 2. “Phân biệt đối xử với phụ nữ”... ............................................ 97 3. Điều 2 đến điều 16 ................................................................. 97 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ............................................................................................. 97 CHƯƠNG VII ..................................................................................... 98 TĂNG QUYỀN LỰC CHO PHỤ NỮ ................................................ 98 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VII ................................ 98 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .............................................................................. 98 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 98 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................ 99 1. Khái niệm tăng quyền lực ............................................................... 99 5 cấp độ tăng quyền lực cho phụ nữ: ................................................ 100 11 3.Tiếp cận, sử dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên và phúc lợi.102 4. Tham gia : ...................................................................................... 103 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .... 109 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................. 110 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ........................................................................................... 110 CHƯƠNG VIII .................................................................................. 113 PHÂN TÍCH GIỚI ............................................................................ 113 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG VIII ............................ 113 II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY ................................................................... 113 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 113 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN .............................................................. 113 1. Phân tích giới................................................................................. 113 2. Các khái niệm sử dụng trong phân tích giới : ............................... 115 3. Sơ đồ phân tích giới Havard.......................................................... 115 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY .... 118 VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ ................. 118 VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM ........................................................................................... 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 121 12 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................... 123 CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ .................................................................................... 123 CONVENTION ON THE ELIMINATION OF ALL FORMS OF DISCRIMINATION AGAINST WOMEN ...................................... 123 LỜI GIỚI THIỆU *** ....................................................................... 124 CÔNG ƯỚC VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ ***** ......................................................................... 130 * NHỮNG QUỐC GIA THAM GIA CÔNG ƯỚC NÀY:............ 130 * NHẤT TRÍ NHƯ SAU .............................................................. 133 ĐIỀU 1: .......................................................................................... 133 ĐIỀU 2: .......................................................................................... 133 ĐIỀU 3: .......................................................................................... 134 ĐIỀU 4: .......................................................................................... 134 ĐIỀU 5: .......................................................................................... 135 ĐIỀU 6: .......................................................................................... 135 ĐIỀU 7: .......................................................................................... 136 ĐIỀU 8: .......................................................................................... 136 ĐIỀU 9: .......................................................................................... 136 ĐIỀU 10: ........................................................................................ 137 ĐIỀU 11: ........................................................................................ 138 13 ĐIỀU 12: ........................................................................................ 140 ĐIỀU 13: ........................................................................................ 141 ĐIỀU 14: ........................................................................................ 141 ĐIỀU 15: ........................................................................................ 142 ĐIỀU 16: ........................................................................................ 143 ĐIỀU 17: ........................................................................................ 144 ĐIỀU 18: ........................................................................................ 146 ĐIỀU 19: ........................................................................................ 147 ĐIỀU 20: ........................................................................................ 147 ĐIỀU 21: ........................................................................................ 147 ĐIỀU 22: ........................................................................................ 148 ĐIỀU 23: ........................................................................................ 148 ĐIỀU 24: ........................................................................................ 148 ĐIỀU 25: ........................................................................................ 148 ĐIỀU 26: ........................................................................................ 149 ĐIỀU 27: ........................................................................................ 149 ĐIỀU 28: ........................................................................................ 150 ĐIỀU 29: ........................................................................................ 150 ĐIỀU 30: ........................................................................................ 151 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................... 153 14 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TỚI NĂM 2000....................................................................... 153 A. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT. ....................... 154 B. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2000155 C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................... 167 PHỤ LỤC 3 ....................................................................................... 169 HỘI NGHỊ THẾ GIỚI LẦN THỨ IV VỀ PHỤ NỮ ........................ 169 4-15/09/1995 Bắc Kinh – Trung Quốc .............................................. 169 1. SỰ ĐÓI NGHÈO ....................................................................... 170 2. GIÁO DỤC ................................................................................ 172 3. SỨC KHỎE ............................................................................... 174 4. BẠO LỰC .................................................................................. 175 5. CÁC CUỘC XUNG ĐỘT CHIẾN TRANH VÀ CÁC HÌNH THỨC XUNG ĐỘT KHÁC .......................................................... 178 6. SỰ THAM GIA KINH TẾ ........................................................ 179 7. CHIA SẺ QUYỀN LỰC VÀ RA QUYẾT ĐỊNH .................... 181 8. BỘ MÁY QUỐC GIA, QUỐC TẾ ............................................ 182 9. NHÂN QUYỀN ......................................................................... 184 10. PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ............... 185 11. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 186 12. EM GÁI ................................................................................... 188 15 PHỤ LỤC 4 ....................................................................................... 191 ỦY BAN QUỐC GIA VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM ........................................................................................................... 191 BỘ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC TÁCH BIỆT THEO GIỚI TÍNH ........................................................................................ 191 LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................. 192 FOREWORD .................................................................................... 194 NHỮNG SỐ LIỆU / CHỈ SỐ CHUNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .................................................................................... 195 NGUỒN SỬ DỤNG / REFERENCES ............................................. 206 PHỤ LỤC 5 ....................................................................................... 208 TÓM LƯỢC VĂN KIỆN HỘI NGHỊ BẮC KINH + 5 .................... 208 16 BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh. 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC Môn “Giới và phát triển” là một môn học nhập môn của ngành phụ nữ học hay khoa học về giới, có mục đích giới thiệu những khái niệm cơ bản về giới, làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành hay chuyên sâu hơn của ngành mà sinh viên có dịp tiếp cận trong những năm học tiếp theo. Môn học này có nội dung tương đương với môn “Xã hội học về giới” trong chương trình khung của ngành Xã hội học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tên gọi “Giới và phát triển” muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các chiến lược phát triển vốn là mối quan tâm của của ngành xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác. Thật vậy, các nhà khoa học xã hội, dù làm công tác thực tế hay nghiên cứu lý thuyết, đều thống nhất quan điểm cho rằng giới là một vấn đề của phát triển, rằng không có chiến lược phát triển nào mà không đề cập đến vấn đề giới và bình đẳng giới. Quan điểm này lại càng quan trọng trong các chiến lược phát triển của các nước đang phát triển. 17 2. MỤC TIÊU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC XONG MÔN NÀY Những mục tiêu cần đạt được sau khi học môn Giới và phát triển: • Thu thập được những kiến thức về tình trạng thiệt thòi, lệ thuộc của giới nữ đã và đang tồn tại dai dẳng tại nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, mà Việt Nam không là ngoại lệ. Có kiến thức về những khái niệm cơ bản của khoa học về giới như sự khác biệt giữa giới tính sinh học và giới xã hội, phân công lao động theo giới và hai gánh nặng của nữ giới, nhu cầu giới, phụ nữ trong phát triển, giới và phát triển, tăng quyền lực cho phụ nữ. • Nhận thức được rằng những định kiến về vị trí, vai trò của nữ giới và nam giới, những phân biệt đối xử đối với nữ giới gây trở ngại cho sự phát triển một xã hội công bằng, hòa bình và phát triển. Nhận thức rằng quyền của phụ nữ và của trẻ em gái là một phần không thể tách rời của quyền con người, rằng bình đẳng giới đem lại lợi ích không những cho nữ giới mà cho cả nam giới, nghĩa là cho toàn xã hội. • Bước đầu đạt được những kỹ năng phân tích và khảo sát về giới. • Có kiến thức về các cơ sở pháp lý và cơ sở xã hội cho việc xây dựng các chiến lược tiến đến bình đẳng giới: tìm hiểu hai văn kiện quan trọng là Công ước Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW), và 12 lãnh vực quan tâm và chương trình hành động của hội nghị thế giới về phụ 18 nữ ở Bắc Kinh năm 1995. 3. BỐ CỤC CỦA TÀI LIỆU Tài liệu bao gồm 8 chương và 5 phụ lục. 3.1. Về các chương Chương I trình bày quá trình phát triển của phụ nữ học và khoa học về giới như một môn học rồi trở thành một ngành học ở bậc đại học và trên đại học tại nhiều nước trên thế giới. Mục tiêu, đặc điểm của ngành học, sự phát triển của đào tạo và nghiên cứu về giới tại Việt Nam được đề cập trong chương này. Các chương II, III, IV trình bày những khái niệm căn bản của khoa học về giới, đó là giới tính, giới, vai trò rập khuôn của nam giới và nữ giới và ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của mô hình văn hóa của xã hội, phân công lao động theo giới và gánh nặng công việc của phụ nữ, các loại nhu cầu của nữ giới. Chương V đề cập đến sự phát triển của hai khái niệm có tính chất lý thuyết, nêu lên mối liên hệ giữa phụ nữ, giới và các mô hình phát triển, đó là phụ nữ trong phát triển (WID) và giới và phát triển (GAD). Các nghiên cứu và chương trình hành động đã chuyển từ trọng tâm chỉ chú ý đến phụ nữ trong thập niên 60, 70 đến trọng tâm cải thiện mối quan hệ giữa giới nam và giới nữ trong mối liên hệ với các chiến lược phát triển toàn diện hơn kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20. Công ước CEDAW, một văn kiện quốc tế quan trọng cho mọi nghiên cứu và hành động hướng đến bình đẳng giới được trình bày và phân tích trong chương VI. Chương VII giới thiệu một khái niệm thường được sử dụng trong 19 nghiên cứu phát triển, đó là “tăng quyền lực cho phụ nữ”. Định nghĩa, nội dung 5 cấp độ tăng quyền lực cũng như khái niệm tham gia, các hình thức của tham gia được trình bày trong chương này. Sơ đồ phân tích giới được trình bày khái quát trong chương 8, giúp sinh viên bước đầu làm quen với một công cụ khảo sát giới có hiệu quả. Tất nhiên, sinh viên còn cần bổ sung bằng những kỹ thuật phân tích và khảo sát mà sinh viên sẽ được tiếp cận trong những môn học tiếp theo trong lãnh vực giới và xã hội học. 3.2 Các phần của một bài học (chương). Mỗi bài học được tổ chức theo một khung thống nhất, bao gồm các phần sau: I. Giới thiệu khái quát chương II. Những điều sinh viên cần đạt được sau khi học chương này III. Tài liệu tham khảo IV. Nội dung cơ bản V. Một số điểm cần lưu ý khi học chương này VI. Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ VII. Câu hỏi để sinh viên tự trả lời hoặc thảo luận nhóm 20 4. HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC NÀY 4.1 Số tiết theo chương trình: 45 tiết (3 tín chỉ) 4.2 Môn học này có đặc điểm là chú trọng nhiều đến các yếu tố nâng cao nhận thức của sinh viên. Điều quan trọng là sinh viên cần căn cứ vào những tài liệu đọc được để lập luận, suy nghĩ để ngày càng hiểu rõ và xác tín về hai luận điểm ban đầu: Những mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới do các xã hội tạo nên chứa đựng những định kiến và nữ giới thường bị rơi vào tình trạng lệ thuộc, có địa vị thấp kém so với nam giới. Bình đẳng giới là một bộ phận của lý tưởng công bằng xã hội, không phân biệt đối xử nói chung. Cải thiện mối quan hệ nam giới – nữ giới để tiến đến bình đẳng giới là một trong những điều kiện cần thiết của phát triển. Từ những nhận thức nêu trên, sinh viên sẽ tiếp nhận những nội dung khác một cách thuận lợi. 4.3 Các hình thức học trong lớp và tự học sẽ đa dạng: nghe giảng bài, đọc tài liệu theo sự hướng dẫn của giảng viên, thảo luận nhóm, thuyết trình, làm bài tập ở nhà. 4.4 Sinh viên có thể tập phân tích các sự việc mà mình quan sát được, đọc, nghe được qua báo chí và các kênh truyền thông khác qua “lăng kính giới” và xét xem cách tiếp cận ấy có giúp cho sinh viên nhìn nhận các sự việc một cách phong phú, đa dạng hơn không. 4.5 Phụ nữ học / khoa học về giới là một khoa học còn mới, còn trẻ, không phái tất cả các vấn đề đặt ra đều đã có lời giải về mặt lý 21 thuyết cũng như thực hành. Đó là một mảnh đất cần được tiếp tục khai phá. Nếu sinh viên có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi, điều ấy ắt cũng tất nhiên thôi. Dù sao, những phát hiện và những điều mà các nhà khoa học đã khẳng định được cũng còn quá nhiều cho chúng ta tìm hiểu, những mục tiêu tổng quát “bình đẳng giới, hòa bình, phát triển” là lý do tồn tại, là lẽ sống của khoa học về giới hoàn toàn có cơ sở để chúng ta chiêm nghiệm, học hỏi và nghiên cứu để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của văn hóa, học thuật. 22 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHỤ NỮ HỌC VÀ KHOA HỌC VỀ GIỚI: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM, MỤC TIÊU I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG I Chương I giới thiệu quá trình phát triển của ngành phụ nữ học (PNH) và khoa học về giới ở các đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, sự thừa nhận tính chất khoa học của ngành này, mục tiêu và đặc điểm của ngành học. II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. PNH là một ngành học mới mẻ nhưng phát triển nhanh 2. PNH đã có điều kiện phát triển tại các đại học ở Việt Nam 3. Mục tiêu của PNH và của khoa học về giới là tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giới, những thiệt thòi của phụ nữ, những phương hướng thực hiện bình đẳng giới tại các nước, các vùng khác nhau trên thế giới. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO – TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ, 1996, chương 1, tr. 15 – 64. 23 – Phụ lục 2: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tới năm 2000. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, 1976. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển Ngày nay, trong nghiên cứu và giảng dạy về các mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, về các vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, thuật ngữ giới, bình đẳng giới, giới, giới và phát triển ngày càng được dùng thay cho các thuật ngữ phụ nữ học, giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam -nữ. Có thể nói nghiên cứu về giới là một giai đoạn phát triển mới của phụ nữ học, do đó giới không tách rời phụ nữ học. Nội dung nghiên cứu vẫn chú trọng đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ và các chiến lược tiến đến xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng cách tiếp cận có thay đổi. Thay vì chỉ chú trọng đến phụ nữ, khoa học về giới chú trọng đến phụ nữ trong mối quan hệ giữa nữ giới và nam giới. Có nghĩa là các vấn đề bình đẳng nam-nữ, phát triển, xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ liên quan đến cả nữ giới lẫn nam giới. Cải tiến mối quan hệ nữ giới – nam giới là trọng tâm của khoa học về giới. Như vậy, ngày nay, hai thuật ngữ phụ nữ học và giới đều đang được giới nghiên cứu và giảng dạy sử dụng để nói về những nội dung nghiên cứu tương tự liên quan đến tình trạng thiết thòi của phụ nữ và các vấn đề bình đẳng giới. Một điều cần lưu ý là không nên xem các các vấn đề giới là những vấn đề riêng của phụ nữ. Cách nhìn và cách hiểu này vẫn còn tồn tại ở nhiều người. Theo nhãn quan của họ, phụ nữ hay giới cũng đều là những vấn đề riêng của phụ nữ, không liên quan đến nam giới. Cần nêu rõ đây là một cách nhìn không đúng với quan điểm của khoa học về giới. 24 Lịch sử phát triển của khoa học về giới khởi đi từ phụ nữ học, do đó, các phần tiếp theo sẽ trình bày về sự phát triển của phụ nữ học. 2. Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một khoa học Từ nửa sau thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện những bài giảng về nữ quyền ở các trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH) được dùng lần đầu tiên cho những giáo trình để chỉ những giáo trình này. Ở Mỹ, dù bị chống đối mạnh mẽ, phụ nữ học đã phát triển nhanh chóng: Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trình đào tạo ở bậc cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu về nữ quyền gia tăng mạnh mẽ. Ở Pháp, trước thập niên 1990, các chương trình và các cấp bằng về phụ nữ học thường không được đa số giảng viên/ giáo sư đại học chấp nhận. Gần đây, người ta nhận thấy ngày càng có nhiều môn học trong một số ngành có kết hợp/lồng ghép yếu tố giới Trong lúc các trung tâm nghiên cứu phụ nữ hiện hữu ở các đại học Lyon 11, Paris 7, Paris 8, Rennes, Toulouse 2 tiếp tục thu hút sinh viên theo học các môn phụ nữ học, thì các nhóm/ trung tâm nghiên cứu mới về PNH ở Nantes, Lille, đã trở nên rất tích cự trong giảng dạy và giảng dạy về phụ nữ học. Các trung tâm này tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo, phối hợp các chương trình đào tạo, hướng dẫn luận án tiến sĩ và cao học, cung cấp tư liệu cho sinh viên. Các trung tâm PNH này mở rộng phạm vi hoạt động, hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, tìm nguồn kinh phí hỗ trợ ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các chương trình cao học về PNH dần dần được thừa nhận ở các đại học 25 Pháp trong thập niên 1990. Như vậy, phụ nữ học là một khoa học mới mẻ nhưng phát triển rất nhanh chóng tại hầu hết các ác đại học trên thế giới. Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống khác là những nghiên cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong trào chính trị, xã hội ở ngoài các trường đại học. Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ với các chuyên gia trong các khoa học truyền thống là họ hướng tới một phong trào góp phần cải tiến xã hội. Các hội nghị quốc tế về phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các nghiên cứu về phụ nữ. Đã có các hội nghị quốc tế về phụ nữ vào các năm: – 1975: Mexico (Mexico) – 1980: Copenhagen (Đan Mạch) – 1985: Nairobi (Kenya) – 1995: Bắc Kinh (Trung Quốc) – 2000: Bắc Kinh +5 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc biệt thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ). – 2005: Bắc Kinh + 10 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc biệt thứ 49 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ). Sau hội nghị Mexico, Liên Hiệp Quốc đã đề ra thập kỷ phụ nữ từ 1976 đến 1985. Sau hội nghị ở Copenhagen, một mạng lưới các nhà nghiên cứu 26 về PNH được thiết lập, mạng lưới này hoạt động hữu hiệu trong năm năm từ 1980 đến 1985. Hội nghị Nairobi năm 1985 có số người tham dự đông gấp bốn lần hội nghị Copenhagen, có nhiều đoàn từ các nước đang phát triển. Hội nghị Nairobi đánh giá những kết quả đạt được trong thập kỷ phụ nữ, và đề ra chiến lược “BÌNH ĐẲNG, PHÁT TRIỂN, HÒA BÌNH”. Tại diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ tại hội nghị quốc tế về phụ nữ ở Bắc Kinh, đã có khoảng 30.000 người tham dự. Hội nghị đánh giá việc thực hiện chiến lược đã đề ra ở Nairobi. Dưới khẩu hiệu “Nhìn thế giới qua mắt người phụ nữ”, nhiều chủ đề của hội nghị cho thấy sự gắn kết của phụ nữ vào những vấn đề chung của thế giới như toàn cầu hóa, chiến tranh và hòa bình, phát triển, môi trường. Hội nghị Bắc Kinh +5 về phụ nữ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 2000 trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York (Mỹ). Khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có chủ đề: “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hòa bình cho thế kỷ 21” (gọi tắt là Bắc Kinh +5). Năm 1995, Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ (CLHĐ). Sau 5 năm triển khai thực hiện, LHQ quyết định triệu tập Khóa họp đặc biệt này nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện CLHĐ và xác định các sáng kiến và hành động tiếp theo để đạt được bình đẳng giới cho Thế kỷ 21. Đây là lần đầu tiên có Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về phụ nữ. Hội nghị được triệu tập để tạo cơ hội cho các Chính phủ một lần nữa khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của CLHĐ. Tham gia Hội nghị có đại biểu của 189 quốc gia thành viên, đại 27 diện các cơ quan LHQ và các cơ chế quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ. Tổng cộng có khoảng 1 vạn đại biểu, trong đó có 6 Phó Tổng thống, 1 Thủ tướng, 6 Phó Thủ tướng, 99 Bộ trưởng hoặc tương đương, 64 Thứ trưởng hoặc tương đương. 3. Một số đặc điểm của phụ nữ học. Từ hàng bao thế kỷ, phụ nữ đã là một đối tượng nghiên cứu, vậy phụ nữ học ngày nay có gì khác? Theo Sheila Ruth, những công trình nghiên cứu phụ nữ trước đây thường có quan điểm: – Phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được cái nhìn riêng về mình. – Phụ nữ được nghiên cứu trong một phần nào đó của công trình như là một phần phụ thuộc. – Có những quan điểm “ghét phụ nữ”. Thành kiến đối với phụ nữ dần dần trở thành một lý thuyết khoa học và được chấp nhận. Theo một số nhà khoa học, nếu các nghiên cứu về phụ nữ không xuất phát từ quan điểm xem phụ nữ là một tầng lớp bị áp bức thì không thuộc phạm vi nghiên cứu phụ nữ học hiện đại. Một số khác đề nghị cách tiếp cận trung dung hơn, không nhất thiết phải có thiên kiến về tình trạng bị lệ thuộc của phụ nữ. Tính chất liên ngành của phụ nữ học. Tiếp cận liên ngành là điều không thể thiếu trong khi nghiên cứu phụ nữ học. PNH có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học xã hội khác như xã hội học, tâm lý học, dân tộc học, luật, lịch sử, y học, môi trường. Trong khi nghiên cứu, PNH chú ý các điểm tương đồng và dị 28 biệt giữa nam và nữ giới. Nghiên cứu các vấn đề xã hội với quan điểm tiếp cận giới sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng như các đề nghị về giải pháp. Xuất phát từ các phong trào giải phóng phụ nữ, đấu tranh cho nữ quyền nên PNH có tính mục đích, tính ứng dụng rất cao. Đây là một lãnh vực nghiên cứu liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhà nghiên cứu và những người tham gia phong trào, xây dựng dự án. 4. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ học Phụ nữ học là một khoa học mới lại phát triển nhanh, nên chưa có một định nghĩa được đại đa số chấp nhận. Theo Bách khoa Tự điển Wikipedia, PNH là một khoa học liên ngành nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, nữ quyền, giới và chính trị. PNH thường bao gồm lý thuyết về nữ quyền, lịch sử phụ nữ, lịch sử xã hội, văn học phụ nữ, sức khỏe phụ nữ, nghiên cứu về giới. Vào cuối thập niên 1960, PNH được thiết lập như là một ngành học riêng biệt, đó là lúc làn sóng thứ hai của nữ quyền đã đạt được những thắng lợi trong giới khoa học nhờ những hoạt động tích cực của giảng viên và sinh viên. Ruth quan niệm rằng PNH là một tiến trình, một mảnh đất mới được khai phá. Một số nhà nghiên cứu Úc cho rằng lúc đầu PNH gắn với phong trào giải phóng phụ nữ, tiến đến xóa bỏ những bất bình đẳng về giới và giải phóng phụ nữ. Gần đây, những người sáng lập Hội Quốc gia nghiên cứu về phụ nữ ở Úc cho rằng PNH là một chiến lược giáo dục nhằm tiến đến những đổi mới trong xã hội. Lý do là vì xã hội mà ta đang sống còn phân biệt giới tính, người phụ nữ còn bị hạ thấp phẩm giá, bị lệ thuộc và bị ngược đãi. 29 Các mục tiêu của phụ nữ học: – Phân tích tính thống trị của các quan điểm của nam giới trong kiến thức lịch sử, tạo ra những kiến thức mới và những giá trị mới thông qua việc nghiên cứu tích cực kinh nghiệm của phụ nữ. – PNH nhằm đạt đến sự thay đổi ý thức của phụ nữ về chính người phụ nữ: hình ảnh, tư cách, quyền lợi, vị trí, sự tham gia của người phụ nữ trong thế giới. – Thay đổi những ước vọng của phụ nữ dựa trên cơ sở ý thức đã được thay đổi, lòng tự tin đã được củng cố, từ đó người phụ nữ có những lựa chọn mới cho mình và cho xã hội. – Cải thiện những quan hệ giữa nam và nữ giới, tiến tới quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau. – Gây ý thức ở mọi tầng lớp, nam cũng như nữ, về những giá trị của cuộc sống: lòng nhân ái, công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống. – Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. – Chấm dứt cuộc chạy đua đến sự phá hủy hành tinh, tăng cường bảo vệ môi trường. – Đấu tranh cho hòa bình của thế giới. Về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ: Một thực tế kéo dài trong lịch sử và ở khắp nơi trên thế giới là phụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội, phụ nữ bị áp bức, bị đối xử không bình đẳng. 30 Mặc dù phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, vào công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nhưng rất ít tài liệu viết về lịch sử của phụ nữ, cho nên ngay chính người phụ nữ cũng không hiểu rõ bản sắc của chính mình. Điểm qua lịch sử, ta thấy phụ nữ bị tước mất các phương tiện để tự nhận thức về mình. Vì vậy, phụ nữ thường có xu hướng tin vào những hình ảnh huyền thoại về mình, hình ảnh do nam giới vẽ ra, ngay cả khi hình ảnh đó xung đột với thực tại. Phụ nữ bị ngăn cản nên không thể nhận biết về mình. Phụ nữ được dạy rằng chỉ cần biết người khác nhìn về mình như thế nào là đủ cho sự tồn tại của phụ nữ rồi. 5. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP.HCM 5.1 Từ nghiên cứu phụ nữ đến nghiên cứu về giới, mối quan tâm ngày càng gia tăng trong thập niên 1990. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về phụ nữ đã được tiến hành tương đối sớm. GS. Lê thị Nhâm Tuyết đã cho xuất bản quyển sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” ngay từ những năm 1960, và sách này đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Tuy nhiên, phải đợi đến thập niên 1980 nghiên cứu PNH mới thật sự có vị trí trong giới khoa học với việc thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ do Giáo sư Lê Thi làm giám đốc. Cũng trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) được thành lập do Giáo sư Lê thị Nhâm Tuyết làm giám đốc. Điểm đáng lưu ý là CGFED là một cơ quan nghiên cứu mang tính chất phi chính phủ, tự hạch toán, không có kinh phí của nhà nước. Có thể nói rằng tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, cho đến thập niên 80, nghiên cứu phụ nữ học như là một hoạt động khoa học hãy còn xa lạ đối với nhiều người. Lúc ấy, nói đến phụ nữ, người ta dễ dàng liên tưởng đến Hội Liên Hiệp Phụ Nữ như là một phong trào chính trị xã hội, 31 hoạt động dưới khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền. 5.1.1 Đầu thập niên 90, các cơ quan nghiên cứu về phụ nữ và các tổ chức hoạt động của phụ nữ và vì phụ nữ tại TP.HCM còn rất hiếm hoi. Chỉ có: – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ Nữ thuộc Viện Khoa học Xã hội TP.HCM, sau đó đổi tên là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình và nay là Trung tâm Nghiên cứu về Giới và Phát triển. Các chủ đề nghiên cứu của Trung tâm chú trọng đến việc phân tích địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, phụ nữ và hạnh phúc gia đình, tình trạng học vấn của phụ nữ – Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chú trọng đến các hoạt động xã hội, nhằm vận động phụ nữ tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước. Các hoạt động vì phụ nữ của hội thường ở mức độ đem lại phúc lợi cho phụ nữ, đặc biệt là trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kế hoạch hóa gia đình là công việc của ngành y tế, phụ nữ là đối tượng vận động chủ yếu, các phương thức còn nặng về mệnh lệnh và nhẹ về nâng cao nhận thức, hiểu biết và tính tự nguyện. – Một ít nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có đề cập đến vai trò của phụ nữ như là một tác nhân phát triển nhưng những kiến thức ấy rất hạn chế trong một số ít người, chưa đủ sâu rộng để tạo thành một trào lưu nhận thức trong giới nghiên cứu. 5.1.2 Tuy đã có hội nghị Nairobi về phụ nữ năm 1985 với chiến lược bình đẳng, phát triển, hòa bình, nhưng những thông tin về các xu hướng mới này còn ít và gián đoạn. Cho đến những năm cuối 32 của thập kỷ 80, Việt Nam mới mở cửa chưa lâu, do đó các nguồn thông tin, trao đổi với giới nghiên cứu và với các nhà hoạt động nữ quyền trên thế giới còn rất thưa thớt. Có thể nói rằng tại TP.HCM, cho đến đầu thập niên 90, các khái niệm về giới, tiếp cận các vấn đề theo quan điểm giới chưa được những người nghiên cứu về phụ nữ biết đến. Điều thuận lợi là Nhà nước Việt Nam có chính sách giải phóng phụ nữ, chủ trương bình đẳng nam nữ, nhờ vậy những nghiên cứu về phụ nữ cũng được phát triển theo hướng “tăng quyền lực cho phụ nữ”, như ngôn ngữ chúng ta dùng ngày nay. Các chủ đề phụ nữ trong khoa học kỹ thuật, phụ nữ tham gia sản xuất, đề xuất các chính sách hỗ trợ lao động nữ thường được đề cập đến. Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu là chú ý khai thác những ưu thế, nêu gương phụ nữ vượt khó khăn để thành công, hơn là chú ý nghiên cứu những vấn đề, những cản trở đối với người phụ nữ trên con đường tiến đến bình đẳng giới. 5.2 Tác động của các phong trào, hội nghị thế giới và của bối cảnh kinh tế xã hội mới đối với phát triển nghiên cứu về giới trong thập niên 90. ƒ Các hội nghị thế giới có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển nghiên cứu về giới là hội nghị thế giới về dân số và phát triển Cairo năm 1994 và nhất là hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ tư ở Bắc Kinh năm 1995. Lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam có được một đoàn đại biểu đông đảo đến gần 150 người, với thành phần rất đa dạng, bao gồm nhiều người trong các lãnh vực hoạt động khác nhau. Phụ nữ TP.HCM cũng có dịp tham gia đông đảo vào sự kiện này. Từ sau hai hội nghị ấy, những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến 33 khoa học về giới đã trở nên quen thuộc hơn. Truyền thông, báo chí đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá những kiến thức này. • Cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe từ góc độ khoa học xã hội, sức khỏe cộng đồng đã được hiểu và được chú ý phát triển. • Các khái niệm sức khỏe sinh sản, quyền của phụ nữ trong việc lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh được phổ biến rộng rãi hơn nhờ các chương trình huấn luyện và truyền thông về dân số. ƒ Sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vào các chương trình phát triển đã góp phần phổ biến những cách tiếp cận mới các vấn đề phát triển, trong đó vai trò của phụ nữ như là chủ thể phát triển luôn được nhấn mạnh. Nhiều lớp huấn luyện được tổ chức tại các địa phương, nhiều kinh nghiệm tăng cường sự tự chủ về kinh tế và quyền lực của phụ nữ đã được chuyển giao. ƒ Sau một thời gian mở cửa, sự giao lưu, trao đổi giữa những nhà nghiên cứu Việt Nam và cộng đồng khoa học vùng Đông Nam Á và thế giới được tăng cường. Các nhà nghiên cứu trẻ tuổi bắt đầu có điều kiện theo học các chương trình chính quy về phụ nữ học và về giới ở nước ngoài. ƒ Trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi, nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ bộc lộ rõ hơn, và có những vấn đề vừa nghiêm trọng vừa cấp bách như tình trạng phá thai của lứa tuổi vị thành niên, nhiễm HIV/AIDS, nạn mãi dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Tình trạng này đòi hỏi những người hữu quan, các nhà 34 nghiên cứu và hoạt động xã hội chú trọng tìm hiểu hơn nữa sức khỏe sinh sản, những tập tục xã hội có hại cho sức khỏe phụ nữ, các mối quan hệ giới hầu tìm những giải pháp lâu dài cho việc cải thiện sức khỏe phụ nữ. Chính trong khi đi tìm nguyên nhân, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng bạo hành phụ nữ tồn tại trong xã hội dưới nhiều hình thức và đã có tác động nguy hại đến sức khỏe sinh sản, và sâu xa hơn nữa là xâm phạm đến quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái. ƒ Sự phát triển của các quan tâm về giới. Số lượng các cơ sở, tổ chức nghiên cứu, đào tạo hay hoạt động về giới gia tăng, nhiều lớp tập huấn, hội thảo về giới, về phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế, về sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh sản đã được tổ chức. ƒ Khoa Phụ Nữ Học được thành lập năm 1992. Đây là chương trình đào tạo cử nhân về phụ nữ học đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1996, 22 sinh viên đầu tiên tốt nghiệp khoa Phụ nữ học, đa số đều có việc làm ngay. Đến năm 2003, tổng số sinh viên tốt nghiệp khoa Phụ nữ học lên đến 418 sinh viên. Sinh viên được trang bị các kiến thức về giới và phương pháp tiếp cận theo quan điểm giới. Các môn học về sức khỏe phụ nữ, dân số, xã hội học gia đình, tham vấn, đã đề cập đến sức khỏe sinh sản và vấn đề ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ. Khoa Phụ nữ học đã tham gia nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về giới cho các ngành và địa phương. Khoa Phụ nữ học đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về phụ nữ và về giới, có thể kể: – Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em 35 – Phụ nữ nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính qui tại TP.HCM – Dự án hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành – Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nghiên cứu và đào tạo về giới vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại xuất phát từ những định kiến của xã hội đối với các vấn đề của phụ nữ và bình đẳng giới. Nhằm mở rộng nội dung đào tạo, Đại học mở bán công TPHCM đã chuyển khoa Phụ nữ học thành khoa Xã hội học từ năm 2003. Khối kiến thức về giới trở thành một chuyên ngành phụ của ngành xã hội học. Môn nhập môn về giới và phát triển vẫn là môn học chung của toàn khoa Xã hội học. • Các môn học về giới đã được giảng dạy trong chương trình xã hội học của nhiều trường đại học. Giáo trình xã hội học về giới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình khung của ngành Xã hội học. • Chương trình hợp tác Việt Nam – Hà Lan đã hỗ trợ nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, trong phát triển cộng đồng. • Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình đã tổ chức các lớp học đầu tiên về phụ nữ do GS. Miriam Darce Frenier giảng. Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu các đề tài về nữ công nhân trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế như lao động nữ nhập cư, nữ công nhân trong các xí nghiệp liên doanh. • Các trung tâm công tác xã hội của thanh niên, Hội Bảo trợ 36 Trẻ em, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai những dự án liên quan đến sức khỏe sinh sản, phòng chống AIDS. • Phòng Nghiên cứu Công tác xã hội thuộc Hội Tâm lý Giáo dục TP.HCM là một đơn vị triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu và huấn luyện về giới trong các dự án phát triển cộng đồng. • Các tổ chức xã hội, y tế đã có những chuyển hướng rõ rệt trong cách tiếp cận và triển khai các dự án, trong đó các khía cạnh xã hội được tăng cường, các vấn đề xã hội được chú ý nghiên cứu, Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP.HCM đã tiến hành đề án nghiên cứu tình hình di cư và buôn bán phụ nữ qua biên giới. Dự án do Đại sứ quán Hà Lan tài trợ. • Một số mạng lưới kết hợp các tổ chức nghiên cứu về phụ nữ đã hình thành: FRAPNET liên kết các nhà nghiên cứu phụ nữ học Đại học British Columbia – Canada và các cơ quan nghiên cứu phụ nữ học ở Việt Nam và ở các nước khác trong vùng Đông Nam Á và Nam Á. WONET liên kết các giáo sư phụ nữ học của đại học California-Berkeley với các nhà nghiên cứu phụ nữ học của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Các cơ quan có nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ học, về giới ở TP.HCM, Cần Thơ và Hội Liên Hiệp Phụ nữ cũng đã xây dựng mối liên kết. • Thành phố hiện có nhiều trung tâm tư vấn về tâm lý, tình yêu, hôn nhân, gia đình hoạt động, thể hiện đậm nét một xu hướng hành động và ứng dụng. Trên đây chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu, chưa phản ánh hết sự phong phú của các hoạt động liên quan đến khoa học về giới đã phát triển trong mười năm trở lại đây. 37 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Đây là chương mở đầu, có tính chất thông tin. Tài liệu liên quan đến chương này không nhiều. 2. Sinh viên có thể tìm hiểu và suy nghĩ về tính khoa học và sự cần thiết của ngành học. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ Cần chú ý đến đặc điểm và mục tiêu của PNH. PNH là một ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới. Một nhận xét chung là phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi và phân biệt đối xử. VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM 1. Sinh viên có thật sự được thuyết phục rằng PNH/khoa học về giới là một ngành khoa học và cần được đưa vào chương trình xã hội học? Nêu những lập luận cho quan điểm của sinh viên. 2. Sinh viên hiểu thế nào về tình trạng bị thiệt thòi của phụ nữ? 38 CHƯƠNG II GIỚI TÍNH VÀ GIỚI I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG II Chương II trình bày và phân tích hai khái niệm rất căn bản trong nghiên cứu về giới, đó là khái niệm giới tính và giới. Khi nghiên cứu giới, cần phân biệt giới tính (dịch từ tiếng Anh sex) chỉ những đặc điểm sinh học của nam giới và nữ giới, có tính phổ quát và không thay đổi, với giới (dịch từ tiếng Anh gender) chỉ những đặc điểm mà xã hội hoặc các nền văn hóa gán cho nam giới và nữ giới. Khác với giới tính, những đặc điểm giới có tính đặc thù của từng xã hội và có thể thay đổi. II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY: – Hiểu và phân biệt được những đặc điểm thuộc về giới tính và giới. – Ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục của môi trường xã hội và gia đình đối với những quan niệm về vị trí, vai trò và quyền của nam giới và nữ giới. – Sự phổ biến của mô hình xã hội trong đó nam giới đóng vai trò thống trị. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996. (Chương trình bày về giới tính và giới). 39 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: 1. Giới tính Một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học. Trong ý nghĩa đó, nam và nữ khác nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới tính: nam và nữ. Những khác biệt căn bản về giới tính: – Hình dạng bên ngoài của cơ thể: nam giới cao hơn, nặng hơn, thể lực mạnh hơn phụ nữ. – Khác nhau về cấu tạo nhiễm sắc thể, hormone, về cơ thể học. – Khác nhau về chức năng sinh học, tạo nên vai trò của giới tính: phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Những sự khác nhau về cơ thể đã là cơ sở cho một số lý thuyết về sự khác biệt giới tính về mặt tâm lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản kết luận rằng sự khác biệt về sinh học sẽ tất yếu dẫn đến những khác biệt về tâm lý, và đặc biệt là về năng lực và vai trò trong xã hội của hai giới. 2. Giới Thuật ngữ giới được dùng trong nghiên cứu về phụ nữ mang một ý nghĩa khác, không phải để miêu tả các đặc điểm của giới tính sinh học. Giới là một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho. Như vậy, giới được xác định trong mối quan hệ giữa nam và nữ về quyền lực, vị trí xã hội và phân công lao động. 40 Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Ví dụ: cũng là những phụ nữ Việt Nam với những đặc trưng sinh học không thay đổi, nhưng phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến bị lệ thuộc nhiều vào nam giới, còn phụ nữ ngày nay đã đạt nhiều tiến bộ, được bình đẳng với nam giới trên nhiều phương diện. Có nhiều quan điểm trong dòng tư tưởng cho rằng giới là một phạm trù xã hội và các lý thuyết thường rất phức tạp. Nhưng các lý thuyết căn cứ vào điều kiện xã hội để định nghĩa nam giới, nữ giới là được chấp nhận nhiều nhất. Các lý thuyết này cho rằng những đặc điểm của giới nam hay giới nữ là do cha mẹ và những người khác tác động đến và lặp đi lặp lại nhiều lần mà tạo nên. Viện Nghiên cứu phát triển của đại học Sussex ở Anh đã đi đầu trong việc nghiên cứu hình thành khái niệm về giới. Một trong những nhà nghiên cứu là Ann Whitehead đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm giới trong một cuộc hội thảo vào năm 1978 với chủ đề “Sự lệ thuộc kéo dài của phụ nữ trong quá trình phát triển”. Sau đây là một số cơ sở của khái niệm giới nêu trên: Không có một nghiên cứu nào về phụ nữ và phát triển mà không phải là vấn đề của cả nam lẫn nữ, nghĩa là phải đặt nó trong mối quan hệ giữa nam và nữ. Những mối quan hệ giữa nam và nữ là do xã hội tạo nên chứ không phải do sinh học. Các quan hệ giới ngày nay thường được thể hiện thông qua sự thống trị của nam giới và sự phụ thuộc của nữ giới. Chúng ta có thể thấy 41 những hình thức phụ thuộc khác nhau: – công việc nội trợ của phụ nữ không được đánh giá đúng mức. – phụ nữ làm những việc có lương thấp. – phụ nữ ít được tham gia quản lý các nguồn tài nguyên, do đó kém hơn nam giới trong lãnh vực ra quyết định. Đặc trưng của giới là do giáo dục mà có. Đứa trẻ được dạy dỗ và phải học để làm con trai hoặc con gái. Ví dụ: con trai không được khóc, không chơi búp bê, lớn lên phải được học hành cao, có sự nghiệp; con gái phải dịu dàng, phải giúp mẹ làm việc nhà, khi lớn lên thì việc lấy chồng, có con được xem là quan trọng hơn sự nghiệp Các quan niệm vốn có này của cha mẹ, gia đình đối với đứa trẻ khiến nó phải điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với sự chờ đợi và dần dần trở thành khuôn mẫu cụ thể đối với mỗi giới. Walter Mischel đã quan sát hai đặc tính là tính tấn công và tính lệ thuộc thường được xem là rất gắn bó với giới tính thì thấy trẻ con khi còn nhỏ không phân biệt. Sau này, có sự phân biệt vì trẻ học qua xã hội, chứ không phải bẩm sinh. Nếu phụ nữ bẩm sinh là thụ động và lệ thuộc, và nam giới có tính chủ động và độc lập thì điều đó phải thể hiện ở mọi nơi và mọi thời kỳ. Trong thực tế, các nhà dân tộc học cho thấy có sự khác nhau giữa các xã hội. Một nghiên cứu ở Papua New Guinea cho thấy tình trạng các bộ lạc ở đây hoàn toàn khác với những giả định thông thường về tâm lý nam và nữ. Ở một bộ lạc thứ nhất, người ta thấy có sự khác biệt về hành vi giữa nam và nữ, nhưng cả hai giới đều được huấn luyện để sống hòa thuận, hợp tác với nhau, đáp ứng những yêu cầu của nhau. Ở một bộ lạc 42 thứ hai, ngược lại cả hai giới đều rất hung dữ. Ở một bộ lạc thứ ba, mối quan hệ giữa hai giới lại khác: phụ nữ là người điều khiển, quản lý, nam giới ít có trách nhiệm hơn và lệ thuộc hơn. Như vậy, dưới nhãn quan của chúng ta, những người đàn ông của bộ lạc này là đàn bà và đàn bà lại là đàn ông. Các quan niệm, khuôn mẫu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, con gái thì phỏng theo mẹ, con trai phỏng theo cha. Vì vậy quá trình biến đổi vai trò của giới thường diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn. Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến và quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị trí, vai trò của mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến tới thiết lập những quan hệ mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới. Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và nữ giới giống nhau mà có nghĩa là nam và nữ giới đều có những quyền và cơ hội như nhau, không bị phân biệt đối xử vì họ là nữ giới hoặc nam giới. V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Phân biệt hai khái niệm cơ bản giới tính sinh học và giới xã hội là nền tảng cho những quan điểm về giới và phát triển. Hiểu định nghĩa của hai khái niệm này không khó, nhưng sinh viên cần chú ý phân biệt được những đặc điểm thuộc về giới hay giới tính trong thực tế, vì những định kiến về giới đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người. 2. Cần suy nghĩ để ngày càng được thuyết phục rằng những đặc điểm về giới là có thể thay đổi được, và trong thực tế những thay 43 đổi này đang tiếp diễn và tạo cơ sở cho những nỗ lực hướng đến bình đẳng giới. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về mặt sinh học, có tính phổ biến và không thay đổi. Trong sự khác biệt này, nữ giới phải đảm nhiệm chức năng sinh học là mang thai, sinh con và cho con bú. Giới là một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho. Những tính chất của quan hệ giới được tạo dựng qua quá trình lịch sử, có tính xã hội, không cố định mà có thể thay đổi qua thời gian, có thể khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhận thức về đặc điểm, vai trò và quan hệ của giới nam và giới nữ. Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới, cần vượt qua những định kiến và quan niệm cũ, tức là bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của từng người về vị trí, vai trò của mỗi giới và đặc biệt là các quan hệ giới giữa nam và nữ để tiến tới thiết lập những quan hệ mới trên cơ sở bình đẳng và hợp tác giữa hai giới. VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM 1. Thảo luận nhóm: Sinh viên thảo luận về giáo dục đối với con trai và con gái trong các mẫu gia đình khác nhau và tác động của các kiểu mẫu giáo dục này đối với sụ hình thành nhận thức về giới, về vai trò giới nơi con cái. Có thể chọn mẫu gia đình còn nâng ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, gia 44 đình có tư tưởng bình đẳng, dân chủ hơn. Cuối cùng, sinh viên có thể phân tích giáo dục bình đẳng đối với nam và nữ đem lại lợi ích gì cho cả nữ giới, nữ giới và cho sự phát triển hài hòa của gia đình và xã hội. Bài tập nhóm này có mục đích giúp sinh viên phân biệt được hai khái niệm giới và giới tính và thấy sự ích lợi của sự phân biệt này. Phương pháp thực hiện: a. Sinh viên điền vào hai cột dưới đây những nhận định của mình hoặc của đa số về những đặc điểm về tính tình, công việc, vai trò, hoài bão... của nam giới và nữ giới. Ghi ngay những suy nghĩ đến với mình, không đắn đo, suy luận nhiều. Nữ giới Nam giới 45 b. Sau khi điền xong, nhóm xem xét từng đặc điểm trong cột “nữ giới” và xem có những đặc điểm nào có thể đặt được trong cột “nam giới”. Làm tương tự với cột “nam giới”. Nói cách khác, xem nam giới có thể làm những gì mà nữ giới làm, và ngược lại. Sinh viên sẽ thấy những chức năng sinh học không thể hoán vị được, còn những đặc điểm khác đều có thể hoán vị được, cho dù trong thực tế không diễn ra như vậy. Đó là những đặc điểm thuộc về giới. Bài tập này cũng cho ta nhận thức về vai trò rập khuôn của nam giới và nữ giới. 2. Hoạt động chung cho cả lớp: Xác định đặc điểm giới hay giới tính. Một sinh viên đọc các nhận định sau đây, cả lớp xác định đó là đặc điểm thuộc về giới tính hay thuộc về giới. Nếu thuộc về giới: các sinh viên đứng dậy; nếu thuộc về giới tính: các sinh viên ngồi yên. Nếu có khác biệt ý kiến, sinh viên giải thích và biện hộ cho ý kiến của mình. 1. Phụ nữ sinh con, đàn ông thì không. 2. Trẻ em gái hiên lành và nhút nhát, trẻ em trai mạnh 46 dạn và có óc khám phá. 3. Ở nhiều nước, thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 70% thu nhập của lao động nam. 4. Phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ, nam giới cho con bú sữa trong bình. 5. Phụ nữ chịu trách nhiệm nuôi con. 6. Nam giới là người quyết định. 7. Ở Ai Cập thời cổ đại, nam giới ở nhà và dệt vải. Nữ giới điều hành các hoạt động kinh tế của gia đình. Nữ giới thừa kế tài sản, nam giới không thừa kế. 8. Nam vỡ giọng vào tuổi dậy thì, nữ không vỡ giọng. 9. Phụ nữ bị cấm làm những việc nguy hiểm như làm việc dưới hầm mỏ, nam làm những việc nguy hiểm này. 10. Nữ ít có khả năng lãnh đạo, nam có khả năng lãnh đạo hơn. 47 CHƯƠNG III SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG III Chương III trình bày cách phân loại công việc trong nghiên cứu về giới, với mục đích phân tích sự khác biệt về gánh nặng công việc đối với nam và nữ giới. Trong khuôn khổ đó, các hoạt động được phân ra làm ba loại chính: sản xuất/kinh tế; tái sản xuất/chăm sóc, nuôi dưỡng; cộng đồng. Công cụ để khảo sát các hoạt động sẽ được trình bày trong phần bài tập. II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY: 1. Hiểu được nội dung và tính chất của ba loại công việc sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng. 2. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa, xã hội, tùy theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình. 3. Phân biệt được hai khái niệm điều kiện sống và địa vị của phụ nữ; hiểu được các hoạt động tác động đến điều kiện sống hoặc đến địa vị của phụ nữ. 4. Hiểu và sử dụng được công cụ phân tích hoạt động của nam giới và nữ giới. 48 III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: – HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996. (Chương trình bày phân công lao động theo giới). – TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ, 1996. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN: 1. Sự phân công lao động theo giới. Sự khác biệt giữa nam và nữ giới trong công việc là yếu tố quan trọng trong quan hệ giới, góp phần tạo ra sự chia rẽ và đôi khi nảy sinh đối kháng giữa nam và nữ giới. Nhưng sự khác biệt này cũng góp phần tạo ra sự trao đổi, lệ thuộc lẫn nhau, hợp tác với nhau trong việc duy trì cuộc sống và mưu sinh cho gia đình. Phụ nữ là người đóng góp chính cho kinh tế và đời sống của gia đình, nhưng thường thường công việc của họ đem lại ít thu nhập hơn nam giới. Phần lớn phụ nữ ở các nước đang phát triển, nhất là ở nông thôn thực hiện những công việc trong một nền kinh tế tự túc. Công việc của họ không được tính bằng tiền, họ không được trả lương, do đó những thành quả kinh tế của họ cũng không được tính toán đầy đủ vào các chỉ tiêu kinh tế quốc gia – Có thể nói phần lớn các công việc mà phụ nữ đảm trách là những công việc âm thầm, vô hình, không được thấy rõ và không được thừa nhận. Sự phân công lao động theo giới có thể khác nhau trong các nền văn hóa hoặc thời đại khác nhau. Điều này chứng tỏ các công việc của nam và nữ giới không do giới tính quy định mà là do bối cảnh xã hội, 49 phong tục tập quán, giáo dục và gia đình. Ví dụ: Ở Việt Nam, đa số tiểu thương buôn bán ở chợ là phụ nữ, nhưng ở Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ rất ít phụ nữ buôn bán ở chợ mà lại do nam giới đảm trách. Khi khảo sát một vùng, một cộng đồng theo quan điểm phân tích giới, ta phải đặt câu hỏi ở đó có những hoạt động kinh tế, xã hội gì, và trong các hoạt động ấy, nam làm gì, nữ làm gì. 2. Phân loại công việc Có thể phân ra 3 loại công việc: – Hoạt động sản xuất: một cách tổng quát đó là các hoạt động kinh tế đem lại thu nhập bao gồm các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Về hình thức tổ chức, đó có thể là những hoạt động sản xuất nhỏ, tiểu thương tiểu chủ, hay là làm nhân viên ăn lương, làm chủ các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Cả nam lẫn nữ đều tham gia hoạt động sản xuất, nhưng thường vai trò và trách nhiệm của nữ giới thấp hơn và ít thấy rõ hơn nam giới. – Hoạt động tái sản xuất: bao gồm việc chăm sóc nhà cửa, lo nấu ăn cho tất cả gia đình, lấy nước và chất đốt, mua sắm, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, nuôi nấng và dạy dỗ con cái. Ví dụ: Đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc người bệnh trong gia đình - Ta thường gọi là “việc nhà”. Những hoạt động ấy rất quan trọng vì chúng giúp cho mọi người trong gia đình tái tạo sức lao động, giúp nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên, 50 các hoạt động tái sản xuất này lại không được xem là công việc thực sự. Thường là phụ nữ (mẹ và con gái) chịu trách nhiệm chính về những việc này trong gia đình. Ở những xã hội mà mức sống còn thấp, các công việc nhà chiếm rất nhiều thì giờ. Chẳng hạn, việc đi chợ, nấu ăn, lấy nước và củi ở những gia đình nghèo, không có bếp ga hoặc bếp điện, không có tủ lạnh, không có nước máy làm mất nhiều thì giờ hơn một bà nội trợ ở các nước phát triển, có đầy đủ tiện nghi trong nhà. Một đặc điểm cần lưu ý là người phụ nữ làm các công việc tái tạo sức lao động này không chỉ riêng cho họ mà cho tất cả thành viên trong gia đình. – Hoạt động cộng đồng: bao gồm những hoạt động, dịch vụ phục vụ cho tập thể: gia đình, họ hàng, cộng đồng ở địa phương. Đó là các lễ hội, kỵ giỗ, các hoạt động văn hóa, xã hội, tôn giáo Các hoạt động này thường mang tính tự nguyện, không đem lại thu nhập và không được phân tích, tính toán trong các phân tích có ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, đây là những hoạt động quan trọng cho sự phát triển của các cộng đồng. Cả nam lẫn nữ đều tham gia vào hoạt động cộng đồng. Có khi nam giới vì bận rộn với công việc sản xuất nên nữ giới lại trở thành người chăm lo nhiều hơn các hoạt động cộng đồng của họ hàng, khu phố. Nhìn chung, cả nam lẫn nữ đều có tham gia ba mảng hoạt động nêu trên. Loại công việc rất phân tán, tủn mủn mà lại ít được đánh giá cao về mặt kinh tế là các hoạt động tái sản xuất thì lại do nữ giới đảm nhận. Như vậy, cần chú ý đến điều kiện làm việc của nữ giới vất vả và đa dạng, phân tán hơn nam giới nhiều, phải đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc, vừa lo kinh tế, vừa lo việc nhà, và cả việc cộng đồng. Trong lúc 51 đó nam giới có thể chỉ tập trung vào một công việc chính là hoạt động kinh tế. Với điều kiện làm việc như vậy, dễ hiểu tại sao phụ nữ khó tập trung tâm trí chi cho một việc, hoặc tại sao phụ nữ lại chỉ làm được những việc nhỏ, không có tầm nhìn lâu dài, ít hướng đến những việc có quy mô lớn. Với quan điểm tiếp cận giới, những người xây dựng dự án phát triển cần chú ý đến điều kiện làm việc phân tán, đa dạng của phụ nữ để xây dựng những hoạt động thích hợp, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia được. Việc phân tích công việc do nam giới và nữ giới làm giúp thấy rõ hơn: Tất cả các loại công việc được thực hiện trong gia đình, trong cộng đồng, xã hội và giá trị đích thực của các việc này. Đánh giá được ảnh hưởng khác nhau của các dự án đối với nam giới và nữ giới, tiến đến việc xây dựng các kế hoạch phát triển đem lại lợi ích cho cả 2 giới. Các hoạt động có thể giúp phụ nữ bớt gánh nặng của công việc. Các biện pháp bảo đảm cho phụ nữ có điều kiện tham gia vào các dự án. 3. Vị trí và điều kiện sống của phụ nữ Các dự án phát triển thường có mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân theo quan điểm tiếp cận giới và phát triển, cần làm rõ điều kiện sống hàng ngày của phụ nữ và vị trí của họ trong xã hội. 52 – Điều kiện sống liên quan chủ yếu đến các điều kiện vật chất, sức khỏe, học vấn của bản thân người phụ nữ, không so sánh với nam giới. Ví dụ: họ làm việc gì, họ và con họ có những nhu cầu gì. – Vị trí kinh tế – xã hội của phụ nữ được xét trong viễn cảnh so sánh với nam giới. Ví dụ: So sánh trình độ học vấn, cơ hội có việc làm, lương giữa nữ và nam giới – Sự tham gia của phụ nữ vào các cấp lãnh đạo so với nam giới. Trong một gia đình hoặc trong một cộng đồng nghèo, nam giới, nữ giới và trẻ em đều cùng chịu nghèo khổ và thiệt thòi, và cùng có những nhu cầu như nhau: nước sạch, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên nam và nữ sống và cảm nhận những nhu cầu đó một cách khác nhau. Ví dụ: Về nhu cầu nước và chất đốt. Người phụ nữ vì phải đảm nhiệm các công việc nội trợ hàng ngày (nấu ăn, giặt giũ) nên thấy có nhu cầu rất bức thiết về cấp nước, chất đốt, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thu nhập. Nam giới với trách nhiệm truyền thống là trụ cột kinh tế của gia đình có thể dành ưu tiên cho việc tiếp cận các nguồn lực: đất đai, kỹ thuật, nguyên vật liệu. Các dự án phát triển có thể tác động đến điều kiện sống và vị trí của phụ nữ và nam giới một cách khác nhau. Một dự án cấp nước ở nông thôn có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ rất nhiều nhưng không ảnh hưởng mấy đến nam giới. 53 Ngược lại, một dự án đưa giống mới hoặc kỹ thuật mới vào nông nghiệp có thể làm cho điều kiện làm việc của phụ nữ trở nên vất vả hơn vì họ phải tăng cường việc nhổ cỏ, vệ sinh đồng ruộng, vốn là một hoạt động mà phụ nữ phải đảm nhiệm. Một dự án có thể ảnh hưởng không tốt hoặc ảnh hưởng tích cực đến vị trí của người phụ nữ: ảnh hưởng xấu nếu các hoạt động hạ thấp vai trò hoặc loại trừ phụ nữ ra khỏi các hoạt động hay làm cho phụ nữ mất quyền kiểm soát. Tác động tích cực nếu người phụ nữ được tham gia như là một tác nhân tích cực cải thiện tình hình. Ví du: Một dự án cấp nước nông thôn có thể thay đổi vị trí của phụ nữ nếu dự án chú ý đến việc huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng quản lý, kiến thức về sức khỏe cho phụ nữ, nếu người phụ nữ được tham gia vào ban quản lý dự án. Cần lưu ý rằng nếu không có quan điểm phân tích giới các chương trình nhắm đối tượng là phụ nữ không đương nhiên cải thiện điều kiện sống hay địa vị của người phụ nữ. Nhìn chung nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ thường nhắm đến việc cải thiện điều kiện sống của họ, tăng cường khả năng của phụ nữ để họ có thể thực hiện tốt hơn vai trò và những trách nhiệm truyền thống của họ. Các hoạt động này thường tìm cách giúp phụ nữ thụ hưởng các lợi ích và tiếp cận được với các nguồn tài nguyên (học tập, thu nhập), nhưng ít chú ý đến tăng cường sự kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn tài nguyên này. Các hoạt động này cũng ít chú ý đến việc tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ so với nam giới và phát huy vai trò của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ cùng nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội như một tác nhân của phát triển và biến đổi xã hội. Các chỉ báo của sự cải thiện địa vị phụ nữ thường không rõ ràng 54 như sự cải thiện điều kiện sống của phụ nữ, vì chúng có tính chất định tính hơn là định lượng. Chúng ta có thể xem xét các chỉ báo sau: Làm cho nam và nữ giới ngày càng chấp nhận phụ nữ là những người có quyền quyết định ở cộng đồng. Làm cho phụ nữ tự tin hơn và tự lập về kinh tế. Có thêm nhiều tổ chức của phụ nữ và các tổ chức này được nhiều người biết đến. Có thêm nhiều phụ nữ trong các chương trình học tập và đào tạo. Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em được cải thiện. Cải thiện địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý. Giảm được những hành vi ngược đãi phụ nữ. Phụ nữ được tăng quyền tự chủ đối với việc sinh con. Giảm sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Gia tăng các mối quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề phụ nữ. 55 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Sinh viên cần nắm vững công cụ phấn tích một ngày làm việc của nam giới và nữ giới để áp dụng khi tiến hành nghiên cứu về giới. 2. Cần khách quan khi tìm hiểu các hoạt động của nam giới và nữ giới. Sự phân công lao động có thể khác nhau tùy theo tầng lớp xã hội. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ Trong ba loại công việc, chỉ có các hoạt động kinh tế đem lại thu nhập cho các gia đình thường được chú trọng và có ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Cả nam lẫn nữ giới đều tham gia vào hoạt động này, nhưng vị trí của phụ nữ thường thấp hơn. Các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng thường do phụ nữ đảm nhiệm lại không đem lại thu nhập bằng tiền, lại phân tán, tủn mủn, chiếm nhiều thời gian, điều này gây trở ngại cho sự thăng tiến của phụ nữ. Cần tìm những giải pháp hài hòa hai gánh nặng công việc. San sẻ việc nhà giữa nam và nữ là một hướng đi hợp lý. VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM Bài tập nhóm: một ngày làm việc của nam giới và nữ giới Có thể phân sinh viên thành 4,5 hoặc 6 nhóm, tùy theo số lượng sinh viên. Mỗi nhóm có ít nhất 4 người, nhiều nhất 8 người. Không nên lập nhóm quá đông vì như vậy sinh viên sẽ khó thảo luận. Mỗi nhóm chọn khảo sát một loại gia đình. Gợi ý những loại gia đình như sau: 56 • Nông dân nghèo • Nông dân bậc trung • Dân nghèo thành thị • Cán bộ – nhân viên bậc trung • Gia đình doanh nhân • Bà mẹ nông dân đơn thân. Để thuận tiện cho thảo luận, sinh viên sẽ chỉ khảo sát công việc của người chồng và người vợ . Với trường hợp bà mẹ đơn thân thì chỉ kháo sát công việc của bà mẹ. – Nên chọn các cặp vợ chồng trung niên, trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi, con cái chưa trưởng thành để thấy khối lượng công việc ở giai đoạn bận rộn nhất của các gia đình. – Đối với mỗi gia đình, sinh viên nên nêu vài đặc điểm kinh tế, xã hội, nhân khẩu: tuổi, nghề nghiệp, số con, trình độ văn hóa. – Sinh viên ghi càng chi tiết càng tốt các công việc của người chồng, người vợ trong ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. – Sau khi ghi các công việc, sinh viên thống kê cho nam riêng, cho nữ riêng tổng số giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi cho từng loại công việc theo bảng sau: Công việc Số giờ thực hiện Sản xuất / kinh tế Tái sản xuất, chăm sóc, nuôi dưỡng 57 Nghỉ ngơi trong ngày Ngủ ________________ Tổng số giờ: 24 giờ – Tùy theo kết quả khảo sát, sinh viên cho nhận xét và bình luận về công việc của nam giới và nữ giới, những thuận lợi và trở ngại của hai giới trong phân công lao động. Thời gian Phụ nữ làm Nam giới làm 58 BÀI ĐỌC THÊM BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI GIỮA CÁC NHÀ KHOA HỌC heo kết quả một cuộc điều tra về lương của những người làm trong lĩnh vực y tế và sinh học, phái nữ chỉ được trả thù lao bằng 2/3 so với các đồng nghiệp nam. Tại Mỹ, lương trung bình của nhà khoa học nữ là 72.000 USD, so với mức 94.000 USD của nam giới. Công bố trên đây được Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Mỹ đưa ra sau khi điều tra gần 20.000 người làm công tác nghiên cứu, quản lý, giáo sư, giảng viên trong lĩnh vực khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe. Lý giải về hiện tượng này, Hiệp hội cho hay: “Đàn ông tiến xa hơn trong sự nghiệp. Họ làm việc nhiều hơn và thuộc nhóm các lĩnh vực y tế có thu nhập cao hơn”. Tuy nhiên, Catherine Didion, Giám đốc Hiệp hội Phụ nữ làm công tác khoa học, nhận định lời giải thích này “là lập luận được đưa ra từ 2 thập kỷ trước, chứ không phải là ngày nay”. Bà nhấn mạnh phụ nữ giờ đây đã đóng vai trò không nhỏ trong đội ngũ khoa học, chiếm tới 50% trong nhiều lĩnh vực, và rằng không có lý do nào cho việc tồn tại những bất bình đẳng về lương theo giới. “Nhiều phụ nữ có chất lượng công việc và kinh nghiệm tốt. Lương của họ xứng đáng ngang với các đồng nghiệp nam giới”, Didion nói. Theo cuộc điều tra, sự phân biệt về lương theo giới tính thể hiện T 59 rõ nhất trong lĩnh vực vật lý, các tổ chức và các công ty khoa học. Chẳng hạn, lương trung bình của các nhà quản lý nam là 160.000 USD, trong khi lương cho phái nữ ở vị trí tương tự là 125.000 USD. Đối với các nhà vật lý, lương của nam giới trung bình là 125.000 USD, so với 90.000 USD của nữ giới. 2/3 số nhà khoa học nữ được hỏi cho biết công việc của họ bị hạn chế phần nào do sự nghiệp của chồng. Khoảng 1/3 cho biết công việc của họ bị ảnh hưởng “rất nhiều” bởi hôn nhân. Ngược lại, chỉ có 7% nhà nghiên cứu nam cho biết nghề nghiệp của người vợ có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của họ. B.H. (Theo CNN) 17/10/2001 60 CHƯƠNG IV NHU CẦU GIỚI I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG IV Chương III giới thiệu một cách tiếp cận được sử dụng khá rộng rãi trong các khảo sát các nhóm dân cư, đó là khảo sát nhu cầu. Chương này giới thiệu những đặc điểm và cách xác định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược trong những khảo sát về giới. II. NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Định nghĩa và cách xác định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược, mối liên hệ giữa hai loại nhu cầu này. 2. Tầm quan trọng của nhu cầu chiến lược trong quá trình tiến đến bình đẳng giới. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ, UNICEF, UNDP, Tài liệu tập huấn về giới, Hà Nội, 1996. (Chương trình bày nhu cầu giới). IV. NỘI DUNG CƠ BẢN Muốn xây dựng các hoạt động hay dự án hỗ trợ một nhóm dân cư, 1 nhóm phụ nữ hay một cộng đồng thì việc tìm hiểu và xác định nhu cầu của họ là cần thiết. 61 1. Nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược Trong các loại nhu cầu của phụ nữ (hay của dân cư nói chung) người ta thường phân ra 2 loại: nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược. 1.1 Nhu cầu thiết thực Nhu cầu thiết thực thường liên quan đến điều kiện sống và làm việc của phụ nữ. Các nhu cầu này xuất phát từ điều kiện sống và làm việc khó khăn, thiếu thốn nguồn lực hoặc tài nguyên. Do đó, phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển thường dễ xác định các nhu cầu thiết thực, liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm, nguồn cung cấp nước, sức khỏe và việc học tập của con cái, gia tăng thu nhập. Đây là những nhu cầu trước mắt mà cái dự án phát triển có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn, ví dụ trang bị thêm phương tiện, máy móc, huấn luyện kỹ thuật, trang bị máy bơm, xây trường, bệnh viện, cung cấp bác sĩ, y tá, giáo viên lập nhóm tín dụng – tiết kiệm. Thường thường, các dự án nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết thực và cải thiện điều kiện sống của phụ nữ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống giữa nam và nữ giới, ít chú trọng thay đổi địa vị của phụ nữ. 1.2 Nhu cầu chiến lược Nhu cầu chiến lược của phụ nữ xuất phát từ vị trí lệ thuộc, thiệt thòi của họ trong gia đình và ngoài xã hội – Nhu cầu chiến lược là lâu dài và liên quan đến việc cải thiện địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Ví dụ: đối với người nghèo, được tham gia vào quá trình dân chủ, bàn bạc và ra quyết định là một nhu cầu chiến lược. Đối với phụ nữ, đạt đến bình đẳng giới là một nhu cầu chiến lược. Tăng quyền lực cho phụ nữ để họ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn nhân lực, tham gia bình đẳng với nam giới trong tiến 62 trình ra quyết định là nhu cầu chiến lược, lâu dài không những của phụ nữ mà cả của nam giới. Nhu cầu chiến lược khó được xác định hơn nhu cầu thiết thực. Bản thân người phụ nữ cảm nhận được vị trí lệ thuộc của họ nhưng không biết làm thế nào để thay đổi, và họ thường dành ưu tiên cho nhu cầu thiết thực và sự sống còn của gia đình họ. Có thể xác định một số nhu cầu chiến lược của phụ nữ như sau: – Giảm ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ. – Tăng cường sự tự chủ về kinh tế. – Tăng sự tham gia chính trị của phụ nữ. – Cải thiện điều kiện học tập và tương lai của con cái. – Tiến đến một sự phát triển công bằng về nhân ái. – Nam giới cùng tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 2. Các phương thức đưa nhu cầu chiến lược vào các hoạt động hoặc dự án 2.1 Tiến hành phân tích giới trước khi bắt đầu dự án. Ở cộng đồng, có thể dùng phương pháp tham gia, bao gồm cả nam lẫn nữ để thu thập thông tin. Phân tích giới bao gồm sự phân công lao động theo giới tính, loại công việc, tiếp cận và kiểm soát tài nguyên và lợi ích, các yếu tố ảnh hưởng, một vài chỉ báo về sự thay đổi theo thời gian. Tham khảo ý kiến phụ nữ: để tìm hiểu các tổ chức phụ nữ, những người đại diện và các phương thức tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc 63 với phụ nữ. Vận động sự hợp tác của nam giới – Cần tìm cơ hội để nam và nữ giới cùng thảo luận để nam giới và cộng đồng hiểu rằng sự tham gia của phụ nữ cũng đem lại lợi ích cho nam giới. Mở rộng cơ hội tham gia cho phụ nữ vào các hoạt động của cộng đồng, vào các tổ chức của phụ nữ, và vào tiến trình ra quyết định. Hỗ trợ các tổ chức phụ nữ. 2.2 Tóm tắt các đặc điểm của nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược. Nhu cầu thiết thực Nhu cầu chiến lược – Cần đáp ứng tức thì, ngắn hạn – Dài hạn – Đáp ứng cho một thành phần phụ nữ đặc thù. – Chung cho hầu hết thành phần phụ nữ – Liên quan đến những nhu cầu hàng ngày: ăn, ở, thu nhập, sức khỏe con cái. – Liên quan đến địa vị thiệt thòi của phụ nữ:lệ thuộc, thiếu học vấn, thiếu nguồn lực, bị ngược đãi, nghèo đói. – Có thể được đáp ứng bằng cách cung ứng các vật chất, máy – Có thể đáp ứng bằng nâng cao nhận thức, tăng sự tự tin, phát 64 móc triển giáo dục, tăng cường các tổ chức phụ nữ, phụ nữ tham gia chính trị. – Đáp ứng nhu cầu: Kết hợp phụ nữ vào các dự án phát triển như là người thụ hưởng lợi ích hoặc là người tham gia. Có thể cải thiện điều kiện sống của phụ nữ. Thường không thay đổi mối quan hệ giữa nam và nữ giới. – Đáp ứng nhu cầu: – Phụ nữ tham gia như một tác nhân của phát triển. – Có thể cải thiện vị trí, địa vị người phụ nữ. – Tăng quyền lực cho phụ nữ, cải thiện mối quan hệ giữa 2 giới. 65 V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Sinh viên cần liên hệ với những kiến thức về phương pháp tiếp cận theo nhu cầu, những ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. 2. Đối với một số nhu cầu, việc phân định nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược chỉ có tính chất tương đối, ví dụ nhu cầu có việc làm vừa là thiết thực, vừa là chiến lược. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ 1. Nhu cầu thiết thực thường là những nhu cầu liên quan đến điều kiện vật chất, dễ xác định, nhưng ít góp phần thay đổi vị trí xã hội của phụ nữ. Nhu cầu chiến lược liên quan đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ, có tính chất lâu dài, khó nhận diện. Việc đáp ứng nhu cầu chiến lược góp phần nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ. 2. Có thể ứng dụng cách tiếp cận nhu cầu vào các đề tài nghiên cứu về giới và phát triển để xác định nhu cầu cần đáp ứng nhằm cải thiện điều kiện sống và nâng cao địa vị của người phụ nữ. VII. CÂU HỎI ĐỂ SINH VIÊN TỰ TRẢ LỜI HOẶC THẢO LUẬN NHÓM 1. Bài tập nhóm: Từng nhóm sinh viên xác định các loại hoạt động và nhu cầu trong bảng dưới đây. Bài tập này giúp sinh viên xác định các loại nhu cầu và khả năng ứng dụng những khái niệm này vào các hoạt động của các dự án phát triển. 2. Sinh viên xếp loại các loại động theo bao loại: sản xuất (SX), tái sản xuất (TSX), cộng đồng (CĐ), và các hoạt động ấy đáp ứng nhu cầu thiết thực (NCTT)hay nhu cầu chiến lược (NCCL) đối với phụ 66 nữ. Lưu ý: Có những hoạt động đáp ứng cả hai loại nhu cầu. Loại hoạt động Đáp ứng nhu cầu Loại hoạt động X SX Đ N CTT NC CL 1. Đào tạo, việc làm a) Kỹ năng Học nấu ăn May công nghiệp Tin học Tập thể dục b) Tiếp cận sử dụng vốn Cấp cho hộ gia đình Cấp cho phụ nữ 2 Chính sách nhà ở: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất Tên của chồng Tên của chồng và vợ 67 3. Dịch vụ cơ bản a) Địa điểm của nhà trẻ Tại cộng đồng Tại nơi làm việc của người mẹ Tại nơi làm việc của người cha b) Giao thong Chỉ có xe bus vào giờ cao điểm Xe bus hoạt động liên tục từ 4giờ sáng đến 11 giờ đêm c) Giờ họp các tổ khuyến nông Vào buổi sáng Vào buổi tối 68 CHƯƠNG V PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN, PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG V Chương III trình bày diễn tiến của hai khái niệm chính là “phụ nữ trong phát triển” và “giới và phát triển”. Hai khái niệm này được đặt trong bối cảnh những diễn biến của các mô hình phát triển từ 1970 đến nay cũng như những phát triển về mặt lý thuyết của phụ nữ học và của khoa học về giới. II.NHỮNG ĐIỀU SINH VIÊN CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI HỌC CHƯƠNG NÀY 1. Hiểu được nội dung của quá trình “phụ nữ trong phát triển” và “giới và phát triển” 2. Liên hệ hai khái niệm này với những quan điểm về phát triển và về bình đẳng giới. 3. Sự phát triển của khái niệm “giới và phát triển” đã làm phong phú thêm những hoạt động hướng đến bình đẳng giới. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO TRẦN THỊ VÂN ANH, LÊ NGỌC HÙNG, Phụ nữ, giới và phát triển, NXB Phụ nữ, 1996, chương 2& 3, tr. 65 – tr.152. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN Từ thập niên 1970 đến nay, thuật ngữ “phụ nữ trong phát triển” 69 (women in development –WID) ngày càng được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ trong phát triển được hiểu là sự hòa nhập người phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, chính trị. 1. Nguồn gốc của khái niệm phụ nữ trong phát triển Khái niệm này bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1970, sau khi quyển sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Elster Boserup được xuất bản. Boserup là người đầu tiên phân tích sự phân công lao động theo giới tính trong nền kinh tế nông nghiệp. Boserup đã phân tích tác động của những cải tiến kỹ thuật đối với nam giới và nữ giới và đưa ra những kết luận sau: – Ở những vùng mật độ dân cư thưa thớt, còn áp dụng lề lối du canh, phụ nữ đảm nhận hầu hết công việc đồng áng. – Ở những vùng mật độ dân số cao hơn, có công cụ như cày, bừa nam giới làm nhiều công việc đồng áng hơn. – Ở những vùng thâm canh, có tưới nước, cả nam và nữ cùng tham gia lao động. Trước đó Boserup đã có những nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp rất có giá trị được các nhà nghiên cứu xã hội và quy hoạch sử dụng từ lâu. Trong tác phẩm này, Boserup dùng giới như là một cơ sở để phân tích, đặt trọng tâm vào sự phân công lao động và những tác động khác nhau đối với giới của các chiến lược phát triển và hiện đại hóa. Thuật ngữ phụ nữ trong phát triển được Ủy ban phụ nữ của Washington D.C. sử dụng nhằm để kêu gọi sự chú ý của các nhà làm chính sách Mỹ đối với khái niệm này. Các nhà phụ nữ học Mỹ luôn luôn bênh vực cho sự hội nhập chính thức của phụ nữ, dựa trên cơ sở pháp lý 70 vào trong các hệ thống kinh tế. Họ đặt ưu tiên vào các chiến lược phát triển và chương trình hành động nhằm giảm xuống mức thấp nhất những thiệt thòi của phụ nữ trong hoạt động sản xuất và chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với họ. Như vậy, cách tiếp cận của phụ nữ trong phát triển gắn liền với những tiêu chuẩn của hiện đại hóa vốn là luồng tư tưởng chiếm ưu thế trong sự phát triển của thế giới từ thập niên 1950 đến 1970. Trong thời gian này, người ta cho rằng hiện đại hóa, công nghiệp hóa sẽ cải thiện điều kiện sống của dân cư các nước đang phát triển. Người ta lập luận rằng với sự phát triển giáo dục sẽ có một tầng lớp những người lao động và những nhà quản lý giỏi; điều này đến lượt nó sẽ làm thay đổi các xã hội nông nghiệp thành những xã hội công nghiệp hiện đại. Với sự phát triển kinh tế của các nước này thì những thành quả của hiện đại hóa (sức khỏe, điều kiện sống được cải thiện) sẽ lan tỏa ra khắp mọi thành phần của xã hội. Sau này, quan điểm này còn được các kinh tế gia Mỹ theo cách tiếp cận “nguồn vốn con người” ủng hộ. Họ chủ trương đầu tư mạnh vào các hệ thống giáo dục và xây dựng một đội ngũ nòng cốt những người lao động và quản lý giỏi. Trong các dự án này, rất hiếm khi người phụ nữ được xem xét như là một yếu tố riêng để phân tích trong những nghiên cứu về hiện đại hóa của thời kỳ này. Những kinh nghiệm của nam giới được phổ quát hóa chung cho cả nữ giới. Người ta cho rằng mọi người đều hưởng thụ như nhau một khi xã hội ngày càng được hiện đại hóa. Đến thập niên 1970, quan điểm về hiện đại hóa nêu trên bị nhiều nhà nghiên cứu phê phán. Họ cho rằng địa vị của người phụ nữ được cải thiện rất ít, thậm chí có nơi hoàn cảnh người phụ nữ có phần xấu đi. Ví dụ: trong các ngành công nghiệp, phụ nữ bị đẩy xuống những công việc có thu nhập thấp, có hại cho sức khỏe, vì phụ nữ có trình độ học vấn 71 thấp, và một phần vì họ được xem như không phải là người làm ra thu nhập chính. Trong nông nghiệp, những nghiên cứu của thập niên 1970 xác nhận lại những phát hiện của Boserup, đó là những cải tiến kỹ thuật thường hướng đến nam giới hơn là phụ nữ. Phụ nữ cũng ít được thừa hưởng những lợi ích của học vấn. Như vậy, trong phạm vi khái niệm phụ nữ trong phát triển, người ta thừa nhận rằng những kinh nghiệm về phát triển của phụ nữ khác với nam giới, từ đó củng cố hướng nghiên cứu chú trọng đến những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của phụ nữ trong các vấn đề liên quan đến phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã dựa trên những giả thuyết về phát triển đã bắt đầu bị phê phán trong thập niên 1970. Các thống kê bắt đầu cho thấy là phụ nữ ít được hưởng những thành quả của sự tiến bộ mà nhiều nước đã cố gắng thực hiện từ thập niên 1960, do đó người ta cần có một chiến lược mới. Cho đến giữa thập niên 1970, các tổ chức tài trợ bắt đầu thiết lập các chương trình can thiệp để điều chỉnh những bất cân xứng trong phát triển. Trong nhiều trường hợp, các giải pháp được chấp nhận là chuyển giao kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, vốn hoặc phát triển các kỹ thuật thích nghi nhằm làm giảm bớt gánh nặng công việc của phụ nữ. Cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển khởi đầu từ chỗ chấp nhận cơ cấu xã hội hiện hữu. Thay vì tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ được hưởng ít thành quả của các chiến lược phát triển trong quá khứ, cách tiếp cận phụ nữ trong phát triển chỉ đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để người phụ nữ có thể hòa nhập tốt hơn vào các tiến trình phát triển. Cách tiếp cận tránh được việc tìm hiểu nguồn gốc cũng như tính chất của sự lệ thuộc và áp bức phụ nữ, mà chỉ bênh vực cho việc tham gia bình đẳng hơn vào giáo dục, việc làm và các lãnh vực khác của xã 72 hội. Hơn nữa, vì WID gắn sâu vào lý thuyết hiện đại hóa nên nó không thừa nhận sự đóng góp của những quan điểm triệt để hơn như lý thuyết về sự lệ thuộc của Marx, cũng như những phân tích tân mác-xít. WID cũng có xu hướng bỏ qua tác động của giai cấp, chủng tộc, văn hóa, và có xu hướng phi lịch sử. WID xem giới là một đơn vị để phân tích nhưng không thừa nhận có những sự phân chia và các mối quan hệ bóc lột giữa phụ nữ với nhau, cũng không thừa nhận là sự bóc lột là một thành tố của hệ thống tích lũy tư bản. Cách tiếp cận WID có xu hướng chỉ đặt trọng tâm vào các khía cạnh sản xuất của LĐ phụ nữ, không chú ý, hoặc rất ít, đến khía cạnh tái sản xuất:ấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con, việc nhà nghĩa là những hoạt động giúp tái sản xuất sức lao động của cuộc sống người phụ nữ. Do đó, những dự án kiểu WID thường nhắm đến các hoạt động tăng thu nhập trong đó người phụ nữ được huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, đôi khi được tập hợp lại thành những hợp tác xã để làm tiếp thị. Một vài khía cạnh về an sinh xã hội được thêm vào các dự án: giáo dục, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe Thông thường, những người làm dự án ít khi điều nghiên thị trường sản phẩm, và nhất là không chú ý đến tình trạng phụ nữ đã bị quá tải vì công việc và trách nhiệm. Giả thuyết thông thường là hoạt động phát sinh lợi tức đã đủ hấp dẫn để thúc đẩy người phụ nữ sắp đặt thời gian để tham gia dự án. Nhưng khi các dự án nâng cao thu nhập thành công và có nguồn thu nhập quan trọng thì thường bị đàn ông chiếm lấy. Cách tiếp cận WID không thể tự vệ trước thực tại này vì nó không đấu tranh với những mối quan hệ xã hội về giới để tiến tới bình đẳng giới. Nó dựa trên giả thuyết rằng các mối quan hệ về giới sẽ tự nó thay đổi khi phụ nữ có vai trò đầy đủ trong phát triển. 73 2. Phụ nữ và phát triển (Women and Development – WAD): WAD hay là cách tiếp cận tân mác-xít về nữ quyền mới xuất hiện vào nửa sau của thập niên 1970. Theo cách nhìn này thì phụ nữ luôn luôn là một phần của các quá trình phát triển. Một tác giả (Achola Okello) cho rằng khái niệm “hòa nhập phụ nữ vào trong phát triển” gắn rất mật thiết với việc duy trì sự lệ thuộc về kinh tế của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển. Như vậy, cách tiếp cận WAD đặt trọng tâm vào các mối quan hệ giữa phụ nữ và các quá trình phát triển hơn là các chiến lược hòa nhập phụ nữ vào phát triển. Xuất phát điểm của cách tiếp cận này là phụ nữ đã luôn luôn là một tác nhân kinh tế quan trọng trong xã hội của họ, công việc mà phụ nữ thực hiện cả trong gia đình và ngoài gia đình đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì xã hội, nhưng sự hòa nhập này chỉ góp phần duy trì cơ cấu của sự bất bình đẳng hiện nay trên bình diện quốc tế. Cách tiếp cận WAD cho rằng nam giới các tầng lớp nghèo ở các nước đang phát triển cũng là nạn nhân của cơ cấu bất bình đẳng trên bình diện quốc tế, nhưng WAD lại không phân tích các mối quan hệ giới trong nội bộ từng giai cấp. Dù sao ở mức độ lý thuyết, WAD đặt trọng tâm vào tác động của giai cấp, nhưng ở mức độ xây dựng dự án, WAD cũng có xu hướng như WID: tập hợp phụ nữ lại, không chú trọng phân tách sự phân chia thành giai cấp, chủng tộc v.v để đấu tranh cho địa vị của người phụ nữ. WAD có một quan điểm có tính chất phê phán hơn WID về địa vị của người phụ nữ, nhưng đã không phân tích được một cách đầy đủ các mối quan hệ giữa chế độ gia trưởng, các phương thức sản xuất và sự lệ thuộc, áp bức phụ nữ. Tóm tắt lại, WAD xem xét hoàn cảnh người phụ nữ trước hết trong bối cảnh một cơ cấu bất bình đẳng giai cấp trên bình 74 diện quốc tế. Như vậy, vấn đề của người phụ nữ sẽ dần được giải quyết nếu cơ cấu xã hội bình đẳng hơn. Quan điểm này không khuyến khích việc nghiên cứu các vấn đề riêng của phụ nữ, vì cho rằng cả nam và nữ đều chịu nhiều bất công về giai cấp. WID và WAD đều có nhược điểm là chỉ chú trọng đến khía cạnh sản xuất. Họ xem các hoạt động của phụ nữ trong gia đình (chăm sóc con cái) là không có giá trị kinh tế; do đó, họ chỉ thường chú trọng đến các hoạt động phát sinh nâng cao lợi tức. 3. Giới và phát triển (Gender and Development: GAD) Xuất hiện trong thập niên 1980 thay thế cho những trọng tâm nghiên cứu của WID trước đây. Nguồn gốc lý thuyết của nó được tìm thấy trong thuyết nữ quyền theo khuynh hướng xã hội và đã lấp trống được khoảng cách các lý thuyết về hiện đại hóa để lại bằng cách gắn kết những mối quan hệ về sản xuất với các quan hệ về tái sản xuất bằng cách xem xét tất cả các khía cạnh của đời sống người phụ nữ. Các nhà nữ quyền theo khuynh hướng xã hội đã cho rằng cấu trúc xã hội về sản xuất và tái sản xuất là cơ sở của sự áp bức phụ nữ và đặt trọng tâm phân tích các mối quan hệ xã hội về giới, tìm hiểu tính chất của vai trò của phụ nữ và nam giới trong các xã hội khác nhau. Tìm hiểu tại sao phụ nữ lại luôn luôn có vai trò thứ yếu? Các nhà nghiên cứu nữ quyền theo khuynh hướng xã hội cũng chú ý nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ gia trưởng đối với vấn đề này. Kate Young đã xác định một số điểm mấu chốt trong cách tiếp cận GAD. Có lẽ điều có ý nghĩa nhất là GAD khởi đi từ một quan điểm toàn diện, xem xét toàn bộ tổ chức xã hội, đời sống kinh tế – chính trị để hiểu được sự hình thành của những khía cạnh khác nhau trong xã hội. 75 Như vậy, GAD quan tâm đến cấu trúc xã hội về giới và các vai trò, trách nhiệm, mong ước của nam giới và phụ nữ, chứ không tách rời đối tượng phụ nữ ra như là một đối tượng riêng biệt. Nói cách khác, những phân tích GAD tìm hiểu xa hơn các vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội, GAD còn nghiên cứu các mối quan hệ giữa nam và nữ, tác động của các mối quan hệ này đối với sự phát triển, và các lực có thể duy trì hay là thay đổi các mối quan hệ này. Như vậy, cách tiếp cận GAD không chỉ nhằm hòa nhập phụ nữ vào trong phát triển mà còn nhằm tìm kiếm những tiềm năng về sáng kiến phát triển nhằm biến đổi các mối quan hệ bất bình đẳng về giới và tăng quyền lực cho phụ nữ. Mục tiêu dài hạn của GAD là sự tham gia, hợp tác bình đẳng của cả nam và nữ trong việc xác định và xây dựng tương lai chung cho họ. Thay vì chỉ nhấn mạnh đến sự đoàn kết giữa phụ nữ với nhau, GAD ủng hộ sự tham gia của nam giới để họ chia xẻ mối quan tâm của họ về các vấn đề công bằng và công bằng xã hội. Các nhà nghiên cứu nữ quyền xu hướng xã hội cũng như cách tiếp cận GAD rất quan tâm đến sự áp bức phụ nữ trong gia đình và đi vào “lãnh vực riêng tư” để phân tích các mối quan hệ vợ chồng. GAD cũng nhấn mạnh đến sự tham gia nhiều hơn của nhà nước vào việc tăng cường giải phóng phụ nữ, Nhà nước phải có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội cho phụ nữ. Vấn đề này ngày càng trở nên có tính chính trị trong thập niên 1980, vì có nhiều quốc gia đã giảm trợ cấp hoặc tư nhân hóa các dịch vụ chăm sóc trẻ em và chăm sóc sức khỏe. – GAD xem phụ nữ là tác nhân của những thay đổi, của phát triển, chứ không đơn thuần là người thụ hưởng những hỗ trợ cho phát triển, và họ nhấn mạnh rằng phụ nữ phải tự tổ chức lại và 76 phải có tiếng nói chính trị mạnh hơn. – GAD thừa nhận tầm quan trọng của sự đoàn kết giai cấp cũng như những sự phân biệt giai cấp, nhưng nhấn mạnh rằng ý thức hệ gia trưởng tác động cả trong nội bộ giai cấp và xuyên qua tất cả các giai cấp để áp bức phụ nữ. – Một điểm mấu chốt mà GAD nhắm tới là tăng cường các quyền hợp pháp của phụ nữ, kể cả những quyền thừa kế và đất đai. Vấn đề khó: cách tiếp cận GAD đi xa hơn WID, đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu xã hội và thuyên chuyển quyền lực: xem ra đây là một điều khó thực hiện ở mức độ quốc gia và quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdhmo_gioi_va_phat_trien_5932_2127888.pdf