Sự tương hợp giữa xếp loại thể lực theo chỉ số pignet và theo bài kiểm tra của Nhật Bản ở sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Sự tương hợp giữa xếp loại thể lực theo chỉ số pignet và theo bài kiểm tra của Nhật Bản ở sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 273 SỰ TƯƠNG HỢP GIỮA XẾP LOẠI THỂ LỰC THEO CHỈ SỐ PIGNET VÀ THEO BÀI KIỂM TRA CỦA NHẬT BẢN Ở SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Viên Đặng Khánh Linh*, Mai Thị Thanh Thuý* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, thể lực thường được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc. Chỉ số Pignet được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về thể lực tại Việt Nam. Thanh niên Việt nam có sức bền chung của thể lực xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật. Tại Nhật, để khảo sát và nghiên cứu về thể lực, bài kiểm tra thể lực Nhật Bản (JPFT) đã được sử dụng từ năm 1999. Mục tiêu: Xác định xếp loại thể lực (XLTL) theo chỉ số Pignet và theo JPFT ở sinh viên khoa YTCC từ 20- 24 tuổi và sự tương hợp giữa hai cách thức xếp loại này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 180 sinh viên (87 nam và 93 nữ) từ 20 đến 24 tuổi học tập tại k...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương hợp giữa xếp loại thể lực theo chỉ số pignet và theo bài kiểm tra của Nhật Bản ở sinh viên khoa y tế công cộng Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 273 SỰ TƯƠNG HỢP GIỮA XẾP LOẠI THỂ LỰC THEO CHỈ SỐ PIGNET VÀ THEO BÀI KIỂM TRA CỦA NHẬT BẢN Ở SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH Viên Đặng Khánh Linh*, Mai Thị Thanh Thuý* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, thể lực thường được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc. Chỉ số Pignet được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về thể lực tại Việt Nam. Thanh niên Việt nam có sức bền chung của thể lực xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật. Tại Nhật, để khảo sát và nghiên cứu về thể lực, bài kiểm tra thể lực Nhật Bản (JPFT) đã được sử dụng từ năm 1999. Mục tiêu: Xác định xếp loại thể lực (XLTL) theo chỉ số Pignet và theo JPFT ở sinh viên khoa YTCC từ 20- 24 tuổi và sự tương hợp giữa hai cách thức xếp loại này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 180 sinh viên (87 nam và 93 nữ) từ 20 đến 24 tuổi học tập tại khoa Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu phân tầng theo giới của từng ngành học, áp dụng quy trình của JPFT, bộ câu hỏi tự điền và đo đạc các chỉ số nhân trắc. Kết quả: Theo chỉ số Pignet, phần lớn sinh viên xếp loại Rất yếu, chiếm 53,3%, loại Yếu chiếm 10%, 7,2% loại Trung bình, 21,1% loại Khoẻ và 8,3% loại Rất khoẻ. Theo JPFT, kết quả XLTL chủ yếu là loại E chiếm 50,5% (tương đương Rất yếu), 35,0% loại D (Yếu), 12,8% loại C (Trung bình), 1,7% loại B (Khoẻ) và 0% loại A (Rất khoẻ). Không có sự tương hợp có ý nghĩa thống kê giữa XLTL theo JPFT với XLTL theo chỉ số Pignet. Kết luận: XLTL theo JPFT không có sự tương hợp có ý nghĩa thống kê với XLTL theo chỉ số Pignet. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của JPFT đối với người Việt Nam. Từ khóa: thể lực, bài kiểm tra thể lực Nhật Bản, thanh niên Việt Nam, nhân trắc, chỉ số Pignet ABSTRACT THE CONSISTENCY BETWEEN FITNESS CLASSIFICATION BY PIGNET INDEX AND BY JAPANESE PHYSICAL FITNESS TEST AMONG STUDENTS IN FACULTY OF PUBLIC HEALTH, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY Vien Dang Khanh Linh, Mai Thi Thanh Thuy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 273-278 Background: In Vietnam, physical fitness was often assessed by anthropometric indexes. Pignet index has been used widely in Vietnam’s physical fitness researches. Vietnamese youth have cardiorespiratory fitness ranked very poor compared to Japanese youth. In Japan, to examine and study physical fitness, the Japanese Physical Fitness Test (JPFT) has been used since 1999. Objectives: To determine the fitness classification of students from 20-24 years old studying at Public Health Faculty using Pignet index and JPFT and to identify the consistency between these two methods. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 180 students (87 males and 93 females) from 20 to 24 years old studying at Faculty of Public Health, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city. A stratified sampling technique by gender for each major using JPFT, self-reported questionnaire and *Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Viên Đặng Khánh Linh ĐT: 0398498177 Email: caitlin.yds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 274 anthropometric indexes measurement was applied. Results: According to Pignet index, the fitness rank is mainly Very poor (53.3%), 10% rank Poor, 7.2% rank Average, 21.1% rank Good and 8.3% rank Very good. According to JPFT, rank E (equivalent to Very poor) has the highest proportion at 50.5%, 35.0% rank D (Poor), 12.8% rank C (Average), 1.7% rank B (Good), and 0% rank A (Very good). There is no statistically significant consistency between fitness classification by JPFT and by Pignet index. Conclusions: Fitness classification by Pignet index has no statistically significant consistency with classification by JPFT. However, there should be a study evaluating the validity and reliability of JPFT for Vietnamese people. Keywords: physical fitness, Japanese physical fitness test, Vietnamese youth, anthropometry, Pignet index ĐẶT VẤN ĐỀ Thể lực là năng lực chức năng của một người để thực hiện một số loại nhiệm vụ nhất định đòi hỏi hoạt động cơ bắp(3), là tập hợp các thuộc tính có sẵn hoặc đạt được qua luyện tập(2). Thể lực có thể chia thành hai nhóm: nhóm liên quan đến sức khỏe và nhóm liên quan đến các kỹ năng thể thao; trong đó, nhóm đầu tiên có ý nghĩa và quan trọng với sức khỏe cộng đồng hơn. Các yếu tố của thể lực liên quan đến sức khỏe bao gồm năm thành phần: sức bền hệ tim mạch-hô hấp, sức bền cơ bắp, sức mạnh cơ bắp, thành phần cơ thể và sự linh hoạt(2). Để đo lường các yếu tố này, có rất nhiều bài kiểm tra thể lực đã được thực hiện ở các nước trên thế giới và JPFT là một trong số đó(10). JPFT đã được Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sử dụng trong khảo sát thống kê quốc gia thường niên về thể lực và khả năng vận động từ năm 1999 đến nay(10). Mặt khác, tại Việt Nam, mức phát triển thể lực cũng thường được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc như Broca – Brugseh, Quetelet, QVC, C.I... nhưng chỉ số Pignet được sử dụng rộng rãi hơn cả(6,7,9). Theo Báo cáo quốc gia năm 2015, thanh thiếu niên Việt Nam có sức bền chung của thể lực và chỉ số công năng tim trong vận động xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật(1). Việt Nam và Nhật Bản cùng thuộc khu vực Đông Á, có nét tương đồng về dân cư, chủng tộc nên việc áp dụng JPFT cho người Việt có thể chấp nhận được. Ngoài ra, khoa YTCC có mối quan hệ hợp tác với đại học “Sức khoẻ và phúc lợi xã hội Takasaki”, Gunma, Nhật Bản và có sinh viên đã từng được tham gia JPFT tại Nhật. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành để xếp loại thể lực sinh viên khoa YTCC từ 20-24 tuổi theo chỉ số Pignet và theo JPFT, từ đó xác định sự tương hợp giữa hai cách thức xếp loại này. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp mô tả thực trạng thể lực sinh viên khoa YTCC và tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo tìm ra tiêu chuẩn vàng trong đánh giá thể lực thanh niên Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018 trên 180 sinh viên (87 nam và 93 nữ) thuộc khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo giới của từng ngành học của khoa. Tiêu chí chọn vào là sinh viên hệ chính quy từ 20 đến 24 tuổi đang học tập tại khoa YTCC nằm trong danh sách lấy mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra là sinh viên không thực hiện đủ các nội dung trong JPFT, sinh viên khuyết tật, tàn tật hoặc mắc các loại bệnh không thể vận động với cường độ và khối lượng cao. Phương pháp thu thập số liệu Quy trình tiến hành JPFT và phiếu điền kết quả JPFT được tiến hành chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ lần lượt thực hiện các bước: Bước 1 Trả lời 7 câu hỏi tự điền về thông tin nền là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 275 họ tên, tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, quê quán và ngành học. Bước 2 Kiểm tra tình trạng sức khoẻ dựa vào phiếu ghi nhận về tiền căn bệnh tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chấn thương, bất thường sức khoẻ hoặc tên bệnh và thuốc điều trị hiện tại nếu có, kết hợp với đo nhịp tim, huyết áp tại thời điểm nghiêncứu để quyết định việc sinh viên có thể thực hiện JPFT hay phải hoãn hoặc hủy bỏ. Bước 3 Đo đạc và ghi nhận ba thông số nhân trắc gồm: cân nặng, chiều cao và vòng ngực trung bình bởi giám sát viên. Từ đó tính được các chỉ số sau theo công thức: Chỉ số BMI (kg/m2) = Chỉ số Pignet = Chiều cao (cm) – (Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)). Kết quả của chỉ số thể lực Pignet được đánh giá theo 5 mức: Rất khoẻ ( <10,0); Khoẻ (10,1- 20,0); Trung bình (20,1-25,0); Yếu (25,1-30,0) và Rất Yếu (>30)(8). Bước 4 Thực hiện JPFT. Quy trình tiến hành JPFT tuân theo “Hướng dẫn thực hiện bài kiểm tra thể lực dành cho lứa tuổi từ 20 đến 64 tuổi” của Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, bao gồm 6 nội dung: Lực nắm bàn tay, Nằm ngửa gập bụng, Gập toàn thân đẩy xa, Bật xa tại chỗ, Nhảy đổi bên lặp lại và Chạy con thoi 20m nhiều giai đoạn (Hình 1). Kết quả mỗi nội dung được ghi nhận và quy đổi ra điểm số trên thang điểm 10, sau đó tính điểm tổng thể lực của cả 6 nội dung và từ đó xếp loại thể lực ở 5 mức A, B, C, D, E theo thang điểm đối chiếu có sẵn, trong đó mức A tương đương với thể lực Rất khoẻ (điểm tổng ≥ 50); mức B là thể lực Khoẻ (49 ≥ điểm tổng ≥ 44); mức C là thể lực Trung bình (43 ≥ điểm tổng ≥ 37), mức D là thể lực Yếu (36 ≥ điểm tổng ≥ 30) và mức E là thể lực Rất Yếu (29 ≥ điểm tổng)(10). Các chỉ số, kết quả của người tham gia được ghi nhận bởi giám sát viên đã được tập huấn kỹ về quy trình. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết. Công cụ thu thập dữ liệu Công cụ thu thập dữ liệu là bộ câu hỏi soạn sẵn, phiếu điền các thông số nhân trắc và kết quả thực hiện bài kiểm tra thể lực Nhật Bản – JPFT. Phân tích số liệu Các biến định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Các biến định lượng phân phối bình thường được mô tả bằng trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất. Kiểm định t được dùng để so sánh sự khác biệt về các chỉ số nhân trắc giữa hai giới. Chỉ số Cohen’s Kappa dùng để đánh giá sự tương hợp giữa XLTL theo JPFT và XLTL theo chỉ số Pignet. Tất cả phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 13.0. Y đức Toàn bộ quá trình của nghiên cứu được sự chấp thuận về khía cạnh đạo đức của Hội Đồng Đạo Đức trong nghiên cứu Y Sinh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, số: 236/ĐHYD-HĐĐĐ, kí ngày 15/05/2018. Hình 1. Các nội dung của JPFT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 276 KẾT QUẢ Trong tổng số 220 sinh viên nằm trong danh sách mời tham gia nghiên cứu có 27 sinh viên từ chối tham gia, 8 sinh viên có tình trạng sức khỏe không đủ tốt (sốt, nhức đầu, chóng mặt, chấn thương) tại thời điểm tiến hành JPFT nên phải hoãn nhưng không hẹn được ngày khác quay lại và 5 sinh viên không thực hiện đủ 6 nội dung của JPFT. Như vậy, với tỉ lệ mất mẫu thực tế là 18,2%, tổng cộng nghiên cứu thu thập được thông tin trên 180 sinh viên, bao gồm 87 nam và 93 nữ. Theo Bảng 1, đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ nhiều hơn nam, với tỉ lệ lần lượt là 51,7% và 48,3%. Độ tuổi trung bình chung là 21,6 ± 1,4 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 24 tuổi. Ở cả hai giới, sinh viên là người dân tộc Kinh, không tôn giáo, sống ở nông thôn và học ngành Y Học Dự Phòng đều chiếm tỉ lệ từ 65,0% trở lên. Vì vậy, xét chung, có tới 81,1% sinh viên thuộc dân tộc Kinh, 72,2% không theo tôn giáo nào, 71,1% quê ở vùng nông thôn và 76,1% đến từ ngành Y Học Dự Phòng. Bảng 1. Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu theo giới Đặc điểm nền Nam (n=87) Nữ (n=93) Chung (n=180) N (%) N (%) N (%) Tuổi* 21,9 ± 1,4 21,3 ± 1,3 21,6 ± 1,4 Giới tính 87 (48,3) 93 (51,7) 180 (100,0) Dân tộc Kinh Khác 67 (77,0) 20 (23,0) 79 (85,0) 14 (15,0) 146 (81,1) 34 (18,9) Tôn giáo Không tôn giáo Phật giáo Thiên chúa giáo Khác 61 (70,1) 10 (11,5) 10 (11,5) 6 (6,9) 69 (74,2) 12 (12,9) 8 (8,6) 4 (4,3) 130 (72,2) 22 (12,2) 18 (10,0) 10 (5,6) Quê quán Thành thị Nông thôn 23 (26,4) 64 (73,6) 29 (31,2) 64 (68,8) 52 (28,9) 128 (71,1) Ngành học Y Học Dự Phòng Y Tế Công Cộng 72 (82,8) 15 (17,2) 65 (69,9) 28 (30,1) 137 (76,1) 43 (23,9) * Trung bình ± độ lệch chuẩn Theo kết quả trình bày trong bảng 2, giá trị trung bình của các chỉ số cân nặng, chiều cao, BMI, vòng ngực trung bình của giới nam đều cao hơn so với giới nữ và sự khác biệt này giữa 2 giới đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Giá trị trung bình của chỉ số Pignet ở nam giới thấp hơn so với nữ giới, đạt 21,1±17,2, trong đó giá trị thấp nhất là -37,0 và giá trị lớn nhất là 56,0. Ở nữ giới, chỉ số Pignet có giá trị trung bình là 36,2±10,8 và không ghi nhận giá trị âm nào, thấp nhất là 3,0 và cao nhất là 67,4. Sự khác biệt về giá trị trung bình của chỉ số Pignet giữa 2 giới là có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Bảng 2. Đặc tính của các chỉ số nhân trắc theo giới Chỉ số nhân trắc Giới tính Giá trị p Nam (n=87) Nữ (n=93) TB (ĐLC) GTNN GTLN TB (ĐLC) GTNN GTLN Cân nặng (kg) 61,9 (10,7) 43,3 101,0 48,8 (6,4) 35,0 66,0 <0,001** Chiều cao (cm) 167,9 (6,1) 155,0 182,0 156,2 (5,7) 146,0 180,0 <0,001* Chỉ số BMI 21,9 (3,5) 15,4 32,6 20,0 (2,6) 14,4 29,0 <0,001** Vòng ngực trung bình (cm) 84,9 (7,8) 71,0 112,0 71,2 (5,0) 62,0 84,0 <0,001** Chỉ số Pignet 21,1 (17,2) -37,0 56,0 36,2 (10,8) 3,0 67,4 <0,001** TB: Trung bình ĐLC: Độ lệch chuẩn GTNN: Giá trị nhỏ nhất GTLN: Giá trị lớn nhất (*) kiểm định t với phương sai đồng nhất (**) Kiểm định t với phương sai không đồng nhất Kết quả XLTL theo chỉ số Pignet (Bảng 3) cho thấy ở giới nam, loại Khoẻ chiếm tỉ lệ cao nhất (32,2%), còn ở giới nữ, loại Rất yếu chiếm đa số (77,4%). Tuy nhiên xét chung, phần lớn sinh viên xếp loại Rất yếu (53,3%), tiếp đó là loại Khoẻ với 21,1%, tỉ lệ các loại còn lại chênh lệch nhau không nhiều với 10,0% loại Yếu, 8,3% loại Rất khỏe và 7,2% loại Trung bình. Bảng 3. Kết quả xếp loại thể lực theo chỉ số Pignet(8) Xếp loại thể lực Nam (n=87) n (%) Nữ (n=93) n (%) Chung (n=180) n (%) Rất khoẻ 14 (16,1) 1 (1,1) 15 (8,3) Khoẻ 28 (32,2) 10 (10,8) 38 (21,1) Trung bình 10(11,5) 3 (3,2) 13 (7,2) Yếu 11 (12,6) 7 (7,5) 18 (10,0) Rất yếu 24 (27,6) 72 (77,4) 96 (53,3) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 277 Xét kết quả XLTL theo JPFT (Bảng 4), điểm giống với XLTL theo chỉ số Pignet là loại E (tương đương loại Rất yếu) đều chiếm tỉ lệ cao nhất ở giới nữ (46,2%) và khi xét chung hai giới (50,5%). Mặt khác, hơn một nửa nam sinh viên cũng có kết quả XLTL theo JPFT là loại E với tỉ lệ 55,2%. Kế đó là loại D với tỉ lệ lần lượt là 31,0% và 38,7% ở giới nam và giới nữ. Tiếp theo là loại C chỉ chiếm tỉ lệ 10,3% ở nam giới và 15,1% ở nữ giới. Chỉ có 3 sinh viên nam đạt loại B chiếm tỉ lệ 3,5%. Không ghi nhận bất kì sinh viên nào đạt loại A. Bảng 4. Kết quả xếp loại thể lực theo JPFT(10) Xếp loại thể lực Nam (n=87) n (%) Nữ (n=93) n (%) Chung (n=180) n (%) A (Rất khoẻ) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) B (Khoẻ) 3 (3,5) 0 (0,0) 3 (1,7) C (Trung bình) 9 (10,3) 14 (15,1) 23 (12,8) D (Yếu) 27 (31,0) 36 (38,7) 63 (35,0) E (Rất yếu) 48 (55,2) 43 (46,2) 91 (50,5) Bảng 5. So sánh sự tương hợp giữa XLTL theo JPFT và XLTL theo chỉ số Pignet Xếp loại thể lực theo JPFT Xếp loại thể lực theo chỉ số Pignet Tổng hàng Rất khoẻ Khoẻ Trung bình Yếu Rất yếu A 0 0 0 0 0 0 B 1 0 1 0 1 3 C 0 4 1 2 16 23 D 5 19 5 9 25 63 E 9 15 6 7 54 91 Tổng cột 15 38 13 18 96 180 Chỉ số Kappa 0,056 Giá trị p 0,069 Sự tương hợp giữa xếp loại thể lực theo JPFT và xếp loại thể lực theo chỉ số Pignet được so sánh dựa vào chỉ số Cohen’s Kappa, hay còn gọi là chỉ số Kappa. Dựa vào bảng 5, kết quả chỉ số Kappa = 0,056 với p>0,05 cho thấy không có sự tương hợp có ý nghĩa thống kê giữa hai cách thức xếp loại này. BÀN LUẬN Nghiên cứu lựa chọn độ tuổi của sinh viên tham gia trong nhóm từ 20 đến 24 tuổi theo mốc phân chia nhóm tuổi của JPFT(4), bên cạnh đó, sự phân chia nhóm tuổi như vậy cũng giống như trong Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam năm 2015(1). Nhìn chung, các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng ngực trung bình của nam đều cao hơn nữ và kết quả này tương đồng với đa số các nghiên cứu thể lực khác(1,4,5,6,7), phản ánh đúng thực tế là nam giới có sự vượt trội về tầm vóc, hình thái hơn so với nữ. Chỉ số Pignet được xem là một chỉ số thể lực và giá trị của chỉ số này ở một người càng thấp chứng tỏ người đó càng khoẻ. Chỉ số Pignet trung bình của nam sinh khoa YTCC từ 20-24 tuổi là 21,1±17,2, của nữ là 36,2±10,8. Một nghiên cứu của tác giả Mai Văn Hưng so sánh các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam và người Hàn Quốc từ 20-25 tuổi ghi nhận chỉ số Pignet ở giới nam và giới nữ Hàn Quốc lần lượt là 13,56±5,75 và 21,43±6,22, trong khi chỉ số này của người Việt cùng độ tuổi là 32,39±3,26 ở nam và 35,97±6,38 ở nữ(7). Như vậy, có thể nói chỉ số Pignet của người Hàn trong nghiên cứu trên tốt hơn so với ĐTNC của chúng tôi. Tuy nhiên, so với người Việt Nam cùng độ tuổi trong nghiên cứu trên, chỉ số Pignet của nam giới trong nghiên cứu chúng tôi lại tốt hơn còn ở nữ giới lại khá tương đồng. Kết quả xếp loại thể lực theo JPFT trong nghiên cứu này chủ yếu là loại E, trái lại, theo dữ liệu thống kê quốc gia Nhật Bản, người Nhật ở lứa tuổi 20-24 đạt loại E lại chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ 6,60% và cao nhất là loại C với tỉ lệ 30,87%, kế đó là loại B (28,12%), rồi loại D (18,08%) và loại A (16,33%)(4). Như vậy có thể nói rằng, thể lực của sinh viên khoa YTCC từ 20 đến 24 tuổi kém hơn so với thanh niên Nhật Bản cùng độ tuổi. Kết quả này tương đồng với kết luận trong báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam(1). Điều này có thể là do tầm vóc của người Việt Nam thấp bé hơn so với người Nhật Bản(1) và các bài kiểm tra Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 278 này còn khá mới, chưa được luyện tập nhiều với sinh viên chúng tôi. Kết quả ghi nhận không có sự tương hợp có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp nêu trên. Điều này một phần có thể do thang điểm để quy đổi kết quả cho từng bài kiểm tra dựa theo tiêu chuẩn dành cho người Nhật Bản, chưa phù hợp với thực trạng thể lực người Việt Nam. Mặt khác, chỉ số Pignet không phải tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá thể lực vì thực chất chỉ số này chỉ phán ánh tương quan giữa chiều cao, cân nặng và bề ngang thân thể. Một nghiên cứu của H.Monod và S.Bouisset cũng chỉ ra rằng việc chỉ sử dụng chỉ số Pignet là không đủ để đánh giá thể lực một người(8). Nghiên cứu có những hạn chế là thang điểm quy đổi kết quả cho từng nội dung trong JPFT dựa theo tiêu chuẩn người Nhật nên chưa phù hợp với thể lực người Việt Nam và quy trình chuyển ngữ thang đo chưa chuẩn vì không tiến hành dịch ngược. Tuy nhiên, điểm mạnh của nghiên cứu là việc áp dụng bài kiểm tra thể lực thực địa, đòi hỏi sinh viên phải trực tiếp thực hiện và sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả giúp phản ánh được thực trạng thể lực sinh viên theo chỉ số Pignet và JPFT. Hơn nữa, phương pháp chọn mẫu phân tầng theo giới của từng ngành học cũng giúp kết quả nghiên cứu mang tính đại diện cho sinh viên khoa YTCC từ 20 đến 24 tuổi. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu đã cung cấp nguồn dữ liệu tham khảo về thể lực sinh viên từ 20 đến 24 tuổi và tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của các thang đo thể lực, từ đó tìm ra tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá thể lực người Việt Nam. KẾT LUẬN Xếp loại thể lực theo chỉ số Pignet không có sự tương hợp có ý nghĩa thống kê với xếp loại thể lực theo JPFT. Chỉ số Pignet chưa phải tiêu chuẩn vàng trong đánh giá thể lực người Việt nên có thể được cải tiến cho phù hợp hơn. Mặt khác, dù JPFT là một bài kiểm tra thể lực thực địa, đòi hỏi sinh viên phải trực tiếp thực hiện và đánh giá được nhiều yếu tố của thể lực tuy nhiên vẫn cần có nghiên cứu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của JPFT khi áp dụng cho người Việt Nam. Từ đó, kết hợp với các thông số nhân trắc sẽ giúp đánh giá thể lực một người một cách toàn diện và chính xác. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể sinh viên khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, CLB Sinh viên 5 Tốt khoa YTCC, trường Đại học Sức khoẻ và Phúc lợi xã hội Takasaki – Nhật Bản, TS. Viên Quang Mai, BS. Noriko Kitamura - Viện Pasteur Nha Trang, BS. Khương Quỳnh Long – Khoa YTCC và SV Trần Trịnh Ngọc Mai – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội Vụ, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2015). Báo cáo Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Hà Nội, 45-47. 2. Caspersen CJ, Powell KE, Christenson GM (1985). "Physical activity, exercise, and physical fitness: definitions and distinctions for health-related research". Public health reports, 100 (2):126. 3. Fleishman EA (1964). "The structure and measurement of physical fitness". 4. Japan Sport Agency (2016). National Statistics Survey on Physical Fitness and Motor Ability. published on 8/10/2017. 5. Lê Đình Vấn, Nguyễn Quang Bảo Tú (2004). "Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của Đại học Huế". Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 6. Lê Thị Tuyết Lan, Hoàng Đình Hữu Hạnh, Bùi Đại Lịch, Trương Đình Kiệt (2009). "Đánh giá tình trạng thể lực của thanh niên Việt Nam". Tạp chí Y dược học quân sự, 1:18-23. 7. Mai Van Hung, Sunyoung P (2008). "The impact of environment on morphological and physical indexes of Vietnamese and South Korean students". VNU Journal of Science, Natural Sciences and Technology, 24 (1):50-55. 8. Monod H, Bouisset S (1964). "An evaluation of three standard tests of physical fitness". Internationale Zeitschrift für angewandte Physiologie einschließlich Arbeitsphysiologie, 20 (3):223-232. 9. Nguyễn Trường An (2004). Đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng thể lực, dinh dưỡng và phát triển người miền Trung từ 15 tuổi trở lên, Chuyên ngành Giải phẫu người, Đại học Y Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_tuong_hop_giua_xep_loai_the_luc_theo_chi_so_pignet_va_the.pdf
Tài liệu liên quan