Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái ngày nay

Tài liệu Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái ngày nay: 9 S¬ 31 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái ngày nay The Commonality between the standpoints in Hue traditional houses and ecological architecture trends nowadays Nguyễn Quốc Tuấn Tóm tắt Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình theo xu hướng Kiến trúc sinh thái (KTST). Mục đích của KTST là hướng tới phục vụ con người, vì con người mà sáng tạo môi trường không gian nhỏ (vi khí hậu) dễ chịu, đồng thời bảo vệ môi trường lớn (môi trường vĩ mô) chung quanh. Ở nước ta những năm gần đây cũng thấy xuất hiện những công trình, đô thị sinh thái. Do chúng ta chưa có phương pháp luận đúng đắn trong việc nghiên cứu và áp dụng mà thay vào đó, là bê nguyên xi những tiêu chí Quốc tế về KTST áp dụng cho đô thị Việt Nam mà chưa quan tâm tới các yếu tố bản địa với các đặc điểm riêng về khí hậu của từng vùng miền cũng như bản sắc kiến trúc truyền thống của từng đị...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 S¬ 31 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc nhà ở truyền thống Huế so với xu hướng kiến trúc sinh thái ngày nay The Commonality between the standpoints in Hue traditional houses and ecological architecture trends nowadays Nguyễn Quốc Tuấn Tóm tắt Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình theo xu hướng Kiến trúc sinh thái (KTST). Mục đích của KTST là hướng tới phục vụ con người, vì con người mà sáng tạo môi trường không gian nhỏ (vi khí hậu) dễ chịu, đồng thời bảo vệ môi trường lớn (môi trường vĩ mô) chung quanh. Ở nước ta những năm gần đây cũng thấy xuất hiện những công trình, đô thị sinh thái. Do chúng ta chưa có phương pháp luận đúng đắn trong việc nghiên cứu và áp dụng mà thay vào đó, là bê nguyên xi những tiêu chí Quốc tế về KTST áp dụng cho đô thị Việt Nam mà chưa quan tâm tới các yếu tố bản địa với các đặc điểm riêng về khí hậu của từng vùng miền cũng như bản sắc kiến trúc truyền thống của từng địa phương. Vì vậy, việc tiếp thu kinh nghiệm thế giới như thế nào là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho nền kiến trúc đất nước vừa phát triển vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc. Từ khóa: Con Người – Kiến Trúc – Môi Trường; Kiến trúc sinh thái; Kiến trúc xanh; Nhà ở truyền thống Huế; Nhà vườn truyền thống Huế; Phát triển bền vững Abstract A great number of countries all over the world have succeeded in building the ecological architecture system. The goal is to serve and improve the quality of human life, because human has been creating the minor environment (microclimate) and protecting the macro enviroment. In the past few years, there was many ecological architecture constructions and urban areas in Vietnam. Instead of having the standard particular methodology in researching and applying, we have been using the international standard methodology for the urban context in Vietnam, which has the specific climate and the identity climate and the identity in architecture due to the region’s cultural and traditional on over the country. Ability to acquire knowledge and to use it in concrete situations is very important in order to develope and maintain the architecture in Vietnam. Key words: Human – Architect – Environmment; Ecological Architecture; Green Architect; Hue traditional houses; Hue traditional garden houses; Sustainable architecture Nguyễn Quốc Tuấn Email: yscquoctuan@gmail.com ĐT: 0888 700 779 Ngày nhận bài: 17/7/2018 Ngày sửa bài: 25/7/2018 Ngày duyệt đăng: 27/7/2018 1. Đặt vấn đề Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng thành công mô hình theo xu hướng Kiến trúc sinh thái (KTST). Mục đích của KTST là hướng tới phục vụ con người, vì con người mà sáng tạo môi trường không gian nhỏ (vi khí hậu) dễ chịu, đồng thời bảo vệ môi trường lớn (môi trường vĩ mô) chung quanh. Được tạo dựng và phát triển theo chiều hướng thân thiện môi trường, có mối quan hệ sinh thái hài hoà giữa Con người – Kiến trúc – Môi trường, trong mối quan hệ đó thì đầu tiên là nói về phép ứng xử của con người trong kiến trúc đối với tự nhiên theo hướng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giảm tải áp lực đối với môi trường. Thiết kế kiến trúc theo xu hướng KTST đang là một trào lưu được ủng hộ phát triển mạnh mẽ trên thế giới bởi nó tạo một môi trường sống trong sạch, thẩm mỹ và phù hợp với trình độ kỹ thuật xây dựng ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, kiến trúc Nhà ở truyền thống Huế đã có những kinh nghiệm ứng xử với khí hậu, thiên nhiên và môi trường được thể hiện qua các giá trị bản sắc văn hoá trong kiến trúc không chỉ qua hình thức, mà cả nội dung, tinh thần được đặt trong mối quan hệ với môi trường và cảnh quan xung quanh, gắn bó trực tiếp với các hoạt động của con người, thể hiện bản chất và sắc thái cũng như mối quan hệ với con người sử dụng công trình kiến trúc đó. Ngày nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, giờ đây Nhà vườn truyền thống Huế là một chốn bình yên, một địa chỉ văn hóa của đất cố đô. Ở nơi này, người ta có thể cảm nhận được một thế giới khác cuộc sống bên ngoài, chậm hơn và bình lặng hơn. Những ngôi nhà hiền hòa dưới những tán cây xanh mướt và những giàn hoa leo kín tường, được “trầm mặc” trong khu nhà vườn cảm thấy lòng mình trở nên thanh bình, được sống thật gần gũi, đầm ấm với con người, kiến trúc và thiên nhiên nơi đó. Con người được sống trong một môi trường tự nhiên vừa đẹp vừa đa dạng, lại biết tạo cho mình một cách ứng xử hòa điệu và hài hòa với thiên nhiên, đưa cái tự nhiên vào văn hóa, biến cái tự nhiên thành văn hóa. Từ xa xưa, ông Hình 1. Tổng thể nhà Rường Huế với cổng, lối vào, bình phong, bể cạn, sân rộng, nhà chính, nhà ngang, sân vườn hòa quyện (nguồn sưu tầm) 10 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª cha ta đã biết khai thác cái phong phú của của môi trường tự nhiên xã hội để tạo ra sự đa dạng trong văn hóa Huế. Ngoài môi trường tự nhiên có sẵn, Nhà vườn truyền thống Huế còn là tác phẩm nhân tạo của con người tạo ra được kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên và nhân tạo. Mang một giá trị sinh thái và nhân văn sâu đậm qua mối quan hệ Con người – Kiến trúc – Môi trường trong Nhà ở truyền thống Huế. Nó làm cho môi trường ở đây luôn trong sạch, làm dịu mát cái nắng gay gắt của mùa hè và trong những mùa mưa lũ. Cảnh quan và sân vườn sẽ là yếu tố “chướng ngại vật” chống xói mòn đất. Vì vậy, để nền kiến trúc nước nhà không bị thụt lùi và phát triển theo xu hướng toàn cầu chúng ta cần phải có những nghiên cứu, so sánh và phân tích cùng với những lý giải khoa học trong sự đối chiếu những giá trị củ trong kiến trúc truyền thống và xu hướng KTST tiến bộ ngày nay mới có thể phát hiện những nét riêng đặc thù, thấy được đâu là các yếu tố bản địa, ổn định, bền vững, đâu là yếu tố ngoại lai, hỗn dung văn hóa, cái theo mốt chỉ xuất hiện tạm thời để chắc lọc các giá trị truyền thống phù hợp với xu hướng tiến bộ để xây dựng nguyên tắc chung và cách vận dụng vào thiết kế kiến trúc nhà ở Đương Đại. 2. Sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc truyền thống Huế so với xu hướng Kiến trúc sinh thái ngày nay Như đã trình bày ở trên, Kiến trúc sinh thái là một xu hướng tất yếu của kiến trúc thế kỷ 21, bởi vì chỉ có theo phương hướng đó, mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngôi nhà chung – Trái đất. Vì nó là một xu hướng “kiến trúc Quốc tế” (có thể đem đặt nước nào cũng được) nên chúng ta cần có những nghiên cứu, so sánh và phân tích để chắt lọc ra những quan điểm và giá trị phù hợp với nền kiến trúc của từng địa điểm và dựa vào đó để xây dựng nên nguyên tắc vận dung và kết hợp giữa cái cũ để biết làm cho cái mới. Nên chúng ta cần làm rõ sự tương đồng các quan điểm trong kiến trúc truyền thống Huế so với xu hướng Kiến trúc sinh thái ngày nay. 2.1 Tương đồng về ý tưởng, nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Nhà ở truyền thống Huế và KTST đều có ý tưởng tạo ra một môi trường sinh thái và nhân văn. Vì con người mà sáng tạo ra môi trường không gian nhỏ dễ chịu, đồng thời bảo vệ môi trường lớn xung quanh như là hệ sinh thái bền vững. Kiến trúc Nhà ở truyền thống Huế và KTST thường có hướng nhà chủ đạo quay về hướng Nam. Dân gian có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam” mà ông cha ta đã lưu truyền từ xa xưa cho đến thời nay được áp dụng suốt bao năm qua. Quay về hướng này sẽ tránh được cái nắng Tây xiên khoai bất lợi và chịu được gió bão lớn. Chọn hướng nhà tốt không những có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn thể hiện được tính khoa học trong kinh nghiệm nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi khí hậu, tạo được môi trường cư trú thích nghi, góp phần tiết kiệm việc sử dụng năng lượng. Hình 2.a. Nhà vườn An Hiên (nguồn tác giả) Hình 3.a. Nhà vườn 34 Phú Mộng, Huế (nguồn tác giả) Tính dung hòa với tự nhiên Hình 2.b. Biệt thự golf Long Thành, Đồng Nai (nguồn https://kientrucnhangoi.com) Tính cân bằng sinh thái Hình 3.b. Nhà ở Quận 2 (nguồn 11 S¬ 31 - 2018 KHOA H“C & C«NG NGHª 2.2 Tương đồng trong thiết kế tổng thể Sự tương đồng giữa kiến trúc tổng thể của Nhà ở truyền thống Huế và tổng thể của KTST đó là tính “cân bằng sinh thái”. Trong tổ chức không gian ở điển hình của một ngôi Nhà ở truyền thống Huế: ngôi nhà (nhà chính và các nhà phụ) + sân + vườn + ao. Đây là một cấu trúc sinh thái đặc trưng. Sự cân bằng sinh thái độc lập và hoàn chỉnh, như dân gian đã lưu truyền “trước cau, sau chuối” hay “trước đào ao sau vực nền”. Nhìn chung khuôn viên Nhà ở truyền thống Huế rất đa dạng về hình và chức năng, nhưng hướng nhà chính chiếm đến 90% quay về hướng đón gió mát – hướng Đông Nam. Những hiệu quả trong việc nuôi trồng thủy sinh, tránh lụt lội và ẩm thấp. Còn về KTST hướng nhà chính cũng luôn chọn Nam làm chủ đạo để đón gió mát trong mùa nóng và ấm áp trong mùa lạnh, trong khuôn viên ngôi nhà cũng tận dụng cây xanh và mặt nước để tạo cảnh quan đẹp và môi trường vi khí hậu tốt cho con người. 2.3 Tương đồng ở tổ chức không gian và hình khối kiến trúc Trong việc xây dựng nhà ở truyền thống, ông cha ta cũng đã thể hiện rất rõ những giải pháp trong việc giải quyết chống nóng, tránh nóng cho nhà. Bố trí các ngôi nhà chính theo chiều ngang về hướng gió mát. Đều có hiên sâu – tạo không gia trung gian để giảm bức xạ nhiệt; sân vườn được bố trí như là một yếu tố trung tâm của bố cục không gian kiến trúc – tạo không khí thông thoáng dễ dàng và trực tiếp. Tạo cảnh nhân tạo và yêu thích thiên nhiên. Bố cục mặt bằng thường là chữ Nhất; Nhị; Tam; Nội Công, ngoại Quốc – tạo điều kiện lưu thông; thông thoáng không khí dễ dàng và trực tiếp. KTST bố trí các chức năng phụ về hướng Tây, ban công và hành lang tạo không gian trung gian để giảm bức xạ nhiệt; Bố trí các khu vực giếng trời, vườn treo trên các tầng để tạo cảm giác gần gũi và thông gió xuyên tầng cho toàn nhà. Tạo cảnh nhân tạo và yêu thích thiên nhiên. Về hình khối kiến trúc Nhà ở truyền thống Huế trong quá trình giao lưu văn hóa đã xây dựng được một ngôn ngữ hình ảnh riêng biệt và đặc sắc. Nó đã đi vào tiềm thức của cộng đồng dân tộc và trở thành một giá trị có tính bên vững. Về KTST trên cơ bản là PTBV, phát triển theo chiều hướng thân thiện môi trường, có mối quan hệ sinh thái hài hoà giữa Con người – Kiến trúc – Môi trường thiên nhiên. 2.4 Tương đồng về vật liệu xây dựng Kiến trúc nhà ở truyền thống Huế thường sử dụng nền đất nện hoặc lát gạch nung, sàn gỗ ván – tạo lưu thông không khí, cách ẩm dễ dàng; vật liệu hữu cơ, có thể tái chế hoặc phân hủy sau sử dụng. Không làm “chết” lớp đất bên dưới nền móng. Vật liệu tường thường sử dụng trong Nhà ở truyền thống Huế là đá, gạch, gỗ, tre được khai thác tại chỗ. Đây là những vật liệu thân thiện với môi trường hay Hình 4.a. Nhà ở Phước Tích, Huế (nguồn tác giả) Hình 4.b. Nhà ở Phước Tích, Huế (nguồn tác giả) Hình 5.a. Nhà ở Kim Long, Huế (nguồn tác giả) Hình 5.b. Nhà ở Phước Tích, Huế (nguồn tác giả) Tính hài hòa giữa Con người – Kiến trúc – Môi trường Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường 12 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG KHOA H“C & C«NG NGHª còn gọi là vật liệu xanh, không gây ô nhiễm mà còn có thể tái sử dụng khi cần thiết – đây là một bộ phận như là bộ lọc không khí thực sự. Mái nhà thường sử dụng các vật liệu địa phương có nguồn gốc hữu cơ: tre nứa, gỗ, đất, ngói, lá nhà rường Huế thường được lợp bằng ngói “liệt” chống mưa, nắng, nóng cực kỳ hữu hiệu. Mang lại sự tương đồng với KTST như tường bằng gạch không nung, nền nhà được sử dụng các loại gạch hữu cơ đạt các chứng chỉ xanh hướng tới việc tránh gây nhiều nguy cơ phá hủy môi trường, một số công trình sử dụng các vật liệu cột đá, sàn bằng kim loại là những vật liệu có khả năng tận dụng, sử dụng lại hoặc tái chế sau khi sử dụng, do đó hạn chế việc đưa chất thải vào môi trường. Mái 2 lớp, vườn cỏ, hồ nước trên mái nhà để cách nhiệt và tạo đối lưu không khí trong mái nhà. 2.5 Tương đồng về kết cấu và lớp vỏ bao che Bộ khung ngôi nhà ở truyền thống thường sử dụng vật liệu như: gỗ, các loại tre, nứa, bương. Chống lại sự ngưng đọng của không khí, tạo sự lưu thông bên trong căn nhà và hòa nhập dễ dàng với bên ngoài. Cửa rộng là để đón gió mát vào nhà, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà về mùa hè. Cửa thượng song hạ bản được lắp đặt theo dạng cửa bản khoa, tức là loại cửa có nhiều cánh, tháo lắp được. Cửa bản khoa là một giải pháp kiến tạo linh hoạt trong Nhà ở truyền thống Huế. Mái hiên nhà dưới hình thức che chắn như mành sao hay phên bằng mây tre. Tấm giại với những song tre thiết kế nửa kín nửa hở, giúp việc che chắn nhưng vẫn cho phép ánh sáng và gió xuyên qua một phần. Đóng vai trò giảm bức xạ mặt trời và tránh mưa gió hiệu quả cho ngôi nhà, đây là cấu kiện dễ tháo lắp. Về KTST hướng tới sử dụng các vật liệu hữu cơ, có thể tái chế và tự phân hủy sau sử dụng. Các cấu kiện cột, đà, sàn bằng kim loại để tranh việc khai thác tự nhiên quá nhiều gây nguy cơ phá hủy môi trường. Sử dụng các hệ Pergola để che nắng, đưa vẻ đẹp và thiên nhiên vào ngôi nhà. Sử dụng các hệ cửa đóng mở linh hoạt để phân chia các không gian Hình 6.a. Hệ cửa bản khoa (nguồn tác giả) Hình 6.b. Cửa thượng song hạ bản (nguồn sưu tầm) Hình 7. Mô hình hệ thống nhà ở theo tiêu chuẩn kiến trúc sinh thái (nguồn sưu tầm) Giải pháp thụ động cho lớp vỏ bao che Sử dụng năng lượng và tiết kiệm (xem tiếp trang 28)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_4913_2163231.pdf