Sự khác biệt trong đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam

Tài liệu Sự khác biệt trong đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam: ?1. Đặt vấn đề Giáo dục được coi là một loại hình đầu tư dài hạn và có lãi tốt nhất cho tương lai của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi đân tộc. Do đó, đầu tư vào giáo dục góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng của một quốc gia (Hussin và cộng sự, 2012). UNESCO đã từng kêu gọi các nước trên thế giới giảm chi tiêu cho vũ khí để đầu tư cho giáo dục. Bởi sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, với một lượng kiến thức khổng lồ cần chuyển giao cho các thế hệ sau, điều đó khẳng định: quốc gia không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai. Chính vì thế mà hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách trong việc đầu tư vào giáo dục. Từ bao đời nay, người Việt Nam luôn xem trọng vai trò của giáo dục đối với sự thành công của con cái trong tương lai, xuất phát từ tinh thần ấy khiến mỗi hộ gia đình phải dành một phần ngân sách, chi tiêu đầu tư cho việc học tập của con c...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt trong đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?1. Đặt vấn đề Giáo dục được coi là một loại hình đầu tư dài hạn và có lãi tốt nhất cho tương lai của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi đân tộc. Do đó, đầu tư vào giáo dục góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng của một quốc gia (Hussin và cộng sự, 2012). UNESCO đã từng kêu gọi các nước trên thế giới giảm chi tiêu cho vũ khí để đầu tư cho giáo dục. Bởi sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, với một lượng kiến thức khổng lồ cần chuyển giao cho các thế hệ sau, điều đó khẳng định: quốc gia không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai. Chính vì thế mà hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách trong việc đầu tư vào giáo dục. Từ bao đời nay, người Việt Nam luôn xem trọng vai trò của giáo dục đối với sự thành công của con cái trong tương lai, xuất phát từ tinh thần ấy khiến mỗi hộ gia đình phải dành một phần ngân sách, chi tiêu đầu tư cho việc học tập của con cái. Nhưng chi tiêu như thế nào để đảm bảo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần thì đó chưa bao giờ là vấn đề dễ giải quyết của từng cá nhân, từng hộ gia đình. Bởi chi tiêu chính là một bài toán kinh tế mà chúng ta cần giải quyết hằng ngày, chi tiêu cho giáo dục cũng thế, cũng là một câu hỏi trong tổng số những câu hỏi của bài toán kinh tế mà gia đình phải đối mặt và cân nhắc khi đưa ra quyết định. Đối với từng hộ gia đình, bài toán chi tiêu mỗi hộ là khác nhau, cho nên cách giải quyết cũng không giống nhau ở mỗi gia đình, chính vì lẽ đó mà dẫn đến sự khác biệt trong việc chi tiêu cho giáo dục. Liệu rằng, nguồn thu nhập có phải là yếu tố quyết định chi đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình hay còn chịu tác động bởi các đặc điểm khác? Bài viết sẽ chỉ ra những đặc tính của hộ gia đình ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư cho giáo dục tại một số tỉnh thành phố tại Việt Nam. Sè 131/201964 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Quách Dương Tử Trường Đại học Cần Thơ Email: qdtu@ctu.edu.vn Nguyễn Thanh Giang Trường Đại học Cần Thơ Email: nthanhgiang1997@gmail.com Ngày nhận: 12/03/2019 Ngày nhận lại: 26/04/2019 Ngày duyệt đăng: 14/05/2019 B ài viết ứng dụng phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng PSM trên bộ số liệu của cuộc khảo sát Tình hình cư trú 2015 để đánh giá sự khác biệt trong đầu tư giáo dục của hộ gia đình tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ đầu tư giáo dục của hộ nghèo so với hộ không nghèo rằng hộ nghèo có tỷ lệ đầu tư cao hơn hộ không nghèo. Bên cạnh đó, mức độ chi cho giáo dục của các hộ gia đình sinh sống tại thành thị có tỷ lệ đầu tư cao hơn những hộ sinh sống tại khu vực nông thôn. Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, có sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của các nhóm thu nhập khi phân theo nhóm phân vịchỉ ra những hộ có thu nhập thấp hơn có tỷ lệ chi giáo dục cho các thành viên trong gia đình cao hơn là những hộ có mức thu nhập cao. Từ khóa: PSM, tỷ lệ đầu tư giáo dục, hộ nghèo. 2. Tổng quan nghiên cứu Một nghiên cứu của Glick và cộng sự (2014) đã xem xét mối quan hệ của cú sốc gia đình vào đầu tư giáo dục ở Madagascar để kiểm tra phản ứng tham gia và đầu tư cho giáo dục với nhiều trường hợp cú sốc khác nhau mà gia đình gặp phải. Nghiên cứu cho thấy rằng cú sốc gia đình dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao hơn và tỷ lệ ghi danh thấp hơn cùng với đó là sự đầu tư giáo dục sẽ bị hạn chế trước những cú sốc gia đình. Điều đó đã được minh chứng trong nghiên cứu của Gertler và cộng sự (2003) thực hiện ở Mexico và Indonesia đều cho thấy rằng sự qua đời của cha hoặc mẹ làm giảm đầu tư giáo dục của con cái. Bởi người mẹ luôn chú trọng nhiều hơn đến các khoản chi tiêu đầu tư cho giáo dục hơn là các ông bố (Thomas, 1990). Bên cạnh đó, vì mất đi người thân khiến trẻ khó tập trung vào việc học, dẫn đến việc bỏ học tạm thời hay vĩnh viễn. Tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đầu tư cho giáo dục ở trẻ em, Becker và Tomes (1986) nhận định rằng các gia đình nghèo hơn dẫn đến tài chính bị hạn chế, điều này đã tác động và ngăn cản sự chi tiêu cho giáo dục con cái của mình. Kết quả cũng được sự đồng tình của Fafchamps (2003) đã chỉ ra rằng trong trường hợp tài chính gia đình gặp khó khăn, các hộ gia đình sử dụng nhiều phương pháp để ứng phó với những vấn đề kinh tế. Một trong những phương pháp đó là phân bổ lại của các khoản chi tiêu gia đình và lựa chọn cách cho trẻ em bỏ học để làm việc tại nhà hoặc làm việc tại các nhà máy xí nghiệp. Điều này có thể trì hoãn việc ghi danh đăng ký học của trẻ em chưa đi học. Việc chậm trễ trong việc ghi danh hay bỏ học đã được Glick và cộng sự (2014) trình bày việc hạn chế trong đầu tư giáo dục khi cú sốc kinh tế xảy ra mang tính tiêu cực lớn. Việc bỏ học sớm có tác động vĩnh viễn về nguồn lực, khả năng thu nhập và cũng vì lý do đó dẫn đến đói nghèo liên thế hệ. Trong khi đó, Chevalier và Lanot (2002) đã xem xét tác động tình hình tài chính đối với chi tiêu cho giáo dục lại cho thấy ảnh hưởng của thu nhập gia đình đối với mức độ đầu tư vào học tập của một đứa trẻ là khá hạn chế và không rõ ràng vì nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định đi học. Những yếu tố tác động nhiều đến vấn đề chi tiêu cho giáo dục mà nghiên cứu của Chevalier và Lanot (2002) cho thấy là đặc điểm gia đình, chủ yếu là trình độ học vấn của cha mẹ dẫn đến sự khác biệt trong đầu tư giáo dục cho con cái. Brown và Hugh (2006) cũng đã cho thấy rằng cha mẹ có trình độ học vấn cao sẽ quan tâm và đầu tư trong giáo dục của con cái cao và tốt hơn đối với những phụ huynh có trình độ học vấn thấp. Trong đầu tư giáo dục của hộ gia đình thì số lượng thành viên của hộ hay quy mô hộ cũng tác động đến việc chi tiêu cho giáo dục. Điều đó đã được thể hiện trong nghiên cứu của Tilak (2002) cho thấy gánh nặng tiêu cực của số lượng nhân khẩu đối với đầu tư cho giáo dục của các hộ gia đình. Đồng quan điểm về tác động của quy mô hộ thì Aslam và Kingdon (2008) cũng đã chỉ ra rằng quy mô hộ có tác động tích cực đến ngân sách cho giáo dục của hộ. Việc này có thể giải thích khi hộ gia đình có quy mô lớn thì khả năng dành phần ngân sách lớn hơn cho chi tiêu giáo dục so với những hộ có quy mô gia đình nhỏ sẽ có ít con trong độ tuổi đi học hơn nên khoản đầu tư cũng ít hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ “Khảo sát tình hình cư trú 2015” do Viện nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI) tiến hành điều tra. MDRI thực hiện cuộc khảo sát này với tổng số mẫu là 5.000 quan sát, trên phạm vi tại 5 tỉnh, thành phố ở Việt Nam gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông. Đây là những tỉnh có nền kinh tế phát triển trong khu vực, tập trung đông dân cư làm việc và sinh sống. Những tỉnh này đều nằm trong nhóm những tỉnh có tỷ lệ nhập cư cao nhất theo ước tính từ điều tra dân số 2009. 3.2. Phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng (PSM - Propensity Score Matching) Hiệu quả can thiệp trung bình (ATE - Average Treatment Effect) Hiệu quả can thiệp ATE có ý nghĩa mức tăng trung bình trong các kết quả của người tham gia tương ứng với những người không tham gia, như trong trường hợp các hộ không tham gia không nhận được can thiệp. ATE tương ứng với tình huống trong 65 ? Sè 131/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học ?đó một hộ gia đình được chọn ngẫu nhiêu từ tổng thể được chỉ định tham gia chương trình, vì vậy các hộ tham gia và không tham gia có xác suất nhận can thiệp T tương đồng nhau. ATE = [E(Yi (1)|Ti=1) - E(Yi (0)|Ti=1)] Với T bằng 1 nếu đối tượng i được can thiệp và bằng 0 nếu không có sự can thiệp. Yi (1) là kết quả nếu có can thiệp và Yi (0) nếu không có can thiệp. Phương pháp so sánh bằng điểm xu hướng được đề xuất và phát triển lần đầu tiên bởi Rosenbaum và Rubin (1983), đã được bổ sung bởi Becker và Ichino (2002), Khandker và cộng sự (2010). Phương pháp PSM phụ thuộc vào hai giả định: Giả định về tính độc lập có điều kiện: Độc lập có điều kiện là sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác quan sát được, việc quyết định tham gia đầu tư cho giáo dục hoàn toàn độc lập với kết quả tham gia đầu tư. Nếu Yi T thể hiện các kết quả của đối tượng tham gia và Yi C là kết quả ở các đối tượng không tham gia, thì tính độc lập các điều kiện cho biết: (Yi T,Yi C)⊥Ti |Xi Giả định về hỗ trợ chung: Vùng hỗ trợ chung là vùng có ước lượng điểm xu hướng của cả nhóm tham gia và nhóm đối chứng, đảm bảo tìm được các quan sát trong nhóm so sánh có các đặc tính giống với các quan sát tương ứng trong nhóm tham gia, có càng nhiều đối tượng tham gia và đối chứng trong vùng hỗ trợ chung càng tốt. Giả định hỗ trợ chung: 0<P(Ti=1|Xi )<1 Can thiệp trung bình trên đối tượng can thiệp (ATT - Average Treatment Effect On The Treated) ATTPSM là khác biệt trung bình (có trọng số) giữa nhóm tham gia và nhóm đối chứng có cùng điểm xu hướng. Có nhiều cách tính cách tính trọng số ω(i,j) tùy thuộc vào phương pháp tiếp cận. Cuối cùng, thực hiện so sánh nhóm tham gia với nhóm đối chứng trong vùng hỗ trợ chung, có thể sử dụng các tiêu chí so sánh khác nhau, trong bài viết này tiếp cận 4 phương pháp so sánh: So sánh cận gần nhất: Một trong những kỹ thuật so sánh được sử dụng thường xuyên nhất là so sánh cận gần nhất, trong đó mỗi đơn vị can thiệp được so sánh với một đơn vị đối chiếu có điểm xu hướng gần nhất. Việc đối chiếu có thể thực hiện dù có hay không có thay thế. So sánh trong phạm vi hay bán kính: Một vấn đề trong so sánh cận gần nhất là sai biệt trong điểm xu hướng giữa một đối tượng tham gia và không tham gia gần nhất có thể vẫn còn rất cao. Vì thế, cần đặt ngưỡng hay mức dung sai trên khoảng cách điểm xu hướng tối đa. So sánh phân tầng hay khoảng thời gian: Quy trình này phân chia vùng hỗ trợ thành nhiều tầng (hay khoảng thời gian) khác nhau và tính toán tác động của chương trình trong từng khoảng thời gian. Bởi trong mỗi khoảng thời gian sẽ có sai biệt trung vị trong kết quả giữa các quan sát can thiệp và đối chứng. Bình quân gia quyền của các ước tính tác động theo khoảng thời gian này sẽ cho biết tác động chương trình chung, trong đó coi tỷ lệ đối tượng tham gia trong từng khoảng thời gian là gia quyền. So sánh hạt nhân và tuyến tính tại chỗ: Phương pháp sử dụng bình quân gia quyền của tất cả các đối tượng không tham gia để hình thành đối chiếu phản thực cho mỗi đối tượng tham gia. Bởi có một nhóm nhỏ đối tượng không tham gia thỏa mãn được các tiêu chí trong vùng hỗ trợ chung và cho kết quả phản thực. Phương pháp PSM ước lượng mô hình xác suất có tham gia đầu tư cho giáo dục hay không tham gia đầu tư cho giáo dục bằng hồi quy logit hay probit, với các biến giải thích là các đặc tính có ảnh hưởng đến khả năng quyết định đầu tư cho giáo dục, từ đó xác định những vùng có đặc điểm tương đồng giữa các hộ để tiến hành so sánh sự khác biệt nên kết quả sẽ có tính chính xác cao hơn so với phương pháp so sánh khác biệt trung bình. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Các thông tin, đặc điểm của hộ Qua số liệu thống kê của bảng 2, ta thấy giới tính của chủ hộ có 3.169 người là nam trong đó có 52,6% sống ở khu vực thành thị; và có 1.831 người là nữ với 67,34% sống ở khu vực thành thị. Trong 5.000 chủ hộ được quan sát thì có hơn 92% là dân tộc Kinh với 4.616 chủ hộ. Dân số Việt Nam theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2017 thì dân tộc Kinh chiếm Sè 131/201966 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học hơn 86% dân số chính, vì thế mà dân tộc Kinh cũng chiếm phần lớn số chủ hộ quan sát. Đa phần số chủ hộ có loại hình dân cư là thường trú với 2.779 hộ và tỷ lệ giữa thành thị và nông thôn không có sự chênh lệch lớn chỉ khoảng 13%. Nhưng đối với thường trú thì có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Thành thị chiếm tới 75,73% trong tổng số 2.221 hộ tạm trú cao hơn ở nông thôn 51,46%. Vì thành thị tập trung đông nguồn lao động nhập cư từ các vùng nông thôn, tỉnh thành khác đến để làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp,... Phần lớn số chủ hộ đều đã kết hôn, khảo sát có 3.894 hộ chiếm 55,88% số hộ sinh sống tại thành thị. Trong số liệu thống kê của bảng 2 cũng cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ ở mức khá cao gần 40 tuổi và thường đã kết hôn và lập gia đình. Trình độ học vấn mà chủ hộ đạt được trung bình đều đã hoàn thành xong cấp trung học cơ sở với số năm đi học trung bình là 10,06 năm và độ lệch chuẩn giữa các chủ hộ là 4,12 năm. Theo như thống kê thì số giờ làm việc trung bình một ngày của chủ hộ là 8,54 giờ cao nhất tới 20 giờ một ngày. Qua bảng 3, số liệu ta thấy chỉ một bộ phận nhỏ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước với 369 người. Đối với số chủ hộ có tham gia đi làm để nhận lương có 2.614 người chiếm hơn 50% số chủ hộ nếu xem xét giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn thì cũng không có sự khác biệt đáng kể. Số người tham gia đi làm ở thành thị nhiều hơn so với những người ở nông thôn khoảng 17% trong tổng số những người có tham gia bởi thành thị là nơi mà người dân đa phần sẽ tham gia lao động để nhận tiền lương và tiền công lao động từ các khu công nghiệp, công ty, nhà xưởng,... Ngoài ra, những hộ ở thành thị còn cho thấy việc tự sản xuất kinh doanh các dịch vụ phi nông chiếm cao hơn hẳn so với nông thôn là 28% 67 ? Sè 131/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 1: Thống kê giới tính, dân tộc và tình trạng hôn nhân của chủ hộ Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 ĈһFÿLӇP N = 5.000 7ӹOӋ  7ӹOӋWURQJNKX YӵFWKjQKWKӏ  *LӟLWtQK 1DP 3.169 63,38 52,60 'kQWӝF.LQK 4.616 92,32 61,40 &ѭWU~WKѭӡQJWU~ 2.779 55,58 43,83 ĈmNӃWK{Q 3.894 77,88 55,88 Bảng 2: Thống kê tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc của chủ hộ Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 Bảng 3: Thống kê đặc điểm nghề nghiệp của chủ hộ Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 ĈһFÿLӇm ĈѫQYӏ tính Trung bình Ĉӝ lӋch chuҭn Nhӓ nhҩt Lӟn nhҩt Tuәi 1ăP 39,71 12,17 17 80 7UuQKÿӝ hӑc vҩn 1ăP 10,06 4,12 0 21 Thӡi gian làm viӋc Giӡ/ ngày 8,54 2,748 1 20 ĈһFÿLӇPQJKӅ N=5.000 7ӹOӋ  7ӹOӋWURQJNKX YӵFWKjQKWKӏ (%) CiQEӝF{QJQKkQYLrQFKӭFQKjQѭӟF 369 7,38 81,57 /jPQKұQWLӅQOѭѫQJWLӅQF{QJ 2.614 52,28 58,22 +RҥWÿӝQJVҧQ[XҩWQ{QJQJKLӋS 780 15,60 15,77 +RҥWÿӝQJVҧQ[XҩWSKLQ{QJQJKLӋS 1300 26,00 64,00 ?(trong tổng số 1.300 người chủ hộ). Vì thế, việc thuê mướn lao động tại thành thị sẽ phổ biến hơn, và số lao động làm việc để nhận lương cũng nhiều hơn so với nông thôn. Ngược lại, nông thôn thì số người tham gia sản suất nông lâm, thủy sản sẽ phổ biến hơn vì điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ,... nên người dân tham gia sản suất nông nghiệp cũng cao hơn khoảng 68% (trong tổng số 780 chủ hộ tham gia sản suất nông, lâm, thủy sản) so với khu vực thành thị. Đặc điểm của hộ gia đình cho thấy bình quân mỗi hộ có khoảng từ 3 đến 4 người, thấp nhất là 1 thành viên và cao nhất là 14 thành viên trong hộ. Nhìn chung thì các hộ gia đình phần lớn là gia đình hạt nhân có từ 1 đến 2 thế hệ cùng sinh sống và mỗi hộ trung bình có 1 thành viên còn đi học. Hộ có nhiều nhất là 8 thành viên đi học cho thấy hộ rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Mỗi hộ trung bình thu nhập một năm là khoảng 133,46 triệu đồng/năm/hộ cho thấy thu nhập của hộ vẫn còn thấp. Số tiền mà mỗi gia đình chi cho giáo dục trung bình 13,62 triệu đồng/năm/hộ tương ứng với tỷ lệ đầu tư là 12,79% mặt bằng chung cho thấy mức độ đầu chi cho giáo dục của hộ gia đình còn khiêm tốn. Bảng 5 cho thấy trong tổng số quan sát có 1400 hộ có vay vốn từ ngân hàng, chính quyền, doanh nghiệp hoặc các cá nhân với các lý do vay là sản xuất kinh doanh, sửa chữa, xây dựng nhà cửa, chi tiêu trong gia đình và chi cho giáo dục. Số hộ ở nông thôn có tỷ lệ vay vốn cao hơn ở thành thị, do ở nông thôn thu nhập thấp hơn ở thành thị, chính vì thế mà nhu cầu vay vốn ở nông thôn cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cũng cao hơn ở thành thị. Số hộ nghèo ở nông thôn chiếm 60,81% trong tổng số 347 hộ nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 với thu nhập từ 8,4 triệu đồng/người/năm đối với nông thôn và 10,8 triệu đồng/người/năm với những hộ cư trú tại thành thị. Những hộ nghèo có con đi học sẽ được miễn giảm học phí, bên cạnh đó, những hộ thuộc dân tộc thiểu số, gia đình liệt sĩ, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn,... cũng được miễn giảm học phí. Theo kết quả thống kê có 394 hộ được miễn giảm học phí khi cho con đi học. 4.2. Đánh giá sự khác biệt tỷ lệ đầu tư giáo dục bằng phương pháp PSM Hình 1 thể hiện mật độ Kernel đối với tuổi của chủ hộ theo loại hộ và theo khu vực sinh sống, ta thấy mật độ Kernel theo loại hộ gần như tương đồng với nhau giữa hộ nghèo và hộ không nghèo. Đối với khu vực sinh sống cũng cho kết quả tương tự, rằng có sự tương đồng khá lớn của mật độ Kernel đối với tuổi của chủ hộ giữa thành thị và nông thôn. Chính vì thế, tính ngẫu nhiên của các quan sát trong bộ dữ liệu cũng là điều kiện cần trước khi tiến hành thực hiện kiểm định bằng các phương pháp so sánh PSM được thỏa mãn. Sè 131/201968 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 4: Các đặc điểm của hộ Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 ĈһFÿLӇm ĈѫQYӏ tính Trung bình Ĉӝ lӋch chuҭn Nhӓ nhҩt Lӟn nhҩt Quy mô hӝ 1Jѭӡi 3,46 1,61 1 14 Sӕ FRQÿLKӑc 1Jѭӡi 0,96 0,96 0 8 Thu nhұp cӫa hӝQăP TriӋXÿӗng 133,46 122,13 0,15 2.400 Chi cho giáo dөccӫa hӝQăP TriӋXÿӗng 13,62 15,22 0 206 Tӹ lӋ ÿҫXWѭJLiRGөc % 12,79 13,54 0 100 Bảng 5: Thống kê số hộ có vay vốn, hộ nghèo theo thu nhập chuẩn nghèo Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 ĈһFÿLӇP N=5.000 7ӹOӋ  7ӹOӋWURQJNKXYӵFWKjQKWKӏ(%) &yYD\YӕQ 1400 28,00 45,93 HӝGѭӟLQJѭӥQJnghèo 347 6,94 39,19 ĈѭӧFPLӉPJLҧPKӑFSKt 394 7,88 50,00 Các phương pháp so sánh phân tích điểm xu hướng PSM theo loại hộ, khu vực và các phân vị của thu nhập hộ gia đình để xem xét sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư giáo dục của hộ gia đình giữa các nhóm đối tượng.Theo kết quả của các phương pháp so sánh đối với loại hộ giữa hai đối tượng hộ dưới ngưỡng nghèo và hộ trên ngưỡng nghèo dựa theo chuẩn nghèo nhìn chung ta thấy tỷ lệ chi cho giáo dục của hộ có thu nhập dưới ngưỡng nghèo cao hơn tỷ lệ chi cho giáo dục của những hộ trên ngưỡng nghèo và đều có ATT lớn hơn 12% nằm trong mức ý nghĩa là 1%. Cụ thể là phương pháp so sánh gần nhất với ATT = 12,879 thì tỷ lệ chi cho giáo dục của hộ dưới ngưỡng nghèo cao hơn hộ trên ngưỡng nghèo là 12,879% sai số chuẩn là 2,27%, phương pháp so sánh phân tầng là 13,451% sai số chuẩn là 1,638%, còn đối với phương pháp so sánh bán kính thì tỷ lệ chi giáo dục của hộ dưới ngưỡng nghèo cao hơn 15,265% so với tỷ lệ mà hộ trên ngưỡng nghèo chi cho giáo dục với sai số chuẩn là 2,497%, còn theo phương pháp so sánh hạt nhân thì các hộ dưới ngưỡng nghèo có tỷ lệ chi cho giáo dục vẫn cao hơn những hộ trên ngưỡng nghèo là 13,024% với độ lệch chuẩn là 1,6%. Sự khác biệt là do những hộ nghèo có thu nhập thấp nên chi cho các khoản chi đầu tư cho giáo dục sẽ chiến tỷ lệ cao hơn trong tổng thu nhập của hộ. Ngược lại, đối với những hộ không nghèo thì tỷ lệ chi cho giáo dục sẽ chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng thu nhập. Tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của đầu tư giáo dục. 69 ? Sè 131/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 Hình 1: Mật độ Kernel đối với tuổi của chủ hộ theo loại thu nhập chuẩn nghèo và theo khu vực sống 0 .0 1 .0 2 .0 3 20 40 60 80 WXәL KӝQJKqR KӝNK{QJQJKqR 0 .0 1 .0 2 .0 3 .0 4 20 40 60 80 WXәL WKjQKWKӏ Q{QJWK{Q Bảng 6: Kiểm định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục phân theo thu nhập chuẩn nghèo Ghi chú: ***, ** và * lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 3KѭѫQJSKiSso sánh Nhóm tham gia Nhóm ÿӕi chӭng ATT Sai sӕ chuҭn So sánh cұn gҫn nhҩt 176 141 12,879*** 2,270 So sánh phân tҫng 170 2.217 13,451*** 1,638 So sánh bán kính 91 1.344 15,265*** 2,497 So sánh hҥt nhân 176 2.211 13,024*** 1,600 Bảng 7: Kiểm định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục phân theo khu vực sinh sống Ghi chú: ***, ** và * lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 3KѭѫQJSKiSVRViQK Nhóm tham gia 1KyPÿӕi chӭng ATT Sai sӕ chuҭn So sánh cұn gҫn nhҩt 1.447 479 2,840*** 0,761 So sánh phân tҫng 1.447 885 2,238*** 0,613 So sánh bán kính 1.168 626 2,155*** 0,620 So sánh hҥt nhân 1.447 885 1,977*** 0,658 ?Kết quả phân tích điểm xu hướng PSM theo khu vục giữa hai nhóm thành thị và nông thôn ta thấy ATT dao động từ khoảng 1,9 - 2,9% và mức ý nghĩa đối với các phương pháp so sánh đều là 1%. Bằng phương pháp so sánh cận gần nhất thì ATT = 2,84 cho thấy tỷ lệ chi đầu tư cho giáo dục của các hộ gia đình sinh sống tại khu vực thành thị cao hơn so với tỷ lệ chi cho giáo dục của hộ tại khu vực nông thôn là 2,84% với sai số chuẩn chỉ có 0,761%. Kết quả của phương pháp so sánh phân tầng thì tỷ lệ đầu tư giáo dục của khu vực thành thị cao hơn 2,238% sai số chuẩn là 0,613%. Tỷ lệ chi giáo dục của thành thị cao hơn ở nông thôn là 2,155% bằng phương pháp so sánh bán kính với ATT=2,155 và sai số chuẩn của phương pháp này là 0,62%. Còn đối với phương pháp so sánh hạt nhân thì tỷ lệ đầu tư giáo dục của những hộ sống tại thành thị cao hơn 1,977% so với tỷ lệ chi đầu tư giáo dục ở nông thôn với sai số chuẩn là 0,658%. Qua bốn phương pháp so sánh thì kết quả ATT đều lớn hơn 0 và cả bốn phương pháp đều cho kết quả là tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trên tổng thu nhập của những hộ sống tại khu vực thành thị cao hơn tỷ lệ mà những hộ gia đình sinh sống tại nông thôn đầu tư cho giáo dục của các thành viên trong gia đình với tỷ lệ trung bình của cả 4 phương pháp là 2,303%. Bởi ở thành thị có khả năng tiếp cận điều kiện, chương trình giáo dục tốt hơn khu vực nông thôn. Ngoài ra, ở thành thị các hộ gia đình có mức độ quan tâm cho giáo dục của con cái cũng cao hơn và việc cho con tham gia các khóa học rèn luyện kĩ năng phổ biến hơn so với nông thôn. Đối với kết quả của các phương pháp so sánh lên phân vị của thu nhập, chia thu nhập của hộ gia đình ra làm 4 nhóm thu nhập gồm nhóm thu nhập nhập thấp tương ứng những hộ thuộc nhóm phân vị từ 25% trở xuống, nhóm thu nhập trung bình thấp tương ứng với nhóm phân vị trên 25% đến phân vị thứ 50%, nhóm thu nhập trung bình cao tương ứng với các hộ thuộc nhóm phân vị trên 50% đến phân vị thứ 75% và cuối cùng là nhóm thu nhập cao thuộc nhóm phân vị trên 75%. Kết quả của sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư cho hai nhóm hộ có thu nhập thấp và hộ có thu nhập trung bình thấp qua bảng 8 thì tỷ lệ đầu tư giáo dục của nhóm hộ có thu nhập thấp lại cao hơn nhóm có thu nhập trung bình thấp cả 4 giá trị của ATT đều dương. Tỷ lệ chi giáo dục của những hộ có mức thu nhập thấp cao hơn tỷ lệ mà những hộ có mức thu nhập trung bình thấp là 4,143% với phương pháp so sánh cận gần nhất, 4,052% khi kiểm định bằng phương pháp so sánh phân tầng, và 4,155% với phương pháp so sánh hạt nhân, còn đối với phương pháp so sánh bán kính thì hộ có thu nhập thấp tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao hơn 4,221% so với hộ có thu nhập trung bình thấp. Sự khác biệt giữa hai nhóm hộ đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 1%. Đối với nhóm thu nhập trung bình thấp và trung bình cao thì sự khác biệt trong tỷ lệ chi cho giáo dục của các hộ giao đình thì cho thấy tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của hộ thu nhập trung bình thấp cao hơn hộ có thu nhập trung bình cao 3,958%, 3,504%, 3,336% Sè 131/201970 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 8: Kiểm định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục phân theo phân vị của thu nhập Ghi chú: ***, ** và * lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 Phân vӏ 3KѭѫQJSKiS so sánh Nhóm tham gia 1KyPÿӕi chӭng ATT Sai sӕ chuҭn 25% So sánh cұn gҫn nhҩt 346 209 4,143*** 1,058 So sánh phân tҫng 338 1.830 4,052*** 0,891 So sánh bán kính 249 364 4,221*** 1,084 So sánh hҥt nhân 346 553 4,155*** 0,869 50% So sánh cұn gҫn nhҩt 616 329 3,958*** 0,763 So sánh phân tҫng 615 1.780 3,504*** 0,616 So sánh bán kính 518 526 3,336*** 0,705 So sánh hҥt nhân 616 606 3,335*** 0,629 75% So sánh cұn gҫn nhҩt 616 315 2,754*** 0,595 So sánh phân tҫng 616 1.809 2,853*** 0,465 So sánh bán kính 463 489 2,631*** 0,559 So sánh hҥt nhân 616 688 2,706*** 0,454 và 3,335% lần lượt là sự khác biệt tỷ lệ giáo đầu tư giáo dục của các phương pháp so sánh cận gần nhất, so sánh phân tầng, so sánh bán kính và phương pháp so sánh hạt nhân với mức ý nghĩa là 1%. Kết quả của sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư giáo dục của hai nhóm phân thu nhập trung bình cao với nhóm thu nhập cao ta thấy với mức ý nghĩa 1% tỷ lệ chi cho giáo dục đầu tư cho giáo dục của nhóm thu nhập trung bình cao cao hơn tỷ lệ chi đầu tư trên tổng thu nhập của nhóm thu nhập cao lần lượt là 2,754%, 2,853%, 2,631% và 2,706% tương ứng với các phương pháp so sánh cận gần nhất, so sánh phân tầng, so sánh bán kính và so sánh hạt nhân. Nhìn chung, tỷ lệ chi đầu tư giáo dục trung bình của bốn phương pháp so sánh của nhóm thu nhập thấp cao hơn thu nhập trung bình thấp là khoảng 4,143%, thu nhập trung bình thấp hơn thu nhập trung bình cao là 3,533% và nhóm thu nhập trung bình cao hơn nhóm thu nhập cao là 2,736%. Ta thấy rằng khác biệt trong đầu tư giáo dục của hộ gia đình giảm dần khi so sánh các nhóm thu nhập cao dần. Bởi đầu tư giáo dục là một khoản đầu tư quan trọng trong cơ cấu chi tiêu của mỗi hộ gia đình, cùng với đó là đầu tư giáo dục chính là đầu tư góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình trong tương lai. Ngoài ra, dù có thu nhập thấp hơn nhưng phụ huynh cũng luôn cố gắng để con được tham gia giáo dục và đầu tư cho con cái, các thành viên đi học có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập thiết yếu và các khoản phí như các hộ gia đình khác. Qua kết quả kiểm định sự khác biệt giữa tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình theo bậc học giữa hai nhóm đầu tư cho trung học phổ thông và nhóm đầu tư đại học thì các kết ATT đều mang giá trị âm, nhưng kết quả không mang ý nghĩa về mặt thống kê. Chính vì thế, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt trong đầu tư giáo dục của hộ gia đình giữa hai nhóm đối tượng, cũng như mức độ quan tâm cho việc đầu tư vào nhóm trung học phổ thông và đại học là tương đồng nhau. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả phân tích sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư cho giáo dục của các hộ gia đình tại một số tỉnh, thành phố bằng các phương pháp so sánh điểm xu hướng ta thấy có sự khác biệt trong tỷ lệ đầu tư cho giáo dục giữa các hộ gia đình. Những hộ thuộc hộ nghèo có tỷ lệ đầu tư cao hơn những hộ không nghèo, và sự khác biệt của tỷ lệ đầu tư mà hộ nghèo đầu tư so với hộ không thuộc hộ nghèo khá cao trên 12%. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, những hộ sinh sống ở khu vực thành thị có có mức tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao hơn những hộ sinh sống tại nông thôn. Bên cạnh đó, trong 4 nhóm thu nhập: thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp, thu nhập trung bình cao và nhóm thu nhập cao khi chia theo phân vị của tổng thu nhập của hộ cũng có sự khác biệt. Ta nhận ra một điều rằng những hộ có thu nhập thấp lại có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao hơn các nhóm có thu nhập cao hơn và sự khác biệt trong tỷ lệ chi đầu tư cho giáo dục sẽ giảm dần khi ta so sánh các nhóm thu nhập cao hơn. 71 ? Sè 131/2019 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học Bảng 9: Kiểm định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục phân theo bậc học Ghi chú: ***, ** và * lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Nguồn: Kết quả tính toán từ bộ dữ liệu Khảo sát tình hình cư trú 2015 3KѭѫQJSKiSVR sánh Nhóm tham gia 1KyPÿӕi chӭng ATT Sai sӕ chuҭn So sánh cұn gҫn nhҩt 1.957 338 -1,200 0,754 So sánh phân tҫng 1.957 4.823 -0,809 0,778 So sánh bán kính - - - - So sánh hҥt nhân 1.957 361 -0,754 0,650 Bài nghiên cứu đã hình thành một vài hàm ý chính sách, khi kết quả cho thấy rằng hộ có thu nhập thấp có mức độ quan tâm nhiều hơn cho đầu tư giáo dục. Chính phủ cần có các cuộc điều tra chính xác, các chính sách miễn giảm học phí đối với những hộ có kinh tế khó khăn, thu nhập thấp nhưng không nằm trong danh sách miễn giảm, hộ nghèo của địa phương. Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đường xá, phòng học tại các vùng sâu,vùng xa nông thôn và vùng đồi núi tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Thực hiện các chính sách đa dạng hóa thu nhập cho hộ gia đình, bên cạnh khuyến khích, tuyên truyền nâng cao sự quan tâm đến đầu tư giáo dục cho con cái. Khi giáo dục có tính hội tụ do thu nhập tăng, vậy thì người nghèo có thực sự quan tâm cho tương lai của con cái hay là học phí (chi phí) đã đang là gánh nặng của người nghèo.u Tài liệu tham khảo: 1. Aslam, M. & Kingdon, G. G., (2008), Gender and Household Education Expenditure in Pakistan, Applied Economics, Taylor & Francis Journals, 40(20), 2573 – 2591. 2. Becker, S. & Ichino, A., (2002), Estimation of average treatment effects based on propensity scores, Stata Journal, 2(4), 358 - 377. 3. Becker, G. S. & Tomes, N., (1986), Human Capital and the Rise and Fall of Families, Journal of Labor Economics, 4(3), 1-39. 4. Brown, P. & Lauder, H., (2006), Globalisation, knowledge and the myth of the mag- net economy, Oxford University Press, UK. pp. 317-340. 5. Chevalier, A. &Lanot, G., (2002), The Relative Effect of Family and Financial Characteristics on Educational Achievement, Education Economics, 10(2), 165 - 181. 6. Fafchamps, M., (2003), Rural Poverty, Risk and Development, Edward Elgar Publishing, Cheltenham, UK. 7. Gertler, P., Martinez, S., Levine, D., Bertozzi, S., (2003), Losing the Presence and Presents of Parent: How Parental Death Affects Children, University of California. 8. Glick, P. J., Sahn, D. E., Walker, T. F., (2014), Household Shocks and Education Investment in Madagascar, Oxford Bullentin of Economics and Statistics, 78(6), 792 - 813. 9. Hussin, M. Y. M, Muhammad, F., Hussin, M. F. A., Razak, A. A., (2012), Education Expenditure and Economic Growth: A Causal Analysis for Malaysia, Journal of Economics and Sustainable Development, 3(7),71-81. 10. Thomas, D., (1990), Intra-Household Resource Allocation: An Inferential Approach, Journal of Human Resources, 25(4), 635 - 664. 11. Tilak, J. B. G., (2002), Determinants of household expenditure on education in rural India, National Council of Applied Economic Research. Summary The paper applies the comparative method with the PSM trendy point on the data taken from the survey “The 2015 residence situation” to assess the difference in household’s education investment in 5 provinces and cities in Vietnam, including Hanoi, Hochiminh City, Da Nang, Binh Duong and DakNong. The results of the study show that there is a big difference in the rate of poor households' education investment compared to the non-poor households; in particular, poor households have a higher investment than non-poor households. In addition, the level of spending on education by urban households is higher than those living in rural areas. The paper also shows that different income groups have different investment levels; house- holds with lower incomes spend more on educa- tionthan high income group. Sè 131/201972 Ý KIẾN TRAO ĐỔI thương mại khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb7_0239_2158874.pdf
Tài liệu liên quan