Sự đa dạng sinh học trên thế giới

Tài liệu Sự đa dạng sinh học trên thế giới: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua b...

doc30 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sự đa dạng sinh học trên thế giới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái Giới (Kingdom) Quần thể (Population) Sinh đới (Biome) Ngành (Phyla) Cá thể (Individual) Vùng sinh thái (Bioregion) Lớp (Class)  Nhiễm sắc thể (Chromosome) Cảnh quan (Landscape) Bộ (Order) Gene    Hệ sinh thái (Ecosystem) Họ (Family) Nucleotide        Nơi ở (Habitat) Giống (Genera) Tổ sinh thái (Niche) Loài (Species) (Nguồn:Peter J.Bryant. Biodiversity and conservation) I CÁC KIỂU ĐA DẠNG SINH HỌC CHÍNH 1.1 Đa dạng về loài Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Tổng số các loài đã được mô tả Nhóm Số loài mô tả Nguồn Vi khuẩn và tảo lam 4.760 Nấm 46.938 Tảo 26.900 Rêu 17.000 WCMC. 1998 Hạt trần 980 IUCN. 1997 Hạt kín 258.000 IUCN. 1997 Động vật nguyên sinh 35.000 Bọt biển (Thân lỗ) 5.000 Ruột khoang 9.000 Giun tròn và giun dẹp 24.000 Giáp xác 40.000 Côn trùng 950.000 IUCN. 1997 Các nhóm Chân khớp và các nhóm động vật không xương sống khác 130.000 Thân mềm 70.000 Da gai 6.100 Cá 28.100 Lưỡng cư 5.578 Bò sát 8.134 Chim 9.932 Thú 4.842               1.680.264 Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý. Ví dụ như ve bét, giun tròn và nấm sống trong đất và các loài côn trùng sống trong rừng nhiệt đới có kích thước rất nhỏ và khó nghiên cứu. Các loài này có thể lên tới hàng trăm ngàn thậm chí triệu loài. Các loài vi khuẩn cũng được biết rất ít. Chỉ có khoảng 4000 loài vi khuẩn được các nhà vi sinh vật biết đến do những khó khăn trong việc nuôi cấy và định loại. Việc lấy mẫu khó khăn đã cản trở chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về số lượng các loài trong đại dương. Đại dương có lẽ là nơi có tính đa dạng lớn nhất. Một ngành động vật mới, ngành Loricefera lần đầu tiên phát hiện vào năm 1983 nhờ vào các mẫu vật thu được ở đáy biển sâu và không nghi ngờ gì là sẽ có nhiều loài hơn nữa sẽ được phát hiện. Các quần xã sinh vật mới sẽ còn được khám phá thường các quần xã này nằm trong các vùng hẻo lánh nơi mà con người khó tới gần được. Các kỹ thuật thăm dò chuyên biệt, đặc biệt ở các vùng biển sâu và các vùng trời các rừng nhiệt đới đã khám phá ra các cấu trúc quần xã khác thường. Các quần xã động vật khác nhau, đặc biệt là côn trùng, thích ứng cuộc sống dưới tán lá tầng cao của rừng rậm nhiệt đới, hiếm khi chúng thích nghi được với điều kiện sống ở trên mặt đất. Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài, và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên. Đa dạng về thực vật trên thế giới: Theo Engler( 1882) thì số loài thực vật là 275000 loài bao gồm các nhóm sau: - Thực vật có hoa: 155 000 – 160 000 loài - Thực vật không hoa: 130 000 – 135 000 loài 1.2. Đa dạng về gen Đa dạng di truyền bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật (nucleotides, genes, chromosomes) và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. Hình 1: Đa dạng di truyền của loài Keo má trắng Platycercus eximius (ở Úc) thể hiện qua màu sắc và đốm thân. Sơ đồ còn chỉ ra các vùng phân bố của chúng (Nguồn: Richard B Primack). Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một  nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những nhiễm sắc thể được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau. Sự sai khác di truyền tăng lên khi con cái nhận được đầy đủ tổ hợp gen và nhiễm sắc thể của bố mẹ trong quá trình tái tổ hợp gen xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính. Gen được trao đổi giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và tổ hợp mới được tạo thành khi nhiễm sắc thể từ bố mẹ kết hợp để tạo nên một tổ hợp thống nhất cho con cái. Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định. Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm phân bố hẹp ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. 1.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Chẳng hạn như sự phân bố của các loài sinh vật theo không gian khác nhau, nghĩa là đặc trưng cho từng sinh cảnh khác nhau. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các thuỷ vực cũng phân thành các tầng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu năng lượng của hệ sinh thái và tạo cho tính đa dạng sinh học càng cao. Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái. Ví dụ, trong một hệ sinh thái trên cạn, tốc độ gió, độ ẩm, nhiệt độ và tính chất đất đai có thể bị ảnh hưởng do cây cối và các động vật sống tại đó. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt,... Tổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được, các loại thức ăn và lượng nước mà chúng cần,... Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể. Các hệ sinh thái trong sinh quyển tồn tại ở hai môi trường có sự khác biệt về các đặc tính lý hoá và sinh học. Đó là môi trường trên cạn và môi trường dưới nước. 1.3.1 Hệ sinh thái trên cạn Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần hệ thực vật, chiếm sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu địa phương, do đó tên của quần xã cảnh quan vùng địa lý gọi là khu sinh học (biome), thường là tên của quần hệ thực vật ở đấy. Khu sinh học là một hệ sinh thái lớn, đặc trưng bởi kiểu khí hậu đặc thù, bao gồm các loài động vật sống trong quần hệ thực vật, thích ứng tốt với môi trường tự nhiên. Nhìn chung trên lục địa đã hình thành các biom chính như sau: a) Lãnh Nguyên (Tundra biome)- Đài nguyên hay Đồng rêu Lãnh nguyên bao quanh Bắc cực và vành đai phần bắc của lục địa Âu Á, Bắc Mỹ, chiếm khoảng 20% diện tích trái đất. Đây là một vùng nhiều đầm lầy giá lạnh, băng tuyết với nhiều đụn rêu rải rác. Lãnh nguyên là vùng lạnh nhất của tất cả các quần xã sinh vật. Môi trường ở đây có nhiệt độ cực thấp, ít mưa, chất dinh dưỡng trong đất thấp, mùa sinh trưởng của sinh vật ngắn. Vùng lãnh nguyên có thể chia thành 2 khu vực Lãnh nguyên Bắc cực và lãnh nguyên Apin - Lãnh nguyên Bắc cực: Lãnh nguyên Bắc cực nằm ở phía Bắc bán cầu, bao quanh cực Bắc và mở rộng về phía Nam tới những khu rừng lá kim của rừng Taiga, Bắc cực được biết đến như là điều kiện khí hậu khí hậu giống sa mạc lạnh. Mùa sinh trưởng từ 50-60 ngày. Nhiệt độ mùa đông trung bình -340C, nhiệt độ mùa hè trung bình 30C - 120C cho phép quần xã duy trì sự sống. Lượng mưa hằng năm bao gồm cả tuyết tan là 150-250mm.( Nguồn Đỗ Văn Nhượng – 2013) Có khoảng 1.700 loại thực vật ở Bắc cực và cận Bắc cực, chủ yếu gồm cây bụi thấp, rêu, sedges, liverwort. Ngoài ra còn nhiều Địa y, khoảng 400 giống hoa. Hệ động vật ở Bắc cực cũng rất đa dạng: Động vật có vú ăn cỏ có chuột Lemmus, chuột đồng, tuần lộc,thỏ rừng Bắc cực, sóc; Động vật có vú ăn thịt có cáo Bắc cực, gấu Bắc cực, chó sói, chim di cư có quạ, chim ưng, chim sáo, nhạn biển, chim tuyết, các loại mòng biển..; côn trùng gặp nhiều nhất là muỗi, ruồi, châu chấu, ong bumble. Dưới nước có các loại cá: cá tuyết, cá bơn, cá hồi. Bò sát rất ít.. H.2. Lãnh nguyên Alaska H.3 Cáo Bắc cực H.4. Cú tuyết Bắc cực H.5. Hải mã Bắc cực -Lãnh nguyên Alpin: Lãnh nguyên Alpin thường ở trên các ngọn núi khá cao, nơi thực vật thường không phát triển được. Mùa sinh trưởng khoảng 180 ngày. Nhiệt độ ban đêm luôn dưới 00C. Thực vật chỉ là các bụi cỏ, cây bụi lùn, cây thạch nam, Động vật: pikas, dê núi, cừu, nai sừng tấm chim: grouselike. Côn trùng có bọ nhảy, cánh cứng, châu chấu, bướm. b) Rừng  mưa nhiệt đới (Tropical rain forests) H.6. Rừng mưa nhiệt đới Xuất hiện ở vùng gần xích đạo. Khí hậu luôn ấm (từ 20 đến 250C) lượng mưa dồi dào (ít nhất 1900 mm/năm). Rừng mưa là một biome có độ giàu có nhất, cả về độ đa dạng và tổng sinh khối. Rừng mưa nhiệt đới có cấu trúc phức tạp, với nhiều cấp độ của đời nhiệt đới có đời sống trên các cây gỗ. Các động vật đó trải qua toàn bộ đời sống của chúng trên tán rừng. Các loại côn trùng ở các rừng mưa nhiệt đới rất phong phú và phần lớn trong số chúng là chưa được xác định.             Mối là đặc trưng cho sự phân hủy của chu trình dinh dưỡng của gỗ. Chim có xu hướng màu sắc sáng, thường tạo cho chúng tìm kiếm thức ăn như các loài sâu ngoại lai. Bò sát và lưỡng thê  xuất hiện nhiều. Khỉ hầu (Lemurs), Cu li (sloths), và khỉ (monkeys) ăn các loài trái cây trong rừng mưa nhiệt đới. Nhóm loài ăn thịt lớn nhất là nhóm mèo. Sự xâm chiếm và phá hủy nơi ở đang là nguy cơ cho các loài động vật, thực vật ở đây.             Một vài rừng nhiệt đới ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Phi, Trung và Nam Mỹ có tính mùa và các cây ở đó rụng lá vào mùa khô.          c) Rừng ôn đới (temperate forests) Sinh cảnh rừng ôn đới xuất hiện ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và nhiều nước Châu Âu. Lượng mưa nhiều từ 750-1500 mm. Sự phát triển theo mùa được xác định rõ ràng giữa 140 đến 300 ngày. Các loài thực vật ưu thế bao gồm sồi, thích, và những cây gỗ lớn lá rụng khác. Cây gỗ của rừng lá rụng có tán lá rộng, trong đó chúng rụng đi vào mùa thu và mọc trở lại vào mùa xuân. Mật độ tán lá cho phép sự phát triển tốt  cho các tầng cây bụi ở bên dưới, một tầng cây thảo, và sau đó thường được bao phủ bởi rêu và dương xỉ. Sự sắp xếp bên dưới này đã cung cấp nhiều nơi ở cho nhiều loại côn trùng và chim. Các rừng lá rụng ngoài ra còn chứa nhiều thành phần của họ gậm nhấm, trong đó chúng cấp thức ăn cho linh miêu, chó sói, và cáo (foxes). Ngoài ra vùng này là nơi ở của nai và gấu đen. Mùa Đông ở đây không lạnh như ở rừng phương bắc, vì vậy mà nhiều loài bò sát và lưỡng thê có khả năng sống sót. H.7 Rừng ôn đới d) Đồng cỏ (Grasslands) Các đồng cỏ xuất hiện trong vùng nhiệt đới và ôn đới với lượng mưa thấp hay mùa khô kéo dài. Các đồng cỏ xuất hiện ở Mỹ, Châu Phi, Châu Á, và Úc. Đất ở vùng này rất dày và phì nhiêu, vì vậy rất phù hợp cho nông nghiệp. Các đồng cỏ hoàn toàn không có cây gỗ, và có thể cung cấp lượng cỏ lớn cho các loài động vật ăn cỏ. Các đồng cỏ tự nhiên đã từng bao phủ hơn 40% bề mặt trái đất.    Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa màng, đặc biệt lúa mỳ và ngô. Các loài cỏ là thực vật chiếm ưu thế, trong khi đó động vật ăn cỏ và các loài đào hang là động vật chiếm ưu thế. Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, Các đồng hoang ở Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ. Đời sống của động vật bao gồm chuột, chó đồng, thỏ, và các động vật khác sử dụng nhóm này làm thức ăn. Các đồng cỏ chứa một lượng cỏ lớn cho trâu bò và loài linh dương sừng dài, nhưng với những hoạt động của con người, một lượng lớn đồng cỏ đã bị suy thoái. Vùng cây bụi thấp (savanna) là một dạng đồng cỏ của nhiệt đới nhưng có một vài cây gỗ. Savanna chứa nhiều loài động vật ăn cỏ nhất (linh dương sừng dài, ngựa vằn, linh dương đầu bò và một số các loài khác). Môi trường ở đây cung cấp một quần thể lớn các loài ăn thịt  như sư tử, báo ghepa (cheetahs), linh cẩu, và báo (leopards). Các thực vật nhỏ hơn không bị tiêu thụ bởi các loài ăn cỏ, chúng bị tấn công bởi mối và các loài phân hủy khác. H.8 Đồng cỏ e) Cây bụi (Shrubland, Chaparral) Sinh cảnh cây bụi được ưu thế bởi các cây bụi nhưng lá nhỏ có màu xanh đậm thường có màng dày, biểu bì có sáp, và thân dưới đất dày vì vậy có thể chống chịu vào mùa hè khô và hay cháy. Một số loài cây lá tiêu giảm và phát triển thành gai. Các vùng cây bụi xuất hiện một phần ở Nam Mỹ, phía Tây Úc, miền trung Chile, và xung quanh biển Địa Trung Hải. Cây bụi dày đặc ở California, ở đó mùa hè nóng và rất khô, được gọi là chaparral. Loại cây bụi ở Địa Trung Hải thiếu một tầng dưới và có lớp mùn rác ở bề mặt đất do vậy cũng rất dễ cháy. Hạt của nhiều loài có đòi hỏi về sức nóng và hoạt động tạo sẹo do lửa để kích thích sự nảy mầm. Khu hệ động vật rất khác nhau giữa các vùng trong biome này và thường có tính đặc hữu. H.9 Cây bụi f) Sa mạc (Deserts) H.10 Sa mạc Các sa mạc được đặc trưng bởi điều kiện khô và biên độ nhiệt lớn. Không khí khô dẫn đến biên độ nhiệt độ rộng vào ban ngày. Hoang mạc khác nhau nhiều phụ thuộc vào lượng mưa, khoảng dưới 250 mm/năm. Một số hoang mạc khô đến nổi không có một loài thực vật nào có thể sống được. Ví dụ sa mạc Naomid ở Châu Phi, sa mạc Atacama-Sechura ở Chi lê và Pêru. Các loài cây trong sinh cảnh này đã phát sinh một loạt các thích nghi để lấy nước và chống chịu với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Như cây có rể sâu để hút nước, lá biến thành gai nhọn, Số loài động vật ít, động vật có xương sống cở lớn như lạc đà một bướu, linh dương, báo, sư tử, Các loài gậm nhấm trong đất (chuột túi và chuột đàn) rất phong phú. Hầu hết các loài chim là chim chạy. Trong số các loài sâu bọ cánh cứng, họ Tenebrinidae chiếm ưu thế và là những loài đặc trưng của sa mạc. Sự thích ứng của động vật với đời sống hoang mạc rất rõ, biểu hiện ở những đặc điểm chống khô nóng. Ngoài ra có hiện tượng di cư theo mùa, ngủ hè hay dự trữ thức ăn, sinh sản đồng loạt vào thời kỳ có độ ẩm cao. g) Rừng lá kim (Taiga, Boreal Forest) H.11 Rừng lá kim Rừng lá kim phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, rừng này còn có vành đai xuất hiện ở một vài nơi khác, ở đó có các tên gọi khác nhau: khi nó ở gần các đỉnh núi gọi là rừng lá kim ở núi; và rừng mưa ôn đới dọc theo bờ biến Thái Bình Dương cho đến Nam California. Lượng mưa thấp khoảng 100 đến 400 mm/năm và có mùa sinh trưởng ngắn. Mùa đông lạnh và ngắn, trong khi đó mùa hè có xu hướng ấm. Rừng lá kim đặc trưng bởi các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam, Thiết sam và Thông. Các loài cây gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, cũng như lá có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. Các khu rừng lá kim hạn chế với các loài cây tầng thấp, và bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp rêu và địa y. Thông, Tùng-bách, cây Dương đỏ, cây Phong và cây Phi lao là những loài cây phổ biến; chó sói, gấu Mỹ và tuần lộc là các loài động vật phổ biến. Tính ưu thế của một số loài được thể hiện rõ ràng, nhưng tính đa dạng thấp khi so sánh với các khu sinh quyển ôn đới và nhiệt đới.         1.3.2 Các khu sinh học ở nước Môi trường nước ít khắc nghiệt hơn so với môi trường trên cạn. Các sinh vật thuỷ sinh bơi lội trong nước nhờ vào lực đẩy của nước và không phải đối phó với tình trạng khô hạn. Các chất dinh dưỡng hoà tan chi phối sự phân bố của các sinh vật. Các khu sinh học ở nước được chia thành khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. Khu sinh học biển: Khu sinh học biển chứa nhiều muối hoà tan hơn khu sinh học nước ngọt. Có hai phân hạng trong khu sinh học này đó là quần xã sống đáy và quần xã sống trong tầng nước. Theo độ sâu, quần xã sống đáy được chia thành vùng ven bờ và vùng sâu. Quần xã sống trong tầng nước được chia thành quần xã sống trôi nổi và quần xã tự bơi. Tầng nước từ 200 mét trở lên có ánh sáng xâm nhập vào được gọi là tầng giàu dinh dưỡng. Vùng biển chiếm ¾ bề mặt Trái Đất, bao gồm các đại dương, các rạn san hô, cửa sông. - Đại dương: Đại dương là hệ sinh thái lớn trên Trái Đất, được tách ra thành các vùng nhỏ hơn như vùng triều, vùng khơi, vùng sâu và vùng đáy. - Rạn san hô - Cửa sông b) Khu sinh học nước ngọt: Khu sinh học nước ngọt được chia thành 2 vùng là khu sinh học nước chảy và khu sinh học nước đứng. Nước trong các thuỷ vực nước ngọt lớn thường có sự phân tầng nhiệt độ. Ở một số hồ lớn vùng ôn đới thường có hiện tượng chu chuyển nước theo mùa, nhờ đó các chất dinh dưỡng được đưa từ tầng sâu lên tầng mặt, giúp cho sự phát triển của các sinh vật nổi trong hồ. - Ao hồ: Trên thế giới có 20 hồ được liệt vào loại lớn nhất với độ sâu: trung bình trên 400m như hệ thống hồ: Laurentia ở Bắc Mỹ, hồ Victoria, Tanganyika ( châu Phi), hồ Baika (Nga) Hồ Baika ra đời từ kỷ Đệ Tam, cách đây khoảng 1 triệu năm, độ sâu lên đến 1642 m, trung bình là 740 m, chứa tới 20% tổng lượng ngọt toàn thế giới, có nhiều họ, chi, và loài thực vật, động vật di lưu trở thành dạng đặc hữu. - Sông suối: Trên thế giới có nhiều hệ thống sông lớn với lưu vực rộng, dòng chính dài, lưu lượng nước cao như sông MIssisipi (Bắc Mỹ), Amazon (Nam Mỹ), sông Công gô, Sông Nin, sông VOnga, Hoàng Hà, Mê Công có mức đa dạng sinh học cao, nơi lưu giữ nguồn gen thủy sinh vật cho các thủy vực nội địa khác. Riêng cá, ở sông Amazon có tới 1000 loài, sông MeeKong khoảng 800 loài nhiều loài trong chúng có giá trị kinh tế cao. - Vùng đất ngập nước: Đầm lầy này ở Everglades, Folia Trên thế giới, trong số hơn 250.000 loài thực vật có mạch thì chỉ có khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng cho thảm cây ngập mặn, điều này cho rằng đây là một môi trườngkhắc nghiệt cho các loài thực vật.Thấy tại một khu vực ngập nước mặn, sẽ khó có thể thu thập được ba chục loài, và ở một số địa điểm, đặc biệt là địa điểm ven vùng cận nhiệt đới và các mảnh đất mới hình thành, có thể có chỉ có một hoặc hai loài. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm, và không loài nào có thể phát triển hoặc là ở nơi có sự đóng băng hoặc nơi nhiệt độ nước lạnh theo mùa. Do đó, các yếu tố nhiệt độ đã hạn chế khả năng hướng cực của loại rừng này. Rừng ngập mặn có thể được tìm thấy ở trong hơn 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới. Các tỷ lệ phần trăm về diện tích lớn nhất của rừng ngập mặn được tìm thấy giữa5° vĩ Bắc và 5° vĩ Nam. Khoảng75 % rừng ngập mặn trên thế giới được tìm thấy trong chỉ 15 quốc gia. Châu Á có số lượng rừng ngập mặn lớn nhất (42%) của thế giới, tiếp theo là châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dương (12%) và Nam Mỹ (11%).Theo tác giả Wahsh (1974) phân chia thảm cây ngập mặn thế giới thành 2 nhóm chính: Khu vực Ấn độ - Thái Bình Dương gồm Nam Nhật Bản, Philippines, Đông Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Australia, New Zealand, quần đảo phía Nam Thái Bình Dương tới tận đảo Xamoa. Khu vực Tây Phi và châu Mỹ bao gồm bờ biển châu Phi phía Đại Tây Dương, đảo Galapagos và châu Mỹ. Tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới vào khoảng 15.429.000 ha, trong đó có 6.246.000 ha thuộc châu Á nhiệt đới và châu Đại dương, 5.781.000 ha ở châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000 ha thuộc châu Phi. Ấn Độ và Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn phong phú và có chất lượng. Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước, Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Rừng ngập mặn phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió. Các loài cây ngập mặn đã tiến hóa từ những thực vật ở cạn khác nhau một cách biệt lập, cả ở những loài một lá mầm, hai lá mầm và dương xỉ. Trong số những loài cây ngập mặn, Đước đỏ, R. mangle, là loài phổ biến nhất, mọc ở dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ từ 28 độ vĩ Bắc ở Baja California và Sonora Tây bắc Nam Mỹ và quần đảo Galapagos, ở phía đông của châu Mỹ từ cực nam Florida tới miền nam Brazil, và đến vùng nhiệt đới Tây Phi. Ở Cựu thế giới (Old World-những châu lục cũ Âu-Á-Phi), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) là loài đặc biệt phổ biến rộng rãi phân bố từ Đông Phi đến miền đông Úc, trong các lưu vực sông ở Thái Bình Dương, và quần đảo Ryukyu ở châu Á. Ngoài ra, Dà và Trang Kandelia candel, Mắm cũng là những loài rất phổ biến ở những khu vực này. II. SỰ ĐA ĐẠNG SINH HỌC TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG Sự sống có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những nơi có những điều kiện rất khắc nghiệt như ở vùng cực hay những vùng khô hạn. Tuy nhiên, vùng nhiệt đới là nơi có độ ĐDSH cao nhất. Chúng chỉ chiếm 6% diện tích bề mặt trái đất nhưng chứa hơn 50% số loài thực vật toàn cầu. Nếu trên 1 m2 đất rừng ôn đới có thể trú ngụ 200.000 ve bét thì trên cùng diện tích bền mặt ở vùng nhiệt đới có thể trú ngụ 32 triệu tuyến trùng và 1 g đất có thể chứa đến 90 triệu vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ trong chương trình thu mẫu tăng cường ở vùng biển Đại tây dương, đã ước tính số loài sống trong lớp trầm tích sâu của đại dương có thể lên đến hơn 10 triệu, có thể so sánh với những gì chúng ta tìm được trong các khu rừng nhiệt đới. Môi trường giàu có nhất về số loài là những khu rừng mưa nhiệt đới; những dải san hô, những khu đầm, hồ ở vùng nhiệt đới và những khu vực sâu nhất của biển (Pianka, 1966; Goombrige, 1992). Sự giàu có về loài cũng được tìm thấy trong các nơi cư trú trên cạn khác của vùng nhiệt đới như những khu rừng rụng lá, savan cây bụi, đồng cỏ và sa mạc (Mares, 1992) và các rừng cây bụi thuộc vùng ôn đới. Trong các rừng mưa nhiệt đới, sự ĐDSH là sự giàu có của các loài côn trùng. Tại các rạn san hô, sự đa dạng trải rộng ra ở nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng tại các khu vực sâu của biển có thể là do thời gian, diện tích rộng lớn và độ ổn định của môi trường cũng như là do những tính chất đặc biệt của các loại trầm tích nơi đó (Etter and Grassle, 1992). Sự phong phú của những loài cá và các loài khác trong những hồ rộng ở vùng nhiệt đới là do sự phân ly thích nghi trong một chuỗi những khu cư trú tách biệt và giàu chất dinh dưỡng.  Các HST nông nghiệp thường không phong phú về thành phần loài, do đó có tính ổn định thấp. Tuy vậy, không phải là các HST nông nghiệp lúc nào cũng không ổn định. Sự ổn định của HST nông nghiệp có thể giữ được bằng tác động của con người thông qua các phương thức canh tác, sự phong phú trong loài và đa dạng hóa cây trồng.  Sự phong phú (diversity) trong loài là thành phần các giống cây trồng cùng một loài được trồng trong một HST hay nói theo di truyền học là sự phong phú về kiểu di truyền (genotypes) hay về gen. Trong nông nghiệp cổ truyền, lúc nông dân còn dùng các giống địa phương, sự phong phú về di truyền của các HST nông nghiệp được đảm bảo vì mỗi vùng sản xuất có rất nhiều giống địa phương. Bản thân mỗi giống địa phương là một giống đa gen, một quần thể lại không thuần nhất về di truyền, có nhiều kiểu di truyền khác nhau nhưng kiểu hình lại tương đối giống nhau. Khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, công tác chọn giống được phát triển, các giống năng suất cao dần dần thay thế các giống địa phương. Các giống này thuần nhất về mặt di truyền và thường được trồng với diện tích rất rộng, có lúc là độc nhất trong các HST nông nghiệp (hệ thống độc canh). Sự đồng nhất về mặt di truyền của các giống mới cho năng suất cao được xem như là mối rủi ro đáng lo ngại. Trong quá khứ đã có những nạn dịch lớn về bệnh cây trồng do sự đơn điệu về thành phần di truyền của giống trong HST nông nghiệp. H.12. Các điểm nóng về đa dạng sinh học trên thế giới: 25 điểm màu xanh lá cây được xác định trước năm 2000, 9 điểm màu xanh nước biển mới được thêm gần đây. Hình theo Wikipedia Bảng 2. Số loài động vật có vú một số nước nhiệt đới và ôn đới (Theo Reid và Miller, 1989) Những nước nhiệt đới Số loài Số loài trên 10.000 km2 Những nước ôn đới Số loài Số loài trên 10.000 km2 Angola 275 76 Achentina 255 57 Brazin 394 66 úc 299 41 Côlômbia 358 102 Canada 163 26 Costa Rica 203 131 Ai cập 105 31 Kenya 308 105 Pháp 113 39 Mêxicô 439 108 Nhật Bản 186 71 Nigeria 274 82 Marốc 108 39 Peru 359 99 Nam Phi 279 79 Vênzuela 305 92 Anh 77 33 Zaia 409 96 Hoa Kỳ 367 60 IV. ĐA DẠNG RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI 4.1. RỪNG MƯA AMAZON Rừng mưa Amazon là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km², trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km². Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc  Colombia, Venezuela,Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới. Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người. Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á. Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới. Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil. Sự đa dạng về loài thực vật là cao nhất trên Trái Đất với một số nhà khoa học ước tính rằng một kilômét vuông có thể chứa trên 75.000 kiểu cây gỗ và 150.000 loài thực vật bậc cao. Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Sinh khối thực vật trung bình ước đạt 356 ± 47 tấn/ha. Tới nay, ước khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh tế và xã hội đã được ghi nhận trong khu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang được phát hiện hay lập danh lục. Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng 25% như là kết quả của các thay đổi theo mùa. Tán lá xanh trải rộng trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại trong mùa ẩm nhiều mây. Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa quang hợp và hô hấp. Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương. Hàng loạt loài ếch tên độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài sinh vật kí sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon. Trăn Nam Mỹ Rùa Mata mata Rùa lá mata mata là loài rùa có hình đang kỳ lạ nhất trong số các loài rùa trên thế giới. Chúng có phần đầu hình tam giác, đầu và mai dẹt. Hình dáng và màu sắc cơ thể khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với vỏ cây hay lá cây, giúp chúng ngụy trang tránh kẻ thù. Rùa mata mata sống ở các khu rừng mưa nhiệt đới ở lưu vực sông Amazon và Orinoco. Cá heo sông Amazon Quỹ Thiên nhiên thế giới cho biết có ít nhất 441 loài động, thực vật được phát hiện ở vùng xa xôi thuộc rừng Amazon. Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm ở khu vực này từ năm 2010 đến năm 2013 và tìm thấy 258 loài cây, 84 loài cá, 22 loài bò sát, 18 loài chim và một loài động vật có vú, một loài khỉ mới. Rất nhiều trong số đó được tin là loài đặc chủng của rừng nhiệt đới này và không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Hoa lan Sobralia imavieirae - Brazil Hoa Passiflora longifilamentosa - Brazil 4.2 MADAGASCA Sinh thái Chuối rẻ quạt(Ravenala madagascariensis) là thực vật mang tính biểu tượng của đảo, được thể hiện trên quốc huy. Do cô lập kéo dài với các lục địa khác, Madagascar là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Xấp xỉ 90% toàn bộ các loài thực vật và động vật được phát hiện được tại Madagascar là loài đặc hữu bao gồm các loài vượn cáo,fossa ăn thịt và nhiều loài chim. Sự đặc biệt về sinh thái học này khiến một số nhà sinh thái học gọi Madagascar là "lục địa thứ tám",và đảo đượcTổ chức Bảo tồn Quốc tế phân loại là một điểm nóng đa dạng sinh học. Trên 80% trong số 14.883 loài thực vật của Madagascar không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, bao gồm 5 họ thực vật. Họ Didiereaceaegồm 4 chi và 11 loài chỉ hạn chế trong các khu rừng gai ở tây nam Madagascar. Bốn phần năm số loài trong họ Pachypodium là loài đặc hữu của đảo. Ba phần tư  trong số 860 loài lan của Madagascar chỉ được tìm thấy trên đảo, cũng như sáu trong số tám loài bao báp trên thế giới. Đảo là nơi sinh sống của khoảng 170 loài thuộc họ Cau, nhiều gấp ba lần so với số loài thuộc họ này tại đại lục châu Phi; 165 trong số đó là loài đặc hữu. Nhiều loài thực vật bản địa được sử dụng làm thảo dược để chữa nhiều bệnh. Các dược phẩm vinblastine và vincristine, sử dụng để điều trị bệnh u Hodgkin, ung thư bạch cầu và các loại ung thư khác, được lấy từ dừa cạn Madagascar. Chuối rẻ quạt, người dân địa phương gọi làravinala và là loài đặc hữu trong các rừng mưa phía đông, là loài mang tính biểu tượng cao của Madagascar và được đưa vào quốc huy cũng như biểu trưng của Air Madagascar. Động vật Madagascar cũng đa dạng và có tỷ lệ đặc hữu cao. Vượn cáo được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế mô tả là "loài thú kì hạm của Madagascar" Trong môi trường không có khỉ và các đối thủ khác, những động vật linh trưởng này thích nghi với những môi trường sống đa dạng và tiến hóa thành nhiều loài. Năm 2012, chính thức có 103 loài và phân loài vượn cáo, 39 trong số đó do các nhà động vật học mô tả từ năm 2000 đến năm 2008. Chúng hầu như đều được phân loại là loài quý hiếm, dễ bị tổn thương, hoặc gặp nguy hiểm. Có ít nhất 17 loài vượn cáo bị tuyệt chủng kể từ khi loài người đến Madagascar, toàn bộ trong số đó đều lớn hơn các loài vượn cáo còn lại ngày nay. Một số loài thú khác, bao gồm fossa giống như họ Mèo, là loài đặc hữu của Madagascar. Ghi nhận được trên 300 loài chim trên đảo, trong đó trên 60% (gồm 4 họ và 42 chi) là loài đặc hữu. Một vài họ và chi bò sát đến được Madagascar đã đa dạng hóa thành trên 260 loài, với trên 90% trong số đó là loài đặc hữu (bao gồm một họ đặc hữu). Đảo là nơi sinh sống của hai phần ba số loài tắc kè hoa trên thế giới, gồm có Brookesia micra- loài nhỏ nhất được biết tới. Các loài cá đặc hữu tại Madagascar bao gồm hai họ, 14 chi, và trên 100 loài, sống chủ yếu trong các hồ nước ngọt và sông trên đảo. Mặc dù các động vật không xương sống vẫn còn được nghiên cứu ít tại Madagascar, song các nhà nghiên cứu phát triện ra tỷ lệ cao các loài đặc hữu trong số những loài được biết đến. Toàn bộ 651 loài ốc cạn là loài đặc hữu, tương tự như phần lớn bướm, bọ hung,cánh gân, nhện, chuồn chuồn trên đảo. Một số loài thực vật và động vật ở Madagasca 4.3 RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI HAWAI Quần đảo Hawaii nằm cách Bắc Mỹ 2.500 dặm (4.000 km) và cách châu Á 3.800 dặm (6.100 km). Sự cách biệt về mặt địa lí này tạo nên số loài sinh vật đặc hữu nhiều khác thường cho hệ sinh thái nơi đây. Chỉ loài nào có khả năng bay hoặc bơi với cự li cực lớn mới có thể đến được quần đảo này. Mặc dầu người bản địa Polynesia và sau này là người châu Âu đã đưa đến đây các sinh vật ngoại lai nhưng hệ sinh thái quần đảo Tây Bắc Hawaii vẫn hầu như nguyên vẹn. Được ví như những cánh rừng nhiệt đới của biển cả, các rạn san hô rộng lớn ở Papahānaumokuākea là ngôi nhà của hơn 7.000 loài sinh vật biển. Trong số các loài sinh vật sinh sống tại đây, có hơn 1.700 loài là đặc hữu của quần đảo Hawaii. Vì nguyên do này mà nơi đây còn được phong là "Galápagos của Mỹ". Một số loài sinh vật đặc hữu của quần đảo Tây Bắc Hawaii là Telespiza ultima, Telespiza cantans, Anas laysanensis (tức vịt Laysan - "loài chim nước quý hiếm nhất của Hoa Kỳ") và Pritchardia remota. Một số loài nổi bật khác là Phoebastria immutabilis (hải âu Laysan), Monachus schauinslandi (hải cẩu thầy tu Hawaii) và Chelonia mydas (đồi mồi dứa). Hầu hết các loài đặc hữu của quần đảo có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong trường hợp xảy ra thảm hoạ nào đó quét sạch thảm sinh vật trên mỗi đảo. Quần đảo này cũng là nơi sở hữu đến 70% số rạn san hô của Hoa Kỳ. Các khu rừng mưa nhiệt đới Hawaii là một ẩm rừng lá rộng nhiệt đới vùng sinh thái trong quần đảo Hawai . Họ bao gồm một diện tích 6.700 km 2 (2.600 sq mi) ở đầu gió vùng đồng bằng và núi khu vực các đảo. rừng mesic ven biển được tìm thấy ở độ cao từ mực nước biển đến 300 m (980 ft).  Mixed mesic rừng xảy ra ở độ cao 750 đến 1.250 m (2.460 đến 4.100 ft), trong khi khu rừng ẩm ướt được tìm thấy từ 1.250 đến 1.700 m (4.100 đến 5.580 ft). Ẩm đầm lầy và cây bụi tồn tại trên núi cao nguyên và áp thấp .  Đối với 28 triệu năm tồn tại của quần đảo Hawaii, họ đã bị cô lập với phần còn lại của thế giới bằng cách trải dài rộng lớn của Thái Bình Dương , và sự cô lập này đã dẫn đến sự tiến hóa của sự đa dạng đáng kinh ngạc của loài đặc hữu, bao gồm nấm , rêu , ốc sên , chim , và các động vật hoang dã . Trong rừng ẩm xanh tươi cao trên núi, cây được quấn với dây leo , hoa lan , dương xỉ , và rêu. Vùng sinh thái này bao gồm một trong những nơi ẩm ướt nhất trên thế giới, các sườn núi Wai 'ale' ale , trong đó trung bình 460 trong (12.000 mm) lượng mưa mỗi năm.  IV. ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN Đại dương Biển chiếm trên 70% bề mặt trái đất và hỗ trợ sự phong phú của sự sống. Theo đánh giá hiện nay, tổng số lượng loài sinh vật biển khoảng 500,000 đến 10 triệu. Đại dương cũng đóng  vai trò rất quan trọng điều hòa khí hậu toàn cầu. Biển tích trữ CO2 gấp 15 lần so với các hệ sinh thái khác trên mặt đất (Nagoya COPE10, 2013). Mặc dù sự đa dạng loài trong các đại dương là rất lớn, các hệ sinh thái biển và ven biển đang ngày càng bị đe dọa do ô nhiễm, môi trường sống bị phá hoại, loài ngoại lai xâm hại, đánh bắt cá quá mức và biến đổi khí hậu Theo ngoại trưởng John Kerry thì các đại dương cung cấp nguồn sống khoảng 12% người dân trên địa cầu. Cá là nguồn cung cấp protein cần thiết cho chừng 3 tỷ người trên Trái đất. Đa dạng sinh học của rạn san hô Rạn san hô là rừng Amazon của đại dương Là các nơi cư trú quan trọng và là nơi có đa dạng sinh học cao. Bảo vệ cho các vùng ven bờ tránh xói mòn. Cả hai đều phát triển mạnh dưới các điều kiện nghèo dinh dưỡng (nơi mà các chất dinh dưỡng chủ yếu được giữ trong các vật chất sống), nhưng vẫn hỗ trợ hiệu quả các quần xã đa dạng thông qua các chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. - Có khoảng 4.000 loài cá và 800 loài san hô. - Tổng số các loài sống trong cùng rạn san hô có thể >1 triệu loài. Khoảng1/4 lượng cá đánh bắt ở các nước đang phát triển là từ các rạn san hô. Mỗi năm, các rạn san hô có thể cung trung bình 15 tấn cá và các hải sản khác trên mỗi km2. Rạn san hô là những cấu trúc đá vôi dưới nước được tạo thành từ những xác của hàng triệu động thực vật nhỏ sống dưới đáy biển. Các rạn san hộ thường được gọi với cái tên “Khu rừng nhiệt đới của biển”và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên trái đất. Trên thực tế, các rạn san hô chỉ chiếm ít hơn 0.1% diện tích bề mặt đại dương trên thế giới, với khoảng một nửa là ở Pháp, nơi cung cấp ¼ tổng số lòai sinh vật biển như cá, chim biển, bọt biển và các lòai sinh vật biển khác.  Chúng sống phổ biến ở những khu vực nước nông vùng biển nhiệt đới và mang lợi ích lớn cho các ngành du lịch, thủy sản và công tác bảo vệ bờ biển. Các nhà kinh tế nói rằng, giá trị toàn cầu của rạn san hô tạo ra hàng năm có thể đạt tới $375,000,000.  Vị trí địa lý và sự đa dạng các rạn san hô trên bên đồ thế giới. Đa số các rạn san hộ có mặt tại các vùng nước ấm nhiệt đới tại các quốc gia đang phát triển (Nguồn: NASA 2012) Các mối đe dọa tới các rạn san hô Các rạn san hô rất dễ bị tổn thương. Chúng đang bị đe dọa do nhiều lý do khác nhau có thể kể đến như việc đánh bắt cá trái phép, sử dụng quá mức gây ô nhiễm nguồn nước thành thị và nông thôn (Xem trong hình 3.5). Các nhà khoa học nói rằng có hơn 1/3 các rạn san hô đã bị phá hủy trên thế giới hay bị hủy hoại một cách nghiêm trọng. Hầu hết các rạn san hô phân bố tại các vùng biển nhiệt đới, khu vực chủ yếu nằm tại các nước đang phát triển, những nước không phải lúc nào cũng có đủ nguồn lực để bảo vệ chúng. Ví dụ: Các quốc gia này không thể thực hiện và giám sát tốt hoạt động săn bắt cá trái phép, giảm thiểu ô nhiễm, thiết lập vả triển khai các chương trình du lịch sinh thái, các kế hoạch phát triển bờ biển thân thiện với môi trường, hay chống lại dịch bệnh. Mọi phương pháp bảo vệ san hô đều tốn rất nhiều chi phí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thao_luan_da_dang_sinh_hoc_hong_thuong_321.doc
Tài liệu liên quan