Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng

Tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 223 STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU Ở ĐIỀU DƯỠNG Hồ Thị Thu Hương*,Trần Kim Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Áp lực công việc là một tác nhân gây sang chấn tâm lý khá phổ biến, với các dạng rối loạn tâm thần (RLTT) như stress, trầm cảm và lo âu Mỗi ngành nghề có tải công việc khác nhau nên tỉ lệ, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến các rối loạn cũng khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng (ĐD). Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả 441 ĐD đang làm việc tại các khoa nội, khoa hồi sức tích cực và khoa cấp cứu của bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (NDGĐ), BV Nguyễn Tri Phương (NTP) từ 03 – 07/2015. Sử dụng thang đánh giá DASS 21. Kết quả: Tỉ lệ ĐD bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 35,8%, 25,9%, 47,8%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 17,2% ĐD có cùng 3 dạng rối loạn trên. Số giờ làm việc trung bình trong tuần, khối lượng công việc nhiều, quan hệ không ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 223 STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU Ở ĐIỀU DƯỠNG Hồ Thị Thu Hương*,Trần Kim Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Áp lực công việc là một tác nhân gây sang chấn tâm lý khá phổ biến, với các dạng rối loạn tâm thần (RLTT) như stress, trầm cảm và lo âu Mỗi ngành nghề có tải công việc khác nhau nên tỉ lệ, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến các rối loạn cũng khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát tình trạng stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng (ĐD). Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả 441 ĐD đang làm việc tại các khoa nội, khoa hồi sức tích cực và khoa cấp cứu của bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (NDGĐ), BV Nguyễn Tri Phương (NTP) từ 03 – 07/2015. Sử dụng thang đánh giá DASS 21. Kết quả: Tỉ lệ ĐD bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 35,8%, 25,9%, 47,8%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 17,2% ĐD có cùng 3 dạng rối loạn trên. Số giờ làm việc trung bình trong tuần, khối lượng công việc nhiều, quan hệ không tốt với bệnh nhân và thân nhân liên quan độc lập với cả stress, trầm cảm và lo âu. Trong khi khoa phòng công tác chỉ ảnh hưởng đến stress, lo âu thì quan hệ không tốt với lãnh đạo lại làm tăng nguy cơ trầm cảm ở ĐD. Kết luận: ĐD có tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu khá cao. Cần tổ chức khám sàng lọc định kỳ, cải thiện môi trường làm việc và các quan hệ trong công việc cũng như sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ góp phần cải thiện thực trạng này. Từ khóa: stress, trầm cảm, lo âu, điều dưỡng ABSTRACT STRESS, ANXIETY, DEPRESSION IN NURSES Ho Thi Thu Huong, Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 223 - 229 Background: Pressure at the workplace is a popular stressor of mental disorders as stress, depression, anxiety Different professions have various pressures leading to different agents, prevalence and level of mental disorders. Objectives: To investigate the state of stress, anxiety and depression in nurses. Methods: A cross – sectional survey using DASS 21 questionnaire was conducted on 441 nurses of Internal Medical Department, Intensive Care Unit, Emergency Department in Nhan dan Gia Dinh hospital and Nguyen Tri Phuong hospital during 03 - 07/2015. Results: The prevalence of stress, anxiety and depression was 35.8%, 25.9%, 47.8%, respectively with mostly mild and moderate level. 17.2% of nurses had all 3 disorders. The average work week, workload, bad relationship with patient and their family were independently associated with all stress, depression and anxiety. While workplace factor has been found to be associated with stress and anxiety, bad relationship with leader seem to increase the risk of triggering depression. Conclusion: There was a high prevalence of stress, depression, anxiety in nurses. Organizing periodical screening, improving the work environment and work relationships, having respite from hard work will improve this condition. * Bệnh viện Quận Thủ Đức, ** Bộ môn nội ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: ThS BS. Hồ Thị Thu Hương ĐT: 0935388740 Email: ant_huong@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 224 Keywords: stress, anxiety, depression, nurse ĐẶT VẤN ĐỀ Áp lực công việc là một tác nhân gây sang chấn tâm lý khá phổ biến, với các thể RLTT như stress, trầm cảm và lo âu. So với các ngành nghề khác, do điều kiện lao động đặc thù, nguy cơ mắc RLTT ở nhân viên y tế (NVYT) cao gấp 1,5 lần và ở ĐD cao hơn nữa(12). Các RLTT này để lại những hậu quả nghiêm trọng như sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân, giao tiếp không tốt với bệnh nhân, thân nhân cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân và cuộc sống gia đình của ĐD. Trong khi đó, báo cáo của ngành y tế tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ghi nhận, số trường hợp điều trị nội trú ngày càng gia tăng, khiến NVYT, đặc biệt là ĐD, trở thành đối tượng nguy cơ của stress, trầm cảm, lo âu. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đã công bố hoặc khảo sát độc lập (không cùng lúc) 3 RLTT trên hoặc khảo sát ngoài TP.HCM. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ, mức độ và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD TP.HCM, với mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu liên quan đến phòng chống stress, trầm cảm, lo âu và bảo vệ sức khoẻ cho ĐD TP.HCM sau này, đối tượng quan trọng có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD các khoa nội. Khảo sát mối liên quan của stress, trầm cảm, lo âu với các yếu tố dân số học (giới, tuổi), xã hội học (nơi cư trú, tình trạng gia đình, kinh tế gia đình, trình độ học vấn), đặc tính công việc (khoa phòng công tác, thời gian lao động, lương bổng, chức vụ, khối lượng công việc, môi trường làm việc), quan hệ trong công việc (với lãnh đạo, đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Địa điểm: BV NTP và BV NDGĐ tại TP.HCM. Thời gian nghiên cứu 22/02/2015- 20/07/2015. Đối tượng nghiên cứu ĐD đang làm việc tại các khoa nội và hồi sức cấp cứu của 2 BV trên. Cỡ mẫu Theo công thức tính tỷ lệ lưu hành của 1 quần thể. n: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra = 228 α : xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z1- α/2 = Z0,975 = 1,96. d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước lượng), chọn d = 0,05. p = 0,181 (Tình trạng stress của ĐD và nữ hộ sinh BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014”của Ngô Thị Kiều My có 18,1% trên 370 ĐD và nữ hộ sinh được khảo sát có biểu hiện stress)(7). Phương pháp chọn mẫu Thuận tiện liên tiếp không xác suất. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả ĐD đang làm việc tại 1 trong các khoa nội và hồi sức cấp cứu của 1 trong 2 BV kể cả biên chế và hợp đồng. Tiêu chuẩn loại trừ Vắng mặt dài hạn trong đợt khảo sát (nghỉ hậu sản, nghỉ ốm). Vắng mặt cả ba lần trong đợt khảo sát. Từ chối phỏng vấn của điều tra viên. Phương pháp thu thập số liệu ĐD đọc hướng dẫn trên phiếu thu thập, tự điền các dữ liệu vào bảng thu thập số liệu và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 225 bảng dịch tiếng Việt thang DASS của Viện sức khỏe tâm thần quốc gia. Mức độ stress, lo âu và trầm cảm theo thang DASS 21: biến định lượng sau đó mã hóa thành biến định tính, mỗi dạng rối loạn có 5 giá trị như bảng sau: Bảng 1: Mức độ stress, trầm cảm, lo âu Mức độ Stress Lo âu Trầm cảm Bình thường 0 - 14 0 - 7 0 - 9 Nhẹ 15 - 18 8 - 9 10 - 13 Vừa 19 - 25 10 - 14 14 - 20 Nặng 26 - 33 15 - 19 21 - 27 Rất nặng ≥34 ≥20 ≥28 Phương pháp phân tích số liệu Nhập liệu bằng Excel. Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 17.0. Thống kê mô tả và thống kê phân tích. Phân tích đơn biến: Biến số định lượng trình bày dạng trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt thống kê bằng T test với phân phối chuẩn. Nếu không có phân phối chuẩn, biến số được trình bày bằng trung vị và khoảng tứ phân vị (interquartile 25 – 75) (KTPV) và dùng phép kiểm Wilcoxon rank sum test. Dùng phép kiểm định Kolmogorov - Smirnov để xác định biến số có phân phối chuẩn hay không. Biến số định tính trình bày dạng tỷ lệ %, kiểm định sự khác biệt thống kê bằng chi bình phương hay Fisher test khi > 20% tần số mong đợi trong bảng < 5. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Biểu diễn sự tương quan giữa hai biến định lượng dùng hệ số tương quan Pearson cho phân phối chuẩn hay tương quan Spearman cho biến không có phân phối chuẩn. Tìm mối tương quan giữa hai biến định lượng bằng phân tích hồi quy tuyến tính. Để khử nhiễu giữa các biến số dùng hồi quy logistic đa biến. Vấn đề y đức Nghiên cứu không ảnh hưởng thời gian, tài chính, sức khỏe, và riêng tư của điều dưỡng. Thông tin của phiếu khảo sát được giữ bí mật. KẾT QUẢ 441 ĐD được khảo sát. Tỷ lệ ĐD tham gia nghiên cứu là 90,7%. Tỷ lệ ĐD tham gia nghiên cứu của 2 BV cao tương tự nhau. Không có ĐD từ chối phỏng vấn. Tỷ lệ ĐD tham gia nghiên cứu tại mỗi khoa cao (82,2% - 97,8%) nên kết quả đạt được từ nghiên cứu có thể đại diện cho dân số nghiên cứu. Các đặc điểm dân số chung Nữ 386 (87,5%), nam 55 (12,5%). Tuổi trung bình 32,8 ± 7,9. Biến số tuổi không có phân phối chuẩn, nên trung vị là 31, khoảng tứ phân vị 27 - 36. Nhóm < 30 tuổi và 30 – 39 tuổi tương đương nhau và chiếm tỷ lệ cao nhất. Biểu đồ 1: Phân bố ĐD theo nhóm tuổi Các đặc điểm liên quan đến RLTT Về tình trạng hôn nhân, hơn ½ ĐD lập gia đình (60,1%) trong đó 1,4% ly dị hay góa bụa. 92,3% ĐD sống chung với người thân. Về trình độ học vấn, trung cấp chiếm đa số (88,7%), cao đẳng 2%, đại học 9,3%. Gần ½ ĐD (42%) công tác < 5 năm. 80% ĐD tham gia trực gác. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 226 Bảng 2: Các đặc điểm nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu (n = 441) Đặc tính công việc Tỷ lệ % Khối hồi sức cấp cứu 31,1 Thu nhập cá nhân(VN đồng) < 5 triệu 5 – 10 triệu > 10 triệu 5,5 ± 0,9 37 62,1 0,9 Số giờ làm việc trong tuần ≤ 48 giờ > 48 - < 60 giờ ≥ 60 giờ 48,8 ± 6,4 64,4 29 6,6 Khối lượng công việc nhiều 59,9 Không đủ thời gian nghỉ ngơi 45,8 Tiếp xúc hoá chất độc hại 83,2 Tiếp xúc vi sinh vật gây bệnh 88,7 Môi trường làm việc không thuận lợi * 78 Thiếu trang thiết bị y tế 69,6 Môi trường làm việc không thuận lợi: quá nóng, quá ồn ào, quá bụi, thiếu ánh sáng Về mối quan hệ trong công việc, ¾ ĐD cho rằng bản thân có mối quan hệ tốt với lãnh đạo (77,7%), hầu hết ĐD cho rằng bản thân có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp (91,4%), trong khi quan hệ với bệnh nhân và thân nhân, chỉ hơn 1/3 ĐD cho rằng có quan hệ tốt (36,5%). Tỷ lệ, mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD Bảng 3: Số điểm stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD RLTT TB ± ĐLC TV (ĐLC) Stress 12,7 ± 7,2 12 (8 – 16) Trầm cảm 6,5 ± 6,1 6 (2 – 10) Lo âu 7,6 ± 6,3 6 (4 – 10) Bảng 4: Tỉ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD RLTT Stress Trầm cảm Lo âu Không 64,2 74,2 52,2 Rối loạn 35,8 25,8 47,8 Nhẹ 18,1 14,1 14,7 Vừa 11,8 7,9 23,1 Nặng 5,4 2.7 4,1 Rất nặng 0,5 1,1 5,9 58,7% ĐD có RLTT, trong đó 17,2% ĐD có cả 3 dạng RLTT; 16,3% có 2 trong 3 dạng RLTT. Biểu đồ 2: Tỷ lệ điều dưỡng có rối loạn tâm thần Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến stress – phân tích đa biến Biến số Giá trị p OR KTC 95% Phân bố địa chính 0,025 2,9 1,15 – 7,35 Khoa phòng công tác < 0,001 2,97 1,69 – 5,21 Số giờ làm việc trung bình trong tuần < 0,001 1,07 1,03 – 1,11 Khối lượng công việc < 0,001 3,15 1,78 – 5,58 Môi trường làm việc 0,013 2,39 1,2 – 4,73 Quan hệ với bệnh nhân - thân nhân < 0,001 6,26 3,58 – 10,94 Theo bảng trên, 5 yếu tố liên quan đến tăng stress là thường trú tại TP.HCM, làm việc tại khối hồi sức cấp cứu, khối lượng công việc nhiều, môi trường làm việc không thuận lợi, mối quan hệ không tốt với bệnh nhân và thân nhân. Tuy có ý nghĩa thống kê nhưng số giờ làm việc trung bình trong tuần không có tương quan mạnh với tỷ lệ stress. Bảng 6: Các yếu tố liên quan đến trầm cảm – phân tích đa biến Biến số Giá trị p OR KTC 95% Phân bố địa chính 0,043 3,12 1,04 – 9,38 Số giờ làm việc trung bình trong tuần < 0,001 1,09 1,04 – 1,14 Khối lượng công việc 0,003 2,64 1,4 – 5 Quan hệ với lãnh đạo 0,01 2,38 1,24 – 4,6 Quan hệ với bệnh nhân và thân nhân < 0,001 8,31 4,06 – 17,01 Theo bảng trên, 4 yếu tố liên quan đến tăng trầm cảm là thường trú ở TP.HCM, khối lượng công việc nhiều, mối quan hệ không tốt với lãnh đạo, mối quan hệ không tốt với bệnh nhân và thân nhân. Tuy có khác biệt thống kê, nhưng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 227 thời gian làm việc trung bình trong tuần không có mối tương quan mạnh với tỷ lệ trầm cảm. Bảng 7: Các yếu tố liên quan đến lo âu – phân tích đa biến Biến số Giá trị p OR KTC 95% Khoa phòng công tác < 0,001 3,46 2,1 – 5,72 Số giờ làm việc trung bình trong tuần 0,029 1,04 1,01 – 1,08 Khối lượng công việc 0,034 1,66 1,04 – 2,66 Quan hệ với bệnh nhân và thân nhân < 0,001 6,06 3,73 – 9,83 Theo bảng trên, 3 yếu tố liên quan đến tăng lo âu là làm việc trong khối hồi sức cấp cứu, khối lượng công việc nhiều, mối quan hệ không tốt với bệnh nhân - thân nhân. Tuy có ý nghĩa thống kê nhưng thời gian làm việc trung bình trong tuần không có tương quan mạnh với tỷ lệ lo âu. BÀN LUẬN Tỉ lệ và mức độ rối loạn Hầu hết các nghiên cứu dùng thang điểm DASS để khảo sát tình trạng stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD, chúng tôi không ghi nhận cụ thể số điểm stress, trầm cảm, lo âu nên khó so sánh đối chiếu. Bảng 8: Tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD giữa các nghiên cứu sử dụng thang điểm DASS Tác giả n Tỷ lệ % Stress Trầm cảm Lo âu El-aal Nevine 2014 (3) 126 41,6 41,8 69 Nur Azma BA 2014 (1) 453 4,1 3,1 31,1 Ngô Thị Kiều My 2014 (7) 208 18,1 Chúng tôi 441 35,83 25,85 47,8 Với các nghiên cứu cùng sử dụng thang DASS 21 như nghiên cứu của El-aal Nevine(3), tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn. Sự chênh lệch là do tác giả tiến hành trên ĐD làm việc trong khối hồi sức cấp cứu vốn được xem là yếu tố nguy cơ RLTT. Ngược lại, kết quả nghiên cứu chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nur Azma BA(1), do tác giả tiến hành trên toàn bộ ĐD gồm cả các khoa, phòng chức năng ít chịu áp lực công việc. Hơn nữa, nghiên cứu được tiến hành trên 7 BV ở các tuyến khác nhau, các tuyến dưới thường có áp lực công việc thấp hơn tuyến trên. Ngô Thị Kiều My(7) khảo sát tại BV Phụ sản Nhi Đà Nẵng trên 208 ĐD và 162 nữ hộ sinh có tỷ lệ stress 18,1%, thấp hơn nghiên cứu chúng tôi, do khác biệt đối tượng nghiên cứu (ĐD khoa Nhi và nữ hộ sinh so với ĐD khối nội) và nơi nghiên cứu (Đà Nẵng so với TP.HCM). Ở Việt Nam, hiện nay rất ít nghiên cứu dùng thang điểm DASS để đánh giá trầm cảm và lo âu trên đối tượng ĐD. Do đó, chúng tôi chỉ có thể so sánh ở mức tương đối. Nghiên cứu của Trần Thị Thúy(9) thực hiện tại BV Ung bướu Hà Nội ghi nhận tỷ lệ NVYT bị trầm cảm là 23,2%, lo âu là 40,5%, thấp hơn so với nghiên cứu chúng tôi, có thể do khác nhau về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của Trần Thị Thúy(9) đánh giá trên toàn bộ NVYT có thể bao gồm cá thể ít chịu áp lực công việc hơn. Các nghiên cứu trên đều cho thấy tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở mức độ nhẹ - vừa chiếm đa số. Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả tương tự. Các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng Tổng quan y văn cho thấy các yếu tố như tuổi, giới nữ, hôn nhân không hạnh phúc, trình độ học vấn là yếu tố nguy cơ của stress, trầm cảm, lo âu. Trong nghiên cứu chúng tôi không ghi nhận sự liên quan, điều này tương đồng với nhiều nghiên cứu khác(3,5,6,7,8,10,11). Với thu nhập cá nhân, trong nghiên cứu chúng tôi, điểm và tỷ lệ stress tăng lên ở nhóm đối tượng thu nhập > 10 triệu/tháng (p = 0,031). Tuy nhiên, khi tiến hành khử nhiễu bằng hồi quy logistic, lại không có sự khác biệt về tỷ lệ stress giữa các nhóm đối tượng, tương đồng với nghiên cứu của Schmidt Denise RC(8) không có mối liên quan giữa thu nhập cá nhân với tỷ lệ trầm cảm. Ngược lại, nghiên cứu của Vũ Ngọc Trinh(11) cho thấy sự liên quan giữa tỷ lệ stress với thu nhập cá nhân (OR 1,64, KTC 95% 1,14 – 2,35). Điều này có thể xuất phát từ thu nhập cá nhân trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn và tỷ lệ ĐD thu nhập < 5 triệu đồng/tháng cao hơn nhiều so với nghiên cứu Vũ Ngọc Trinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 228 Bảng 9: Các yếu tố liên quan stress, trầm, cảm, lo âu ở các nghiên cứu trong và ngoài nước Tác giả Các yếu tố ảnh hưởng Schmidt Denise 2011 (8) Trầm cảm – lo âu: làm thêm giờ, BV công tác. Letvak Susan 2012 (6) Trầm cảm: Chỉ số khối cơ thể, sự hài lòng công việc, số lượng bệnh mắc kèm theo, tinh thần thoải mái, ảnh hưởng sức khoẻ đến năng suất làm việc. Gong Yanhong 2014 (3) Trầm cảm: Bạo lực nơi làm việc, thời gian làm việc trung bình một tuần quá dài (> 45 giờ), thường xuyên trực đêm (≥ 2 đêm/ tuần). Lê Thành Tài 2008 (5) Stress: Thâm niên công tác, làm việc quá nhiều giờ (> 8giờ/ngày), công việc nhiều, áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân và thân nhân, mâu thuẫn với đồng nghiệp - cấp trên; thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến. Trương Đình Chính 2010 (10) Trầm cảm – lo âu: Tình trạng hôn nhân, khoa phòng công tác, công việc quá nặng nhọc, chịu sức ép nặng nề trong công việc. Vũ Ngọc Trinh 2013 (11) Stress: Thu nhập cá nhân, trình độ học vấn, khoa phòng công tác, thâm niên công tác. Ngô Thị Kiều My 2014 (7) Stress: Mức ổn định công việc, diện tích nơi làm việc, quan hệ với cấp trên. Chúng tôi ghi nhận điểm trung vị stress, trầm cảm, lo âu của ĐD khối hồi sức cấp cứu cao hơn so với các khoa nội khác có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, tỷ lệ và mức độ stress, trầm cảm, lo âu của ĐD khối hồi sức cấp cứu cũng cao hơn. Tuy nhiên chỉ có stress, lo âu thì sự khác biệt mới có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các nghiên cứu không so sánh sự liên quan giữa tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu giữa 2 khối này, vì thế chúng tôi không có dữ liệu đối chiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu El-aal Nevine và đồng sự(3) trên đối tượng ĐD làm việc tại khối hồi sức cấp cứu ghi nhận tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD cao hơn so với các đối tượng khác của các nghiên cứu khác. Tổng quan về mối liên quan giữa số giờ làm việc và tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu có mâu thuẫn nhau. Hoặc cho rằng không có sự liên quan giữa tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu với số giờ làm việc: nghiên cứu của Schmidt Denise RC(8) (trầm cảm và lo âu), Letvak Susan(6) (trầm cảm), Ngô Thị Kiều My(7) (stress). Hoặc ghi nhận có liên quan: Gong Yanhong(3) (trầm cảm, p < 0,01), Lê Thành Tài(5) (stress, p < 0,001). Chúng tôi nhận thấy có liên quan không mạnh giữa tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu với số giờ làm việc trung bình trong tuần (> 48 giờ), (stress: KCT 95% OR 1,03 – 1,11, trầm cảm: KTC 95% OR 1,04 – 1,14, lo âu: KTC 95% OR 1,01 – 1,08). Chúng tôi ghi nhận có liên quan giữa khối lượng công việc nhiều với tỷ lệ stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD, tương đồng với nhiều nghiên cứu khác: Lê Thành Tài(5) xác định sự liên quan giữa stress với áp lực công việc (p < 0,001), Trương Đình Chính(10) kết luận RLTT có liên quan với yếu tố công việc nặng nhọc (p = 0,04), chịu sức ép nặng nề trong công việc (p < 0,001). Môi trường làm việc ồn ào, quá nóng, thiếu ánh sáng, bụi làm ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng. Chúng tôi chỉ nhận thấy vai trò của môi trường làm việc ảnh hưởng đến stress (OR = 2,39, p = 0,013). Tác giả Lê Thành Tài(5), Ngô Thị Kiều My(7) cho kết quả tương tự. Mối quan hệ giữa bản thân với cấp trên, đồng nghiệp và bệnh nhân – thân nhân sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng. Qua phân tích đa biến, chúng tôi nhận thấy vai trò của mối quan hệ với bệnh nhân - thân nhân có ảnh hưởng lớn đến tình trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu. Nhóm ĐD cảm thấy có mối quan hệ không tốt có khả năng bị stress, trầm cảm, lo âu cao gấp 6,06 - 8,31 lần so với nhóm đối tượng còn lại. Nghiên cứu chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nakakis Konstantinos(4) (liên quan giữa tỷ lệ stress với những phản ứng tiêu cực và bạo lực của bệnh nhân), nghiên cứu của Lê Thành Tài(5) (liên quan giữa tỷ lệ stress với phản ứng của bệnh nhân và thân nhân: chửi mắng, đe doạ, hành hung) (p < 0,001). Khảo sát của chúng tôi cho thấy mối quan hệ với lãnh đạo chỉ ảnh hưởng đến trầm cảm. Nhóm ĐD cho rằng mối quan hệ không tốt với lãnh đạo có khả năng bị trầm cảm cao gấp 2,38 lần so với nhóm còn lại (p = 0,01), trái ngược với Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 229 một số tác giả như Lê Thành Tài(5) (p = 0,01), Ngô Thị Kiều My(7) (p = 0,003) khi đề cập mối liên quan giữa tỷ lệ stress với mối quan hệ không tốt với lãnh đạo – cấp trên. Trong khi đó, tác giả Trương Đình Chính(10) lại không ghi nhận mối liên quan giữa tỷ lệ RLTT với mâu thuẫn cấp trên (p = 0,08). Mặt khác, chúng tôi cũng không ghi nhận ảnh hưởng của mối quan hệ với đồng nghiệp lên stress, trầm cảm, lo âu ở ĐD, khác với nghiên cứu của Lê Thành Tài(5) (p = 0,001) khi đề cập mối liên quan giữa tỷ lệ stress với quan hệ không tốt với đồng nghiệp. KẾT LUẬN So với các ngành nghề khác, ĐD có tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu cao hơn. Điều này đòi hỏi cần có những biện pháp tích cực từ các cấp lãnh đạo của BV, xã hội, gia đình và tự thân ĐD để giảm thiểu tình trạng này. Các nghiên cứu trong nước còn khá ít về vấn đề này, còn nghiên cứu của chúng tôi chỉ là bước đầu ghi nhận, cần được khảo sát sâu và rộng hơn tại các BV trên toàn quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amin Nur Azma, Nordin Rusli et al (2014),”Psychometric properties of the Malay version of the Depression Anxiety Stress Scale-21 (M-DASS21) among nurses in public hospitals in the Klang Valley", International Journal of Collaborative Research on Internal Medicine & Public Health [E], 6 (5), pp.109- 120. 2. El-Aal Nevine H Abd,Ibrahim Hassan N (2014),”Relationship between staff nurses’ satisfaction with quality of work and their levels of depression, anxiety and stress in critical care units", Journal of American Science, 10(1S): pp.91- 101. 3. Gong Y, Han T, et al (2014),”Prevalence of depressive symptoms and work-related risk factors among nurses in public hospitals in southern China: A cross-sectional study", Scientific reports 4: 7109 doi:10.1038/srep07109. 4. Konstantinos N,Christina O (2008),”Factors influencing stress and job satisfaction of nurses working in psychiatric units: a research review", Health Sci J, 2 (4), pp.183-195. 5. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân et al (2008),”Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12 (4), tr. 216 -220. 6. Letvak S, Ruhm Christopher J, et al (2012),”Depression in hospital-employed nurses", Clinical Nurse Specialist, 26 (3), pp.177-182. 7. Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh et al (2014),”Trình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014", Tạp chí Y tế Công cộng, 34 tr. 57-62. 8. Schmidt DR, Dantas RA, et al (2011),”Anxiety and depression among nursing professionals who work in surgical units", Revista da Escola de Enfermagem da USP, 45 (2), pp.487-493. 9. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng. 10. Trương Đình Chính (2010), Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009, Luận văn chuyên khoa 2 Quản lý bệnh viện, Đại học Y dược Tp.HCM. 11. Vũ Ngọc Trinh (2013),Tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCM năm 2013, Luận án Thạc sĩ, Đại học Y dược Tp.HCM. 12. Wall TD, Bolden RI et al (1997),”Minor psychiatric disorder in NHS trust staff: occupational and gender differences", The British Journal of Psychiatry, 171 (6), pp.519-523. Ngày nhận bài báo: 01/12/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstress_tram_cam_lo_au_o_dieu_duong.pdf
Tài liệu liên quan