Sáng tạo sư phạm

Tài liệu Sáng tạo sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0133 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 88-93 This paper is available online at SÁNG TẠO SƯ PHẠM Giáp Bình Nga Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập khung lí thuyết sáng tạo sư phạm ba nhân tố bao gồm giảng dạy đổi mới, học tập sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Khung lí thuyết này là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu về sáng tạo sư phạm. Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng sáng tạo sư phạm trong tương lai. Từ khóa: Sáng tạo sư phạm, đổi mới giảng dạy, học tập sáng tạo, công nghệ thông tin, tiềm năng sáng tạo. 1. Mở đầu Sáng tạo là một trong những đặc điểm của trí năng người, là sự khác biệt về chất so với hoạt động bản năng của con vật. Sáng tạo đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rằng ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thì sáng tạo được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng tạo sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0133 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 88-93 This paper is available online at SÁNG TẠO SƯ PHẠM Giáp Bình Nga Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập khung lí thuyết sáng tạo sư phạm ba nhân tố bao gồm giảng dạy đổi mới, học tập sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Khung lí thuyết này là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu về sáng tạo sư phạm. Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng sáng tạo sư phạm trong tương lai. Từ khóa: Sáng tạo sư phạm, đổi mới giảng dạy, học tập sáng tạo, công nghệ thông tin, tiềm năng sáng tạo. 1. Mở đầu Sáng tạo là một trong những đặc điểm của trí năng người, là sự khác biệt về chất so với hoạt động bản năng của con vật. Sáng tạo đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rằng ở Việt Nam trong khoảng thời gian đầu thì sáng tạo được nghiên cứu nhiều nhất dưới góc nhìn của khoa học kĩ thuật. Lẽ đương nhiên, đây cũng là những thành tựu rất dễ nhận thấy có tính chất sáng tạo của con người. Dưới góc nhìn này, những nghiên cứu về sáng tạo thường tập trung về yếu tố kĩ thuật (kĩ năng) để tạo ra những sản phẩm mới. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này từ những năm 1980 trở đi có thể đề cập đến TS. Phan Dũng và nhiều tác giả khác như Minh Triết, Minh Trí,... Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM có hẳn trung tâm nghiên cứu về khoa học sáng tạo cũng như đào tạo - huấn luyện về khoa học này cho những ai có quan tâm - nghiên cứu (Trung tâm sáng tạo Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. HCM) [5]. Tuy nhiên, cách nhìn nhận của khoa học sáng tạo ở đây là cách tiếp cận dưới góc nhìn hoạt động tư duy sáng tạo đơn thuần mà ở đó những yếu tố tâm lí của cá nhân không được quan tâm một cách thích đáng. Cũng có thể đề cập đến các hội thi về khoa học sáng tạo tại Việt Nam như Hội thi sáng chế kĩ thuật VIFOTEK do Bộ Khoa học - Công nghệ tổ chức; các hội thi phát minh - sáng chế cũng đã bước đầu quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo cũng như đặt những cơ sở nghiên cứu về cơ chế tâm lí của những cá nhân sáng tạo đặc biệt... Mặc dù giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng vấn đề giáo dục tiềm năng sáng tạo vẫn chưa được quan tâm thích đáng, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về Tâm lí học sáng tạo ứng dụng trong môi trường sư phạm. Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 21/9/2016 Liên hệ: Giáp Bình Nga, e-mail: giapbinhnga@yahoo.com 88 Sáng tạo sư phạm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận của sáng tạo sư phạm Bàn về việc nghiên cứu sâu về Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam ứng dụng trong môi trường sư phạm thì có thể thấy rằng đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Số công trình viết về vấn đề này dưới góc độ chuyên về Tâm lí học không nhiều cho nên có thể nói Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được khai phá từ những năm 1980 đến nay. Có thể nhắc đến một số nhà nghiên cứu về Tâm lí học ở Việt Nam như TS. Nguyễn Đức Uy, PGS.TS. Lê Đức Phúc, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, PGS.TS. Nguyễn Huy Tú,... đã viết các tài liệu chuyên khảo về các vấn đề này [3]. Hướng nghiên cứu chủ yếu của các tác giả trên vẫn tập trung về quá trình sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, nhân cách sáng tạo, ứng dụng sáng tạo trong giáo dục. Một số tác giả trong đó có PGS.TS. Nguyễn Huy Tú cũng đã nghiên cứu sâu về việc ứng dụng các bài trắc nghiệm đánh giá về khả năng sáng tạo, chỉ số sáng tạo, trí tuệ sáng tạo ở Việt Nam. Các bộ trắc nghiệm này được nghiên cứu chuyên sâu theo từng độ tuổi có nguồn gốc từ Đức được Việt hoá cho phù hợp với Việt Nam nhằm đảm bảo tính tương thích [2]. Riêng việc giảng dạy Tâm lí học sáng tạo bắt đầu được thực hiện vào những năm 1983 - 1984 trong các lớp Cao học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sau đó bắt đầu được giới thiệu cho sinh viên chính quy chuyên ngành Tâm lí giáo dục tại một số trường Đại học Sư phạm từ sau năm 2000. Năm 2014, hội Khoa học Tâm lí Giáo dục Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã kí quyết định thành lập, cấp giấy phép hoạt động cho Viện Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam. Việc ứng dụng Tâm lí học sáng tạo ở Việt Nam đang được mở rộng theo hướng nghiên cứu những tiềm năng sáng tạo, tìm ra cơ chế tâm lí của hoạt động sáng tạo,... Những ứng dụng của Tâm lí học sáng tạo trong lĩnh vực sư phạm bắt đầu được quan tâm và chú ý một cách mạnh mẽ từ những năm gần đây cho thấy tính triển vọng thực sự của khoa học này tại Việt Nam. Trong tương lai cần tập trung nghiên cứu mối quan hệ của 3 nhân tố chính trong sáng tạo sư phạm, đó là giảng dạy đổi mới và học tập sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin [1]. Đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện tiên quyết để dẫn đến học tập sáng tạo (xem Hình 1). Hình 1. Quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình sáng tạo sư phạm Sử dụng các phương pháp sáng tạo trong giảng dạy 89 Giáp Bình Nga Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục là hết sức cần thiết và phải làm ngay. Có nhiều khi chúng ta tự hỏi: - Làm thế nào để tôi sáng tạo hơn? - Làm thế nào để nhóm của tôi sáng tạo hơn? - Làm thế nào để nhà trường của tôi, tổ chức của tôi sáng tạo hơn? Muốn một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức sáng tạo thì cá nhân hay tổ chức đó phải có các kĩ năng sáng tạo hay nói chính xác hơn, biết cách sử dụng các phương pháp và kĩ thuật sáng tạo. Hãy sử dụng các phương pháp sáng tạo sau đây để trở thành một người có các kĩ năng sáng tạo. 1) Kĩ thuật tư duy sáng tạo SCAMPER: SCAMPER là từ viết tắt của 8 kĩ thuật tư duy sáng tạo để tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề một cách độc đáo. 2) Starbursting (Ngôi sao sáu cánh): Starbursting là kĩ thuật dùng ngôi sao sáu cánh mà ở giữa một ý tưởng được đưa ra, 6 cánh là 5W + 1H và người ta sẽ đặt câu hỏi cho 5W và 1H này để tìm ra những giải pháp, ý tưởng sáng tạo. 3) Tư duy khác thường: Đó là một quá trình tư duy tự do, có hệ thống và sáng tạo với sự nhìn nhận một sự vật, một vấn đề từ các khía cạnh, góc độ khác nhau. Có 7 kĩ thuật hay 7 công cụ để thực hiện tư duy khác thường. 4) Sáng tạo nhóm (Có 9 nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm sáng tạo). 5) Tấn công não: Phương pháp này dạy cách làm thế nào để mỗi cá nhân đều đưa ra ý tưởng của mình. Người lãnh đạo hay giáo viên hay là một nhà sáng nghiệp đều cần đến phương pháp này và cùng với phương pháp làm việc nhóm để khơi gợi ý tưởng từ nhân viên và học sinh của mình. 6) Sơ đồ tư duy (Mindmapping) (xem Hình 2). Sơ đồ tư duy được sử dụng để đưa ra ý tưởng, thiết lập các bước thực hiện và dự kiến kết quả. Hình 2. Ví dụ về ứng dụng công nghệ thông tin vẽ sơ đồ tư duy 7) Giải quyết vấn đề: Có 6 bước để phát hiện và giải quyết vấn đề. 8) Hợp tác để sáng tạo: Hợp tác tạo nên sức mạnh để sáng tạo. 9) Trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi giáo dục để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh. 10) Sáu chiếc mũ tư duy: Có 6 chiếc mũ với sáu màu sắc khác nhau thể hiện các chức năng tư duy khác nhau dùng để tư duy những vấn đề khác nhau. Mỗi chiếc mũ có thể sử dụng riêng nhưng tốt nhất là nên sử dụng phối hợp. Các bạn nên học cách sử dụng từng chiếc mũ và phối hợp các chiếc mũ như thế nào để tạo ra ý tưởng và phát hiện, giải quyết vấn đề. 90 Sáng tạo sư phạm 11) Đóng vai, diễn kịch: Cho phép học sinh sáng tạo cách thể hiện tính cách của nhân vật, trang phục và ngôn ngữ... 12) Dạy học tương tác: Tạo điều kiện để học sinh tương tác, làm việc cùng nhau để phát triển các ý tưởng sáng tạo. 13) Tìm kiếm, xử lí và sử dụng thông tin để sáng tạo: Không có thông tin không có sự sáng tạo. Ngày nay Internet cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ, tuy nhiên cần phải biết khai thác, sử dụng một cách sáng tạo. 14) Dạy học bằng dự án: Đây là hình thức dạy học cho phép học sinh phát triển các ý tưởng một cách tự do hay thực nghiệm những ý tưởng khoa học, khám phá chân lí. 2.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm về sáng tạo sư phạm Tất cả chúng ta đều có tiềm năng sáng tạo. Phát triển tiềm năng sáng tạo là vấn đề quan trọng và cốt yếu của giáo dục. Tiến trình phát triển tiềm năng sáng tạo liên quan đến rất nhiều nhân tố khác nhau [4]. Dưới đây là kết quả nghiên cứu ban đầu về sáng tạo sư phạm, cụ thể là mối quan hệ giữa các nhân tố giảng dạy đối mới và học tập sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đế phát triển tiềm năng sáng tạo của người học [1]. Hình 3. Mối quan hệ giữa giảng dạy đổi mới và tiềm năng sáng tạo. ** p < .01 Hệ số hồi quy giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo là 0.35 có ý nghĩa về mặt thống kê, cho phép nhận định rằng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên sẽ giải thích và dự đoán được 35% tiềm năng sáng tạo của người học (xem Hình 3). Hệ số hồi quy của mối quan hệ trực tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số công nghệ thông tin là 0.43 có ý nghĩa thống kê. Trong khi hệ số hồi quy của mối quan hệ trực tiếp giữa biến số công nghệ thông tin và biến số tiềm năng sáng tạo cũng là 0.43 có ý nghĩa thống kê. Do đó, hệ số hồi quy của mối quan hệ gián tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo là tích của hai mối quan hệ trên: 0.43 x 0.43 = 0.19. Kết quả trên có nghĩa là: nếu biến số giảng dạy đổi mới thay đổi một độ lệch chuẩn thì biến số tiềm năng sáng tạo thay đổi 0.19 độ lệch chuẩn thông qua biến số công nghệ thông tin. Toàn bộ mối quan hệ này là tổng của mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo: 0.16 + 0.19 = 0.35. Kết quả này cho phép khẳng định, biến số công nghệ thông tin điều hòa một phần mối quan hệ giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo (xem Hình 4). Hệ số hồi quy của mối quan hệ trực tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số học tập sáng tạo là 0.62 có ý nghĩa thống kê. Trong khi hệ số hồi quy của mối quan hệ trực tiếp giữa biến 91 Giáp Bình Nga Hình 4. Quan hệ điều hòa một phần. ** p < .01 Hình 5. Quan hệ điều hòa toàn phần. ** p < .01 số học tập sáng tạo và biến số tiềm năng sáng tạo là 0.52 có ý nghĩa thống kê. Do đó, hệ số hồi quy của mối quan hệ gián tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo là tích của hai mối quan hệ trên: 0.62 x 0.52 = 0.32. Kết quả trên có nghĩa là: nếu biến số giảng dạy đổi mới thay đổi một độ lệch chuẩn thì biến số tiềm năng sáng tạo thay đổi 0.32 độ lệch chuẩn thông qua biến số học tập sáng tạo. Toàn bộ mối quan hệ này là tổng của mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo: 0.03 + 0.32 = 0.35. Kết quả này cho phép khảng định, biến số học tập sáng tạo điều hòa toàn phần mối quan hệ giữa biến số giảng dạy đổi mới và biến số tiềm năng sáng tạo (xem Hình 5). 92 Sáng tạo sư phạm 3. Kết luận Sáng tạo sư phạm bao gồm 3 nhân tố chính là giảng dạy đổi mới và học tập sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Các nhân tố này có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng và chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy sáng tạo sư phạm có tác động tích cực đến việc phát triển tiềm năng sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên sẽ giải thích và dự đoán được tiềm năng sáng tạo của người học. Công nghệ thông tin điều hòa một phần mối quan hệ giữa đổi mới giảng dạy và tiềm năng sáng tạo của người học. Và cuối cùng, học tập sáng tạo điều hòa toàn phần mối quan hệ giữa đổi mới giảng dạy và tiềm năng sáng tạo của người học. Kết quả này mở ra khả năng ứng dụng để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong lớp học cũng như ngoài lớp học. Tuy nhiên, chúng ta cần đầu tư những nghiên cứu sâu hơn để tạo ra sự thay đổi căn bản và toàn diện trong hệ thống giáo dục nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Binh, N. G., 2013. Creativity and Innovation in Education, Vol. 26, Herbert Utz Verlag. [2] Huy Tú, N., 2012. Trí sáng tạo của trẻ em Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học, 1 (8), 31-38. [3] Huỳnh Văn Sơn, 2015. Giáo trình tâm lí học sáng tạo. Ebook. [4] Lin, Y. S., 2011. Fostering creativity through education-a conceptual framework of creative pedagogy. Creative education, 2 (3), 149. [5] Phan Dũng, 2010. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. Nxb Trẻ. ABSTRACT Creative Pedagogy Giap Binh Nga Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education In this paper, a three-element framework of creative pedagogy is proposed to offer a more holistic view of enhancing creativity through teaching. This framework is also a starting point for studies which intend to understand the teachers and students’ responses to creative pedagogy, and to provide implications for applying creative pedagogy in a classroom in the future. Keywords: Creative pedagogy, innovative teaching, technology, creative learning, creative potential. 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4456_gbnga_4114_2131870.pdf
Tài liệu liên quan