Salbutamol trong điều trị dọa sanh non: Kết quả sử dụng tại Bệnh viện Hùng Vương

Tài liệu Salbutamol trong điều trị dọa sanh non: Kết quả sử dụng tại Bệnh viện Hùng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 SALBUTAMOL TRONG ĐIỀU TRỊ DOẠ SANH NON: KẾT QUẢ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Duy Tài* TÓM TẮT Mục đích: đánh giá hiệu quả Salbutamol truyền tĩnh mạch và đặt hậu môn trong điều trị doạ sanh non. Phương pháp: thực nghiệm lâm sàng không so sánh với 106 bệnh nhân được chẩn đoán doạ sanh non và phải nhập viện điều trị. Phác đồ điều trị là Salbutamol, 0.5mg/1ml, 2 ống pha trong dung dịch Glucose 5%500ml truyền tĩnh mạch (điều trị tấn công) đến không còn cơn gò tử cung và Salbutamol, viên đặt hậu môn 1mg (điều trị duy trì) 4vien/ ngày sau đó. Điều trị được xem là hiệu quả khi bệnh nhân không còn gò tử cung và có thể xuất viện. Điều trị được xem là thất bại khi không cắt được cơn gò và bệnh nhân đi vào cuộc chuyển dạ. Kết quả:. Với 106 bệnh nhân đã thu nhận, có 18 trườ...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Salbutamol trong điều trị dọa sanh non: Kết quả sử dụng tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 SALBUTAMOL TRONG ĐIỀU TRỊ DOẠ SANH NON: KẾT QUẢ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Duy Tài* TÓM TẮT Mục đích: đánh giá hiệu quả Salbutamol truyền tĩnh mạch và đặt hậu môn trong điều trị doạ sanh non. Phương pháp: thực nghiệm lâm sàng không so sánh với 106 bệnh nhân được chẩn đoán doạ sanh non và phải nhập viện điều trị. Phác đồ điều trị là Salbutamol, 0.5mg/1ml, 2 ống pha trong dung dịch Glucose 5%500ml truyền tĩnh mạch (điều trị tấn công) đến không còn cơn gò tử cung và Salbutamol, viên đặt hậu môn 1mg (điều trị duy trì) 4vien/ ngày sau đó. Điều trị được xem là hiệu quả khi bệnh nhân không còn gò tử cung và có thể xuất viện. Điều trị được xem là thất bại khi không cắt được cơn gò và bệnh nhân đi vào cuộc chuyển dạ. Kết quả:. Với 106 bệnh nhân đã thu nhận, có 18 trường hợp thất bại (16,98%). Các yếu tố tuổi mẹ, số lần sanh, tình trạng sức khoẻ mẹ và tuổi thai không ảnh hưởng trên kết quả điều trị. Tình trạng cơn gò tử cung và cổ tử cung khi bắt đầu điều trị cũng không khác biệt đáng kể trong hai nhóm kết quả. Trong các trường hợp thất bại, Salbutamol có thể kéo dài thời gian tối đa là 4 ngày. Kết luận: với tỷ lệ thất bại 16,98%, Salbutamol truyền tĩnh mạch và đặt hậu môn duy trì sau đó có thể xem là có hiệu quả khá tốt trong điều trị doạ sanh non. Trong trường hợp điều trị thất bại, Salbutamol cũng có thể kéo dài thời gian đủ để sử dụng có hiệu quả Corticoids nhằm tăng cường độ trưởng thành phổi thai nhi. Tuy nhiên, cần tiếp tục cho số mẫu lon hon để có kết quả chính xác. SUMMARY SALBUTAMOL IN TREATING THREATENED PRETERM LABORS Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 167 – 170 Objective: To evaluate the efficacy of one Beta mimetic - Salbutamol, infusion (first line therapy) and rectal pessaries (mantenance therapy) using Method: a non controlled clinical trial was conducted with a groups of 106 patients: treating regimen included Salbutamol, 0.5mg/1ml.amp, 2 amps in Gulucose 5%, 500ml, infused until stopping uterine contractions and Salbutamol, 1mg, rectal pessaries 4 per day after. Effective treatment was confirmed when patients could go home without uterine contractions. Ineffective treatment was confirmed as labor happened even using Salbutamol. Results:. Within 106 patients, failed rate was 16.98% (18pts). The result of Salbutamol regimen was not influenced by maternal age, parity, mother’s health status and gestational age. The status of uterine contractions and cervical changes was not different significantly between two groups of result. In the failed cases, using Salbutamol might prolong 4 days maximally. Conclusion: Salbutamol, infusion and rectal pessaries using was effective to treat threatened preterm labors with failed rate of 16.98%. In the failed cases, the prolonged time was enough to use effectively Corticoids for lung maturity. The study should be continued to get an exact result. * Bộ môn Sản – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 167 ĐẶT VẤN ĐỀ Sanh non được xem là nguyên nhân hàng đầu gây gia tăng tử suất và bệnh suất của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các bệnh tật về lâu dài trên trẻ sanh non cũng được ghi nhận với tỷ lệ đáng chú ý. Điều trị doạ sanh non bao gồm nhiều phương thức phối hợp từ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, điều trị giảm cơn gò tử cung với các loại thuốc ức chế thụ thể Beta hay Magnee Sulfate, thuốc chẹn kênh Canxi cho đến việc điều trị những yếu tố có khả năng gây ra hay có liên quan đến doạ sanh non. Salbutamol, một thuốc ức chế thụ thể Beta không còn được ưa chuộng và khuyến cáo trong các công bố gần đây do khác biệt về hiệu quả và tần suất các tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong tình hình dược tại Việt nam, những thuốc ức chế Beta được khuyến khích sử dụng vẫn còn lưu hành rất hạn chế. Hơn nữa, Salbutamol vẫn còn cho thấy có một giá trị sử dụng đáng kể, có khả năng làm giảm cơn gò với một giá thành điều trị có thể chấp nhận được và cách sử dụng tương đối đơn giản cũng như có thể kiểm soát được các tác dụng khong mong muốn. Nghiên cứu này đặt ra nhằm đánh giá hiệu quả của Salbutamol, với các đường dùng trong điều trị doạ sanh non. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng không nhóm chứng với các bệnh nhân được chẩn đoán doạ sanh non và phải nhập viện điều trị. Salbutamol, 0.5mg, hai ống trong chai dịch Glucose 500ml, sử dụng truyền tĩnh mạch bắt đầu X giọt/phút, tăng dần mỗi 15 phút cho đến khi cắt được cơn co. Ngưng truyền nếu mạch ≥ 120 lần/phút. Sau khi đã cắt được cơn co, duy trì khoảng 12 giờ rồi giảm dần số giọt cho đến khi còn X giọt/phút vẫn không có cơn co. Duy trì tốc độ này khoảng 12 giờ cùng với Salbutamol 1mg (4 viên/ngày: đặt hậu môn mỗi 6 giờ). Sau khi hết chai dịch truyền sẽ tiếp tục đặt thuốc. Giảm liều dần sau 1-2 ngày. Hiệu quả của điều trị được xác định khi bệnh nhân không còn cơn gò tử cung. Điều trị được xác định là không hiệu quả khi chuyển dạ xảy ra trong khi sử dụng Salbutamol hoặc phải chuyển sang một điều trị khác với một thuốc khác mới dứt được cơn gò. Các biến số đo lường là cơn gò tử cung, tình trạng cổ tử cung trước và sau sử dụng thuốc. Kết quả điều trị được xác định bởi cuộc chuyển dạ xảy ra hay tình trạng không còn cơn gò sau điều trị. Các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc hay có các chống chỉ định với thuốc không được chọn vào nghiên cứu (cao HA, cường giáp, tim mạch, suy thận, suy gan, dị ứng, nhiễm trùng ối). Điều trị được tiến hành khi bệnh nhân biết rõ thông tin về điều trị và chấp nhận phác đồ điều trị. Mẫu bệnh nhân trong năm 2004 tại khoa sản bệnh (BV Hùng Vương) là 106 trường hợp. Chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau. KẾT QUẢ Tổng số đối tượng thu nhận được vào nghiên cứu là 106 bệnh nhân, có 18 (16.98%) người đi vào chuyển dạ khi đang dùng thuốc. Một số đặc điểm nhóm đối tượng được trình bày trong Bảng 1. Các đặc điểm này không khác biệt trong hai nhóm kết quả điều trị. Tình trạng cơn gò và cổ tử cung được trình bày trong Bảng 2 và 3 Bảng 1: Các đặc điểm cơ bản của các bệnh nhân Các chỉ số Giá trị thống kê Tuổi mẹ 16 – 46; MEAN 27 Địa bàn cư trú: - Tại TPHCM - Tỉnh khác 69.7% 30.3% Số lần sanh 0 – 6; MODE 0 (56.6%) Tuổi thai 23 – 37; MEAN 32 Tim thai: - < 160l/ph - Từ 160l/ph trở lên 93.4% 6.6% Tình trạng hyết áp: - Bình thường - Cao huyết áp 88.2% 11.8% CRP - < 6 - Từ 6 trở lên 50% 50% Chuyên đề Ngoại Sản 168 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Bảng 2: Tình trạng cơn gò tử cung và cổ tử cung khi nhập viện Các chỉ số Giá trị thống kê Cơn gò tử cung 1 – 4; MEAN 2 MODE 3 (35.5%) Độ mở CTC - Không mở - Có mở 64.5% 35.5% Độ xoá CTC- Không xoá - Có xoá 81.6% 18.4% Bảng 3. Tình trạng cơn gò tử cung và cổ tử cung khi hết liều điều trị Các chỉ số Giá trị thống kê Cơn gò tử cung 0 – 3; MODE 3 (72.4%) Độ mở CTC - Không mở - Có mở 59.2% 40.8% Độ xoá CTC - Không xoá - Có xoá 75% 25% 67.1% điều trị 2 ngày với liều tấn công (RANGE 1-6 ngày), điều trị duy trì sau đó từ 1-6 ngày với 52.6% cần 3 ngày (RANGE 1-6) 12 trường hợp rơi vào chuyển dạ khi vẫn còn ở liều điều trị tấn công. 6 trường hợp đi vào chuyển dạ khi đã chuyển sang điều trị duy trì. Tổng ngày nằm viện từ 1 đến 9 ngày (MODE 6 ngày / 35.5%) BÀN LUẬN Với kết quả sơ bộ của nhóm 106 trường hợp, tỷ lệ thất bại sau điều trị là 16.98%. Các yếu tố của mẹ như tuổi, số lần sanh hay tình trạng viêm nhiễm (thông qua giá trị CRP khi thử máu mẹ) cũng như yếu tố tuổi thai không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các khuyến cáo gần đây có nêu vai trò của việc điều trị tình trạng viêm nhiễm âm đạo do tác nhân đặc hiệu hoặc do tạp trùng cũng góp phần trong điều trị thành công doạ sanh non. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo thông thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả CRP. Có lẽ, thiết kế nghiên cứu nên xem xét thêm tình trạng viêm nhiễm âm đạo trong các trường hợp doạ sanh non. Với các ghi nhận sơ bộ, có thể nói tình trạng của mẹ, thai không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tình trạng xoá mở cổ tử cung và cơn gò tử cung khi nhập viện tuy có khác biệt giữa hai nhóm kết quả điều trị nhưng không có ý nghĩa thống kê. (Hình 1, 2). Tuy nhiên, có thể ghi nhận đa số các trường hợp thất bại (>90%) có từ 2-3 cơn gò tử cung trong 10phút. Tương tự, tỷ lệ các trường hợp có thay đổi cổ tử cung trong trường hợp thất bại cao hơn trong trường hợp thành công. 36.5 8.3 25.4 41.7 33.3 50 4.8 0 0% 20% 40% 60% 80% 100% thành công thất bại 4 gò 3 gò 2 gò 1 gò Hình 1: Khác biệt về cơn gò khi nhập viện. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 CTC đóng CTC mở CTC không xoá CTC có xoá thành công thất bại Hình 2: Khác biệt về tình trạng cổ tử cung khi nhập viện Ngược lại, giá trị thống kê đạt được với mức 169 p<0.000 khi xét về khác biệt của tình trạng CTC và cơn gò sau liều điều trị. Tất cả 18 trường hợp thất bại đều có CTC đã xoá mở và 12 trường hợp trong đó có 3 cơn gò trong 10 phút. Đa số các trường hợp thất bại đã xảy ra chuyển dạ khi đang dùng liều điều trị. Điều này, phải chăng do vịêc sử dụng Salbutamol do hạn chế bởi các tác dụng phụ đã không thể tăng liều đến tối đa để cắt cơn gò khi dấu hiệu doạ sanh non xuất hiện ở mức độ trầm trọng. Trong các trường hợp thất bại, có 6 trường hợp sanh con >2000g, 8 trường hợp 1500-2000g và 4 trường hợp <1000g. Số ngày điều trị từ 2-4 ngày. Tổng số ngày điều trị tối đa là 4 ngày trong các trường hợp thất bại. Thời gian ngắn ngủi này không cải thiện được tình trạng trưởng thành của thai, tuy nhiên cũng khá đủ cho việc sử dụng có hiệu quả corticoids để thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi. KẾT LUẬN Với tỷ lệ thất bại 16.98% trên số mẫu 106 bệnh nhân, có thể kết luận sơ bộ Salbutamol, truyền tĩnh mạch và đặt hậu môn duy trì tiếp sau đó có tác dụng điều trị khá hiệu quả trong doạ sanh non. Tình trạng sức khỏe mẹ và tình trạng thai dường như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Trong trường hợp điều trị thất bại, thời gian kéo dài thai kỳ tối đa có thể đạt được 4 ngày có thể giúp ích cho việc sủ dụng Corticoids dự phòng giúp tăng cường độ trưởng thành phổi. Cần một số mẫu lớn hơn để có kết quả chính xác và có giá trị hơn. Có thể khi đó, sẽ thấy rõ tương quan giữa các yếu tố ban đầu của mẹ, thai kỳ, thai nhi với kết quả điều trị của phác đồ sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Cunningham FG, Norman F. Gant. William Obstetrics, 21st Edit. Chapter 27: Preterm Birth, p689-727. Library of Congress Cataloging in Publication Data, 2001. 2 Lamont RF, Duncan SL, Mandal D, Basset P. Intravaginal Clindamycin to Reduce Preterm Birth in Women With Abnormal Genital Tract Flora. Obstet Gynecol. 2003;101:516-522 3 Reid G, Bocking A. Bacterial Vaginosis Treatment, the Protential for Probiotics to Prevent Bacterial Vaginosis and Preterm Labor. Am J Obstet Gynecol, 2003; 189: 1202-1208. 4 Goldenberg RL.. The Management of Preterm Labor. The American College of Obstetricians and Gynecologists, Vol 100, N 5, Part 1, p:1020-1037, Nov 2002 5 Leitich H, Brunbauer M, Bodner-Adler B, Kaider A, Egarter C, Husslein P. Antibiotic Treatment of Bacterial Vaginosis In Pregnancy: A Meta-Analysis. Am J Obstet Gynecol. 2003;188:752-758 6 American College of Obstetricians and Gynecologists. Progesterone, ACOG Committee Opinion. Use of Progesterone to Reduce Preterm Birth. Obstet Gynecol. 2003;102(5 Pt 1):1115-1116 7 Keirse MJ. Tocolysis: The History of Tocolysis. Br J Obstet Gynaecol. 2003; 110(Suppl 20):94-97 8 Fisk NM, Chan J. The Case for Tocolysis in Threatened Preterm Labour. Br J Obstet Gynaecol. 2003; 110(Suppl 20):98-102 9 Smith GN. What Are the Realistic Expectations of Tocolytics? Br J Obstet Gynaecol. 2003;110(Suppl 20): 103-106 10 Berkman ND, Thorp JM Jr, Lohr KN, et al. Tocolytic Treatment for the Management of Preterm Labor: A Review of the Evidence. Am J Obstet Gynecol. 2003; 188:1648-1659 Chuyên đề Ngoại Sản 170

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsalbutamol_trong_dieu_tri_doa_sanh_non_ket_qua_su_dung_tai_b.pdf
Tài liệu liên quan