Quy hoạch và quản lý phát triển vùng ven đô thị vấn đề và giải pháp

Tài liệu Quy hoạch và quản lý phát triển vùng ven đô thị vấn đề và giải pháp: 52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY *Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia Ths. KTS. Nguyễn Thị Hồng Vân* Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam năm 2017 đạt 37,5%(1). Theo dự báo tại Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050(2), tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc sẽ đạt 45% vào năm 2025 và tiếp tục đạt ngưỡng 50% - 55% vào năm 2035. Trong giai đoạn từ nay đến 2035, quá trình đô thị hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ tại các vùng đô thị lớn. Trong bối cảnh đó, khu vực nông thôn ven đô thị trung tâm tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của quá trình đô thị hóa tại các thành phố này. Các thành phố lớn nói trên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng không gian đô thị trung tâm ra các huyện ngoại thành, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho khu vực nông thôn ven đô thị trung tâm. Việc tìm kiếm giải pháp quy h...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch và quản lý phát triển vùng ven đô thị vấn đề và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY *Viện Quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia Ths. KTS. Nguyễn Thị Hồng Vân* Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam năm 2017 đạt 37,5%(1). Theo dự báo tại Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050(2), tỷ lệ đô thị hoá toàn quốc sẽ đạt 45% vào năm 2025 và tiếp tục đạt ngưỡng 50% - 55% vào năm 2035. Trong giai đoạn từ nay đến 2035, quá trình đô thị hóa sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ tại các vùng đô thị lớn. Trong bối cảnh đó, khu vực nông thôn ven đô thị trung tâm tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng sẽ là đối tượng chịu tác động nhiều nhất của quá trình đô thị hóa tại các thành phố này. Các thành phố lớn nói trên sẽ tiếp tục phát triển mở rộng không gian đô thị trung tâm ra các huyện ngoại thành, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho khu vực nông thôn ven đô thị trung tâm. Việc tìm kiếm giải pháp quy hoạch và quản lý phát triển thích hợp cho vùng ven đô sẽ góp phần thúc đẩy phát triển đô thị bền vững. Tóm tắt: Về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với đô thị, nằm ở vùng ngoại thành của thành phố lớn, tuy nhiên trên thực tế vùng ven đô đa số vùng ngoại thành, ngoại thị đều có nhiều đặc điểm đô thị và có liên hệ mật thiết với lõi đô thị, do vậy cần được nhìn nhận là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, một khu vực đô thị có mật độ thấp. Bài báo nêu vai trò, đặc trưng, thực trạng của vùng ven đô để từ đó đưa ra định hướng giải pháp phát triển khu vực nông thôn ven đô thị. Từ khóa: Quản lý quy hoạch, vùng ven đô, đô thị. Abstract: Geographically, urban subsurb can be understood as the area adjacent to the city, located in the suburb of a big city. However, in fact, most suburbs have the features of a city and have close relation to the city core. Therefore, it should be seen as an area in the process of urbanization, a city with low density. The article states the roles, characteristics, factual situation of the suburban area, thus, providing orientations for the development of rural areas adjacent to city. Key words: Planning management, suburb, urban. Nhận ngày 20/10/2018, chỉnh sửa ngày 25/10/2018, chấp nhận đăng ngày 31/10/2018. Các thành phố lớn sẽ tiếp tục phát triển mở rộng không gian đô thị trung tâm ra các huyện ngoại thành, đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho khu vực nông thôn ven đô thị trung tâm QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÙNG VEN ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 53Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY VAI TRÒ, ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ LỚN Theo các quy định hiện hành về quản lý hành chính, trong ranh giới một thành phố, thị xã, chỉ có vùng nội thành, nội thị (các quận, phường), được coi là khu vực đô thị. Vùng ngoại thành, ngoại thị (các xã) được coi là khu vực nông thôn. Trên thực tế, đa số vùng ngoại thành, ngoại thị đều có nhiều đặc điểm đô thị và có liên hệ mật thiết với lõi đô thị, khiến cho khu vực này không thể được coi là nông thôn, mà phải được nhìn nhận là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, một khu vực đô thị có mật độ thấp. Về bản chất, đô thị là khu vực sinh sống của lực lượng lao động phi nông nghiệp (thị dân), trong khi nông thôn là khu vực sinh sống của nông dân. Quy hoạch và quản lý đô thị hướng tới tạo ra và quản lý những hệ sinh thái sao cho thị dân có thể phát triển tốt nhất, bền vững nhất, còn quy hoạch và quản lý nông thôn lại hướng tới làm sao tạo ra hệ sinh thái tốt nhất cho nông dân. Hai hệ sinh thái này có logic phát triển trái ngược nhau. Đô thị càng sầm uất, càng đông dân, mật độ càng cao thì hiệu quả tích hợp càng tốt, càng nảy sinh nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Trong khi đó, nông thôn muốn bền vững buộc phải giảm mật độ, gom đất vào sản xuất lớn. Đa số cải tiến, nâng cấp trong lĩnh vực nông nghiệp đều cần tự động hoá, cơ giới hoá, để có thể tăng được năng suất. Ở những nước phát triển, toàn bộ ngành nông nghiệp sẽ không thể tạo thu nhập ổn định và cân bằng cho quá 5-10% dân số. Đô thị với đặc điểm tập trung dân cư mật độ cao trong một phạm vi diện tích với sự đa dạng về ngành nghề, thành phần, làm nảy sinh nhiều vấn đề. Trong khi đó khu vực nông thôn với dân số ngày càng giảm, chỉ có ít thành phần, ngành nghề đơn giản, trong một không gian rộng lớn, cũng có nhiều vấn đề khác phải giải quyết. Quy hoạch và quản lý đô thị và nông thôn do đó có những yêu cầu hoàn toàn khác nhau, dẫn tới những nội dung, giải pháp khác nhau. Về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với đô thị, nằm ở vùng ngoại thành của thành phố lớn. Về tổng thể, vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị và chịu tác động mạnh của đô thị hoá. Nó là sự pha trộn của các hệ thống sinh thái nông nghiệp và đô thị. Bởi vậy, vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông tạo thành một hệ thống nông thôn - ven đô - đô thị. Khu vực ven đô là bộ phận hữu cơ của các thành phố lớn, là đầu mối gắn kết hoạt động sản xuất, thương mại năng động giữa hai thị trường đô thị - nông thôn; ven đô cung cấp nguyên liệu, lao động cho đô thị; là nơi bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật của đô thị cũng như các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng. Khu vực ven đô còn là vùng không gian tự nhiên đảm nhận chức năng tiêu thoát nước và đảm bảo cân bằng sinh thái cho đô thị và đặc biệt ven đô là nơi các dự án phát triển khu đô thị, công nghiệp, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí phục vụ đô thị được đầu tư mạnh mẽ, làm thay đổi cấu trúc nông thôn của ven đô và là cơ sở hình thành những không gian đô thị thực sự trong tương lai. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ LỚN Mật độ dân số cao Đặc điểm nổi bật của khu vực ven đô thị trung tâm của các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là mật độ dân số cao. Mật độ dân số nhiều khu vực có thể đạt 10.000 người/km2, tương đương tiêu chuẩn mật độ của khu vực nội thị. Nếu tính mật độ theo tiêu chuẩn đô thị loại 5 của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị, thì gần như toàn bộ vùng ngoại thành của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đô thị và vùng có mật độ đô thị này có thể mở rộng ra nhiều tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ. Mật độ dân số cao như vậy dẫn đến đất đai cho phát triển nông nghiệp là không thể đủ, cộng với khoảng cách địa lý gần đô thị lõi khiến lao động nông nghiệp từ bỏ đồng ruộng, rời làng xóm đi vào các khu vực đô thị để tham gia thị trường lao động có thu nhập tốt hơn. Công nghệ thông tin liên lạc và giao thông phát triển rất nhanh, khiến các khoảng cách về địa lý cũng như kinh tế, văn hoá giữa nông thôn - đô thị không còn rõ ràng, mà giao thoa trên những vùng rộng lớn. Mật độ dân số cao là một trong những tiền đề của đô thị hoá nhưng cũng đặt ra những thách thức về quản lý Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, có mật độ dân số đông 54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY phát triển. Với một quy mô dân số cao, mật độ tập trung, cộng các hoạt động sản xuất sôi động, việc quản lý khu vực ven đô không thể áp dụng như đối với làng xã nông thôn đơn thuần, nơi hoạt động sống của con người diễn ra chậm, trên quy mô đất đai rộng lớn, và môi trường có khả năng tự cân bằng. Các hoạt động đầu tư đa dạng nhưng thiếu tính tổng thể Do sức hút và nhu cầu phát triển mạnh mẽ từ đô thị, do những lợi thế của khu vực ven đô về nguồn cung đất đai với giá thấp và các điều kiện quản lý phát triển còn lỏng lẻo ở ngoại thành, các loại hình công trình được đầu tư xây dựng phát triển nhanh chóng và phần nào thiếu kiểm soát, thiếu tính tổng thể. Các mô hình đầu tư được áp dụng tại khu vực ven đô có thể bao gồm nhiều công trình công nghiệp và dịch vụ mang tính tạo thị, các công trình phục vụ nông nghiệp với cả quy mô lớn, nhỏ đan xen như: - Các khu công nghiệp được xây dựng mới chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu dịch chuyển xí nghiệp, nhà máy không còn phù hợp tồn tại trong khu vực nội đô. - Các khu đô thị, công trình công cộng mới được xây dựng hiện đại chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, do nhu cầu phát triển mới và yêu cầu dịch chuyển từ nội đô ra khu vực ven đô. - Các khu du lịch sinh thái, dịch vụ vui chơi giải trí được phát triển phục vụ chung cho người dân đô thị, đặc biệt là người dân khu vực nội đô, nơi còn thiếu nhiều dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. - Các khu, công trình tiểu thủ công nghiệp được phát triển đáp ứng nhu cầu hàng hóa dân sinh cho người dân đô thị, đặc biệt cho khu vực nội đô. - Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp, thoát nước, cấp điện,...) phục vụ chung cho khu vực đô thị, đặc biệt có sự liên kết chặt chẽ với khu vực nội đô. - Các khu nhà ở, công trình công cộng phát triển xen kẽ trong các làng xóm, khu ở hiện có. - Phát triển đất đai xây dựng dân cư khá tuỳ tiện dưới ảnh hưởng của các cơn sốt của thị trường bất động sản, đất đai đô thị. - Các trang trại phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao được hình thành đáp ứng nhu cầu hàng hóa dân sinh cho người dân đô thị, đặc biệt cho khu vực nội đô. Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp chiếm ưu thế, nhiều cơ hội phát triển kinh tế Sự phát triển của các khu đô thị, hạ tầng và khu công nghiệp tạo ra một động lực mạnh trong phát triển các vùng nông thôn ở xung quanh các đô thị lớn. Bất động sản là một ngành kinh doanh quan trọng, của các nhà đầu tư lớn, nhỏ và các đơn vị Nhà nước. Đây là một lãnh vực kinh doanh rất tốt cho cả người xây dựng lẫn người mua bán. Lĩnh vực này thành công ở cả phân khúc thị trường nhà ở cao cấp với các khu đô thị mới hiện đại và cả phân khúc nhà ở bình dân rất lớn (xây nhà ở ngoại thành dành cho người dân từ các tỉnh lân cận di cư về thành phố). Đầu tư phát triển công nghiệp cả chính thức và phi chính thức gồm các nhà máy công nghiệp của nhà nước, đầu tư nước ngoài và các cơ sở sản xuất tư nhân phát triển mạnh là môi trường để chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Các hoạt động nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi rất lớn của người dân đô thị cũng là một hoạt động đem lại thu nhập cao, tăng giá trị khai thác của đất đai ven đô Ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đều là hoạt động cung cấp dịch vụ cho đô thị. Ngay cả hoạt động sản xuất nông nghiệp phần nhiều cũng không còn mang tính nông nghiệp đơn thuần, rất nhiều hoạt động nông nghiệp ven đô thực chất là nông nghiệp mang tính dịch vụ, là đầu mối hoàn thiện và cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho đô thị, cho vùng hoặc có thể cho thị trường Quốc gia, quốc tế (như chợ hoa ở Văn Giang, làng gốm Bát Tràng) Dưới tác động của đô thị, các hoạt động kinh tế của khu vực ven đô dần chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đem lại giá trị gia tăng cao, giảm dần sự phụ thuộc vào không gian đất đai nông nghiệp, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế chung đặt cơ sở cho tiến trình đô thị hoá nông thôn. Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng đến dân cư vùng ven Quá trình đô thị hóa ven đô diễn ra theo 2 phương thức: (1) Sự chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa công nghiệp, dịch vụ của dân cư tại chỗ và (2) Sự đầu tư các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy mô lớn của các chủ đầu tư. Sự phát triển của các khu đô thị, hạ tầng và khu công nghiệp tạo ra một động lực mạnh trong phát triển các vùng nông thôn ở xung quanh các đô thị lớn 55Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY Với phương thức (1): Sự chuyển đổi diễn ra từ từ và bản thân người nông dân được hưởng lợi từ quá trình đô thị hóa này. Với phương thức (2): Sự biến đổi nhanh chóng, gây ảnh hưởng nhiều đến người dân sở tại: Người dân mất đất sản xuất, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp là khó khăn, đặc biệt với người lớn tuổi; việc đền bù nhiều khi không thỏa đáng, không tính đầy đủ các chi phí thiệt hại, gây thiệt thòi cho người nông dân dẫn đến phản ứng của người dân. Vấn đề này cần được nghiên cứu, đánh giá và thể chế hóa đầy đủ để tạo cho quá trình đô thị hóa thuận lợi cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân. Nhiều vấn đề hạ tầng bị quá tải trước sự phát triển nhanh chóng, thiếu kiểm soát Mặc dù ven đô là khu vực được đầu tư nhiều công trình hạ tầng thành phố và vùng, giúp cho việc liên kết giữa ven đô và đô thị trung tâm cũng nhưng liên kết vùng thuận lợi. Tuy nhiên, hạ tầng tại các khu vực hiện hữu lại ít được quan tâm, cải thiện. Chưa thấy rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa các điểm dân cư với các dự án xây dựng đô thị mới, khu công nghiệp... ở vùng ven. Các dự án mới được tôn nền lên mức cao, không được nghiên cứu nghiêm túc về cao độ nền và thoát nước có thể gây nguy cơ ngập úng cho các vùng dân cư hiện hữu. Việc tăng mật độ và phát triển công trình xây dựng trong các điểm dân cư một cách tự phát và nhanh chóng, gây sự mất cân bằng về môi trường sinh thái khu dân cư. Công trình kiến trúc được phát triển theo kiểu xây dựng đô thị trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của làng xóm nông thôn, gây ra quá tải cho mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có như giao thông, hệ thống thoát nước. Sự phát triển xây dựng điểm dân cư nặng về tính hiệu ích kinh tế trong sử dụng đất đai và coi nhẹ việc tạo môi trường sống tốt. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phát triển loại hình điểm dân cư này chưa được định hình. Rõ ràng không thể áp dụng các chỉ tiêu cho phát triển điểm dân cư nông thôn chung vào vùng ven đô. Nguy cơ ô nhiễm môi trường Các hoạt động sản xuất tập trung không được quy hoạch và giám sát đầy đủ là nguy cơ đối với môi trường ven đô. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt các làng nghề... đều là những hoạt động có thể gây ô nhiễm. Khu dân cư nông thôn ven đô với mật độ cao, phương thức sinh hoạt gần giống đô thị với thói quen xả thải cao trong khi mô hình quản lý, các dịch vụ hạ tầng đô thị không hoàn thiện được như đô thị gây nên vấn đề lớn về rác thải, nước thải, ô nhiễm môi trường. Cảnh quan Đặc thù cảnh quan nông thôn là đường ngõ nhỏ, nhà ở thấp tầng có sân vườn rộng và nhiều cây xanh, không có cây xanh công cộng. Do việc tăng mật độ, đất đai nhà ở bị chia nhỏ, không gian cây vườn mất dần, nhà xây cao chèn ép lên đường ngõ nhỏ khiến không gian nông thôn trở nên chật chội, ngột ngạt, không đảm bảo chất lượng môi trường sống. Công trình công cộng của làng xóm nông thôn thường nhỏ và thiếu. Khi quy mô dân số tăng lên, không gian công cộng trước đây không còn đủ cho cộng đồng dân cư mới. Lồng ghép giữa mô hình nông nghiệp hiện đại có giá trị sản xuất cao với công viên, mặt nước và các khu vực xây dựng mật độ thấp có tính khả thi cao chính là sự phát triển bền vững của khu vực ven đô 56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY Biến đổi cơ cấu dân số - lao động – nghề nghiệp – di cư Đô thị hóa làm đa dạng cơ cấu xã hội: Dân cư vùng ven đô luôn đa dạng hơn so với dân cư đô thị hoặc nông thôn, bao gồm nông dân (có tỷ trọng ngày càng giảm), công nhân, viêc chức, thợ thủ công, dịch vụ, buôn bán nhỏ... Nghề nghiệp, việc làm, sinh kế thường xuyên biến động do sức hút và đẩy của công nghiệp hóa và đô thị hóa vùng nội đô gần kề Định cư của dân cư mới và cũ phức tạp: Dân sống tại chỗ hàng ngày vào nội thành làm ăn; dân nông thôn di cư vào đô thị tạm dừng chân ở ven đô do giá nhà/ đất rẻ hơn nội thành; dân nội thành chuyển ra ven đô để cải thiện điều kiện sống; công nhân, lao động trẻ ở các nơi về làm việc tại khu công nghiệp, sinh viên các trường thuê nhà trọ ở ven đô... Hiện tượng biến động và luôn di chuyển dẫn đến cơ cấu dân cư khu vực ven đô không thuần nhất, chưa đạt được các yếu tố văn minh đô thị nhưng cũng không đủ tính gắn kết của cộng đồng dân cư nông thôn thuần. Quy hoạch và quản lý khu vực ven đô Ở cấp quản lý vĩ mô, Chính phủ đã lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng vùng gồm các thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh liền kề giai đoạn đến năm 2030 hoặc năm 2035. Theo đó, định hướng vai trò, tính chất và chức năng hệ thống đô thị trong vùng, định hướng mối liên kết đô thị và nông thôn, định hướng kết nối hạ tầng và các trung tâm kinh tế động lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và đô thị hóa toàn vùng, đồng thời tránh tập trung dân cư vào đô thị trung tâm các thành phố lớn gây quá tải và mất cân bằng trong vùng. Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn đến năm 2030 hoặc năm 2035 cũng đã được phê duyệt và hoạch định các chiến lược phát triển tổng thể đô thị, hình thành mạng lưới đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vành đai giao thông và hành lang xanh giới hạn không gian phát triển đô thị; phát triển khu vực đô thị và nông thôn, các khu vực bảo tồn và phát triển. Hệ thống quy hoạch này cũng đã xác định nhiều vùng nông thôn khu vực ngoại thành trong tương lai (10-20 năm) sẽ chuyển đổi thành đô thị. Sau khi các quy hoạch chung được duyệt, chính quyền đô thị đã tiến hành lập các đồ án quy hoạch phân khu để kêu gọi đầu tư trên địa bàn các huyện ngoại thành. Đối với huyện ngoại thành, quản lý thực hiện quy hoạch phân khu đô thị thuộc chính quyền thành phố, còn thực hiện quy hoạch xã, huyện nông thôn mới thuộc về cấp huyện. Thực tế, nhiều dự án đầu tư ở huyện ngoại thành đã không phù hợp với cả quy hoạch phân khu đô thị và quy hoạch xã nông thôn mới. Trong khi đó, vùng ven đô là nơi có các dự án đầu tư tập trung rất sôi động, theo các mô hình như khu du lịch, dự án trang trại, dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án khu công nghiệp và cả rất nhiều các dự án khu nghỉ dưỡng, khu đô thị. Trong cái vỏ là khu vực nông thôn, với bộ máy, công cụ quản lý nông thôn, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội nông thôn, nhưng nhiều khu vực có trình độ phát triển kinh tế rất mạnh mẽ mà năng lực quản lý và hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển đã gây nên những ảnh hưởng xấu tới môi trường, tới đời sống văn hóa xã hội. Các khu vực nông thôn này không những không đón bắt được cơ hội phát triển mà còn cản trở quá trình đô thị hoá của thành phố và vùng đô thị. Đồ án quy hoạch nông thôn mới là công cụ quản lý để đầu tư phát triển nông thôn theo các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn và phát triển điểm dân cư nông thôn. Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí áp dụng toàn quốc đã không phù hợp, nhất là với các khu vực chịu tác động mạnh bởi quá trình đô thị hoá tại các huyện ngoại thành thành phố trực thuộc Trung ương, gây lãng phí đầu tư, không phù hợp với nhu cầu mở rộng và phát triển đô thị. Tiêu chí nông thôn mới và quy hoạch nông thôn mới khu vực ven đô rõ ràng cần điều chỉnh để có thể trở thành công cụ quản lý quy hoạch mang tính địa phương hữu ích cho khu vực đặc thù này. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU VỰC NÔNG THÔN VEN ĐÔ THỊ Đặc điểm của các vùng ven đô là trước kia vốn là nông thôn thuần tuý, nhưng nay có chịu ảnh hưởng của đô thị. Đối với vùng này, có thể hình dung cả khả năng định hướng nông thôn mới và đô thị hoá. Nếu là định hướng quy hoạch nông thôn, sẽ phải tính tới giãn bớt dân, và cung cấp những hoạt động khép kín cho nhóm nhỏ còn ở lại, nhằm nâng cao đời sống, cho họ yên tâm làm nông nghiệp lâu dài. Ngược lại, nếu là định hướng đô thị thì sẽ phải tìm cách kết nối họ với lõi trung tâm đô thị càng chặt chẽ càng tốt, để họ trở thành những cấu phần không thể tách rời của cả một đại đô thị. Nên theo định hướng nào cần dựa vào xu hướng của thị trường. Các chính sách quy hoạch, quản lý chỉ có thể hỗ trợ xu hướng đó, chứ không thể làm ngược lại. Nếu một khu vực dân cư bị mất dân, mất lao động đáng kể. Những người còn lại ngày một ít, nhưng cũng không làm được gì ngoài nông nghiệp, thì cần định hướng nâng cấp nông thôn mới cho họ, khiến cho môi trường nông thôn trở nên ngày một đáng sống hơn. Ngược lại, khi xảy ra quá trình đô thị hoá ở các vùng ven, sẽ có tình trạng li nông bất li hương. Đa số những thành phần trước đây là nông dân nay chuyển thành thị dân, và khi đó môi trường sống của họ chuyển từ nông thôn sang thành thị, với những đặc thù là tỷ lệ phi nông nghiệp cao, thu nhập tăng, mật độ xây dựng tăng, mật độ dân cư 57Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY tăng. Môi trường này không còn tối ưu cho hoạt động nông nghiệp, do quá đông người và đa số không quan tâm tới nông nghiệp, không sống bằng nông nghiệp nữa. Vì thế, không thể dùng định hướng nông thôn mới với họ. Tuy nhiên, môi trường này cũng chưa thực sự có chất lượng sống đô thị thật tối ưu, do mật độ, dân số còn quá thấp và thiếu nhiều loại thiết chế, dịch vụ để trở thành một đô thị sầm uất. Khi đó, chiến lược để có thể nâng cấp các đô thị tự phát này là tìm cách sáp nhập chúng vào cấu trúc và đời sống của cả đô thị lớn càng chặt chẽ càng tốt. Khi đó, ngoài những khu định cư thì tất cả những diện tích nông nghiệp của họ cũng phải được sáp nhập vào chức năng của đại đô thị. Bởi vì xét về kinh tế, một đại đô thị sẽ không quan tâm đến sản lượng của những mảnh ruộng ven đô này. Tuy nhiên, một đại đô thị sẽ cần rất nhiều chức năng để cho hệ sinh thái của mình được tốt hơn, và bền vững hơn. Những không gian trống này là rất cần thiết. Chúng có thể được dùng vào nhiều chức năng khác nhau, trong đó có nông nghiệp. Nhưng nếu là nông nghiệp thì khi đó sẽ không phải là nông nghiệp theo kiểu nông thôn, mà là nông nghiệp đô thị, như một chức năng đô thị. Một số đặc điểm của nông nghiệp đô thị là: Đẹp, sạch, chất lượng cao, có tương tác với hoạt động sống đô thị, có tác dụng gia tăng đối với giá trị bất động sản đô thị, có tác dụng đối với hạ tầng đô thị. Về mặt thể chế, việc quy hoạch và quản lý nông thôn mới được phân cấp về địa phương, cấp huyện, xã, với lý do là những cấp này sẽ hiểu rõ nhất về những vấn đề nông thôn của riêng mình. Thế nhưng, nếu bài toán đặt ra là phải nhìn nhận cả những không gian xây dựng lẫn không gian trống của khu vực này như những cấu phần không thể tách rời của cả một hệ thống đô thị lớn, thì cấp quản lý địa phương sẽ không có cơ sở gì để làm được điều đó. Các khu vực ven đô này do đó phải được quy hoạch và quản lý như những phân khu đô thị chứ không phải là quy hoạch huyện và nông thôn mới. Sự khác biệt cơ bản quy hoạch chung một huyện hay quy hoạch nông thôn mới của một xã về cơ bản coi những đơn vị này là những tế bào nông thôn tương đối độc lập, trong khi bản thân cái tên quy hoạch phân khu cho thấy vấn đề chính là phải giải trình mối liên hệ của phân khu đó với các phân khu khác của tổng thể đô thị. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 2 thập kỷ tới. Nhiều thay đổi đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực nông thôn ven đô thị lõi tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Khu vực khu vực nông thôn ven đô có vai trò quan trọng, là yếu tố chịu ảnh hưởng nhiều nhất và cũng nảy sinh nhiều tác động (cả tích cực và tiêu cực) đến quá trình phát triển của toàn bộ thành phố. Việc tìm kiếm các giải pháp quy hoạch, quản lý phát triển phù hợp là cần thiết để ứng phó có hiệu quả với thách thức và tận dụng tốt các cơ hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông thôn ven đô, góp phần phát triển đô thị bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Số liệu của Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng 2. Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Giải pháp quy hoạch, quản lý phát triển phù hợp là cần thiết để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông thôn ven đô, góp phần phát triển đô thị bền vững

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_5064_2171639.pdf
Tài liệu liên quan