Quần xã phiêu sinh thực vật ở hạ lưu sông Đồng Nai

Tài liệu Quần xã phiêu sinh thực vật ở hạ lưu sông Đồng Nai: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 134 QUẦN XÃ PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI Phytoplankton composition in the downstream of Dong Nai river TS. Lưu Thị Thanh Nhàn(1), ThS. Lê Bùi Trung Trinh(2) (1),(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Phiêu sinh thực vật (PSTV) ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai được nghiên cứu vào năm 2016 và 2017 tại 8 điểm, thuộc đoạn sông từ cuối hồ Trị An đến cầu cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Mẫu PSTV được thu bằng lưới vớt với đường kính mắt lưới là 25µm. PSTV được quan sát dưới kính hiển vi Leica DM500, có gắn máy chụp hình DFC290HD, phân loại bằng các đặc điểm hình thái ngoài. Kết quả đã xác định được 231 taxa PSTV thuộc 3 ngành, 4 lớp, đa dạng nhất là ngành Chlorophyta với 158 taxa, trong đó Lớp Zygnematophyceae thuộc ngà...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quần xã phiêu sinh thực vật ở hạ lưu sông Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 134 QUẦN XÃ PHIÊU SINH THỰC VẬT Ở HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI Phytoplankton composition in the downstream of Dong Nai river TS. Lưu Thị Thanh Nhàn(1), ThS. Lê Bùi Trung Trinh(2) (1),(2)Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Phiêu sinh thực vật (PSTV) ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai được nghiên cứu vào năm 2016 và 2017 tại 8 điểm, thuộc đoạn sông từ cuối hồ Trị An đến cầu cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Mẫu PSTV được thu bằng lưới vớt với đường kính mắt lưới là 25µm. PSTV được quan sát dưới kính hiển vi Leica DM500, có gắn máy chụp hình DFC290HD, phân loại bằng các đặc điểm hình thái ngoài. Kết quả đã xác định được 231 taxa PSTV thuộc 3 ngành, 4 lớp, đa dạng nhất là ngành Chlorophyta với 158 taxa, trong đó Lớp Zygnematophyceae thuộc ngành này phong phú nhất với 120 taxa. Có 6 loài vi khuẩn lam có khả năng gây độc là Microcystis aeruginosa, Microcystis botrys, Microcystis flos-aquae và Microcystis wesenbergii, Planktothrix rubescens và Woronichinia naegeliana. Độ tương đồng về thành phần loài giữa các điểm khảo sát thấp. Thành phần loài PSTV phân bố không đồng đều giữa hai mùa và giữa các điểm khảo sát. Lớp Cyanophyceae và Zygnematophyceae có số loài giảm từ điểm đầu đến điểm cuối – vào mùa khô, trong khi vào mùa mưa số loài ít biến động. Lớp Bacillariophyceae có nhiều loài có nguồn gốc ở biển, hiện diện ở các điểm cuối của khu vực nghiên cứu. Sự đa dạng cao của lớp Zygnematophyceae là nguồn cảm hứng cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Phiêu sinh thực vật, desmids, vi khuẩn lam, thành phần loài, sông Đồng Nai. Abstract Phytoplankton in downstream of Dong Nai river was studied in 2016 and 2017 at eight stations from lower Tri An reservoir to Long Thanh - Dau Giay express bridge. Phytoplankton samples were collected using a nylon mesh plankton net (25 µm diameter). Phytoplankton were observed under the Leica DM500 microscope, equipped with DFC290HD camera, identified based on morphology features. A total of 231 taxa of phytoplankton was recorded belonging to three phyla, four classes, and the most diverse are Chlorophyta with 158 taxa, in which the Zygnematophyceae showed the greatest number of species (120 taxa). There were six potential harmful cyanobacteria species: Microcystis aeruginosa, Microcystis botrys, Microcystis flos-aquae and Microcystis wesenbergii, Planktothrix rubescens and Woronichinia naegeliana. Similarity of species composition is low among survey sites. The phytoplankton distributed unevenly between the two seasons and between the survey sites. The class of Cyanophyceae and Zygnematophyceae has a number of species decreased from the beginning to the end of river- in the dry season, and in the rainy season, the number of species is little changed. Bacillariophyceae has many species from marine, present at the end sites of the study area.The high diversity of Zygnematophyceae is the inspiration for further research. Keywords: phytoplankton, desmids, cyanobacteria, composition, Dong Nai river. Email: lttnhan@hcmus.edu.vn LƯU THỊ THANH NHÀN - LÊ BÙI TRUNG TRINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 135 1. Giới thiệu Phiêu sinh thực vật (PSTV) có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống thủy vực nói chung và các thủy vực nước ngọt nói riêng. Nhóm sinh vật này tạo ra năng suất sơ cấp, là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, nếu thiếu chúng thì sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật khác [11]. Chu kỳ sống ngắn của nhóm sinh vật này giúp chúng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi môi trường, thành phần loài và cấu trúc quần xã PSTV có thể phản ảnh tình trạng dinh dưỡng của thủy vực vì vậy PSTV là một công cụ có giá trị để đánh giá chất lượng nước [1]. Bên cạnh đó, PSTV là nguồn thức ăn quan trọng của phiêu sinh động vật, vì vậy những nghiên cứu về sự đa dạng và phân bố của PSTV vẫn luôn cần thiết để xây dựng mô hình dự đoán quần xã phiêu sinh vật ở sông [17]. PSTV thường được nghiên cứu gắn liền với những khảo sát về tính chất hóa lý của môi trường. Trên thế giới, nhóm sinh vật này là được các nhà môi trường và các nhà tảo học quan tâm. Nguồn thông tin về PSTV ở hồ thì rất phong phú, ngược lại thông tin về PSTV ở sông thì hiếm hơn [12]. Một vài nghiên cứu về PSTV đã được thực hiện ở sông Adiabo năm 2012, sông Parana năm 2007, sông Pandu năm 2013 [3], [17], [16]. Trong nước, các nghiên cứu về PSTV ở sông không có nhiều, một số nghiên cứu về PSTV được thực hiện ở vài con sông như sông La Ngà, sông Hậu, Búng Bình Thiên [7], [9], [10]. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn ở Việt Nam nói chung và ở khu vực phía Nam nói riêng. Sông Đồng Nai đoạn từ Tân Uyên ra đến cửa Xoài Rạp dài xấp xỉ 143 km, đoạn này lòng sông khá rộng, từ 1,5 đến 4,5 km, có chỗ sâu tới 18m, nước sông chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ bán nhật triều vùng cửa sông. Tại Hiếu Liêm, Tân Uyên biên độ triều trong ngày còn tới 1m [15]. Sông Đồng Nai đang chịu tác động trực tiếp của các nguồn thải từ các khu đô thị và các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp và nhiều nguồn thải khác. Do đó, nguồn nước của sông Đồng Nai ít nhiều đã bị ảnh hưởng. Nước sông bị ô nhiễm đã làm thay đổi các yếu tố hóa lý, đồng thời làm biến đổi thành phần thủy sinh vật nơi đây. Ngoài những thông tin từ kết quả quan trắc hàng năm của trung tâm quan trắc môi trường Đồng Nai thì có chưa có nghiên cứu nào về thành phần PSTV của sông Đồng Nai. Vì vậy nghiên cứu về thành phần PSTV ở sông Đồng Nai nhằm cung cấp thông tin về đa dạng sinh học của nhóm sinh vật này, đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng nước sông dựa vào các chỉ số sinh học tảo. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thu mẫu phiêu sinh thực vật Mẫu phiêu sinh thực vật được thu vào tháng 8 năm 2016 (mùa mưa) và tháng 2 năm 2017 (mùa khô) tại 8 vị trí trên sông Đồng Nai, từ nơi hợp lưu với sông Bé đền cầu cao tốc (hình 1) với chiều dài khoảng 140km. Mẫu PSTV được thu và xử lý theo phương pháp được mô tả bởi Sournia năm 1978 [14]. Thu phiêu sinh thực vật bằng lưới vớt phiêu sinh có đường kính mắt lưới là 25µm, bằng cách kéo lưới nhiều lần ở tầng mặt (cách mặt nước 0,5m) của thủy vực. Mẫu được cố định bằng formol sao cho nồng độ cuối cùng của mẫu khoảng 4%. 2.2. Phân tích phiêu sinh thực vật Việc định danh phiêu sinh thực vật dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài. Mẫu SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 136 phiêu sinh thực vật được quan sát dưới kính hiển vi quang học Leica DM500, có gắn máy chụp hình DFC290HD. Phân loại và sắp xếp Phiêu sinh thực vật theo các tài liệu phân loại chính như Dillard 1989, John và cs. 2002, Prescott 1962, Scott & Prescott 1961, Wehr & Sheath 2003 [2], [5], [8], [13], [17]. Tính chỉ số tương đồng Bray Curtis và vẽ sơ đồ nhánh bằng phần mềm Primer 6. Hình 1: Các vị trí thu mẫu trên sông Đồng Nai 3. Kết quả - thảo luận 3.1. Thành phần loài Phiêu sinh thực vật ở khu vực khảo sát gồm 231 taxa thuộc 3 ngành Cyanobacteria, Heterokontophyta và Chlorophyta với 4 lớp là Cyanobacteria, Bacillariophyceae, Chlorophyceae và Zygnematophyceeae, trong đó lớp Zygnematophyceae chiếm 52% với 120 taxa (hình 2). So với một số con sông ở Việt Nam như sông La Ngà, sông Hậu, thì quần xã PSTV ở sông Đồng Nai có ít ngành hơn, chỉ có 3 ngành so với 5 ngành ở sông La Ngà, 6 ngành ở sông Hậu, số lớp cũng ít hơn, chỉ có 4 lớp so với 8 lớp ở sông La Ngà, 6 lớp ở sông Hậu. Tuy nhiên, số taxa ở sông Đồng Nai cao nhất khi so với 202 loài ở sông La Ngà, 128 loài ở sông Hậu. Cả 3 nghiên cứu đều cho thấy hai ngành Heterokontophyta và Chlorophyta chiếm ưu thế với số loài cao nhất [7], [9]. DN1 DN3 DN4 DN5 DN15 DN16 DN17 DN18 LƯU THỊ THANH NHÀN - LÊ BÙI TRUNG TRINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 137 Hình 2: Cấu trúc thành phần loài Phiêu sinh thực vật Vi khuẩn lam hiện diện với 10 taxa dạng đơn bào, tập chủng và 12 taxa dạng sợi, trong đó có các loài có khả năng sản sinh độc tố là Planktothrix rubescens, Woronichinia naegeliana và 4 loài thuộc chi Microcystis là Microcystis aeruginosa, Microcystis botrys, Microcystis flos- aquae và Microcystis wesenbergii [4]. Chi Microcystis phân bố toàn cầu, gồm 25 loài đều là thành phần của phiêu sinh thực vật ở các hồ và sông. Nhiều loài trong chi này gây nên hiện tượng nở hoa (tảo nở hoa) trong các thủy vực giàu dinh dưỡng [6]. Các khuê tảo trung tâm (bộ Centrales) và khuê tảo lông chim (bộ Pennales) có số lượng loài xấp xỉ nhau, với 10% khuê tảo trung tâm và 12% khuê tảo lông chim. Những khuê tảo trung tâm ở đây ngoài những loài sống ở nước ngọt thì có cả những loài có nguồn gốc từ nước mặn như Actinocyclus curvatulus, Actinocyclus subtilis, Coscinodiscus asteromphalus, Coscinodiscus radiatus, Coscinodiscus subtilis, Triceratium favus. Những loài này tập trung phần lớn ở hai điểm DN17 và DN18. Những khuê tảo lông chim phần lớn là những loài nước ngọt như Gomphonema gracile, Nitzschia palea, Surirella robusta, Navicula spp., Synedra spp. và Pinnularia spp. Những loài này hiện diện rải rác các điểm khảo sát. Riêng loài Surirella robusta có mặt ở hầu hết các điểm khảo sát. Ngành Chlorophyta với lớp tảo lục Chlorophyceae chiếm 16% và lớp tảo tiếp hợp Zygnematophyceae chiếm đến 52%. Lớp Zygnematophyceae chủ yếu gồm các loài trong nhóm Desmids (thuộc bộ Desmidiales), là nhóm tảo có hình thái rất đa dạng (hình 3J-M). Theo Wehr và Seath, số lượng Desmids thực sự là phiêu sinh vật rất thấp vì đặc trưng của chúng là có các phụ bộ dài (như Staurastrum, hình 3L), gai dài (như Xanthidium, hình 3N) [17]. Một số chi có nhiều loài hiện diện như Staurastrum (81 loài), Cosmarium (24 loài). Trên sông La Ngà, Desmids chỉ chiếm 15%, trong khi ở sông Đồng Nai Desmids chiếm một tỉ lệ rất cao (đến 52%). Có ít thông tin về nhóm Desmids trong các nghiên cứu về PSTV ở sông. Tuy nhiên, sự đa dạng của nhóm này là nguồn hứng khởi cho những nghiên cứu tiếp theo. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 138 Hình 3: Một số Phiêu sinh thực vật ghi nhận ở sông Đồng Nai A-Microcystis wessenbergii; B-Woronichinia naegeliana; C- Coscinodiscus lacustris; D-Coscinodiscus radiatus; E-Surirella robusta; F-Ankistrodesmus spiralis; G-Dictyosphaerium pullchelum; H-Eudorina elegans; I-Sphaerocystis schroeteri; J-Arthrodesmus curvatus; K-Cosmarium perfissum; L-Staurastrum gladiosum; M-Staurastrum widemanii; N-Xanthidium calcarato-aculeatum 3.2. Sự tương đồng về thành phần loài giữa các điểm khảo sát Qua phân tích cluster cho thấy thành phần PSTV ở các điểm khảo sát có sự tương đồng thấp, với chỉ số tương đồng trong khoảng 16% - 68% (Hình 4). Các điểm khảo sát chia về 3 nhóm rõ rệt, các mẫu thu vào mùa mưa (DN-16)) được nhóm thành một nhóm, nhóm thứ 2 gồm các mẫu thu vào mùa khô (DN-17), riêng 2 mẫu mùa khô ở hai điểm cuối cùng của đoạn sông này (DN17-17 và DN18-17) thành một nhóm riêng biệt. Điều này cho thấy thành phần PSTV ở khu vực khảo sát có sự khác biệt lớn giữa hai mùa: mưa và khô, mùa mưa thành phần PSTV ở các mẫu không khác biệt lớn, riêng mùa khô, hai mẫu gần cửa sông có sự khác biệt rõ so với những mẫu còn lại. Group average D N 1 7 -1 7 D N 1 8 -1 7 D N 3 -1 7 D N 1 -1 7 D N 4 -1 7 D N 5 -1 7 D N 1 5 -1 7 D N 1 6 -1 7 D N 1 8 -1 6 D N 1 7 -1 6 D N 1 5 -1 6 D N 4 -1 6 D N 1 -1 6 D N 5 -1 6 D N 3 -1 6 D N 1 6 -1 6 Samples 100 80 60 40 20 S im ila rit y Resemblance: S17 Bray Curtis similarity Hình 4: Sơ đồ nhánh về sự tương đồng thành phần loài giữa các điểm khảo sát LƯU THỊ THANH NHÀN - LÊ BÙI TRUNG TRINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 139 3.3. Sự phân bố của phiêu sinh thực vật Sự phân bố của phiêu sinh thực vật không đồng đều giữa hai mùa và giữa các điểm khảo sát. Số loài trung bình trong mùa mưa thấp hơn mùa khô (39 so với 46), do phần lớn các điểm ở mùa mưa có số loài thấp hơn mùa khô, trừ 2 điểm DN17 và DN18, trong đó DN17 và DN18 có số loài PSTV vào mùa mưa cao hơn hẳn mùa khô. Trong mùa mưa, số loài ở các điểm biến động ít, dao động trong khoảng 31 – 48 taxa, cao nhất là hai điểm DN17 và DN18 với 48 taxa, thấp nhất là điểm DN16 với 31 taxa. Trong khi vào mùa khô, số loài hiện diện có khuynh hướng giảm dần từ điểm đầu (DN1-17) đến điểm cuối (DN18-17), số loài ở các điểm chênh lệch nhau rất lớn, cao nhất là DN1 với 67 taxa và thấp nhất là điểm DN18 với 25 taxa (Hình 5A). Khuynh hướng biến động này thấy rõ ở những phiêu sinh thực vật thuộc các lớp có nguồn gốc nước ngọt như Cyanophyceae và Zygnematophyceae. Cả hai lớp này đều có khuynh hướng biến động giống như khuynh hướng chung của PSTV tổng số, nghĩa là vào mùa khô, số loài cao ở điểm đầu và thấp dần về điểm cuối (hình 5C, D), trong khi vào mùa mưa số loài ít biến động. Điều này cho thấy vào mùa khô giới hạn nước ngọt ở hạ lưu sông Đồng Nai bị đẩy lên rất cao. Hình 5: Sự biến động (A) phiêu sinh thực vật, (B)-Chlorophyceae, (C)-Cyanophyceae và (D)-Zygnematophyceae tại các điểm khảo sát Số loài của tảo lục thuộc lớp Chlorophyceae vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở hai điểm DN2 và DN17. Giữa các điểm khảo sát thì điểm DN18 có ít loài nhất (hình 5B) do các phiêu sinh thực vật trong lớp này đều có nguồn gốc nước ngọt nên sự hiện diện của chúng ở môi trường có sự pha trộn của nước lợ là rất thấp. Một số loài trong lớp vi khuẩn lam SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 140 Cyanophyceae chỉ xuất hiện ở vài điểm khảo sát như Spirulina major, Planktothrix spp., trong khi các loài thuộc chi Microcystis thường hiện diện ở nhiều điểm khảo sát. Theo nhận định của Reynolds and Descy (1998, trích từ Wehr and Sheath) [11] thì sự hiện diện của những vi khuẩn lam dạng đơn bào và tập chủng ở sông thường phụ thuộc vào thành phần phiêu sinh của những phụ lưu và các hồ lân cận. Do đó mà thành phần vi khuẩn lam ở sông Đồng Nai có nhiều điểm tương đồng với hồ Trị An. Lớp tảo tiếp hợp Zygnematophyceae là lớp có nhiều loài hiện diện nhất. Mùa khô số loài cao hơn hẳn mùa mưa với sự hiện diện của nhiều loài trong nhóm Desmids, là nhóm tảo có ý nghĩa về mặt sinh thái, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhìn chung, Desmids được ghi nhận có mặt ở những thủy vực từ nghèo dinh dưỡng đến dinh dưỡng trung bình, có hàm lượng Canxi và độ dẫn điện thấp [17]. Hình 6: Sự biến động của Bacillariophyceae tại các điểm khảo sát Ngược với khuynh hướng đó là lớp Bacillariophyceae, số loài thấp ở điểm đầu và cao ở điểm cuối. Sự biến động của lớp này không chỉ về số loài mà cả về thành phần loài. Ở các điểm khảo sát gần thượng nguồn, các loài có nguồn gốc nước ngọt hiện diện, trong khi ở các điểm về cuối thì các loài có nguồn gốc nước mặn chiếm đa số, do các loài khuê tảo nước mặn đã theo triều xâm nhập vào các điểm này (hình 6A, B). 4. Kết luận Thành phần Phiêu sinh thực vật trên sông Đồng Nai rất đa dạng với sự hiện diện của 231 taxa thuộc 4 lớp trong 3 ngành là Cyanobacteria, Heterokontophyta và Chlorophyta. Có 6 loài vi khuẩn lam có khả năng tạo độc tố là Microcystis aeruginosa, Microcystis botrys, Microcystis flos-aquae và Microcystis wesenbergii, Planktothrix rubescens và Woronichinia naegeliana. Độ tương đồng về thành phần loài giữa các điểm khảo sát thấp. Thành phần loài phiêu sinh thực vật phân bố không đồng đều giữa hai mùa và giữa các điểm khảo sát. Lớp Cyanophyceae và Zygnematophyceae có số loài giảm từ điểm đầu đến điểm cuối – vào mùa khô, trong khi vào mùa mưa số loài ít biến động. Lớp Bacillariophyceae có nhiều loài có nguồn gốc ở biển, hiện diện ở các điểm cuối của khu vực nghiên cứu, nơi chịu ảnh hưởng của nước mặn. Lớp Zygnematophyceae có sự đa dạng cao là nguồn cảm hứng cho những nghiên cứu tiếp theo. LƯU THỊ THANH NHÀN - LÊ BÙI TRUNG TRINH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 141 Lời cảm ơn: Bài báo là kết quả của đề tài cấp Đại học Quốc gia C2016-18-25. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bellinger, G.E. and Sigee, C.D., 2015. Freshwater algae: Identification, enumeration and use as bioindicators (2e), Wiley Blackwell. 2. Dillard, G. E., 1989. Freshwater Algae of the Southeastern United States, Part 1. Chlorophyceae: Volvocales, Tetrasporales, and Chlorococcales. J. Cramer, Berlin, Germany. 3. George, E. E., Samuel, I. U. and Andem, A.B., 2012. Composition and Abundance of Phytoplankton of Adiabo River in Calabar River system, Southeast, Nigeria. Euro. J. Zool. Res., 1(4): 93-98. 4. Guiry in Guiry, M.D. and Guiry, G.M., 2019. AlgaeBase. World-wide electronic publication, National University of Ireland, Galway. searched on 18 January 2019. 5. John, D. M., Whitton, B. A. and Brook, A.J., 2002. The Freshwater Algal Flora of the British Isles, An identification guide to freshwater and terrestrial algae. Cambridge University Press. 6. McGregor, B.G., 2013. Freshwater Cyanobacteria of North-Eastern Australia: 2. Chroococcales, Phytotaxa 133(1): 1–130. 7. Lưu Thị Thanh Nhàn và Lê Bùi Trung Trinh, 2013. Thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật ở sông La Ngà, Tuyển tập nghiên cứu biển, XIX: 55 – 60. 8. Prescott, G. W., 1962. Algae of the western Great Lakes area, with an Illustrated Key to the Genera of Desmids and Freshwater Diatoms, Wm.C.Brown Company Publishers. 9. Huỳnh Vũ Ngọc Quý, Đỗ Thị Bích Lộc, Phạm Thanh Lưu, 2011. Đa dạng sinh học khu hệ thực vật phiêu sinh ở sông Hậu, khu vực cầu Cần Thơ từ năm 2009 đến 2010, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, 832-840. 10. Lê Công Quyền, 2015. Sự phân bố phiêu sinh vật ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang, tạp chí khoa học trường Đại học An Giang, tập7(3), 66 – 74. 11. Reynolds, C.S., 2006. The ecology of phytoplankton, Cambridge University Press. 12. Rojo, C., Cobelas, A. M. and Arauzo, M., 1994. An elementary, structural analysis of river phytoplankton. In: Descy, J.P., Reynolds, C. S, and Padisak, J. (ed.). Phytoplankton in turbid environments: rivers and shallow lakes. Kluwer Academic Publishers. 13. Scott, A.M. and Prescott, G.W., 1961. Indonesian Desmids, Hydrobiologia 17 (1-2), pp 1–132 (https://doi.org/10.1007/ BF00040416). 14. Sournia A., 1978. Phytoplankton manual. Pubblished by the United National Educational Scientific and Cultural Organization, 335p. 15. Trung tâm quan trắc môi trường Đồng Nai: hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, truy cập ngày 20/12/2018. 16. Verma, S., Tiwari D. and Verma A., 2013. Algal dynamics of river Pandu in relation to ambient environment. ECOPRINT 20: 9-17. 17. Wehr, J.D. and Sheath, R. G., 2003. Freshwater Algae of North America: Ecology and Classification. New York, Academic Press. 18. Zalocar de Domitrovic, Y., Poi de Neiff, A.S.G. and Casco, S.L., 2007. Abundance and diversity of phytoplankton in the Paraná River (Argentina), 220 km downstream of the Yacyretá reservoir, Braz. J. Biol., 67(1): 53-63. Ngày nhận bài: 08/01/2019 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf70_3534_2214975.pdf
Tài liệu liên quan