Phát triển nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Bến Tre - Võ Thành Khởi

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Bến Tre - Võ Thành Khởi: 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE Võ Thành Khởi * TÓM TẮT Với xu thế phát triển hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre là một yêu cầu cấp bách. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới mang ý nghĩa cấp thiết. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới để góp phần cho việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà. Từ khóa: xu thế, đào tạo, nguồn nhân lực, cấp thiết, phát triển THE SOLUTIONS TO THE DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE IN BEN TRE COLLEGE ABSTRACT In today’s tendency of the development, the training of highly quality human resource for Ben Tre province is very important. In addition, solutions to the development of hum...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ở trường Cao đẳng Bến Tre - Võ Thành Khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE Võ Thành Khởi * TÓM TẮT Với xu thế phát triển hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre là một yêu cầu cấp bách. Do đó, việc đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới mang ý nghĩa cấp thiết. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của Trường Cao đẳng Bến Tre trong thời gian tới để góp phần cho việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà. Từ khóa: xu thế, đào tạo, nguồn nhân lực, cấp thiết, phát triển THE SOLUTIONS TO THE DEVELOPMENT OF HUMAN RESOURCE IN BEN TRE COLLEGE ABSTRACT In today’s tendency of the development, the training of highly quality human resource for Ben Tre province is very important. In addition, solutions to the development of human resource in Ben Tre College have the urgent meaning. This article is to evaluate the current situation of human resource in Ben Tre College and find out the positive and negative sides. On that basis, the solutions to the development of human resource in Ben Tre College are proposed in order to facilitate the development of hometown. Keywords: tendency, training, human resource, urgent, develope 1. Đặt vấn đề Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, thu nhập bình quân đầu người thấp, năm 2014 chỉ đạt được 866 USD/năm so với bình quân cả nước là 1200 USD/năm, chiếm tỷ lệ 72,17% so với cả nước. Một bộ phận con em của nhân dân lao động không có đủ điều kiện về kinh tế để dự thi và theo học các trường đại học, cao đẳng ở ngoài tỉnh. Do đó, việc nâng cấp Trường Cao đẳng Bến Tre nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học có điều kiện học tập cao hơn. Trường Cao đẳng Bến Tre được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ cho sinh viên trong tỉnh và các vùng lân cận. Đó là các nhu cầu học tập của thanh niên sau khi kết thúc các cấp, bậc học giáo dục phổ thông để chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động; nhu cầu học thêm của những người đang lao động nhằm bổ túc nghề nghiệp hoặc muốn chuyển * TS. Giảng viên, Trường Cao đẳng Bến Tre 79 Phát triển nguồn nhân lực . . . đổi ngành nghề; cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và những nhà tuyển dụng; nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống sinh hoạt cũng như phục vụ cho việc phát triển giáo dục và đào tạo. Đồng thời, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội khác và phục vụ nhu cầu học tập, hoàn thiện bản thân của cộng đồng dân cư trong tỉnh và vùng lân cận. Trong đó, trước hết là nhu cầu được tiếp tục theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp. Hiện nay, bình quân mỗi năm Bến Tre có khoảng 11.500 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (Bảng 1). Bến Tre có tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp bình quân hằng năm khá cao (91,78%), đây là tiềm lực to lớn của tỉnh. Đặc biệt, trong những kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Bến Tre là tỉnh có nhiều học sinh đoạt giải, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, xếp hạng bậc nhất, nhì trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 1. Thống kê học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT 2010-2014 1 SỐ LIỆU 2010 2011 2012 2013 2014 Đăng ký dự thi 14.009 12.915 13.659 11.820 10.896 Tốt nghiệp trung học phổ thông 12.099 11.259 12.136 11.539 10.748 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 86,37% 87,18% 88,85% 97,62% 98,86% Bình quân tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2014 91,78% Mặc dù đã loại trừ số học sinh không có đủ điều kiện kinh tế để dự thi và theo học ở các trường đại học và cao đẳng ngoài tỉnh, song số lượng học sinh đăng ký dự thi vào các trường đại học và cao đẳng vẫn còn cao hơn nhiều so với số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Thể hiện ở bảng thống kê 2: Bảng 2. Thống kê số lượt học sinh THPT dự thi vào đại học, cao đẳng 2010-2014 2 SỐ LIỆU 2010 2011 2012 2013 2014 Đăng ký dự thi 20.811 21.688 26.840 22.904 22.740 Trúng tuyển ĐH, CĐ 3208 4888 5340 3939 4.800 Tỷ lệ đỗ ĐH-CĐ 15,41% 22,54% 19,9% 17,2% 21,1% Qua đó, cho thấy hầu hết học sinh đều có nguyện vọng theo học các trường đại học và cao đẳng để đạt được bằng cấp theo yêu cầu của xã hội ngày nay và giúp tìm được việc làm ổn định, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Xét trên nhiều phương diện như tài chính, điều kiện gia đình, vị trí địa lý, khả năng thích ứng với môi trường học tập với đa số học sinh được học tập tại địa phương là thuận lợi nhất. 1 Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Thống kê số lượng học sinh đăng ký dự thi và đỗ tốt nghiệp THPT 2 Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Báo cáo thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển đại học, cao đẳng 80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 3. Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 - 2020 3 Năm Số lao động Yêu cầu qua đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động (%)Tổng số CĐ, ĐH THCN CNKT 2015 942.045 471.022 70.653 94.205 306.164 49,99 2016 960.886 480.442 72.066 96.089 312.287 49,99 2017 980.104 490.050 73.507 98.010 318.533 49,99 2018 999.706 499.851 74.977 99.970 324.904 49,99 2019 1019.700 519.845 77.976 103.968 519.663 50,98 2020 1.064.511 585.481 87.822 117.096 380.563 55 Bình quân tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động (%) 50,99 3 Cao đẳng Bến Tre. 2012. Trích một số dữ liệu về nguồn nhân lực trong đề án tiền khả thi thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre Như vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực qua đào tạo của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2015 – 2020 trung bình hằng năm chiếm 50,99% trong tổng số nhu cầu lao động của tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, sau hơn 100 năm chờ đợi để qua từng chuyến phà, sáng ngày 19/01/2009 Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chính thức tuyên bố khánh thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Rạch Miễu trên Quốc lộ 60 nối liền tỉnh Bến Tre và các tỉnh phía Nam. Công trình cầu Hàm Luông - công trình chào mừng kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của tỉnh Bến Tre, chiếc cầu Cổ Chiên đang xây dựng nối tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng sẽ phá thế độc đạo về các tỉnh miền Tây, là điều kiện vô cùng thuận lợi để khai thác tiềm năng to lớn của Bến Tre. Đây cũng là công trình có rất nhiều ý nghĩa, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, không chỉ riêng với Bến Tre mà đối với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre hiện nay có 2 khu công nghiệp nằm trong hệ thống các khu công nghiệp quốc gia gồm khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp, thuộc địa bàn huyện Châu Thành hoạt động khá ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp trong 2 năm 2007 và 2008 đạt trên 552 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 16,4 triệu USD, chiếm gần 11,7% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Mô hình khu công nghiệp Bến Tre được đánh giá là một trong những KCN hoạt động thành công trong phạm vi cả nước và đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.600 lao động ở địa phương. Giai đoạn từ 2010 đến năm 2020, Bến Tre quy hoạch phát triển thêm 5 khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 1.600 ha. Các khu công nghiệp mới tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành (02 khu), Mỏ Cày Bắc (01 khu), Mỏ Cày Nam (01 khu) và Giồng Trôm (01 khu). Hiện nay, tỉnh còn có khu công nghiệp, nhà máy, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, các bệnh viện và cần thiết phải có một trường Cao đẳng đa ngành có tiềm lực để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; đồng thời làm trung tâm liên kết các cơ sở để phối hợp, đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ ngày càng nhiều cho cộng đồng. 81 Phát triển nguồn nhân lực . . . Tất cả các tiềm năng nêu trên cùng với những điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa và đời sống xã hội vừa được mở ra trong những năm gần đây đã trở thành yêu cầu bức thiết nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre phù hợp với quy hoạch mạng lưới đại học/cao đẳng nước ta, để khai thác nhanh, mạnh và có hiệu quả nguồn học sinh tốt nghiệp của tỉnh nhà, đào tạo các em thành nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Thực trạng nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre Trường Cao đẳng Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 4701/QĐ- BGDĐT- TCCN ngày 23 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Cao đẳng Sư phạm Bến Tre, Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Bến Tre và Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Bến Tre. Khi thành lập, tổ chức bộ máy của Trường gồm có 5 Phòng và 7 Khoa với tổng số cán bộ, viên chức là 274, trong đó có 36 Thạc sỹ (đạt 13,14%). Số giảng viên có trình độ Thạc sỹ là 33/177 cán bộ giảng dạy (đạt 18.64%), số cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ 3/39 (đạt 7.69%). Đến nay, sau 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng Bến Tre gồm có 9 Phòng, 10 Khoa và 1 Trung tâm với 88/265 cán bộ, viên chức có trình độ Thạc sỹ trở lên (đạt 33,20%) trong đó có 5 Tiến sỹ (đạt 1,88%). Số giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên là 75/169 cán bộ giảng dạy (đạt 44,37%). Số cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm 33/47 ( đạt 70,21%). Hiện nay, Trường có 24 giảng viên đang học Cao học và 07 giảng viên đang học Nghiên cứu sinh4. Tổng số sinh viên đang theo học tại Trường (tính đến tháng 7/2014): 3.549 sinh viên, học sinh các hệ đào tạo, bao gồm: - Hệ Cao đẳng chính qui: 2.872 sinh viên. - Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: 526 học sinh. - Hệ sơ cấp nghề: 151 học sinh. Bình quân 21 sinh viên, học sinh /1 giảng viên Bên cạnh đó, Trường còn liên kết đào tạo liên thông cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng lên đại học các ngành: Sư phạm, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Xây dựng, Giáo dục Thể chất, Kế toán. Trong 10 năm qua, Trường Cao đẳng Bến Tre đã đào tạo 17.283 sinh viên học sinh, cung cấp cho thị trường lao động của tỉnh Bến Tre và các tỉnh bạn. 4 Kỷ yếu 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre Bảng 4. Các ngành nghề đào tạo tại Trường Cao đẳng Bến Tre Các ngành thuộc hệ CĐ Các ngành thuộc hệ TCCN - Chính quy: 13 mã ngành - Chính quy: 14 mã ngành 1/ Giáo dục mầm non 1/ Xây dựng dân dụng - công nghiệp 2/ Giáo dục tiểu học 2/ Sửa chữa và khai thác thiết bị cơ khí (ô tô - xe máy) 3/ Công nghệ kỹ thuật điện 3/ Điện dân dụng-công nghiệp (THCS) 4/ Công nghệ kỹ thuật xây dựng 4/ Điện dân dụng - công nghiệp (THPT) 5/ Tiếng Anh 5/ Điện tử - Tin học 6/ Việt Nam học (văn hóa - du lịch) 6/ Kế toán doanh nghiệp sản xuất (THCS) 7/ Kế toán 7/ Kế toán doanh nghiệp sản xuất (THPT) 8/ Quản trị kinh doanh 8/ Kế toán thương mại dịch vụ 82 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 9/ Công nghệ chế biến thủy sản 9/ Kế toán hành chính sự nghiệp 10/ Công nghệ kỹ thuật ôtô 10/ Quản lý ngân sách nhà nước 11/ Nuôi trồng thủy sản 11/ Thuế 12/ Tài chính- Ngân hàng 12/ Chăn nuôi thú y 13/ Tin học 13/ Bảo hiểm 14/ Giáo dục thể chất 14/ Nuôi trồng thủy sản - Không chính quy: 04 mã ngành - Không chính quy: 03 mã ngành 1/ Giáo dục MN 1/ Chăn nuôi thú y 2/ Công nghệ kỹ thuật điện 2/ Kế toán doanh nghiệp 3/ Kế toán 3/ Điện dân dụng - công nghiệp 4/ Tiếng Anh Đánh giá về thực trạng đội ngũ: + Tích cực: Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường đã được rèn luyện, trưởng thành trong quá trình xây dựng và phát triển. Các giảng viên có phẩm chất lao động tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, là lực lượng cán bộ khoa học cơ bản, khoa học giáo dục thuộc dạng mạnh trong khu vực. Tuổi bình quân của các giảng viên tính đến năm 2014 là 35,5 tuổi đây là cơ hội cho cán bộ giáo viên của trường học tập nâng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển Trường trong tương lai. Ban Lãnh đạo trường đã kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy gồm có Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa, biên chế cán bộ, viên chức. Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre từng bước phát triển và trở thành những tổ chức vững mạnh. Ban Giám hiệu và lãnh đạo các Phòng, Khoa có kinh nghiệm điều hành và quản lý trong các hoạt động, đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay. Hầu hết giảng viên đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn tham gia giảng dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ sở vật chất Trường đang được hoàn thiện và tiếp tục xây dựng mới. Về đào tạo, Trường tiếp tục tổ chức đào tạo các mã ngành trình độ cao đẳng của Trường Cao đẳng sư phạm; tiếp tục đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp các mã ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Nông Lâm – Thủy sản là thế mạnh của 2 Trường thành viên trước đây và đã nâng cấp các mã ngành này thành hệ đào tạo trình độ Cao đẳng, đồng thời mở mã ngành đào tạo mới giúp các ngành nghề đào tạo của Nhà trường phong phú và đa dạng như Quản trị Văn phòng, Công nghệ Thực phẩm, Cơ khí ô tô. Phát huy thế mạnh và kinh nghiệm tổ chức các hệ đào tạo, Trường tiếp tục tổ chức đào tạo sơ cấp nghề khối ngành đào tạo Lái xe ô tô. Công tác bồi dưỡng của Trường mở rộng hệ bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non đạt trình độ cao đẳng Sư phạm; bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, giáo viên THCS phục vụ cho thay sách giáo khoa và bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn theo chu kỳ; đồng thời thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục các trường MN, TH, THCS. + Hạn chế: Kinh nghiệm thực tế của một số giảng viên trẻ còn ít, trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế. Cán bộ quản lý phần lớn là giảng viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về khoa học quản lý. Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao: nguồn nhân lực vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đầy đủ cho một trường Cao đẳng. Bên cạnh đó, số lượng giảng viên đạt trình độ Tiến sỹ chưa nhiều, chính sách thu hút cán bộ về công tác lâu dài cho Trường vẫn chưa khả thi. 83 Phát triển nguồn nhân lực . . . + Nhu cầu đổi mới: Đẩy mạnh việc tạo nguồn và tuyển chọn cán bộ, giảng viên mới để đảm bảo số lượng giảng viên và đảm bảo chất lượng ổn định lâu dài; đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có. Cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Cao đẳng Bến Tre quyết tâm xây dựng Trường ngày càng lớn mạnh, thực hiện thành công tầm nhìn đến năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển Trường trở thành một trường cao đẳng ổn định trên các mặt cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, cùng với các trường cao đẳng khác trong vùng góp phần đắc lực vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương và của cả nước. 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre Trường Cao đẳng Bến Tre định hướng phát triển đến năm 2016 phấn đấu đạt 80% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên, 20% Tiến sỹ và tất cả các giảng viên phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ; 60% cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ trở lên. Các khoa, phòng Đào tạo, phòng NCKH&QHQT phải có ít nhất một cán bộ quản lý trình độ Tiến sỹ. Công nhân viên chức phục vụ khác, 70% có trình độ Đại học- Cao đẳng, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý, phục vụ. Như vậy, để đáp ứng đủ điều kiện đến năm 2016 Trường Cao đẳng Bến Tre phát triển nguồn nhân lực cao cần phải có sự đầu tư về nhiều mặt. Hiện nay, Trường có 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 115.511,1 m2 và nhiều phòng học, phòng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong thời gian tới kèm theo đó là Trường có 03 ngành chủ lực: Kinh tế - Sư phạm – Ngoại ngữ tiếng Anh đều có Tiến sỹ đầu ngành và các ngành còn lại đều có Thạc sỹ. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Trường quy hoạch đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Trong tương lai, với đội ngũ giảng viên trong các khoa Kinh tế - Tài chính, Sư phạm, Ngoại ngữ tiếng Anh, Nông - Lâm - Thủy sản, Kỹ thuật Xây dựng - dân dụng, Cơ khí ô tô, Kỹ thuật Điện có tiến sĩ đầu ngành (vì hiện nay các ngành này đang có 10 thạc sỹ, 4 đang học Cao học và 3 học Nghiên cứu sinh). Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Bến Tre sẽ được củng cố, xây dựng và phát triển trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện nay của Trường. Đội ngũ này có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho Trường trong thời gian tới. Để làm được điều này Trường phải có giải pháp như sau: + Nâng cao chất lượng đội ngũ: Trong giai đoạn 2014 - 2020 phát triển đội ngũ nguồn nhân lực được xác định là chiến lược trung tâm, là tiền đề quan trọng để nâng cấp nguồn nhân lực, tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Sự tồn tại và phát triển của Trường phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược đào tạo cán bộ, giảng viên. Cụ thể, Trường nên khuyến khích, đẩy mạnh việc đưa đi đào tạo một cách có kế hoạch cho các giảng viên có trình độ Thạc sỹ ở các khoa tại Trường để tiếp tục học Nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp sư phạm, kinh nghiệm công tác và nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc giáo dục, bồi dưỡng, quản lý cán bộ viên chức của các Phòng, Khoa, Bộ môn. Để thực hiện được giải pháp này thì Trường cần phải tổ chức tập huấn, phổ biến phương pháp và nội dung đào tạo cho từng Khoa, Bộ môn. Đây là chiến lược phát triển nguồn nhân lực vững chắc cho việc mở thêm mã ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng Bến Tre. + Xây dựng và thực hiện đề án phát triển đội ngũ: nhằm đảm bảo nhu cầu giảng dạy và phát triển của Trường trong thời gian tới, 84 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường nên xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Trường cần phải có những chính sách khuyến khích, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có ý chí phấn đấu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp cho Trường trong tương lai theo hướng đạt trình độ chuẩn, trẻ hóa, có tính kế thừa bền vững. Tuy nhiên, Trường cũng nên rà soát lại các qui chế, qui định ràng buộc không phù hợp với thực tế của quá trình đào tạo và phát triển để thay thế, bổ sung sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, Trường cũng nên xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các Khoa, Bộ môn để thuận tiện hơn trong việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Trường trong thời gian tới. + Đổi mới phương thức tuyển dụng: Thứ nhất, Trường cần phải lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu giảng dạy nhưng đặc biệt phải chú trọng đến yếu tố chất lượng tuyển dụng. Thứ hai, Trường nên có các quy định chế độ đãi ngộ cao về tiền lương, môi trường, điều kiện làm việc tốt cho cán bộ giảng viên ở những vị trí đặc biệt cần thiết để thu hút nhân tài, nhất là các cá nhân có trình độ Tiến sỹ. Thứ ba, Trường nên mời các giảng viên có học vị cao đã về hưu hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm từ các cơ quan, Sở, ban ngành, doanh nghiệp tham gia cố vấn trong công tác xây dựng chương trình đào tạo hoặc có thể tham gia giảng dạy nhằm đảm bảo về số lượng và nâng cao được chất lượng đào tạo trong thời gian tới. + Áp dụng văn hóa doanh nghiệp: nhằm tạo môi trường làm việc tích cực, khích lệ việc sáng tạo của từng giảng viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Trường. Cụ thể, Trường nên khuyến khích các giảng viên tăng cường giao tiếp chia sẻ thông tin để tạo thái độ làm việc tích cực và gắn bó hơn trong đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, Trường cũng nên tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng, đảm bảo mọi quyền lợi chế độ và thường xuyên quân tâm, động viên về vật chất lẫn cả tinh thần nhằm tạo cảm giác gắn bó cho giảng viên và khuyến khích họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy tại Trường. + Quy hoạch cán bộ quản lý: gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ (đánh giá, đào tạo - bồi dưỡng, bố trí - sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ) và gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ. Hằng năm, Trường phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giảng viên. Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các phòng trực tiếp quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý các khoa, bộ môn. Cán bộ quản lý và giảng viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo, tư duy đổi mới, đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, yêu nghề, gắn bó với Nhà trường. + Hoàn thiện nội dung đào tạo ngành nghề: theo hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, xây dựng và mở mới các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của địa phương; tăng cường mở rộng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đội ngũ giảng viên của Trường để đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng đào tạo- bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục tiến đến đăng ký kiểm định với Bộ Giáo dục & Đào tạo; xây dựng các mối quan hệ đối ngoại, trước hết với các sở ngành, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp để gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo của Nhà trường với nhu cầu xã hội. Phương châm chủ yếu là: thực sự đặt người học vào vị trí trung tâm, là đối tượng phục vụ trong chiến lược phát triển nhà trường. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; được đảm bảo chế độ chính sách xã hội; được tạo điều kiện hoạt động, tập 85 Phát triển nguồn nhân lực . . . luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được tư vấn về việc làm và các hình thức hỗ trợ khác. 4. Kết luận Trải qua 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập, Trường Cao đẳng Bến Tre đã thực sự là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực các ngành cho xã hội. Gần 20 ngàn học sinh, sinh viên đã được đào tạo tại trường là một minh chứng về sự đóng góp không nhỏ vào việc cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều cựu học sinh sinh viên của trường đã trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nhân thành đạt trong và ngoài tỉnh. Để trường Cao đẳng Bến Tre có thể phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều này, Ban Giám Hiệu, đội ngũ giảng viên phải nỗ lực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy. Đồng thời, để đạt được kết quả tối ưu cho việc phát triển, Nhà trường cần làm tốt các công việc sau: xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nhân tài, quy hoạch nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện, ưu tiên cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nhà trường có được nguồn nhân lực đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình xây dựng và phát triển. Có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực Trường Cao đẳng Bến Tre sẽ đáp ứng niềm mong mỏi nâng cao trình độ của người dân tỉnh Bến Tre; đồng thời, đáp ứng kỳ vọng của cấp Lãnh đạo tỉnh nhà thông qua việc nâng cao dân trí để góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Đổi mới cơ cấu tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng viên phù hợp với giai đoạn phát triển mới trong phong trào Đồng khởi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ GD-ĐT. 2007. Quyết định số 43/QĐ-BGD-ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ [2]. GD-ĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo Cao đẳngvà cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. [3]. Cao đẳng Bến Tre. 2014. Báo cáo nguồn nhân lực của trường Cao Đẳng Bến Tre đến năm 2014 [4]. Cao đẳng Bến Tre. 2012. Dự báo nhu cầu nhân lực của trường Cao Đẳng Bến Tre trong giai đoạn 2015-2020. [5]. Cao đẳng Bến Tre. 2012. Trích một số dữ liệu về nguồn nhân lực trong đề án tiền khả thi thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre. [6]. Cao đẳng Bến Tre. 2014. Kỷ yếu 37 năm tiếp nối truyền thống đào tạo & 10 năm thành lập Trường Cao đẳng Bến Tre. [7]. Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Thống kê số lượng học sinh đăng ký dự thi và đỗ tốt nghiệp THPT. [8]. Sở Giáo dục - đào tạo Bến Tre. 2014. Báo cáo thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi và trúng tuyển đại học, cao đẳng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_2302_2121786.pdf
Tài liệu liên quan