Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim – hoá học lớp 10 trung học phổ thông - Vũ Thị Thu Hoài

Tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim – hoá học lớp 10 trung học phổ thông - Vũ Thị Thu Hoài: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0074 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 94-104 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HOÁ HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Thu Hoài1, Nguyễn Thị Kim Ngân2, 1Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh Tóm tắt. Dạy học hợp tác (DHHT) đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu lí thuyết và DHHT, khẳng định các ưu việt của phương pháp dạy DHHT trong việc phát huy tính tích cực học tập và phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho học sinh (HS). Bài viết nghiên cứu cơ sở lí thuyết của DHHT theo nhóm, các thành tố của DHHT. Từ đó xây dựng các thành tố, tiêu chí tương ứng với các biểu hiện của NLHT trong học tập của HS; đề xuất quy trình 6 bước phát triển NLHT cho HS, chú trọng sự tham gia tích cực của HS vào việc đề...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim – hoá học lớp 10 trung học phổ thông - Vũ Thị Thu Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0074 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 94-104 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM – HOÁ HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Thu Hoài1, Nguyễn Thị Kim Ngân2, 1Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Trung học Phổ thông Hàn Thuyên - Bắc Ninh Tóm tắt. Dạy học hợp tác (DHHT) đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và áp dụng từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam gần đây đã có một số nghiên cứu lí thuyết và DHHT, khẳng định các ưu việt của phương pháp dạy DHHT trong việc phát huy tính tích cực học tập và phát triển năng lực hợp tác (NLHT) cho học sinh (HS). Bài viết nghiên cứu cơ sở lí thuyết của DHHT theo nhóm, các thành tố của DHHT. Từ đó xây dựng các thành tố, tiêu chí tương ứng với các biểu hiện của NLHT trong học tập của HS; đề xuất quy trình 6 bước phát triển NLHT cho HS, chú trọng sự tham gia tích cực của HS vào việc đề xuất và thực hiện quy trình học tập hợp tác phát triển NLHT cho người học và vận dụng dạy học các chủ đề phần phi kim – Hóa học 10 nâng cao. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi của các đề xuất so với các tiêu chí đánh giá NLHT cho HS THPT. Từ khóa: Dạy học hợp tác, năng lực hợp tác. 1. Mở đầu Lí thuyết về học hợp tác (HHT) giữa các nhóm HS đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới vào thế kỉ XX. Theo Kulik & Kulik (1982) đã ghi nhận:“Ngày nay, hàng ngàn trường ở Mỹ đã đi theo mô hình học nhóm với trình độ tương đồng” [8]. Nghiên cứu về DHHT trong trường học còn có nhiều tác giả khác như Johnson và các cộng sự – nghiên cứu và so sánh học theo nhóm và một số kĩ thuật, phương pháp dạy học liên quan [7]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác của các tác giả như Jean Piaget với học thuyết “Sự giải quyết mâu thuẫn” [3], Slavin (1990) [11], Walberg (1999 ) [13],. . . Các nghiên cứu này đã chỉ ra những ưu việt của phương pháp học tập hợp tác theo nhóm: tăng cường tính thi đua giữa các nhóm, các cá nhân và trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự chiếm lĩnh và phát triển kiến thức của người học. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế của việc học theo nhóm trong việc nâng cao hiệu quả học tập của HS. Ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về lí thuyết hợp tác [4, 5, 9],. . . . Các tác giả này đều nhấn mạnh vai trò hợp tác tạo ra những thành công trong học tập, tăng cường khả năng tư duy phê phán, tăng cường thái độ tích cực với các môn học, nâng cao NLHT giữa các HS với nhau, tạo tâm lí lành mạnh, phát triển và hòa nhập xã hội,.... Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016 Liên hệ: Vũ Thị Thu Hoài, e-mail: hoaivt@vnu.edu.vn 94 Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10... Như vậy, NLHT là một trong những năng lực (NL) chung quan trọng cần được chú trọng phát triển cho HS trong từng môn học và cấp học, NL này giúp cho việc hình thành nhân cách con người mới năng động sáng tạo, có khả năng giao tiếp và thích ứng với các vấn đề của cuộc sống. Do vậy, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất quy trình và thử nghiệm vấn đề phát triển NLHT cho HS trung học phổ thông (THPT) thông qua dạy học phần phi kim - Hóa học lớp 10 Nâng cao. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực hợp tác 2.1.1. Khái niệm DHHT còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học nhóm hay dạy học theo nhóm HS. Dạy học nhóm là một hình thức của DHHT, trong đó HS của một lớp được chia ra thành các nhóm nhỏ, được phân công và hợp tác làm việc để tự hoàn thành các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được trình bày, thảo luận và đánh giá trước toàn lớp. Từ đó, NLHT của mỗi thành viên (TV) trong nhóm được hình thành và phát triển. Theo David Johnson và Roger Johnson [7], DHHT gồm các thành tố sau: - Sự phụ thuộc với nhau một cách tích cực (cùng hợp tác phát triển). - Sự tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy sự hợp tác (giúp đỡ nhau học tập, ủng hộ những thành công và cố gắng của nhau). - Trách nhiệm với tư cách “cá nhân” và tư cách “nhóm” (mỗi TV đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm). - Hình thành các kĩ năng trong một nhóm nhỏ và giữa các cá nhân với nhau (giao lưu, tin tưởng, có sự thống nhất cao về phương hướng, biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh và giải quyết những mâu thuẫn). - Hình thành các chức năng của nhóm và đề xuất các giải pháp thực hiện các chức năng đó một cách hiệu quả, tối ưu. Từ các thành tố của DHHT, chúng tôi cho rằng đặc điểm quan trọng, cốt lõi của DHHT là hình thành và phát triển NLHT cho HS. NLHT là một dạng NL cho phép cá nhân kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức giữa tri thức, kĩ năng cần thiết của bản thân và của các TV trong nhóm nhằm đáp ứng hiệu quả các nhiệm vụ của hoạt động hợp tác trong bối cảnh cụ thể. Trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm. 2.1.2. Các thành tố của NLHT NLHT là một trong 9 NL chung cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học theo định hướng phát triển NL [1]. Để hình thành và phát triển NLHT cho HS, cần phải xác định cấu trúc hay các thành tố của NLHT, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác của HS. Chúng tôi xác định NLHT của HS được cấu thành từ các thành tố và các tiêu chí được mô tả ở bảng sau: 95 Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân Bảng 1. Các thành tố và các biểu hiện của năng lực hợp tác Thành tố Các tiêu chí Các biểu hiện Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ cần thực hiện để tổ chức hoạt động hợp tác Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất./ Lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. Năng lực tổ chức nhóm hợp tác Xác định trách nhiệm của các TV trong nhóm Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm./ Phân công trách nhiệm của từng TV trong nhóm. Phân tích được nhiệm vụ khả năng thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với các TV khác trong nhóm Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung./ Phân tích được khả năng của từng TV để tham gia đề xuất phương án phân công công việc./ Dự kiến phương án phân công, tổ chức hoạt động hợp tác trong nhóm. Đóng góp cho sự duy trì, phát triển của nhóm Hình thành các chức năng của nhóm và đề xuất các giải pháp thực hiện các chức năng đó một cách hiệu quả, tối ưu. Năng lực hoạt động hợp tác nhóm Thể hiện các vai trò khác nhau trong nhóm Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng TV và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp./ Phân công các TV trong nhóm giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm. Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp được ý kiến của các TV trong nhóm, hình thành sản phẩm và báo cáo Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ hoạt động của nhóm để tổng hợp kết quả đạt được, hình thành báo cáo của nhóm./ Trình bày ý tưởng/báo cáo của nhómmột cách ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; kết hợp với ngôn ngữ cử chỉ, nét mặt để tăng hiệu quả, sức thuyết phục. Biết lắng nghe, bảo vệ ý kiến của mình và có KN đưa thông tin phản hồi Lắng nghe, hiểu và ghi lại, diễn đạt lại ý kiến của người khác, không ngắt ngang lời người khác./ Đưa ra được những giải thích, lí lẽ chứng minh quan điểm, ý kiến của mình một cách ôn hòa, không gay gắt. Thái độ hợp tác Có thái độ tích cực trong hợp tác cùng phát triển với các TV trong nhóm Thể hiện trách nhiệm với tư cách cá nhân và tư cách nhóm trong việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của cả nhóm./ Giải quyết những vấn đề, những mâu thuẫn phát sinh một cách khoa học và hợp lí với thái độ xây dựng./ Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các TV khác để thực hiện mục đích chung của nhóm. KN đánh giá, xây dựng được các tiêu chí đánh giá các công việc mà nhóm thực hiện Tự đánh giá Đánh giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm./ Đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và kết quả chung của nhóm. Rút kinh nghiệm cho bản thân để đạt được kết quả cao hơn. Đánh giá đồng đẳng Đánh giá một cách khách quan và công bằng các công việc mà các TV trong nhóm đã làm được./ Rút kinh nghiệm, góp ý cho từng TV trong nhóm để đạt được mục đích, hiệu quả công việc cao hơn. 96 Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10... 2.2. Quy trình phát triển NL hợp tác trong dạy học Trên cơ sở các thành tố, cấu trúc của NLHT, chúng tôi thiết kế quy trình phát triển NLHT trong dạy học gồm 6 bước như sau: Bảng 2. Quy trình phát triển năng lực học tập trong dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS Bước 1. Giới thiệu khái quát về tổ chức học tập theo nhóm hợp tác Mục đích: Giới thiệu khái quát về HHT theo nhóm cho HS nhằm giúp các em có hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của hoạt động hợp tác theo nhóm, tạo hứng thú học tập hợp tác ở HS, trên cơ sở đó HS có thể tự xây dựng, tổ chức hoạt động nhóm hợp tác một cách chủ động, tự giác. - Giới thiệu ý nghĩa của HHT. - Lắng nghe GV giới thiệu về NLHT và hướng dẫnthực hiện quy trình hợp tác. - Giới thiệu sơ lược quy trình hợp tác: - Thảo luận những nội dung liên quan đến HHT và NLHT: Tìm hiểu các tiêu chí tổ chức nhóm hợp tác và quy trình hoạt động nhóm. - Nêu các tiêu chí khác nhau để tổ chức nhóm (theo sở thích, theo trình độ, kinh nghiệm, khả năng của các TV, số lượng các TV trong một nhóm, hoặc bốc thăm ngẫu nhiên,. . . ). - Đề xuất các tiêu chí thành lập nhóm và tổ chức các hoạt động hợp tác theo nhóm. - Giải thích nhiệm vụ của mỗi TV trong nhóm, cách thức hoạt động nhóm theo các kĩ thuật trong DHHT. - Thành lập các nhóm HHT theo các tiêu chí do GV và HS đã thống nhất. Bước 2. Tìm hiểu về quy trình của DHHT theo nhóm Mục đích: Giúp HS nắm được quy trình chung của hoạt động HHTTN từ đó biết vận dụng vào việc tổ chức hoạt động HHT để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn đặt ra, đồng thời giúp HS biết sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực (Kĩ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép, dạy học theo góc, sơ đồ tư duy,. . . ) trong hoạt động lập kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ của nhóm. - GV nêu quy trình cho hoạt động tại nhóm nhỏ (thành lập nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí nhóm, các nhiệm vụ của nhóm, thảo luận xác định và hướng dẫn nhóm trưởng phân công các công việc cho từng cá nhân. - Thảo luận để nắm được các vai trò, nhiệm vụ của nhóm trưởng, thư kí và các TV trong nhóm, thư kí ghi lại bảng phân công nhiệm vụ trong hoạt động nhóm, giám sát hoạt động nhóm. - Phân tích nội dung của chủ đề, bài học, xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng thành các công cụ cho HS thực hiện các hoạt động hợp tác theo nhóm như các câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, bộ câu hỏi định hướng,... - Yêu cầu HS chọn chủ đề học tập; giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng để tổ chức hoạt động nhóm. - HS chọn chủ đề học tập, nhận nhiệm vụ của nhóm trưởng và thực hiện các công việc cá nhân. - Yêu cầu HS tổ chức thành nhóm hợp tác; lên kế hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm vụ trong nhóm; thảo luận giữa các nhóm; rút ra kết luận và đánh giá. - Các TV trao đổi về cách thức trình bày báo cáo kết quả học tập của nhóm. Bước 3. HS rút ra quy trình hợp tác từ các hoạt động trải nghiệm Mục đích: HS hiểu rõ thao tác, ý nghĩa của từng bước trong quy trình để thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện NLHT (bao gồm cả nội dung công việc, thời gian và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm,. . . ). 97 Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân - Hướng dẫn HS rút ra các bước của quy trìnhHHT qua các hoạt động trải nghiệm. - Rút ra quy trình học theo nhóm hợp tác. Bước 1: Tổ chức nhóm hợp tác. - Chuẩn hóa các bước trong quy trình HHT mà HS đưa ra (nếu cần). Bước 2: Hoạt động trong nhóm nhỏ (bao gồm: lên kế hoạch hoạt động; thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ cá nhân). Bước 3: Hoạt động trong nhóm lớn (bao gồm: đại diện các nhóm báo cáo; các nhóm nhận xét, bổ sung; bảo vệ ý kiến; rút ra kết luận). - GV nêu yêu cầu cách đánh giá trong hoạt động HHT: Thông qua các mẫu phiếu đánh giá của GV và mẫu phiếu tự đánh giá của HS. Bước 4: Đánh giá: Cá nhân đánh giá bản thân và đánh giá các TV trong nhóm cũng như nhóm khác. - GV giới thiệu rõ mục tiêu, yêu cầu, các tiêu chí và các phương pháp đánh giá. Bước 5: Đề xuất các cải tiến để đạt được mục đích của nhóm có hiệu quả hơn. - Yêu cầu HS đề xuất các tiêu chí đánh giá. Bước 4. HS tiếp tục rèn luyện theo quy trình HHT trên cơ sở các bước đã có và thử nghiệm các đề xuất cải tiến mới Mục đích: HS tiếp tục rèn luyện NLHT theo quy trình nhằm làm lại, hoàn thiện các thao tác chưa đạt yêu cầu cũng như các đề xuất mới dưới sự theo dõi, điều chỉnh, hướng dẫn của GV và của các TV trong nhóm cũng như các nhóm khác. - Đưa ra các công cụ rèn luyện NLHT cho HS. - Đánh giá NLHT của HS theo các tiêu chí sau mỗi lần HS hoạt động. Thực hiện hợp tác theo quy trình (Bước 3). Bước 5. Đánh giá việc rèn luyện NLHT Mục đích: GV và HS đánh giá việc rèn luyện các KN hợp tác với mục đích phản hồi thông tin vừa để điều chỉnh thao tác, vừa cho HS thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các KN, để có động lực thúc đẩy việc học và rèn luyện các NL khác. - GV và HS cùng đánh giá lại quá trình rèn luyện NLHT, phân tích điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập để hình thành và phát triển NLHT. Bước 6. Rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cải tiến phát triển NLHT - GV rút kinh nghiệm cho việc rèn luyện các NL khác, yêu cầu/ đề nghị HS đề xuất các phương thức khác để tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ trong các nhóm và đưa ra các tiêu chí đánh giá NLHT. Các đề xuất cần được sự thống nhất cao của các TV trong các nhóm và GV là người kết luận. 2.3. Tổ chức dạy HHT thông qua dạy học chủ đề “Oxi – nguyên tố của sự sống” chương Nhóm oxi - Hóa học 10 Nâng cao nhằm phát triển NLHT cho HS * Tên chủ đề: Oxi – nguyên tố của sự sống. *Thời gian thực hiện: 4 tiết, học kì 2, lớp 10. * Mục tiêu: Giáo viên xây dựng các mục tiêu cần đạtcủa chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ và các NL chính (NLHT) và một số NL chuyên biệt của môn Hóa học cần phát triển cho HS. * Chuẩn bị của GV, HS a) Tài liệu: SGK Sinh học 11, SGK Hóa học 10, 12, các tài liệu tham khảo khác và nguồn tài liệu trên internet,... b) Giáo viên chuẩn bị bộ câu hỏi định hướng cho HS thực hiện nghiên cứu chủ đề khi tham gia hoạt động hợp tác theo nhóm. 98 Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10... c) Phương pháp dạy học: Dạy học dự án phối hợp với PPDH giải quyết vấn đề, kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn,. . . * Sản phẩm cuối cùng của chủ đề: - Báo cáo của các nhóm HS. - Các phần mềm mô phỏng của GV, HS,. . . . - Tranh ảnh, poster vận động tuyên truyền. * Tổ chức DHHT theo phương pháp dạy học dự án chủ đề “Oxi – nguyên tố của sự sống.” Tiết 1 - Khởi động cho chủ đề, chuyển giao nhiệm vụ học tập của dự án. Hoạt động 1: Xác định chủ đề và tiểu chủ đề để tổ chức nhóm hợp tác GV hướng dẫn HS: - Thành lập các 4 nhóm học tập theo hình thức bốc thăm, sắp xếp vị trí của các nhóm. - Phân công nhóm trưởng, thư kí, còn lại là các TV. Hoạt động 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập dự án – lập kế hoạch cho dự án (Hoạt động trong nhóm nhỏ) Tiến trình Hoạt động của GV Hoạt động của HS Xác định tên dự án, chủ đề GV giới thiệu các video và hình ảnh liên quan đến chủ đề, yêu cầu HS tự chọn tên chủ đề và GV nhận xét, lựa chọn tên nào gần gũi nhất với chủ đề. Sau đó đưa ra tên chủ đề “Oxi – nguyên tố của sự sống”. HS thảo luận nhóm rồi thống nhất đưa ra tên chủ đề mà nhóm lựa chọn. Xây dựng các tiểu chủ đề/ ý tưởng. -Tổ chức cho các nhóm HS thảo luận, đề xuất ý tưởng, các câu hỏi nghiên cứu hình thành các tiểu chủ đề./ - Thống nhất ý tưởng và lựa chọn các tiểu chủ đề. - Hoạt động nhóm chia sẻ các ý tưởng./ - Thống nhất ý tưởng./ - Cùng GV thống nhất tên các tiểu chủ đề nhỏ. GV gợi ý HS cùng đưa ra bộ câu hỏi định hướng và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm theo tên các tiểu chủ đề đã thống nhất. - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện./ - Thảo luận nhóm và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ./ - Phân công công việc cho mỗi TV trong nhóm, ghi vào phiếu phân công nhiệm vụ. Các câu hỏi định hướng cho các nhóm thực hiện hoạt động hợp tác theo các dự án học tập * Nhóm 1: Vai trò của oxi đối với sự sống của sinh vật Câu 1: Chất khí nào cần thiết cho các hoạt động của tế bào? Vì sao các nhà leo núi đôi khi cần phải trang bị các bình oxi? Vì sao bình oxi là một thiết bị không thể thiếu trong các bệnh viện? Câu 2: Cơ thể sinh vật nói chung đều được cấu tạo nên từ các hợp chất hữu cơ. Các nguyên tố chính tạo nên các hợp chất này là gì? Nguyên tố oxi chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trọng lượng cơ thể? Câu 3: Giải thích vai trò của oxi đối với sự sống của con người? Làm thế nào chứng minh được sinh vật sống nói chung, con người nói riêng sử dụng oxi và giải phóng khí cacbonic trong quá trình hô hấp? Câu 4: Viết phương trình thể hiện quá trình hô hấp tế bào và phương trình thể hiện sự cháy của glucozơ? So sánh sự giống và khác nhau của 2 quá trình trên? 99 Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân * Nhóm 2: Phòng, chữa cháy Câu 5: Sự cháy là gì? Để xuất hiện sự cháy cần có những điều kiện nào? Vai trò của sự cháy trong cuộc sống hằng ngày? Tại sao để dập tắt một đám cháy nhỏ, người ta có thể dung tấm chăn ẩm phủ lên nó? Câu 6: Em hãy thiết kế một poster nhằm kêu gọi mọi người có ý thức phòng chống cháy nổ. Lập kế hoạch thực hiện * Nhóm 3: Sự hô hấp và vấn đề ô nhiễm không khí Câu 7: Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí? Thực trạng ô nhiễm không khí ở địa phương? Nguyên nhân gây nên thực trạng đó? Cách khắc phục? Câu 8: Chất lượng không khí kém là nguyên nên gây ra các bệnh về đường hô hấp. Theo em, đó là các bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh về đường hô hấp? Câu 9: Cấu trúc của khí quyển? Vai trò của tầng ozon đối với sự sống trên Trái Đất? Nêu các phương pháp bảo vệ tầng ozon Câu 10: Trong vai trò là một em bé bị bệnh ung thư phổi do sống trong gia đình có người nghiện thuốc lá lâu năm, làm thế nào để em tuyên truyền cho mọi người tránh xa khói thuốc lá. Câu 11: Em hãy thiết kế một poster nhằm mục đích tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ bầu khí quyển tránh ô nhiễm. * Nhóm 4: Tầm quan trọng của nước và sự ô nhiễm nguồn nước Câu 12: Viết công thức cấu tạo của nước? Tính thành phần về khối lượng oxi trong nước? Vai trò của nước đối với cuộc sống của sinh vật? Câu 13: Cho biết thực trạng của vấn đề nước biển dâng? Hiện tượng này đe dọa sự sống của con người như thế nào? Nguyên nhân gây ra thực trạng này? Biện pháp nào có thể hạn chế thực trạng này? Câu 14: Ô nhiễm nguồn nước là gì? Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm? Làm thế nào để bảo vệ nguồn nước? Câu 15: Em hãy thiết kế một poster nhằm mục đích tuyên truyền mọi người có ý thức sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Xác định sản phẩm cần báo cáo Từ nhiệm vụ của dự án, GV gợi ý giúp HS xác định sản phẩm phù hợp để trình bày nhiệm vụ đã thực hiện. HS xác định sản phẩm báo cáo: Các nhóm làm báo cáo bằng powerpoint cùng các video, hình ảnh minh họa. - Nhóm 1: Báo cáo bằng powerpoint cùng các video. - Nhóm 2: Poster minh họa cho câu 6. - Nhóm 3: Kịch bản ngắn cho vai diễn ở câu 10. Poster minh họa cho câu 11. - Nhóm 4: Poster minh họa cho câu 15. Tiết 2, 3: Thực hiện dự án (Hoạt động trong nhóm nhỏ) Thời gian: 1 tuần (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp). Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thu thập thông tin. - Điều tra, khảo sát thực trạng. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp, hỗ trợ cho HS khi cần thiết) Cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã được phân công. 100 Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10... - Thảo luận nhóm để xử lí thông tin và lập dàn y báo cáo. - Hoàn thành báo cáo của nhóm. Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm). - Các nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. - Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. Tiết 4 : Trình bày sản phẩm dự án. (Hoạt động trong nhóm lớn) Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi. - Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác. - Tổng hợp nội dung từ thông tin của các nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả dưới dạng các sản phẩm đã dự kiến. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. - Ghi lại nội dung kiến thức cần thu thập. Đánh giá - Rút kinh nghiệm - Tổ chức cho các nhóm đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm thông qua Phiếu đánh giá. - Tuyên dương cá nhân, nhóm có ý thức hợp tác tốt trong học tập, nhóm có sản phẩm chất lượng cao. Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau bằng cách ghi thông tin đánh giá vào Phiếu đánh giá. 2.4. Đánh giá sự phát triển NL hợp tác cho HS Để đánh giá sự phát triển NL hợp tác cho HS chúng tôi thiết kế và sử dụng Phiếu đánh giá tính hiệu quả trong hợp tác nhóm. Các tiêu chí được đánh giá theo 4 mức: từ mức thấp nhất là 1 điểm đến mức cao nhất là 4 điểm. HS dùng phiếu này tự đánh giá và đánh giá các TV trong nhóm. Mỗi HS sẽ có điểm tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá. Giáo viên cùng quan sát, kết hợp với đánh giá của mình để quyết định điểm của mỗi HS (giáo viên cần cân nhắc, xem xét khi có sự chênh lệch đáng kể giữa điểm HS tự đánh giá và điểm trung bình của nhóm đánh giá) [12]. Bảng 3. Tiêu chí và các mức độ đạt được về NLHT theo nhóm của các TV trong hoạt động nhóm Tiêu chí Mức 1(1 điểm) Mức 2(2 điểm) Mức 3(3 điểm) Mức 4(4 điểm) 1. Thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm. Không thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm. Hiểu được cam kết chung của nhóm nhưng không thực hiện nhiệm vụ được phân công. Tuân thủ, giám sát cam kết chung của nhóm và tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công. Tích cực hỗ trợ nhóm xác định mục tiêu nhóm và tích cực tham gia các hoạt động để đạt được mục tiêu đó. 2. Thể hiện các kĩ năng phối hợp với các HS khác trong nhóm một cách hiệu quả Không tham gia hoạt động nhóm, ý thậm chí thể hiện ý tưởng và y kiến cá nhân một cách không phù hợp với các TV khác trong nhóm Tham gia hoạt động nhóm một cách không tích cực hoặc thể hiện ý tưởng và ý kiến cá nhân một cách không phù hợp với các TV khác trong nhóm Tham gia hoạt động nhóm một cách tích cực. Thể hiện ý tưởng và ý kiến cá nhân một cách phù hợp với các TV khác trong nhóm Chủ động tạo ra sự tương tác tích cực trong nhóm và thể hiện các ý tưởng cũng như ý kiến một cách phù hợp với các TV khác trong nhóm 101 Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân 3. Đóng góp cho sự duy trì, phát triển của nhóm Không cố gắng xác định các thay đổi cần thiết trong hoạt động, kể cả khi đã được chỉ định hoặc từ chối cùng làm việc để tiến hành các thay đổi. Khi được chỉ định, xác định các thay đổi cần thiết trong quá trình hoạt động và rất ít khi cùng làm việc để tiến hành các thay đổi. Giúp cả nhóm xác định các thay đổi cần thiết trong quá trình hoạt động và rất ít khi cùng làm việc để tiến hành các thay đổi. Tích cực, chủ động thúc đẩy cả nhóm cùng xác định các thay đổi cần thiết trong quá trình hoạt động và cùng làm việc để tiến hành các thay đổi. 4. Thể hiện các vai trò khác nhau trong nhóm một cách hiệu quả Từ chối cơ hội hoặc từ chối yêu cầu thể hiện vai trò trong nhóm Có cố gắng thể hiện nhiều hơn một vai trò trong nhóm nhưng không mấy thành công. Thể hiện vai trò trong nhóm một cách hiệu quả Thể hiện vai trò đa dạng trong nhóm một cách hiệu quả Phiếu đánh giá NLHT nhóm Họ và tên người đánh giá:. . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhóm. . . . . . . . . .Lớp: . . . .. Ngày đánh giá:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Bài học, chủ đề:. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Hãy đọc các tiêu chí và mức độ đạt được của các tiêu chí về NLHT ở bảng 2, đánh giá bản thân và các TV trong nhóm, ghi vào bảng sau: Họ và tên TV được đánh giá Điểm đạt được của các tiêu chí Tổng số điểm 1 2 3 4 Tự đánh giá TV1:. . . . . . . TV2:. . . . . . 2.5. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã triển khai tổ chức dạy học chủ đề đã xây dựng để phát triển NLHT cho 43 HS lớp 10A1 ở trường THPT Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh, năm học 2015-2016 khi dạy học một số bài thuộc chương Nhóm oxi theo quy trình đã đề ra. Sau khi thực nghiệm, đánh giá sự phát triển NLHT của HS theo các công cụ đã xây dựng, kết quả chung cho thấy các mục tiêu phát triển về kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL đã đề ra đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là NLHT của HS đã có sự phát triển rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ HS đạt được ở các mức độ ở giai đoạn đầu thực nghiệm trên các tiêu chí chủ yếu ở mức 1 và mức 2, đến giữa thực nghiệm và cuối thực nghiệm tỉ lệ HS đạt mức 3 và mức 4 tăng lên đáng kể. Phân tích riêng biệt một số HS cũng cho thấy thông qua rèn luyện NL hợp tác thì các mức độ đạt được của NL hợp tác tăng lên theo các bài thực nghiệm và sự tăng này có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng các quy trình DHHT để phát triển NLHT, sử dụng các tiêu chí đánh giá NLHT là có tính khả thi, thúc đẩy NLHT cho HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT. 102 Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học Phần Phi kim – Hoá học lớp 10... 3. Kết luận Trên đây chúng tôi đã căn cứ vào cơ sở lí luận về DHHT theo nhóm, NLHT để xây dựng cấu trúc NLHT và quy trình rèn luyện NLHT gồm 6 bước, chúng tôi đã vận dụng quy trình để phát triển NLHT cho HS lớp 10 – tỉnh Bắc Ninh năm học 2015- 2016. Qua thự tế áp dụng các quy trình trên vào dạy học hóa học ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy HS đón nhận các giờ học môn hóa học với thái độ tích cực, hứng thú. Đặc biệt, khi HS được tham gia xây dựng các quy trình tiến hành các hoạt động hợp tác, đánh giá sự tiến bộ của bản thân và của các TV trong nhóm về NL cộng tác làm việc đã tăng cường tính tự giác, trách nhiệm và thi đua trong học tập của HS. Kết quả bước đầu cho thấy quy trình được xây dựng có tính khả thi và hiệu quả trong việc phát triển NLHT cho người học trong dạy học phần phi kim – Hóa học 10 Nâng cao THPT nói riêng và có thể áp dụng trong dạy học các phần khác ở chương trình Hóa học phổ thông nói chung, góp phần đổi mới PPDH từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển NL người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014. Chương trình phát triển Giáo dục trung học. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông - Môn Hoá học. Hà Nội. [2] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Piaget Jean, 1997. Tâm lí học và giáo dục học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Đặng Thành Hưng, 2002. Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [5] Trần Bá Hoành, 2006. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [6] Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương, 2015. Rèn luyện NL hợp tác cho HS trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học 11 Trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 01, tr.88-97. [7] Johnson D. W. & Johnson R. T., 1999. Learning together and alone: Cooperative, competitive, and Individualistic learning. Boston: Allyn & Bacon. Johnson, D., Maruyama, G., Johnson, R., Nelson, D., and Skon, L., 1981. Effects of cooperative, competitive, and Individualistic goal structures on achievement: A meta – analysis. Psychological Bulletin, 89(1), pp.47-62. [8] Kulik, C. L. C., & Kulik, J. A, 1982. Effects of ability grouping on secondary school students: A meta - analysis of evaluation findings. American Educational Research Journal. 19 (3), pp.415-428. [9] Thái Duy Tuyên, 1993. Tìm hiểu bản chất quá trình dạy học. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 10, tr.10-13. [10] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11] Slavin R. E., 1990. Cooperative learning: Theory, research and practice Englewood cliffs. [12] Đỗ Hương Trà (chủ biên), 2015. Dạy học tích hợp phát triển NL HS, Quyển 1- Khoa học tự nhiên. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [13] Walberg, H. J., 1999. Productive teaching. In H.C. Waxman & H.J. Walberg (Eds.) New directions for reaching practice and research, 75 -104. Berkeley. CA: Mc Cutchen Publishing Coporation. 103 Vũ Thị Thu Hoài và Nguyễn Thị Kim Ngân ABSTRACT Summary of cooperative capacity development for students by teaching the nonmetallic section in 10th grade chemistry Cooperative teaching has been studied and applied by educators outside of Vietnam for many years. Recently, several studies were done on cooperative teaching in Vietnam and it was seen that cooperative teaching and learning does promote active learning. This article looks at the theoretical basis of group teaching and elements of cooperative teaching. Based on this, corresponding elements and a criterion for performance of cooperative activity in students’ learning was constituted; a 6-steps cooperative capacity development process for students was recommended; and students’ active participation would be monitored to implement the learning process and cooperation activities among students of the nonmetallic section of 10th grade advanced Chemistry. Experimental results affirm the effectiveness and feasibility of recommendations compared with criteria for cooperative capacity assessment of high school students. Key words: Cooperative teaching, cooperative capacity 104

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4294_vtthoai_9019_2132639.pdf