Phát triển bền vững ở Thừa thiên - Huế trong mối liên hệ với chiến lược bảo tồn và phát triển Cố đô Huế

Tài liệu Phát triển bền vững ở Thừa thiên - Huế trong mối liên hệ với chiến lược bảo tồn và phát triển Cố đô Huế: Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 33Xã hội học thực nghiệm PHáT TRIểN BềN VữNG ở THừA THIÊN - HUế TRONG MốI LIÊN Hệ VớI CHIếN LƯợC BảO TồN Và PHáT TRIểN Cố ĐÔ HUế Hồ Sĩ Quý* B−ớc vào thế kỷ XXI, Thừa Thiên - Huế đối mặt với một thách thức gay gắt: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất n−ớc trong đó có các tỉnh duyên hải miền trung mà đặc biệt là tỉnh láng giềng Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế không thể phát triển chậm hơn so với các địa ph−ơng khác. Không để tụt hậu, nh−ng lại cũng không thể để di sản cố đô bị biến dạng hoặc mai một trong phát triển. Quán triệt tinh thần Kết luận 48-KL/TƯ của Bộ Chính trị, thực hiện quy hoạch của Thủ t−ớng Chính phủ và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Thừa Thiên - Huế đang có những b−ớc đi thích hợp để “xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về y tế chuyên sâu và giáo dục ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển bền vững ở Thừa thiên - Huế trong mối liên hệ với chiến lược bảo tồn và phát triển Cố đô Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 33Xã hội học thực nghiệm PHáT TRIểN BềN VữNG ở THừA THIÊN - HUế TRONG MốI LIÊN Hệ VớI CHIếN LƯợC BảO TồN Và PHáT TRIểN Cố ĐÔ HUế Hồ Sĩ Quý* B−ớc vào thế kỷ XXI, Thừa Thiên - Huế đối mặt với một thách thức gay gắt: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất n−ớc trong đó có các tỉnh duyên hải miền trung mà đặc biệt là tỉnh láng giềng Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế không thể phát triển chậm hơn so với các địa ph−ơng khác. Không để tụt hậu, nh−ng lại cũng không thể để di sản cố đô bị biến dạng hoặc mai một trong phát triển. Quán triệt tinh thần Kết luận 48-KL/TƯ của Bộ Chính trị, thực hiện quy hoạch của Thủ t−ớng Chính phủ và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Thừa Thiên - Huế đang có những b−ớc đi thích hợp để “xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao...” 1. Lợi thế của Thừa Thiên - Huế không phải là các tài nguyên tự nhiên trực tiếp phục vụ sản xuất để làm ra kinh tế nh− khoáng sản hay đất đai. Nguồn lực quý hiếm và có quy mô khá lớn của Thừa Thiên - Huế chính là giá trị cảnh quan. Nguồn lực con ng−ời của Thừa Thiên - Huế cũng rất nhiều tiềm năng và có thế mạnh, nh−ng đó không phải là thế mạnh về lao động hay tài chính, mà là thế mạnh về chiều sâu văn hóa và về tính cách con ng−ời. Văn hóa Huế dĩ nhiên là thế mạnh đáng kể nhất, nh−ng đó không phải là văn hóa sản xuất hay văn hóa tiêu dùng, mà là văn hóa truyền thống. Nh− vậy, lợi thế của Thừa Thiên - Huế, không chỉ duy nhất thuận lợi cho phát triển du lịch, là văn hóa cố đô, tính cách con ng−ời và cảnh quan Thừa Thiên - Huế. Nh−ng lợi thế này về ph−ơng diện kinh tế lại không dễ khai thác và phát huy, thậm chí để bảo tồn văn hóa truyền thống của Thừa Thiên - Huế, trên thực tế, lợi ích kinh tế trong nhiều tr−ờng hợp buộc phải coi là thứ yếu. Giá trị cảnh quan, văn hóa Cố đô, tính cách con ng−ời - rõ ràng đó là những thứ khó khai thác nhất trong số các tài nguyên mà các lý thuyết về kinh tế th−ờng diễn giải. Sự thật này càng ngày càng đ−ợc thực tế khẳng định và hơn ai hết ng−ời Thừa Thiên - Huế cảm nhận sâu sắc điều này. Ng−ời Thừa Thiên - Huế có mặt bằng dân trí tốt. Tuy nhiên trong tâm lý Huế, ng−ời đ−ợc coi là thành đạt ít khi thành đạt chỉ từ xứ Huế. Phải ra khỏi Thừa Thiên - Huế, các trung tâm kinh tế xã hội khác mới là không gian xã hội có đủ điều kiện để giúp * GS.TS. Viện Thông tin Khoa học Xã hội. 1 BCHTW. Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020. // Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ t−ớng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2020, đã nhấn mạnh: “Phát huy nhân tố con ng−ời, trong đó coi trọng nguồn nhân lực chất l−ợng cao. Xây dựng và phát triển các trung tâm giáo dục, đào tạo chất l−ợng cao, trung tâm ý tế chuyên sâu đi đôi với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá sự nghiệp y tế, giáo dục, đào tạo”. Phát triển bền vững ở Thừa Thiên- Huế... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 34 cho cá nhân thành đạt. Với những ng−ời con của Thừa Thiên - Huế, những ng−ời yêu mến Huế và những ng−ời hiểu biết về Huế đang sinh sống ở các địa ph−ơng trong n−ớc và trên thế giới thì cần thiết phải có chiến l−ợc, kế sách sử dụng, khai thác nguồn nhân lực hiệu quả. Đây là nhiệm vụ khó nh−ng không phải không thực hiện đ−ợc. Việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu Huế học, xây dựng các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu, các thiết chế văn hóa đa dạng, các loại hình du lịch mới là việc không đơn giản nh−ng không quá khó đối với Huế, miễn là có quyết tâm chiến l−ợc đủ mạnh. Trên thực tế, Thừa Thiên - Huế hội nhập quốc tế về văn hóa sớm hơn so với cả n−ớc về hội nhập kinh tế. Hội nhập quốc tế về văn hóa cho phép thực hiện một xu h−ớng: càng giữ mình, càng bảo tồn đ−ợc những nét đặc thù và độc đáo, văn hóa càng có cơ hội hội nhập sâu hơn trong toàn cầu hóa. Huế đ−ợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới tr−ớc cả Kyoto. T− cách quốc tế của văn hóa truyền thống Huế ngày càng lan toả rộng và kích thích Thừa Thiên - Huế khẳng định vị thế của mình. Đó là một phần của sự phát triển. Đối với Thừa Thiên - Huế đó là phần rất căn bản. Thừa Thiên - Huế hiện vẫn còn nghèo. Và trong t−ơng lai, với t− cách là một thành phố cố đô, Huế cũng sẽ không trở thành đô thị giàu nhất. Nh−ng yên bình, ổn định, đậm màu văn hóa, không khí học thuật cao, con ng−ời thân thiện, sống hạnh phúc là mẫu hình phổ biến của nhiều cố đô. Trong t−ơng quan với phát triển kinh tế, Thừa Thiên - Huế luôn chú trọng đời sống tinh thần ng−ời xứ Huế: đề cao tính nhân văn, kiểm soát khoảng cách giàu nghèo, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, thực hiện tiến bộ xã hội ngay từ khi điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Lộ trình để Thừa Thiên - Huế đạt đ−ợc trình độ phát triển bền vững còn nhiều gian nan và thách thức ở phía tr−ớc. Nh−ng có cơ sở để hy vọng Thừa Thiên - Huế sẽ từng b−ớc đạt đ−ợc mục tiêu chiến l−ợc đã đề ra. Xin đ−ợc trình bày cụ thể hơn về mấy nội dung sau: 1. Huế là cố đô nên chiến l−ợc phát triển Thừa Thiên - Huế theo h−ớng bền vững, trên thực tế, không thuần tuý chỉ là chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh nh− các tỉnh và thành phố khác, mà là chiến l−ợc phát triển của một vùng văn hóa đặc thù Huế là cố đô. Quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới, nhã nhạc Cung đình Huế là kiệt tác phi vật thể và truyền miệng của nhân loại, Huế là thành phố Festival duy nhất của Việt Nam... Nghĩa là, Huế tr−ớc hết là một vùng văn hóa đặc thù. Từ năm 1802 đến năm 1945 Huế là Kinh đô của các v−ơng triều phong kiến Việt Nam. Tr−ớc đó, từ 1558, trên nền tảng vật chất và tinh thần của cộng đồng ng−ời Chăm và các dân tộc khác, cộng đồng ng−ời Việt theo chúa Nguyễn Hoàng đã mang văn hoá của mình khởi đầu cho văn hóa Huế bằng 9 đời chúa Nguyễn (thế kỷ XVI - XVIII). Sau đó là triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802 - 1945). Với gần 400 năm, văn hóa Thừa Thiên - Huế định hình và phát triển nh− ngày nay. Trong đó, hơn 100 năm là cố đô, Huế thu hút tinh hoa của bản sắc văn hóa khắp mọi miền. Văn hóa Huế, do vậy là nét hay nét đẹp của nhiều vùng tích tụ lại. Hồ Sĩ Quý 35 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Đó là văn hóa của thuần phong mỹ tục, của nghệ thuật cung đình, sinh hoạt lễ hội, ẩm thực và thủ công mỹ nghệ Hơn thế nữa, văn hóa Huế còn là văn hóa của một cố đô có sự hài hòa đặc biệt với tự nhiên. Không thể tách rời văn hóa Huế với sông H−ơng, núi Ngự, với Tam Giang, với hơn 1000 di tích, kiến trúc đặc thù, với lối sống, phong cách sống của ng−ời Huế... Ng−ời xứ Huế là chủ thể sáng tạo ra văn hóa Huế; và ng−ời xứ Huế cũng là sản phẩm của văn hóa Huế. Một mặt, văn hóa Huế là sản phẩm đ−ợc kết tinh, gạn lọc từ những nét đặc sắc của ng−ời từ khắp nơi đến Thừa Thiên - Huế. Và mặt khác, văn hóa Huế quy định tính cách ng−ời xứ Huế. 2. Trong văn hóa Thừa Thiên - Huế, cần chú ý hơn nữa đến văn hóa cách mạng. Truyền thống cách mạng của Thừa Thiên - Huế bắt nguồn từ khoảng 100 năm lịch sử và kết lại thành một nét tính cách của ng−ời xứ Huế hôm nay. Không thể thoát ly khỏi những đặc điểm văn hóa - lịch sử đó, nếu muốn phát triển bền vững Trong cơ cấu của văn hóa Thừa Thiên - Huế , có văn hóa cội nguồn miền bắc, văn hóa Chămpa, văn hóa của giới th−ợng l−u triều Nguyễn lâu ngày đ−ợc phổ biến và thâm nhập vào văn hóa ng−ời xứ Huế, văn hoá đặc sắc của các vùng miền hội tụ về Huế và các loại hình văn hóa ngoại sinh khác đ−ợc du nhập và tiếp biến nh− văn hóa Pháp, Mỹ Đặc biệt trong văn hóa Huế, văn hóa cách mạng cũng có bề dày lịch sử đáng kể, khoảng gần 100 năm. Nghĩa là, văn hóa cách mạng có đủ những nhân tố để làm thành một sức mạnh, một thói quen, một phong tục, một lối sống và nếp sống. Nói đến văn hóa Huế, không ít ng−ời đã quên mất thành phần này. Bởi vậy cần nhấn mạnh văn hóa Huế là vừa là văn hóa cố đô, vừa là văn hóa của một vùng cách mạng. Các giá trị này quy định tính cách ng−ời xứ Huế và quy định sự phát triển tiếp theo của Thừa Thiên - Huế. Nh−ng cũng không dễ bảo tồn và phát huy trong quá trình phát triển theo h−ớng hiện đại. Truyền thống cách mạng của Thừa Thiên - Huế bắt nguồn từ trong lịch sử và kết lại thành một nét tính cách của ng−ời xứ Huế hôm nay. Những hình t−ợng về phong trào Cần V−ơng, về ông già Bến Ngự, về ng−ời học trò Nguyễn Sinh Cung, về sự thoái vị của triều Nguyễn năm 1945, về cuộc chiến đấu kiên c−ờng chiếm và giữ thành phố Huế 26 ngày đêm tết Mậu Thân 1968, về chiến công của 10 cô gái sông H−ơng, về cuộc nổi dậy và giải phóng thành phố mùa xuân năm 1975... tất cả đã đ−ợc xác định nh− một giá trị lịch sử quy định tính cách con ng−ời và chi phối sự phát triển của Thừa Thiên - Huế. Không thể thoát ly khỏi những đặc điểm văn hóa - lịch sử đó, nếu muốn phát triển bền vững. 3. Bài toán bảo tồn và phát triển của Thừa Thiên - Huế đặt ra phức tạp hơn: Trong khi giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, Thừa Thiên - Huế phải giải quyết vấn đề cảnh quan môi tr−ờng, vấn đề nét đặc sắc của văn hóa và vấn đề nét tính cách của con ng−ời - ng−ời xứ Phát triển bền vững ở Thừa Thiên- Huế... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 36 Huế, chứ không chỉ là vấn đề môi tr−ờng, văn hoá và con ng−ời nh− trong chiến l−ợc phát triển của nhiều tỉnh khác Nền kinh tế Thừa Thiên - Huế trong 10 năm (2001 - 2010) đã phát triển liên tục, ổn định với tốc độ trung bình hàng năm là 9,56% giai đoạn 2001 - 2005, và 12% trong giai đoạn 2006 - 2010. Đây là tốc độ rất cao so với các thời kỳ tr−ớc đó. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn thấp hơn so các tỉnh duyên hải miền Trung (năm 2010 đạt 14,5%). Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 tăng 1,8 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu ng−ời t−ơng đ−ơng với mức bình quân chung của cả n−ớc (1.150USD). Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2001 - 20102 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Toàn bộ nền kinh tế 9,1 9,2 9,2 9,1 11,2 13,2 13,4 10,1 11,2 12,2 Các ngành dịch vụ 7,2 7,9 7,2 9,1 9,8 12,8 13,3 13,0 11,0 12,2 Các ngành công nghiệp, xây dựng 16,1 15,0 14,7 12,9 16,3 18,0 18,7 10,6 14,4 16,0 Nông, lâm, ng− 4,2 3,8 4,9 2,9 5,3 4,7 1,7 0,5 2,5 2,1 So sánh các số liệu trên với sự phát triển của các tỉnh thành khác, thậm chí ngay với Đà Nẵng kế bên, có thể thấy, tâm lý sốt ruột của một bộ phận c− dân về tốc độ tăng tr−ởng kinh tế của Thừa Thiên - Huế là có thể hiểu đ−ợc. Nh−ng khác với các địa ph−ơng khác, Huế là cố đô, di sản của Huế tr−ớc hết là di sản văn hoá, chứ không phải những tài nguyên tự nhiên trực tiếp làm ra giá trị kinh tế. Vấn đề là ở chỗ, sự phát triển của Thừa Thiên - Huế theo h−ớng bền vững đòi hỏi phải biết cách khai thác các giá trị văn hóa đó sao cho chúng có thể làm cho kinh tế phát triển và đồng thời lại không bị mai một hoặc huỷ hoại vì phát triển kinh tế. Di sản của Huế, một mặt là đối t−ợng để bảo vệ bảo tồn, nh−ng mặt khác, lại là tài nguyên, là đối t−ợng để khai thác, phát huy giá trị và tạo ra sự phát triển. Ngày nay, quan niệm mới về văn hóa cho phép bảo tồn, bảo vệ không nhất thiết phải mâu thuẫn với khai thác và phát triển. Nói chính xác hơn, kinh nghiệm hiện đại về quản lý văn hóa các cố đô đã xác nhận, không nhất thiết việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa đồng nghĩa với “chết cứng”, không phát triển, không sinh lợi, không hiện đại Mặc dù, với các hiện t−ợng văn hóa cụ thể, thì có thể bảo tồn, thậm chí bảo tồn nguyên trạng lại quan trọng hơn tu bổ, xây dựng và phát triển. Quan hệ giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là quan hệ khó giải quyết. Nh−ng bài toán đặt ra đối với Thừa Thiên - Huế là bảo tồn để phát triển và phát triển trên cơ sở Huế vẫn là Huế của cố đô. Đối với Thừa Thiên - Huế, vấn đề phát triển bền vững bao hàm trong nó không đơn giản chỉ là vấn đề môi tr−ờng, vấn đề văn hóa và vấn đề con ng−ời, điều mà ở địa ph−ơng nào cũng phải tính đến, mà là vấn đề cảnh quan môi tr−ờng, vấn đề nét đặc sắc của văn hóa và là vấn đề bảo tồn và phát huy nét tính cách 2 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên - Huế, Niên giám thống kê 2009, Huế. 6.2010, tr. 94; số liệu 2010 lấy từ Báo cáo của BCH Đảng bộ kho áXIII tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, Huế 6 - 8/9/2010. Hồ Sĩ Quý 37 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn của con ng−ời - ng−ời xứ Huế. Nói đến cảnh quan môi tr−ờng ở Thừa Thiên - Huế, phải nói về sông H−ơng, về đầm phá Tam Giang. Sông H−ơng là linh hồn của Thừa Thiên - Huế cả trong thiết kế đô thị lẫn trong đời sống tinh thần, nên bên sông H−ơng chắc không thể có một Phố Đông bên sông Hoàng Phố (Th−ợng Hải). Càng không thể so sánh sông H−ơng với sông Sen ở Paris, sông Đanuýp ở châu Âu. Cho đến nay, sông H−ơng vẫn là dòng sông đẹp, sạch và có những giá trị về tinh thần đặc sắc hơn nhiều so với các con sông khác trong cả n−ớc. Trong chiến l−ợc phát triển bền vững Thừa Thiên - Huế, sông H−ơng hiển nhiên là một trong những mục tiêu cần có kế hoạch bảo vệ, gìn giữ. Việc thực thi dự án đ−a hơn 1000 hộ dân sông H−ơng lên bờ là một kinh nghiệm quý cho việc giải quyết các bài toán về kinh tế - văn hóa - xã hội của sông H−ơng. Về đầm phá, Việt Nam có tất cả 12 đầm phá n−ớc lợ ven bờ tập trung ở các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó Thừa Thiên - Huế có 2 đầm phá là Tam Giang - Cầu Hai và Lăng Cô. Năm 2009 khu vực bờ biển Lăng Cô và đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô đ−ợc UNESCO công nhận là thành viên thứ 29 của câu lạc bộ các vịnh đẹp của thế giới. Những điều kiện tự nhiên, vẻ đẹp cảnh quan, giá trị kinh tế của nguồn thuỷ sinh, những giá trị sinh thái khác của đầm phá là những nguồn lực đặc sắc có một không hai cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế - văn hoá - xã hội. Việc Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển kinh tế vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên - Huế sẽ mở đầu cho kế hoạch khai thác tiềm năng to lớn này. 4. Văn hóa của ng−ời xứ Huế, tính cách ng−ời xứ Huế lợi cho bảo tồn hơn là cho phát triển. Nét đặc tr−ng này phù hợp với việc bảo tồn và phát triển văn hóa cố đô: Chú trọng lịch sử, đặc điểm truyền thống, coi văn hóa cố đô là một nguồn lực sinh lợi, nh−ng không quá chú trọng sinh lợi trực tiếp Lợi thế có một không hai của Thừa Thiên - Huế là văn hóa và con ng−ời. Nhân tố con ng−ời Thừa Thiên - Huế, khó có thể phủ nhận, là nhân tố rất đậm bản sắc và đầy tiềm năng. Nh−ng khẳng định đó là những tiềm năng gì, với những nét tính cách nào, hay gồm những thế mạnh nào... thì thật ra là ch−a xác định. Ai cũng cảm nhận thấy, nh−ng phân tích lý lẽ và đo đếm định l−ợng cho mỗi giá trị thì ch−a dễ thuyết phục. Hơn thế nữa, để phát triển, nhân tố đó có “sinh lợi” đ−ợc hay không và làm thế nào để nhân tố con ng−ời tạo ra đ−ợc hiệu quả thiết thực về kinh tế - thì đó là bài toán phải tìm đ−ợc lời giải từ các chiến l−ợc phát triển vĩ mô. Ng−ời xứ Huế, mang trong mình một di sản tinh thần khá nặng. Cố đô Huế làm nảy sinh một lối sống, một phong cách mà có ng−ời gọi là “đài các”. Văn hóa “Mệ” của ng−ời xứ Huế không xô bồ, không pha tạp mà dịu dàng, trầm t−, kín đáo. Dân Huế −a lối sống thị dân lịch lãm, nhàn tản. Tiếng Huế, giọng Huế, trang phục Huế, màu sắc Huế, ẩm thực Huế, kiến trúc Huế tất cả đều có đặc tr−ng riêng làm nên giá trị của Phát triển bền vững ở Thừa Thiên- Huế... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 38 nguồn nhân lực vùng này3. Trong so sánh với một số địa ph−ơng khác, Thừa Thiên - Huế hiện giữ đ−ợc môi tr−ờng cảnh quan đẹp và trong lành hơn, môi tr−ờng xã hội cũng khá lành mạnh. ở Thừa Thiên - Huế, tỷ lệ con ngoan, trò giỏi, kính già, yêu trẻ, giữ sống nề nếp gia phong, kính trên nh−ờng d−ới, tôn trọng thầy cô, có thái độ đúng mực trong nhà tr−ờng... rõ ràng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tỷ lệ nghiện hút ít (theo số liệu thống kê, chỉ có 37/152 số xã, ph−ờng, thị trấn có đối t−ợng sử dụng ma tuý). Các tệ nạn xã hội khác cũng không quá căng thẳng. Tuy nhiên, tâm lý bảo thủ, thích sự ổn định, ngại thay đổi, mạo hiểm khi đứng tr−ớc những thách thức, khi phải quyết định đổi mới, quá cẩn trọng tr−ớc các quyết định cân não vẫn là tâm lý chủ đạo. Rất có thể, nhờ đó mà môi tr−ờng tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và diện mạo kiến trúc của Thừa Thiên - Huế vẫn còn đ−ợc bảo vệ. Nh−ng cũng có thể, chính vì thế mà tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khó đạt tốc độ nhanh hơn. Tâm lý này khi trở thành phổ biến đang tạo ra một lớp ng−ời ngại lao động chân tay. Ng−ời Huế th−ờng không tự nguyện làm những công việc nặng nhọc nh− thợ đấu, thợ hồ, thợ cầu đ−ờng, thợ xây dựng... Hiện nay, ở nông thôn, số thanh niên không vào đ−ợc đại học th−ờng thiếu ý chí tìm kiếm việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động. Đồng bào một số dân tộc thiểu số có đóng góp cho đất n−ớc trong kháng chiến nay lại có tâm lý ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà n−ớc. Số hộ nghèo đói thuộc các dân tộc này ít tự cố gắng v−ơn lên thoát khỏi nghèo. Dự án hỗ trợ đồng bào ở khu vực này có khá nhiều nh−ng tỷ lệ đói nghèo vẫn lớn. Cùng đ−ợc công nhận là di sản văn hóa thế giới nh− Huế, cố đô Kyoto là một trong những thành phố đ−ợc bảo tồn tốt nhất của Nhật Bản. Bài học kinh nghiệm mà Kyoto đang thực hiện cũng là: chú trọng lịch sử, đặc điểm truyền thống, coi văn hóa cố đô là một nguồn lực sinh lợi, nh−ng không quá chú trọng sinh lợi trực tiếp; càng bảo tồn đ−ợc những nét đặc thù và độc đáo, văn hóa càng có cơ hội hội nhập sâu hơn trong toàn cầu hóa. Từ khi Huế hội nhập quốc tế về văn hóa, ngành du lịch Thừa Thiên - Huế đã phát triển năng động và đ−ợc xã hội hoá mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho các loại dịch vụ du lịch. Khách du lịch năm 2010 đạt khoảng 1.486.500 l−ợt khách, trong đó có 612.000 l−ợt khách quốc tế. Doanh thu du lịch năm 2010 đạt khoảng 917,4 tỷ đồng. Festival Huế từ năm 2000 với định kỳ tổ chức 2 năm một lần đã thu hút ngày càng đông các đoàn nghệ thuật khắp 5 châu. Nhờ hiệu quả thiết thực của Festival, ngày 24/03/2007 Thủ t−ớng Chính phủ đã ký Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival. Festival Huế lần thứ 6, năm 2010 với quy mô lớn nhất từ tr−ớc đến nay đã thu hút đ−ợc 130.000 l−ợt khách, trong đó có 30.000 3 Xem: Bửu ý. Ng−ời Huế, anh là ai? oi-Hue-anh-la-aiA Hồ Sĩ Quý 39 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn l−ợt khách quốc tế. Ngoài các kỳ festival Huế, từ năm 2007, vào các năm lẻ, thành phố Huế còn tổ chức festival làng nghề truyền thống. Các địa ph−ơng và cộng đồng cũng tổ chức thêm khá nhiều lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo khác. ý kiến đánh giá có thể còn khác nhau, nh−ng những tác động tích cực của các lễ hội cũng thể hiện khá rõ. 5. Thừa Thiên - Huế có những điều kiện và tiềm năng nhất định để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao. Tuy nhiên, tính khả thi của chủ tr−ơng này chủ yếu thuộc về truyền thống giáo dục, y tế tốt đẹp của Thừa Thiên - Huế với những biểu t−ợng nh− Quốc tử giám, Tr−ờng Quốc học, Viện Đại học và một số cơ sở mạnh về y tế nh− Bệnh viện Trung −ơng Huế, Bệnh viện Tr−ờng Đại học Y d−ợc... Nguồn nhân lực Thừa Thiên - Huế hiện còn đang ở tình trạng rất thiếu hụt. Nhân tố con ng−ời cho sự phát triển Thừa Thiên - Huế hiện ch−a đ−ợc khai thác hết để phát huy thế mạnh của nó. Để trở thành “trung tâm về y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo lớn của cả n−ớc và khu vực”, Thừa Thiên - Huế cần có những quan điểm mới, chính sách mới với những ph−ơng thức mới để thu hút nguồn nhân lực ngoài Huế. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi phải thay đổi về quan niệm và chính sách. Thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh hiện cho thấy, mặc dù, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt 40,5% vào cuối năm 2010, nh−ng phân bổ không đều trên các địa bàn. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chỉ có 13% đã qua đào tạo: Chỉ có 6-8% nông dân đ−ợc đào tạo kỹ thuật về nông, lâm, ng− nghiệp, 79% lao động thuần nông không có chuyên môn kỹ thuật, hơn 80% số ng−ời trong độ tuổi lao động ở các hộ phi nông nghiệp không qua đào tạo nghề. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, Thừa Thiên - Huế có 1.087.420 dân, 60% trong độ tuổi lao động (63% nam trong độ tuổi 15-59, và 58% nữ trong độ tuổi 15-54). Hàng năm có khoảng 23-25 nghìn ng−ời b−ớc vào tuổi lao động, song chỉ có 16 nghìn việc làm mới đ−ợc tạo ra (2010). Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị là 5% (2009). Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên - Huế thì vào thời điểm 1/4/2009 có đến 87,47%, hay 681.383 lao động ch−a qua các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Vấn đề là ở chỗ, thực trạng nguồn nhân lực thiếu hụt và còn nhiều hạn chế nói trên có ý nghĩa gì cho việc biến Thừa Thiên - Huế thành trung tâm về y tế chuyên sâu và trung tâm về giáo dục - đào tạo. Thực ra thực trạng nguồn nhân lực hiện có không phải là cơ sở hay điều kiện thực tế để đề ra chủ tr−ơng này. Tính khả thi của chủ tr−ơng này chủ yếu thuộc về truyền thống giáo dục, y tế tốt đẹp của Huế với những biểu t−ợng nh− Quốc tử giám Huế, Tr−ờng Quốc học Huế, Viện Đại học Huế và một số cơ sở mạnh về y tế nh− Bệnh viện Trung −ơng Huế, Bệnh viện Tr−ờng Đại học Y d−ợc Huế... Hiện nay, tỉnh đã có một số chính sách học tập để nâng cao trình độ cho một số đối t−ợng là cán bộ, công chức đ−ợc “quy hoạch”. Tuy nhiên, các ngành kinh tế xã hội trọng điểm khác thì vẫn ở tình trạng “tự bơi”. Nhìn thực tế, việc thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý, tr−ởng bộ phận sẽ là tình trạng khó có thể khắc phục một sớm một chiều. Do vậy, Phải coi nguồn nhân lực của Thừa Thiên - Huế không chỉ là những Phát triển bền vững ở Thừa Thiên- Huế... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 40 ng−ời đang sinh sống tại Thừa Thiên - Huế. Hiện nay, ng−ời gốc Huế, ng−ời có tâm huyết với Huế, ng−ời hiểu biết về Huế sống ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và ở nhiều trung tâm văn hóa - chính trị trên khắp thế giới. Nguồn nhân lực Thừa Thiên - Huế cho sự phát triển của Thừa Thiên - Huế đ−ơng nhiên phải bao gồm cả những ng−ời này. Phải có chiến l−ợc và chính sách sử dụng nguồn nhân lực này thì Thừa Thiên - Huế mới thực sự có đ−ợc nguồn lực để phát triển theo tinh thần Kết luận 48 của Bộ Chính trị. Thừa Thiên - Huế hiện có trên 50 tổ chức nghiên cứu và triển khai thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, trong đó có gần 10 tổ chức ngoài nhà n−ớc, có 8 tr−ờng đại học và 6 tr−ờng cao đẳng, trong đó có 1 tr−ờng đại học ngoài công lập. Ngoài ra còn có các học viện, viện, phân viện nghiên cứu, các trung tâm, chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức khoa học - công nghệ trung −ơng, vùng, miền, tạo thành một hệ thống các tổ chức khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với đội ngũ t−ơng đối hùng hậu, đứng thứ ba trong cả n−ớc về số l−ợng. Các ngành y học đã tổ chức đ−ợc t−ơng đối th−ờng xuyên các hội thảo quốc gia và quốc tế thu hút đ−ợc sự đóng góp của các chuyên gia y tế đến với Thừa Thiên - Huế. Đây thực chất là cơ chế giản đơn đầu tiên của việc sử dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài. Ng−ời xứ Huế có mặt bằng dân trí tốt. Tuy nhiên trong tâm lý Huế, ng−ời đ−ợc coi là thành đạt ít khi thành đạt tại chỗ. Phải ra khỏi Huế, các trung tâm kinh tế xã hội khác mới là không gian xã hội có đủ điều kiện để giúp cho cá nhân thành đạt. Tâm lý này hiện đang bị xem là một hạn chế. Tuy nhiên trong chiến l−ợc phát triển nguồn nhân lực, với một địa ph−ơng có dân số và điều kiện kinh tế - xã hội nh− Thừa Thiên - Huế thì việc các cá nhân muốn tìm nơi có điều kiện thuận lợi hơn cho sự thành đạt của mình là điều rất bình th−ờng. Tình trạng này là một mặt của việc sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài. Thời gian gần đây, ngay cả tình trạng “chảy máu chất xám” cũng đ−ợc xem là một hiện t−ợng ít nhiều tích cực. Do vậy, quan niệm mới về nguồn nhân lực cần có cái nhìn thỏa đáng hơn. Cần có những quan điểm và tâm lý rộng mở hơn để con em Thừa Thiên - Huế tìm đ−ợc những nơi học tập, lao động và làm việc hợp lý bên ngoài Thừa Thiên - Huế, kể cả ở n−ớc ngoài. Bên cạnh đó lại cần có những chính sách mềm dẻo hơn để mời, gọi, thuê, khoán, thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguôn nhân lực có trình độ về làm việc tại Thừa Thiên - Huế. Đó mới là cách thức bình th−ờng và hợp lý của việc sử dụng nguồn nhân lực. 6. Xã hội cố đô Huế từ x−a đã có nhiều thiện cảm với ng−ời thày tu, thày thuốc và ng−ời thày giáo, đặt vị trí của các nghề này trong bảng giá trị cao của đời sống tinh thần. Với vai trò khá đặc biệt trong lịch sử dân tộc, nên vị thế của nhà s− ở Huế có ý nghĩa đáng kể trong việc tạo ra sự ổn định và đồng thuận xã hội ở Thừa Thiên - Huế, khoảng hơn 70% dân số có tín ng−ỡng thực tế. Những ng−ời theo Kyto giáo chiếm khoảng 6% dân số. Tín đồ đạo Cao Đài có khoảng vài chục hộ. Tín đồ đạo Tin Lành chiếm 1% dân số. Số còn lại có thể gọi là theo đạo Phật, bởi khá đông c− dân không phải là ng−ời tu hành nh−ng theo văn hóa Phật giáo. Nh−ng điều đáng chú ý là, từ x−a Huế đã là một trung tâm tôn giáo. Phật giáo Huế trong nhiều thời kỳ đóng vai trò là trung tâm, là cái nôi của hoạt động tín ng−ỡng Hồ Sĩ Quý 41 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn phật giáo của cả n−ớc. Hiện nay, Phật giáo Huế với 2 phái thuộc phần trị sự của giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam thống nhất chiếm khoảng 60% dân số. Một số khá đông khác không phải là phật tử nh−ng cũng chịu ảnh h−ởng sâu nặng của văn hóa Phật giáo. Mà xu h−ớng chủ đạo của Phật giáo Huế từ trong lịch sử đến ngày nay là xu h−ớng đồng hành cùng dân tộc, đặc biệt là trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với đa số c− dân Thừa Thiên - Huế theo văn hóa Phật giáo, mà Phật giáo Huế lại có vai trò tích cực khá đặc biệt trong lịch sử dân tộc nên nhà s− ở Thừa Thiên - Huế đ−ợc tôn trọng. Vị trí của ng−ời thầy tu trong đời sống xã hội Thừa Thiên - Huế có ý nghĩa đáng kể trong việc tạo ra sự ổn định xã hội, ổn định chính trị và kinh tế. Nếu không có chính sách và thái độ mềm dẻo thoả đáng, đây là điểm có thể gây bất lợi hoặc tạo ra điểm nóng xã hội. Bên cạnh ng−ời thày tu là ng−ời thày thuốc và ng−ời thày giáo. Xã hội cố đô Huế từ x−a đã có nhiều thiện cảm và đặt vị trí của các nghề này trong bảng giá trị cao của đời sống tinh thần. Quốc tử giám Huế ra đời năm 1803. Tr−ờng Quốc học Huế thành lập từ 1896. Viện Đại học Huế với các ngành S− phạm, Y khoa, Văn khoa, Luật, Mỹ thuật, Hán học cũng có bề dày lịch sử trên 50 năm - thành lập năm 1957. Sự có mặt của các tr−ờng này với lối dạy và học nhân văn, bài bản đã tạo nên giá trị truyền thống về giáo dục và góp phần tạo thêm các giá trị xã hội lành mạnh khác ở xứ Huế. Tất cả những yếu tố trên rõ ràng cần phải đ−ợc tính đến trong các kế hoạch phát triển bền vững của Thừa Thiên - Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2011_hosiquy_6384.pdf