Phát huy vai trò người có uy tín trong xóa bỏ “Ma lai, Thuốc thư” ở Gia Lai thực trạng và giải pháp

Tài liệu Phát huy vai trò người có uy tín trong xóa bỏ “Ma lai, Thuốc thư” ở Gia Lai thực trạng và giải pháp: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 11 S Ố 0 1 N Ă M 2 0 19 Gia Lai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên có độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai có 17 đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố (14 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố Pleiku) với 222 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (184 xã, 24 phường, 14 thị trấn); có 2.161 thôn, làng, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh là 1.437.400 người, với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 643.842 người, chiếm khoảng 44,79% dân số toàn tỉnh, chia theo dân tộc: Dân tộc Jrai 424.631 người (chiếm 30% dân số toàn tỉnh), dân tộc Bahnar 166.732 người (chiếm 11,78% dân số toàn tỉnh) và dân tộc khác 40.993 người (chiếm 3,08% dân số toàn tỉnh). Những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng đã có thay đổi vượt bậc. Bà con không còn bị Phát huy ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát huy vai trò người có uy tín trong xóa bỏ “Ma lai, Thuốc thư” ở Gia Lai thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 11 S Ố 0 1 N Ă M 2 0 19 Gia Lai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên có độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Gia Lai có 17 đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố (14 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố Pleiku) với 222 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (184 xã, 24 phường, 14 thị trấn); có 2.161 thôn, làng, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh là 1.437.400 người, với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 643.842 người, chiếm khoảng 44,79% dân số toàn tỉnh, chia theo dân tộc: Dân tộc Jrai 424.631 người (chiếm 30% dân số toàn tỉnh), dân tộc Bahnar 166.732 người (chiếm 11,78% dân số toàn tỉnh) và dân tộc khác 40.993 người (chiếm 3,08% dân số toàn tỉnh). Những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng đã có thay đổi vượt bậc. Bà con không còn bị Phát huy vai trò người có uy tín trong xóa bỏ thực trạng và giải pháp “Ma lai, Thuốc thư” ở Gia Lai NGUYỄN ÁNH HỒNG Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai đói, rét. Nhiều gia đình đã có ti vi để xem, đài để nghe tin tức, có điện thoại để thông tin liên lạc, có xe máy để đi lại. Nhiều nhà khá giả hơn còn có xe ô tô, xe công nông, xe tải phục vụ lao động sản xuất vươn lên làm giàu. Con em của đồng bào đều được đi học. Học sinh được cấp sách vở, thẻ bảo hiểm y tế, và thực tế đã có nhiều người đỗ cao đẳng, đại học, thạc sĩ. Bộ mặt nhiều buôn, làng vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng khang trang, sạch đẹp. Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được nhà nước quan tâm phục dựng, trùng tu, bảo tồn và phát huy góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, Gia Lai là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên thời gian qua, tình hình liên quan đến hủ tục “Ma lai”, “Thuốc thư” có những diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về người và tài sản, làm phá vỡ truyền thống đoàn kết trong cộng đồng buôn, làng người đồng bào Jrai, Bahnar, gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 1. Thực trạng hủ tục “Ma lai”, “Thuốc thư” ở Gia Lai 1.1. Ma lai, Thuốc thư Hiện tượng hay cái gọi là “Ma lai”, “Thuốc thư” chỉ là trò tung tin, đồn nhảm; chỉ là niềm tin mù quáng, trong suy nghĩ của người đồng bào Jai, Bahnar. Nó tồn tại với thói ba hoa của những người không hiểu biết nhưng lại chuyên đi dọa người khác bằng việc bỏ “Thuốc thư”, gắn với sự phán xét của các thầy cúng. Sau đó gây ra sự lo lắng, nghi kỵ, hiềm nghi, mâu thuẫn trong buôn làng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, gây ra những cuộc xung đột gay gắt để lại hậu quả rất nghiêm trọng là giết chết hoặc đuổi ra khỏi buôn làng những ai bị nghi ngờ hoặc bị cho là có “Ma lai”, “Thuốc thư”. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN12 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G 1.2. Thực trạng của hủ tục “Ma lai, Thuốc thư” ở Gia Lai thời gian qua Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai các vụ án liên quan đến “Ma lai”, “Thuốc thư” diễn biến phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng, nghiêm trọng nhất là các vụ việc xảy ra trong năm 2015, đã hơn 10 vụ liên quan đến “Ma lai”, “Thuốc thư” tại 7 huyện gồm: Chư Pah, Đăk Đoa, Chư Prông, Ia Grai, Chư Sê, Kông Chro và Krông Pa, làm chết 02 người, bị thương 04 người, bắt giam và khởi tố 04 bị can do nguyên nhân xuất phát từ sự nghi kỵ, hăm doạ dùng “Thuốc thư” để hại người khác dẫn đến va chạm, mâu thuẫn đánh nhau, có vụ làm chết người. Đa phần những vụ án đau lòng xảy ra liên quan đến “Ma lai”, “Thuốc thư” đã để lại cho người dân không chỉ là những nỗi đau về thể xác mà còn để lại bao hậu quả nặng nề ở các thôn, làng. Tuy nhiên, không khó để đưa ra lời giải thích hợp lý cho những nỗi đau này, đó chính là vì dân làng quá mê tín và thiếu hiểu biết khiến xảy ra những bi kịch. Ma lai, Thuốc thư chỉ là thứ truyền miệng, dù không ai biết nó hình thù, đặc điểm như thế nào nhưng nó như ăn sâu vào tâm trí của những người dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai. Thực ra không có chuyện “Ma lai”, “Thuốc thư” gây chết người như cách nghĩ của những người dân địa phương, mà do sự nhận thức của họ nên đã suy diễn, bịa đặt và gây nên những hậu quả thương tâm. Có thể thấy, hủ tục “Ma lai, Thuốc thư” âm ỉ tồn tại nhiều đời nay ở một số làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, do nhận thức lạc hậu đã ăn sâu vào tư tưởng, nếp nghĩ, lối sống, sinh hoạt của đồng bào. Có thể khẳng định rằng những người dân ở địa phương đều không ai biết “Ma lai”, “Thuốc thư” là gì, không có cơ sở khoa học để chứng minh nhưng vì sự thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu đã dẫn đến nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là một hủ tục lạc hậu hết sức nguy hiểm cần phải nhanh chóng được loại bỏ khỏi đời sống xã hội người dân tộc thiểu số ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra trong thời gian tới. 1.3. Một số biện pháp để tránh những hệ lụy do “Ma lai”, “Thuốc thư” gây nên - Đồng bào phải giữ gìn truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, một truyền thống quí báu vốn có từ ngàn đời của người đồng bào Jrai, Bahnar. Bà con cần loại bỏ ngay quan niệm sai lầm trên ra khỏi suy nghĩ, tư tưởng của từng người, từng gia đình, từng cộng đồng buôn làng. - Tích cực đấu tranh lật tẩy trò lừa bịp của các thày cúng. Khi thấy có hiện tượng, cúng bái trừ bỏ “Ma lai”, “Thuốc thư” cần báo ngay cho trưởng thôn, già làng, ban công tác mặt trận, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ thôn, làng... để kịp thời ngăn chặn hoạt động của các thày cúng. - Khi phát hiện có mâu thuẫn liên quan đến “Ma lai”, “Thuốc thư” tuyệt đối không tham gia gây rối đập phá, đe dọa, giết người mà phải tích cực ngăn chặn không để xung đột xảy ra dẫn đến chết người. - Khi trong làng có người thường gây rối, dọa giết hoặc bỏ “Thuốc thư” hoặc vu cho người nào đó có “Ma lai”, “Thuốc thư”, bà con nên báo với trưởng thôn, già làng, công an thôn, ban mặt trận, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ thôn, làng... để kịp thời ngăn chặn, nếu đối tượng không nghe cần tổ chức họp buôn, làng kiểm điểm trước dân, cao hơn báo chính quyền xã có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, răn đe hoặc xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. - Khi đau ốm bà con cần đến trạm y tế xã, bệnh viện, trung tâm y tế để được khám chữa bệnh, tuyệt đối không tìm đến thày cúng (pơ jou) để tránh tình trạng suy diễn bị bỏ “Thuốc thư” hoặc “Ma lai” hại người. Trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày phải giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ngủ phải mắc màn, từng gia KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 13 S Ố 0 1 N Ă M 2 0 19đình phải có nhà vệ sinh hợp lý để tránh mắc các dịch bệnh; thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để nuôi con khỏe, dạy con ngoan. - Bà con cần thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tích cực lao động phát triển kinh tế, vận động con, cháu đến trường, góp phần nâng cao nhận thức, loại bỏ các quan niệm lạc hậu, niềm tin sai lầm, mù quáng về ‘Ma lai”, “Thuốc thư”. 2. Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, xóa bỏ các hủ tục ở Gia Lai Người có uy tín giữ vị trí, vai trò hết sức to lớn, họ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh-trật tự của địa phương. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua, bằng uy tín của mình, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đi đầu trong việc vận động, tuyên truyền nhân dân đoàn kết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn trong xã hội, nhất là hủ tục “Mai lai”, “Thuốc thư”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần không nhỏ để phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đạt hiệu quả. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lĩnh vực nào, họ đều đóng vai trò là người đầu tàu trong sự vận hành của xã hội: từ phong tục tập quán tập tục cho đến phát triển sản xuất, góp phần ổn định trật tự an toàn, phát triển kinh tế địa phương cũng như toàn xã hội. Những năm qua, công tác xây dựng, sử dụng và phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp uỷ Đảng trên địa bàn tỉnh Gia Lai xem là một nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã quan tâm rà soát, lập danh sách ngưới có uy tín để đưa vào diện vận động, tranh thủ trên cơ sở đó đánh giá, phân loại, định hướng tư tưởng nhằm phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai đã xây dựng được 3.768 người có uy tín trong đồng bào DTTS tại 17 huyện, thị xã, thành phố. Lực lượng nòng cốt và người có uy tín đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là bài trừ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu “Ma lai”, “Thuốc thư”, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; đẩy mạnh sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, thực hiện quy ước, hương ước nông thôn, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến nay, tỉnh Gia Lai có 256.334/ 339.819 gia đình văn hóa, đạt 75,43%, và có 1.614/2.161 thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, đạt 74,68%; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2017 xuống còn 13,55%. Hai năm gần đây không còn vụ án nào liên quan đến “Ma lai”, “Thuốc thư”, trả lại sự bình yên cho buôn làng. Già làng, trưởng bản, cá nhân tiêu biểu rất quan tâm và tham gia nhiệt tình công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể. Thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nhiều người là những người có uy tín đã có ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận các cấp. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN14 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G Nhiều người là cán bộ hưu trí, tuy tuổi cao nhưng vẫn tâm huyết tham gia công tác cơ sở, đảm đương các chức vụ như Bí thư chi bộ, Trưởng thôn bản, Trưởng ban công tác Mặt trận và các đoàn thể, tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh... Với uy tín và ảnh hưởng của mình, nhiều vụ việc phát sinh phức tạp tại cơ sở đã được người có uy tín tham gia hòa giải thành công. Trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở khu dân cư. Các vị già làng, trưởng thôn cá nhân tiêu biểu là những người có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng và xã hội, tận tuỵ, gương mẫu trong phong trào. Đây là lực lượng đông đảo, đóng vai trò quan trọng trong công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động nhân dân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng kịp thời phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch; giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi, đối tượng tù cải tạo được thả về tại cộng đồng dân cư; giải quyết các vụ tranh chấp khiếu kiện, hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, ý đồ hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là trong phòng chống âm mưu, hoạt động kích động lôi kéo đồng bào DTTS tham gia gây rối, gây bạo loạn, trốn đi Campuchia, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại cơ sở, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng DTTS ngày càng vững chắc. Các vị đã chủ động, tích cực phối hợp với các cấp, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trực tiếp đứng ra tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân với 78.850 buổi tại các thôn làng với hơn 3 triệu lượt người tham dự; vận động cá biệt cho hơn 15 nghìn lượt quần chúng, các đối tượng lầm lỡ; kêu gọi, tuyên truyền, vận động 1.321 lượt đối tượng cầm đầu, cốt cán tham gia hoạt động FULRO ra tự thú và tự khai báo về hành vi hoạt động phạm tội trước dân làng, cam kết từ bỏ hoạt động chống phá, không tin, không nghe theo sự xúi dục của kẻ xấu. Bên cạnh đó, già làng, trưởng thôn, cá nhân tiêu biểu còn vận động các hộ gia đình có nương, rẫy, giáp biên giới tự quản cột mốc, đoạn biên giới thuộc phần đất mình canh tác, sử dụng; tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giáo dục những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư trở về cuộc sống lương thiện; Cung cấp các tin có giá trị cho ngành chức năng phục vụ kịp thời cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, phong trào “Xoá đói giảm nghèo”, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” 1, các già làng, trưởng thôn, cá nhân tiêu biểu đã tuyên truyền vận động bà con tích cực tham gia, hưởng ứng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp nhau phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Ngoài ra các vị còn vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định trong quy ước, hương ước thôn làng, từng bước xoá bỏ các hủ tục trong các việc cưới, đám tang; vận động người dân ăn ở hợp vệ sinh; thực hiện nếp sống văn minh, gìn giữ các phong tục tập quán, văn hoá cổ truyền của dân tộc. Hầu hết gia đình của các già làng, trưởng thôn, cá nhân tiêu biểu đều đăng kí phấn đấu xây dựng gia đình có con cháu không mắc tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, không truyền đạo trái pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn giao thông... Đối với công tác xã hội và các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhiều già làng, trưởng thôn, người có uy tín gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”, 1. Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã tổ chức gần 5.000 buổi và cấp phát trên 6.400 tài liệu tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 15 S Ố 0 1 N Ă M 2 0 19xoá nhà dột nát, tạm bợ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do thiên tai bão lũ, vận động bà con ủng hộ hiến đất làm nhà sinh hoạt cộng đồng, đường giao thông nông thôn, trạm xá, trường học, kênh mương nội đồng... Tiêu biểu ở thành phố Pleiku có già làng Kril (Làng Osơr, xã Biển Hồ), già làng Mên (Làng Mơ Nú, xã Chư Á ), già làng Sin (Làng Nha Prông, phường Thắng Lợi), già làng Rơ Lan Juk (Làng Chuét 2, phường Thắng Lợi ), già làng So Kol (Làng Kép, phường Đống Đa),... đã vận động nhân dân đấu tranh xóa bỏ các tập tục lạc hậu, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại tà đạo, đạo lạ; vận động nhân dân không mê tín dị đoan, không tin vào lời kẻ xấu, tích cực cảnh giác với người lạ, góp phần xây dựng thôn, làng trong sạch vững mạnh. Các vị già làng, trưởng thôn và những người uy tín tiêu biểu cũng đã có những đóng góp tích cực trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, xây dựng ý thức pháp luật cho người dân trong cộng đồng dân tộc mình. Việc làm cụ thể, thiết thực của đội ngũ già làng, trưởng thôn và người có uy tín ở từng thôn, làng, khu dân cư đã giúp cho cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Người có uy tín là “cánh tay nối dài” giúp Mặt trận và lực lượng công an trong công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá cách mạng nước ta; thực hiện tốt các hương ước, qui ước của thôn, bản, vận động đồng bào tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, tham gia công tác hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tham gia công tác quản lý, giáo dục đối tượng phạm tội tại cộng đồng, vận động các đối tượng lầm lỗi trở về làm ăn sinh sống, góp phần xây dựng quê hương, bản làng an toàn về an ninh trật tự. Họ thật sự là cầu nối giữa các cơ quan ban ngành với đồng bào dân tộc thiểu số, là tai mắt quan trọng trong thế trận an ninh nhân dân và là cơ sở để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc. Bỡi vậy, nhiều người có uy tín đã trở thành chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương; là trung tâm đoàn kết, cầu nối giữa Đảng với nhân dân./. đoàn thể tại địa phương hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị chính đáng của bà con nhân dân, từ đó giúp chính quyền giải quyết nhanh và thấu đáo những vụ, sự việc phát sinh từ cấp cơ sở, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương biết phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín thì họ sẽ góp phần tích cực vào công tác vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ở ngay từng thôn, làng, xây dựng lối sống lành mạnh, văn hóa, kính tế xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt2. Có thể thấy, người có uy tín là lực lượng đặc biệt trong khối dân cư của địa phương. Có thể nói đây là “Bộ phận đặc biệt” vì bộ phận này bao gồm những cá nhân có trình độ nhận thức cao, am hiểu rõ ràng, đầy đủ về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, từ đó họ được quần chúng nhân dân trong vùng hết sức kính phục... Gọi là “Lực lượng đặc biệt” vì sự có mặt của lực lượng này sẽ góp phần quan trọng để cụ thể hóa đường lối, chủ trương 2. Báo cáo kết quả xây dựng và phát huy vai trò già làng, trưởng thôn, cá nhân tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động (giai đoạn 2009-2014) của UBMTTQVN tỉnh Gia Lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf42_2304_2207548.pdf
Tài liệu liên quan