Phân tích chi phí điều trị bạch cầu mãn dòng tủy dưới góc nhìn của người bệnh

Tài liệu Phân tích chi phí điều trị bạch cầu mãn dòng tủy dưới góc nhìn của người bệnh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 56 PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU MÃN DÒNG TỦY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI BỆNH Nguyễn Thị Hạnh Thư*, Lương Thanh Long*, Nguyễn Thanh Vy*, Nguyễn Thị Thu Thủy* TÓM TẮT Mở đầu: Bạch cầu dòng tủy mạn tính (BCMDT) là bệnh ác tính với tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường số lượng tế bào máu. Thời gian điều trị kéo dài kèm theo các liệu pháp có giá thành cao gây gánh nặng kinh tế rất lớn lên người bệnh và toàn xã hội. Mục tiêu: Phân tích chi phí trực tiếp y tế. Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp. Đánh giá chi phí điều trị BCMDT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: chi phí điều trị BCMDT dưới góc nhìn của người bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hóa bằng mô hình cây quyết định dựa trên hướng dẫn điều trị BCMDT tại bệnh viện Truyền máu huyết học tp HCM nhằm ước tính chi phí trực tiếp y tế. Khảo sát bằng phiếu khảo...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chi phí điều trị bạch cầu mãn dòng tủy dưới góc nhìn của người bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 56 PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU MÃN DÒNG TỦY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI BỆNH Nguyễn Thị Hạnh Thư*, Lương Thanh Long*, Nguyễn Thanh Vy*, Nguyễn Thị Thu Thủy* TÓM TẮT Mở đầu: Bạch cầu dòng tủy mạn tính (BCMDT) là bệnh ác tính với tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường số lượng tế bào máu. Thời gian điều trị kéo dài kèm theo các liệu pháp có giá thành cao gây gánh nặng kinh tế rất lớn lên người bệnh và toàn xã hội. Mục tiêu: Phân tích chi phí trực tiếp y tế. Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp. Đánh giá chi phí điều trị BCMDT Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: chi phí điều trị BCMDT dưới góc nhìn của người bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hóa bằng mô hình cây quyết định dựa trên hướng dẫn điều trị BCMDT tại bệnh viện Truyền máu huyết học tp HCM nhằm ước tính chi phí trực tiếp y tế. Khảo sát bằng phiếu khảo sát trên người bệnh BCMDT để ước tính chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp. Kết quả: Tổng chi phí điều trị trung bình hàng năm trên mỗi người bệnh BCMDT cao hơn ở giai đoạn tiến triển so với mạn (968,4 triệu so với 734,70 triệu VNĐ, tương ứng). Trong đó chi phí trực tiếp y tế chiếm ưu thế với tỷ lệ 98% ở cả hai giai đoạn. Chi phí trực tiếp ngoài y tế và gián tiếp có giá trị tương ứng 7,4 triệu và 6,02 triệu. Kết luận: Tổng chi phí điều trị BCMDT mỗi năm khá cao với chi phí trực tiếp y tế chiếm ưu thế. Những hiểu biết về giá trị và cấu trúc chi phí điều trị là bước cơ bản để lập kế hoạch và thực hiện các chính sách y tế quan nhằm giảm gánh nặng kinh tế của bệnh. Từ khóa: bạch cầu mạn dòng tủy, gánh nặng kinh tế, chi phí điều trị, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp... ABSTRACT COST OF CHRONIC MYELOID LEUKEMIA FROM PATIENTS’ PERSPECTIVE Nguyen Thi Hanh Thu, Luong Thanh Long, Nguyen Thanh Vy, Nguyen Thi Thu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 56 - 63 Background-Objectives: Chronic myeloid leukemia (CML) is a malignant disease with high mortality, characterized by the abnormal growth of blood cell number. Long-term treatment and many treatment regimens with high cost caused high economic burden of disease on patients and society as well. Objective: - Analyze the medical direct cost of chronic myeloid leukemia. - Analyze the non- medical direct and indirect cost of chronic myeloid leukemia. - Analyze total cost of chronic myeloid leukemia from patients’ perspective Method: Modelling method with decision - tree model based on the chronic myeloid leukemia treatment guideline of Blood Transfusion and Hematology hospital in HCMC to estimate medical direct cost. A cross- sectional survey on eligible patients was conducted to estimate the non-medical direct cost and indirect cost. Results: The average annual total cost of chronic myeloid leukemia was higher in advanced phase compared with chronic phase (968.39 million vs 734.70 million VND, respectively). The medical direct cost takes dominant * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Hạnh Thư ĐT: 01644025055 Email: nththu.pharma@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 57 part in the structure cost (98%) in both phases. The non-medical direct cost was 7.4 million VND and indirect cost was 6.02 million VND per year. Conclusion: The average annual total cost of chronic myeloid leukemia was higher in advanced phase compared with chronic phase with dominant part of medical direct cost. Understanding value and structure of cost of CML is the fundamental step to plan and implement relevant policies to decrease the economic burden of this disease. Key words: Chronic myeloid leukemia, economic burden, cost of treatment, direct cost, indirect cost. MỞ ĐẦU Bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) hay ung thư máu là bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường bạch cầu trong cơ thể. Mặc dù có tỷ lệ mắc không cao so với nhiều bệnh lý ung thư khác với số người mắc khoảng 1,5 trên 100.000 người; BCMDT vẫn là một bệnh nguy hiểm với tiên lượng sống ngắn và nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời(2,9,11). Điều trị BCMDT đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp(5,7,10,11) với thời gian kéo dài gây gánh nặng kinh tế không nhỏ cho người bệnh và xã hội(3). Nghiên cứu đánh giá chi phí điều trị BCMDT hiện tại cho thấy gánh nặng kinh tế của BCMDT khác nhau tùy thuộc giai đoạn và có giá trị có thể lên tới hàng trăm đô la Mỹ cho mỗi bệnh nhân mỗi năm. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí điều trị BCMDT dao động từ 58.278 đến 107.341 USD mỗi năm, tùy theo mức độ tuân thủ điều trị(4,8). Trong đó, chi phí trực tiếp chiếm ưu thế. Tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay chưa có đề tài nào đánh giá chi phí điều trị BCMDT tương tự được thực hiện. Để đề ra các chính sách y tế hợp lý nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế của BCMDT, cần thiết phải đánh giá chi phí điều trị BCMDT. Vì vậy đề tài: “Phân tích chi phí điều trị bạch cầu mạn dòng tủy dưới góc nhìn của người bệnh” được thực hiện với những mục tiêu sau đây: Phân tích chi phí trực tiếp y tế (CP TTYT) Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế (CP TTNYT) và chi phí gián tiếp (CP GT) Đánh giá chi phí điều trị BCMDT ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chi phí điều trị điều trị BCMDT dưới góc nhìn của người bệnh Phương pháp nghiên cứu Mô hình hóa và mô tả cắt ngang Mô hình hóa Để phân tích chi phí trực tiếp trong điều trị BCMDT ở các giai đoạn khác nhau, đề tài thực hiện phương pháp mô hình hóa bằng mô hình cây quyết định. Trong đó, trình tự các lựa chọn điều trị và kết quả được rút ra từ phác đồ điều trị của bệnh viện TMHH TP Hồ Chí Minh. Các thông số đầu vào của mô hình bao gồm: tần số xảy ra các bước điều trị được rút ra từ số liệu thống kê bệnh nhân BCMDT tại bệnh viện từ năm 2009 đến 2014. Chi phí thuốc và chi phí dịch vụ y tế được tính toán dựa vào tần suất sử dụng các dịch vụ y tế và thuốc trong mỗi giai đoạn và bảng giá thuốc và dịch vụ y tế bệnh viện Truyền Máu huyết học năm 2015. Mô tả cắt ngang Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu khảo sát trên người bệnh BCMDT về chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp. Mẫu nghiên cứu bao gồm bệnh nhân BCMDT đang điều trị BCMDT tại BV TMHH TP HCM từ tháng 4 – 7/2015. Tiêu chí lựa chọn Bệnh nhân BCMDT có độ tuổi từ 18 trở lên Có khả năng hoàn thành phiếu khảo sát Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 58 Tiêu chí loại trừ Người bệnh không đồng ý cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản để hoàn thành phiếu khảo sát Người bệnh có rối loạn về ngôn ngữ hoặc tâm thần Người bệnh mới chưa được chẩn đoán xác định là bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy hoặc được chẩn đoán dưới 3 tháng. Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: n = Z2(1- 2 ) * P * (1-P) / d2 = (1.96)2 x 0.5 (1- 0.5)/ (0.05)2 = 384 (1) Trong đó: n: cỡ mẫu tính theo quần thể vô hạn. Z(1- 2 ): Hệ số tin cậy phụ thuộc vào giới hạn tin cậy (1,96 với giới hạn tin cậy 95%); p : tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó hoặc là nghiên cứu thử (p = 0,5); d : là khoảng sai lệch cho phép giữa sai số mẫu và sai số quần thể (chọn 5%) Công thức hiệu chỉnh quần thể hữu hạn n’= n * N/ (n+N) Trong đó : n’ : cỡ mẫu tính theo quần thể hữu hạn; N: kích thước quần thể hữu hạn (N=781); n: cỡ mẫu tính theo quần thể vô hạn. Như vậy n’=260. Để đảm bảo đủ số lượng mẫu khảo sát với dự trù khoảng 20% phiếu không hợp lệ, số lượng mẫu cần lấy là 312 mẫu. Dựa vào mẫu nghiên cứu được chọn, đề tài tiến hành khảo sát để đánh giá hai biến số bao gồm chi phí trực tiếp ngoài y tế (CP TTNYT) và chi phí gián tiếp (CP GT). KẾT QUẢ Phân tích chi phí trực tiếp y tế Mô hình cây quyết định A B Hình 1: Mô hình phân tích chi phí trực tiếp y tế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 59 Dựa vào phác đồ điều trị BCMDT tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí Minh, đề tài xây dựng 2 mô hình cây quyết định tương ứng với hai giai đoạn mạn và giai đoạn tiến triển để đánh giá chi phí điều trị trực tiếp với giả định người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị. Mô hình với các thông số đầu vào hoàn thiện được mô tả cho giai đoạn mạn và tiến triển trong hình 1. Mô hình cho phép ước lượng tổng chi phí trực tiếp y tế, chi phí thành phần trong điều trị BCMDT tương ứng với từng giai đoạn bệnh và cập nhật các thông số đầu vào để ước lượng được chi phí điều trị BCMDT sát với thực tế nhất. Chi phí trực tiếp y tế Theo phác đồ điều trị, bệnh nhân được chỉ định imatinib liều từ 400 đến 800mg, nilotinib 400 mg hoặc 800 mg. Tùy vào giai đoạn hoặc tiến triển bệnh mà liều điều trị có thể dao động từ 300 mg đến 800 mg/ ngày. Thuốc điều trị hỗ trợ bao gồm B- complex, acid folic(6). Dịch vụ y tế bao gồm chi phí khám bệnh, xét nghiệm máu, hóa sinh máu, các yếu tố đông máu, xét nghiệm di truyền học (FISH, RT-QRT). Chi phí trực tiếp y tế bao gồm chi phí thuốc và dịch vụ y tế được đánh giá dựa trên mô hình xây dựng với kết quả được trình bày trong hình 2. Hình 2: Chi phí trực tiếp y tế giai đoạn mạn và tiến triển (VND) Theo hình 2, đề tài ghi nhận tổng CP TTYT mỗi năm trên mỗi người bệnh cao gấp 1,3 lần ở giai đoạn tiến triển so với giai đoạn mạn (944,9 triệu so với 722,45 triệu VNĐ, tương ứng). Trong đó, chi phí thuốc chiếm đa số ở cả hai giai đoạn mạn và tiến triển với giá trị lần lượt là 636,98 và 852,63 triệu VNĐ. Chi phí dịch vụ y tế không đáng kể với giá trị lần lượt là 85,48 triệu và 92,30 triệu VNĐ ở giai đoạn mạn và tiến triển. Cùng với sự gia tăng tổng chi phí điều trị (khoảng 30% tương ứng với 222,5 triệu VNĐ) từ giai đoạn mạn sang tiến triển, chi phí thuốc cũng tăng 31% (tương ứng với 215,3 triệu VNĐ) và chi phí dịch vụ y tế tăng 8% (tương ứng với 6,8 triệu VNĐ). Điều này được giải thích bởi trong giai đoạn tiến triển, bệnh nhân phải sử dụng liệu pháp ƯCTK với liều cao hơn, trong khi tấn suất sử dụng các dịch vụ y tế thay đổi không đáng kể. Phân tích chi tiết hơn cấu trúc CP TTYT ở các giai đoạn đề tài thu được kết quả trình bày trong hình 3. Hình 3: Cấu trúc chi phí trực tiếp y tế theo từng giai đoạn Theo hình 3, theo từng giai đoạn bệnh với sự gia tăng tổng chi phí và chi phí thành phần, cấu trúc chi phí điều trị có sự thay đổi không đáng kể với chi phí thuốc chiếm ưu thế ở cả hai giai đoạn tiến triển và mạn (90% và 88%, tương ứng). Cùng với sự gia tăng độ nặng của bệnh từ giai đoạn mạn sang giai đoạn tiến triển, phần trăm chi phí dành cho thuốc tăng 2% (88% so với 90%), trong khi đó phần trăm chi phí dịch vụ y tế giảm (12% so với 10%, tương ứng). Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nhóm thuốc ức chế tyrosin kinase trong điều trị BCMDT, đặc biệt là ở giai đoạn tiến triển với việc gia tăng liều dùng thuốc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 60 Phân tích chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp Đặc điểm dân số Để đánh giá chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp, đề tài tiến hành khảo sát trên 314 bệnh nhân BCMDT tại BV TMHH Tp HCM từ ngày 1/4 đến 30/6/2015; độ tuổi từ 7 đến 80; tỷ lệ nam là 52,8% so với nữ là 47,2%. Trong đó, bệnh nhân ở giai đoạn mạn chiếm đa số với 85,4%; cao gấp 5,8 lần bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển (14,6%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,82 ± 0,4 năm với giá trị cao nhất là 21 và thấp nhất là 1 nămvới số lần nhập việc ở bệnh nhân trung bình là 1,16 ± 0,14 lần. Chi phí trực tiếp ngoài y tế Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 314 bệnh nhân BCMDT, đề tài ghi nhận chi phí trực tiếp ngoài y tế với kết quả trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Chi phí trực tiếp ngoài y tế Chi phí (VND) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Sai Số Độ lệch chuẩn Đi lại 0 3.000.000 367.602 24.964 442.362 Ăn uống 0 1.000.000 118.347 7.369 130.571 Nhà trọ 0 2.500.000 47.189 14.561 257.612 Vật lý trị liệu 0 1.050.000 9.901 4.575 79.637 Khác 0 4.000.000 89.612 23.532 413.651 Tổng trực tiếp ngoài y tế 0 4.100.000 643.827 43.191 748.087 Chi phí trực tiếp ngoài y tế bao gồm đi lại, ăn uống, ở trọ, vật lý trị liệu và các chi phí khác với giá trị mỗi tháng trung bình lần lượt là 367.602±24.964; 118.347±7.369; 47.189± 14.461; 9.901± 4.757 và 89.612 ± 23.532 VNĐ. Như vậy CP trực tiếp ngoài y tế trung bình mỗi tháng có giá trị trung bình 643.827 ± 43.191 VNĐ. Phân tích cấu trúc của CP TTNYT mỗi năm, đề tài ghi nhận kết quả được trình bày cụ thể trong hình 4. Hình 4: Cấu trúc chi phí trực tiếp ngoài y tế Theo hình 4, trong cấu trúc CP TTNYT mỗi năm, CP đi lại chiếm tỷ lệ cao nhất với 58% (4,41 triệu VNĐ),tiếp theo là CP ăn uống (19% - 1,42 triệu VNĐ), CP khác bao gồm sử dụng các chất bổ dưỡng, đông dược chiếm tỷ lệ 14% (1,08 triệu VNĐ). Hai CP chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cấu trúcTTNYT bao gồm nhà trọ (7%) và vật lý trị liệu (2%). Điều này được giải thích bởi đa số bệnh nhân BCMDT phải thường xuyên tái khám và điều trị, trong khi đa số bệnh nhân không sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, do vậy CP đi lại có trọng số cao trong cấu trúc. Thêm vào đó, thời gian mỗi đợt tái khám thường ngắn vì vậy đa số bệnh nhân không phải tốn ở trọ. Với đặc thù bệnh, các biện pháp vật lý trị liệu hoặc thực phẩm chức năng không được khuyến khích sử dụng do chưa có bằng chứng về tác động của nó lên việc cải thiện tình trạng bệnh. Do đó, vật lý trị liệu chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Chi phí gián tiếp Chi phí gián tiếp trong điều trị BCMDT bao gồm thu nhập mất đi do tái khám và các nguyên nhân sức khỏe khác liên quan đến quá trình điều trị bệnh và thu nhập mất đi của người thân phát sinh vì lý do sức khỏe của người bệnh. Kết quả đánh giá CP GT mỗi tháng được trình bày trong bảng 2. Theo bảng 3, với thời gian tái khám mỗi tháng trung bình là 1,24 ± 0,08 ngày; thời gian nghỉ làm 1,08 ± 0,36 ngày tương ứng với mỗi tháng điều trị và thu nhập trung bình của bệnh nhân là 4.194.533 ± 714.472 VNĐ, CPGT từ người bệnh có giá trị 418.180 ± 95.320 VNĐ, trong đó CP GT từ người thân là 99.107 ± 15.368 VNĐ. Như vậy, tổng CP GT trung bình mỗi tháng là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 61 517.287 ± 48.974 VNĐ (với độ tin cậy 95%). Như vậy mỗi năm CP GT trung bình của mỗi bệnh nhân BCMDT có giá trị 6.027.444 VNĐ. Bảng 2: Chi phí gián tiếp trong điều trị BCMDT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Sai Số Độ lệch chuẩn Số ngày nghỉ làm 0 30 1,08 0,18 3,21 Thời gian tái khám 0 4,0 1,24 0,04 0,64 Thu nhập 225.000 60.000.000 4.194.534 357.236 6.299.928 CPGT từ bệnh nhân 0 8.318.182 418.180 47.660 844.533 CPGT từ người thân 0 501.930 99.107 7.684 136.167 Tổng CPGT 0 8.516.438 517.287 48.975 867.839 Phân tích cấu trúc CP GT mỗi năm, đề tài ghi nhận kết quả trình bày trong hình 5. Hình 5: Cấu trúc chi phí gián tiếp Theo hình 5, đề tài ghi nhận trong cấu trúc CP GT mỗi năm, CP GT từ người bệnh chiếm ưu thế với giá trị 5.018.160 VNĐ (chiếm 81%). CP GT từ người thân có giá trị 1.189.286 VNĐ (chiếm 19%). Như vậy, CP GT từ bệnh nhân cao gấp 4,21 lần từ bệnh nhân. Điều này được giải thích bởi đa số bệnh nhân BCMDT tự đi tái khám, không có người thân đi kèm. Tổng chi phí điều trị theo giai đoạn Phân tích tổng chi phí điều trị theo giai đoạn, đề tài thu nhận kết quả trình bày trong hình 6. Hình 6: Tổng chi phí điều trị theo giai đoạn Theo hình 6, mỗi năm tổng chi phí điều trị giai đoạn mạn và giai đoạn tiến triển có giá trị lần lượt là 734,70 và 968,39 triệu VNĐ. Như vậy CP điều trị giai đoạn tiến triển cao gấp 1,31 lần giai đoạn mạn. Điều đó phù hợp với thực tế điều trị bệnh nhân với sự thay đổi trong tần suất sử dụng thuốc và dịch vụ y tế có đơn giá cao khi bệnh nhân chuyển từ giai đoạn mạn sang tiến triển. Phân tích cấu trúc tổng chi phí điều trị BCMDT theo giai đoạn, đề tài ghi nhận kết quả được trình bày trong hình 7. Theo hình 7, đề tài ghi nhận CP TTYT chiếm đa số trong tổng chi phí điều trị bệnh nhân BCMDT với tỷ lệ lần lượt ở giai đoạn mạn và tiến triển là 98% và 97%. CP TTNYT và CP GT có tỷ lệ rất nhỏ (dưới 2%) trong tổng CP ĐT, và gần như tương đương ở cả hai giai đoạn. Như vậy, CP TTYT là thành phần gây gánh nặng kinh tế chính trong tổng CP ĐT BCMDT ở cả hai giai đoạn. Hình 7: Cấu trúc tổng chi phí điều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Dược 62 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng Phân tích độ nhạy Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CP TTYT, đề tài thực hiện phân tích độ nhạy mô hình cây quyết định bằng cách tăng giảm đơn giá các yếu tố như: đơn giá imatinib, nilotinib, các xét nghiệm máu, giá dịch vụ y tế. Kết quả phân tích độ nhạy được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Phân tích độ nhạy mô hình Giai đoạn mạn Giai đoạn tiến triển % -50% +50% -50% 50% imatinib 410.621.070 1.034.259.281 632.402.020 1.257.439.428 nilotinib 717.319.915 727.560.436 832.671.865 1.057.203.221 Xét nghiệm máu 681.019.340 763.885.610 900.669.434 989.205.652 Dịch vụ y tế 721.148.328 723.756.623 943.066.710 946.808.376 Theo bảng 3, đề tài ghi nhận trong 4 yếu tố ảnh hưởng đến CP TTYT, giá thuốc imatinib là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất ở cả hai giai đoạn. Giá imatinib dao động trong khoảng ± 50%, chi phí TTYT dao động ± 43,16% ở giai đoạn mạn và ± 33,07% ở giai đoạn tiến triển. Ở giai đoạn mạn yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến CP TTYT là chi phí xét nghiệm. Trong khi đó, ở giai doạn tiến triển yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến CP TTYT là giá thuốc nilotinib. Điều đó được giải thích bởi imatinib với giá thành cao là thuốc được chỉ định chính trong điều trị BCMDT. Ngược lại, dịch vụ y tế có ảnh hưởng không đáng kể đến CP TTYT do giá thành thấp hơn nhiều lần so với giá thuốc. Ảnh hưởng của nilotinib trong giai đoạn mạn tính là không đáng kể, nhưng ảnh hưởng nhiều đến CPĐT giai đoạn tiến triển. Điều này phù hợp với thực tế điều trị tại bệnh viện, do việc sử dụng nilotinib trên bệnh nhân ở giai đoạn mạn thấp hơn nhiều so với bệnh nhân sử dụng nilotinib ở giai đoạn tiến triển. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CP TTNYT và CP GT Kiểm định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến CP TTNYT và CP GT, đề tài ghi nhận thu nhập và nơi ở là những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí gián tiếp; trong khi giới tính, nơi ở, giai đoạn bệnh và số lần nằm viện ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp ngoài y tế. KẾT LUẬN Tổng CP điều trị BCMDT mỗi năm gia tăng cùng với sự gia tăng độ nặng của bệnh, trong đó tổng CP điều trị giai đoạn tiến triển cao gấp 1,31 lần giai đoạn mạn (968,39 so với 734,70 và triệu VNĐ, tương ứng). Trong cấu trúc tổng chi phí điều trị, CP TTYT chiếm ưu thế với tỷ lệ khoảng 98% ở cả hai giai đoạn. Phân tích các yếu tố liên quan tới tổng CP, đề tài ghi nhận giá thuốc imatinib ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng CP điều trị ở cả giai đoạn mạn lẫn giai đoạn tiến triển. Nơi ở và thu nhập liên quan tới CPGT; trong khi giới tính, nơi ở, giai đoạn bệnh và số lần nhập viện lại liên quan tới CP TTNYT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Desantis C, Naishadham D, Jemal A (2013), “Cancer Statistics for African Americans”, CA cancer, 63, 151– 166. 2. Sawyers C (2009), “Chronic myeloid leukemia”, The New England Journal of Medicine, 34 (17), 1330-1340. 3. Ferlay J et al (2010), “Economic burden for patients with chronic myelogenous leukemia - healthcare economics and medical governance of cancer”, Int J of Cancer, 37(4), 2893- 2917. 4. Gerd Clabaugh, Marcia (2008), “Cost-of-Illness Studies in the United States: A Systematic Review of Methodologies Used for Direct Cost”, Value in health, 11, 13-21. 5. Kim Dw1, Banavali Sd, Bunworasate U, et al (2011), “Chronic myeloid leukemia in the Asia-Pacific region: current practice, challenges and opportunities in the targeted therapy era”, Leukemia Research, 34, 1459- 1465. 6. Nguyễn Thị Hồng Nga (2013), “Phác đồ điều trị bạch cầu mạn dòng tủy: Phác đồ điều trị bệnh lý huyết học”, Bệnh viện truyền máu huyết học. Tp Hồ Chí Minh, 1, 179-188. 7. O’Brien SG, Guilhot F, Larson RA, et al (2003), “Imatinib compared with interferon and low-dose cytarabine for newly diagnosed chronic-phase chronic myeloid leukemia”, N Engl J Med, 348, 994–1004. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 63 8. Ola G, Frida H, Matthewtaylor (2010), “Cost-effectiveness of dasatinib versus high-dose imatinib in patients with Chronic Myeloid Leukemia (CML), resistant to standard dose imatinib – a Swedish model application”, Acta Oncologica, 49, 851–858. 9. Quintás-Cardama A1, Cortes Je (2006), “Chronic myeloid leukemia: diagnosis and treatment”, Mayo Clinic Proceedings, 81(7), 973-988. 10. Tariq I Mughal (2013), “Chronic myeloid leukemia”, The handbook for Hematologists and Oncologists, 1,1-135. 11. Wing Ya, Caguioa Pb, Chuah C, et al (2009), “Chronic myeloid leukemia in Asia”, Int J Hematol, 89, 14–23. Ngày nhận bài báo: 30/10/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_chi_phi_dieu_tri_bach_cau_man_dong_tuy_duoi_goc_nh.pdf
Tài liệu liên quan