Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa

Tài liệu Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0057 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 125-130 This paper is available online at NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA Phan Thanh Long Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ là vấn đề bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập. Muốn cùng chung sống, cùng tồn tại, cùng phát triển thì các dân tộc phải hiểu nhau. Nội dung cơ bản của giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là hiểu biết văn hóa dân tộc mình và văn hóa các dân tộc khác, tôn trọng, khoan dung sự khác biệt văn hóa, có kĩ năng giải quyết các xung đột văn hóa... Từ khóa: Đa văn hóa, nội dung giáo dục đa văn hóa, sinh viên các trường đại học, hội nhập, toàn cầu hóa. 1. Mở đầu Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi phải đào tạo thế hệ trẻ thành “công dân toàn cầu” đáp ứng yêu cầu của các nền văn...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường Đại học trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0057 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 125-130 This paper is available online at NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA Phan Thanh Long Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ là vấn đề bắt buộc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập. Muốn cùng chung sống, cùng tồn tại, cùng phát triển thì các dân tộc phải hiểu nhau. Nội dung cơ bản của giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là hiểu biết văn hóa dân tộc mình và văn hóa các dân tộc khác, tôn trọng, khoan dung sự khác biệt văn hóa, có kĩ năng giải quyết các xung đột văn hóa... Từ khóa: Đa văn hóa, nội dung giáo dục đa văn hóa, sinh viên các trường đại học, hội nhập, toàn cầu hóa. 1. Mở đầu Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi phải đào tạo thế hệ trẻ thành “công dân toàn cầu” đáp ứng yêu cầu của các nền văn hóa khác nhau, các trình độ phát triển khác nhau. Vì thế, vấn đề giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ đang được quan tâm và đề cao. Nghị quyết của Ban cán sự Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát triển ngành Sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2007 đến 2015 cũng đề ra trong lộ trình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là “. . . đưa yếu tố văn hóa dân tộc, toàn cầu hóa vào giáo dục đào tạo. . . ” [4; tr.11]. Ở một số trường đại học Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý đến giáo dục đa văn hóa cho sinh viên như ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Đảng uỷ Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/ĐU (ban hành ngày 04-12-2015) lần đầu tiên xác định triết lí giáo dục là: Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hoá (Whole Person - Liberal - Multi Cultural Education). Một số công trình nghiên cứu về giáo dục đa văn hóa ở nước ta đến nay có thể kể đến là: Chương trình giáo dục đa văn hóa ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà [5]; Xung quanh vấn đề toàn cầu hóa văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Tuyến [13]; Phạm Xuân Nam với Cam kết với tính đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu [8]. Trần Lê Bảo với Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa, vns.hnue.edu.vn [1]; Tác giả Hà Thị Quỳnh Hoa “Chủ nghĩa Đa văn hóa: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” [6] . . . Ở nước ngoài có thể kể đến các tác giả và một số công trình sau: Banks, James A. (1994), An introduction to multicultural education [16]; Banks, James A.; Banks, Cherry A. McGee (1995), Multicultural education: Issues and Perspectives [20]; Burnett, Gary (1998), Varieties Ngày nhận bài: 15/4/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016. Liên hệ: Phan Thanh Long, e-mail: phanthanhlongqb@gmail.com 125 Phan Thanh Long of multicultural education: An Introduction [21]; Kitano, M. (1998), Multicultural curriculum transformation in higher education [18]; Paul C. Gorski (2001), Multicultural Education and the Internet: Intersections and Intergrations [19]; Banks, J. (2001), Multicultural education: Historical development, dimension and Practice [15]; Gloria M. Ameny-Dixon (2004), “Why Multicultural education is more important in Higher Education now than ever: a global perspective” [17]. . . Những công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề của quá trình giáo dục đa văn hóa nhằm phục vụ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về nội dung giáo dục đa văn hóa cho thanh, thiếu niên, trong đó có sinh viên. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn các nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên sao cho vừa phù hợp với xu thế của thế giới vừa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là mục tiêu chính của bài báo này. 2. Nội dung nghiên cứu Mặc dù nội dung giáo dục đa văn hóa đã được các tác giả bàn đến nhưng còn tản mạn. Mỗi tác giả đi sâu vào một nội dung cụ thể, vì một mục đích cụ thể nào đó. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã hệ thống hóa, phát triển làm sáng tỏ các nội dung giáo dục đa văn hóa cho thế hệ trẻ nói chung, cho sinh viên nói riêng ở nước ta. Cụ thể là: 2.1. Giáo dục sự hiểu biết về “văn hóa bản thân” Thông thường khi nói giáo dục hiểu biết đa văn hóa thì người ta có xu hướng nghĩ tới việc học tập về văn hóa của “nước khác” ở bên ngoài nước mình hay của tộc người khác. Tuy nhiên để hiểu biết đúng đắn về đa văn hóa thì trước tiên cần phải hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về văn hóa của bản thân, nếu như làm sâu sắc hiểu biết về văn hóa của bản thân thì sự hiểu biết sâu sắc về đa văn hóa sẽ được tạo ra nhờ vào nghiên cứu giao tiếp giữa các nền văn hóa. Hiểu biết về “văn hóa bản thân” là hiểu về phong tục, tập quán của quê hương, đất nước, hiểu về những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. . . Đó là những giá trị văn hóa dân tộc khác không có, hoặc không rõ ràng. Từ đó, giáo dục sinh viên ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa chân chính của dân tộc, chống lại sự “xâm lăng”, “đồng hóa” của các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, cũng phải có ý thức chống lại sự bảo thủ, trì trệ, giữ khư khư những hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh nữa. Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng, phong phú, tuy nhiên những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc không nhiều. Do lịch sử dân tộc bị xâm lược (hàng ngàn năm Bắc thuộc và hàng trăm năm xâm lược của các đế quốc phương Tây) và vị trí địa lí giao thương giữa các nền văn hóa nên những nét văn hóa thuần Việt cũng bị giao thoa, pha trộn. Tuy nhiên phải giáo dục cho sinh viên cái gì là của dân tộc mình, cái gì là mình tiếp thu có chọn lọc để phát triển. Có hiểu sâu sắc mình mới biết người, có những cái riêng của mình mới hội nhập thành công, mới hòa mình được với thế giới. Không có cái riêng của mình thì sẽ bị hòa tan trong thời đại toàn cầu hóa. Hiểu biết văn hóa bản thân, yêu quý, trân trọng giá trị văn hóa dân tộc mình từ đó mới có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tránh xu hướng lai căng, mất gốc khi đi ra làm ăn, sinh sống, học tập ở các nước khác, thậm chí lai căng, mất gốc ngay chính trên quê hương mình. 2.2. Giáo dục hiểu biết về “Đa văn hóa trong nước mình” Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới là các quốc gia đa dân tộc được tạo thành từ các cộng đồng đa dạng. Xu hướng đa dân tộc hóa như vậy đang gia tăng trong quá trình quốc tế hóa ngày nay. Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc (có 54 dân tộc anh em), ngoài ra số người nước 126 Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh... ngoài đến sinh sống, làm ăn ở nước ta cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở rộng không gian sinh sống của những người có văn hóa khác biệt này thì sự khác biệt về mô hình cuộc sống, giá trị quan đã làm nảy sinh sự phức tạp ở nhiều phương diện và dẫn tới hình thành ý thức bài ngoại, phân biệt đối xử của một số người. Xu hướng tôn sùng châu Âu, châu Mĩ, coi thường châu Á, châu Phi còn tồn tại trong giới trẻ hiện nay. Hoặc một số sinh viên chưa hiểu biết, chưa tôn trọng đúng mức những giá trị văn hóa của các dân tộc anh em khác trong nước mình. Một trong những vấn đề lớn của thời đại toàn cầu hóa là “các dân tộc cùng chung sống” hòa bình với nhau thì ý nghĩa của giáo dục đa văn hóa nhắm tới sự hiểu biết và cùng sinh tồn của đa văn hóa trong lòng mỗi nước và giáo dục “hiểu biết nước khác” có ý nghĩa to lớn. Một trong những mô hình tư duy về sự tồn tại của giáo dục hiểu biết đa văn hóa trong nước được gọi là “giáo dục đa văn hóa” (Multi cultural education). Những năm gần đây, ngành giáo dục đã nhận thấy tính cần thiết của giáo dục đa văn hóa. Rất nhiều “phương châm chỉ đạo” đã triển khai trong thực tiễn giáo dục. Hiểu biết thực tiễn đa văn hóa trong nước mình là hết sức cần thiết cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Phải làm cho sinh viên hiểu về tính tất yếu của một xã hội đa văn hóa, cách sống và làm việc trong xã hội đa văn hóa. Phải xem đa văn hóa trong cuộc sống xã hội cũng cần thiết như đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên. Từ đó, sinh viên phải biết tôn trọng văn hóa của các dân tộc anh, em khác. Thực tế hiện nay trên thế giới và ở đại đa số các nước, không chỉ xã hội đa văn hóa mà trường đa văn hóa, gia đình đa văn hóa. Đời sống xã hội hầu như diễn ra đa văn hóa (ca nhạc, điện ảnh, hội họa, kĩ thuật cộng nghệ, thậm chí cả ngôn ngữ của mỗi dân tộc. . . đều biểu hiện đa văn hóa). Rất ít hiện tượng xã hội hiện nay tồn tại văn hóa thuần nhất của một dân tộc. Hiện tượng đa văn hóa trong mọi mặt của đời sống xã hội đang là một nét đặc trưng của xã hội hiện nay. 2.3. Giáo dục “hiểu biết về nước khác” với tư cách là hiểu biết đa văn hóa Trong “hiểu biết về nước khác” với tư cách là hiểu biết đa văn hóa thì bối cảnh của nền văn hóa đó, “sự hiểu biết về giá trị quan, tính dân tộc” quy định mô hình hành động, mô hình cuộc sống là thứ quan trọng đầu tiên. Nếu như hiểu được dù là chút ít về giá trị quan và tính dân tộc của những người thuộc về nền văn hóa đó thì có thể giúp ích cho việc tránh hiểu nhầm hoặc có thiên kiến với họ. Nhiều khi, một điều làm cho người dân tộc này vui vẻ lại làm cho người dân tộc khác khó chịu, thậm chí xem như một hành động bỉ ổi. Thứ hai là “hiểu biết về sự đa dạng mang tính khu vực và đa văn hóa mang tính dân tộc”. Trong hiểu biết đa văn hóa, cùng với hiểu biết về giá trị quan, mô hình cuộc sống chung của đất nước đó, dân tộc đó thì hiểu biết về sự đa dạng mang tính dân tộc, khu vực bên trong nước đó cũng cần được chú ý. Đại đa số các dân tộc đều đa dạng về văn hóa mang tính khu vực và của dân tộc. Ví dụ, người châu Âu dù người Anh, người Pháp, người Ý. . . đều có những nét tương đồng với nhau, khác với người châu Á hay châu Phi và ngược lại. Việt Nam có 54 tộc người khác nhau, với những nét văn hóa khác nhau nhưng vẫn có điểm chung của người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Thứ ba, là quan điểm “hiểu biết về sự tiếp biến văn hóa và quốc tế hóa văn hóa” do tiếp xúc văn hóa. Một nền văn hóa nào đó do tiếp xúc, giao lưu với văn hóa khác sẽ không ngừng biến đổi. Bằng quan điểm tiếp xúc, tiếp biến văn hóa, quốc tế hóa văn hóa người ta có thể nhìn thấy đa văn hóa và sợi dây liên hệ giữa văn hóa của bản thân với văn hóa bên ngoài. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là điều kiện thuận lợi để các nền văn hóa tiếp xúc và tương tác với nhau để cùng phát triển. Chính sự giao thoa, tiếp biến giữa các nền văn hóa tạo ra hiện tượng đa văn hóa, các nền văn hóa hòa vào nhau trong một thể thống nhất. Sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa nếu không có sự hiểu biết tôn trọng lẫn nhau dễ tạo ra sự xung đột, mâu thuẫn làm mất ổn định xã hội. 127 Phan Thanh Long Xung đột văn hóa là hiện tượng tất yếu nếu thiếu sự hiểu biết và tôn trọng nhau trong môi trường văn hóa đa dạng. Xung đột văn hóa sẽ rất nguy hiểm, nó có thể là căn nguyên tạo ra sự xung đột giữa các dân tộc. Chính vì vậy, giáo dục sự hiểu biết về các nền văn hóa khác cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là hết sức cần thiết. 2.4. Giáo dục lòng khoan dung văn hóa Tư tưởng khoan dung có từ rất sớm trong lịch sử văn minh của nhân loại, nhưng mãi phải đến năm 1995 (năm quốc tế khoan dung) Liên hợp quốc mới đưa ra định nghĩa chính thức về khoan dung “. . . là tôn trọng, thừa nhận và đánh giá tính phong phú và đa dạng của các nền văn hóa trong thế giới chúng ta. Khoan dung là hài hòa trong khác biệt. Nó không chỉ là một nghĩa vụ thuộc lĩnh vực đạo đức mà còn là một sự cần thiết về chính trị và pháp lí” [10, tr.142]. Trong Tuyên ngôn của Ủy ban UNESCO Việt Nam cũng viết: “. . . Khoan dung là một thái độ ứng xử tích cực, không hàm nghĩa ban ơn hay hạ mình chiếu cố đối với những người khác. Khoan dung là thừa nhận và chấp nhận sự khác biệt. Đó là học cách nghe, cách thông tin và cách hiểu người khác. Khoan dung là tôn trọng sự đa dạng của nền văn hóa, là sự cởi mở đối với các tư tưởng triết lí khác mình, là sự ham học hỏi. . . , không bác bỏ những gì mà mình chưa biết. Khoan dung là tôn trọng quyền tự do của người khác. Khoan dung là thừa nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia nào độc tôn về tri thức và chân lí” [10, tr.142 - 143]. Khoan dung, trước hết là thừa nhận và tôn trọng sự khác nhau về thiên hướng, nhân cách, niềm tin của những người trong một cộng đồng dân tộc; là chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, giữa các dân tộc khác nhau để cùng tồn tại và phát triển trong hòa bình. Khoan dung là hài hòa trong khác biệt, là học cách nghe, cách thông tin, cách hiểu người khác để chia sẻ, cảm thông, miễn là những khác nhau đó không có hại gì cho lợi ích chung của cộng đồng. Khoan dung đòi hỏi phải được xây dựng trên các nguyên tắc: công lí, chính nghĩa, tự do, bình đẳng, tiến bộ, nó chống lại mọi thái độ kì thị, cuồng tín, giáo điều cũng như mọi thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với tội ác, bất công, với tất cả cái gì chà đạp lên các quyền cơ bản của mỗi con người, mỗi dân tộc. Khoan dung, độ lượng là một nét văn hóa đáng tự hào của dân tộc ta. Ngay từ thời Nguyễn Trãi, dân tộc ta đã thể hiện lòng khoan dung ngay cả đối với kẻ thù của dân tộc (khi đã đã thua trận) để lấy sự hòa hiếu giữa các dân tộc. Khoan dung là lấy lòng tốt để đối xử với người khác, sẵn sàng bỏ qua những mâu thuẫn, những khác biệt. . . Khoan dung văn hóa là sự tôn trọng văn hóa dân tộc khác, chấp nhận nền văn hóa của nhau trên cơ sở cùng tồn tại, cùng phát triển. Khoan dung là biết bỏ qua sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với văn hóa dân tộc mình. Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hoá nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung, nhằm đạt tới sự hoà đồng, cùng phát triển. Hòa bình là khát vọng của nhân loại, bởi trong thực tế tồn tại mấy nghìn năm qua, loài người chưa bao giờ được sống trong một thế giới hòa bình. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, bước vào thiên niên kỉ mới, loài người càng thấm thía nhận ra rằng không thể giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng vũ khí mà phải bằng thông cảm, hiểu biết, đối thoại, bằng văn hóa khoan dung. Muốn có hòa bình lâu dài phải tạo lập trước hết một nền văn hóa hoà bình mà linh hồn của nó chính là lòng nhân ái, khoan dung. Trong bối cảnh ấy, bước vào thế kỉ XXI, nhân loại không có khát vọng nào khác hơn, lớn hơn là được sống trong hòa bình, hữu nghị, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, chấp nhận sự khác 128 Nội dung giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh... biệt để cùng hợp tác và phát triển. Vì vậy, nâng cao hơn nữa lòng khoan dung nói chung, khoan dung văn hóa nói riêng là nhiệm vụ của toàn nhân loại. 3. Kết luận Trên đây là những nội dung giáo dục đa văn hóa cơ bản cần thiết phải tiến hành giáo dục cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập của đất nước. Những nội dung trên nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đa văn hóa sau: 1. Củng cố phát triển nhận thức văn hóa, phát triển năng lực nhận thức rộng và sâu sắc hơn về các nền văn hóa. 2. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa riêng của mình. 3. Tôn trọng sự đa dạng văn hóa. 4. Đấu tranh chống định kiến, kì thị, phân biệt, cái nhìn phiến diện, đạo đức khoan dung hơn, chấp nhận sự khác biệt giữa các nền văn hóa. 5. Hình thành, phát triển năng lực liên văn hóa 6. Tìm kiếm, gia tăng hiệu quả làm việc do sự hợp tác, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. 7. Tăng cường kĩ năng giải quyết vấn đề sáng tạo qua nhiều quan điểm khác nhau. 8. Hình thành kĩ năng tiếp nhận và chấp nhấn sự khác biệt: khả năng sử dụng ngoại ngữ để giao lưu giữa các nền văn hóa. Kĩ năng sử dụng công nghệ, kĩ năng thông tin để tiếp cận các thông tin. Kĩ năng chủ động tìm hiểu thế giới, kĩ năng tự học suốt đời... Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốcgia (NAFOSTED) trong đề tài: Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học phục vụ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa; Mã số VI2.3-2013.07; PGS.TS. Phan Thanh Long làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Lê Bảo, 2010. Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa. vns.hnue.edu.vn [2] Nguyễn Huy Bắc, 2004. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa. Đề tài NCKH&CN cấp Bộ. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [3] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), 2002. Giá trị truyền thống trước những thách thức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Phạm Tất Dong, 1998. Khoa học xã hội - 10 năm phát triển. Hà Nội. [5] Nguyễn Duy Mộng Hà, 2013. Chương trình giáo dục đa văn hóa ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Số 6/2013, tr. 30-37. [6] Hà Thị Quỳnh Hoa, 2011. Chủ nghĩa Đa văn hóa: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 5, tr. 14-20. [7] Đỗ Huy, 2005. Văn hóa và phát triển. NXB CTQG HN. 129 Phan Thanh Long [8] Phạm Xuân Nam, 2007. Cam kết với tính đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu. Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Số 8-2007, tr. 1-10. [9] Đào Thị Oanh (chủ biên), 2015. Văn hóa công nghiệp lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm. [10] Song Thành, 2010. Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất. Nxb CTQG HN. [11] Nguyễn Toàn Thắng (chủ biên), 2014. Những vấn đề lí luận về phát triển văn hóa trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. [12] Hồ Bá Trâm, 2012. Phát triển văn hóa trên một số lĩnh vực. Nxb Thanh niên. [13] Nguyễn Thị Tuyến, 2014. Xung quanh vấn đề toàn cầu hóa văn hóa. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 360 (6/2014), tr. 3-8. [14] Dominique Wolton, 2006. Toàn cầu hóa văn hóa. Nxb Thế giới, Hà Nội. [15] Banks, J., 2001. Multicultural education: Historical development, dimension and Practice. Handbook of research on multicultural education, San Francisco, CA Jossy Bass. [16] Banks, James A., 1994. An introduction to multicultural education. Boston: Allyn and Bacon. [17] Gloria M. Ameny-Dixon, 2004. McNeese State University “Why Multicultural education is more important in Higher Education now than ever: a global perspective”. Conference on Multicultural Affairs in Higher Education (nguồn internet). [18] Kitano, M., 1998. Multicultural curriculum transformation in higher education. New York: Allen and Bacon. [19] Paul C. Gorski, 2001. Multicultural Education and the Internet: Intersections and Intergrations. McGraw Hill. [20] Banks, James A.; Banks, Cherry A. McGee, 1995. Multicultural education: Issues and Perspectives. John Wiley & Sons Inc. [21] Burnett, Gary, 1998. Varieties of multicultural education: An Introduction. ERIC Clearinghouse on Urban Education New York NY. ABSTRACT Multi-cultural education content for university students in the integration and globalisation context Multi-cultural education for the young generation is a must in light of increasing globalisation and integration. In order to co-exist and co-develop, all nations should have mutual understanding. The main reason to provide of multi-cultural education for the young generation and for students in particular is so that they can view their own culture in the eyes of others, provide a glimpse of other culture, come to respect and tolerate cultural differences, and to have the skills needed to resolve cultural conflict. Keywords: Multi-culture, multi-culture education content, university students, integration, globalisation. 130

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4278_ptlong_6574_2132374.pdf
Tài liệu liên quan