Nhận thức về xây dựng bền vững trong “giới xây dựng” ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Nhận thức về xây dựng bền vững trong “giới xây dựng” ở Việt Nam hiện nay: NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG “GIỚI XÂY DỰNG” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Hồng Thái * Nguyễn Ngọc Thức ** * Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội ** Trường Cao đẳng Xây dựng, Hà Nội Tóm tắt: Phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột chính là: Kinh tế, môi trường và xã hội. Ở các nước phát triển, xây dựng bền vững đã và đang được triển khai ngày càng sâu, rộng. Tại các nước đang phát triển, mọi vấn đề về xây dựng bền vững đang được nghiên cứu và việc áp dụng xây dựng bền vững đang gặp nhiều trở ngại, trong đó, trở ngại lớn nhất là nhận thức của xã hội, đặc biệt là của “giới xây dựng”, đang quá hạn chế. Với số liệu điều tra được từ các thành phần thuộc “giới xây dựng” gồm nhà thiết kế, nhà thi công, nhà khai thác và cung ứng vật liệu, người quản lý nhà nước, bài báo cho thấy tình trạng nhận thức về xây dựng bền vững hiện nay ở Việt Nam: Những người biết đến xây dựng bền vững và mức độ nhận thức về nội dung của xây dựng bền vững. Từ khóa: Xây dựng, xây dựng...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức về xây dựng bền vững trong “giới xây dựng” ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG “GIỚI XÂY DỰNG” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Hồng Thái * Nguyễn Ngọc Thức ** * Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội ** Trường Cao đẳng Xây dựng, Hà Nội Tóm tắt: Phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột chính là: Kinh tế, môi trường và xã hội. Ở các nước phát triển, xây dựng bền vững đã và đang được triển khai ngày càng sâu, rộng. Tại các nước đang phát triển, mọi vấn đề về xây dựng bền vững đang được nghiên cứu và việc áp dụng xây dựng bền vững đang gặp nhiều trở ngại, trong đó, trở ngại lớn nhất là nhận thức của xã hội, đặc biệt là của “giới xây dựng”, đang quá hạn chế. Với số liệu điều tra được từ các thành phần thuộc “giới xây dựng” gồm nhà thiết kế, nhà thi công, nhà khai thác và cung ứng vật liệu, người quản lý nhà nước, bài báo cho thấy tình trạng nhận thức về xây dựng bền vững hiện nay ở Việt Nam: Những người biết đến xây dựng bền vững và mức độ nhận thức về nội dung của xây dựng bền vững. Từ khóa: Xây dựng, xây dựng bền vững, xây dựng bền vững ở Việt Nam. Abstract: Sustainable development is based on three main factors: economy, environment and society. In developed countries, sustainable construction has been implemented more deeply and widely. In developing countries, all the issues of sustainable construction are being studied and the application of sustainable construction has encountered a lot of obstacles, in which the greatest obstacle is the awareness of society, especially of the "construction circle", which is too restrictive. With survey data from "construction circle" including designers, constructors, operators and material suppliers, state managers, the article shows the awareness of sustainable construction in Vietnam today: those who knows of sustainable construction and their level of awareness of the content of sustainable construction. Keywords: Construction, sustainable construction in Viet Nam Nhận ngày 25/6/2018, chỉnh sửa ngày 29/6/2018, chấp nhận đăng ngày 05/7/2018. Yêu cầu đặt ra cho kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu, đó là “phát triển để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” 63Số 60.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Báo cáo Brundland về “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển ((WCED) trình bày tại cuộc họp báo diễn ra ở Brundland London, tháng 4 năm 1987 đã đặt yêu cầu cho kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu. Theo đó, “phát triển để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [8]. Các nhà xây dựng nói chung trên toàn thế giới đã tích hợp tinh thần đó với các định hướng phát triển bền vững trong Tuyên bố Rio De Rareiro về Môi trường và Phát triển năm 1992 thành chủ trương phát triển của Ngành được thông qua đầu tiên tại Hội thảo quản lý lần thứ nhất về “xây dựng bền vững” năm 1994 ở Tampa và tiếp đó là trong “Chương trình nghị sự 21” về Xây dựng bền vững do Hội đồng Quốc tế về Nghiên cứu và Sáng tạo trong xây dựng, báo cáo năm 1999. Từ đó, ở khắp mọi quốc gia, tại mọi vùng lãnh thổ đã lan tỏa chủ trương xây dựng bền vững, mà nội dung của nó được đặc trưng bởi các tính bền vững của những yếu tố sau: Sự bền vững kinh tế, có được nhờ sử dụng ngày càng hiệu suất hơn các nguồn tài nguyên; Sự bền vững môi trường, nhờ tránh được các tác động gây tổn hại đến môi trường tự nhiên; Sự bền vững xã hội, thể hiện ở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu không chỉ cho khách hàng (người sử dụng), bạn hàng (nhà cung cấp), những người tham gia quá trình xây dựng mà còn cho cả cộng đồng [6, 11]. Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện “xây dựng bền vững” ở các quốc gia diễn ra theo các cách khác nhau, phụ thuộc và tình trạng kinh tế, mức đô thị hóa, hoàn cảnh lịch sử và văn hóa, khí hậu và chính sách quốc gia [4]. Việt Nam là một trong nhóm các nước đang phát triển, là nơi yêu cầu có sự tiếp cận đến thiết lập môi trường xây dựng bền vững không như ở các nước phát triển. Bởi vì, vấn đề không chỉ ở chỗ quy mô, sự ưu tiên phát triển, năng lực sản xuất và quản lý và trình độ kỹ năng khác nhau mà còn vấn đề văn hóa và thế giới quan còn khác nhau giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển [4]. Sự tiếp cận đến xây dựng bền vững trước hết là nhận thức. Với xuất phát điểm như vậy, bài báo này sẽ đề cập đến nhận thức của con người, những vấn đề về xây dựng bền vững cần phải được nhận thức và thực trạng nhận thức của “giới xây dựng” Việt Nam hiện nay về xây dựng bền vững. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC Sự thay đổi về nhận thức và đạo đức là điều kiện tiên quyết và là thành phần tích hợp của phát triển bền vững [5]. Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Quá trình biện chứng đó mang tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn [2]. Như vậy, nhận thức là một quá trình các chủ thể thu lượm các dữ liệu thực tế về khách thể thông qua cảm giác sau đó chọn lọc và gán ý nghĩa phù hợp nhất cho khách thể (môi trường) [12]. Sự nhận thức của con người là rất quan trọng. Nó là cội rễ của các hành động và tham vọng của chúng ta. Có nhận thức được mới thấy được trách nhiệm, thấy được các khó khăn, thách thức và mới có hành động đúng. Như một sự quy nạp, để thực hiện xây dựng bền vững, trước hết phải nhận thức được “xây dựng bền vững”. Chưa có những ngôi nhà bền vững là do chưa có sự hiểu biết chung “tính bền vững là gì?” [10] NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “XÂY DỰNG BỀN VỮNG” CẦN ĐƯỢC NHẬN THỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Có hai vấn đề về xây dựng bền vững cần được nhận thức và lý giải một cách rõ ràng, minh bạch, đó là là nội dung của xây dựng bền vững và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trong việc thực hiện xây dựng bền vững. Phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột chính là “kinh tế - môi trường - xã hội” 64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Về nội dung, tuy có nhiều cách nhìn nhận về xây dựng bền vững nhưng có thể hiểu xây dựng bền vững là cách mà ngành Xây dựng hành động để đạt được phát triển bền vững [7]. Theo tư duy đó, xây dựng bền vững có thể được thể hiện như là một mô hình mục tiêu chuyển thể mới, có sự kế thừa mô hình mục tiêu xây dựng truyền thống (hình 1). Các vấn đề thuộc 3 trụ cột “kinh tế - xã hội - môi trường” của xây dựng bền vững phải được nhận thức một cách sâu sắc dưới các khía cạnh chính sau đây: Môi trường [6, 9]: + Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý (có hiệu suất): Giảm thiểu lượng vật liệu dùng cho các sản phẩm không tái sử dụng, không tái chế được. + Tránh làm tài nguyên cạn kiệt: Dùng vật liệu thay thế, các loại tài nguyên sinh học, tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu thụ năng lượng cho các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ + Tránh làm ô nhiễm môi trường: Kiểm soát việc xả thải ra môi trường, sử dụng các loại vật liệu không độc hại Kinh tế [9]: + Coi trọng chi phí vòng đời của dự án: Xem xét không chỉ ở giai đoạn đầu tư xây dựng công trình của dự án mà cả ở giai đoạn khai thác dự án. + Phát triển công cụ kinh tế thích hợp để thúc đẩy sự tiêu dùng bền vững (có lợi nhuận hôm nay mà không ảnh hưởng nhu cầu của tương lai) + Đảm bảo chất lượng công trình và dịch vụ. Xã hội [6, 9]: + Đảm bảo môi trường xây dựng trong sạch, an toàn và tiện ích, bình đẳng cho mọi người. + Thu hút sự tham gia của cộng đồng. + Coi trọng và đánh giá tác động của dự án lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống. + Hoàn thiện khuôn khổ luật pháp thích hợp . Vấn đề thứ hai cần được nhân thức rõ là trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng thường có thời gian dài, trải qua nhiều giai đoạn, thu hút đông đảo các đối tượng hành nghề xây dựng. Cùng tham gia vào thực hiện dự án đầu tư xây dựng có các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu thiết bị, các nhà cung cấp vật tư kỹ thuật (vật liệu xây dựng, xe máy thi công), chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng Thực hiện xây dựng bền vững là trách nhiệm của tất cả các chủ thể khi đã tham gia vào vòng đời dự án. Nhà thiết kế có trách nhiệm đưa ra những giải pháp thiết kế bền vững, bao gồm kiến trúc (thoáng, mát, có tính đa năng, tiết kiệm năng lượng), kết cấu (cấu tạo và công nghệ mới), kỹ thuật (đảm bảo quy trình tự tái chế trong hệ thống kỹ thuật, khai thác năng lượng gió, mặt trời); giải pháp vật liệu hiệu quả (vật liệu địa phương, vật liệu nhẹ, vật liệu than thiện với môi trường, tính “xuống cấp đồng thời” ); giải pháp sử dụng đất hợp lý [1]. Nhà thầu thi công có trách nhiệm: Dùng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện; dùng vật liệu địa phương có sẵn, tăng cường tái sử dụng vật liệu, sử dụng vật liệu tái chế được; sử dụng tiết kiệm các loại tài nguyên; giảm thải rác, bụi, tiếng ồn, ra môi trường [1]. Nhà nước đóng góp cho xây dựng bền vững thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức về sự tích hợp và kết nối dự án với môi trường; về sử dụng hiệu quả đất đai và các loại năng lượng (nhằm khống chế giai đoạn thiết kế); quy định các loại phí làm sạch môi trường, phí quản lý rác thải xây dựng, ban hành các yêu cầu về công nghệ chế sẵn, công nghệ thi công ít thải (cho giai đoạn thi công); định mức bảo trì công trình, kiểm soát về hiệu quả dùng năng lượng, nước, nguyên liệu và độ bền và độ tin cậy của chúng [3]. Tuy nhiên, thực tế thực hiện xây dựng bền vững của từng chủ thể (cá nhân và doanh nghiệp) phụ thuộc vào nhận thức của họ về xây dựng bền vững. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA CÁC “GIỚI XÂY DỰNG” HIỆN NAY VỀ XÂY DỰNG BỀN VỮNG Để có đánh giá về thực trạng nhận thức của “giới xây dựng” hiện nay về xây dựng bền vững, các tác giả bài viết này với sự hỗ trợ của đồng nghiệp, đã XÃ HỘI Đáp ứng thỏa mãn của con người KINH TẾ (Tiêu dùng tiết kiệm vật liệu/năng lượng) MÔI TRƯỜNG (Ít tác động xấu đến MT) Chi phí Chi phí Thời gian Thời gian Chất lượng Chất lượngMục tiêu truyền thống Mục tiêu mới Hình 1. Mục tiêu mới của xây dựng: Xây dựng bền vững [7] Hình 1. Mục tiêu mới của xây dựng: Xây dựng bền vững [7] 65Số 60.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ thực hiện cuộc thăm dò dưới hình thức phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các cá nhân đại diện cho nhà thầu tư vấn thiết kế (các kiến trúc sư), nhà thầu thi công (các kỹ sư xây dựng), cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng (nhân viên của các bộ phận quản lý xây dựng của các ngành và địa phương) và các nhà cung cấp vật liệu xây dựng. Nội dung các phiếu điều tra thống nhất cho mọi đối tượng, tập trung vào 3 vấn đề chính là nội dung của xây dựng bền vững, sự cần thiết của xây dựng bền vững và trách nhiệm của các thành phần tham gia hoạt động xây dựng trong việc thực hiện xây dựng bền vững. Mỗi vấn đề được thể hiện qua 10 câu hỏi – trả lời, mức độ nhận thức (hiểu biết vấn đề của người được hỏi) được xếp thành 5 bậc, từ không hiểu biết gì đến hiểu biết cặn kẽ nhờ đã tham gia nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng, cụ thể là (1) chưa biết gì, (2) đã nghe nói, (3) có hiểu biết (4) hiểu biết tốt và (5) đã nghiên cứu, vận dụng. Hình ảnh chung về mức nhận thức của từng nhóm đối tượng được điều tra được thể hiện tại “biểu đồ nhận biết của từng nhóm” (hình 2). Sơ đồ này được thiết lập bằng cách thông qua câu hỏi khái quát liên quan đến biết hay không biết cái cái gọi là “xây dựng bền vững” rồi tính giá trị tương đối của số người được hỏi có cùng ý kiến so với tổng số người cùng nhóm đối tượng. Hình 2 phản ánh một hiện tượng là phần nhiều các nhà thiết kế biết xây dựng bền vững, hiểu và áp dụng phần nào xây dựng bền vững (25% có biết + 60% đã biết chắc chắn qua hội thảo, sách vở + 5% đã tham gia thực hiện nguyên lý bền vững trong thiết kế). Nhà thầu thi công đã biết song chưa có ai quan tâm thực hiện xây dựng bền vững. Điều này được lý giải bởi mục tiêu quan trọng hiện nay của thi công xây dựng đang là chất lượng và lợi nhuận! Về phía quản lý nhà nước, tuy đã quan tâm, có tập huấn, có ban hành văn bản (đến 60% số người được điều tra biết xây dựng bền vững qua hình thức này), song chưa có quy định cụ thể và bắt buộc để làm cơ sở cho các quyết định trong quá trình quản lý hoạt động xây dựng. Mức độ hiểu biết thực sự của các đối tượng được hỏi thông qua việc tổng hợp ý kiến từ các phiếu điều tra về từng thành phần nội hàm của xây dựng bền vững, đó là sử dụng vật liệu thay thế, không thải rác bừa bãi (nội dung bảo vệ môi trường); đảm bảo chất lượng công trình và dịch vụ, sử dụng tiết kiệm vật liệu bằng cách không chạy theo lợi nhuận mà khai thác tài nguyên vô lối (nội dung kinh tế); tạo công ăn việc làm cho mọi người có nhu cầu lao động và có hệ thống pháp luật nghiêm minh về khai thác tài nguyên, lao động và xả rác thải (nội Xây dựng bền vững cần được nhận thức, lý giải một cách rõ ràng, minh bạch và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng Tỷ lệ % 80 70 60 50 40 30 20 10 Chưa nghe gì Đã nghe thấy Có biết sơ qua Biết qua hội thảo, sách vở Đã tham gia thực hiện Nhà thầu thiết kế Nhà thầu thi công Cung ứng vật việu Quản lý nhà nước Hình 2. Mức độ nhận thức chung về xây dựng bền vững của “giới xây dựng” Việt Nam hiện nay 66 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ dung xã hội bền vững). Kết quả được thể hiện ở hình 3. Sơ đồ (hình 3) cho thấy phần lớn những người được hỏi có hiểu biết về nội dung yêu cầu bảo vệ môi trường của xây dựng bền vững (gần 90% ý kiến khẳng định dùng vật liệu thay thế để khỏi làm cạn kiệt tài nguyên của môi trường và 80 % ý kiến xác nhận quản lý rác xây dựng) trong khi đó nhiều ý kiến không đánh giá cao các nội hàm “công ăn việc làm” (tức là xã hội phát triển ổn định) và tiêu dùng một cách hiệu quả vật liệu, năng lượng (tức là đảm bảo lợi ích kinh tế). Điều này chứng tỏ sự nhận thức còn rất phiến diện, cứ cho bền vững là “bảo vệ môi trường” mà không có sự cân đối giữa ‘bảo vệ môi trường”, “phát triển kinh tế” và “phồn vinh xã hội”. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhân tố khởi động cho quá trình chuyển động bền vững là nhận thức và kiến thức [9]. Tuy nhà nước ta đã quan tâm nhiều song tinh thần bền vững vẫn chưa có được bước thâm nhập mạnh mẽ vào xây dựng. Phần lớn số “người xây dựng” thiếu nhận thức về xây dựng bền vững. Kiến thức về xây dựng bền vững còn hạn chế cả về nội dung lẫn phạm vi được truyền bá. Việc khai thác tài nguyên, cung cấp vật liệu, tổ chức thi công trên công trường v.v còn đang bị thắt chặt bởi mục tiêu chi phí (kinh tế) là chủ yếu mà ít bị chi phối bởi các quy định về đảm bảo sự cân bằng bền vững giữa kinh tế với môi trường sinh thái và xã hội. Đối với ngành Xây dựng của nước ta hiện nay, việc nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức về xây dựng bền vững là vấn đề cấp thiết. Giải quyết nhiệm vụ này trước hết là hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về xây dựng theo hướng xây dựng bền vững và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về bền vững trong xây dựng. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Sơn Tùng. Xây dựng bền vững 2. Từ điển bách khoa Việt Nam 3. C. H Yue.”Role of government in sustainable construction”. 4. Chrisna du Plessis. “ Agenda 21 for sustainable construction in developing countries” in Programme for Sustainable Human Settlements, CSIR Building and Construction technology, Pretoria, South Africa, 2001 5. Edwin Zaccai. “Sustainable development: characteristics and interpretations” in Geographica Helvetica n0 54, 1999 6. Jamilus Hussin, Ismail Rahman, Aftab Memon. “The way forward in sustainable construction: issues and challenges” in International Journal of advances in applied science, vol.2, no.1 March 2013 7. Jonas Saparausska. “The main aspects of sustainability evaluation in construction” Httpleidykla.vgtu. itconferencesMBM 2017 8. Malik Khalfan, Ali Noor, Tayyab Maqsood,Nawaf Alshanbri, Amrit Sagoo. “Perceptions toward Suatainable Construction amongst Construction Contractors in State of Victoria, Autralia” in Journal of Economic, Business and management, Vol.3, No.10, October 2015 9. Nazirah Abidin. “Investigating the wareness and application of sustainable construction concept by Malaysian developers” in Journal Habitat International - ELSEVIER no.34 2010 10. Rekola, Mirkka, Makelainen, Tarja, and Hakkinen Tarja. “The role of design management in sustainable building process” in VIT 29.9.2010 11. Rumin Yin, Vincent Cheng. “Policy option for suatainable construction” in the 2005 World Sustainable Building Conference, Tokyo, September 2005 12. http:/www.businessdictionary. com/definition/ “Perception” 20 % 40 % 60 % 80 % 100 % Dùng VL thay thế Quản lý rác xây dựng Chất lượng công trình Sử dụng hiệu quả vật liệu, năng lượng Công ăn việc làm Pháp luật nghiêm Hình 3. Nhận thức của các chủ thể về khái niệm xây dựng bền vững 67Số 60.2018 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_2715_2171629.pdf
Tài liệu liên quan