Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực

Tài liệu Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 72 NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC Trần Thị Phương Thảo*, Trần Phùng Dũng Tiến**, Alison Merrill*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường nhất gặp tại khoa Hồi sức tích cực. Điều dưỡng (ĐD) có kiến thức tốt và thực hiện đúng các biện phòng ngừa là điều cần thiết trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đúng trong phòng ngừa VPBV của ĐD khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Quận Thủ Đức và các yếu tố tương quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 40 ĐD đang thực hiện chăm sóc người bệnh tại khoa HSTC trong thời gian từ tháng 01/2019 đến 06/2019. Kết quả: Có 65% ĐD có kiến thức đạt về các biện pháp phòng ngừa VPBV và có 60% ĐD thực hành đạt tốt...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 72 NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC Trần Thị Phương Thảo*, Trần Phùng Dũng Tiến**, Alison Merrill*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường nhất gặp tại khoa Hồi sức tích cực. Điều dưỡng (ĐD) có kiến thức tốt và thực hiện đúng các biện phòng ngừa là điều cần thiết trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đúng trong phòng ngừa VPBV của ĐD khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Quận Thủ Đức và các yếu tố tương quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 40 ĐD đang thực hiện chăm sóc người bệnh tại khoa HSTC trong thời gian từ tháng 01/2019 đến 06/2019. Kết quả: Có 65% ĐD có kiến thức đạt về các biện pháp phòng ngừa VPBV và có 60% ĐD thực hành đạt tốt các biện pháp phòng ngừa. Nghiên cứu tìm thấy mối tương quan: giữa nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, tham gia tập huấn với kiến thức và thực hành của ĐD; giữa kiến thức và thực hành điều của điều dưỡng. Kết luận: Tỉ lệ kiến thức và thực hành của điều dưỡng đạt ở mức trung bình. Có mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân điều dưỡng với kiến thức và thực hành điều dưỡng trong việc phòng ngừa VPBV. Từ khóa: kiến thức, thực hành, viêm phổi bệnh viện, khoa hồi sức tích cực (HSTC) ABSTRACT RESEARCH ON KNOWLEDGE AND PRACTICE OF NURSE IN PREVENTION OF HOSPITAL ACQUIRED PNEUMONIA INTENSIVE CARE UNIT Tran Thi Phuong Thao, Tran Phung Dung Tien, Alison Merrill * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 72 – 78 Background: Hospital acquired pneumonia (HAP) is the most common type of nosocomial infection in the intensive care unit (ICU). Nursing with good knowledge and correct implementation of preventive measures is essential in preventing hospital acquired pneumonia. Objectives: Determining the rate of knowledge and practice correct in the prevention of HAP in ICU - Hospital District Thu Duc and correlating factors. Methods: The cross-sectional descriptive study was performed on 40 nurses take care of patients in the ICU during the period from Jan 2019 to June 2019. Results: Research shows 65% nurses have gained knowledge about HAP prevention measures. In practice, 60% nurses practice well in preventive measures. Research found correlations: between age groups, qualifications, working seniority, training with knowledge and practice of nursing; between knowledge and practice of nursing. Conclusions: The rate of knowledge and practice of nursing is at average level. There is correlation between some nursing factors with nursing knowledge and practice in preventing hospital acquired pneumonia. *Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Bệnh viện Chợ Rẫy ***Đại học điều dưỡng Bắc Colorado, Mỹ Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Phương Thảo ĐT: 0349854143 Email: phuongthao.tran0823@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 73 Key words: knowledge, practice, hospital-acquired pneumonia (HAP), ICU ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi bệnh viện là những viêm phổi xuất hiện ở người bệnh sau khi nhập viện ≥48 giờ, không ở trong giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện(4,5,8). VPBV làm tăng mức độ nặng của bệnh tật, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong(4,11,16). Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu cắt ngang của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các bệnh viện công lập cho thấy tỉ lệ viêm phổi bệnh viện chiếm đến 54,3%(6), đây là tỉ lệ cao trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Bên cạnh, các yếu tố liên quan được xác định làm gia tăng tỉ lệ viêm phổi tại khoa HSTC như: tuổi của người bệnh, tình trạng kháng kháng sinh, bệnh lý kèm theo của người bệnh(4,6). Theo một số nghiên cứu, các tác giả đã nhận định rằng việc thực hành các biện pháp phòng ngừa VPBV đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới và có một số điểm ĐD cần lưu ý để có kiến thức và thực hành chăm sóc người bệnh tốt hơn, góp phần phòng ngừa VPBV cho NB(8,12). Tuy nhiên, tại bệnh viện Thủ Đức vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có liên quan đến điều dưỡng về phòng ngừa VPBV. Vì vậy, nhằm làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện: “Nghiên cứu về kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ kiến thức, tỉ lệ tuân thủ thực hành đúng của điều dưỡng về chăm sóc phòng ngừa VPBV. Xác định mối tương quan giữa kiến thức, thực hành trong phòng ngừa VPBV của điều dưỡng tại HSTC. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả điều dưỡng đang thực hiện chăm sóc người bệnh tại khoa HSTC trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả điều dưỡng của khoa HSTC đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra Điều dưỡng không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Điều dưỡng nghỉ hậu sản, đi học không tham gia chăm sóc người bệnh trong thời gian nghiên cứu. Điều dưỡng đang trong thời gian thử việc tại khoa. Cỡ mẫu Gồm 40 điều dưỡng thỏa tiêu chí chọn vào và tiêu chuẩn không chọn vào đã được nêu trên. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 tại khoa HSTC, bệnh viện quận Thủ Đức. Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu được thu thập bằng cách: phỏng vấn + quan sát theo bộ câu hỏi được xây dựng trước. Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi phỏng vấn và bảng kiểm quan sát thực hành được xây dựng dựa trên nghiên cứu của tác giả Hà Văn Như(6), tác giả Lê Thị Anh Thư(9) và theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2012)(4), bao gồm 2 bước: Bước 1: Tiến hành khảo sát kiến thức của điều dưỡng về các biện pháp phòng ngừa VPB. Khảo sát gồm 2 phần, phần một gồm 5 câu hỏi về thông tin cá nhân của điều dưỡng, phần 2 gồm 10 câu hỏi về kiến thức phòng ngừa VPBV: sử dụng hệ thống máy thở, hệ thống hút đờm và kiến thức về chăm sóc người bệnh thở máy. Các biến số được thu thập bằng cách phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu có 15 phút để hoàn thành bảng câu hỏi. Bước 2: Tiến hành quan sát thực hành của điều dưỡng về các biện pháp phòng ngừa VPBV, bảng kiểm quan sát thực hành bao gồm 10 câu hỏi. Mỗi điều dưỡng được quan sát 3 lần, tính Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 74 điểm trung bình của các lần quan sát, sau đó kết luận điều dưỡng có thực hành đạt hay không. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 và áp dụng các phương pháp phân tích số liệu. Thống kê mô tả cho các biến số: đặc điểm của điều dưỡng, kiến thức và thực hành của điều dưỡng. Thống kê phân tích cho các biến: mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV. Số liệu được tính bằng tần số, tỉ lệ phần trăm và được biểu diễn bằng bảng, biểu đồ. Để xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng phép kiểm chi bình phương, tỉ suất chênh (OR) với KTC 95%. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 180/ ĐHYD-HĐĐD. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thông tin chung của điều dưỡng Thông tin chung Tần số (n) Phần trăm (%) Giới tính Nam 16 40 Nữ 24 60 Nhóm tuổi < 30 tuổi 27 67,5 ≥ 30 tuổi 13 32,5 Trình độ chuyên môn Trung cấp 21 52,5 Cao đẳng 13 32,5 Đại học 6 15 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 17 42,5 Trên 5 năm 23 57,5 Tham gia tập huấn Không 19 47,5 Có 21 52,5 Khoa HSTC A 18 45 HSTC B 22 55 Tỉ lệ nam là 40% và nữ là 60%. Nhóm dưới 30 chiếm tỉ lệ cao 67,5% và nhóm tuổi trên 30 chiếm 32,5%. Về chuyên môn: số lượng điều dưỡng làm việc tại khoa ở trình độ trung cấp chiếm 52,5% và chỉ có 15% điều dưỡng ở trình độ đại học. Về thâm niên công tác: tỉ lệ điều dưỡng làm việc tại khoa HSTC dưới 5 năm và trên 5 năm lần lượt là 42,5%; 57,5%. Tham gia tập huấn: có 47,5% điều dưỡng chưa được tham gia chương trình tập huấn phòng ngừa VPBV và chỉ có 12,5% điều dưỡng được tham gia tập huấn từ 2 lần trở lên (Bảng 1). Kiến thức của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV Bảng 2. Kiến thức chung của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV Nội dung kiến thức Tần số (n) Phần trăm (%) Tần suất thay dây thở máy Đạt 24 60 Chưa đạt 16 40 Tư thế nằm đầu cao 30 – 45 độ Đạt 36 90 Chưa đạt 4 10 Tần suất vệ sinh máy thở và thiết bị cạnh giường bệnh Đạt 26 35 Chưa đạt 14 65 Hệ thống hút đờm Đạt 29 72,5 Chưa đạt 11 27,5 Tần suất thay hệ thống hút đờm kín Đạt 30 75 Chưa đạt 10 25 Tần suất đổ nước trong hệ thống dây thở Đạt 28 70 Chưa đạt 12 30 Tần suất thay bình làm ẩm máy thở Đạt 22 55 Chưa đạt 18 45 Nội khí quản Đạt 31 77,5 Chưa đạt 9 22,5 Áp lực bóng chèn tối thiểu Đạt 14 35 Chưa đạt 26 65 Vệ sinh răng miệng Đạt 33 82,5 Chưa đạt 7 17,5 Kiến thức chung Đạt 26 65 Chưa đạt 14 35 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 75 Theo nghiên cứu, có 65% điều dưỡng có kiến thức chung về các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện đạt và vẫn còn 35% điều dưỡng có kiến thức chưa đạt (Bảng 2). Thực hành của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV Về thực hành chung có 60% số điều dưỡng thực hành đạt và còn 40% điều dưỡng thực hành phòng ngừa chưa đạt (Bảng 3). Bảng 3. Thực hành của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV Nội dung quan sát thực hành Tần số (n) Phần trăm (%) Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay Đạt 27 67,5 Chưa đạt 13 32,5 Dung dịch vệ sinh răng miệng Đạt 30 75 Chưa đạt 10 25 Đánh răng cho người bệnh Đạt 23 57,5 Chưa đạt 17 42,5 Nằm đầu cao 30 – 45 Đạt 36 90 Chưa đạt 4 10 Mang găng đúng Đạt 24 60 Nội dung quan sát thực hành Tần số (n) Phần trăm (%) Chưa đạt 16 40 Hệ thống bình làm ẩm Đạt 23 57,5 Chưa đạt 17 42,5 Đổ nước đọng hệ thống dây thở Đạt 29 72,5 Chưa đạt 11 27,5 Vị trí dây thở ra thấp hơn ống nội khí quản Đạt 33 82,5 Chưa đạt 7 17,5 Kiểm tra tình trạng ứ đọng của dạ dày trước khi cho ăn Đạt 21 52,5 Chưa đạt 19 47,5 Chăm sóc nội khí quản/mở khí quản đảm bảo vô khuẩn Đạt 30 75 Chưa đạt 10 25 Thực hành chung Đạt 24 60 Chưa đạt 16 40 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của điều dưỡng trong phòng ngừa VPBV Về kiến thức Bảng 4 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên công tác và việc tham gia tập huấn với kiến thức phòng ngừa VPBV. Bảng 4. Mối liên quan giữa một số yếu tố liên quan giữa cá nhân với kiến thức và thực hành của điều dưỡng Đặc điểm Kiến thức p Thực hành p Đạt (n/%) Chưa đạt (n/%) Đạt (n/%) Chưa đạt (n/%) Giới tính Nam 13 (81,2) 3 (18,8) > 0,05 12 (75) 4 (25) > 0,05 Nữ 12 (50) 12 (50) 12 (50) 12 (50) Nhóm tuổi < 30 17 (62,9) 10 (37,1) > 0,05 13 (48,1) 14 (51,8) <0,05* ≥ 30 9 (69,2) 4 (30,8) 11 (84,6) 2 (15,4) Trình độ chuyên môn Trung cấp 11 (52,4) 10 (47,6) > 0,05 9 (42,9) 12 (57,1) < 0,05* CĐ-ĐH 15 (78,9) 4 (21,1) 15 (79) 4 (21) Thâm niên công tác < 5 năm 8 (47,1) 9 (52,9) < 0,05* 6 (50) 11 (50) < 0,05* ≤ 5 năm 18 (78,3) 5 (21,7) 18 (83) 5 (16) Tham gia tập huấn Không 9 (47,4) 10 (52,6) < 0,05* 7 (36,8) 12 (63,2) < 0,05* Có 17 (81) 4 (19) 17 (80,9) 4 (19,1) Khoa HSTC A 14 (75) 4 (25) > 0,05 9 (45) 11 (55) > 0,05 HSTC B 12 (65) 10 (35) 15 (75) 5 (25) *Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 76 Về thực hành Kết quả bảng 4 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và tham gia tập huấn của điều dưỡng với thực hành các biện pháp phòng ngừa VPBV. Bảng 5. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng Đặc điểm Thực hành p Đạt (n/%) Chưa đạt (n/%) Kiến thức Đạt (n%) 20 (76,9) 6 (23,1) < 0,05 Chưa đạt (n%) 4 (28,5) 10 (71,4) Kết quả Bảng 5 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa VPBV. BÀN LUẬN Kiến thức về phòng ngừa viêm phổi bệnh viện của điều dưỡng Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy tỉ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về dự phòng VPBV đạt 65%. ĐD có kiến thức đúng chiếm tỉ lệ cao ở các kiến thức về chăm sóc người bệnh, như tư thế người bệnh đạt 90%, chăm sóc răng miệng đạt 82,5%. Bên cạnh đó, những kiến thức về áp lực bóng chèn, tần suất vệ sinh máy thở và các thiết bị cạnh giường điều dưỡng có tỉ lệ đúng chiếm tỉ lệ thấp (35%) và điều này cần được lưu ý nhiều hơn khi thực hiện tập huấn cho điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu của tác giả Aurang Zeb (2018)(3) cho thấy 80% ĐD tại HSTC có kiến thức đạt, tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu chúng tôi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kiến thức của ĐD trong phòng ngừa VPBV/VPLQTM của tác giả Trương Thi Kim Duyên (2017)(17), Hà Văn Như (2017)(6) đã đưa ra kết quả về tỉ lệ lần lượt là: 52,2% và 62,2%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Nhìn chung, so sánh các tỉ lệ này với hướng dẫn phòng ngừa VPBV của Bộ Y tế (2012)(4) đều đạt ở mức trung bình. Vì vậy, thông qua nghiên cứu này giúp bộ phận quản lý khoa và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nắm bắt được những thiếu sót trong kiến thức của ĐD trong việc phòng ngừa VPBV. Từ đó, giúp đưa ra kế hoạch cải thiện về chương trình tập huấn đạt hiệu quả hơn. Thực hành phòng ngừa viêm phổi bệnh viện của điều dưỡng Theo Bảng 4, cho thấy đa phần thực hành đúng của điều dưỡng ở một số biện pháp phòng ngừa VPBV đạt ở tỉ lệ cao như: tư thế cho người bệnh thở máy đạt 90%, vị trí dây thở ra của máy thở đạt 82,5% và chăm sóc ống NKQ/MKQ đảm bảo vô khuẩn đạt tỉ lệ 75%. Kết quả việc tuân thủ rửa tay đạt với tỉ lệ 67,5%. Về các biện pháp chăm sóc răng miệng, chỉ có 25% điều dưỡng không sử dụng dung dịch vệ sinh răng miệng và có 47,5% điều dưỡng chưa thực hiện tốt việc đánh răng cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ điều dưỡng thực hành chung đúng đạt 60% và kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước (Bảng 6). Bảng 6. Kết quả của các nghiên cứu Tác giả Tỉ lệ thực hành đạt Trương Thi Kim Duyên (2017) (17) 62,1% Nguyễn Văn Tuấn (2013) (14) 63,0% Tabaeian (2017) (16) 56,32% Chúng tôi 60% Một số nghiên cứu đã chứng minh việc thực hiện tổng hợp và đầy đủ các biện pháp phòng ngừa viêm phổi đã mang lại nhiều thành công trong việc giảm ngừa VPBV(7,10,15). Như vậy, có nhiều bằng chứng chứng minh cho việc thực hành dự phòng của điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa VPBV, đặc biệt là tại khoa HSTC. Và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa này cần được đồng bộ để mang lại hiểu quả dự phòng tốt nhất cho người bệnh. Mối liên quan giữa một số yếu tố liên quan giữa cá nhân với kiến thức và thực hành của điều dưỡng Về kiến thức Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở yếu tố thâm niên công tác và số lần tham gia tập huấn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 77 Về thực hành Từ nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và tham gia tập huấn. Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi, có nét tương đồng với kết quả của tác giả Trương Thị Kim Duyên (2017)(17) về mối liên quan giữa trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và khoa làm việc với thực hành, giữa kiến thức với trình độ và thâm niên công tác. Ngoài ra, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Abdullah Gruda (2017)(1) khi cho rằng nhóm điều dưỡng có trên 5 năm kinh nghiệm có kiến thức đạt tốt hơn so với nhóm điều dưỡng dưới 5 năm. Ngoài ra, nghiên cứu tìm thấy mối tương quan giữa kiến thức và thực hành điều dưỡng. Nghiên cứu của Alexis Luna (2015)(2) và Pássaro (2016)(15) cũng chỉ ra rằng việc có kiến thức tốt sẽ có tác động giúp thực hành trở nên tốt hơn. Bên cạnh các mối liên quan về yếu tố cá nhân, đào tạo thì yếu tố quan trọng khác có tác động đến thực hành, đó là kiến thức. Từ những kết luận trên, cho thấy việc chú trọng chương trình đào tạo, tập huấn về phòng ngừa VPBV cho nhân viên, đặc biệt là đối tượng điều dưỡng sẽ giúp cải thiện không chỉ kiến thức mà còn thực hành cho điều đưỡng, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh và làm giảm tỉ lệ bị viêm phổi mắc phải cho người bệnh. Hạn chế của nghiên cứu Số lượng đối tượng nghiên cứu chưa đủ lớn và thời gian nghiên cứu chưa dài để tăng tính giá trị cho nghiên cứu và làm cơ sở cho những can thiệp phù hợp tại khoa. Một số tiêu chí quan sát chưa được thực hiện đầy đủ do đó thông tin bị thiếu, điều tra viên chưa giám sát được việc điều dưỡng thực hành vào ban đêm. Điều này cần được khắc phục ở các nghiên cứu tiếp theo. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu có 65% ĐD có kiến thức đạt và 60% ĐD có thực hành đạt về các biện pháp dự phòng VPBV. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên và tham gia tập huấn với kiến thức và thực hành của điều dưỡng. Ngoài ra, có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong việc phòng ngừa VPBV tại khoa HSTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdullah G, Idriz S (2017). "The Knowledge, Attitudes and Practices of Nurses Toward Management of Hospitalacquired Infections in the University Clinical Center of Kosovo". Original Paper, 29(2):84 - 87. 2. Alexis Luna (2015). "An Exploration of Nurse Adherence to Ventilator-Associated Pneumonia Bundle Interventions: A Quantitative Study ". Senior Theses and Capstone Projects, 43:23-26. 3. Bhadade R, Harde M, deSouza R, More A, et al (2017). "Emerging trends of nosocomial pneumonia in intensive care unit of a tertiary care public teaching hospital in Western India". Ann Afr Med, 16(3):107-113. 4. Bộ Y Tế (2012). Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 3671/QĐ- BYT, pp.2 - 12. 5. Bộ Y Tế (2016). Quyết định phê duyệt hành động quốc giá về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định số 1426/QĐ-BYT, pp.4 - 5. 6. Hà Văn Như, Lê Thị Thanh Thủy (2017). "Kiến thức và thực hành phòng ngừa viêm phổi thở máy của điều dưỡng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai". Tạp chí Y học Dự phòng, 27(5):161 - 167. 7. Institute for Healthcare Improvement (2012). How-to Guide: Prevention Ventilator-Associated Pneumonia. Institute for Healthcare Improvement, pp.10 - 18. 8. Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, Muscedere J, et al (2016). "Management of Adults with Hospital-acquired and Ventilator- associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society". Clin Infect Dis, 63(5):e61-e111. 9. Lê Thị Anh Thư (2017). Cập nhật hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi mắc phải trong bệnh viện và viêm phổi liên quan đến thở máy. Hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện lần thứ 4 (Nội san 12/2017), pp.46. 10. Martin-Loeches I, Rodriguez AH, Torres A (2018). "New guidelines for hospital-acquired pneumonia/ventilator- associated pneumonia: USA vs. Europe". Curr Opin Crit Care, 24(5):347-352. 11. Munaco SS, Dumas B, Edlund B J (2014). "Preventing ventilator- associated events: complying with evidence-based practice". Crit Care Nurs Q, 37(4):384-392. 12. Nguyễn Kì Sơn, Ngô Thanh Bình (2013). "Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(2):105-113. 13. Nguyễn Thị Thanh Hà (2015). "Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi trên người bệnh có thông khí hỗ trợ". Hội nghị tim mạch toàn quốc 2015. 14. Nguyễn Văn Tuấn (2013). Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng liên quan đến chăm sóc bệnh nhân viêm phổi đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, Đại học y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Pássaro L, Harbarth S, Landelle C (2016). "Prevention of hospital-acquired pneumonia in non-ventilated adult patients: a Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 78 narrative review". Antimicrobial Resistance and Infection Control, 5:43. 16. Tabaeian SM, Yazdannik A, Abbasi S (2017). "Compliance with the Standards for Prevention of Ventilator-Associated Pneumonia by Nurses in the Intensive Care Units". Iran J Nurs Midwifery Res, 22(1):31-36. 17. Trương Thị Kim Duyên (2017). Kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại các khoa hồi sức. Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Luận văn Thạc sỹ Quản lý Bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, pp.71 - 78. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ve_kien_thuc_va_thuc_hanh_cua_dieu_duong_trong_vi.pdf