Nghiên cứu tạo giống mía năng suất cao, kháng bệnh than bằng kỹ thuật phân tử và công nghệ tế bào

Tài liệu Nghiên cứu tạo giống mía năng suất cao, kháng bệnh than bằng kỹ thuật phân tử và công nghệ tế bào: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG MÍA NĂNG SUẤT CAO, KHÁNG BỆNH THAN BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO PGS.TS. Hồ Hữu Nhị1, ThS. Nguyễn Thị Hằng1, KS. Nguyễn Thị Nga1, TS. Lê Thị Bích Thuỷ2 1Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 2Viện Công nghệ Sinh học SUMMARY Studies on sugarcane breeding for high yielding, resistant smut clone by molecular and cell tecnology Sugarcane is one of the important industrial crop in Vietnam However in its production there is lack of set of variety with high performance and disease resistance..So that wecarry out this research project on sugarcane breeding and got following records: Evaluation and identified 30 clones and varieties that used as parents in 30 single crosses and obtained more than 1540 hybrid plants. In the first step selection are identified 263 clones with good morphological characters. Inthe last clone selection step there are 13 promising clones Through analyz...

pdf14 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tạo giống mía năng suất cao, kháng bệnh than bằng kỹ thuật phân tử và công nghệ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG MÍA NĂNG SUẤT CAO, KHÁNG BỆNH THAN BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO PGS.TS. Hồ Hữu Nhị1, ThS. Nguyễn Thị Hằng1, KS. Nguyễn Thị Nga1, TS. Lê Thị Bích Thuỷ2 1Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 2Viện Công nghệ Sinh học SUMMARY Studies on sugarcane breeding for high yielding, resistant smut clone by molecular and cell tecnology Sugarcane is one of the important industrial crop in Vietnam However in its production there is lack of set of variety with high performance and disease resistance..So that wecarry out this research project on sugarcane breeding and got following records: Evaluation and identified 30 clones and varieties that used as parents in 30 single crosses and obtained more than 1540 hybrid plants. In the first step selection are identified 263 clones with good morphological characters. Inthe last clone selection step there are 13 promising clones Through analyzing genetic diversity of sugarcane germplasm and analyzing hybrid population of characteric croses the molecular marker M12 linked to high sugar content and The maker M22 in related to smut disease resistance had been identified..The promising clones had been screened by maker M12 and M22 and result showing that there are two ones having yielding higher than yielding of check variety’ such as:.VN09-108 and VN09-145 yielded 118 ton/ha and 120 ton/ha respective. And they are resistant smut didease alsoThese promising clons had been vitro propagated and planted in different ecological trials. Keywords: Sugarcane breeding, molevular and cell technokogyhigh yielding, smut resistant Clone selection. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* Năng suất mía ở nước ta trong những năm qua tăng chậm và thấp so với thế giới, bình quân giai đoạn 1996 - 2005 năng suất mía chỉ tăng khoảng 1,6%/năm. Năm 2006 năng suất mía bình quân của cả nước 55,3 tấn/ha, bằng 67% so với năng suất mía bình quân của thế giới. Trong khi đó năng suất mía vụ 2007 - 2008 đạt 54,1 tấn/ha giảm 0,7 tấn/ha so với vụ trước, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như: Trung Quốc 72 tấn/ha, Thái Lan 75 tấn/ha. Về mặt chất lượng cây mía cũng rất thấp, trữ lượng bình quân chỉ xấp xỉ 10CCS (miền Bắc bình quân khoảng 10,5 CCS, Miền Trung bình quân khoảng 10 CCS và Miền Nam bình quân 9,5 CCS) Trong khi đó ở một số nước khác trữ lượng của họ rất cao như Nam Phi, Thái Lan đạt 12- 13 CCS. Đặc biệt ở Úc trữ lượng bình quân đạt tới 15 CCS. Như vậy không chỉ năng suất mía mà cả về chất lượng mía của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Mặt khác việc nghiên cứu lai tạo khai thác nguồn gen mía nhất là các dòng, giống địa phương Người phản biện: ThS. Dương Xuân Tú. chưa được chú trọng, kết quả các giống lai tạo trong nước số đông trong sản xuất chưa nhiều Các giống mía mới đang phổ biến trong sản xuất hiện nay phần lớn có nguồn gốc nhập nội. Do vậy chúng dễ bị nhiễm bệnh và thoái hoá nhanh, khả năng thích nghi với các vùng sinh thái kém (Ví dụ như: VD86-386, ROC16 đó bị thoái hoá nhiễm sâu đục thân và thán thư nặng). Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chọn tạo giống mía còn ít, mới chỉ dừng lại ở một vài công trình nghiên cứu nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống mía mới cho sản xuất. - Khi sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại, chỉ thị phân tử: RAPD, SSR, AFLP trong chọn giống thay vì đánh giá kiểu hình của một quần thể cây mía bằng cách tìm những cá thể riêng biệt có chỉ thị phân tử trên liên kết với gen mong muốn. Phương pháp này có thể giúp chúng ta sàng lọc các cây mía kháng bệnh, hoặc có hàm lượng đường cao ở giai đoạn sớm khi cây mía chưa có biểu hiện đặc tính kiểu hình. Chúng ta có thể tiến hành chọn lọc đồng thời hai hay nhiều đặc tính trong cùng một thời gian và trên cùng một cá thể. Trong trường hợp 663 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM này việc sàng lọc các dòng mía mang gen kháng bệnh than và mang gen tổng hợp đường, năng suất cao có thể tiến hành trong cùng thời gian Khi sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong việc cứu phôi sẽ giúp chúng ta có thể tiến hành các cặp lai xa, khai thác tốt các nguồn gen chống chịu bệnh và hàm lượng đường cao từ các cặp lai khác loài Mặt khác nuôi cấy mô có khả năng làm tăng hệ số nhân giống mía lên hàng vạn lần/năm, tạo điều kiện phổ biến nhanh các dòng mía kháng bệnh, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Bao gồm 78 giống mía nhập nội, lai tạo trong nước và loài mía hoang dại - 20 cặp mồi SSR sử dụng trong phân tích đa dạng di truyền và khảo sát nhận biết các dòng, giống mía kháng, nhiễm bệnh than và hàm lượng đường cao và các hóa chất khác 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát, đánh giá tập đoàn - Cách bố trí thí nghiệm, mỗi giống trồng theo ô với diện tích 30 m2 không nhắc lại (4 hàng, mỗi hàng dài 6m, khoảng cách hàng cách hàng 1,2 m) với mật độ trồng 4 hom/1/m 2.2.2. Phương pháp lai hữu tính Phương pháp lai giao phấn kín, lai đơn giữa các dòng giống mía với nhau, cờ của cây bố được đưa vào ghép với cây mẹ trước khi chúng nở hoàn toàn. Thời gian thay dung dịch, thay cờ 3 ngày/lần, thời gian lai 10 - 14 ngày Hạt lai sau khi thu hoạch được làm sạch và khô, bảo quản trong túi giấy để ở chỗ thoáng mát, nhiệt độ 26 - 30oC Tuyển chọn giống: Gồm các công đoạn: Sơ tuyển con lai, chọn dòng bước1, bước 2 và nhân nhanh đưa đi khảo nghiệm (Nguyễn Đức Quang, 2011) Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của cây và dòng lai 2.2.3. Phương pháp đánh giá khả năng chống chịu Sâu đục thân được đánh giá theo tỷ lệ % cây bị nhiễm Bệnh than được đánh giá theo tỷ lệ % cây bị bệnh và sau đó chia theo thang cấp độ từ 0 đến 9. Mỗi cấp độ tương ứng với 1%. 2.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng mía Cách tính: CCS: Polmía = Polcc  (1 - (5 + F/100)). Bx mía = Bxcc  (1 - (5 + F/100)) Apmía = Polmía/Bxmía CCS = 3/2Polmía - 1/2Bx mía % Xơ bã = 100 - (W bã + Bxccbã)/(100 - Bxccbã) 2.2.5. Phương pháp nuôi cấy phân lập nấm và lây nhiễm nhân tạo bệnh than Phương pháp nuôi cấy, phân lập nấm gây bệnh than theo Agnhotri et al (1983). Cách lây nhiễm được tiến hành theo phương pháp) và Orlando Borras H.(2005) Theo dõi và đánh giá theo tỷ lệ % cây bi bệnh và thang điểm từ 0 đến 9 2.2.6. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào Kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh đỉnh và nuôi cấy mô lá non Quá trình nuôi cấy được thực hiện trên môi trường cơ bản MS có bổ sung thêm 2.4D,BA và NAA tương ứng với các giai đoạn: vào mẫu, tái sinh, nhân nhanh chồi và tạo rễ 2.2.7. Phương pháp phân tích phân tử Tách ADN theo phương pháp tách chiết ADN tổng số bằng phương pháp CTAB 1994. Phương pháp PCR với các mồi SSR Phương pháp điện di trên gel polyacrylamide * Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Theo phương pháp: POP gene, DANAM NTSYsys 2.1. Hệ số tương đồng tính theo công thức của Nei và li : S=2Nij/(Ni+Nj) Số liệu thí nghiệm đồng ruộng được xử lý bằng chương trình Excel. Sai số thí nghiệm và độ tin cậy về sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm được xử lý và tính toán bằng chương trình IRISTAT. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định nguồn vật liệu phục vụ việc chọn tạo giống mía kháng bệnh than và năng suất cao Tại Nông Cống, Thanh Hoá qua khảo sát 45 dòng, giống mía trong tập đoàn cho thấy có 9 giống mía VĐ95-168; ROC28; Philipin 85-86; Philipin 88-83; Phúc Nông 94-0403; MT406; VĐ93-159; VĐ00236; ROC26 có khả năng nảy 664 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất mầm cao, đẻ nhánh khá. Mía sinh trưởng nhanh và mạnh trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Mật độ cây hữu hiệu cao, ít nhiễm rệp, không nhiễm bệnh than và các bệnh lá nguy hiểm khác. Mía to cây, chống đổ khá, chịu hạn khá. Có năng suất, chất lượng cao nhất so với các giống mía khác trong tập đoàn. Các dòng, giống cho năng suất cao như: K95-84, Suphanburi, K95-156, KuOO-1-92 đạt>110 tấn/ha, các giống đạt >100 tấn/ha: KK2,Uthong 2, K90-77, K88-92 và K88-200 3.2. Phân tích đa dạng di truyền các dòng giống mía Khảo sát 33 dòng giống ở Bến Cát, Bình Dương đã xác định được 3 nhóm giống sau: Các dòng, giống có hàm lượng đường cao như: ROC26, ROC 27. ROC28, VĐ93-159, VĐ00-236, VN84--4137, QĐ17, Philipin 85-86, QĐ83-38,Co414 Các dòng, giống kháng bệnh bệnh than như: R570, Rb72-454, K90-54, K88-92, K90-77, Ku00-1-92, K88-200,Ty70-17 và Philipin 85-86 Kết quả phân tích ADN của 42 dòng giống mía trong tập đoàn bằng phản ứng PCR với 20 cặp mồi SSR chọn lọc cho thấy có 535 băng đa hình, với số alen tạo ra ở mỗi cặp mồi dao động từ 5 tới 19. Tất cả các băng đã được mã hoá theo sự hiện diện và không hiện diện của sản phẩm khuếch đại. Trong 20 cặp mồi, chỉ có sáu mồi (M2, M35, M37, M38, M39, M40) không có sự xuất hiện của băng đa hình,các mồi còn lại đều cho đa hình. Dưới đây là kết quả điện di khi chạy PCR với các mồi cho đa hình cao và rõ nét: Hình 1. Điện di trên gel polyacrylamide sản phẩm PCR ADN genome các dòng mía với mồi M12 Dựa trên số liệu phân tích kết quả điện di với 20 cặp mồi SSR, 42 mẫu mía đã được thiết lập biểu đồ quan hệ di truyền: Hình 2. Quan hệ di truyền giữa 42 giống mía 665 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Như vậy các dòng, giống xếp trong cùng một nhóm chúng có hệ số tương đồng cao, và các giống nằm khác nhóm có sự khác biệt về mặt di truyền. Dựa vào căn cứ này để những người làm công tác lai tạo có thể lựa chọn vật liệu khi lai cho ưu thế lai cao và con lai có phổ biến dị lớn. Bảng 1. Hệ số tương đồng di truyền của môt số dòng có thể làm vật liệu lai K9584 RB72454 K8892 TY7017 PLP8586 Ern08028 Roc26 KU00158 K9054 QD21 K95156A KU00192 UThong3 VD93159 VD00236 CC3 KU602 K9584 1.000 RB72454 0.090 1.000 K8892 0.181 0.090 1.000 TY7017 0.000 0.200 0.083 1.000 PLP8586 0.130 0.043 0.238 0.083 1.000 Ern08028 0.000 0.000 0.000 0.000 0.105 1.000 Roc26 0.200 0.100 0.200 0.000 0.090 0.000 1.000 KU00158 0.045 0.000 0.150 0.000 0.095 0.000 0.050 1.000 K9054 0.040 0.200 0.083 0.444 0.040 0.000 0.000 0.000 1.000 QD21 0.090 0.090 0.263 0.200 0.090 0.000 0.222 0.050 0.200 1.000 K95156A 0.090 0.047 0.200 0.142 0.142 0.055 0.047 0.050 0.142 0.157 1.000 KU00192 0.083 0.000 0.181 0.000 0.181 0.105 0.043 0.150 0.000 0.043 0.142 1.000 UThong3 0.181 0.090 0.181 0.040 0.130 0.000 0.043 0.045 0.040 0.043 0.200 0.130 1.000 VD93159 0.190 0.045 0.086 0.041 0.136 0.052 0.095 0.047 0.041 0.095 0.150 0.136 0.136 1.000 VD00236 0.277 0.105 0.095 0.000 0.150 0.000 0.235 0.000 0.000 0.105 0.045 0.045 0.095 0.157 1.000 CC3 0.000 0.111 0.000 0.000 0.000 0.000 0.055 0.000 0.000 0.052 0.055 0.050 0.000 0.000 0.125 1.000 KU602 0.227 0.041 0.125 0.080 0.080 0.000 0.136 0.043 .080 0.136 0.142 0.038 0.038 0.083 .045 0.000 1.000 Kết quả phân tích, chia nhóm trên cho thấy những dòng, giống ở nhóm 1 như: K95-84, VD93159, VL6, QD86-368, Roc26, DT15 có thể sử dụng làm vật liệu lai với các dòng, giống ở các nhóm còn lại. Điều quan trọng là hệ số tương đồng di truyền phải thấp <50% Phân lập và nuôi cấy nấm gây bệnh than + Nuôi cấy từ bào tử hậu (teliospores) Qua kết quả nuôi cấy bào tử hậu trên môi trường PDA không có chất kháng sinh cho thấy, vi khuẩn sẽ phát triển trên bề mặt tất cả môi trường nuôi cấy sau 24h, trong khi sau 48h nuôi cấy thì các cụm sợi nấm màu trắng sẽ phát triển lẫn với hệ cụm vi khuẩn.Bào tử hậu nảy mầm sau 20 phút trên môi trường PDA có streptomycin sunfat và YGC, tạo ra sợi sơ sinh và các bào tử đảm sau 24h hoặc tạo ra hệ cụm sợi nấm màu trắng sau 48h nuôi cấy. Sau 24h và 48h nuôi cấy cũng cho thấy có sự xuất hiện rất nhiều của các cụm sợi nấm Fusarium moniliforme, loại nấm này phát triển rất mạnh, nó phát triển lấn át hết cả bề mặt đĩa petry và làm cho các bào tử hạ của nấm Ustilago scitaminea giảm đáng kể khả năng nảy mầm. + Phân lập sợi nấm 2 nhân từ cây đã bị bệnh than đen. Khi nấm than đen Ustilago scitaminea từ những phần thân của những cây đã bị nhiễm bệnh trên môi trường nhân tạo PDA thì sẽ có những hệ cụm sợi nấm màu trắng phát triển sau 5 ngày nuôi cấy. Các sợi nấm màu trắng phát triển lan truyền giống nhau xung quanh tất cả các phần nuôi cấy. Mỗi tế bào của sợi nấm non này tạo ra một bào tử (Alexander và Krishma, 1978). Từ 6 mẫu bênh thu thập đã phân lập nuôi cấy được nấm Ustilago scitaminea tù giống ROC26 cho bào tử hậu, sợi nấm 2 nhân, bào tử thứ sinh và sợi nấm non sinh trưởng tốt đã được nhân, duy trì phục vu thí nghiệm lây bệnh nhân tạo. Nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử nhận biết, liên kết với gen kháng bệnh than và hàm lượng đường cao Căn cứ vào kết quả điện di, ADN thu được đạt độ tinh sạch cần thiết, băng gọn không gãy, không lẫn ARN. Nồng độ ADN ở các giếng nằm trong khoảng 150 - 200 ng/µl.. Kết quả nhận biết sự có mặt của CTPT liên kết gen kháng bệnh than Kết quả điện di trên gel polyacrylamide 4.5% cho thấy phản ứng PCR thực hiện tốt, ADN được nhân bản tương đối đồng đều ở các giếng. So sánh độ dài của sản phẩm PCR với ADN của 1Kb ladder chuẩn cho thấy đoạn nhân bản dài khoảng 200-250 bp. 666 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Hinh 3. Ảnh điện di cặp mồi M22: 1: k95-84; 2: Ern08-030; 3:RB72-454; 4: 32; 5: K88-92; 6: CO- 414; 7: TY70-17; 8: KU00-1-61; 9: KK2; 10: PLP85-86; 11: Ern08-028; 12: Ern08-027; 13: K93- 207; 14: Roc26 Với Cặp mồi M22 cho kết quả phân tích điện di có băng kích thước khoảng 245 bp.. Băng này chỉ có ở giống RB72-454, TY70-17, K90-77 là những giống đã được nghiên cứu làm đối chứng kháng bệnh than và trong thí nghiệm đánh giá tập đoàn chúng không bị bệnh than Các đoạn nhân bản nhận được có kích thước tương tự với kích thước chuẩn được công bố trên gramene.org. Nghiên cứu xác định các chỉ thị phân tử nhận biết gen liên kết với hàm lượng đường cao Khi phân tích đa hình allen của locus kết quả phân tích ADN bằng phản ứng PCR với cặp mồi M12 cho thấy ở các giống: ROC16, TĐ22 và VĐ93-159.có băng ADN với kích thước 165bp. Hình 4. Điện di trên gel polyacrylamide sản phẩm PCR-ADN genome các dòng mía với cặp mồi M12; M: marker; 1: QD86-368; 2: PLP85-86; 3: ROC16; 4:ROC10; 5: 33; 6: VD93-159; 7: 21; 8: TDD22; 9: VD00-236; 10: VN84-4137; 11: CC2; 12: CC3; 13: VL4; 14: 48 Đây là những giống trồng phổ biến trong sản xuất và được sử dụng làm đối chứng trong thí nghiệm chọn giống có hàm lượng đường cao. Bảng 2. Kết quả phân tích hàm lượng đường và ADN với cặp mồi M12 TT Tên mẫu Hàm lượng đường (CCS) Băng ADN 165 bp TT Tên mẫu Hàm lượng đường (CCS) Băng ADN 165 bp TT Tên mẫu Hàm lượng đường (CCS) Băng ADN 165 bp 1 ROC26 13,8 + 8 RB 72-454 12,5 + 15 CC2 11,7 - 2 CC3 13,7 + 9 VN84-4137 13,2 - 16 48 11,7 - 3 TDD22 13,6 + 10 C90-501 12,5 - 17 QD86-368 11,1 - 4 VD93-159 13,5 + 11 DT15 12,4 - 18 K95- 156A 11,0 - 5 Roc16 13,4 + 12 VL6 12,2 - 19 21 10,6 + 6 PLP85-86 13,3 + 13 C1324-74 12,0 - 20 33 10,5 - 7 VD00-236 13,3 + 14 VL4 11,8 - 21 Uthong3 10 - Kết quả phân tích chất lượng mía cho thấy có 10 dòng có hàm lương đường cao 12,5-13,7 CCs, 8 giống có hàm lương đường trung bình, 11-12 CCs và 3 dòng có hàm lượng đường thấp 10- 11 CCs. Để kiểm tra mức độ liên kết và sự ổn định chỉ thị phân tử, M12 liên quan đến đặc tính hàm lượng đường cao thí nghiệm phân tích AND của quần thể con lai của cặp lai đăc trưng giữa hai giống ROC26 và K84-200 (K88-200 làm mẹ và 667 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM giống có đặc điểm hàm lượng đường thấp, thân nhỏ, nhiều xơ, nhưng có khả năng tái sinh và kháng bệnh tốt.Roc26 làm bố và giống có hàm lượng đường cao, thân to, xơ thấp nhưng dễ nhiễm bệnh). Kết quả phân tích PCR với chi thị M12,cặp mồi có băng đặc trưng của giống Roc26, chỉ thị này được sử dụng để chọn lọc con lai hữu tính cũng như để nhận biết dòng có hàm lượng đường cao với sự có mặt của băng kích thức khoảng 165 bp. Kết quả nghiên cứu tạo quần thể con lai mang gen kháng bệnh than và năng suất, hàm lượng đường cao Từ nguồn vật liệu trên những dòng, giống có hàm lượng đường cao, kháng bệnh than và có hệ số tương đồng di truyền <50% được chọn làm bố, mẹ và trong hai năm 2010-2011 đã lai đươc 30 cặp (Lai ở Đơn Dương, Lâm Đồng). Sau khi gieo thu được 9243 cây cá thể cây con lai, trong số đó chỉ có 2937 cây con có chất lượng tốt đưa vào trồng thí nghiệm sơ tuyển. Qua thời kỳ đẻ nhánh - vươn lóng còn lại 1540 cá thể lai đưa vào sơ tuyển và chọn được 263 cá thể lai có dạng cây đẹp, sinh trưởng khỏe có khả năng kháng bệnh nhất là bệnh than. Kết quả chọn dòng Sau khi kết thúc chọn dòng của năm 2010 đã chọn được 13 dòng triển vọng có khả năng sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bênh,các yếu tố môi trường khác tốt Nhìn chung các dòng lai không nhiễm bệnh than và bi sâu đục thân nặng, các dòng 164,145,149 và 108 có tỷ lệ trổ cờ cao, Bảng 3. Hàm lượng đường và năng suất mía của các dòng lai triển vọng (10,5 tháng tuổi-2011, Bến Cát-Bình Dương) Tên dòng lai Hàm lượng đường CCS (%) Năng suất mía cây (tấn/ha) Năng suất mía 10 ccs (tấn/ha) VN09-123 (ROC 26 X K88-92) 8,8 126,9 111,3 VN 09-21(KU60-2  QĐ21) 8,5 102,9 87,6 VN 09-164 (K88-200  ROC 26) 10,0 101,3 100,9 VN 09-145(K88-200  ROC 26) 9,2 131,3 120,4 VN 09-149(K88-200  ROC 26) 6,9 120,8 83,7 VN 09-41(ROC 26  K90-77) 8,8 125,0 109,7 VN 09-32(ROC 26  K90-77) 6,1 95,0 58,3 VN 09-152 (K88-200  ROC 26) 5,7 112,5 64,6 VN 09-132 (K88-200  ROC 26) 9,0 90,0 81,4 VN 09-115 K90-54 X ROC26 6,5 118,1 77,2 VN 09-109 (KU60-2  ROC 26) 6,3 106,7 66,9 VN 09-99 (KU60-2  ROC 26) 9,2 122,7 112,5 VN 09-108 (KU60-2  ROC 26) 9,2 129,1 118,4 K90-77 (K83-74  Uthong 1) đ/c 9,2 80,0 73,4 QĐ21 (Mía trương 76-65  Mía nhại 71-374) đ/c 8,6 92,1 79,6 ROC26 (71-296 X ROC11) đ/c 11,9 97,5 116,5 CV (%) 5,9 5,6 LSD.05 10,7 8,6 Dòng VN 09-164 (K88-200  ROC 26), có hàm lượng đương cao nhất (10 CCs) nhưng thấp hơn đối chứng. Các dòng VN09-123 (ROC 26  K88-92 VN 09.-41(ROC 26  K90- 77), VN 09-145(K88-200  ROC 26), VN 09- 149 (K88-200  ROC 26), VN 09-99 (KU60-2  ROC 26), VN 09-108 (KU60-2  ROC 26) là những dòng có có năng suất trên 120 tấn//ha cao hơn đối chứng. Dòng VN 09-108 (KU60-2  ROC 26) và VN 09-145(K88-200  ROC 26) có năng suất mía qui 10 ccs vượt trội so với đối chứng 668 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Nuôi cấy nhân nhanh invitro 5 dòng tốt nhất trong số 13 dòng triển vọng đưa vào nhân nhanh invitro để phục vụ cho thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản:VN09.14- 99.VN09.14-108, VN09.29-145, VN09.29- 164,VN.09-149 Giai đoạn vào mẫu Mỗi một dòng lấy 10 dỉnh sinh trưởng dưa vào nuôi cấy, 5 ngày sau khi váo mẫu kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm là 0%, hầu hết đỉnh sinh trưởng của 5 dòng đều phát triển tốt trong môi trường có chứa nồng độ BA là 0,5 (mg/l), trong đó có 1 dòng VN09-164 tiết ít phenol và sự phát triển của chồi mạnh hơn các dòng khác, 2 dòng VN09- 108, VN09-99 thì tiết nhiều phenol ngăn cản sự hút dinh dưỡng nên phải chuyển mẫu 2 lần mới chuyển sang môi trường chẻ mẫu Sau khi chuyển sang môi trường chẻ mẫu khoảng 15 ngày ta thấy rằng hầu hết các dỉnh sinh trưởng bắt đầu phát sinh chồi, trong giai đoạn này có 2 dòng VN09- 164, VN09-149 tiết ít phenol nên có sự hình thành chồi nhiều hơn các dòng còn lại, và 2 dòng VN09-108, VN09-99 trong giai đoạn này vẫn tiết nhiều phenol và sụ hình thành chồi ít hơn. Tạo cụm chồi Chồi, đỉnh sinh trưởng ở giai đoạn 1được cấy chuyển sang môi trường mới để tạo cụm chồi, khoảng 15 ngày. Dòng mía VN09-164 có số chồi hình thành nhiều nhất, nhưng các chồi không đồng đều nhau vì có nhiều chồi rất nhỏ sắp hình thành điều này cho thấy rằng nồng độ BA 1,5(mg/l) kết hợp với 0,2 (mg/l) đã kích thích làm tăng khả năng nhân chồi ở dòng mía này, và môi trường này cũng thích hợp với dòng mía VN09-149, mặc dù số chồi hình thành có ít hơn dòng VN09-164 nhưng các chồi rất nhỏ cũng được kích thích để chuẩn bị hình thành. Riêng đối với dòng VN09- 108 số chồi hình thành thấp nhất, cho thấy với nồng độ BA và Ki trong môi trường này chỉ làm cho chồi tăng trưởng về chiều cao nhưng khả năng tạo chồi còn kém nên môi trường này chưa thích hợp cho việc tạo chồi ở dòng này. Giai đoạn nhân chồi Hình 5. Sự nhân chồi của 5 dòng mía 669 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Sau 15 ngày nhân chồi kết quả cho thấy rằng 2 dòng cho hệ số nhân chồi cao nhất vẫn là 2 dòng VN09-164, VN09-149, ở giai đoạn tạo chồi dòng VN09-164 có sự tạo chồi nhiều hơn dòng VN09-149, nhưng đến giai đoạn nhân thì dòng VN09-149 có số chồi hình thành nhiều hơn, và chồi đồng điều hơn dòng VN09-164, các dòng khác như VN09-108, VN09-99, VN09-145 có số chồi được tạo thành ít hơn. Như vậy môi trường nhân chồi có nồng độ chất điều hòa sinh trưởng BA là 2,0 mg/l kết hợp với Ki 0,2mg/l thích hợp nhân chồi 2 dòng VN09-164, VN09-149 nhất Giai đoạn đưa cây ra vườn ươm: Khi chồi mía khỏe mạnh tạo nhiều rễ, rễ dài thì tỉ lệ sống ngoài vườn ươm sẽ cao như dòng VN09-108 cho tỉ lệ sống 85 %. Tuy nhiên dòng mía VN09-164 cho tỉ lệ ra rễ 100% và số rễ hình thành nhiều nhất nhưng tỉ lệ sống lại chỉ đạt 80%. Trong khi dòng mía VN09-149 có tỉ lệ ra rễ 90% số rễ hình thành ít hơn nhưng tỉ lệ sống cao hơn 85% điều này do khả năng thích nghi với điều kiện bên ngoài của dòng mía lai VN09-164 kém hơn so với dòng mía VN09-164 và VN09-149. Đã cung cấp được hơn 3000 cây giống trồng phục vụ thí nghiệm so sánh khảo nghiệm tại nghệ An và Bến Cát - Bình Dương Tuyển chọn và sàng lọc các dòng, giống mía mang gen kháng bệnh than và năng suất, hàm lượng đường cao + Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất chất lượng các dòng, giống mía chọn lọc Là kết quả về đánh giá về dạng hình đẹp, khả năng sinh trưởng tốt và kháng bệnh của 13 dòng triển vọng của năm 2011 đươc thể hiện ở mục 3.3.2 kết quả chọn dòng + Đánh giá, sàng lọc bằng chỉ thị phân tử các dòng, giống mía năng suất chất lượng cao Chỉ thị M12 được ghi nhận có mối tương quan với hàm lượng đường cao ở mục 3.2.1 có băng điện di đặc trưng của chỉ thị M12 khoảng 165 bp.Khi lấy mẫu lá phân tích ADN ở giai đoạn mía 4 tháng tuổi của 13 dòng lai triển với chỉ thị này. Kết quả điện di sản phẩm PCR mồi M12 với 13 dòng lai triển vọng đươc thể hiện ở ảnh dưới đây: Hình 6. Ảnh điện di gel polyacrylamide sản phẩm PCR cặp mồi M12 với 13 dòng lai triển vọng, M: marker Fermentas 100 bp; QĐ 21 và Roc26 là cây chỉ thị Ở đây giống Roc26 (có băng đặc trưng của chỉ thị M12) và giống QĐ21(không có băng của đặc trưng của chỉ thị M12). Trong số 13 dòng lai triển vọng có 9 dòng lai (21, 32, 41, 99, 108, 109, 115, 123, và 164) có băng với kích thước khoảng 165 bp. Sự có mặt của các chỉ thị hay vắng mặt của các chỉ thị nhiều khả năng cho biết sự có mặt hay vắng mặt của các gen tương ứng.. Mặc dù vậy, sự có mặt của các gen không đảm bảo hoàn toàn các gen đó sẽ được biểu hiện.. Do vậy khi đối chiếu với kết quả phân tích chất lượng mía ở bảng 3 cho thấy chỉ có dòng 164,145 và 108 có CCs đạt trên 11 Kết hợp giữa kết quả phân tích chất lương mía khi thu hoạch và kết quả sàng lọc bằng chỉ thị chúng tôi đã xác định được dòng VN09-164 và VN09-108 có hàm lượng đường và năng suất cao và ổn định Đánh giá sàng lọc các dòng,giống mía kháng bệnh than bằng chỉ thị phân tử Tiến hành phân tích ADN mẫu lá của 13 dòng lai và hai giống chỉ thị kháng, và nhiễm, giống Rb72-454 là giống kháng bệnh than (có băng đặc trưng của chỉ thị M22) và giống Roc26 (không có băng của đặc trưng của chỉ thị M22). Kết quả điện di cho thấy sản phẩm PCR của cặp mồi M22 thu được đúng với kích thước lý thuyết (160-280 bp), 670 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất Hình 7. Ảnh điện di gel polyacrylamide sản phẩm PCR cặp mồi M22 với 13 dòng triển vọng, Rb72-454 và Roc26; M: marker Fermetas 100bp Các băng thu được rõ nét. Trong số 13 dòng lai triển vọng chỉ có 3 dòng 115, 132 và 21 mang băng đặc trưng của cặp mồi M22 kích thước khoảng 245 bp (hình ). Đây là những dòng nhiều khả năng kháng bệnh than. Thực tế mức độ kháng bệnh than của các dòng này cần tiến hành nghiên cứu,lây nhiễm bệnh nhân tạo. Mười một dòng triển vọng còn lại không có băng đặc trưng của cặp mồi M22, Như vây bước đầu đã sàng lọc được dòng: VN-115, VN09-132 và VN09-21 mang gen kháng bệnh than. Tổng hợp cả hai kết quả: kết quả đánh giá khả năng kháng bênh thực tế và kết quả sàng lọc bằng chỉ thị phân tử chúng ta chọn được 3 dòng : VN09-115,VN09-132 và VN09-21 kháng bệnh than có thể làm vật liệu lai tao phục vụ chọn giống mía kháng bệnh IV. KẾT LUẬN Qua đánh giá và phân tích đa dạng di truyền mẫu giống trong tập đoàn đã xác định được các dòng, giống có hàm lượng đường cao như: ROC26, ROC 27. ROC28, VĐ93-159, VĐ00- 236, VN84--4137, QĐ17, Philipin 85-86, QĐ83- 38,Co414 Các dòng, giống kháng bệnh bệnh than như: R570, Rb72-454, K90-54, K88-92, K90-77, Ku00-1-92, K88-200,Ty70-17 và Philipin 85-86 Các dòng, giống cho năng suất cao như: K95-84, Suphanburi, K95-156, KuOO-1-92 đạt>110 tấn/ha, các giống đạt >100 tấn/ha: KK2, Uthong 2, K90-77, K88-92 và K88-200.Các giống nay có hệ số tương đồng 0,5 % có thể sử dụng làm vật liệu lai tạo Đã nuôi cấy, phân lập duy trì nguồn nấm Ustilago Scitaminea gây bệnh than phục vụ cho viếc lây nhiễm bệnh nhân tạo Đã nhận biết được 2 chỉ thị sử dụng trong sàng lọc các dòng lai triển vọng: Chỉ thị M12 với băng diện di 165bp liên quan đến hàm lượng đường cao và Chỉ thị M22 với băng diện di 245bp liên quan đến khả năng kháng bệnh than Đã lai 30 cặp và tạo được gần 2437 cá thể cây lai F1. Qua sơ tuyển con lai đã chọn được 263 cá thể có dạng hình đẹp, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết thúc chọn dòng bước 1 đã chọn được 13 dòng lai triển vọng. Qua sàng lọc bằng chỉ thị phân tử kết hợp với kết quả phân tích chất lượng mía đã chọn ra được 3 dòng: VN09.14-108, VN09.29-145, VN09.29-164, có năng suất đat.>120 tấn/ha và CCs đạt>11 và 3 dòng VN-115, VN09-132 và VN09-21 kháng bệnh than diểm 0. Một số dòng trên đã nuôi cấy nhân nhanh invitro phục vụ cho các thí nghiệm khảo nghiệm năm 2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aitken KS, Jackson PA, McIntyre CL (2005). A combination of AFLP and SSR markers provides extensive map coverage and indentification of homo(eo)logous linkage groups in a sugarcane cultivar. Theor Appl Genet 110: 789 - 801. 2. Alexander, K.C. and R.K. Krishna (1978). Studies on smut disease (Ustilago scitaminea) of sugarcane: Longetive viability of teloispores. India J.Sugarcane Technol. 3. Alwala S, Kimbeng CA, Veremis JC, Gravois KA (2008b). Linkage mapping and genome analysis in Saccharum interspeciWc cross using AFLP, SRAP and TRAP markers. Euphytica 164:37-51. doi:10.1007/s10681-007-9634-9. 4. Dean JL (1982). The effect of wounding and high- pressure spray inoculation on the smut reactions of sugarcane clones. Phytopathology 72: 1023-1025. 671 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 5. Hoarau J-Y, Grivet L, Offmann B, Raboin L-M, Diorflat J-P, Payet J, Hellmann M, D’Hont A, Glaszmann J-C (2002). Genetic dissection of a modern sugarcane cultivar (Saccharum spp.). II. Detection of QTLs for yield components. Theor Appl Genet 105: 1027 - 1037. 6. Hoarau JY, Offmann B, D’Hont A, Risterucci AM, Roques D, Glaszmann JC, Grivet L (2001). Genetic dissection of a modern sugarcane cultivar (Saccharum spp.). I. Genome mapping with AFLP markers. Theor Appl Genet 103: 84 - 97. 7. Jackson PA (2005). Breeding for improved sugar content in sugarcane. Field Crops Res 92: 277 - 290. 8. Ming R, Liu SC, Bowers JE, Moore PH, Irvine JE, Paterson AH (2002a). Construction of a Saccharum consensus genetic map from two interspecific crosses. Crop Sci 42: 570 - 583.. 9. Phạm Quang Dương và Hồ Hữu Nhị (1998). Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật In-vitro để nhân nhanh một số giống mía mới phục vụ sản xuất. Báo cáo luận án thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 10. R.K. Singh, Sushil Kumar Mishra, Sujeet Pratap Singh, Neha Mishra, M.L. Sharma (2010). Evaluation of microsatellite markers for genetic diversity analysis among sugarcane species and commercial hybrids. AJCS 4(2): 116 - 125. 11. Raboin LM, Offmann B, Hoarau JY, Notaise J, Costet L, Telistmart H, Roques D, Rott P, Glaszmann JC and D’Hont A (2003). Progress in genetic mapping of sugarcane smut resistance. Proc S Afr Sug Technol Ass 77: 134-141. 12. Shukla R, Khan A Q and Gurg G K (1994). In-vitro clonal propagation of sugarcane optimisation of media and hardening of plant. Indica Sugar: 113 - 116. NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN KHÁNG RUỒI ĐỤC THÂN VÀ SÂU ĐỤC QUẢ ............................... 441 Trần Thị Cúc Hòa, Nguyễn Trần Hải Bằng, Trần Thanh Hải, Hồ Thị Huỳnh Như, Hà Minh Luân, Nguyễn Quang Vinh, Trần Như Ngọc, Võ Thị Kiều Trang, Đoàn Thị Mến, Phạm Thị Hường và Nguyễn Đức Cương Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long.......................................... 441 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LẠC, ĐẬU TƯƠNG CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC................................................................................................ 450 Nguyễn Văn Thắng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.......................... 450 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TRIỂN VỌNG CHO TỈNH NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH .................................................. 455 Nguyễn Ngọc Quất , Nguyễn Văn Thắng , Nguyễn Thị Chinh Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 1 2 1 2 455 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐEN NHẬP NỘI ...................................................................................... 461 Hoàng Thị Lan Hương , Nguyễn Thị Thanh , Lã Tuấn Nghĩa , Nguyễn Thiên Lương Trung tâm Tài nguyên Thực vật Vụ Khoa học , Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp & PTNT 1 1 1 2 1 2 ........................................... 461 672 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG MỚI TN08............. 466 Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Xuyến, Lê Tuấn Phong Trung tâm Tài nguyên Thực vật .................................................................................................. 466 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU ĐỖ CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN......................................................................................... 472 Nguyễn Văn Chương , Bùi Chí Bửu , Nguyễn Thị Lang , Nguyễn Hữu Hỷ , Trần Hữu Yết , Võ Như Cầm , Nguyễn Văn Long , Trần Văn Sỹ , Đinh Văn Cường và cs. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long 1 2 3 1 1 1 1 1 1 1 2 3 ....................................................................................... 472 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA LAI (F ) CHỐNG CHỊU BỆNH SƯƠNG MAI (Phytophthora infestans de Bari) VÀ BỆNH XOĂN VÀNG LÁ (TYLCV) BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ 1 ........................................... 481 Trần Ngọc Hùng Viện Nghiên cứu Rau Quả.................................................... 481 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA LAI F1 PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC ............. 490 ThS. Đoàn Xuân Cảnh Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.................... 490 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA, DƯA LEO, ĐẬU BẮP, CÀ TÍM499 Trần Kim Cương Lê Trường Sinh , Nguyễn Ngọc Vũ , Huỳnh Thị Phương Liên , Dương Kim Thoa , Phạm Mỹ Linh , Đào Xuân Thảng và Nguyễn Minh Châu Viện Cây ăn quả miền Nam Viện Nghiên cứu Rau Quả Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 1, 1 1 1 2 2 3 1 1 2 3 ............................... 499 NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT ỚT CHO VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.............................................................................................................. 507 KS. Trần Minh Hải Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ ........ 507 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC CHỦNG NẤM SÒ MỚI CÓ TRIỂN VỌNG TRONG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ........................... 516 673 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngô Xuân Nghiễn , Nguyễn Thị Bích Thùy , Đinh Xuân Linh , Trần Thu Hà , Trịnh Tam Kiệt , Trần Đông Anh Viện Di truyền Nông nghiệp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội 1 1 1 1 2 2 1 2 .. 516 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG HOA CHO MIỀN TRUNG ......................................................................................... 525 Đặng Văn Đông, Mai Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Rau Quả.......................... 525 KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỬ GIỐNG HOA LOA KÈN TỨ QUÝ.................. 540 Nguyễn Thị Duyên, Đặng Văn Đông Viện Nghiên cứu Rau Quả................... 540 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG HOA LOA KÈN BẰNG LAI HỮU TÍNH. 551 Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang, Lê Thị Thu Hương Viện Nghiên cứu Rau Quả......................................................... 551 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN CÓ GIÁ TRỊ CAO PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU.............................................. 559 Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ Viện Nghiên cứu Rau Quả ......................................................................................................... 559 NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG INVITRO CÂY HOA HỒNG MÔN (Anthurium andreanum) ............................................................... 570 Trịnh Thị Toản, Trần Thị Ngần và ctv. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên570 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ĐỂ CHỌN TẠO GIỐNG BÔNG CÓ CHẤT LƯỢNG XƠ TỐT ................................................................ 575 Nguyễn Thị Minh Nguyệt , Nguyễn Thị Nhài , Chu Đức Hà , Nguyễn Thị Tân Phương , Trịnh Minh Hợp , Nguyễn Thị Thanh Thủy Viện Di truyền Nông nghiệp Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố Bộ Nông nghiệp và PTNT 1 1 1 1 2 3 1 2 3 ............................................................................ 575 NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG BƯỞI VÀ CAM KHÔNG HẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC................................................................................... 583 674 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng TS. Hà Thị Thuý, ThS. Lê Quốc Hùng, ThS. Trần Thị Hạnh, Vũ Anh Tuấn, GS.TS. Đỗ Năng Vịnh Viện Di truyền Nông nghiệp .............................. 583 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG XOÀI CÁT HÒA LỘC CÓ VỎ DÀY BẰNG LAI TẠO VÀ XỬ LÝ CHIẾU XẠ TRÊN MẦM NGỦ........................ 591 Đào Thị Bé Bảy, Hồ Thị Ngọc Hải, Trần Thị OanhYến, Nguyễn Minh Châu Viện Cây ăn quả miền Nam .................................................................... 591 NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN QUẢ ÔN ĐỚI (HỒNG, LÊ, ĐÀO) Ở PHÍA BẮC ................................ 599 Đỗ Sỹ An , Lê Quốc Doanh , Nguyễn Văn Toàn , Nguyễn Quang Hưng , Nguyễn Văn Nhất và ctv. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT 1 2 1 1 1 1 2 ................................... 599 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU CHO CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG CHÈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN ..... 606 TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Nguyễn Thị Minh Phương, ThS. Phùng Lệ Quyên, KS. Chử Ngọc Oánh Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.................................................................................................. 606 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CHÈ NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU .................................... 617 TS. Nguyễn Thị Minh Phương, TS. Đỗ Văn Ngọc, ThS. Đỗ Việt Hà Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.......................................... 617 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ VỐI CHẤT LƯỢNG CAO CHO TÂY NGUYÊN......................................................................................... 626 ThS. Chế Thị Đa, Nguyễn Đình Thoảng, Đinh Thị Tiếu Oanh và ctv. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.................................................... 626 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO DÒNG CÀ PHÊ VỐI CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG ĐỐI VỚI LOÀI TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI CHÍNH DÙNG LÀM GỐC GHÉP CHO CÁC GIỐNG CÀ PHÊ THƯƠNG MẠI ......................... 634 Lê Ngọc Báu, Đinh Thị Tiếu Oanh, Lê Đăng Khoa và ctv. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên......................................................................... 634 675 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 676 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG ĐIỀU NĂNG SUẤT CAO CHO CÁC TỈNH PHÍA NAM................................................................ 643 Trần Công Khanh, Đặng Văn Tự , Nguyễn Việt Quốc , Trần Trường Nam , Lê Thị Kiều , Nguyễn Thị Yến , Trần Kim Kính , Hồ Huy Cường , Phan Thanh Hải , Hoàng Vinh , Đặng Đình Đức Phong và Trần Vinh Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 1 1 1 1 1 1 2 2 2 3 3 2 3 ........... 643 KẾT QUẢ BỒI DỤC, PHỤC TRÁNG VÀ CHỌN LỌC GIỐNG TẰM SẮN PT1 CHO MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ..................................... 650 ThS. Nguyễn Thị Len, TS. Nguyễn Thị Đảm, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Hương Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.............................................................................................. 650 KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG DÂU TBL-03 VÀ TBL-05 TẠI LÂM ĐỒNG656 TS. Lê Quý Tuỳ ThS Lê Quang Tú và ctv. Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương 1 2 1 2 ............... 656 NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG MÍA NĂNG SUẤT CAO, KHÁNG BỆNH THAN BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO.............. 663 PGS.TS. Hồ Hữu Nhị , ThS. Nguyễn Thị Hằng , KS. Nguyễn Thị Nga , TS. Lê Thị Bích Thuỷ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Viện Công nghệ Sinh học 1 1 1 2 1 2 ................................................................................ 663

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_225_947_2130543.pdf
Tài liệu liên quan