Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây lạc tiên (passiflora foetida l) tại Thanh Hóa

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây lạc tiên (passiflora foetida l) tại Thanh Hóa: 76 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Lạc tiên có tên khoa học Passiflora foetida L� thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Lạc tiên còn được gọi là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở nơi đất ẩm, thường mọc trùm lên các cây bụi ven rừng, đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy� Cây leo bằng tua cuốn, thân mềm, tròn và rỗng, có lông thưa, lá mọc so le, hoa quả NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT nhân giống hữu tính cây Lạc tiên (Passiflora foetida L) tại Thanh Hóa nguyễn Văn Kiên, Lê hùng Tiến, Trần Trung nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Chí hoàn, Đặng QuốC Tuấn, hoàng Thị Sáu Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ TÓM TẮT Lạc tiên (Passiflora foetida L.) có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Lạc tiên. Kết quả như sau: Thời vụ gieo hạ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây lạc tiên (passiflora foetida l) tại Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Lạc tiên có tên khoa học Passiflora foetida L� thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Lạc tiên còn được gọi là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắn nêm Cây ưa ẩm, ưa sáng, thường mọc ở nơi đất ẩm, thường mọc trùm lên các cây bụi ven rừng, đồi, nhất là ở các trảng cây bụi tái sinh sau nương rẫy� Cây leo bằng tua cuốn, thân mềm, tròn và rỗng, có lông thưa, lá mọc so le, hoa quả NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT nhân giống hữu tính cây Lạc tiên (Passiflora foetida L) tại Thanh Hóa nguyễn Văn Kiên, Lê hùng Tiến, Trần Trung nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Chí hoàn, Đặng QuốC Tuấn, hoàng Thị Sáu Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ TÓM TẮT Lạc tiên (Passiflora foetida L.) có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Lạc tiên. Kết quả như sau: Thời vụ gieo hạt giống 15/5; Biện pháp xử lý hạt giống là ngâm hạt giống ở nhiệt độ 540C (nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì trong 2 giờ) trong 2 giờ và ủ đến nứt nanh; Giá thể đất, cát, trấu hun theo tỷ lệ 1:1:1 là giá thể gieo tốt nhất; Trạng thái hạt khô không qua bảo quản là trạng thái hạt tốt nhất; Cách gieo hạt vào bầu ươm là cách gieo hạt tốt nhất. Thời gian từ gieo đến mọc mầm trung bình 11 ngày, thời gian từ gieo đến khi xuất vườn trung bình 45 ngày, chiều cao cây trung bình khi xuất vườn ≥7 cm, đường kính gốc ≥0.2 cm, số lá trên cây trung bình ≥5 lá/cây, chiều dài rễ ≥4 cm. Từ khóa: Cây Lạc tiên, nhân giống, gieo hạt hàng năm nhiều, mùa hoa từ tháng 5–8, mùa quả từ tháng 7–10 [1, 3]� Phân bố nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Tuyên Quang Lạc tiên có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ� Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa[2]� Lạc tiên thường dùng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc hoặc cao lỏng� Nhận bài ngày 05/11/2017, Phản biện xong ngày 22/12/2017, Duyệt đăng ngày 23/12/2017 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 77 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Người dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ� Do hiệu quả nhân giống vô tính không cao vì hệ số nhân giống thấp chỉ đạt 40%-50%, cây giống được tạo ra từ các đoạn thân sát gốc, nên khi lấy cành giâm thì cây mẹ khả năng tái sinh kém� Nhân giống vô tính chỉ phù hợp tận dụng sau khi thu hoạch dược liệu� Bên cạnh đó tỷ lệ mọc mầm tự nhiên của hạt lạc tiên đạt 70%–80% [1]� Như vậy, nhân giống từ hạt có nhiều ưu điểm và hiệu quả, hệ số nhân giống cao, không làm mất đi cây mẹ, cây giống được nhân từ hạt đáp ứng được yêu cầu phát triển cây trên quy mô lớn� Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây lạc tiên (Passiflora foetida L�) tại Thanh Hóa. 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu • Hạt giống được thu từ vườn bảo tồn lưu giữ nguồn gen tại Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ� Quả giống chín được thu vào để trong mát 2–3 ngày cho chín kỹ, sau đó đãi sạch vỏ quả và vỏ nhầy bao quanh hạt, phơi hạt âm can đến khô (phơi trong mát 2–3 ngày)� • Bầu ươm bằng túi PE (12×6cm)� • Trấu hun: được hun theo phương pháp thủ công� • Đất: Đất là đất thịt nhẹ� • Cát: Thô, hạt cát rời rạc, sờ cảm thấy có sạn, không nhớt nhầy, kích thước từ 0,05–2mm� • Phân đa lượng NPK 10-5-5� 2.2. Nội dung nghiên cứu • Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� • Nghiên cứu một số biện pháp xử lý hạt giống đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� • Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể gieo đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên • Nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� • Nghiên cứu ảnh hưởng của cách gieo đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� Các công thức thí nghiệm trên được gieo trên cùng giá thể đất, xử lý hạt giống là ngâm ở nhiệt độ 540 C (là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ) trong 2 giờ và ủ đến khi hạt bắt đầu nứt nanh (10%)� Trạng thái hạt khô đã qua bảo quản. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu một số biện pháp xử lý hạt giống đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên� • BP1: Không ngâm ủ� • BP2: Ngâm nhiệt độ 540C trong 2 giờ và gieo ngay (ngâm 2 sôi 3 lạnh)� (540C TV1: Gieo ngày 15/ 3 (Vụ xuân hè) TV4: Gieo ngày 15/8 (Vụ thu đông) TV2: Gieo ngày 15/ 4 (Vụ hè) TV5: Gieo ngày 15/9 (Vụ đông) TV3: Gieo ngày 15/5 (Vụ hè) TV6: Gieo ngày 15/10 (Vụ đông) 78 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ)� • BP3: Ngâm ở nhiệt độ 540 C trong 2 giờ và ủ đến khi hạt bắt đầu nứt nanh (10 %)� (540C là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ)� Các công thức trên được thực hiện trên cùng thời vụ 15/9, gieo trên cùng giá thể đất và cùng trạng thái hạt khô không qua bảo quản� Quả giống chín được thu vào để trong mát 2 đến 3 ngày cho chín kỹ, sau đó đãi sạch vỏ quả và vỏ nhầy bao quanh hạt, phơi hạt âm can (phơi trong mát 2–3 ngày) đến khô� Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể gieo đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên • GT1: Giá thể đất� • GT2: Giá thể cát� • GT3: Giá thể đất + cát + trấu hun theo tỷ lệ 1:1:1� Các công thức trên được thực hiện trên cùng thời vụ 15/9, cách xử lý hạt là ngâm ở nhiệt độ 540C (540C là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ) trong 2 giờ và ủ đến khi hạt bắt đầu nứt nanh (10%)� Hạt khô không qua bảo quản� Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống Lạc tiên� • TT1: Gieo hạt tươi (hạt sau khi làm sạch không phơi hạt âm can đến khô)� • TT2: Gieo hạt khô (hạt sau khi làm sạch phơi hạt âm can đến khô)� • TT3: Gieo hạt khô đã qua bảo quản (hạt được làm sạch, phơi hạt âm can đến khô và được bảo quản trong kho lạnh từ năm trước)� Các công thức trên được thực hiện trên cùng thời vụ 15/9, cách xử lý hạt là ngâm ở nhiệt độ 540C trong 2 giờ và ủ đến khi hạt bắt đầu nứt nanh (10%)� 540C là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ; gieo trên cùng giá thể đất� Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của cách gieo khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây cây giống Lạc tiên� • CG1: Gieo vào bầu ươm� • CG2: Gieo trực tiếp trên luống tại vườn ươm� Các công thức trên được thực hiện trên cùng thời vụ 15/9, cách xử lý hạt là ngâm ở nhiệt độ 540C (540C là nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì nhiệt độ) trong 2 giờ và ủ đến khi hạt bắt đầu nứt nanh (10%)� Hạt khô không qua bảo quản� 2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm về nhân giống hữu tính được bố trí một nhân tố, theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh� Mỗi công thức nhắc lại 3 lần� Diện tích ô mỗi lần nhắc là 6 m2, tổng diện tích 5 thí nghiệm là 300 m2 kể cả dải phân cách� Mỗi công thức gieo 150 hạt� Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: • Thời gian từ khi gieo đến khi mọc mầm (ngày): Tính thời gian từ ngày gieo đến khi đạt 10% hạt mọc� • Thời gian từ khi gieo đến khi ra ngôi (ngày): Là số ngày từ khi gieo đến khi đem đi trồng� • Tỷ lệ mọc mầm (%) = (tổng số hạt mọc mầm/tổng số hạt gieo) x 100� • Tỷ lệ hình thành cây con (%) = (tổng số cây con/tổng số hạt đem gieo) x 100� • Chiều cao cây trước khi ra ngôi (cm): Chiều cao đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng� Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 79 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP • Đường kính gốc (mm): Đo bằng thước panme ở cách gốc 3mm� • Số lá (lá/cây): Đếm tổng số lá trên mười cây, tính số lá trung bình trên cây� 2.5. Xử lý số liệu Các dữ liệu thu thập được của các thí nghiệm được phân tích bằng Excel và phần mềm IRRISTAT 5�0� 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy: Thời gian gieo hạt đến khi bắt đầu hạt nảy mầm ở các công thức dao động từ 11 đến 12 ngày� Không có sự chênh lệch nhau lớn vì hạt được gieo ở cùng trạng thái, được xử lý hạt là như nhau� Thời gian gieo hạt đến khi cây xuất vườn giao động từ 45 đến 46 ngày� Tỷ lệ mọc mầm: ở các thời vụ tỷ lệ mọc mầm dao động 78% đến 82%, ở TV3 (gieo ngày 15/5) có tỷ lệ mọc mầm trung bình 82% so với TV1 (gieo ngày 15/3) và TV6 (gieo ngày 15/10) là 78% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Tỷ lệ cây xuất vườn: ở các thời vụ tỷ lệ cây xuất vườn dao động từ 95% đến 97,57%, so ở CT4 (gieo ngày 15/8) tỷ lệ cây xuất vườn trung bình đạt 95% với các công thức khác là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Thời vụ gieo hạt ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn� Khi xuất vườn chiều cao cây ở các công thức dao động từ 6,40 cm đến 7,30 cm� So chiều cao trung bình khi xuất vườn ở công thức TV2 và TV3 lần lượt đạt 7,00 cm và 7,30 cm với trung bình chiều cao khi xuất vườn các công thức TV1, TV5, TV6 lần lượt đạt 6,60 cm; 6,60 cm, 6,40 cm là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao khi xuất vườn công thức TV3 đạt 7,30 cm với công thức TV4 đạt 6,80 cm là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao khi xuất vườn công thức TV2 đạt 7,00 cm với công thức TV3, TV4 đạt 7,30 cm, 6,80 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao khi xuất vườn công thức TV1 đạt 6,60 cm với công thức TV4, TV5, TV6 đạt lần lượt 6,80 cm; 6,60 cm; 6,40 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Bảng 1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm, thời gian xuất vườn, tỷ lệ cây xuất vườn và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn Công thức Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm (ngày) Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây xuất vườn (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây (lá/cây) Chiều dài rễ (cm) TV1 12 46 78 97,43 6,60 ± 0,04 0,22 ± 0,003 5,30 ± 0,3 4,20 ± 0,04 TV2 11 45 80 97,5 7,00 ± 0,05 0,23 ± 0,004 5,20 ± 0,2 4,30 ± 0,04 TV3 11 45 82 97,57 7,30 ± 0,05 0,25±0,003 5,60 ± 0,2 4,60 ± 0,04 TV4 11 45 80 95,0 6,80 ± 0,3 0,22±0,003 5,30 ± 0,3 4,30 ± 0,03 TV5 11 45 80 97,5 6,60 ± 0,04 0,22±0,003 5,20 ± 0,3 4,20 ± 0,04 TV6 12 46 78 97,43 6,40 ± 0�04 0,20±0,004 5,00 ± 0,2 4,10 ± 0,03 LSD0,05 3,10 1,10 0,33 0,37 0,33 0,52 CV(%) 5,10 5,70 4,70 9,20 5,40 6,70 80 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Đường kính gốc trước khi xuất vườn dao động từ 0,22 cm đến 0,25 cm� So trung bình đường kính gốc trước khi xuất vườn công thức TV3 đạt 0,25cm với các công thức TV1, TV2, TV4, TV5, TV6 lần lượt đạt 0,22cm; 0,23cm; 0,22cm; 0,22cm; 0,20cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Số lá trên cây trước khi xuất vườn của các công thức dao động từ 5,00 đến 5,60 lá/cây� Trong đó so trung bình số lá/ cây công thức TV3 đạt 5,60 lá/cây với các công thức TV2, TV5, TV6 lần lượt đạt 5,20 lá/cây; 5,20 lá/ cây; 5,00 lá/ cây là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình số lá/cây công thức TV3 đạt 5,60 lá/cây với các công thức TV1, TV4 đạt 5,30 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình số lá/cây công thức TV6 đạt 5,00 lá/cây với các công thức TV1, TV2, TV4, TV5 lần lượt đạt 5,30 lá/cây; 5,20 lá/ cây; 5,30 lá/cây; 5,20 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Chiều dài rễ trước khi xuất vườn ở các công thức dao động từ 4,10cm đến 4,60cm� So trung bình chiều dài rễ trước khi xuất vườn công thức TV3 đạt 4,60 cm với các công thức TV1, TV2, TV4, TV5, TV6 lần lượt đạt 4,20cm; 4,30cm; 4,30cm; 4,20cm; 4,10cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp xử lý hạt giống đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy: Thời gian từ gieo đến mọc mầm ở các công thức dao động từ 10 đến 13 ngày, trong đó BP3 (ngâm hạt trong nước 540C trong 2 giờ và ủ đến nứt nanh) có thời gian mọc mầm ngắn so với công thức không ngâm ủ (BP1) và công thức chỉ ngâm trong nước 540C và gieo ngay� Thời gian từ khi gieo đến khi cây xuất vườn ở các công thức dao động từ 44 đến 47 ngày, do thời gian mọc mầm khác nhau ở các công thức nên thời gian từ gieo đến xuất vườn ở các công thức cũng khác nhau, thời gian từ gieo đến khi cây xuất vườn ở BP3 (ngâm hạt trong nước 540C trong 2 giờ và ủ đến nứt nanh) là ngắn nhất 44 ngày� Tỷ lệ mọc mầm: tỷ lệ mọc mầm ở các công thức dao động từ 86% đến 96%� Trong đó so giữa BP3 với BP1 và BP2 tỷ lệ mọc mầm đạt lần lượt là 96%; 92%; 86% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� So giữa BP1 và BP2 có tỷ lệ mọc mầm đạt lần lượt là 86% và 92% là không đáng tin cậy chưa vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Bảng 2. Ảnh hưởng một số biện pháp xử lý hạt giống đến thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm, thời gian xuất vườn và tỷ lệ cây xuất vườn và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn Công thức Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm (ngày) Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây xuất vườn (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây (lá/cây) Chiều dài rễ (cm) BP1 13 47 86 93,02 6,80±0,04 0,22±0,003 5,20±0,3 4,20±0,03 BP2 11 45 92 93,47 7,00±0,04 0,24±0,003 5,30±0,3 4,20±0,03 BP3 10 44 96 97,91 7,10±0,03 0,24±0,004 5,50±0,2 4,30±0,05 LSD0.05 0,57 1,15 0,47 0,38 0,71 0,76 CV(%) 7,30 5,50 3,00 7,20 5,90 8,00 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 81 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tỷ lệ cây xuất vườn: tỷ lệ cây xuất vườn dao động từ 93,02% đến 97,91%� Trong đó so giữa BP1 và BP2 tỷ lệ cây xuất vườn lần lượt đạt 93,02% và 93,47% là không đáng tin cậy chưa vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%, so giữa BP3 với BP1 và BP2 có tỷ lệ cây xuất vườn lần lượt đạt 97,91%; 93,02%; 97,47% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Biện pháp xử lý hạt ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn� Khi xuất vườn chiều cao cây ở các công thức dao động từ 6,80cm đến 7,10cm� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức BP1 đạt 6,80cm với các công thức BP2, BP3 lần lượt đạt 7,00cm; 7,10cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức BP2 đạt 7,00cm với các công thức BP3 đạt 7,10cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Đường kính gốc trước khi xuất vườn dao động từ 0,22 cm đến 0,24 cm� So trung bình đường kính gốc trước khi xuất vườn công thức BP1 đạt 0,22cm với công thức BP2, BP3 đạt 0,24cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Số lá trên cây trước khi xuất vườn của các công thức trung bình dao động 5,20 lá/cây đến 5,50 lá/ cây� So trung bình số lá/cây công thức BP1 đạt 5,20 lá/cây với các công thức BP2, BP3 lần lượt đạt 5,30 lá/cây; 5,50 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình số lá/ cây công thức BP2 đạt 5,30 lá/cây với công thức BP3 đạt 5,50 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Chiều dài rễ trước khi xuất vườn ở các công thức dao động từ 4,20cm đến 4,30cm� So trung bình chiều dài rễ trước khi xuất vườn công thức BP1 đạt 4,20cm với các công thức BP2, BP3 lần lượt đạt 4,20cm; 4,30cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều dài rễ trước khi xuất vườn công thức BP2 đạt 4,20cm với công thức BP3 đạt 4,30 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gieo đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở bảng 3 cho thấy: Thời gian gieo hạt đến khi bắt đầu hạt nảy mầm ở các công thức dao động từ 10 đến 11 ngày� Không có sự chênh lệch nhau lớn vì hạt được gieo ở cùng trạng thái, được xử lý hạt là như nhau� Thời gian gieo hạt đến khi cây xuất vườn giao động từ 45 đến 46 ngày� Tỷ lệ mọc mầm: ở các giá thể gieo tỷ lệ mọc mầm dao động 94% đến 96%, tuy nhiên Bảng 3. Ảnh hưởng của giá gieo đến thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm, thời gian xuất vườn, tỷ lệ cây xuất vườn và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn Công thức Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm (ngày) Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây xuất vườn (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây (lá/cây) Chiều dài rễ (cm) GT1 11 46 94 95,74 7,00±0,039 0,23±0,003 5,20±0,3 4,50±0,04 GT2 10 45 96 91,66 6,50±0,038 0,19±0,004 4,90±0,2 4,00±0,04 GT3 11 46 94 97,87 7,20±0,037 0,24±0,003 5,40±0,3 4,70±0,04 LSD0,05 1,88 1,17 0,59 0,54 0,59 0,30 CV(%) 6,90 6,50 3,80 11,00 5,10 3,10 82 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP so trung bình tỷ lệ mọc mầm giữa GT2 (giá thể gieo là cát) có tỷ lệ mọc mầm đạt 96% với GT1 (giá thể gieo là đất) và GT3 (giá thể gieo là đất, cát, trấu hun theo tỷ lệ 1:1:1) là 94% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� So giữa trung bình tỷ lệ mọc mầm GT1 với GT3 đều đạt 94% là không đáng tin cậy chưa vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Tỷ lệ cây xuất vườn: ở các giá thể gieo tỷ lệ cây xuất vườn giao động từ 91,66% đến 97,87%� Trong đó so giữa trung bình tỷ lệ cây xuất vườn GT1 với GT2, GT3 lần lượt có tỷ lệ đạt 95,74%; 91,66%; 97,87% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%, so trung bình tỷ lệ cây xuất vườn GT2 với GT3 lần lượt có tỷ lệ đạt 91,66%; 97,87% là đáng tin cậy vượt qua giới hạn sai khác có ý nghĩa 95%� Giá thể gieo hạt có ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn� Khi xuất vườn chiều cao cây ở các công thức dao động từ 6,50cm đến 7,20cm� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức GT1 đạt 7,00cm với công thức GT2, GT3 lần lượt đạt 6,50cm; 7,20cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức GT2 đạt 6,50cm với công thức GT3 đạt 7,20cm là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Đường kính gốc trước khi xuất vườn dao động từ 0,19 cm đến 0,24 cm� So trung bình đường kính gốc trước khi xuất vườn công thức GT1 đạt 0,23cm với công thức GT2, GT3 đạt lần lượt 0,19cm; 0,24cm là không đáng tin cậy ở mức 95%� So công thức GT2 với GT3 là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Số lá trên cây trước khi xuất vườn dao động ở các công thức 4,90 lá/ cây đến 5,40 lá/cây� So số lá trên cây trung bình công thức GT1 đạt 5,20 lá/cây với công thức GT2, GT3 lần lượt đạt 4,90 lá/cây; 5,40 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So số lá trên cây trung bình công thức GT2 đạt 4,90 lá/cây với công thức GT3 đạt 5,40 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Chiều dài rễ trước khi xuất vườn ở các công thức dao động từ 4,00cm đến 4,70cm� So trung bình chiều dài rễ công thức GT2 đạt 4,00 cm với công thức GT1, GT3 lần lượt đạt 4,50 cm; 4,70 cm là đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều dài rễ công thức GT1 đạt 4,50 cm với công thức GT3 đạt 4,70 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái hạt đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở bảng 4 cho thấy: Thời gian từ gieo đến mọc mầm dao động từ 11 đến 13 ngày, trong đó TT2 (hạt phơi khô không qua bảo quản) thời gian mọc mầm là 11 ngày ngắn nhất, ở TT3 (hạt tươi) thì thời gian mọc mầm dài hơn là 13 ngày� Thời gian từ gieo đến xuất vườn không có sự chênh lệch nhau lớn chỉ từ 46 đến 47 ngày� Tỷ lệ mọc mầm: Ở các công thức tỷ lệ mọc mầm dao động từ 90% đến 96%� So giữa TT1 (hạt tươi) với TT2 (hạt khô không qua bảo quản) và TT3 (hạt khô đã qua bảo quản) có tỷ lệ mọc mầm lần lượt đạt 94%; 96%; 90% là đáng tin cậy vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%, so trung bình tỷ lệ mọc mầm TT2 với TT3 là đáng tin cậy vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%� Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 83 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tỷ lệ cây xuất vườn: ở các công thức tỷ lệ cây xuất vườn dao động từ 93,33% đến 95,83%� So trung bình tỷ lệ cây xuất vườn TT3 với TT1, TT2 có tỷ lệ cây xuất vườn trung bình lần lượt là 93,33%; 95,74%; 95,83% là đáng tin cậy vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%� So trung bình tỷ lệ cây xuất vườn TT1 với TT2 là không đáng tin cậy chưa vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%� Trạng thái hạt ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn� Khi xuất vườn chiều cao cây ở các công thức dao động từ 6,90 cm đến 7,10 cm� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức TT1 đạt 7,00cm với các công thức TT2, TT3 lần lượt đạt 7,10cm; 6,90cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều cao trước khi xuất vườn công thức TT2 đạt 7,10cm với công thức TT3 đạt 6,90cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Đường kính gốc trước khi xuất vườn dao động từ 0,21 cm đến 0,22 cm� So trung bình đường kính gốc trước khi xuất vườn công thức TT1 đạt 0,22cm với công thức TT2, TT3 đạt lần lượt 0,22cm; 0,21cm là không đáng tin cậy ở mức 95%� So công thức TT2 với TT3 là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Số lá trên cây trước khi xuất vườn của các công thức trung bình dao động 5,10 lá/cây đến 5,30 lá/cây� So số lá trên cây trung bình công thức TT1 đạt 5,20 lá/cây với công thức TT2, TT3 lần lượt đạt 5,30 lá/ cây; 5,10 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So số lá trên cây trung bình công thức TT2 đạt 5,30 lá/cây với công thức TT3 đạt 5,10 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Chiều dài rễ trước khi xuất vườn ở các công thức dao động từ 4,20cm đến 4,30 cm� So trung bình chiều dài rễ công thức TT1 đạt 4,20 cm với công thức TT2, TT3 lần lượt đạt 4,30 cm; 4,20 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� So trung bình chiều dài rễ công thức TT2 đạt 4,30 cm với công thức TT3 đạt 4,20 cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� 3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của cách gieo đến khả năng mọc mầm và sinh trưởng của cây giống lạc tiên Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở bảng 5 cho thấy: Thời gian từ gieo đến mọc mầm ở các công thức không chênh lệch nhau lớn chỉ 10 đến 11 ngày� Thời gian từ gieo đến xuất vườn ở các công thức không chênh lệch nhau lớn chỉ 45 đến 46 ngày� Tỷ lệ mọc mầm: So trung bình tỷ lệ mọc mầm CG1 với CG2 lần lượt tỷ lệ mọc mầm là Bảng 4. Ảnh hưởng của trạng thái hạt đến thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm, thời gian xuất vườn, tỷ lệ cây xuất vườn và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn Công thức Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm (ngày) Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây xuất vườn (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây (lá/cây) Chiều dài rễ (cm) TT1 13 47 94 95,74 7,00±0,05 0,22±0,004 5,20±0,3 4,20±0,04 TT2 11 46 96 95,83 7,10±0,05 0,22±0,005 5,30±0,3 4,30±0,04 TT3 12 46 90 93,33 6,90±0,05 0,21±0,005 5,10±0,2 4,20±0,04 LSD0,05 1,66 0,87 0,52 0,52 0,71 0,61 CV(%) 8,80 5,40 3,30 10,70 6,10 6,40 84 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 96%; 92% là đáng tin cậy vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%� Tỷ lệ cây xuất vườn; So trung bình tỷ lệ cây xuất vườn CG1 với CG2 có tỷ lệ cây xuất vườn lần lượt là 97,91%; 95,65% là đáng tin cậy vượt mức sai khác có ý nghĩa 95%� Cách gieo hạt không ảnh hưởng nhiều tới một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn� Khi xuất vườn chiều cao cây ở các công thức dao động từ 7,00 cm đến 7,30 cm� So chiều cao cây trung bình công thức CG1 đạt 7,00 cm với công thức CG2 đạt 7,30cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Đường kính gốc trước khi xuất vườn dao động từ 0,23 cm đến 0,24 cm� So trung bình đường kính gốc công thức CG1 đạt 0,23cm với công thức CG2 đạt 0,24cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Số lá trên cây trước khi xuất vườn dao động 5,30 lá/cây đến 5,50 lá/cây� So trung bình số lá trên cây công thức CG1 đạt 5,30 lá/cây với công thức CG2 đạt 5,50 lá/cây là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� Chiều dài rễ trước khi xuất vườn ở các công thức dao động từ 4,30cm đến 4,50cm� So trung bình chiều dài rễ công thức CG1 đạt 4,50cm với công thức CG2 đạt 4,30cm là không đáng tin cậy ở mức ý nghĩa 95%� 4. Kết luận • Thời vụ gieo hạt nảy mầm cao nhất là gieo vào 15/5 (TV3) có tỷ lệ nảy mầm cao nhất 82%, tỷ lệ cây xuất vườn đạt 97,57%� • Các biện pháp xử lý hạt giống: Biện pháp xử lý hạt giống ngâm trong nước 540C (nhiệt độ nước ban đầu và không duy trì) trong 2 giờ và ủ đến nứt nanh (BP3) là tốt nhất khi có thời gian từ gieo đến mọc mầm là 10 ngày, thời gian từ gieo đến cây xuất vườn là 44 ngày, tỷ lệ nảy mầm đạt 96%, tỷ lệ cây xuất vườn đạt 97,91%� • Giá thể gieo hạt: Hạt giống được gieo ở giá thể đất, cát, trấu hun theo tỷ lệ 1:1:1 (GT3) là tốt nhất khi tỷ lệ cây xuất vườn đạt 97,87%, các chỉ tiêu sinh trưởng là tốt nhất như chiều cao cây đạt 7,2 ± 0,003 cm, đường kính gốc đạt 0,24 ± 0,003 cm, số lá trên cây đạt 5,40 ± 0,3 lá/ cây, chiều dài rễ đạt 4,70 ± 0,04 cm� • Trạng thái hạt: Trạng thái hạt khô không qua bảo quản (TT2) là trạng thái hạt tốt nhất khi có tỷ lệ nảy mầm đạt 96%, tỷ lệ cây xuất vườn 95,83%� • Cách gieo hạt vào bầu ươm (CG1) là cách gieo tốt nhất: có tỷ lệ mọc mầm đạt 96%, tỷ lệ cây xuất vườn là 97,91%� Bảng 5. Ảnh hưởng của cách gieo hạt đến thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm, thời gian xuất vườn, tỷ lệ cây xuất vườn và một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây giống lạc tiên trước khi xuất vườn Công thức Thời gian từ gieo đến khi mọc mầm (ngày) Thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây xuất vườn (ngày) Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây xuất vườn (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá/cây (lá/cây) Chiều dài rễ (cm) CG1 10 45 96 97,91 7,00±0,03 0,23±0,004 5,30±0,3 4,50±0,04 CG2 11 46 92 95,65 7,30±0,05 0,240±0,004 5,50±0,2 4,30±0,04 LSD0,05 1,06 1,38 0,88 0,64 1,06 1,06 CV(%) 6,30 6,70 3,80 8,00 5,70 7,00 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 4 (9) – 2017 85 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Tất Lợi (1997), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội� SUMMARY Research of some technical measures for pesticides Passiflora foetida L. in thanh hoa nguyen Van Kien, Le hung Tien, Tran Trung nghia, Pham Thi Ly, Le Chi hoan, Dang QuoC Tuan, hoang Thi Sau Northern Research Center for Medicinal Materials Passiflora foetida L. – an herbaceous climber – has been widely used in traditional treatment of inflammation, diuretic, sedative, insomnia, skin-inflammation, itchy rash... Because of these values, an attempt has been made to research some technical measures in breeding programs of Passiflora foetida L. in Thanh Hoa. The results are: Sowing time May 15th; The treatment of seeds is to soak seeds at 54⁰C (initial water temperature) for 2 hours and incubate until cracked; Soil, sand and rice husk as 1:1:1 is the best ratio; Non-preserved grains; Sowing seeds into the nursery is the best way. The average time from sowing seed to pullulating is 11 days, and from sowing seed to seedling is 45 days, the average seedling length is ≥7 cm, the stem diameter is ≥0.2 cm, the most suitable number of leaves/tree ≥5, root length ≥4 cm. Key words: Passiflora foetida L., propagation, sowing seeds [2] Viện Dược liệu (2002), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội� [3] Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc việt Nam, NXB Y học, Hà Nội�

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf117_6086_2218882.pdf
Tài liệu liên quan