Nghiên cứu khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện in vitro

Tài liệu Nghiên cứu khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện in vitro: 78 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thán thư và bệnh đốm nâu trên thanh long ngày càng trở nên phức tạp, gây thiệt hại đáng kể không những cho năng suất của cây thanh long mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất trái gây khó khăn cho việc xuất khẩu thanh long ra nước ngoài (Nguyễn Thành Hiếu, 2013). Người trồng thanh long đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau mà chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhưng tỷ lệ thành công còn thấp, ngược lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do ô nhiễm thuốc BVTV rất cao sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Một trong những hướng nghiên cứu theo xu hướng an toàn là sử dụng các tác nhân sinh học để hạn chế các quần thể vi sinh vật gây bệnh. Trong đó xạ khuẩn Actinomycetes là nhóm có khả năng sinh ra nhiều chất kháng sinh ức chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh (Qin et al., 1994). Kích thích tính kháng bệnh cũng như gi...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thán thư và bệnh đốm nâu trên thanh long ngày càng trở nên phức tạp, gây thiệt hại đáng kể không những cho năng suất của cây thanh long mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất trái gây khó khăn cho việc xuất khẩu thanh long ra nước ngoài (Nguyễn Thành Hiếu, 2013). Người trồng thanh long đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau mà chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhưng tỷ lệ thành công còn thấp, ngược lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do ô nhiễm thuốc BVTV rất cao sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Một trong những hướng nghiên cứu theo xu hướng an toàn là sử dụng các tác nhân sinh học để hạn chế các quần thể vi sinh vật gây bệnh. Trong đó xạ khuẩn Actinomycetes là nhóm có khả năng sinh ra nhiều chất kháng sinh ức chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh (Qin et al., 1994). Kích thích tính kháng bệnh cũng như giúp cây trồng có khả năng chống chịu đối với điều kiện bất lợi của môi trường sống (Hasegawa et al., 2006). Đặc biệt, xạ khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường có nồng độ muối khác nhau (Tresner, 1968). Một số nghiên cứu ghi nhận được xạ khuẩn có khả năng ức chế nấm bệnh như: Colletotrichum gloesporioides (Gomes, 2001; Suwan, 2012), bệnh thán thư trên dưa leo (Shimizu, 2009), Collectotrichum spp. (Taechowisan, 2009; Rahman et al., 2003), Colletotrichum capsici (Rajamanickam et al., 2012), Neoscytalidium dimidiatum (Hà Thị Thúy và ctv., 2016). Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhu cầu sử dụng trái cây an toàn của người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ riêng thanh long mà còn nhiều mặt hàng NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC DÒNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ VÀ ĐỐM NÂU TRÊN THANH LONG TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Lê Thị Tưởng1, Đặng Thị Kim Uyên1, Nguyễn Thành Hiếu1, Nguyễn Văn Hòa1 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm tìm ra các dòng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long do các dòng nấm Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides và Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Kết quả dòng xạ khuẩn TG12 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm C. truncatum, TG17 ức chế sự phát triển sợi nấm C. gloeosporioides, TG3 ức chế sự phát triển sợi nấm N. dimidiatum. Cả hai dòng xạ khuẩn TG12 và TG17 ức chế sự phát triển sợi nấm của C.truncatum, C. gloeosporioides và N. dimidiatum với hiệu suất đối kháng lần lượt là 60,37%, 71,33% và 52,03% ở thời điểm 9 ngày sau thí nghiệm. Dòng xạ khuẩn TG12 phát triển tối đa ở nồng độ muối 7% và TG17 ở nồng độ thấp 1%. Từ khóa: Xạ khuẩn, Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides, Neoscytalidium dimidiatum, bán kính vành khăn vô khuẩn, thanh long 1 Viện Cây ăn quả miền Nam Evaluation of bacterial antagonists for controlling Phytophthora palmivora and Fusarium solani causing root rot disease on citrus in greenhouse condition Nguyen Ngoc Anh Thu , Nguyen Thanh Hieu, Nguyen Van Hoa, Tran Thi Thu Thuy Abstract In recent years, rot root and yellow leave diseases have caused severe damage in the citrus orchards in the Mekong Delta. These diseases were caused by Phytophthora spp. and Fusarium solani. The effectiveness of the antagonistic bacterial strains in greenhouse conditions showed that treatment 2 (only insolate with BS in 108 and 6 (isolate fusarium before isolate BS) had the best control of Phytophthora palmivora and Fusarium solani. Keywords: Citrus, Fusarium solani, Phytophthora palmivora, Bacillus subtilis Ngày nhận bài: 10/12/2017 Ngày phản biện: 16/12/2017 Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Nhung Ngày duyệt đăng: 19/1/2018 79 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 nông sản khác nữa. Do đó, xạ khuẩn có tiềm năng rất lớn và cần được nghiên cứu. Chính vì thế, đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực hiện nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp bệnh thán thư và đốm nâu đạt hiệu quả cao, bền vững đồng thời đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nguồn nấm, xạ khuẩn (Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Cây ăn quả miền Nam phân lập lưu trữ). Môi trường: MS (Manitol Soya Flour medium): bột đậu nành 20 g; D-Manitol 20 g; Agar 20 g; 1000 ml nước cất; pH = 7.0; PDA (Potato Dextro Agar): 200 g khoai tây 20 g đường Dextro, 20 g Agar. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum và C.gloeosporioides, N.dimidiatum gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên,16 nghiệm thức tương ứng với 15 dòng xạ khuẩn và đối chứng, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 đĩa petri. Chỉ tiêu ghi nhận: Bán kính vành khăn vô khuẩn (BKVKVK) ở các thời điểm 5, 7 và 9 ngày sau khi cấy theo thang đánh giá của Prapagdee và cộng tác viên (2008): Kháng mạnh BKVKVK ≥ 20 mm, kháng cao ≥ 10 _ 19 mm, kháng trung bình ≥ 5 _ 9 mm, không kháng < 5 mm. Hiệu suất đối kháng (HSĐK) được tính theo công thức Punngram và cộng tác viên (2011): HSĐK (%) = ˟ 100 BKKLđc _ BKKLxk BKKLđc (Trong đó: BKKLđc: Bán kính khuẩn lạc đối chứng, BKKLxk: Bán kính khuẩn lạc xạ khuẩn). 2.2.2. Phương pháp khảo sát khả năng chịu muối của dòng xạ khuẩn đối kháng triển vọng Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức tương ứng với 8 nồng độ muối NaCl: 0; 1; 3; 5; 7; 9; 11 và 12% theo phương pháp của Tresner (1968). Chỉ tiêu ghi nhận: Quan sát và đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng xạ khuẩn 7 - 10 ngày bằng cách so sánh với đối chứng (Tresner, 1968): Sinh trưởng tốt: +++; Sinh trưởng bình thường: ++; Sinh trưởng yếu: +; Không sinh trưởng: _ 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý bằng chương trình quản lý dữ liệu Microsoft Excel và xử lý thống kê SAS. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2016 tại phòng Lab. Bệnh cây - Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện CAQMN) . III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum gây bệnh thán thư trên thanh long Kết quả bảng 1 cho thấy: Ở thời điểm 5 NSC dòng xạ khuẩn TG8 có BKVKVK lớn nhất (11,25 mm), kế đến dòng TG17 (10,00 mm) nhưng đến thời điểm 7 NSC, 2 dòng xạ khuẩn có bán kính vành vô khuẩn không thay đổi nhiều là TG12 (9,00 mm) và TG17 (8,75 mm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại. Kết quả này kéo dài đến 9 NSC 2 dòng xạ khuẩn vẫn duy trì khả năng đối kháng với BKVKVK lần lượt là (8,16 mm) và (7, 83 mm) khác biệt rất có ý nghĩa so với các dòng còn lại. Bảng 1. Bán kính vành khăn vô khuẩn của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum Ghi chú: NSC: ngày sau cấy, **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan. STT Nghiệm thức Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) 5 NSC 7 NSC 9 NSC 1 TG17 10,00 ab 8,75 a 7,83 a 2 TG13 0,00 f 0,00 f 0,00 f 3 TG4 4,91 d 1,66 e 1,66 e 4 TG11 9,33 abc 5,58 c 4,83 bc 5 BT1 7,83 c 7,00 b 5,91 b 6 BT2 2,00 ef 0,50 ef 0,00 f 7 TG2 0,00 f 0,00 f 0,00 f 8 TG8 11,25 a 7,16 b 5,16 b 9 TG3 4,41 d 0,16 f 0,00 f 10 BT4 2,33 e 0,00 f 0,00 f 11 TG12 9,00 bc 9,00 a 8,16 a 12 TG14 2,25 e 000 f 0,00 f 13 TG20 0,00 f 4,83 c 3,58 cd 14 TG18 158 ef 0,83 f 0,83 ef 15 BT3 4,41 d 3,08 d 3,08d Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 18,49 18,62 20,68 80 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 Theo thang đánh giá Prapagdee và cộng tác viên (2008), các dòng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao (BKVKVK từ 10 mm đến 19 mm) là TG17 (10 mm), TG8 (11,25 mm) ở thời điểm 5 NSC. Đến 9 NSC vẫn còn giữ được BKVKVK là (8,16 mm) và (7,83 mm). Đặc biệt các dòng TG3, TG14, TG20 và BT4 có BKVKVK rất thấp nhưng có khả năng làm thay đổi màu sắc và kích thước tản nấm (Hình 1). Bảng 2. Hiệu suất đối kháng (%) của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum Ghi chú: Số liệu đã được chuyển đổi qua Arcsin (x)½ trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan. Kết quả bảng 2 cho thấy hầu hết các dòng xạ khuẩn đều có hiệu suất đối kháng với nấm C. truncatum ở các mức độ khác nhau. Trong đó, chỉ có dòng xạ khuẩn TG12 có hiệu suất đối kháng cao dao động từ 26,67 - 60,37%. 3.2. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm Ngoài tác nhân gây hại mới là nấm C. truncatum thì bệnh thán thư trên thanh long còn có tác nhân gây hại cũ là C. gloeosporioides. Vì vậy thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm được tiến hành. Từ bảng 3 cho thấy dòng xạ khuẩn TG17 giữ hiệu suất đối kháng cao nhất từ 57,09% đến 71,33% khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các dòng xạ khuẩn còn lại. Bảng 3. Hiệu suất đối kháng (%) của 15 dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides Ghi chú: Số liệu đã được chuyển đổi qua Arcsin (x)½ trước khi xử lý thống kê **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan. Như vậy, qua thí nghiệm khả năng đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides theo Prapagdee và cộng tác viên (2008) đến thời điểm 9 NSC thì dòng xạ khuẩn TG17 có khả năng đối kháng cao nhất. Thể hiện qua hiệu suất đối kháng là 71,33% (Hình 2). Hình 1. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum ở 9 NSC Hình 2. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C.gloeosporioides ở 9 NSC STT Nghiệm thức Hiệu suất đối kháng (%) 5 NSC 7 NSC 9 NSC 1 TG17 7,52 cde 31,08 cd 46,29 cd 2 TG13 6,10 def 17,38 e 35,00 e 3 TG4 1,03 g 17,19 e 35,55 e 4 TG11 9,57 cd 27,49 d 43,89 d 5 BT1 11,98 bcd 34,18 bcd 46,29 cd 6 BT2 0,34 g 18,64 e 35,74 e 7 TG2 2,03 fg 19,34 e 36,67 e 8 TG8 31,13 a 39,47 b 50,74 bc 9 TG3 15,32 bc 34,63 bcd 44,62 d 10 BT4 7,52 cde 28,91 cd 43,88 d 11 TG12 26,67 a 48,78 a 60,37 a 12 TG14 19,83 ab 35,92 bc 50,18 bc 13 TG20 15,03 bc 33.70 bcd 46,66 cd 14 TG18 2,71 efg 20,48 e 38,51 e 15 BT3 13,71 bcd 39,73 b 53,33 b Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 18,51 5,66 2,59 STT Nghiệm thức Hiệu suất đối kháng (%) 5 NSC 7 NSC 9 NSC 1 TG17 57,09 a 64,72 a 71,33 a 2 TG13 14,92 c 33,71 cd 46,67 bcde 3 TG4 19,61 c 32,34 cd 44,07 cdef 4 TG11 40,04 b 51,15 b 58,14 b 5 BT1 15,29 c 38,86 c 50,92 bcd 6 BT2 4,00 e 17,27 fg 45,37 bcdef 7 TG2 12,91 cd 25,82 de 40,37 def 8 TG8 15,70 c 28,07 de 39,81 defg 9 TG3 15,35 c 24,86 def 35,55 efg 10 BT4 5,27 de 13,79 g 27,77 g 11 TG12 34,56 b 50,45 b 56,11 bc 12 TG14 14,30 c 33,63 cd 45,55 bcdef 13 TG20 16,62 c 26,81 de 37,96 defg 14 TG18 9,80 cde 28,99 cde 42,96 cdef 15 BT3 9,22 cde 19,76 efg 32,22 fg Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 13,97 7,25 7,29 TG12 TG13 TG17 TG20 TG14TG3BT4ĐC TG17 TG4 TG12 TG13 TG18 TG14 BT1ĐC 81 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 3.3. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên thanh long Bệnh đốm nâu trên thanh long là đối tượng dịch hại nghiêm trọng có khả năng lây lan rất nhanh và kháng thuốc rất cao (Nguyễn Thành Hiếu, 2013). Do đó thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum trong điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện. Bảng 4. Bán kính vành khăn vô khuẩn của các dòng xạ khuẩn với nấm N. dimidiatum Ghi chú: NSC: Ngày sau cấy, **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các giá trị trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm Duncan. Ở 1 NSC các dòng xạ khuẩn có BKVKVK lớn nhất là TG4 (12,75 mm), TG17 (12,58 mm), TG3 (10,83 mm) và TG12 (10,33 mm). Nhưng đến 2 NSC, dòng xạ khuẩn TG3 có BKVKVK (7,66 mm) khác biệt rất có ý nghĩa so với các dòng còn lại (Bảng 4). Như vậy, qua thí nghiệm đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với nấm N. dimidiatum. Các dòng xạ khuẩn TG4 (12,75mm), TG17 (12,58mm), TG3 (10,83mm) và TG12 (10,33mm) có khả năng đối kháng cao ở 1 NSC nhưng đến 2 NSC chỉ có TG3 (7,66mm) và TG17 (4,83mm). Tóm lại, từ 3 thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với 3 dòng nấm, có 2 dòng xạ khuẩn là TG12 và TG17 đều thể hiện khả năng đối kháng cao với cả 3 dòng nấm C.truncatum, C. gloeosporioides và N. dimidiatum. Kết quả nghiên cứu của Prapagdee và ctv (2008) ghi nhận các chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng đối kháng cao với BKVKVK là 10 mm đến 19 mm đối với nấm C. gloeosporioides và Sclerotium rolfsisi theo thang đánh giá này, chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao nấm C. truncatum, C. gloeosporioides ở các chủng TG17 và TG 12. Theo kết quả nghiên cứu của Anasiriwattana và cộng tác viên (2006) ghi nhận chủng xạ khuẩn PC4-3 tiết ra chất geldnamycin với khả năng kháng khuẩn tốt, ngoài ra Prapagdee và cộng tác viên (2008) cho thấy xạ khuẩn có khả năng tiết Enzyme ngoại bào như chitin, B-1,3 glucan là một trong những thành phần quan trọng vách tế bào nấm. 3.4. Khảo sát khả năng chịu muối của các dòng xạ khuẩn triển vọng Xạ khuẩn là loài vi sinh vật sống ở vùng rễ, ngoài các khả năng đặc biệt (Quin et al., 1994; Hasegawa et al., 2006). Xạ khuẩn còn có khả năng phát triển được trong môi trường có muối ở các nồng độ khác nhau (Tresner, 1968; Kushner, 1993). Trước tình hình xâm nhập mặn như hiện nay, thí nghiệm khảo sát khả năng chịu muối của các dòng xạ khuẩn có triển vọng nhằm bước đầu tạo điều kiện cho cây trồng có khả năng chống chịu mặn thông qua giải pháp vi sinh vật. Theo Tresner (1968), các sinh vật chịu nồng độ muối NaCl thấp có thể sinh trưởng trong môi trường có nồng độ muối từ 2 - 3%. Các sinh vật thuộc nhóm chịu muối trung bình có thể sinh trưởng tại nồng độ muối NaCl từ 5 - 20%. Nhóm sinh vật chịu nồng độ muối cao có thể sinh trưởng tại nồng độ muối bão hòa và không sinh trưởng khi nồng độ muối NaCl thấp hơn 12%. Vì thế thí nghiệm khảo sát khả năng chịu muối của 2 dòng xạ khuẩn TG12 và TG17 được tiến hành. Bảng 5. Khả năng chịu muối của dòng xạ khuẩn TG17 ở 7 NSC Bảng 5, 6: Ghi chú: Sinh trưởng tốt : +++; sinh trưởng bình thường: ++; sinh trưởng yếu: +; không sinh trưởng: - STT Nghiệm thức Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) 1 NSC 1,5 NSC 2 NSC 1 TG17 1,58 a 8,25 a 4,83 b 2 TG13 0,00 f 0,00 c 0,00 c 3 TG4 12,75 a 5,58 b 1,00 c 4 TG11 9,75 abc 0,41 c 0,00 c 5 BT1 7,33 cd 0,00 c 0,00 c 6 BT2 8,08 bcd 6,33 b 4,66 b 7 TG2 0,00 f 0,00 c 0,00 c 8 TG8 0,00 f 0,00 c 0,00 c 9 TG3 10,83 ab 7,83 a 7,66 a 10 BT4 8,83 bcd 1,16 c 0,33 c 11 TG12 10,33 abc 6,08 b 5,50 b 12 TG14 3,83 e 0,33 c 0,00 c 13 TG20 8,33 bcd 0,33 c 0,00 c 14 TG18 0,00 f 0,00 c 0,00 c 15 BT3 6,16 de 5,58 b 4,91 b Mức ý nghĩa ** ** ** CV (%) 19,04 20,91 20,55 Nồng độ NaCl Đặc điểm sinh trưởng Màu khuẩn ty khí sinh Màu sắc tố tan 0% ++ Trắng Không 1% + Trắng nhạt Không 3% - Không Không 5% - - Không 7% - - Không 9% - - Không 11% - - Không 12% - - Không 82 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 Kết quả bảng 5 cho thấy dòng xạ khuẩn TG17 có thể chịu muối đến nồng độ 2% nên có thể xếp vào nhóm chịu muối thấp. Ở nồng độ muối 0% xạ khuẩn TG17 có khuẩn ty khí sinh màu trắng, ở nồng độ muối 1% có khuẩn ty khí sinh màu trắng nhạt và đều không có sắc tố tan. Bảng 6. Khả năng chịu muối của xạ khuẩn TG12 ở 7 NSC Kết quả bảng 6 cho thấy dòng xạ khuẩn TG12 có thể chịu muối đến nồng độ 7%, vì vậy có thể xếp dòng này vào nhóm chịu muối trung bình. Ở nồng độ muối 0% và 1% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu nâu. Ở nồng độ muối 3% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu vàng. Đến nồng độ muối 5 - 7% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu vàng nhạt và đều không tạo màu sắc tố tan trên tất cả các nồng độ. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Dòng xạ khuẩn TG12, TG17 và TG3 đối kháng cao nhất với nấm C. truncatum, C. gloeosporioides, N. dimidiatum. Hiệu suất đối kháng với 3 dòng nấm lần lượt là 60,37, 71,33 và 52,03% . Dòng xạ khuẩn TG12 chịu muối đến nồng độ 7%, dòng TG17 ở nồng độ muối 2%. 4.2. Đề nghị Khảo sát hiệu quả phòng trị bệnh thán thư và đốm nâu của 2 chủng xạ khuẩn có triển vọng là TG12 và TG17 ở điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Văn Hòa, 2013. Tình hình dịch hại trên thanh long và kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam. Viện Cây ăn quả miền Nam. Hà Thị Thúy, Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga, Hứa Thị Sơn, Tống Hải Vân, 2016. Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long. Viện Môi trường Nông nghiệp. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ 2. Anansiriwattana W,. Tanasupawat S., Amnuoypol S. And Suwanborirus K., 2006. Identification and antimicrobial activities of actinomycetes from soils in Samed Island and geldanamycin strain PC4-3. Thai Journal of pharmaceutical Sciences, 49-56. Gomes, R.C., Semedo, L.T.A.S., Soares, R.M.A., Linhares, L.F., Ulhoa, C.J., Alviano, C.S. and Coelho, R.R.R., 2001. Purification of a thermosstable endochitinase from Streptomyces RC1071 isolated from a cerrado soil and its antagonism against phytopathogenic fungi. Journal of Applied Microbiology, 653-661. Hasegawa,S.A., Meguro.M., Shimizu.T., Nishimura and Kunoh,H., 2006. Endophytic actinomycetes and their interactions with Host Plants. Actinomycetologica, 72-81. Prapagdee B., Kuekulvong C. and Mongkolsuk S., 2008. Antifungal potential of extracellular metabolites produced by Streptomyces hygroscopicus against phytopathogenic fungi. International Journal Biology Science, 4: 330-337. Punngram, N., Thamchaipenet. A., And Duangmal K., 2011. Actinomycetes from Rice Field Soil and Their Activities to Inhibit Rice Fungal Pathogens. Thai National AGRIS Centre, 234-241. Qin Z., Peng V., Zhou X., Liang R., Zhou Q., Chen H.,Hopwood DA., Keiser T., Deng Z., 1994. Developmentf a gene cloning system for Streptomyces hygroscopicus varying chengensis. a producer of three useful antifungal compounds by elimination of three barriers to DNA transfer. J Bacteriol., 176: 2090-2095. Rahman, M.A., Ansari, T.H., Meah, M.B. and Yoshida,T., 2003. Prevalence and pathogenicity of guava anthracnose with special emphasis on varietal reaction, 234-241. Rajamanickam, S., Sethuraman K., and Sadasakthi, A., 2012. Exploitation of phytochemicals from plants extracts and its effect on growth of Colletotrichum capsici butler and bisby causing anthracnose of chilli (Capsicum annuum L.). Plant Pathol., 87-92. Shimizu M., Yazawa S. and Yusuke U., 2009. A promising strain of endophytic Streptomyces sp for biological control of cucumber anthracnose. Gen Pland pathol: 27-36. Taechowisan, T., Chuaychot, N., Chanaphat, S., Wanbanjob, A. and Tantiwachwutikul, P., 2009. Antagonistic Effects of Streptomyces sp on Colletotrichum musae. Biotechnology: 86-92. Nồng độ NaCl Đặc điểm sinh trưởng Màu khuẩn ty khí sinh Màu sắc tố tan 0% +++ Nâu Không 1% +++ Nâu Không 3% ++ Vàng Không 5% + Vàng nhạt Không 7% + Vàng nhạt Không 9% - - Không 11% - - Không 12% - - Không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33_6191_2152864.pdf
Tài liệu liên quan