Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh: Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 3 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC Ở ĐẢO BA MÙN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Đinh Thị Phượng1*, Lê Thị Hằng2 1Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh TÓM TẮT Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê được 161 loài, 137 chi, 59 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta). Thực vật làm thuốc có 4 dạng sống cơ bản, dạng thân bụi có 47 loài, thân gỗ có 44 loài, dạng thân thảo có 42 loài và thân leo có 28 loài. Xác định được giá trị sử dụng của các loài cây làm thuốc thuộc 4 nhóm (chữ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc Gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 3 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC Ở ĐẢO BA MÙN THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Đinh Thị Phượng1*, Lê Thị Hằng2 1Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh TÓM TẮT Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại Vườn quốc gia (VQG) Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc tại VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh đã thống kê được 161 loài, 137 chi, 59 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, ngành Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta). Thực vật làm thuốc có 4 dạng sống cơ bản, dạng thân bụi có 47 loài, thân gỗ có 44 loài, dạng thân thảo có 42 loài và thân leo có 28 loài. Xác định được giá trị sử dụng của các loài cây làm thuốc thuộc 4 nhóm (chữa bệnh ngoài da có 25 loài; chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt có 21 loài; chữa bệnh đường tiêu hóa có 11 loài và chữa bệnh phụ nữ có 9 loài). Ở khu vực nghiên cứu có 15 loài thực vật làm thuốc có nguy cơ bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Từ khoá: Đa dạng thực vật, tài nguyên cây thuốc, giá trị sử dụng, bảo tồn,VQG Bái Tử Long ĐẶT VẤN ĐỀ* Đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh là một trong những cụm đảo lớn, đẹp nhất và có hệ thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó có chứa rất nhiều loài cây có giá trị làm thuốc. Có nhiều loài cây thuốc đã được con người biết đến và sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều loài chưa được biết đến về công dụng chữa bệnh. Sự tác động mạnh mẽ của con người đã làm cho nhiều loài thực vật bị ảnh hưởng và suy giảm về thành phần và số lượng, trong đó có cả những loài cây có giá trị làm thuốc. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật nói chung và đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đây còn rất ít. Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật có giá trị làm thuốc và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ đa dạng tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các loài thực * Tel: 0915 215888 vật có giá trị làm thuốc trong một số quần xã thực vật tại đảo Ba Mùn thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp như phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn của Hoàng Chung (1980) [5], phương pháp thu thập và phân tích mẫu. Xác định thành phần và dạng sống của loài theo cuốn “Cây gỗ rừng Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp năm 2000 [2]. Xác định tên khoa học sử dụng các khoá phân loại hiện hành của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đa dạng về các taxon thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu Đa dạng ở bậc ngành Qua điều tra về thành phần của thực vật có giá trị làm thuốc ở các quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 142 loài thuộc 122 chi, 56 họ phân bố trong các ngành: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Qua số liệu thống kê chúng tôi nhận thấy thực vật có giá trị làm thuốc ở đây khá phong phú và phân bố không đồng đều trong các ngành thực vật khác nhau, nhưng chủ yếu là ngành hạt kín, bảng 1. Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 4 Bảng 1. Sự phân bố các bậc taxon thực vật tại KVNC ST T Tên ngành Loài Chi Họ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Ngành Thông đất 3 1,86 2 1,46 2 3,39 2 Ngành Dương xỉ 15 9,32 9 6,57 5 8,47 3 Ngành Hạt trần 1 0,62 1 0,73 1 1,69 4 Ngành Hạt kín 142 88,2 125 91,2 51 86,4 Tổng cộng 161 100 137 100 59 100 Như vậy các taxon phân bố chủ yếu ở ngành Hạt kín, trong ngành Hạt kín thì các taxon phân bố chủ yếu trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledones), bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố các bậc taxon trong ngành Hạt kín tại KVNC Lớp Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hai lá mầm (Dicotyledones). 45 88,2 111 89,5 129 90,8 Một lá mầm (Monocotyledones) 6 11,8 13 10,5 13 9,15 Tổng 51 100 124 100 142 100 Đa dạng ở bậc họ Tài nguyên thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu còn đa dạng về bậc họ, chúng tôi đã thống kê được số họ có nhiều loài nhất (bảng 3). Bảng 3. Các họ giàu loài của hệ thực vật tại KVNC STT Tên LaTinh Tên địa phương Số loài 1 Fabaceae Họ Đậu 12 2 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 11 3 Asteraceae Họ Cúc 9 4 Lauraceae Họ Long não 7 5 Moraceae Họ Dâu tằm 7 6 Poaceae Họ Cỏ 7 7 Polypodiaceae Họ Dương xỉ 6 8 Rubiaceae Họ Cà phê 6 9 Myrsinaceae Họ Đơn nem 5 10 Schizaeaceae Họ Bòng bong 4 11 Amaranthaceae Họ Rau dền 4 12 Asclepiadaceae Họ Thiên lý 4 13 Menispermaceae Họ Tiết dê 4 14 Scrophulariaceae Họ Sâm huyền 4 15 Annonaceae Họ Na 4 Tổng 15 họ 90 Đa dạng ở bậc chi Số chi giàu loài nhất được thống kê ở bảng 4. Bảng 4. Các chi giàu loài (từ 3 loài trở lên) của hệ thực vật tại KVNC STT Chi Họ Số loài 1 Ficus Dâu tằm (Moraceae) 5 2 Lygodium Bòng bong (Schizaeaceae) 4 3 Colysis Dương xỉ (Polypodiaceae) 3 5 Canarium Trám (Burseraceae) 3 6 Phyllanthus Thầu dầu (Euphorbiaceae) 3 Ardisia Đơn nem (Myrsinaceae) 3 Caesalpinia Vang (Caesalpiniaceae) 3 Tổng 7 24 Theo kết quả đã thu được ở bảng 4 cho thấy có 24 loài thực vật trong 7 chi giàu loài nhất của hệ Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 5 thực vật tại khu vực nghiên cứu, chiếm 5,1% tổng số chi và 14,9% tổng số loài. Đa dạng về thành phần thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC Đa dạng về thành phần loài thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC Ở khu vực nghiên cứu, tài nguyên thực vật làm thuốc khá đa dạng và phong phú về thành phần loài. Mức độ đa dạng và phong phú về thành phần loài có sự khác nhau giữa các ngành, ngành Hạt kín có thành phần loài đa dạng và phong phú nhất (121 loài, 105 chi và 49 họ). Trong ngành Hạt kín, thì lớp Hai lá mầm có thành phần loài phong phú hơn lớp Một lá mầm. Kết quả thống kê trong bảng 5. Đa dạng thành phần dạng sống của thực vật có giá trị làm thuốc tại các quần xã nghiên cứu Dựa vào cách phân chia dạng sống thực vật trong các tài liệu của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) [2] chúng tôi phân loại thực vật có giá trị làm thuốc ở các quần xã nghiên cứu thành 4 nhóm dạng sống: Thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo. Qua quá trình điều tra ngoài thực địa, chúng tôi đã thống kê được 4 dạng sống của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 6. Bảng 5. Sự phân bố các họ, chi, loài thực vật có giá trị làm thuốc ở KVNC ST T Taxon Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Lycopodiophyta 2 3,5 2 1,71 3 2,14 2 Polypodiophyta 5 8,77 9 7,69 15 10,7 3 Gymnospermatophy 1 1,75 1 0,85 1 0,71 4 Angiospermatophyta 49 86 105 89,7 121 86,4 Monocotyledones 6 12,2 13 12,4 13 10,7 Dicotyledones 43 87,8 92 87,6 108 89,3 Tổng 57 100 117 100 140 100 Bảng 6. Đa dạng về dạng sống các loài thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu STT Dạng sống Số loài Tỷ lệ % 1 Thân gỗ 44 27,3 2 Thân bụi 47 29,2 3 Thân thảo 42 26,1 4 Thân leo 28 17,4 Tổng 161 100% Bảng 7. Danh lục các loài thực vật quý hiếm ở KVNC TT Tên khoa học Tên thông thường Mức nguy cấp 1 Goniothalamus Vietnammensis Ban Bổ béo đen VU 2 Enicosanthellum plagioneurum (Diels) Ban Nhọc Trai Khớp Lá Thuôn VU 3 Cursium Leducei(Franeh) Cúc gai EN 4 Canarium Tramadenum Dai&Yakovl Trám đen (Bùi, cà na) VU 5 Lumnitzera Littorea(Jack)Voigt Cóc đỏ VU 6 Sophora tonkinensis Gagrep Hoè bắc bộ (Sơn đậu, Sơn đậu căn) VU 7 Callerya speciosa (Champ.ex Benth.) Schot Cát sâm VU 8 Cinnamomum Parthenoxylon(Jack) Meisn Re hương CR 9 Stephania Cepharatha Hayata Bình vôi hoa đầu EN 10 Ardisia Brebicaulislll Diels Lá Khôi thân ngắn (Cơm nguội thân ngắn) VU 11 Melientha Suavis Pierre Rau sắng (ngót rừng, rau ngót núi) VU 12 Morinda offcinalis F.C Ba Kích EN 13 Gmelilna Racemosa Tu Hú Chùm (Tu hú hải nam,) VU 14 Drynaria bonii C.Chr Tắc kè đá VU 15 Drynaria fortunei(Kuntze ex Mett.) J.Smith Cốt Toái Bổ (Bổ cốt toái, Hộc tuyết EN Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 6 Đa dạng về giá trị sử dụng các loài thực vật có giá trị làm thuốc ở khu vực nghiên cứu Từ kết quả thu được các loài thực vật có giá trị làm thuốc và dựa vào các tài liệu của Võ Văn Chi (2012) [4], Đỗ Tất Lợi (1986) [7], Lê Trần Đức (1995) [6], chúng tôi đã phân loại các loài thực vật vào 4 nhóm giá trị sử dụng. Các loài thực vật làm thuốc chủ yếu ở các nhóm chữa bệnh ngoài da (25 loài), chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt 21 loài, nhóm cây chữa bệnh đường tiêu hóa có 11 loài và nhóm cây chữa bệnh phụ nữ có 11 loài. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu Trong khu vực nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã xác định được các loài cây thuốc có nguy cơ bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [3], được thống kê và trình bày ở bảng 7. KẾT LUẬN - Hệ thực vật có giá trị làm thuốc ở đảo Ba Mùn thuộc vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh có thành phần loài khá đa dạng và phong phú (161 loài, 137 chi, 59 họ), chủ yếu thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch ngành thực vật Hạt kín (Angiospermatophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta). Không những đa dạng về thành phần loài, hệ thực vật ở đây còn đa dạng về dạng sống như thân bụi có 47 loài, thân gỗ có 44 loài, thân thảo có 42 loài và dạng thân leo có 28 loài. - Thực vật làm thuốc cũng khá đa dạng về giá trị sử dụng (4 nhóm). Trong đó nhóm cây chữa bệnh ngoài da có 25 loài; nhóm cây chữa bệnh ho, cảm, hạ sốt có 21 loài; nhóm cây chữa bệnh đường tiêu hóa có 11 loài và nhóm cây chữa bệnh phụ nữ có 9 loài. - Thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu đã xác định được 15 loài có nguy cơ bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân (2003,2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập II, III), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Bộ khoa học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 4. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. 5. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Trần Đức (1995), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đỗ Tất Lợi (1986), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Đinh Thị Phượng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 3 - 7 7 SUMMARY RESEARCH ON DIFFERENTIAL PLANT VARIETIES IN THREE NATIONAL PARKS OF BAI TU LONG NATIONAL PARK, QUANG NINH PROVINCE Dinh Thi Phuong1*, Le Thi Hang2 1University of Education – TNU, 2Bac Ninh Department of Education and Training This paper presents results of the research on the diversity of medicinal plant in Bai Tu Long National Park, Quang Ninh province. Resources of the valuable medicinal plant in Bai Tu Long National Park, Quang Ninh province has been documented in 161 species, 137 genera, 59 families belongs to 4 branches of higher plant species are Angiospermatophyta, Polypodiophyta, Lycopodiophyta, Gymnospermatophyta. Medicinal plants have 4 basic life forms including 47 species of bushes, 44 species of wood, 42 species of plants, and 28 species of creepers. The value of using medicinal plants has determined in 4 groups (25 species for skin diseases, 21 species to cure a cold, fever, treatment of gastrointestinal diseases have 11 species and 9 species are used to cure women diseases. According to the Vietnam Red Book, there are 15 species of medicinal plants in the research area have been threatened and need to be protected. Keywords: Diversity of plants, medicinal plant resources, value of use, conservation, Bai Tu Long National Park Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 31/8/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0915 215888

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf64_93_1_pb_9458_2126992.pdf
Tài liệu liên quan