Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ cho vụ xuân thu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung

Tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ cho vụ xuân thu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 746 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ CHO VỤ XUÂN THU TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và CS Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa theo yêu cầu điều kiện sinh thái của con tằm dâu(Bombyx Mori) thì khí hậu ở Vùng đồng bằng Sông Hồng và miền Trung bao giờ vụ hè từ tháng 5 -9 có nhiệt, ẩm độ cao chỉ thích hợp nuôi giống tằm lai F1 đa hệ kén vàng. Vụ Xuân (Tháng 2-4) và vụ Thu (9-11) có nhiệt độ mát hơn có thể nuôi giống tằm lưỡng hệ có năng suất và chất lượng kén cao phù hợp với yêu cầu thị trường tơ tằm trên thế giới. Để có được giống tằm lưỡng hệ nuôi ở vụ xuân, thu thuộc vùng đồng bằng sông Hông và miền Trung. Trong gần nửa thập kỷ vừa qua các nhà khoa học Việt Nam đã kế tiếp nhau nghiên cứu tạo ra nhiều giống tằm lưỡng hệ mới như các giống tằm lưỡng hệ Việt Nam 618,621,644 (Lê Văn Liêm, 1986). Các giống tằm F1 lưỡng hệ tứ ngu...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ cho vụ xuân thu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 746 NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG TẰM LƯỠNG HỆ CHO VỤ XUÂN THU TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG Lê Quang Tú, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương và CS Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa theo yêu cầu điều kiện sinh thái của con tằm dâu(Bombyx Mori) thì khí hậu ở Vùng đồng bằng Sông Hồng và miền Trung bao giờ vụ hè từ tháng 5 -9 có nhiệt, ẩm độ cao chỉ thích hợp nuôi giống tằm lai F1 đa hệ kén vàng. Vụ Xuân (Tháng 2-4) và vụ Thu (9-11) có nhiệt độ mát hơn có thể nuôi giống tằm lưỡng hệ có năng suất và chất lượng kén cao phù hợp với yêu cầu thị trường tơ tằm trên thế giới. Để có được giống tằm lưỡng hệ nuôi ở vụ xuân, thu thuộc vùng đồng bằng sông Hông và miền Trung. Trong gần nửa thập kỷ vừa qua các nhà khoa học Việt Nam đã kế tiếp nhau nghiên cứu tạo ra nhiều giống tằm lưỡng hệ mới như các giống tằm lưỡng hệ Việt Nam 618,621,644 (Lê Văn Liêm, 1986). Các giống tằm F1 lưỡng hệ tứ nguyên như GQ9312, GQ1235, TQ112, BV1, BV2 (Nguyễn Thị Đảm, Tô Thị Tường Vân) v.v. Các giống tằm lưỡng hệ mới đưa ra đã góp phần làm thay đổi cơ cấu giống tằm và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm tơ. Tuy nhiên các giống lưỡng hệ tứ nguyên này còn một số nhược điểm như chiều dài xợi tơ và độ lên tơ tự nhiên của kén còn thấp, nên dẫn tới hệ số tiêu hao kén cho một cân tơ cao hơn từ 0,2-0,5kg. Do nhược điểm này mà một số giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên mới tạo ra chưa ứng dụng rãi trong sản xuất. Vì vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lai F1 lưỡng hệ thích hợp nuôi ở vụ Xuân và Thu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Trung". II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Chọn tạo và phát triển được giống tằm lưỡng hệ năng suất, chất lượng cao nuôi ở vụ Xuân, Thu và các vùng có khí hậu mát mẻ (miền núi phía Bắc và miền Trung), năng suất kén 13-14kg/vòng, chiều dài tơ > 900m. 2.2. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu Đề tài này thực hiện từ năm 2011-2015 có kế thừa sản phẩm trung gian của giai đoạn 2006 - 2010. Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương - Gia Quất, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội và các địa phương thuộc tỉnh Sơn La, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa. - Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu để lai tạo chọn lọc các giống tằm trong các tập đoàn giống tằm lưỡng hệ, đang được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương, một số giống tằm nhập nội của nước ngoài và một số giống tằm mới chọn tạo trong nước. - Các tổ hợp lai có triển vọng được chọn lọc từ giai đoạn 2006-2011 để tiếp tục khảo nghiệm. 2.3. Bố trí thí nghiệm - Các thí nghiệm đánh giá, so sánh các giống tằm bố mẹ và các cặp lai theo phương pháp nghiên cứu chuyên ngành (10TCN 380-99). - Khảo nghiệm giống theo Khảo nghiệm giống theo QCVN 01 -74: 2011/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 747 SƠ ĐỒ LAI TẠO GIỐNG TẰM VÀ CẶP LAI MỚI III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá bình tuyển một số giống tằm bố mẹ làm nguyên liệu lai tạo Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh học, kinh tế của các giống tằm làm vật liệu khởi đầu Giống Chỉ tiêu A2 B42 B46 Đ2 QĐ9 VN1 Y6 A1 810 E38 QĐ7 I. Đặc điểm hình thái, chỉ tiêu sinh học Nguồn gốc giống TQ VN TQ VN TQ TQ TQ TQ NB VN TQ Tính hệ HM HM HM HM HM HM HM HM HM HM HM Dạng tằm Trơn Trơn Trơn Trơn Trơn Trơn C-T Trơn C-T Trơn Trơn Dạng kén Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu Bầu E0 E0 E0 E0 Màu sắc kén Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Thời gian phát dục 1 lứa tằm (ngày) 22-23 22-23 22-23 22-23 23-24 22-24 22-23 23-24 22-24 24-26 23-24 Số trứng trên/1ổ (quả) 494 470 448 437 526 490 586 446 556 485 520 Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu %) 91,73 95,82 95,53 95,40 97,89 96,44 93,56 91,86 93,51 94,15 91,97 Sức sống tằm (%) 81,89 88,83 83,55 80,11 85,22 81,96 82,78 82,89 85,53 85,11 84,88 Sức sống nhộng (%) 87,22 86,17 88,98 82,77 92,39 93,31 87,80 80,95 92,81 95,30 91,53 1. Năng suất, chất lượng kén Năng suất kén/300 tằm tuổi 4(g) 380 380 368 320 381 396 383 376 381 386 383 Tỷ lệ vỏ kén (%) 23,28 21,15 21,79 21,07 21,97 22,35 23,61 21,70 20,38 20,96 21,57 2. Các chỉ tiêu công nghệ tơ kén Chiều dài tơ đơn BQ (m) 966 864 853 845 861 897 822 801 996 845 992 Tỷ lệ lên tơ (%) 87,78 85,59 90,09 77,31 68,51 80,26 76,18 87,64 90,73 79,31 90,12 Tỷ lệ tơ nõn (%) 14,34 14,31 14,42 13,52 11.20 14,12 10,56 14,13 14,41 13,68 15,17 Tiêu hao kén tươi//kg tơ nõn (kg) 6,69 6,86 6,52 7,39 8,93 7,08 9,46 7,07 6,55 7,43 6,32 Ghi chú: TQ: Giống nhập từ Trung Quốc; NB: Giống nhập từ Nhật Bản; VN: Giống chọn tạo trong nước, HM: Hưu miên. Vật liệu giống ban đầu Giống kén bầu Giống kén bầu Giống kén eo Giống kén eo Cặp lai F1 dạng kén bầu Cặp lai F1 dạng kén eo Các cặp lai tứ nguyên Chọn ra cặp lai TN thích hợp VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 748 Từ kết quả trên, trong 11 giống lưỡng hệ nguyên đã được bình tuyển sử dụng làm nguyên liệu lai tạo chúng tôi có nhận xét sau. - Giống có ưu thế về sức sống là các giống: B42; QĐ9; VN1; 810. E38 - Các giống có ưu thế về năng suất là: QĐ9; QĐ7; Y6.VN1 - Về chất lượng kén thì các giống: A2; B46; Y6; VN1 là các giống có ưu thế hơn cả. Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ vỏ kén của các giống nguyên đạt từ 20,96-23,61%. Trong đó giống có tỷ lệ vỏ đạt cao nhất là giống Y6 và A2. Tỷ lệ lên tơ tự nhiên đạt từ 66,51- 90,73%. Chỉ tiêu này thấp nhất ở giống QĐ9 và cao nhất là giống 810. 3.2. Kết quả lai tạo, so sánh các tổ hợp lai mới 3.2.1. Kết quả so sánh các cặp lai nhị nguyên Từ kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh học, kinh tế của 11 giống tằm sử dụng làm vật liệu khởi đầu. Căn cứ vào mục tiêu tạo giống, bằng phương pháp truyền thống chúng tôi thiết lập 09 cặp lai nhị nguyên. Bảng 2: Các chỉ tiêu sinh học của các cặp F1 nhị nguyên tại Long Biên, Hà Nội (2012) Giống Chỉ tiêu A2 x Y6 Y6 x A2 VN1x Y6 A2 x QĐ9 Đ2 x B42 (đ/c) A1 x QĐ7 QĐ7 x E38 QĐ7 x 810 A1 x 810 (đ/c) Tổng số quả trứng/ổ (quả) 496 501 550 549 514 486 482 526 511 So với đối chứng (%) 96,5 97,47 107 106,81 100 95,11 94,32 102,9 100 Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) 96,52 97,48 97,88 95,11 94,42 93,28 95,69 95,91 97,24 So với đối chứng (%) 102,22 103,24 103,66 100,73 100 95,93 98,41 98,63 100 Sức sống tằm (%) 84,5 80,94 89,11 88,56 82,00 82,00 94,83 88,5 91,61 So với đối chứng (%) 103,05 95,05 108,67 108 100 89,51 103,51 96,605 100 Sức sống nhộng (%) 93,12 84,75 88,15 94,6 88,29 89,05 94,65 93,59 0 So với đối chứng (%) 105,47 95,99 99,84 107,15 100 96,69 102,77 101,62 100 Bảng 3: Năng suất, chất lượng kén của các cặp lai F1 nhị nguyên tại Long Biên, Hà Nội (2012) Giống Chỉ tiêu A2 x Y6 Y6 x A2 VN1 x Y6 A2 x QĐ9 Đ2 x B42 (đ/c) A1 x QĐ7 QĐ7 x E38 QĐ7 x 810 A1 x 810 (đ/c) Năng suất kén /300tằm T4 (g) 436 390 402 405 335 360 419 380 420 So với đối chứng (%) 130,15 108,33 95,943 106,58 100 85,71 99,76 90,5 100 Khối lượng toàn kén (g) 1,671 1,628 1,542 1,543 1,371 1,483 1,484 1,44 1,546 Khối lượng vỏ kén (g) 0,388 0,383 0,369 0,345 0,313 0,338 0,328 0,31 0,333 Tỷ lệ vỏ kén (%) 23,22 23,54 23,93 22,33 22,83 22,77 22,09 21,20 21,55 So với đối chứng (%) 101,71 103,38 108,33 105,18 100 105,7 102,5 98,5 100 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 749 Từ kết quả nghiên cứu thu được ở 2,3 bảng trên chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Cả 9 cặp lai được thiết lập đều có đặc trưng hình thái trứng, tằm, nhộng, ngài đã ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được theo mục tiêu để ra. Số quả trứng/ổ đạt 482-549 quả, sức sống tằm đạt 80,94-94,83%, sức sống nhộng đạt 84,75-94,65%, năng suất kén/300 tằm T4 đạt 335-427g, tỉ lệ vỏ kén 21,20-23,93%. Dựa vào kết quả thu được và căn cứ vào mục tiêu đề ra chúng tôi đề xuất: Để lựa chọn cặp lai nhị nguyên để tạo giống tứ nguyên cho vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Trung (giống có sức chống chịu tốt, chất lượng tơ kén khá) thì cặp lai kén bầu nên chọn các cặp lai (VN1 x Y6), (Y6x A2), (A2 x QĐ9). Hai cặp kén eo đều có thể tham gia nhưng cặp (A1x810) nổi trội hơn cặp (A1x QĐ7) về chất lượng tơ kén nên để A1 làm mẹ. 3.2.2. Kết quả so sánh các cặp lai tứ nguyên Từ 9 cặp lai nhị nguyên đã lựa chọn chúng tôi tiến hành lai tạo tạo ra 10 cặp lai tứ nguyên. Kết quả so sánh 10 cặp lai tứ nguyên này được thể hiện ở bảng 4,5 dưới đây. Cả 10 tổ hợp lai tứ nguyên đều có số quả trứng/ổ cao hơn giống đối chứng (LQ2) và tỷ lệ trứng nở hữu hiệu của các cặp tứ nguyên đều trên 90%. Qua kết quả về sức sống chúng tôi thấy các cặp lai: VA18, AV86, A917, AQ29, A918, QY32 là những cặp lai có khả năng chống chịu với điều kiện ẩm độ cao và chất lượng thức ăn kém. Kết quả xử lý thống kê cho thấy những tổ hợp lai này có sức sống tằm, nhộng vượt trội hẳn so với đối chứng. - Về năng suất kén: Các tổ hợp lai đạt từ 415-500gr /300 tằm tuổi 4 và đều cao hơn đối chứng. Cao nhất là tổ hợp lai AV86, VA18, A829 đạt 483-500gr và cao hơn so với đối chứng từ 28,80-33,33%. - Tỷ lệ kén tốt: Các tổ hợp lai đạt >93%. Nhìn chung các cặp lai trên đều xuất hiện ít kén đôi, kén dị hình, kén trong cùng 1 lô tương đối đồng đều. - Khối lượng toàn kén khá cao đạt 1,550- 1,852 gr; khối lượng vỏ kén đạt 0,335-0,433 gr. - Tỷ lệ vỏ kén đạt 21,62-24,04%. Trong đó các tổ hợp có thành tích cao nhất về chỉ tiêu này là AV86, QY32, A829, VA18. Bảng 4: Một số chỉ tiêu sinh học của các giống lai tứ nguyên vụ xuân, thu năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội Cặp lai tứ nguyên Số quả trứng /ổ(quả) Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu Sức sống tằm (%) Sức sống nhộng (%) Năng suất kén/300tằm T4 (g) Khối lượng toàn kén(g) Tỷ lệ vỏ (%)TN VA18 587 95,37 95,33 94,83 483 1,852 22,76 AV86 573 98,16 94,45 96,02 500 1,802 23,04 YQ28 564 95,99 91,44 94,56 425 1,540 21,87 QY32 614 97,18 88,11 91,54 457 1,700 23,28 AQ29 523 95,67 91,33 98,99 450 1,565 21,71 A917 623 95,66 78,00 98,77 415 1,551 21,89 A829 601 96,51 90,33 94,34 483 1,810 22,92 A918 565 91,33 89,55 98,35 457 1,578 22,10 QY82 625 95,83 88,78 97,12 438 1,572 21,83 YA28 610 96,37 93,33 96,88 460 1,550 21,62 LQ2(đ/c) 561 94,21 80,67 67,45 375 1,581 23,14 CV (%) 6,2 5,3 6,7 5,3 6,5 3,4 LSD.05 61,40 2,18 10,25 8,36 49,68 1,50 749 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 750 Bảng 5: Năng suất chất lượng kén của các giống lai tứ nguyên vụ xuân, thu năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội Cặp lai tứ nguyên Độ không đều về độ mảnh tương đối giữa các kén(%) Chiều dài tơ đơn BQ(m) Tỷ lệ lên tơ (%) Tiêu hao nguyên liệu Độ sạch (điểm) Độ gai gút (điểm) VA18 12,52 887 96,16 6,60 89,00 98,30 AV86 7,22 831 97,47 6,86 87,33 98,86 YQ28 11,48 832 95,19 7,53 90,66 98,86 QY32 7,15 867 90,88 6,65 86,33 98,53 AQ29 10,00 824 94,17 6,76 89,33 99,93 A917 15.38 776 90,70 6,97 89,33 99,60 A829 12,28 853 95,19 6,74 89,33 99,53 A918 6,25 878 92,82 6,81 86,66 99,20 QY82 12,98 776 92,01 6,87 85,66 98,83 YA28 12,99 860 97,55 7,12 89,66 99,80 LQ2(đ/c) 7,03 940 97,55 6,50 95,66 98,53 Số liệu bảng 5 là kết quả kiểm tra chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm: Nhìn chung các cặp lai khảo nghiệm đều có chỉ tiêu về chiều dài tơ đơn bình quân thấp hơn so với giống đối chứng (chiều dài tơ đơn BQ của cặp lai từ 776 - 940m. Tỉ lệ lên tơ 90,70-97,55%, trong đó cặp lai VA86 có độ lên tơ tương đương với giống đối chứng (97,47%). Độ sạch của các cặp lai đạt 87,33-95,66%. Tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn từ 6,60-7,53kg. Trong các giống thì chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu của giống YQ28 và YA28 cao nhất so với đối chứng. Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm trên thì 4 cặp lai VA86, VA18, A829 và QY32 có chất lượng tơ tốt (chiều dài tơ đơn và tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn xấp xỉ so với đối chứng). Dựa vào kết quả thu được chúng tôi chọn ra được 4 tổ hợp lai tứ nguyên có triển vọng là VA86, VA18, A829 và QY32 làm sản phẩm trung gian cho giai đoạn kế tiếp. 3.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống tằm mới có triển vọng 3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai mới chọn tạo giai đoạn 2011-2015 Trên cơ sở nội dung lai tạo và so sánh các cặp lai tứ nguyên có triển vọng đã chọn được 4 cặp lai có năng suất, chất lượng tơ kén tốt để đưa vào khảo nghiệm cơ bản là: (VN1xY6) x (A1x810) = VA18; (A1x810) x (Y6xA2) = AV86; (A1x810) x (A2xQĐ9) = A829; (A1xQĐ7) x (Y6xA2) = QY32. Giống LQ2 làm giống đối chứng. ? Các chỉ tiêu sinh học các cặp lai khảo nghiệm Bảng 6. Chỉ tiêu sinh học của 4 cặp lai khảo nghiệm năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội TT Cặp lai tứ nguyên Tổng số trứng/ổ (quả) Tỷ lệ nở (%) Sức sống tằm (%) Sức sống nhộng (%) 1 VA18 505 97,02 95,22 88,68 2 AV86 507 95,78 92,00 91,64 3 QY32 549 96,13 88,22 93,82 4 A829 576 95,83 91,22 92,45 5 LQ2 (đ/c) 506 95,45 84,83 71,83 CV (%) 6,4 4,7 3,8 4,0 LSD.05 69,23 2,4 4,42 7,10 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 751 Kết quả cho thấy các cặp lai tằm khảo nghiệm có sức sống tằm và sức sống nhộng khá cao và đều cao hơn cặp lai đối chứng ở mức có ý nghĩa. Cụ thể, cặp lai có chỉ tiêu sức sống tằm và sức sống nhộng cao nhất là cặp lai AV86 đạt từ 92,00-91,64%. Tiếp đến là cặp lai A829 sức sống tằm, nhộng đạt từ 91,22-92,45%. ? Năng suất, chất lượng kén, tơ của các tổ hợp lai khảo nghiệm Bảng 7. Năng suất, chất lượng kén, tơ của các 4 cặp lai khảo nghiệm năm 2013-2014 tại Long Biên, Hà Nội TT Cặp lai tứ nguyên Năng suất kén/ 300 tằm T4 (g) So với đối chứng(%) Tỷ lệ kén tốt (%) Tỷ lệ vỏ kén (%) Chiều dài tơ đơn (m) Tỷ lệ lên tơ (%) Tiêu hao (kg kén/tơ) 1 VA18 486,67 127,51 94,13 22,09 923 90,68 6,97 2 AV86 506,67 133,75 94,34 23,04 869 93,08 6,70 3 QY32 462,33 121,13 88,57 21,94 897 90,65 7,39 4 A829 496,67 130,13 94,24 22,25 896 90,72 6,77 5 LQ2 (đ/c) 381,67 100 95,59 23,47 1024 94,15 6,63 CV (%) 4,4 5,5 3,0 LSD.05 20,83 2,68 1,26 - Số liệu bảng 7 cho thấy: Bốn cặp lai khảo nghiệm có năng suất kén/300 tằm tuổi 4, khối lượng toàn kén, khối lượng vỏ kén cũng như tỷ lệ vỏ kén không khác nhiều so với cặp lai đối chứng. Trong đó nổi bật nhất về cả năng suất và chất lượng kén là cặp lai AV86. Cụ thể cặp lai AV86 có năng suất kén đạt 506gr, tỷ lệ vỏ kén đạt từ 23,04%. Cặp lai A829 cũng có các chỉ tiêu trên cao hơn giống đối chứng như: năng suất kén đạt 496gr; tỷ lệ vỏ kén đạt 22,25%. - Kết quả kiểm tra chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm: Nhìn chung các cặp lai khảo nghiệm đều có chỉ tiêu về chiều dài tơ đơn bình quân thấp hơn so với giống đối chứng (chiều dài tơ đơn BQ của cặp lai từ 869-923m. Tỉ lệ lên tơ 90,68-94,15%, trong đó cặp lai VA86 có độ lên tơ tương đương với giống đối chứng (93,08%). Tiêu hao kén tươi/kg tơ nõn từ 6,70-7,39kg. Trong 4 giống thì chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu của giống QY32 cao nhất, và cao hơn so với đối chứng (11,47%). Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu công nghệ tơ kén của các cặp lai khảo nghiệm trên thì 2 cặp lai VA86 và A829 chất lượng tơ tốt. Dựa vào kết quả thu được chúng tôi xếp loại các 4 cặp lai tứ nguyên khảo nghiệm theo các nhóm sau: Nhóm sức sống, năng suất, chất lượng kén tốt là 2 cặp lai AV86, VA18; Nhóm có chỉ tiêu vê tơ tương đối tốt là AV86, A829. 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cặp lai BT1218 được chọn tạo giai đoạn 2006-2010 Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm cặp lai tằm tứ nguyên BT1218 được cấu thành từ 4 giống tằm mới (VN1xA2) x (A1x810) của giai đoạn 2006-2010. - Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại một số địa phương: Trong các năm 2012, 2013, 2014 cặp lai BT1218 đã được đưa ra khảo nghiệm rộng rãi trong điều kiện sản xuất tại Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá với số lượng 25.902 vòng và đã thu được kết quả hết sức khả quan cả về sức sống cũng như phẩm chất tơ kén. Giống tằm này dễ nuôi, có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện bất lợi và cho năng suất ổn định như giống đối chứng. Năng suất kén cả 4 tỉnh đều đạt từ 11,92kg đến 14,27kg kén/vòng trứng. Tuy nhiên giống mới có khối lượng toàn kén và tỷ lệ vỏ cao hơn lên dẫn đến năng suất cao hơn so với giống đối chứng từ 0,36% đến 18,91%. Bình quân của cả các năm năng suất cao hơn là 15,45%. 751 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 752 Bảng 8. Kết quả khảo nghiệm giống tằm lai BT1218 tại các tỉnh từ năm 2012-2014 Năm Địa điểm Giống BT1218 Giống LQ2 (đ/c) So với đ/c (%) Số lượng trứng (vòng) Tổng số kén thu (kg) Năng suất BQ/vòng (kg) Số lượng trứng (vòng) Tổng số kén thu (kg) Năng suất BQ/vòng (kg) 2012 Sơn La 1.500 21.405 14,27 60 836,40 13,94 102,37 Thái Bình 1.000 12.450 12,45 60 608,40 10,14 122,78 Thanh Hóa 1.600 19.936 12,46 60 613,20 10,22 121,92 Hải Dương 1.000 13.060 13,06 60 609,0 10,15 128,67 Ʃ 5.100 66.851 13,06 240 2,667 11,11 118,93 2013 Sơn La 3.504 48.495 13,84 60 825,60 13,76 100,58 Thái Bình 2.000 25.740 12,87 60 630,0 10,50 122,57 Thanh Hóa 2.500 31.675 12,67 60 679,20 11,32 111,93 Hải Dương 2.290 29.587 11,92 60 640,80 10,68 111,61 Ʃ 10.294 135.497 12,825 240 2,776 11,57 114,01 2014 Sơn La 3.500 48.510 13,86 60 772,8 12,88 107,61 Thái Bình 2.500 32.150 12,86 60 667,2 11,12 115,65 Thanh Hóa 2.356 28.555 12,12 60 603,6 10,06 120,48 Hải Dương 2.152 26.534 12,33 60 685,8 11,43 11,43 Ʃ 10.508 138.546 12,79 240 2.729 11.37 115,75 2012-2014 25.902 338.605 12,89 720 8,172 11.35 115,45 - Kết quả kiểm tra chất lượng tơ kén: Từ kết quả trên chúng tôi đã lấy mẫu kén ươm về kiểm tra chất lượng tơ kén mẫu nhỏ tại Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương và mẫu lớn tại Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu. + Ươm tơ mẫu nhỏ. Kết quả ươm tơ mẫu nhỏ được thể hiện qua bảng 7 được nhận xét như sau: - Về kén: Kén đều, nếp nhăn mịn, nhộng chết ít, màu trắng ngà. Tỉ lệ vỏ kén đạt 21,59%, chiều dài lên tơ đạt 901m, tỉ lệ lên tơ đạt 81,64%. Hơn nữa do giống có sức chống chịu tốt nên tỉ lệ nhộng sống cao đạt 84,00% (tăng 12,64% so với đối chứng). Kết luận: Chất lượng tơ đạt cấp 2A -3A Bảng 9. Kết quả ươm tơ mẫu nhỏ TT Chỉ tiêu BT1218 LQ2 (đ/c) 1 Tỷ lệ kén đôi (%) 7,00 7,00 2 Tỷ lệ nhộng sống(%) 84,00 75,35 3 Khối lượng toàn kén (g) 1,53 1,55 4 Khối lượng vỏ kén (g) 0,33 0,35 5 Tỉ lệ vỏ kén (%) 21,59 22,86 6 Độ mảnh BQ tơ đơn (D) 2,39 2,43 7 Chiều dài tơ đơn BQ (m) 901,00 928,00 8 Tỷ lệ lên tơ (%) 81,64 82,42 9 Tỷ lệ tơ nõn (%) 14,91 15,29 10 Tỷ lệ tơ gốc (%) 1,13 0,88 11 Hệ số tiêu hao (kg) 6,70 6,5 12 Độ sạch (điểm) 92,33 92,00 13 Độ gai gút (điểm) 99,63 99,60 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 753 + Ươm tơ mẫu lớn. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu công nghệ tơ kén mẫu lớn tại Công Ty dâu tằm tơ Mộc Châu cho thấy: Tỉ lệ lên tơ (81,64%), tỉ lệ tơ nõn/kén tươi 15,77% và hệ số tiêu hao kén/kg tơ nõn 6,77kg đều xấp xỉ so với đối chứng. Số liệu này cho phép chúng ta khẳng định kén của các cặp lai BT1218 đáp ứng được ươm tơ cấp 2A-3A. Bảng 10. Kết quả ươm tơ mẫu lớn TT Chỉ tiêu BT1218 LQ2 (đ/c) 1 Lượng kén ươm (kg) 7,00 7,00 2 Lượng tơ nõn thu hồi (gr) 1.030 1.069 3 Tỷ lệ tơ nõn thu hồi (%) 14,77 15,27 4 Lượng tơ gốc thu hồi (gr) 159,70 154,63 5 Tỷ lệ gốc thu hồi (%) 2,28 2,21 6 Tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn (kg) 6,77 6,55 7 Độ mảnh BQ tơ sống (D) 23,60 20,40 8 Sai lệch BQ của độ mảnh (D) 1,70 1,12 9 Độ sạch BQ (điểm) 88,33 91,00 10 Độ gai gút (điểm) 99,10 99,80 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận A. Kết quả chọn lọc, bình tuyển nguyên liệu khởi đầu và lai tạo các giống tứ nguyên - Từ nguồn vật liệu khởi đầu là các giống tằm lưỡng hệ kén trắng đã đánh giá bình tuyển được 11 giống bố mẹ có triển vọng. Lai tạo, kết hợp chọn lọc có định hướng đã tạo được một số cặp lai tứ nguyên có triển vọng và là sản phẩm chung gian cho giai đoạn kế tiếp. Thời gian phát dục của các giống trung bình 22-26 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30oC, ẩm độ 80-90% sức sống tằm, nhộng đạt trên 80 %, trứng hưu miên ổn định, số quả trứng/ổ đạt 437-586 quả, kén màu trắng thuần, nếp nhăn trung bình, tơ gốc ít , chiều dài tơ đơn đạt 822 - 996,00m, các chỉ tiêu công nghệ chính về tơ kén đều đạt tiêu chuẩn ươm tơ cấp 2A -3A. - Kết quả đánh giá về các chỉ tiêu sinh học và công nghệ tơ kén của các tỏ hợp lai tứ nguyên chọn ra được 4 cặp lai VA86, VA18, A829 và QY32 có chất lượng tơ tốt (chiều dài tơ đơn và tiêu hao nguyên liệu/kg tơ nõn xấp xỉ so với đối chứng) làm sản phẩm trung gian cho giai đoạn kế tiếp. B. Kết quả khu vực hoá giống tằm lai tứ nguyên BT218 trong sản xuất Từ năm 2012 - 2014 giống tằm lưỡng hệ lai BT1218 được chọn tạo từ giai đoạn 2006- 2010 đã được khu vực hoá tại các tỉnh Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, với số lượng 25.902 vòng trứng. Năng suất kén đạt từ 12,79kg đến 13,06kg kén/1vòng trứng, cao hơn giống đối chứng từ 0,58 - 28,67%. Chất lượng tơ kén tốt, chiều dài tơ đơn > 900m. 4.2. Đề nghị Đề nghị ứng dụng nuôi giống tằm mới BT1218 ở vụ Xuân Thu thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung, nuôi quanh năm ở vùng núi phía Bắc. 753 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 754 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đàn, 1994. Kết quả tạo giống tằm lưỡng hệ xuân thu N12, N16, Tạp chí Nông nghiệp và CNTP, No10/1994. 2. Nguyễn Thị Đảm, 2005. Kết quả thuần dòng giống tằm lưỡng hệ B42, B46, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2001-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Lê Văn Liêm, 1986. Nghiên cứu về lai tạo giống tằm lưỡng hệ thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Hội nghị dâu tằm lần thứ 14, Banggalo, Ấn Độ 1986. 4. Nguyễn Văn Long, 1995. Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Giáo trình Dâu tằm tơ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Lành, Đào Hồng Cảnh, 2000. Nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho vụ hè. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Chọn tạo giống dâu, tằm, giai đoạn 1996-2000. 6. Tô Thị Tường Vân (2003). “Các công trình nghiên cứu khoa học về lai tạo giống tằm trong 15 năm 1998 – 2002”, NXB Nông nghiệp TP.HCM, 2003 7. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Đảm, Tô Tường Vân, 2004. Nghiên cứu cơ cấu giống tằm thích hợp theo vùng, theo mùa. Đề tài Độc lập cấp Nhà nước. 8. Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng tơ kén. Báo cáo tổng kết đề tài Độc lập cấp Nhà nước, giai đoạn 2001-2005. 9. Tô Tường Vân, 2003. Các công trình nghiên cứu khoa học về Lai tạo giống tằm trong 15 năm 1988- 2002, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Tribhwan Singh and Subla Rao, 1996. Heterosis efftect on Economic trails in New hybrids of Silkworm Bombyx mori L. Science of Sericulture Vol 22 No1 Bangalo India. 11. M.N. Narasimhanna, 2005. Manual on Silkworm Egg Production. Central silk Board. 12. Regional sericulture centre Guangzhou China, 2008. Silkworm egg Production. ABSTRACT Research on selection and breeding bivoltine silkworm race for spring - autumn crop in Northern and Central provinces From the starting material such as white silkworm cocoonbivoltine silkworm, were evaluated and selected 11 promising parent breeds. Breeding combined with orientation selectivity created some promising double - cross couples, be intermediary products for the next phase. The average duration of growth was 22 - 26 days. With temperatures condition 28 - 30oC, humidity 80-90%, silkworm - pupae vitality higher than 80%, stable hibernating, the number of eggs/laying reached 437-586 eggs, pure white cocoon, medium wrinkles, less original silk, filament length reached 822 - 996m, the main technological indicators of silk gained A standard upper. From 2012 - 2014 BT1218 hybrid bivoltine silkworm was chosen carefully which made from 2006- 2010,was regionalized in the provinces of Son La, Hai Duong, Thai Binh, Thanh Hoa, with 25,902 rolls of egg. The cocoon productivity gained from 12.79kg to 13.06kg/roll of egg, higher than control race from 0.58 - 28.67%. Good quality silk, filament length> 900m. 20,000 - 25,000 were consumed per year so that cocoon productivity increased from 25-30 tons. According to the current price of cocoons (100 million/ton), the additional income from cocoon reached 2.5-3.0 billions and saving 300-550 millions from silkworm seed expense meanwhile silkworm seed were active, production was stable. Assurance of silkworm seed quality, control disease. BT1218 race was adopted in June 5th 2016 by Ministerial Council. Keywords: silkworm race, bivoltine silkworm race, white cocoon, bivoltine x multivoltine Người phản biện: PGS. TS. Hà Văn Phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_253_5337_2130571.pdf
Tài liệu liên quan