Nghiên cứu chọn giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng (microphaera diffusa)

Tài liệu Nghiên cứu chọn giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng (microphaera diffusa): Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 517 NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG KHÁNG BỆNH PHẤN TRẮNG (Microphaera diffusa) Trần Thị Trường1, Nguyễn Đạt Thuần1, Nguyễn Thị Tuyết2, Hồ Mạnh Tường3 và ctv 1 Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, 2 Viện Bảo vệ Thực vật, 3 Viện Công nghệ sinh học. TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về bệnh phấn trắng hại đậu tương từ năm 2012 đến 2016 đã đạt được những kết quả như sau: Tác nhân gây bệnh phấn trắng trên đậu tương tại 6 vùng thu thập mẫu nấm ở Việt Nam là loài nấm có giai đoạn sinh sản vô tính thuộc chi Oidium sp. Đã xác định 8 mẫu giống kháng rất cao như William 82, K85389, K7002, K85389, K7002, LMS12, ĐT22, PI205906... và 26 mẫu giống kháng cao và các giống mẫn cảm với bệnh( ĐT12, D43, V74. 04.17, 02.76...). Đã xác định được hệ số tương đồng di truyền giữa 34 giống đậu tương dao động trong khoảng 0,1 đến 0,74. Xác định 3 chỉ thị có liên kết với gen kháng bệnh phấn trắng là Satt431 (44,4 cM) và Barcoyssr-16-1236, ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chọn giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng (microphaera diffusa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 517 NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG KHÁNG BỆNH PHẤN TRẮNG (Microphaera diffusa) Trần Thị Trường1, Nguyễn Đạt Thuần1, Nguyễn Thị Tuyết2, Hồ Mạnh Tường3 và ctv 1 Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm, 2 Viện Bảo vệ Thực vật, 3 Viện Công nghệ sinh học. TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu về bệnh phấn trắng hại đậu tương từ năm 2012 đến 2016 đã đạt được những kết quả như sau: Tác nhân gây bệnh phấn trắng trên đậu tương tại 6 vùng thu thập mẫu nấm ở Việt Nam là loài nấm có giai đoạn sinh sản vô tính thuộc chi Oidium sp. Đã xác định 8 mẫu giống kháng rất cao như William 82, K85389, K7002, K85389, K7002, LMS12, ĐT22, PI205906... và 26 mẫu giống kháng cao và các giống mẫn cảm với bệnh( ĐT12, D43, V74. 04.17, 02.76...). Đã xác định được hệ số tương đồng di truyền giữa 34 giống đậu tương dao động trong khoảng 0,1 đến 0,74. Xác định 3 chỉ thị có liên kết với gen kháng bệnh phấn trắng là Satt431 (44,4 cM) và Barcoyssr-16-1236, Barcoyssr 16-12-1247(47,8 cM). Đã chọn tạo ra 12 dòng đậu tương triển vọng và khảo nghiệm 2 giống kháng bệnh phấn trắng (điểm nhiễm 1) và năng suất 25,36 tạ/ha -26,64 tạ/ha. Từ khóa: Bệnh phấn trắng, chỉ thị, đậu tương, giống triển vọng, loài nấm, kháng bệnh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phấn trắng (Microphaera diffusa Cook & Peck) là một trong những bệnh hại đậu tương. Bệnh xuất hiện gây hại ở hầu hết các bộ phận trên thân của cây đậu tương như đỉnh sinh trưởng, thân, cả hai mặt của lá và quả xanh. Biểu hiện của bệnh là những đốm trắng do nấm Microphaera diffusa gây ra. Nấm xâm nhập, gây hại các tế bào diệp lục, làm cho lá, quả và thân xanh của cây trở thành màu vàng. Nếu bị nhiễm ở mức độ nặng sẽ hạn chế sự sinh trưởng phát triển của thân cây, lá bị rụng, quả lép. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 180C đến 240C [4]. Điều kiện thời tiết ở phía Bắc Việt Nam thích hợp với sự phát triển của bệnh phấn trắng trên đậu tương ở cả vụ xuân, hè thu (miền núi) và vụ đông. Trong vụ xuân bệnh thường xuất hiện và gây hại từ khi cây con đến vào khi quả chắc, vụ hè thu (ở miền núi), vụ đông bệnh xuất hiện vào cuối vụ và gây hại từ giai đoạn vào chắc của quả đến thu hoạch. Năng suất đậu tương bị giảm do bệnh này có thể lên đến 60% trong vụ đậu tương xuân [3]. Mặc dù bệnh phấn trắng hại đậu tương đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng kết quả nghiên cứu về chúng vẫn còn rất khiêm tốn. Kết quả nghiên cứu xác định nòi gây bệnh, đánh giá phản ứng của các giống đậu tương với bệnh, phân tích đa dạng di truyền các giống, xác định chỉ thị liên kết với gen kháng làm cơ sở khoa học để chọn tạo giống đậu tương mới kháng bệnh phấn trắng và năng suất cao góp phần hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra theo hướng sản xuất đậu tương bền vững. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Tập đoàn 250 giống đậu tương, giống đối chứng kháng như William, giống đối chứng nhiễm là ĐT12. Dòng, giống ưu thế về năng suất như 02.376, 06.94, 08.43 200 mẫu nấm bệnh phấn trắng hại đậu tương được thu thập từ đậu tương trồng tại 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam như Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Sơn La và Hà Giang. Các mẫu bệnh được đánh giá tại phòng miễn dịch thực vật của Viện Bảo vệ Thực vật. Các loại hóa chất sử dụng sử dụng phân tích nòi bệnh phấn trắng: Nucleotide (dNTP) (hãng Pharmacia Biotech [Piscataway, NJ, USA] được bảo quản dưới dạng dung dịch gốc 100mM (25mM mỗi loại dATP, dCTP, dGTP, dTTP). Đệm PCR 10x chuẩn của hãng Perkin- Elmer, Norwalk, CT, USA bao gồm: 200mM KCl, 100mM Tris-HCl, pH 8.3 (ở 240C) và 15mM MgCl2. Taq ADN Polymerase được mua từ hãng Life Technologies (Gaithersburg, MD, USA). Mồi được lấy từ hãng Genosys [The Woodlands, TX, USA]. Cặp mồi đã sử dụng phân tích nòi bệnh là: ITS4 và ITS5. Hóa chất phục vụ nhiên cứu đa dạng di truyền và xác định gen liên kết: Hóa chất và vật VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 518 tư: Tris base, EDTA, SDS, NaCl, CTAB, beta- mecaptoethanol, Agarose, DNA marker 1Kb, DNA genomic purification kit Thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm xác định bộ chỉ thị phân tử là sử dụng thiết bị của Viện Công nghệ Sinh học-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập mẫu bệnh theo phương pháp của Roger Shivas, Dean Beasley năm 2005. - Nghiên cứu hình thái nấm bệnh theo phương pháp của Yukio Sato (2005): - Chiết suất DNA bằng phương pháp CTAB (Cetryl Ammonium Bromide): - Khuếch đại các DNA nghiên cứu bằng phương pháp PCR: - Phân tích trình tự rDNA được tiến hành tại phòng thí nghiệm: Sản phẩm DNA được giải trình tự thực hiện tại công ty Bioneer - Hàn Quốc model ABI3100. Theo dõi đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các mẫu giống đậu tương được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 5 của Kang và Milan, 2010. Chọn lọc dòng ưu tú theo phương pháp phả hệ (Pedigree) và chọn lọc một hạt đời sau. Phương pháp bố trí thí nghiệm, gieo trồng chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo QCVN 01:58/2011/Bộ NNPTNT. Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1 năm 2012 tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Số liệu được xử lý bằng chương trình excel và IRISTAT.50. Các số liệu thu nhận được từ kết quả PCR-SSR và số liệu đánh giá tính kháng bệnh phấn trắng của toàn bộ quần thể lai F2 được xử lý bằng phần mền Joinmap 4.0 (Van Ooijen, 2006). Bản đồ được lập với chỉ số LOD ≥ 3.0 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh phấn trắng hại đậu tương 3.1. 1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái Mẫu bệnh thu thập tại các vùng sản xuất đậu tương từ vụ đông xuân 2012 (isolates) đã được thử nghiệm để xác định số lượng các loài nấm gây bệnh phấn trắng trên cây đậu tương. Quan sát, đánh giá các mẫu bệnh có đặc điểm hình thái giống nhau, đều có bào tử nảy mầm theo kiểu Erysiphe poligony. Cành sinh bào tử dạng đơn kích thước 27,8 - 40,2 x 10,7 - 14,2 µm, đĩa bám có thùy. Bào tử có kích thước 22,5 - 46,5 x 12,5 - 20,5 µm. Trên cơ sở đặc điểm hình thái của các mẫu bệnh mang đặc điểm thuộc về các chi Oidium mitosporic. Các kết quả quan sát và phân tích trên có thể cho kết luận các mẫu nấm bệnh phấn trắng này thuộc về chi Oidium. Hình 1. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương từ các mẫu thu thập 3.1.2. Kết quả giám định 6 mẫu nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương Toàn bộ DNA của tế bào được phân lập từ các isolates nấm bệnh phấn trắng trong đó 6 isolates ngẫu nhiên đại diện cho 6 vùng thu thập được sử dụng cho phản ứng PCR với cặp primer: ITS4: 5’-CCTCCGCTTATTGATATGC- 3’ và ITS5: 5’- GAAAGTAAAAGTCGTAACAAGG-3’. Các sản phẩm PCR có kích thước khoảng 500bp (Hình 2). Tất cả các sản phẩm đều được tinh sạch bằng DNA purification Kit (Qiagen) và giải mã bằng máy ABI3100. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 519 Hình 2. Sản phẩm PCR khuếch đại đoạn ITS1 và ITS2 của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương 3.1.3. Kết quả đọc trình tự gen của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương Kết quả giải trình tự gen của các đoạn ITS1 và ITS2 từ nấm phấn gây bệnh phấn trắng đậu tương cho thấy các đoạn này có độ dài 494 bp. Kết quả so sánh trình tự ITS1/ITS2 của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương tại Việt Nam với các trình tự trên GenBank: Trình tự các nucleotide của các đoạn ITS1 và ITS2 trên nấm phấn trắng đậu tương ở phía Bắc Việt Nam có mức tương đồng rất cao với trình tự nucleotide của các đoạn ITS1 và ITS2 thuộc mẫu có mã số AB522715.1 trên GenBank, tương ứng với loài Oidium sp. Như vậy, loài nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương ở Việt Nam là loài Oidium sp. (Hình 4). Hình 3. Kết quả so sánh chuỗi trình tự nucleotide của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương trên GenBank 3.2. Nghiên cứu phản ứng với bệnh phấn trắng của các mẫu giống đậu tương Kết quả đánh giá mức nhiễm bệnh của 200 mẫu giống với kỹ thuật nhiễm bệnh nhân tạo trong nhà lưới cho thấy: Số lượng mẫu giống không nhiễm (8 mẫu) chiếm tỷ lệ thấp 4%. Số lượng mẫu kháng cao chiếm tỷ lệ (26%). Các mẫu ở mức kháng chiếm tỷ lệ cao (38%). Các mẫu giống tập trung ở mức nhiễm trung bình (53%) và còn lại là các mẫu bị nhiễm bệnh nặng và rất nặng. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 520 Bảng 1. Mức độ nhiễm bệnh của mẫu giống đậu tương trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo Điểm nhiễm bệnh Mức độ kháng Số lượng Tỷ lệ (%) Mẫu giống điển hình 0 Kháng rất cao 8 4,0 K85389, K7002, William 82,LMS12, ĐT22, PI205906.. 1 Kháng cao 26 13,0 M36, E0.16, DT90, Uc1a 2 Kháng 38 19,0 DT08, ĐVN14, AK-03, D140 3 Nhiễm trung bình 53 26,5 M3, M29, AK06, HL2.. 4 Nhiễm nặng 45 22,5 DT84, VX92, DT96, 0522, 08.47, 0676. 5 Nhiễm rất nặng 30 15,0 ĐT12, L17, 08.43, V74. Như vậy, các giống có tính kháng bệnh phấn trắng cao như William 82, K85389, K7002 sẽ sử dụng trong lai tạo vật liệu chọn giống kháng bệnh [1]. 3.3. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của các mẫu giống đậu tương Hệ số tương đồng di truyền giữa 34 giống đậu tương (ký hiệu từ D1 đến D34) dao động trong khoảng 0,1 đến 0,74 với trung bình là 0,3418. Hệ số tương đồng của các mẫu giống cho thấy rằng các giống đậu tương có quan hệ di truyền khá xa nhau, chứng tỏ chúng rất đa dạng về kiểu gen. Giá trị trung bình hệ số tương đồng trong nghiên cứu thấp hơn so với trung bình hệ số tương đồng trong nghiên cứu của Tantasawat và CS (2011) (0,88). Ở độ tương đồng khoảng 24% [2]. Trong 34 giống đậu tương được chia thành 2 nhóm lớn bao gồm nhóm I gồm 20 giống đậu tương và nhóm II gồm 12 giống đậu tương. Trong nhóm I có hệ số tương đồng 0,40-0,74. Nhóm 2 được chia thành 3 phân nhóm là: Nhóm IIa gồm 7 giống đậu tương D2, D5, D15, D13, D14, D26, D17 với hệ số tương đồng của nhóm là 0,396. Nhóm IIb gồm duy nhất giống D27 với hệ số tương đồng so với nhóm IIa là 0,31 và so với phân nhóm IIc là 0,29. Nhóm IIc gồm 4 giống là D6, D12, D21, D20 có hệ số tương đồng khoảng 0,375, Quan hệ số đa dạng di truyền trung bình cao đạt 0,5666 và hệ số đa dạng di truyền thấp trong khoảng 0,1 đến 0,74. Kết quả cho thấy các giống đậu tương khảo sát có sự đa dạng cao về kiểu gen đủ điều kiện để chọn các cặp lai thích hợp về tính chống chịu và năng suất để chọn tạo được giống đậu tương vừa có năng suất và chống chịu lại sâu bệnh. Trên cơ sở phân tích khoảng cách di truyền của các giống và mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của nguồn vật liệu đã xây dựng, tiến hành lai 35 ban đầu. Trong đó, 4 tổ hợp lai có hệ số tương đồng rất thấp như: 1. (D3)/D5, 2. (D2)/D25, 3. (D2)/D9 và (D2)/D7... 3.4. Kết quả xác định chỉ thị liên kết chặt với gen kháng bệnh Chọn tổ hợp số 1: (D2/D9). Giống D2 là giống đậu tương có tính kháng cao. Giống D9 là giống có năng suất cao và nhiễm bệnh phấn trắng. Tổ hợp được lai trong vụ hè thu 2012. Hạt F1 trồng vụ đông 2012 và thu hạt F2 trồng vụ xuân 2013. Lấy mẫu lá F2 để phân tích, xác định chỉ thị liên kết với gen kháng bệnh phấn trắng. Nghiên cứu về gen liên kết tính kháng bệnh phấn trắng được xây dựng trên 1 quần thể điển hình với tổng số 102 cây lai F2 của tổ hợp lai D2/D9. Kết quả nghiên cứu đã sử dụng 17 chỉ thị SSR để đánh giá sự đa dạng giữa hai giống bố mẹ. Bản đồ gen được lập với vị trí xác định của 11 chỉ thị SSR. Trong đó, ở đầu trên của bản đồ tương ứng vị trí 0 cM là chỉ thị BARCSOYSSR_16_0977 và ở đầu cuối của bản đồ tương ứng vị trí 76,8 cM là chỉ thị là chỉ thị Sat_395. Các chỉ thị SSR còn lại và gen Rmd_W có vị trí 50,9 cM nằm gần 3 chỉ thị là Satt431 (44,4 cM) và Barcoyssr-16-1236, Barcoyssr 16- 1247(47,8 cM). Ba chỉ thị này có liên kết chặt với gen kháng Rmd_W nên có thể sử dụng chúng (marker assisted selection - MAS) để nhận dạng dòng, giống mang gen kháng bệnh phấn trắng. Satt431 (44,4 cM) và Barcoyssr-16-1236, Barcoyssr 16-1247(47,8 cM). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 520 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 521 3.5. Kết quả lai hữu tính và chọn lọc 3.5.1. Lai hữu tính vụ hè thu 2012 đến hè thu 2013 Tổ hợp được lai trong vụ hè thu 2012. Số quả lai của tổ hợp 1 và số 2 đạt cao hơn 2 tổ hợp kia. Các hạt F1 được trồng vụ xuân 2013. Trong vụ này, cây F1 sinh trưởng tốt và tiến hành lai lại tạo hạt F1 (BC1F1). Số quả lai đạt từ 14 quả đến 18 quả. Vụ hè thu 2013, trồng hạt lai F1 của BC1F1 và lai lại tiếp tạo hạt F1 của BC2F1. Số quả lai BC2F1 đạt từ 13 quả đến 18 quả. Bảng 2. Một số đặc điểm của giống bố mẹ và kết quả lai hữu tính Ký hiệu Tổ hợp Bố Mẹ Hệ số tương đồng Tổ hợp lai Số quả F1 Số quả BC1F1 Số quả BC2F1 TH1 D2(R1) D9 (S) 0,13 D2/D9 16 18 17 TH2 D3 (R3) D5(S) 0,14 D3/D5 20 16 14 TH3 D2 (R1) D25(S) 0,10 D2/D25 15 14 13 TH4 D2 (R1) D7 (S) 0,10 D2/D7 14 15 16 D: Dòng/giống đậu tương thí nghiệm, R: Kháng bệnh phấn trắng (điểm 1/5), S: Giống mẫn cảm với bệnh (điểm 5/5), TH: Tổ hợp lai 3.5.2. Kết quả chọn lọc dòng Vụ đông 2013, các hạt lai BC2F1 được trồng và thu hoạch quần thể cây F1. Thu hoạch các cây và trồng riêng ở F2 ở vụ xuân 2014. Kết quả đánh giá sự phân ly của con lai hệ F2 cho thấy: Các cá thể lai F2 phân ly mạnh về tính trạng màu hoa, màu lông phủ trên thân lá và thời gian sinh trưởng và năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở các cá thể trong quần thể. Thời gian sinh trưởng dao động từ 90-115 ngày. Chiều cao cây trung bình của các dòng dao động từ 53-80 cm. Các dòng có khả năng phân cành trên 2-7 cành/1cây. Các dòng này có số quả chắc/cây và số quả 3 hạt cao 25- 35%. Các dòng tiếp tục nhân ở hệ F3 thu hạt trồng ở hệ F4. Trong hệ F4 đánh giá và chọn ra 12 dòng triển vọng. Các dòng đã được kiểm tra mang gen kháng bởi các chỉ thị như: Satt431 và Barcoyssr-16-1236, Barcoyssr 16-12-1247 và đưa vào so sánh chính quy năm 2015. 3.5.3. Kết quả so sánh giống đậu tương triển vọng vụ xuân 2015 Bảng 3: Một số đặc điểm của các dòng triển vọng trong vụ xuân 2015 TT Dòng Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây(cm) Chiều cao đóng quả(cm) Số cành/cây (cành) Số đốt/cây (đốt) 1 2.7.7 96 72,0 9,9 5,0 14,5 2 3.2.18 98 58,2 13,0 3,5 14,7 3 1.21.71 97 61,0 8,6 2,8 11,4 4 1.21.7 98 63,8 9,5 4,2 14,8 5 1.21.73 97 59,2 10,0 3,7 11,4 6 1.21.74 99 64,4 9,1 2,8 14,0 7 1.21.75 99 55,2 10,2 1,2 12,0 8 4.39.6 98 55,2 9,6 3,3 13,1 9 4.39.7 97 53,6 12,4 2,9 12,0 10 4.39.8 96 53,6 10,1 3,4 12,0 11 4.39.9 96 53,6 10,6 2,4 11,0 12 4.39.1 97 49,0 9,5 2,0 12,0 13 DT84 đ/c 89 47,0 10,0 1,0 10,6 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 522 Một số đặc điểm sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của các dòng dao động từ 89 (DT84) ngày đến 99 ngày (1.21.75). Chiều cao cây thấp nhất là giống đối chứng (47 cm) và cao nhất là dòng 2.7.7 (72 cm). Các dòng khác có chiều cao trung bình. Số cành trên cây, số đốt trên cây của các dòng đều cao hơn giống đối chứng và đạt cao nhất là dòng 2.7.7 đạt 5 cành. Trong khi giống đối chứng đạt 1 cành/cây. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số quả chắc trên cây của các dòng đều lớn hơn giống đối chứng. Thấp nhất là giống đối chứng (26 quả) và cao nhất là dòng 2.7.7, 4.39.6. - Tỷ lệ hạt trên quả của 4 dòng đạt giá trị cao (2,4) như dòng 2.7.7, 1.21.71; 1.21.73; 4.39.7. Trong khi giống đối chứng đạt 2,1. Điều này liên quan tới tổng số hạt trên cây và là một trong yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. - Năng suất của các dòng đều lớn giống đối chứng và đạt từ 2,40 tấn/ha đến 3,36 tấn/ha. Giống đối chứng đạt 1,82 tấn/ha. - Từ kết quả đánh giá về sinh trưởng phát triển và năng suất của các dòng triển vọng đã chọn ra 2 giống triển vọng 2.7.7 và 3.2.18 có năng suất cao hơn giống đối chứng và kháng bệnh tốt để tham gia vào khảo nghiệm Quốc gia. Bảng 4: Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng triển vọng TT Tên dòng Số quả/cây Tỷ lệ hạt /quả Tổng số hạt/1 cây KL 100 hạt (g) NS (tấn/ha) 1 2.7.7 54,2 2,4 125 15,1 3,36 2 3.2.18 45,0 2,2 99 17,9 3,34 3 1.21.71 38,6 2,4 92 17,3 2,77 4 1.21.7 47,6 2,1 101 18,0 3,23 5 1.21.73 32,8 2,4 79 20,7 2,85 6 1.21.74 46,0 2,2 101 17,4 3,12 7 1.21.75 45,0 2,2 101 17,7 3,16 8 4.39.6 50,4 2,2 116 16,5 3,18 9 4.39.7 38,0 2,4 90 16,8 2,63 10 4.39.8 38,0 2,2 84 16,8 2,41 11 4.39.9 41,0 2,0 78 16,8 2,40 12 4.39.1 46,0 2,3 104 17,2 3,08 đ/c DT84 26,0 2,1 57 19,9 1,82 CV (%) 12,6 LSD 0,05 0,44 Trong các dòng triển vọng chọn ra dòng 2.7.7 và 3.2.18 đặt tên là giống đậu tương triển vọng PT01 và PT02. Các giống này tiếp tục thử nghiệm năng suất ở các vùng sản xuất khác nhau. 3.6. Kết quả khảo nghiệm giống đậu tương triển vọng PT01, PT02 trong vụ hè thu 2015 Giống PT01 đạt năng suất cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên và Thanh Hóa. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 522 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 523 Năng suất trung bình đạt 25,81 tạ/ha, cao hơn đối chứng DT84 (20,20 tạ/ha). Giống PT02 đạt năng suất cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại các điểm Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên và Thanh Hóa. Đối với Thái Bình năng suất của giống PT02 cao hơn đối chứng DT84, tuy nhiên ở mức không có ý nghĩa. Năng suất trung bình của giống PT02 là 25,36 tạ/ha. Bảng 5: Năng suất của các giống PT01 và PT02 tại các điểm khảo nghiệm Tên giống Năng suất tại địa điểm khảo nghiệm (tạ/ha) Trung bình(tạ/ha) Phúc Thọ Thanh Trì Phú Thọ Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa DT84 7,63 19,12 22,18 20,74 20,18 21,35 20,20 PT01 25,56 26,53 27,42 26,5 23,42 25,44 25,81 PT02 26,42 24,11 28,14 23,86 22,47 27,18 25,36 CV (%) 8,7 9,9 7,3 9,0 6,5 10,9 LSD 0,05 2,08 1,76 2,59 3,71 2,66 1,39 Vụ Xuân 2016 Giống PT01 đạt năng suất cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên và Thanh hóa. Năng suất trung bình đạt 26,64 tạ/ha, cao hơn đối chứng DT84 (19,77 tạ/ha). Giống PT02 đạt năng suất cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa tại các điểm Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ và Thanh Hóa. Năng suất trung bình của giống PT02 là 26,52 tạ/ha. Bảng 6: Năng suất của giống PT01 và PT02 tại các điểm khảo nghiệm Tên giống Năng suất tại địa điểm khảo nghiệm (tạ/ha) Trung bình (tạ/ha) Hoàng Hóa Yên Định Phú Thọ Thái Bình Thái Nguyên Thanh Trì Thanh Hóa DT84 21,91 18,04 20,75 19,64 18,10 20,2 19,77 PT01 25,25 25,6 27,56 26,31 26,30 28,8 26,64 PT02 28,42 27,08 25,14 25,09 25,10 27,3 26,52 CV (%) 9,2 11,4 10,6 7,3 10,8 7,2 LSD 0,05 2,37 2,45 1,94 2,15 1,53 2,45 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Tác nhân gây bệnh phấn trắng trên đậu tương tại 6 vùng thu thập mẫu nấm ở Việt Nam là loài nấm có giai đoạn sinh sản vô tính thuộc chi Oidium sp. Đã sàng lọc tính kháng bệnh phấn trắng của 250 mẫu dòng, giống đậu tương và xác định 8 mẫu giống kháng rất cao đại diện như William 82, K85389, K7002, K85389, K7002, LMS12, ĐT22, PI205906... và 26 mẫu giống kháng cao và các giống mẫn cảm với bệnh như ĐT12, V74, 08,43, 04,17, 02,76... Đã xác định được hệ số tương đồng di truyền giữa 34 giống đậu tương dao động trong khoảng 0,1 đến 0,74 với trung bình là 0,3418. Xác định 3 chỉ thị có liên kết với gen kháng bệnh phấn trắng là Satt431 (44,4 cM) và Barcoyssr-16-1236, Barcoyssr 16-1247(47,8 cM). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 524 Đã chọn tạo ra 12 dòng đậu tương triển vọng và khảo nghiệm 2 giống kháng bệnh phấn trắng và cho năng suất từ 25,36 tạ/ha đến 26,64 tạ/ha. 4.2. Đề nghị Sử dụng những mẫu giống kháng bệnh làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh phấn trắng. Tiếp tục nhân, đánh giá các dòng triển vọng ở các vùng sinh tưởng khác nhau để có cơ sở mở rộng sản xuất. LỜI CẢM ƠN Nhóm thực hiện đề tài xin trân trọng cảm ơn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp kính phí để thực hiện đề tài này. Cảm ơn Viện Cây lương thực - CTP, Viện KHNN VN đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện đề tài. Cảm ơn Trung tâm nghiên cứu và PT Đậu đỗ, phòng phòng Công nghệ ADN ứng dụng, Viện CNSH, Viện BVTV đã giúp đỡ phân tích các mẫu nấm bệnh phục vụ và tạo lên sự thành công của đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Trường, Trịnh Xuân Hoạt, Nguyễn Đạt Thuần, ctv (2015), Nghiên cứu nâm phấn trắng hại đậu tương (Microphaera difusa) ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí KH&CNNN Việt Nam, số 3 (56)/2015. 2. Hồ Mạnh Tường, ctv (2014), Nghiên cứu đa dạng di truyền và tính kháng của một số giống đậu tương Việt Nam. Hội thảo quốc gia Bệnh hại thực vật VN, Tp HCM 2014. 3. Trần Thị Trường, ctv (2010), Kết quả điều tra bệnh phấn trắng hại đậu tương. Kết quả nghiên cứu KHCN của Trung tâm NCPT Đậu đỗ 2010. 4. Grau CR (2006), 'Powdery mildew of soybean [online]'. Available from h.wisc.edu/soyheal th/pdf/powdery_mildew_06.pdf (accessed 25 June 2009). ABSTRACT Varietal selection of soybean variety to be resistant to powdery mildew (MICROPHAERA DIFFUSA) Tran Thi Truong, Nguyen Dat Thuan, Nguyen Thi Tuyet, Ho Manh Tuong In order to minimize the damage caused by powdery mildew disease, a study on varietal selection of soybean variety to be resistant to the disease was implemented in different regions. Results conducted from the study showed that powdery mildew disease observed in 6 regions in the North of Viet Nam including Hanoi, Ninh Binh, Vinh Phuc, Ha Nam and Ha Giang was caused by powdery mildew fungus belonging to mitosporic genus Oidium-sub-genus Pseudoidium. In addition, 8 phenotypes of soybean coded William 82, K85389, K7002, K85389, K7002, LMS12, ĐT22, PI205906 of highly resistant to powdery mildew disease (score 0) and 26 phenotypes of very high resistant to disease (score 1) as William 82, K85389, K7002, K85389, K7002, LMS12, ĐT22, PI205906... and sensitive ones as ĐT12, D43, V74. 04.17, 02.76..were also determined. And, what is more, genetic coefficient of 34 soybean accessions ranged from 0.10 to 0.74 and 3 powdery mildew resistant linked markers coded Satt431 (44,4 cM), Barcoyssr-16-1236 and Barcoyssr 16-12-1247(47,8 cM) were recorded and identified. With the above mentioned findings, 12 promissing soybean lines of high yield (2.54 tons/ha) and 2 disease resistant cultivars (infection score 1) have been screened and introduced into large scale of soybean production. Keywords: Markers, Oidium sp, promissing variety, powdery mildew, resistance, Soybean Người phản biện: TS. Nguyễn Thế Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_71_5454_2130158.pdf
Tài liệu liên quan