Nghệ thuật tự sự về chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung - Đỗ Tiến Quân

Tài liệu Nghệ thuật tự sự về chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung - Đỗ Tiến Quân: 62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kho tàng tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc, “Tam quốc diễn nghĩa” là một trong “Tứ đại danh tác” (Bốn bộ sách lớn danh tiếng nhất). “Tam quốc diễn nghĩa” cũng là cuốn tiểu thuyết trường thiên đầu tiên của văn học cổ đại Trung Quốc có chủ đề chính là chiến tranh. Tiểu thuyết gồm 120 hồi, nhưng số lượng các cuộc chiến lớn nhỏ được miêu tả lên tới hơn 40 trận. Trong đó có các trận đại chiến nảy lửa, hoành tráng như: trận Quan Độ, trận Xích Bích, trận Di Lăng, các trận chiến nhỏ và vừa nhưng kịch liệt, tàn khốc như: trận Bộc Dương, trận Nhai Đình. Ngoài ra, còn có hàng trăm cảnh cận chiến với bóng đao thương, tên đạn và sát khí đầy trời. Tác ĐỖ TIẾN QUÂN* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ quandovn@yahoo.com Ngày nhận: 27/4/2017; Ngày hoàn thiện: 05/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VỀ CHIẾN TRANH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN TRUNG TÓM TẮT Một tro...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật tự sự về chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung - Đỗ Tiến Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong kho tàng tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc, “Tam quốc diễn nghĩa” là một trong “Tứ đại danh tác” (Bốn bộ sách lớn danh tiếng nhất). “Tam quốc diễn nghĩa” cũng là cuốn tiểu thuyết trường thiên đầu tiên của văn học cổ đại Trung Quốc có chủ đề chính là chiến tranh. Tiểu thuyết gồm 120 hồi, nhưng số lượng các cuộc chiến lớn nhỏ được miêu tả lên tới hơn 40 trận. Trong đó có các trận đại chiến nảy lửa, hoành tráng như: trận Quan Độ, trận Xích Bích, trận Di Lăng, các trận chiến nhỏ và vừa nhưng kịch liệt, tàn khốc như: trận Bộc Dương, trận Nhai Đình. Ngoài ra, còn có hàng trăm cảnh cận chiến với bóng đao thương, tên đạn và sát khí đầy trời. Tác ĐỖ TIẾN QUÂN* *Học viện Khoa học Quân sự, ✉ quandovn@yahoo.com Ngày nhận: 27/4/2017; Ngày hoàn thiện: 05/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/5/2017 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VỀ CHIẾN TRANH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN TRUNG TÓM TẮT Một trong những nét đặc sắc của “Tam quốc diễn nghĩa” là nghệ thuật tự sự về chiến tranh. Bằng phương pháp lịch sử và phương pháp thực chứng, bài viết chỉ ra, tác giả luôn nắm bắt được những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của cuộc chiến khi thể hiện tương quan, bố trí lực lượng, sự vận dụng chiến thuật, chiến lược, sự biến đổi của tình hình tác chiến một cách toàn cảnh, từ đó làm nổi bật sự tổng kết bài học kinh nghiệm chiến tranh. Nhân vật và trí tuệ luôn trở thành trung tâm của câu chuyện, được khắc họa một cách tinh tế qua các cuộc chiến. Bằng bút pháp linh hoạt, tinh diệu và nghệ thuật xử lý độc đáo, chiến tranh được hiện lên một cách đa dạng, phong phú và có sức cuốn hút mạnh mẽ độc giả. Đây cũng chính là một trong những nguyên do quan trọng để “Tam quốc diễn nghĩa” có sức sống rộng khắp và bền bỉ trong kho tàng văn học cổ đại Trung Hoa. Từ khóa: chiến tranh, nghệ thuật tự sự, Tam quốc diễn nghĩa. phẩm vừa có những quyết sách chiến lược, vừa có những chiến thuật phong phú như: hỏa công, thủy công, mai phục, cướp trại, vây thành, đánh viện, công tâm, gián điệp và phản gián. Điều cần phải chỉ ra là, các chiến dịch luôn được miêu tả hết sức sinh động, làm cho độc giả có cảm giác như đang cùng sống với hơi thở của cuộc chiến, hơi thở của thời đại trong tiểu thuyết. Vì thế, “Tam quốc diễn nghĩa” trở thành hình mẫu cho các tác phẩm viết về chiến tranh sau này. Nhiều tác phẩm về sau cũng chịu nhiều ảnh hưởng của “Tam quốc diễn nghĩa”, có tác phẩm thậm chí còn bê nguyên một số tình tiết cụ thể của “Tam quốc diễn nghĩa” để làm ngữ liệu cho mình (沈伯俊, 2002). Nhưng trên thực tế, chưa 63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 VĂN HÓA - VĂN HỌC v có tác phẩm nào thực sự vượt qua được “Tam quốc diễn nghĩa” về diễn nghĩa lịch sử với đề tài chiến tranh. Đây cũng là điều thu hút được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, cũng như các nhà nghiên cứu. Trong đó, đa phần các nghiên cứu nghiêng về các chủ đề như phiên bản, chủ đề tư tưởng, hình tượng nhân vật, tiêu biểu như: “Tiến triển mới trong nghiên cứu các phiên bản “Tam quốc diễn nghĩa””(《三国演义》版 本研究的新进展)của Thẩm Bá Tuấn, “Bàn về nội dung tư tưởng của “Tam quốc diễn nghĩa”” (论《三国演义》的思想内容)của Lưu Duy Tuấn, “Bàn về đặc trưng định hình hóa hình tượng nhân vật trong “Tam quốc diễn nghĩa””( 论《三国演义》人物形象的定型化特征) của Mẫn Hồng,.... Ngoài ra, cũng có không ít nghiên cứu về nghệ thuật miêu tả chiến tranh, có thể kể đến “Miêu tả chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa””(《三国演义》的战争 描写)của Mạo Hân, Diệp Tư, “Học hỏi kinh nghiệm nghệ thuật viết chiến tranh trong “Tam quốc diễn nghĩa””(向《三国演义》借鉴写战 争的艺术经验)của Thường Lâm Viêm, “Bàn về trận Xích Bích và sự chỉ đạo chiến lược của Tào Tháo”(论赤壁之战与曹操的战略指导) của Vương Trung Hưng. Các nghiên cứu này đa phần hoặc chú trọng đến kết cấu tự sự của tiểu thuyết, hoặc tập trung vào ba đại chiến dịch, hoặc chỉ tập trung miêu tả một nhân vật cụ thể. Tuy nhiên, khi xem xét chủ đề này dưới góc độ riêng biệt, toàn diện với con người làm trung tâm trong một chỉnh thể với sự thống nhất, liên tục về không gian và thời gian, tìm hiểu những điều ẩn giấu sau những cuộc chiến trong tiểu thuyết như bài học kinh nghiệm, tính cách, mưu trí con người, từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật cũng như giá trị thực tiễn của tác phẩm, thì rất ít nghiên cứu đề cập tới. Vì thế, chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu thành tựu nghệ thuật tự sự về chiến tranh của La Quán Trung trong “Tam quốc diễn nghĩa” với góc độ nghiên cứu này vẫn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, góp phần vào việc giảng dạy văn học Trung Quốc nói chung, văn học cổ đại nói riêng. 2. NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VỀ CHIẾN TRANH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” 2.1. Miêu tả toàn cảnh chiến tranh, chú trọng tổng kết bài học kinh nghiệm Các tác phẩm có đề tài chiến tranh khác trước đó thường hay miêu tả lặp đi lặp lại trình tự cố định của cuộc chiến như dựng doanh trại, giao chiến, nhưng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung rất điêu luyện trong việc xử lý các tình huống với thủ pháp linh hoạt. Tác giả thường không quá chú trọng miêu tả cảnh chiến đấu, mà luôn xuất phát từ đại cục để nhấn mạnh sự đấu tranh về mặt chiến lược và chiến thuật. Các chiến dịch lớn nhỏ trong tiểu thuyết, đặc biệt là các trận đại chiến đều được tác giả miêu tả toàn cảnh. Tác giả cũng luôn nắm bắt được những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của cuộc chiến trong thể hiện tương quan, bố trí lực lượng, sự vận dụng chiến thuật, chiến lược và tình hình tác chiến, làm nổi bật bài học kinh nghiệm của cuộc chiến. Chúng tôi cho rằng, ẩn dấu đằng sau dụng ý khi miêu tả chiến tranh một cách toàn cảnh đó, thì cũng là lúc tác giả coi trọng tổng kết bài học kinh nghiệm của từng cuộc chiến, và đây cũng là thông điệp tác giả muốn gửi đến độc giả. Trận Quan Độ là một trận quyết chiến giữa Viên Thiệu và Tào Tháo – hai thế lực quân sự mạnh nhất thời bấy giờ, đồng thời cũng là một trong ba trận chiến lớn nhất trong tiểu thuyết với thắng lợi cuối cùng thuộc về Tào Tháo. Đây cũng là trận chiến kinh điển của chiến thuật “Lấy ít địch nhiều” với yếu tố quyết định thành bại của cuộc chiến là lương thực. Tác giả khắc họa đậm nét yếu tố này. Xét theo cục diện trước cuộc chiến, Tào Tháo chỉ có 7 vạn quân chống chọi với 70 vạn đại quân của Viên Thiệu. Như vậy, Viên Thiệu có ưu thế hơn hẳn về số lượng quân tham chiến. Thời gian đầu, Viên Thiệu cậy có quân đông, lương thực dồi dào nên nhanh chóng chiếm thế thượng phong, nhưng quân Tào Tháo trên dưới một lòng chiến đấu, vì thế hai bên hình thành thế trận giằng co trong nhiều tháng trời. 64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC Do binh lực và lương thực thiếu thốn, Tào Tháo rơi vào thế khó có thể tiếp tục cầm cự, thậm chí ông còn có ý định lui quân về Hứa Xương. Thời khắc quan trọng này, Tào Tháo nghe lời của mưu sĩ Tuân Úc để lệnh cho các tướng sĩ cố sức giữ thế trận. Một thời gian sau, lương thực cạn kiệt, Tào Tháo sai sứ giả đến Hứa Xương giục Tuân Úc tiếp lương khẩn cấp, nhưng sứ giả lại bị mưu sĩ Hứa Du của Viên Thiệu bắt giữ. Hứa Du cầm thư giục viện lương của Tào Tháo đến gặp Viên Thiệu, hiến kế rằng: “Tào Tháo đóng quân tại Quan Độ, giằng co với quân ta đã lâu, thành Hứa Xương đương nhiên không có thực lực mạnh, nếu chúng ta đem một cánh quân tập kích bất ngờ ban đêm, thì có thể hạ thành này, nhân cơ hội này, hai mặt giáp công quân Tào”. Kế này của Hứa Du vô cùng sâu hiểm, nếu thực hiện chắc chắn sẽ đưa Tào Tháo vào thế hung hiểm tột cùng. Nhưng Viên Thiệu không những không đồng ý với kế sách trên, mà còn trách mắng Hứa Du một trận rồi đuổi ra khỏi trướng. Hứa Du vừa thẹn vừa hận, bèn chạy sang hàng Tào, rồi hiến kế cho Tào Tháo dùng hỏa công để thiêu đốt lương thực của quân Viên Thiệu. Tào Tháo lập tức nghe theo, đích thân dẫn quân đi tấn công và thiêu sạch lương thực của Viên Thiệu tại Ô Sào, làm loạn lòng quân Viên Thiệu. Tào Tháo lại dùng kế của Hứa Du, nhân cơ hội Viên Thiệu phân tán binh lực để triển khai tấn công một cách bất ngờ, từ đó giành thắng lợi hoàn toàn. Trong trận đại chiến này, tác giả miêu tả một cách chi tiết sự giao tranh về mặt quyết sách chiến lược của hai bên Tào, Viên. Chỉ rõ, do Viên Thiệu mắc sai lầm liên tiếp vào lúc quan trọng nhất, từ đó mất đi ưu thế và chuốc lấy thất bại thảm hại. Chiến trường chính trận Xích Bích diễn ra tại sông Trường Giang. Ngay từ lúc đầu, bên liên quân Tôn - Lưu đã xác định dùng chiến thuật chính là hỏa công, nhưng sự thành bại của chiến thuật này lại dựa vào “phong” (gió). Do đó, tác giả luôn xoay quanh hai yếu tố “hỏa” và “phong” này để triển khai trận chiến. Tuy quân Tào có hàng nghìn thuyền chiến, nhưng đều là thuyền nhỏ, thêm vào đó “quân Bắc không quen đi thuyền”, “sóng gió trên sông rất mạnh”. Để tạo điều kiện cho hỏa công, Bàng Thống hiến kế cho Tào Tháo dùng “liên hoàn kế”, khóa các chiến thuyền với nhau bằng xích sắt, từ đó tạo thành một thế vững chắc, ngay cả ngựa chiến cũng có thể chạy ở trên được. Dường như, đây là kế hay đã giải quyết được vấn đề không quen thủy chiến của quân Tào. Nhưng do bị gắn chặt với nhau bằng xích sắt, khi một thuyền bị cháy, thì các thuyền khác cũng phải chịu chung số mệnh, đây là cơ sở cho sự thành công của chiến thuật hỏa công cho liên quân Tôn - Lưu. Khi mọi sự chuẩn bị đã xong hết, chỉ còn thiếu một yếu tố duy nhất là hướng gió: “đang là mùa đông, chỉ có gió Tây Bắc, làm gì có gió Đông Nam?”. Quân Tào đóng ở hướng đầu Tây Bắc, còn liên quân Tôn - Lưu lại ở bờ Nam, nếu dùng hỏa công, thì tức là tự thiêu mình. Tào Tháo hiểu rõ điều đó nên “kê cao gối mà ngủ”, còn Chu Du thì lo lắng đến nỗi “miệng phun máu tươi, bất tỉnh nhân sự”. Từ đó, cảnh tượng “Thất tinh đàn Gia Cát Lượng cầu phong” được hiện ra tự nhiên như nó hằng phải có. Tại đây, Gia Cát Lượng phô diễn khả năng “đoạt phép của thiên địa tạo hóa, quỷ thần không lường” mượn được ba ngày gió Đông Nam. Qua hàng loạt sự sắp xếp tinh tế, quân Tào cứ từ từ rơi vào bẫy, điểm mạnh bị biến thành điểm yếu, liên quân Tôn - Lưu thì từ yếu thành mạnh. Cuộc chiến chính thức nổ ra, Hoàng Cái “theo thế gió xuôi thuyền thẳng hướng Xích Bích”, khi tiếp cận trại Tào “thuyền trước nhất loạt nổi lửa, lửa được gió thổi trợ giúp, từng hỏa thuyền giống như mũi tên lao vào trại Tào, khói lửa ngất trời, thuyền quân Tào nhanh chóng bắt lửa, lại bị xích sắt khóa chặt, không thể thoát nổi. Bờ bên kia lại có tiếng pháo lệnh, hỏa thuyền xông tới từ bốn hướng., ba bề mặt sông lửa bốc theo gió, một màu đỏ rực rợp trời”, quân Tào bị nhấn chìm trong biển lửa mênh mông. Khi miêu tả toàn cảnh chiến tranh, tác giả còn vận dụng thủ pháp “trong động có tĩnh”, làm cho quá trình chiến đấu căng thẳng, khốc liệt luôn xen kẽ với những khoảnh khắc lắng đọng, từ đó chiến tranh dường như đã trở thành một bản 65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 VĂN HÓA - VĂN HỌC v nhạc với những nốt trầm bổng, cuốn hút mạnh mẽ độc giả. Ví dụ như Hồi thứ 95, khi chỉ có 2500 quân đối mặt với 15 vạn đại quân của Tư Mã Ý, nhưng Gia Cát Lượng rất nho nhã, ung dung “đốt hương gảy đàn”; trận Xích Bích, Tào Tháo “say rượu ngâm thơ”; hoặc cảnh Tưởng Cán gặp Bàng Thống trước trận Xích Bích: “Đêm ấy sao đầy trời, Tưởng Cán đi ra khỏi am, chợt nghe tiếng người đọc sách tới gần thấy có người đang xem binh thơ trước đèn, trên vách treo thanh gươm”. Trước trận đại chiến, hai bờ Trường Giang sát khí đằng đằng, vậy mà vẫn có người thắp đèn đọc sách. Đây thực sự là những nét chấm phá đầy thi vị, lắng đọng giữa bóng ma chiến tranh đang phủ khắp mọi nơi. Ngoài ra, nghệ thuật miêu tả toàn cảnh cuộc chiến còn được thể hiện ở chỗ, các cuộc chiến lớn nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống. Khi so sánh với một tác phẩm nổi tiếng khác là “Tả truyện” thời Xuân Thu, trong đó mỗi một chiến dịch thường được miêu tả một cách độc lập, thì có thể thấy “Tam quốc diễn nghĩa” đã có sự phát triển nhảy vọt. Nếu chia các cuộc chiến theo các cấp độ, thì trận Quan Độ, Xích Bích, Di Lăng có thể xếp vào cấp 1, trận 18 lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác, phá Kí Châu, định Liêu Đông là cấp 2, và hàng loạt các trận chiến nhỏ khác là cấp 3. Các trận chiến cấp 1 quyết định các trận chiến cấp 2, cấp 3, đồng thời, hàng loạt các trận chiến cấp 2, cấp 3 này lại là cơ sở để bùng phát các trận chiến cấp 1, giúp hình thành nên tầng lớp, thứ bậc, hệ thống trong nghệ thuật miêu tả chiến tranh của tác giả. Có thể thấy, về phương diện miêu tả chiến tranh, “Tam Quốc diễn nghĩa” đã phá vỡ tư duy logic chiến tranh thông thường, tức là không miêu tả thuần túy cuộc chiến, mà luôn thể hiện đầy đủ toàn cảnh quan hệ, bối cảnh phức tạp về chính trị, ngoại giao của hai bên giao chiến, đồng thời đi tìm hiểu nguyên nhân thành bại của cuộc chiến trong mối quan hệ phức tạp đó, chú trọng tổng kết bài học kinh nghiệm. Tác giả luôn chú ý tính hệ thống của cuộc chiến, xen vào đó là những nét chấm phá tinh tế, có sức hấp dẫn nghệ thuật sâu sắc. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn khi so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề trong văn học cổ đại Trung Quốc. 2.2. Lấy nhân vật làm trung tâm, thông qua miêu tả chiến tranh để khắc họa hình tượng nhân vật Văn học là phản ảnh của xã hội, việc khắc họa hình tượng nhân vật là một nhiệm vụ trọng tâm trong sáng tác văn học. Tào Học Vĩ cho rằng, một trong những đặc điểm của La Quán Trung khi miêu tả về chiến tranh là “tạo nên mâu thuẫn trong xung đột tính cách của nhân vật, từ đó triển khai các tình tiết, rồi lại khắc họa tính cách nhân vật trong khi phát triển các tình tiết” (曹学伟, 1986, tr.260). Tác giả luôn đặt việc khắc họa nhân vật lên vị trí trọng tâm của câu chuyện, thông qua chiến tranh để bộc lộ rõ nét bản chất linh hồn, tính cách, thần tháicủa con người, từ đó làm cho chiến tranh hiện ra một cách đa dạng, biến hóa khôn cùng, lại làm cho hình tượng nhân vật cũng trở nên vô cùng sống động. Như đã nói ở phần trên, trận Quan Độ là cuộc quyết chiến giữa hai tập đoàn quân sự Viên, Tào, nhưng trọng tâm của tiểu thuyết ở phần này lại tập trung miêu tả hình tượng thủ lĩnh của hai bên. Ngay từ đầu, tác giả đã so sánh về sự khác biệt giữa tính cách của Viên Thiệu và Tào Tháo, từ đó dự báo nguyên nhân thành bại của hai bên trong cuộc chiến. Viên Thiệu tuy thích dùng mưu kế nhưng thiếu quyết đoán, không biết trọng dụng người tài. Phát động chiến tranh mà không lắng nghe ý kiến can gián đầy sáng suốt của mưu sĩ Điền Phong. Trong thời khắc quyết định sự thành bại của cuộc chiến lại không nghe lời của Thư Thụ: “kiên trì giữ trận, không xuất binh, đợi cho quân Tào lương thực cạn kiệt, không đánh mà tan”. Viên Thiệu cũng không tiếp thu ý kiến của mưu sĩ Thẩm Phối và Hứa Du, tự quyết định điều tướng nghiện rượu Thuần Vu Quỳnh canh giữ lương ở Ô Sào, làm cho Ô Sào thất thủ, lương thảo bị đốt sạch, Hứa Du cùng đường phải sang hàng quân Tào. Trong lúc nguy cấp, Viên Thiệu lại không nghe theo Trương Cáp, mà lại tin kế của Quách Đồ, làm cho Trương Cáp, Cao 66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC Lãm rơi vào thế phải hàng Tào, từ đó dẫn đến thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu. Ngược lại, trong xây dựng chiến thuật tác chiến, Tào Tháo luôn biết lắng nghe ý kiến của Tuân Du, Tuân Úc; khi nghe tin Hứa Du đến hàng “Tháo vui mừng đến nỗi không kịp xỏ giày, đi ra ngoài đón tiếp”, chỉ nội chi tiết này thôi đã đủ nói lên sự tiếp đón Hứa Du long trọng và chân thành đến mức nào; Tào Tháo cũng không mảy may nghi hoặc đề nghị của Hứa Du về việc đốt lương thảo của Viên Thiệu, mà còn đích thân dẫn quân đi tập kích Ô Sào; khi Trương Cáp, Cao Lãm đến hàng thì lập tức trọng dụng, đồng thời lệnh cho hai tướng này làm tiên phong dẫn quân truy kích tàn quân của Viên Thiệu, giành được thắng lợi giòn giã. Cả cuộc chiến Quan Độ, tính cách, trí tuệ của thủ lĩnh tối cao cả hai phía được miêu tả một cách rõ ràng. Từ đây, nguyên nhân thành bại của cuộc chiến cũng được bộc lộ một cách rõ nét. Ngay cả sau khi chiến dịch kết thúc, tác giả còn bổ sung thêm một cảnh vô cùng đặc sắc: một bên là cảnh Viên Thiệu do đố kỵ hiền tài mà giết mưu sĩ Điền Phong – người từng hết lòng can gián Viên xuất quân do đoán trước được kết cục thảm bại của quân Viên Thiệu, còn một bên là cảnh Tào Tháo đốt hết tài liệu hồ sơ cũ của những người theo hàng mình, thể hiện sự khoan hồng độ lượng của người lãnh đạo. Có thể thấy, cuộc chiến kết thúc thì cũng là lúc hình tượng hai nhân vật chính trên được bộc lộ một cách rõ ràng hơn bao giờ hết trước mắt độc giả. Trận Di Lăng cũng như vậy, nếu chỉ đọc qua thì độc giả có cảm giác đây chỉ là quá trình và kết quả của cuộc chiến do Lưu Bị phát động nhằm tiêu diệt quân Ngô, nhưng khi xem xét thật kỹ, mới thấy rằng, trọng điểm của cuộc chiến nằm ở nhân vật Lục Tốn. Tuy thân phận không sánh ngang được với Lưu Bị, nhưng bằng sự cẩn trọng, trầm tĩnh, tỉnh táo và tài trí của mình, Lục Tốn đã giành chiến thắng oanh liệt trước Lưu Bị – người nôn nóng, chủ quan khinh địch. Việc hoạch định và tổ chức chiến tranh không tách rời vai trò của con người, mỗi thành công hay thất bại của cuộc chiến cũng đều có liên quan chặt chẽ đến tài năng và tính cách của người lãnh đạo, chỉ huy. Đây chính là điều tác giả muốn gửi gắm đến độc giả. Qua các cuộc chiến, những nhân vật trong “Tam quốc diễn nghĩa” lần lượt được hiện ra với các sắc thái khác nhau, có những anh hùng mang tính cách điển hình, cũng có những hình tượng nghệ thuật độc đáo, ví dụ gian hùng như Tào Tháo, trung nghĩa anh dũng như Quan Vũ, gan to lớn mật như Triệu Vân, tâm địa hẹp hòi như Chu Du, trung hậu thật thà như Lỗ Túc.... Những nhân vật điển hình đó đều có tính cách nổi bật, và tính cách của họ cũng chủ yếu được khắc họa một cách rõ ràng qua chiến tranh – một môi trường hết sức tiêu biểu của tác phẩm. 2.3. Lấy “mưu trí” làm trọng tâm miêu tả Khi so sánh với các tiểu thuyết trường thiên cổ đại khác của Trung Quốc, “Tam quốc diễn nghĩa” còn có một điểm thu hút lớn đối với độc giả. Đó là, ngoài sức hấp dẫn về mặt thẩm mỹ văn học, còn có thể thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu tri thức của họ. Thậm chí hoàng đế Khang Hi từng hạ chiếu chỉ in một nghìn cuốn để tặng cho các tướng soái, tổng binh vùng Mãn Châu, Mông Cổ. Các thủ lĩnh nghĩa quân như Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành, Hồng Tú Toàn đều coi “Tam quốc diễn nghĩa” là “cuốn bí kíp duy nhất trong trướng”, để học hỏi nghệ thuật tác chiến, cũng vì thế mà có tác giả cho rằng, tiểu thuyết có giá trị thực chiến nhất định (朱一玄, 1990, tr.748). Nhưng lại có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, giá trị thực sự của tiểu thuyết nằm ở chỗ, những triết lý sâu xa về trí tuệ con người tiềm ẩn trong miêu tả về những cuộc chiến được thể hiện một cách tinh tế, khéo léo (鲁德才,陈洪, 1988, tr.6). Trí tuệ trong tiểu thuyết thường được thể hiện dưới các “kế”, như “Liên hoàn kế”, “Khổ nhục kế”, “Phản gián kế”, “Mỹ nhân kế”. Gần như hầu hết ba mươi sáu kế trong binh pháp cổ đại của Trung Quốc đều được tái hiện trong tiểu thuyết, thậm chí còn sâu sắc hơn cả trong binh pháp cổ (任昭坤, 2003). 67KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 VĂN HÓA - VĂN HỌC v “Phản gián kế” là một kế sách hữu dụng mà nhiều lần tiểu thuyết đề cập tới, đặc sắc nhất là “phản gián kế” mà Tào Tháo áp dụng để ly gián Mã Siêu, Hàn Toại. Năm Kiến An thứ 16 (năm 221), nhằm báo phụ thù, Mã Siêu liên minh với Hàn Toại khởi binh Tây Lương đánh Tào. Sau một số trận giao tranh, thế trận bắt đầu không có lợi với liên minh Mã Hàn. Để đảm bảo thắng lợi cho trận quyết chiến, Tào Tháo dùng “phản gián kế” một cách hết sức vi diệu. Vốn cha của Tào Tháo và cha của Hàn Toại ngày trước cùng thi đỗ khoa Hiếu Liêm, Tào Tháo và Hàn Toại lại cùng theo nghiệp đèn sách, khoa cử, nên khi một mình hẹn gặp Hàn Toại trước trận, Tào Tháo “chỉ nhắc chuyện xưa, không đề cập đến quân sự”, điều này làm cho Mã Siêu “lòng đầy hồ nghi, rút quân mà không nói một lời”. Tào Tháo về đến trại, y theo mưu của Giả Hủ, đích thân viết một bức thư gửi cho Hàn Toại, trong thư có nhiều chỗ cố ý dập xóa, biểu đạt hàm hồ, làm cho Mã Siêu càng nghi ngờ gấp bội. Sau cùng Tào lại sai Tào Hồng xác nhận trước mặt, làm cho Hàn Toại hàm oan mà không thể nào giải thích được, liên minh Mã - Hàn cũng vì thế mà tan rã. Nhân cơ hội này, Tào Tháo tiến đánh phá tan quân Tây Lương một cách dễ dàng. Về “Không thành kế”, Hồi thứ 95 trong tiểu thuyết miêu tả cảnh Gia Cát Lượng xuất binh Kỳ Sơn, đại quân đến đâu giành thắng lợi đến đó. Không ngờ, Mã Tốc làm mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng đành phải rút quân. Khi rút, lại lệnh cho thuộc tướng đem quân đi chặn đánh địch, bảo vệ cho đại quân rút lui. Tại Tây Thành, Gia Cát Lượng bất ngờ bị rơi vào vòng vây của Tư Mã Ý. Lúc này, bên cạnh Gia Cát Lượng không còn một viên đại tướng nào, “chỉ còn một bọn quan văn, mà trong số năm nghìn quân theo Khổng Minh thì đã chia một nửa cho vận lương về trước rồicác quan nghe tin ấy, ai nấy đều mất vía”. Trong lúc nguy cấp này, Khổng Minh hạ lệnh “hạ cờ, thôi đánh trống, mở toang bốn cửa thành, mỗi cửa cắt hai chục lính ăn mặc giả làm dân thường quét tước dọn dẹpKhổng Minh ngồi trên địch lâu, đốt hương gảy đàn”. Tư Mã Ý xem xong, lấy làm nghi lắm, nói “Gia Cát Lượng xưa nay vốn cẩn thận, chưa từng dám làm liều. Nay cửa thành mở toang thế kia, tất có quân mai phục”, liền đổi hậu quân làm tiền quân, nhằm hướng Bắc Sơn rút chạy. Có thể nói, không thành kế của Gia Cát Lượng đã đạt được thành công rực rỡ, giống như lời của các tướng dưới quyền “Thừa tướng huyền cơ, quỷ thần cũng không biết đâu mà lường”. Đây là chi tiết đặc sắc mang đầy chất kịch tính, rất phù hợp để thể hiện đảm lược và trí tuệ phi thường của Gia Cát Lượng, là một cuộc “so găng” tâm lý giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. Khi Ý dẫn quân đến Tây Thành, đối diện với thế trận “không thành” mà Khổng Minh sắp đặt, diễn biến tâm lý của Ý là: Gia Cát bình sinh không dám làm liều, vì thế đây chắc chắn là nơi hung hiểm với phục binh ở trong. Ở đây, Tư Mã Ý cho rằng, phương pháp suy luận của mình là chính xác, logic do đã căn cứ vào sự hiểu biết đối phương để đưa ra phán đoán. Còn suy luận của Khổng Minh lại cao hơn một bậc, đó là trên cơ sở việc nắm địch, suy đoán địch sẽ phán đoán về ta như thế nào để đưa ra quyết sách “không thành kế” như vậy. Trong cuộc chiến cân não này, Khổng Minh đã chứng tỏ tài trí hơn hẳn đối phương của mình. Từ đây, “Không thành kế” tại Tây Thành trở thành điển hình tiêu biểu cho chiến thuật này trong lịch sử quân sự cổ đại Trung Quốc. Đồng thời, nghệ thuật miêu tả tâm lý đối với Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng cũng đã làm nổi bật những nguyên tắc cơ bản khi vận dụng chiến thuật đó, vì thế, tuy là hư cấu về văn học, nhưng lại sâu sắc và hình tượng hơn tất cả các binh thư khác thời cổ đại. Còn nhiều kế sách khác thể hiện “mưu trí” tuyệt vời của nhân vật trong tiểu thuyết, ví như “Mỹ nhân kế”, “Khổ nhục kế” mà Điêu Thuyền áp dụng nhằm chia rẽ liên minh Đổng Trác - Lã Bố. Đương thời, liên minh này hoành hành khắp triều Hán, lạm sát bá quan văn võ và thường dân vô tội. Trong hoàn cảnh ấy, quan tư đồ Vương Doãn nảy ra ý định lập kế liên hoàn để chống lại. Ông nói với con gái nuôi tài sắc là Điêu Thuyền: “Nguyên cha con Đổng Trác là phường háo sắc, cha muốn dùng “liên hoàn kế”, trước đem con hứa gả cho Bố, rồi sau lại hiến cho Trác. Con ở 68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC giữa tùy cơ ứng biến làm cho cha con nó trở mặt giết nhau”. Nghe lời cha, Điêu Thuyền một mặt khóc lóc với Lã Bố là mình bị Đổng Trác cướp đi cưỡng bức, một mặt lại nỉ non với Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ. Cứ thế, liên minh này dần bị rạn nứt, và cuối cùng là cao trào Lã Bố giết Đổng Trác tại triều ca. Với trí thông minh và “liên hoàn kế” được thực hiện một cách hoàn hảo, mỹ nữ Điêu Thuyền đã làm được một trận chiến phi thường với thành công vang dội. “Mỹ nhân kế”, “Khổ nhục kế” và tài năng của Điêu Thuyền được nâng lên hàng nghệ thuật sánh vai với các anh hùng xuất chúng khác. Điều này cũng giống như nhận xét của nhà phê bình văn học Mao Tông Cương: “Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại làm được điều đó. Ba anh em Lưu, Quan, Trương không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm giáp khôi, lấy mày ngài làm binh khí, tên đạn, lấy nước mắt nũng nịu làm mai phục, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường đáng sợ thay” (毛 宗岗, 2006, tr.26). Sự mưu trí trong kế sách này đã được tác giả đẩy lên một tầm cao khó ai có thể bì kịp, trở thành “kinh điển của kinh điển” trong chiến thuật tác chiến thời cổ đại, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong văn học cổ đại Trung Quốc. 2.4. Góc độ miêu tả chiến tranh đa dạng, bút pháp linh hoạt, tinh diệu Đầu thế kỷ 20, cùng với sự du nhập với số lượng lớn các tác phẩm văn học phương Tây, nhiều học giả Trung Quốc cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu so sánh văn học Trung Quốc với nước ngoài. Đây cũng là thời gian xuất hiện một số tiếng nói nghi ngờ thành tựu nghệ thuật miêu tả chiến tranh của “Tam quốc diễn nghĩa”. Ví dụ như, Giải Thao cho rằng: “Luận chiến trong “Tam quốc diễn nghĩa” rất tầm thường về phương diện luận bàn chiến sự, tiểu thuyết Tây dương sinh động, có hồn hơn hẳn nước ta” (朱一玄, 1990, tr.130), hoặc như Trứ Siêu: “Tiểu thuyết Tây dương giỏi về miêu tả chiến tranh còn như tiểu thuyết chiến tranh như “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc, số lượng cuộc chiến nhiều, một người viết quá nhiều cuộc chiến, thì không thể làm cho chúng trở nên sinh động được. Ngoài ra, quân sự Tây dương với pháo đạn được thể hiện rộng khắp trong tác phẩm, còn Trung Quốc thì lại không có thứ vũ khí đó, vì thế nếu không luận chiến thì thôi, còn nếu luận chiến thì chỉ là đao kiếm. Nếu luận về hỏa công và thủy công, thì các sách trước đó đã nói hết rồi, đây cũng chính là điều làm cho tác phẩm viết về chiến tranh của Trung Quốc không sinh động được” (毛宗岗, 2006, tr.137). Dưới một góc độ nhất định, những nhận xét trên cũng phần nào nói lên căn bệnh cố hữu của tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc khi viết về chiến tranh. Thế nhưng, cho dù “Tam quốc diễn nghĩa” xuất hiện nhiều trận chiến có vẻ tương tự nhau, nhưng với trí tưởng tượng phong phú, thiên phú quân sự và bút pháp của bậc thầy về ngôn ngữ La Quán Trung, những cuộc chiến luôn được hiện ra với nhiều dáng vẻ và màu sắc khác nhau. “Hỏa công” là một phương thức tác chiến thường xuất hiện trong “Tam quốc diễn nghĩa”. Theo thống kê, có 89 lần tiểu thuyết nhắc đến chiến thuật này, trong đó, có 24 lần dùng hỏa công trực tiếp tiêu diệt địch; 42 lần dùng hỏa công làm cho địch rối loạn, nhân cơ hội đó tiêu diệt địch; 16 lần phóng hỏa để làm tín hiệu liên lạc hợp đồng tác chiến; 7 lần phóng hỏa đốt cháy kho tàng, giao thông, thành trì địch. Với số lượng dùng hỏa công nhiều như vậy, nhưng mỗi lần lại được thực hiện một cách khác nhau. Ví dụ như cảnh Lã Bố dùng lửa đốt Bộc Dương, là “đóng cửa thành lại mà đốt”, làm cho Tào Tháo “cánh tay bị bỏng, râu tóc đều bị đốt”, may nhờ có Điển Vi cứu mới thoát nạn; Khổng Minh dùng lửa đốt gò Bác Vọng, là lợi dụng địa hình núi rừng phức tạp, trước đốt cây gỗ, sau đốt lau sậy, làm cho quân Tào chết nhiều không kể xiết; trận Tân Dã, Khổng Minh trước hết rút quân khỏi thành để cho quân địch tới chiếm đóng, rồi nhân lúc địch chủ quan để dùng hỏa công tiêu diệt 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 VĂN HÓA - VĂN HỌC v địch “lệnh cho quân mai phục ba hướng cửa Tây, Nam, Bắc nhất tề bắn tên lửa vào trong thành khắp huyện thành là lửa đỏ”, đợi cho quân Tào rút khỏi Tân Dã qua sông Bạch, lại sai Quan Vũ xả nước xuống nhấn chìm địch. Ở đây, việc phối hợp liên hoàn kế hỏa công với thủy công đã giúp Khổng Minh giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc chiến; trận Xích Bích, Chu Du dùng kế làm cho quân Tào cột chặt các chiến thuyền với nhau bằng xích sắt, sau đó nhân sức gió Đông Nam, lệnh cho Hoàng Cái dẫn đội hỏa thuyền làm tiên phong xông thẳng vào thủy trại quân Tào, “thuyền quân Tào nhanh chóng bắt lửa, lại bị xích sắt khóa chặt, không thể thoát nổi”; trận Di Lăng, Lục Tốn dùng lửa đốt doanh trại quân Thục, đó chính bởi vì do Lưu Bị đóng quân ở “mé núi, nơi thấp và hiểm trở, đấy là binh gia đại kỵ”. Lục Tốn cũng lợi dụng gió Đông Nam để thực hiện hỏa công “có 40 trại Thục, đốt 20 trại, cứ cách một trại đốt một trại”, làm cho “lửa cháy rừng rực khắp nơi, xác chết đè lên nhau tắc cả dòng sông”; trận Bàn Xà, Khổng Minh dùng lửa đốt quân giáp mây của Ngột Đột Cốt, trước hết cho người chôn địa lôi, sau đó dụ quân Man vào trong hang để đốt “cỗ xe trước mặt, toàn chứa củi khô cỏ ráo, bốc cháy đùng đùng cửa hang đằng sau thuốc súng nổ tứ tung lửa ở hai bên sườn núi ném ra, lửa bay đến đâu, địa lôi dưới đất nổ tung đến đấy. Trong hang đỏ rực toàn lửa, hơi bén vào áo giáp mây là cháy. Ngột Đột Cốt và ba vạn quân ôm nhau chết thui cả trong Bàn Xà”. Đều là hỏa công, nhưng tính cách, phong thái của người thực thi cũng không giống nhau, đặc điểm thời tiết, khí hậu, địa lý của chiến trường, cách dùng hỏa công cũng rất khác nhau. Nhưng điều giống nhau là, tất cả những cảnh tượng đó được tái hiện như thực, làm cho độc giả đắm chìm trong thế giới tiểu thuyết, như đang sống với thực tại những cuộc chiến mà tiểu thuyết đang bày ra trước mắt. “Thủy công” cũng là phương thức tác chiến đặc sắc được xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết. Ví dụ như trận Nghiệp Thành, Tào Tháo vây thành đánh mãi không được, bèn quyết định dùng nước sông Chương để vây thành “trước hết sai quân đào hào dài 40 dặm quanh Nghiệp Thành đào rất nông” để làm cho quân Viên Thượng coi thường, cho rằng con hào đó vô hại, nhưng đến đêm thì “tăng quân gấp mười lần để đào, đến trời sáng thì hào đã rộng và sâu hai trượng, đưa nước sông Chương vào vây thành”. Bị cô lập, Nghiệp Thành thiếu lương thực trầm trọng, quân dân chết đói nhiều”; trận Phàn Thành, Quan Vũ lợi dụng bảy đạo quân do Vu Cấm chỉ huy hạ trại tại vùng đất thấp Tăng Khẩu, bèn sai quân phá đê đưa nước sông Tương Giang nhấn chìm quân Tào “nước tràn lan bốn phía, bảy đạo quân hỗn loạn, người bị nước cuốn trôi nhiều không kể xiết”. Có thể thấy, cảnh hỏa công, thủy công trong tiểu thuyết một mặt dựa vào thực sử, một mặt lại căn cứ vào sự khác biệt của thời gian, địa điểm, điều kiện, tính cách, trí tuệ của chủ tướng, cùng với trí tưởng tượng phong phú của tác giả đã được hiện ra hết sức sinh động, mỗi lần áp dụng lại mang một dáng vẻ tươi mới mà không hề trùng lặp. Điều này cũng giống như nhận xét của nhà phê bình văn học Mao Tông Cương: “Cảnh hỏa công, thủy công trong “Tam quốc diễn nghĩa” không chỉ xuất hiện một lần, nhưng để tìm được sự trùng lặp, dù chỉ một chữ thôi cũng quá khó điều này cũng giống như đều là cây, là cành, là lá, là hoa, nhưng gốc rễ, nụ, hương, quả lại khác nhau, đều có màu sắc riêng của mình” (毛宗岗, 2006,tr.6). Một điều dễ dàng nhận thấy, phương pháp miêu tả chiến tranh của La Quán Trung rất linh hoạt, tinh diệu. Tác giả rất điêu luyện trong việc căn cứ vào tình huống chiến tranh để có những xử lý về mặt nghệ thuật cho phù hợp. Vì thế, chiến tranh dưới ngòi bút của ông hiện ra rất phong phú, đa dạng, hoặc là lấy yếu thắng mạnh, hoặc lấy mạnh hiếp yếu, hoặc thắng trước thua sau, hoặc thắng trong thế thua, hoặc dùng hỏa công, hoặc dùng thủy công, hoặc dùng trí, hoặc cường tập, hình thức đa dạng, biến hóa khôn lường. Dưới ngòi bút của tác giả, các cuộc chiến dù lớn hay nhỏ đều có đặc trưng riêng, không trùng lặp, điều này cũng giống như sự phức tạp và đa dạng của bản chất chiến tranh (谢灵, 2010). 70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017 v VĂN HÓA - VĂN HỌC 3. KẾT LUẬN Là tác giả bộ tiểu thuyết trường thiên diễn nghĩa lịch sử đầu tiên với đề tài chiến tranh làm chủ đạo trong văn học cổ đại Trung Quốc, trong quá trình sáng tác của mình, La Quán Trung đã tiếp thu rộng rãi các yếu tố dã sử, chính sử và các bài học kinh nghiệm của các tác giả trước đó, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút tinh diệu của mình để đem lại cho độc giả những khắc họa hoành tráng, toàn cảnh một thời đại lịch sử đầy biến động của Trung Quốc. Ở đó, những cuộc chiến luôn được hiện ra một cách sinh động, giàu hình ảnh, là điển hình về nghệ thuật tự sự về chiến tranh trong văn học cổ đại Trung Quốc, ảnh hưởng đến lớp lớp thế hệ nhà văn trong và ngoài Trung Quốc cho đến cả ngày nay./. Tài liệu tham khảo: 1.曹学伟(1986),“夷陵之战”的情 节和人物塑造,三国演义学刊,四川省社会 科学院出版社,成都。 2.纪德君(2000),明清历史演义小说 艺术论,北京师范大学出版社,北京。 3.鲁德才,陈洪(1988),《三国演义》 中的军事心理学,海南大学学报,第3期。 4.毛宗岗(2006),毛宗岗批评本三国 演义,岳麓书社出版社,长沙。 5.梅新林、韩伟(2002),《三国演 义》研究的百年回顾与前瞻,文学评论,第 1期。 6.任昭坤(2003),《三国演义》是最 优秀的战争历史小说——《三国》军事校注 本的成书理由,天府新论,第4期。 7.沈伯俊(2002),三国演义新探,四 川人民出版社,成都。 8.谢灵(2010),谈《三国演义》战争 艺术的审美价值,黑龙江史志,第5期。 9.郑铁生(2000),三国演义叙述艺 术,新华出版社,北京。 10.朱一玄(1990),明清小说资料汇 编,齐鲁书社,济南。 THE NARRATIVE ART ABOUT WAR IN “THE ROMANCE OF THREE KINGDOMS” BY LUO GUAN ZHONG DO TIEN QUAN Abstract: One of the characteristics of “The Romance of Three Kingdoms” is the narrative art of war. By historical and positive method, the article shows that the author always grasps the key factors that determine the success or failure of the war when showing correlation, deployment, the use of tactics and strategy, the change of combat situation ... in a panoramic way, thereby highlighting the lessons learned from the war. Characters and wisdom have always been the heart of the story, delicately portrayed in battles. With its versatile, sophisticated and unique handling art, war is manifested in a diversified and rich way, it has a powerful appeal to readers. This is also one of the important reasons for “The Romance of Three Kingdoms” to have a wide and persistent vitality in the ancient Chinese literature. Keywords: war, narrative art, Three Kingdoms.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf59_2474_2137244.pdf
Tài liệu liên quan