Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên

Tài liệu Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0100 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 51-60 This paper is available online at NĂNG LỰC NÊU GƯƠNG CỦA CHAMẸ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC CON Ở LỨA TUỔI THIẾU NIÊN Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích về năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con chưa cao. Cha mẹ chưa có nhận thức đầy đủ về phương pháp nêu gương nên trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều hạn chế. Có sự khác biệt về năng lực nêu gương giữa những nhóm cha mẹ ở độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Từ khóa: Năng lực, năng lực nêu gương của cha mẹ, thiếu niên, cha mẹ, giáo dục. 1. Mở đầu Thiếu niên là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới đời...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0100 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 51-60 This paper is available online at NĂNG LỰC NÊU GƯƠNG CỦA CHAMẸ TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC CON Ở LỨA TUỔI THIẾU NIÊN Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo tập trung phân tích về năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con chưa cao. Cha mẹ chưa có nhận thức đầy đủ về phương pháp nêu gương nên trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều hạn chế. Có sự khác biệt về năng lực nêu gương giữa những nhóm cha mẹ ở độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Từ khóa: Năng lực, năng lực nêu gương của cha mẹ, thiếu niên, cha mẹ, giáo dục. 1. Mở đầu Thiếu niên là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới đời sống nhân dân dần dần được cải thiện; vì vậy, thiếu niên ngày càng được quan tâm giáo dục có chất lượng hơn. Giáo dục gia đình là sự khởi đầu sớm nhất, dù muốn hay không, dù cố tình hay vô ý thì những hành động của cha mẹ, những người thân đều tác động đến các giác quan của các em và các em tập nhiễm hoặc học tập những mẫu hành vi của người lớn, nhanh chóng biến thành hành vi của chính các em. Các số liệu xã hội học và tâm lí học thu thập được của các đề tài khác nhau cho thấy, các em phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên người ấy dễ mang tính bạo lực và sẽ dẫn đến có những hành vi lệch chuẩn. Sự ảnh hưởng này dẫn đến tư tưởng giải quyết mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực, đặc biệt ở nhóm đối tượng là thanh niên, đã từng chứng kiến hành vi phạm tội và hành vi bạo lực trong gia đình. Và theo số liệu của Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân trong đề tài nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện gia tăng tội phạm giết người trong các năm 2007- 2011 cho biết: Có tới 46% số người phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp, có vấn đề (đa số các gia đình này có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi pháp); 18% đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ li hôn phải sống với anh chị, ông bà từ nhỏ; có 14% đối tượng sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp (mặc dù có đầy đủ cha mẹ, vợ chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng và các anh chị em thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã thường xuyên xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ, vợ hoặc chồng có lối sống buông thả, ích kỷ, sĩ diện hão hoặc nuông chiều nhau thái quá; 11% có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; chỉ có 4% xuất phát từ gia đình bình thường. Đó là vấn đề đáng báo động cho các bậc Ngày nhận bài: 13/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/8/2016. Liên hệ: Vũ Thị Khánh Linh, e-mail: vuthikhanhlinh@gmail.com 51 Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế làm cha mẹ hiện nay; cha mẹ cần là những tấm gương sáng, gương lành và gương tốt để các con noi theo. Vậy trong quá trình giáo dục con hiện nay, cha mẹ Việt có còn coi trọng phương pháp nêu gương nữa hay không? Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở mức độ nào? Hiệu quả của phương pháp nêu gương đối với thiếu niên hiện nay ra sao? Đó chính là những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay. Từ năm 1936 đến năm 1984, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về năng lực chuyên môn ra đời như: công trình nghiên cứu của A.N.Lêônchiev, X.L. Rubinstein, N.B. Annanhép... [dẫn theo 1]. Ở trong nước vấn đề năng lực cũng được đề cập trong khá nhiều công trình nghiên cứu ở các phương diện khác nhau như: năng lực sư phạm, năng lực tự học, năng lực nghề nghiệp, năng lực ứng phó. . . [1, 3-6]. Trước đây, khái niệm năng lực được coi là tiềm năng tâm lí của cá nhân đối với hoạt động thì giai đoạn hiện nay khái niệm này được tiếp cận theo hướng là sự huy động, vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, thái độ và kĩ năng của cá nhân để hoàn thành có kết quả các hoạt động hay các công việc nhất định [15]. Khi đề cập đến nêu gương trong các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tác giả thường coi nêu gương như một phương pháp giáo dục, chứ chưa đề cập đến năng lực nêu gương của các lực lượng giáo dục như năng lực nêu gương của giáo viên, năng lực nêu gương của cha mẹ...[5];[16]. Trong các công trình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục con của các bậc cha mẹ, chúng tôi nhận thấy các hướng nghiên cứu đang chỉ xoay quanh các vấn đề cụ thể như phương pháp hay phong cách giáo dục con của cha mẹ [8];[12], nhưng chưa có công trình nào đề cập đến năng lực giáo dục con nói chung và năng lực nêu gương trong quá trình giáo dục con của các bậc cha mẹ. Từ những vấn đề trên đây, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Năng lực nêu gương của phụ huynh có con ở tuổi thiếu niên.” Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực tế năng lực nêu gương của các bậc phụ huynh hiện nay thông qua đánh giá của các bậc phụ huynh, của con, và giáo viên. Bên cạnh đó đề ra những giải pháp giúp các bậc cha mẹ nâng cao năng lực nêu gương của mình trong việc giáo dục con cái, đảm bảo tốt vai trò giáo dục gia đình trong xã hội hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm nhóm mẫu và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên 138 cặp phụ huynh – học sinh tại hai trường THCS Nguyễn Tất Thành và THCS Tiên Kiên, và giáo viên tại hai trường THCS nói trên. Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu, quan sát, điều tra viết, tham khảo ý kiến chuyên gia, xử lí số liệu bằng thống kê toán học... trong quá trình nghiên cứu đề tài, trong đó phương pháp điều tra viết là phương pháp nghiên cứu chính. Từ những nghiên cứu lí luận, chúng tôi xây dựng khái niệm năng lực nêu gương của cha mẹ là sự phối hợp một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn, hiệu quả cả 3 mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của cha mẹ trong việc sử dụng những tấm gương hoặc chính bản thân cha mẹ để hình thành cho con những quy chuẩn đạo đức, hành vi, phát triển nhân cách toàn diện và đạt được mục đích giáo dục đã đề ra. Từ việc phân tích, thao tác hóa khái niệm trên thành các chỉ báo, chúng tôi xây dựng một mẫu dành cho cha - mẹ bao gồm 72 item. Mẫu phiếu dành cho con bao gồm 30 item. Mỗi item được xây dựng theo tình huống hoặc câu hỏi khác nhau. Mỗi tình huống hoặc câu hỏi bao gồm ba phương án trả lời thể hiện 3 mức độ của năng lực nêu gương: thấp, trung bình và cao. Từ mức điểm này chúng tôi chia thành các thang đo cho từng nội dung, tổng hợp các nội dung nhỏ, tiến hành so 52 Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên sánh giữa tự đánh giá của cha mẹ với đánh giá của con là kết quả năng lực sử dụng phương pháp nêu gương trong việc giáo dục con của các bậc cha mẹ. 2.2. Nhận thức của cha mẹ về phương pháp nêu gương trong quá trình giáo dục con Để tìm hiểu năng lực nêu gương của các bậc cha mẹ hiện nay, chúng tôi tiến hành so sánh nhận thức của cha và mẹ của học sinh về ý nghĩa, vai trò, nội dung của phương pháp nêu gương trong quá trình giáo dục con. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1. Nhận thức của cha và mẹ về phương pháp nêu gương Nhận thức Cha Mẹ SL % SL % Các mức độ (%) Thấp 4 5.8 2 2.9 Trung bình 41 59.4 43 62.3 Cao 24 34.8 24 34.8 ĐTB 2.29 2.32 Qua số liệu trong bảng trên, ta có thể thấy mức độ nhận thức của cha và mẹ về phương pháp nêu gương trong quá trình giáo dục con của cha mẹ ở mức độ trung bình, với ĐTB về nhận thức của cha và mẹ dao động ở mức 2.29 đến 2.32 và tỉ lệ phụ huynh có điểm số ở mức độ trung bình chiếm cao nhất trong 3 mức độ (59.4% đối với cha và 62.3% đối với mẹ). Qua phỏng vấn một số bậc cha mẹ, chúng tôi nhận thấy những ý kiến trả lời phỏng vấn của họ còn bộc lộ nhiều hạn chế trong cách hiểu của họ về phương pháp nêu gương, cách thức sử dụng, thái độ và tần suất sử dụng phương pháp. 2.3. Thái độ của cha mẹ đối với việc sử dụng phương pháp nêu gương trong quá trình giáo dục con Để tìm hiểu năng lực nêu gương của các bậc cha mẹ hiện nay, chúng tôi cũng tiến hành so sánh nhận thức của cha mẹ học sinh ở các khối lớp và địa bàn với nhau; giữa tự đánh giá nhận thức của cha, mẹ và tự đánh giá của con. Trong bản báo cáo này, chúng tôi chỉ so sánh nhận thức của cha mẹ thông qua địa bàn và khối lớp. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2. Thái độ của cha mẹ đối với phương pháp nêu gương (xét theo địa bàn và khối lớp) Thái độ THCS Nguyễn Tất Thành THCS Tiên Kiên 6 9 6 9 Các mức độ SL % SL % SL % SL % Thấp 1 3.6 3 7.1 1 3.2 0 0.0 TB 12 42.9 29 69.0 13 41.9 20 54.1 Cao 15 53.6 10 23.8 17 54.9 17 45.9 ĐTB 2.50 2.17 2.52 2.46 ĐTBC 2.34 2.49 Từ bảng số liệu 2 ta nhận thấy thái độ của các bậc phụ huynh đối với phương pháp nêu 53 Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế gương ở các khối lớp 6 cao hơn khối lớp 9, ĐTB của phụ huynh khối lớp 6 trường THCS Nguyễn Tất Thành và trường THCS Tiên Kiên lần lượt là 2.50 điểm và 2.52 điểm; phụ huynh khối lớp 9 tại hai trường lần lượt là 2.52 điểm và 2.46 điểm. Nhưng khác hoàn toàn với nhận thức, thái độ đối với phương pháp nêu gương của các bậc phụ huynh trường THCS Tiên Kiên cao hơn hẳn so với thái độ của các bậc phụ huynh trường THCS Nguyễn Tất Thành. 2.4. Biểu hiện của năng lực nêu gương trong quá trình giáo dục con của cha mẹ Biểu hiện năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con cần đạt được 3 yêu cầu sau: + Lựa chọn chân dung phù hợp, càng chân thực càng tốt và nhất là phải có tác động, ảnh hưởng lớn đến trẻ. + Cách đưa ra tình huống một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, là không được có thái độ coi thường các con. + Có hình thức động viên và cảnh báo với các con. Từ các tiêu chí này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ biểu hiện năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con. Kết quả thu được như trong Bảng 3. Bảng 3. Mức độ biểu hiện năng lực nêu gương của cha và mẹ trong quá trình giáo dục con Mức độ năng lực nêu gương Cha Mẹ ĐTB 2.43 2.52 Các mức độ (%) SL % SL % Thấp 4 5.8 1 1.5 TB 31 44.9 31 44.9 Cao 34 49.3 37 53.6 Tổng 69 100 69 100 Từ bảng số liệu ta nhận thấy cha và mẹ đều có năng lực nêu gương tập trung tỉ lệ cao xung quanh 2 mức độ trung bình và mức cao, với tỉ lệ lần lượt là: cha (44.9% và 49.3%), mẹ (44.9% và 53.6%). Như vậy có thể thấy phần lớn cha mẹ học sinh đều có những biểu hiện tích cực khi sử dụng phương pháp nêu gương. Trong hầu hết các tình huống mà cha mẹ sử dụng phương pháp nêu gương cha mẹ đều chú ý đến việc giải thích cho con hiểu tại sao phải làm theo những tấm gương như vậy và biết động viên, khích lệ và cảnh báo con. Tuy nhiên, khi lấy chính bản thân mình để làm các tấm gương thông qua hành vi trong các công việc hằng ngày, trong cách ứng xử với người khác, thông qua cách suy nghĩ, tư tưởng thì không phải tất cả các bậc cha mẹ đều thực hiện hiệu quả. Cụ thể trong các câu hỏi, chỉ có 14.5% phụ huynh làm các công việc khác hoặc kèm cặp con học tập; trong khi đó 85.5% phụ huynh luôn luôn hoặc hay xem tivi vào lúc con mình học bài; có đến 65.1% phụ huynh trả lời thường xuyên hoặc hay chửi con những câu không được văn hóa cho lắm, do không kiềm chế được cảm xúc. Hoặc trong câu hỏi khác chỉ có 37.7% phụ huynh quan tâm đến việc xưng hô, nói chuyện giữa vợ và chồng, và có đến 73.3% phụ huynh luôn luôn hoặc có lúc vợ, chồng nói chuyện với nhau bỏ qua chủ ngữ, hoặc nói cộc lốc. So sánh giữa cha và mẹ, ta nhận thấy năng lực trong quá trình nêu gương của mẹ cao hơn 54 Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên của cha. Cụ thể là cha chỉ đạt ĐTB = 2.43 điểm, trong khi mẹ có ĐTB = 2.52 điểm. Trong đó, mức độ trung bình của cha và mẹ bằng nhau và bằng 44.9%, tỉ lệ đạt mức cao của mẹ lớn hơn của cha (53.6% > 49.3%). Cụ thể, phần lớn các câu hỏi về hành vi, thái độ, cảm xúc và cách ứng xử hằng ngày thì người cha thường thực hiện không tốt bằng người mẹ, nhưng sự chênh lệch cũng không quá nhiều. 2.5. Thực trạng năng lực nêu gương của cha mẹ 2.5.1. Năng lực nêu gương của cha mẹ trong các lĩnh vực khác nhau Để tìm hiểu xem năng lực nêu gương của các bậc phụ huynh trong các lĩnh vực khác nhau có sự khác biệt như thế nào. Chúng tôi tiến hành so sánh năng lực nêu gương trong 4 lĩnh vực. Kết quả thu được như sau: Bảng 4. Năng lực nêu gương của cha mẹ trên lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả nhận thức, thái độ và hành vi) Năng lực nêu gương Ứng xử TCMQH Học tập Tự ý thức Giới tính ĐTB 2.27 2.22 2.27 2.25 Các mức độ SL % SL % SL % SL % Thấp 10 7.2 6 4.3 4 2.9 13 9.4 TB 81 58.7 95 68.8 93 67.4 78 56.5 Cao 47 34.1 37 26.8 41 29.7 47 34.1 Tổng 138 100 138 100 138 100 138 100 Từ bảng 4 chúng ta thấy: Nhìn chung, cả ở bốn lĩnh vực phần nhiều các bậc cha mẹ có năng lực nêu gương ở mức trung bình. Phân tích sâu hơn ta có thể thấy: Năng lực nêu gương trong lĩnh vực tự ý thức và lĩnh vực ứng xử trong các mối quan hệ được các bậc phụ huynh thực hiện tốt hơn các lĩnh vực khác. Điều này có thể do các bậc phụ huynh hiện nay không còn có nhiều thời gian cũng như kiến thức để tìm hiểu, kèm cặp con như những lứa tuổi trước. Vấn đề học tập ngày hôm nay dường như cũng rất mới mẻ với các bậc phụ huynh (trừ các bậc phụ huynh là giáo viên) vì lĩnh vực học tập ngày càng có nhiều phương pháp giải và kiến thức mới so với những năm phụ huynh còn đi học. Có thể phụ huynh là người hiểu con trong lĩnh vực học tập nhất, cũng có thể cha mẹ là những người quan tâm đến việc học tập của con nhất, nhưng nêu gương trong lĩnh vực này thì gây cho phụ huynh nhiều khó khăn. Ngược lại, trong lĩnh vực ứng xử với các mối quan hệ và tự ý thức là những vấn đề quan trong nhất đối với học sinh, cũng là những vấn đề mà các em hay gặp khó khăn cũng như sai lầm nhất. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm và nêu gương nhiều cho các con để các con đỡ mắc nhiều sai lầm và giải quyết được những khó khăn của mình. 2.6. Năng lực nêu gương của cha mẹ (xét theo địa bàn và khối lớp) Để tìm hiểu xem giữa hai trường THCS Tiên Kiên và trường THCS Nguyễn Tất Thành, giữa lớp 6 và lớp 9 có sự khác biệt nhau như thế nào. Chúng tôi tiến hành so sánh năng lực nêu gương của cha và mẹ thông qua khía cạnh địa bàn và khối lớp. Kết quả chúng tôi thu được như trong bảng 5. Khi xem xét năng lực nêu gương của cha mẹ theo khối lớp ( lớp 6 – 12 tuổi, lớp 9 – 15 tuổi) và địa bàn ta thấy: Ở cả hai trường, năng lực nêu gương của cha mẹ có con học lớp 6 cao hơn phụ huynh có con học lớp 9. Nói cách khác, cha mẹ có con nhỏ hơn thường có năng lực nêu gương hiệu quả hơn. Cũng giống như các khía cạnh khác nhau của năng lực nêu gương, nguyên nhân dẫn 55 Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế đến sự khác biệt này thường do các bậc cha mẹ có con nhỏ hơn thường có sự tiếp xúc với thông tin chính thống và khoa học hơn, cũng như có khả năng trao đổi thông tin tốt hơn với các bậc phụ huynh khác hoặc thông qua internet, phương tiện thông tin đại chúng. . . Lí do thứ hai không thể không nhắc đến đó là đối với lứa tuổi lớp 6, các bậc cha mẹ có thể hiểu các em dễ dàng hơn, cũng như sự gẫn gũi, gắn bó cũng tích cực hơn. Chính sự gần gũi và thấu hiểu này là yếu tố tích cực nâng cao năng lực nêu gương. Lí do thứ ba, lứa tuổi lớp 6 là lứa tuổi mà các em rất thần tượng bố mẹ, và thông thường bố mẹ cũng nhận biết được vấn đề này nên càng có động lực để nêu gương cho các con. Bảng 5. Năng lực nêu gương của cha và mẹ (xét theo địa bàn và khối lớp) Năng lực nêu gương THCS Nguyễn Tất Thành THCS Tiên Kiên Lớp 6 9 6 9 Các mức độ SL % SL % SL % SL % Thấp 0 0.0 3 7.1 1 3.2 0 0.0 TB 8 28.6 22 52.4 12 38.7 18 48.6 Cao 20 71.4 17 40.5 18 58.1 19 51.4 ĐTB 2.71 2.33 2.55 2.51 ĐTBC 2.52 2.52 So sánh giữa hai trường, ta nhận thấy năng lực nêu gương của các cha mẹ trường THCS Tiên Kiên cao hơn trường THCS Nguyễn Tất Thành, nhưng sự chênh lệch không cao. 2.6.1. Năng lực nêu gương của cha mẹ (xét theo nghề nghiệp của cha mẹ) Biểu đồ 1. Năng lực nêu gương của cha mẹ (xét theo nghề nghiệp của cha mẹ) Để tìm hiểu xem cha mẹ làm các ngành nghề khác nhau thì năng lực nêu gương có sự khác biệt gì không? Sau khi thu thập, xử lí số liệu, chúng tôi tiến hành so sánh và thu được kết quả như sau: Qua số liệu khảo sát được mô tả trong bảng số liệu trên, ta thấy những cha mẹ làm công chức nhà nước có năng nêu gương cho con cao hơn ở những ngành nghề khác. Xếp sau đó là các 56 Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên bậc phụ huynh làm nghề nông, nghề công nhân, buôn bán, sau cùng là các ngành nghề khác. Điều này có thể là do hầu hết các cha mẹ làm công chức nhà nước đều có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên. Họ có cơ hội tiếp cận, học tập những tri thức về nêu gương, cũng được hiểu biết về những đặc điểm lứa tuổi THCS hơn những phụ huynh làm những nghề khác. Trong khi đó những phụ huynh làm nghề nông hay công nhân đều ở trình độ THCS hoặc THPT. Các bậc phụ huynh làm nghề nông nghiệp cũng có mức năng lực nêu gương khá cao. Vì có thể họ có nhận thức về năng lực nêu gương không tốt bằng các ngành nghề khác, nhưng ngược lại, họ lại có nhiều thời gian gần gũi, là thần tượng của con và nhất là họ có thái độ rất tích cực đối với phương pháp nêu gương. Thứ hai là do với những người nông dân phương pháp nêu gương của họ dường như là phương pháp giáo dục con chính và hiệu quả nhất. 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nêu gương Năng lực nêu gương của cha mẹ cũng giống như các năng lực khác, phải chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau. Những yếu tố này có những ảnh hưởng có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực, có thể hỗ trợ cũng như cản trở năng lực hiểu con của cha mẹ. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số yếu tố dưới đây, thông qua sự đánh giá của cha mẹ. 2.7.1. Các yếu tố tích cực Để giúp năng lực nêu gương có thể đạt hiệu quả cao thì cần các yếu tố tích cực chủ quan cũng như khách quan. Sau đây là bảng đánh giá của các bậc cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng lực nêu gương: Các yếu tố tích cực Cha Mẹ ĐTB TB ĐTB TB Con cái là món quà vô giá, là nguồn động lực để nêu gương. 2.78 1 2.61 1 Đã được lĩnh hội nhiều kinh nghiệm từ cha mẹ. 2.39 6 2.17 6 Các kiến thức về nêu gương hiện nay cũng phổ biến trên: sách báo, internet, phương tiện thông tin đại chúng. 2.35 7 2.20 5 Dành nhiều thời gian cho con cái. 2.45 4 2.32 3 Kiến thức cơ bản, nền tảng về lứa tuổi THCS. 2.32 8 2.13 8 Vợ chồng thống nhất và thấu hiểu nhau trong việc nêu gương cho con. 2.42 5 2.17 6 Mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con. 2.54 3 2.39 2 Hành vi tích cực của con sau khi nêu gương. 2.57 2 2.30 4 TBC 2.48 2.29 Cả cha và mẹ đều cho rằng: “Con cái là món quà vô giá, vì vậy mà các bậc cha mẹ có thêm nhiều động lực để nêu gương giúp con mình thành công trong cuộc sống” là yếu tố quan trọng nhất giúp họ hiểu con. Không ai cảm thấy các con quan trọng, đáng quý bằng cha mẹ, cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, giáo dục con cái như một phần máu thịt của họ. Sự yêu quý con cái cũng như nhận thức được sự quan trọng của con đối với cuộc sống của mình là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy cha mẹ luôn mong muốn mình là một tấm gương sáng và tìm những tấm gương khác để giúp ích cho con cái. 57 Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế Các yếu tố: Sau khi nêu gương con đã có những hành vi tích cực, mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái, dành nhiều thời gian cho con, các kiến thức về nêu gương hiện nay cũng phổ biến trên: sách báo, internet, phương tiện thông tin đại chúng, sự thấu hiểu giữa vợ và chồngcũng được cha mẹ đánh giá giúp cho họ phần nào trong quá trình nêu gương. Yếu tố có kiến thức cơ bản, nền tảng về lứa tuổi THCS được cả cha và mẹ đánh giá giúp ích họ ít nhất. Thật vậy, sự phát triển của xã hội, làm cho cha mẹ bận rộn, cũng như làm cho con cái có sự thay đổi về tâm sinh lí, tính cách làm họ không thể hiểu và theo kịp con. Đó cũng là điều đáng báo động cho phần lớn các bậc cha mẹ hiện nay, vì lo lắng và dành quá nhiều thời gian cho công việc mà thiếu đi sự hiểu biết về sự thay đổi, đặc điểm tâm sinh lí của con. Làm giảm đi hiệu quả của môi trường giáo dục gia đình, là môi trường giáo dục rất quan trọng đối với các em 2.7.2. Các yếu tố tiêu cực Năng lực nêu gương của cha mẹ có thể bị cản trở bởi các yếu tố tiêu cực chủ quan cũng như khách quan. Sau đây là bảng đánh giá của các bậc cha mẹ về các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực nêu gương: Các yếu tố ảnh hưởng Cha Mẹ ĐTB TB ĐTB TB Sức khỏe. 2.19 5 2.28 3 Nhận thức về hành vi của thiếu niên. 2.06 10 2.23 5 Khó thay đổi bản thân. 2.20 4 2.09 8 Không phải vấn đề gì cũng có thể làm gương cho các con. 2.32 3 2.39 1 Khoảng cách thế hệ. 2.39 1 2.29 2 Không có nhiều thời gian gần gũi con. 2.07 9 2.10 7 Chưa có nhiều hiểu biết, kĩ năng về việc nuôi dạy con ở lứa tuổi THCS. 2.14 6 2.16 6 Không có sự giúp đỡ, đồng thuận của vợ/chồng và các thành viên trong gia đình. 2.13 7 2.06 9 Mối quan hệ tiêu cực giữa cha mẹ và con cái. 2.36 2 2.25 4 TBC 2.19 2.19 Những người cha thì cho rằng khoảng cách thế hệ làm họ khó có thể nêu gương cho con nhất, trong khi đó những người mẹ thì cho rằng yếu tố cản trở năng lực nêu gương của họ nhất là nhiều vấn đề rất khó để có thể nêu gương. Các yếu tố khác như: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sức khỏe, bản thân không thể sửa chữa được hoặc rất khó sửa chữa các hành vi nêu gương xấu cho các con, không có nhiều thời gian gần gũi con, chưa có nhiều hiểu biết, kĩ năng về việc nuôi dạy con ở lứa tuổi THCS, không có sự giúp đỡ, đồng thuận của vợ/chồng và các thành viên khác trong gia đình là những yếu tố cản trở phần nào đến năng lực nêu gương của các bậc phụ huynh. Với những người cha thì yếu tố nhận thức được hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai với quan điểm trong thế hệ trẻ ngày nay, với người mẹ thì yếu tố không có thời gian, điều kiện tiếp cận với sách báo, phương tiện thông tin đại chúng để có những hiểu biết nhất định về phương pháp nêu gương là yếu tố ít cản trở nhất đến năng lực nêu gương của họ. 58 Năng lực nêu gương của cha mẹ trong quá trình giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên 3. Kết luận Đa số các cha mẹ có con học lớp 6 và 9 ở hai trường THCS được nghiên cứu chưa thật sự nêu gương đúng cách và hiệu quả cho con, mới chỉ dừng lại ở mức trung bình - khá. Phần lớn các bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ hoặc chưa đúng về phương pháp nêu gương. Tương tự như vậy, thái độ của các bậc cha mẹ với phương pháp nêu gương chưa được cao. Năng lực nêu gương của cha và mẹ tại 2 trường THCS Nguyễn Tất Thành và THCS Tiên Kiên khá tương đồng nhau. Trong đó, năng lực nêu gương của cha mẹ có con học lớp 6 cả hai trường THCS Tiên Kiên và THCS Nguyễn Tất Thành đều cao hơn các bậc cha mẹ lớp 9. Năng lực nêu gương trong giai đoạn nêu gương của các bậc cha mẹ tốt nhất; năng lực trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn sau nêu gương thấp hơn. Trong đó, năng lực nêu gương trong lĩnh vực ứng xử trong các mối quan hệ và tự ý thức dường như cao hơn những lĩnh vực khác. Lĩnh vực học tập là lĩnh vực cha mẹ có năng lực nêu gương thấp nhất. Năng lực nêu gương và độ tuổi của các bậc cha mẹ tại hai trường THCS Tiên Kiên và THCS Nguyễn Tất Thành phần lớn là tỉ lệ nghịch. Càng những bậc cha mẹ trẻ tuổi thì có năng lực nêu gương lớn hơn các bậc cha mẹ có độ tuổi lớn hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Như An, 2012. Phát triển năng lực giáo dục bảo về môi trường cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] A.M. Bacđian, 1977. Giáo dục các con trong gia đình. Nxb Kim Đồng. [3] Đinh Quang Báo, 2015. Mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội. [4] Dương Đình Bắc, 2002. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giáo dục của giáo viên chủ nhiệm bậc THPT. Luận Văn thạc sĩ khoa học tâm lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Nguyễn Thanh Bình, 2005. Lí luận giáo dục VN. Nxb Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Văn Đồng, 2007. Tâm lí học phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi già. Nxb Chính trị Quốc gia. [7] Trần Khánh Đức, 2013. Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục. Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QGTĐ, 2013. [8] Trương Thị Khánh Hà, 2012. Phong cách giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng của nó đối với con vị thành niên. Tạp chí Tâm lí học, Số 4, tr 46 - 55 [9] Ngô Công Hoàn, 1993. Giáo trình tâm lí học gia đình. Nxb Đại học Sư phạm. [10] Ngô Công Hoàn, 2008. Giáo trình tâm lí học gia đình. Nxb Đại học Sư phạm. [11] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, 2009. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] Vũ Thị Khánh Linh, 2012. Phong cách giáo dục con của người mẹ trong các lĩnh vực giáo dục gia đình. Tạp chí Tâm lí học, Số 2, tr 64 - 74. [13] Trần Hiệp, 1997. Tâm lí học xã hội - những vấn đề lí luận. Nxb Khoa học xã hội. [14] Hồ Chí Minh, 2002. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12. Nxb Chính trị Quốc gia. 59 Vũ Thị Khánh Linh, Nguyễn Duy Thế [15] Lê Minh Nguyệt, 2012. Tương tác giữa cha mẹ và con với sự phát triển tâm lí của trẻ em. Nxb Đại học Sư phạm. [16] Phan Trọng Ngọ, 2015. Giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 60(8B), tr32 - 40. [17] Trần Thị Tuyết Oanh, 2010. Giáo dục học, tập 2. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [18] Hoàng Thị Tuyết, 2013. Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT Parental awareness of their teenager’s propensity to copy their behaviors Vu Thi Khanh Linh, Nguyen Duy The Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education This paper examines the current situation of teenaged children learning from the example of their parents. It was found that the morals, ethics and behavior of Vietnamese parents provide a poor role model for their teenaged children. , and most parents are not aware that their children are copying their behavior patterns. The level of parental awareness varies with the age, occupation and economic level of the parents. Keywords: Capacity, parental example, teenagers, parents, education. 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4360_vtklinh_8712_2132382.pdf
Tài liệu liên quan