Mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não trước và sau điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp

Tài liệu Mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não trước và sau điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 320 MỨC ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Lê Minh Hải*, Võ Thị Xuân Hạnh** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN) trước và sau 6 tuần điều trị phục hồi chức năng vận động tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN – ĐTBNN). Phương pháp: Nghiên cứu so sánh trước – sau, không có nhóm chứng được thực hiện tại bệnh viện PHCN – ĐTBNN trong năm 2017. Nghiên cứu sử dụng Thang đo Barthel Index để đánh giá mức độ phục hồi chức năng (PHCN) vận động và bảng câu hỏi DUKE Health Profile để đánh giá CLCS của bệnh nhân. Kết quả: 100 bệnh ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não trước và sau điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 320 MỨC ĐỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Lê Minh Hải*, Võ Thị Xuân Hạnh** TĨM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân tai biến mạch máu não (TBMMN) trước và sau 6 tuần điều trị phục hồi chức năng vận động tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN – ĐTBNN). Phương pháp: Nghiên cứu so sánh trước – sau, khơng cĩ nhĩm chứng được thực hiện tại bệnh viện PHCN – ĐTBNN trong năm 2017. Nghiên cứu sử dụng Thang đo Barthel Index để đánh giá mức độ phục hồi chức năng (PHCN) vận động và bảng câu hỏi DUKE Health Profile để đánh giá CLCS của bệnh nhân. Kết quả: 100 bệnh nhân TBMMN đồng ý tham gia vào nghiên cứu, với 60% nam và 91% người ≥ 40 tuổi. Điểm PHCN vận động chung của bệnh nhân trước điều trị là 20 điểm và sau điều trị thì điểm số này tăng với trung vị của khoảng tăng là 40 điểm và cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động chung trước và sau 6 tuần điều trị (p < 0,001). Điểm CLCS của bệnh nhân trước điều trị dao động trong khoảng từ 50 – 60 điểm, sau điều trị thì các điểm CLCS đa số giảm, số điểm giảm dao động từ 3 – 10,5 điểm. Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS trước và sau 6 tuần điều trị ở tất cả các lĩnh vực (trừ lĩnh vực Tự đánh giá bản thân). Các yếu tố cĩ liên quan đến sự thay đổi chức năng vận động là Nơi cư trú, Thời gian từ lúc bị TBMMN đến lúc điều trị PHCN, Số lần bị TBMMN, Hơn mê khi bị TBMMN, tiền sử bệnh mạn tính và tiền sử tăng huyết áp. Kết luận: Sau 6 tuần điều trị đa số bệnh nhân đều cải thiện chức năng vận động nhưng CLCS lại giảm. Cần phát triển thêm mảng điều trị, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân TBMMN để giúp bệnh nhân nâng cao CLCS sau TBMMN. Từ khĩa: phục hồi chức năng, chất lượng cuộc sống, tai biến mạch máu não, đột quỵ, Barthel Index, Duke. ABSTRACT DEGREE OF REHABILITATION AND QUALITY OF LIFE IN STROKE PATIENTS BEFORE AND AFTER PARTICIPATED IN REHABILITATION THERAPY IN HO CHI MINH CITY HOSPITAL FOR REHABILITATION-PROFESSIONAL DISEASES Le Minh Hai, Vo Thi Xuan Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 320 - 326 Objective: To evaluate degree of rehabilitation and quality of life in stroke patients before and after 6 weeks participated in rehabilitation therapy in HCMC Hospital for rehabilitation – professional diseases. Methods: A before-after with no control group design was conducted at HCMC Hospital for rehabilitation – professional diseases in 2017. The Barthel Index was used to evaluate the degree of rehabilitation and The DUKE Health Profile was used to evaluate quality of life of stroke patients. *Ban Quản lý An tồn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, **Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. CKII. Lê Minh Hải - ĐT: 0903918505- Email: drleminhhai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 321 Results: Data were available for 100 stroke patients (60% men, 91% aged ≥ 40 years). The Barthel Index score before participating in rehabilitation therapy was 20 points. This score increases with a median of 40 points after 6 weeks and statistically significant difference was found between the Barthel Index scores before and after 6 weeks rehabilitation therapy (p < 0,001). The DUKE Health Profile scores were in the range from 50 – 60 points, and after 6 weeks they decreased in the range from 3 to 10.5 points in almost domains. There was a statistically significant difference between the DUKE Health Profile scores in all domains before and after 6 weeks rehabilitation therapy (excepted Self-esteem domain). Factors related to the change of the Barthel Index scores are resident, the time from stroke to rehabilitation, stroke times, unconscious when stroke, hypertension or having uncommunicable disease. Conclusion: After 6 weeks rehabilitation, most of patients improved their motor function but their quality of life were decreased. It was necessary that HCMC Hospital for rehabilitation – professional diseases develop the psychological counseling for stroke patients to help them improve their quality of life after stroke. Key words: rehabilitation, quality of life, stroke, Barthel Index, Duke Health Profile ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) luơn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, số người bị TBMMN hiện đang sống khoảng 486.000 người, số người mới mắc khoảng 200.000 người/năm và tử vong khoảng 104.800 người/năm(8). Và theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế thì TBMMN là nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất trong nhĩm bệnh khơng lây nhiễm năm 2010(1). Việc giải quyết vấn đề phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ là vấn đề quan trọng, giúp cho bệnh nhân hịa hợp với gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đĩ, trong điều trị TBMMN, vấn đề đặt ra khơng chỉ là giúp kéo dài tuổi thọ, tăng cường vận động mà cịn phải nâng cao Chất lượng cuộc sống (CLCS) cho người bệnh. Hiện nay cĩ rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng (PHCN) cho bệnh nhân TBMMN nhưng kết quả về sự cải thiện vận động của mỗi phương pháp rất khác nhau, và đa số chưa nĩi rõ được những yếu tố nào về phía đặc điểm của bệnh nhân và bệnh cảnh lâm sàng ban đầu tiên lượng đến sự cải thiện. Ngồi ra, đa số các Bệnh viện chỉ áp dụng các phương pháp điều trị phục hồi vận động mà chưa chú trọng đến việc cải thiện CLCS cho bệnh nhân. Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN – ĐTBNN) chuyên tiếp nhận, chọn lựa các phương pháp vật lý trị liệu PHCN thích hợp để điều trị cho các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, người tàn tật, người cao tuổi. Một trong những nội dung mà Bệnh viện chú trọng chính là PHCN cho bệnh nhân TBMMN. Tuy nhiên từ trước tới nay tại bệnh viện chưa cĩ một đề tài nghiên cứu nào về hiệu quả của các chương trình PHCN cho bệnh nhân cũng như thơng tin về CLCS của những bệnh nhân này sau quá trình điều trị. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ cải thiện, các yếu tố ảnh hưởng đến cải thiện chức năng vận động và CLCS của bệnh nhân TBMMN trước và sau 6 tuần điều trị PHCN vận động tại bệnh viện PHCN – ĐTBNN trong năm 2017. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp những thơng tin ban đầu cho nhà quản lý bệnh viện trong đánh giá hiệu quả điều trị qua cải thiện vận động của bệnh nhân và gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng những nhĩm đối tượng nặng cần chú ý trong điều trị phục hồi sau TBMMN. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu so sánh trước – sau, khơng cĩ nhĩm chứng. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đốn TBMMN nhập viện điều trị PHCN vận động tại bệnh viện PHCN – ĐTBNN vào thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 322 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 – tháng 8/2017. Cỡ mẫu Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu so sánh 2 số trung bình dạng bắt cặp, với Z(1-α/2) = 1,96; Z(1-β) = 0,84; µDiff = 14,7; σDiff = 31,34 (10); dự trù mất dấu trong thời gian theo dõi 20% tính được số người cần khảo sát là 93 người. Thực tế nghiên cứu đã khảo sát được 100 người. Tiêu chí chọn mẫu Tất cả bệnh nhân TBMMN (đã được chẩn đốn bằng lâm sàng và chụp CT Scan sọ não) bị liệt nửa người đã được điều trị qua giai đoạn cấp, nhập viện điều trị PHCN vận động vào thời điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu loại ra các trường hợp cĩ thời gian nhập viện điều trị PHCN vận động < 6 tuần, bệnh nhân cĩ các bệnh lý nội khoa nặng như: suy tim nặng, suy thận và mắc các bệnh khác ảnh hưởng đến chức năng vận động trước khi bị TBMMN như: bệnh Gout, dị tật. Phương pháp thu thập dữ kiện Số liệu được thu thập thơng qua đánh giá của Bác sĩ điều trị về mức độ PHCN vận động và kỹ thuật viên vật lý trị liệu phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi soạn sẵn về các đặc điểm kinh tế - xã hội và CLCS. Cơng cụ thu thập dữ kiện Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi gồm 4 phần: đặc điểm về kinh tế - xã hội; đặc điểm về lâm sàng và tiền sử bệnh; đánh giá mức độ PHCN vận động bằng Thang đo Barthel Index trước và sau 6 tuần điều trị PHCN vận động(9); Đánh giá CLCS bằng Bảng câu hỏi DUKE Health Profile – DHP (DUKE) trước và sau 6 tuần điều trị(11). Xử lý và phân tích dữ kiện Sử dụng kiểm định Wilcoxon Signed Rank test để so sánh điểm PHCN vận động và CLCS của bệnh nhân trước và sau khi điều trị và kiểm định Kruskal-Wallis để xác định mối liên quan giữa sự thay đổi chức năng vận động với các biến số về đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. KẾT QUẢ Nghiên cứu khảo sát trên 100 bệnh nhân, trong đĩ tỷ lệ nam giới là 60% và nhĩm ≥ 40 tuổi chiếm 91%. Những bệnh nhân này đa số là lao động tự do, kinh doanh hoặc buơn bán (48%) và cĩ 72% bệnh nhân là cĩ hộ khẩu TPHCM. Về các đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu thì đa số bệnh nhân cĩ thời gian từ lúc bị TBMMN đến khi nhập viện điều trị PHCN là > 1 tháng (77%). Hầu hết là bị TBMMN lần đầu (93%) và tỉ lệ cĩ hơn mê khi tai biến là 60%. Đa số bệnh nhân bị liệt ½ người bên phải (64%) và cĩ liệt mặt (86%). Tỉ lệ bệnh nhân bị suy giảm nhận thức (theo thang MoCA) khá cao (84%). Tỉ lệ bệnh nhân cĩ tiền sử bệnh mạn tính khá cao (69%), trong đĩ tỉ lệ các bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và rối loạn lipid máu lần lượt là 24%, 5%, 4% và 3%. Tỉ lệ bệnh nhân bị thừa cân – béo phì là 37%. Mức độ phục hồi chức năng vận động Bảng 1: So sánh sự thay đổi điểm PHCN vận động ở từng lĩnh vực sau 6 tuần so với trước điều trị Thay đổi trước – sau điều trị (∆ Barthel) TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue* Ăn uống 4,4 (2,9) 5 (5 – 5) < 0,001 Tắm 2,7 (2,6) 5 (0 – 5) < 0,001 Vệ sinh cá nhân 3 (2,7) 5 (0 – 5) < 0,001 Thay quần áo 4,4 (3,2) 5 (2,5 – 5) < 0,001 Kiểm sốt đại tiện 3,1 (3,0) 5 (0 – 5) < 0,001 Kiểm sốt tiểu tiện 2,9 (3,0) 5 (0 – 5) < 0,001 Sử dụng nhà vệ sinh 4 (2,8) 5 (0 – 5) < 0,001 Di chuyển giường - ghế 5,6 (4,5) 5 (5 – 10) < 0,001 Đi lại 6 (4,5) 5 (5 – 10) < 0,001 Leo cầu thang 3,5 (3,3) 5 (0 – 5) < 0,001 (*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank Sau 6 tuần điều trị, điểm PHCN vận động ở tất cả các lĩnh vực đều tăng với trung vị của khoảng tăng là 5 điểm, lĩnh vực cĩ sự cải thiện (tăng) nhiều nhất là đi lại (6 điểm) và lĩnh vực cải Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 323 thiện ít nhất là Tắm (2,7 điểm). Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động trước và sau 6 tuần điều trị ở tất cả các lĩnh vực (p < 0,001). Bảng 2: So sánh về điểm PHCN vận động chung trước và sau 6 tuần điều trị (n = 100) Thay đổi trước – sau điều trị (∆ Barthel chung) TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue* Điểm PHCN vận động 39,3 (19,1) 40 (25 – 50) < 0,001 (*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank Điểm PHCN vận động chung tăng với trung vị của khoảng tăng là 40 điểm và cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động chung trước và sau 6 tuần điều trị (p < 0,001). Chất lượng cuộc sống Bảng 3: So sánh về điểm CLCS trước và sau 6 tuần điều trị (n = 100) Thay đổi trước – sau điều trị TB (ĐLC) TV (KTV) pvalue* SKTC - 7,4 (25,1) 0 (-20 – 0) 0,007 SKTT - 5 (17,7) 0 (-20 – 0) 0,007 SKXH 3,5 (14,0) 0 (0 – 10) 0,004 SKTQ - 3 (11,5) 0 (-10 – 3,3) 0,038 SKCN 20 (36,9) 0 (0 – 50) < 0,001 Tự đánh giá bản thân 2,2 (13,5) 0 (0 – 10) 0,117 Lo lắng - 4,9 (16,5) 0 (-16,7 – 16,7) 0,011 Trầm cảm - 10,5 (24,5) 0 (-30 – 0) < 0,001 Đau - 5,5 (31,7) 0 (0 – 0) 0,022 (*): Kiểm định Wilcoxon Signed Rank Sau 6 tuần điều trị, điểm CLCS của bệnh nhân đa số giảm so với ban đầu, số điểm giảm dao động từ 3 – 10,5 điểm. Trong đĩ giảm nhiều nhất là lĩnh vực Trầm cảm (-10,5 điểm). Trong 9 lĩnh vực CLCS thì cĩ 3 lĩnh vực CLCS cĩ tăng lên, trong đĩ tăng nhiều nhất là lĩnh vực Sức khỏe chức năng (20 điểm). Và cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS trước và sau 6 tuần điều trị ở hầu hết các lĩnh vực (trừ lĩnh vực Tự đánh giá bản thân). Các yếu tố liên quan đến sự cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân Bảng 4: Mối liên quan giữa các đặc điểm về kinh tế - xã hội, các đặc điểm lâm sàng và tiền sử bệnh với sự thay đổi chức năng vận động (∆ Barthel chung) của bệnh nhân TBMMN (n = 100) ∆ Barthel chung pvalue* n TB (ĐLC) TV (KTV) Nơi cư trú TP HCM 72 41,9 (17,8) 50 (32,5 – 50) 0,038 Tỉnh thành khác 28 32,5 (20,9) 32,5 (17,5 – 50) Thời gian từ TBMMN đến lúc điều trị ≤ 1 tháng 23 31,1 (17,4) 30 (20 – 40) 0,011 > 1 tháng 77 41,8 (19,0) 50 (35 – 50) Số lần TBMMN 1 lần 93 40,3 (19,1) 45 (30 – 50) 0,025 ≥ 2 lần 7 25,7 (12,7) 30 (20 – 35) Hơn mê khi TBMMN Cĩ 60 44,8 (16,7) 50 (35 – 55) < 0,001 Khơng 40 31 (19,6) 30 (15 – 42,5) Tiền sử bệnh mạn tính Cĩ 31 30,8 (19,2) 35 (15 – 45) 0,003 Khơng 69 43,1 (17,9) 50 (35 – 50) Tăng huyết áp Cĩ 24 33,5 (17,1) 35 (22,5 – 42,5) 0,05 Khơng 76 41,1 (19,4) 50 (30 –50) (*):Kiểm định Kruskal-Wallis Các yếu tố cĩ liên quan đến sự thay đổi chức năng vận động là Nơi cư trú, Thời gian từ lúc bị TBMMN đến lúc điều trị PHCN, Số lần bị TBMMN, Hơn mê khi bị TBMMN, tiền sử bệnh mạn tính và tiền sử tăng huyết áp. BÀN LUẬN Mức độ phục hồi chức năng vận động Điểm PHCN vận động chung (theo thang Barthel) tăng với trung vị của khoảng tăng là 40 điểm, cĩ bệnh nhân cĩ tăng tối đa 80 điểm. Cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê giữa điểm PHCN vận động chung trước và sau 6 tuần điều trị (p < 0,001). So sánh kết quả này với tác giả Nguyễn Tấn Dũng thì nghiên cứu của chúng tơi tăng ít Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 324 hơn 20 điểm(10). Do nghiên cứu của tác giả Tấn Dũng thời gian đánh giá sau can thiệp là thời điểm bệnh nhân ra viện, nghĩa là khoảng thời gian can thiệp ở các bệnh nhân khơng giống nhau, và khi bệnh nhân ra viện thì hầu như bệnh nhân đã cải thiện rất tốt về chức năng vận động. Cịn nghiên cứu chúng tơi sử dụng thời gian đánh giá chung là 6 tuần, vì vậy điểm PHCN vận động thấp hơn là điều hợp lý. Kết quả cũng là bằng chứng hiệu quả của chương trình PHCN đang được thực hiện tại bệnh viện. Các bệnh nhân TBMMN chỉ trong vịng 6 tuần tham gia điều trị đã cĩ thể cải thiện một cách đáng kể các hoạt động cơ bản trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, khơng cần cĩ sự trợ giúp của người thân, việc điều trị đã giúp bệnh nhân phần nào cĩ thể hịa nhập lại với cuộc sống. Chất lượng cuộc sống Sau 6 tuần điều trị, điểm CLCS của bệnh nhân đa số giảm so với ban đầu. So sánh với các nghiên cứu khác về đánh giá CLCS của bệnh nhân TBMMN trước và sau can thiệp thì nghiên cứu của chúng tơi cho kết quả khơng đồng nhất. Như nghiên cứu của tác giả Rasmussen cho kết quả là điểm CLCS của bệnh nhân cĩ cải thiện đáng kể(13) hoặc nghiên cứu của tác giả Matsumoto thì điểm trung bình CLCS ở tất cả các lĩnh vực tăng từ 3,4 – 16 điểm và tất cả sự khác biệt này đều cĩ ý nghĩa thống kê(12). Tuy nhiên điều này cĩ thể lý giải là do các tác giả này sử dụng thang đo khác với nghiên cứu của chúng tơi, trong khi chúng tơi sử dụng thang Duke thì các nghiên cứu này sử dụng EQ-5D và SF-36. Khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Treger sử dụng thang đo giống nghiên cứu của chúng tơi thì kết quả cĩ phần tương tự khi cho kết quả CLCS ở một số lĩnh vực là giảm, và lĩnh vực Tự đánh giá bản thân thì tăng khá cao so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt về điểm số giữa 2 nghiên cứu cĩ thể là do thời gian nghiên cứu của chúng tơi chỉ cĩ 6 tuần nên điểm tăng khơng cao bằng điểm số sau 3 tháng trong nghiên cứu của Treger(7). Theo thang đo Duke thì hai nội dung Sức khỏe chức năng và Tự đánh giá bản thân là hồn tồn dựa trên đánh giá chủ quan của người bệnh và thực tế trong nghiên cứu thì hai nội dung này đều cĩ cải thiện sau điều trị. Đây là một kết quả tốt khi cho thấy rằng tuy cĩ thể một số nội dung cĩ điểm số chưa cải thiện nhưng về mặt tự cảm nhận của bệnh nhân thì khá khả quan. Về Sức khỏe tinh thần thì trong các nghiên cứu khác, sau thời gian điều trị, bệnh nhân cĩ thể bị trầm cảm và đây cĩ thể là lý do làm cho điểm Sức khỏe tinh thần giảm sút. Bằng chứng là điểm số ở nội dung lo lắng và trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tơi cũng giảm cùng với điểm Sức khỏe tinh thần. Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam đánh giá CLCS của bệnh nhân TBMMN trước và sau can thiệp cho thấy điểm CLCS tăng(2,6,10,12,13,16) tuy các thang đo sử dụng trong các nghiên cứu này lại khơng giống nhau. Sau khi tìm hiểu cho thấy các bộ câu hỏi này đánh giá CLCS của bệnh nhân chủ yếu dựa trên các cảm nhận thực thể nên khi người bệnh cĩ cải thiện về khả năng vận động thì cũng dẫn đến sự cải thiện về CLCS. Trong nghiên cứu này, về chức năng vận động chúng tơi đã sử dụng một thang đánh giá riêng là Barthel nên CLCS chúng tơi chọn thang đo Duke. Lý do là thang đo này đánh giá CLCS của bệnh nhân chủ yếu dựa trên sự tự cảm nhận, từ đĩ đánh giá chính xác hơn về CLCS ở bệnh nhân TBMMN. Và kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy được điều trị 6 tuần PHCN nhưng các lĩnh vực về cảm nhận như lĩnh vực Trầm cảm, Sức khỏe tinh thần, Lo lắng, Đau thì bệnh nhân lại giảm hơn so với ban đầu. Lý do thứ 2 cĩ thể là do CLCS của bệnh nhân chưa thể cải thiện trong thời gian quá ngắn (6 tuần) khi mà bệnh nhân vừa bị TBMMN và bị giảm khả năng vận động so với trước đây dù cho quá trình điều trị cĩ mang lại hiệu quả. Như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Dũng thì ở thời điểm ra viện và sau 3 tháng điều trị khơng thấy cĩ sự khác biệt về CLCS của bệnh nhân TBMMN ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 325 nhĩm can thiệp hay nhĩm chứng. Cho đến thời điểm một năm ra viện thì mới cĩ sự khác biệt rõ (p < 0,05)(10). Các yếu tố liên quan đến sự cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân Cĩ nhiều yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi vận động của bệnh nhân TBMMN. Việc tiên lượng và đánh giá khả năng phục hồi của bệnh nhân TBMMN khĩ cĩ thể xác định được chính xác ở những lần khám đầu tiên sau đột quỵ. Đề cập đến các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của người bệnh TBMMN, nghiên cứu của chúng tơi đã tìm ra một số yếu tố sau: Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa điểm thay đổi chức năng vận động của người bệnh hiện đang sinh sống tại TPHCM và những người bệnh sống tại các tỉnh thành khác (p = 0,038). Điều này cĩ thể là do những bệnh nhân sinh sống tại TPHCM sẽ thuận lợi hơn cho người nhà trong việc chăm sĩc và đi lại, từ đĩ sẽ giúp chăm sĩc và giúp đỡ bệnh nhân tốt hơn. Vì quá trình PHCN là quá trình kéo dài, khơng thể hồn thành trong khoảng thời gian ngắn, nên nơi cư trú trở thành một trong những đặc điểm cản trở ở những bệnh nhân thuộc các tỉnh thành khác. Từ đây cĩ thể thấy được rằng, cần phải cĩ sự đầu tư và xây dựng những cơ sở, bệnh viện chuyên về PHCN tại các tỉnh thành khác nhằm giúp người bệnh cĩ nơi điều trị, tập luyện thuận tiện, chuyên nghiệp, hạn chế sự lãng phí trong việc di chuyển, ăn ở của người nhà, và phát triển y tế địa phương. Nhiều tác giả qua nghiên cứu về bệnh nhân TBMMN cho thấy bệnh nhân nếu được bắt đầu tập luyện PHCN sớm thì kết quả phục hội sẽ tốt hơn nhiều so với bắt đầu phục hồi muộn(3,14,15). Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tơi lại cho thấy kết quả khơng đồng nhất. Sự khác biệt về kết quả giữa các nghiên cứu cĩ thể là do cĩ thể những bệnh nhân tới điều trị sớm là những bệnh nhân cĩ tình trạng bệnh nặng hơn, cần được điều trị PHCN gấp mới cĩ thể thực hiện các hoạt động thường ngày, trong khi các bệnh nhân tới sau khi bị TBMMN trên 1 tháng cĩ thể là bệnh nhẹ hơn, vẫn cĩ thể duy trì một số hoạt động dù chưa được tập luyện điều trị PHCN. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt giữa điểm thay đổi chức năng vận động của người bệnh bị TBMMN lần đầu và người bệnh bị TBMMN tái phát (p = 0,0245). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với một số tác giả khác như nghiên cứu của tác giả Hồng Thị Ý Nhi(5) hay tác giả Hồng Thanh Hiền(4). Đây là điều khá hợp lý vì ở những bệnh nhân TBMMN tái phát, nghĩa là bệnh nhân cĩ khả năng sẽ bị nặng hơn, đã qua điều trị lần đầu nhưng vẫn tiếp tục bệnh dẫn đến khĩ hồi phục. Chưa kể đến những bệnh nhân này cĩ thể là những người lớn tuổi và đây cũng là một trong những yếu tố làm cản trở sự hồi phục của bệnh nhân. Điều này đặt ra vấn đề trong chiến lược dự phịng thứ cấp TBMMN, đĩ là việc dự phịng tái phát TBMMN trên bệnh nhân cĩ tiền sử bị TBMMN là những bệnh nhân cĩ nguy cơ cao chưa thực sự cĩ hiệu quả. Một trong những nguyên nhân đĩ là sự hiểu biết của người bệnh về phịng ngừa TBMMN chưa thực sự rõ ràng. Ngồi ra nghiên cứu cịn tìm thấy sự khác biệt giữa điểm thay đổi chức năng vận động của người bệnh cĩ bị hơn mê khi tai biến và người bệnh khơng bị hơn mê (p = 0,0002). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Hồng Thanh Hiền cho thấy bệnh nhân khơng hơn mê thì hiệu quả điều trị tốt gấp 2,7 lần bệnh nhân cĩ hơn mê(4). Thể trạng bệnh nhân là một yếu tố quan trọng đối với kết quả điều trị bất kỳ bệnh gì. Đặc biệt khi bệnh nhân cĩ kèm bệnh tim mạch. Đối với phương pháp điều trị PHCN cũng khơng ngoại lệ. Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt giữa điểm thay đổi chức năng vận động của người bệnh cĩ tiền sử bệnh mạn tính và người bệnh khơng cĩ bệnh mạn tính đi kèm (p = 0,003). Đa số các nghiên cứu đều xác định rõ bệnh mạn tính cĩ ảnh hưởng đến kết quả điều trị là bệnh nào, trong khi nghiên cứu chúng tơi chưa tìm được các mối liên quan này ở từng bệnh riêng lẻ mà Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 326 chỉ tìm thấy ở biến số bệnh mạn tính (chung) và bệnh tăng huyết áp. Nguyên nhân cĩ thể là do nghiên cứu này được thực hiện với cỡ mẫu khơng lớn nên khi phân tích theo từng bệnh riêng lẻ thì số liệu quá ít, chưa thể xác định được. Chúng tơi chỉ tìm thấy sự tương đồng về kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Diệu Thường(15). Những kết quả trên cũng là một gợi ý cho các nghiên cứu sâu hơn về các bệnh mạn tính ảnh hưởng như thế nào trong quá trình điều trị PHCN ở bệnh nhân TBMMN. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho kết quả là đa số bệnh nhân sau khi điều trị đều cĩ sự cải thiện về chức năng vận động nhưng CLCS lại chưa cải thiện rõ. Từ đĩ cho thấy nhân viên y tế của bệnh viện, người thân, gia đình và xã hội cần quan tâm hơn đến vấn đề tâm lý, cảm xúc của bệnh nhân. Đặc biệt là giao tiếp với người bệnh, tìm hiểu nắm bắt diễn biến, trạng thái, tâm lý của người bệnh, để kịp thời động viên, an ủi bệnh nhân yên tâm điều trị. Ngồi ra bệnh viện cĩ thể phát triển thêm mảng điều trị, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân TBMMN để giúp bệnh nhân đối phĩ, giải quyết với cảm giác thất vọng, trầm cảm, tự ti ... Từ đĩ giúp cho bệnh nhân khơng chỉ phục hồi về thể chất mà cịn về mặt tinh thần, giúp bệnh nhân nâng cao CLCS sau TBMMN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2014). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 2. Đặng Hồng Anh, Nguyễn Văn Chương (2009). Nghiên cứu sự hồi phục ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cĩ tăng huyết áp sau 1 năm và một số yếu tố liên quan. Hội thần kinh học Việt Nam. 3. Feys H, Weerdt WD (2004). Early and repetitive stimulation of the arm can substantially improve the long-term outcome after stroke: 5-year follow-up study of a randomized trial. Stroke.;35:pp. 924-9. 4. Hồng Thanh Hiền, Phan Quan Chí Hiếu (2012). Khảo sát những yếu tố cĩ ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu tại TPHCM. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh;16(1):tr. 62-7. 5. Hồng Thị Ý Nhi (2009). Kết quả phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế năm 2005 - 2009: Trường Đại học Y Dược Huế. 6. Huang YC, Leong CP, Wang L, et al (2016). Effect of kinesiology taping on hemiplegic shoulder pain and functional outcomes in subacute stroke patients: a randomized controlled study. European Journal of Physical and Rehabilitation Medicine;52(6):pp. 774-81. 7. Iuly T, Landesman C, Tabacaru E, Kalichman L (2014). Influence of home-based exercises on walking ability and function of post-stroke individuals. International Journal of Therapy and Rehabilitation;21(9):pp. 441-6. 8. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên, Phan Cơng Tân, Nguyễn Văn Tuấn (2011). Những tiến bộ mới trong điều trị tai biến mạch máu não và đơn vị đột quỵ. Thời sự y học. 9. Mahoney F.I, Barthel D (1965). Functional evaluation: the Barthel Index. Maryland State Med Journal;14:pp. 56-61. Used with permission. 10. Nguyễn Tấn Dũng (2012). Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng. Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội. 11. Parkerson GR, Broadhead WE, Tse CKJ (1990). The Duke Health Profile : a 17 item measure of health and dysfunction. Medical care;28(11):pp. 1056-72. 12. Shimodozono M, Noma T, et al (2016). Outcomes of repetitive facilitation exercises in convalescent patients after stroke with impaired health status. Brain Injury;30(13-14):pp. 1722-30. 13. Skovgaard RR, Kjỉr P, Skerris A, et al (2015). Stroke rehabilitation at home before and after discharge reduced disability and improved quality of life: A randomised controlled trial. Clinical Rehabilitation;30(3):pp. 225-36. 14. Trần Thị Mỹ Luật (2008). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Viện điều dưỡng - PHCN tỉnh Thái Nguyên Luận văn thạc sĩ y khoa - Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên;. 15. Trịnh Thị Diệu Thường (2013). Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não [Luận án Tiến sĩ Y học]: Đại học Y Dược TP HCM. 16. Young KH, Kim YL, Lee SM (2015). Effects of therapeutic Tai Chi on balance, gait, and quality of life in chronic stroke patients. International Journal of Rehabilitation Research;38:pp. 156-61. Ngày nhận bài báo: 29/01/2018 Ngày phản biện bài báo: 05/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_do_phuc_hoi_chuc_nang_van_dong_va_chat_luong_cuoc_song_c.pdf
Tài liệu liên quan