Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế

Tài liệu Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế: 172 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0074 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 172-179 This paper is available online at MỤC ĐÍCH THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Thanh Hùng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Tương tác với thế giới trực tuyến là một hình thức giao tiếp phố biến của giới trẻ trong thời đại công nghệ hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của sinh viên. Mẫu nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế, đó là Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát 4 nhóm mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của sinh viên, đó là tương tác nhằm (1) thu thập thông tin, (2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy sinh viên tham gia thế giới trực tuyến với 4 mục đích nêu trên, tro...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
172 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0074 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 172-179 This paper is available online at MỤC ĐÍCH THAM GIA THẾ GIỚI TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Thanh Hùng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt. Tương tác với thế giới trực tuyến là một hình thức giao tiếp phố biến của giới trẻ trong thời đại công nghệ hiện nay. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của sinh viên. Mẫu nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế, đó là Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Một bảng hỏi được thiết kế nhằm khảo sát 4 nhóm mục đích tương tác với thế giới trực tuyến của sinh viên, đó là tương tác nhằm (1) thu thập thông tin, (2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng. Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy sinh viên tham gia thế giới trực tuyến với 4 mục đích nêu trên, trong đó mục đích thu thập thông tin, giao tiếp và giải trí trực tuyến được sinh viên quan tâm nhiều hơn. Các yếu tố giới tính, khối học có tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến. Sinh viên nam có mục đích tương tác nhằm “chơi game, tải game trực tuyến” cao hơn sinh viên nữ. Trái lại, sinh viên nữ có xu hướng “xem phim, tải phim trực tuyến” và “xem hàng trực tuyến” cao hơn nam. Sinh viên năm thứ ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn sinh viên năm thứ nhất. Kết quả nghiên cứu này góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở giới trẻ. Từ khóa: Tương tác trực tuyến, mục đích, thu thập thông tin, giao tiếp, giải trí. 1. Mở đầu Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, với những tiện ích của mình, thế giới trực tuyến đang trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ. Theo thống kê của We Are Social và Hootsuite (2017), hiện nay có khoảng một nửa dân số thế giới sử dụng Internet; số lượng này sẽ ngày càng gia tăng, với tốc độ là 8% một năm; ở Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng Internet là 53%. Trong số những người sử dụng Internet, giới trẻ chiếm một tỉ lệ lớn. Trên thế giới, độ tuổi sử dụng Facebook (một loại mạng xã hội trên Internet) nhiều nhất là từ 18 đến 24 [1]. Có thể nói Internet là thành tựu khoa học vĩ đại của con người. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại, mở ra cơ hội học tập, thu nhận kiến thức cho mọi người, xích con người gần lại với nhau hơn, đem lại cho con người những cơ hội trong kinh doanh, công việc và những cách thức giải trí để giảm thiểu các căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, tác động tiêu cực đến con người, đặc biệt khi con người dành quá nhiều thời gian để tương tác với thế giới trực tuyến có thể gây ra chứng nghiện Internet. Mức độ tác động của Internet đến con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó mục đích tham gia thế giới trực tuyến đóng một vai trò đáng kể. Để nhằm ngăn ngừa những nguy cơ xấu đến với thế hệ trẻ, cần thiết tiến hành những nghiên cứu về mục đích tham gia thế giới trực tuyến của các em. Ngày nhận bài: 19/1/2018. Ngày sửa bài: 11/4/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Hùng. Địa chỉ e-mail: tuanhung27@yahoo.com Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế 173 Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng tham gia thế giới trực tuyến của các đối tượng, trong đó có mục đích tham gia. Nghiên cứu của Khare, Thapa và Sahoo (2007) cho thấy các học giả sử dụng Internet để nghiên cứu, giải trí cũng như tìm kiếm công việc [2]. Nghiên cứu của Singh, Devi, và Raychaudhury (2009) trên 548 người sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử ở trường Đại học Manipur (Ấn Độ) chỉ ra rằng mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên này khá phong phú và đa dạng, trong đó phổ biến như: tải các thông tin mong muốn, sử dụng chức năng gửi email, cập nhật các kiến thức từ các trang web... [3]. Một nghiên cứu khác trên 474 sinh viên ở một trường cao đẳng Ấn Độ của Kumar và Kaur (2005) đã cho thấy sinh viên sử dụng Internet với mục đích mục đích giáo dục là nhiều nhất, tiếp đến là nghiên cứu, giao tiếp; mục đích giải trí là thấp nhất [4]. Nghiên cứu của Fasae và Aladeniyi (2012) trên đối tượng sinh viên ở Nigiêria cũng đưa ra kết luận tương tự [5]. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với sự tác động mạnh mẽ của Internet đến cuộc sống con người, đã có một số nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet nói chung và thực trạng sử dụng mạng xã hội nói riêng. Có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 35 về thực trạng sử dụng mạng xã hội, trong đó có mục đích sử dụng mạng xã hội trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên sử dụng mạng xã hội với mục đích là cập nhật thông tin về đời sống của bạn bè [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Trang (2015) về đặc điểm giao tiếp với bạn bè trên Facebook của học sinh trung học phổ thông cũng chỉ ra rằng lí do (mục đích) học sinh giao tiếp với bạn bè trên Facebook chủ yếu là “Có thể trò chuyện với những người bạn ở xa hay những người bạn mới quen, bạn khác trường”, “Có thể giao tiếp với bạn bè dễ dàng và nhiều hơn là trò chuyện ở lớp” [6]. Nhìn chung, so với thế giới, những nghiên cứu về mục đích tham gia thế giới trực tuyến chưa nhiều. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã thực hiện nghiên cứu “mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế”. Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế là gì? (2) Có sự khác biệt về giới tính và khối học về mục đích tham gia thế giới trực tuyến không? Để tìm hiểu các vấn đề trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo. Nội dung bảng hỏi nhằm tìm hiểu 4 nhóm mục đích: 1) thu thập thông tin, (2) giải trí, (3) giao tiếp và (4) mua bán hàng, được cụ thể hoá thông qua 15 mục đích nhỏ. Các mục đích được đánh giá bằng thang 5 điểm: 1. Không bao giờ, 2. Hiếm khi, 3. Thỉnh thoảng, 4. Thường xuyên, 5. Rất thường xuyên. Hệ số Cronbach's Alpha của bảng hỏi này là 0,776. Kết quả này cho thấy đây là bảng hỏi có độ tin cậy khá cao. Khách thể nghiên cứu là 706 sinh viên đến từ 4 trường đại học của Đại học Huế, đó là Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Ngoại ngữ và Trường Đại học Kinh tế. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế dưới lát cắt tổng quát Số liệu khảo sát ở Bảng 1 cho thấy nhìn chung sinh viên Đại học Huế tham gia thế giới trực tuyến nhằm cả 4 mục đích: thu thập thông tin, giải trí, giao tiếp và mua bán hàng. Trong đó, mục đích được sinh viên nhiều nhất là tham gia thế giới trực tuyến để “thu thập thông tin”. Để thu thập các thông tin cho công việc học tập của mình, nhiều sinh viên tham gia thế giới trực tuyến với mục đích là “tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống”. Hiện nay, với các công cụ tra cứu tiện ích như Google, Yahoo, Bing, Baidu, Wolfram Alpha, sinh viên có thể tìm kiếm được nguồn thông tin phong phú từ các trang web. Ví dụ như công cụ tìm kiếm Google, hiện nay nó nắm giữ 65% thị phần tìm kiếm Mỹ (theo [8]), nó có nhiều tính năng đặc biệt giúp chúng ta tìm chính xác những gì muốn tìm kiếm như: Google Books (cho phép tìm kiếm và xem trực tuyến Nguyễn Thanh Hùng 174 hàng trăm ngàn quyển sách mà không cần thiết phải tải về), Google Patent Search (cho phép bạn tìm kiếm được đơn xin cấp bằng sáng chế của các nhà khoa học trong cả hiện tại lẫn tương lai), Google Scholar (cho phép bạn tìm các thông tin về sách, các bài báo, báo cáo liên quan tới chủ đề mà bạn đưa ra), chuyển đổi các đơn vị, dịch thuật, tìm kiếm định dạng file, các hoạt động tại một địa điểm (Những công cụ và chức năng ẩn của Google) Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cho sinh viên khi tìm kiếm thông tin tin trên Internet đó là các nguồn thông tin rất đa dạng, khó kiểm chứng về tính chính xác. Theo đánh giá của phần lớn nhóm mẫu khảo sát này (68,3% sinh viên) thì những thông tin thu thập được trên mạng chỉ “tương đối tin tưởng”; thậm chí, 12,2% sinh viên đánh giá là “hoàn toàn không tin tưởng” và “không tin tưởng”. Chính vì vậy, sinh viên cần phải biết lựa chọn những thông tin tin cậy ở những trang web có uy tín. Bảng 1. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế TT Mục đích ĐTB ĐLC 1 Thu thập thông tin 3,45 0,596 1.1 Tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống 3,76 0,835 1.2 Cập nhật tin tức thời sự, xã hội 3,58 0,865 1.3 Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè 3,66 0,894 1.4 Tìm kiếm việc làm 2,79 1,010 2 Giải trí trực tuyến 3,18 0,721 2.1 Nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến 3,90 0,848 2.2 Xem phim, tải phim trực tuyến 3,53 0,966 2.3 Chơi game, tải game trực tuyến 2,58 1,210 2.4 Đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện (YouTube, Flickr, clip.vn) 2,72 1,215 3 Giao tiếp trực tuyến 3,38 0,664 3.1 Gửi/nhận thư điện tử (E-mail) 3,36 0,980 3.2 Tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...). 2,62 1,093 3.3 Tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin 4,14 0,856 4 Mua bán hàng trực tuyến 2,23 0,742 4.1 Xem hàng trực tuyến 3,04 1,037 4.2 Mua hàng trực tuyến 2,56 1,046 4.3 Bán hàng trực tuyến 1,87 1,076 4.4 Đấu giá trực tuyến 1,45 0,887 Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1≤ĐTB≤5 Tham gia thế giới trực tuyến còn nhằm giúp sinh viên “cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè”. Các trang mạng xã hội là sợi dây kết nối bạn bè, gia đình lại với nhau. Một trong những tính năng chính của các trang mạng xã hội là các thành viên có thể đăng tải những thông tin cá nhân của bản thân, các hoạt động diễn ra hàng ngày, những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân, và có thể kèm theo các hình ảnh, icon, video sống động. Do đó, nếu tham gia trực tuyến thường xuyên, sinh viên có thể biết được các thông tin cuộc sống của những người thân trong gia đình hay bạn bè, dù cách xa về mặt địa lí. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế 175 Bên cạnh đó, không ít sinh viên tham gia thế giới trực tuyến để “cập nhật tin tức thời sự, xã hội”. Trên Internet, sinh viên có thể cập nhật các tin tức thời sự từ các báo điện tử, các trang tin tức của các mạng xã hội hoặc thậm chí là xem online chương trình thời sự của các đài phát thanh, truyền hình. Nếu so với các báo in thì việc cập nhật tin tức ở các báo điện tử hay các trang web khác diễn ra nhanh hơn, do đó, nó thu hút lượng độc giả đông hơn. Một số sinh viên tham gia thế giới trực tuyến để “tìm kiếm việc làm”. Ngoài thời gian học tập, không ít sinh viên còn có nhu cầu làm thêm, làm bán thời gian để có thêm kinh nghiệm làm việc hoặc tăng thêm thu nhập. Trên Internet, sinh viên có thể tìm kiếm các nguồn thông tin về việc làm ở các trang web của các cơ sở tuyển dụng hoặc ở trang rao vặt hay ở các trang mạng xã hội, thư điện tử Bên cạnh việc thu thập thông tin, sinh viên tham gia thế giới trực tuyến còn để giao tiếp với bạn bè và người thân. Trong đó, mục đích “tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin” là phổ biến nhất, với 83,1% sinh viên “thường xuyên” và “rất thường xuyên” thực hiện mục đích này. Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Hiện nay, thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, trong đó những trang mạng phổ biến như: Facebook, WhatApp, QQ, Facebook Messenger, Qzone, Wechat, Tumblr, Instagram, Twitter, Baidu Tieba (theo [9]). Mạng xã hội đang trở thành trào lưu lớn ở giới trẻ hiện nay, nó trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống của con người. Trong các mạng xã hội, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, và Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số người sử dụng Facebook nhiều nhất với 46 triệu người [1]. Nghiên cứu của Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng (2015) trên 500 thanh niên từ 16 đến 35 tuổi ở Hà Nội và Nam Định cũng cho thấy có 98,2% đã và đang sử dụng mạng Facebook [6]. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán... Với những tiện ích như vậy, ta có thể hiểu vì sao “tương tác qua mạng xã hội” là mục đích chính của sinh viên khi tham gia thế giới trực tuyến. Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy có 43,7% sinh viên “thường xuyên” và “rất thường xuyên” tham gia thế giới trực tuyến để “Gửi/nhận thư điện tử (E-mail)”. Với những đặc tính như thời gian gửi nhanh, có thể đính kèm thêm các tệp tin dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh hay video, thư điện tử đã dần thay thế cho thư tay. Ngoài ra, với một số sinh viên tương tác với thế giới trực tuyến nhằm “tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...)” Tham gia thế giới trực tuyến nhằm để giải trí thu hút khá nhiều sinh viên, với những mục đích khá phổ biến như “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến”, “xem phim, tải phim trực tuyến”, “đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện (YouTube, Flickr, clip.vn)”, “chơi game, tải game trực tuyến”... Trong đó, “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến” được xem là mục đích giải trí chính của sinh viên, với 67,45% “thường xuyên” và “rất thường xuyên” thực hiện điều này. Âm nhạc là nhu cầu tinh thần không thể thiếu, gắn chặt với đời sống hàng ngày của con người. Nếu như trước đây, công nghệ chưa phát triển mạnh, Internet chưa phổ biến thì việc thoả mãn nhu cầu nghe nhạc, xem nhạc của con người chủ yếu bằng cách là xem trên các chương trình tivi hay mua các băng đĩa về nghe, xem. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc “nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến” đã trở nên phổ biến rộng rãi. Cách thức này có những tính năng tiện ích như: xem lại nhiều lần dễ dàng, không tốn tiền (trừ một số trang web đặc biệt), truy cập nhanh, biết được các xu hướng âm nhạc nhanh nhất thông qua số lượt like, chia sẻ; đặc biệt hầu hết các trang web đều cho phép khán giả Nguyễn Thanh Hùng 176 có thể tương tác với nhau bằng cách thể hiện các cảm xúc hoặc có những bình luận, gửi hình ảnh, video, đường truyền Mặc dù, số lượng sinh viên “thường xuyên” và “rất thường xuyên” “chơi game, tải game trực tuyến” là 23,3%, thấp hơn so với các mục đích khác. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng đặc trưng của game trực tuyến là tạo ra những thế giới ảo, điều này dễ khiến khiến người sử dụng trở nên nghiện [10]. Nhóm mục đích ít được sinh viên quan tâm nhất là “mua bán hàng trực tuyến”. Khi tham gia thế giới trực tuyến, sinh viên chủ yếu “xem hàng trực tuyến”; một số “mua hàng trực tuyến”; rất ít sinh viên “đấu giá trực tuyến”, “bán hàng trực tuyến”. Thực tế hiện nay, hành vi mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu hướng thịnh hành của người dân [11]. Tuy nhiên, với đối tượng sinh viên, nguồn tài chính chi tiêu hàng ngày chủ yếu là do gia đình cung cấp, thêm nữa hoạt động chính của sinh viên là học tập, chính vì vậy, những hoạt động liên quan đến mua bán hàng trực tuyến không phải là mục đích chính của sinh viên khi tham gia thế giới trực tuyến. Mặt khác, theo đánh giá của sinh viên, những thông tin về kinh doanh trực tuyến không được tin tưởng nhiều (49,4% sinh viên được khảo sát cho rằng kinh doanh trực tuyến “hoàn toàn không tin tưởng” và “không tin tưởng”). Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến sinh viên ít thực hiện hành vi “mua bán hàng trực tuyến”. 2.2. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế dưới lát cắt giới tính và khối học Nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu sự khác biệt về mục đích tham gia thế giới trực tuyến theo giới tính và khối học. Kết quả ở Bảng 2 cho thấy nhìn chung tổng thể nam sinh viên có mục đích tương tác nhằm giải trí cao hơn sinh viên nữ, cụ thể nam nổi trội hơn nữ ở mục đích “chơi game, tải game trực tuyến”. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng nam có xu hướng chơi game nhiều hơn nữ giới (Becerra và các cộng sự, 2008; Hainey và các cộng sự, 2011; dẫn theo Veltri và các cộng sự (2014) [12]). Tuy nhiên, cũng ở mục đích giải trí, nữ lại có xu hướng “xem phim, tải phim trực tuyến” hơn nam. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nữ sống thiên về cảm xúc hơn nam, họ hay bộc lộ cảm xúc của mình (Ashmore, 1990; Brody và Hall, 1993; Hall, 1984; dẫn theo Kring và Gordon, 1998 [13]). Đây có thể là một yếu tố dẫn đến việc nữ “xem phim, tải phim trực tuyến” hơn nam, bởi lẽ trong các bộ phim, họ có thể “sống” và trải nghiệm với các cảm xúc của các nhân vật. Ở nhóm mục đích “mua bán trực tuyến”, nhìn tổng thể không có sự khác biệt về giới tính, tuy nhiên, nếu xét cụ thể ở từng mục đích nhỏ, dữ liệu ở Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ ở mục đích “xem hàng trực tuyến”, nữ sinh viên có xu hướng quan tâm nhiều hơn nam sinh viên. Kết quả nghiên cứu này khá thống nhất với nghiên cứu của Seock và Bailey (2008) [14] và Anjana và Naidu (2016) [15]. Những nghiên cứu này chỉ rằng nữ thích mua sắm trực tuyến nhiều hơn nam. Bảng 2. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế theo giới tính TT Mục đích Nam Nữ t(704) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Thu thập thông tin 3,41 0,619 3,46 0,589 0,870 1.1 Tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống 3,65 0,913 3,79 0,805 1,801 1.2 Cập nhật tin tức thời sự, xã hội 3,64 0,933 3,57 0,841 1,010 1.3 Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè 3,60 0,939 3,68 0,878 1,039 Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế 177 1.4 Tìm kiếm việc làm 2,77 1,099 2,80 0,980 0,394 2 Giải trí trực tuyến 3,32 0,757 3,14 0,703 2,900** 2.1 Nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến 3,84 0,924 3,92 0,822 0,948 2.2 Xem phim, tải phim trực tuyến 3,38 1,030 3,58 0,940 2,348* 2.3 Chơi game, tải game trực tuyến 3,22 1,222 2,37 1,132 8,377*** 2.4 Đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện (YouTube, Flickr, clip.vn) 2,84 1,273 2,68 1,194 1,549 3 Giao tiếp trực tuyến 3,44 0,740 3,36 0,636 1,248 3.1 Gửi/nhận thư điện tử (E-mail) 3,39 1,008 3,35 0,972 0,437 3.2 Tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...). 2,79 1,159 2,57 1,065 2,321* 3.3 Tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin 4,13 1,001 4,15 0,803 0,289 4 Mua bán hàng trực tuyến 2,18 0,843 2,25 0,705 0,947 4.1 Xem hàng trực tuyến 2,85 1,101 3,11 1,007 2,721** 4.2 Mua hàng trực tuyến 2,47 1,074 2,59 1,036 1,329 4.3 Bán hàng trực tuyến 1,84 1,052 1,88 1,084 0,470 4.4 Đấu giá trực tuyến 1,57 0,960 1,42 0,859 1,881 Ghi chú: t: Kiểm định t-test về sự khác biệt giữa 2 giá trị ĐTB *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001 Trong nghiên cứu này, dưới lát cắt khối học, nhóm mẫu khách thể khảo sát tập trung ở 2 khối sinh viên: sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba. Dữ liệu ở Bảng 3 cho thấy có sự khác biệt về mức độ thực hiện các mục đích tương tác với thế giới trực tuyến, cụ thể sinh viên năm thứ ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn sinh viên năm thứ nhất. Điều này có thể giải thích là do mới làm quen với cuộc sống ở đại học, cho nên so với sinh viên năm thứ ba, mức độ thích ứng với môi trường của sinh viên năm thứ nhất thường thấp hơn. Bảng 3. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế theo khối học TT Mục đích Năm 1 Năm 3 t(704) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Thu thập thông tin 3,34 0,616 3,55 0,558 4,772*** 1.1 Tra cứu tài liệu phục vụ cho học tập, nghiên cứu, cuộc sống 3,65 0,859 3,87 0,797 3,541*** 1.2 Cập nhật tin tức thời sự, xã hội 3,48 0,891 3,68 0,828 3,93** 1.3 Cập nhật thông tin về cuộc sống của gia đình, bạn bè 3,61 0,893 3,70 0,893 1,322 1.4 Tìm kiếm việc làm 2,63 0,986 2,96 1,008 4,448*** 2 Giải trí trực tuyến 3,10 0,683 3,26 0,748 3,055** Nguyễn Thanh Hùng 178 2.1 Nghe nhạc, xem nhạc, tải nhạc trực tuyến 3,88 0,847 3,91 0,851 0,506 2.2 Xem phim, tải phim trực tuyến 3,47 0,919 3,59 1,008 1,674 2.3 Chơi game, tải game trực tuyến 2,51 1,125 2,66 1,286 1,687 2.4 Đăng/tải trên các ứng dụng trực tuyến, chia sẻ đa phương tiện (YouTube, Flickr, clip.vn) 2,54 1,177 2,89 1,229 3,819*** 3 Giao tiếp trực tuyến 3,24 0,673 3,52 0,625 5,727*** 3.1 Gửi/nhận thư điện tử (E-mail) 3,10 0,992 3,63 0,894 7,476*** 3.2 Tham gia diễn đàn online, hỏi đáp (Yahoo Q&A...). 2,49 1,061 2,76 1,109 3,278** 3.3 Tương tác trực tuyến qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) xem bài/viết bài/like, comment, gửi tin/nhận tin 4,12 0,855 4,16 0,858 0,634 4 Mua bán hàng trực tuyến 2,14 0,700 2,33 0,770 3,441** 4.1 Xem hàng trực tuyến 2,95 1,048 3,14 1,019 2,361* 4.2 Mua hàng trực tuyến 2,52 1,030 2,60 1,062 0,962 4.3 Bán hàng trực tuyến 1,74 1,033 2,01 1,102 3,294** 4.4 Đấu giá trực tuyến 1,33 0,741 1,57 0,998 3,607*** Ghi chú: t: Kiểm định t-test về sự khác biệt giữa 2 giá trị ĐTB *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế khá đa dạng, trong đó, sinh viên quan tâm nhiều hơn đến các nhóm mục đích: thu thập thông tin, giao tiếp và giải trí trực tuyến. Các yếu tố giới tính, khối học có tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến. Sinh viên nam có mục đích tương tác nhằm “chơi game, tải game trực tuyến” cao hơn sinh viên nữ. Trái lại, sinh viên nữ có xu hướng “xem phim, tải phim trực tuyến” và “xem hàng trực tuyến” cao hơn nam. Sinh viên năm thứ ba có mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở các mục đích cao hơn sinh viên năm thứ nhất. Kết quả nghiên cứu này góp phần định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến mục đích tương tác với thế giới trực tuyến ở giới trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] We Are Social và Hootsuite, 2017. Digital in 2017 Global Overview. Truy cập ngày 26/6/2017 từ https://www.slideshare.net/wearesocialsg/digital-in-2017-global-overview. [2] Khare, S. K., Thapa, N., Sahoo, K. C., 2007. Internet as a source of information: A survey of Ph.D Scholars. Annals of Library and Information Studies, 54, 201-207. [3] Singh, R. K. J., Devi, Th. M., and Raychaudhury, A., 2009. Use of internet base e-resources at Manipur University: a survey. Annals of Library and Information Studies, 56, 52-57. [4] Kumar, R., & Kaur, A., 2005. Internet and its use in the Engineering College of Punjab, India: A case study. Webology, 2 (4), 1-18. [5] Fasae, J. K. and Aladeniyi, F. R., 2012. Internet Use by Students of Faculty of Science in Two Nigerian Universities. Library Philosophy and Practice (e-journal). 63. Mục đích tham gia thế giới trực tuyến của sinh viên Đại học Huế 179 [6] Trịnh Hoà Bình, Lê Thế Lĩnh, Phan Quốc Thắng, 2015. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trực tuyến và một số gợi ý về chính sách. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2(12), tr.41-48. [7] Nguyễn Thị Hồng Trang, 2015), Tìm hiểu đặc điểm giao tiếp với bạn bè trên Facebook của học sinh trường THPT Gia Hội, thành phố Huế. Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. [8] 10 công cụ tìm kiếm tốt nhất trên Internet. Truy cập ngày 28/7/2017 từ tim-kim-tt-nht-tren-internet&catid=105%3Adia-chi&Itemid=221&lang=vi [9] Những công cụ và chức năng ẩn của Google Truy cập ngày 28/7/2017 từ [10] Nguyễn Văn Thọ, Lê Minh Công, 2015. Nghiện Internet: Lí luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. [11] Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Văn Ngọc, 2015. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng theo nhóm qua mạng của người tiêu dùng thành phố Nha Trang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thuỷ sản Trường Đại học Nha Trang, số 1, tr. 172-178. [12] Veltri, N, F., Baumann, A., Krasnova, H., Kalayamthanam, N., 2014. Gender Differences in Online Gaming: A Literature Review. Twentieth Americas Conference on Information Systems, Savannah. [13] Kring, A, M., & Gordon, A, H., 1998. Sex Differences in Emotion: Expression, Experience, and Physiology. Journal of Personality and Social Psychology, 74 (3), p. 686-703. [14] Seock, Y. K., & Bailey, L. R., 2008. The influence of college students’ shopping orientations and gender differences on online information searches and purchase behaviours. International Journal of Consumer Studies, 32(2), 113-121. [15] Anjana, R., & Naidu, G., 2016. A Study of the Impact of the Select Demographic Variables on Men and Women Online Buyers. MERC Global’s International Journal of Social Science & Management, 3(1), 26-34. ABSTRACT Purposes of online interaction of Hue University’ s students Nguyen Thanh Hung University of Education, Hue University Online interaction is a popular form of communication among young people in current technology age. This study aimed to explore students’ purposes of online interaction. Sample of the study was 706 students from 4 universities of Hue University, namely University of Education, University of Sciences, University of Foreign Languages and University of Economics. A questionnaire was designed to investigate four groups of purposes of online interaction of students, including (1) seeking information, (2) entertaining, (3) communicating and (4) shopping. Survey results showed that students interacted with online network based on the four purposes, especially for seeking information, entertaining and communicating. Gender and year of study influenced students’ purposes of online interaction. There were more male students interacting online for “playing online games, downloading games” than female students. Female students tended to interact online for “watching online movies, downloading movies” and “seeing online goods” more than male students. Numbers of third-year students interacting online for the four purposes were higher than numbers of students in other year of study. Results of the study have led to further research in understanding factors that influence purposes of online interaction. Keywords: Online interaction, purpose, seeking information, communicating, entertaining.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5234_19_nguyen_thanh_hung_4028_2123715.pdf
Tài liệu liên quan