Một số nhận xét điều trị sẹo không mọc tóc, u hắc tố vùng có tóc bằng phương pháp giãn mô

Tài liệu Một số nhận xét điều trị sẹo không mọc tóc, u hắc tố vùng có tóc bằng phương pháp giãn mô: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 42 MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐIỀU TRỊ SẸO KHÔNG MỌC TÓC, U HẮC TỐ VÙNG CÓ TÓC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÃN MÔ Phạm Trịnh Quốc Khanh*, Võ Kết Đạt* TÓM TẮT Mục tiêu: Phục hồi vùng có tóc trên những bệnh nhân bị sẹo không mọc tóc, u vùng có tóc và hói đầu khu trú bằng phương pháp giãn mô. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, áp dụng phương pháp giãn mô để điều trị 15 bệnh nhân bị sẹo không mọc tóc, u da vùng có tóc và hói đầu khu trú. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình tái tạo vùng có tóc trên 15 bệnh nhân (13 nữ) bằng phương pháp giãn mô vì sẹo bỏng (9 bệnh nhân), sẹo chấn thương, và sang thương khác. Số lượng túi được đặt tối đa trên một bệnh nhân là 2 túi (gồm 7 bệnh nhân, trong đó có 5 bệnh nhân bỏng). Có 3 trường hợp lộ van trong quá trình bơm túi nhưng không ảnh hưởng đến kết quả. Kết quả cho thấy 100% vạt giãn mô có chất lượng tốt và đủ để che phủ các tổn khuyết da được tạo ra...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhận xét điều trị sẹo không mọc tóc, u hắc tố vùng có tóc bằng phương pháp giãn mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 42 MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐIỀU TRỊ SẸO KHÔNG MỌC TÓC, U HẮC TỐ VÙNG CÓ TÓC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÃN MÔ Phạm Trịnh Quốc Khanh*, Võ Kết Đạt* TÓM TẮT Mục tiêu: Phục hồi vùng có tóc trên những bệnh nhân bị sẹo không mọc tóc, u vùng có tóc và hói đầu khu trú bằng phương pháp giãn mô. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, áp dụng phương pháp giãn mô để điều trị 15 bệnh nhân bị sẹo không mọc tóc, u da vùng có tóc và hói đầu khu trú. Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật tạo hình tái tạo vùng có tóc trên 15 bệnh nhân (13 nữ) bằng phương pháp giãn mô vì sẹo bỏng (9 bệnh nhân), sẹo chấn thương, và sang thương khác. Số lượng túi được đặt tối đa trên một bệnh nhân là 2 túi (gồm 7 bệnh nhân, trong đó có 5 bệnh nhân bỏng). Có 3 trường hợp lộ van trong quá trình bơm túi nhưng không ảnh hưởng đến kết quả. Kết quả cho thấy 100% vạt giãn mô có chất lượng tốt và đủ để che phủ các tổn khuyết da được tạo ra sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ sang thương, không có trường hợp nào vạt giãn mô bị hoại tử; sẹo mổ tốt 86,7%, trừ những trường hợp trẻ em (2 bệnh nhân) sẹo bị giãn trung bình do hộp sọ tiếp tục phát triển. Kết luận: Đây là phương pháp hiệu quả cho phép phục hồi vùng mọc tóc sau khi cắt bỏ các sang thương vùng đầu có tóc. Từ khóa: phương pháp giãn mô, sẹo không mọc tóc, u vùng có tóc, hói đầu ABSTRACT EXPERIENCES ON TREATMENT FOR SCARS AND MELANOCYTE NAEVI OF SCALP BY TISSUE EXPANSION Pham Trinh Quoc Khanh, Vo Ket Dat * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 – No. 6 - 2019: 42 - 49 Objective: Restoration of the skin of the scalp with hair on patients which have scars or melanocyte naevi of the scalp and localized alopecie by tissue expansion. Methods: Descriptive study, practise the tissue expansion in treatment 15 patients which have scars or melanocyte naevi of the scalp and localized alopecie. Results: We did the reconstruction of the skin with hair of scalp by tissue expansion on 15 patients (13 women) which have burn scars, traumatic scars and other lesions. Maximal used tissue expanders are 2 expanders/one patient (7 patients, there are 5 burn patients). There are 3 cases which have valve exposure, but no one was removed the expander. The results showed that all flaps after tissue expansion (100%) had size and quality sufficient to cover skin defects being created by the removal of part or all of the lesions ; all the flaps don’t have necrosis; the scars are good (86.7%) except two cases of children, the scars were dilated by their skull continues to grow. Conclusion: This method is effective for restoration of the skin with hair of the scalp after the removal of lesions of the scalp. Keywords: tissue expansion, scars of the scalp, melanocyte nevi of the scalp, localized alopecia *Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phạm Trịnh Quốc Khanh ĐT: 0918 394 362 Email: ptqkhanh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 43 ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật tạo hình vùng đầu - cổ là thách thức đối với các phẫu thuật viên tạo hình vì đây là vùng cơ thể lộ ra ngoài, những khiếm khuyết ở vùng này rất khó che dấu và phẫu thuật viên phải có kỹ năng tốt hơn so với những phẫu thuật viên can thiệp trên những vùng khác của cơ thể(2). Việc che phủ các tổn thương khiếm khuyết da sau phẫu thuật (sau cắt bỏ sẹo bỏng, sẹo xâm, sau cắt bỏ u mạch máu da), đòi hỏi phải có chất liệu da để thay thế. Nhưng trong nhiều trường hợp, các phẫu thuật viên không lựa chọn được vùng cho da thích hợp, hoặc chọn được vùng cho da nhưng hậu quả là để lại sẹo nơi cho da quá lớn và mất thẩm mỹ. Đặc biệt ở vùng đầu, phục hồi lại vùng có tóc còn gặp nhiều khó khăn(8,12). Theo Mathes và Nahai, vạt giãn mô là 1 trong 3 đỉnh của tam giác phẫu thuật tạo hình, 2 đỉnh còn lại là vạt tại chỗ và vạt vi phẫu(2,7). Phương pháp giãn mô cho phép tạo ra mô mới gần như hoàn thiện cả về màu sắc, cảm giác, và đầy đủ các phần phụ của da (lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi). Ưu điểm lớn nhất của phương pháp giãn mô là hạn chế sẹo tại vùng cho da và tổ chức(13,11). Đối với tổn thương vùng đầu (u hắc tố bẩm sinh, sẹo không mọc tóc vùng đầu, hói), việc phục hồi vùng da có tóc là một nhu cầu bức thiết, phương pháp giãn mô là kỹ thuật tốt nhất cho phép tái tạo vùng da có tóc(5,8). Chúng tôi đã tiến hành ứng dụng phương pháp giãn mô tại Bệnh Viện Trưng Vương để tái tạo vùng mọc tóc với các mục tiêu đánh giá kết quả vạt da che phủ tổn thương và đánh giá kết quả sẹo sau mổ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 15 bệnh nhân (BN) có sẹo không mọc tóc vùng đầu sau chấn thương, sau bỏng hoặc u hắc tố lớn và hói đầu. Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân không chấp nhận được tình trạng biến dạng vùng da và mô được giãn. Những bệnh nhân không thể theo đuổi điều trị đến cùng. Bệnh nhân có tổn thương ác tính vùng đầu không cho phép thực hiện trì hoãn phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Phương tiện kỹ thuật Túi giãn mô với các kích cỡ khác nhau. Nước muối sinh lý. Các phương tiện phục vụ cho phẫu thuật thường quy. Kỹ thuật Gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 Phẫu thuật đặt túi giãn mô; túi được đặt dưới cân Galea, trên màng xương và bên dưới vùng có tóc, bơm túi giãn khoảng 1/10-1/8 thể tích túi. Giai đoạn 2 Bơm túi giãn mô dần dần, thời điểm bơm túi giãn bắt đầu từ ngày 10 -14 sau mổ, sau đó mỗi tuần bơm một lần, thể tích bơm khoảng 1/8-1/6 thể tích túi giãn. Giai đoạn 3 Phẫu thuật lấy túi giãn, phẫu thuật che phủ, thời điểm che phủ khoảng 1 tuần sau bơm túi giãn lần cuối. Thu thập số liệu - Đánh giá kết quả Làm bệnh án nghiên cứu khoa học cho từng bệnh nhân. Đánh giá kết quả bao gồm: vạt da, sẹo mổ, biến chứng. Vạt da Tốt: vạt da sống hoàn toàn, không có hiện tượng hoại tử, nhiễm trùng, nổi bóng nước trên vạt. Trung bình: hoại tử một phần vạt (<50%), Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 44 toác một phần vạt, nổi bóng nước trên vạt. Xấu: hoại tử gần hết hoặc toàn bộ vạt, và phải thay thế bằng chất liệu khác. Sẹo mổ Tốt: đường sẹo nhỏ, bề ngang sẹo dưới 5mm. Trung bình: bề ngang đường sẹo từ 5mm đến 10mm. Xấu: bề ngang đường sẹo trên 10mm. Biến chứng: ghi nhận các biến chứng Biến chứng nặng: cần được giải quyết bằng phẫu thuật. Hở vết mổ và lộ túi giãn mô. Thiếu máu và hoại tử mô. Nhiễm trùng. Túi bị hỏng. Biến chứng nhẹ: không cần giải quyết bằng phẫu thuật. Tụ máu và huyết thanh. Đau: thường chỉ thoáng qua, và sẽ giảm trong vòng 12-16giờ. Thu thập – xử lý số liệu Thu thập số liệu qua bệnh án nghiên cứu khoa học cho từng bệnh nhân. Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 10. KẾT QUẢ Nghiên cứu mô tả kết quả thực hiện trên 15 bệnh nhân, tuổi từ 9 đến 31 tuổi, trung bình 21,3 ± 5,1 tuổi. Tỉ số giới tính là 13 nữ/2 nam (Hình 1). Hình 1. Phân bố giới tính Loại thương tổn Chúng tôi gặp chủ yếu là sẹo bỏng và sẹo chấn thương, các sang thương khác chiếm tỉ lệ thấp hơn (Hình 2). Hình 2. Số lượng bệnh nhân cho từng thương tổn Số lượng túi giãn mô sử dụng cho một BN Sử dụng 1 túi cho 8 BN và 2 túi cho 7 BN. Bảng 1. Tương quan giữa loại thương tổn và số túi được đặt Loại thương tổn Số bệnh nhân Đặt 1 túi Đặt 2 túi Bỏng 4 5 Bớt 1 0 Hói 2 0 Sẹo sau nhiễm trùng 0 1 Tai nạn giao thông 1 1 Tổng 8 7 p 0,713 Chúng tôi ghi nhận không có sự tương quan có ý nghĩa giữa số túi được sử dụng và loại thương tổn (Bảng 1, Hình 3 & 4). Hình 3. BN NLTTT, 21 tuổi, sẹo bỏng, đặt 2 túi giãn mô vùng trán đỉnh và vùng chẩm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 45 Hình 4. BN PTLP, 21 tuổi, sẹo bỏng, đặt 1 túi giãn mô vùng đỉnh trán Đường mổ đặt túi Chúng tôi thực hiện đường mổ trên nền sang thương (vùng sẹo, vùng hói, vùng u hắc tố) song song và cách mép sang thương 2-3cm. Túi được đặt hoàn toàn trong vùng có tóc, bờ túi cách mép vùng có tóc bằng khoảng chiều cao túi cộng thêm 2-3cm. Van bơm túi được đặt dưới nền sang thương. Loại vạt da được áp dụng Có 7 bệnh nhân được sử dụng nhiều loại vạt tại chỗ trên nền mô giãn để che phủ các tổn khuyết da sau cắt bỏ sang thương (Hình 5, Bảng 2). Chúng tôi ghi nhận không có sự tương quan có ý nghĩa giữa loại vạt dược sử dụng và loại thương tổn. Hình 5. Các loại vạt được sử dụng Bảng 2. Tương quan giữa loại thương tổn và loại vạt được sử dụng Loại thương tổn Loại vạt Nhiều loại vạt Vạt hoán vị Vạt xê dịch Vạt xoay Bỏng 5 1 1 2 Bớt 0 0 0 1 Hói 0 0 2 0 Sẹo sau nhiễm trùng 1 0 0 0 Tai nạn giao thông 1 0 1 0 Tổng 7 1 4 3 p 0,42 Kết quả Các vạt da Trong quá trình bơm túi định kỳ, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng hoặc hoại tử vùng da giãn. 100% các vạt giãn mô có chất lượng tốt và đủ để che phủ hoàn toàn các tổn khuyết da được tạo ra sau khi cắt bỏ sang thương (15/15 bệnh nhân). Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng, hoại tử vạt (Hình 6, 7, 8). Hình 6. BN PNLA, 9 tuổi, sẹo bỏng vùng đỉnh. (A): Trước khi đặt túi giãn mô, (B): Sau khi được phẫu thuật cắt sẹo và chuyển vạt giãn mô Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 46 Hình 7. BN LTV, 20 tuổi. (A): Trước khi thu ngắn vùng trán, (B): Sau khi thu ngắn vùng trán và chuyển vạt giãn mô Hình 8. BN ĐTTS, 21 tuổi, bớt sắc tố lớn vùng thái dương T. (A): Trước phẫu thuật, (B): Sau khi cắt bỏ phần u hắc tố và chuyển vạt giãn mô Sẹo mổ Hình 9. Phân bố kích thước bề ngang sẹo sau phẫu thuật chuyển vạt da Đa số các trường hợp sẹo mổ tốt, có bề ngang dưới 5mm: 13/15 BN = 86,7%. Hai trường hợp có sẹo từ 5-10mm. Đây là trường hợp hai bé gái, một bị sẹo chấn thương (9 tuổi, đây là bệnh nhân đầu tiên chúng tôi thực hiện phương pháp giãn mô từ 6-8/2002) và một bị sẹo bỏng (14 tuổi) các bé gái này bị giãn sẹo sau 1-2 năm theo dõi, nguyên nhân là do hộp sọ phát triển tiếp sau khi làm phương pháp giãn mô. Do đó, chúng tôi nhận thấy tuổi bệnh nhân nên được xem là một tiêu chuẩn để chọn lựa bệnh nhân (Hình 9). Biến chứng Biến chứng nặng Chúng tôi chỉ gặp biến chứng lộ van xảy ra trên 2 BN bị sẹo bỏng và 1 bệnh nhân sẹo chấn thương; trong đó 1 bệnh nhân bị sẹo bỏng được đặt hai túi giãn mô nhưng chỉ lộ 1 van, chiếm tỉ lệ 3/22 túi = 13,6% (Hình 10). Biến chứng nhẹ Tụ máu, huyết thanh: chúng tôi không gặp trường hợp nào. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 47 Đau: 100% bệnh nhân đều than đau và khó chịu trong những ngày đầu sau mổ và sau mỗi lần bơm túi. Hình 10. BN NTHM, 31 tuổi, sẹo chấn thương, bị lộ van giãn mô BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi trung bình của chúng tôi 21,3 ± 5,1 tuổi. Tỉ số giới tính là 13 nữ/2 nam. Với kết quả trên cho thấy lứa tuổi thanh niên và đặc biệt là nữ giới quan tâm đến vấn đề hình dáng bên ngoài hơn những lứa tuổi khác, kết quả này cũng phù hợp với ghi nhận của tác giả Phạm Trịnh Quốc Khanh(8), Trần Thiết Sơn(13). Loại thương tổn Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, các thương tổn chủ yếu là sẹo bỏng và sẹo chấn thương, các sang thương khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác, sẹo không mọc tóc sau bỏng và chấn thương là những sang thương thường cần đến sự can thiệp của bác sĩ phẫu thuật(8,13,11). Theo Dawn D. Wells và cộng sự cũng như theo Jeffrey E. Janis, Bridget Harrison phương pháp giãn mô là lựa chọn cần được xem xét chọn lựa để điều trị u hắc tố lớn (>25 cm2) vùng đầu(1,4,7,7). Theo Janis JE, Bridget Harrison và cũng theo Maher đã ghi nhận phương pháp giãn mô có thể cải thiện tình trạng hói cũng như các khuyết hổng vùng da có tóc (đặc biệt trên tổn thương bỏng) lên đến 50% vùng đầu(5,7,8). Số lượng túi giãn mô sử dụng cho một BN Chúng tôi sử dụng 1-2 túi mỗi bệnh nhân. Số lượng túi và kích thước túi được lựa chọn tuỳ thuộc vào kích thước sẹo và kích thước vùng da có tóc còn lại; kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Phạm Trịnh Quốc Khanh(8), Trần Thiết Sơn(13). Vị trí đặt túi được tính toán dựa theo các cuống mạch máu để sử dụng để chuyển vạt sau này. Đường mổ đặt túi Chúng tôi thực hiện đường mổ trên nền sang thương (vùng sẹo, vùng hói, vùng u hắc tố) song song và cách mép sang thương 2-3cm. Túi được đặt hoàn toàn trong vùng có tóc, bờ túi cách mép vùng có tóc bằng khoảng chiều cao túi cộng thêm 2-3cm. Đường mổ này đã được một số các tác giả khuyến cáo nên dùng tùy theo chọn lựa của phẫu thuật viên(11). Loại vạt da được áp dụng Chúng tôi thực hiện kết hợp nhiều loại vạt trên các bệnh nhân có sang thương không mọc tóc lớn, được đặt hai túi giãn mô. Việc chọn lựa các vạt da ngoài mục đích nhằm che phủ vùng sang thương không mọc tóc mà còn phải chọn lựa vạt da theo hướng mọc của tóc theo từng vùng, tránh hậu quả tóc mọc ngược(11). Việc sử dụng các vạt da tại chỗ với vạt mô giãn là lựa chọn tốt nhất cho việc che phủ các sang thương khiếm khuyết da vùng có tóc(21,9,10). Kết quả Các vạt da Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng hoặc hoại tử vùng da giãn trong quá trình bơm túi định kỳ. Tất cả các vạt giãn mô có chất lượng tốt và đủ để che phủ hoàn toàn các tổn khuyết da được tạo ra sau khi cắt bỏ sang thương (15/15 bệnh nhân). Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm trùng, hoại tử vạt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trần Thiết Sơn, Bauer BS, Marks MW Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 48 and Marks C(8,11). Kết quả trên cũng phù hợp với nhận định của Leedy JE và phương pháp giãn mô thường cho kết quả rất tốt để tái tạo vùng da đầu(7). Theo Donelan MB and Liao EC, phương pháp giãn mô là phương pháp lý tưởng để điều trị sẹo bỏng vùng đầu(9). Biến chứng Biến chứng nặng Với biến chứng lộ van xảy ra trên 2 bn bị sẹo bỏng và 1 bệnh nhân sẹo chấn thương; trong đó 1 bệnh nhân bị sẹo bỏng được đặt hai túi giãn mô nhưng chỉ lộ 1 van, chiếm tỉ lệ 3/22 túi = 13,6%. Biến chứng lộ van do hoại tử mô sẹo nằm phía trên van, và xảy ra vào tuần thứ 6-7 sau mổ lần đầu. Tuy nhiên không có trường hợp nào hoại tử hoặc nhiễm trùng nặng dẫn đến phải tháo bỏ túi sớm. Kết quả trên phù hợp với nhận định của Harvey Chim và Arun K. Gusain: biến chứng của phương pháp giãn mô từ 13-20%(7). Biến chứng nhẹ Tụ máu, huyết thanh: chúng tôi không gặp trường hợp nào. Đau: tất cả bệnh nhân đều than đau và khó chịu trong những ngày đầu sau mổ, đây là hậu quả của bất kỳ một phương pháp phẫu thuật nào, tuy nhiên bệnh nhân có thể chịu đựng được, và đau sẽ giảm dần sau 2-3 ngày. Đau cũng xảy ra sau mỗi lần bơm túi, nhưng sẽ hết sau khoảng 1-2 ngày. Tình trạng đau đặc biệt phải được chú ý trong quá trình bơm, vì đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng bơm quá căng, cần kết hợp với đánh giá tuần hoàn da qua màu sắc vùng da trên túi (nếu da trắng xanh chứng tỏ động mạch bị chèn ép, nếu da sậm màu chứng tỏ tuần hoàn tĩnh mạc bị yếu), và kết hợp với nghiệm pháp dấu ấn ngón tay. KẾT LUẬN Ưu điểm Qua kết quả thu được, chứng minh thêm rằng đây là phương pháp hiệu quả hiện nay cho phép tạo ra tổ chức da để che phủ các tổn khuyết da. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp phục hồi tái tạo vùng da có tóc cho các tổn thương sẹo không mọc tóc vùng đầu, hói đầu khu trú: 100% các vạt da có tóc đều sống tốt. Sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ, bệnh nhân chấp nhận được 86,7%. Tuy nhiên, các bệnh nhân nhỏ tuổi (<15 tuổi) có kết quả sẹo trung bình sau 2 năm theo dõi, do đó, tuổi là một yếu tố cần xem xét khi chỉ định thực hiện phẫu thuật này để tránh kết quả sẹo xấu do giãn sẹo. Khó khăn Trong phẫu thuật, chúng tôi nhận thấy có những khó khăn sau: Đối với những sang thương lớn vùng da lành có tóc còn lại không đủ để đặt túi giãn mô lớn một lần, chúng tôi phải can thiệp hai lần mới có thể giải quyết hết sang thương. Thời gian mang túi kéo dài, nên số lượng bệnh nhân chấp nhận thực hiện cũng bị hạn chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dawn DW, John LB, Kendall RR (2014), Congenital Nevi. Essentiasl of Plastic Surgery, pp.211-214. Quality Medical Publishing Inc. 2. Deniz B, Amanda AG (2014). Basic of Flaps. Essentiasl of Plastic Surgery, pp. 24-44. Quality Medical Publishing Inc. 3. Guilherme JC, Nicholas B, and Howard NL (2014). Reconstruction of the Scalp, Calvarium and Forehead, Grabb and Smith’s Plastic Surgery. Lippncott Williams and Wilkins, pp.342-351. 4. Harvey C and Arun KG (2014). Congenital Melanocytic Nevi, Grabb and Smith’s Plastic Surgery. Lippncott Williams and Wilkins, pp.200-205. 5. Janae LM, Raman CM, Joshua AL (2014). Tissue Expansion., Essentiasl of Plastic Surgery, pp.57-66. Quality Medical Publishing Inc. 6. Jason EL, Smita RR, Jeffrey EJ (2014). Scalp and Calvarian Reconstruction. Essentiasl of Plastic Surgery, pp.382-391. Quality Medical Publishing Inc. 7. Jeffrey EJ, Bridget H (2014). General Management of Complex Wounds. Essentiasl of Plastic Surgery, pp.10-16. Quality Medical Publishing Inc. 8. Mathew BK (2014). Thermal, Chemical and Electrical Injuries, Grabb and Smith’s Plastic Surgery. Lippncott Williams and Wilkins, pp.127-141. 9. Matthias BD and Eric CL (2014), Priciples of Burn Reconstruction, Grabb and Smith’s Plastic Surgery. Lippncott Williams and Wilkins, pp.142-155. 10. Phạm Trịnh Quốc Khanh (2005). Nhận xét kỹ thuật vạt da giãn trong phẫu thuật tạo hình tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, 3:52-63. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học 49 11. Randal WS (2007). Controlled tissue expansion in facial reconstruction. Baker-Local Flaps in Facial Reconstruction, pp.667-678. Mosby Company. 12. Reza K, John LB J (2014). Burns. Essentiasl of Plastic Surgery, pp.195-202. Quality Medical Publishing Inc. 13. Trần Thiết Sơn (2002). Vạt giãn mô trong phẫu thuật sẹo di chứng bỏng. Tạp chí Thông tin Y Dược, 12: 126-130. 14. Trần Thiết Sơn (2005). Vạt tổ chức giãn, Phẫu Thuật Tạo Hình. Nhà xuất bản Y học, pp.67-71. Ngày nhận bài báo: 10/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_nhan_xet_dieu_tri_seo_khong_moc_toc_u_hac_to_vung_co.pdf
Tài liệu liên quan