Một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Văn Tuấn

Tài liệu Một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Văn Tuấn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 4/3/2017. Ngày phản biện: 10/3/2017. Ngày duyệt đăng: 15/3/2017 (1) Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I; e-mail: nguyentuancdgtvt1@gmail.com Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn đã được đầu tư, nâng cấp, đào tạo rất nhiều nghề phù hợp với lao động nông thôn. Việc dạy nghề đã cải thiện được đáng kể về chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao dần mặt bằng dân trí, điều kiện dân sinh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khơi dậy tính chủ động tích cực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo và phát huy được thế mạnh sẵn có của địa phương. Hoạt động dạy nghề cũng đem lại lợi ích nhiều mặt của cuộc sống đến với ngư...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ Ngày nhận bài: 4/3/2017. Ngày phản biện: 10/3/2017. Ngày duyệt đăng: 15/3/2017 (1) Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I; e-mail: nguyentuancdgtvt1@gmail.com Số 17 - Tháng 3 năm 2017 Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn đã được đầu tư, nâng cấp, đào tạo rất nhiều nghề phù hợp với lao động nông thôn. Việc dạy nghề đã cải thiện được đáng kể về chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao dần mặt bằng dân trí, điều kiện dân sinh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khơi dậy tính chủ động tích cực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo và phát huy được thế mạnh sẵn có của địa phương. Hoạt động dạy nghề cũng đem lại lợi ích nhiều mặt của cuộc sống đến với người lao động, góp phần đẩy lùi những tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu để tiếp cận với phong cách, kỹ năng lao động mới. 1. Mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện Thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/ QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (HHLNVN) được Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) giao thực hiện thí điểm 3 mô hình đào tạo, tại các làng nghề: - Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm gắn với xây dựng làng nghề mới: Đây là mô hình được áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm và chính quyền địa phương có nhu cầu hình thành làng nghề mới. Thực hiện mô hình này, HHLNVN đã phối hợp với Công ty TNHH Phú Mỹ Lộc (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) đào tạo nghề đúc đồng, gò thúc tranh đồng, chạm khảm tam khí cho 21 học viên đến từ huyện Giao Thủy (Nam Định), huyện Định Quán (Đồng Nai) và quận Long Biên (Hà Nội). Tham gia khóa học, các học viên không chỉ được học lý thuyết với giáo trình khoa học mà còn được thợ giỏi và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn thực hành. - Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương: Mô hình này chủ yếu được thực hiện ở những vùng có khả năng xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, học viên cũng là lao động tại các vùng quy hoạch trồng nguyên liệu. Với mô hình này, HHLNVN đã cùng với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mai Bình tổ chức đào tạo nghề trồng và chăm sóc cây tăm hương cho 70 lao động tại xã Mông Hóa (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình), đào tạo nghề trồng cây nguyên liệu và làm chổi chít cho 70 lao động tại xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Hiện số lao động này đã hoàn thành xong khóa học và được công ty tạo việc làm, thu mua sản phẩm với thu nhập từ 1 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Văn Tuấn(1) Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn đã được đầu tư, nâng cấp, đào tạo rất nhiều nghề phù hợp với lao động nông thôn. Việc dạy nghề đã cải thiện được đáng kể về chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao dần mặt bằng dân trí, điều kiện dân sinh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khơi dậy tính chủ động tích cực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo và phát huy được thế mạnh sẵn có của địa phương. Hoạt động dạy nghề cũng đem lại lợi ích nhiều mặt của cuộc sống đến với người lao động, góp phần đẩy lùi những tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu để tiếp cận với phong cách, kỹ năng lao động mới. Từ khóa: Mô hình, đào tạo nghề, lao động nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 38 Số 17 - Tháng 3 năm 2017 - Mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm để duy trì và phát triển các làng nghề: Đây là mô hình được áp dụng cho các làng nghề truyền thống, các làng có nghề để duy trì và phát triển các làng nghề. HHLNVN đã phối hợp với 18 trung tâm dạy nghề, doanh nghiệp làng nghề tổ chức đào tạo nghề và đào tạo nâng cao tay nghề cho khoảng 300 lao động tại các làng nghề như: Sơn mài Hạ Thái (Hà Nội), chạm khắc, mộc mỹ nghệ Hòa Quang Nam (Phú Yên), mộc mỹ nghệ La Xuyên (Nam Định), Đến nay, sau gần hai năm thực hiện, 3 mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện đã thu được những hiệu quả rất tích cực. Hơn 90% số lao động được đào tạo đã có việc làm và thu nhập ổn định từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/người/ tháng, khả năng hình thành được các làng nghề mới rất khả quan. Đặc biệt, với mô hình đào tạo nghề gắn với phát triển vùng nguyên liệu, không chỉ người dân có việc làm, có thu nhập ổn định, nghề tiểu thủ công nghiệp được nhân rộng mà doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển được vùng nguyên liệu qua đó chủ động được nguyên liệu cho sản xuất, nhất là trong tình trạng nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày một suy kiệt như hiện nay. Việc thực hiện thí điểm 3 mô hình đào tạo tại các làng nghề đã giải quyết được một số vướng mắc lớn trong quá trình triển khai đề án đào tạo nghề như: Đầu ra cho người học nghề, nguồn nguyên liệu cho sản xuất, bao tiêu sản phẩm và thu nhập của người lao động, điều quan trọng nhất mà hiệp hội đã đạt được trong quá trình thực hiện 3 mô hình là sự liên kết chặt chẽ của chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước có chức năng điều phối thực hiện đề án, các hiệp hội, hội, các tổ chức xã hội và từ bản thân các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo nghề, bao tiêu sản phẩm. Sự chung sức đồng lòng của xã hội là thuận lợi lớn để đề án được triển khai và thu được hiệu quả như mong muốn. 3 mô hình đã đem lại triển vọng mới cho công tác đào tạo nghề và tổ chức việc làm cho lao động khu vực nông thôn cũng như tạo sự hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của các làng nghề. 2. Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tây Bắc Theo Báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH: “Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển sinh, đào tạo cho hơn 243.000 người được học nghề, bằng 12% tổng số người được đào tạo nghề cả nước, trong đó có hơn 71.000 người dân tộc thiểu số và hơn 13.000 người thuộc hộ nghèo”1. Dạy nghề và các chính sách liên quan trực tiếp đến đào tạo nhân lực địa phương cũng được chú ý, nguồn nhân lực đã qua đào tạo của Tây Bắc cũng tăng dần qua các năm. Tỉnh Hoà Bình và Điện Biên có tỷ lệ nhân lực trên 15 tuổi đã qua đào tạo vượt mức trung bình cả nước. Năm 2014: Tỉnh Lai Châu đã đào tạo nghề cho 5.077 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 38%, giải quyết việc làm cho 6.600 lao động, trong đó xuất khẩu 100 lao động; Tỉnh Yên Bái tạo việc làm mới cho 18.174 lao động (xuất khẩu lao động đạt 742 người)2. Căn cứ vào các nghề truyền thống, vào nhu cầu, vào khả năng sản xuất và bao tiêu sản phẩm của địa phương trong tỉnh, các tỉnh miền núi phía bắc đã tổ chức để các cơ sở dạy nghề đấu thầu đào tạo nghề cho bà con nông dân tại các xã, huyện, thị trấn, theo mô hình đào tạo nghề “cầm tay, chỉ việc”, gắn các lớp dạy nghề với các cơ sở sản xuất. Ngành nghề được đào tạo ở Tây bắc chủ yếu là nghề nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thổ sản. 3. Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tây Nguyên Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, kết quả thực hiện Đề án 19563, các tỉnh Tây Nguyên đã tuyển sinh dạy nghề cho gần 90.000 lao động nông thôn. Chất lượng đào tạo nghề cũng từng bước được nâng lên. Cụ thể: Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo việc làm tại chỗ đạt trên 78%, trong đó có trên 2.000 hộ nghèo có việc làm, thu nhập ổn định và đã thoát nghèo; 2.687 hộ đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập các tổ sản xuất kinh doanh dịch vụ và trở thành hộ có thu nhập khá so với bình quân chung của địa phương. Hiện 1. Báo cáo tại Hội nghị Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề, giảm nghèo tại các huyện khó khăn vùng Tây Bắc, Tháng 1 năm 2015. 2. Tlđd. 3. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 39Số 17 - Tháng 3 năm 2017 nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Tây Nguyên đạt khoảng 37%, trong đó qua đào tạo nghề khoảng 30%. Từ năm 2005 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã giải quyết việc làm cho trên 805.950 lao động, chủ yếu là lao động ở nông thôn, trong đó nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, công tác dạy nghề ở Tây Nguyên đã phát triển theo hướng gắn với các chương trình về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, xoá đói, giảm nghèo nên đã có những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng lao động qua đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng. Chất lượng đào tạo nghề chưa cao, trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, việc xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, Giai đoạn 2011 - 2020, các tỉnh Tây Nguyên tập trung đào tạo đủ nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng như công nghiệp thủy điện, khai thác khoáng sản; chế biến nông lâm sản, nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của ngành trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều,. Các tỉnh Tây Nguyên cũng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên, phụ nữ nông thôn như phát triển mạng lưới đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bàn. Dự kiến, trong thời gian tới, Tây Nguyên sẽ đầu tư xây dựng mới các trường dân tộc nội trú hoặc thành lập khoa dân tộc nội trú tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề ở 5 tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở tất cả các huyện thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên, tập trung đầu tư các thiết bị dạy nghề, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, xây dựng chương trình, giáo trình, bổ sung ngành nghề đào tạo để đảm nhiệm việc dạy nghề cho người lao động trên địa bàn. Mô hình đào tạo nghề ở Tây Nguyên hiện nay là sự phối hợp, liên kết của “4 nhà” (nhà quản lý, nhà trường, nhà nông và nhà doanh nghiệp). Nhà quản lý có nhiệm vụ đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách của đề án hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề; nhà trường là các trung tâm dạy nghề, các trường nghề, cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo các nghề theo nhu cầu, nguyện vọng của lao động nông thôn; nhà nông là những nông dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu, nguyện vọng học nghề, đào tạo các nghề để phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, đào tạo xong có việc làm ổn định, có thu nhập, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu; nhà doanh nghiệp cung cấp đầu vào, đầu ra cho lao động nông thôn tham gia học nghề và đồng hành cùng với người học nghề, đến khi kết thúc khóa học có thể sử dụng hoặc hỗ trợ người lao động đã học nghề tìm việc làm ổn định. Song song với việc triển khai điều tra về nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp và thực trạng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, các tỉnh đã cụ thể hóa các mô hình dạy nghề, phát huy thế mạnh của từng địa phương để đào tạo nghề phù hợp với lao động nông thôn, người DTTS như: sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật chăn nuôi, thú y; kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật; đan mây tre; dệt thổ cẩm; trồng nấm; may dân dụng; may công nghiệp; sửa chữa xe gắn máy; xây dựng dân dụng, Các cơ sở dạy nghề chú trọng thực hiện hình thức dạy nghề gắn với doanh nghiệp sản xuất. Trường Cao đẳng nghề Đắc Lắc (tỉnh Đắc Lắc) thường xuyên có khoảng 10 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết đào tạo. Các doanh nghiệp đối tác của Trường Cao đẳng Nghề mỗi năm đều tiếp nhận từ 20 đến 50 học sinh nghề của trường về thực tập, rèn luyện tay nghề, Thực hiện liên kết “4 nhà”, giai đoạn 2007 - 2010, Sở LĐTB&XH tỉnh Đắc Lắc đã ký kết với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để đào tạo lao động với tổng kinh phí là 28 tỷ 715 triệu đồng. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tổ chức đào tạo rất nhiều nghề phù hợp với lao động nông thôn. Việc dạy nghề đã cải thiện được đáng kể về chất lượng lao động, học sinh học nghề, sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm và làm việc có hiệu quả hơn. Dạy nghề đã giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho học sinh tốt nghiệp trong đó có học sinh DTTS. Hoạt động dạy nghề đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao dần mặt bằng dân trí, điều kiện dân sinh, chuyển dịch Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 40 Số 17 - Tháng 3 năm 2017 cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; khơi dậy tính chủ động tích cực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo và phát huy được thế mạnh sẵn có của địa phương. Hoạt động dạy nghề cũng đem lại lợi ích nhiều mặt của cuộc sống đến với người lao động, góp phần đẩy lùi những tập quán canh tác cũ kỹ, lạc hậu để tiếp cận với phong cách, kỹ năng lao động mới. 4. Mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tây Nam bộ Trong 3 năm (2010-2012) triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, các tỉnh Tây Nam Bộ đã huy động được 282 cơ sở tham gia dạy nghề cho 311.556 lao động nông thôn. Trong đó, có 303.298 lao động đã học xong, 231.273 người có việc làm sau đào tạo, đạt 76,25% (bình quân chung cả nước trong 3 năm đạt 78,93%). Sáu tháng đầu năm 2013, toàn vùng đã tổ chức dạy nghề cho 38.040 lao động nông thôn, bằng 29% kế hoạch năm 2013. Hàng năm, các địa phương trong vùng đều tổ chức hội nghị, triển khai, rút kinh nghiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau ba năm triển khai thực hiện, toàn vùng đã có 104/130 đơn vị cấp huyện có lao động nông thôn đã được bố trí cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại Phòng LĐTB&XH; 106/130 đơn vị cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn vùng còn thiếu và nhiều bất cập; vẫn còn 26/130 huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại Phòng LĐTB&XH huyện; 24 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chưa thành lập trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề trên địa bàn huyện. Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn đạt thấp. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính đến tháng 6 năm 2013 : Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đã phê duyệt danh mục nghề đào tạo gồm 757 lượt nghề, trong đó 252 lượt nghề nông nghiệp và 505 lượt nghề phi nông nghiệp, đồng thời đã phê duyệt chi phí đào tạo nghề cho 674 lượt nghề. Từ năm 2010 đến năm 2012, toàn vùng đã huy động được 282 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, gồm: 09 trường cao đẳng nghề; 28 trường trung cấp nghề; 106 trung tâm dạy nghề; 2 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghệp; 16 trung tâm giáo dục thường xuyên; 45 doanh nghiệp, hợp tác xã và 76 cơ sở khác. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, đã có 303.298 lao động nông thôn được học nghề, trong đó có 231.273 người có việc làm sau đào tạo, đạt 76,25%. Trong số này lao động nông thôn sau học nghề được doanh nghiệp tuyển dụng là 37.462 người, số lao động tự tìm việc làm là 161.811 người,... Hiện có 9.556 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát được nghèo, trong tổng số 44.959 người nghèo tham gia học nghề; 8.293 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá. Một số địa phương đã xây dựng được mô hình dạy nghề đạt hiệu quả cần nhân rộng như: Tỉnh Bến Tre, xây dựng mô hình đào tạo nghề theo địa chỉ với nghề may công nghiệp, người học được giải quyết việc làm ngay sau khi đào tạo với mức lương tối thiểu 1,8 đồng/người/ tháng; dạy nghề theo mô hình trồng cây chuyên canh, xen canh như nghề trồng cây dừa, nghề trồng dừa và ca cao đan xen, số lao động có việc làm ổn định sau học nghề đạt trên 80%. Hai tỉnh An Giang và Hậu Giang xây dựng mô hình dạy nghề kỹ thuật trồng lúa giống, kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao. Đồng Tháp, Tiền Giang và Trà Vinh xây dựng mô hình dạy nghề đan ghế nhựa, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt từ 70- 80%, mức thu nhập bình quân tăng thêm 1,5 triệu đồng/người/tháng; dạy nghề may công nghiệp, lao động được giải quyết việc làm đạt 100%, thu nhập ổn định từ 2,5- 3 triệu đồng/ tháng. Thành phố Cần Thơ mở lớp dạy nghề kết cườm, trồng nấm linh chi và đã được doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công, bao tiêu sản phẩm giải quyết việc làm ổn định và lâu dài cho nhiều người lao động. Hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đang triển khai mô hình dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân trên tàu đánh bắt xa bờ. Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang dạy nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản. Mô hình đào tạo nghề hiệu quả ở các tỉnh Tây Nam bộ là sự gắn kết của các cấp chính quyền, người lao động với các doanh nghiệp trong đào tạo, giải quyết việc làm - đào đạo nghề Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 41Số 17 - Tháng 3 năm 2017 gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (đào tạo nghề theo địa chỉ) và dạy nghề tại các làng nghề, tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp. Cách đào tạo nghề này đã giải quyết việc làm cho 85% lao động nông thôn tại địa phương và phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ. Thực tế cho thấy, việc triển khai công tác đào tạo nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả bước đầu tại nhiều địa phương thuộc Tây Nam bộ. Hầu hết các mô hình thí điểm dạy nghề đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Nhiều hộ đã thoát nghèo chỉ sau một năm học nghề, có hộ trở thành hộ khá. Việc nhân rộng các mô hình dạy nghề này sẽ góp phần tạo thêm nhiều chuyển biến tích cực về đời sống cho lao động nông thôn sau học nghề. Đối với các tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống như Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, công tác đào tạo nghề nông nghiệp như làm thủy lợi đối với các chân đất cao, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây con, cho bà con nông dân được đặc biệt chú trọng. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên của các tỉnh phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở, tuyên truyền về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; phát tờ bướm, tờ rơi in bằng các thứ tiếng như tiếng Việt và tiếng Khmer hoặc tiếng Việt và tiếng Chăm tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các chính sách, chế độ hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đến các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho huyện điểm, huyện miền núi có đông đồng bào DTTS để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn. Cụ thể, dạy kỹ thuật nuôi bò, kỹ thuật trồng rau an toàn, xây dựng dân dụng ở An Giang được tổ chức, với trên 500 lao động dân tộc thiểu số tham gia học nghề, tỉ lệ có việc làm sau khóa học đạt 64%. Thông qua các lớp dạy nghề, người lao động DTTS được phổ biến kiến thức khoa học, phương pháp canh tác mới, kỹ thuật tiên tiến, giúp giảm rủi ro và chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác và lợi nhuận. Nghề dệt thổ cẩm Khmer và Chăm phù hợp lao động nữ DTTS nên được đầu tư, đào tạo ở các tỉnh có đông chị em phụ nữ Khmer, Chăm. Các mô hình thuộc nhóm nghề nông nghiệp, sau khi học nghề, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, đồng thời chính quyền và đoàn thể địa phương giới thiệu vay vốn, tư vấn phương pháp làm ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình,... Việc triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đã giúp cho lao động DTTS sau khi học nghề có việc làm, đời sống gia đình ngày càng nâng cao. Tài liệu tham khảo: 1. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt chiến lược dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; 2. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Quyết định số 1956/2009/ QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020. ABSTRACT SOME TRAINING MODELS FOR RURAL LABOR IN VIETNAM Thanks to the attention of the Party and the State, the network of vocational training institutions for rural labor has been invested, upgraded and trained in many fields suitable for rural labor. Vocational training has significantly improved labor quality, job creation, self-employment, improved labor productivity and income for rural labor, contributing to the diversified development of rural areas and ethnic minority areas, gradually improving people’s knowledge, living conditions, economic restructuring, labor structure, hunger and poverty reduction and promoting the strengths of each local area. Vocational training also benefits many aspects of life for workers, contributing to repelling the old and outdated farming practices to gain access to new styles and labor skills. Keywords: Models; Vocational Training; Rural Labor; .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf239_1008_1_pb_5635_2152025.pdf