Một số khía cạnh xã hội và môi trường trong quá trình phát triển bền vững của Thừa thiên - Huế

Tài liệu Một số khía cạnh xã hội và môi trường trong quá trình phát triển bền vững của Thừa thiên - Huế: Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 42 Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng trong quá trình phát triển bền vững của Thừa thiên - Huế Nguyễn Xuân Mai* Thừa Thiên - Huế đang trong quá trình thực hiện mục tiêu “trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả n−ớc và khu vực các n−ớc Đông Nam Châu á; có quốc phòng, an ninh đ−ợc tăng c−ờng, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đ−ợc cải thiện”. Bài viết này đ−ợc trích từ đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc: “Luận cứ và giải pháp phát ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khía cạnh xã hội và môi trường trong quá trình phát triển bền vững của Thừa thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 42 Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng trong quá trình phát triển bền vững của Thừa thiên - Huế Nguyễn Xuân Mai* Thừa Thiên - Huế đang trong quá trình thực hiện mục tiêu “trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả n−ớc và khu vực các n−ớc Đông Nam Châu á; có quốc phòng, an ninh đ−ợc tăng c−ờng, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đ−ợc cải thiện”. Bài viết này đ−ợc trích từ đề tài độc lập cấp Nhà n−ớc: “Luận cứ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2011 - 2020 theo h−ớng bền vững” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2009 - 2010. Do giới hạn về khuôn khổ, bài viết này chỉ đề cập sơ bộ đến các khía cạnh di dân, việc làm, sự cách biệt mức sống, vấn đề môi tr−ờng và nhận thức về phát triển bền vững. 1. Di dân Di c− là quá trình xã hội, cũng nh− là quá trình phân bố lại lực l−ợng lao động, đặc biệt đối với một n−ớc đang trải qua một thời kỳ tăng tr−ởng kinh tế nhanh, thời kỳ có tốc độ công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa khá cao nh− Việt Nam. Di c− là chỉ báo nhạy cảm thể hiện sức hấp dẫn về phát triển của một địa ph−ơng so với các địa ph−ơng khác. Theo dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 (TĐTDS&NO), Thừa Thiên - Huế có dòng di c− đến đô thị đáng kể (19.982 ng−ời) trong 5 năm tr−ớc cuộc TĐTDS&NO. Di c− đi từ đô thị cũng khá lớn và số di c− đến đô thị nhiều hơn số di c− đi khỏi đô thị là hơn 6 ngàn ng−ời. Trong khi đó, ở nông thôn chủ yếu là dòng di c− đi lên tới trên 34 ngàn ng−ời và di c− thuần nông thôn là âm 27 ngàn ng−ời. Kết quả dòng di c− tại Thừa Thiên - Huế là di c− thuần âm 21 ngàn ng−ời, nghĩa là số ng−ời di c− khỏi Thừa Thiên - Huế nhiều hơn số ng−ời di c− đến Thừa Thiên - Huế là 21 ngàn ng−ời. Kết quả này phù hợp với xu h−ớng chung của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (BTB&DHNTB), nơi có di c− thuần âm trên 627 ngàn ng−ời. Xu h−ớng này trái ng−ợc với xu h−ớng ở Đà Nẵng nơi có di c− thuần d−ơng hơn 63 ngàn ng−ời, mà chủ yếu là di c− đến đô thị: 79.018 ng−ời. Điều đó cho thấy, sức hút đô thị của Đà Nẵng rất lớn nhờ tăng tr−ởng kinh tế và công cuộc chỉnh trang đô thị đang diễn ra ở đây. Trong chừng mực nào đó, có thể thấy kinh tế Thừa Thiên - Huế và sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh còn thiếu sức hấp dẫn qua các chỉ số di c−. * PGS, TS. Viện Xã hội học. Nguyễn Xuân Mai 43 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Bảng 1: Di c− đến, di c− đi và di c− thuần của dòng di c− liên tỉnh theo nơi ở đô thị nông - thôn và theo tỉnh Tỉnh Di c− đến Di c− đi Di c− thuần Đô thị Nông thôn Tổng Đô thị Nông thôn Tổng Đô thị Nông thôn Tổng Thừa Thiên - Huế 19,982 6,992 26,974 13,663 34,314 47,977 6,319 -27,322 -21,003 Đà nẵng 79,018 2,305 81,323 12,346 5,880 18,226 66,672 -3,575 63,097 Bắc Trung Bộ và DH Nam Trung Bộ 175,505 102,008 277,514 112,687 792,445 905,132 62,818 -690,437 -627,619 Nguồn: TCTK, dữ liệu TĐTDS&NO 2009. Vấn đề về mối quan hệ giữa di c− và phát triển khá phức tạp. Di c− có thể có đóng góp tích cực cho bản thân ng−ời di c− và sự phát triển ở nơi đến thông qua những cơ hội việc làm và thu nhập ở nơi đến, và cũng có thể có đóng góp tích cực cho gia đình và địa ph−ơng ở nơi đi thông qua tiền gửi về của ng−ời di c− và việc giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở nơi đi. Đồng thời, di c− cũng có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nơi đi do mất nguồn lực con ng−ời với trình độ cao hay tác động tiêu cực của sự ly tán đối với các thành viên trong gia đình, nhất là đối với trẻ em, ng−ời tàn tật, ng−ời cao tuổi. Di c− con lắc (theo thời vụ) cũng có thể là tác nhân lây truyền các bệnh hiểm nghèo hay các tệ nạn xã hội. Theo kết quả cuộc TĐTDS&NO 2009, tỷ lệ ng−ời di c− liên tỉnh ở độ tuổi từ 15 - 55 đã từng đ−ợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao hơn tỷ lệ này của ng−ời không di c− trong cùng nhóm tuổi (17,1% so với 13,5%). Các cuộc TĐTDS&NO tr−ớc đây (1999,1989) cũng cho kết quả t−ơng tự. Điều đó nghĩa là địa ph−ơng nơi nhập c− có lợi thế đón nhận những ng−ời lao động có kỹ năng, trong khi địa ph−ơng nơi xuất c− mất đi lợi thế về lao động có kỹ năng. Khi chất l−ợng nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng hàng đầu thu hút đầu t− và phát triển, thì hiện t−ợng di c− thuần âm của Thừa Thiên - Huế là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng đất cố đô này. Trong nhiều cuộc phỏng vấn sâu với các cán bộ, nhân sỹ ở Thừa Thiên - Huế, vấn đề mất ng−ời giỏi ở các ngành do họ di c− đi nơi khác là điều th−ờng đ−ợc nhắc tới. Về đào tạo nguồn nhân lực, th−ờng các cháu đỗ đại học nhiều, chỉ sau thành phố thôi, nh−ng các cháu học giỏi thì đi xa hết, đa số đi TP. HCM, hầu hết đỗ đại học khá, còn lại trên địa bàn rất ít. Cơ quan quản lý nhà n−ớc cấp huyện tuyển ng−ời khó. Lao động đi làm ăn xa rất nhiều, nhìn có vẻ lao động nông thôn thất nghiệp, nh−ng thực ra là thiếu lao động (Phỏng vấn lãnh đạo huyện H−ơng Thủy, 18/9/2009). Trong cuộc điều tra mẫu đại diện với 778 ng−ời dân đ−ợc hỏi ở Thừa Thiên - Huế, trả lời câu hỏi giả định về việc nếu đ−ợc mời đi làm ở tỉnh khác với thu nhập cao hơn, 27,0% ng−ời trả lời khẳng định sẽ đi, một phần t− khác còn xem xét là loại việc gì. Điều đó cho thấy trên một nửa ng−ời đ−ợc hỏi sẵn sàng hay cân nhắc sẽ di c− làm công việc với thu nhập cao hơn. Chỉ d−ới một nửa số ng−ời đ−ợc hỏi (42,8%) trả lời dứt khoát sẽ không di c−. Ng−ời dân nông thôn và nam giới có vẻ bị sức hút di c− vì lý do Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 44 kinh tế và việc làm cao hơn đáng kể so với ng−ời dân nông thôn và phụ nữ. Di c− quốc tế qua con đ−ờng xuất khẩu lao động đang có xu h−ớng giảm. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu t− Thừa Thiên - Huế, năm 2006 có 1.642 ng−ời xuất khẩu lao động, năm 2007 chỉ còn 500 ng−ời, và năm 2008 chỉ còn 300 ng−ời1. 2. Việc làm Việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế quan trọng, mà có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong thời gian qua Thừa Thiên - Huế đã giải quyết vấn đề việc làm và đạt một số kết quả tích cực. Tỉnh đã tăng c−ờng đầu t− cho đào tạo nghề, lập sàn giao dịch việc làm và bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm cho 14.000 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh là 4,85%, thấp hơn mức trung bình của vùng Bắc Trung bộ 4,92% và Duyên hải Nam Trung bộ 4,99% (năm 2007). Tốc độ tăng tr−ởng kinh tế nhanh, bình quân trên 12% (2005 - 2010) và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ từ 78,6% năm 2005 lên 84,8% năm 2010 là cơ sở cho việc giải quyết việc làm. Hiện nay, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng b−ớc vào giai đoạn dân số vàng, nghĩa là tỷ lệ dân số độ tuổi lao động tăng và tỷ lệ phụ thuộc giảm. Đó là cơ hội, nh−ng cũng là thách thức không nhỏ đối với tăng tr−ởng kinh tế và tạo việc làm. Mặt khác, quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH trong tỉnh cũng làm gia tăng việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đặt ra thách thức về tạo việc làm cho nông dân mất đất. Khi cơ cấu lao động của tỉnh có tỷ trọng nông nghiệp lớn (khoảng 38,0% theo báo cáo của Sở LĐTBXH) và kinh tế công nghiệp và dịch vụ ch−a thực sự phát triển nh− một trung tâm kinh tế đô thị lớn, phần lớn ng−ời dân thuộc nhóm có vị thế công việc tự làm cho gia đình (thuộc khu vực kinh tế không chính thức). Trong mẫu khảo sát hai phần ba ng−ời dân đ−ợc hỏi (70,0%) tự làm cho gia đình, trong đó ở đô thị tỷ lệ này là 58,0%, ở nông thôn cao hơn với tỷ lệ t−ơng ứng là 82,0%. Tỷ lệ trên phù hợp với số liệu cuộc điều tra mức sống hộ gia đình 2008 của TCTK, trong đó vùng BTB&DHNTB có tỷ lệ tự làm nông nghiệp 53,9% và tự làm phi nông nghiệp 16,9% (tỷ lệ tự làm chung toàn vùng: 70,8%). Tỷ lệ việc làm dễ tổn th−ơng của tỉnh Thừa Thiên - Huế thấp hơn so với tỷ lệ trung bình toàn quốc năm 2007 (76,7%). Số liệu của TCTK năm 2008 về cấu trúc thu nhập bình quân đầu ng−ời/tháng của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng phản ánh vấn đề nh− vậy. Tỷ trọng thu từ tiền l−ơng, tiền công trong thu nhập bình quân đầu ng−ời/tháng của tỉnh chỉ chiếm 29,0%. Thậm chí, tỷ lệ này của Thừa Thiên - Huế còn thấp hơn tỷ lệ trung bình của vùng BTTB&DHNTB: 33,0% và thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng - 49,0% (TCTK, NGTK 2009). Những dữ liệu trên phản ánh tình trạng việc làm dễ bị tổn th−ơng ở mức cao và nguy cơ việc làm không bền vững của đại bộ phận ng−ời dân ở Thừa Thiên - Huế. Tình trạng có đủ việc làm ở ng−ời đ−ợc hỏi trong 12 tháng qua chỉ đạt 71,9% ở khu vực nông, lâm, ng− nghiệp, 80,6% ở công nghiệp và cao hơn 89,9% trong lĩnh vực dịch vụ. 1 Tài liệu Sở KHĐT gửi cho nhóm nghiên cứu ngày 16/12/2009. Nguyễn Xuân Mai 45 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Đó là ch−a nói đến tính rủi ro cao của sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và diễn biến thiên tai ngày càng khốc liệt ở miền Trung. Trong mẫu khảo sát hộ gia đình, gần một nửa số ng−ời đ−ợc hỏi (47,0%) cho rằng trong 5 năm qua tình trạng thất nghiệp có chiều h−ớng tăng lên, trong khi chỉ 23,0% cho rằng giảm đi. Hai phần ba ng−ời dân đ−ợc hỏi (74,6%) cũng đánh giá thách thức lớn nhất đối với sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển của Thừa Thiên - Huế là thất nghiệp/thiếu việc làm. 71,9% trong tổng số 197 cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ trong tỉnh đ−ợc hỏi có nhận xét t−ơng tự. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh cũng nhận định rằng: “Lao động ch−a có việc làm hoặc việc làm ch−a ổn định còn nhiều”. Nh− vậy, vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển bền vững của Thừa Thiên - Huế. 3. Thu nhập Về thu nhập, Thừa Thiên - Huế có mức thu nhập bình quân đầu ng−ời một tháng (năm 2006) là 517 ngàn đồng cao hơn mức trung bình vùng Bắc Trung bộ chỉ có 418 ngàn đồng, nh−ng thấp hơn mức trung bình vùng Duyên hải Nam Trung bộ là 551 ngàn đồng và thấp hơn khá nhiều so với Đà Nẵng là 853 ngàn đồng. Xu h−ớng trên tiếp diễn vào năm 2008, với chỉ số thu nhập bình quân đầu ng−ời của tỉnh một tháng là 804 ngàn đồng, cao hơn mức trung bình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (728 ngàn đồng), nh−ng vẫn thấp hơn khá nhiều so với Đà Nẵng là 1.367 ngàn đồng, cũng nh− thấp hơn các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, với chỉ số t−ơng ứng là 827, 965, 838 ngàn đồng. Thu nhập theo giá thực tế có tăng lên 64,0% trong vòng 2 năm ở Thừa Thiên - Huế và dù lạm phát có tăng cao trong năm 2008, thì thu nhập thực tế của ng−ời dân trong tỉnh cũng đã tăng lên đáng kể, nh−ng vẫn thấp khá nhiều so với Đà Nẵng - thành phố lớn nhất khu vực miền Trung, chỉ bằng 58,0% (2008). Nh− vậy, về mức thu nhập Thừa Thiên - Huế ch−a thể hiện đúng tầm là tỉnh trọng điểm của khu vực miền Trung. 4. Sự khác biệt xã hội Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Thừa Thiên - Huế năm 2006 là 6,4 lần, cao hơn mức trung bình vùng Bắc Trung bộ là 6,3 lần và thấp hơn mức này ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ: 6,6 lần. So với Đà nẵng chỉ số này chỉ là 5,6 lần, cho thấy Thừa Thiên - Huế - thành phố có mức độ phát triển kinh tế khiêm tốn hơn, lại có chỉ số bất bình đẳng thu nhập cao hơn thành phố lớn nhất miền Trung. Vào năm 2008, chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Thừa Thiên - Huế tăng lên 6,54 lần, trong khi chỉ số này của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ là 6,94 lần (cao hơn Thừa Thiên - Huế) và của Đà Nẵng chỉ là 6,04 lần. D−ờng nh− sự chênh lệch giàu - nghèo có xu h−ớng tăng lên ở cả Thừa Thiên - Huế và toàn vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Trong cuộc điều tra nêu trên, 38% ng−ời dân đ−ợc hỏi cho rằng chênh lệch giàu nghèo đã tăng lên trong 5 năm qua, Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 46 và chỉ 21% nghĩ là vẫn nh− cũ. Hai phần năm (42,6%) ng−ời dân Thừa Thiên - Huế đánh giá chênh lệch giàu nghèo là một trong 5 thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và ổn định của tỉnh. Về giảm nghèo, Thừa Thiên - Huế có những thành công trong việc giảm nghèo nhanh, từ 16,7% năm 2006 xuống 13,7% năm 2008 và 7,0% năm 2010. So với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ là nơi có tỷ lệ nghèo năm 2006 là 22,3% và năm 2008 là 18,4%, Thừa Thiên - Huế có tỷ lệ nghèo thấp hơn nhiều, nh−ng vẫn cao hơn Bình thuận (11,0% năm 2006 và 9,2% năm 2008) và đặc biệt là Đà Nẵng, t−ơng ứng chỉ có 4,0% và 3,5%5. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh cũng nhận định rằng: “Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững”. Để trở thành thành phố trực thuộc trung −ơng, và phát triển bền vững, Thừa Thiên - Huế còn phải cố gắng rất lớn trong lĩnh vực giảm nghèo. Bảng 2: Tỷ lệ nghèo của Thừa Thiên - Huế và các tỉnh vùng BTB&DHNTB (%) Địa ph−ơng Tỷ lệ nghèo (%) 2006 2008 Thừa Thiên - Huế 16,7 13,7 Bình Thuận 11,0 9,2 Đà Nẵng 4,0 3,5 Vùng BTB&DHNTB 22,3 18,4 Nguồn: TCTK, Niên giám Thống kê 2007&2009 Khoảng cách phát triển giữa nông thôn, vùng núi và đô thị là một trong 5 thách thức lớn nhất của Thừa Thiên - Huế và có đ−ợc sự đồng tình của 41,8% ng−ời dân đ−ợc hỏi và của một phần ba (33,7%) cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ của tỉnh. Vùng DTTS của Thừa Thiên - Huế khá tập trung vào 2 huyện miền núi và 4 huyện khác có xã miền núi và chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với dân số trên 45 ngàn ng−ời, nh−ng đời sống các DTTS ở vùng núi, còn thua kém nhiều so với vùng đồng bằng, mặc dù những ch−ơng trình, chính sách dành cho DTTS đã đ−ợc thực thi và đạt kết quả nhất định. Kinh tế vùng núi đã có sự chuyển dịch b−ớc đầu, năng suất cây trồng tăng nhờ áp dụng phổ biến giống mới, cũng nh− mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp. Cơ sở hạ tầng thiết yếu miền núi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đã cơ bản hoàn thành do sự lồng ghép nhiều ch−ơng trình, dự án giảm nghèo. Trẻ em vùng núi và DTTS đã tiếp cận đ−ợc với giáo dục. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học đạt 99%, mẫu giáo đạt trên 97%, số l−ợng học sinh bỏ học năm học 2007 - 2008 là 0,89%. Số học sinh tốt nghiệp THCS đạt trên 97%, tốt nghiệp THPT đạt 43%. Phổ cập giáo dục THCS đạt trên 96%. Trên 90% tr−ờng tiểu học, THCS, truờng dân tộc nội trú đ−ợc xây dựng kiên cố. Về y tế, đã thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho ng−ời nghèo vùng Nguyễn Xuân Mai 47 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn dân tộc và miền núi, giảm một phần viện phí cho 70 - 85% ng−ời bệnh điều trị tuyến huyện, tỉnh. Các bệnh xã hội nh− sốt rét, b−ớu cổ, lao đ−ợc điều trị miễn phí, các ch−ơng trình phòng dịch, tiêm chủng cho trẻ em đ−ợc thực hiện khá tốt. 100% số xã vùng núi có trạm xá và có bác sỹ. Tất cả những hoạt động trên đã giúp giảm tỷ lệ nghèo DTTS và vùng núi xuống 17,6%, trong đó tỷ lệ nghèo DTTS xuống 20,2%, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ nghèo trung bình toàn tỉnh. Kinh tế vùng núi và vùng DTTS có tăng tr−ởng nh−ng không bền vững. Chất l−ợng hiệu quả các chính sách xã hội nh− giáo dục, y tế, ch−a cao, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của bà con DTTS. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá, nh−ng ch−a bền vững. Nhiều hộ thoát nghèo nhờ hỗ trợ của các chính sách, dự án, nh−ng ch−a thực sự thoát nghèo từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo Sở GD&ĐT tỉnh năm 2008, tại các vùng núi, vùng kinh tế khó khăn, học sinh yếu kém tỷ lệ còn khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ học chuyên cần khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều. Nếu xem xét nghèo khổ từ cách tiếp cận nghèo đa chiều, thì Thừa Thiên - Huế còn một quãng đ−ờng dài và đầy chông gai để giảm nghèo cho vùng núi và bà con DTTS, trên con đ−ờng phát triển bền vững. 5. Môi tr−ờng Sự phát triển bền vững đòi hỏi phải thực hiện 3 mục tiêu: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và bền vững môi tr−ờng. Đôi khi các mục tiêu này hòa quện với nhau thông qua mô hình tăng tr−ởng, kết hợp với giảm nghèo. Nh− phần trên cho thấy Thừa Thiên - Huế thực hiện khá tốt mục tiêu giảm nghèo trong tăng tr−ởng, nh−ng kết quả giảm nghèo ch−a bền vững, đặc biệt là với các DTTS. Mặt khác sự cách biệt xã hội có chiều h−ớng gia tăng. Sức ép của tăng tr−ởng kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa th−ờng dẫn tới sự ô nhiễm nguồn n−ớc, không khí đô thị, cũng nh− tăng c−ờng khai thác tài nguyên. Thừa Thiên - Huế đã giải quyết bài toán tăng tr−ởng nh− thế nào qua đánh giá của ng−ời dân, cán bộ, giới nhân sỹ, nhà khoa học, doanh nhân...? Đối với vấn đề vệ sinh và môi tr−ờng, đa số ý kiến ng−ời dân cho rằng vệ sinh môi tr−ờng công cộng ở nông thôn và thành thị (58% và 70%) trong 5 năm qua đã tốt lên. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm nguồn n−ớc, các con sông đang là nỗi lo lắng của 41% ng−ời dân đ−ợc hỏi. Cán bộ, giới khoa học, nhân sỹ, doanh nhân cũng có sự đồng tình đánh giá t−ơng tự nh− vậy (xem bảng d−ới đây). Trong đánh giá về tình trạng xấu đi về nguồn n−ớc, nhóm cán bộ, giới khoa học, nhân sỹ có cái nhìn chặt chẽ hơn (49,2%) so với giới doanh nhân (37,8%). Nhìn chung cả 3 nhóm xã hội: ng−ời dân, nhóm cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ và doanh nhân đều đánh giá 3 thách thức lớn nhất của môi tr−ờng Thừa Thiên - Huế lần l−ợt là: (1) Ng−ời dân xả rác bừa bãi ra môi tr−ờng, (2) Nạn chặt phá rừng do lâm tặc, và (3) Chặt phá rừng thiếu ý thức của ng−ời dân. Riêng 42,1% nhóm cán bộ, nhân sỹ, nhà khoa học đánh giá “Các doanh nghiệp không tuân thủ quy định bảo vệ môi tr−ờng” là thách thức lớn đối với môi tr−ờng của tỉnh. Những biện pháp giám sát môi tr−ờng cần tập trung vào ba vấn đề trên, cũng nh− đối với các doanh nghiệp. Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 48 Bảng 3: ý kiến đánh giá về vấn đề môi tr−ờng của các nhóm xã hội (%) Vấn đề môi tr−ờng Ng−ời dân (788 ng−ời) Cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ (197 ng−ời) Doanh nhân (185 ng−ời) Tình trạng ô nhiễm nguồn n−ớc, các dòng sông đang xấu đi 41,0 49,2 37,8 Vệ sinh môi tr−ờng công cộng nông thôn đang tốt lên 58,0 48,2 51,9 Vệ sinh môi tr−ờng công cộng đô thị đang tốt lên 70,0 76,1 71,4 Nguồn: Viện KHXH Việt Nam - Dữ liệu khảo sát 2009 Cái nhìn nghiêm khắc hơn với các vấn đề môi tr−ờng cũng lần l−ợt là nhóm cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ, sau đó là ng−ời dân và sau cùng là doanh nhân (xem bảng d−ới đây). Điều đó cho thấy là các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi nên tập trung vào nhóm doanh nhân và ng−ời dân. Bảng 4: Đánh giá về một trong ba thách thức lớn nhất về môi tr−ờng(%) Thách thức môi tr−ờng Ng−ời dân (788 ng−ời) Cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ (197 ng−ời) Doanh nhân (185 ng−ời) Nạn chặt phá rừng do lâm tặc 44,0 60,9 24,9 Quản lý và khai thác rừng ch−a hợp lý của cơ quan nhà n−ớc 24,5 33,0 17,8 Chặt phá rừng thiếu ý thức của ng−ời dân 35,3 34,5 13,0 Các doanh nghiệp không tuân thủ quy định bảo vệ môi tr−ờng 24,7 42,1 15,1 Nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá gây ô nhiễm 25,4 27,9 8,1 Ng−ời dân thi nhau xây dựng mồ mả quy mô lớn 14,5 16.8 10,3 Ng−ời dân xả rác bừa bãi ra môi tr−ờng 52,0 55,8 23,8 Khách du lịch xả rác bừa bãi ra môi tr−ờng 6,6 11,7 3,8 Nguồn: Viện KHXH Việt Nam - Dữ liệu khảo sát 2009 Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai là một vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phuơng trong cả n−ớc, với trên 70% khiếu kiện liên quan đến đất đai và nhiều vụ khiếu kiện đông ng−ời. Tại Thừa Thiên - Huế, tình trạng tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất công vẫn là vấn đề đ−ợc sự quan tâm của các tầng lớp xã hội. Trong đánh giá về vấn đề này, cả 3 nhóm xã hội: ng−ời dân, cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ và doanh nhân đều có từ 19% - 30% cho rằng tình trạng trên trong 5 năm qua đã tăng lên và 12% - 21,8% nhận định vẫn nh− cũ. Đáng l−u ý là nhóm cán bộ, nhà khoa học, nhân sỹ - giới có nhiều thông tin hơn, có trên một nửa (51,8%) đánh giá tình trạng Nguyễn Xuân Mai 49 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn tranh chấp đất đai ch−a đ−ợc cải thiện. Quá trình đẩy nhanh CNH&ĐTH sẽ tăng c−ờng lấy đất canh tác và có thể làm vấn đề xã hội này - liên quan nhiều đến ổn định xã hội, trở nên căng thẳng hơn. 6. Kết luận Với tình trạng di c− thuần âm và trong điều kiện các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc, cũng nh− Đà Nẵng đã và đang tăng tốc phát triển, Thừa Thiên - Huế đứng tr−ớc thách thức lớn để mất nguồn nhân lực có kỹ năng, dù tỉnh có thế mạnh về đào tạo nguồn nhân lực chất l−ợng trong một số lĩnh vực. Những kết quả khảo sát này cho thấy để phát triển bền vững, Thừa Thiên - Huế phải tạo đ−ợc sức hấp dẫn mạnh mẽ nhằm thu hút đầu t− và nguồn nhân lực có kỹ năng từ các nơi khác về và “giữ chân” nhân lực có kỹ năng của tỉnh mình. Tình trạng việc làm dễ bị tổn th−ơng ở mức cao và việc làm không bền vững của đại bộ phận ng−ời dân là vấn đề xã hội quan trọng hàng đầu của Tỉnh. Tình trạng việc làm của tỉnh có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho dòng di c− của tỉnh trong 5 năm qua là dòng di c− thuần âm. Để giải quyết vấn đề việc làm, Thừa Thiên - Huế nên tập trung tr−ớc mắt cho phát triển các ngành thâm dụng lao động, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế t− nhân, khu vực kinh tế không chính thức - những khu vực giải quyết nhiều việc làm nhất và phù hợp với b−ớc đi của một địa ph−ơng có trình độ phát triển kinh tế ch−a cao. Từ kinh nghiệm thành công của nhiều n−ớc NIC và các địa ph−ơng, nếu đào tạo nguồn nhân lực đi tr−ớc nhu cầu sẽ là điều kiện để thu hút đầu t−, tăng việc làm và phát triển kinh tế. Vì thế chiến l−ợc dài hạn để giải quyết việc làm của Thừa Thiên - Huế nên là tập trung phát triển nguồn nhân lực đi tr−ớc nhu cầu và trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu miền Trung. D−ờng nh− sự chênh lệch giàu nghèo có xu h−ớng tăng lên ở cả Thừa Thiên - Huế và toàn vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách phát triển giữa nông thôn, vùng núi và đô thị, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội là một trong những vấn đề xã hội hàng đầu trong quá trình phát triển bền vững Thừa Thiên - Huế. Thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế là cơ sở quan trọng để cải thiện đời sống ng−ời dân. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững và ổn định xã hội, cần thực thi các chính sách - những chính sách h−ớng nghèo, để phân phối thu nhập đến đ−ợc các nhóm yếu thế trong quá trình tăng tr−ởng. Ô nhiễm nguồn n−ớc và các dòng sông, nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên và xử lý chất thải, quản lý đất đai, nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp là những vấn đề môi tr−ờng đáng quan tâm của Thừa Thiên - Huế. Sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào quá trình phát triển bền vững vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó nguy cơ về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu là khá nặng nề đối với tỉnh. Để trở thành một thành phố trực thuộc trung −ơng và trung tâm đô thị hàng đầu về kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội của đất n−ớc, Thừa Thiên - Huế còn phải khắc phục nhiều chông gai, trở ngại trên con đ−ờng phát triển. Phát triển bền vững là chiến Một số khía cạnh xã hội và môi tr−ờng... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 50 l−ợc đúng đắn mà tỉnh lựa chọn, nhằm tránh những bất ổn trầm trọng mà đất n−ớc ta đang trải qua, khi những năm vừa qua tập trung vào tăng tr−ởng bằng mọi giá. Tài liệu tham khảo 1. Quyết định 86 /2009/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. 2. BCH Đảng bộ Thừa thiên Huế. Báo cáo chính trị BCHĐB tỉnh, 2009. 3. TCTK, ĐTDS&NO 2009. 4. TCTK, ĐTMSHGĐ 2008. 5. TCTK, NGTK 2007, 2009. 6. VKHXHVN. Dữ liệu khảo sát từ Ch−ơng trình nghiên cứu cấp nhà n−ớc về phát triển bền vững của Thừa Thiên - Huế. 7. Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị tr−ờng lao động. Xu hứơng việc làm Việt Nam 2009. 8. Ban dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Báo cáo công tác năm 2008 www.imh.ac.vn, 22 /12 / 2010. 9. Bộ KH&ĐT, UNDP, Quĩ Châu á. Lao động và tiếp cận việc làm. 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2011_nguyenxuanmai_4614.pdf