Một số hoạt động khơi dậy sự sáng tạo của người học trong dạy học ngoại ngữ

Tài liệu Một số hoạt động khơi dậy sự sáng tạo của người học trong dạy học ngoại ngữ: 29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ* *Học viện Khoa học Quân sự,  tungoclinh03@yahoo.com Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày sửa chữa: 03/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tư duy sáng tạo là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người, là mấu chốt để con người phát triển và đạt dến văn minh tiến bộ. Sáng tạo liên quan mật thiết đến sự tương tác, trí tưởng tượng, hoạt động vui chơi, sự thay đổi cũng như sự hào hứng trải nghiệm. Chính vì thế, hoạt động dạy và học là một trong những mảnh đất “màu mỡ” để thúc đẩy sự sáng tạo. Cimermanova (2015, tr.197) cho hay, “Quá trình dạy học mang đến nhiều cơ hội phát triển khả năng sáng tạo ở học trò, vì có thể tạo điều kiện để người học phát triển, không chỉ về trí thông minh, mà còn về cảm xúc, về xã hội”. Fisher (2006, tr.5) cho rằng: “Khi người học được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo, họ thường có động cơ và lòng nhiệt huyết học tập và cống hiến cao độ”...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hoạt động khơi dậy sự sáng tạo của người học trong dạy học ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ* *Học viện Khoa học Quân sự,  tungoclinh03@yahoo.com Ngày nhận bài: 09/4/2019; ngày sửa chữa: 03/6/2019; ngày duyệt đăng: 10/6/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tư duy sáng tạo là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người, là mấu chốt để con người phát triển và đạt dến văn minh tiến bộ. Sáng tạo liên quan mật thiết đến sự tương tác, trí tưởng tượng, hoạt động vui chơi, sự thay đổi cũng như sự hào hứng trải nghiệm. Chính vì thế, hoạt động dạy và học là một trong những mảnh đất “màu mỡ” để thúc đẩy sự sáng tạo. Cimermanova (2015, tr.197) cho hay, “Quá trình dạy học mang đến nhiều cơ hội phát triển khả năng sáng tạo ở học trò, vì có thể tạo điều kiện để người học phát triển, không chỉ về trí thông minh, mà còn về cảm xúc, về xã hội”. Fisher (2006, tr.5) cho rằng: “Khi người học được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo, họ thường có động cơ và lòng nhiệt huyết học tập và cống hiến cao độ”. Strakova (2012) khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sáng tạo và chỉ ra rằng MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHƠI DẬY SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TÓM TẮT Tư duy sáng tạo là một kỹ năng quan trọng vì sáng tạo luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài những ngành học mà sáng tạo là đặc trưng (như hội họa, thiết kế), thì hoạt động dạy và học ngoại ngữ cũng ẩn chứa tiềm năng sáng tạo to lớn. Bài viết đưa ra cái nhìn khái quát về sự sáng tạo, về ý nghĩa của nó trong dạy học nói chung và trong dạy học ngoại ngữ nói riêng; đồng thời đưa ra một số hoạt động dạy ngoại ngữ cụ thể khơi gợi và khuyến khích người học sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học môn học này. Từ khóa: sáng tạo, dạy, học, khơi gợi, khuyến khích, ngoại ngữ “người học muốn khả năng sáng tạo phát triển rất cần có người dạy sáng tạo”. Đối với ngoại ngữ, hoạt động dạy và học mang tính sáng tạo giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngược lại, việc khám phá một ngôn ngữ mới đòi hỏi người học cũng phải rèn luyện não bộ ghi nhớ, ứng biến với các tình huống và bình tĩnh trước thất bại, nhờ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo. Do vậy, dạy và học ngoại ngữ cũng là một cách tuyệt vời để trí sáng tạo được rèn luyện và phát triển. 2. KHÁI NIỆM VỀ SÁNG TẠO 2.1. Quan niệm về sáng tạo Có nhiều quan điểm rất khác nhau về sự sáng tạo. Một số người cho rằng, “sáng tạo là khả năng của mỗi cá nhân nhằm phát triển ý tưởng để giải 30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY quyết vấn đề và khai thác các cơ hội và sáng tạo là điều có thể học” (Batey, 2012); “sáng tạo không phải là được thừa hưởng từ gen mà nó thực sự là một kỹ năng, mà kỹ năng đều có thể học”(Lejrer, 2012). Trong khi đó, giáo sư tâm lý học Sternberg (2007) cho rằng: “những người sáng tạo phần lớn không phải bởi bất kỳ đặc điểm bẩm sinh cụ thể nào mà bởi thái độ của họ đối với cuộc sống. Những người sáng tạo thường phản ứng với các vấn đề theo những cách mới mẻ chứ không cho phép bản thân đưa ra câu trả lời cho bất kỳ vấn đề nào một cách đơn điệu, không suy nghĩ.” Ở một khía cạnh khác, Naiman (1998) nói rằng, sáng tạo là quá trình biến những ý tưởng giàu trí tưởng tượng thành hiện thực. Nếu một người có ý tưởng, nhưng không biến ý tưởng đó thành hành động, nghĩa là dù họ có trí tưởng tượng nhưng họ không sáng tạo. Với những quan điểm này, có thể thấy những yếu tố mang tính chủ quan như nỗ lực học tập, thực hành mới là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển trí sáng tạo của mỗi người. 2.2. Những yếu tố phát triển khả năng sáng tạo Theo Tiến sỹ Clarke (2005), một số người có thể cho rằng tài năng là yếu tố quan trọng nhưng một mình tài năng không tạo ra đủ “nhiên liệu” để thúc đẩy sáng tạo. Tuy nhiên, nếu tài năng đặc biệt đi kèm với nỗ lực sáng tạo có thể dẫn đến một kết quả tuyệt vời. Tương tự, sự thông minh là yếu tố cần thiết trong quá trình sáng tạo nhưng bản thân nó không đảm bảo kết quả sáng tạo, vì trong nhiều trường hợp, các đặc điểm khác như sự không linh hoạt có thể dễ dàng khiến trí thông minh trở nên mờ nhạt. Hơn nữa, sự khác biệt giữa một người sáng tạo và một người không có đầu óc sáng tạo có thể được phân biệt bằng khả năng chấp nhận và giải quyết tích cực các sai lầm. Ngay cả người tài năng và thông minh nhất cũng mắc rất nhiều sai lầm, nhưng người thành công thường rút kinh nghiệm từ những sai lầm ấy. Do đó, không sợ phạm sai lầm là điều quan trọng khi thử điều mới và chính ở “vùng lãnh thổ” của sự lo sợ về sai lầm này lại là nơi sáng tạo được tạo ra, được thách thức và thử nghiệm. Như vậy, sai lầm là một phần thiết yếu của quá trình sáng tạo. Trong khi đó, Strakova (2012) cho rằng, người có tinh thần sáng tạo cao độ thường tìm thấy cảm hứng khi tin vào khả năng sáng tạo của bản thân. Do vậy, trong quá trình dạy học, người dạy cần khám phá xem niềm tin này phát triển như thế nào, yếu tố nào thúc đẩy khả năng ấy. Cùng quan điểm, Clarke (2005) khẳng định, không có hoạt động sáng tạo nào được hoàn thành, hoặc dẫn đến kết luận có ý nghĩa mà không lần lượt trải qua những yếu tố sau: - Chủ đề cần giải quyết phải có ý nghĩa đối với người sáng tạo để tạo hứng thú. - Luôn đặt câu hỏi, đây là khâu thiết yếu trong quá trình sáng tạo. - Sau khi tự đặt câu hỏi, dành thời gian xem xét các cách trả lời. - Không ngại thử nghiệm các phương án trả lời để tìm phương án tốt nhất. Đây là giai đoạn cung cấp nhiều thông tin nhất và học hỏi được nhiều nhất trong suốt quá trình sáng tạo. - Đắm mình hoàn toàn vào trải nghiệm khi áp dụng linh hoạt phương án thử nghiệm vào các đối tượng khác nhau. - Phân tích và tổng hợp kết quả. - Đưa ra cách suy nghĩ và làm việc mới để phát huy hơn nữa kết quả sáng tạo. 3. KHƠI GỢI SỰ SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ 3.1. Ý nghĩa Dạy học ngoại ngữ không phải lúc nào cũng là quá trình sáng tạo, nhưng có nhiều tiềm năng cho sự sáng tạo to lớn vì nó sản sinh ra nhiều kết hợp và nhiều lựa chọn. Ngôn ngữ rất phong phú và phức tạp, trong đó người dùng sử dụng và kết hợp các yếu tố kiến thức theo những cách mới 31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v một cách liên tục. Nói một cách ví von, ngôn ngữ chứa đựng nhiều ‘nguyên liệu” cho người đầu bếp tha hồ chế biến. Sự sáng tạo cũng được thúc đẩy thông qua các khía cạnh văn hóa của chính ngôn ngữ đang học vì người học thường được tiếp xúc với một loạt các hình thức sáng tạo (văn học, nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc, nền văn hóa...) liên quan đến ngôn ngữ. Clarke (2005) cho rằng, khơi dậy sự sáng tạo trong bài học sẽ mang đến những thuận lợi cho hoạt động dạy và học ngoại ngữ như sau: - Thứ nhất, sáng tạo kích thích việc sử dụng ngôn ngữ, kích thích tính chủ động và sáng tạo trong thực hành kỹ năng nghe, nói. Bằng cách cung cấp cho người học các bài tập sáng tạo, người dạy giúp họ có nhu cầu sử dụng ngôn ngữ và cố gắng dùng, diễn đạt và sáng tạo ngôn ngữ để mọi người có thể “nghe”, “nhìn” và hiểu được suy nghĩ của họ, - Thứ hai, sáng tạo đòi hỏi người học phải sử dụng những biện pháp phi ngôn ngữ như dùng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, biểu cảm, vẽ, những yếu tố thực chất rất cần thiết trong hoạt động giao tiếp, hỗ trợ cho mục đích chính là sử dụng ngoại ngữ truyền đạt nội dung giao tiếp một cách tự nhiên. - Thứ ba, thực tế cho thấy, một số người không thể học được gì nếu họ không biết mục đích của việc thực hành ngôn ngữ đó̀. - Thứ tư, hầu hết người học thường trở nên có động lực, được truyền cảm hứng hoặc cảm thấy được thách thức hơn nếu có thể tạo ra thứ gì đó có giá trị, phản ánh được họ là ai. Từ đó tạo ra nhu cầu mạnh mẽ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện giá trị bản thân. - Thứ năm, công việc sáng tạo trong lớp học ngôn ngữ có thể dẫn đến sự giao tiếp và hợp tác tích cực. Người học sử dụng ngôn ngữ để thực hiện nhiệm vụ sáng tạo, vì vậy họ sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng, nhờ đó kích thích việc thực hành ngôn ngữ. Điều này chuẩn bị cho người học tiến tới sử dụng ngôn ngữ bên ngoài lớp học. - Thứ sáu, những nhiệm vụ sáng tạo làm cho các hoạt động trong lớp học phong phú thêm và biến các hoạt động đó trở nên đa dạng và thú vị hơn do khai thác tài năng, ý tưởng và suy nghĩ cá nhân - của cả người học và người dạy. 3.2. Vai trò của người dạy trong việc khơi gợi sự sáng tạo của người học trong dạy học ngoại ngữ Giảng dạy là một công việc đòi hỏi khắt khe về chuyên môn và kiến thức chuyên sâu để có thể thiết kế các hoạt động khác nhau nhằm thu hút người học tham gia vào bài học. Người dạy cần cân nhắc trong khâu thiết kế bài giảng, đặc biệt khi kết quả học tập của người học không như mong đợi. Các hoạt động học tập được thiết kế cần hướng đến nhu cầu của người học để họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động học, trong đó học tập khơi gợi sự sáng tạo thường tạo động lực lớn cho người học (Hernán A.Avila, 2015). Với ngoại ngữ, theo quan điểm của nhà tâm lý học Csikszentmihaly (2017, tr.1049), “giảng dạy ngoại ngữ mang tính sáng tạo giúp người dạy có thể xây dựng một chiến lược khơi dậy sự mới lạ trong ngôn ngữ và mang đến một tinh thần sáng tạo trong lĩnh vực ngoại ngữ, nhờ đó mở rộng tiềm năng học ngoại ngữ đến tối đa”. Ví dụ, viết được cho là một kỹ năng khó khi học ngoại ngữ vì sự phức tạp trong việc chọn đúng câu từ và cú pháp. Vecino (2007) cho rằng, viết là một sự sáng tạo, vì vậy, khơi dậy sự sáng tạo trong kỹ năng viết là một phương pháp khoa học để cải thiện cảm xúc của học viên nhằm nâng cao chất lượng học kỹ năng này. Bằng việc khơi gợi sự sáng tạo, quá trình dạy viết sẽ dễ dàng hơn và thu hút sự chú ý của học viên nhiều hơn. Amado (2010, tr.153-164) cho rằng, phương pháp viết sáng tạo cho phép người học “tuôn ra từ ngữ, mở cổng trí tưởng tượng, hiểu được sự chính xác của ngôn từ và quan trọng nhất là trải nghiệm niềm vui hứng thú của việc học ngoại ngữ”. Từ đó Csikszentmihalyi (2017) mô tả năm bước của sự khơi gợi sáng tạo mà người dạy ngoại ngữ cần chú ý khi thiết kế bài giảng như sau: (1) Chuẩn bị: Tìm cách khơi gợi sự tò mò của một tình huống tạo vấn đề. 32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY (2) Ấp ủ: Đặt ra nhiều câu hỏi cùng lúc (3) Ý tưởng: tìm ra một số ý tưởng giải quyết vấn đề. (4) Đánh giá: Lựa chọn ý tưởng có giá trị và đáng theo đuổi. (5) Xây dựng: Biến ý tưởng đã chọn thành hành động. Các bước này có liên quan đến quan điểm của Carr và Kemmis (1986), người cho rằng, nghiên cứu hành động giúp người dạy thực hiện những thay đổi trong lớp học và lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chúng. Kemmis và McTaggart (1988) nói thêm rằng, nghiên cứu hành động có nghĩa là lập kế hoạch, hành động, quan sát và phản ánh rõ kinh nghiệm sư phạm của người dạy. Quá trình quan sát, hành động và suy ngẫm về các hoạt động này giúp người dạy tạo ra một không gian thích hợp để diễn ra trải nghiệm sư phạm và để người học truyền đạt cảm xúc và ý tưởng của mình khi học ngôn ngữ. Các hoạt động cần được thiết kế để giúp người học viết/nói với sự tập trung và định hướng phát triển ý tưởng và khám phá giọng nói của chính mình cũng như áp dụng các quy tắc ngữ pháp một cách vui vẻ. Do đó, để khơi gợi sự hứng thú, tăng cường khả năng học ngoại ngữ, khi thiết kế các hoạt động dạy học trên lớp, người dạy hãy đặt những câu hỏi sau: - Có cung cấp (đủ) cho người học cơ hội đặt câu hỏi, tìm hiểu, thử nghiệm và khám phá không? - Có cung cấp một môi trường cởi mở để sự sáng tạo được phát triển không? Có cho người học có cảm giác tự tin khi là chính mình không? - Có cung cấp một môi trường không phán xét, không thiên vị, trong đó việc mắc sai lầm là chấp nhận được? - Có phản ứng tích cực khi người học mắc lỗi không? - Có tạo ra cơ hội để sửa chữa sai lầm không? - Có nhận ra năng khiếu của người học thông qua các câu trả lời của họ không? - Có thể hiểu về người học của mình không: (sở thích, tài năng, mối quan tâm, phong cách học, ...)? - Có cho người học cơ hội tham gia vào việc chuẩn bị tài liệu học tập không? - Lớp học/Khóa học có tạo động lực cho người học không? - Người học có sợ đặt câu hỏi không? Nếu câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên là có thì người dạy đang đi đúng hướng và góp phần đưa giờ học ngoại ngữ trên lớp trở thành những bài học không thể nào quên đối với người học. 3.3. Một số hoạt động dạy học ngoại ngữ khuyến khích, khơi gợi sáng tạo Bài viết mô tả chín hoạt động ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp và tác động tích cực của chúng. Người học tham gia được gọi tên bằng các chữ cái (ví dụ: Người học A, B, C). Các hoạt động được sắp xếp từ cơ bản đến nâng cao. Hoạt động 1: Ghi nhớ ngữ pháp và cấu trúc tiếng Anh Trong hoạt động này, người học ngồi thành hình bán nguyệt. Mỗi người phải nói một từ, từng người một, theo cấu trúc đã được người dạy hướng dẫn. Ví dụ, Người học A nói “I” hoặc “you” hoặc “he”. Sau đó, Người học B tiếp tục với một từ khác tiếp nối từ mà Người học A vừa nói, tiếp theo là Người học C, D... Ví dụ, Người học B nói “I went” vì biết quy tắc ngữ pháp rằng theo sau một đại từ nhân xưng thường là một động từ. Tiếp theo, Người học C sẽ thêm từ thứ ba: “I went to”, (Xem bảng 1). Bảng 1. Trò chơi dây chuyền luyện ngữ pháp Người học A Người học B Người học C Người học D I I went I went to . I went to Hanoi . Người học E Người học F Người học G Người học H I went to Hanoi yesterday . I went to Hanoi yesterday and I went to Hanoi yesterday and I (hmmm) was I went to Hanoi yesterday and I was sick 33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Hoạt động này giúp người học không chỉ nhớ cấu trúc ngữ pháp mà còn có thể kiểm tra kỹ năng ghi nhớ. Họ cũng tương tác với nhau nhờ nghe giọng nói của nhau. Họ được khuyến khích và mạnh dạn vì không sợ bị chế nhạo nếu lỡ nói sai. Trò chơi dây chuyền này nên được sử dụng để củng cố ngữ pháp cũng như các cấu trúc trong tiếng Anh. Hoạt động 2: Tạo một câu chuyện hư cấu Trong hoạt động này, người học cũng ngồi thành hình bán nguyệt. Tuy nhiên, quy trình có chút phức tạp hơn vì thay vì một từ, mỗi người phải nói một câu hoàn chỉnh. Người học cần cố gắng sáng tạo câu chuyện mạch lạc nhất có thể, Ví dụ: Người học A: Pepito went to school. Người học B: Pepito went to school and he had a bike accident. Người học C: It was very serious; his leg was bleeding (từ mới). Người học D: He called his mother. Người học E: His mother fainted (từ mới). Trong khi người học sáng tạo câu chuyện, người dạy cần khuyến khích họ sử dụng từ điển và hỗ trợ họ trong suốt quá trình sáng tạo này, khiến họ hứng thú tham gia và không ngại sáng tạo. Với hoạt động này, người học cần giúp đỡ lẫn nhau, vì thế thúc đẩy tinh thần đồng đội. Với tinh thần đồng đội, họ trở nên muốn tham gia đầy đủ hơn và thực tế cho thấy người học không còn im lặng e ngại như lúc ban đầu mà ngày càng nhiệt tình tham gia hơn theo mạch câu chuyện. Hoạt động 3: Thúc đẩy viết sáng tạo Trong hoạt động này, người học được chia thành hai nhóm. Cả hai nhóm ngồi thành hình bán nguyệt và được phát một tờ giấy có nội dung: “It was dark and stormy.” (Trời tối và bão.) Sau đó, người học của mỗi nhóm có ba phút để viết một câu chuyện. Nhóm nào có câu chuyện với ngữ pháp, nội dung chuẩn và hay nhất sẽ được điểm. Hoạt động này giúp người học viết tự do mà không e ngại. Người học chuẩn bị các nhân vật của mình với những đặc điểm về thể chất, cảm xúc, ươm mầm ý tưởng, đánh giá và phát triển nội dung câu chuyện bằng các mô tả. Cả hai nhóm đều cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng với một thế giới viễn tưởng của riêng mình. Chiến lược giảng dạy này cho phép cung cấp cấu trúc thông tin và cảm xúc, trong đó ngữ pháp là một cách tự nhiên để thể hiện ý tưởng. Hoạt động như thế này không chỉ thúc đẩy tinh thần làm việc theo nhóm để cùng nhau chỉnh sửa, mà còn giúp người học tự do thể hiện, hứng thú và có mục tiêu làm việc rõ ràng. Mỗi câu chuyện đều có cấu trúc phù hợp vì các bài tập sẽ được xây dựng theo nguyên tắc phát triển kỹ năng viết mà người dạy đưa ra. Hoạt động 4: Tăng cường từ vựng thông qua việc viết kịch bản Theo Amado (2010), kịch bản là một tài liệu phác thảo mọi yếu tố âm thanh, hình ảnh, hành vi và ngôn ngữ cần có để kể một câu chuyện. Cách người học hình dung câu chuyện muốn viết sẽ dựa trên kinh nghiệm hoặc trí tưởng tượng của họ để có được sự trôi chảy trong quá trình viết. Với hình thức viết sáng tạo này, người học bắt đầu bằng việc tạo ra một ý tưởng; sau đó hiện thực hóa ý tưởng đó thành hành động, lời thoại, nhân vật và bối cảnh. Kể cả với những ý tưởng đơn giản nhất, người học cũng có thể hình dung và phát triển thành một câu chuyện, hình thành kịch bản với format phù hợp. Để thực hành viết kịch bản trong lớp, người học được xem một bộ phim và sau đó đọc lời kịch bản của ba cảnh trong bộ phim đó. Người học gạch chân hoặc khoanh tròn từ mới và suy ra nghĩa của từ dựa vào nội dung của ba cảnh phim đã xem. Nhờ đó, dù không biết nhiều từ nhưng người học dễ dàng tiếp tục đọc hiểu kịch bản, khác hẳn so với việc đọc hiểu các văn bản thông thường (bài luận 34 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY thiếu hình ảnh, khô khan) dễ khiến người học nản lòng khi gặp nhiều từ mới. Và với lượng từ vựng vừa có được sau khi đọc và hiểu như vậy, người học thường thấy hào hứng hơn và dễ dàng hơn trong việc bắt tay vào viết kịch bản của riêng mình. Hoạt động 5: Chia sẻ bài phát biểu Người dạy đề nghị người học viết và chia sẻ một bài phát biểu về bất kỳ chủ đề nào. Trong hoạt động này, người học có thể nói về bất cứ điều gì họ muốn. Người học được cho 20 phút để viết và được tự do sử dụng kiến thức riêng để viết về một chủ đề mà họ thấy dễ dàng, chẳng hạn về thông tin cá nhân, về gia đình, về tình yêu, cuộc sống, những vấn đề nổi cộm, bộ phim yêu thích, trải nghiệm tốt nhất hoặc tồi tệ nhất, ... Với hoạt động này, người dạy không chỉ có cơ hội nhìn ra những hạn chế về ngôn ngữ của người học mà còn hiểu biết thêm và xây dựng tốt mối quan hệ với học trò của mình. Cách người học đặt vấn đề và chia sẻ bài phát biểu của mình thường bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm trong quá khứ, kỳ vọng cho tương lai và điều đó sẽ đóng góp tích cực vào trải nghiệm thực tiễn của người giáo viên (Kelchtermans, 2009). Hoạt động 6: Vòng tròn cuộc sống Để người học nói và chia sẻ, giáo viên yêu cầu người học vẽ ba vòng tròn lớn, mỗi vòng tròn họ phải viết về điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Ví dụ trong Vòng tròn 1, họ viết con số có ý nghĩa nhất đối với bản thân họ; trong Vòng tròn 2, đối tượng họ không thể sống thiếu; trong Vòng tròn 3, cái tên quan trọng nhất đối với họ. Sau đó, người học đứng lên và đi xung quanh lớp học chia sẻ vòng tròn với các người học khác. Ví dụ, như trong hình trên, Người học A chia sẻ với các bạn cùng lớp rằng 2 là con số ý nghĩa nhất vì có hai chị. Người học A tiếp tục nói thêm về cuộc sống của mình và tự hào về những người chị của mình như thế nào. Sau đó, với vòng tròn 2 những người khác biết rằng, đọc sách là niềm đam mê của học viên ấy. Người học đó cũng tự hào nói thêm rằng Mai là tên mẹ và hào hứng đưa ra thông tin cá nhân về bà. Hoạt động này, mặc dù khá đơn giản, nhưng rất hiệu quả vì người học có cơ hội tương tác với nhau, lắng nghe những gì người kia nói. Một tình bạn có thể được hình thành theo cách này và nhờ đó tạo cơ hội thực hành kỹ năng nói. Chính vì thế, thay vì chỉ viết thông tin vào vở, việc nói theo vòng tròn là một sự sáng tạo thú vị giúp người học tự tin hơn trong việc dùng kỹ năng nói để thể hiện câu chuyện của mình, nâng cao tính mục đích là giao tiếp, trao đổi thông tin của ngôn ngữ. Hoạt động 7: Vẽ và nói Để thực hành nói, người dạy yêu cầu một người học vẽ một cái gì đó mà họ muốn chia sẻ lên bảng và giải thích tại sao vẽ nó. Sau đó, người học khác lên bảng và vẽ một hình khác bên cạnh. Sau khi tất cả người học lần lượt lên bảng vẽ đối tượng của họ, họ sẽ phải tạo ra một câu chuyện dựa trên những hình vẽ trên bảng. Với hoạt động này, không khí lớp học vô cùng sôi nổi và đầy hứng khởi, người học tự chủ và tự tin khi chia sẻ câu chuyện và cảm xúc của mình với người khác, tự tạo ra một câu chuyện dựa trên những hình vẽ Ví dụ, một người học vẽ một cây đàn guitar, người khác vẽ con thỏ, một người khác vẽ giáo viên, hoặc chỉ viết một cái tên, người học đã có thử thách để tạo ra một câu chuyện với những bức vẽ đó, điều đó làm giờ học sống động, hài hước và vui nhộn, tất cả đều tham gia, không khí lớp học trở nên cởi mở, chia sẻ, trao đổi, cho phép họ nói 35KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v thoải mái, giúp cho việc thực hành kỹ năng nói trở nên tự nhiên hơn bao giờ hết. Hoạt động 8: Đặt câu hỏi và trả lời Bài tập này giúp người học học các cấu trúc câu hỏi bằng ngoại ngữ. Giáo viên yêu cầu người học viết càng nhiều câu hỏi càng tốt trong vòng 15 phút về bất cứ điều gì họ muốn hỏi, chú ý về ngữ pháp và các cấu trúc đặt câu hỏi. Sau khi tất cả người học hoàn thành, mỗi người lần lượt lên ngồi trước mặt các người học còn lại để nghe và trả lời các câu hỏi “phỏng vấn”. Lớp học sôi động vì tất cả người học đều được (hoặc phải) tham gia, được hỏi những câu hỏi mà họ cảm thấy thú vị hoặc “vắt óc” trả lời những câu hỏi của bạn học. Với hoạt động này, người học sẽ dần hình thành kỹ năng hỏi và trả lời trong các cuộc phỏng vấn tương lai. Hoạt động 9: Để người học tự chủ lên kế hoạch thực hiện hoạt động Việc cho học viên được tự làm, tự chuẩn bị những hoạt động vui vẻ và hiệu quả cho các bạn mình như trò chơi, thuyết trình nhằm kích thích việc sử dụng ngôn ngữ được cho là kỹ thuật dạy học tốt nhất. Với hoạt động này, người học hoàn toàn làm chủ lớp học, tự mình lựa chọn ngôn ngữ. Ví dụ rất nhiều người học sử dụng hoạt động vui nhộn và dễ hiểu như trò đoán chữ, đoán từ, trò chơi ô chữ, tìm kiếm đồ vật trong lớp để học giới từ, cũng như sử dụng các phương tiện trực quan như điện thoại, ra khỏi lớp học,... Khi học viên tạo ra các trò chơi của riêng họ và đề xuất chúng cho lớp học, họ tham gia nhiều hơn và có nhiều động lực hơn so với thụ động làm theo hoặc chơi theo những gì được yêu cầu. Do đó, sự tự chủ của người học được đẩy lên cao nhất, đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc học ngoại ngữ. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, sáng tạo hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực đời sống, phá vỡ những lối mòn, mang đến cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh. Việc khơi gợi và phát huy trí sáng tạo không thể bỏ qua vai trò của dạy học với khả năng thúc đẩy sự sáng tạo tiềm tàng ở mỗi người. Trong đó, dạy học ngoại ngữ với những hoạt động được đề cập trên đây mang đến các giờ học ngoại ngữ trở nên có mục đích trong mọi hoạt động, thu hút sự tham gia nhiệt tình của người học nhờ kỹ thuật dạy học khơi gợi và khuyến khích sáng tạo, vì thế, kỹ thuật này có thể được lặp lại ở bất kỳ nhóm người học nào. Hơn nữa, với sự đóng góp tích cực của người học qua những bài học cần vận dụng sự sáng tạo, người dạy cũng có thể mở rộng kiến thức sư phạm của mình. Điều đó cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa dạy học và sáng tạo nói chung và giữa dạy học ngoại ngữ với sáng tạo nói riêng càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết./. Tài liệu tham khảo: Amado, H. (2010). Screenwriting: A strategy for the improvement of writing instructional practices. PROFILE Issues in Teachers’ Professional Development, 12(2), 153-164. Batey, M. (2012). Working Creativity. Psychology Today, [online] [cit. 2012/5/24] Available at: <https://www. psychologytoday.com/intl/blog/working-creativity/201205/top-ten-creativity-questions>. Carr, W., & Kemmis, S. (1986). Becoming critical: Education, knowledge and action research. Melbourne, AU: Deakin University Press. Cimermanova, I. (2015). Creativity in EFL teacher training and its transfer to language teaching. Procedia-Social and Behavioral Sciences, Vol.197, 1969-1975. 36 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Clarke, M. A. (2005). Creativity in modern foreign language teaching and learning. Higher Education Academy Journal. <https://www.heacademy.ac.uk/knowledge-hub/creativity-modern-foreign-languages-teaching-and- learning>. Csikszentmihalyi, M. (2017). Creativity: The psychology of discovery and invention. New York, NY: Harper Perennial. (Kindle Locations 1049-1050). New York : HarperCollins e-books. EPub Edition. Fisher, R., (2006). Expanding Minds: Developing Creative Thinking in Young Learners. The IATEFL Young Learners SIG journal, 5-9. Hernán A.Avila, (2015). Creativity in the English Class: Activities to Promote EFL Learning. HOW, 22(2), 91-103. Kelchtermans, G. (2009). Who I am in how I teach is the message: Self-understanding, vulnerability, and reflection. Teachers and Teaching: Theory and Practice, 15(2), 257-272. Kemmis, S., & McTaggart, R. (1988). The action research planner (3rd ed.). Geelong, AU: Deakin University Press. [online] [cit. 2014/10/15] Available at: < Nicholl_My-Favo>. Lehrer, J. (2012). How To Be Creative. Wall Street Journal, [online] [cit. 2012/3/12]. Available at: <https://www. wsj.com/articles/SB10001424052970203370604577265632205015846>. Naiman, L. (1998). Fostering innovation in an IT world. Canadian Information Processing Society Journal, May 1998. . Strakova, Z. (2012). Developing Cognitive Strategies in Foreign Language Education. Journal of Language and Cultural Education (2013), 1.1 ISSN 1339-4045 (print) Copyright © 2013 SlovakEdu <https://pdfs. semanticscholar.org/5635/14c914fada8d19d61f78a55d367c5400f881.pdf>. Sternberg, R.J (2007). Creativity as a habit. In Tan, A. (Ed.), Creativity: A handbook for teachers (pp.3-25). HA: World Scientific Vecino, A. M. (2007). Exploring the wonder of creative writing in two EFL writers. (Master’s thesis). Universidad Distrital Francisco José de Caldas, Bogotá. SOME ACTIVITIES TO AROUSE LEARNERS’ CREATIVITY IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING NGUYEN THI NGOC TU Abstract: Creative thinking is an important skill since it always exists in all areas of social life. In addition to the disciplines that creativity is characterized by (such as painting and design), foreign language teaching activities also contain great creative potential. The article provides an overview of creativity and of its significance in teaching in general and in foreign language teaching in particular. At the same time, a number of specific foreign language teaching activities are offered to arouse and encourage learners’ creativity in order to enhance their outcomes in learning languages. Keywords: creativity, teaching, learning, arouse, encourage, foreign language Received: 09/4/2019; Revised: 03/6/2019; Accepted: 10/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_hoat_dong_khoi_day_su_sang_tao_cua_nguoi_hoc_trong_day_hoc_ngoai_ngu_1229_2171712.pdf
Tài liệu liên quan