Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tài liệu Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai: 55 Môi trường đầu tư . . . MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Nguyễn Minh Hà*, Ngô Thành Trung**, Vũ Hữu Thành**, Lê Văn Hưởng** TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của các yếu tố môi trường đầu tư (ĐT) tác động đến quyến định ĐT của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với dữ liệu điều tra thực tế 730 DN đang hoạt động tại tỉnh vào năm 2014 và sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy, kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố tác động tích cực đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh Gia Lai gồm: Các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào; Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế; Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai; Cơ sở hạ tầng; Minh bạch thông tin trong dịch vụ công; Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương; Môi trường tự nhiên và sinh thái. Từ khóa: Doanh nghiệp, Đầu tư, Môi trường đầu tư. INVESTMENT ENVIRONMENT AFFECTING THE INVESTMENT DECISION NOW I...

pdf24 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Môi trường đầu tư ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 Môi trường đầu tư . . . MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Nguyễn Minh Hà*, Ngô Thành Trung**, Vũ Hữu Thành**, Lê Văn Hưởng** TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của các yếu tố môi trường đầu tư (ĐT) tác động đến quyến định ĐT của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với dữ liệu điều tra thực tế 730 DN đang hoạt động tại tỉnh vào năm 2014 và sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy, kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố tác động tích cực đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh Gia Lai gồm: Các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào; Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế; Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai; Cơ sở hạ tầng; Minh bạch thông tin trong dịch vụ công; Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương; Môi trường tự nhiên và sinh thái. Từ khóa: Doanh nghiệp, Đầu tư, Môi trường đầu tư. INVESTMENT ENVIRONMENT AFFECTING THE INVESTMENT DECISION NOW IN GIA LAI PROVINCE ABSTRACT The objective of the study was to understand the impact of environmental factors on investment (DT) DT affect the enterprise’s location (DN) in the province of Gia Lai. With actual survey data of 730 companies operating in the province in 2014 and used factor analysis to discover (EFA) and regression analysis, regression results show the positive impact factor to decide Investment by businesses in the province of Gia Lai, including: technological factors and input materials; Regulatory environment and tax operations; Preferential policies and procedures on land; The infrastructure; Transparency of information in the public service; State officials and the support of local leaders; Natural environment and ecology. Keywords: Business, Investment, Investment Environment. * PGS.TS. Trường ĐH Mở Tp.HCM. ĐT: 0913.968.311, Email: ha.nm@ou.edu.vn ** ThS. GV. Trường ĐH Mở Tp.HCM 56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Giới thiệu Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp, các cuộc khủng hoảng tài chính liên tiếp xảy ra tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế của từng nước nói chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN ở mỗi nước nói riêng. Số lượng DN phá sản ngày càng tăng, tuy nhiên cũng có nhiều DN mới được thành lập để khai thác các cơ hội ĐT mới. Việc cải thiện môi trường ĐT tốt sẽ những cơ sở quan trọng để các DN quyết định ĐT hoặc ĐT mở rộng. Như vậy, việc ĐT của DN sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm và dịch vụ, đóng góp vào nguồn thuế, và góp phần vào tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, môi trường ĐT tốt giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của địa phương đối với nhà ĐT, du khách và cư dân, đồng thời tạo ra môi trường thân thiện đối với cư dân sinh sống. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến môi trường ĐT của Tỉnh Gia Lai để làm cơ sở đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường ĐT và thu hút ĐT vào tỉnh. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Môi trường ĐT Khi đưa ra quyết định ĐT tại quốc gia hoặc địa phương, DN cân nhắc lựa chọn cung cấp nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Môi trường ĐT thông thoáng, cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục hành chính thuận lợi, đặc điểm tốt về lực lượng lao động, trữ lượng tài nguyên dồi dào,... là những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của các DN để ĐT. Ngược lại, chi phí không chính thức, quan liêu, tham nhũng, chi phí cao... là những yếu tố tiêu cực. Theo Nguyễn Thị Ái Liên (2011), môi trường ĐT gồm các yếu tố: (i) môi trường tự nhiên (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên), (ii) môi trường chính trị , (iii) môi trường pháp luật (sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; quy chế pháp lý về việc phân chia lợi nhuận và quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại; quy định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐT), (iv) môi trường kinh tế (tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc)), (v) môi trường văn hóa, xã hội (yếu tố về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán; trình độ phát triển giáo dục đào tạo). 2.2. Môi trường ĐT tác động đến ĐT DN Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2013), Chỉ số năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa VCCI và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) từ năm 2005. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ĐT của địa phương, chỉ số PCI được liệt kê gồm các nhân tố sau: (i) Chi phí gia nhập thị trường, bao gồm các yếu tố như: số ngày đăng ký kinh doanh, thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung, % DN cần thêm giấy phép kinh doanh khác, thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, thời gian để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động, (ii) Tiếp cận đất đai bao gồm các chỉ tiêu đánh giá như: % DN có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất, DN không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh, sự thay đổi khung giá đất của tỉnh có phù hợp với sự thay đổi giá thị trường..., (iii) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin bao gồm các chỉ tiêu như: tính minh 57 Môi trường đầu tư . . . bạch của các tài liệu, khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh, thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh..., (iv) Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước bao gồm các chỉ tiêu đánh giá: phần trăm DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, số giờ làm việc với thanh tra thuế, hiệu quả làm việc của cán bộ nhà nước và giảm thủ tục giấy tờ sau khi thực hiện cải cách hành chính công..., (v) Chi phí không chính thức bao gồm: phần trăm DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức, phần trăm DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức, DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh..., (vi) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đánh giá các tiêu chí như: cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN, tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng DNTN, cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân, (vii) Dịch vụ hỗ trợ DN trên cơ sở đánh giá các tiêu chí như: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh, DN đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh,DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến ĐT, thương mại..., (viii) Đào tạo lao động bao gồm các tiêu chí đánh giá như: Chất lượng dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp, phần trăm tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động, phần trăm DN hài lòng với chất lượng lao động...và (ix) Thiết chế pháp lý bao gồm các chỉ tiêu đánh giá như: DN tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật, DN sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp, số tháng để giải quyết vụ kiện tại tòa... Ngoài ra, nghiên cứu cũng xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, vốn được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với ĐT và tăng trưởng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Gia Lai bằng phương pháp định lượng. Thông qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. i) Quá trình nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính giúp xác định các yếu tố quyết định đến quyết định ĐT của DN. Quá trình nghiên cứu sơ bộ tiến hành điều tra xã hội học và có thể tiến hành khảo sát tại bàn và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực. ii) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, gồm nghiên cứu khám phá (EFA) và phương pháp hồi quy (với mô hình hồi quy) để nghiên cứu môi trường ĐT tác động đến quyết định ĐT của DN được thực hiện bằng việc điều tra DN bằng bảng câu hỏi. 3.1. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu đề xuất về quyết định ĐT ở tỉnh Gia Lai như sau: Yi = f(Xi) Trong đó: Biến phụ thuộc(Y): Quyết định ĐT của DN, gồm các yếu tố: DN tiếp tục ĐT tại tỉnh, DN mở rộng quy mô ĐT, DN mở rộng ngành nghề ĐT. 3.2. Biến độc lập Gồm các yếu tố của môi trường ĐT (Xi) như: Chiến lược và quy hoạch của Tỉnh, Cơ sở hạ tầng, Môi trường pháp lý, Thuế và Thủ tục liên quan đến thuế, Dịch vụ tài chính, ngân hàng, Ưu đãi về đất và thủ tục đất đai, Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chánh, Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, Tính minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận thông tin, Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực, Môi trường văn 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hóa – xã hội – y tế - an ninh, Khả năng tiếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian, Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, Môi trường kinh tế của Tỉnh, Môi trường tự nhiên và sinh thái, Các yếu tố công nghệ. 3.3. Thiết kế thang đo Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 1-5 để tiến hành điều tranh môi trường ĐT của DN. Các yếu tố của các biến độc lập được đo lường trên cơ sở nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính như sau: Ký hiệu BIẾN QUAN SÁT A. Chiến lược và quy hoạch của Tỉnh A1 Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp A2 Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp A3 Chiến lược phát triển ngành sản xuất lâm sản, khoáng sản A4 Chiến lược phát triển ngành du lịch, dịch vụ A5 Chiến lược phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng A6 Chiến lược phát triển hoạt động giáo dục - dạy nghề A7 Chiến lược phát triển lĩnh vực văn hóa - thông tin A8 Chiến lược phát triển hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng A9 Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ A10 Chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội chung của tỉnh A11 Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ A12 Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất A13 Quy hoạch xây dựng đô thị A14 Quy hoạch phát triển ngành sản xuất kinh doanh chính của DN A15 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp A16 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp A17 Quy hoạch sử dụng đất rừng A18 Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên rừng A19 Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước A20 Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản B. Cơ sở hạ tầng B1 Hệ thống cung cấp điện phục vụ sinh hoạt B2 Hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất B3 Hệ thống cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất B4 Dịch vụ điện thoại cố định B5 Dịch vụ điện thoại di động B6 Dịch vụ internet B7 Hệ thống cửa hàng cung cấp nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt...) B8 Mạng lưới giao thông đường bộ B9 Mạng lưới giao thông đường hàng không B10 Hệ thống thoát nước thải công cộng B11 Hệ thống xử lý rác thải 59 Môi trường đầu tư . . . C. Môi trường pháp lý C1 Các chế độ chính sách được ban hành là phù hợp thực tế C2 Các chính sách của tỉnh được ban hành kịp thời C3 Chính sách ưu đãi ĐT (nói chung) đang áp dụng hấp dẫn hơn các địa phương khác C4 Chính sách cấp đất, giao quyền sử dụng đất. C5 Chính sách hỗ trợ DN tiếp cận vốn ngân hàng C6 Chính sách hỗ trợ DN C7 Chính sách hỗ trợ thuế. D. Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế D1 Chính sách ưu đãi về thuế đối với DN D2 Mức thuế (Thu nhập DN, Xuất nhập khẩu, ...) hiện nay phù hợp D3 Các thủ tục về kê khai thuế thuận lợi và nhanh chóng D4 Thông tin về các chính sách thuế được phổ biến rộng rãi D5 Cục Thuế cung cấp đầy đủ thông tin về các thủ tục thuế D6 Cục thuế sẵn sàng giải thích, hướng dẫn DN các thủ tục về Thuế D7 Các văn bản của cơ quan Thuế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về thuế của DN được ban hành nhanh chóng, kịp thời D8 Các văn bản của cơ quan Thuế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về Thuế của DN rõ ràng, đúng luật E. Dịch vụ tài chính, ngân hàng E1 Có nhiều quỹ/tổ chức tài chính tại Tỉnh E2 DN dễ dàng tiếp cận thông tin về dịch vụ tài chính và ngân hàng E3 Có những chính sách tín dụng ưu đãi E4 Điều kiện vay vốn dễ dàng E5 Thủ tục hành chính vay vốn đơn giản E6 Lãi suất cho vay cạnh tranh như các địa phương khác E7 Có thể vay vốn đáp ứng nhu cầu vay của DN E8 Chi phí vay vốn (chi phí không chính thức) thấp hoặc không có E9 Thời hạn trả vốn hợp lý E10 Điều kiện hoàn trả vốn hợp lý F. Ưu đãi về đất và thủ tục đất đai F1 Tỉnh có chính sách ưu đãi tốt về đất đai F2 Các chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng F3 Các thủ tục hành chánh về đất đai được giải quyết nhanh chóng F4 Quy trình và thủ tục giải quyết đất đai được quy định và công khai rõ ràng F5 Quy trình và thủ tục giải quyết đất đai đúng như quy định F6 Giá đất đúng với nội dung quy định F7 Chi phí phát sinh (không chính thức) thấp hoặc không có F8 Tỉnh sẵn sàng giới thiệu đất đai phù hợp cho DN. G. Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chính G1 Cán bộ có thái độ giao tiếp thân thiện, nhiệt tình G2 Cán bộ không quan liêu, hách dịch G3 Cán bộ có tác phong làm việc nghiêm túc 60 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật G4 Cán bộ có kĩ năng làm việc G5 Cán bộ tuân thủ đúng giờ giấc làm việc quy định G6 Cán bộ hiểu rõ, hiểu đúng các quy định pháp luật trong lĩnh vực phụ trách G7 Bộ phận hành chính một cửa hướng dẫn các thủ tục cần thiết một cách rõ ràng G8 Bộ phận hành chính một cửa thu trả hồ sơ chính xác G9 Bộ phận hành chính một cửa chỉ nhận các giấy tờ cần thiết theo quy định G10 Công việc được giải quyết đúng thời hạn quy định. G11 Thủ tục hành chính đã được cải cách theo hướng gọn nhẹ hơn G12 Nhìn chung, dịch vụ công và thủ tục hành chính của tỉnh là tốt. H. Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương H1 Lãnh đạo bám sát hoạt động của DN H2 Lãnh đạo không nhũng nhiễu hoạt động của DN H3 Lãnh đạo nhanh chóng xử lý những vấn đề nổi cộm liên quan tới quản lý kinh tế H4 Lãnh đạo không bao che cho các hoạt động vi phạm cạnh tranh lành mạnh H5 Lãnh đạo nhanh chóng đưa ra các chính sách quản lý kinh tế phù hợp H6 Lãnh đạo nhanh chóng gỡ rối các nút thắt quản lý kinh tế H7 Lãnh đạo thể hiện quyết tâm cải tiến môi trường ĐT H8 Lãnh đạo là cầu nối hợp tác cho DN và các đối tác khác H9 Lãnh đạo chú trọng giới thiệu hình ảnh địa phương H10 Lãnh đạo chủ động địa phương đưa ra các hoạt động, chủ trương hỗ trợ DN I. Tính minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận thông tin I1 DN không bị bất ngờ đối với các quy định mới của địa phương I2 DN được hướng dẫn các quy định mới một cách nhanh chóng I3 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về năng lực hợp tác của đối tác I4 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về hoạt động đấu thầu công của cơ quan công quyền I5 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về ngân sách của Tỉnh I6 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về các dự án ĐT công I7 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh I8 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về thực trạng nền kinh tế Tỉnh I9 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về những thay đổi có thể diễn ra trong tương lai của quy định pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động của DN I10 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về quy hoạch kinh tế - xã hội I11 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh I12 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về các ưu đãi kinh doanh hoặc ĐT của Tỉnh I13 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về các rủi ro vĩ mô trong lĩnh vực kinh doanh của DN I14 Các mẫu biểu và thủ tục hành chính được niêm yết công khai I15 Các vấn đề nổi cộm của Tỉnh đều được đăng tải chính xác qua báo chí I16 DN dễ dàng nắm bắt các bản đồ và quy hoạch sử dụng đất I17 DN dễ dàng nắm bắt quy hoạch mạng lưới giao thông I18 DN dễ dàng nắm bắt quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên I19 DN dễ dàng nắm bắt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản I20 DN dễ dàng nắm bắt quy trình xử lý thủ tục hành chính của các cơ quan NN I21 DN dễ dàng nắm bắt thông tin về chính sách ưu đãi của tỉnh I22 DN dễ dàng nắm bắt chính sách phát triển các ngành trọng điểm của tỉnh 61 Môi trường đầu tư . . . J. Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực J1 DN đã tốn nhiều chi phí để tái đào tạo nguồn lao động phổ thông J2 DN đã tốn nhiều chi phí để tái đào tạo nguồn lao động cấp trung J3 Phần lớn lao động phổ thông đáp ứng được nhu cầu SX KD ngay khi mới tuyển J4 Phần lớn lao động cấp trung đáp ứng được nhu cầu về trình độ ngay khi mới tuyển J5 Phần lớn lao động cấp cao đáp ứng được năng lực điều hành hoặc năng lực chuyên môn cao ngay khi mới tuyển J6 DN dễ dàng để tuyển dụng nguồn LĐ phổ thông trong khung thời gian tuyển dụng J7 DN dễ dàng để tuyển dụng nguồn LĐ cấp trung trong khung thời gian tuyển dụng J8 DN dễ dàng để tuyển dụng nguồn lao động cấp cao trong khung thời gian tuyển dụng J9 DN quan tâm đáng kể tới bằng cấp của ứng viên trong quá trình tuyển dụng J10 Phần lớn số lao động tuyển dụng được đã qua được thời gian thử việc J11 Dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà nước đã hỗ trợ đặc lực cho quá trình tìm kiếm ứng viên của DN J12 Dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của tư nhân đã hỗ trợ đặc lực cho quá trình tìm kiếm ứng viên của DN J13 Hệ thống đào tạo nghề của tỉnh đáp ứng được nhu cầu nhân lực của DN J14 DN dễ dàng thuê được dịch vụ đào tạo như ý muốn J15 Người LĐ nghiêm túc chấp hành nội quy và quy chế của DN J16 Người LĐ có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức về sản xuất kinh doanh mới J17 Người lao động chủ động trong công việc J18 Người lao động có sức bền cao và có khả năng làm việc với áp lực lớn K. Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh K1 Lối sống của người dân phù với tác phong công nghiệp K2 Cư dân thành phố có lối sống thân thiện K3 Chi phí sinh hoạt hợp lý K4 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn K5 DN nhìn nhận phong cách sống của cư dân ở tỉnh là cơ hội KD tốt mà DN cần khai thác K6 DN dễ dàng tham gia vào các hoạt động cộng đồng của tỉnh K7 Môi trường làm việc xung quanh DN không bị ô nhiễm K8 DN hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các cơ sở y tế mà DN đăng ký sử dụng bảo hiểm y tế K9 DN hoàn toàn yên tâm tới môi trường an ninh trật tự xung quanh DN. M. Khả năng tiếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian M1 DN đặt gần vùng nguyên vật liệu M2 DN sử dụng các sản phẩm trung gian của tỉnh để sản xuất sản phẩm M3 DN có thể tiếp cận nguyên vật liệu dễ dàng và đầy đủ M4 DN có khả năng mua nguyên vật liệu với giá cạnh tranh M5 Nguồn nguyên vật liệu của tỉnh ổn định M6 Nguồn nguyên vật liệu của tỉnh có chất lượng tốt M7 DN chủ yếu khai thác vùng nguyên vật liệu của tỉnh M8 Chi phí khai thác nguyên vật liệu ở tỉnh là rẻ hơn các địa phương khác 62 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật N. Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm N1 Thị trường tỉnh là thị trường chính của DN N2 Thị trường nội địa là thị trường chính của DN N3 Thị trường nước ngoài là thị trường chính của DN N4 DN xuất khẩu sản phẩm qua các nước lân cận N5 DN có thể bán sản phẩm ở thị trường tỉnh Gia Lai dễ dàng N6 DN có thể phân phối SP đến các thị trường trong nước một cách dễ dàng N7 DN có thể phân phối sản phẩm đến thị trường trong nước với giá cạnh tranh N8 Chi phí thấp để phân phối sản phẩm của DN đến thị trường trong nước N9 Chi phí thấp để phân phối sản phẩm của DN đến thị trường nước ngoài N10 Khách hàng ở tỉnh Gia Lai dễ tính N11 Sức mua của thị trường tỉnh Gia Lai mạnh O. Môi trường kinh tế O1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm của tỉnh luôn cao O2 Khu vực nông lâm nghiệp phát triển tốt O3 Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao O4 Hoạt động khai thác, chăm sóc và phát triển rừng được chú trọng thực hiện O5 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là nông sản (cà phê, mủ cao su, hồ tiêu,...) O6 Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cao hơn mức trung bình của cả nước O7 Giá cả các mặt hàng ở tỉnh ổn định P. Môi trường tự nhiên và sinh thái P1 Dạng địa hình cao nguyên đặc trưng thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp quy mô lớn hình thành những vùng chuyên canh P2 Các loại đất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp có giá trị: cao su, cà phê,... P3 Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, gây khó khăn cho trồng trọt P4 Mùa mưa dài ngày, độ ẩm cao, thuận lợi phát triển hệ sinh thái rừng và trồng trọt các loại cây hoa màu. P5 Lượng nước ngầm lớn nhưng nằm sâu, tốn kém nhiều chi phí để khai thác và sử dụng P6 Sông ngòi có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh, thuận lợi phát triển thủy điện P7 Tài nguyên khoáng sản là tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh P8 Nguồn khoáng sản phong phú, đặc biệt thuận lợi phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, đá bazan, đá granit,... P9 Diện tích rừng trồng lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy quy mô lớn. P10 Ô nhiễm môi trường ở mức thấp, chưa gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống P11 Diện tích đất thoái hóa và đất trống, đồi núi trọc tăng nhanh trong những năm qua Q. Các yếu tố công nghệ Q1 DN có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới Q2 DN đang sử dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất sản phẩm Q3 Để khai thác nguyên vật liệu của tỉnh, DN sử dụng công nghệ tiên tiến Q4 Để khai thác thị trường của tỉnh Gia Lai, DN phải sử dụng công nghệ tiên tiến Q1 Chính quyền địa phương đòi hỏi công nghệ tiên tiến khi cấp phép Q2 C/quyền địa phương đòi hỏi công nghệ không gây ô nhiễm môi trường khi cấp phép Q3 Công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp thay đổi nhanh 63 Môi trường đầu tư . . . Q4 DN phải thay đổi công nghệ thường xuyên để đáp ứng yêu cầu thị trường Quyết định ĐT của DN QD1 DN tiếp tục ĐT tại tỉnh trong thời gian tới. QD2 DN mở rộng quy mô ĐT tại tỉnh trong thời gian tới. QD3 DN mở rộng ngành nghề ĐT tại tỉnh trong thời gian tới. QD4 DN sẽ giới thiệu các DN khác ĐT vào tỉnh. QD5 DN sẽ hoạt động lâu dài tại tỉnh. 4. Dữ liệu nghiên cứu Tổng thể của khảo sát này là các DN đang hoạt động kinh doanh tại tỉnh Gia Lai, bao gồm tất cả các loại hình DN và các lĩnh vực hoạt động tại tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện để tiến hành thu thập dữ liệu. Nghiên cứu điều tra 730 DN. 5. Phân tích kết quả nghiên cứu 5.1. Phân tích độ tin cậy thang đo của các nhân tố Nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và tiến hành loại bỏ các thang đo và các biến quan sát không đáp ứng điều kiện. Cụ thể: Đối với thang đo «Chiến lược và quy hoạch của Tỉnh», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần cuối cùng là 0.766, cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Do đó, sau khi loại bỏ 08 biến quan sát: A4 - “Chiến lược phát triển ngành du lịch, dịch vụ”, A7 - “Chiến lược phát triển lĩnh vực văn hóa - thông tin”, A9 - “Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ”, A10 - “Chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội chung của tỉnh”, A11 - “Quy hoạch mang lưới giao thông đường bộ”, A12 - “Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất”, A13 - “Quy hoạch xây dựng đô thị” và A14 - “Quy hoạch phát triển ngành sản xuất kinh doanh chính của DN” trong 3 lần phân tích trước vì hoặc có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 hoặc hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên nếu xóa biến quan sát đó, 12 biến quan sát còn lại của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Chiến lược và quy hoạch của tỉnh” và “Cơ sở hạ tầng” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted A1 62.725 27.288 .355 .688 A2 62.900 26.681 .411 .677 A3 62.830 25.544 .432 .654 A5 62.693 25.961 .575 .666 A6 64.058 25.901 .422 .756 A8 64.634 26.401 .364 .753 A15 62.692 25.466 .431 .654 A16 63.167 24.166 .363 .725 A17 63.399 23.000 .437 .703 A18 63.308 25.192 .537 .753 A19 63.858 24.075 .562 .724 A20 63.325 24.030 .449 .727 B1 31.411 9.547 .429 .704 B2 31.356 9.206 .363 .656 B3 31.471 9.163 .440 .662 B5 32.566 9.572 .420 .707 B6 32.544 9.903 .405 .710 B8 31.115 9.927 .414 .707 B9 31.879 9.463 .416 .673 Chiến lược và quy hoạch của tỉnh α = 0.766 Cơ sở hạ tầng α = 0.716 64 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Môi trường pháp lý” và “Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted C1 22.256 5.484 .424 .692 C2 22.986 5.477 .432 .688 C3 22.189 6.347 .396 .646 C4 22.836 5.585 .389 .666 C5 22.438 5.409 .330 .689 D1 21.971 6.901 .441 .678 D2 22.790 7.758 .403 .721 D3 21.948 8.093 .416 .665 D4 22.584 7.304 .426 .705 D5 21.903 7.497 .399 .722 D6 21.969 7.601 .455 .695 D7 22.722 7.514 .514 .713 D8 22.662 7.219 .436 .698 Môi trường pháp lý α = 0.741 Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế α = 0.749 Đối với thang đo «Cơ sở hạ tầng», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần cuối cùng là 0.716, cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Trong 2 lần phân tích trước đó, các biến B4 - “Dịch vụ điện thoại cố định”, B7 - “Hệ thống cửa hàng cung cấp nhiên liệu”, B10 - “Hệ thống thoát nước thải công cộng” và B11 - ‘Hệ thống xử lý rác thải” bị loại vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. 07 biến quan sát còn lại của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Môi trường pháp lý», sau lần phân tích đầu tiên có 2 biến quan sát bị loại là C6 - “Chính sách hỗ trợ DN” và C7- “Chính sách hỗ trợ thuế” có hệ số tương quan biến tổng nhở hơn 0.3 nên bị loại. Sau lần phân tích thứ 2, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.741, cao hơn mức yêu cầu 0.6. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. 05 biến quan sát còn lại có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.749 (lớn hơn mức yêu cầu là 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên tất cả 08 biến quan sát của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Dịch vụ tài chính, ngân hàng», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 là 0.703, lớn hơn mức yêu cầu là 0.6, và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo này phù hợp để phân tích EFA và 05 biến quan sát thuộc thang đo có độ tin cậy là E3 - “Có những chính sách tín dụng ưu đãi”, E4 - “Điều kiện vay vốn dễ dàng”, E8 - “Chi phí vay vốn (chi phí không chính thức) thấp hoặc không có”, E9 - “Thời hạn trả vốn hợp lý” và E10 - “Điều kiện hoàn trả vốn hợp lý”. Đối với thang đo «Ưu đãi về đất và thủ 65 Môi trường đầu tư . . . tục đất đai», với kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.725 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, tất cả các biến quan sát của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chính», ở lần phân tích đầu tiên, 02 biến quan sát G10 - “Công việc được giải quyết đúng thời hạn quy định”, G11 - “Thủ tục hành chính đã được cải cách theo hướng gọn nhẹ hơn” bị loại bỏ vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và biến quan sát G12 - “Nhìn chung, dịch vụ công và thủ tục hành chính của tỉnh là tốt” bị loại bỏ vì sẽ giúp hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể tăng lên. Ở lần phân tích thứ 2, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.706 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, 09 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương», hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát H4 - “Lãnh đạo không bao che cho các hoạt động vi phạm cạnh tranh lành mạnh”, H5 -”Lãnh đạo nhanh chóng đưa ra các chính sách quản lý kinh tế phù hợp” và H9 - “Lãnh đạo chú trọng giới thiệu hình ảnh địa phương” đều nhỏ hơn 0.3 nên 03 biến quan sát này bị loại bỏ. Ở lần phân tích thứ 2, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.769 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, 07 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Bảng 3: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Dịch vụ tài chính, ngân hàng”, “ưu đãi về đất và thủ tục đất đai”,”Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chính” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted E3 27.882 7.029 .404 .687 E4 27.273 6.061 .464 .698 E8 27.036 5.887 .419 .680 E9 27.908 6.907 .439 .659 E10 27.625 6.409 .513 .646 F1 25.947 5.462 .355 .656 F2 25.764 5.728 .405 .682 F3 25.489 6.438 .350 .647 F4 26.605 5.992 .390 .689 F5 26.022 5.841 .390 .688 F6 26.530 6.265 .387 .693 F7 25.485 6.310 .411 .721 F8 25.952 5.274 .366 .684 G1 35.660 11.753 .388 .679 G2 35.570 11.246 .328 .669 G3 35.432 11.301 .312 .673 G4 35.388 11.643 .311 .697 G5 36.036 12.157 .417 .671 G6 35.689 11.675 .344 .670 G7 36.344 12.190 .490 .698 G8 36.407 12.112 .375 .702 G9 35.636 11.618 .395 .677 Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chính α = 0.706 Dịch vụ tài chính, ngân hàng α = 0.703 Ưu đãi về đất và thủ tục đất đai α = 0.725 66 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 4: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương”, “Tính minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận thông tin” và “Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted H1 32.923 8.577 .354 .730 H2 32.558 8.118 .367 .739 H3 32.292 7.884 .356 .743 H6 32.507 8.075 .378 .736 H7 31.786 9.342 .406 .698 H8 32.370 7.721 .324 .722 H10 31.937 8.770 .497 .686 I1 65.222 37.616 .378 .678 I2 65.813 39.644 .434 .699 I7 65.909 38.930 .453 .683 I8 65.945 39.007 .451 .681 I9 65.747 40.071 .431 .698 I10 65.191 38.215 .427 .686 I11 65.236 38.013 .406 .681 I12 64.501 40.979 .337 .670 I13 65.990 40.298 .335 .669 I15 66.560 41.854 .476 .691 I17 65.136 39.445 .476 .691 I19 65.610 39.777 .381 .688 I20 65.959 38.873 .378 .680 J3 50.014 16.979 .377 .643 J4 50.015 17.897 .379 .646 J6 50.470 17.959 .387 .663 J12 50.364 17.534 .362 .647 J13 50.421 17.409 .353 .649 J14 50.082 17.364 .395 .640 J15 50.114 17.359 .412 .637 J16 49.991 17.222 .429 .655 J17 50.166 17.536 .474 .645 Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương α = 0.769 Tính minh bạch thông n, khả năng ếp cận thông n α = 0.701 Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực α = 0.695 Đối với thang đo «Tính minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận thông tin», có 9 biến quan sát bị loại ở 3 lần thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha đầu. Cụ thể, các biến quan sát I4 - “DN dễ dàng nắm bắt thông tin về hoạt động đấu thầu công của cơ quan công quyền”, I5 - “DN dễ dàng nắm bắt thông tin về ngân sách của Tỉnh”, I14 - “Các mẫu biểu và thủ tục hành chính được niêm yết công khai”, I18 - “DN dễ dàng nắm bắt quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản”, I21 - “DN dễ dàng nắm bắt thông tin về chính sách ưu đãi của tỉnh” và I22 - “DN dễ dàng nắm bắt chính sách phát triển các ngành trọng điểm” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên bị loại. Trong khi đó, việc loại bỏ 03 biến quan sát: I3 - “DN dễ dàng nắm bắt thông tin về năng lực hợp tác của đối tác”, I6 - “DN dễ dàng nắm bắt thông tin về các dự án ĐT công” và I16 - “DN dễ dàng nắm bắt các bản đồ và quy hoạch sử dụng đất” sẽ giúp hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể tăng lên. Ở lần thực hiện kiểm 67 Môi trường đầu tư . . . định Cronbach’s Alpha thứ 4, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.701 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, 13 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực», cũng có 9 biến quan sát bị loại hoặc vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (J1 - “DN tốn nhiều chi phí để tái đào tạo nguồn lao động phổ thông”, J2 - “ DN tốn nhiều chi phí để tái đào tạo nguồn lao động cấp trung”, J7 - “DN dễ dàng tuyển dụng nguồn lao động cấp trung trong khung thời gian tuyển dụng”, J8 - “ DN dễ dàng tuyển dụng nguồn lao động cấp cao trong khung thời gian tuyển dụng”, J11 - “Dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà nước đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình tìm kiếm ứng viên của DN”) hoặc vì khi loại bỏ các biến quan sát thì hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể tăng lên (J5 - “Phần lớn lao động cấp cao đáp ứng được năng lực điều hành hoặc năng lực chuyên môn cao ngay khi mới tuyển”, J9 - “DN quan tâm đáng kể tới bằng cấp của ứng viên trong quá trình tuyển dụng”, J10 - “Phần lớn số lao động tuyển dụng được đã qua thời gian thử việc”, J18 - “Người lao động có sức bền cao và có khả năng làm việc với áp lực lớn”) ở 2 lần thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha đầu. Ở lần thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha thứ 3, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.695 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3, 09 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Bảng 5: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh”, “Khả năng tiếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted K2 22.599 16.418 .316 .708 K3 22.688 15.451 .456 .726 K4 22.852 16.380 .336 .700 K5 22.840 16.676 .336 .701 K6 22.901 16.267 .328 .692 K7 22.011 18.922 .376 .717 K8 22.468 18.136 .361 .714 K9 21.915 18.907 .340 .710 L1 24.707 8.538 .435 .713 L2 25.258 8.002 .462 .691 L3 23.947 8.212 .413 .707 L5 24.233 7.995 .410 .706 L6 24.438 6.864 .443 .714 L7 25.367 8.125 .401 .712 Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh α = 0.734 Khả năng ƒếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian α = 0.729 68 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Đối với thang đo «Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 là 0.734, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. 08 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Biến quan sát duy nhất bị loại là K1- “Lối sống của người dân phù hợp với tác phong công nghiệp” ở lần thực hiện kiểm định đầu tiên vì có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Đối với thang đo «Khả năng tiếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian», biến quan sát L4 - “DN có khả năng mua nguyên vật liệu với giá cạnh tranh” và L8 - “Chi phí khai thác nguyên vật liệu ở tỉnh rẻ hơn các địa phương khác”có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 nên bị loại ở lần kiểm định thứ nhất. Kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 là 0.729, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. 06 biến quan sát còn lại của thành phần này đều có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm», kết quả cronbach’s alpha lần cuối cùng cũng đạt độ tin cậy với hệ số cronbach’s alpha là 0.756, đồng thời hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Các biến quan sát bị loại là M3 - “Thị trường nước ngoài là thị trường chính của DN”, M4 - “DN xuất khẩu sản phẩm qua các nước lân cận”, M9 - “Chi phí thấp để phân phối sản phẩm của DN đến thị trường nước ngoài” và M10 - “Khách hàng ở tỉnh Gia Lai dễ tính” vì nguyên nhân hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Đối với thang đo «Môi trường kinh tế», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần cuối cùng là 0.734, cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Trong lần phân tích trước đó, biến N6 - “Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh cao hơn mức trung bình của cả nước” bị loại vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. 06 biến quan sát còn lại của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Đối với thang đo «Môi trường tự nhiên sinh thái», kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha lần cuối cùng là 0.731, cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Biến O1 - “Dạng địa hình cao nguyên đặc trưng thuận lợi phát triển nông lâm nghiệp quy mô lớn hình thành những vùng chuyên canh”, O9 - “Diện tích rừng trồng lớn, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy quy mô lớn”, O10 - “Ô nhiễm môi trường ở mức thấp, chưa gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống” và O11 - “Diện tích đất thoái hóa và đất trống, đồi núi trọc tăng nhanh trong những năm qua” bị loại vì hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 ở lần phân tích thứ nhất. 07 biến quan sát còn lại của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. Cuối cùng, đối với thang đo “Các yếu tố công nghệ”, kết quả thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha là 0.762 (lớn hơn mức yêu cầu là 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên tất cả 08 biến quan sát của thành phần này có độ tin cậy và thang đo phù hợp để phân tích EFA. 69 Môi trường đầu tư . . . Bảng 6: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo “Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm”, “Môi trường kinh tế”, “Môi trường tự nhiên và sinh thái” và “Các yếu tố công nghệ” Cronbach's Alpha Variables Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted M1 31.842 11.730 .387 .739 M2 30.882 11.176 .413 .721 M5 31.553 11.338 .364 .736 M6 30.796 10.983 .482 .702 M7 30.668 10.703 .561 .703 M8 30.777 10.321 .474 .738 M11 31.194 11.103 .413 .718 N1 19.032 6.901 .512 .706 N2 18.198 5.689 .380 .709 N3 18.235 6.633 .446 .720 N4 18.587 5.011 .432 .693 N5 18.512 5.123 .379 .685 N6 19.008 6.794 .349 .667 N7 18.984 7.038 .455 .654 O2 31.953 37.842 .373 .713 O3 31.999 36.858 .435 .704 O4 31.848 37.967 .343 .717 O5 31.887 38.239 .308 .722 O6 31.827 37.842 .383 .711 O7 31.489 39.476 .349 .717 O8 31.967 37.100 .403 .708 P1 22.504 14.931 .364 .752 P2 22.488 14.523 .453 .738 P3 22.482 14.238 .452 .738 P4 22.395 13.995 .460 .736 P5 22.579 13.773 .540 .722 P6 22.264 13.404 .556 .718 P7 22.543 13.556 .549 .720 P8 22.501 14.936 .308 .764 Khả năng ếp cận thị trường êu thụ sản phẩm α = 0.756 Môi trường kinh tế α = 0.734 Môi trường tự nhiên và sinh thái α = 0.731 Các yếu tố công nghệ α = 0.762 5.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) Nghiên cứu này sử dụng 126 biến quan sát còn lại thuộc 16 nhân tố sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sau mỗi lần phân tích cần xem xét các giá trị như: hệ số KMO phải thỏa điều kiện 0.5 <= KMO <=1.0, mức ý nghĩa kiểm định Barlett’s <= 0.05, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loadings) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại, tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%, điểm dừng khi trích nhân tố eigenvalue lớn hơn 1 thì thang đo được chấp nhận. Bên cạnh đó, những biến quan sát có mức độ chênh lệch giữa 2 hệ số tải nhân tố lớn nhất nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại vì không thể hiện rõ sự tương quan giữa biến quan sát đó và nhân tố. Căn cứ vào các bảng thống kê tại Phụ lục 3, nhận thấy: (i) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) = 0.787 > 0.5 và mức ý nghĩa kiểm định Barlett’s < 0.05. Như vậy, các biến quan 70 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật sát trong nghiên cứu này phù hợp với phương pháp trích nhân tố. (ii) Giá trị riêng của nhân tố thứ 12 đạt 1.092 > 1, như vậy đảm bảo có 12 nhân tố được trích. (iii) Tổng phương sai trích của 12 nhân tố đạt 56.665% đảm bảo lớn hơn 50%. Bảng ma trận nhân tố xoay cho kết quả các nhân tố được trích tại bảng 7. Bảng 7: Ma trận nhân tố xoay 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L1 0.690 L2 0.670 L3 0.665 P1 0.636 L5 0.634 L6 0.619 P3 0.585 P2 0.583 L7 0.556 P4 0.555 P5 0.502 P6 0.500 NHÂN TỐBIẾN QUAN SÁT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A1 0.773 A2 0.716 A3 0.700 A15 0.700 A16 0.688 A6 0.660 A5 0.655 A20 0.640 A17 0.625 A18 0.619 A19 0.541 C1 0.716 D1 0.689 D2 0.662 D3 0.661 C2 0.628 C3 0.617 D4 0.596 D5 0.580 D7 0.518 D6 0.510 D8 0.506 C4 0.690 F1 0.673 F2 0.672 F3 0.640 F4 0.632 F5 0.628 F6 0.606 F7 0.592 F8 0.577 E10 0.712 J17 0.698 E8 0.684 E9 0.680 J12 0.647 J13 0.642 J14 0.625 J16 0.607 J15 0.587 E3 0.548 E4 0.546 J3 0.518 NHÂN TỐBIẾN QUAN SÁT 71 Môi trường đầu tư . . . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B8 0.701 B5 0.693 B6 0.690 B3 0.674 B1 0.644 B2 0.570 B9 0.550 G6 0.723 G7 0.696 G8 0.674 G9 0.643 I1 0.616 I2 0.608 I7 0.563 I8 0.527 I9 0.501 G1 0.720 G2 0.700 H8 0.698 H7 0.697 G5 0.670 H3 0.612 H1 0.607 H2 0.530 G3 0.501 G4 0.500 K5 0.718 K6 0.717 K7 0.706 K2 0.693 K3 0.670 K4 0.664 K8 0.567 K9 0.558 O5 0.648 O6 0.619 O7 0.591 O8 0.582 O2 0.565 O3 0.557 O4 0.548 NHÂN TỐBIẾN QUAN SÁT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 M5 0.744 M11 0.717 M6 0.690 M7 0.664 M1 0.637 M2 0.610 M8 0.583 N1 0.699 N4 0.673 N2 0.621 N3 0.595 N5 0.569 N7 0.543 NHÂN TỐBIẾN QUAN SÁT 72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, 12 nhân tố mới được trích gồm có: Nhân tố 1 (ký hiệu F1): Bao gồm các biến liên quan đến khả năng tiếp cận nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian cũng như các yếu tố về công nghệ của DN như: L1, L2, L3, L5, L6, P3, P2, L7, P4, P5, P6. Nhân tố 2 (ký hiệu F2): Bao gồm các yếu tố như: A1, A2, A3, A15, A16, A6, A5, A20, A17, A18, A19. Tất cả các yếu tố này đều thể hiện nội dung liên quan đến các chiến lược và các quy hoạch về các ngành sản xuất hoặc các lĩnh vực thuộc kinh tế - xã hội - cơ sở hạ tầng của tỉnh nên nhân tố này được đặt tên là “Chiến lược và quy hoạch của tỉnh”. Nhân tố 3 (ký hiệu F3): Bao gồm các yếu tố liên quan đến môi trường pháp lý và hoạt động Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế như C1, D1, D2, D3, C2, C3, D4, D5, D7, D6, D8. Do đó, nhân tố này được đặt tên là “Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế” Nhân tố 4 (ký hiệu F4): Nhân tố này được đặt tên là “Chính sách ưu đãi và thủ tục đất đai” vì nhân tố này bao gồm các yếu tố liên quan đến chính sách ưu đãi đất đai và các quy định, quy trình thủ tục liên quan đến đất đai như C4, F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8. Nhân tố 5 (ký hiệu F5): Bao gồm các yếu tố như E10, J17, E8, E9, J12, J13, J14, J16, J15, E3 và J3. Các yếu tố này đều liên quan đến hoạt động vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh của DN và lực lượng lao động của DN. Nhân tố này được đặt tên là “Các yếu tố đầu vào: vốn vay và lực lượng lao động”. Nhân tố 6 (ký hiệu F6): Bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng như B8, B5, B6, B3, B1, B2, B9. Nhân tố này được đặt tên là “Cơ sở hạ tầng”. Nhân tố 7 (Ký hiệu F7): Bao gồm các yếu tố liên quan đến dịch vụ công và thủ tục hành chính như G6, G7, G8, G9 và các yếu tố liên quan đến minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin như I1, I2, I7, I8 và I9. Nhân tố này được đặt tên là “Minh bạch thông tin trong dịch vụ công” Nhân tố 8 (ký hiệu F8): bao gồm các yếu tố liên quan đến cán bộ nhà nước thực hiện dịch vụ công như G1, G2, G5, G3, G4; và các yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương như H8, H7, H3, H1, H2. Nhân tố này được đặt tên là “Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương”. Nhân tố 9 (ký hiệu F9): Bao gồm các yếu tố: K5, K6, K7, K2, K3, K4, K8, K9. Ý nghĩa của các yếu tố này vẫn đảm bảo như dự kiến ban đầu nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh”. Nhân tố 10 (ký hiệu F10): Nhân tố này vẫn được đặt tên là “Môi trường tự nhiên và sinh thái” với các yếu tố như: O5, O6, O7, O8, O2, O3, O4 Nhân tố 11 (ký hiệu F11): Bao gồm các yếu tố liên quan đến việc tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN như: M5, M11, M6, M7, M1, M2, M8. Nhân tố này vẫn được đặt tên là “Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm”. Nhân tố 12 (ký hiệu F12): bao gồm các yếu tố liên quan đến các đặc điểm về môi trường kinh tế của tỉnh nên nhân tố này vẫn được đặt tên là “Môi trường kinh tế”. Các yếu tố thuộc nhân tố này gồm có: N1, N4, N2, N3, N5, N7. 5.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Căn cứ mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến và kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau: 73 Môi trường đầu tư . . . Hình 2 - Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Trong đó: Biến phụ thuộc: Quyết định ĐT của DN tại tỉnh Gia Lai Biến độc lập: bao gồm 12 nhân tố: (i) các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào, (ii) chiến lược và quy hoạch của tỉnh, (iii) môi trường pháp lý và hoạt động thuế, (iv) chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai, (v) các yếu tố đầu vào: vốn vay và lực lượng lao động, (vi) cơ sở hạ tầng, (vii) minh bạch thông tin trong dịch vụ công, (viii) cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, (ix) môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh, (x) môi trường tự nhiên và sinh thái, (xi) khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm và (xii) môi trường kinh tế. 5.4. Phân tích kết quả hồi quy Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đã xây dựng tại bảng 8 cho thấy với giá trị kiểm định thu được Sig. = .000 < .01, nghiên cứu khẳng định mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Bảng 8: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy ANOVAa Mô hình l Tổng các bình phương Bậc tự do Bình phương giá trị trung bình F Mức ý nghĩa 1 Phần dư Tổng cộng Hồi quy 41.122 11 3.738 14.271 .000b 48.722 186 .262 89.843 197 a. Biến phụ thuộc: Quyết định ĐT của DN tại tỉnh b. Predictors: (Constant), F1, F2, F3, F4, F5,F6, F7, F8, F9, F10, F11, F12. Bảng 9: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số R Hệ số R bình phương Hệ số R bình phương hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 1 .687a .514 .457 .512 a. Predictors: (Constant), F1, F2, F3, F4, F5,F6, F7, F8, F9, F10, F11, F12 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Với hệ số R bình phương là 51.4% tại bảng 9 - Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình, mô hình giải thích được 51.4% biến thiên của dữ liệu. Như vậy, khả năng giải thích của mô hình là khá tốt, đủ độ tin cậy để dự báo cho mô hình hồi quy. Bảng 10: Kết quả hồi quy của mô hình Mô hình Hệ số B Hệ số hồi quy không chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Dung sai Thống kê cộng tuyến Sai số chuẩn Hệ số Beta Hệ số VIF 1 (Constant) 0.029 0.286 1.254 0.141 F1 0.326*** 0.093 0.214 3.505 0.006 0.498 2.01 F2 -0.094 0.096 -0.083 -0.979 0.329 0.404 2.474 F3 0.151*** 0.022 0.046 6.864 0.000 0.426 2.347 F4 0.204*** 0.039 0.219 5.231 0.000 0.325 3.077 F5 -0.083 0.117 -0.073 -0.709 0.479 0.279 3.582 F6 0.158*** 0.031 0.058 5.097 0.000 0.295 3.391 F7 0.169*** 0.053 0.228 3.189 0.041 0.27 3.704 F8 0.296*** 0.014 0.245 21.143 0.000 0.393 2.547 F9 -0.1 0.049 -0.087 -2.041 0.142 0.474 2.108 F10 0.293*** 0.05 0.118 5.86 0.000 0.384 2.607 F11 0.12 0.34 0.15 0.353 0.451 0.295 3.391 F12 0.23 0.207 0.308 1.111 0.267 0.397 2.518 a. Biến phụ thuộc: Quyết định ĐT của DN tại tỉnh . ***: Mức ý nghĩa 1%. (Ghi chú: F1 - Các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào, F2 - Chiến lược và quy hoạch của tỉnh, F3 - Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế, F4 - Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai, F5 - Các yếu tố đầu vào: vốn vay và lực lượng lao động, F6 - Cơ sở hạ tầng, F7 - Minh bạch thông tin trong dịch vụ công, F8 - Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, F9 - Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh, F10 - Môi trường tự nhiên và sinh thái, F11 - Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, F12 - Môi trường kinh tế) Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thực hiện việc kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Theo kết quả tại bảng 6.32 - Thống kê thông số từng biến của mô hình, hệ số phóng đại phương sai VIF của tất cả các biến đều rất nhỏ giúp khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không xảy ra. Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy đã xác định có 7 biến độc lập có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc là quyết định ĐT của DN về môi trường ĐT của tỉnh, cụ thể như sau: (i) Các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào (kí hiệu biến: F1) Biến số này bao gồm các đặc điểm về công nghệ và nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và khai thác thị trường được DN quan tâm khi ĐT vào tỉnh như khả năng tiếp cận công nghệ, đòi hỏi sử dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, thị trường tại tỉnh có thể cung cấp nguyên vật liệu cho DN một cách ổn định, DN có thể tiếp cận dễ dàng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng tốt của tỉnh,... Đây là biến số có tác động lớn nhất trong các biến số có tác động có ý nghĩa thống kê đến ĐT của DN trong mô hình hồi quy là Mức độ 75 Môi trường đầu tư . . . quyết định ĐT của DN tại tỉnh với mức tác động là 0.326, và tác động dương. Đối với DN, nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của DN, là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm. Do đó, nguồn nguyên vật liệu đầu vào đủ về số lượng, đúng về chất lượng là điều kiện quan trọng để hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra đều đặn, liên tục. Trong khi đó, yếu tố công nghệ là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi DN và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán sản phẩm, có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của DN. Trong nghiên cứu này, 435/730 DN trong mẫu (chiếm khoảng 59,59%) là các DN hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là ngành G: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ, ngành C: Công nghiệp chế biến, chế tạo thì việc dành nhiều sự quan tâm cho biến số “các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào” là điều phù hợp. (ii) Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế (kí hiệu biến: F3) Trong các biến số có tác động có ý nghĩa thống kê đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh thì biến số “Môi trường pháp lý và hoạt động về Thuế” này là biến số có mức độ tác động thấp nhất và có tác động dương đến ĐT của DN. Quan tâm của DN đến sự phù hợp thực tế và sự kịp thời của các chính sách được tỉnh ban hành, sự hấp dẫn của chính sách ưu đãi ĐT đang được tỉnh áp dụng so với các địa phương khác là những quan tâm hợp lý. Các quy định, các chính sách điều hành phát triển kinh tế - xã hội - cơ sở hạ tầng... nói chung và chính sách ưu đãi ĐT nói riêng đều có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động của DN. Bên cạnh đó, các thủ tục và khó khăn có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước cũng được các DN quan tâm khi ĐT vào tỉnh. Trong thực tế, các chính sách và quy định về thủ tục Thuế vẫn còn rườm rà, phức tạp, số lượng nhiều gây ra sự lúng túng khó khăn trong việc hiểu và thực hiện đúng quy định của DN. (iii) Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai (kí hiệu biến: F4) Trong những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý và sử dụng đất. Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, các chính sách về thuế, phí, lệ phí sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch và sử dụng đất, giao đất... mặc dù có nhiều đổi mới nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, thời gian giải quyết kéo dài, quy hoạch sử dụng đất không phù hợp, thời hạn giao đất chưa phù hợp... gây cản trở đến sự tiếp cận và sử dụng đất đai của DN vì mục đích canh tác, trồng trọt hoặc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, DN rất quan tâm đến các chính sách ưu đãi về đất đai và đơn giản, tinh gọn các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, với thế mạnh phát triển nông lâm nghiệp quy mô lớn, hình thành các vùng chuyên canh của Gia Lai, các DN hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh càng chú trọng đến các chính sách ưu đãi của tỉnh về đất đai, chính sách giao đất, thuê đất có thời hạn cho DN. “Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai” có tác động dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% đến biến phụ thuộc. Khi các biến số khác không đổi, nếu DN tăng về sự quan tâm đến “chính sách ưu đãi và thủ 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tục về đất đai” thì mức độ quyết định ĐT của DN tại tỉnh sẽ tăng. (iv) Cơ sở hạ tầng (kí hiệu biến: F6) Hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ internet, mạng lưới giao thông đường bộ và đường hàng không là các nội dung thuộc biến số Cơ sở hạ tầng được các DN quan tâm khi ĐT tại tỉnh Gia Lai. Đây là những yếu tố cơ bản đóng vai trò then chốt ngay ở giai đoạn đầu khi DN bắt đầu tổ chức hoạt động và giữ vai trò hỗ trợ trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của DN. Đặc biệt, trong điều kiện là một tỉnh miền núi còn nghèo, diện tích lớn, chênh lệch về điều kiện sống giữa khu vực đô thị trung tâm như thành phố, thị xã, thị trấn ... với các khu vực còn lại còn lớn, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cố gắng phát triển cơ sở hạ tầng đến tận vùng sâu, vùng xa như các tuyến đường xuống trung tâm huyện đã được trải nhựa, 100% xã có đường đến trung tâm xã vào mùa khô, số hộ dân dùng nước sạch tính đến năm 2011 đạt 94%, có 1.287 trạm BTS, trung bình có 2,5 thuê bao internet/100 dân... nhưng cơ sở hạ tầng tại tỉnh vẫn chưa phát triển đồng đều, chất lượng phục vụ chưa cao. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lại là điều kiện hấp dẫn để thu hút DN ĐT kinh doanh và có mức độ hài lòng cao hơn đối với môi trường ĐT tại tỉnh. Cơ sở hạ tầng có tác động dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh. (v) Minh bạch thông tin trong dịch vụ công (kí hiệu biến: F7) Sự minh bạch thông tin trong dịch vụ công mà DN quan tâm liên quan đến việc công khai thông tin và công khai hoạt động của bộ phận hành chính một cửa, việc công khai thông tin về các quy định, các hoạt động quản lý nhà nước của tỉnh, các thay đổi về mặt pháp luật có liên quan đến hoạt động của DN...một cách rõ ràng, tạo ra sự đồng đều và không phân biệt trong khả năng tiếp cận thông tin trong dịch vụ công đối với tất cả các DN. Trong thực tế, các thông tin dạng này giúp DN có được sự hiểu biết rõ ràng và sự chủ động trong thực hiện các thủ tục hành chính, tránh mất nhiều thời gian, công sức khi thực hiện các thủ tục hành chính. Quan trọng hơn nữa, sự minh bạch thông tin này giúp DN có thêm nhiều căn cứ vững chắc để bổ sung cho việc ra quyết định quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, chủ động trong việc phòng ngừa và đối phó các rủi ro kinh doanh, gia tăng thêm khả năng thành công trong kinh doanh của DN. “Minh bạch thông tin trong dịch vụ công” có tác động dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh. Tức là khi các biến số khác không đổi, nếu DN tăng quan tâm đến sự minh bạch thông tin trong dịch vụ công thì mức độ quyết định ĐT của DN tại tỉnh sẽ tăng lên. (vi) Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương (kí hiệu biến: F8) Biến số này đề cập đến sự quan tâm của DN đến hành vi ứng xử, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ nhà nước tiếp nhận, hướng dẫn, thụ lý giải quyết các hồ sơ, thủ tục của DN; cán bộ nhà nước trực tiếp quản lý lĩnh vực hoạt động của DN; và hành động của lãnh đạo địa phương trong hỗ trợ hoạt động của DN. Thái độ nhã nhặn, hành vi đúng mực, tác phong làm việc chuyên nghiệp của cán bộ nhà nước giúp DN bớt gặp khó khăn, phiền toái, chán nản, bức xúc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trong khi đó, quyết tâm cải tiến môi trường ĐT cùng với sự thấu hiểu, hỗ trợ giải quyết nhanh chóng các vướng mắc 77 Môi trường đầu tư . . . DN gặp phải và vai trò cầu nối hợp tác giữa các DN của lãnh đạo địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho DN an tâm sản xuất kinh doanh, giúp DN gia tăng thêm sự tự tin, mạnh dạn tiếp tục ĐT tại tỉnh. Trong nghiên cứu này, biến “Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương” có tác động dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh. (vii) Môi trường tự nhiên và sinh thái (kí hiệu biến: F10) “Môi trường tự nhiên và sinh thái” có tác động dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh. Khi DN ĐT vào tỉnh sẽ quan tâm đến môi trường tự nhiên và sinh thái của tỉnh, tức là khi các biến số khác không đổi, nếu DN tăng về sự quan tâm đến môi trường tự nhiên và sinh thái thì mức độ quyết định ĐT của DN tại tỉnh sẽ tăng lên 6. Kết luận và khuyến nghị giải pháp 6.1. Kết luận Nghiên cứu về môi trường ĐT tác động đến quyết định ĐT và quy mô thành lập DN mới ở Tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp bằng cách khảo sát trực tiếp 730 DN bằng phiếu khảo sát (bảng câu hỏi) trong năm 2014 để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh Gia Lai. Dựa vào kết quả khảo sát 730 DN, nghiên cứu sử dụng phân tích khám pháp (EFA) các biến quan sát của các nhân tố mà có ảnh hưởng đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh. Các nhân tố được phân tích như sau: Chiến lược và quy hoạch của Tỉnh; Cơ sở hạ tầng; Môi trường pháp lý; Thuế và các thủ tục liên quan đến Thuế; Dịch vụ tài chính, ngân hàng; Ưu đãi về đất và thủ tục đất đai; Môi trường dịch vụ công và thủ tục hành chính; Sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương; Tính minh bạch thông tin, khả năng tiếp cận thông tin; Cung ứng nguồn lực và đào tạo nguồn lực; Môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh; Khả năng tiếp cận nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian; Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm; Môi trường kinh tế; Môi trường tự nhiên và sinh thái; Các yếu tố công nghệ. Dựa vào kiểm định thang đo, kết quả còn 12 nhân tố: (i) các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào, (ii) chiến lược và quy hoạch của tỉnh, (iii) môi trường pháp lý và hoạt động thuế, (iv) chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai, (v) các yếu tố đầu vào: vốn vay và lực lượng lao động, (vi) cơ sở hạ tầng, (vii) minh bạch thông tin trong dịch vụ công, (viii) cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, (ix) môi trường văn hóa - xã hội - y tế - an ninh, (x) môi trường tự nhiên và sinh thái, (xi) khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm và (xii) môi trường kinh tế. Dựa vào 12 nhân tố, đề tài tiến hành chạy hồi quy, kết quả hồi quy cho thấy: Các nhân tố tác động tích cực đến quyết định ĐT của DN tại tỉnh Gia Lai gồm: Các yếu tố công nghệ và nguyên vật liệu đầu vào; Môi trường pháp lý và hoạt động Thuế; Chính sách ưu đãi và thủ tục về đất đai; Cơ sở hạ tầng; Minh bạch thông tin trong dịch vụ công; Cán bộ nhà nước và hỗ trợ của lãnh đạo địa phương; Môi trường tự nhiên và sinh thái. Dựa vào kết quả tìm thấy nghiên cứu đã gợi ý các chính sách liên quan đến quy mô ĐT ban đầu của DN và các chính sách liên quan đến môi trường ĐT và quyết định ĐT của DN. 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÀI LI Ệ U THAM KHẢO [1]. Bain. J.S., (1956). Barriers to New Competition. Cambridge: Harvard University Press. [2]. Bodie, Z., Kane, A., Marcus, A. J. (2003). Essentials of Investments. 5th edition, McGraw Hill/ Irwin series in finance, insurance and real estate, Mc Graw Hill. [3]. Eklund, J. E. (2013). Theories of Investment: A theoritical review with empirical Applications. Working paper 2013:22, Swedish Entrepreneurship Forum. [4]. Michael. E.P., (1980). Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors. New York: Free Press. [5]. Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luận án Kinh tế học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [6]. OECD (2005) Barriers to Entry. Directorate for financial and enterprise affairs competition committee. [7]. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án Sáng kiến Cạnh tranh Việt Nam – Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) (2013), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2012. Báo cáo nghiên cứu chính sách - USAID/VNCI - VCCI, số 17. [8]. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đầu tư. [9]. Stigler. G., (1968) The Organization of Industry. Chicago, IL: University of Chicago Press.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_2887_2121807.pdf
Tài liệu liên quan