Máy thu hình 1

Tài liệu Máy thu hình 1: - 0 - LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Máy thu hình 1 được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề “Mô đun 20: Máy thu hình 1 ”, đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) Giáo viên biên soạn đề cương theo nội dung giáo án được soạn. Trong quá trình biên soạn giáo viên đã nhận được sự tham gia góp ý tích cực của các đồng chí giáo viên chuyên môn nghề “Điện tử dân dụng”. Giáo trình “Máy thu hình 1” được biên soạn theo các nguyên tắc: tính định hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linh hoạt; cập nhật theo cấu tạo các máy thu hình mới, phổ biến trên thị trường Việt Nam. Song do điều kiện về thời gian, mặt khác đây là lần đầu biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình “Máy thu hình 1” được hoàn thiện hơn, đáp ứng đư...

pdf94 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Máy thu hình 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 0 - LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Máy thu hình 1 được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề “Mô đun 20: Máy thu hình 1 ”, đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) Giáo viên biên soạn đề cương theo nội dung giáo án được soạn. Trong quá trình biên soạn giáo viên đã nhận được sự tham gia góp ý tích cực của các đồng chí giáo viên chuyên môn nghề “Điện tử dân dụng”. Giáo trình “Máy thu hình 1” được biên soạn theo các nguyên tắc: tính định hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linh hoạt; cập nhật theo cấu tạo các máy thu hình mới, phổ biến trên thị trường Việt Nam. Song do điều kiện về thời gian, mặt khác đây là lần đầu biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình “Máy thu hình 1” được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế học sinh học nghề. Giáo viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định nhà trường, các thầy giáo cô giáo trong khoa và tổ Điện tử để giáo trình được bổ sung, hoàn chỉnh hơn nữa. Xin chân trọng cảm ơn! - 1 - CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MÁY THU HÌNH I Mã số mô đun : MĐ21 Thời gian của mô đun : 198h; (Lý thuyết : 45h ; Thực hành: 153h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN : - Vị trí của mô đun : Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô- đun/ môn học Kỹ thuật mạch điện tử I, II, Hệ thống âm thanh; Máy CASSETTE; Máy RADIO và Máy CD/VCD. - Tính chất của mô đun : Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN : Học xong môn học này học viên có khả năng: - Phân tích được sơ đồ nguyên lý của các máy thu hình. - Trình bày được nguyên lý làm việc của máy thu hình. - Trình bày được nguyên lý làm việc của các mạch nguồn ổn áp xung, mạch vi xử lý, mạch điện khối quét ngang, khối quét dọc, mạch bảo vệ, khối chọn kênh, khối trung tần hình và khuếch đại, mạch giao tiếp TV/AV của máy thu hình - Chẩn đoán, sửa chữa được các hiện tượng hư hỏng của các mạch điện nêu trên trong máy thu hình. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN : 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu hình 5 03 02 00 2. Tiêu chuẩn của các hệ truyền hình & các hệ màu 4 03 01 00 3. Mạch điện nguồn ổn áp xung 25 05 19 01 4. Mạch điện khối vi xử lý 30 05 24 01 5. Mạch điện khối quyét ngang 30 05 24 01 6. Mạch điện khối quyét dọc 30 05 24 01 7. Mạch bảo vệ 20 05 14 01 8. Mạch điện khối chọn kênh 20 05 14 01 9. Mạch điện khối trung tần hình và khuếch đại hình 10 05 04 01 10. Mạch giao tiếp TV/AV 24 04 20 00 Cộng: 198 45 146 7 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. - 2 - - 3 - MỤC LỤC BÀI 1. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................... 6 1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình ........................................................................................... 6 1.1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình đen trắng ........................................................................... 6 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình màu. ................................................................................. 11 2. Cấu tạo sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các khối. ....................... 17 2.1. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của các khối trong máy thu hình đen trắng. ................... 17 BÀI 2: TIÊU CHUẨN CỦA CÁC HỆ TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC HỆ MÀU ............... 23 1. Tiêu chuẩn các hệ truyền hình ....................................................................................................... 23 1.1 Số dòng quét trong mỗi hình ........................................................................................................ 23 1.2. Số hình quét trong một giây: ....................................................................................................... 23 1.3. Các dòng được quét xen kẽ: ........................................................................................................ 23 1.4. Tần số quét ngang (dòng): ........................................................................................................... 24 1.5. Tần số quét dọc (mành): ............................................................................................................... 24 1.6. Phương pháp điều chế tín hiệu hình: ......................................................................................... 24 1.7. Tín hiệu âm thanh: ...................................................................................................................... 24 1.8. Độ rộng băng tần chung của kênh truyền hình là: ........................................................................ 24 2. Thông số kỹ thuật của các hệ truyền hình màu cơ bản ............................................................... 25 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa các hệ truyền hình màu. .................................................... 25 3.1. So sánh sóng mang màu phụ ......................................................................................................... 25 3.2. Dải thông của tín hiệu màu tổng hợp ............................................................................................ 25 3.3. Phương thức điều chế sóng mang màu. ......................................................................................... 26 4. Xác định tín hiệu truyền hình màu tương thích cho máy thu hình màu trong thực tế. ........... 26 BÀI 3: MẠCH ĐIỆN NGUỒN ỔN ÁP XUNG ............................................................ 27 1. Ảnh hưởng của việc thay đổi tần số, độ rộng của xung đến điện áp cấp cho tải. ..................... 27 2. Các phương pháp tạo xung ngắt mở căn bản .............................................................................. 28 2.1. Giữ nguyên tần số, thay đổi bộ rộng xung .................................................................................... 28 2.2. Giữ nguyên độ rộng xung, thay đổi tần số ngắt mở ...................................................................... 28 2.3. Các dạng nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở cơ bản ....................................................................... 28 2.4. Mạch bảo vệ .................................................................................................................................. 32 3. Các dạng khống chế dùng xung ngắt mở ..................................................................................... 33 3.1. Khống chế ngắt mở bằng Rơle .................................................................................................... 33 3.2. Mạch Standby đóng mở nguồn cấp cho các khối H.osc, H.drive, H.out ........................................ 34 3.3. Mạch standby khống chế xung ngắt mở điều khiển transistor Switching. .................................... 35 4. Các nguyên nhân và hiện tượng thường hư hỏng trong mạch nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở ......... 38 5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa mạch nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở .......................................... 38 BÀI 4: MẠCH ĐIỆN KHỐI VI XỬ LÝ ....................................................................... 40 1.Sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của mạch điện khối vi xử lý ................................................ 40 1.1. Sơ đồ khối ...................................................................................................................................... 40 1.2. Nhiệm vụ của các khối. ................................................................................................................. 40 2. Các lệnh điều khiển ở đầu vào và đầu ra của mạch vi xử lý ....................................................... 40 3. Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý có đầu ra điều khiển bằng điện áp ...................................... 41 4. Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý điều khiển bằng DATA/CLOCK ........................................ 42 5. Hiện tượng, nguyên nhân và những hư hỏng chính của mạch điện vi xử lý .............................. 42 6. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa .............................................................................................. 43 6.1. Kiểm tra nguồn cung cấp cho IC VXL ............................................................................................ 43 6.2. Kiểm tra dao động tạo xung nhịp ..................................................................................................... 43 6.3. Kiểm tra hệ thống phím lệnh ........................................................................................................... 43 6.4. Kiểm tra tín hiệu điều khiển xa ...................................................................................................... 43 6.5. Kiểm IC nhớ .................................................................................................................................. 43 - 4 - BÀI 5: MẠCH ĐIỆN KHỐI QUÉT NGANG .............................................................. 45 1. Sơ đồ khối của mạch điện quét ngang trong máy thu hình màu ................................................ 45 2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối .......................................................... 45 2.1. Khối quét dòng. ............................................................................................................................. 45 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa trong mạch điện khối quét ngang ................................................................................................................................................ 55 BÀI 6: MẠCH ĐIỆN KHỐI QUÉT DỌC .................................................................... 58 1. Sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối trong mạch điện quét dọc của máy thu hình màu ...................................................................................................................... 58 1.1. Nhiệm vụ, sơ đồ khối ..................................................................................................................... 58 2. Một số mạch dao động dọc và tạo xung răng cưa ....................................................................... 59 2.1. Mạch dao động dọc dạng RC ........................................................................................................ 59 2.2. Mạch tạo sóng răng cưa ............................................................................................................... 60 2.3. Mạch dao động dọc dùng thạch anh ............................................................................................. 60 3. Mạch khuếch đại công suất dọc .................................................................................................... 61 3.1. Mạch KĐCS mành dùng transistor ............................................................................................... 61 3.2. Phân tích mạch KĐCS dọc dùng IC AN 5515 ............................................................................... 61 4. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa những hư hỏng của mạch điện quét dọc ........... 63 BÀI 7. MẠCH BẢO VỆ ................................................................................................. 66 1. Các loại mạch bảo vệ dùng trong máy thu hình màu: trong máy thu hình màu có các loại mạch bảo vệ sau: .... 66 2. Các nguyên tắc tác động của các mạch điện bảo vệ trong máy thu hình màu.......................... 66 2.1. Mạch bảo vệ quá dòng nguồn sơ cấp ........................................................................................... 66 2.2. Mạch bảo vệ trên phần nguồn thứ cấp .......................................................................................... 66 2.3. Mạch bảo vệ quá dòng tác động vào khối VXL ............................................................................ 67 3. Một số mạch bảo vệ thụng dụng .................................................................................................. 68 3.1. Mạch bảo vệ khoá nguồn trên một số Tivi .................................................................................... 68 3.2. Mạch bảo vệ Tivi SANYO 16AC 41N ............................................................................................ 69 4. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa những hư hỏng của mạch bảo vệ ......... 69 BÀI 8. MẠCH ĐIỆN KHỐI CHỌN KÊNH ................................................................. 71 1. Sơ đồ khối của khối chọn kênh ..................................................................................................... 71 1.1. Mạch chọn kênh ............................................................................................................................ 71 1.2. Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuyếch đại (AGC) - Mạch xoá đường hồi (BLK) .................... 74 2. Các phương pháp điều hưởng để có tín hiệu trung tần có tần số cố định ....................................... 76 3. Cấu trúc tổng quát của một hộp kênh .......................................................................................... 77 3.1. Hộp kênh được điều khiển bằng mức điện áp (Tuner dạng1) ....................................................... 77 3.2. Hộp kênh được điều khiển bởi dữ liệu, xung nhịp: ........................................................................ 77 4. Các phương pháp tạo ra các mức điện áp BL, BH, BU điều khiển tuner chỉnh trước. . 78 4.1. Phương pháp tạo điện áp BL, BH, BU, BT trên các máy có tuner chỉnh trước dạng rơle. ............ 78 4.2. Phương pháp tạo các mức BL, BH, BU, BT bằng vi xử lý ............................................................. 79 4.3. Phương pháp tạo các mức áp bằng các Tranzito .......................................................................... 79 4.4. Hiện tượng và các nguyên nhân hư hỏng của khối chọn kênh ....................................................... 80 5. Sửa chữa khối chọn kênh............................................................................................................... 82 BÀI 9. MẠCH ĐIỆN KHỐI TRUNG TẦN HÌNH VÀ KHUẾCH ĐẠI HÌNH ............... 83 1. Nhiệm vụ và sơ đồ khối của mạch khuếch đại trung tần hình và tách sóng hình. ................... 83 1.1. Nhiệm vụ ....................................................................................................................................... 83 1.2. Sơ đồ khối ...................................................................................................................................... 83 1.3. Nhiệm vụ của khối ......................................................................................................................... 83 2. Mạch lọc trung tần hình và khuếch đại trung tần hình .............................................................. 84 2.1. Đặc tuyến tần số ............................................................................................................................ 84 2.2. Tạo đặc tuyến tần số trung tần dùng bộ lọc tập trung .................................................................. 84 2.3. Tạo đặc tuyến tần số trung tần hình dùng bộ lọc sau ..................................................................... 84 - 5 - 3.Mạch AFT ....................................................................................................................................... 85 4. Mạch tách sóng ............................................................................................................................... 85 4.1. Mạch tách sóng thị tần .................................................................................................................. 85 4.2. M¹ch t¸ch sóng ph¸ch ................................................................................................................... 85 5. Mạch khuếch đại trung tần hình .................................................................................................. 85 6. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch trung tần hình và khuếch đại hình: ................. 86 BÀI 10. MẠCH GIAO TIẾP AV/TV ............................................................................ 88 1. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của mạch giao tiếp TV/AV trong máy thu hình màu: ...................... 88 1.1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý (H.10.2) ............................................................................................. 88 1.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................................................... 89 2. Sơ đồ mạch giao tiếp TV/AV dùng công tắc đổi chiều. ............................................................... 89 2.1. Dùng chuyển mạch điện tử ............................................................................................................ 89 2.2. Cách ly chống giật trong TV/AV .................................................................................................... 89 3. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa các hư hỏng của mạch giao tiếp TV/AV. ................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92 - 6 - BÀI 1. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY THU HÌNH Mục tiêu của bài: - Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và chức năng của các khối trong máy thu hình; - Mô tả đúng hình dạng tín hiệu ở tại các ngõ càc và ngõ ra của các khối. 1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình đen trắng 1.1.1. Cách thu nhận hình ảnh động Trong camera đen trắng: - Hình ảnh động được ghi nhận lại dưới dạng một chuỗi ảnh tĩnh (= frame) liên tiếp, gồm 25 ảnh tĩnh trong mỗi giây (theo tiêu chuẩn truyền hình D/K). - Mỗi ảnh tĩnh được phân chia thành nhiều dòng, mỗi dòng được chia thành nhiều điểm ảnh (= pixel) có diện tích rất nhỏ. Theo một trình tự nhất định (thí dụ như theo trình tự từ trái sang phải trong từng dòng, từ dòng trên xuống dòng dưới trong từng ảnh tĩnh), độ chói (độ sáng tối) của các điểm ảnh lần lượt được “đọc” và biến đổi thành tín hiệu điện, tạo ra tín hiệu chói Y, hay còn gọi là tín hiệu video của truyền hình đen trắng. 1.1.2. Cách tạo lại hình ảnh động Trong đèn hình đen trắng: - Dựa vào giá trị tức thời của tín hiệu video, tia điện tử trong đèn hình sẽ "vẽ" lại độ chói của các điểm ảnh theo trình tự giống y như trình tự đã “đọc” các điểm ảnh trong camera, để tạo lại ảnh tĩnh. Do khả năng phân giải kém của mắt người, vì số điểm ảnh trên mỗi ảnh tĩnh đủ lớn (hay nói cách khác là diện tích điểm ảnh đủ nhỏ), ta không thể phân biệt được các điểm ảnh liên tiếp trên mỗi dòng cũng như không thể phân biệt được các dòng kế tiếp trên mỗi ảnh tĩnh mà chỉ nhìn thấy ảnh tĩnh như là một tổng thể liên lạc, không bị chia cắt. - Trong mỗi giây, 25 ảnh tĩnh liên tiếp sẽ được đèn hình "vẽ" lại, tạo lại cảm giác về hình ảnh chuyển động trên màn hình, nhờ vào khả năng lưu ảnh trong mắt người. 1.1.3. Quét hình (= Scanning) - Trình tự phân tích một ảnh tĩnh thành các điểm ảnh, cũng như trình tự tổng hợp các điểm ảnh thành một ảnh tĩnh được gọi chung là quét hình. Quét hình theo trình tự từ trái sáng phải, từ trên xuống dưới trên từng ảnh tĩnh liên tiếp nhau như vừa trình bày ở trên được gọi là quét liên tục (= progressive scanning). - Trong truyền hình, để giảm bớt hiện tượng chớp hình hay nhấp nháy hình (= flicker) mà không cần phải tăng gấp đôi số lượng ảnh tĩnh trong mỗi giây (sẽ làm tăng gấp đôi tần số tín hiệu video), thường dùng cách quét xen kẽ (= interlaced scanning). Trong cách quét này mỗi ảnh tĩnh (= frame) được chia thành 2 bán ảnh (= field): bán ảnh lẻ gồm các dòng lẻ và bán ảnh chẵn gồm các dòng chẵn. Các điểm ảnh vẫn được quét theo thứ tự từ trái sang phải trên từng dòng, từ trên xuống - 7 - dưới nhưng theo từng bán ảnh. Khi quét từng ảnh tĩnh, bán ảnh lẻ được quét trước, bán ảnh chẵn được quét tiếp theo sau. 1.1.4. Quét xen kẽ trong truyền hình Hình 1.1. Quét xen kẽ trong truyền hình Hình 1.1. minh họa cách quét xen kẽ trong truyền hình với các thông số được xác định theo tiêu chuẩn truyền hình D/K (OIRT). - Trong khi quét một dòng từ trái sang phải, tia điện tử sẽ “đọc” hoặc "vẽ" lại độ chói của các điểm ảnh (theo đường tiến ngang). Sau đó, tia điện tử sẽ bị tắt (= bị xóa) và quay từ phải về trái (theo đường hồi ngang) để chuẩn bị quét dòng kế tiếp của bán ảnh. Quá trình quét từng dòng, từ trái sang phải (tiến ngang) rồi từ phải quay về trái (hồi ngang) được gọi là quét ngang. - Trong khi quét các dòng của một bán ảnh từ trên xuống dưới, tia điện tử sẽ lần lượt “đọc” hoặc "vẽ" lại độ chói của các dòng (theo đường tiến dọc). Sau đó tia điện tử sẽ bị tắt (= bị xóa) và quay từ dưới lên trên (theo đường hồi dọc) để chuẩn bị quét bán ảnh kế tiếp. Quá trình quét từng bán ảnh, từ trên xuống dưới (tiến dọc) rồi từ dưới quay về trên (hồi dọc) được gọi là quét dọc. - Như vậy quét hình là hoạt động phối hợp giữa quét ngang và quét dọc một cách chuẩn xác để “đọc” từng điểm ảnh trên ảnh tĩnh (phân tích ảnh) cũng như để “vẽ” lại chính xác từng điểm ảnh của ảnh tĩnh (tổng hợp ảnh). - Số bán ảnh quét được trong mỗi giây được gọi là tần số quét dọc fV fV = 2 bán ảnh / ảnh  25 ảnh / giây = 50 bán ảnh / giây = 50 Hz. - Số dòng quét được trong mỗi giây được gọi là tần số quét ngang fH fH = 625 dòng / ảnh  25 ảnh / giây = 15.625 dòng / giây = 15.625 Hz. - Thời gian quét một dòng chính là chu kỳ quét ngang TH TH = 1 / fH = 1 giây / 15.625 = 64 s Tiến ngang Hồi ngang Tiến dọc (287,5 dòng) Hồi dọc (25 dòng) Tiến dọc (287,5 dòng) Hồi dọc (25 dòng) Quét bán ảnh lẻ (312,5 dòng) Quét bán ảnh chẵn (312,5 dòng) Quét 1 ảnh = 625 dòng (theo tiêu chuẩn truyền hình D/K) - 8 - Trong đó : 52 s: thời gian tiến ngang 12 s: thời gian hồi ngang. - Thời gian quét một bán ảnh chính là chu kỳ quét dọc TV TV = 1 / fV = 1 giây / 50 = 20 ms Trong đó : 18,4 ms: thời gian tiến dọc. 1,6 ms: thời gian hồi dọc. 1.1.4. Tín hiệu Video tổng hợp đen trắng Tín hiệu video tổng hợp (= Composite Video Signal) trong truyền hình đen trắng tiêu chuẩn D/K, nếu xét tương đối chi tiết, bao gồm các thành phần sau: a. Tín hiệu chói Y (= Luminance Signal) - Giá trị: thể hiện độ chói của các điểm ảnh theo thứ tự quét xen kẽ, nằm trong khoảng từ mức đen đến mức trắng (xem Hình 2). - Tần số: thể hiện độ rõ nét của hình ảnh đen trắng: 0  6 MHz. + Tần số thấp tương ứng với các mảng hình ảnh lớn. + Tần số cao tương ứng với các chi tiết nhỏ, sắc sảo của hình ảnh. + Thời gian: chỉ xuất hiện trong các khoảng thời gian tiến ngang của đường tiến dọc. Hình 1.2. Dạng sóng tín hiệu video tổng hợp truyền hình đen trắng b. Xung xóa ngang (= Horizontal Blanking Pulse) Xung xóa ngang là các xung hình chữ nhật dùng để xóa đường hồi ngang. + Giá trị: mức xóa (thấp hơn mức đen). + Tần số: fH = 15.625 Hz. + Thời gian: xung có độ rộng bằng thời gian hồi ngang (12 s). c. Xung xóa dọc (= Vertical Blanking Pulse) Xung xóa dọc là các xung hình chữ nhật dùng để xóa đường hồi dọc. + Giá trị: mức xóa. + Tần số: fV = 50 Hz. + Thời gian: xung có độ rộng bằng thời gian hồi dọc (1,6ms). d. Xung đồng bộ ngang (= Horizontal Synchro Pulse) Xung đồng bộ ngang là các xung hình chữ nhật dùng để báo hiệu đã quét hết Thời gian t Chu kỳ quét ngang = 64s Tiến ngang = 52s Hồi ngang = 12s Xung đồng bộ ngang Điện áp Mức trắng Mức đen Mức xóa Mức đồng bộ Xung xóa ngang Tín hiệu chói Y - 9 - đường tiến ngang của một dòng. + Giá trị: mức đồng bộ (thấp hơn mức xóa). + Tần số: fH = 15.625 Hz. + Thời gian: xung có độ rộng 4,7s, nằm ở gần đầu quãng thời gian hồi ngang. đ. Xung đồng bộ dọc (= Vertical Synchro Pulse) Xung đồng bộ dọc là các xung hình chữ nhật dùng để báo hiệu đã quét hết đường tiến dọc của một bán ảnh. + Giá trị: mức đồng bộ. + Tần số: fV = 50 Hz. + Thời gian: xung có độ rộng khoảng 2,5TH = 160s, nằm ở gần đầu quãng thời gian hồi dọc. + Ghi chú: Xung đồng bộ dọc thực ra là 1 dãy xung phức tạp hơn, bao gồm 5 xung cân bằng trước, 5 xung bó sát, 5 xung cân bằng sau. 1.1.4. Kênh truyền hình và băng sóng truyền hình a. Kênh truyền hình (= TV Channel) - Tín hiệu video tổng hợp được điều biến AM cực tính âm vào sóng mang hình tạo ra tín hiệu cao tần hình AM, chiếm một dải tần số xung quanh sóng mang hình, gọi là phổ tần hình hay phổ hình. Tín hiệu video tổng hợp vẽ trên Hình 2 là tín hiệu video tổng hợp cực tính dương, nếu đảo ngược tín hiệu này lại ta có tín hiệu video tổng hợp cực tính âm với mức đồng bộ có giá trị cao nhất và mức trắng có giá trị thấp nhất. Điều biến AM cực tính âm tín hiệu video tổng hợp nghĩa là điều biến AM tín hiệu video tổng hợp cực tính âm. - Dải biên dưới của phổ tần hình bị cắt ngắn bớt, chỉ còn khoảng 1,25MHz (với mục đích là vừa để tiết kiệm dải tần số, vừa để thuận tiện khi chọn lọc thu kênh truyền hình sau này). Vì vậy cách điều biến hình trong truyền hình được gọi là điều biến AM dải biên cụt VBS (= Vestigal Side Band). Trong cách điều biến AM VBS này, thành phần tần số nhỏ hơn 1,25MHz của tín hiệu video tổng hợp được truyền đi mạnh gấp hai lần so với thành phần tần số cao hơn. - Tín hiệu audio được điều biến FM vào sóng mang tiếng tạo ra tín hiệu cao tần tiếng FM, chiếm 1 dải tần số xung quanh sóng mang tiếng, gọi là phổ tần tiếng hay phổ tiếng. - Sóng mang hình cùng với phổ tần hình (tương ứng với tín hiệu cao tần hình AM) và sóng mang tiếng cùng với phổ tần tiếng (tương ứng với tín hiệu catần tiếng FM) của một chương trình truyền hình, sẽ chiếm một dải tần số nhất định rộng khoảng từ 6MHz đến 8MHz được gọi là kênh truyền hình. - 10 - Hình 1.3. Phổ tần số của kênh truyền hình(tiêu chuẩn D/K) b. Băng sóng truyền hình (= TV Band) - Truyền hình mặt đất được phát trên 2 băng sóng chính: VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra High Frequency). - Cách phân bố các kênh truyền hình trong các băng sóng tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn truyền hình. + Băng VHF (hay băng I, II, III) - Bao gồm 12 kênh từ R1  R12 theo tiêu chuẩn D/K. - Có thể chia băng sóng VHF thành 2 băng sóng nhỏ: * VHF Low (VL): kênh R1  R5 * VHF High (VH): kênh R6  R12 + Băng UHF (hay băng IV, V) - Bao gồm các kênh từ R21  R81 theo tiêu chuẩn D/K. Bảng 1 Các băng sóng truyền hình tiêu chuẩn D/K Băng sóng Kênh Khoảng tần số (MHz) VHF VL I 1, 2 48  66 II 3, 4, 5 76  100 VH III 6  12 174  230 UHF IV 21  34 470  582 V 35  81 582  958 Phổ tiếng ft 8,0 0,2 5 6,5 1,2 5 fh Smt Smh Phổ tiếng ft f Phổ hình Sóng mang hình Phần cắt bớt f f fh Sóng mang tiếng Phổ hình T.h. cao tần hình AM t t T.h. cao tần tiếng FM - 11 - 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình màu. a. Truyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữ nguyên và người ta chỉ truyền thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video được đổi thành hai tín hiệu là Y và C, Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ mang thông tin về tín hiệu màu: Hình 1.4. Tổng quát về kỹ thuật truyền hình màu . Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao gồm:  Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu , nhằm tương thích với các máy thu hình đen trắng.  Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc  Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng  Xung H.syn là xung đồng bộ dòng  Xung V.syn là xung đồng bộ mành. So với truyền hình đen trắng thì tín hiệu Y là tín hiệu thị tần, xung H.syn, xung V.syn, và tín hiệu FM là không thay đổi, như vậy truyền hình màu thực chất là truyền hình đen trắng có thêm tín hiệu sóng mang màu C , điều này có nghĩa là tất cả các kiến thức về truyền hình đen trắng đều được tận dụng lại, vì vậy hiểu được truyền hình đen trắng sẽ giúp bạn hiểu truyền hình màu dễ dàng hơn. - 12 - Hình 1.5. Phổ tín hiệu Video tổng hợp Tín hiệu C (sóng mang màu) được tạo ra bằng cách nào? tín hiệu màu R, G, B là gì ? các câu hỏi đó sẽ được giải đáp sau khi ta tìm hiểu về bản chất ánh sáng và màu sắc cũng như một số đặc điểm của mắt người. b. Tính chất của ánh sáng và màu sắc Mục đích của bài này là để tìm hiểu nguồn gốc của tín hiệu C (Choma) là sóng mang phụ của tín hiệu màu, và tìm hiểu các tín hiệu màu. c. Bản chất khách quan của ánh sáng Ánh sáng về phương diện vật lý khách quan chỉ là sóng điện từ có tần số từ 3,8 x 1014 đến 7,8 x 1014 Hz, hay có bước sóng từ 380nm đến 780nm như vậy ánh sáng chỉ chiếm một khoảng rất hẹp trong dải sóng điện từ, dải đó ta gọi là phổ ánh sáng. Hình 1.6. Phổ ánh sáng nhìn thấy của mắt người d. Cảm nhận chủ quan của mắt người Màu sắc hoàn toàn là cảm giác chủ quan của con người. Trong toàn bộ phổ ánh sáng từ 380nm đến 780nm sẽ cho cảm giác ở mắt người là nguồn sáng trắng, thực tế phổ ánh sáng này là tập hợp của rất nhiều ánh sáng đơn sắc. Hình 1.7 - 13 - đ. Màu của vật Thực ra một vật (không phải là nguồn sáng) thì không có màu, ví dụ một vật bất kỳ nếu ta không chiếu ánh sáng vào nó thì ta không nhìn thấy vật đó. Thí nghiệm: Trong phòng tối, nếu ta chiếu ánh sáng trắng vào tờ giấy thì ta thấy tờ giấy màu trắng, nếu ta chiếu ánh sáng đơn sắc màu đỏ vào tờ giấy ta lại thấy tờ giấy màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh ta lại thấy tờ giấy màu xanh => Chứng tỏ màu của vật chỉ đúng khi có một nguồn sáng trắng chiếu vào. Một nguồn sáng trắng là tập hợp của vô số nguồn sáng đơn sắc, khi chiếu vào một vật nào đó thì một số bước sóng bị vật đó hấp thụ hoàn toàn hay một phần, phần còn lại phản chiếu đến mắt cho ta cảm giác về một màu nào đó. e. Các đặc tính xác định một màu Một màu được xác định dựa trên 3 yếu tố là : - Sắc thái của màu: yếu tố này để phân biệt các màu sắc khác nhau . Hình 1.8. Hai màu có sắc thái khác nhau có phổ khác nhau - Độ chói của màu: độ chói màu là cường độ sáng của màu đó mạnh hay yếu. Hình 1.9. - Độ bão hoà màu: Chỉ độ tinh khiết của màu so với màu trắng, màu trắng có độ bão hoà màu bằng 0. Hình 1.10. - 14 - f. Cấu tạo của mắt người Bằng các nghiên cứu về cấu tạo của mắt người, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, mắt người kém nhạy với các màu đơn sắc, khi có một nguồn sáng là tập hợp của nhiều màu đơn sắc thì mắt ngưòi không thể phân biệt được các màu đơn sắc đó mà các tế bào thần kinh của mắt cho ta cảm giác về một màu khác. Thí dụ: nếu chiếu một chùm sáng có đầy đủ các màu đơn sắc gồm. Đỏ, cam, vàng, lục, lam, lơ, tím vào mắt thì ta có cảm nhận đó là màu trắng, nếu chiếu hai màu đơn sắc là đỏ và xanh lá thì ta cảm nhận đó là màu vàng. - Ba màu sắc cơ bản trong tự nhiên. Bằng các thực nghiệm người ta chứng minh được rằng, trong phổ ánh sáng có ba màu đơn sắc có đặc điểm, từ ba màu đó có thể tổng hợp thành một màu bất kỳ (màu bất kỳ là cảm nhận của mắt) và ngược lại một màu bất kỳ ta cũng có thể phân tích thành ba màu cơ bản đó, ba màu cơ bản đó là.  Màu đỏ: R (Red)  Màu xanh lá: G (Green)  Màu xanh lơ: B (Blue) Ba màu sắc này sẽ được ứng dụng trong kỹ thuật truyền hình và trong các thiết bị có hình màu như máy in màu, điện thoại di động, máy vi tính v v... g. Nguyên lý trộn màu Thí nghiệm: Có ba nguồn sáng đơn sắc phát ra ba màu: Đỏ, Xanh lá, Xanh lơ cùng chiếu lên một phông màu trắng, ta hãy quan sát màu sắc tại các vị trí mà các màu giao nhau: Hình 1.11. Nguyên lý trộn màu từ ba màu cơ bản R, G, B  Ba nguồn sáng trên có cường độ bằng nhau và bằng 100% R = G = B = 100%  R + G = Vàng ( Đỏ + Xanh lá = Màu vàng )  R + G + B = Trắng ( Đỏ + Xanh lá + Xanh lơ = Trắng )  R + B = Tím ( Đỏ + Xanh lơ = Tím )  G + B = Xanh dương ( Xanh lá + Xanh lơ = Xanh dương ) - 15 - Hình 1.12. h. Nguyên tắc truyền hình ảnh màu Tất cả các nguyên tắc của truyền hình đen trắng đều được tận dụng ở truyền hình màu, nói khác đi truyền hình màu trước hết phải làm lại các công việc đã có của truyền hình đen trắng. Điểm khác biệt giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu chỉ ở chỗ: Thay vì chỉ truyền đi cường độ sáng của từng điểm ảnh thì bây giờ truyền hình màu phải truyền đi cả tính chất về màu sắc của từng điểm ảnh đó. - Phân tích ảnh màu thành ba hình ảnh đơn sắc Một bức ảnh màu gồm hàng nghìn màu sắc khác nhau, nhưng truyền hình màu không truyền đi tất cả các màu sắc đó mà chỉ truyền đi ba màu cơ bản của mỗi điểm ảnh. Mỗi hình ảnh màu đầy đủ được hệ thống lọc màu phân tích thành ba hình ảnh đơn sắc mang ba màu cơ bản như sau: Hình 1.13. j. Biến đổi các bức ảnh đơn sắc thành các tín hiệu màu R - G -B. Một bức ảnh màu trong tự nhiên, sau khi tạo ảnh qua thấu kính chúng được phân tích thành 3 bức ảnh thông qua lăng kính và các gương phản xạ, ba bức ảnh đi qua ba kính lọc màu là lọc màu đỏ, lọc màu xanh lá và lọc màu xanh lơ, khi bức - 16 - ảnh đi qua kính lọc màu đỏ, các màu khác bị kính lọc hấp thụ còn lại màu đỏ đi qua và hội tụ trên màn kim loại trong suốt một bức ảnh chỉ có thành phần màu đỏ, tương tự bức ảnh đi qua kính lọc màu xanh lá cũng cho bức ảnh hội tụ chỉ có màu xanh lá, bức đi qua kính lọc lơ cũng cho bức ảnh chỉ có màu xanh lơ, cuối cùng các bức ảnh đơn sắc này được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét.  Sau khi phân tích thành 3 bức ảnh, các bức ảnh được đổi thành tín hiệu điện thông qua nguyên lý quét, bức ảnh được tia điện tử quét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới với vận tốc 15625 dòng/giây, tín hiệu điện lấy ra từ lớp phim là tín hiệu Video mang thông tin về độ chói của màu sắc ảnh, bức ảnh màu đỏ cho ta tín hiệu Video đỏ gọi là tín hiệu R, bức ảnh màu xanh lá cho ta tín hiệu G, bức ảnh màu xanh lơ cho ta tín hiệu B. k. Quá trình điều chế tín hiệu màu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợp Ba tín hiệu R, G, B là các tín hiệu màu có cả thành phần chói, nếu truyền trực tiếp các tín hiệu này sang máy thu thì các máy thu đen trắng sẽ không nhận được tín hiệu như mong muốn, vì vậy để tương thích với các máy thu hình đen trắng vốn vẫn còn được sử dụng rộng rãi , người ta phải tách thành phần tín hiệu chói (Y) ra khỏi các tín hiệu màu thông qua mạch Matrix, sau khi tách tín hiệu, các tín hiệu màu trở thành tín hiệu thiếu chói và có ký hiệu là R - Y, G - Y, B - Y, các tín hiệu này tiếp tục được điều chế vào sóng mang phụ f.osc để tạo thành tín hiệu C (Choma - sóng mang màu) cuối cùng tín hiệu C lại được trộng với tín hiệu chói thông qua mạch trộn tín hiệu Mixer để tạo ra tín hiệu Video tổng hợp. Hình 1.14. Điều chế tín hiệu R - G - B thành tín hiệu Video tổng hợp  Mạch ma trận tách tín hiệu chói ra khỏi các tín hiệu màu, tín hiệu chói luôn luôn có các tín hiệu xung đồng bộ đi cùng và ta có tín hiệu Y + H.syn + V.syn đi theo một nhánh. Các tín hiệu màu sau khi tách thành phần chói, tín hiệu thu được là tín hiệu màu thiếu chói R - Y, G - Y, B - Y.  Ba tín hiệu R - Y, G - Y, B - Y được gói vào trong một tín hiệu duy nhất thông qua mạch điều chế ở tần số 3,58MHz (điều chế hệ NTSC) hoặc 4,43MHz (điều chế hệ PAL) để tạo thành sóng mang C (Choma) - 17 -  Mạch Mixer trộn tín hiệu sóng mang C vừa được điều chế vào tín hiệu Y để tạo thành tín hiệu Video tổng hợp .  Ngõ ra của tín hiệu Video tổng hợp có 4 thành phần tín hiệu là tín hiệu chói Y, sóng mang màu C, xung đồng bộ dòng H.syn, xung đồng bộ mành V.syn, đây là tín hiệu ngõ ra của Camera, tín hiệu này có thể truyền trực tiếp đến máy thu hình thông qua đường AV hoặc có thể gửi tới đài phát tiếp tục điều chế vào sóng mang và phát thành sóng điện từ truyền đi xa trong không gian. i. Quá trình giải mã tín hiệu màu ở máy thu hình Giả sử ta cắm trực tiếp tín hiệu Video tổng hợp sang máy thu theo đường AV, quá trình giải mã và tổng hợp tín hiệu để khôi phục lại hình ảnh gốc được minh hoạ như hình ảnh dưới đây .  Tín hiệu Video đi vào máy thu hình được khuếch đại đệm qua mạch Damper sau đó tín hiệu tách làm hai đường, tín hiệu Y đi tới mạch xử lý Y, tín hiệu C đi tới mạch giải mã.  Mạch xử lý chói: khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi độ tương phản và độ sáng của ảnh sau đó cung cấp tín hiệu Y cho mạch ma trận.  Mạch giải mã: Giải mã tín hiệu sóng mang C để tái tạo lại ba tín hiệu màu thiếu chói là R-Y, G-Y và B-Y .  Mạch ma trận: trộn tín hiệu màu thiếu chói với tín hiệu chói=> để tái tạo lại tín hiệu màu đầy đủ R, G, B cung cấp cho đèn hình màu.  Quá trình tổng hợp hình ảnh màu trên đèn hình  Đèn hình màu là thiết bị vừa làm nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh, vừa tổng hợp ba bức ảnh đơn sắc thành bức ảnh màu đầy đủ màu sắc ban đầu, đèn hình có ba katốt là KR, KG, KB phát xạ ra ba dòng tia điện tử mang thông tin về ba bức ảnh màu, ba tia điện tử quét trên cùng một màn hình => tạo thành ba bức ảnh màu chồng khít lên nhau => hình ảnh tổng hợp từ ba bức ảnh đơn sắc cho ta bức ảnh ban đầu . 2. Cấu tạo sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các khối. 2.1. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của các khối trong máy thu hình đen trắng. 2.11. Sơ đồ khối. - 18 - Hình 2.15 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các khối: a. Đường tín hiệu: - Khối kênh: (tuner) Là nơi nhận tín hiệu của sóng mang fOA và fOV và nó có nhiệm vụ chọn lọc tín hiệu cần thu đưa vào máy và loại trừ tín hiệu không cần thiết và để có điện áp đưa vào lớn nhất thì mạch vào phải có khả năng phối hợp trở kháng giữa trở kháng của anten và trở kháng của tầng khuyếch đại cao tần - Khuyếch đại cao tần (RF AMP: radio frequency amplitude) để khuyếch đại tín hiệu của kênh cần thu nhằm nâng cao tỷ số nhiễu trên tạp âm (S/N) - Bộ dao động (oscillator): Có nhiệm vụ tạo ra tần số ngoại sai fns để cung cấp cho tầng trộn tần, fns phải luôn ổn định với từng kênh truyền hình. - Tầng trộn tần: Mixer Còn gọi là tầng đổi tần nó có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu thu được từ mạch vào thành một tín hiệu cố định gọi là tín hiệu trung tần (IF), trung tần của máy thu tiêu chuẩn OIRT là 38MHz và gọi là tần số trung tần Sp Hạn tiếng T¸ch sãng K§ c«ng suÊt Hạn biên jock Cao tÇn Trén tÇn K§ trung tần Video DET K§ thÞ tÇn CRT agc Osc Tích phân OSC Dọc CS dọc T¸ch xung ®ång bé Vi phân So pha OSC ngang CS ngang ChØnh lưu cao ¸p HV KĐ vào - 19 - hình. Với phương thức ftt hình = fNS - fov b. Khối đường hình: - Tầng khuyếch đại trung tần có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu fVIF = 38MHz FSIF = 31,5MHz và chọn lọc và loại bỏ tần số của các kênh lân cận. Vì tầng khuyếch đại làm việc ở hai tần số fTTV và fTTA nên người ta phải ngăn ảnh hưởng giữa tín hiệu hình và tiếng bằng cách giảm hệ số khuyếch đại của fTTA so với fTTV từ 10 đến 20 lần. - Tầng tách sóng thị tần (Video det): Có hai nhiệm vụ: + Thực hiện tách sóng AM để lấy ra tần số tín hiệu video đưa ra khuyếch đại thị tần + Thực hiện Tách sóng phách để lấy tần số trung tần hai bằng cách: fTT2 = fTTA- fTTV = 6,5 MHz đưa tới khối khuyếch đại trung tần tiếng. c. Tầng khuyếch đại thị tần (Video Amp) Có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu thị tần từ 0 đến 6MHz đủ lớn để đưa tới đèn hình. Trong tầng khuyếch đại thị tần có núm điều chỉnh độ tương phản (Conttrast) để điều chỉnh điện áp tín hiệu thị tần. d. Đèn hình CRT (Cathode Ray tube) Có nhiệm vụ Chuyển đổi tín hiệu truyền hình thành ảnh quang học trên màn hình, khôi phục lại hình ảnh ở phía máy thu giống như hình ảnh ở phía máy phát. Điều chỉnh độ sáng của màn hình tức là điều chỉnh thiên áp cho đèn hình. đ. Mạch AGC (Automatic Gain control) Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuyếch đại cho tầng khuyếch đại cao tần và khuyếch đại trung tần hình thứ nhất nhằm làm ổn định mức tín hiệu truyền hình trước khi đưa vào đèn hình và phần âm thanh. e. Khối đường tiếng - Khuyếch đại trung tần tiếng (SIF Amp), Có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu trung tần tiếng thứ fSI = 6,5 MHz. Trung tần tiếng có thể coi như trung tần thứ hai của máy thu hình. Ta có thể lấy tín hiệu IF âm thanh ở ngay sau khi tách sóng thị tần hoặc sau tầng khuyếch đại thị tần. - Bộ hạn biên: (Limiter level)Có nhiệm vụ khử điều biên ký sinh của tín hiệu hình lên tín hiệu tiếng điều tần. - Tầng tách sóng âm thanh (Sound Detector) có nhiệm vụ tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần fa đưa vào phần khuyếch đại âm thanh. - Khuếch đại công suất (Power amplifer) có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu âm thanh để đưa ra loa. f. Khối phân tách xung đồng bộ - Mạch tách xung đồng bộ (Synchronous separat), bộ có nhiệm vụ tách lấy xung đồng bộ dòng và xung đồng bộ mành khỏi tín hiệu Video tổng hợp. - Mạch tích phân: Có nhiệm vụ tách lấy xung đồng bộ mành để điều - 20 - khiển bộ OSC mành. Sao cho tần số osc của bộ doa động mành (fV ) đúng bằng tần số xung đồng bộ mành. - Mạch vi phân: Có nhiệm vụ tách riêng xung đồng bộ dòng ra để đưa vào mạch so pha, rồi khống chế bộ dao động dòng sao cho bộ dao động dòng cho ra tần số và pha đúng như tần số và pha của đài phát. g. Khối quét dọc - Dao động mành: là bộ osc tạo ra fv = 50Hz và làm việc dưới sự kiểm soát của xung đồng bộ mành. - Tầng công suất mành, có nhiệm vụ khuyếch đại xung quét mành với biên độ đủ lớn (khoảng 200Vol PP) để đưa vào khống chế cuộn lái mành. h. Khối quét ngang Có nhiệm vụ so sánh tần số dao động dòng tại máy thu với xung đồng bộ dòng đến từ đài phát. Để tạo ra tần số quét dòng FH có biên độ khoảng 1 Vol PP và tần số bằng 15625 Hz cho OIRT và 15735 cho FCC. Có nhiệm vụ tạo ra dòng lái tia có dạng xung răng cưa và các mức điện áp khác nhau để nuôi đèn hình (HV, G2 , G3.. ..) và các bộ phận khác trong máy thu hình. k. Khối nguồn Cấp điện áp để các khối của máy thu hình để các khối này làm việc bình thường. 2.2. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của các khối trong máy thu hình màu. 2.1.1. Sơ đồ khối. - 21 - 2.2.2. Nguyên lý hoạt động của các khối trong máy thu hình màu  Nhóm thứ nhất - Có chức năng tạo ánh sáng trên màn ảnh : Bao gồm khối nguồn nuôi, khối quét dòng và khối quét mành, nhóm này hoạt động trước .  Nhóm thứ 2 - Có chức năng thu và xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh : Bao gồm: Bộ kênh & trung tần, khối chuyển mạch AV, khối xử lý tín hiệu chói, khối giải mã màu, khối khuếch đại công suất sắc và khối đường tiếng, các khối trong nhóm này hoạt động sau nhóm thứ nhất. a. Khối nguồn: Có nhiệm vụ cung cấp hai điện áp một chiều ổn định là điện áp B1 = 110V cho mạch cao áp, và áp B2 = 12VDC cho mạch dao động dòng và giảm xuống 5VDC cho mạch vi xử lý, điện áp đầu vào của khối nguồn là điện xoay chiều AC50Hz có thể thay đổi trong phạm vi rất rộng từ 90V đến 280V. b. Khối quét ngang: Nhiệm vụ của khối quét dòng là điều khiển biến thế cao áp hoạt động để tạo ra các mức điện áp cao cung cấp cho đèn hình như điện áp HV( Height Vol ) cung cấp cho cực Anôt khoảng 15KV, điện áp Pocus cung cấp cho lưới G3 khoảng 5000V, điện áp Screen cung cấp cho lưới G2 khoảng 400V, điện áp Heater 4,5V hoặc 6,3V cung cấp cho sợi đốt, xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái dòng. Ngoài ra biến thế cao áp Ti vi màu còn cung cấp các mức điện áp cho các khối xử lý tín hiệu như : Cung cấp áp B3 = 180V cho mạch KĐ công suất sắc, cung cấp áp B4 = 24V cho tầng công xuất mành, cung cấp áp B5 = 12V cho các khối Kênh, trung tần, xử lý chói, giải mã màu và khối đường tiếng. c. Khối quét dọc: Nhiệm vụ của khối quét mành là cung cấp xung mành cho cuộn lái tia, lái tia điện tử quét theo chiều dọc. d. Bộ kênh và trung tần: Nhiệm vụ của bộ kênh là thu tín hiệu sóng mang từ đài phát thông qua Anten, sau đó đổi tần về tín hiệu chung IF để dễ dàng khuếch đại. Nhiệm vụ của mạch KĐ trung tần là khuếch đại tín hiệu IF lên biên độ đủ lớn sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu Video tổng hợp. đ. Chuyển mạch AV: Nhiệm vụ của chuyển mạch AV là tiếp nhận thêm tín hiệu Video từ bên ngoài như tín hiệu của đầu VCD. e. Mạch xử lý tín hiệu chói: Nhiệm vụ của mạch xử lý tín hiệu chói là khuếch đại tín hiệu Y, thay đổi biên độ và điện áp thềm ( thành phần một chiều ) của tín hiệu Y => chức năng chỉnh tương phản và chỉnh độ sáng của ảnh, khi mạch chói không hoạt động sẽ sinh hiện tượng mất hình, mất nhiễu. f. Mạch giải mã màu: Nhiệm vụ của mạch giải mã màu là giải mã tín hiệu sóng mang C (Choma) để lấy ra 3 tín hiệu màu thiếu chói R-Y, G-Y, B-Y, cung cấp cho mạch ma trận để khôi phục lại ba tín hiệu màu đưa vào đèn hình, nếu hỏng khối giả mã thì chỉ có tín hiệu Y (đen trắng) đi vào đèn hình. g. Mạch ma trận và KĐ công xuất sắc: thông thường mạch ma trận kiêm luôn KĐ công suất sắc, ma trận là mạch trộn tín hiệu chói Y vào các tín hiệu màu R-Y, G-Y, B-Y là các tín hiệu màu thiếu chói để tạo ra tín hiệu màu đầy đủ là R, G, B - 22 - Mạch khuếch đại công suất sắc, khuếch đại ba tín hiệu R, G, B lên biên độ đủ lớn cung cấp cho đèn hình, trong quá trình khuếch đại tín hiệu sắc, mạch KĐ công suất sắc kiêm luôn việc xoá tia quét ngược. h. Khối đường tiếng: Nhiệm vụ của khối đường tiếng là tách tín hiệu FM ra khỏi tín hiệu Video tổng hợp, sau đó khuếch đại trung tần tiếng và tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần, tiếp tục khuếch đại tín hiệu âm tần qua mạch công xuất rồi đưa ra loa. Khi hỏng khối tiếng thường sinh hiện tượng máy có hình nhưng không có tiếng hoặc tiếng bị rồ, bị nghẹt . j. Mạch vi xử lý: Nhiệm vụ của mạch Vi xử lý là tạo ra các điện áp điều khiển toàn bộ các hoạt động của máy như: Điều khiển tắt mở nguồn từ xa, điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản, màu sắc của ảnh, điều khiển quá trình dò kênh và nhớ kênh v v... Khi hỏng vi xử lý thường làm cho máy không hoạt động nhưng có đèn báo nguồn, một số trường hợp máy vẫn có màn sáng nhưng không có hình, điều chỉnh các phím đều vô tác dụng. k. Đèn hình màu: Là linh kiện chiếm tới 50% giá thành của Ti vi, đèn hình màu có nhiệm vụ tái tạo lại hình ảnh và tổng hợp màu sắc để trả lại hình ảnh ban đầu. Khi hỏng đèn hình có thể gây hiện tượng không có màn sáng (nếu đèn bị cháy) hoặc ảnh bị mờ (nếu đèn hình bị già) hoặc ảnh bị sai màu, mất một màu (nếu đèn bị lệch tia). Thực hành xác định từng khối chức năng của một máy thu hình màu thực tế. Thực hành tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người Nhận dạng các khối chức năng của máy thu hình màu. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Vẽ sơ đồ khối của máy thu hình màu, phân tích nhiệm vụ của từng khối. - 23 - BÀI 2: TIÊU CHUẨN CỦA CÁC HỆ TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC HỆ MÀU Mục tiêu của bài: - Trình bày đúng các thông số kỹ thuật của các hệ truyền hình màu cơ bản; - So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ truyền hình màu; - Xác định đúng tín hiệu truyền hình màu tương thích cho máy thu hình thực tế. 1. Tiêu chuẩn các hệ truyền hình 1.1 Số dòng quét trong mỗi hình Để truyền dẫn và phát hình ảnh trong không gian cần phải biến các hình ảnh trong tự nhiên thành những tín hiệu điện. Muốn vậy cần phải chia toàn bộ hình ảnh thành những điểm cực nhỏ rồi truyền lần lượt độ chói trung bình của các phần tử đó về phía máy thu. Số lượng điểm ảnh này phụ thuộc vào số dòng theo chiều ngang và số cột theo chiều dọc. Số dòng này không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh thì số lượng dòng theo lý thuyết là 900 dòng; nhưng thực tế người ta chỉ cần truyền đi 253 dòng (đối với tiêu chuẩn OIRT: Tổ chức phát thanh và truyền hình quốc tế đây là tiêu chuẩn của các nước xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước Châu Âu) và 625 dòng (đối với tiêu chuẩn FCC: Uỷ ban thông tin liên bang đây là tiêu chuẩn của Hoa kỳ) và 525 dòng (đối với tiêu chuẩn CCIR: Uỷ ban tư vấn vô tuyến điện quốc tế đây là tiêu chuẩn của Đức, một số nước châu Á và châu Âu). 1.2. Số hình quét trong một giây: Số hình trong một giây được chọn lớn hơn số hình tương ứng với thời gian lưu hình ảnh của mắt thì hình sẽ hiện ra liên tục và không có cảm giác bị gián đoạn số hình trên giây càng lớn thì càng có cảm giác liên tục. Mặt khác cần phải chọn số hình là ước số của tần số mạng điện xoay chiều (50Hz hoặc 60Hz) thì giảm được nhiễu do mạng điện gây ra trong thực tế có các chuẩn sau: + Số hình quét trong giây chuẩn OIRT là: 25 hình trên một giây. + Số hình quét trong một giây của chuẩn CCIR là: 25 hình trên một giây. + Số hình quét trong một giây của chuẩn FCC là: 60 hình trên một giây. 1.3. Các dòng được quét xen kẽ: Để khắc phục tình trạng nháy do quét liên tục người ta dùng cách quét xen kẽ lần lược quét dòng lẻ: 1, 3, 5 sau đó quét dòng chẵn 2,4,6 Mành chẵn Mành lẻ Hình 3.1 - 24 - 1.4. Tần số quét ngang (dòng): Tần số quét ngang hay số dòng quét trong một giây của chuẩn FCC là fH = 525 X 30 = 15.750 Hz, đối với chuẩn OIRT và chuẩn CCIR thì tần số quét ngang là: 625 x 50 = 15.625 Hz. 1.5. Tần số quét dọc (mành): Tần số quét dọc được chọn đúng bằng tần số lưới điện xoay chiều đối với chuẩn FCC tần số quét dọc là fv = 60 Hz, đối với chuẩn OIRT và chuẩn CCIR thì tần số quét dọc là: 50 Hz. 1.6. Phương pháp điều chế tín hiệu hình: Tín hiệu hình được điều chế theo biên độ âm: Điểm trắng nhất ứng với biên độ điện áp thấp nhất, tín hiệu hình chiếm từ 10 đến 71% biên độ tín hiệu video. 1.7. Tín hiệu âm thanh: Tín hiệu âm thanh có dải tần hẹp từ 20Hz đến 20.000Hz được điều chế vào sóng mang tiếng foa theo phương pháp điều tần FM, tần số sóng mang tiếng foa được chọn lớn hơn tần số sóng mang hình fov là 6,5MHz. Hai tần số sóng mang hình và tiếng cùng được phát đi trên một kênh theo phương thức hợp sóng mang được điều chế theo tần số (FM). 1.8. Độ rộng băng tần chung của kênh truyền hình là: Khoảng 8MHz nằm trong khoảng tần số siêu cao tần và được chia làm hai dải, dải VHF và dải UHF, dải VHF có tần số từ 45MHz đến 230MHz, dải UHF có tần số từ khoảng 420MHz đến 880MHz. - 25 - 2. Thông số kỹ thuật của các hệ truyền hình màu cơ bản 3. So sánh sự giống và khác nhau giữa các hệ truyền hình màu. 3.1. So sánh sóng mang màu phụ  NTSC : fsc = 3.58 MHZ  PAL: fsc = 4.43 MHZ  SECAM fsc = 4.43 MHZ Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: hình đen trắng, mất màu hoặc sai màu. 3.2. Dải thông của tín hiệu màu tổng hợp  6,0 MHz (tiêu chuẩn M)  7,0 MHz (tiêu chuẩn B/G)  8,0 MHz (tiêu chuẩn D/K) Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: hình tốt thì tiếng xấu, hình xấu thì tiếng tốt. Khác tần số trung tần tiếng 2 (2nd SIF)  4,5 MHz (tiêu chuẩn M)  5,5 MHz (tiêu chuẩn B/G)  6,0 MHz (tiêu chuẩn I)  6,5 MHz (tiêu chuẩn D/K) Bảng 2.1 TT Các tiêu chuẩn kỹ thuật OIRT CCIR FCC 1 Số dòng trong môt ảnh 625 625 525 2 Số ảnh trong môt giây 25 25 30 3 FH(tần số dòng) 15625 15625 15750 4 FV(tần số mành) 50 50 60 5 Điều chế tín hiệu hình AM AM AM 6 Điều chế tín hiệu tiếng FM FM FM 7 Phương pháp quét Xen dòng Xen dòng Xen dòng 8 Độ rộng dải tần hình(MHz) 6,0 5 4,2 9 Khoảng cách fOV(MHz) và fOA 6,5 5,5 4,5 10 Độ rộng môt kênh truyền hình 8(MHz) 7 6 11 Trung tần hình (MHz) 38 38 45,75 12 Trung tần tiếng(MHz) 31,5 32,5 41,25 13 Trung tần tiếng 2 (MHz) 6,5 5,5 4,5 14 Mức đồng bộ 100% 100% 100% 15 Mức xoá 75% 75% 75% 16 Mức trắng 10% 10% 10% - 26 - Nếu không phù hợp giữa bên phát và bên thu: Mất tiếng hoặc tiếng xấu. 3.3. Phương thức điều chế sóng mang màu.  NTSC : điều biên nén vuông góc (SAM) fsc = 3.58 MHZ  PAL: fsc = 4.43 MHZ  SECAM fsc = 4.43 MHZ 4. Xác định tín hiệu truyền hình màu tương thích cho máy thu hình màu trong thực tế. - 27 - BÀI 3: MẠCH ĐIỆN NGUỒN ỔN ÁP XUNG Mục tiêu của bài: - Trình bày đúng nguyên tắc tạo xung ngắt mở cơ bản; - Phân biệt được các dạng ổn áp dùng xung ngắt mở; - Phân loại được các dạng khống chế dùng xung ngắt mở; - Xác định đúng nguyên nhân gây ra hư hỏng trong mạch điện nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở; - Sửa chữa được các hư hỏng trong mạch điện nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở. 1. Ảnh hưởng của việc thay đổi tần số, độ rộng của xung đến điện áp cấp cho tải. * Đặc điểm cấp nguồn trong TV Trong TV màu thường có hai loại nguồn là: Nguồn cấp trước AT(All time) Nguồn điều khiển PC (standby power control) - Nguồn cấp trước được lấy từ điện áp lưới rồi đổi thành điện áp DC +5 vol và các loại nguồn DC khác cấp cho bộ vi xử lý. - Bộ nguồn có điều khiển (PC) có được sau khi bộ vi xử lý đã chạy, như nguồn +110 vol, hoặc +115 vol cấp cho TZT công suất dòng. Khi TZT công suất dòng đã hoạt động thì biến áp FBT có xung FH và nó tạo ra cao áp cùng hầu hết các mức điện áp khác cấp cho các bộ phận trong tivi hoạt động. Nhìn chung các bộ nguồn này phải có độ ổn định cao và có độ gợn nhỏ, có hệ thống bảo vệ tự động (Protection Automatic) để bảo đảm an toàn cho máy và có hệ thống khử từ cho màn hình. * Mạch khử từ trong TV màu Trong các máy thu hình màu đều sử dụng mạch khử từ dư ở khu vực màn hình, giữ cho màn hình không bị loang màu. Hình 3.1 Mạch khử từ gồm có R1, R2 và cuộn dây khử từ L01. L01 gồm vài vòng dây quấn quanh cổ đèn hình. R1: Điện trở có hệ số nhiệt dương, khi nhiệt độ tăng thì R1 tăng. R2: Điện trở đốt nóng bình thường. * Nguyên lý khử từ dư: Khi bắt đầu đóng khoá K cấp cho Tivi, do lúc đầu R1 chưa được đốt nóng nên trị số của R1 nhỏ dòng điện chảy qua cuộn L01 có giá trị lớn tạo ra từ trường đủ mạnh để xoá đi từ dư. Sau đó vì giá trị của R1 - 28 - tăng dần lên làm cho điện trở của R1 tăng lên nên dòng chảy qua R1 và L01 giảm đi và giảm đến giá trị danh định nên không ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của đèn hình. Trong qúa trình làm việc R2 luôn được cấp nguồn do vậy R2 luôn luôn được đốt nóng ở giá trị xác định và nó toả nhiệt làm nóng R1, duy trì điện trở của R1 ở giá trị xác định. 2. Các phương pháp tạo xung ngắt mở căn bản 2.1. Giữ nguyên tần số, thay đổi bộ rộng xung Để thực hiện phương pháp này người ta thường sử dụng khuếch đại thuật toán bằng cách đưa xung răng cưa chuẩn vào ngõ vào không đảo của khuếch đại thuật toán và đưa điện áp DC cần ổn định vào ngõ vào đảo của khuếch đại thuật toán. Khi điện áp DC cần ổn định ta sẽ nhận được dạng xung có độ rộng thay đổi ở lối ra. 2.2. Giữ nguyên độ rộng xung, thay đổi tần số ngắt mở Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong thực tế, để thực hiện phương pháp này ta có thể sử dụng mạch dao động đa hài hoặc dao động Blocking (nghẹt). Tuy nhiên trong máy thu hình người ta thường sử dụng mạch dao động Bloking bằng cách thay đổi giá trị điện trở Rb như hình vẽ dưới để thay tần số dao động => thay đổi điện áp nguồn ở lối ra. 2.3. Các dạng nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở cơ bản Bất kể nguồn xung nào có 3 mạch điện cơ bản sau đây: - Mạch tạo dao động. - Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra. - Mạch bảo vệ. 2.3.1. Mạch tạo dao động - Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của mạch tạo dao động là tạo ra xung điện để điều khiển transistor công suất ngắt mở từ đó tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp cho ta điện áp thứ cấp. Nếu không có mạch dao động đồng nghĩa với transistor công suất không hoạt động đồng nghĩa với không có điện áp trên các cuộn thứ cấp. Mạch tạo dao động có nhiệm vụ tạo ra xung điện điều khiển transistor công suất đóng mở. - Nguồn sử dụng mạch dao động nghẹt + Sơ đồ mạch điện nguyên lý - 29 - Hình 3.2: Nguyên tắc tạo dao động + Nhiệm vụ của các linh kiện: - Điện trở mồi (R1) có giá trị lớn khoảng 470 KΩ, có nhiệm vụ mồi cho transistor Q1 dẫn. - Tụ hồi tiếp (C1): Đưa điện áp từ cuộn hồi tiếp về để chuyển trạng thái transistor Q1 từ đang dẫn => sang trạng thái ngắt, điện trở hồi tiếp (R2); hạn chế ngang hồi tiếp đi qua tụ C1. - Transisstor công suất Q1: Tạo dòng điện ngắt mở đi qua cuộn sơ cấp biến áp, dòng điện ngắt mở này tạo thành từ trường cảm ứng lên cuộn hồi tiếp để tạo ra điện áp hồi tiếp – duy trì dao động, đồng thời cảm ứng lên cuộn thứ cấp để tạo thành điện áp đầu ra. Hình 3.3a: Mạch dao động nghẹt Trong nguồn sử dụng dao động nghẹt, transistor công suất Q1 vừa tham gia dao động vừa đóng vai trò như một công tắc ngắt mở, transistor công suất của nguồn dao động nghẹt là trasistor lưỡng cực. - Nguồn sử dụng mạch dao động đa hài (IC dao động) 300VDC TRANS - 30 - R3 1k Q2 2N3796 C2 1uF OSC R4 1k + + Sơ đồ mạch điện nguyên lý: Dao động đa hài là mạch dao động không có sự tham gia của cuộn dây, mạch dao động đa hài thường sử dụng IC kết hợp với điện trở, tụ điện để tạo thành dao động, transistor công suất trong nguồn dao động đa hài không tham gia dao động và sử dụng transistor Mosfet để ngắt mở 300vDC Hình 3.3b: Mạch dao động nghẹt + Nhiệm vụ của các linh kiện: - R1 là điện trở mồi nhưng có nhiệm vụ cấp nguồn cho IC tạo dao động, R1 có giá trị từ 17 K đến 68 KΩ. - Đèn công suất của mạch nguồn dao động đa hài mà transistor Mosfet DSG, transistor này không tham gia dao động. - Mạch hồi tiếp về IC là để giữ cho điện áp ra ổn định, không có nhiệm vụ trong việc tạo dao động. 2.3.2. Mạch hồi tiếp để giữ ổn định điện áp ra - Nguyên tắc của mạch ổn định điện áp ra. Điện áp ra thường thay đổi tỷ lệ thuận với điện áp vào và thay đổi tỷ lệ nghịch với dòng điện tiêu thụ, nghĩa là khi điện áp vào tăng hoặc ngang tiêu thụ giảm thì điện áp ra có xu hướng tăng lên. Để giữ cho điện áp ra cố định thì khi điện áp vào tăng, người ta phải điều chỉnh cho dòng điện qua transistor giảm xuống (với mạch dao động nghẹt) hoặc thời gian mở của transistor giảm xuống (với mạch dao động dùng IC). Để điều khiển transistor công suất một cách tự động, người ta sử dụng mạch hồi tiếp, có hai loại mạch hồi tiếp trực tiếp và hồi tiếp so quang, sau đây ta sẽ xét từng mạch cụ thể” - Mạch hồi nối tiếp: + Sơ đồ mạch điện nguyên lý: - 31 - + Hình 3.4a: Mạch hồi tiếp để giữ ổn định điện áp ra. Mạch hồi tiếp trực tiếp có tác dụng giữ cho điện áp ra cố định khi áp vào thay đổi, mạch này vẫn bị sụt áp khi cao áp hoạt động. + Nhiệm vụ: Của các linh kiện: Mạch hồi tiếp gồm các linh kiện sau: D1, C3, R3, R4, Q2 - D1, C3 tạo ra điện áp hồi tiếp một chiều, áp hồi tiếp này tỷ lệ thuận với điện áp vào. - R3, R8 là cầu phân áp tạo ra điện áp lấy mẫu ULM, từ áp hồi tiếp tăng thì áp lấy mẫu cũng tăng. - Q2 là transistor sửa sai, nếu Q2 dẫn tăng sẽ làm biên độ dao động đi vào transistor Q1 giảm dòng qua transistor công suất sẽ giảm. + Nguyên lý hoạt động: Giả sử khi điện áp vào tăng thì điện áp hồi tiếp dẫn đến điện áp lấy mẫu tăng làm cho transistor Q2 dẫn mạnh nên dòng qua transistor Q1 giảm dẫn đến điện áp ra giảm xuống chống lại sự tăng áp lúc đầu, quá trình này điều chỉnh rất nhanh và không làm ảnh hưởng tới điện áp đầu ra.Trong trường hợp ngược lại ta phân tích tương tự. + Ưu điểm và nhược điểm của mạch hồi tiếp - Mạch trên có ưu điểm là đơn giản, dễ cân chỉnh - Nhược điểm của mạch là điện áp ra vẫn bị sụt áp khi cao áp hoạt động, bởi cuộn dây thứ cấp và cuộn hồi tiếp là hai cuộn dây khác nhau có sự sụt áp khác nhau. - Khắc phục nhược điểm: Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng đường hồi tiếp từ cao áp đến chân B transistor công suất nguồn, khi có điện áp ra - 32 - + được giữ cố định khi ngang tiêu thụ thay đổi, mạch hồi tiếp trên gọi là mạch rồi tiếp ổn định ngang. Hình 3.5: - Mạch hồi tiếp so quang. + Sơ đồ mạch điện nguyên lý: Mạch hồi tiếp so quang: Giữ cho điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp điện áp vào thay đổi và khi cao áp thay đổi. + Nhiệm vụ của các linh kiện: - Cầu phân áp R4, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu đưa vào IC tạo áp dò sai KA431. - KA431 là IC tạo áp dò sai - IC so quang truyền điện áp dò sai về bên sơ cấp, Q2 là transistor sửa sai. - D1 và C3 là mạch chỉnh lưu tạo điện áp DC đưa vào mạch so quang. + Nguyên lý hoạt động của mạch điện: Mạch điện trên giữ được điện áp ra cố định trong cả hai trường hợp: Điện áp đầu vào thay đổi và khi cao áp bị thay đổi (ngang tiêu thụ thay đổi). Giả sử khi điện áp đầu vào giảm hoặc khi cao áp hoạt động (dòng tiêu thụ tăng cao) khi đó điện áp ra (110V) có xu hướng giảm dần đến điện áp lấy mẫu giảm làm dòng điện qua KA 431 giảm => dòng qua Diode so quang giảm => dòng qua so quang giảm => điện áp đưa về B transistor Q2 giảm => transistor Q2 dẫn yếu đi => transistor Q1 dẫn tăng lên => điện áp ra tăng lên bù lại sự giảm áp lúc đầu. Trong trường hợp ngược lại ta phân tích tương tự. Quá trình điều chỉnh trên diễn ra rất nhanh và không làm ảnh hưởng đến điện áp đầu ra. 2.4. Mạch bảo vệ Nhiệm vụ của mạch bảo vệ: là bảo vệ transistor công suất nguồn không bị hỏng khi phụ tải bị chập - 33 - R1 1k T3 C1 1uF Q1 NPN Q2 NPN L2 R3 1k R2 1k 1uH C2 1uF + 300vDC Hình 3.6: Mạch bảo vệ Mạch bảo vệ transistor công suất nguồn khi nguồn bị chập phụ tải. Nguyên lý làm việc của mạch điện: Khi phụ tải bị chập, dòng điện qua transistor công suất tăng cao và làm transistor bị hỏng. Từ chân E transistor công suất người ta đấu thêm điện trở R3 để lấy ra sụt áp Ubv, sụt áp này được đưa vào chân B transistor bảo vệ Q2, transistor bảo vệ đấu giữa E transistor công suất xuống mass. Khi phụ tải của nguồn bị chập dẫn đến dòng qua transistor công suất Q1 tăng, sụt áp Ubv tăng, khi Ubv ≥ 0,6 V thì transistor Q2 dẫn làm mất dao động đưa vào Q1 làm cho Q1 tạm thời ngưng dẫn. Khi Q1 ngưng dẫn => áp bảo vệ không còn và Q1 làm dao động trở lại => sau đó lại ngắt bởi mạch bảo vệ => quá trình lặp đi lặp lại trở thành tự kích => transistor báo nguồn chớp nháy liên tục. 3. Các dạng khống chế dùng xung ngắt mở 3.1. Khống chế ngắt mở bằng Rơle Hình 3.7: Khi mới cấp điện cho máy nguồn cấp trước tạo ra điện áp + 5V đưa đến khối vi xử lý, khối vi xử lý sẵn sàng làm việc. Đồng thời nguồn +12V cũng được đưa đến cấp cho Rơle. Nhưng lúc đó Q khoá - Rơle không có dòng qua, tiếp điểm của Rơle hở khối nguồn ổn áp chính chưa được cấp nguồn AC. Toàn máy ở trạng thái chờ. - 34 - + Khi bấm P.ON thì chân B của Q ra ở mức cao Q dẫn có dòng qua Rơle, tiếp điểm đóng, nguồn ổn áp làm việc có điện áp cấp cho các khối trong toàn máy. * Mạch Standby Tivi Hitachi C15 - B32 (100V) Hình 3.8: 3.2. Mạch Standby đóng mở nguồn cấp cho các khối H.osc, H.drive, H.out Hình 3.9: Khi mới đóng nguồn, bộ nguồn ổn áp làm việc có nguồn + 5V cấp cho vi xử lý, tại đầu ra của nguồn ổn áp cũng có các nguồn +110V, +12V nhưng chưa đựơc cấp cho H.OSC và H.out Khi bấm P.ON lệnh P.ON từ vi xử lý làm đóng các công tắc (SW) tương - 35 - ứng có nguồn +110V, +12V cấp cho H.out và H.osc lúc này toàn máy làm việc. * Nguồn standby SAMSUNG - CN 3326 Hình 3.10: Tương tự như các mạch điện trình bày ở trên, bộ VXL cũng được cấp một điện áp+5 Vol gọi là điện áp (AT). Bộ VXL sẽ sẵn sàng hoạt động, khi người sử dụng tác động vào phím POWER thì chân 20 của bộ VXL sẽ cho ra +5 vol làm cho Q115 bão hoà Q116 bão hoà bộ dao động ngang được cấp +11Vol nó sẽ dao động tạo ra xung hàng ngang có xung hàng ngang cấp cho biến áp FBT toàn máy hoạt động. 3.3. Mạch standby khống chế xung ngắt mở điều khiển transistor Switching. Mạch điện mô tả một mạch nguồn Standby khống bởi TZT công xuất ngang (Hout). Mạch điện được khống chế bởi tín hiệu điều khiển bởi bộ VXL, thông qua một chuyển mạch điện tử (SW) để khống chế TZT Hout đóng mở theo yêu cầu của người sử dụng. Mạch standby khống chế xung dao động ngang cấp cho tầng lái ngang (H.Drive). Mô hình này thường được dùng trên máy SONY đời mới, Máy SHARP.... Khi ở chế độ chờ (standby), vi xử lý điều khiển SW đóng. Transistor H.Drive không làm việc, tầng H.out không làm việc, Tivi ở trạng thái chờ. Khi bấm P.ON, vi xử lý điều khiển SW hở, H drive làm việc, H out làm việc bình thường, biến áp FBT sẽ cấp HV và các điện áp khác cho máy để máy hoạt động bình thường. - 36 - B + FBT H.OUT PM Sw VXL Hình 3.12: Hình 3.11 ở chế độ chờ (P.OFF) chân 6 của IC vi xử lý ở mức “1” Q004 dẫn bão hòa, tín hiệu H.osc bị chập mass H.out không làm việc. Chế độ P.on chân 6 ở mức “0”, Q004 khoá, Q801 làm việc bình thường H.out làm việc có HV và các điện áp khác. Máy làm việc bình thường. - 37 - * Một số mạch ổn áp bù trong Tivi Mạch nguồn ổn áp Tivi Panacolor TH18 (nội địa 100V AC) Mạch nguồn ổn áp Tivi NEC 19R-N10 Phần tử công suất được lắp theo kiểu Darlington (1SD1208FA) các phần tử tạo điện áp chuẩn, điện áp lấy mẫu dùng IC S1855FA. Hình 3.13: - 38 - 4. Các nguyên nhân và hiện tượng thường hư hỏng trong mạch nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở Hiện tượng1: Khi bật công tác nguồn, không hình, không tiếng, màn hình tối đen, đèn chỉ thị nguồn cũng không sáng, chứng tỏ khối nguồn đã hỏng. Nguyên nhân: Nếu bật công tắc cầu chì đứt nguyên nhân có thể do - Cháy biến áp nguồn - Hỏng các Diode của mạch chỉnh lưu - Hỏng các tụ lọc nguồn - Tiếp giáp C – E của transistor ổn áp nguồn bị chập. Hình 3.15: Máy không màn sáng, không hình, không vào điện Nếu đóng điện cầu chì không đứt nhưng đèn chỉ thị nguồn không báo, chứng tỏ khối nghịch lưu (dao động nghẹt) bị hỏng. 5. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa mạch nguồn ổn áp dùng xung ngắt mở Nếu bật công tắc cầu chì đứt ra cần tiến hành các bước kiểm tra sửa chữa như sau: - Kiểm tra biến áp nguồn: Đặt đồng hồ thang x1Ω và đo vào hai đầu phích cắm điện AC, nếu kim đồng hồ không lên => là biến áp nguồn bị cháy quấn lại hoặc thay thế, nếu lên vài chục ohm là biến áp bình thường. Hình 3.14: - 39 - - Kiểm tra các phần tử lọc nhiễu 50Hz có bị chập không. - Kiểm tra các Diode của mạch chỉnh lưu. - Kiểm tra tụ lọc một chiều có bị thủng không. - Kiểm tra tiếp giáp C - E của transistor ổn áp có bị chập không. Nếu đóng điện cầu chì không đứt nhưng đèn chỉ thị nguồn không báo, chứng tỏ khối nghịch lưu (dao động nghẹt) chưa làm việc cần kiểm tra tiếp giáp C -E của transistor ổn áp xem có bị hỏng không. Hiện tượng 2: Hình ảnh bị uốn éo, có tiếng ù ở loa. Nguyên nhân: Bản chất của hiện tượng trên là do điện áp cung cấp cho máy bị nhiễm xoay chiều 50Hz vì vậy nguyên nhân là: - Hỏng tụ lọc nguồn chính - Hỏng một trong các Diode chỉnh lưu cầu - Kiểm tra cầu Diode, nếu cầu Diode bình thường thì so sụt áp trên 4 Diode phải bằng nhau, nếu điện áp này lệch là có 1 hoặc 2 trong số 4 Diode bị hỏng. - Kiểm tra lọc nguồn bị khô hay không. Chú ý: khi kiểm tra sửa chữa mạch nguồn ổn áp xung có cấp điện cần phải gắn tải giả. Yêu cầu về học tập cá nhân Ôn tập các kiến thức đã học về - Khái niệm về mạch ổn áp xung - Các mạch cơ bản của nguồn ổn áp xung. - Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của mạch ổn áp xung. HỌC TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH THEO NHÓM BẢO VỆ Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hỏng hóc của các mạch nguồn ổn áp xung. Thực hành tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người Thảo luận nhóm về Phân tích nguyên lý hoạt động mạch nguồn ổn áp xung sử dụng mạch hồi tiếp quang. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để giáo viên đánh giá. Câu hỏi và bài tập. Câu 1: Nêu ưu, nhược điểm của mạch ổn áp xung dùng mạch hồi tiếp trực tiếp với mạch hồi tiếp so quang. Câu 2: Vẽ và phân tích nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp xung dùng mạch hồi tiếp so quang. - 40 - BÀI 4: MẠCH ĐIỆN KHỐI VI XỬ LÝ Mục tiêu của bài: - Trình bày đúng sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của mạch điện khối vi xử lý; - Xác định được các lệnh điều khiển ở đầu vào và đầu ra của mạch vi xử lý; - Phân biệt được mạch vi xử lý có đầu ra điều chỉnh bằng điện thế với mạch vi xử lý có đầu ra điều khiển bằng Data, Clock; - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch điện khối vi xử lý. 1. Sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của mạch điện khối vi xử lý 1.1. Sơ đồ khối Hình 4.1. 1.2. Nhiệm vụ của các khối. - Ma trận bàn phím: nhận tín hiệu theo yêu cầu người sử dụng, giải mã bàn phím đến vi xử lý. - Bộ nhớ ROM: Bộ nhớ chỉ đọc các chức năng đã được ghi trong IC ra, người sử dụng không ghi được vào, các chức năng này do nhà sản xuất thiết kế. - Bộ nhớ RAM (RAM – DRAM) là các bộ nhớ có thể chiết xuất được, người sử dụng có thể ghi chương trình hoặc đặt vào và gọi ra được. - Vi sử lý cần có thạch anh dao động có thể sử dụng bởi các Bus điều chỉnh từ ma trận bàn phím đến hoặc nhân từ điều khiển từ xa đưa ra các lệnh điều khiển tới các khối. - Bộ nhớ trạng thái: nhớ các trạng thái điện áp và dòng điện. 2. Các lệnh điều khiển ở đầu vào và đầu ra của mạch vi xử lý Nhiệm vụ chính của vi xử lý là tạo ra các lệnh đều khiển, điều khiển các hoạt động của máy như: - 41 - + Điều khiển tắt mở cao áp. + Điều khiển tăng giảm độ sáng, độ tương phản, âm lượng, chuyển hệ màu, hệ tiếng. + Điều khiển dò kênh và nhớ kênh + Điều khiển tạo hiển thị trên màn hình. Hình 4.2. 3. Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý có đầu ra điều khiển bằng điện áp Mạch vi xử lý có đầu ra điều khiển bằng điện áp là các mạch có các lệnh ra là điện áp dạng Analog nghĩa là điện áp thay đổi từ 0v đến 5V hoặc điện áp trạng thái 0V và 5v, trong IC này khi đưa ra các lệnh chúng đã được đổi từ dạng số Digital thành dạng Analog thông qua mạch D- A Converter trong IC xi xử lý. Hình 4.3. Volume Audio Mute Brightness Contrast Colour Tint BH BU BL VT N/P/S 6,5/5,0/5,5/4,5 AV/TV ON/OFF R G B IC Memory Remote Control OSC - 42 - 4. Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý điều khiển bằng DATA/CLOCK Đây là mạch vi xử lý trong các máy hiện nay, mạch vi xử lý này không đưa ra các lệnh thông thường mà chỉ đưa ra hai đường tín hiệu số Data và Clock, hai tín hiệu số này sẽ đi tới các IC chức năng và tại IC chức năng sẽ thiết kế các mạch đổi D- A Converter để đổi các tín hiệu số này thành các lệnh điện áp Analog, với cách thiết kế này sẽ làm cho số lượng mạch in trên vủ máy giảm đi đến mức tối thiểu, ngoài ra người ta có thể tăng số lượng giữa các lệnh lên tuỳ ý để thay thế các chức năng chỉnh phụ, do đó trong máy có ráp IC vi xử lý này sẽ không còn xuất hiện các biến trở nữa, việc cân chỉnh như cân bằng trắng, chính AGC, chỉnh chiều cao hình ... ta phải thực hiện bằng phương pháp chỉnh Serevice. - Lưu ý: Một số lệch như lệnh Power, lệnh AV vẫn có thể ra trực tiếp từ IC vi xử lý. 5. Hiện tượng, nguyên nhân và những hư hỏng chính của mạch điện vi xử lý Hiện tượng1: Biểu hiện của vi xử lý không hoạt động là có đèn báo nguồn không lên màn sáng, vì khi mạch vi xử lý hỏng sẽ không có lệnh Power cấp cho mạch công tắc để cấp nguồn cho mạch dao động ngang hoạt động. Hiện tượng 2: Có màn sáng nhưng không hình, không có hiển thị. Trường hợp hỏng mạch vi xử lý mà vẫn có màn sáng là do các máy có lệnh Power = 0V tương ứng với mở cho máy chạy, ở các máy này khi hỏng vi xử lý thì thưòng vẫn lên màn sáng nhưng không có hình và không có hiển thị, - 43 - bấm các phím trên mặt trước máy không có tác dụng. * Nguyên nhân dẫn đến vi xử lý không hoạt động: - Mất điện áp Vcc 5V hoặc điện áp này giảm < 4,5V - Lỏng chân thạch anh dao động hoặc chân thạch anh bám bụi ẩm ướt. - Mất xung Reset khi mới bật nguồn, xung reset có thời gian tồn tại rất ngắn và ta không đo được. - Bị dò hoặc bị chập các phím bấm trước mặt máy. - Hỏng IC vi xử lý 6. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa 6.1. Kiểm tra nguồn cung cấp cho IC VXL Thường là nguồn +5V DC đã được ổn áp. Nguồn này có thể được tạo ra bởi nhiều cách: + Thông qua hệ thống điện trở. + Thông qua biến áp cấp trước (thường trong máy thu hình màu nội địa). + Thông qua biến áp xung. 6.2. Kiểm tra dao động tạo xung nhịp Trong máy thu hình màu tồn tại hai loại xung nhịp: + Xung nhịp cấp cho hệ thống VXL thường do thạch anh tạo ra + Xung nhịp cấp cho mạch hiển thị thường do mạch dao động LC tạo ra. Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện áp AC (x2.5) đo tại hai chân thạch anh hoặc mạch dao động LC ta được giá trị điện áp dao động từ 0.2V đến 0.5V Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo đện áp DC (x2.5) đo điện áp tại hai chân thạch anh hoặc hai chân cuộn dây ta được giá trị điện áp khoảng 0.6V đến 0.7V. Kiểm tra tín hiệu Reset. Tín hiệu Reset cấp cho khối VXL thường là điện áp +5V, khi mới được cấp nguồn tín hiệu này đột biến xuống mức thấp đặt lại trạng thái của VXL. Mạch Reset hỏng sẽ gây ra hiện tượng các phím chức năng bị tê liệt. 6.3. Kiểm tra hệ thống phím lệnh Thông thường hệ thống phím lệnh đựơc dùng dưới dạng cầu phân áp. - Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở (x1, 10) để kiểm tra các phím lệnh. - Dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện áp DC (10V) đo tại ngõ vào của hệ thống phím bấm và bấm các phím lệnh nếu kim đồng hồ lên Vol tương ứng với phím kênh tương ứng thì hệ thống phím lệnh tốt. 6.4. Kiểm tra tín hiệu điều khiển xa Để đồng hồ thang đo điện áp DC (10V) để phát hiện tín hiệu hồng ngoại từ bộ điều khiển xa bằng cách đặt que đo vào chân IR vào của IC và bấm điều khiển xa điện áp tại chân này dao động từ 2,2V xuống 1,8V tín hiệu điều khiển xa tốt. 6.5. Kiểm tra IC nhớ + Kiểm tra nguồn cấp cho IC nhớ. + Kiểm tra đường liên lạc giữa IC nhớ và IC VXL. + Hiện tượng xảy ra khi IC nhớ bị hỏng: - 44 - * Tất cả các chức năng trên IC VXL bị sai có thể gây sai tuyến tính, mất đài,.... - Nếu sau khi đó kiểm tra các điều kiện cho vi xử lý đã có mà vẫn không có lệnh Power xuất hiện thì ta phải thay thử IC vi xử lý. Yêu cầu về học tập cá nhân Vẽ và phân tích nguyên tắc hoạt động của các loại vi xử lý. HỌC TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH THEO NHÓM VỀ Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hỏng hóc của mạch vi xử lý. Thực hành tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người. Thảo luận nhóm về Cách nhận dạng mạch vi xử lý trong máy thu hình màu. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để giáo viên đánh giá. Câu hỏi và bài tập Câu 1: Mạch vi xử lý có chức năng gì trong máy thu hình màu? Câu 2: Trình bày các lệnh điều khiển ở đầu ra và đầu vào của mạch vi xử lý? - 45 - BÀI 5: MẠCH ĐIỆN KHỐI QUÉT NGANG Mục tiêu của bài: - Nhận biết đúng sơ đồ khối của mạch điện quét ngang trong máy thu hình màu; - Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của các khốí trong mạch điện quét ngang; - Phân tích được nguyên nhân, hiện tượng những hư hỏng trongmạch điện khối quét ngang; - Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng trong các mạch điện khối quét ngang dùng trong máy thu hình màu; - Cân chỉnh được mạch điện khối quét ngang. 1. Sơ đồ khối của mạch điện quét ngang trong máy thu hình màu Hình 5.1. 2. Chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối - Khối so pha AFC: là mạch tác động điều chỉnh tần số, tín hiệu đồng bộ ngang được so pha với tín hiệu dao động để lấy ra điện áp VAFC điều chỉnh mạch dao động ngang Hose dao động đúng tần số và pha của đài phát. - Dao động ngang Hose: là mạch dao động tạo tín hiệu ngang với : fH = 15750 Hz đối với hệ FCC và fH = 15625 Hz đối với hệ CCIR. - Lái ngang H.drive: Là tầng khuếch đại thúc cho tín hiệu ngang. - Khuếch đại công suất: Nâng dòng quét ngang lên cho đủ công suất để lái tia trong cuộn lệch đồng thời, nhờ sự xuất hiện của xung bay về trong thời gian quét ngược Transistor công suất ngang và cuộn Flyback còn được bao giao cho chức năng tạo ra HV và mọi nguồn áp cung cấp cho đèn hình và các nơi khác trong máy, mạch khuếch đại công suất ngang làm việc theo cơ chế ngắt mở. 2.1. Khối quét dòng. * Sơ đồ khối, nhiệm vụ Tạo xung quét dòng cung cấp cho cuộn lái tia quét dòng đồng bộ với máy phát. Tạo ra siêu cao áp (HV) từ 6Kv đến 30 KV, cung cấp cho Anode đèn hình và một số điện áp khác cung cấp cho một số khối trong TV. * Nhiệm vụ các khối - 46 - Mạch so pha(AFC): so sánh tần số và pha của xung đồng bộ từ đài phát gửi đến và xung quét dòng do máy thu tạo ra. Khi có sự sai lệch về pha bộ so pha tạo ra điện áp 1 chiều để điều khiển tần số và pha của mạch dao động dòng sao cho đồng bộ với máy phát. Thường dùng mạch so pha cân bằng, không cân bằng. Mạch dao động dòng: tạo ra dao động có tần số 15625 Hz hoặc 15750 Hz (tuỳ theo từng hệ) cung cấp cho tầng khuếch đại công suất. Tầng khuếch đại đệm (H.drive), đây là tầng khuếch đại trung gian giữa OSC và H.out nhằm cung cấp dòng đủ lớn cho tầng H.out Tầng khuếch đại công suất dòng (H.out): Tạo ra dòng lái tia có hình răng cưa có công suất đủ lớn cung cấp cho cuộn lái dòng.FBT ( flyback transformer): Tạo ra siêu cao áp và các điện áp khác cung cấp cho Tivi. Khác với tầng công suất mành, tầng công suất dòng làm việc với tần số cao nên điện dung ký sinh (điện dung lắp ráp, điện dung ra của các tầng khuếch đại, điện dung của vòng dây biến áp... ) ảnh hưởng tới dòng lái tia. Tần số dòng lớn nên tổn hao trong lõi biến áp ra lớn do vậy lõi biến áp dòng dùng vật liệu có tổn hao nhỏ (thường dùng lõi Ferit). Khi thực hiện quét ngược xung quét dòng có trị số lớn đồng thời tốc độ bay về cao do vậy sẽ hình thành một điện áp xung rất lớn ở mạch công xuất dòng và các bộ phận xung quanh. Làm cho transistor công suất dòng và các linh kiện ở tầng ra chịu điện áp lớn.Cuộn lái dòng mang tính điện cảm nhiều hơn so với cuộn lái mành. * Mạch dao động dòng (H.osc) Mạch dao động dòng khác với mạch dao động mành ở chỗ: Tần số dao động cao hơn. Chịu sự khống chế của tầng so pha để điều chỉnh tần số dao động Không cần tạo ra xung răng cưa Các máy thu hình hiện nay thường dùng mạch dao động RC hoặc dao động thạch rồi thực hiện chia tần. * Mạch dao động ngang loại RC Loại mạch này có tần số dao động được quyết định bởi giá trị RC đấu bên ngoài. Thường dùng các IC LA7800, AN 5435 ...... thường được sử dụng trong các TV màu đời cũ CE và RE quyết định tần số mạch dao động VR điều chỉnh tần số dao động Điện áp từ mạch so pha (UAFC) được đưa đến cực EQ4 để điều chỉnh tần số dao động - 47 - Hình 5.2 Nguyên lý làm việc: Khi mới cấp nguồn tụ CE nạp điện qua R1, điện áp trên cực B của Q1 bắt đầu tăng, Q1 dẫn , Q2, Q3 dẫn làm cho Q1 dẫn mạnh hơn, Q4 dẫn bão hoà. Khi Q4 dẫn bão hoà tụ CE phóng điện qua Q4, RE , VR điện áp trên cực B của Q1 bắt đầu giảm cho đến khi UBEQ1 < 0,6v Q1 khoá .. quá trình cứ như vậy tiếp tục. Một điện áp DC từ mạch so pha đưa đến cực E của Q4 để ấn định mức diện áp DC khi tụ xả do vậy điều khiển tần số dao động ngang - 48 - * Mạch dao động dùng IC LA 7800 Tín hiệu Video đưa đến chân 16 qua mạch Sync sep. tách lấy xung đồng bộ dòng để đưa vào mạch so pha (AFC) Tín hiệu quét dòng từ FBT được đưa đến chân 1 đưa vào mạch so pha. Tín hiệu đầu ra mạch so pha khống chế mạch dao động RC Hình 5.3 Hình 5.4. - 49 - Mạch RC gồm có C7, R7, R6, R5, R4, R3, hình thành thời hằng RC quyết định tần số dao động. *Mạch dao động 32FH Đây là mạch dao động thông dụng trong các TV màu hiện nay Mạch dao động thạch anh tạo ra dao động tần số 32FH Đối với hệ NTSC FH = 15,734 Hz nên 32FH = 503,448 KHz (dùng thạchanh 503,5KHz - trên thạch anh ký hiệu 503) Đối với hệ PAL FH = 15.625 Hz nên 32FH = 500 KHz (thường dùng thạch anh 500). Bạn đọc chú ý điều kiện này khi thực hiện gắn thêm hệ PAL vào các Tivi hệ NTSC hàng bãi của nhật tại thị trường Việt Nam. Để tạo ra tần số quét dòng ta lấy tần số dao động (503Khz) cho qua mạch chia tần (có hệ số chia 32) để đưa qua tầng H.drive. Lưu ý : trong một số máy có thể tạo ra tần số FH bằng cách lấy tần số dao động FSC có tần số là 3,58 Mhz hoặc 4,43MHz qua bộ chia. Ví dụ: Hệ NTSC FH = 3,58MHz / 227,5 Hệ PAL FH = 4,43MHz / 283,5 * Tầng đệm (H.Drive) Trong khối quét dòng phải dùng tầng đệm vì các lý do sau: Công suất ra của tầng dao động khoảng vài mW do đó không đủ để kích thích tầng khuếch đại công suất. Điện trở vào của tầng khuếch đại công suất có trị số nhỏ nếu nối trực tiếp tầng dao động với tầng khuếch đại công suất sẽ làm cho tầng dao động bị quá tải, tần số dao động có thể bị sai lệch. Vì những lý do trên giữa tầng dao động dòng và tầng khuếch đại công suất thường có tầng đệm. Ngoài các nhiệm vụ đã nêu tầng khuếch đại đệm (Bufer) còn có nhiệm vụ tạo ra xung có độ rộng và hình dạng cần thiết trước khi đưa đến tầng khuếch đại công suất. Tầng khuếch đại đệm thường ghép biến áp với tầng khuếch đại công suất. Mạch H. drive Mạch H.drive có dạng cơ bản như sau: Hình 5.5. - 50 - Hình 5.6. Tín hiệu H.osc từ mạch osc đưa đến qua cầu phân áp R1,R2 đưa đến cực B của transistor drive Transistor lái dòng hoạt động với công suất nhỏ, hệ số khuếch đại không cao, thường dùng loại npn Nguồn cung cấp thường từ +9v, +12v (có thể được cấp trực tiếp hoặc từ nguồn +110v qua điện trở hạ áp). Trong các mạch lái dòng thường có tụ C (mắc song song với cực C) vì lý do sau: Khi Q khoá điện dung ký sinh CCE sẽ ảnh hưởng đến dạng sóng ra gây nên các hài bậc cao của tín hiệu từ tụ C có tác dụng lọc các thành phần hài bậc cao này. * Tầng khuếch đại công suất dòng ( H.out). Tầng H.out có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu quét dòng có công suất đủ lớn cung cấp cho cuộn lái dòng. Đồng thời còn tạo ra điện áp HV và các điện áp khác cấp cho các điện cực của đèn hình và các khối trong máy thu hình. Tải của tầng khuếch đại công suất dòng là cuộn lái dòng, do làm việc ở tần số cao nên điện dung tiêu tán trên cuộn lái là đáng kể. Tầng khuếch đại công suất vừa làm nhiệm vụ khuếch đại công suất tín hiệu quét dòng vừa làm nhiệm vụ tạo xung răng cưa để cung cấp cho cuộn quét dòng. Mạch điện tầng khuếch đại công suất dòng Tầng H.out có sơ đồ cơ bản như sau: - 51 - C D(SW1) E Hình 5.7. TZT công suất dòng (HOUT) có điện áp chịu đựng cao và dòng IC lớn (thường dùng D1426, D1427, D1555, D1878........) Diode làm nhụt (Damper Diode) để tạo đường nạp cho tụ C ở bán kỳ âm Tụ C và Diode làm nhụt giới hạn đỉnh xung đặt lên transistor công suất Nguyên lý tạo dòng quét dạng răng cưa trên cuộn lái tia Giả sử cho sơ đồ mạch KĐCS dòng có dạng đơn giản như hình vẽ, transistor H.out(Q) và diode làm nhụt (D) tương đương với hai khoá K đấu song song với nhau (hình vẽ). Mạch tương đương. Hình 5.8. - 52 - Tại thời điểm t0 lúc này UV = 1 QON (đóng khoá K1), điện áp của nguồn được cấp cho cuộn LY và có dòng IL chảy qua cuộn L có chiều từ dưới lên trên và có biên độ tăng dần (ứng với thời gian quét thuận của tia điện tử). Tại thời điểm t1 lúc này UV =0 Q khoá (công tắc hở) cuộn dây LY phóng điện qua tụ C (đoạn từ T1 đến T2). Làm cho I L đi đến trạng thái = 0. Lúc này làm cho điện áp trên cuộn L đổi dấu. Và tiếp tục nạp cho tụ C . Tại thời điểm T = T3 bởi vì Diode D thông nên cuộn dây LY phóng điện qua Diode để trả lại năng lượng cho nguồn (đoạn t3 đến t4). Tại thời điểm t = T4 đầu vào lại xuất hiện xung FH , để tiến hành một quá trình thứ hai. Tóm lại:Thời gian quét dòng ngược do giá trị của điện cảm L và điện dung C quyết định. (dao động tự do). Tại thời điểm t1 và t3 đóng khoá K, sẽ tạo ra được xung răng cưa thích hợp. Trong thời gian quét ngược (5 ms) xuất hiện xung điện áp hình sin khá lớn khoảng 80 - 120 V áp vào transistor Q. Do vậy Q phải cho dòng qua lớn, chịu được điện áp cao. Thời gian từ t3 - t4 quá trình quét thuận. Nửa đầu quá trình quét thuận (từ t3¸ t4) do dao động tự do trong mạch LC tạo ra. Thể hiện trên màn hình, tia e quét từ mép trái đến giữa màn hình. Nửa sau của quá trình thuận từ t0 đến t1 lúc này Q thông dòng qua cuộn L tăng tuyến tính, thực hiện quét từ tâm màn hình ra mép bên phải màn hình. Trong thời gian quét ngược (T1 đến T3), biên độ dòng lớn và quét trong thời gian ngắn (tốc độ biến thiên nhanh) do vậy trên 2 đầu cuộn L xuất hiện xung điện áp ngược lớn (từ 80 đến 120V ) do vậy Q phải chịu đựng một điện áp ngược lớn. Sự khác nhau giữa quét dòng và quét mành. Bộ dao động quét mành tạo ra điện áp hình răng cưa để đưa sang tầng khuếch đại công suất mành. Bộ tạo sóng dòng chỉ tạo ra xung vuông để đưa đến khuếch đại công suất dòng. Điện áp răng cưa do tầng khuếch đại công suất tạo ra. Dao động mành Fv = 50 Hz Dao động dòng Fh = 15625 (15.750) Hz Công suất của quét dòng lớn (vài chục W) công suất mành nhỏ (vài W). Biên độ đỉnh của xung quét dòng lớn, xung quét mành nhỏ. Trong thực tế cuộn lái tia mắc với tầng ra qua tụ ghép tầng để loại trừ thành phần 1 chiều qua cuộn lái. Nếu không hình sẽ bị lệch tâm và giảm tuyến tính. Tác dụng của diode damper: trong nửa đầu của quá trình quét thuận sẽ - 53 - xuất hiện các nhiễu do dao động tự do của mạch LC tạo ra, (gọi là ringing) xuất hiện bên trái màn hình. Khi diode damper thông sẽ làm nhụt các dao động này, do đó khử được nhiễu. Hình 5.9. Biến thế cao áp (FBT- Flyback transformer) sự tạo thành điện áp HV Điện áp cung cấp cho Anốt của đèn hình phải đạt gía trị từ 6Kv đến vài chục Kv, cực G2 khoảng < = 500 Vol, cực G3 khoảng vài Kv.Ngoài ra còn cung cấp các điện áp khác :24v cho khối quét dọc 12v cho các mạch giải mã, dao động, âm thanh..... AC 6,3 v (25 Vpp) cho sợi nung CRT Vài trăm Vol cho tầng KĐCS sắc Xung AFC: cấp cho mạch so pha, giải mã màu, nguồn.. Do vậy ở tầng khuếch đại công suất dòng ngoài việc cung cấp năng lượng trực tiếp cho cuộn lái dòng còn phải cấp năng lượng cho biến thế cao áp (FBT - Flyback Transformer) để tạo ra các điện áp cần thiết. Sự tạo thành siêu cao áp HV. Trong thời gian quét ngược (đoạn từ T1 đếnt T3 hình 3. 3x) có thời gian tồn tại rất ngắn (5 ms) so với nửa thời gian quét thuận (là 29,5ms), tức là tốc độ biến đổi của dòng quét lớn gấp 6 lần thời gian quét thuận, như vậy điện áp ở cuộn sơ cấp biến áp dòng sẽ tăng lên quãng 6 lần. Ta lại biết điện áp tại cuộn dây sơ cấp là khoảng vài trăm vol khi quét thuận thì bây giờ sẽ là khoảng 1200vol. Bằng cách quấn cuộn dây HV phù hợp ta sẽ được điện áp HV vào quãng từ 6Kv đến 25 Kv để cung cấp cho Anode đèn CRT. Để tạo thành các điện áp khác được lấy ra trên các cuộn sơ cấp của FBT. Mạch điện tầng H.out đầy đủ Ringing B+ Q D C - 54 - Nguồn B+ được cung cấp trực tiếp từ khối nguồn thông qua cuộn sơ cấp trong trường hợp này B+ thường có giá trị +115v đến +140v Cấp nguồn dùng mạch boost up (điện áp tăng cường) - trong trường hợp này điện áp B+ thường từ +90v đến +95v Hình 5.11. Nguyên lý boost up như sau: Khi mạch H.out làm việc, cuộn 1-2 có S.đ.đ cảm ứng, S.đ.đ này được chỉnh lưu bởi Diode D1 và nạp điện cho tụ C2. Do vậy điện áp cấp cho cực C của Q có giá trị bằng : Voltage 1 + H.T Vcc L C2 D1 2 B+ Q C1 D2 F.B.T B+ 115V-->140V - 55 - Mạch ABL Mạch ABL là mạch tự động giới hạn độ sáng của đèn hình. Trong các trường hợp gặp phải tín hiệu quá mạnh như sấm sét, hoặc do các bộ phận đánh lửa để gần Tivi lúc này có thể sẽ làm quá tải đèn hình bởi vì nó quá sáng. Một mạch điện dạng nguyên lý sau đây sẽ giải quyết hiện tượng này: Điều kiện bình thường Q2 khoá nên Q1 làm việc bình thường (Đèn sáng bình thường). Gặp trường hợp bất bình thường tức là Q1 dẫn mạnh làm cho điện thế Ktốt của đèn hình giảm mạnh, dẫn đến dòng tia trong đèn hình tăng cao hơn mức bình thường, có thể dẫn tới hỏng đèn. Lúc ấy dòng tia từ Cathode chảy qua HV qua D1 qua cuộn 4,3 của FBT qua R7 qua R6 qua VR1 qua L1, D2 xuống Mass. Điện áp âm rơi trên VR1 làm cho Q2 bão hoà Một điện thế +24 vol từ D2 đưa đến cực E của Q1 làm cho Q1 khoá lại VCQ1 tăng cao điện thế của Cathode đèn hình tăng cao làm cho dòng tia trong đèn hình giảm xuống đến mức bình thường. * Phân tích mạch quét dòng trên TV màu Mạch quét dòng trên TV sony KV-J21MF1, KV-J21TF8 ........ (Sử dụng sơ đồ) 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa trong mạch điện khối quét ngang Hiện tượng 1: Máy có đèn báo nguồn nhưng màn hình tối Hình 5.13: Máy có đèn báo nguồn nhưng màn hình tối, không có tiếng Hình 5.12. - 56 - * Nguyên nhân: Khi khối quét ngang không hoạt động sẽ dẫn đến mất điện áp cung cấp cho đèn hình và hầu hết các khối tín hiệu trong máy do đó màn hình sẽ mất ánh sáng, nhưng vì khối nguồn vẫn hoạt động vì vậy đèn báo nguồn vẫn có. Khối quét ngang không hoạt động, máy có đèn báo nguồn nhưng không có màn sáng, không có tiếng. * Phương pháp kiểm tra: - Kiểm tra Transistor công suất ngang. - Kiểm tra mạch bảo vệ trên đường B+. - Kiểm tra kỹ tụ gốm đấu song song với chân C sò ngang, nếu bị chập ta cần phải thay tụ khác có cùng trị số điện dung và điện áp. - Tạm thời chưa lắp sò ngang, cấp nguồn và kiểm tra điện áp B+ đã có chưa, nếu chưa có cần kiểm tra khối nguồn. - Nếu đã có B+ thì lắp sò ngang mới và cho máy chạy. - Nếu quét ngang chưa chạy cần kiểm tra IC dao động. - Nếu nghe có tiếng đánh lửa trên cao áp cần tháo cao áp ra để sửa lại. - Kiểm tra kỹ tụ gốm đấu ngay chân C sò ngang, nếu bị chập ra cần phải thay tụ khác có cùng trị số điện dung và điện áp. Hiện tượng 2:Màn hình tối đèn báo nguồn chớp sáng liên tục. Trong một số trường hợp máy bị chập cao áp hoặc chập cuộn lái tia => dẫn đến sò ngang bị chập => dẫn đến nguồn bị chập phụ tải, nếu là nguồn không cách ly thì kéo theo bị chập IC công suất nguồn, nếu là nguồn cách ly thì làm cho nguồn bị tự kích, đèn báo nguồn chớp sáng liên tục và không có màn sáng. Máy bị hỏng cao áp hoặc lái tia dẫn đến chập sò ngang làm cho nguồn bị tự kích, đèn báo nguồn chớp sáng liên tiếp. Hình 5.14: Máy có đèn báo nguồn chớp liên tục nhưng màn hình tối, không Hiện tượng 3: Máy chỉ có một đường sáng thẳng đứng. Nguyên nhân: Mất xung điện quét ngang Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra đường dẫn xung quét ra cuộn lái tia, kiểm tra đường mạch in, jass cắm và kiểm tra xem tụ xuất có bị khô hay bị bong mối hàn. Hiện tượng 4: Màn hình nhiễu có nhiều chấm trắng Nguyên nhân: Do cao áp bị đánh lửa. - 57 - Kiểm tra tiếp xúc cao áp, có thể núm cao áp đèn hình bị đánh lửa. Hiện tượng 5: hình ảnh bị đổ hình sọc dưa Hình 5.15: Hình ảnh bị đổ hình sọc dưa do mất đồng bộ dòng Nguyên nhân : Hiện tượng trên là dao động dòng có thể do hỏng Hỏng mạch so pha Mất xung đồng bộ H.syn từ mạch tách xung đồng bộ đưa sang mạch so pha Mất xung AFC từ cao áp đưa về so pha Chỉnh sai núm H.Hold Kiểm tra: Chỉnh lại triết áp H.Hold ( triết áp chỉnh dao động dòng ) Kiểm tra các linh kiện trong mạch so pha R1, R2, D1, C1 Kiểm tra mạch cung cấp xung đồng bộ H.syn Kiểm tra tụ, trở dẫn xung dòng AFC về mạch so pha o sai tần.......... Thảo luận nhóm về: Cách nhận dạng các khối chức năng của khối mạch điện quét ngang. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để giáo viên đánh giá. HỌC TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH THEO NHÓM VỀ. - Cách nhận dạng mạch điện khối quét ngang trong máy thu hình màu. - Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hỏng hóc của mạch điện khối quét ngang. - 58 - BÀI 6: MẠCH ĐIỆN KHỐI QUÉT DỌC Mục tiêu của bài: - Trình bày đúng sơ đồ khối của mạch điện quét dọc trong máy thu hình màu; - Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của mạch điện quét dọc trong máy thu hình màu; - Phân tích đúng các nguyên nhân hư hỏng trong mạch điện quét dọc của máy thu hình màu; - Chuẩn đoán, kiểm tra, và sửa chữa được những hư hỏng trong mạch điện quét dọc của máy thu hình màu; - Cân chỉnh đúng mạch điện quét dọc của máy thu hình màu. 1. Sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối trong mạch điện quét dọc của máy thu hình màu 1.1. Nhiệm vụ, sơ đồ khối Khối quét mành có nhiệm vụ tạo xung quét mành hoạt động đồng bộ với máy phát cung cấp cho cuộn lái tia quét mành (cuộn lái dọc Vertical Joker) một điện thế xung khoảng 200Vol PP. Tầng dao động mành: tạo ra xung chữ nhật có tần số 50 Hz cho OIRT và 60Hz cho FCC, được đồng bộ bởi xung đồng bộ mành Thường dùng dao động nghẹt (Blocking), đa hài, dao động RC, dao động thạch anh.... (hiện nay các mạch dao động đa hài, blocking ít dùng) Yêu cầu đối với mạch dao động mành Xung ra có biên độ lớn và độ tuyến tính (Verline) cao. Thời gian quét mành ngược phải đúng quy định. Tần số xung (50Hz ,60Hz) thật ổn định. Đồng bộ chắc chắn, chống nhiễu tốt Tầng tạo xung răng cưa tạo ra xung răng cưa có độ tuyến tính cao cung cấp cho tầng khuếch đại công suất (hoặc tầng KĐ đệm) Tầng khuếch đại đệm: khuếch đại xung quét mành đủ lớn để kích thích cho tầng KĐCS mành làm việc. Tầng khuếch đại công suất mành, khuếch đại xung quét mành có công suất đủ lớn để cung cấp cho cuộn lái dọc (Vertical Joker). Và có nhiệm vụ phối hợp trở kháng giữa tầng khuếch đại công suất mành và cuộn lái mành. Do làm việc ở tần số thấp nên điện dung ký sinh của cuộn lái dọc không ảnh hưởng đến dạng xung quét do vậy có thể tăng số vòng của cuộn lái tia - nên có thể giảm biên độ của xung làm lệch (Biên độ điện áp quét mành khoảng vài trăm VPP). Để tăng cường chất lượng hình ảnh, trong mạch quét mành thường có thêm các mạch sửa méo gối, mạch sửa tuyến tính. Cuộn lái mành (lái dọc Vertical -Yoker) bao gồm 2 cuộn dây mắc nối tiếp nhau nằm bên ngoài cổ đèn hình (giá trị ohm đo được trên cuộn V-Yoke khoảng 15-18 ohm) - 59 - 2. Một số mạch dao động dọc và tạo xung răng cưa Để tạo ra các tần số mành trong các TV màu thường dùng mạch dao động RC hoặc dao động thạch anh (qua bộ chia tần) 2.1. Mạch dao động dọc dạng RC Mạch dao động dọc RC thường được tích hợp trong IC và có sơ đồ khối như sau: Mạch tạo dao động (dùng IC-AN 5435) Để tiện phân tích, ta dùng mạch rời rạc để minh hoạ. Trong đó R1 C1: quyết định tần số dao động của mạch (R1 : 10K, C1:3,3) Khi mạch được cấp nguồn tụ C1 nạp điện, Q1 khoá do vậy Q2, Q3,Q4 khoá, cho đến khi UBQ1 đủ lớn Q1 bắt đầu dẫn làm cho Q2, Q3,Q4 dẫn làm cho Q1 càng dẫn mạnh.. .... Q2 dẫn bão hoà điện áp ra có mức cao. Khi Q4 bão hoà tụ C1 phóng điện qua Q4, UBQ1 giảm khi UBEQ1< 0,6V →Q1 khoá, Q2 Q3, Q4 khoá → điện áp ra mức thấp. Quá trình cứ tiếp tục như vậy, tại đầu ra có xung vuông. Xung đồng bộ dọc được đưa vào chân 14 để đồng bộ dao động dòng. Khi có xung đồng bộ dòng (mức H) Q1 khoá, tụ C1 được nạp, bắt đầu quá trình dao động. Dạng sóng tại các chân được minh hoạ như hình dưới đây. Hình 6.1. - 60 - Hình 6.2. 2.2. Mạch tạo sóng răng cưa Cực BQ1 nhận xung dao động dọc (xung vuông), trong khi đó cực BQ2 mắc với R2,C2. khi không có mức cao đưa vào cực BQ1 Q1 khoá, tụ C2 nạp điện Khi có xung mức cao, Q1 dẫn tụ C2 xả điện qua Q1,tại cực BQ1 có xung răng cưa qua Q3,Q4,Q5 khuếch đại và điều chỉnh độ tuyến tính đưa ra chân 9 . 2.3. Mạch dao động dọc dùng thạch anh Các bộ dao động dọc dùng trong TV màu hiện nay phổ biến là được định tần bằng thạch anh (Thạch anh thường dùng trong Tivi màu là loại 500K hoặc 503K, 4,43M, 3,58M , 4,5M, 6,5M, 5,5M......). Tần số của bộ dao động được định tần bằng thạch anh thường rất lớn và rất ổn định nó được thông qua bộ chia tần để tạo thành tần số quét dọc (và quét dòng). Sơ đồ khối mạch dao động dùng thạch anh được mô tả như hình vẽ sau đây: Hình 6.3. - 61 - 3. Mạch khuếch đại công suất dọc Mạch KĐCS dọc cấp dòng cho cuộn lái dọc để điều khiển tia điện tử quét trên màn hình theo chiều dọc. 3.1. Mạch KĐCS mành dùng transistor Q3 transistor lái (drive) Q4,Q5 - mạch KĐCS dọc Q1,Q2 - mạch pump - up C1 Tụ pump - up. Tín hiệu xung răng cưa được đưa đến đầu vào Q3 KĐ đệm sau đó đưa đến tầng KĐCS Q4,Q5 cấp cho cuộn V.YOKE qua C3,R7. Một đường tín hiệu từ đầu ra quay về qua C2,R2 đưa về mạch pump – up Mạch pump - up hoạt động như sau: Trong thời gian quét mành thuận Q1 tắt, Q2 dẫn => tụ C1 được nạp từ nguồn 24v => C1 GND. Tụ C1 có điện áp 24v. Trong thời gian quét ngược Q1 dẫn, Q2 khoá, D1 khoá điện áp tại điểm A là 48v. Như vậy điện áp ở đầu ra được tăng cường tia điện tử quay về điểm bắt đầu một cách tức thời. 3.2. Phân tích mạch KĐCS dọc dùng IC AN 5515 IC 5515 được dùng phổ biến trong một số TV màu như JVC, Panasonic, Samsung..... Tín hiệu dao động dọc đưa đến chân 4 Tín hiệu lấy ra ở chân 2 Tụ C2 - tụ Pump - up. Mạch hồi tiếp gồm Vr, R5,C4,R6,R7 lấy điện áp đầu ra đưa về mạch tạo xung răng cưa (V.ram) để điều chỉnh biên độ xung ra (V.hieght) - để điều chỉnh chiều cao của hình. Mạch hồi tiếp R4, C3 dùng điều chỉnh tuyến tính dọc ( V. line). Hình 6.4. - 62 - Hình 6.5. * Mạch quét dọc Tivi JVC-C140ME Mạch OSC dọc có cùng nguồn gốc với mạch dao động ngang, dùng thạch anh 500 KHz tạo ra tần số 500 KHz qua bộ chia (V. count down), sau đó đưa qua tầng tạo xung răng cưa (RAMP.GEN ). Tín hiệu răng cưa của IC -201 được lấy ra ở chân 13 đưa đến chân 4 của IC KĐCS ( AN 5515). Tín hiệu tại đầu ra được hồi tiếp về IC 201 để điều chỉnh biên độ xung ra và tuyến tính dọc.Ngoài ra còn có 2 mạch chức năng: Chuyển mạch thay đổi độ cao (V.SIZE - SW ): Khi ở hệ PAL/SECAM cực BQ401 mức thấp Q401 tắt , Q402 tắt +12v không được đưa vào chân 14 (IC 201) hình bình thường (phù hợp với hệ PAL/SECAM) Khi thu hệ NTSC (425 dòng) nếu không có tác động chiều cao hình sẽ bị co lại. Tuy nhiên lúc đó Chân BQ401 ở mức cao Q401, Q402 dẫn có điện áp +12v đưa vào chân 14 chiều cao hình sẽ được bung ra bình thường . Khoá Service: Khoá này có tác dụng tạo lằn sáng nằm ngang giữa màn hình phục vụ cho mục đích cân bằng trắng. Khi bật về vị trí S Q208 dẫn tín hiệu răng cưa từ IC 201 bị nối mass  - 63 - điều kiện cho việc điều chỉnh cân bằng trắng. * Các loại IC công suất dọc IC công suất dọc dùng nguồn đơn 24V + Đặc điểm của mạch công suất dọc dùng IC 24v. - Có một đường lái tia, điện áp chỉ lái tia có 12V DC. - Chỉ có một đường tín hiệu dao động tới. - Có tụ điện và điện trở thoát lái tia (C2, R1) - Có mạch hồi tiếp sửa méo tuyến tính hồi tiếp từ sau lái tia về tầng tiền khuếch đại. IC công suất dọc dùng nguồn kép 12V và 46V Đặc điểm của mạch công suất dọc dùng IC kép 12V và 46V - IC có nguồn kép 12V & 46V không có mạch sửa méo tuyến tính, quá trình sửa méo được thực hiện từ mạch dao động. - Có hai đường tín hiệu dao động đi tới IC công suất. - Có hai đường ra lái tia, điện áp DC ra lái đo được khoảng 6V DC 4. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa những hư hỏng của mạch điện quét dọc Hiện tượng 1: Màn hình chỉ có một đường sáng ngang. Nguyên nhân: do hỏng cuộn lái dọc, hỏng tụ xuất, hỏng IC công suất dọc và IC dao động dọc mất nguồn cung cấp cho IC dọc hoặc chân IC bị lỏng. Hình 6.7. - 64 - Hình 6.8: Màn hình chỉ có đường sáng ngang Phương pháp kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra nguội cuộn lái dọc - Kiểm tra tụ xuất dọc nếu mạch công suất dọc là nguồn đơn. - Kiểm tra jắc cắm cho cuộn lái tia và dây dẫn từ jắc cắm đến cuộn lái tia. - Hàn lại IC công suất dọc. - Kiểm tra nguồn cấp IC dao động dọc có bị mất không. - Kiểm tra IC công suất dọc có bị rò rỉ, nối tắc hay không (sờ tay thấy nóng, nguồn Vcc bị giảm mạnh) - Để thang x1Ω và đo giữa chân nguồn và chân xuất của IC công suất với mass nếu có điện trở = 0Ω là chập IC, nếu một chiều đo kim lên quá nửa thang đo, một chiều kim lên một chút là trở kháng bình thường. Hiện tượng 2: Màn hình bị méo tuyến tính Nguyên nhân: - Điện áp hồi tiếp về IC dao động bị sai, thường hay bị khô các tụ hồi tiếp, ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_may_thu_hinh_7458_1986976.pdf
Tài liệu liên quan