Luận văn Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta

Tài liệu Luận văn Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta: LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ... mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng nhận thức một cách t...

pdf79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con người là một chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên, con người và xã hội loài người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với môi trường tự nhiên. Môi trường sống vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi diễn ra các hoạt động như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ... mang tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói cách khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường đối với con người và xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng nhận thức một cách tự giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với cuộc sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con người - một cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn môi trường sống của mình. Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của mình theo hướng "thân thiện" môi trường... chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và mọi sự hối hận, tiếc nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng. Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng tốc", đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên, khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của các vấn đề môi trường biểu hiện khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình (chiếm diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có thể nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này, mà còn liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các vùng này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù hợp và những áp lực mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. ý thức, tư tưởng của người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn được gọi là ý thức sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử không còn phù hợp của con người đối với môi trường sống xung quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn, chừng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách mạng trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xuất phát từ giá trị vô cùng to lớn của môi trường đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề chung của toàn cầu và là khẩu hiệu hành động của thời đại. Chính vì vậy, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học ở các cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhiều tổ chức, các công ước quốc tế, nghị định thư và chương trình nghiên cứu môi trường được xây dựng, triển khai hoạt động. ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, nhất là kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường (năm 1993), hàng loạt văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này được ban hành và tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về môi trường được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1998 và nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia khác, các nhà khoa học và lãnh đạo Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường các địa phương đã phân tích khá chi tiết hiện trạng môi trường với những biểu hiện đa dạng của nó, đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa môi trường có thể xảy ra. Chỉ thị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1998 đã góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Ngoài ra, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về môi trường được đăng tải dưới các hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo... Có thể kể đến một số công trình của các tác giả sau: "Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp" của Phạm Thị Ngọc Trầm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; "Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội" của tập thể tác giả do Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; "Môi trường và ô nhiễm" của Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995; "Sinh thái và môi trường" của Nguyễn Văn Tuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997... Các công trình trực tiếp bàn đến những vấn đề môi trường của khu vực miền núi phía Bắc hầu như còn rất ít. Có thể nêu một số công trình của các tác giả sau: "Một số vấn đề văn hóa sinh thái ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của Trần Thị Hồng Loan, Tạp chí Triết học, số tháng 6/ 2002; các báo cáo khoa học của Hoàng Hữu Bình về "Các tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam với môi trường", của Lê Trọng Cúc về "Hiện trạng và giải pháp phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam", của Vương Duy Quang về "Quan hệ xã hội truyền thống của người H'Mông với vấn đề bảo vệ và phát triển vùng núi cao phía Bắc Việt Nam" (Được đăng tải trong "Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn quốc 1998", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999). Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến môi trường miền núi phía Bắc Việt Nam được tiếp cận và giải quyết dưới góc độ kinh tế - xã hội hơn là từ một góc độ có tính khái quát, toàn diện hơn, góc độ triết học - xã hội. Hơn nữa, một mảng rất quan trọng của vấn đề trên là ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc hiện nay như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu không... còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Có thể nói, mọi hậu quả về mặt môi trường sinh thái ngày nay, xét đến cùng, là do sự kém hiểu biết của con người gây ra. Từ đó suy ra, mọi sự cố gắng và nỗ lực của con người nhằm giải quyết vấn đề này chỉ đạt hiệu quả đích thực và thành công khi tất cả họ - không trừ một ai - thực sự có ý thức tham gia bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, góp phần vào việc giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở vùng núi phía Bắc từ khía cạnh xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc khu vực này là cần thiết. Đó cũng là lý do chủ yếu để chúng tôi chọn và triển khai đề tài này trong luận văn thạc sĩ triết học của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Từ bình diện triết học xã hội, luận văn làm rõ thực trạng ý thức của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản, có tính định hướng đối với việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân tộc ở vùng lãnh thổ này. - Nhiệm vụ: Với mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau: + Một là, dựa trên quan điểm mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, luận văn phân tích và làm rõ ý nghĩa, tính tất yếu của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. + Hai là, phân tích thực trạng ý thức của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó. + Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề xây dựng thức bảo vệ môi trường trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc vùng núi phía Bắc. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng về vấn đề môi trường sống; đồng thời có sự kế thừa kết quả nghiên cứu điều tra của các nhà khoa học đi trước có liên quan đến đề tài luận văn. - Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn, qua đó đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, đối chiếu, so sánh... trên cơ sở phép biện chứng duy vật. 6. Đóng góp mới của luận văn - Thông qua việc phân tích những vấn đề môi trường đặt ra, luận văn góp phần làm rõ thêm sự yếu kém trong ý thức của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đối với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. - Luận văn góp phần xác định và luận chứng một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương 6 tiết. Chương 1 Một số vấn đề lý luận về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường 1.1. Môi trường và vai trò của nó đối với cuộc sống của con người 1.1.1. Khái niệm về môi trường Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Những tình trạng đáng báo động như nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, suy giảm tính đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái... đang đe dọa trực tiếp sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường. Vậy, khái niệm môi trường là gì? Trước hết, cần phải khẳng định rằng, đây là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp. Chính vì vậy, tùy thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thể) với các điều kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất cả sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan. Môi trường hiểu theo nghĩa như vậy thường được gọi là môi trường toàn cầu, môi trường trái đất và những điều kiện bao quanh trái đất. Nó bao gồm khí quyển, thủy quyển và thạch quyển (địa quyển). Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần của thế giới vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn được gọi là sinh quyển. Môi trường sống bao gồm trong đó những điều kiện vô cơ và hữu cơ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể. Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Nó bao gồm sinh quyển và những điều kiện xã hội. Nói cách khác, đó là môi trường tự nhiên - xã hội, hay môi trường tự nhiên - người hóa, môi trường sinh thái nhân văn. Trên thực tế, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, cả trên thế giới và ngay tại Việt Nam, bàn đến các khía cạnh của vấn đề này và đề xuất những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm môi trường. Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa về khái niệm này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình. ở nước ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau, cũng đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này. Chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến cho rằng, đứng về mặt địa sinh học thì "môi trường là tất cả các yếu tố chung quanh, bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật". Song, tác giả của quan điểm trên cũng nhấn mạnh rằng, đối với "môi trường của con người" thì cần phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân tạo, những nhóm và những hội môi trường văn hóa... trong đó con người sống và khai thác bằng lao động của mình, những nguồn lợi tự nhiên và nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người [xem: 23, tr. 7]. Cũng có ý kiến cho rằng, môi trường là tất cả các yếu tố xung quanh gồm vô sinh, hữu sinh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người, đến sự tồn tại phát triển của các sinh vật sống. Môi trường bao gồm hai mặt: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội [xem: 46, tr. 142]. Tác giả khác, khi xác định nội dung của khái niệm môi trường, lại nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sinh vật sống trong môi trường đó. Theo ý kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả những gì ở xung quanh một đối tượng và có mối quan hệ nhất định với nó. Nếu đối tượng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trường là tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sự tồn tại của cơ thể đó. Ngược lại, cơ thể đó cũng luôn tác động trở lại đến môi trường. Vì vậy, cơ thể sống và môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất [xem: 13, tr. 240-245]. Một quan niệm khác cho rằng: "Môi trường là một tập hợp các điều kiện vật lý và sinh học bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế chính trị, đạo đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học" [42, tr. 16]. Dựa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học xã hội, theo chúng tôi, có thể định nghĩa khái niệm môi trường như sau: Môi trường là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao quanh một thực thể (sinh thể) hay một nhóm thực thể nào đó, giữa những điều kiện bao quanh và thực thể luôn tồn tại những mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm cả các điều kiện xã hội. Như vậy, nói đến bảo vệ môi trường là nói đến môi trường sinh thái nhân văn - môi trường sống của con người và xã hội loài người. Con người ở đây phải được hiểu trên cả hai mặt: là một thực thể tự nhiên có những nhu cầu sống như mọi sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà xã hội chính là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên. Tóm lại, có thể thấy rằng, khái niệm môi trường sống của con người và xã hội loài người rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên lẫn những điều kiện xã hội. Thực tế, con người - theo đúng nghĩa của từ này - không chỉ sống bằng những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế, còn tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ xã hội đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với phạm vi của một luận văn, vấn đề môi trường mà chúng tôi đề cập đến ở đây trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các điều kiện tự nhiên. Nói cách khác, với tư cách là một khái niệm công cụ, khái niệm môi trường được sử dụng trong luận văn chủ yếu theo nghĩa là môi trường tự nhiên. 1.1.2. Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người và xã hội loài người Như chúng ta đã biết, tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh thể không tách rời. Trong hệ thống đó, khó có thể xác định rằng yếu tố nào là quan trọng nhất. Trên thực tế, mỗi yếu tố đều có vị trí và vai trò nhất định. Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như của xã hội loài người. Trái lại, sự tác động của các yếu tố con người và xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự biến đổi, chiều hướng biến đổi (tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay không phù hợp với quy luật khách quan) của tự nhiên. Và do vậy, sự tác động của con người và xã hội đến tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát triển của chính bản thân mình. Có thể hiểu một cách khái quát rằng, "tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội" [39, tr. 68]. Đối với con người và xã hội loài người, môi trường tự nhiên có một giá trị vô cùng to lớn, không thể thay thế: Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, vừa là nơi con người lao động và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do sự lao động đó tạo nên. Theo sự phân tích, đánh giá của UNESCO, môi trường tự nhiên - đối với con người - có ba chức năng cơ bản: Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Thứ hai, nó là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Thứ ba, môi trường tự nhiên còn là nơi đồng hóa các chất thải do kết quả của các hoạt động đó [xem: 23, tr. 7]. Thực tế cho thấy, con người muốn tồn tại và phát triển không thể không cần đến những điều kiện cần thiết đối với sự sống như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn... Xã hội loài người cũng không thể phát triển nếu không có những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn nguyên vật liệu quan trọng khác. Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp cho con người tất cả những điều kiện vật chất cần thiết đó. Quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, do vậy, là "quan hệ máu thịt". Môi trường là cơ sở tự nhiên của đời sống con người, là tiền đề của nền sản xuất xã hội; mặc dù không giữ vai trò quyết định song nó có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển xã hội. Trong "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", khi đánh giá vị trí, vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển của con người và xã hội, C. Mác đã khẳng định: Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó hoạt động lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm. Giới tự nhiên cung cấp cho lao động tư liệu sinh hoạt theo nghĩa là không có vật để cho lao động tác động vào thì lao động không thể sống được; mặt khác, chính giới tự nhiên cũng cung cấp tư liệu sinh hoạt theo nghĩa hẹp hơn, nghĩa là cung cấp tư liệu để tồn tại về thể xác cho bản thân người công nhân [20, tr. 130]. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trong thời đại ngày nay đã mang lại cho con người những khả năng và sức mạnh to lớn, cho phép con người có thể tạo ra những vật liệu mới, mà nguyên liệu để sản xuất vốn không có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, xét đến cùng, những thành phần để tạo nên những vật liệu mới đó cũng không thể lấy từ đâu khác ngoài giới tự nhiên. Điều đó chứng minh rằng, tự nhiên luôn đóng vai trò là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Dẫu rằng khi xã hội loài người còn ở trong giai đoạn tiền sử, mông muội hay đã phát triển đến trình độ văn minh, hiện đại như ngày nay (và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa) thì vai trò đó của tự nhiên vẫn không thể thay thế, không bị mất đi. Như vậy, tự nhiên là môi trường sống không thể thay thế của con người và xã hội loài người - đó là điều chắc chắn và không có gì phải bàn cãi. Song, cần phải thấy là vai trò đó của tự nhiên có tính lịch sử cụ thể. Nghĩa là vai trò của tự nhiên không phải là bất biến trong mỗi giai đoạn, mỗi thời đại khác nhau của tiến trình lịch sử; trái lại, nó có thay đổi cùng với sự vận động, phát triển của xã hội loài người, trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn mà lực lượng sản xuất của xã hội còn lạc hậu, thấp kém..., giàu có và phong phú và đa dạng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản... có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí đóng vai trò hàng đầu đối với sự phát triển của xã hội. Song, kể từ khi xã hội loài người bước vào nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp, trong đó khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển và dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì sự phát triển của xã hội bắt đầu diễn ra theo một hướng mới, tiến bộ hơn. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, con người đã làm nên những điều kỳ diệu, biến cái tưởng chừng như không thể trở thành cái có thể. Sự phát triển của xã hội, do vậy, dường như ít phụ thuộc hơn vào sự giàu có hay nghèo nàn các nguồn tài nguyên. Thực tế cho thấy, nhiều nước công nghiệp như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Tây Âu, mặc dù rất nghèo tài nguyên và không có được những điều kiện tự nhiên thuận lợi khác, song, dựa vào nền khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, họ đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và trở thành nhóm nước đứng đầu thế giới về nhiều tiêu chí kinh tế - xã hội như mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người. Trái lại, có nhiều nước khác, tuy được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt như khoáng sản, khí hậu, vị trí địa lý... nhưng lại vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng, như vậy cũng không có nghĩa là vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội loài người đang bị thu hẹp dần. Thực ra, dù rằng xã hội có phát triển tới trình độ hiện đại đến đâu chăng nữa, con người cũng không thể tách khỏi tự nhiên, biệt lập với tự nhiên; không thể gạt tự nhiên đứng bên lề cuộc sống của mình. Trái lại, xã hội càng phát triển, con người càng cần đến tự nhiên, càng gắn bó với nó nhiều hơn. "Bởi lẽ, những thành phần vốn có của tự nhiên không những là những yếu tố cần thiết đối với sự sống của con người, mà còn là những nguồn tài lực vô cùng tận cho sự phát triển của xã hội, nếu như con người biết khai thác và sử dụng nó một cách khôn khéo, hợp lý" [39, tr. 72]. Tự nhiên vừa là nguồn cung cấp tài nguyên, vừa là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm cải biến những tài nguyên đó thành các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ sự tồn tại, phát triển của con người, xã hội. Như chúng ta đã biết, với các loài động vật khác chỉ biết lấy từ tự nhiên những sản phẩm có sẵn như một hành vi kiếm sống mang tính bản năng, tự nhiên. Trái lại, con người là một một sản phẩm hoàn thiện nhất của tự nhiên, là loại động vật cao cấp, có ý thức. Con người, như quan niệm của triết học mác-xít, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người không chỉ biết sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên như giai đoạn sơ khai trong lịch sử hình thành và phát triển, mà còn tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên vì những lợi ích của mình. Do vậy, tự nhiên còn là môi trường diễn ra các hoạt động sống của con người, trước hết là hoạt động lao động sản xuất, và nhờ vậy, con người duy trì được sự tồn tại, phát triển của chính bản thân mình. Tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, các yếu tố tự nhiên, con người và xã hội luôn liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Hoạt động của con người là một quá trình "trao đổi chất" thường xuyên giữa con người với tự nhiên. Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", C. Mác viết: Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên [20, tr. 135]. Thực tế cho thấy, kể từ bắt đầu lịch sử của mình và cho đến chừng nào còn tồn tại, xã hội loài người phải: Gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng và thông tin, nhờ có sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên. Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người đã nhận được các dòng vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường tự nhiên, biến đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu sống của mình, với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nền sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên, thông qua chu trình sinh học [39, tr. 72]. Thông qua quá trình sản xuất, con người đã tác động vào tự nhiên, khai thác và lấy đi từ tự nhiên những nguồn tài nguyên cần thiết, cải biến chúng phục vụ nhu cầu sống của bản thân mình cũng như sự phát triển của xã hội. Do vậy, sản xuất là một biểu hiện đặc trưng của mối liên hệ chặt chẽ giữa tự nhiên và xã hội. Trong sự tác động đó, lao động của con người, một mặt, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt con người với con vật, xã hội loài người với thế giới động vật; mặt khác, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên sự thống nhất, gắn kết hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Nhận xét về ý nghĩa của lao động - hành vi đầu tiên và quan trọng nhất của con người, C. Mác nhấn mạnh rằng: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên" [18, tr. 266]. Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng vật chất cho sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội, môi trường tự nhiên còn là không gian diễn ra các hoạt động sống quan trọng khác của con người như nghỉ ngơi, cảm nhận và hưởng thụ những giá trị văn hóa thẩm mỹ, những nét đẹp cũng như sự tinh tế của tạo hóa. Sống trong một môi trường tự nhiên hài hòa và đa dạng, con người sẽ có một đời sống tinh thần phong phú, trong sáng. Nó làm cho con người thấy cuộc sống có ý nghĩa và đáng yêu hơn. Trong quá trình trao đổi chất giữa con người và tự nhiên, con người không chỉ nhận từ tự nhiên những nguồn năng lượng cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của mình và xã hội mà còn thải vào tự nhiên các chất thải của hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Nói cách khác, môi trường tự nhiên không chỉ là nguồn cung cấp các điều kiện sống mà còn đóng vai trò là nơi đồng hóa các phế thải do con người thải ra. Người ta không thể hình dung được rằng, giả sử lượng chất thải khổng lồ do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, từ trước tới nay, không được xử lý mà cứ tích tụ lại thì cuộc sống của con người sẽ ra sao. May mắn thay, điều đó đã không xảy ra, ít nhất là cho đến nay. Bản thân tự nhiên có cơ chế tự điều chỉnh và làm sạch của nó. Chính là nhờ chức năng quan trọng này của môi trường tự nhiên mà con người và xã hội loài người đã không phải sống ngập chìm bên cạnh hàng loạt chất thải bỏ. Cũng cần phải thấy rằng, tác động của con người, xã hội đối với tự nhiên càng mạnh thì sự phụ thuộc của nó vào tự nhiên càng lớn. Đây là vấn đề có tính quy luật của sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội. Thực tế cho thấy, từ chỗ nhận thức chưa đúng về vai trò của tự nhiên, coi tự nhiên là kho của cải vô tận có thể mặc sức sử dụng, con người đã tác động mạnh mẽ vào tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất và để lại những hậu quả to lớn nhiều khi không thể lường trước mức độ cũng như tính chất nghiêm trọng của nó. Trong quá trình sản xuất, tiêu dùng..., hoạt động của con người không được kiểm soát chặt chẽ, điều chỉnh phù hợp với quy luật khách quan. Do vậy, sự gia tăng các hoạt động của con người đã tạo nên một sức ép vô cùng lớn đối với tự nhiên, vượt khỏi khả năng chịu đựng của nó. Điều này thể hiện ở chỗ, với trình độ phát triển như hiện nay, nền sản xuất xã hội có thể sử dụng hầu hết toàn bộ các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển, biến chúng thành nguyên liệu sản xuất và các dạng sản phẩm tiêu dùng trong xã hội. Không một dạng vật chất nào mà nhận thức của con người biết tới lại không được khai thác, huy động. Mặt khác, xét từ góc độ sinh thái học, hiệu quả mà nền sản xuất xã hội - dù đạt được trình độ phát triển cao như hiện nay, mang lại vẫn rất thấp. Trên thực tế, nền sản xuất xã hội đã sử dụng một cách hết sức lãng phí những nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả những nguồn tài nguyên có thể và không thể tái tạo được. Đồng thời, nền sản xuất xã hội lại đổ vào tự nhiên một lượng phế thải quá lớn, hơn nữa, còn độc hại và nguy hiểm. Sự phát triển của hoạt động sản xuất, và do đó, của hoạt động tiêu dùng trong xã hội, một mặt, đã khiến cho nhiều loại tài nguyên quý giá - vốn được tạo hóa tích lũy từ hàng triệu năm, đứng trước nguy cơ cạn kiệt, khan hiếm; mặt khác, gây ra tình trạng ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái. Như vậy, có thể nói rằng, sự mở rộng, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất của con người cả về quy mô, cường độ... dựa trên sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất xã hội đã mang lại cho xã hội những lợi ích vật chất to lớn, như lượng tài nguyên khai thác được ngày càng nhiều, nền kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh và với tốc độ cao. Đó là những kỳ tích không thể phủ nhận trong tiến trình chinh phục, cải biến tự nhiên vì lợi ích vật chất của con người. Nhưng, cũng không phải là quá cực đoan khi cho rằng, bắt đầu từ chỗ tạo ra những cái được gọi là kỳ tích ấy, con người và xã hội loài người đồng thời phải đối mặt với sự tiềm tàng của những hiểm họa, nguy cơ và thách thức nghiệt ngã, nếu không nói là bi kịch, của sự phát triển theo kiểu "tước đoạt", "bóc lột" tự nhiên. Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của con người, với sự phát triển bền vững của các cộng đồng, các quốc gia. Đáng tiếc là, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng ý thức một cách đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên. Quan niệm mới về sự phát triển, trong đó nguyên tắc chủ đạo là sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên, đòi hỏi trong quá trình mưu cầu hạnh phúc của mình, con người không chỉ khai thác tự nhiên mà nhiệm vụ không kém phần quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định sự sống còn, là cần phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên; tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và tự nhiên, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống con người; xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và xã hội vì lợi ích chung, lâu dài của xã hội loài người. Để biến quan niệm mới về sự phát triển trở thành hiện thực, trước hết con người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2. ý thức bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường 1.2.1. ý thức xã hội và ý thức bảo vệ môi trường Để có sự nhận thức đúng đắn về ý thức bảo vệ môi trường, trước hết, cần phải trở lại với những quan niệm của triết học mác-xít về các khái niệm cơ bản như ý thức, ý thức xã hội. theo quan niệm của triết học mác-xít, ý thức là sản phẩm đặc biệt của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất: con người và thế giới hiện thực khách quan. ý thức chỉ có thể là ý thức của con người, được hình thành và phát triển thông qua lao động và ngôn ngữ. Nói cách khác, nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức chính là thực tiễn xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng, "ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình sinh sống hiện thực của con người" [19, tr. 37]. ý thức chính là sự phản ánh tự giác hiện thực khách quan, hay nói như Lênin, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, truyền thống... nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, tồn tại xã hội đóng vai trò là cái thứ nhất, quyết định ý thức xã hội. Nghĩa là, khi tồn tại xã hội thay đổi, sớm hay muộn, ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Về vấn đề này, trong Lời tựa cuốn "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", C. Mác viết: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [16, tr. 15]. ý nghĩa đặc biệt quan trọng rút ra từ luận điểm khoa học trên đây của C. Mác là ở chỗ, người ta chỉ có thể truy tìm và giải thích đúng đắn được nguồn gốc hay nguyên nhân của ý thức xã hội từ trong chính những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó. Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, triết học Mác cũng nhấn mạnh rằng, ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có tính độc lập tương đối của nó. Điều này được biểu hiện qua các khía cạnh sau: Một là, ý thức xã hội có thể "vượt trước" sự phát triển của tồn tại xã hội. Sự phản ánh vượt trước này sẽ mang ý nghĩa tích cực, sáng tạo nếu phản ánh được cái lôgíc khách quan của tồn tại xã hội; ngược lại, sẽ là ảo tưởng, duy ý chí khi sự phản ánh đó chỉ là cảm nhận chủ quan, không dựa trên cơ sở lôgíc của hiện thực. Hai là, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự lạc hậu của ý thức xã hội hoặc là do ý thức xã hội không phản ánh kịp sự phát triển của tồn tại xã hội, hoặc là do sức ỳ của tâm lý xã hội (thói quen, phong tục, tập quán, lối sống...). Ba là, ý thức xã hội có tính kế thừa. Bốn là, giữa các hình thái ý thức có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Năm là, ý thức xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội thông qua ý thức cá nhân của con người. Dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với xã hội và giữa con người với tự nhiên, triết học mác-xít đã phân loại ý thức xã hội thành các hình thái khác nhau. Cụ thể, đó là các hình thái: chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và khoa học. Một vấn đề đặt ra ở đây là, ý thức bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) là gì, nó có phải là một hình thái của ý thức xã hội không và biểu hiện của nó như thế nào trong thực tiễn đời sống xã hội? Hiện nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản liên quan đến môi trường, chúng ta thường gặp các thuật ngữ như ý thức sinh thái, ý thức bảo vệ môi trường... Theo chúng tôi, các thuật ngữ, khái niệm này là ngang bằng, tương đương nhau về mặt nội dung. Có thể hiểu ý thức bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) là sự nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm của con người đối với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những tri thức, sự hiểu biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với tự nhiên.. Cần phải thừa nhận rằng rằng, cho đến nay, việc xác định ý thức bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) có phải là một hình thái ý thức xã hội hay không vẫn đang là một vấn đề rất phức tạp. Trong hệ thống các hình thái của ý thức xã hội mà triết học Mác - Lênin đưa ra không có ý thức sinh thái. Song, có lẽ cũng không nên vì thế mà cho rằng nó không phải là một dạng thức, một hình thái của ý thức xã hội. Bởi vì, một mặt, những vấn đề môi trường chỉ mới nảy sinh trong khoảng giữa thế kỷ XX; mặt khác, triết học Mác - Lênin, như các nhà kinh điển khẳng định, luôn luôn là một hệ thống mở, đòi hỏi phải được thường xuyên bổ sung và phát triển. Trở lại vấn đề trên, chúng tôi tán thành với quan điểm của một số tác giả khi cho rằng, xét về mặt nội dung, ý thức sinh thái chính là sự phản ánh của tồn tại sinh thái, tức là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ở một giai đoạn lịch sử nhất định, song, do mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một lĩnh vực rộng, bao trùm lên nhiều phương diện, khía cạnh khác của đời sống xã hội, nên ý thức sinh thái không phải là một hình thái ý thức xã hội ngang bằng với các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, khoa học..., mà là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, bao quát các hình thái ý thức xã hội khác [43, tr. 20]. ý thức sinh thái là một bộ phận của ý thức xã hội, vì về bản chất, chúng đều có chung đối tượng phản ánh là tồn tại xã hội và về hình thức phản ánh, ý thức sinh thái cũng bao gồm cả tư tưởng, tri thức, tình cảm... của con người khi phản ánh hiện thực sinh thái. Trong đời sống xã hội, ý thức bảo vệ môi trường biểu hiện trên những khía cạnh cơ bản sau: Một là, khía cạnh chính trị. Như chúng ta đã biết, môi trường sống là ngôi nhà chung của con người, xã hội loài người. Những vấn đề môi trường hiện nay - dù là lớn hay nhỏ, dù xảy ra ở nơi này hay nơi khác, đã và đang tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi người, mỗi cộng đồng và quốc gia, dân tộc. Vì thế, nó là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người, của các tổ chức xã hội và các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, nếu những vấn đề môi trường sinh thái tiếp tục gia tăng cả về phạm vi, quy mô và tính chất nghiêm trọng... mà không được ngăn chặn, khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đến sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng, quốc gia. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái trở thành mục tiêu và định hướng cho hoạt động chính trị của toàn nhân loại, không loại trừ một quốc gia nào. Khía cạnh chính trị của ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội mà nó liên quan trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của chính bản thân ý thức bảo vệ môi trường. Quan niệm mới về sự phát triển bền vững, trong đó nguyên tắc cơ bản là sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên, đòi hỏi con người phải chú ý, quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh chính trị của ý thức sinh thái. Bởi lẽ, đó là một trong những cơ sở quan trọng tham gia vào sự điều chỉnh hoạt động của con người theo hướng tích cực, tự giác vì mục tiêu bảo vệ, gìn giữ và "chung sống thân thiện" với môi trường sinh thái. Hai là, khía cạnh pháp luật trong ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Trong bối cảnh môi trường sống của con người đã và đang đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái..., cần thiết phải có những quy định thống nhất, chặt chẽ nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình tác động vào môi trường tự nhiên. Trên bình diện quốc tế, những quy định chung đó là các công ước giữa các nước về môi trường (ví dụ như Công ước chung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc, Công ước về đa dạng sinh học..); ở cấp độ quốc gia là các văn bản pháp luật (Luật bảo vệ môi trường năm 1993, Luật tài nguyên nước (1998), Luật khoáng sản năm 1996...). Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường, là cơ sở, công cụ pháp lý để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của các cộng đồng dân cư, của toàn xã hội. Bằng pháp luật, với những quy định được thể hiện dưới hình thức văn bản và có hiệu lực khác nhau, nhà nước điều chỉnh việc bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong sạch của mỗi người, mỗi cộng đồng và toàn dân tộc. ở đây, ý thức pháp luật của công dân về bảo vệ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện sự nhận thức của mỗi người và thái độ của họ đối với các quy định chung của pháp luật. Ba là, khía cạnh đạo đức của ý thức bảo vệ môi trường. ý thức bảo vệ môi trường không chỉ biểu hiện trên các phương diện chính trị, pháp luật, mà còn thông qua mặt đạo đức (đạo đức sinh thái) của đời sống xã hội. Đạo đức sinh thái được hình thành trực tiếp từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là một dạng đặc thù của đạo đức xã hội. Đạo đức sinh thái là một hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực quy định và điều chỉnh hành vi ứng xử của con người đối với tự nhiên. Trong lịch sử, nhiều quan điểm đạo đức khác nhau đã xuất hiện và dẫn đến sự tồn tại của các quan điểm đạo đức sinh thái khác nhau. Quan niệm đạo đức duy sinh thái ở phương Tây cho rằng cần phải tôn trọng toàn bộ sự sống và những yếu tố bảo đảm cho sự sống, hay toàn bộ cộng đồng sinh vật cùng với những điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của nó. Theo quan niệm của trường phái này, hành động của con người là tốt nếu nó bảo vệ sự ổn định, toàn vẹn và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược lại, hành động của con người là xấu nếu nó phá vỡ trạng thái cân bằng, thống nhất vốn có của tự nhiên [xem: 4, tr. 64]. Quan niệm đạo đức sinh thái truyền thống ở phương Đông lại dựa trên quan niệm "Thiên - Địa - Nhân nhất thể". Giá trị lớn nhất đồng thời cũng là sự thể hiện có tính phổ biến nhất của đạo đức sinh thái truyền thống là cái thiện. Đó cũng là cơ sở của triết lý sống hài hòa với thiên nhiên, theo cách "nương nhờ", "thuận" theo thiên nhiên. Dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, của khoa học kỹ thuật và công nghệ và đặc biệt là sức mạnh của con người, xã hội hiện đại đã phát triển về mọi phương diện, với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử. Tuy nhiên, đó cũng là lúc mà hoạt động của con người bắt đầu làm cho tự nhiên - cái "thân thể vô cơ" của mình bị tổn thương trước những áp lực nặng nề, vượt khỏi sức chịu đựng của nó. ý thức được điều đó, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học... đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh con người về những hậu quả môi trường sinh thái. Sự "trừng phạt", "trả thù" của tự nhiên buộc con người, muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, phải quan tâm hơn đến khía cạnh đạo đức trong ý thức bảo vệ môi trường, phải hướng tới đạo đức sinh thái mới nhằm điều chỉnh một cách tự giác hoạt động của mình. Bốn là, khía cạnh văn hóa thẩm mỹ của ý thức bảo vệ môi trường. Như trên đã nói, theo quan niệm của triết học mác-xít, con người không chỉ là một thực thể sinh vật mà hơn thế, còn là một thực thể xã hội và bản chất của nó là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Thực tế, để tồn tại và phát triển, con người - theo đúng nghĩa của từ này - không chỉ có nhu cầu được thỏa mãn về mặt đời sống vật chất, mặc dầu nó là tiền đề đầu tiên và cơ bản nhất, mà còn có những nhu cầu về đời sống tinh thần. Chính sự hài hòa và những cái đẹp của thế giới tự nhiên là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Có thể nói, khía cạnh văn hóa thẩm mỹ của ý thức bảo vệ môi trường là một giá trị định hướng khiến cho hoạt động cải tạo tự nhiên của con người, ngoài ý nghĩa tìm kiếm lợi ích nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, còn vươn tới thực hiện lý tưởng thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. Nói cách khác, bảo vệ môi trường là hành động tự giác mang lại những lợi ích toàn diện, cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người. 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường đối với sự phát triển lâu bền Như trên đã trình bày, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối của nó so với tồn tại xã hội. Vì thế, nó không chỉ chịu sự quy định của tồn tại xã hội, mà còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Với tư cách là sự phản ánh hiện thực sinh thái, là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, ý thức bảo vệ môi trường có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển. Điều này được biểu hiện tập trung trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất, ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở điều khiển một cách tự giác (có ý thức) mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất, con người đã tác động, cải biến tự nhiên một cách mạnh mẽ và thu được từ tự nhiên lượng của cải vật chất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Với sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật, của các công cụ ngày càng tinh xảo..., sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người đã gia tăng đáng kể. Lôgíc tất yếu là tính thống nhất, cân bằng vốn có của tự nhiên bị phá vỡ. Hậu quả là tự nhiên đã, đang và sẽ tiếp tục trả thù con người vì những tác động vô ý thức mà con người gây ra cho nó. Là một nhà biện chứng duy vật, Ph. Ăngghen cho rằng, trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả; trái lại, giữa các hiện tượng luôn có mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, theo ông: Chúng ta không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của nó [17, tr. 654]. Cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, ông viết: Nếu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy [17, tr. 655- 656]. Từ những quan điểm đúng đắn trên, Ph. Ăngghen đã đưa ra một luận điểm có tính tổng kết trong mối quan hệ với tự nhiên: Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, chúng ta, với tất cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác [17, tr. 654-655]. Như vậy, có thể khẳng định rằng, để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trước hết, con người phải tự giác "nhận thức được quy luật tự nhiên", và trên cơ sở đó, "sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác" trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, trong đó, lĩnh vực cơ bản và quan trọng nhất là sản xuất vật chất. Trước đây, con người vẫn giữ một quan niệm cũ cho rằng, tự nhiên là một kho của cải vô tận, có thể mặc sức khai thác, sử dụng không bao giờ hết. Song, thực tế lại không phải như con người đã lầm tưởng. Sự cạn kiệt của nhiều nguồn tài nguyên không tái tạo được như đất đai, khoáng sản, các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ... đã chứng tỏ rằng, các tài nguyên thiên nhiên dù phong phú, giàu có và trữ lượng lớn đến đâu chăng nữa cũng không phải là vô hạn. Những tri thức và sự hiểu biết mới, chính xác và đúng đắn hơn về tự nhiên đã buộc con người phải khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý hơn. Cũng vậy, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, con người đã đổ vào tự nhiên một khối lượng lớn mọi dạng phế thải sản xuất và sinh hoạt, khiến cho cảnh quan môi trường bị biến dạng, ô nhiễm ngày càng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Sự phát triển của khoa học đã cung cấp những cơ sở chứng minh rằng cơ chế điều chỉnh, sự thống nhất, tính toàn vẹn và trạng thái cân bằng động của toàn bộ sinh quyển là một chu trình sinh học. Vì thế, con người đang tích cực tìm những giải pháp hiệu quả để xử lý và giảm thiểu lượng chất thải đổ vào môi trường, nhất là các loại chất thải độc hại, chất thải rắn có thời gian phân hủy dài. Tất cả những thay đổi tích cực đó trong quan niệm, hành vi của con người đã nói lên rằng, ý thức bảo vệ môi trường đang tham gia vào quá trình định hướng hoạt động thực tiễn của con người theo hướng ngày càng "tôn trọng", "thân thiện" với môi trường tự nhiên. Nói cách khác, ý thức bảo vệ môi trường đóng vai trò là cơ sở cho việc điều khiển mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Thứ hai, ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở để thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội. Để duy trì sự tồn tại, phát triển của mình, con người đã, đang và sẽ tiếp tục tác động vào tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất - phương thức trao đổi chất đặc thù giữa con người và tự nhiên. Song, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất trước đây của con người đã để lại trên thân thể tự nhiên nhiều dấu ấn tiêu cực. Xét từ góc độ sinh thái học, con người không chỉ khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí nhiều nguồn tài nguyên như rừng, đất đai, khoáng sản, nước ngọt..., mà còn làm cho tự nhiên bị biến dạng theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Những cánh rừng nguyên sinh ẩn chứa sự đa dạng sinh học, đặc biệt là rừng nhiệt đới đang mất dần, nhiều vùng đất màu mỡ đã xuất hiện những dấu hiệu biến thành hoang mạc, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống như gỗ củi, than đá, dầu mỏ... đang tiến gần trong những thập kỷ tới, mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí do chất thải của quá trình sản xuất ngày càng gia tăng... chỉ là một vài nét phác họa của bức tranh môi trường ngày nay. Với những hậu quả to lớn đó, nền sản xuất xã hội - một "mắt khâu xã hội" đã làm cho chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin trong tự nhiên bị đứt đoạn, trở thành cội nguồn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng môi trường sinh thái, trực tiếp đe dọa sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Vấn đề đặt ra là, để giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh do tác động của hoạt động sản xuất, con người phải giữ vai trò quyết định. Song, làm thế nào để thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, khi mà con người, vì sự tồn tại của chính bản thân mình, không thể không tiếp tục sản xuất ra của cải vật chất, tức là tiếp tục không ngừng tác động vào tự nhiên? Với sự nhận thức đúng đắn rằng, con người là một tiểu vũ trụ, là một bộ phận không thể tách rời trong chỉnh thể thống nhất giữa con người, tự nhiên và xã hội; đồng thời, cũng là nhằm đối phó với những bất lợi đe dọa sự tồn tại, phát triển của con người, thế giới hiện đại đã tích cực tìm kiếm và đang hướng tới một quan niệm mới về sự phát triển: Phát triển bền vững. Một trong những nguyên tắc quan trọng, đồng thời cũng là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lược phát triển bền vững là cần phải giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều đó có nghĩa là con người phải thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội. Bởi vì, sản xuất xã hội - dù ở bất kỳ trình độ hay giai đoạn nào đi nữa, cũng luôn đóng vai trò là phương thức tồn tại tất yếu của con người và xã hội loài người, nhưng trong điều kiện hiện nay, nó lại không được phép làm tổn hại môi trường. ý thức bảo vệ môi trường với tư cách là một hiện tượng xã hội phổ biến là điều kiện tiên quyết, là cơ sở để thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội. Sinh thái hóa nền sản xuất xã hội là thế nào? Nếu trước đây, hoạt động sản xuất của con người chủ yếu mang tính "tước đoạt", "bóc lột" tự nhiên, thì trong điều kiện hiện nay, với những sự hiểu biết và tri thức mới về tự nhiên, về quan hệ giữa con người với tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người cần phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng, tính toán đầy đủ những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên, đặc biệt là những quy luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thường của chu trình trao đổi chất của sinh quyển. Mặt khác, do chỗ là một "mắt khâu" trong chu trình sinh học, nên ngoài chức năng vốn có là tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội, nền sản xuất xã hội còn "cần phải thực hiện thêm một chức năng quan trọng nữa,... đó là chức năng tái sản xuất những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá trình sản xuất, để cho chu trình được khép kín. Mục đích nhằm đưa "mắt khâu xã hội" hòa nhập thực sự vào chu trình sinh học, từ đó "tạo điều kiện và khả năng bảo vệ và cải thiện chất lượng của môi trường sinh thái" [39, tr. 81]. Tóm lại, sự hiện diện phổ biến, thường trực của ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng để không chỉ những nhà hoạch định chính sách và thiết kế các dự án phát triển kinh tế - xã hội, mà cả những người lao động luôn quan tâm đến khía cạnh môi trường, ngoài khía cạnh hiệu quả kinh tế, của quá trình sản xuất; hướng đến yêu cầu sinh thái hóa nền sản xuất xã hội. Đến lượt nó, nền sản xuất xã hội được tiến hành theo quan điểm sinh thái, một mặt, cho phép bảo đảm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội; mặt khác, tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sống. Và do vậy, nó bảo đảm một sự phát triển bền vững cho các thế hệ con người trong hiện tại và tương lai. Thứ ba, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là cơ sở thực hiện sinh thái hóa mọi hoạt động khác của con người trong đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất vật chất là hành vi quan trọng, cơ bản nhưng không phải là duy nhất của con người. Theo quan điểm của C. Mác, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, hoạt động của con người rất đa dạng, phong phú. Sự tác động của con người đến tự nhiên biểu hiện tập trung nhất trong lĩnh vực sản xuất xã hội. Song, như trên đã trình bày, quan hệ giữa con người và tự nhiên bao trùm lên tất cả các phương diện, khía cạnh của đời sống xã hội. Vì vậy, để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển bền vững của con người và xã hội, ngoài việc thực hiện mục tiêu sinh thái hóa nền sản xuất, còn cần phải thực hiện sinh thái hóa toàn bộ các hoạt động khác của con người trong các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa tinh thần... ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở góp phần hình thành trong đời sống xã hội những giá trị, chuẩn mực đạo đức sinh thái mới. Sự phát triển của kinh tế thị trường, của cách mạng khoa học công nghệ và xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế..., bên cạnh mặt tích cực, còn là những tác nhân chính làm cho những giá trị đạo đức sinh thái truyền thống bị phá vỡ. Nếu trước đây con người yêu quý thiên nhiên vì vẻ đẹp và những giá trị vốn có của nó thì ngày nay, do những lợi ích vị kỷ, cá nhân trước mắt, con người chỉ quan tâm đến những giá trị sử dụng và thực dụng của tự nhiên. Cũng không phải là quá đáng khi có ý kiến cho rằng, con người hiện tại đang sống bằng tất cả những gì "vay" được của các thế hệ tương lai. Rõ ràng, để điều chỉnh những hành vi đạo đức kiểu như vậy trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, cần thiết phải có ý thức bảo vệ môi trường. Được sống đầy đủ và trong một môi trường trong lành là một quyền tự nhiên của mỗi con người, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc. Song, mức độ hiện thực của quyền đó trong cuộc sống như thế nào lại không hoàn toàn phụ thuộc vào những quy định pháp luật chung, mặc dù sự hiện diện của nó (pháp luật) là tối cần thiết; trái lại, còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật thể hiện ở sự nhận thức, thái độ tôn trọng và chấp hành của mỗi người, cộng đồng, dân tộc đối với những quy định chung. Nếu ý thức của họ càng được nâng cao thì sự tôn trọng pháp luật, tính tự giác thực hiện các yêu cầu chung càng có hiệu quả. Điều này lại phụ thuộc đáng kể vào những tri thức về bảo vệ môi trường nói chung và sự hiểu biết pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng. Nghĩa là, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái tham gia vào quá trình điều chỉnh hành vi của con người trong việc khai thác, sử dụng tự nhiên cũng như gìn giữ môi trường phù hợp với quy luật khách quan và những nguyên tắc chung của xã hội. Tóm lại, môi trường sinh thái là một khái niệm rộng lớn, bao gồm toàn bộ các điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thay thế. Song, không phải bao giờ và ở đâu con người cũng cảm nhận sâu sắc, đúng đắn ý nghĩa to lớn của môi trường sống. Trái lại, những hoạt động của con người, trước hết là hoạt động sản xuất, đã và đang tiếp tục làm cho môi trường sống của mình biến đổi theo chiều hướng xấu. Ngày nay, do tính bức bách của vấn đề, bảo vệ môi trường trở thành khẩu hiệu hành động chung của con người. Tuy nhiên, để có được những hành động đúng đắn và thiết thực, trước hết con người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường. Đó chính là cơ sở để điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất xã hội và các hoạt động đa dạng khác của con người vì mục tiêu phát triển bền vững. Chương 2 Thực trạng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 2.1. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên và xã hội cơ bản của khu vực miền núi phía Bắc Miền núi phía Bắc Việt Nam là một khu vực rộng lớn, bao gồm lãnh thổ của 14 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái và Quảng Ninh (có tài liệu tính cả tỉnh Phú Thọ); nằm trong vùng tọa độ 23 độ 22' vĩ độ Bắc và 102 độ kinh Đông. Với vị trí địa lý như vậy, khu vực miền núi phía Bắc nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bắc bán cầu. Miền núi phía Bắc được xem là nóc nhà của Việt Nam (đỉnh núi cao nhất là Phanxipăng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143 m). Do cấu tạo địa chất, địa hình của phần lớn khu vực này bị chia cắt mạnh với độ dốc tương đối lớn. Theo ước tính, hiện có khoảng trên 50% diện tích miền núi phía Bắc có các sườn dốc trên 20 độ. Khí hậu ở vùng miền núi phía Bắc mang tính chất nhiệt đới, biểu hiện ở chỗ lượng bức xạ mặt trời hàng năm khá lớn (khoảng 12,5 - 13,5 tỷ kcal/ha/năm) và lượng mưa tương đối cao (khoảng từ 1.300 - 7.270 mm/năm). Sự phân mùa khí hậu (mùa nóng và mùa lạnh) ở khu vực này rất rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Mùa này cũng là thời kỳ có mưa nhiều nhất trong năm, thường gây ra lũ lụt, sạt lở... ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngược lại, do tác động của gió mùa Đông - Bắc, mùa lạnh ở khu vực miền núi phía Bắc xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này, nhiệt độ ở đây xuống thấp, nhất là ở vùng Đông Bắc. Đây là thời kỳ hanh khô và ít mưa, do đó, thường dẫn đến tình trạng cạn kiệt nước ở các sông, suối và hồ chứa. Đất đai ở miền núi phía Bắc khá đa dạng về chủng loại, trong đó phổ biến là loại đất feralít đỏ - vàng. Một số nơi có những vùng đất tương đối bằng phẳng, rộng lớn, màu mỡ, hàm lượng mùn cao thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) và chăn nuôi như ở Mường Thanh... Tuy nhiên, phần lớn đất đai ở vùng núi phía Bắc bị phong hóa mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và suy thoái nhanh do bị xói mòn, rửa trôi. Sự hạn chế của các chất vi lượng trong đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, mà còn tác động xấu đến sức khỏe của đồng bào thuộc cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc (gây nên bệnh bướu cổ do thiếu iốt...). Có thể nói, các yếu tố tự nhiên khí hậu, thời tiết, đất đai... trên đây đã tác động, ảnh hưởng một cách khá toàn diện đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, trong đó có việc tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn đối với các hoạt động dân sinh và sản xuất của họ. Tính đa dạng của các điều kiện tự nhiên: tính chất khí hậu nhiệt đới, theo mùa, sự phong phú của các tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên... đã tạo cho đồng bào các dân tộc ở đây những tiềm năng kinh tế to lớn và khá toàn diện. Đó là khả năng phát triển nền kinh tế tự nhiên (săn bắn, hái lượm, đánh cá) trước kia và nghề rừng hiện nay; khả năng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, bao gồm trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và thủy sản... Ngoài ra, các nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, lâm sản phong phú là những điều kiện quan trọng cho phép phát triển nhiều ngành công nghiệp. Song, dẫu sao thì đó cũng mới chỉ là những ưu thế đang ở dạng tiềm năng và lộ trình để "đánh thức" chúng phục vụ cuộc sống của con người không phải là đơn giản, cũng không thể nhanh chóng trong "một sớm, một chiều". Những khó khăn do chính đặc điểm tự nhiên của miền núi phía Bắc tạo nên cũng không phải là nhỏ. Thiên tai, dịch bệnh, nạn rửa trôi và xói mòn đất đai, lũ lụt xảy ra bất thường với cường độ và tần suất cao (chưa tính đến những hậu quả khác do hoạt động của con người gây ra) đang thực sự là những thánh thức to lớn đối với đồng bào các dân tộc. Mặt khác, địa hình phức tạp (bị cắt xẻ mạnh, độ dốc cao...) là những trở ngại không nhỏ đối với việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông thủy bộ, tiếp nhận thông tin và tiến bộ khoa học công nghệ, dẫn đến hạn chế khả năng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng thuộc nội bộ khu vực, giữa khu vực miền núi phía Bắc với các vùng khác của cả nước. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, so với các vùng, miền khác trong cả nước, miền núi phía Bắc vẫn là khu vực kém phát triển về mọi phương diện. Về mặt xã hội, khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là điểm hội tụ của ba luồng dân cư: luồng phía Bắc (gồm các dân tộc như Thái, Nùng, H’mông, Dao, Giáy, Hoa...), luồng phía Tây (gồm các dân tộc Khơ Mú, Lào, Lự...) và luồng phía Nam (gồm các đợt di cư của người Kinh). Vì thế, cơ cấu dân tộc ở đây khá phức tạp. Hiện tại, khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống của đồng bào thuộc 31 nhóm dân tộc, chiếm 57,4% số dân tộc của cả nước. Trong đó, có 27 dân tộc có số dân chiếm trên 50% dân số của dân tộc đó trên cả nước, 20 dân tộc có số dân chiếm 90% dân số thuộc dân tộc mình. Các dân tộc có số dân nhỏ nhất (so với dân số của dân tộc đó trên cả nước) là dân tộc Thổ (1,44%), dân tộc Kinh (4,57%), dân tộc Hoa (29,88%) [3, tr. 218]. Một đặc điểm xã hội khác của khu vực miền núi phía Bắc là tính chất cư trú theo tầng (tầng thấp - chân núi, tầng trung bình - sườn núi, tầng cao - đỉnh núi) của đồng bào các dân tộc biểu hiện khá rõ nét. Chẳng hạn, ở tầng thấp (có độ cao dưới 500 m) thường là vùng sinh cư của các dân tộc có số dân đông, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối khá như dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Nùng...; tầng trung bình (có độ cao từ 500 - 800 m) là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Dao, Giáy, Khơ Mú...; thành phần tộc người chủ yếu sống ở tầng cao (800m trở lên) là các dân tộc H’mông, Hà Nhì, La Chí, Pà Thẻn... Sự phân bố dân cư ở vùng miền núi phía Bắc không đồng đều. Nhiều nơi, mật độ dân số cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Có những vùng, do điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, mật độ dân số rất thấp, chẳng hạn như Mường Tè (Sơn La) chỉ có khoảng 16 người/km2. Trong thời gian qua, mức sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vẫn còn khá cao, trung bình là 3,8 con. Bên cạnh đó, do thực hiện chương trình phân bổ dân cư nhằm phân phối lại lực lượng lao động, bắt đầu từ năm 1960, hàng chục vạn người đã được chuyển từ các tỉnh đồng bằng lên miền núi phía Bắc để phát triển những vùng kinh tế mới. Ngoài ra, trong những năm gần đây, luồng di cư tự do cũng là một nguyên nhân khiến cho dân số vùng núi phía Bắc tăng nhanh. Cùng với tốc độ gia tăng tự nhiên ở mức độ cao, các luồng di dân có kế hoạch và tự phát (gia tăng cơ học) đã đưa tốc độ tăng trưởng dân số vùng núi phía Bắc lên hơn 300%. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay dân cư sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc là khá đông và mật độ trung bình đạt 75 người/km2 là quá cao đối với một khu vực mà diện tích đất trồng có hạn [xem: 8, tr. 231]. Chính vì thế, áp lực của sự gia tăng dân số đối với môi trường tự nhiên ở đây đã và sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải. Trên thực tế, một số nơi đã xảy ra tình trạng cạnh tranh đất đai, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số bị đẩy lùi sâu vào rừng, khiến rừng tiếp tục bị tàn phá... 2.2. Truyền thống ứng xử đối với môi trường thiên nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc 2.2.1. Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và thuận theo thiên nhiên Chúng ta đều biết rằng, trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với môi trường tự nhiên, con người có vai trò, khả năng rất to lớn đối với việc khai thác, sử dụng tự nhiên vì mục đích tồn tại, phát triển của mình. Những hoạt động sản xuất cũng như dân sinh của con người hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hay ngược lại, tàn phá tài nguyên và hủy diệt môi trường... phụ thuộc rất nhiều vào thói quen, phong tục, tập quán và những yếu tố khác, tức là phụ thuộc vào văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Nói cách khác, điều quan trọng nhất ở đây thuộc về thái độ, hành động của từng con người, từng cộng đồng dân cư trước môi trường thiên nhiên. Thái độ, hành động của con người đối với môi trường tự nhiên có tính chất "thân thiện", "hòa hợp" hay "thống trị", "tước đoạt" được quy định bởi chính lối sống, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán vốn có. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên những lối sống, phong tục, tập quán thích ứng với điều kiện tự nhiên như làm nhà sàn, canh tác nương rẫy... mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nhiều yếu tố tích cực. Các quy ước, quan hệ luật tục trong cách ứng xử của đồng bào đã trở thành cơ sở điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong cộng đồng. Trong các quy ước, luật tục đó quy định khá rõ ràng những điều khoản cần thiết để điều tiết hoạt động của các thành viên như, xây dựng nhà vệ sinh, nơi chăn nuôi, khu vực sản xuất, thu nhặt rác thải... Ngày nay, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội vẫn được đồng bào bảo lưu, gìn giữ, phát huy và tạo nên cái mà nhiều nhà khoa học gọi là "văn hóa môi trường". Thí dụ, trong ngày hội đầu xuân, người H’mông đề ra nhiều quy ước, trong đó có quy ước bảo vệ rừng và đất đai của bản. Người Khơ Mú ở bản Co Chai (Sơn La), trong những năm gần đây, có quy ước giữ gìn và bảo vệ hai loại rừng cơ bản là rừng đầu nguồn và rừng "ma". Nhờ vậy, 1 ha rừng "ma" và 5 ha rừng đầu nguồn ở ngay kề cạnh bản vẫn được bảo tồn và phát triển. Tại một số vùng, người Dao, người Cơ Tu vẫn duy trì tục lệ trồng cây quế mừng ngày sinh của các cháu nhỏ. Hoặc dân tộc Dao ở vùng quế Văn Yên (Yên Bái) có một tập quán lâu đời và cũng là nét văn hóa đáng trân trọng: khi con gái, con trai đến tuổi trưởng thành, được gia đình "dựng vợ, gả chồng", theo lệ, phải trồng cho làng (bản) 10 cây quế. Lối sống hòa hợp, thân thiện với môi trường tự nhiên của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc thể hiện qua các quy ước có tính luật tục trong việc khai thác sử dụng từng yếu tố của tự nhiên. Chẳng hạn, từ lâu, người H’mông đã có phương thức khai phá rừng theo tập quán được hình thành trên cơ sở của ý thức sống chung, hòa mình với rừng. Nhờ lối sống ấy, họ đã trụ vững trên những dải núi cao trong suốt hàng trăm năm. Trong lễ "ăn thề" - nào sùng được tổ chức thường xuyên hàng năm, người H’mông đưa ra những quy định hết sức chi tiết về vấn đề khai phá, đốt rừng làm nương rẫy. Họ thống nhất với nhau về những khu rừng chưa được phép khai thác, rừng đầu nguồn... Đồng thời, họ cũng đưa ra những những hình phạt rất cụ thể để nghiêm trị những kẻ cố tình vi phạm. Nhờ những luật tục rất nghiêm khắc và ý thức của từng cá nhân trước lợi ích của bản thân, của cộng đồng, rừng và đất rừng đã được đồng bào khai thác, sử dụng khá hợp lý. Có ý kiến cho rằng, "phương thức khai thác rừng truyền thống của người H’mông đã thể hiện rõ hành vi đốt phá rừng của họ không phải là một hành động tự do hoàn toàn vượt ngoài ý thức, mà đó là một động thái tự do trong khuôn khổ tập tục của cả cộng đồng" [26, tr. 310]. Trong nhiều dân tộc thiểu số phía Bắc, đồng bào có những quy định khá chặt chẽ - dù rằng đó chỉ là sự thỏa thuận có tính quy ước của cộng đồng, như không được chặt cây hay đốt phá rừng vào mùa khô, không được tát cạn một khúc sông, dòng suối hay đầm hồ để bắt cá... Thậm chí, có nơi người ta cấm xâm phạm vào những khu rừng phòng hộ, đoạn suối đầu nguồn vốn được niềm tin có tính chất tín ngưỡng của đồng bào coi là "linh thiêng", là của "Giàng". Có thể nói, chính "một thứ "luật" bảo vệ môi trường kiểu dân gian như vậy được tuân thủ lâu đời trở thành lối sống đạo đức, một nét ứng xử của người dân trước thiên nhiên, để giữ cho sự cân bằng giữa các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái" [35, tr. 39]. Trải qua hàng ngàn năm, lối sống nương nhờ vào tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên trở thành một giá trị truyền thống quý báu của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, được các thế hệ kế thừa, nối tiếp và phát huy. Từ bao đời nay, để duy trì cuộc sống và hoạt động sản xuất, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã xây dựng nên một lối sống khá phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên. Điều này thể hiện khá rõ qua tập quán sinh hoạt và lao động của nhân dân. Trong việc khai thác, sử dụng đất đai, nguồn nước và khí hậu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, tùy theo địa vực cư trú và đặc điểm tự nhiên, người dân đã lựa chọn những phương thức khai thác tài nguyên thích hợp. Chẳng hạn, ở các vùng thấp, đồng bào dân tộc Tày, Thái, Mường... khai thác đất thành ruộng; ở vùng cao, đồng bào H’mông, Lô Lô... làm nương hay nương thổ canh hốc đá... Nhìn chung, trong canh tác nông nghiệp theo hình thức nương rẫy, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đều thực hiện các biện pháp luân canh, bỏ hóa nhằm sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ, phục hồi tài nguyên đất... Người dân cũng đã sớm biết lợi dụng dòng chảy để đưa nước vào ruộng (vùng thấp), ruộng bậc thang (vùng giữa và vùng cao). Đặc biệt, "để thích ứng với đặc điểm khí hậu, đồng bào các dân tộc đã đúc kết được nông lịch tương đối chuẩn xác và khoa học cho từng vùng và tộc người, so sánh các công việc trong sản xuất nông nghiệp của các dân tộc với các chỉ số khí hậu, thời tiết địa phương thì thấy giữa chúng có mối quan hệ tương thích với nhau. Đó chính là những tri thức địa phương đảm bảo cho các dân tộc lợi dụng được khí hậu, thời tiết thuận lợi và hạn chế bớt thiên tai" [3, tr. 225]. Canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, ở miền núi phía Bắc nói riêng. Nó cho phép đồng bào các dân tộc có thể khai thác, tận dụng những vùng đất nhỏ hẹp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm... Theo sự đánh giá của một số nhà khoa học, canh tác nương rẫy là một phương thức có hiệu quả nhất đối với khu vực miền núi của các nước nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra có thể cho phép thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Thậm chí có ý kiến còn khẳng định, khả năng tăng năng suất trong canh tác nương rẫy là thực tế và sự phát triển nông nghiệp vùng cao có thể lấy canh tác nương rẫy làm điểm xuất phát và sử dụng khoa học nông nghiệp hiện đại để tăng năng suất. "Thực tế, canh tác nương rẫy đang được duy trì như một hệ nông nghiệp chủ yếu ở vùng nhiệt đới và đóng vai trò quan trọng, bởi vì nó bao trùm một vùng rộng lớn, chứa đựng sự đa dạng về truyền thống, văn hóa và con người và đang trở thành tiêu chuẩn thực tiễn, nơi mà các nhóm văn hóa, truyền thống đã bị phá vỡ bởi những hoạt động khai thác của một nền văn hóa xa lạ" [8, tr. 232]. Đặc biệt, phương thức canh tác ruộng bậc thang, ngăn suối dẫn nước tưới ruộng... của đồng bào các dân tộc không chỉ được đánh giá như một nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất; hơn thế, xét theo quan điểm tự nhiên và sinh thái học, nó còn là sự biểu hiện một lối sống "nương nhờ" và văn hóa ứng xử "thân thiện", "ô hòa hợp" với môi trường tự nhiên. Hiện nay, chính quyền ở một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La... đã triển khai thực hiện chương trình định canh định cư cho đồng bào các dân tộc ít người (dân tộc H’mông, Dao...) trên địa bàn, thông qua các dự án xây dựng ruộng bậc thang, nương có bờ... đạt hiệu quả khá tốt. Đây là một biểu hiện của sự kế thừa, vận dụng sáng tạo và nâng lên một trình độ mới những giá trị truyền thống tích cực trong lối sống và tập quán sản xuất của nhân dân miền núi phía Bắc, nhằm khôi phục và tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó vốn có giữa con người và tự nhiên. 2.2.2. Nguyên nhân và kết quả của lối sống hòa hợp với thiên nhiên Suốt một thời gian dài trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc đã tạo lập và duy trì được một lối sống "thân thiện", hài hòa với tự nhiên. Sở dĩ có được điều đó là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Trong đó, theo chúng tôi, bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, nền sản xuất xã hội của khu vực này còn kém phát triển. Trong lịch sử, nền sản xuất của cư dân khu vực miền núi phía Bắc chưa bao giờ được đánh giá là ngang bằng, lại càng không thể là vượt trội hơn hẳn về mặt trình độ so với các vùng miền khác (vùng đô thị, đồng bằng) của cả nước. Có thể khẳng định rằng, cách đây chưa lâu, nền sản xuất của khu vực này vẫn hoàn toàn mang tính chất tự cung, tự cấp. Thậm chí, cho đến nay, tính chất tự cung tự cấp vẫn là một đặc trưng nổi bật trong hoạt động kinh tế của một số dân tộc ít người, đặc biệt là những dân tộc sinh sống ở vùng sâu, núi cao... Trình độ sản xuất lạc hậu, các phương tiện sản xuất chủ yếu là thủ công như dao, cuốc, búa rìu...; các hoạt động kinh doanh thương mại cũng kém phát triển do không có hệ thống giao thông thuận tiện. Trong điều kiện lực lượng sản xuất như vậy, sự tác động của con người đến tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất là rất hạn chế. Vì thế, tự nhiên chưa bị con người khai thác triệt để, cùng kiệt; môi trường sống chưa bị ô nhiễm, biến dạng hoặc bị phá vỡ. Thực tế cho thấy, sức công phá rừng (để phát nương làm rẫy...) của người dân bằng con dao, cái rìu, sức kéo trâu bò... khi đó là vô cùng nhỏ so với năng lực của những phương tiện hiện đại ngày nay như cưa máy, ô tô... Mức độ rửa trôi đất đai trên những vùng đất dốc được canh tác bằng cày cuốc, chọc lỗ gieo hạt (hơn nữa thảm thực vật lại chưa bị thu hẹp) là không đáng kể so với cày máy. Những sản phẩm từ rừng đại ngàn như gỗ, cây thuốc quý, động vật... được khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt là chủ yếu, chứ không phải vì mục đích lợi nhuận. Tất cả những điều đó đã chứng minh rằng, nền sản xuất kém phát triển, mang tính tự cung tự cấp... là nguyên nhân quan trọng làm cho sự tác động của con người đến tự nhiên còn nằm trong một giới hạn nhất định và có thể kiểm soát được. Kết quả là việc khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản xuất như rừng, đất đai, khoáng sản... chưa vượt quá khả năng chịu đựng, tái tạo của nó. Nhờ vậy, môi trường vẫn được duy trì trong trạng thái cân bằng. Hai là, trình độ dân trí còn thấp và dân cư thưa thớt cũng là một lý do quan trọng. Chính vì dân trí còn thấp mà phần nào cuộc sống của con người chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên. Hoạt động sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc tập trung vào việc lợi dụng tự nhiên hoặc khai thác các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên. Người ta chưa thể "sáng tạo" ra những công cụ, phương pháp, cách thức... có thể cho phép khai thác tự nhiên được nhanh nhất, nhiều nhất như sau này - khi trình độ sản xuất cũng như dân trí được nâng cao thêm một bước. Đương nhiên, dân trí thấp là một trong những cản trở sự phát triển xã hội theo chiều hướng tiến bộ, tích cực. Song, theo chúng tôi, ở một mức độ nhất định, lối sống hòa hợp theo kiểu "nương nhờ" tự nhiên trước đây của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc còn được quy định bởi chính sự thấp kém của trình độ dân trí. Bên cạnh đó, mật độ dân cư thưa thớt cũng là một tác nhân quan trọng giữ cho môi trường tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc trước đây chưa phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Nói cách khác, quan hệ giữa con người với tự nhiên chưa trở nên căng thẳng trước khi có sự bùng nổ dân số. Như chúng ta đã biết, diện tích tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc tuy khá rộng nhưng lại có đặc điểm cấu trúc địa chất, địa hình khác biệt với vùng đồng bằng. Diện tích đất đai thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp của cư dân trên địa bàn là rất hạn chế. Hơn nữa, chất lượng đất cũng rất thấp, nên năng suất kém. Vì vậy, các hoạt động sản xuất (nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp) và điều kiện sinh sống... ở khu vực này chỉ diễn ra bình thường khi lượng dân số phát triển đến một mức độ hợp lý. Cách đây khoảng 4, 5 thập kỷ, mật độ dân số trung bình của khu vực miền núi phía Bắc khá thấp, thậm chí cá biệt có nơi rất thấp. Trong điều kiện (tự nhiên, xã hội) như vậy, phương thức canh tác nương rẫy, du canh du cư của đồng bào các dân tộc ở đây được xem là phù hợp. Môi trường tự nhiên, khi đó, hoàn toàn không phải hứng chịu sức ép nặng nề từ sự gia tăng, phát triển dân số. 2.3. Những biến đổi của môi trường miền núi phía Bắc trong điều kiện đổi mới hiện nay và thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào các dân tộc ở đây 2.3.1. Thực trạng và những vấn đề cấp bách đang đặt ra So với nhiều năm trước đây, sự phát triển của đời sống xã hội trên các phương diện kinh tế, chính trị xã hội... ở nước ta nói chung, khu vực miền núi phía Bắc nói riêng đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Song, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đã và đang đặt ra một loạt vấn đề bức xúc cần được giải quyết, đặc biệt là vấn đề môi trường sinh thái. Trước đây, không ít người vẫn lầm tưởng rằng các vấn đề môi trường sinh thái chỉ xuất hiện và được đặt ra ở những nơi mà nền sản xuất xã hội phát triển nhanh chóng. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng đã phải đối mặt với một loạt vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái. Rừng nhiệt đới - tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc sống của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc, mà cả với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Bắc đang tiếp tục bị suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Nếu trước đây người ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, thì ngày nay điều đó là rất khó khăn. Thậm chí, một số loài chỉ còn rất ít và có nguy cơ tuyệt diệt. Nếu như năm 1943 có khoảng trên 50% diện tích rừng che phủ trong cả nước, thì đến nay, chỉ còn khoảng trên 25%, trong đó đáng lo ngại là rừng đầu nguồn ở miền núi Tây Bắc giảm rất nhanh, chỉ còn trên dưới 10%. Mất thảm thực vật che phủ, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh và trở nên bạc màu, thoái hóa. Người ta ước lượng rằng, lượng đất mất đi hàng năm do bị rửa trôi vào khoảng từ 150 - 350 tấn/ha. Kết quả là những vùng đất trống, đồi trọc có xu hướng gia tăng; nhiều đoạn sông suối và công trình phục vụ sản xuất (thủy lợi, hồ chứa nước...) có độ bồi lắng cao... Sự biến đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường (chủ yếu do mất rừng) đã dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt sự cố môi trường. Một số liệu thống kê cho thấy, tính từ năm 1958 đến nay, tại Tây Bắc đã xảy ra ít nhất 29 trận lũ quét - lũ bùn đá với mức độ nghiêm trọng. Ước tính thiệt hại do lũ quét gây ra cho vùng này (đến năm 2000) là khoảng 200 người bị chết, hàng trăm người khác bị thương, trên 1.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hiện tượng này tái xuất hiện nhiều lần ở những phạm vi nhất định với tần xuất xấp xỉ 20 lần so với giai đoạn trước năm 1970 [xem: 2]. Nạn săn bắt động vật hoang dã, khai thác cạn kiệt nhiều loài thực vật, nhất là cây dược liệu... phục vụ nhu cầu tiêu dùng và thương mại đã khiến cho nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và mất một số nguồn gen dự trữ... ngày càng hiện thực hơn. Người ta đã ước tính rằng, lợi nhuận do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mang lại chỉ thua kém buôn bán ma túy và vũ khí. Lãi suất cao đã khiến cho các hoạt động săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiến ngày càng trở thành vấn đề phức tạp. Vì thế, mặc dù Nhà nước đã có lệnh cấm săn bắt, mua bán các loại động vật quý hiếm nhưng tình trạng khai thác, vận chuyển và mua bán trái phép vẫn xảy ra liên tục ở nhiều nơi, nhất là vùng biên giới Việt - Trung. Bên cạnh đó, nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng và đá quý tiếp tục bị khai thác, đào bới một cách tự do gây lãng phí, ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường. Thậm chí, một cảnh quan văn hóa tự nhiên - ngọn núi có nàng Tô Thị (tỉnh Lạng Sơn) đã đi vào những câu truyện cổ tích cũng bị người ta khai phá để làm vật liệu xây dựng (lấy đá nung vôi)... Những cơ sở khai thác khoáng sản theo phương pháp thủ công của các địa phương và tình trạng đào đãi tự do do nhu cầu giải quyết công ăn việc làm của lực lượng lao động dư thừa, nhàn rỗi, do mong muốn "làm giàu", "đổi đời"... của một số tập thể và cá nhân vẫn diễn ra khá phổ biến. Các cơ sở này hoạt động theo nguyên tắc "dễ làm khó bỏ" hoặc "lãi làm lỗ bỏ", phương pháp khai thác và tuyển lựa chủ yếu là bằng thủ công, cơ khí nhỏ. Phong trào khai thác mỏ một cách tự phát, vô tổ chức diễn ra ngày càng tăng, đặc biệt là từ năm 1985 trở lại đây. Chẳng hạn, khai thác vàng ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên; khai thác thiếc ở Tuyên Quang; Antimoan ở Hà Giang, Hòa Bình; than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên... Tại những khu vực này, ngoài việc môi trường bị suy thoái, đã xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng như lở đất đá thải ở Mangan (Tốc Tác, Cao Bằng) làm chết trên 200 người [xem: 30, tr. 129]. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, vùng miền núi phía Bắc, trong đó có chính sách phát triển cây lương thực. Qua một số năm thực hiện, ở các địa phương này đã có sự chuyển biến tốt, sản lượng lương thực tăng cao; về cơ bản đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề môi trường lại nảy sinh nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Đó là tình trạng rừng bị tàn phá bừa bãi do việc đưa giống ngô năng suất cao vào canh tác ở các địa phương, tình trạng "cây ngô lấn rừng" đã xảy ra ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái... Hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đã trực tiếp tác động xấu đến môi trường sinh thái. Hiện nay, do diện tích đất đai trồng lúa nước rất hạn chế, một bộ phận đáng kể đồng bào các dân tộc ở đây vẫn dựa vào phương thức canh tác du canh. Phần lớn người dân thường phát rừng làm rẫy trồng lúa nương. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng gia tăng. Thí dụ, theo Báo cáo Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, do thiếu phân bón, không hiểu biết tác hại trước mắt cũng như lâu dài của việc sử dụng không hợp lý phân hóa học, thuốc trừ sâu và do chạy theo lợi nhuận trước mắt..., nông dân Lạng Sơn đã sử dụng khá nhiều phân bón hóa học trong sản xuất lúa, ngô và các loại rau màu khác. Lượng phân NPK được sử dụng hàng năm trung bình khoảng 300kg/ha. Các loại thuốc bảo vệ thực vật Vofatok, Monitor, Lindan, Bassa, Dipterex, Trebon... được sử dụng với số lượng lớn, từ 0,4 - 0,5 kg/ha cây lương thực. Đặc biệt, ở những vùng trồng rau ven thị xã, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng lên tới 5 - 10 kg/ha. Đáng lưu ý là có một số loại thuốc có độ độc tính cao, thời gian phân hủy lâu... đã bị cấm sử dụng như Vofatok, Monitor, Lindan, đặc biệt có cả những loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, đặc tính nhưng nông dân vẫn dùng. Tất cả những hành vi đó của con người đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái khu vực. Tình trạng này là một nguy cơ tiềm tàng, đe dọa trực tiếp môi trường sống và sức khỏe con người. Tóm lại, trong quá trình tác động vào tự nhiên để tồn tại và phát triển, các tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc đã và đang làm cho môi trường tự nhiên nơi đây bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi; đặc biệt, có nơi có lúc, vấn đề này đã xấu đi một cách nghiêm trọng. Hiện trạng đó tự nó đã nói lên rằng, ý thức bảo vệ môi trường của phần lớn người dân thuộc các dân tộc miền núi phía Bắc còn rất thấp kém, thiếu tính tự giác. Nhận định chung về tình hình đó, Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/8/1998 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ: Việc bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. 2.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản Từ sự phân tích trên đây về những biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi của môi trường sinh thái, có thể đưa ra một nhận định rằng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân ta nói chung và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói riêng còn rất thấp, chưa biểu hiện thành những hành động cụ thể, chưa trở thành một nếp sống văn hóa của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Hiện trạng môi trường đang ngày càng xấu đi và sự suy giảm các nguồn tài nguyên ít có khả năng tái tạo được do tác động của con người ở khu vực miền núi phía Bắc cho thấy, hầu hết các thành viên trong cộng đồng các dân tộc ở đây chưa ý thức hết trách nhiệm tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường còn thấp; nếp sống, phương thức hành động "không thân thiện" với môi trường của mỗi người dân còn chậm được khắc phục. Họ chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà chưa có cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và hướng đến tương lai lâu dài hơn: bảo vệ môi trường để tồn tại và phát triển bền vững. Tình hình đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Theo chúng tôi, có thể xếp chúng nằm trong hai nhóm chủ yếu: nguyên nhân kinh tế - xã hội và nguyên nhân về mặt nhận thức. Nhóm nguyên nhân kinh tế - xã hội: Như chúng ta đã biết, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình, một bước đi tất yếu để thực hiện phát triển toàn diện các mặt kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Thực tế, quá trình này đã mang lại cho vùng núi phía Bắc những đổi thay quan trọng trên nhiều phương diện của đời sống xã hội, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã và đang tạo nên sức ép to lớn đối với môi trường sinh thái. Có thể đưa ra hàng loạt ví dụ để minh chứng cho sự thật đó. Chúng ta đều biết rằng, Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xem là một công trình thế kỷ, một thành tựu quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn "than trắng" vô tận nơi đây đang hàng ngày, hàng giờ cung cấp năng lượng cho các hoạt động kinh tế, dân sinh trên phạm vi cả nước. Song, không phải ai cũng biết rằng, sự ra đời của hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện Hòa Bình đã làm ngập khoảng 152.000 ha rừng (kể cả rừng trồng), 1.600 ha lúa hai vụ, 1.100 ha lúa một vụ và hàng ngàn ha vườn cây ăn quả của nhân dân; trên 8.000 hộ dân cư với khoảng 50.000 người thuộc các dân tộc khác nhau phải di chuyển khỏi nơi cư trú lâu đời của họ [xem: 45, tr. 497] Vì lợi ích chung của cả nước, người dân nơi đây phải thay đổi chỗ ở và tập quán canh tác (từ canh tác lúa nước trên ruộng chuyển sang làm nương rẫy...). Để có đủ lương thực thực phẩm duy trì cuộc sống của ngần ấy con người, đồng bào buộc phải khai phá một diện tích đất đai mới, ít nhất cũng tương đương với số diện tích đã bị ngập. Trong khi đó, quỹ đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc không nhiều và đã được sử dụng hết. Để thỏa mãn nhu cầu này, người dân buộc phải lấn vào đất rừng. Tình hình đó khiến cho hiện tượng tàn phá rừng tiếp tục diễn ra. Những cánh rừng già, giàu trữ lượng và chủng loại động thực vật tiếp tục bị thu hẹp, thay bằng những vùng đất trống đồi trọc. Mặc dù Nhà nước đã triển khai mạnh và rộng khắp chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, song xét về mặt hiệu quả kinh tế cũng như mặt giá trị sinh thái tự nhiên, chắc chắn rừng trồng không thể san bằng những thiệt hại, mất mát to lớn từ hành vi tàn phá rừng của con người. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc cũng đang tạo nên sức ép ngày càng lớn đối với tài nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng, nước...) và môi trường (ô nhiễm do chất thải ở các khu công nghiệp, cảnh quan môi trường...) của khu vực rộng lớn này. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đô thị hóa, sự mở rộng quy mô và năng lực hoạt động của các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Nguyên... làm gia tăng nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên, nhiên liệu lấy từ tự nhiên. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản như than, đá vôi, cao lanh, sắt... trong vùng không giảm; trái lại, ngày càng tăng lên gấp bội về quy mô và trên diện rộng. Bên cạnh lượng tài nguyên khổng lồ được tiêu thụ là hàng núi chất thải được đổ vào môi trường. Các nhà khoa học đã đưa ra ước tính rằng, chỉ riêng ba mỏ than lớn của Quảng Ninh là Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn, hàng năm đã thải ra khoảng trên 200 triệu tấn đất đá. Khi kết thúc hoạt động khai thác, ba mỏ trên sẽ thải ra khoảng 700 triệu m3 đất đá. Tính từ năm 1952 đến nay, cứ sau khoảng 10 - 15 năm, diện tích các moong khai thác và bãi đổ thải ven biển tăng lên 2 - 3 lần. Diện tích đất và rừng cũng theo sự gia tăng trên mà mất đi. Vùng đất vườn, đất nông nghiệp dưới chân bãi thải bị vùi lấp bởi đất đá thải, đặc biệt là trong mùa mưa. Tại thị xã Cẩm Phả, trong vòng 2 năm (1985 - 1986) có khoảng 69 ha đất nông nghiệp bị vùi lấp, hàng trăm gia đình phải chuyển đi nơi khác. Sự phát triển của các trung tâm kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp... tất yếu sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa đạt đến một tốc độ nhanh chóng, hình thành các vùng đông dân cư. Do vậy, làm nảy sinh một loạt vấn đề liên quan như quỹ đất canh tác bị thu hẹp, chất thải sản xuất và sinh hoạt... Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu để thực hiện sự phát triển, song nó cũng đặt ra những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc khác, trong đó có vấn đề môi trường sinh thái. Mặt khác, như trên đã trình bày, lối canh tác nương rẫy trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc trước đây được xem là một sự sáng tạo, thích nghi của con người với điều kiện tự nhiên có những nét đặc thù của khu vực này. Song, hình thức này chỉ hiệu quả khi dân số chưa phát triển đến mức quá tải và đảm bảo thời gian quay vòng đất đai hợp lý (bỏ hóa trong một khoảng thời gian tối thiểu đủ để cho độ phì của đất đai được tái tạo...). Theo đánh giá của một số nhà khoa học, do nhiều nguyên nhân, hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống đó (canh tác nương rẫy) không còn đứng vững được ở phần lớn miền núi Việt Nam. Sự thay đổi không thuận lợi của tỷ lệ người - đất ở vùng núi hiện nay là một trong những lý do chủ yếu không cho phép duy trì một hệ thống canh tác quay vòng hợp lý như thế. Hiện tại ở khu vực miền núi phía Bắc, có rất ít sự lựa chọn nào vừa có khả năng kinh tế lại vừa bền vững môi trường cho việc canh tác nương rẫy. Vì thế, cho đến nay, người dân vẫn phải tiếp tục canh tác nương rẫy, cho dù hiệu quả và năng suất thấp [xem: 8, tr. 232]. Trên thực tế, trong điều kiện đất chật người đông, việc người dân khai thác những diện tích đất đai ít phù hợp với sản xuất nông nghiệp hay phải chuyển sang canh tác nương rẫy trên những vùng đất dốc... khiến cho tình trạng xói mòn, thoái hóa đất đai càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Mặc dù năng suất cây trồng giảm đáng kể, trung bình chỉ đạt 6 tạ/ha đối với lúa và 8 tạ/ha đối với ngô trong vụ nương đầu và thấp dần sau mỗi năm, song người dân cũng ít có sự lựa chọn nào khác hơn để duy trì cuộc sống của mình. Những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng là một nguyên nhân đáng kể. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế giữa những chủ thể tham gia được biểu hiện qua các hoạt động buôn bán, trao đổi, dịch vụ... Chính sự thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế đã tạo nên sự thay đổi về mặt ý thức và thái độ của các chủ thể: đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cho mọi hoạt động kinh tế của mình. Sự tác động của quy luật giá trị, của lợi nhuận tối đa trong cơ chế thị trường đã khiến cho không ít người, vì lợi ích cá nhân, trước mắt luôn tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để có thể chiếm đoạt, vơ vét được nhiều nhất từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất chấp những hậu quả to lớn về môi trường sinh thái. Người ta đua nhau phá rừng khai thác gỗ và lấy đất làm nương rẫy, săn bắn động vật hoang dã. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người nông dân đã gia tăng mức độ sử dụng hóa chất (phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu có độ độc tính cao và thời gian phân hủy dài...) bất chấp sự an toàn sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của người tiêu dùng. Chúng ta còn nhớ, cách đây không lâu, vì tiền, người ta đã đua nhau đào quế, hồi để lấy rễ; giết trâu bò để lấy móng; đào bới cả một vùng rộng lớn dễ tìm vàng và đá quý... Gần đây, sự gia tăng các hoạt động khai thác, buôn bán vùng biên giới phía Bắc đã tạo nên một dòng chảy tài nguyên (thú rừng, gỗ, các loại cây dược liệu và lâm sản quý hiếm khác) sang Trung Quốc. Vì thế, những cánh rừng nhiệt đới bạt ngàn với đa dạng chủng loại động thực vật quý, đúng nghĩa là "rừng vàng"... đến nay đã trở nên nghèo kiệt và bị thu hẹp. Sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh khiến cho sức ép đối với môi trường sinh thái càng thêm nặng nề. Thực ra, trong điều kiện dân số chưa bùng nổ như hiện nay, nhân dân các địa phương đã duy trì được một lối sống khá phù hợp với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên một cách hợp lý. Các phong tục, tập quán và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của họ đã thể hiện điều đó. Song, do tác động của sự gia tăng dân số và những tác động khác, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của người dân địa phương đã bị lãng quên, vượt bỏ. Trên thực tế, sự gia tăng dân số đồng nghĩa với đòi hỏi tăng nhu cầu sinh hoạt như lương thực, thực phẩm và một số nhu cầu thiết yếu khác, trong khi lượng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nhất là tài nguyên đất đai - yếu tố tư liệu sản xuất không thể thiếu cho hoạt động nông nghiệp. Hệ quả tất yếu là, để có lương thực thực phẩm duy trì cuộc sống của mình, đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc phải tìm cách mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, dẫn tới thu hẹp rừng, suy giảm đa dạng sinh học... Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương hạn chế sinh đẻ, song hiện nay tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực này vẫn khá cao. Nếu như năm 1950, trong khu bảo tồn Na Hang (Tuyên Quang) chỉ có 1987 người, thì đến năm 1997, số người đã lên tới 10.590 (đạt mức tăng từ 2,8 - 3,6%/năm). ở khu vực Ba Bể (Bắc Cạn), tỷ lệ này còn cao hơn, từ 3,5 - 5%/năm. Bên cạnh đó, cuộc vận động di dân từ vùng đồng bằng lên miền núi khai hoang và sinh sống (diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ trước) cũng là một tác động đáng kể,làm thay đổi sự cân bằng dân số của khu vực này. Trong khoảng gần 30 năm (từ 1960 đến 1990), tỷ lệ người Kinh ở tỉnh Tuyên Quang tăng lên 426%, ở tỉnh Lạng Sơn tăng 254% và ở tỉnh Lai Châu tăng lên 677%. Trong khi đó, theo đánh giá của một số nhà khoa học, mặc dù mật độ dân số ở vùng núi thấp hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng, nhưng đứng về mặt nông nghiệp, mật độ dân số vùng miền núi phía Bắc hiện nay đã quá tải. Bởi vì, các hệ sinh thái nông nghiệp ở đây, trừ một số rất ít vùng có thể xây dựng hệ thống ruộng bậc thang để tưới nước, có khả năng tải thấp hơn nhiều so với các hệ sinh thái mạnh và bền vững của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, khi mật độ dân số vượt qua giới hạn 40 người/km2, các hệ sinh thái miền núi sẽ suy giảm rất nhanh, thậm chí có thể sụp đổ hoàn toàn [xem: 31, tr. 1087]. Chính sự gia tăng mật độ dân số cùng với nạn phá rừng và suy thoái môi trường đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự của nông nghiệp vùng cao và suy thoái nghiêm trọng các tài nguyên thiên nhiên khác. Thực tế cho thấy, do thiếu đất đai để mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, đồng bào các dân tộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác. Thậm chí, một số nơi trong khu vực đã xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai một cách bất hợp pháp. Ví dụ, tại huyện Bắc Hà (Lào Cai), trung bình có hàng chục vụ tranh chấp đất đai ở mỗi xã và trên phạm vi cả huyện đã có hàng trăm vụ lớn nhỏ khác nhau. Việc tranh chấp đất đai xảy ra dưới nhiều hình thức, hoặc là giữa các gia đình với nhau, hoặc là giữa cộng đồng dòng họ này với cộng đồng dòng họ khác, cũng có khi là giữa xã này với xã khác. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số phải lùi sâu vào rừng. Tất cả những tình trạng đó khiến cho thảm họa phá rừng ngày càng thêm trầm trọng. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, hơn nữa lại diễn ra trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển tất yếu dẫn đến nghèo đói. Đến lượt mình, sự nghèo đói trở thành một tác nhân quan trọng làm gia tăng hình thức biểu hiện, mức độ bức xúc, căng thẳng của các vấn đề môi trường sinh thái của khu vực miền núi hiện nay. Nếu năm 1994, GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt 260 USD thì ở các tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ là 150 USD. Trên toàn bộ vùng cao, nhất là ở những vùng núi cao hẻo lánh, mức thu nhập tiền mặt trung bình trên đầu người là dưới 50 USD. Có tới 3 - 4 % hộ gia đình thuộc các vùng cao phía Bắc bị xếp vào diện các hộ nghèo và rất nghèo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta.pdf
Tài liệu liên quan