Luận văn Tốt nghiệp rủi ro tín dụng và những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp rủi ro tín dụng và những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam: Luận văn tốt nghiệp "Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam" MỤC LỤC NỘI DUNG LUẬN VĂN ˜&™ CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về Tín dụng và TDNH: 1.1.1.1. Khái niệm vế Tín dụng: Tín dụng là một phạm trù kinh tế nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn, trong đó hai chủ thể là người đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận một mức lãi suất và một thời hạn nợ nhất định. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động các nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn sản xuất. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tổng quan về tín dụng như sau: tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một khoản thời gian nhất định. Ban đầu quan hệ tín dụng chủ yếu thể hiện bằng hiện vật và tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi. Cho đến khi phương...

doc92 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp rủi ro tín dụng và những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp "Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam" MỤC LỤC NỘI DUNG LUẬN VĂN ˜&™ CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về Tín dụng và TDNH: 1.1.1.1. Khái niệm vế Tín dụng: Tín dụng là một phạm trù kinh tế nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượn, trong đó hai chủ thể là người đi vay và người cho vay sẽ thoả thuận một mức lãi suất và một thời hạn nợ nhất định. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động các nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn sản xuất. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm tổng quan về tín dụng như sau: tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một khoản thời gian nhất định. Ban đầu quan hệ tín dụng chủ yếu thể hiện bằng hiện vật và tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi. Cho đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, các quan hệ tín dụng mới có điều kiện phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chổ cho tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chổ cho hình thức tín dụng khác như: tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước… Mặc dù tín dụng có quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có 3 đặc điểm sau: Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả. Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức. 1.1.1.2. Khái niệm về Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân Hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân Hàng, các tổ chức tín dụng với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư như: các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… trong đó Ngân Hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian đứng ra huy động vốn và sử dụng số vốn huy động được để cho vay đối với các đối tượng nói trên. Như vậy trong mối quan hệ trên, Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng nhận tiền gửi hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… để tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn hoạt động của mình. Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá trị, bảo lãnh, cho thuê tài chính,… thông qua các hoạt động này, Ngân hàng có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế đồng thời tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình. 1.1.2. Vai trò của TDNH: 1.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các xí nghiệp phải tạm thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông nên hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xãy ra ở các doanh nghiệp. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Mặt khác, với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ, đẩy mạnh tiến độ sản xuất không chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà doanh nghiệp phải biết tận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Từ đó, tín dụng với với chức năng là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung vốn và tích lũy vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phân phối và hợp tác quốc tế ngày một sâu rộng thì quá trình điều tiết vốn không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà hình thành các quan hệ trên cả thế giới. 1.1.2.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả: Khi thực hiện chức năng trên, tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng đã làm giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trông lưu thông. Do đó tín dụng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát và ổn định tiền tệ. Mặt khác do cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa làm ra ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính nhờ đó mà tín dụng góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước. Bên cạnh đó tín dụng đã tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là một trong những nhân tố tích cực làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, là bộ phận lưu thông tiền mà Nhà nước rất khó quản lý và nhạy cảm với biến động của nền kinh tế. Trong những thập niên gần đây, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, trong công tác quản lí vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ nhất định, lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ điều tiết nhạy bén và linh hoạt để đưa thêm tiền vào lưu thông hay rút tiền ra khỏi lưu thông. Từ đó tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng tiền tệ với yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ tạo điều kiện ổn định giá cả, đây là tiền đề quan trọng để sản xuất và lưu thông phát triển. 1.1.2.3.Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội: Đây là hệ quả tất yếu của hai vai trò tín dụng nêu trên: nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện để nâng cao đời sống của các thành viên trong xả hội từ đó rút ngắn sự chênh lệch giữa các giai cấp. Trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức cho vay, tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Hiện nay, ngoài việc phát triển các loại hình tín dụng dân cư, Nhà nước còn thành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, cho vay theo chương trình tín dụng… nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa thiết bị sinh hoạt… từ đó tạo công ăn việc làm và mức sống ổn định cho cá nhân, gia đình góp phần ổn định xã hội. 1.1.2.4. Tạo điều kiện phát triển mối quan hệ kinh tế với nước ngoài: Trong điều kiện hiện nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho nền kinh tế “mở”. Và tín dụng đã trở thành một trong những biện pháp nối liền quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. 1.1.3.Các hình thức của TDNH: 1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích sủ dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay bất đông sản Cho vay nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.3.2.Dựa vào thời hạn tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là thường là nhằm tài trợ đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các danh mục đầu tư. 1.1.3.3. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở có tài sản đảm bảo cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 1.1.3.4. Dựa vào phương thức cho vay: theo tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại sau: Cho vay theo món hay còn gọi là cho vay từng lần. Cho vay theo hạn mức tín dụng. 1.1.3.5. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ gốc: theo tiêu thức này tín dụng có thể được chia thành các loại sau: Cho vay chỉ có một kỳ trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều kỳ trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất kỳ lúc nào. 1.1.4. Nguyên tắc của TDNH 1.1.4.1. Vốn vay luôn được đảm bảo bằng các nguồn vốn tương đương: Nguyên tắc này xuất phát từ sự yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ nhằm làm cho sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa giữ vững sức mua của tiền. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi nhận tiền vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay đơn vị phải có một số hàng hóa tương đương làm đảm bảo cho khoảng vay đó. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thực hiện việc hoàn trả nợ vay của đơn vị. Mặt khác, mục đích cho vay là nhằm bổ sung vốn lưu thông trong quá trình SXKD. Nó được xác định trước khi cho vay và kiểm soát trong quá trình sủ dụng vốn vay. 1.1.4.2. Sữ dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Cho vay đúng mục đích không những là nguyên tắc má còn là phương châm hoạt động của tín dụng ngân hàng, đối với ngân hàng bất kỳ nột khoản cho vay nào đối với nền kinh tế cũng phải luôn hướng đến mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với khách hàng vay vốn cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động để thúc đẩy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi khoản vay được ngân hàng chấp nhận thì mục đích sử dụng vốn vay cũng sẽ được ghi vào trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sủ dụng vốn vay của khách hàng nếu phát hiện khách hàng sủ dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có thề sử dụng các biện pháp phù hợp để xử lý. Thực hiện nguyên tắc này, không những là thực hiện nguyên tắc vốn có của tín dụng nói chung mà cón có tác dụng lớn trong tín dụng đấu tư, tác dụng đó thể hiện trên hai mặt sau: Một là: việc sủ dụng tiền vay đúng mục đích là yêu cầu cơ bản để hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản chung của xã hội cũng như kế hoạch xây dựng của Nhà nước, của các chủ thể đầu tư… Hai là: sử dụng tiền vay đúng mục đích, phù hợp với khối lượng và chi phí đầu tư theo luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ cho phép đảm bảo tiến độ thi công và hoàn thành từng hạn mục công trình hay toàn bộ công trình, vừa là nhân tố để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 1.1.4.3. Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn: Đây là nguyên tắc không thể thiếu của của tín dụng ngân hàng nó được đặc trên các cơ sở sau: Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng ngân hàng thực hiện đi vay để cho vay nhằm đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời tạo thêm nguồn thu để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thì việc thực hiện nguyên tắc hoàn trả là rất cần thiết đối với mỗi NHTM. Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động trên cơ sở kinh doanh, cho nên ngoài việc hoàn trả vốn vay đơn vị vay phải trả một số tiền ứng với lãi suất vay. Tuy nhiên, trên thực tế do tác động của nhiều nguyên nhân khiến cho đơn vị vay vốn không trả được nợ vay. Để đảm bảo nguyên tắc này, tổ chức tín dụng buộc đơn vị phải thế chấp tài sản và tiến hành phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong trường hợp đơn vị vay không trả được nợ vay. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp tài sản thế chấp thường là quyền sủ dụng đất mà hộ sản xuất đang canh tác. 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Về nhận thức thực tiễn cũng như về lí luận, nếu như nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng, thì phòng ngừa rủi ro có thể coi như một giải pháp quan trọng có tính chất quyết định để nâng cao chất lượng tín dụng. Hai nội dung này tất nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là vấn đề luôn luôn thời sự đối với hoạt động Ngân Hàng ở nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay ở nước ta khi tín dụng có xu hướng tăng trưởng nhanh, lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp thành lập nhiều, thị trường diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có liên quan đến pháp luật,… thì lại càng phải quan tâm đồng thời đến mở rộng tín dụng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Khi viết về rủi ro tín dụng là tác giả đứng về phía Ngân Hàng là chính, rủi ro tín dụng là rủi ro NHTM. Trong kinh doanh của Ngân Hàng tại Việt Nam lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng thu nhập chủ yếu của các NHTM, tuy nhiên hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới phát triển như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch trình độ quản lý rủi ro còn hạn chế, tính chuyên nghiệp của Ngân Hàng chưa cao nói cách khác rủi ro là một tất yếu trong hoạt động kinh doanh tín dụng. P.Volker cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ nói “Nếu Ngân Hàng không có rủi ro và các khoản nợ xấu thì không phải là hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng” điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ Ngân Hàng nào kể cả các Ngân Hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Tuy nhiên sự khác biệt cơ bản của các Ngân Hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là khả năng khống chế rủi ro và nợ xấu ở một tỷ lệ nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế rủi ro tín dụng. Như trên đã nói muốn nâng cao và mở rộng tín dụng thì phải giảm thiểu rủi ro. Như vậy ta phải nhận biết rủi ro: 1.2.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh của Ngân Hàng Trong hoạt động của Ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro sau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối doái, rủi ro môi trường, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia và rủi ro khác…Trong đó rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất vì nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cuối cùng, sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng . 1.2.1.1. Rủi ro Tín dụng: Là loại rủi ro phát sinh khi một trong các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng chi trả cho các bên còn lại. Đối với NHTM rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu đủ cả gốc và lãi của các khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn. Nếu tất cả các khoản cho vay của ngân hàng đều được thanh toán đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi thì ngân hàng không bị rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu người vay tiền không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ thì rủi ro nảy sinh. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảo lãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính… 1.2.1.2. Rủi ro Lãi suất: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất hoặc những yếu tố liên quan đến lãi suất làm tổn thất về tài sản và thu nhập của ngân hàng. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thị trường. Mặt khác, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi. Như chúng ta đã biết, giá thị trường của tài sản Có hay tài sản Nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiếc khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, và do đó giá trị hiện tại của tài sản Có và tài sản Nợ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị của tài sản Có và tài sản Nợ sẽ tăng lên. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ không cân xứng với nhau. Ví dụ tài sản Có có kỳ hạn dài hơn tài sản Nợ, thì lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản Có sẽ giảm nhanh hơn nhiếu so với sự giảm của giá trị tài sản Nợ. Rủi ro giảm giá trị tài sản khi lãi suất thị trường thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản cho ngân hàng. Ngoài ra rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: Do bất lợi trong cạnh tranh buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng do đó đã làm tăng chi phí và giảm thu nhập của ngân hàng; do cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ nên ngân hàng phải tăng lãi suất để huy động vốn; do chính sách ưu đãi trong cho vay của Nhà nước nên ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay. 1.2.1.3. Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro chỉ xuất hiện trong trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán các khoản nợ khi những người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Nếu không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán đó ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản. Trong những trường hợp như vậy thì ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Đặc trưng cơ bản của rủi ro thanh toán là tính lỏng của tài sản Có thấp hơn so với tài sản Nợ, nên Ngân hàng có thể không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu thanh toán. Rủi ro thanh toán xuất hiện do hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân từ phía tài sản Nợ và nguyên nhân từ phía tài sản Có. Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ phát sinh do Ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán buộc phải nhượng bán các tài sản khác với giá thấp hơn giá thị trường. Để có thu nhập cao hầu hết các Ngân hàng đều giảm dự trữ tiền mặt và tăng đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp và có thời hạn dài, do vậy khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng rất dễ bị rủi ro. Nguyên nhân từ phía tài sản Có phát sinh trong trường hợp một số các khoản tín dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng đã ký đến hạn giải ngân. Trong trường hợp này, Ngân hàng phải tìm ngay những nguồn vốn khác để tài trợ. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán phát sinh buộc ngân hàng phải sử dụng tiền mặt dự trữ, hoặc bán tài sản Có khác hoặc đi vay từ bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro về tài sản Nợ cho ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng , hoặc làm tăng rủi ro về tài sản Nợ cho ngân hàng. Ngoài ra còn có thể do kẻ gian cố ý làm chứng từ giả, truy cập vào mạng của ngân hàng để ăn cắp tiền nếu không được phát hiện kịp thời thì rủi ro thanh toán nảy sinh. 1.2.1.4.Rủi ro hối đoái: Rủi ro hối đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Những rủi ro này có thể phát sinh trong tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại ngoại tệ của ngân hàng như: cho vay , huy động vốn bằng ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, đầu tư chứng khoán bằng ngoại tệ… Trong các giao dịch ngoại hối và trong cân đối tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng, bất cứ một trạng thái ngoại hối “trường” hay “đoản” đều có thể gặp rủi ro hối đoái khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi. Nếu ngân hàng ở trạng thái ngoại tệ trường thì khi ngoại tệ tăng giá ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ bị lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá. Nếu ngân hàng ở trạng thái đoản về một loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ tăng giá ngân hàng sẽ bị lỗ và ngược lại. Như vậy việc tạo ra các trạng thái ngoại tệ “trường” hay “đoản” chính là nguyên nhân gây rủi ro hối đoái cho ngân hàng. Đây chính là kết quả của việc ngân hàng thực hiện các giao dịch ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và cho chính bản thân mình hoặc ngân hàng huy động vốn bàng ngoại tệ và đầu tư vào các tài sản Có bằng ngoại tệ. 1.2.1.5. Rủi ro khác: Ngoài những rủi ro cơ bản trên trong hoạt động của ngân hàng còn chịu những rủi ro khác như: Rủi ro môi trường: là rủi ro do môi trường hoạt động của ngân hàng gây nên, bao gồm: rủi ro do sự biến động của thiên nhiên ( lũ lụt, động đất ), rủi ro về kinh tế ( khủng hoảng, suy thoái kinh tế ), rủi ro do sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước gây bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro môi trường là những rủi ro mà ngân hàng khó liểm soát được, chúng có thể làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng hoặc gây cho ngân hàng những thiệt hại về tài chính. Rủi ro về công nghệ: loại rủi ro này thường xảy ra trong các trường hợp: ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ nhưng hiệu quả sủ dụng không cao không tiết kiệm chi phí cho ngân hàng theo như mong muốn. Hoặc hệ thống công nghệ của ngân hàng trục trặc làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng gây ra những tổn thất nhất định. Các rủi ro khác: rủi ro hoạt động, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý…thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh làm cho các điều kiện của thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước, sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủi ro trộm cắp, lừa đảo… 1.2.2. Khái niệm về Rủi ro Tín dụng Ngân hàng: 1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro: Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn một biến cố có khả năng xảy ra và cũng có khả năng không xảy ra. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác xuất sảy ra mới được xem là rủi ro. 1.2.2.2. Khái niệm về rủi ro Tín dụng Ngân hàng: Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường do chủ quan hay khách quan khiến cho khách hàng không hoàn trả được nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đến hạn. Trước đây, với cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp ít có tổ chức kinh doanh nào để ý đến rủi ro trong hoạt động mà họ chỉ thực hiện một cách máy móc theo quyết định, chỉ thị, chỉ tiêu của cấp trên giao, bởi vì lời hay lỗ họ vẫn được hưởng một mức hưởng thụ như nhau đây là một thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước. Trong nền kinh tế thị trường tự do thời mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay, tất cả mọi thành phần kinh tế dù quốc doanh hay ngoài quốc doanh cũng đều chú trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, luôn tìm cách nâng cao lợi nhuận để đứng vững trên thị trường, nếu không sẽ bị đào thải. Chính vì lẽ đó mà rủi ro luôn được quan tâm xem xét và quản lý một cách đặc biệt để nhằm khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đã phát sinh nhiều rủi ro. Bởi vì, Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, luôn phụ thuộc vào khách hàng, rủi ro của khách hàng vay vốn cũng kéo theo rủi ro của ngân hàng. 1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng: Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát nó. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm sau: Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động của NHTM. Tính tất yếu có ý nghĩa là ngân hàng có thể phòng ngừa tốt để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng chứ không thể loại bỏ nó được. Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp. Bởi vì ngân nàng là một định chế tài chính trung gian, có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Bởi vậy, khi người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh như: hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, sự đổ vỡ của đối tác, khách hàng tẩy chay sản phẩm của công ty…dẫn đến thua lỗ, phá sản thì sẽ tác động gián tiếp rủi ro đó cho NHTM, cho nên nói rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng có thể chia làm nhiều loại như: rủi ro về đạo đức; rủi ro cơ chế; rủi ro công tác kiểm tra, kiểm soát… 1.2.4. Nguyên nhân phát sinh rủi ro Tín dụng. 1.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan: a. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt đi vay với lãi suất thấp và sau đó cho vay lại với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi suất. Dó đó, ngân hàng luôn xem xét rất cẩn thận trước khi cho vay để đạt hiệu quả tránh rủi ro mất vốn. Vì thế rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ và do những nguyên nhân sau: Do Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,…dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Sự lơi lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sữ dụng vốn vay không đúng mục đích. Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật chất đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay. Chạy theo số lượng (theo kế hạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh. Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm từng địa phưng khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Do cán bộ tín dụng thực hiện không đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng thiếu chặc chẽ và không phù hợp. Ngân hàng phạm vi các nguyên tắc trong cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố. Do chất lượng cán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàng để cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết với khách hàng để cho vay không đúng quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. Do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lõng về điều kiện cần có của khách hàng để cho vay nhằm thu hút khách hàng. b. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phòng tránh rất khó khăn và phức tạp nó do thường những nguyên nhân sau: * Đối với khách hàng là cá nhân: Thiếu năng lực tài chính: khách hàng vay vốn không đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân Hàng gặp khó khăn. Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp khó khăn do cản trở về thủ tục và thời gian. Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình không đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Loại nguyên nhân này được xếp vào nguyên nhân rủi ro về đạo đức của người đi vay. Trên thực tế cho thấy yếu tố đạo đức là nguyên nhân rất quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình không trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của bên cho vay. Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn như: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. * Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh không được và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Năng lực chuyên môn và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị giảm thấp, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thiếu quan tâm để thực hiện tốt các khâu của quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh hay do sự hạn chế về nghề nghiệp chuyên môn của nhân viên doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ. Do doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích. Do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( như gia nhập tổ chức WTO, AFTA), các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh lại với các công ty nước ngoài dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lổ và mất khả năng trả nợ ngân hàng. Do doanh nghiệp không mua bảo hiểm như: bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,…nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và không có khả năng trả nợ vay. Sự thay đổi trong chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. 1.2.4.2. Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân này là tác nhân gây ra rủi ro tín dụng bất khả kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con người trong một thời điểm nào đó. Có thể xuất phát từ môi trường kinh tế, trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến kinh doanh trong nước bị trở ngại và khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp. Có thể xuất phát từ gốc độ của môi trường pháp lý, đây là một nhân tố cũng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế các nước trên thới giới có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, cho nên sự bất ổn về kinh tế của nước này sẽ ảnh hưỡng đến nền kinh tế của nước khác. Do đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên thới giới xảy ra dây chuyền từ một hay một vài nước sau đó lan sang nhiếu nước, đây cũng là nguyên nhân làm phá sản các NHTM. Cần lưu ý dù nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trã được nợ. Tuy nhiên, việc phân tích và phân định rỏ ràng nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp để đạt được kết quả tốt hơn. 1.2.5. Hậu quả của rủi ro Tín dụng: 1.2.5.1. Đối với Ngân hàng: Về mặt tài chính: do không thu được nợ (gốc và lãi), Ngân hàng bị giảm doanh thu trong khi vẫn trả tiền lãi (lãi đầu vào) gây mất cân đối trong thu chi nghiệp vụ. Nợ quá hạn chính là hậu quả Ngân hàng gánh chịu, không thu được nợ vòng quay vốn tín dụng không thực hiện được, Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn lưu động, hạn chế cả vai trò phục vụ lẫn khả năng kinh doanh của Ngân hàng. Về mặt xã hội: từ rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản làm mất lòng tin trong nhân dân gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền. Một khi xảy ra trường hợp này khách hàng sẽ đồng loạt đến rút tiền một cách ồ ạt tại Ngân hàng và làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng không có biện pháp đối ứng kịp thời thì sẽ làm cho toàn bộ hệ thống của Ngân hàng sụp đỗ. Đối với cơ quan quản lý cấp trên, Ngân hàng sẽ bị mất lòng tin, không tin tưởng vào hoạt động của Ngân hàng cơ sở. Do tâm lý làm ăn thua lỗ, tâm lý của cán bộ, công nhân viên chán nản, không tin tưởng vào khả năng hoạt động của chính mình làm cho thu nhập của họ ngày một giảm sút, mất công ăn việc làm …có thể dẫn đến phá sản của Ngân hàng. 1.2.5.2. Đối với nền kinh tế: Hoạt động của Ngân Hàng có liên quan trực tiếp đến nền kinh tế, các xí nghiệp và dân cư. Vì vậy khi rủi ro làm phá sản một số ngân hàng từ đó lan sang các ngân hàng khác làm cho dân chúng mang một tâm lý sợ hãi nên dẫn đến tính trạng rút tiền trước thời hạn. Như thế hệ thống ngân hàng bị rung chuyển và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Giá cả biến động, việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, khả năng trả nợ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng đóng cửa làm cho nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội bùng phát, đồng tiền mất giá tình trạng kinh tế vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nếu không cứu giãn được có thể dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế. 1.2.6.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt Hộng kinh doanh & Rủi ro tín dụng của NHTM: 1.2.6.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn: ( % ) Vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động / Tổng nguồn vốn ---------------------- x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn thì có bao nhiêu phần trăm là vốn huy động tại địa phương, thể hiện tính ổn định vững chắc của ngân hàng tại một tổ chức tín dụng và đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. 1.2.6.2. Vốn huy động trên dư nợ cho vay ( % ) Vốn huy động Vốn huy động /Dư nợ cho vay = ------------------------ x 100 Tổng dư nợ Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được hiệu quả của việc huy động vốn tại Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng không hiệu quả. 1.2.6.3. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động: ( % ) Tổng DN Tỷ lệ Tổng DN trên VHĐ = ------------- x 100 VHĐ Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sủ dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sủ dụng vốn vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng quá thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động càng không hiệu quả. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động. 1.2.6.4. Hệ thu nợ: (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = ------------------------ x 100 Doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. 1.2.6.5. Vòng vay vốn tín dụng: ( vòng ) Doanh số thu nợ Vàng vay vốn tín dụng = --------------------- Dư nợ bình quân Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được vay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.2.6.6. Hệ số rủi ro: ( % ) Tổng dư nợ Hệ số rủi ro = ------------------ x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Nếu quá cao, ngân hàng gặp rủi ro sẽ ảnh hưởng đến doanh thu còn quá thấp thì ngân hàng chưa thể hiện tốt vai trò của mình. Ngoài ra chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.6.7. Tỷ lệ nợ quá hạn: ( % ) Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = ------------------------- x 100 Tổng dư nợ cho vay Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt vì khả năng thu hồi nợ cao và ngược lại. Theo qui định thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng dư nợ, nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì nợ quá hạn tối đa chỉ được 5 đồng. Để đảm bảo quản lý chặc chẽ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân Hàng của tổ chức tín dụng, nợ quá hạn được phân chia theo thời hạn như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn: nợ trong hạn Nợ cần chú ý: nợ quá hạn đến 90 ngày Nợ dưới tiêu chẩn: nợ quá hạn từ trên 90 ngày đến 180 ngày Nợ nghi ngờ: nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày Nợ có khả năng mất vốn: nợ quá hạn trên 360 này 1.2.6.8. Tỷ lệ rủi ro tín dụng: ( % ) Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ rủi ro tín dụng = -------------------------- x 100 Tổng tài sản Có Tổng tài sản Có: là bao gồm tổng dư nợ cho vay và vốn tự có của ngân hàng Tỷ lệ này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản Có, khoản mục trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn. Nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao và ngược lại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HUYỆN LAI VUNG 2.1 ĐẠC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA BÀN HUYỆN LAI VUNG – ĐT 2.1.1. Vị trí địa lý và Điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1.Vị trí địa lý: Huyện Lai Vung thuộc 12 huyện thị của Tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với hệ thống sông ngòi chằn chịt, nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm gần đây huyện có những bước phát triển đáng kể về giao thông nông thôn được sữa chữa xây dựng mới, các tuyến đường nhựa được khởi công từ huyện đến các xã mạng lưới điện cũng được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của vùng. Phía Đông giáp với Thị Xã Sa Đéc và huyện Châu Thành Đồng Tháp. Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò Đồng Tháp. Phía Tây giáp với Thành Phố Cần Thơ. Phía Nam giáp với huyện Bình Minh Vĩnh Long. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân số & diện tích: Huyện thuộc vùng Đồng Bằng có địa hình tương dối bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nên kinh tế của vùng hầu hết là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Với lợi thế nằm ven sông Hậu có hệ thống sông ngòi dày đặc được phù sa bồi đắp hàng năm nên đất đai rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Huyện Lai Vung có diện tích 219,77km2. Đất sản xuất nông nghiệp là 18.180ha với dân số 259.948 người, mật độ dân số trung bình là 726người/ km2. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Lai Vung là một huyện nông thôn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích đất nông nghiệp là 18.180ha, đạt giá trị 380.824 tỷ đồng. Đa số người dân sống bằng nghề sản xuất lúa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đây là nguồn thu nhập chính của huyện. Bên cạnh đó, Lai Vung là vùng có sản phẩm đặc sản nổi tiếng cả nước là Nem, nên hàng năm cũng đem lại thu nhập cao cho người sản xuất. Do đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thực hiện chính sách xóa đói giảm ngèo cuộc sống của từng gia đình được nâng cao hơn, gia đình văn hóa của xóm ấp ngày càng tăng góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngoài ra toàn huyện còn có 2.571 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị 139.260 tỷ đồng, gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, giao thông nông thôn của huyện được phát triển, xe 2 bánh lưu thông đến được từng xóm ấp, cụm dân cư. Hầu hết các tuyến đường đều được nhựa hoá. 12/12 xã, thị trấn điều có điện lưới quốc gia phục vu cho trên 80% số hộ dân sinh hoạt và sản xuất. Mạng lưới y tế được bố trí đều khắp 12 xã, thị trấn nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ khám và chữa bệnh cho người dân. Mạng lưới thông tin liên lạc cũng rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,48%, nguồn lao động xã hội 235.457 người, GDP là 1.120 triệu/năm, tốc độ tăng GDP là 8,2%. (Trích từ báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Lai Vung 2008) 2.2.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung được hình thành vào tháng 10 năm 1975 với tên ban đầu là Chi nhánh nhà nước huyện Lấp Vò. Năm 1979 được đổi tên thành Chi nhánh Phát triển Nông nghiệp huyện Lấp Vò. Năm 1989 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Lai Vung. Đến ngày 23 tháng 05 năm 1990 pháp lệnh, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Lai Vung được xem là thương mại ngoài quốc doanh và được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung là NHTM hoạt động theo pháp luật với phương châm “ kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh ” và đã bám sát địa bàn trong huyện định hướng của ngành đã xác định: “ Nông thôn là thị trường chính, Nông dân là khách hàng, Nông nghiệp là đối tượng đầu tư ”, từ sự vận dụng và sáng tạo các định hướng đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung đã tận dụng hết khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn va cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ và phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung giờ đây thực sự hoạt động có hiệu quả và trở thành người bạn đang tin cậy của các doanh nghiệp mà đặt biệt là hộ sản xuất Nông nghiệp trong địa bàn huyện. Đồng thời cũng khẳng định được vị thế của mình trong quá trình đưa nền kinh tế Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế huyện nói chung ngày càng phát triển. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng: Sơ đồ cơ cấu tổ chức làm việc: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT huyện Lai Vung có 33 người trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 31 nhân viên của các phòng ban. Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán & Ngân Quỹ Phòng Giao Dịch Phòng Huy Động Vốn Phòng Tiếp Dân Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHN0 & PTNT Huyện Lai Vung 2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 2.2.3.1. Ban Giám Đốc: Ban Giám Đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân Hàng, tiếp nhận các chỉ thị các nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho Cán Bộ Công Nhân Viên. Đông thời chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của Ngân Hàng. 2.2.3.2. Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc trong triển khai thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vào thực tiển kinh doanh của Chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng và các nhiệm vụ sau: Thực hiện công tác quản lý vốn theo qui chế của Ngân Hàng. Lập báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh. Khai thác nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc chế độ ngành qui định; xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của ngân hàng. Thống kê, phân tích thông tin số liệu, để xuất chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi hiệu quả thực hiện việt huy động vốn, cho vay vốn các thành phần kinh tế theo sự chỉ đạo của cấp trên và sự chỉ định của Chính phủ, mà chủ yếu là cho vay hộ sản xuất. Thực hiện công tác kiểm tra tín dụng trước, trong và sau khi cho vay để xem xét quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không. Tổ chức, chỉ đạo phòng ngừa rủi ro về tín dụng. Đầu tư vốn theo dự án sản xuất kinh doanh, chú ý vùng trọng điểm, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu. 2.2.3.3. Phòng kế toán và ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quá trình kế toán như: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở tài khoản cho Khách Hàng, theo dõi Khách Hàng, theo dõi quá trình thu nợ và thu lãi. Có trách nhiệm thông báo cho phòng tín dụng về việc thu nợ và thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền vay và các thông tin trong ngày. Thu nhập và điều chỉnh sai xót (Nếu có) phát sinh lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. 2.2.3.4. Phòng huy động vốn: Tổ chức thực hiện huy động vốn của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân Hàng có mục đích. 2.2.3.5. Phòng giao dịch: Là tổ chức có cơ cấu hoạt động như là chi nhánh huyện chịu phụ trách quản lý ba xã: Định Hòa, Phong Hòa và Tân Hòa. Trưởng phòng giao dịch quản lý và quyết định cho những khoảng vay dưới 50 triệu, nếu vượt thẩm quyền của mình thì phải trình lại Ngân hàng chi nhánh xem xét và đưa ra phán quyết. Ngoài ra, phòng giao dịch còn tổ chức triển khai và thực hiện một số nghiệp vụ theo điều lệ qui định trong điều lệ của Ngân Hàng. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo qui định báo cáo hiện hành, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng No & PTNT Việt Nam qui định. 2.2.3.6. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất thực hiện định mức lao động, quản lý tiền lương theo chế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lý quỹ tiền lương, quản lý mọi hoạt động của cán bộ công nhân viên như: sắp xếp bố trí nhân sự quản lý tiền lương chăm lo sức khỏe, vấn đề xã hội cho Cán bộ Công nhân viên chức. 2.2.3.7. Phòng tiếp dân: Hướng dẫn, giải quyết những khiếu nại tố cáo của khách hàng. 2.2.4. Một số quy định về cho vay vốn của NHNo&PTNT Lai Vung 2.2.4.1. Nguyên tắc vay vốn: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.2.4.2. Điều kiện vay vốn của khách hàng: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính dảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNo&PTNT Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.4.3. Mức cho vay: Ngân hàng No là nơi cho vay, quyết định mức vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo. Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn vốn sản xuất kinh doanh trong từng kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống cụ thể như sau: a. Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn. b. Đối với cho vay trung dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 30% trong tổng nhu cầu vốn. Trường hợp khách hàng có tín nhiệm ( được xếp loại A ), khách hàng phải là hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp vay vốn không đảm bảo bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì giao cho giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quy định. Đối với khách hàng được Ngân hàng nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có theo quy định hiện hành của chính phủ, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.4.4.Sơ đồ quy trình cho vay: Cán Bộ Tín Dụng Phòng Ngân Quỹ TP. Kế Hoạch Kinh Doanh Phòng Kế Toán Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc Khách Hàng (1) (2) (5) (4b) (3) (4a) (6) (7) (8) Hình 2: Quy trình cho vay của Ngân hàng Giải thích quá trình thực hiện của sơ đố (1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến phòng kinh doanh gặp cán bộ tín dụng để làm hồ sơ vay vốn và cán bộ tín dụng có nhiệm vụ hướng dẫn cho khách hàng các thủ tục vay vốn cấn thiết. (2) Sau khi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát, thu thập tông tin, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng và lập hồ sơ trình trưởng phòng kinh doanh xem xét. (3) Căn cứ vào tờ trình thẩm định đề nghị cho vay của cán bộ tín dụng và hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, nếu chấp thuận phòng kinh doanh sẽ gửi hồ sơ lên cho Ban Giám Đốc ngân hàng xem xét. (4) Ban Giám Đốc kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ, nếu cho vay thì Giám Đốc sẽ lý vào hợp đồng tín dụng chấp nhận cho vay, nếu không cho vay thì ghi lý do vào hồ sơ và gửi lại cho phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế hoạch kinh doanh sẽ gủi hồ sơ lại cho cán bộ tín dụng. (5) Cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng vay vốn biết về quyết định cho vay hay không cho vay của Ban Giám Đốc (6) Nếu xét duyệt cho vay thì cán bộ tín sụng chuyển hồ sơ khách hàng đến phòng kế toán để làm hồ sơ giải ngân. (7) Phòng kế toán làm thủ tục gửi qua phòng ngân quỹ để đề nghị giải ngân. (8) Phòng ngân quỹ giải ngân cho khách hàng, khách hàng ký nhận nợ và nhận tiền vay. 2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0& PTNT huyện Lai Vung từ năm 2006 đến 2008. 2.2.5.1. Các lĩnh vực hoạt động của NH. Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung đang thực hiện các nghiệp vụ sau: Huy động tiết kiệm tiền Việt nam và ngoại tệ. Huy động kỳ phiếu đồng Việt nam và ngoài tệ Nhận tiền gửi bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đối với các tồ chức cá nhân trong và ngoài nước. Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng việt nam và ngoại tệ Ngân hàng phục vụ công tác xuất nhập khẩu có uy tính lớn trên địa bàn huyện, bảo đảm phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng và chi trả kiều hối. Bào lãnh các khoản vay và thanh toán cho các pháp nhân, thể nhân trong và ngoài nước. 2.2.5.2. Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bất lỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung là nột tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng muốn hoạt động có hiệu quả trước hết là phải biết sử dụng nguồn vốn sao cho hợp lý và mang lại lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Lợi nhuận là yếu tố tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nó là số hiệu giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Nó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng có đạt được mục tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu đến ngân hàng, để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục những mặc yếu, phát huy những mặc mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Vì vậy, thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT huyện Lai Vung đạt được kết quả sau: Bảng 1: Bảng Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % 1.Tổng Thu Nhập 39.720 50.114 64.530 10.394 26,17 14.416 28,77 Thu lãi cho vay 38.750 49.000 50.500 10.250 26,45 1,500 3,06 Thu khác 970 1,114 14.030 144 14,85 12,916 1,159,43 2.Tổng Chi Phí 30.600 39.526 55.944 8.926 29,17 16.418 41,54 Trã lãi tiền vay 20.150 29.557 40.115 9.407 46,68 10.558 35,72 Chi khác 10.450 9.969 15.829 -481 -4,60 5.860 58,78 3.Lợi Nhuận 9.120 10.588 8.586 1.468 16,10 -2.002 -18,91 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 3: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng a. Tổng thu nhập: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng qua các năm cụ thể như sau: - Năm 2006 tổng thu nhập của NH đạt được 39.720 triệu đồng, năm 2007 thu nhập tăng lên 50.114 triệu đồng tăng 10.394 triệu đồng tương ứng tăng 26,17% so với năm 2006. Thu nhập tăng chủ yếu là từ thu lãi cho vay tăng 10.250 triệu đồng tức tăng 26,45% so với năm 2006. - Đến năm 2008, tổng thu nhập đạt được 64.530 triệu đồng tăng 14.416 triệu đồng tương ứng tăng 28,77% so với năm 2007. Thu nhập của năm 2008 tăng chủ yếu là do thu khác tăng, từ 1.114 triệu đồng năm 2007 đến năm 2008 tăng lên 14.030 triệu đồng tăng 12.916 triệu đồng tương ứng tăng 1.159,43% so với năm 2007, cho thấy thu khác tăng với tốc độ siêu tốc. Do những năm trước đây CN đã dùng quỹ thu nhập của mình để xử lý những khoản nợ khó đòi. Những năm gần đây CN đã thu thu hồi dần được những khoản nợ đó và nhập vào thu nhập khác chính vì vậy đã làm cho thu nhập khác tăng lên. Ngoài ra thu khác tăng lên còn do các nguồn thu từ việc chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thu phí chi trả kiều hối, dịch vụ Western Union, góp phần làm cho kế hoạch tài chính thu đạt và vượt chỉ tiêu Ngân hàng cấp trên giao. Đây là một biểu hiện tốt mà CN cần phát huy trong thời gian tới. b. Tổng chi phí: Để có được thu thu nhập và làm cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả thì Ngân hàng phải bỏ ra một khoảnng chi phí. Bên cạnh sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng không ngừng tăng lên cụ thể: - Năm 2006 chi phí là 30.600 triệu đồng chủ yếu là chi trả lãi tiền vay. Đến năm 2007 chi phí là 39.526 triệu đồng tăng 8.926 triệu đồng tương ứng tăng 29,17% so với năm 2006. Trong đó chi trả lãi tiền vay là 29.557 triệu đồng tăng 9.407 triệu đồng, tương ứng tăng 46,68% so với năm 2006. - Đến năm 2008 tổng chi phí là 55.944 triệu đồng tăng 16.418 triệu đồng tương ứng tăng 41,54% so với năm 2007. Trong đó chi trả lãi tiền vay là 40.115 triệu đồng tăng 10.558 triệu đồng tưng ứng tăng 32,75% so với năm 2007. Ngoài ra chi phí tăng còn do mở rộng hoạt động tín dụng như chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối và sử dụng nhiều nguồn vốn từ trung ương. Như vậy, chi phí chủ yếu của Ngân hàng là chi trả lãi tiền vay cho cấp trên, chi phí này qua các năm chiếm hơn 60% trong tổng chi phí, còn lại khoảng 40% chi cho các khoảng như: Lãi huy động vốn, chi cho nhân viên và các khoảng chi khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn chiệu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên địa bàn cùng với mục tiêu là huy động tối đa lượng tiền gửi của khách hàng vì thế Ngân hàng phải đầu tư các khoản về chi phí quảng cáo khuyến mãi, dịch vụ được tốt hơn. c. Lợi nhuận: Trong hoạt động kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được đó chính là lợi nhận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí nó như một đòn bẩy kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phần kinh tế cũng như mọi tổ chức kinh tế khác. Lợi nhuận có thể là tiền, tài sản…và vô hình như là uy tín của Ngân hàng đói với khách hàng hoặc thị phần mà Ngân hàng chiếm được tên địa bàn đóng trụ sở. Lợi nhuận của CN No Lai Vung trong 3 năm hoạt động có sự tăng giảm như sau: - Năm 2006 lợi nhuận của CN đạt 9.120 triệu đồng . Đến năm 2007 lợi nhuận tăng lên 10.588 triệu đồng tăng 1.468 triệu đồng tương ứng tăng 16,10% so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do thu nhập tăng và nhờ vào các dịch vụ của Ngân hàng. - Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 8.586 triệu đồng đồng giảm 2.002 triệu đồng tương ứng giảm 18,91%. Nguyên nhân của lợi nhuận giảm là do tốc độc tăng trưởng của chi phí cao hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng có chiều hướng giảm sút. Qua phân tích chỉ tiêu lợi nhuận của NHNo Lai Vung trong những năm qua thì việc kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả nhưng có xu hướng giảm về lợi nhuận do trong quá trình tìm kiếm thu nhập Ngân hàng đã phải bỏ ra một lượng chi phí khá cao nên đã làm cho lợi nhuận giảm xuống. Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn ảnh hưởng bởi sự biến động của công tác thu chi, vẫn còn tồn tại một số khó khăn chưa được quan tâm và khắc phục, Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng đối đa thu nhập và gảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt hơn, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh của ngân hàng để đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế của vùng. 2.2.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của ngân hàng năm 2009 2.2.6.1. Thận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo và hổ trợ thường xuyên của cấp trên, sự giúp đở của các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác huy động vốn, cho vay. Trong chỉ đạo điều hành luôn bám sát mục tiêu đề ra, nhanh chóng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Đại đa số đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình vui vẽ, tận tình với khách hàng, sự kết hợp chặc chẽ giữa các phòng ban và sự đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là một thuận lợi lớn của Ngân hàng. Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả các cán bộ công nhân viên đều hăng hái nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó các nhiệm vụ công tác và chỉ kế hoạch đều được hoàn thành tốt. Hoạt động chi bộ và công đoàn được duy trì tốt từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động viên về chính trị, tư tưởng cho từng cán bộ nhân viên ngày càng tốt hơn. Các chế độ quy định của ngành đều được thực hiện tốt. Vị trí kinh doanh nằm ở trung tâm Thị Trấn Lai Vung nên tạo điều kiện tốt cho khách hàng dễ tìm, dễ giao dịch. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định, đời sống người dân được nâng cao, chăn nuôi sản xuất phát triển. Mạng lưới trong nội bộ được nối liền, tạo điều kiện thu thập và xử lý thông tin kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin mới trong quản lý giúp cho chất lượng công việc ngày càng được tốt hơn. Hoạt động trên địa bàn tương đối lâu dài, lương khách hàng truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng và Ngân hàng ngày càng cao. Các thủ tục về vay vốn đã được đơn giản hóa nên khách hàng dễ hiểu và thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. => Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng, giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả và đứng vững trên thị trường trong nhiều năm. 2.2.6.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, song trong hoạt động của Ngân hàng những năm qua không thể tránh khỏi những khó khăn làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hiện đang là vấn đề mà lãnh đạo cần quan tâm, đó là: Giá cả nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng cao hàng hóa khộng tiêu thụ được, gây rất nhiều khó khăn cho các DN, HSXKD, nông dân làm ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng có giảm và chựng lại do Ngân hàng No thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm chống lạm phát. Lãi suất biến động liên tục phí sử dụng vốn TW tăng cao, đặt biệt là ở một số thời điểm phải chạy đua lãi suất huy động vốn trên thị trường giữa các NHTM. Do lãi suất biến động tăng liên tục Ngân hàng đã tiến hành thỏa thuận với khách hàng để điều chỉnh tăng lãi suất đã gặp rất nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của và thương hiệu của Ngân hàng. Tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng nhất là cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xa, phức tạp đã làm hạn chế hiệu quả tín dụng. Trình độ dân trí chưa cao lắm nên gây khó khăn trở ngại trong quan hệ, ý thức chấp hành của người dân chưa cao dẫn đến việc xử lý những món nợ quá hạn bị hạn chế, kém hiệu quả. Việc kiểm tra sử dụng các món vay chưa toàn diện, đốn đốc và xử lý nợ đến hạn chưa triệt để. Ngân hàng chưa phát huy mạnh vai trò Marketing trong hoạt động của Ngân hàng, công tác khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hoạt động mang tính chất tuyên truyền, quảng cáo để thu hút thêm khách hàng, chưa tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng để lấy ý kiến của khách hàng về sự hoạt động của chi nhánh và thông qua đó Ngân hàng có thể phổ biến cho khách hàng biết được mục tiêu, phương hướng hoạt động của Ngân hàng hàng năm nhằm nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. => Mặt dù có khó khăn, song với sự lãnh đạo của NH cấp trên sự hổ trợ của chính quyền địa phương, tinh thần đoàn kết, sự vượt khó của tập thể càn bộ viên chức chi nhánh NHNo&PTNT Lai Vung đã đạt kết quả cao. 2.2.6.3. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Lai Vung năm 2009 a. Mục tiêu tổng quát: Năm 2009 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung tiếp tục phát huy thành tích đạt được, khắc phục những mặt chưa được trong năm 2008; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn. Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và duy trì ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối an toàn và khả năng sinh lời. Đáp ứng vốn cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo chủ trương “Tam Nông” của Đảng và Chính phủ; Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa, đủ lực cạnh tranh và hội nhập; Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu Ngân hàng nông và phát triển nông thôn Việt Nam. b. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể năm 2009: 1. Nguồn vốn huy động: +Nội tệ: 242 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18%. +Ngoại tệ: 186.000 USD, tỷ lệ tăng trưởng 48,55%. 2. Dư nợ cho vay: 377 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 15% . Trong đó: Dư nợ trung, dài hạn chiếm tối đa 20%/Tổng dư nợ 3. Nợ xấu (Từ nhóm 3 đến nhóm 5): < 3%/Tổng dư nợ. 4. Tỷ lệ thu dịch vụ: Tăng +20% so với năm 2008. 5. Tài chính: + Chênh lệch tài chính ( quỹ thu nhập): tăng trưởng tối thiểu 15%. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro theo quy định. + Thu nhập người lao động phấn đấu đạt trên 12 tháng lương kinh doanh. 2.2.6.4. Giải pháp thực hiện: a. Công tác huy động vốn: - Chú trọng nâng cao công tác huy động tiền gửi dân cư, thông báo, công khai niêm yết lãi suất huy động, kịp thời, theo sát diễn biến lãi suất huy động trên địa bàn, nhu cầu nguồn vốn và bám sát chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong từng thời điểm. Thực hiện sự điều hành linh hoạt, thực hiện tốt chính sách khách hàng, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm mới như: Huy động tiết kiệm VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng; tiền gửi tiết kiệm tự điều chỉnh lãi suất ; Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt...... tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiền gửi để khách hàng có cơ hội lựa chọn. - Tăng cường các sản phẩm dịch vụ như mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền kiều hối, phát hành thẻ ATM….cũng góp phần quan trọng trong việc huy động vốn nhàn rỗi. - Thái độ phục vụ tận tình chu đáo, luôn tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch nhanh chóng và thuận tiện với phương châm “an toàn, nhanh chóng & chính xác”; nhận thu, chi tiền gửi tại nhà tại cơ quan. Bên cạnh đó tăng cường tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các Ban ngành có liên quan - Phát huy tính chủ động sáng tạo của việc khơi tăng nguồn vốn huy động trong và ngoài địa bàn, chủ động tìm hiểu thông tin, tiếp cận khách hàng có thu nhập cao. - Nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ của ngành để tuyên truyền, giải thích cho khách hàng hiểu và sử dụng được những tiện ích sản phẩm dịch vụ của Ngan hàng No. - Phát động các đợt thi đua ngắn ngày về công tác huy động vốn , kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. b. Công tác tín dụng: - Công tác đầu tư vốn xác định thị trường, thị phần nông nghiệp, nông thôn và nông dân là chủ yếu, tập trung đầu tư vốn vào hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp, từng bước tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn. - Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng truởng nguồn vốn huy động thực tế và mục tiêu, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng. Song song với việc cơ cấu lại nợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. - Đối với kinh tế hộ tập trung ưu tiên vốn vào các hộ có đủ điều kiện vay vốn và làm ăn có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển kinh tế, hàng hoá tập trung - Thâm nhập thực tế, tìm hiểu các HTX sản xuất nông nghiệp hoạt động có hiệu quả để đầu tư vốn. - Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lấy hiệu quả của dự án là chính gắn với tài sản đảm bảo nợ vay, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá và thẩm định các dự án đầu tư. - Tiếp tục triển khai tốt kế hoạch liên tịch thực hiện dự án đầu tư máy thu hoạch và máy sấy lúa giai đoạn 2008-2009. - Mở rộng tín dụng phải bám sát chủ trương phát triển kinh tế địa phương, ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm; chủ động tiếp cận tìm kiếm khách hàng có dự án khả thi, có khả năng tài chính, làm ăn có hiệu để đầu tư, giữ vững và mở rộng thị phần của ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn hiện có. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thực hiện phân tích chất lượng tín dụng chính xác theo quy định của ngành, trên cơ sở đánh giá lại khả năng trả nợ, xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng, thực hiện phân loại nợ chuyển nợ theo đúng quy định. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHN0 & PTNT LAI VUNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 2.3.1. Phân tích nguồn vốn và tình hình huy động vốn của Ngân hàng 2.3.1.1. Phân tích nguồn vốn: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn có tính chất quyết định. Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh bao gồm vốn huy động và vốn điều hòa của cấp trên chuyển về. Trong đó thì vốn huy động là nguồn vốn quan trọng để Ngân hàng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn vay. Do nằm trong hệ thống nên việc điều hòa cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng yêu cầu vay vốn cho Ngân hàng thì cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng cho vay là vốn huy động và vốn điều hòa của cấp trên chuyển về. Để hiểu rõ cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Lai Vung được hình thành chủ yếu từ nguồn nào ta xem bảng số liệu sau: Bảng 2: Bảng tổng hợp nguồn vốn của Chi Nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2.006 2.007 2.008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Vốn huy động 143.000 171.540 205.538 28.540 19,96 33.998 19,82 Vốn điều hòa 155.430 180.145 152.106 24.715 15,90 -28.039 -15,56 Tổng Nguồn Vốn 298.430 351.685 357.644 53.255 17,85 5.959 1,69 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 4: Biểu đồ tổng hợp nguồn vốn của Chi Nhánh Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tổng nguồn vốn của CN qua 3 năm đều tăng liên tục: - Cụ thể năm 2006 tổng nguồn vốn của CN đạt 298.430 triệu đồng. Sang năm 2007 nguồn vốn của CN là 351.685 triệu đồng tăng 53.255 triệu đồng tương ứng tăng 17,85% so với năm 2008. Sự tăng trưởng này giúp cho Ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay cho người dân. Nguyên nhân mà Ngân hàng tăng vốn như vậy là do nhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung vốn kinh doanh hoặc phục vụ cho tiêu dùng. - Đến năm 2008 tổng nguồn vốn của CN là 357.644 triệu đồng tăng 5.959 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 1,69% . Sự gia tăng này là do nguồn vốn huy động tăng. Cho thấy nguồn vốn có xu hướng như bị chặn lại, tốc độ tăng trưởng có chiều hướng suy giảm mạnh. a. Vốn huy động: Qua bảng tổng hợp cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng một cách đều đặn mỗi năm. Chính vì vậy công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cán bộ huy động vốn trong Ngân hàng với quyết tâm đạt được sự tăng trưởng cao trong công tác huy động vốn và đáp ứng được nhu vầu tín dụng. - Cụ thể năm 2006 vốn huy động đạt 143.000 triệu đồng. Đến năm 2007 vốn huy động là 171.540 triệu đồng tăng 28.540 triệu đồng tương ứng tăng 19,96% so với năm 2007. - Năm 2008 vốn huy động đạt 205.538 triệu đồng tăng 33.998 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 19,82%. Ngân hàng đã coi trọng chỉ đạo công tác huy động vốn tại đại phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong quá trình hoạt động của mình. Ngân hàng đã kết hợp chính sách huy động vốn đảm bảo tính thống nhất cùng với việc sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt, mở rộng dịch vụ thanh toán, đa dạng các hình thức tiền gửi. Do sự nổ lực phấn đấu của các bộ trong Ngân hàng trong việc tư vấn tiếp cận những khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi, khuyến khích họ gửi tiền vào Ngân hàng để sinh lợi hơn là cất giữ ở nhà. b. Vốn điều hòa: Đây là nguồn vốn được chuyển từ Ngân hàng cấp trên về, nó là một phần quan trọng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng CN. Do nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cấp tín dụng nên CN phải cần nguồn vốn chuyển từ Ngân hàng cấp trên về để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Năm 2006 vốn điều hòa của CN là 155.430 triệu đồng chiếm 52,09% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 vốn điều hòa là 180.145 triệu đồng tăng 24.715 triệu đồng tương ứng tăng 15,90% so với năm 2006. - Đến năm 2008 vốn điều hòa của CN là 152.106 triệu đồng giảm 28.039 triệu đồng so với năm 2007 tức giảm 15,56%. Vốn điều hòa giảm không những về mặt số lượng mà tỷ trọng cũng giãm dần chỉ chiếm 42,53% trong tổng nguồn vốn. Nó đã làm cho tổng nguồn vốn không tăng cao trong khi nguồn vốn huy động tăng đến 19,82% nhưng chỉ làm cho nguồn vốn tăng 1.69%. Ngược lại với nguồn vốn huy động là vốn điều hòa từ cấp trên. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì sẽ làm cho nguồn vốn diều hòa giảm và ngược lại. => Tất cả những kết quả trên là do NHNo&PTNT huyện Lai Vung đã tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự nhiệt tình giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể và Ngân hàng từng bước nâng cao chất lượng phục vụ để luôn giữ vững niềm tin đối với khách hàng. 2.3.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn: Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Không có hoạt động huy động huy động vốn NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác thông qua hoạt động huy động vốn Ngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng đề ra các biện pháp để không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Nguồn vốn là một trong những yếu tố cần thiết nhất, nó khẳng định mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong tất cả các thành phần kinh tế. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Chi nhánh Lai Vung bao gồm: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thánh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của kho bạc nhà nước và của các tổ chức tín dụng. Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % 1. Tiền gửi dân cư 90.000 114.154 166.193 24.154 26,84 52.039 45,59 2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 50.000 52.386 21.294 2.386 4,77 -31.092 -59,35 3. Tiền gửi của các TCTD và của KBNN 3.000 5.000 18.051 2.000 66,67 13.051 261,02 Tổng Cộng 143.000 171.540 205.538 28.540 19,96 33.998 19,82 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 5: Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua ba năm liên tục tăng mà chủ yếu là do tiền gửi của dân cư tăng lên cụ thể như sau: - Năm 2006 tiền gửi của dân cư đạt 90.000 triệu đồng. Đến năm 2007 tiền gửi này tăng lên 114.154 triệu đồng tăng 24.154 triệu đồng tương ứng tăng 26,84% so với năm 2006. - Đến năm 2008 tiền gửi của dân cư đạt 166.193 triệu đồng tăng 52.039 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 45,59%. Nguồn vốn của dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích là để tích lũy nên họ có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, một số hộ có tài chính ổn định thì họ thích gửi tiết liệm có kỳ hạn vì hình thức này có lãi suất cao hơn loại không kỳ hạn nên sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho họ. Ngoài ra các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong những năm gần đây họ cũng gửi tiền tiết kiệm nhưng với hình thức không kỳ hạn, bởi vì đây là nhu cầu của khách hàng như doanh nghiệp, bưu điện, điện lực nguồn vốn chủ yếu của họ là để vay vòng. Khi họ có một khoản tiền dôi ra là họ chuyển ngay gửi vào Ngân hàng, thêm vào đó là nguồn vốn của họ không ổn định nên họ chỉ gửi không kỳ hạn để có thể rút tiền bất cứ lúc nào khi cần chứ không phải chờ đến hạn mới rút, điều này sẽ làm thuận tiện trong việc kinh doanh mà cần có nhu cầu vốn linh hoạt của họ. Với xu hướng là giảm dần việc sử dụng nguồn vốn từ cấp trên chuyển về nên việc huy động vốn tại Ngân hàng có sự tăng trưởng tốt như vậy là do nhờ vào các dịch vụ của Ngân hàng như: áp dụng các mức lãi suất huy động ưu đãi cho khách hàng, dùng các hình thức khuyến mãi tặng các sản phẩm có giá trị… tạo cho khách hàng có niềm tin khi gửi tiền tại Ngân hàng. Do vậy, khách hàng đã tin tưởng vào Ngân hàng nên lượng lượng khách hàng gửi tiền ngày càng tăng làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên đáng kể, hạn chế chế dần việc sử dụng nguồn vốn của cấp trên. Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có những vấn đề cần quan tâm đó là do huyện Lai Vung có trên 70% dân số sống bằng nghề nông đây là ngành chịu ảnh hưởng điều kiện khí hậu tự nhiên như: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh…nên phần lớn người dân điều gửi tiền không lỳ hạn để họ có thể rút tiền bất kỳ lúc nào khi cần và đây chính là nguồn vốn không ổn định mà Ngân hàng có thể xem xét trong việc đầu tư tín dụng. 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Sau khi huy động vốn NHNo Lai Vung sẽ nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng No&PTNT huyện Lai Vung luôn chú trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay đi đôi với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt và đạt được những kết quả khả quan sau: 2.3.2.1. Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định không kể món vay đó thu hồi về hay chưa thường được xác định theo tháng, quý, năm. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Dựa vào nguồn vốn lớn hay nhỏ của Ngân hàng mà ta có thể dự đoán được doanh số cho vay cao hay thấp. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận hạn chế tình trạng ứ đọng vốn khi đó sẽ không mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Doanh số cho vay só thể được phân theo nhiều tiêu chí, trong đề tài này có thể phân chia theo thời hạn, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. a. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng No Lai Vung đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đơn vị bổ sung vốn để phát triển sản xuất, được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 322.165 93,26 428.064 90,52 597.239 95,62 105.899 32,87 169.175 39,52 Trung – Dài Hạn 23.295 6,74 44.807 9,48 27.388 4,38 21.512 92,35 -17.419 -38,88 Tổng Cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 6: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng { Doanh số cho vay Ngắn hạn: Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm khá lớn (trên 90%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn, hơn nữa nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành đa nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh. - Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 322.165 triệu đồng, Sang năm 2007 là 428.064 triệu đồng, tăng 105.899 triệu đồng, tương ứng tăng 32,87% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng, doanh số cho vay đạt 597.239 triệu đồng, tăng 169.175 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng với tỷ lệ là 39,52%. Qua đó ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2006 tỷ trong cho vay ngắn hạn chiếm 93,26% đến năm 2007 con số này giảm còn 90,52% nhưng sang năm 2008 nó lại tăng lên 95,62% cho thấy hình thức cho vay ngắn hạn bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân do Ngân hàng đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn và những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiêu thuận lợi, sản lượng suất khẩu và tiêu thụ tăng lên, từ đó đã kích thích hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và kích thích các thành phần kinh tế phát triển. Mặt khác do đặc điểm tình hình địa phương thường là thời vụ và chu kỳ sản xuất dưới một năm và vòng vay vốn ngắn hạn nên tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể dễ kiểm soát vốn vay. { Doanh số cho vay trung và dài hạn: Mục đích của tín dụng trung dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. Tình hình cho vay trung dài hạn của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau: - Năm 2006 doanh số cho vay trung dài hạn là 23.295 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 44.807 triệu đồng, tăng 21.512 triệu đồng, tương ứng tăng 92,35% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số cho vay là 27.388 triệu đồng, giảm 17.419 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 38,88%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do đặc điểm của địa phương là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu nên họ chỉ vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ thường là dưới một năm, khoản vay này thường có lãi suất thấp hơn trung và dài hạn nên ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh. Vay trung hạn và dài hạn có lãi suất cao và thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Nếu doanh số cho vay trung và dài hạn quá cao sẽ dẫn đến trung dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và rủi ro sẽ cao. Vì vậy, ngân hàng đã tập trung cho vay ngắn hạn hạn chế dần cho vay trung và dài hạn để đảm bảo dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ như kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho vay ngắn hạn tăng lên cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới. b. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Với phương châm “đi vay để cho vay” Ngân hàng No Lai Vung không chỉ tập trung mở rộng vốn mà còn mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng và đã xác định được rằng thị trường chính là nông thôn; đối tượng phục vụ chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ; khách hàng chủ yếu là nông dân và tiểu thương buôn bán nhỏ. Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay theo thời hạn thì doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng tăng theo. Sở dĩ doanh số cho vay tăng qua các năm là do áp dụng lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất tiền vay của Ngân hàng No Lai Vung luôn thấp hơn các Ngân hàng khác. Mặt khác, củng với sự cố gắng của các cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, phát vay tạo uy tín cho Ngân hàng nên các danh nghiệp và người dân thường vay tại Ngân hàng này. Bảng 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % TP-KT tư nhân 1.690 0,49 4.580 0,97 7.100 1,14 2.890 171,01 2.520 55,02 HSXKD 343.770 99,51 468.291 99,03 617.527 98,86 124.521 36,22 149.236 31,87 Tổng Cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 7: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế { Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Do khu công nghiệp Lai Vung đã được thành lập cách đây vài năm nên đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây vì việc thành lập một doanh nghiệp cũng không còn khó khăn gì, họ muốn tự kinh doanh theo khả năng để tìm nguồn thu nhập như mong muốn của mình. Tuy nhiên do trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng các doanh nghiệp không có nhiều và chỉ là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Cho nên việc đầu tư tín dụng ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nhưng nhìn chung cho thấy tốc độ này đang tăng trưởng và có xu thế phát triển trong thời gian tới. - Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay thành phần KTTN đạt 1.690 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng lên 4.580 triệu đồng, tăng 2.890 triệu đồng, tương ứng tăng 171,01% so với năm 2006. - Năm 2008 doanh số cho vay đạt 7.100 triệu đồng, tăng 2.250 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 55,02%. Do chính sách mở cửa Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế, sau khi gia nhập WTO các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Đồng Tháp nói riêng luôn có nhu vầy vốn cao để đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường, vì thế các doanh nghiệp hiện đang nổ lực hết sức để khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Cũng chính vì có nhiều doanh nghiệp như vậy nên việc cho vay của Ngân hàng ở lĩnh vực này cũng gia tăng nhưng chỉ ở những doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả thì mới được tồn tại và những doanh nghiệp đó mới được Ngân hàng xét duyệt cho vay. { Đối với thành phần kinh tế cá thể (HSX): Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn đầu tư tư tín dụng của Ngân hàng qua ba năm tập trung chủ yếu vào HSX chiếm hơn 98% trong tổng doanh số cho vay, trong khi đó cho vay đối với các doanh nghiệp thì rất ít. Bởi vì Lai vung là một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có hơn 70% dân số sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế thành phần này đã được Ngân hàng chú trọng cho vay nhiều nhất. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sữa chữa nhà cửa và đặt biệt là vay tiền để để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ công nhân viên thì ít hơn. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác do cho vay theo thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, có tài sản đảm bảo mới được cho vay; giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với nhu cầu vốn vay, nguồn trả nợ được đảm bảo vì thế Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất. - Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay HSX là 343.770 triệu đồng. Năm 2007 doanh số đạt 468.291 triệu đồng, tăng 124.521 triệu đồng, tương ứng tăng 36,22% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số cho vay HSX đạt 617.527 triệu đồng, tăng 149.236 triệu đồng, tương ứng tăng 31,87% so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay lĩnh vực này tăng lên như vậy là do nhu cầu sử dụng vốn để sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng tăng chủ yếu là ở lĩnh vực sản xuất lúa, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia sút và đặc biệt là trồng quýt hồng và nấm rơm, sản xuất nem chiếm ưu thế trong cả nước nên nhu cầu vốn là vấn đề không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất. Tóm lại, việc cung cấp vốn của Ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dần sản xuất nông nghiệp sang sơ giới hóa đảm bảo tính thời vụ cao, giúp nông dân thu hoạch và bảo quản tốt sau thu hoạch. c. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế: Doanh số cho vay theo các ngành kinh tế cũng đều tăng liên tục qua các năm, trong đó doanh số cho vay theo ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Vì thế mạnh của huyện là đất nông nghiệp rộng lớn với vườn quýt hồng nổi tiếng có khí hậu thuận lợi, hệ thống song ngòi chằn chịt đảm bảo việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra người dân còn biết loại bỏ vườn tạp, cải tạo vườn thành cườn cây chuyên canh đề trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả cao. Bảng 6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngành nông nghiệp 203.454 58,89 254.831 53,89 297.849 47,68 51.377 25,25 43.018 16,88 Ngành thủy sản 37.354 10,81 100.014 21,15 129.651 20,76 62.660 167,74 29.637 29,63 Khác 104.652 30,29 118.026 24,96 197.127 31,56 13.374 12,78 79.101 67,02 Tổng cộng 345.460 100 472.871 100 624.627 100 127.411 36,88 151.756 32,09 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 8: Biểu đồ doanh số cho vay theo ngành kinh tế { Ngành nông nghiệp: Qua bảng 6 cho thấy doanh số cho vay nông nghiệp qua ba năm liên tục tăng cụ thể như sau: - Năm 2006 doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp là 203.454 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 254.831 triệu đồng, tăng 51.377 triệu đồng, tương ứng tăng 25,25% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 297.849 triệu đồng, tăng 43.081 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 16,88%. Cho vay đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 45% trong tổng doanh số cho vay các ngành kinh tế. Do người dân muốn vay vốn để mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi như: mua ghe, mua máy bơm nước, mua máy xịt thuốc, mua máy cắt lúa…bên cạnh đó các hộ chăn nuôi còn vay vốn để chăn nuôi bò sinh sản, bò lấy sữa, heo sinh sản, heo thịt để tận dụng dụng nguồn thức ăn tự có góp phần tăng thu nhập cho gia đình. { Ngành thủy sản: Qua bảng 6 cho thấy ngành thủy sản cũng đang được chú trọng phát triển nên nhu cầu vốn vay cũng tăng cao cụ thể: - Năm 2006 doanh số cho vay thủy sản là 37.354 triệu đồng. Năm 2007 con số này tăng lên 100.014 triệu đồng, tăng 62.660 triệu đồng tương ứng tăng 167,74% so với năm 2006. Do có hệ thống song ngòi dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá basa và cá tra. Doanh thu từ việc bán cá basa và cá tra đã mang lại thu nhập cao cho hộ nông dân nên thúc đẩy họ mở rộng diện tích nuôi trồng. Từ đó, nhu cầu vốn tăng cao nên Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này mở rộng tín dụng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, nhờ vậy làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thủy sản tăng vượt bật. - Đến năm 2008 doanh số cho vay thủy sản đạt 129.651 triệu đồng, tăng 29.637 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 29,63% Cho thấy thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thủy sản có chiều hướng giảm hớn so với năm 2007. Do bị ảnh hưởng bởi vụ kiện phá giá cá basa ở Mỹ nên làm cho giá cả trong nước bấp bênh hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm làm cho người dân tốn nhiều chi phí, từ đó diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện không được mở rộng, kéo theo nhu cầu cầu vốn tín dụng cũng suy giảm. Kết quả trên cũng cho thấy Ngân hàng đã sữ dụng nhiều biện pháp để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn vốn để đầu tư vào việc nuôi trồng thủy sản của mình đồng thời những đối tượng này trở thành những khách hàng triển vọng và có xu thế phát triển trong thời gian tới. { Ngành khác: Doanh số cho vay đối với ngành khác cũng liên tục tăng qua các năm cụ thể sau: - Năm 2006 doanh số cho vay đạt 104.652 triệu đồng. Năm 2007 doanh số này là 118.026 triệu đồng, tăng 13.374 triệu đồng, tương ứng tăng 12,78% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 197.127 triệu đồng, tăng 79.101 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 67,02%. Doanh số cho vay đối với ngành khác tăng liên tục là do trong những năm qua với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện đang chú trọng duy trì và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống như làng nghề đóng ghe xuồng, đan lờ, lợp, đan vỏ (đan bội) để trồng hoa,…nên cần có vốn để trang bị các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất như: máy cưa, máy cắt, máy chuốt nan, máy chẽ nan, máy bào…Người dân đã chủ động tìm nguồn tài trợ cho mình và Ngân hàng No Lai Vung là đối tác mà họ hướng đến. Vì vậy, Ngân hàng đã tranh thủ cơ hội này để tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất nói trên. 2.3.2.2. Doanh số thu nợ: Doanh số cho vay nó phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng được thể hiện ở việc khách hàng có thể trả được nợ vay khi đến hạn. Nếu khách hàng trả nợ vay đúng hạn thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Nói cách khác, doanh số cho vay là điều kiện cần, doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả và phát triển. a. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng: Doanh số thu nợ là vấn đề quan trọng được Ngân hàng No Lai Vung quan tâm, nó đánh giá được khả năng và tình hình tài chính của khách hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng là nguồn tài chính đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Tuy nhiên việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ qua các năm có sự thay đổi như sau: Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngắn Hạn 488.626 93,18 417.404 88,47 563.421 93,80 -71.222 -14,58 146.017 34,98 Trung - Dài Hạn 35.748 6,82 54.405 11,53 37.240 6,20 18.657 52,19 -17.165 -31,55 Tổng Cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 9: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm cụ thể như sau: * Năm 2006 tổng doanh số thu nợ đạt 524.374 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số này là 471.809 triệu đồng, giảm 52.565 triệu đồng tương ứng giảm 10,02% so với năm 2006. Doanh số thu nợ giảm như vậy là do doanh số cho vay năm 2006 thấp hơn so với doanh số thu nợ trong năm 2006. Mặt khác, cho vay ngắn hạn chủ yếu là đối tượng nông dân sản xuất nông nghiệp. Do tình hình giá cả hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, dịch bệnh sâu rầy thường xuyên xảy ra làm thiệt hại cho nông dân ảnh hưởng tới năng suất sản xuất, ngoài ra giá cả nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. + Cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2006 đạt 488.626 triệu đồng. Năm 2007 giảm còn 417.404 triệu đồng, giảm 71.222 triệu đồng, tương ứng giảm 14,58% so với năm 2006. Trong khi đó doanh số thu nợ trung dài hạn lại tăng lên do doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác do những hộ trồng quýt hồng sau quá trình đầu tư cải tạo vườn giờ đây đã cho thu hoạch trái và trúng mùa được giá nên đã trả nợ cho Ngân hàng. + Năm 2006 doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 35.748 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số thu nợ tăng lên 54.405 triệu đồng, tăng 18.657 triệu đồng tương ứng tăng 52,19% so với năm 2006. Cũng nhờ sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm lựa chọn và đầu tư tín dụng đúng đối tượng nên mới đạt được kết quả khả quan trên. * Đến năm 2008 tổng doanh số thu nợ đạt 600.661 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 128.852 triệu đồng tương ứng tăng 27,31%. Doanh số tăng chủ yếu là nhờ doanh số thu nợ ngắn hạn tăng chiếm trên 90% doanh số thu nợ trong năm. Cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng đã được chú trọng quan tâm, ngoài ra còn do sự nổ lực và phối hợp hết mình của cán bộ tín dụng Ngân hàng cùng với chính quyền địa phương trong việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng trong việc vay vốn và trả nợ đúng hạn. + Nên trong năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 563.421 triệu đồng, tăng 146.017 triệu đồng tương ứng tăng 34,98% so với năm 2007. Đạt được như vậy là do nền kinh tế phát triển các năm qua kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh như gạo, nấm rơm, chăn nuôi…tăng. Nên thu nhập của người dân tương đối ổn định làm cho tình hình thu nợ khả quan hơn. Nhìn chung tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra tương đối tốt cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm 2008 và có thể trong những năm tiếp theo. b. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: Mục đích hoạt động của các Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng No Lai Vung nói riêng chủ yếu là lợi nhuận vì lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động các Ngân hàng là cơ sở để các Ngân hàng tồn tại và phát triển. Bên cạnh việc cho vay thì việc thu hồi nợ cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Sau khi giải ngân thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải kiểm tra thường xuyên xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng khi đến hạn. Công tác thu hồi nợ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo toàn vốn cho Ngân hàng. Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % TP-KT tư nhân 2.599 0,50 5.038 1,07 5.650 0,94 2.439 93,84 612 12,15 HSXKD 521.775 99,50 466.771 98,93 595.011 99,06 -55.004 -10,54 128.240 27,47 Tổng Cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 10: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế { Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Qua bảng số liệu cho thấy tình hình thu nợ của thành phần kinh tế tư nhân qua 3 năm đều tăng liên tục cụ thể như sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ của thành phần KTTN là 2.599 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số này đạt 5.038 triệu đồng, tăng 2.439 triệu đồng, tương ứng tăng 93,84% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số thu nợ thành phần KTTN này đạt 5.650 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 612 triệu đồng, tương ứng tăng 12,15%. Doanh số thu nợ của thành phần KTTN tăng như vậy là do doanh số cho vay của thành phần này qua các năm liên tục tăng và nhờ có vốn vay để đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với thị trường, nên việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian qua có hiệu quả nên họ đã trả nợ cho Ngân hàng. { Đối với thành phần kinh tế cá thể (HSX): Qua 3 năm doanh số thu nợ của HSX có sự biến động tăng giảm như sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ là 521.775 triệu đồng. Qua năm 2007 con số này giảm còn 466.771 triệu đồng giảm 55.004 triệu đồng tương úng giảm 10,54% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số thu nợ HSX đạt 595.011 triệu đồng, tăng 128.240 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 27,47%. Do ảnh hưởng của giá cả thị trường biến động bất thường nên làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt kéo theo đó là giá cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng cũng tăng theo làm cho việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Doanh số thu nợ trong năm 2008 tăng lên như vậy là do trong năm sản xuất nông nghiệp, thủy sản, xây dựng có sự tiến triển tốt. Các mặt hàng của các ngành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống có một thuận lợi về giá cả đầu ra, đặt biệt là việc trồng quýt hồng người dân đã trúng mùa được giá. Nên việc trả nợ Ngân hàng đối với họ không còn là vấn đề phải băng khoăn lo lắng nữa. c. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế: Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Ngành nông nghiệp 327.863 62,52 282.479 59,87 239.554 39,88 -45.384 -13,84 -42.925 -15,20 Ngành thủy sản 51.077 9,74 72.364 15,34 134.029 22,31 21.287 41,68 61.665 85,22 Khác 145.434 27,73 116.966 24,79 227.078 37,80 -28.468 -19,57 110.112 94,14 Tổng cộng 524.374 100 471.809 100 600.661 100 -52.565 -10,02 128.852 27,31 Nguồn: Phòng KHKD của NHNo&PTNT huyện Lai vung Hình 11: Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành kinh tế Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ theo ngành kinh tế có sự thay đổi khác biệt sau: { Ngành Nông nghiệp: Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp qua 3 năm liên tục giảm cụ thể như sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 327.863 triệu đồng. Năm 2007 son số này giảm còn 282.479 triệu, giảm 45.384 triệu đồng đồng tương ứng giảm 13,84% so với năm 2006. - Đến năm 2008 doanh số thu nợ này tiếp tục giảm còn 239.554 triệu đồng. So với năm 2007 giảm 42.925 triệu đồng tương ứng giảm 15,20%. Qua đó cho thấy được tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh làm cho năng suất bị giảm nhiều, mặt khác do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao như phân bón, thuốc trừ sâu, tiền thuê nhân công tăng vọt…trừ đi các khoản chi phí đầu vào thì lợi nhuận mà người dân thu được còn lại không bao nhiêu nên viêc trả nợ Ngân hàng đối với họ là một điều vô cùng khó khăn, chỉ có những hộ khá hơn mới trả được nợ cho Ngân hàng. { Ngành thủy sản: Ngược lại với ngành nông nghiệp ngành thủy sản có những chuyển biến tốt nên doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng trưởng vượt bật. Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay đối ngành này tăng liên tục qua các năm. - Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ là 51.077 triệu đồng. Đến năm 2007 doanh số tăng lên 72.364 triệu đồng, tăng 21.287 triệu đồng, tương úng tăng 41,68% so với năm 2006. - Qua năm 2008 con số này lại tăng lên 134.029 triệu đồng. So với năm 2007 tăng 61.665 triệu đồng, tương úng tăng 85,22%. Nhìn chung tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện mấy năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Được thế thuận lợi là có hệ thống song ngòi dày đặt và thị trường tiêu thụ rộng lớn nên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng lợi thế tự nhiên nên mấy năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng lên đáng kể do người dân đã tận dụng được lợi thế mặt nước ao hồ để nuôi thủy sản mà chủ yếu là cá basa và cá tra. Thị trường tiêu thụ hiện nay cũng rất ưa chuộng mặt hàng nông sản này nên giá cả cũng tương đối ổn định. Khi thu hoạch lợi nhuận mang lại từ việc bán cá Basa và cá Tra cao nên họ có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. { Ngành khác: Qua bảng 9 cho thấy doanh số thu nợ của các ngành nghề khác qua các năm có sự biến động tăng giảm cụ thể sau: - Năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này là 145.484 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này giảm còn 116.966 triệu đồng, giảm 28.468 triệu đồng, tương ứng giảm 19,57% so với năm 2006. - Qua năm 2008 doanh số thu nợ ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp Rủi Ro Tín Dụng & Những Biện Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan