Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hải sản 404

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hải sản 404: ĐẶNG THỊ HỒNG LINH Mã số SV : 4054151 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THU TRANG Tháng 05/2009 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức thương mại thế giới HTX: hợp tác xã Global GAP: giấy chứng nhận toàn cầu về qui trình sản xuất an toàn và truy nguyên được nguồn gốc. NXB: Nhà xuất bảng TNR: Thu nhập ròng LNR: Lợi nhuận ròng UBND: Uỷ ban nhân dân TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh GDP: thu nhập quốc nội TTCN: Tiểu thủ công nghiệp QĐ.UB: quyết định uỷ ban ĐVT: Đơn vị tính NH: Ngân hàng CP: Chi phí SL: Sản lượng 1 công: = 1000 m2 LN: Lợi nhuận Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 1 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là ...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghiệp phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hải sản 404, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶNG THỊ HỒNG LINH Mã số SV : 4054151 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THU TRANG Tháng 05/2009 xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức thương mại thế giới HTX: hợp tác xã Global GAP: giấy chứng nhận toàn cầu về qui trình sản xuất an toàn và truy nguyên được nguồn gốc. NXB: Nhà xuất bảng TNR: Thu nhập ròng LNR: Lợi nhuận ròng UBND: Uỷ ban nhân dân TPHCM: thành phố Hồ Chí Minh GDP: thu nhập quốc nội TTCN: Tiểu thủ công nghiệp QĐ.UB: quyết định uỷ ban ĐVT: Đơn vị tính NH: Ngân hàng CP: Chi phí SL: Sản lượng 1 công: = 1000 m2 LN: Lợi nhuận Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 1 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là điều kiện để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên náo nhiệt hơn, sôi động hơn và sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Vì vậy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Mỗi một công ty, một doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh hiện nay là làm sao để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Do đó, đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng thì khâu tiêu thụ sản phẩm luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm giúp thu hồi những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là nguồn chủ yếu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể trích lập các nguồn quỹ bổ sung nguồn vốn, tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua tiêu thụ doanh nghiệp có thể đánh giá được nhu cầu thị trường, xác định năng lực sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Công ty Hải Sản 404 là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh việc đánh giá khả năng tiêu thụ của công ty là yếu tố đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tăng trưởng và phát triển của đơn vị mình thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ thị trường, đồng thời cũng xác định đuợc sự phát triển của Công ty. Nhưng Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 2 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh trước những biến động của nền kinh tế thị trường làm cho giá cả nguyên liệu cũng tăng nên cũng làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hải Sản 404 nói riêng, của Cả nước nói chung bị ảnh hưởng. Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nên qua thời gian thực tập tại công ty Hải sản 404 em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta tìm ra được các nguyên nhân tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả hoạt động của Công ty Hải sản 404. Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuỷ hải sản của công ty Hải sản 404. Để biết được tình hình tiêu thụ thuỷ sản của công ty qua từng năm, tình hình đó tăng lên hay giảm xuống, nguyên nhân gì làm cho tình hình tiêu thụ của công ty tăng lên hay giảm xuống để từ đó có những biện pháp mới để mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hải sản 404. Để tìm được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.  Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu  Tình hình tiêu thụ thủy hải sản của công ty như thế nào trước những biến động của thị trường?  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty ?  Nên đưa ra các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ? Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 3 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian nghiên cứu Công ty Hải sản 404 Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Dựa vào số liệu công ty cung cấp trong 3 năm gần nhất từ năm 2006 - 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng chủ lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404. 1.5. Lược khảo tài liệu Để thực hiện đề tài này, ngoài những tài liệu và số liệu thu thập từ công ty, em đã tham khảo một vài giáo trình, sách tham khảo và luận văn tốt nghiệp của các anh chị khoá trước để lại như:  Luận văn “ Phân tích hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản và giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty cổ phần thuỷ sản Cafatex” của tác giả Phạm Minh Triết lớp Ngoại thương khoá 28 trường Đại học Cần Thơ.  Luận văn “ Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ (Caseamex)” của tác giả Hoàng Thị Minh Uyên Lớp ngoại thương khoá 29 trường Đại học Cần Thơ. Qua các tài liệu trên, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần phân tích như: Các chỉ tiêu hiệu quả và khả năng sinh lời, các phương pháp phân tích như phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để áp dụng so sánh kết quả xuất khẩu qua các năm, phương pháp thay thế liên hoàn để biết được các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhận hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau cần phải có những biện pháp và chiến lược khác nhau phù hợp với tình hình cụ thể của từng đơn vị. Do đó, để phân tích và đưa ra các biện pháp phù hợp, nhất thiết phải có sự nghiên cứu từ tình hình thựuc tiễn, điều kiện cụ thể của từng công ty. Từ đó xem xét các biện pháp đưa ra có phù hợp không rồi chọn lựa cho hợp lý nhất. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 4 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là giai đoạn của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp, là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Sản phẩm hàng hoá chuyển từ trạng thái vật chất sang trạng thái tiền tệ và sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng và ngày càng phát triển. Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị giá trị và được gọi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng. 2.1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Trong cơ chế thị trường hiện nay, nền kinh tế sản xuất kinh doanh không còn tập trung gò bó như trước nữa mà có sự linh động xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. Do đó, đẩy mạnh tiêu thụ có thể nói là một khâu vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu hoạt động của công ty. Khâu tiêu thụ được xem là khâu quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì, nó chính là cửa khẩu của công ty nên cánh cửa này mở càng to thì đồng tiền, đồng vốn của công ty sẽ được lưu thông một cách trôi chảy hơn, nhanh hơn. Hay nói cách khác, chính hoạt động này là yếu tố cho phép công ty thu hồi vốn để tiếp tục tái đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và là cơ sở tồn tại của công ty. Vì lẽ đó, chúng ta có thể coi khâu tiêu thụ có tính chất quyết định vận mệnh của công ty. 2.1.2. Hiệu quả kinh doanh 2.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 5 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh tác quản lý. Để dạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để doanh nghiệp được vững mạnh và phát triển không ngừng 2.1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ đo lường nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp có thể phát hiện và khai thác những khả năng tiềm ẩn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ đó, tìm được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của mình. đồng thời doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.  Phân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh là cơ sở quan trọng trong việc ra các quyết định kinh doanh.  Phân tích hiệu quả kinh doanh là công cụ quan trọng, một trong những chức năng quản trị có hiệu quả nhất của doanh nghiệp.  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng đề phòng rủi ro. Ngoài ra phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là cơ sở quan trọng trong việc ra các quyết định hợp tác, đầu tư, cho vay…với doanh nghiệp khác. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 6 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 2.1.3. Khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 2.1.3.1. Khái niệm về doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận: * Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp. * Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm: - Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. - Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. - Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. - Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu: Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. - Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. 2.1.3.2. Khái niệm về chi phí Chi phí: Là một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số của cải hoặc một dịch vụ phục vụ. Bao gồm tất cả các chi phí kinh doanh có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 7 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Chi phí giá vốn hàng bán: là giá mua vào của hàng hóa hoặc giá thành sản xuất của sản phẩm hoặc giá thành của dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán được trong kỳ kế toán..  Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản mục chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Chi phí kinh doanh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp): là những chi phí tiếp tục của quá trình sản xuất hoặc mua hàng nhằm đưa các loại sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp vào lĩnh vực lưu thông. 2.1.3.3. Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi. Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận của một doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt Chi phí kinh doanh = chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 8 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu được sử dụng trong bài luận văn này là các số liệu thứ cấp, được tổng hợp và phân tích từ các báo cáo tài chính, bài cáo xuất khẩu của công ty và từ internet. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong việc phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Hải Sản 404 là phương pháp so sánh. 2.2.3.1. Phương pháp so sánh Nguyên tắc so sánh  Chỉ tiêu so sánh: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh được với nhau. - Tài liệu của năm trước: để đánh giá xu hướng phát triển các chỉ tiêu.  Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 9 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Dựa vào phương pháp so sánh mà ta biết được tình hình tiêu thụ của từng năm như thế nào, năm 2007 tình hình tiêu thụ cao hơn hay thấp hơn so với năm 2006, thấp hơn bao nhiêu, năm 2008 tình hình tiêu thụ tăng lên hay là giảm hơn so với năm 2007.  Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm (2006-2008) của công ty như thế nào ngoài việc sử dụng phương pháp so sánh đã nêu ở trên ra còn sử dụng thêm các phương pháp như là: Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định nhân nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm (2006-2008). Ngoài ra còn sử dụng thêm các tỷ số tài chính để biết được khả năng thanh toán ngắn của công ty trong ba năm (2006-2008) như thế nào, công ty sư dụng vốn có hiệu quả hay không. 2.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp thay thế mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên các chỉ tiêu phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. - Phương pháp này dùng để xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty ở tùng năm 2.2.3.3. Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính a. Doanh số bán Đây là chỉ tiêu tực tiếp đánh giá tình hình hoạt động giai đoạn khâu tiêu thụ của một doanh nghiệp: Doanh số bán = Giá bán x Sản lượng tiêu thụ Doanh số bán hay còn gọi là doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm hàng hoá. Trong đó, giá bán sản phẩm có thể là Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 10 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh nhân tố khách quan do quan hệ cung cầu ảnh hưởng đến hoặc nhân tố chủ quan do doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới, Giá cả và số lượng bán ra đều có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh số bán. Chỉ tiêu này rất quan trọng và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp có doanh số bán càng cao thì càng thể hiện được năng lực và quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó. b. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được tính bằng cách lấy tài sản quay vòng nhanh chia cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động Khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là cho thấy tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không, mọi doanh nghiệp đều phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời nợ ngắn hạn, duy trì đủ các loại hàng tồn kho để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi. c. Mức lợi nhuận trên doanh thu Mức lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng chia lợi nhuận ròng sẵn có cho doanh thu. Lợi nhuận ròng Doanh thu Mức lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu dùng để phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết nếu có một đồng doanh thu thì sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu mức lợi nhuận trên doanh thu quá thấp thì sẽ không tốt cho doanh nghiệp điều đó cho thấy rằng doanh thu của nó quá thấp, chi phí quá cao hoặc cả hai. Mức lợi nhuận trên doanh thu = Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 11 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh d. Lợi nhuận trên tài sản có (ROA) Tỷ số ROA đo lường khả năng sinh lợi ròng tài sản có của công ty. Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng tài sản có. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA) là tỷ số phản ánh khả năng thu nhập cơ bản và tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp. Nếu tỷ số ROA của một doanh nghiệp quá thấp hơn so với các công ty khác trong ngành thì đây là hậu quả của khả năng thu nhập cơ bản thấp và tỷ lệ nợ cao. e. Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) Tỷ số ROE cho chúng ta biết khả năng sinh lợi của vốn tự có chung, nó đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các chủ đầu tư. Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho vốn tự có chung. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khả năng thu nhập mà các nhà doanh nghiệp có thể nhận được nếu các nhà doanh nghiệp quyết định đầu tư vào chính công ty của mình. Lợi nhuận ròng Tổng tài sản có Lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA) = =Lợi nhuận trên tổng tàisản có (ROE) Lợi nhuận ròng Vốn tự có chung Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 12 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 3.1.1. Lịch sử hình thành - Tên giao dịch là: GEPIMEX 404 COMPANY - Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong – Quận Bình Thủy – Tp Cần Thơ. - Điện thoại: 0170.3841083 - 0710.3841228 - Fax: 0710.3841071 - Tài khoản số: + VNĐ: 710A.56209 + USD: 710B.56209 Ngân hàng Công Thương Tp Cần Thơ. - Văn phòng đại diện: 557 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh. Công ty chế biến Hải Sản 404 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty Miền Tây Quân Khu 9, được thành lập theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng. Căn cứ theo nghị quyết số 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. 3.1.2. Sự phát triển của công ty. Công ty đã trải qua những giai đoạn phát triển sau:  Giai đoạn 1977-1984: - Trước khi thành lập Công ty tiếp nhận cơ sở chế biến của chế độ cũ với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Trước tình hình đó Công ty đã từng bước cải thiện cơ sở vật chất để từng bước đi vào hoạt động. - Đến 12/1977 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động có tên đầu tiên “Đội công nghiệp nhẹ”, sau đổi thành “xưởng chế biến 404”, có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng phục vụ tuyền tuyến, chủ yếu phục vụ cho toàn quân khu đang trực tiếp chiến đấu hay đang công tác các tỉnh bạn, nước bạn. Các sản phẩm chính của công ty lúc bấy giờ là lương khô, thịt kho, lạp xưởng, nước mắm. Trong thời gian này Công ty hoạt động theo bao cấp hoàn toàn. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 13 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh - Mãi đến năm 1982 Công ty mới đổi tên thành “Xí nghiệp chế biến 404”, hoạt động theo phương thức “nửa bao cấp nửa kinh doanh” hạch toán nộp lãi về quân khu.  Giai đoạn 1984-1993: - Do tình hình kinh tế cũng như đất nước có nhiều thay đổi và từng bước phát triển, công ty đã có tầm nhìn chiến lược mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, nhằm tăng năng suất về chất lượng sản phẩm. Với những điều kiện thuận lợi đó, xí nghiệp đã được nâng cấp thành “Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 404” (GEPIMEX 404 COMPANY) theo quyết định số 076 của bộ quốc phòng. Từ đây xí nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang hạch toán độc lập chấp nhận cạnh tranh để tồn tại vươn lên và phát triển. - Đến năm 1993, công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp số 1.12.1010 đê công ty chủ động trong việc xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng hải sản mà không cần xuất qua ủy thác.  Giai đoạn 1993 đến nay: - Qua những biến đổi thăng trầm và phát triển đến nay Công ty Hải sản 404 đã thực sự là một doanh nghiệp được củng cố và sắp xếp lại, thực sự trở thành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho công ty. Đồng thời hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với quân khu cũng như đối với Đảng và Nhà nước. Công ty đã được tặng nhiều bằng khen về những thành tích mà cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành. Bên cạnh đó toàn thể công nhân viên đã không ngừng củng cố và học hỏi trao đổi kiến thức, nghiệp vụ, đầu tư trình độ công nghệ máy móc, nhằm nâng cao chất lượng mang lại tính cạnh tranh cho sản phẩm, đảm bảo thỏa mãn các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản… tạo ra nhiều thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, xứng đáng là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3.2.1. Vị trí địa lý. Công ty có vị trí địa lý rất lý tưởng để sản xuất kinh doanh với diện tích mặt bằng 41.867m2, trong đó có nhà xưởng chiếm 11.923m2, nằm dọc quốc lộ 91 Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 14 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh thuộc quận Bình Thủy –Tp Cần Thơ, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối hoàn chỉnh, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tương đối chủ động bởi được cung cấp từ các tỉnh lân cận như: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau…nơi đây lại tập trung nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề. Giao thông đường thủy cũng có nhiều thuận lợi, nằm cặp cảng Cần Thơ thuộc sông Hậu tàu bè qua lại tấp nập. 3.2.2. Vị trí kinh tế thị trường. Là đơn vị trực thuộc của Quân Khu 9 nên được quan tâm về mọi mặt như: hỗ trợ hướng dẫn sản xuất, được cấp vốn, được lãnh đạo xác định đúng hướng đi nên công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không những chất lượng ngày một nâng cao mà còn được nhiều thị trường tín nhiệm như: thị trường Korea, Hongkong, Singapo, các nước Châu Âu, Nhật Bản… Công ty luôn cố gắng nắm bắt nhu cầu của thị trường, cải tiến mẫu mã hàng hóa cho phù hợp thị trường tiêu thụ. Hơn thế nữa công ty luôn tìm kiếm mở rộng thị trường mới mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, trong những năm gần đây, công ty còn chú trọng hơn đến sản xuất và bán hàng trong nước để tăng doanh thu. 3.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu cá tra – ba sa, surimi và các loại hải sản khác (như: cá và hải sản, bạch tuột, sò điệp, ruốc muối) Nhập khẩu thì chủ yếu là nhập khẩu trang thiết bị, để cải tiến năng suất và chất lượng. 3.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 3.4.1. Chức năng Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và xuất khẩu thủy sản tươi, khô, đông lạnh, tẩm gia vị…và gia công chế biến cho các đơn vị bạn. Công ty dùng ngoại tệ thu được trong xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dung cần thiết, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho chế biến hải sản. 3.4.2. Nhiệm vụ Tổ chức thu mua, tiếp thị, chế biến nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm thủy sản theo đúng quy trình chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời hạn hợp đồng. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 15 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Làm thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, của nhà nước và Bộ Quốc phòng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và các đơn vị chủ quản. Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị, tăng dần tích lũy. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng mua bán, gia công chế biến thủy hải sản giữa công ty với đơn vị khác. Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương… đảm bảo công bằng bình đẳng. Chăm lo tốt đời sống cán bộ nhân viên trong công ty. Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh đơn vị dẫn đầu trong toàn quân khu. Luôn chú trọng đến việc đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao kinh nghiệm quản lý, trình độ năng lực sản xuất để thích ứng với công nghệ mới, quy mô sản xuất ngày càng đa dạng hiện đại. 3.4.3. Quyền hạn Công ty có quyền thực hiện sản xuất chế biến xuất nhập khẩu trong những lĩnh vực: + Điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở làm chủ cán bộ công nhân viên trong công ty. + Tự quyết định các hợp đồng xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của mình. + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ tuân thủ một thủ trưởng. + Được quyền ký hợp dồng với các đơn vị quốc doanh, tư doanh trong và ngoài nước. Được quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động hay thu nhỏ lại nếu cần. + Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và ngoài nước theo quy định. + Được quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh, được quyền đặt các văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển nền kinh tế của đất nước. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 16 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 3.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 3.5.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Hải sản 404 3.5.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404. (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty Hải Sản 404) Phó GĐ sản xuất Phó GĐ sản xuất Phó tổ chức Phó kế toán&XNK Phó kỹ thuật Phó kế hoạch Giám Đốc Phó GD sản xuất Phó GD chính trị Phó GD kế hoạch Lđ. nhà hàng khách sạn Lđ. Total gas XN chế biến Lđ nhà hàng khách sạn XN tàu ghe Kho thực phẩm Phân xưởng cơ điện Thống kê Phân xưởng nước đá Px. Sản xuất hàng Châu Âu Px. Sản xuất hàng Châu Á KCS Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 17 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 3.5.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Với quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn và do nhu cầu không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, công ty Hải sản 404 không ngừng cải tiến, đổi mới và hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động. Dựa trên nguyên tắc tuyển chọn và bố trí lao động phù hợp từng khâu, từng bộ phận điều hành và quả lý, nhờ đó hoạt động của công ty ngày càng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao. * Ban Giám Đốc  Giám Đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám Đốc chỉ đạo công ty theo một mục tiêu đã định. Giám Đốc có vai trò rất quan trọng, những quyết định của ông có đúng đắn, hợp thời mới giúp công ty nắm bắt được những cơ hội, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Các công việc do Giám Đốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện là: + Phụ trách công tác xuất nhập khẩu, đầu tư liên doanh liên kết. +Quản lý giá mua nguyên liệu, giá bán thành phẩm xuất khẩu, bán nội địa. + Quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh. + Ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, thành phẩm xuất khẩu. + Một Phó Giám Đốc là nhiệm vụ quản trị nội bộ, công tác Đảng, công tác chính trị. + Hai Phó Giám Đốc giúp điều hành hoạt động của công ty theo 2 hướng sản xuất và kế hoạch. * Phòng chuyên môn nghiệp vụ  Phòng tổ chức: Tham mưu cho Giám Đốc về tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham mưu và thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, đề bạc và nâng lương, khen thưởng kỷ luật, quản lý hồ sơ nhân sự bảo hiểm xã hội thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ công tác thanh tra công nhân viên giúp Đảng ủy, Ban Giám Đốc làm công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức cán bộ. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 18 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Phòng Kế Toán Xuất Nhập Khẩu: Tổ chức hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế phản ánh tình trạng luân chuyển vật tư, tiền vốn, việc sử dụng tài sản và hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề xuất các biện pháp quản lý tài chính. Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán, thống kê, điều lệ kế toán và điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước, lập báo cáo hoạt động kinh doanh để báo cáo lên cấp trên theo chế độ hiện hành. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, cung cấp tòan bộ số liệu tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của Giám Đốc, xây dựng kế hoạch cho việc xuất nhập khẩu. Chịu trách nhiệm về thu hàng hóa giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, nghiên cứu quản trị Marketing, tìm hiểu phân phối thị trường tiêu thụ, chất lượng Marketing. Trực tiếp công tác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, vật tư. Hạch toán kết quả tài chính, hoạch định chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi tiết giá thành, lập quỹ, lập báo có kế toán đúng kỳ.  Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, kỹ thuật về cơ điện cung ứng kho, lên kế hoạch điều độ. Chịu trách nhiệm theo sát khâu sản xuất kịp thời sửa chữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Phụ trách chất lượng máy móc thiết bị, kiểm tra vật tư, phụ tùng máy móc nhập kho, quản lý tiêu hao về nguyên vật liệu, định mức sử dụng về nguyên vật liệu thay thế. Quản lý thực hiện dây chuyền công nghệ chế biến, chất lượng bao bì, mẫu mã kích thước bao bì.  Các đơn vị trực thuộc: + Liên doanh nhà hàng khách sạn + Liên doanh total gas + Đội tàu xe  Phòng kế hoạch: Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, tham mưu cho Giám Đốc về xây dựng và thực hiện kế họach kinh doanh, lập kế hoạch luân chuyển hàng hóa của công ty. Nghiên cứu thị trường trong nước. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 19 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Triển khai và đôn đốc việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty báo cáo kết quả cho cấp trên. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng. Cùng với phòng tài chính và phòng xuất khẩu theo dõi hoạt động của công ty.  Xí nghiệp chế biến. Có 2 Giám Đốc phu trách bộ máy làm việc bao gồm: + Kho thành phẩm: gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê, lên cơ cấu hàng hóa, kiểm tra hàng ra đủ và quản lý kho lạnh. + Kỹ thuật KCS: kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ kỹ thuật sản xuất, chế độ vệ sinh công nghệ thực phẩm, làm dấu những sản phẩm đạt chất lượng chứng nhận vào các tài liệu kỹ thuật. Kèm theo đó là loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng kiểm tra và xác định của các mặt hàng đã nhập vào công ty, tham gia giám định chi phí khi có tranh chấp về chất lượng của mặt hàng xuất khẩu. Giám định tình hình chất lượng của các quy trình, vận hành máy móc thiết bị sử dụng trong công ty. Thống kê các dạng sản phẩm xấu, từ đó phân tích các nguyên nhân làm cho các sản phẩm xấu và những thiếu xót trong từng khâu, đề ra những biện pháp khắc phục. Tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và kiến nghị lên cấp trên. Nghiên cứu những quy trình công nghệ mới. + Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá phục vụ cho sản xuất của công ty và nhân dân trong vùng. Tóm lại: Mỗi bộ phận phòng ban được trao cho nhiệm vụ, quyền hạn nhất định và các hoạt động của bộ phận mình phụ trách. Nhân viên cấp dưới phải chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm với cấp trên trực tiếp của mình. Tất cả những nhân viên trong công ty và trong từng bộ phận nghiêm chỉnh chấp hành mọi mệnh lệnh của thủ trưởng. 3.5.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty 3.5.2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 20 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phục vụ Bộ phận sản xuất Phân xưởng chế biến Đội bảo vệ sửa chữa Hệ thống kho chứa SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty Hải Sản 404) 3.5.2.2. Chức năng và nhiệm vụ Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa người lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất.. Từ chủ trương của bộ thủy sản cũng như nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người, một điều đặt ra trước mắt của người sản xuất là phải tìm đủ biện pháp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại mẫu mã, nâng cao về chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được vấn đề trên, cần phải có cơ cấu sản xuất hợp lý, năng động thích ứng theo quỹ đạo chung của cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty gồm: * Bộ phận sản xuất chính: Phân xưởng chế biến: có nhiệm vụ chế biến các loại thủy hải sản tươi thành những sản phẩm đông lạnh. Đây là phân xưởng lớn nhất của công ty. * Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho quá trình sản xuất chính được tiến hành bình thường. + Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cho các phân xưởng chế biến, cho toàn bộ hoạt động của công ty và bán cho khách hàng có nhu cầu tiêu thụ. Đây là hoạt động kinh doanh góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. Bộ phận sản xuất phụ trợ Phân xưởng cơ điện Phân xưởng nước đá Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 21 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh + Phân xưởng cơ điện: phụ trách công viêc sửa chữa các máy móc thiết bị của công ty và phần kho lạnh phục vụ cất trữ thành phẩm. * Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ trong quá trình sản xuất tại phân xưởng bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, hệ thống kho hàng, hệ thống kho chứa nguyên liệu sau khi mua về nhằm đảm bảo cung cấp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài những bộ phận sản xuất trên trong công ty còn có phòng y tế với một bác sỹ và một y sỹ thường xuyên chăm lo sức khỏe cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận làm cho quá trình sản xuất của công ty luôn ổn định. 3.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY. 3.6.1. Thuận lợi. Công ty Hải sản 404 nằm ở Quận Bình Thủy – Tp Cần Thơ, nơi đây cơ sở hạ tầng phát triển tương đối mạnh, có cảng Cần Thơ và sắp tới sẽ có thêm sân bay Cần Thơ. Mặt khác, nó tiếp giáp với trục giao đường bộ lẫn đường thủy của Đồng Bằng Sông Cửu Long và rất thuận lợi cho việc mua bán trao đổi hàng hóa cũng như việc luân chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy. Công ty được Đảng ủy - Bộ tư lệnh quân khu quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, các cơ quan cấp trên tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ công ty về mọi mặt. Bộ phận tài chính kế toán luôn được Đảng ủy, ban Giám đốc lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hoạt động thu chi rõ ràng, minh bạch, công khai dân chủ. Sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, vòng quay nhanh đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Có sự đầu tư về tài chính của quân khu, có khả năng xuất khẩu trực tiếp, đã có mã số xuất khẩu sang Châu Âu. Những tháng đầu năm công ty đã tìm kiếm, mở rộng được thị tường xuất khẩu cá tra đi các thị trường mới như: Nga, EU. Mặt hàng chả cá Surimi nguồn nguyên liệu ổn định, sản lượng chế biến tăng cao so với cùng kỳ năm trước. trong sản xuất luôn duy trì ổn định chất lượng sản phẩm được khách hàng tín nhiệm cao. Nội bộ công ty gắn bó đoàn kết, Ban Giám Đốc quản lý và chỉ đạo chặt chẽ, trình độ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 22 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Với trang thiết bị máy móc nhà xưởng như hiện nay, ta thấy rằng công ty có đầy đủ phương tiện cho quá trình chế biến thủy hải sản từ khâu thu mua đến khâu thành phẩm. Hiện nay năng lực chế biến của công ty khoảng 7500 tấn thành phẩm/năm, công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất do có mặt bằng và nguồn lao động tại chỗ. Tuy nhiên bên cạnh đó công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong kinh doanh. 3.6.2. Khó khăn. Nguyên vật liệu đầu vào và hệ thống thu mua chưa hoàn chỉnh nên giá không ổn định dẫn đến bị ép giá nên không chủ động được trong sản xuất. Đồng thời giá cả nguyên liệu Surimi luôn tăng nên ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, lợi nhuận giảm tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giá nguyên liệu cá tra biến động, thị trường xuất khẩu đi các nước Đông Âu không ổn định làm cho kế hoạch xuất khẩu biến động theo. Vùng nguyên liệu tập trung còn xa nên khi vận chuyển nguyên liệu về chế biến thì đôi khi không còn được tươi sống nên giá trị xuất khẩu không cao. Thị trường xuất khẩu ngày càng khó do hàng rào kỹ thuật khắt khe. Nguồn vốn lưu động còn hạn chế nên cơ hội trong kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng nhưng định mức vay vốn của ngân hàng cho vay thấp (20 tỷ đồng), có những tháng sản xuất tăng cao, vay vốn lưu động không đáp ứng đủ năng lực kinh doanh nên gặp khó khăn về nguồn vốn. Nguồn vốn chủ yếu là đi vay với chi phí lãi cao như hiện nay làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khâu Marketing còn yếu, chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm nên không có dự phòng để đối phó với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn do một số khách hàng chiếm dụng vốn và đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 23 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 4.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hải sản 404 4.1.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty Phân tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng giúp đánh giá được đâu là mặt hàng chủ lực của công ty, qua đó đề ra những biện pháp đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất sản phẩm mang lại hiệu quả cao và đi đến thực hiện đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu tại công ty với mục tiêu ngày càng nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 24 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 1 : TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị : tấn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 chênh lệch 2007/2006 chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá và hải sản - - 153,70 2,16 - - 153,70 - -153,70 -100 Chả cá surimi 3.720 59,34 4.224,30 59,42 3.857,11 61,28 504,70 13,57 -367,19 -8,69 Cá tra Fillet 2.548 40,65 2.731,50 38,42 2.436,83 38,72 183,30 7,19 -294,67 -10,79 Sò điệp 1 0,02 - - - - -1 -100 - - Tổng cộng 6.269 100 7.109,50 100 6.293,94 100 840,70 13,41 -815,56 -11,47 (Nguồn: Phòng xuất khẩu của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 25 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Qua bảng 1 ta thấy, tổng sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 841 tấn tương đương với 13,41%. Nguyên nhân làm cho tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng hơn so với năm 2006 là do công ty đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường xuất khẩu cá tra đi các thị trường như Nga, Đông Âu chính vì thế làm cho tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng. Nhưng đến năm 2008 thì tổng sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng thì lại giảm hơn so với năm 2007 là 815,56 tấn tương đương với 11,47%. Những khó khăn về vụ kiện chống bán phá giá cá tra – cá basa, rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm, khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân làm cho tổng sản lượng xuất khẩu giảm. trong sự tăng giảm về tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của công qua từng năm. Để biết rỏ hơn về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, ta hãy xem sự tăng trưởng của từng loại mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty qua các năm từ 2006 – 2008. Công ty Hải Sản 404 xuất khẩu nhiều mặt hàng như: cá và hải sản, chả cá Surimi, cá tra Fillet, ruốc muối, mực, bạch tuột, và sò điệp. Trong đó mặt hàng chả cá Surimi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, sau đó là mặt hàng cá tra Fillet chiếm vị trí thứ 2 sau chả cá Surimi còn các mặt hàng khác thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty, trước đây công ty có xuất khẩu mặt hàng ruốc muối, mực và bạch tuột nhưng trong những năm gần đây công ty không còn xuất khẩu các mặt hàng này hay chỉ xuất khẩu với số lượng rất nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2006 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 59,34%, cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 40,65%, và sò điệp chiếm tỷ trọng là 0,02% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2007 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 59,42%, cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 38,42, và cá và hải sản chiếm tỷ trọng là 2,16% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2008 chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 61,38%, và cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 38,72% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty.  Chả cá Surimi: Đây là mặt hàng giữ vị trí quan trọng trong tất cả các mặt hàng của công ty. Mặt hàng này công ty chủ yếu xuất khẩu ở các thị trường lớn như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ai Cập, Malaysia,…Mặt hàng chả cá Surimi ngày càng thu hút được khách hàng của nhiều nước nên sản lượng xuất khẩu của nó tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu của mặt Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 26 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh hàng chả cá Surimi tăng hơn so với năm 2006 là 504,70 tấn tương đương với 13,57%, năm 2008 sản lượng này giảm hơn so với năm 2007 là 367,19 tấn tương đương với 8,69%.  Cá tra Fillet: Mặt hàng chiếm sản lượng xuất khẩu tương đối cao của công ty, đứng thứ hai sau chả cá surimi. Cá tra Fillet được công ty xuất khẩu đi được rất nhiều nước như: Hồng Kông, Malaysia, Á Rập, Út, Mỹ, Singapore,… Dựa vào bảng số liệu 1 ta thấy sản lượng xuất khẩu cá tra Fillet có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm (2006 -2008). Năm 2007 sản lượng xuất khẩu tăng hơn so với năm 2006 là 183,30 tấn tương đương với 7,19%, năm 2008 sản lượng xuất khẩu cá tra Fillet giảm hơn so với năm 2007 là 294,67 tấn tương đương với 10,79%. Ta thấy sản lượng xuất khẩu của cả hai mặt hàng chả cá Surimi và cá tra Fillet đều giảm trong năm 2008. Chính điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận của công ty giảm. Nguyên nhân làm cho sản lượng xuất khẩu giảm là do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy trong thời gian tới muốn duy trì, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào thì công ty cần phải có sự kết hợp giữa nhà sản xuất – người dân trong việc nuôi trồng thủy sản như là hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ cho họ,…. Để khi thị trường có thiếu nguồn nguyên liệu thì nguồn nguyên liệu của công ty ít bị ảnh hưởng.  Còn các mặt hàng khác như: Sò điệp, cá và hải sản, mực, bạch tuột và ruốc muối chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu sò điệp là 1 tấn, các mặt hàng khác thì lại không có khả năng tiêu thụ. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cá và hải sản của công ty là 153,70 tấn. Năm 2008 sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này là 0%. Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này rất thấp trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty là do thị trường chưa ưa chuộng các sản phẩm này, mặt khác là do trình độ tay nghề của công nhân chưa cao để chế biến khâu này nên chưa có thể đáp ứng được những thị trường khó tính như thị trường EU. Do dó, trong thời gian tới công ty đang cố gắng đào tạo những nhân viên tay nghề tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất để những mặt hàng thủy sản này đến được tất cả các thị trường. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 27 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 4.1.1.2. Phân tích doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng BẢNG 2 : DOANH SỐ TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị: 1000 USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cá và hải sản - - 60,01 0,51 - - 60,01 - -60,01 -100 Chả cá surimi 3.216,60 37,64 3.380,90 28,87 6.304,13 56,60 164,30 5,11 2.923,23 86,46 Cá tra Fillet 5.322,16 62,29 8.270,44 70,62 4.834,43 43,40 2.948,28 55,40 -3.436,01 -41,55 Sò điệp 5,88 0,07 - - - - -5,88 -100 - - Tổng cộng 8.544,64 100 11.711,35 100 11.138,55 100 3.166,71 37,06 -572,80 -4,89 (Nguồn: Phòng xuất khẩu của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 28 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Doanh thu của Công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, trong đó doanh số từ sản phầm chả cá Surimi và cá tra Fillet luôn cao hơn các sản phẩm khác của công ty. Thông qua bảng số liệu doanh số tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu, ta có thể kết luận và đánh giá tình hình doanh số như sau: Năm 2006: Doanh số tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu là 8.544,64 (1000 USD). Trong đó doanh số bán của cá tra Fillet chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 62,29%, chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 37,64% và Sò điệp chiếm tỷ trọng là 0,07% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh số bán của chả cá Surimi và cá tra Fillet tăng cao hơn so với các sản phẩm khác, cho thấy sự tiếp nhận của thị trường đối với hai sản phẩm này là rất khả quan. Năm 2007: Là năm công ty Hải Sản 404 đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay. Doanh số bán của cá tra Fillet trong năm này là rất cao chiếm tỷ trọng là 70,62%, chả cá Surimi chiếm tỷ trọng là 28,87% và cá và hải sản chiếm tỷ trọng là 0,51% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh số bán của cá tra là 8.270,44 (1000 USD) tăng 2.948,28 (1000 USD) so với năm 2006, tiếp theo là doanh số bán chả cá Surimi cũng chiếm tỷ lệ rất cao, doanh số bán chả cá Surimi năm 2007 là 3.380,90 (1000 USD) tăng 164,30 (1000 USD) so với năm 2006, doanh số bán của cá và hải sản là 60,01 (1000 USD). Năm 2008: Doanh số tiêu thụ xuất khẩu năm 2008 là 11.138,55 (1000 USD) thấp hơn so với năm 2007 là 572,80 (1000 USD) Giảm tương đương 4,89%. Trong năm 2007 doanh số bán của cá tra Fillet cao hơn doanh số bán của chả cá Surimi nhưng đến năm 2008 thì ngược lại doanh số bán của chả cá Surimi lại cao hơn so với doanh số bán của cá tra Fillet. Chả cá Surimi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu, với tỷ trọng là 56,60% và mặt hàng cá tra Fillet chiếm tỷ trọng là 43,40% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Doanh số bán chả cá Surimi của công ty năm 2008 là 6.304,13 (1000 USD) cao hơn so với doanh số bán chả cá Surimi của công ty vào năm 2007 là 2.923,23 (1000 USD) tương đương với tỷ lệ là 86,46%. Doanh số bán cá tra Fillet năm 2008 là 4.834,43 (1000 USD) giảm hơn so với năm 2007 là 3.436,01 (1000 USD) tương đương với tỷ lệ là 41,55%. Nguyên nhân làm cho doanh số tiêu thụ của công ty tại thị trường xuất khẩu giảm là do: Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 29 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Ngành thủy sản Việt Nam bị Hiệp hội những người nuôi trồng thủy sản ở Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá các mặt hàng cá Basa, cá Tra vào thị trường Mỹ và dẫn đến việc áp đặt mức thuế chống bán phá giá rất cao.  Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi vay ngân hàng cao làm ảnh hưởng dến việc việc vay vốn của người dân để nuôi cá cho vụ tiếp theo nên làm cho diện tích nuôi trồng ngày càng bị thu hẹp, chính vì vậy đã tạo ra một số biến động cho thị trường nguyên liệu. Trong khi đó, tiết giảm giá thành đang là vấn đề tối quan trọng đối với công ty nếu muốn tiêu thụ được hàng trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay. Trong khi giá xuất khẩu ngày càng giảm thì giá nguyên liệu trong nước lại tăng lên. Nên đã ảnh hưởng tới doanh số tiêu thụ xuất khẩu của công ty. 4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hải sản 404 4.1.2.1. Thị trường trong nước Công ty Hải Sản 404 là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất ở nước ta, tuy nhiên nói về tình hình tiêu thụ trong nước thì công ty đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng thuỷ sản. Công ty không chú trọng nhiều đến thị trường tiêu thụ thuỷ sản ở trong nước trong khi đó thị trường trong nước lại rất có tiềm năng. Chính vì vậy, thời gian qua công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi nhuận của mình khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa. Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy rõ thêm về doanh thu tiêu thụ của công ty trong 3 năm như thế nào. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 30 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 3 : DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG Đơn vị: 1000 VNĐ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/ 2007 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Thị trường xuất khẩu 135.859.776 52,78 193.237.275 64,82 191.583.060 72,19 57.377.499 42,23 -1.654.215 -0,86 Thị trường trong nước 121.555.212 47,22 104.867.787 35,18 73.788.903 27,81 -16.687.425 -13,73 -31.078.884 -29,64 Tổng cộng 257.414.988 100 298.105.062 100 265.371.963 100 40.690.074 15,81 -32.733.099 -10,98 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của công ty Hải Sản 404) Bảng tỷ giá NĂM USD/VNĐ 2006 15.900 2007 16.500 2008 17.200 Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 31 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Tổng doanh thu xuất khẩu ở thị trường xuất khẩu tính theo đơn vị 1000 VNĐ là: Năm 2006: 8.544,65 * 15.900 = 135.859.776 (1000 VNĐ) Năm 2007: 11.725,42 * 16.500 = 193.237.275 (1000 VNĐ) Năm 2008: 11.342,93 * 17.200 = 191.583.060 (1000 VNĐ) Dựa vào bảng 3 ta thấy tình hình doanh thu trong nước qua 3 năm (2006 - 2008) có tỷ trọng giảm dần qua các năm còn doanh thu của thị trường xuất khẩu thì ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu . Năm 2006 tỷ trọng doanh thu của thị trường trong nước là 47,24% và tỷ trọng doanh thu ở thị trường xuất khẩu là 52,76% trong tổng doanh thu. Năm 2007 thị trường trong nước chiếm 35,21% trong tổng doanh thu, thị trường xuất khẩu là 64,79% và năm 2008 thị trường trong nước chiếm tỷ trọng là 28,20%, thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng là 71,80% trong tổng doanh thu. Doanh thu ở thị trường trong nước năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 16.632.430 (ngàn đồng), tương đương giảm 13,67%. Doanh thu năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là 29.780.794 (ngàn đồng) tương đương giảm 28,36%. Doanh thu thị trường trong nước có xu hướng ngày càng giảm là do công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư cho thị trường trong nước, và hình thức phân phối sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước chỉ dựa trên đơn đặt hàng của các khách hàng có nhu cầu đặt hàng của công ty. Khách hàng chính của công ty trong những năm qua như: Công ty Hòa Phú, Công ty Tân Thành Lợi, Công ty Pataya, Doanh nghiệp Hà Giang, Công ty Hai Thanh. Những công ty này chuyên kinh doanh, chế Biến và xuất khẩu hàng thủy hải sản đông lạnh. Hầu hết các công ty này chủ yếu nằm trên địa bàn các tỉnh phía nam. Vì vậy, muốn tăng sản lượng tiêu thụ cũng như tăng doanh thu thì trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp mở rộng thị trường nội địa hơn nữa vì đây là thị trường đầy tiềm năng nếu công ty chiếm được thị phần lớn ở thị trường này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Để mở rộng thị trường trong nước công ty cần phải:  Duy trì mối quan hệ làm ăn với những khách hàng hiện có đồng thời công ty cần mở rộng thêm hệ thống phân phối sản phẩm thủy sản của công ty khắp cả nước. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 32 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Ngoài việc bán sản phẩm thủy sản bằng hình thức đơn đặt hàng thì công ty cũng phải xây dựng thêm hệ thống bán lẽ, bán thông qua các siêu thị, đại lý, nhà hàng, khách sạn,….  Quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm thuỷ sản của Công ty đến tay tất cả người tiêu dùng trong nước.  Cải tiến chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi cho các bếp ăn nhà hàng, siêu thị.  Cần kết hợp với các hoạt động khuyến mãi cho các cửa hàng để tăng sản lượng tiêu thụ. 4.1.2.2. Thị trường xuất khẩu của công ty Hải Sản 404 Từ khi hình thành và phát triển, Công ty đã hoạt động thành công ở các lĩnh vực: Chế biến, xuất khẩu (xuất khẩu trực tiếp và xuất uỷ thác). Nhưng hoạt động chính của công ty là chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản. Đây là một số lĩnh vực chủ yếu của công ty: Chế biến cá tra Fillet, cá basa xuất khẩu. Chế biến chả cá Surimi. Khai thác hải sản. Trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là chả cá Surimi và cá tra Fillet. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Hàn Quốc, Hồng Kong, Nga, Ai Cập, Singapore, Ba Lan,… Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 33 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị: 1000 USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Châu Á Hàn Quốc 3.216,6 37,64 4.333,47 36,96 5.143,03 45,34 1.116,87 34,72 809,56 18,68 Hồng Kông 735,47 8,61 1.281,02 10,93 850,55 7,50 545,55 74,18 -430,47 -33,60 Singapore 144,72 1,69 366,94 3,13 545,38 4,81 222,22 153,55 178,44 48,63 Malaysia - - 146,42 1,25 64,98 0,57 146,42 - -81,44 -55,62 Nhật Bản - - - - 258 2,27 - - 258 - Philippin - - - - 185,739 1,64 - - 185,74 - 2. Châu Âu Đức 50,95 0,60 304,08 2,59 250,69 2,21 253,13 496,82 -53,39 -17,56 Nga 3.413,9 39,95 2.356,88 20,10 1.305,4 11,51 -1.056,98 -30,96 -1.051,5 -44,61 Bỉ 123,32 1,44 110,37 0,94 121,645 1,07 -12,95 -10,50 11,28 10,22 Tây Ban Nha 362,09 4,24 463,01 3,95 530,99 4,68 100,92 27,87 67,98 14,68 Ý 177,27 2,07 - - - - -177,27 -100 - - Ba Lan 109,12 1,28 1.016,16 8,67 769,53 6,78 907,04 831,23 -246,63 -24,27 Hà Lan 156,5 1,83 28,5 0,24 36,75 0,32 -128 -81,79 8,25 28,95 CH Czech - - 14,07 0,12 18,64 0,16 14,07 - 4,57 32,48 3. Châu Mỹ Mỹ - - 718,33 6,13 443,86 3,91 718,33 -274,47 -38,21 Uruguay - - 67,25 0,57 277,44 2,45 67,25 210,19 312,55 Mexico 54,75 0,64 98,4 0,84 128,7 1,13 43,65 79,73 30,30 30,79 4. Châu Phi Ai Cập - - 420,52 3,59 349,74 3,08 420,52 -70,78 -16,83 5. Châu Úc Úc - - - - 61,86 0,55 - - 61,86 - Tổng 8.545,65 100 11.725,42 100 11.343,92 100 3.180,77 37,23 -382,50 -3,26 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 34 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu xuất khẩu của công ty tăng giảm không ổn định. Tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 3.180,77 (1000USD) tăng tương đương với 37,23%. Nhưng đến năm 2008 tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty lại giảm hơn so với năm 2007 là 382,49 (1000 USD).  Trong năm 2006: thị trường Nga chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu, với tỷ trọng là 39,95%, tiếp theo là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng là 37,64% trong tổng doanh thu xuất khẩu, thị trường Hông Kông chiếm tỷ trọng là 8,61%, thị trường Tây Ban Nha chiếm tỷ trọng là 4,24% trong tổng doanh thu xuất khẩu và các thị trường còn lại như (Singapore, , Đức, Bỉ, Ý, Ba Lan, Hà Lan và Mêxicô) chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.  Năm 2007: thị trường Hàn Quốc từ vị trí đứng thứ hai trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty trong năm 2006 nhưng đến năm 2007 thì Hàn Quốc lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ty. Hàn Quốc chiếm 36.96% tỷ trọng trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty. Thị trường Nga Chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau thi trường Hàn Quốc với tỷ trọng là 20,10% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Hồng Kông chiếm tỷ trọng là 10,93%, thị trường Ba Lan chiếm tỷ trọng là 8,67%, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng là 6,13%, thị trường Tây Ban Nha chiếm tỷ trọng là 3,95% trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty , các thị trường còn lại như (Singapore, Malaysia, , Đức, Bỉ, Hà Lan, CH Czech, Uruguay, Mêxicô và Ai Cập) chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Dựa vào bảng 4 ta thấy tuy doanh thu xuất khẩu ở thị trường Châu Á có giảm hơn so với năm 2006 nhưng tổng doanh thu xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng nhanh hơn so với 2006 trong đó thị trường Hàn Quốc và thị trường EU tăng mạnh nhất. Tổng kim ngạch của công ty tăng cao vào năm 2007 là do những tháng đầu năm công ty đã tìm kiếm, mở rộng được thị trường xuất khẩu cá tra đi các thị trường mới như Mỹ, Uruguay, EU. Mặt hàng chả cá Surimi nguồn nguyên liệu ổn định, sản lượng chế biến tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong sản xuất chế biến luôn duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, được khách hàng tín nhiệm cao. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 35 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Năm 2008: Thị trường Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của công ty, chiếm tỷ trọng là 45,34% trong tổng doanh thu xuất khẩu, tiếp theo là thị trường Nga chiếm tỷ trọng là 11,51%, thị trường Hồng Kông chiếm tỷ trọng là 7,50%, thị trường Ba Lan chiếm tỷ trọng là 6,78%, thị trường Singapore chiếm tỷ trọng là 4,81%, thị trường Tây Ban Nha chiếm tỷ trọng là 4,68% và các thị trường khác như (Malaysia, Nhật Bản, Philippin, Đức, Bỉ, Hà Lan, CH Czech, Mỹ, Uruguay, Mêxicô, Ai Cập và Úc) chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Năm 2008 doanh thu xuất khẩu ở Châu Âu, Mỹ và Ai Cập có chiều hướng giảm xuống, trong đó doanh thu xuất khẩu ở thị trường Châu Âu là giảm nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của Công ty giảm hơn so với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là do một phần chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, một phần là do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá nên đã là cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2008 giảm đi đáng kể.  Nhìn chung trong những năm qua công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, cho thấy sự biến động, sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản và cũng là cơ hội để công ty xem xét lại các mặt hàng xuất khẩu hiện tại nhằm tìm ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, có giá trị kinh tế cao nhằm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 36 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Nhận xét một số thị trường chủ lực của công ty: BẢNG 5: BẢNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006-2008) Đơn vị : 1000 USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Châu Á 4.096,79 47,95 6.127,85 52,26 7.047.68 62,13 2.031,06 49,58 919,83 15,01 Châu Âu 3.393,11 51,41 4.293 36,61 3.033,65 26,74 -100,04 -2,28 -1.259,43 -29,34 Châu Mỹ 54,75 0,64 883,98 7,54 850 7,49 829,23 1.514,58 -33,98 -3,84 Châu Phi - - 420,52 3,59 349,74 3,08 420.52 - -70,78 -16,83 Châu Úc - - - - 61,86 0,55 - - 61,86 - Tổng kim ngạch xuất khẩu 8.544,65 100 11.725,42 100 11.342,93 100 3.180,77 37,23 -382,49 -3,26 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 37 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TRONG 3 NĂM (2006-2008) Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản qua từng thị trường nhằm xác định thị trường nào là thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà công ty phải đầu tư nhiều trong tương lai, cũng như thị trường nào có rủi ro nhiều trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần phải đưa ra biện pháp thích hợp để đảm bảo lợi nhuận cao nhất của công ty. Đồng thời qua phân tích rút ra nhận định, nhận xét cần phải đầu tư nhiều vào thị trường có tiềm năng, thị trường chủ lực và giảm thị trường có rủi ro cao, đặc biệt tránh tập trung cao vào thị trường nhất định từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị trường nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trên lĩnh vực ngoại thương. Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Á, kế đến là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc. Năm 2006 thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Châu Âu đạt tỷ trọng xuất khẩu là 51,41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Châu Á đạt tỷ trọng 47,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cuối cùng là thị trường Châu Mỹ đạt tỷ trọng 0,64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 38 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Năm 2007 thị trường Châu Á lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty, đạt tỷ trọng là 52,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp theo là thị trường Châu Âu đạt tỷ trọng là 36,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Châu Âu giảm xuống cách rõ rệt, thị trường Châu Mỹ đạt tỷ trọng là 7,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và trong năm 2007 công ty đã tìm kiếm thêm được thị trường xuất khẩu mới là thị trường Châu Phi, thị trường này đạt tỷ trọng là 3,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 thị trường Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Hải Sản 404, kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này tăng nhanh qua từng năm. Năm 2008 thị trường Châu Á đạt tỷ trọng là 62,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, thị trường Châu Âu đạt tỷ trong là 26,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường Châu Mỹ đạt tỷ trọng là 7,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thị trường Châu Phi đạt tỷ trọng là 3,08% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và trong năm này công ty cũng đã mở rộng thêm được thị trường mới đó là thị trường Châu Úc, đây là thị trường mới nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, chiếm tỷ trọng là 0,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Để biết rõ thêm đâu là thị trường tiềm năng đâu là thị trường mới của công ty, các thị trường này nhập khẩu những mặt hàng nào là chủ yếu, nguyên nhân gì làm cho tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường Châu Âu có xu hướng ngày càng giảm. Ta phân tích cụ thể từng thị trường như sau:  Thị trường Châu Á: Tổng kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 với kim ngạch đạt được là 6.127,85(1000 USD), tăng hơn so với năm 2006 là 2.031,06 ( 1000 USD) tương ứng với tỷ lệ là 49,58%. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng hơn so với năm 2007 là 919,83 (100 USD) tương ứng với tỷ lệ là 15,01%. Trong thị trường này các nước mà công ty xuất khẩu là: Hàn Quốc, Hông Kông, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Philippin. + Hàn Quốc: Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Hải Sản 404. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ở Hàn Quốc tăng nhanh qua 3 năm. Năm Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 39 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 2007 kim ngạch xuất khẩu tăng hơn so với năm 2006 là 1.116,87 (1000 USD) tương ứng với tỷ lệ là 34,72%, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 809,56 (1000 USD). Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty ở nước này là Chả cá Surimi. + Hồng Kông: là nước nhập khẩu lớn thứ 2 sau Hàn Quốc ở thị trường Châu Á. Dựa vào bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở Hồng Kông không ổn định, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 545,55 (1000 USD), nhưng đến năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm hơn so với năm 2007 là 430,47(1000 USD). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước này là chả cá Surimi. + Các nước khác như: Singapore, Malaysia,… kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định qua 3 năm. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu ở Singapore năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 222,22 (1000 USD), năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 178,443 (1000 USD). Kim ngạch xuất khẩu ở Malaysia năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 146,42 (1000 USD), nhưng năm 2008 lại giảm hơn so với năm 2007 là 81,44 (1000 USD). Trong năm 2008 công ty xuất khẩu thêm được ở Nhật Bản và Philippin nên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty ở thị trường Châu Á tăng hơn so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ở Nhật Bản là 258 (1000 USD), Philippin là 185,739 (1000 USD). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở các nước này là cá tra Fillet và chả cá Surimi. Từ đó cho thấy, công ty đang từng bước quan tâm đến tất cả các thị trường, với mỗi thị trường công ty đang cố gắng tăng tỷ trọng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong thời gian tới.  Qua phân tích trên ta thấy thị trường Châu Á là thị trường chủ yếu và đóng vai trò quyết định đến kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu của công ty qua các năm. Đây là thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy trong thời gian tới muốn tăng thêm sản luợng xuất khẩu, cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty ở thị trường Châu Á thì công ty không những phải tiếp tục duy trì mối quan hệ với các nước ở thị trường hiện có mà còn phải có nhiều biện pháp để mở rộng thị trường , xúc tiến quan hệ thương mại, luôn cải tiến chất lượng sản phẩm để giá trị xuất khẩu ở thị trường Châu Á ngày càng gia tăng hơn nữa. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 40 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của công ty nên công ty cần phải quan sát thật chính xác và rõ ràng. Qua báo cáo xuất khẩu của công ty ta thấy giá trị xuất khẩu của công ty qua 3 năm (2006-2008) có xu hướng ngày càng giảm xuống. Giá trị năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 114,11 (1000 USD) tương ứng với tỷ trọng là 2,6%. Giá trị xuất khẩu của công ty vào năm 2008 là 3.015,01 (1000 USD) và giảm hơn so với năm 2007 1.264 (1000 USD) tương ứng với tỷ trọng là 29,54%. Thị trường Châu Âu bao gồm các nước như: Đức, Nga, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Hà Lan, CH Czech. + Nga: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Châu Âu trong 3 năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu ở nước này ngày càng giảm xuống, kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là 1.056,98 (1000 USD), năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là 1.051,48 (1000 USD). Công ty Hải Sản 404 xuất khẩu chả cá Surimi chủ yếu sang nước này. Do đây là nước nhập khẩu chủ yếu ở thị trường Châu Âu nhưng trong những năm gần đây kim ngạch của nước này giảm xuống đáng kể nên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu ở thị trường châu Âu cũng bị giảm xuống. + Ba Lan: Kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng giảm không ổn định, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan tăng hơn so với năm 2006 là 907,04 (1000 USD) so với năm 2006, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu giảm hơn so với năm 2007 là 246,63 (1000 USD). Mặt hàng nhập khẩu của Ba Lan là cá tra Fillet. + Các nước khác như: Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan và CH Czech. Kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không ổn định. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Đức tăng hơn so với năm 2006 là 253,13 (1000 USD), kim ngạch xuất khẩu của Tây Ban Nha tăng hơn so với năm 2006 là 100,92 (1000 USD), kim ngạch xuất khẩu của CH Czech tăng hơn so với năm 2006 là 14,07 (1000 USD), kim ngạch xuất khẩu của Ba Lan tăng hơn so với năm 2006 là 907,04 (1000 USD). Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và CH Czech trong năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 thì kim ngạch ngạch xuất khẩu của Bỉ giảm hơn so với năm 2007 là 10,50 (1000 USD), thậm chí ở Ý kim ngạch xuất Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 41 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh khẩu năm 2006 là 177,27 (1000 USD) vậy mà năm 2007 kim ngạch xuất khẩu ở nước này là 0 (1000 USD). Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước giảm đi rất nhiều, kim ngạch xuất khẩu của Đức giảm hơn so với năm 2007 là 53,39 (1000 USD), kim ngạch xuất khẩu Ba Lan giảm hơn so với năm 2007 là 246,63 (1000 USD). Hầu hết mặt hàng xuất khẩu của công ty ở thị trường này là cá tra Fillet.  Nhìn chung kim ngạch xuất của ở thị trường Châu Âu qua 3 năm đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu ở các nước này nói riêng hay thị trường Châu Âu nói chung giảm là do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kèm theo lạm phát ở nước ta tăng cao, tiền lãi vay ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến việc vay vốn nuôi cá của người dân vì thế đã làm cho giá nguyên liệu tăng cao và không ổn định, và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vì thị trường này đang được nhiều doanh nghiệp của cả nước quan tâm mở rộng. Vì vậy muốn giữ vững và phát triển ở thị trường này thì công ty phải đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam nói chung hay hàng thủy sản của công ty nói riêng tại các thị trường lớn của trường Châu Âu như Nga, Pháp, Ý,….  Thị trường Châu Mỹ Thị trường Châu Mỹ là thị trường có tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên thị trường này không chỉ có những quy định khắc khe đối với các qui định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn có những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, đây được coi là rào cản kỉ thuật làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của Công ty Hải 404 nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này tăng nhanh trong những năm gần đây, đó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty vào thị trường này. Các nước ở thị trường này là: Mỹ, Uruguay và Mexico. Năm 2006 Mêxico là chiếm 100% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thị trường Châu Mỹ. Đến năm 2007 Mỹ chiếm tỷ trọng là 81,26%, Mêxico chiếm tỷ trọng là11,13% và Uruguay chiếm tỷ trọng là 7,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thị Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 42 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh trường Châu Mỹ. Năm 2008 Mỹ chiếm tỷ trọng là 52,22%, Uruguay chiếm tỷ trọng là 32,64 và Mêxico chiếm tỷ trọng là 15,14 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thị truờng Châu Mỹ. Mỹ là nước công nghiệp phát triển, thu nhập của người dân Mỹ cao nên thực phẩm xuất khẩu sang nước này đòi hỏi phải thực hiện tốt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm xuất khẩu sang nước này là chủ yếu là cá tra Fillet và sò điệp. Do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu ở Mỹ năm 2007 là 718,33 (1000 USD), nhưng đến năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu ở Mỹ lại giảm hơn so với năm 2007, giảm tương ứng là 274,47 (1000 USD). Kim ngạch xuất khẩu ở Mêxico năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 tương ứng là 43,65 (1000 USD), năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 30,30 (1000 USD). Kim ngạch xuất khẩu ở Uruguay năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 tương ứng là 210,19 (1000 USD). Sản phẩm được xuất khẩu sang Mêxico và Uruguay là cá tra Fillet.  Như vậy có thể nói thị trường Châu Mỹ là thị trường thủy sản có nhiều tiềm năng. Để có được thị phần lớn và vững chắc tại thị trường này thì sản phẩm của Công ty đòi hỏi phải có sức cạnh tranh cao đặc biệt là sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công ty cần phải tiếp cận đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về thị trường này, các vấn đề về pháp luật để kịp thời tìm cách đáp ứng, nhằm tăng nhanh giá trị thủy sản xuất khẩu vào thị trường này.  Thị trường Châu Phi Công ty mới mở rộng sang thị trường này vào năm 2007 nên chỉ có một nước nhập khẩu đó là Ai Cập. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vào năm 2007 là 420,25 (1000 USD), đến năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này là 349,74 (1000 USD), giảm hơn so với năm 2007 là 70,78 (1000 USD) tương ứng với tỷ lệ là 16,83%. Sản phẩm nhập khẩu của Ai Cập là chả cá Surimi.  Thị trường Châu Úc Thị trường Châu Úc: đây cũng là thị trường mới của công ty Hải Sản 404. Nên kim ngạch xuất khẩu của công ty ở thi trường này là ở mức 0%. Kim ngạch xuất khấu của công ty ở thị trường Châu Úc năm 2008 là 61,86 (1000 USD).Thị Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 43 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Thị trường Úc là thị trường có nhu cầu rất khắt khe về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng xuất khẩu và do tình hình nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty Hải sản 404 vào năm 2006 và năm 2007 ở mức 0%. Nhưng đến năm 2008 thì Công ty đã xuất khẩu vào thị trường này với mức kim ngạch xuất khẩu là 61,86 (1000 USD). Người tiêu dùng ở Út rất thích dùng cá thịt trắng nên cá tra – cá basa của Việt Nam là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi vì nó đáp ứng được tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hàm lượng chất dinh dưỡng. Chính vì vậy mà sản phẩm xuất khẩu của công ty ở thị trường Út là cá tra Fillet.  Tóm lại, thị trường Châu Phi và thị trường Châu Úc là những thị trường mới. Vì vậy muốn phát triển mạnh hơn nữa ở thị trường này thì công ty Hải Sản 404 nên ra sức tập trung và nổ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Đồng thời Công ty cũng phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để ngày càng thu hút được nhiều hợp đồng ở các thị trường này. 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Hải sản 404 4.1.3.1. Chất lượng của sản phẩm Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chất lượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, đối với mặt hàng thủy sản của công ty Hải Sản 404 thì chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Do đó, những sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước. Cụ thể yêu cầu về chất lượng ở một vài thị trường đặc trưng sau:  Thị trường Nhật Bản: Trước đây, Do đòi hỏi khắt khe về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên các nhà doanh nghiệp của Nhật Bản chưa đặt hàng ở công ty Hải Sản 404 và nhưng sau này thì Nhật bắt đầu đặt hàng ở công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 44 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trong nước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản như: + Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật. + Kiểm tra nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu. + Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm. + Kiểm tra phong bì và đóng gói hàng hóa. Hiện nay, thì sản phẩm thủy sản của Công ty (bao gồm Cá tra Fillet và chả cá Surimi) được tiêu thụ mạnh ở thị trường này. Vì Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn mà Nhật Bản đã đặt ra và đáp ứng được phần chất lượng mà người Nhật đã yêu cầu.  Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị trường khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm mà thị trường EU đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi tối đa, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng hóa chất, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng. Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính bắt buộc đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát các mối nguy cơ trước khi xảy ra. Chính vì vậy mà hệ thống HACCP rất quan trọng đối với Công ty. Nếu Công ty vì một sơ sót nhỏ không thể đáp ứng đầy đủ quy định của cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của Công ty nữa. Bên cạnh các vấn đề về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì khâu đóng gói bao bì cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Bao bì được xem như là yếu tố cần thiết để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm được bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại điểm bán lẻ. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 45 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Đồng thời, trong thời gian qua công ty Hải Sản 404 đã thường xuyên cập nhật thông tin, cải tiến công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu kỷ thuật khắc khe của thị trường thủy sản EU. Và công ty đã đạt danh hiệu là doanh nghiệp uy tín và đạt tiêu chuẩn HACCP, GMS, HAVICO. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thêm thị trường các nước thành viên EU vào những năm tới.  Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường cho thấy EU là thị trường nghiêm khắc và khó tính nhất hiện nay. Nếu Công ty không nghiên cứu kỹ về thị trường này và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trở ngại đối với Công ty , do đó, đòi hỏi Công ty phải kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để bất cứ sai sót nào có thể xảy ra. Nếu ta không cẩn thận mà để phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nhãn hiệu của Công ty.  Thị trường Mỹ: So với hai thị trường Nhật Bản và EU thì thị trường Mỹ là một thị trường cũng nghiêm khắc và khó khăn không kém. Đối với Mỹ thì chất lượng đóng vai trò quan trọng vì chất lượng của sản phẩm cũng chính là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh trên thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khoẻ của người lao động,… Khi đã ký hợp đồng làm ăn với phía đối tác Mỹ thì nhà xuất khẩu nước ngoài cần thực hiện nghiêm túc nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ tranh chấp phức tạp. Do đó, cũng như những công ty khác thì công ty Hải Sản 404 khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này thì cần lưu ý đến những yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm mà nước Mỹ đặt ra để nhằm hạn chế tối đa lượng sản phẩm không đủ chất lượng bị trả về, từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.  Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh đối với tình hình tiêu thụ của Công ty, Công ty muốn xuất khẩu càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng, chất lượng sản phẩm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 46 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 4.1.3.2. Nhu cầu của khách hàng Ngoài nhân tố chất lượng thì nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng cũng là nhân tố đứng thứ hai ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của từng nước rất đa dạng, phong phú và khác nhau. Cụ thể nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường sau:  Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu người của Nhật đạt từ 72 kg/người/năm. Được như vậy là nhờ ở thói quen tiêu thụ sản phẩm thủy sản và nghệ thuật chế biến món ăn từ thủy sản có từ lâu đời trong mỗi người Nhật. Các món ăn được người Nhật ưa thích là mực Shushi, mực Sashima, cá ngừ Sashimi, tôm Nabashi, tôm Surimi. Qua các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá ngừ, cá các loại… từ đó, có thể xác nhận được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, đa phần các món ăn kể trên đều phải làm từ thủy hải sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng này là rất phức tạp, cần có một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Nếu Công ty nắm bắt được sở thích xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản phẩm của Công ty mình.  Thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó tính đối với những ai không hiểu và không biết được thói quen của người tiêu dùng Mỹ. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và điều cốt yếu với mỗi doanh nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 47 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh những thị hiếu đó. Qua nghiên cứu có thể rút ra một số tiêu chí về mặt hàng thủy sản mà người tiêu dùng Mỹ quan tâm. Thứ nhất, người Mỹ quan tâm là chất lượng của sản phẩm, nhưng quan niệm về chất lượng của họ cũng khác nhau. Chất lượng mà người Mỹ xác định đối với mặt hàng thủy sản đó là nguồn gốc sản phẩm. Chính vì vậy, hàng hoá của công ty Hải Sản 404 khi muốn xâm nhập và phát triển tại thị trường Mỹ thì công ty cần phải quan tâm đến nhãn hiệu sản phẩm của mình cũng như cần phải có một kế hoạch giới thiệu, khuếch trương sản phẩm của mình một cách hữu hiệu. Thứ hai, người tiêu dùng Mỹ cũng rất quan tâm đến mẫu mã sản phẩm. Đối với người Mỹ, họ sẵn sàng trả giá cao gấp ba lần cho một sản phẩm có mẫu mã đẹp, mặc dù, có thể chất lượng không được hoàn hảo lắm so với những sản phẩm cùng loại. Do đó, để xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Công ty vào thị trường Mỹ ngày càng nhiều thì ngoài chất lượng tốt thì Công ty nên chú trọng đến mẫu mã sản phẩm nhiều hơn nữa. Thứ ba, giá là điều quan tâm cuối cùng đối với người tiêu dùng Mỹ khi họ quyết định nên mua sản phẩm nào đó. Người Mỹ đặt việc mua bán của họ vào chất lượng và sự hữu dụng của sản phẩm khi họ cần đến. Tóm lại, tại thị trường Mỹ thì giá trị của một sản phẩm chủ yếu được xác định bởi danh tiếng của nhãn mác hoặc xuất xứ của một sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm sang thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, Công ty có một điều cần chú ý đó là không nên áp dụng chiêu thức khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng Mỹ. Bởi vì, nếu một sản phẩm khuyến mãi mà chất lượng không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của họ đối với các sản phẩm khác cùng nguồn gốc với sản phẩm đó.  Nhìn chung, thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy, trước khi thâm nhập vào từng thị trường Công ty nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập quán, văn hoá tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả… rồi mới tung sản phẩm ra thị trường này. 4.1.3.3. Đối thủ cạnh tranh Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu về khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn, làm cho Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 48 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh sản phẩm của công ty mình bị tẩy chay. Mặc khác phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá phù hợp, sản phẩm, dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn. Đối thủ canh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong nước đến ngoài nước. Trong nước bao gồm Agifish, Thuận Hưng, Cafatex, Hiệp Thành, Vĩnh Hoàn, Navico, caseamex,…Ngoài nước là Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc và Indonexia… Hiện tại, những doanh nghiệp của các nước như Campuchia, Lào,…họ chưa phải là đối thủ đáng lo ngại cho công ty. Nhưng trong tương lại họ sẽ phát triển mạnh về thủy sản bởi vì họ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như của ta, vì vậy doanh nghiệp cần phải cảnh giác. Đối với Thái Lan và Trung Quốc, hai nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng xuất fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và các loại pangasius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong tương lai, hai nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả công ty Hải sản 404 sẽ mất dần thị phần ngày càng cao nếu không nhanh chóng đổi mới quản lý, cải thiện chất lượng ở công đoạn sản xuất khi các nước này tham gia vào hoạt động. 4.1.3.4. Quan hệ thương mại Sản phẩm thủy sản của Công ty đã có mặt hầu hết ở các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của thế giới như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga,Mỹ, EU, Nhật,…Tương lai, Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường sang các nước thành viên khác EU, các nước tiềm năng thủy sản lớn và duy trì phát triển các bạn hàng hiện tại. Để đạt được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nước nhập khẩu hàng thủy sản, Công ty cần chú ý: + Tiến hành khảo sát thị trường, nghiên cứu chính xác thị trường mục tiêu. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 49 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh + Thực hiện việc tiếp xúc ban đầu với các đối tác bằng thư, fax hoặc điện thoại. Nếu có thể nên thực hiện việc giới thiệu công ty và chất lượng sản phẩm muốn đưa vào thị trường một cách chi tiết bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ của nước nhập khẩu. Gởi kèm một bảng giá sản phẩm theo điều kiện giao hàng FOB hoặc CIF. + Khi lựa chọn được một số đối tác có triển vọng nhất, sau đó thực hiện việc tiếp cận thực tế. Qua đó có thể tiếp xúc trực tiếp và thiết lập mối quan hệ làm ăn chính thức với nhà nhập khẩu sau khi đã thực hiện điều tra sơ bộ về họ. Muốn có mối quan hệ thật tốt với các thị trường khác để doanh số tiêu thụ sản phẩm của Công ty càng cao, thì ngoài các vấn đề trên Công ty còn phải làm tốt hơn nữa mối quan hệ trong quá trình giao dịch thương mại với các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của Công ty. + Quan hệ thư từ giữa hai bên đối tác với nhau rất quan trọng, vì đó là bằng chứng về sự hiện diện của công ty trong giao dịch thương mại, vì thế cần thực hiện thư từ càng đúng, càng chính xác và càng thường xuyên càng tốt. + Sự chắc chắn đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực đều rất quan trọng. Do đó, cần chính xác và thẳng thắn về thời hạn giao hàng, chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất của công ty mình. Như thế thì uy tín của công ty có thể được nâng lên và có khả năng đạt được thoả thuận xuất khẩu dài hạn. + Phải có sự giao hẹn trước khi giao dịch trực tiếp, trong trường hợp không đúng hẹn phải có sự thông báo càng sớm càng tốt.  Tóm lại, quan hệ thương mại cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản đông lạnh của Công ty đến các thị trường cũ và kể cả những thị trường mới của Công ty trong thời gian hiện tại và cả tương lai sau này. 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY HẢI SẢN 404 Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 trong 3 năm (2006-2008) ta có thể so sánh hiệu quả giữa các năm và đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 50 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh BẢNG 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 Đơn vị : 1000 VNĐ Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng 257.503.204 298.248.273 266.813.264 40.745.069 15,82 -31.435.009 -10,54 2. Các khoản giảm trừ 88.216 143.211 1.441.301 54.995 62,34 1.298.090 906,42 3. Doanh thu thuần 257.414.988 298.105.062 265.371.963 40.690.074 15,81 -32.733.099 -10,98 4. Giá vốn hàng bán 233.781.778 277.137.730 241.564.345 43.355.952 18,55 -35.573.385 -12,84 5. Lợi nhuận gộp 22.715.707 20.967.331 23.807.616 -1.748.376 -7,70 2.840.285 13,55 6. Doanh thu hoạt động tài chính 654.045 480.009 2.416.964 -174.036 -26,61 1.936.955 403,52 7. Chi phí tài chính 751.335 1.266.060 4.138.334 514.725 68,51 2.872.274 226,87 8. Chi phí bán hàng 13.047.946 8.602.549 10.582.051 -4.445.397 -34,07 1.979.502 23,01 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.075.860 5.200.008 5.497.835 1.124.148 27,58 297.827 5,73 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5.494.610 6.378.723 6.006.360 884.113 16,09 -372.363 -5,84 11. Thu nhập khác 197.321 310.914 213.692 113.593 57,57 -97.222 -31,27 12. Chi phí khác 188.855 182.289 19.200 -6.566 -3,48 -163.089 -89,47 13. Lợi nhuận khác 8.466 128.625 194.492 120.159 1.419,31 65.867 51,21 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.602.169 6.507.348 6.200.853 905.179 16,16 -306.495 -4,71 15. Thuế thu nhập Doanh nghiệp 1.568.607 1.822.057 1.736.239 253.450 16,16 -85.819 -4,71 16. Lợi nhuận sau thuế 4.033.562 4.685.291 4.464.614 651.729 16,16 -220.676 -4,71 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 51 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh Năm 2007: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng hơn năm 2006, tình hình tăng trưởng về lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng đáng kể. Không chỉ như thế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng cao. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 4.685.291 ngàn đồng, tăng 651.729 ngàn đồng, tương đương 16,16% so với năm 2006. Vậy bằng cách nào mà lợi nhuận của công ty lại tăng hơn so với năm 2006 ? Nguyên nhân của sự tăng trưởng như trên là do từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2007 ngành thủy sản Việt Nam liên tục bị Mỹ và các nước khác kiện các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá Tra, cá Basa và Tôm đông lạnh, do nắm bắt và định hướng đuợc tình hình cũng như nhu cầu thủy sản thế giới, Công ty Hải Sản 404 đã đưa ra được chiến lược kinh doanh và tìm kiếm thị trường hợp lý nên nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bằng các mặt hàng thủy sản cao cấp có giá trị gia tăng cao. Mặc khác công ty đã sử dụng chi phí một cách hợp lý góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty: Như là chi phí bán hàng năm 2007 giảm 4.445.397 ngàn đồng tương đương với 34,07% so với năm 2006, chi phí khác của công ty vào năm 2007 cũng giảm hơn so với năm 2006 giảm 6.566 ngàn đồng. Chính vì vậy mà lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng cao. Một nguyên nhân khác góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty đó là các khoản thu nhập khác năm 2007 tăng thêm 113.593 ngàn đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 công ty chưa đạt hiệu quả cao trong việc kinh doanh xuất khẩu thủy sản, điều đó thể hiện ở chỗ lợi nhuận năm 2008 đã giảm rất nhiều so với năm 2007, giảm 220.676 ngàn đồng, tương đương 4,71%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty bị giảm sút đáng kể là do:  Thứ nhất, là do tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao như là : Chi phí bán hàng năm 2008 tăng 1.979.502 ngàn đồng hơn so với năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng tăng 297.827 ngàn đồng so với năm 2007, chi phí tài chính năm 2008 tăng 2.872.274 ngàn đồng so với năm 2007.Chính những điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm đi đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí hoạt động kinh doanh tăng là do tác động của cuộc khủng hoảng thế giới, lạm phát tăng cao, giá xăng tăng, nên làm cho giá nguyên liệu cũng tăng theo. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 52 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh  Thứ hai, là do tổng doanh thu của Công ty cũng giảm hơn so với năm 2008., mà nguyên nhân chính là do doanh thu hàng xuất khẩu giảm. Yếu tố làm cho doanh thu xuất khẩu giảm là do các thị trường xuất khẩu của công ty như thị trường (Đức, Nga, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ,…) Nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản của công ty thấp hơn so với năm 2007. Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm (2006-2008), ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Hải Sản 404 GVHD: Lê Thị Thu Trang 53 SVTH: Đặng Thị Hồng Linh 4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty BẢNG 7: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đơn vị: 1000 VNĐ Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 chỉ tiêu 2006 2007 2008 giá trị % giá trị % Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 257.414.988 298.105.062 265.371.963 40.690.074 15,81 -32.733.099 -10,98 Doanh thu từ hoạt động tài chính 654.045 480.009 2.416.964 -174.036 -26,61 1.936.955 403,52 Thu nhập khác 197.321 310.914 213.692 113.593 57,57 -97.222 -31,27 Tổng doanh thu 258.266.354 298.895.985 268.002.619 40.629.631 15,73 -30.893.366 -10,34 (Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hải Sản 404) Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 4049.pdf
Tài liệu liên quan