Luận văn Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Luận văn Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn: thực trạng và giải pháp: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ TRƯƠNG MINH LỄ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đinh Phi Hổ An Giang, Tháng 04 năm 2010 Tôi xin cam đoan với quý Hội đồng rằng, đề tài này là công trình của chính bản thân tôi thực hiện, và xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này An Giang, tháng 4 năm 2010 Người thực hiện Trương Minh Lễ iMỤC LỤC Tên các đề mục ..………………………………………………………. trang Mục lục ………………………………………………………………… i Danh mục phần phụ lục ………………................................................... iv Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................... v Lời cam đoan của tác giả: ……………………………………………… vi Lời mở đầu ............................................................................................... vii Chương I :...

pdf89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ TRƯƠNG MINH LỄ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đinh Phi Hổ An Giang, Tháng 04 năm 2010 Tôi xin cam đoan với quý Hội đồng rằng, đề tài này là công trình của chính bản thân tôi thực hiện, và xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này An Giang, tháng 4 năm 2010 Người thực hiện Trương Minh Lễ iMỤC LỤC Tên các đề mục ..………………………………………………………. trang Mục lục ………………………………………………………………… i Danh mục phần phụ lục ………………................................................... iv Danh mục các chữ viết tắt ....................................................................... v Lời cam đoan của tác giả: ……………………………………………… vi Lời mở đầu ............................................................................................... vii Chương I : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI …………………………………... 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1 1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài……. ………….................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………… 2 1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 2 1.5 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… 3 1.6 Bố cục của luận văn ……………………………………………….. 3 1.7 Kết luận chương I …………………………………………………... 4 Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1. Khái niệm nghèo đói ....................................................................... 5 2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế: ........................................................... 5 2.3. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn …. 6 2.4. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế ................................. 8 2.5. Lý thuyết về thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. 10 2.6. Phương pháp xác định đối tượng nghèo ............................................. 10 2.7. Nguyên nhân nghèo đói ..................................................................... 12 2.8. Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn 13 2.8.1. Nhóm các yếu tố có liên quan tới hộ gia đình ……………………. 13 ii 2.8.1.1. Những hạn chế của người dân tộc Khmer .................................... 13 2.8.1.2. Giới tính của chủ hộ………………………………….. ................ 15 2.8.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ.......................................................... 15 2.8.1.4. Quy mô của hộ gia đình ................................................................ 16 2.8.1.5. Vấn đề làm nông của hộ gia đình................................................... 17 2.8.1.6. Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình............................ 18 2.8.1.7. Hộ có người đi làm xa................................................................... 18 2.8.2. Nhóm các yếu tố có liên quan tới nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng19 2.8.2.1. Vấn đề đất sản xuất ……………. ……………………………… 19 2.8.2.2. Vay ngân hàng ……………. ……………………………………. 20 2.8.2.3. Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng ..... 20 2.9. Kết luận chương II :.............................................................................. 21 Chương III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................. 23 3.2. Vị trí địa lý của huyện Tri Tôn .......................................................... 25 3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu …………………………………….. 27 3.4. Công thức đo lường mức độ nghèo....................................................... 28 3.5. Xác định chuẩn nghèo …...................................................................... 29 3.6. Mô hình kinh tế lượng ………………………………………………. 29 3.7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 31 3.8. Kết luận chương III ………………………………………………… 31 Chương IV : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở huyện Tri Tôn................................................ 32 4.2. Nghèo phân theo thành phần dân tộc ….............................................. 32 4.3. Nghèo và giới tính của chủ hộ …........................................................ 35 iii 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra ................................. 36 4.5. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình …............................................ 38 4.6. Tình trạng làm nông của hộ gia đình.................................................... 39 4.7. Đi làm xa.............................................................................................. 41 4.8. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình ...................................... 42 4.9. Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm chợ.......... 43 4.10. Vấn đề vốn vay và tình trạng của hộ gia đình.................................... 44 4.11. Kết quả phân tích hồi quy …………………………………………. 46 4.12. Kết luận chương IV ………………………………………………… 50 Chương V : ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN. 5.1. Diện tích đất của hộ gia đình................................................................ 52 5.2. Vấn đề đi làm xa .................................................................................. 54 5.3. Vấn đề giáo dục và học vấn.................................................................. 55 5.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình ........................................................ 56 5.5. Số tiền vay ........................................................................................... 59 5.6. Một vài kiến nghị đối với công tác dân tộc Khmer …………………. 60 5.7. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững …………………………... 61 5.8. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 63 Kết luận : ……………………………………………………………….. 64 Phần phụ lục : Tài liệu tham khảo Phiếu phỏng vấn Các bảng biểu kiểm định mô hình hồi quy iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU PHẦN PHỤ LỤC Bảng 4.11.3 Mô hình Logit tổng quát Bảng 4.11.4 Mô hình hồi quy sau khi đã khử các biến không có ý nghĩa thống kê Bảng 4.11.5 Kiểm định khả năng dự báo của mô hình Logit Bảng 4.11.6 Hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình hồi quy Bảng 4.11.7 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Bảng 4.11.8 Kiểm định tỷ lệ dự báo đúng của mô hình. vDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AusAID : Cơ quan phát triển quốc tế Úc BCPTVN : Báo cáo phát triển Việt Nam ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long ĐTMSDC: Điều tra mức sống dân cư của Việt Nam ĐTMSHGĐ: Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam GDP: Tổng sản phẩm nội địa. LĐTBXH: Lao động Thương binh Xã hội NXB: Nhà xuất bản PPA: Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân địa phương UBND: Ủy ban Nhân dân. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, việc giảm bớt nghèo đói đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu ở các nước đang phát triển. Mặc dù tăng trưởng có thể đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội nhưng người nghèo bao giờ cũng nhận được phần ít hơn trong thành quả tăng trưởng của nền kinh tế. Thiên tai, nạn đói và bệnh tật vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của người nghèo, cho nên, việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói để cải thiện đời sống của người nghèo đã trở thành ưu tiên hàng đầu cho chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Riêng đối với tỉnh An Giang, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo các cấp các ngành và toàn thể người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, khi tìm hiểu về những thông tin có liên quan đến những nghiên cứu về đói nghèo tại An Giang và đặc biệt là tại huyện Tri Tôn thì chỉ mang tính thống kê, định tính, hoặc nếu có những nghiên cứu thực nghiệm bằng những mô hình khoa học thì chỉ tập trung ở quy mô cấp tỉnh hay Vùng, Miền cụ thể như các công trình: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, PPA (2008) ở An giang, Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu thực trạng nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, xác định những khả năng ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình đồng thời đề xuất các giải pháp cho những chính sách phù hợp. Tác giả xin chân thành cám ơn PGS. TS Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể thực hiện đề tài nầy. Tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Phát triển của trường Đại học Kinh tế TP HCM, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Fulbright khóa 3, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô giảng dạy chương trình Fulbright - Việt Nam khóa 4, xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo sau Đại học trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi kiến thức để thực hiện đề tài nầy. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn: Sở LĐTBXH tỉnh An Giang, Sở Nội vụ tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Tôn, Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn, UBND thị trấn Tri Tôn, UBND xã Ô Lâm, UBND xã Tà Đảnh. Các Anh cán bộ nông nghiệp xã: Lại Thế Cảnh, Châu Sóc Anh, Đoàn Thanh Bằng đã tận tình giúp đở và hợp tác để tôi có thể hoàn thành luận văn. 1CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Vấn đề nghiên cứu: Nghèo đói là vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Hiện nay cuộc chiến chống lại đói nghèo vẫn còn đang tiếp diễn. Một quốc gia muốn ổn định về chính trị và phát triển kinh tế thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề nghèo và đói. Theo ngân hàng thế giới, hiện nay có khoảng 1,2 tỷ người, tức khoảng 1/5 dân số toàn cầu lâm vào cảnh nghèo đói. Cũng như các nước trên thế giới, Nhà nước Việt Nam sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã nỗ lực cho việc xóa đói giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo của các cộng đồng dân cư để tạo sự công bằng và phát triển bền vững. Theo BCPTVN (2008) số liệu điều tra hộ gia đình năm 2006 khẳng định xu hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16% so với 28,9% của năm 2002 và 58,1% của năm 1993. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua là một trong những câu chuyện thành công trong phát triển kinh tế và một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tiếp tục được các thành quả của những năm trước. An Giang là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, là tỉnh ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. An Giang có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Dân số khoảng 2,2 triệu người, mật độ dân số 636 người / km2, thuộc nhóm cao trong vùng. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2008 là 6,96%, phần lớn hộ nghèo sống tập trung ở nông thôn, trong đó, có 41% số hộ nghèo sống ở các huyện cù lao, tiếp đến là 28% ở vùng miền núi (Tri Tôn và Tịnh Biên), 24% sống ở các huyện đồng bằng và chỉ 7% số hộ nghèo sống ở vùng thành thị. 2Khi bắt đầu quyết định chọn luận văn nầy, bằng cố gắng của mình, tác giả đã thu thập số liệu để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 1.2. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài: Tại huyện Tri Tôn, từ trước đến giờ chưa có công trình nào nghiên cứu mang tính chất định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ gia đình. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo tại địa phương. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở huyện Tri Tôn? - Để cải thiện tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn thì chúng ta nên làm gì ? 1.4. Các giả thuyết nghiên cứu: Giả thiết của đề tài là những nhóm yếu tố sau đây sẽ có tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình: - Nhóm các yếu tố có liên quan đến hộ gia đình bao gồm: Thành phần dân tộc của chủ hộ, số năm hộ sinh sống tại địa phương, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số người sống phụ thuộc trong hộ, việc làm nông của chủ hộ, hộ có người đi làm xa hay không. - Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, khoảng cách từ nhà đến chợ xã, hộ có sở hữu đất hay không và vay từ các nguồn tín dụng chính thức. 31.5. Phạm vi nghiên cứu: Thu thập số liệu: Đề tài đã tiến hành điều tra trực tiếp 182 hộ thuộc địa bàn: xã Ô Lâm (60 hộ), xã Tà Đảnh (62 hộ) và thị trấn Tri Tôn (60 hộ). Thời gian điều tra từ ngày 30 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2008. Bảng 1. Thông tin về các xã trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đơn vị hành chánh Dân số (người) Người dân tộc (người) Số hộ (hộ) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % Toàn huyện 125.654 47.406 30.970 5.643 18,25% Thị trấn Tri Tôn 14.752 3.174 3.338 500 14,47% Xã Ô Lâm 10.304 10.138 2.865 726 25,34% Xã Tà Đảnh 6.735 1.543 174 11,27% Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn (2008) 1.6 . Bố cục của luận văn: Chương I: Giới thiệu Chương II: Cơ sở lý thuyết về nghèo Trình bày các lý thuyết về nghèo, các phương pháp xác định đối tượng nghèo, các nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ gia đình để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương III: Thiết kế nghiên cứu Mô tả địa bàn nghiên cứu và các cách thức nghiên cứu về nghèo ở huyện Tri tôn Chương IV: Kết quả phân tích Chương V: Đề nghị giải pháp giảm nghèo tại huyện Tri Tôn 41.7. Kết luận chương I: Trong quá khứ, người dân nơi đây đã chịu nhiều mất mát, đau thương nhưng không kém hào hùng để góp sức người, sức của tham gia kháng chiến. Hòa bình lập lại không được bao lâu, Huyện Tri Tôn lại bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến biên giới Tây Nam của tổ quốc. Mặc dù hiện nay, được hưởng sự đãi ngộ của Chính phủ với các chương trình như: chương trình 134 và 135, đề án 27 phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nhưng tỷ lệ nghèo của huyện Tri Tôn vẫn cao nhất tỉnh. Là một huyện vùng biên giới, muốn ổn định chính trị và bảo đảm trật tự, trị an cho xã hội thì trước hết, công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn phải được đưa lên hàng đầu. Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm cải thiện tình trạng nghèo của huyện Tri Tôn là một vấn đề cấp bách và mang tính nhân bản. 5CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1. Khái niệm nghèo đói: Việt Nam sử dụng khái niệm về nghèo đói theo chủ trương của Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (tổ chức ở Thái Lan năm 1993) và được các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm nầy cho rằng: “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Một khái niệm khác nhưng cụ thể hơn về nghèo đói được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Theo Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng không có khả năng để có mức sống tối thiểu, chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Tóm lại: Tất cả những quan niệm trên về nghèo đói đều phản ảnh ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Những người được xem là nghèo đói khi: * Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình. * Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. * Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế: Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thường bao hàm những thay đổi toàn diện, liên quan đến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội và thể chế. Một khái niệm khác thường được đề cập đến trong giai đoạn 6hiện nay đó là phát triển bền vững. Trong hội nghị Rio de Janerio, 1992, khái niệm nầy được nhấn mạnh như sau: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Muốn cho dân giàu, nước mạnh và xã hội phồn vinh thì Chính phủ phải duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Đây là điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác của quá trình phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng thì ngân sách nhà nước ngày càng mở rộng, thu nhập của người dân cũng nâng lên và như vậy mới có điều kiện nâng cao mức hưởng thụ về vật chất cũng như tinh thần cho người dân (thông qua tăng cường ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, xóa đói giảm nghèo …). Mặt trái của phát triển kinh tế có thể gặp phải đó là, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ dân cư được hưởng lợi từ sự tăng trưởng nầy, trong khi phần lớn bộ phận dân cư khác vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trong phân phối không những là hệ quả cần thiết của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, bất kỳ một sự “hấp tấp, vội vã” nào trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia. 2.3 . Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn: Rao CHH và Chopra K (1991) tranh luận về mối quan hệ nầy như sau: Trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện là quảng canh (tăng sản lượng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất). 7Phương thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích do phá rừng thì tăng trưởng nông nghiệp có thể đạt trong ngắn hạn, nhưng khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, sản lượng và thu nhập sẽ sụt giảm trong khi dân số tăng và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. Phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh trong nông nghiệp, tình trạng lạm dụng các hóa chất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng làm suy thoái tài nguyên đất và nước. Khi sự suy thoái này xuất hiện thì năng suất và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút được việc làm và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. Shepherd A (1998) cho rằng ngay cả việc đảm bảo không suy thoái tài nguyên môi trường bằng kỹ thuật tốt cũng xuất hiện sự nghèo đói, do đặc điểm tự nhiên khác nhau theo vùng và hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại kết quả khác nhau. Giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật mới, do đòi hỏi tăng nhanh đầu tư về giống, phân bón, thuốc sâu, làm đất, thủy nông nội đồng … nên cũng gắn với rủi ro cao, và như vậy chỉ các hộ giàu ở vùng nông thôn mới có khả năng thực hiện và hưởng lợi ích lớn từ việc đi tiên phong đầu tư các kỹ thuật mới. Sau đó, với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua tài trợ giá đối với các yếu tố sản xuất đầu vào và ưu đãi về tín dụng thì nông dân nghèo mới có điều kiện áp dụng rộng rãi những kỹ thuật đó. Tuy nhiên, khi đại bộ phận nông dân có thể áp dụng được mô hình này, sản lượng sẽ tăng nhanh và giá sẽ rớt xuống làm giảm hiệu quả đầu tư của nông dân. Nếu quá trình này tiếp tục, họ sẽ bị rơi vào gánh nặng nợ nần, từ bỏ việc đầu tư, trong khi dân số tăng, làm tăng thất nghiệp và tình trạng nghèo đói sẽ trầm trọng. Trong bối cảnh như vậy, những người nông dân sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác nguồn lực tự nhiên (hàng hóa công) như săn bắn, phá rừng để tăng thu nhập. Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập người dân giảm, và lại rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo đói. 8Như vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững được. Hay nói cách khác, mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phương thức sản xuất tiến bộ nhưng không làm suy thoái môi trường, mất cân bằng tự nhiên và vẫn đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân. Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn. 2.4 . Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế: Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp nếu xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Vẫn còn một bộ phận lớn dân cư sống ở vùng nông thôn với thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp vẫn ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và công nghiệp chưa đủ sức để lôi kéo hết lao động thặng dư trong nông nghiệp thì nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển. Nông nghiệp chỉ có thể phát huy được vai trò tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế khi được quan tâm đầu tư đúng mức và thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu. Do đó, phát triển nông nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế. Những năm qua, nông nghiệp là “lá chắn” vững chắc bảo vệ nền kinh tế nước ta trước các tác động bất lợi từ bên ngoài. Ngay cả trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn nhất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn có mức tăng trưởng đều và là nhân tố tạo sự bình ổn cho kinh tế - xã hội của nước nhà. Michael Porter, chuyên gia về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Đại học Harvard, Hoa Kỳ, khi được hỏi điều gì đáng nói nhất về Việt Nam, Ông đã trả lời: Lao động và nông nghiệp. 9Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt, nên việc bảo tồn quỹ đất và nâng cao chất lượng đất là vấn đề tồn tại của nông nghiệp. Nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn, nhưng lại mang tính khu vực nên các chính sách kinh tế xã hội cho phát triển nông nghiệp phải thích hợp cho từng khu vực. Lý giải cho tình trạng tụt hậu của nhiều nước đang phát triển, các nhà kinh tế mô tả “Vòng lẩn quẩn của nghèo đói”. Vòng lẩn quẩn của nghèo đói Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cư là cơ sở để thoát khỏi vòng lẩn quẩn này. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, nông nghiệp cũng được chọn là một lĩnh vực sản xuất quan trọng để tác động đến tăng trưởng. Điều này càng quan trọng hơn đối với những nước có ưu thế về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp. Nông nghiệp tham gia giải quyết những khó khăn của tình trạng kém phát triển ở các nước đang phát triển thông qua vai trò kích thích tăng trưởng và đóng góp của nông nghiệp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Góc độ xã hội Góc độ kinh tế Năng suất Thu nhập thấp Đầu tư Tích lũy Sinh sản nhiều Thiếu dinh dưỡng Đông con Thất học Bệnh tật 10 2.5. Lý thuyết về thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Theo Nicolas Kaldor (1957), nguồn gốc tăng trưởng kinh tế không chỉ duy nhất phụ thuộc vào gia tăng vốn sản xuất mà còn tùy thuộc vào sự phát triển tiến bộ kỹ thuật tức trình độ công nghệ. Khác với Kaldor, năm 1976, trong nghiên cứu thực nghiệm, Sung Sang Park cho rằng nguồn gốc của sự tăng trưởng phụ thuộc vào kỹ năng của lực lượng lao động. Kỹ năng này được tích lũy qua quá trình phát triển của con người. Vì vậy, theo Park, vốn đầu tư của quốc gia cần được phân bổ cho đầu tư phát triển con người (văn hóa kiến thức, kỹ năng, đời sống vật chất – tinh thần). Ngoài yếu tố kỹ thuật và con người, Hayami và Ruttan (1971) phát biểu rằng, nông nghiệp do sự phát triển theo thời gian, một vài nguồn lực trở nên khan hiếm và chi phí của chúng nâng cao tương đối so với một số nguồn lực khác. Đối với những nước có nguồn lao động dồi dào nhưng khan hiếm về đất nông nghiệp, con đường phát triển nông nghiệp là tìm kiếm những công nghệ nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích (sử dụng công nghệ sinh học, phân bón, giống, nước). Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại sự gia tăng năng suất cho cây trồng và các cán bộ khuyến nông là những người giúp bà con nông dân có được những kiến thức đó. 2.6. Phương pháp xác định đối tượng nghèo: Có nhiều cách phân loại giàu nghèo như: phân loại theo chi tiêu, phân loại theo thu nhập, vẽ bản đồ nghèo, phân loại giàu nghèo theo tiêu chí của địa phương và xếp hạng giàu nghèo. Mỗi phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm riêng và có thể được áp dụng tùy lúc, tùy nơi, tùy mục đích. Nhìn chung, hầu hết các nước phát triển đã thống kê về tình trạng nghèo thông qua mức thu nhập. Vì ở các nước này, thuế thu nhập được theo dõi rất chặt chẽ, thu nhập của người dân được khai báo đầy đủ, thể hiện cụ thể qua các tài khoản ngân hàng. 11 Mọi hành vi trốn hay gian lận thuế đều bị xử lý nghiêm khắc. Một trong những hạn chế của phương pháp dựa vào thu nhập để đo nghèo đói là nó đòi hỏi rất nhiều số liệu. Theo BCPTVN (2004), ở những nước đang phát triển như nước ta, phương pháp đo nghèo đói bằng chi tiêu tỏ ra là một phép đo tốt. Theo Ngân hàng Thế giới (1990) và BCPTVN (2004), để xác định ngưỡng nghèo, có 2 tiêu chí: - Ngưỡng nghèo đói lương thực thực phẩm: đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình mua được một lượng lương thực thực phẩm đủ cung cấp cho mỗi thành viên trong gia đình là 2100 calo/ngày. - Ngưỡng nghèo chung: Đo lường mức chi phí đủ để mua một lượng lương thực thực phẩm cung cấp 2100 calo/ngày và một số mặt hàng phi lương thực thực phẩm. Đối với Việt Nam, sử dụng ngưỡng nghèo căn cứ quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó chuẩn nghèo của Việt Nam là thu nhập 200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/ tháng ở khu vực thành thị. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 04 tháng 12 năm 2008: Bộ LĐTBXH đã đề xuất chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là thu nhập 300.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là 390.000 đồng/người/tháng. Về thực chất, đây vẫn là chuẩn nghèo năm 2005 nhưng được áp giá của năm 2008, khi được cập nhật theo chuẩn được Bộ LĐTBXH đề xuất thì tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng khoảng 40-45% so với tỷ lệ hộ nghèo hiện tại. Trong nghiên cứu nầy, chúng tôi áp dụng chuẩn nghèo theo đề xuất của Bộ LĐTBXH, chi tiêu bình quân của mỗi người trong mẫu điều tra nhỏ hơn hay bằng 300.000 đồng/tháng sẽ xem như diện nghèo. 12 2.7. Nguyên nhân của nghèo đói: Hiện rất khó để có thể chỉ ra được tất cả những nguyên nhân của nghèo và cũng khó để phân biệt trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến nghèo, đâu là nguyên nhân còn đâu là kết quả. Tuy nhiên nhìn chung, nghèo ở Việt Nam cũng có những nét riêng biệt được tạo nên từ nhiều nguyên nhân tổng hợp có nguồn gốc từ những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện lịch sử. Theo báo cáo của diễn đàn miền núi Ford (2004), các yếu tố có thể tác động mạnh đến tình trạng đói nghèo tại các địa phương miền núi, vùng biên giới bao gồm: sống ở khu vực nông thôn, người dân tộc, quy mô hộ gia đình, tỉ lệ phụ thuộc, tình trạng giáo dục, khả năng tiếp cận đường ô tô, giao thông chở khách, tiếp cận được chương trình khuyến nông và hộ sinh sống gần trung tâm chợ xã hoặc liên xã. Theo chương trình Phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tình trạng nghèo đói có thể từ những nguyên nhân sau: mất đất đai hay không có đất để canh tác, tình trạng thiếu việc làm, những yếu tố có liên quan tới thành phần dân tộc, chất lượng nguồn nhân lực, cơ hội tiếp cận thị trường, hạ tầng ở nông thôn. Theo PPA (2008) ở tỉnh An Giang thì nguyên nhân gây ra nghèo đói có thể là do: không có đất; không có vốn, không có nhà, không có việc làm ổn định, bệnh nhiều, đông con, con không được đi học. Theo Đinh Phi Hổ - Chiv Vann Dy (2008) các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nghèo đói bao gồm: Nghề nghiệp, tình trạng việc làm, trình độ học vấn, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ và số người sống phụ thuộc, quy mô diện tích đất của hộ gia đình, những hạn chế của người dân tộc thiểu số và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2005) trong nghiên cứu về tình trạng đói nghèo ở các tỉnh Đông Nam Bộ cho thấy các nhóm yếu tố tác động chính đến tình trạng đói nghèo bao gồm: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. 13 Theo Lilongwe và Zomba (2001), Tình trạng đói nghèo ở Malawi là do: tuổi người đứng đầu gia đình, tỉ lệ người phụ thuộc, quy mô hộ gia đình, tình trạng giáo dục của chủ hộ, việc làm nông nghiệp của chủ hộ, khả năng tiếp cận với các nguồn lực và điều kiện địa lý mà hộ đang sinh sống. Theo Võ Tất Thắng (2004), tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ 6 yếu tố, đó là: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Theo Trương Quang Vũ (2007), thì những yếu tố tác động đến nghèo đói tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003 – 2004 bao gồm: Giới tính của chủ hộ, lao động không có hoạt động tạo thu nhập, số năm đi học của những người trưởng thành, loại việc làm của chủ hộ, có đường ô tô đến thôn và đất canh tác. Theo Trần Kỳ Việt (2009), tình trạng nghèo đói ở huyện An Phú, tỉnh An Giang là do các nguyên nhân: Giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, quy mô hộ gia đình, việc làm của chủ hộ, thiếu đất, hạn chế tiếp cận với các nguồn lực chính thức và khả năng phát triển kinh tế biên giới. Tóm lại, để nghiên cứu những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến nghèo ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chúng tôi tập trung vào các yếu tố sau: 2.8. Nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo ở huyện Tri Tôn: 2.8.1. Nhóm các yếu tố có liên quan tới hộ gia đình: 2.8.1.1. Những hạn chế của người dân tộc Khmer: Số liệu của phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn cho biết, người Khmer chiếm 38,31 % dân số nhưng hộ nghèo người Khmer lại chiếm 47,29% số hộ nghèo trong toàn huyện. Theo Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, nguyên nhân tỷ lệ nghèo người Khmer cao hơn người Kinh và Hoa là do: Đa số người Khmer cư trú tại vùng sâu, vùng xa, nơi mà đất trồng trọt có chất 14 lượng thấp và thường xuyên bị hạn hán, mặt khác do cơ sở hạ tầng và kênh mương thủy lợi yếu kém nên họ ít có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và trao đổi hàng hóa với những địa phương khác. Trong canh tác, họ ngại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới. Người Khmer thường quần cư theo dòng họ, theo các phum, sóc ở xung quanh chùa Phật. Nhà cửa của người Khmer nói chung tạm bợ, tềnh toàng nhưng ngược lại, họ lại dồn hết công sức, của cải và tài hoa cho nhà chùa. Chùa nguy nga, thoáng mát, mái chùa cao vút trong khuôn viên cao ráo và u tịch, là nơi thờ phượng và cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Nhà chùa và các vị sãi cả luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Khmer, nhà chùa gắn bó mật thiết với cá nhân và cộng đồng trong từng phum, sóc nhất định, do vậy người Khmer ít khi rời xa quê cũ. Bảng 2: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo (BCPTVN, 2008) 1993 1998 2002 2004 2006 Tỷ lệ nghèo Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít người 58,1 25,1 66,4 53,9 86,4 37,4 9,2 45,5 31,1 75,5 28,9 6,6 35,6 23,1 69,3 19,5 3,6 25,0 13,5 60,7 16,0 3,9 20,4 10,3 52,3 Nghèo lương thực Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít người 24,9 7,9 29,1 20,8 52,0 15,0 2,5 18,6 10,6 41,8 10,9 1,9 13,6 6,5 41,5 7,4 0,8 9,7 3,5 34,2 6,7 1,2 8,7 3,2 29,2 Khoảng cách nghèo Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít người 18,5 6,4 21,5 16,0 34,7 9,5 1,7 11,8 7,1 24,2 6,9 1,3 8,7 4,7 22,8 4,7 0,7 6,1 2,6 19,2 3,8 0,7 4,9 2,0 15,4 15 2.8.1.2. Giới tính của chủ hộ: Ở các nước đang phát triển, nơi mà những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắt khe thì giới tính của chủ hộ cũng có khả năng ảnh hưởng đến sự nghèo đói của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Phụ nữ ở đây đóng một vai trò quan trọng trong việc lao động và cả trong việc quản lý tài chánh của gia đình nhưng họ thường phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử. Người phụ nữ ở nông thôn phải gánh vác công việc đồng áng, ngoài ra họ còn phải tham gia làm thuê hay buôn bán trong những lúc nông nhàn, chuyện cái ăn, cái mặc cho gia đình đã chiếm hết thời gian, họ ít có điều kiện giao lưu ra bên ngoài xã hội hay mở mang tri thức. Mặc dù đã có nhiều thay đổi để thực hiện khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng” nhưng ở nông thôn, trong gia đình, thường là người đàn ông sẽ quyết định mọi việc. 2.8.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ: Theo các nghiên cứu trước đây, trình độ học vấn có tương quan nghịch với tỷ lệ đói nghèo. Người nghèo không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập cho nên thường bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học. Trình độ học vấn thấp sẽ là rào cản để người nghèo tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định hoặc ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng hay cho con cái đi học. BCPTVN (2004) đã xem xét chi phí cơ hội của việc đưa trẻ đến trường. Đối với các hộ nghèo, sức lao động của trẻ có giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trường. Lợi ích dài hạn của giáo dục không thể bù đắp được những tổn thất về thu nhập trong ngắn hạn. Cũng theo báo cáo nầy, nhóm nghèo nhất chi bình quân khoảng 130.000 đồng cho giáo dục tiểu học (chiếm 1,9% trong chi tiêu của hộ) và khoảng 225.000 đồng 16 cho giáo dục trung học cơ sở (chiếm 2,9% trong chi tiêu của hộ) cho con cái của họ trong một năm. Bảng 3: Trình độ học vấn của người nghèo ở Việt Nam. Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng số người nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng dân số ( %) Không được đi học Tiểu học Phổ thông cơ sở Phổ thông trung học Dạy nghề Đại học Tổng cộng 57 42 38 25 19 4 37 12 39 37 8 3 0 100 8 35 36 12 6 3 100 Nguồn: Trương Thanh Vũ (2007) Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003-2004 Theo Lê Thanh Sơn (2009), tỷ lệ nghèo đói có liên quan tới trình độ học vấn. Tỷ lệ đói nghèo của những người chưa hoàn thành tiểu học ở vùng ĐBSCL là 30% (thấp hơn so với tỉ lệ 40% của cả nước) trong khi hầu như không có tình trạng đói nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc học nghề. Nếu không có trình độ học vấn nhất định, công nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thường không nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó, không cố gắng tạo điều kiện cho con em đến trường. 2.8.1.4. Quy mô của hộ gia đình: Trẻ con nhiều và số người sống phụ thuộc cao, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Theo Võ Tất Thắng (2004) tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo còn cao, số 17 con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Hơn nữa, công việc của các hộ nghèo là lao động phổ thông hay chăn thả súc vật, cho nên nhiều con có nghĩa là có nhiều sức lao động. Theo kết quả của ĐTMSHGĐ (2002) cho thấy 13,5% trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 16 làm việc trên đồng ruộng của gia đình nhưng tỷ lệ nầy ở trẻ em người dân tộc là 33,5%. Tỷ lệ phụ thuộc cao nghĩa là có nhiều người ăn theo nhưng có ít người lao động để tạo thu nhập. Điều nầy khiến các thành viên tham gia lao động phải chịu gánh nặng về tiền bạc chi tiêu trong nhà. Trong trường hợp thu nhập không bù được mức chi tiêu, các hộ gia đình dễ rơi vào vòng nghèo túng. Do đó người ta cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo. Bảng 4: Nhân khẩu trong gia đình nhiều và số lao động có việc làm thấp: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Tổng số hộ nghèo Hộ 36.283 Nhân khẩu / hộ nghèo Người 5,2 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ổn định ở tuổi lao động % 22,75 Nguồn: Hiện trạng đói nghèo 12 tỉnh ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ. Bảng trên cho thấy nhân khẩu trung bình của hộ nghèo là khá cao 5,2 người/hộ. Trong điều kiện phần lớn là làm thuê mướn, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chỉ 22,75% nên các hộ nghèo rất khó khăn trong việc mưu sinh. 2.8.1.5. Vấn đề làm nông của hộ gia đình: Theo hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, hiện khoảng một phần năm người nghèo của Việt Nam sống tại ĐBSCL. Theo Niên giám Thống kê 18 của tỉnh An Giang (2008) hiện có 28,41 % số dân sống tại khu vực thành thị và 71,59% dân số trong tỉnh sống tại vùng nông thôn và vùng núi. Một đặc điểm của nghề nông là nông dân phải thường xuyên chịu áp lực về thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm hàng hóa nhiều nhưng chất lượng kém. Sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp yếu, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp. Giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, cụ thể: nông dân mua nguyên liệu, vật tư, phân bón, cây, con giống … để sản xuất nhưng khi bán thì người mua lại quyết định giá cả mà nông dân phải chấp nhận. Theo Lê Thanh Sơn (2009) có hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, 9% làm việc trong ngành công nghiệp và 13% làm việc trong ngành dịch vụ. Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài công việc trong nông nghiệp vốn không ổn định và thu nhập thấp. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nhằm giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, các ngành chế biến nông sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. 2.8.1.6. Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình: Tìm hiểu số năm định cư của hộ gia đình để phần nào phản ảnh được tình hình di dân của các hộ gia đình. Theo BCPTVN (2004), người di cư thường chiếm số đáng kể trong những hộ nghèo ở huyện lỵ, tỉnh lỵ. Giống như tình trạng nghèo ở nông thôn ngày càng tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số thì hộ nghèo ở đô thị càng có xu hướng tập trung ở những người di cư. 2.8.1.7. Hộ có người đi làm xa: (trong tỉnh, ngoài tỉnh, nước ngoài): Theo BCPTVN (2004) tìm kiếm công ăn việc làm ở ngoài tỉnh là cách giúp cho hộ gia đình tạo thêm thu nhập. Các hình thức tìm kiếm việc làm đó có thể bao gồm: 19 làm theo mùa vụ, đi làm thuê trong nông nghiệp ở vùng ĐBSCL, làm theo mùa vụ trong nông nghiệp ở vùng xa như Tây Nguyên trong mùa hái cà phê, tìm việc làm dài hạn ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác hoặc tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động. Theo Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh An Giang là 9,2% trên tổng số lực lượng lao động. Do vậy, tìm việc làm ở nơi xa cũng là một giải pháp mà người dân lựa chọn để sang sẻ gánh nặng kinh tế gia đình cùng người thân. 2.8.2. Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng: 2.8.2.1 Vấn đề đất sản xuất: Các nguồn lực cơ bản và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp là đất đai và vốn. Người nghèo thiếu các nguồn lực đó nên nghèo lại hoàn nghèo. Diện tích và chất lượng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những hộ sống bằng nông nghiệp. Không có đất hoặc thiếu đất canh tác sẽ khiến cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh sản xuất không đủ lương thực và thu nhập thấp. Thêm vào đó, người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư nên khó có thể nâng được giá trị của sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Bảng 5: Diện tích đất sử dụng theo dân tộc Vùng sinh sống Đông Bắc Tây bắc Tây Nguyên Kinh & Hoa Dân tộc ít người Kinh & Hoa Dân tộc ít người Kinh & Hoa Dân tộc ít người Đất canh tác hàng năm Có đất (%) Diện tích (m2) 88 2.457 98 4.995 75 5.436 99 11.855 48 7.745 90 11.399 Đất trồng cây lưu niên Có đất (%) Diện tích (m2) 33 2.471 25 3.617 30 3.561 20 3.582 66 12.193 38 10.782 Đất rừng Có đất (%) Diện tích (m2) 17 13.487 50 17.645 - - 22 22.199 2 - 4 - 20 Nguồn: BCPTVN (2008). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích được tính cho các hộ có ít nhất một thửa đất, “-“ có nghĩa là số mẫu quá nhỏ không cho được ước tính tin cậy. 2.8.2.2. Vay ngân hàng: Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất kinh doanh gì cả. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Như vậy hộ gia đình sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy người nghèo hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang giải pháp tình thế chứ ít có khả năng giúp hộ gia đình thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nếu loại trừ nguyên nhân do sự nhũng nhiễu của những người có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả được nợ. 2.8.2.3. Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng: Theo BCPTVN (2004), đầu tư vào giao thông được coi là một công cụ quan trọng để giảm chênh lệch về mức sống giữa những vùng thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng ĐBSCL nơi mà phần lớn việc chuyên chở và đi lại của người dân đều bằng đường thủy. Tuy nhiên, vào mùa khô, khi mực nước sông xuống thấp, việc giao thông bằng đường thủy gặp khó khăn, nên đường giao thông nông thôn được xem là một đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh tế ở địa phương, đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo. Theo Trương Thanh Vũ (2007), có đường ô tô tới xã là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình và tác giả cũng cho thấy ở những nơi không có họp chợ thường xuyên thì thu nhập theo giờ lao động của hộ thấp đáng kể. Đường giao thông thuận lợi từ nhà đến chợ để bà con có thể trực tiếp trao 21 đổi hàng hóa, không phải qua thương lái trung gian, cũng góp phần tăng thu nhập cho bà con vùng huyện biên giới nầy. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở vùng bị ngập sâu: Mặc dù theo số liệu thống kê thì hầu hết các xã đều có đường ô tô. Nhưng, thực tế chất lượng đường giao thông ở nông thôn và vùng xa, vùng sâu rất kém, nhất là vào mùa mưa lũ. Bảng 6: Chi tiêu công ở nông thôn và giảm nghèo (Nguồn: BCPTVN 2004) Số người thoát nghèo trên mỗi tỷ đồng đầu tư Nghiên cứu nông nghiệp Tưới tiêu Đường xá Giáo dục Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 11,8 7,0 13,4 11,7 17,7 8,5 10,1 311,6 278,8 686,7 302,2 362,1 73,1 248,6 54,6 34,8 69,5 54,4 66,3 16,5 54,1 Cả nước 27 10,6 270,6 46,8 Như vậy, theo ước tính của báo cáo trên, khi chi đầu tư một tỷ đồng vào đường nông thôn sẽ có tác động giảm nghèo nhiều nhất là 270,6 người, sau đó nếu đầu tư một tỷ đồng vào giáo dục thì sẽ có 46,8 người thoát nghèo và cuối cùng là đầu tư một tỷ đồng vào thủy lợi sẽ có 10,6 người thoát nghèo. 2.9 . Kết luận chương II: Qua kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta đã xác định được một số nguyên nhân chủ yếu có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở cấp địa phương và ở phạm vi rộng hơn như trong khu vực của ĐBSCL. Để cho công 22 tác giảm nghèo của các cấp Chính quyền đạt được kết quả tốt thì việc xác định nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình là vô cùng quan trọng. Chống đói nghèo là một cuộc chiến đấu lâu dài và quyết liệt. Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên giành những nguồn lực để phục vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn. Phát triển kinh tế phải đi đôi với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao mức hưởng thụ của người dân, nhất là nông dân, những người chịu nhiều tác động tiêu cực nhất nhưng lại hưởng lợi ít nhất từ quá trình tích lũy cho công nghiệp hóa của đất nước trong thời gian qua. 23 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Bản đồ hành chánh và vị trí địa lý của tỉnh An Giang: Bản đồ hành chính (Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi trường An Giang) 24 An Giang nằm ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 3.424 km2, phía Bắc - Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang , phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp. An Giang có 17 xã biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. An Giang có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, cây ăn trái, nuôi thả thủy sản nước ngọt, du lịch và ngoại thương. Trong suốt chiều dài lịch sử, An Giang luôn là một vựa lúa lớn của vùng ĐBSCL; hiện nay, sản lượng lúa hàng năm của tỉnh vẫn lớn nhất toàn vùng với hơn 3,1 triệu tấn năm 2005 và gần 3,5 triệu tấn năm 2007. An Giang cũng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao, hơn 12% năm 2007, và có nhiều nỗ lực trong giảm nghèo. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 8,93%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước. Tuy nhiên, đánh giá của Sở LĐTBXH cho biết, càng ngày việc thúc đẩy giảm nghèo của An Giang càng gặp nhiều khó khăn. Một mặt, các đối tượng nghèo hiện nay khó can thiệp hơn; mặt khác, các diễn biến liên quan đến dân tộc thiểu số, dân trí, thị trường, thiên tai, quá trình tăng cường cơ giới hoá và sự dịch chuyển đất đai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới nỗ lực giảm nghèo của các bên liên quan, bao gồm cả người dân và các cơ quan quản lý nghèo đói. Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số tỉnh An Giang khoảng 2,2 triệu người; trong đó, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 95%, người Khmer chiếm 3,9%, người Hoa chiếm 0,64% và người Chăm 0,62%; khoảng 72% dân số An Giang sống ở khu vực nông thôn. Mặc dù ngay từ tháng 12/1998 nhà nước đã công nhận tỉnh An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, nhưng theo đánh giá chung trình độ chuyên môn và học vấn của lao động trong tỉnh hiện vẫn rất thấp: Chỉ có 12,51% số lao động là công nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt nghiệp hết phổ thông trung học, trong khi con số này của toàn vùng ĐBSCL là 16,46% và 9,38% (cả nước là 30,58% và 18,37%). Lực lượng lao động chủ yếu vẫn tập trung 25 vào ngành nông, lâm, thủy sản với khoảng 69,8%, còn lại ở ngành công nghiệp-xây dựng hơn 8,1% và ngành dịch vụ khoảng 22,1%. 3.2. Vị trí địa lý của huyện Tri Tôn: Tri Tôn là một huyện miền núi của tỉnh An Giang, nằm về phía Tây Nam của tỉnh, Bắc giáp huyện Tịnh Biên, Tây giáp huyện Hà Tiên tỉnh Kiên Giang và huyện Kirivong tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia, Nam giáp huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, Đông giáp huyện Châu Thành và Huyện Thoại Sơn. Bảng 7: Phân bố dân số và các đơn vị hành chánh của huyện Tri Tôn. STT Đơn vị hành chánh Dân số (người) Người dântộc (người) Số hộ (hộ) Số hộ người dân tộc (hộ) Toàn huyện 125.654 48.088 28.301 11.060 1 Thị trấn Tri Tôn 14.752 3.174 3.246 679 2 Thị trấn Ba Chúc 15.518 861 3.535 204 3 Xã Lạc Quới 3.506 750 4 Xã Lê Trì 6.082 3.284 1.404 748 5 Xã Vĩnh Gia 5.642 1.276 6 Xã Vĩnh Phước 1.885 473 7 Xã Châu Lăng 14.136 10.714 3.059 2.252 8 Xã Lương Phi 10.630 2.981 2.459 728 9 Xã Lương An Trà 7.175 202 1.542 47 10 Xã Tà Đảnh 6.735 1.525 11 Xã Núi Tô 7.627 5.554 1.729 1.281 12 Xã An Tức 6.044 4.578 1.387 1.044 13 Xã Cô Tô 9.700 6.602 2.114 1.550 14 Xã Tân Tuyến 5.918 1.259 15 Xã Ô Lâm 10.304 10.138 2.543 2.527 (Niên giám Thống kê năm 2007 của huyện Tri Tôn) 26 Dân số huyện Tri Tôn gồm: 125.654 người, chiếm 5,6 % dân số toàn tỉnh, trong đó người Khmer là 48.088 người, chiếm 38,27 % dân số toàn huyện. Mật độ dân số trong toàn huyện là: 209 người/km2. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong năm 2007 đạt: 11,8%, cơ cấu kinh tế của huyện được phân bố như sau: Nông lâm thủy sản: 40,09%; Công nghiệp và xây dựng: 14,25%; Dịch vụ: 45,66%. GDP bình quân đầu người là: 9,674 triệu đồng / người (Giá thực tế). Số lượng lương thực bình quân đầu người là: 3.165 kg / người. (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2007) Bảng 8: Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện tri Tôn STT Đơn vị hành chánh Tổng số hộ dân cư Số hộ trước khi rà soát Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%) 1 Thị trấn Tri Tôn 3.338 659 500 14,47 2 Thị trấn Ba Chúc 3.841 589 460 11,97 3 Xã Lạc Quới 944 108 58 6,14 4 Xã Lê Trì 1.509 434 399 26,44 5 Xã Vĩnh Gia 1.562 90 112 7,17 6 Xã Vĩnh Phước 519 104 85 16,37 7 Xã Châu Lăng 3.236 881 821 25,37 8 Xã Lương Phi 2.358 346 308 13,10 9 Xã Lương An Trà 1.451 505 435 29,97 10 Xã Tà Đảnh 1.543 227 174 11,27 11 Xã Núi Tô 1.868 650 596 31,90 12 Xã An Tức 1.447 320 271 18,72 13 Xã Cô Tô 2.905 444 386 13,28 14 Xã Tân Tuyến 1.521 349 312 20,51 15 Xã Ô Lâm 2.865 815 726 25,34 Toàn huyện 30.970 6.521 5.643 18,25 27 Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Tri Tôn (2008) Huyện Tri Tôn có tổng số hộ nghèo là: 5.643 hộ, chiếm tỉ lệ 18,25% trên tổng số hộ trong toàn huyện, một tỉ lệ cao nhất tỉnh. Như vậy, tỉ lệ nghèo của huyện Tri Tôn cao gần gấp 3 lần tỉ lệ nghèo của toàn tỉnh. Theo Kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội huyện Tri Tôn năm 2009, trong những năm tới, phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo 4,5% / năm. 3.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo hệ thống (systematic sampling). Đầu tiên, chúng tôi xác định quy mô mẫu cần phải chọn, theo các nghiên cứu trước đây, chúng tôi chọn quy mô mẫu là 182 mẫu, gồm có: xã Ô Lâm: 60 mẫu; thị trấn Tri Tôn: 60 mẫu và xã Tà Đảnh: 62 mẫu. Cụ thể cách chọn mẫu hệ thống như sau: - Đầu tiên: chia đám đông theo quy mô mẫu mong muốn để có bước nhảy, ví dụ: xã Ô Lâm có tổng cộng 2.508 hộ, quy mô mẫu cần chọn là 60 mẫu, bước nhảy sẽ là: 42. - Chọn điểm xuất phát: chọn một hộ ngẫu nhiên trong danh sách các hộ dân trong xã làm hộ thứ nhất, hộ tiếp theo sẽ là hộ thứ nhất cộng thêm 42 hộ. Quá trình lần lượt như vậy cho đến khi hoàn tất danh sách các hộ trong xã. - Đối với thị trấn Tri Tôn và xã Tà Đảnh, chúng tôi cũng lần lượt thực hiện theo phương pháp chọn mẫu theo hệ thống như trên. Sở dĩ chúng tôi chọn các địa phương dưới đây để thu thập thông tin là do: - Xã Ô Lâm có nhiều người Khmer sinh sống, người Khmer chiếm tỷ lệ 98% dân số toàn xã, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 25,34%, điều kiện đất đai của xã rất đa dạng như: núi, ruộng cao, ruộng thấp. - Thị trấn Tri Tôn: là trung tâm huyện lỵ, với hầu hết các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế như: nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, khách sạn nhà hàng, khai thác đá… Tỷ lệ người Khmer trong thị trấn là: 21,5%; người Kinh và Hoa là: 78,5%. Tỷ lệ hộ nghèo là của thị trấn là: 14,47%. 28 - Xã Tà Đảnh hoàn toàn là đồng bằng, toàn bộ dân số trong xã là người Kinh và Hoa, cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng ngoài nông nghiệp còn có nghề nuôi trồng thủy sản, cơ khí nông nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Tỷ lệ nghèo của xã là: 11,27%. 3.4. Công thức đo lường mức độ nghèo: Phần tiếp theo chúng ta khảo sát một số tiêu chí diễn tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Theo Foster, Green và Thorbecke (1984) đã đưa ra công thức sau: Trong đó: Yi là đại lượng xác định phúc lợi (chi tiêu, thu nhập hay tài sản) cho người thứ i. Z là ngưỡng nghèo. N là số người có trong mẫu dân cư. M là số người nghèo.  là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa người nghèo. Khi  = 0, đẳng thức trên tương đương M/N, tức bằng số người nghèo chia cho tổng số người trong mẫu. Thước đo nầy gọi là tỷ số đếm trên đầu người hay chỉ số đếm đầu. Chỉ số nầy tuy phổ biến nhất nhưng cũng có nhược điểm, nó không cho thấy mức độ nghiêm trọng từ chi tiêu của người nghèo so với ngưỡng nghèo. Chính vì vậy mà chỉ số trên cũng không cho thấy sự thay đổi nếu người nghèo trở nên nghèo hơn. Khi  = 1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số nầy cho biết sự thiếu hụt trung bình trong chi tiêu (thu nhập) của các hộ nghèo so với chi tiêu ở ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như mức phúc lợi trung bình trong tổng thể. Ta có thể xem đây như là        M i i z yz N P 1 1   29 mức chi phí tối thiểu để xóa bỏ nghèo đói (hỗ trợ người nghèo tùy theo khoảng cách đến ngưỡng nghèo) với giả định mọi khoản chi chuyển nhượng đều đến đúng đối tượng. Khi  =2, ta có chỉ số khoảng cách đói nghèo bình phương hay chỉ số nhạy cảm nghèo, thể hiện mức độ nghiêm trọng hay cường độ của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo. Điều nầy giải quyết được nhược điểm của hai chỉ số trên là không phản ánh được sự khác biệt giữa các người nghèo. 3.5. Xác định chuẩn nghèo: Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả chọn chi tiêu bình quân của mỗi người trong hộ gia đình để làm tiêu chí xét hộ có là diện nghèo hay không. Căn cứ trên đề xuất của Bộ LĐTBXH, theo đó, khi chi tiêu bình quân của mỗi người trong hộ nếu nhỏ hơn 300.000 đồng / tháng thì hộ xem như diện nghèo. 3.6. Mô hình kinh tế lượng: Như phân tích ở trên, tình trạng nghèo của hộ gia đình xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa là khả năng nghèo của hộ gia đình sẽ là một hàm phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Để xác định một số biến số có khả năng tác động đến xác suất nghèo của hộ, chúng tôi thiết lập mô hình hồi quy logistic mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu hộ là nghèo và có giá trị bằng 0 nếu hộ không nghèo. Mô hình có dạng như sau: Pr = f(dientich, dilamxa, hocvan, lamnong, sotienvay, dantoc, duongoto, gioitinhchu, khoangcach , phuthuoc, sonam) Trong đó: 30 Biến phụ thuộc: Dạng hộ: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện nghèo và nhận giá trị 0 nếu hộ không thuộc diện nghèo. Biến độc lập: 1. Dientich: Là biến thể hiện diện tích đất của hộ gia đình (1.000 m2), kỳ vọng mang dấu (-). 2. Dilamxa: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ có người đi làm xa và nhận giá trị 0 nếu hộ không có người đi làm xa, kỳ vọng mang dấu (-). 3. Hocvan: là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ, kỳ vọng mang dấu (-) 4. Lamnong: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc liên quan tới nghề nông và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, kỳ vọng mang dấu (+) 5.Sotienvay: là biến cho biết giá trị số tiền của hộ gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức (triệu đồng), kỳ vọng mang dấu (-) 6. Dantoc: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ là người Khmer và nhận giá trị 0 nếu hộ là người Kinh – Hoa, kỳ vọng mang dấu (+) 7. Duongoto: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ có đường ô tô đến tận nhà và nhận giá trị 0 nếu hộ không có đường ô tô đến nhà, kỳ vọng mang dấu (-). 8. Gioitinh: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam giới và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ thuộc nữ giới, kỳ vọng mang dấu (-) 9. Khoangcach: là biến thể hiện số Km từ hộ gia đình đến chợ, kỳ vọng mang dấu (+) 10. Phuthuoc: là biến thể hiện tổng số người sống phụ thuộc trong hộ gia đình, kỳ vọng mang dấu (+). 11. Sonam: là biến chỉ số năm mà hộ gia đình đã sinh sống tại địa phương, kỳ vọng mang dấu (-) e. là sai số ngẫu nhiên. 31 3.7. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để mô tả sự tác động qua lại giữa các nhóm yếu tố và áp dụng mô hình logistic để phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Ngoài ra, chúng tôi ứng dụng phần mềm Eview 4.1 để chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định. Với các kết quả phân tích, tác giả lựa chọn và đề xuất các chính sách nhằm thực hiện công cuộc giảm nghèo ở huyện Tri Tôn. 3.8. Kết luận chương III: Sau khi xác định được phương pháp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, chúng tôi cố gắng xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở huyện Tri Tôn. Khi tiến hành cho các yếu tố nầy biến động theo chiều hướng khác nhau thì xác suất nghèo của hộ gia đình sẽ thay đổi như thế nào. Giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù, chúng ta đã đạt được thành tựu rất to lớn trong thời gian qua, song những thách thức sắp tới đối với công cuộc giảm nghèo sẽ luôn là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu và phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những thành tựu mới. 32 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4 .1. Mô tả dữ liệu điều tra ở huyện Tri Tôn: Đề tài tiến hành thu nhập thông tin từ 182 mẫu được lấy ngẫu nhiên ở huyện Tri Tôn, trong đó, thị trấn Tri Tôn 60 mẫu, xã Ô Lâm 60 mẫu và xã Tà Đảnh 62 mẫu. Số lượng hộ nghèo trong mẫu quan sát là 54 hộ, chiếm tỷ lệ 29,67%, tỷ lệ nầy cao hơn tỷ lệ nghèo của huyện Tri Tôn công bố vào đầu năm 2008 là: 21,97%. Vì thời điểm hiện nay, huyện vẫn dùng chuẩn nghèo căn cứ theo quyết định số: 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005: Thu nhập từ 200.000 đồng người / tháng ở khu vực nông thôn và 260.000 đồng người / tháng ở khu vực thành thị. Trong luận văn, xét tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi xét hộ nghèo theo đề nghị của Bộ LĐTBXH và lấy ngưỡng nghèo là thu nhập 300.000 đồng người / tháng ở khu vực nông thôn, do vậy, tỷ lệ nghèo trong mẫu điều tra có tăng hơn số liệu của huyện Tri Tôn công bố. Theo PPA An Giang (2008), cho thấy chuẩn nghèo theo quyết định trên là không phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, một nông dân đã phát biểu: “Với ngưỡng 200.000 đồng / người / tháng, thì ở An Giang không có hộ nghèo. Không ai có thể sống được với mức 200.000 đồng / tháng”. Cũng theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Ô Lâm cao nhất 41,67%; kế đó là xã Tà Đảnh 24,19% và cuối cùng là thị trấn Tri Tôn 23,33%. Với một tỷ lệ hộ nghèo trong toàn mẫu là: 29,67%, cao nhất tỉnh, dù rằng, Tri Tôn có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, đa dạng về cảnh quan và phong phú về di tích lịch sử. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng trên. 4.2. Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc: Đồng bào dân tộc ở Tri Tôn chủ yếu là người Khmer, sống ở các xã: Châu Lăng, Lương Phi, An Tức và Ô Lâm. Như đã phân tích ở trên, do phong tục tập quán nghìn 33 đời nên người khmer sống quanh quẩn trong phum, sóc, gần chùa và xa đường lộ, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Thực tế điều tra cho thấy, bà con dân tộc chưa tiếp cận được với những tiện nghi tối thiểu: còn 84,29% hộ chưa có nhà vệ sinh, 55,71% nhà vẫn còn nền đất, 31,43% hộ dân tộc chưa có điện và 72,86% hộ dân chưa được sử dụng nước máy. Theo thống kê năm 2007, toàn huyện đã có mạng lưới điện, thế nhưng từ đường dây hạ thế vào tới nhà dân còn lắm khó khăn, nhất là đối với người nghèo. Tiếp cận được với những tiện nghi sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống của bà con được nâng lên và từng bước đẩy lùi những hủ tục vẫn còn sót lại đâu đó trong cộng đồng. Hình 4.2.1 Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc 51,43% 82,14% 48,57% 17,86% Khmer Kinh Nghèo Không nghèo Theo hình 4.2.1 cho thấy tỷ lệ nghèo của đồng bào Khmer là 48,57% và tỷ lệ hộ nghèo của người Kinh – Hoa là 17,86%. Qua thực tế cho thấy, do bất đồng ngôn ngữ, cách biệt về văn hóa và trình độ chuyên môn hạn chế nên người Khmer rất khó tìm việc làm trong các nhà máy xí nghiệp để tạo thu nhập ổn định, điều nầy cũng khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của họ cao hơn so với người Kinh – Hoa. Cũng theo mẫu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo người Khmer cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của người Kinh – Hoa là 2,7 lần, thế nhưng, chi tiêu bình quân đầu người của người Khmer cho ma chay, cưới hỏi, cúng chùa bằng 75% so với người Kinh – Hoa. Các truyền thống xã hội luôn đặt người Khmer vào một tình huống “lựa chọn tự nguyện 34 mang tính bắt buộc” bởi lẽ đó là lề lối và tập quán của cộng đồng. Cũng theo ý kiến của các cán bộ địa phương, việc lạm chi cho đình đám, cưới xin, cúng bái … đã phần nào đẩy những hộ người dân tộc lâm vào hoàn cảnh mất đất, nợ nần. Hình 4.2.2 Trình độ học vấn theo thành phần dân tộc. 24,11% 34,82% 25,00% 16,07% 67,14% 22,86% 7,14% 2,86% Không học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Kinh Khmer Qua hình 4.2.2, có đến 67,14% đồng bào người Khmer không biết đọc biết viết chữ Việt (nhưng có thể họ không mù chữ Khmer, trong mẫu điều tra, có những người không biết tiếng Việt nhưng ký tên bằng chữ Khmer) số mù chữ của người Kinh – Hoa là 24,11% vẫn là khá cao trong tỉnh và khu vực. Ngoài ra, chỉ có 2,86% người Khmer học lên đến trung học phổ thông, con số nầy ở người Kinh là 16,07 % Ở huyện Tri Tôn, ngoài trường Dân tộc nội trú thì chỉ có các vị sư sãi dạy tiếng dân tộc cho các tu sỹ trong chùa. Một gia đình muốn có con vào chùa tu cần phải làm “đám phước” mà vào thời điểm hiện nay tốn kém khoảng 4 triệu đồng. Sự lựa chọn của người Khmer trong vấn đề cho con vào chùa còn phản ảnh mâu thuẩn giữa bảo tồn và phát triển: Giữ con ở nhà thì được thêm một lao động, đỡ tốn kém nhưng như vậy thì con cái lại không biết chữ nghĩa của tổ tiên. Đôi khi, sự lựa chọn mang tính truyền thống đã đẩy người dân tộc vào cảnh nghèo. 35 Hình 4.2.3 Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ 37,14% 60,71% 62,86% 39,29% Khmer Kinh Làm nông Nghề khác Tỷ lệ làm nông của đồng bào dân tộc là 62,86% và đối với người Kinh – Hoa là 39,29%. (hình 4.2.3) Theo thực tế điều tra cho thấy, do tập quán định cư nơi vùng đất gò, đồi ven theo chân núi, đất đai ít màu mỡ, nên vào mùa hạn, bà con dân tộc gặp khó khăn trong việc tưới tiêu. Mặc khác, do thói quen canh tác theo truyền thống, nhìn chung người Khmer ngại việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Điều nầy cũng là một bất lợi so với những người Kinh – Hoa cùng làm nông nghiệp. 4.3 Nghèo và giới tính của chủ hộ: Hình 4.3.1 Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ. 35,04% 32,12% 21,17% 11,68% 57,78% 24,44% 8,89% 8,89% Không học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Nam Nữ Hình 4.3.1 cho thấy có đến 57,78% số chủ hộ là nữ không được đi học, con số đó của chủ hộ nam là 35,04%. Trình độ học vấn thấp cũng là một rào cản đáng kể đối 36 với người nghèo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong làm nông hoặc có thể tìm một việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để có cơ may thoát nghèo. Hình 4.3.2 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ 28,89% 71,11% 29,93% 70,07% Nghèo Không nghèo Nam Nữ Tỷ lệ hộ nghèo và không nghèo giữa chủ hộ nam và nữ gần như ngang bằng nhau trong mẫu điều tra (hình 4.3.2). Trường hợp nầy ta có thể lý giải là chính sách bình đẳng giới đã phát huy tác dụng hoặc lượng mẫu điều tra chưa đủ lớn để tránh sai lệch. 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra: Hình 4.4.1. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra 40,66% 30,22% 18,13% 10,99% Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số liệu thống kê của mẫu điều tra khiến chúng ta không khỏi e ngại (hình 4.4.1), có đến 40,66% chủ hộ không được đi học, dù rằng, theo PPA An Giang (2008), tỉnh An 37 Giang đã được công nhận là chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Chương trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ thì tỷ lệ lao động không biết chữ ở An Giang là 9,98%. Qua số liệu thống kê cho thấy chương trình phổ cập giáo dục vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Hình 4.4.2 Số con và trình độ học vấn của chủ hộ 41,44% 30,63% 17,12% 10,81% 40,00% 28,33% 18,33% 13,33% 36,36% 36,36% 27,27% 0,00% Không đi học Tiểu học Trung học Cơ sở Trung học Phổ thông Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Hình 4.4.2 cho thấy, đối với chủ hộ không được đi học, số hộ có trên 5 con là 36,36%, từ 3 đến 4 con là 40%, từ 1 đến 2 con là 41,44%. Với chủ hộ có trình độ trung học phổ thông trở lên, không có hộ sinh con thứ 5, từ 3 đến 4 con là 13,33% và từ 1 đến 2 con là 10,81%. Theo vòng lẩn quẩn của nghèo đói thì: sinh sản nhiều, đông con, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, nghèo đói …Mặc dù, trong nông thôn, theo cách thức canh tác cũ, đông con, có thể là một lợi thế, nhưng với đà cơ giới hóa trong nông nghiệp hiện nay, đông con dễ đẩy hộ gia đình vào hoàn cảnh nghèo khó. 38 4.5. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình: Hình: 4.5.1 Số người phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình 74,22% 25,00% 0,78% 77,78% 20,37% 1,85% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 Nghèo Không nghèo Hình (4.5.1) cho thấy, không có sự khác biệt lắm giữa tỷ lệ phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo có người sống phụ thuộc từ 1 đến 3 là 20,37%; lớn hơn 3 là 1,85%, con số nầy đối với hộ không nghèo là 25% và 0,78%. Với xu hướng hiện nay, khi con cái trưởng thành, lập gia đình thì “ra riêng”, hơn nữa, cũng theo mẫu điều tra, quy mô bình quân của hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là: 4,46 người và số con trung bình của hộ là: 2,19 cũng không cao so với tỷ lệ trung bình của nước ta: 2,1 con / hộ gia đình. Hình 4.5.2. Số người phụ thuộc và thành phần dân tộc. 81,43% 17,14% 1,43% 71,43% 27,68% 0,89% Từ 0 đến 1 Từ 1 đến 3 Lớn hơn 3 Kinh Khmer 39 Theo mẫu điều tra (hình 4.5.2) cũng cho thấy, không có sự chênh lệch lớn giữa số người sống phụ thuộc và thành phần dân tộc. Số người phụ thuộc lớn hơn 3 trong các hộ người Kinh – Hoa là 0,89%, đối với hộ người Khmer con số nầy là 1,43%. Hình 4.5.3.Số con và tình trạng của hộ gia đình 60,16% 35,94% 3,91% 62,96% 25,93% 11,11% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Nghèo Không nghèo Theo hình 4.5.3, có đến 11,11% số hộ nghèo có trên 5 con, đối với hộ không nghèo là 3,91%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra chủ hộ có trình độ trung học phổ thông đều không có con thứ năm. Vậy xu hướng là càng có trình độ học vấn cao, người ta càng không sinh nhiều con. Theo số liệu điều tra, có 30% số hộ làm thuê trong nông nghiệp có từ 3 con trở lên. Hộ làm thuê trong nông nghiệp là làm cỏ, xịt thuốc, cắt lúa … các công việc nầy thường theo mùa vụ, thu nhập không thường xuyên, trong khi đó, đông con lại là gánh nặng, hộ gia đình dễ rơi vào vòng lẩn quẩn: thu nhập thấp, đông con, thất học, nghèo. 4.6. Tình trạng làm nông của hộ gia đình: Hình: 4.6.1 Làm nông và tình trạng của hộ gia đình 78,72% 61,36% 21,28% 38,64% Nghề khác Làm nông Nghèo Không nghèo 40 Theo mẫu điều tra tại huyện Tri tôn (hình 4.6.1), có 38,64% hộ gia đình làm nông lâm vào cảnh nghèo, hộ nghèo sinh sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 21,28,%. Trong thời gian qua, giá vật tư nông nghệp biến động và giá nông sản bán ra tăng giảm bất thường cộng với thiên tai, dịch bệnh cũng khiến cho nông dân lâm vào cảnh nghèo túng. Cũng qua phiếu điều tra: 43,18% số hộ làm nông không được sự hỗ trợ từ các tổ chức khuyến nông ở địa phương. Trong thời buổi hiện nay, khi mà sản xuất nông nghiệp không còn là của trời cho như trồng lúa mùa khi xưa, cứ chờ trời gần mưa, cày sơ rồi xạ lúa giống và chờ thu hoạch. Hộ nghèo với diện tích đất không nhiều, nếu không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì rất dễ bị thua lỗ. Hình 4.6.2 Số con và việc làm của chủ hộ 33,33% 33,33% 33,33% 67,02% 30,85% 2,13% Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Trên 5 con Làm nông Nghề khác Theo hình 4.6.2, có đến 33,33% hộ có trên năm con làm nghề nông, con số nầy đối với nghề khác là 2,13%. Từ trước đến giờ, nghề nông vốn cần nhiều nhân lực trong lao động. Trong tương lai, vấn đề sẽ khác đi do cơ giới hóa, tự động hóa trên đồng ruộng, nhưng hiện nay, lực lượng lao động chân tay vẫn giữ vai trò quan trọng trong công việc đồng áng. 41 4.7. Đi làm xa: Hình 4.7.1 Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình 71,09% 28,91% 85,19% 14,81% Không đi làm xa Có đi làm xa Nghèo Không nghèo Kết quả nghiên cứu cho thấy (hình 4.7.1), 28,91% hộ không nghèo có người đi làm xa và đối với hộ nghèo, con số đó là 14,81%. Khi mà dân số ngày càng tăng, sự thay đổi giá trị hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp đang dần chuyển sang công nghệ và vốn thì lực lượng lao động ở nông thôn sẽ trở nên dư thừa. Giải pháp dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm công ăn việc làm sẽ là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, đi làm ăn ngoài tỉnh sẽ là một cách để thoát nghèo. Hình 4.7.2 Số hộ đi làm xa theo địa phương 71,67% 76,67% 77,42% 28,33% 23,33% 22,58% Thị trấn Tri Tôn Xã ô lâm Xã Tà Đảnh Có đi làm xa Không đi làm xa Theo số liệu điều tra (hình 4.7.2), tỷ lệ phần trăm của hộ có người đi làm xa ở tại thị trấn Tri Tôn là cao nhất, chiếm 28,33%. Điều nầy cũng dễ hiểu vì Tri Tôn là nơi thị tứ, người dân có rất nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và các chương trình giới thiệu việc làm ở trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ hộ dân có người đi làm xa tại xã Ô Lâm và Tà 42 Đảnh gần bằng nhau khoảng 23%. Xã Tà Đảnh là xã thuộc khu vực đã có cơ cấu ngành nghề rất đa dạng do vậy việc đi làm xa cũng dễ dàng, nhưng riêng xã Ô Lâm, hầu hết là người Khmer với tỷ lệ hộ đi làm xa là 23,33% thì đây là một tín hiệu đáng mừng. Hình 4.7.3 Thành phần dân tộc và vấn đề đi làm xa. 78,57% 73,21% 21,43% 26,79% Khmer Kinh Có đi làm xa Không đi làm xa Qua mẫu điều tra (hình 4.7.3) ta nhận thấy: số hộ người Kinh – Hoa có người đi làm xa là 26,79%, tỷ lệ nầy cũng không cao lắm nếu so với người Khmer là 21,43%. Như vậy, cơ hội đi làm xa được chia đều cho cả hai cộng đồng dân tộc. Đi làm xa không những là giải pháp để góp phần giảm nghèo mà còn là sự đáp ứng cho vấn đề cầu lao động đang ngày càng tăng cao tại thành thị và các khu công nghiệp. 4.8. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình: Hình 4.8.1 Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất 72,22% 47,66% 27,78% 52,34% Nghèo Không nghèo Có đất Không có đất Theo hình 4.8.1 hộ nghèo không có đất chiếm tỷ lệ 72,22%, con số đó của hộ không nghèo là 47,66%. Kết quả thống kê cũng cho thấy số diện tích đất bình quân trên đầu người của hộ nghèo là 262 m2, một diện tích quá khiêm tốn để có thể sinh sống từ 43 huê lợi thu được. Thêm vào đó, giá cả vật tư sản xuất luôn biến động, sâu rầy, chuột bọ phá hại mùa màng… đối với những hộ làm nông nhưng khá giả có thể chịu đựng những cú “sốc” về giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào, nhưng hộ nghèo dễ rơi vào tình cảnh phá sản và nợ nần. 4.9. Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm chợ: Hình 4.9.1 Tình trạng hộ gia đình và có đường ô tô 12,31% 39,32% 87,69% 60,68% Không nghèo Nghèo Có đường ô tô Không có đường ô tô Theo hình 4.9.1, có đến 39,32% hộ nghèo không có đường ô tô tới tận nhà, con số đó đối với hộ không nghèo là 12,31%. Thật vậy, nhà của hộ nghèo ít khi có “mặt tiền” để có thể làm ăn, buôn bán hoặc cho thuê mặt bằng để làm phương tiện sinh sống. Cơ sở hạ tầng nói chung hay đường ô tô nói riêng là những điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua việc thuận lợi trong trao đổi hàng hóa. Hình 4.9.2 Đường ô tô và thành phần dân tộc của chủ hộ 87,14% 50,00% 12,86% 50,00% Khmer Kinh Có đường ô tô Không có đường ô tô 44 Theo mẫu điều tra (hình 4.9.2), có đến 87,14% hộ gia đình người Khmer không có đường ô tô đến tận nhà. Người dân tộc, do phong tục sống trong cộng đồng phum, sóc, họ không thích ở kề cận đường giao thông như người Kinh – Hoa, nhưng thời gian qua, với chương trình 135, phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc, hiện trạng đường giao thông đã cải thiện đáng kể. Đường nội huyện Tri Tôn khá tốt, đường ô tô có thể về tới tận chợ khóm, ấp. Hình 4.9.3 Nhóm khoảng cách và tình trạng của hộ 70,95% 55,56% 81,25% 29,05% 44,44% 18,75% Từ 1 đến 2 km Từ 3 đến 4 km Trên 4 km Nghèo Không nghèo Cũng theo mẫu điều tra (hình 4.9.3) khoảng cách từ hộ gia đình đến trung tâm chợ xã: Số hộ nghèo ở cách xa chợ từ 1 đến 2 km là 29,05%, từ 3 đến 4 km là 44,44% và xa hơn 4 km là 18,75%, đối với hộ không nghèo, các số đó là: 70,95%; 55,56% và 81,25%. Như vậy qua thống kê ta nhận thấy, khoảng cách của hộ gia đình tới chợ không phải là lý do quyết định tới mức thu chi của hộ. Và thực tế cũng cho thấy, hệ thống đường giao thông nội huyện tại Tri Tôn khá tốt, hầu hết các chợ tại thôn, ấp đều có đường ô tô tới tận nơi, giúp cho việc lưu thông hàng hóa dễ dàng. 4.10. Vấn đề vốn vay và tình trạng của hộ gia đình: 45 Hình 4.10.1 Vốn vay và tình trạng của hộ gia đình 53,13% 46,88% 81,48% 18,52% Không vay Có vay Nghèo Không nghèo Theo mẫu điều tra (hình 4.10.1) số hộ nghèo không được vay vốn từ các nguồn tín dụng chính thức là 81,48%, trong khi đó số hộ không nghèo được vay là 46,88%. Muốn làm ăn, kinh doanh mua bán đều phải cần tiền. Vốn vay từ các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng chính thức là một kênh quan trọng để giúp hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, các ngân hàng, dù rằng là ngân hàng chính sách đi nữa cũng vẫn là tổ chức kinh doanh tiền tệ, cho nên họ vẫn hướng tới vấn đề hiệu quả trong kinh doanh. “Có thóc mới cho mượn gạo”, đối với người nghèo, khi họ không có gì đáng giá để thế chấp thì chuyện vay vốn sẽ gặp khó khăn. Hình 4.10.2 Thủ tục vay vốn và tình trạng hộ gia đình 20,37% 40,74% 29,63% 9,26% 54,69% 23,44% 6,25% 15,63% Dễ dàng Không khó lắm Rất khó Không biết thông tin Nghèo Không nghèo Đối với các hộ nghèo, do không có gì để thế chấp và do trình độ hạn chế nên người nghèo có tâm lý tự ti, hơn nữa, việc tính toán các phương án làm ăn theo yêu cầu của ngân hàng đôi khi quá tầm của họ. Trong mẫu điều tra (hình 4.10.2) cho thấy có 46 29,63% hộ nghèo cho là thủ tục vay là rất khó, 40,74% cho là không khó lắm và 20,37% cho là dễ dàng. Số liệu thống kê điều tra cũng cho thấy số tiền bình quân của một người hộ không nghèo vay từ các tổ chức tín dụng chính thức cao hơn gấp 11 lần so với một người của hộ nghèo. Hình 4.10.3 Vay ngoài và tình trạng của hộ gia đình 72,66% 27,34% 77,78% 22,22% Không vay ngoài Có vay ngoài Nghèo Không nghèo: Hình 4.10.3 cho thấy 22,22% hộ nghèo có vay ngoài, khi mà các tổ chức tín dụng chính thức không thể vươn tới tất cả các hộ nghèo thì các tổ chức tín dụng không chính thức sẽ làm thay họ. Thủ tục vay ngoài đơn giản, rất phù hợp với tâm lý của người nghèo, tất cả đều có giao kèo bất thành văn: bạc đứng, bạc góp, chơi hụi… Tuy nhiên, vấn đề lãi suất cho vay phải bàn tính lại để người nghèo không phải lâm vào hoàn cảnh túng cùng do lãi suất quá cao và Chính quyền địa phương nên có giải pháp để quản lý được các tổ chức tín dụng không chính thức nầy. 4.11. Kết quả phân tích hồi quy: Đầu tiên, chúng tôi đưa tất cả các biến vào mô hình.1 Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ước lượng như sau: Bảng 4.11.1 Mô hình Logit về nghèo ở huyện Tri Tôn 1 Xem thêm các bảng 4.11.3, 4.11.4, 4.11.5 phần phụ lục 47 Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Hệ số hồi quy(Bk) S.E. Trị thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập Hằng số 0,222544 0,354440 0,658909 0,5100 Diện tích (1.000 m2 ) -0,349984 0,100246 -3,491252 0,0005 Đi làm xa (có = 1) -1,123436 0,533478 -2,105870 0,0352 Học vấn (từ lớp 0 - 12) -0,217817 0,068642 -3,173246 0,0015 Làm nông (Có = 1) 1,797312 0,472358 3,804978 0,0001 Số tiền vay (triệu đồng) -0,108538 0,049502 -2,193512 0,0283 Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm được mô hình chứa năm biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, và SOTIENVAY. - Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2. Hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình có sở hữu đất, khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có người đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình. Ý nghĩa của biến là hộ gia đình có người đi làm xa thì khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng được giáo dục đến nơi đến chốn thì khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của hộ gia đình càng giảm. - Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng. 48 - Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng (triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình được vay thì khả năng lâm vào hoàn cảnh nghèo của hộ càng giảm. Bảng 4.11.2 Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Xác suất nghèo được ước tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%) Hệ số tác động biên (eBk) 10% 20% 30% 40% Các biến số độc lập Diện tích (1.000 m2) 0,644046 6,68% 13,87% 21,63% 30,04% Đi làm xa (có = 1) 0,325160 3,49% 7,52% 12,23% 17,82% Học vấn (từ lớp 0 - 12) 0,804272 8,20% 16,74% 25,63% 34,90% Làm nông (Có = 1) 6,033407 40,13% 60,13% 72,11% 80,09% Số tiền vay (triệu đồng) 0,897104 9,06% 18,32% 27,77% 37,42% Với xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ được học thêm 1 năm thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 16,74%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có thêm 1.000 m2 đất để canh tác thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 6,68%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có vay thêm 1 triệu đồng để làm ăn thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 9,06%. 49 Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hưởng hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, sự tác động theo kỳ vọng của biến vào tình trạng nghèo của hộ càng lớn. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện Tri Tôn là 40%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ tăng lên 80,09%. Cũng với giả định như trên, nếu hộ gia đình có đi làm xa thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 17,82%. Các biến khoảng cách và đường ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể giải thích như sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện nước và chỉnh trang phum sóc đặc biệt là những huyện miền núi và có vùng nhiều đồng bào dân tộc như huyện Tri Tôn. Các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn đã được đầu tư nâng cấp và cho đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn hầu hết là đường trải nhựa, đảm bảo giao thông thông suốt, xe bốn bánh lưu thông từ huyện đến tận chợ khóm, ấp. Các biến về đặc điểm nhân khẩu học như số người phụ thuộc và số năm định cư của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Mặc dù theo nhận định thông thường, càng đông con, càng có nhiều người phụ thuộc, gia đình càng phải mang gánh nặng về chi tiêu, hay càng định cư lâu thì càng ít nghèo. Tuy nhiên, do huyện Tri Tôn là một huyện nông thôn, vùng sâu, trẻ em và người rỗi việc lại có thể phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả súc vật, mò cua bắt ốc, hái thuốc nam … nên có thể đỡ đần phần nào chi tiêu của hộ. Ngoài ra, qua kết quả điều tra cũng cho thấy không có sự phân biệt rõ ràng giữa tình trạng nghèo của người cư ngụ lâu năm và người mới định cư tại địa phương, cơ hội làm ăn, sinh sống dường như vẫn chia đều cho hai nhóm người trên. Các biến dân tộc, giới tính không có ý nghĩa thống kê, một phần có thể do hạn chế của mẫu quan sát. Lý do quan trọng hơn, là những năm qua, các chính sách về dân tộc, các chương trình 135 đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc và chương trình 134 50 giải quyết nền nhà và đất sản xuất cho các hộ nghèo người Khmer, các chương trình đào tạo nghề, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã phát huy mặt tích cực của nó. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng bào dân tộc ít người, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng người Kinh – Hoa. Theo kết quả thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện đã xây dựng đề án số 27 về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer và thực hiện quyết định về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn: cấp một nền nhà để ở, diện tích 100 m2, hỗ trợ đất nông nghiệp: 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nước hai vụ, hoặc 0,5 ha đất đồi, gò … Có thể nói các chính sách về dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu quả và mang đến vùng đất nầy một diện mạo mới. 4.12. Kết luận chương IV: Qua phân tích này, chúng ta thấy những vấn đề then chốt như: đất đai, đi làm xa, trình độ học vấn của chủ hộ, làm nông và hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện Tri Tôn. Thời gian qua, huyện Tri Tôn đã có những tiến bộ quan trọng trong công tác giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để lo ngại về tính bền vững của những thành quả này như: tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, mức hưởng thụ văn hóa của người dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy mức sống của người dân ở nơi đây vẫn còn ở mức thấp so với những huyện thị khác trong vùng, vẫn còn 51 nhiều hộ sống trong nhà ở tạm, thiếu điện thắp sáng, thiếu nước sạch và không được học hành. CHƯƠNG V: ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TRI TÔN Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo túng của bà con huyện Tri Tôn, tác giả nhận xét rằng tình trạng nghèo của huyện Tri Tôn do những yếu tố chính sau đây: diện tích đất của hộ, hộ gia đình có người đi làm xa hay 52 không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông nghiệp của chủ hộ, và số tiền mà hộ được vay từ các tổ chức tín dụng chính thức. Căn cứ vào những kết luận trên, tác giả xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo ở huyện Tri Tôn. 5. 1 . Diện tích đất hộ gia đình: Đối với những hộ nghèo có đất: Chính quyền phải có chính sách tín dụng gắn liền với chương trình khuyến nông, lâm và ngư nghiệp để tạo sự bổ sung cần thiết cho phát triển của các chương trình . Người nghèo ít có khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cho nên, Chính quyền địa phương mà cụ thể là các cán bộ khuyến nông phải hướng dẫn và gắn sản xuất của họ theo nhu cầu của thị trường, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành. Những nỗ lực đó sẽ giúp họ có thể tăng giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích. Chính quyền địa phương cần kiện toàn hệ thống cán bộ khuyến nông ở cấp xã, tăng cường đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp thôn, ấp để hướng dẫn bà con trong phương pháp sản xuất thâm canh. Ngoài ra, các chính sách để ổn định giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc nông nghiệp, xăng, dầu … đầu tư và nâng cấp hệ thống thủy lợi, các hồ chứa nước để tưới tiêu vào mùa khô là thật sự cần thiết. Do vậy, cách tốt nhất để hỗ trợ người nghèo là cho họ một cơ hội làm việc để có thể cải thiện thu nhập. Ngoài ra, các chính sách để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và cung cấp thêm việc làm cho người nghèo cần được xem là điều cốt yếu. Đối với những hộ nghèo không có đất: Chính quyền các cấp nên có chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ cho họ bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chánh, thu hút đầu tư, chọn các loại hình và quy mô đầu tư phù hợp với hoàn cảnh của 53 địa phương, nhất là các ngành thâm dụng lao động. Ràng buộc các doanh nghiệp nầy bằng những cam kết sẽ phải sử dụng lao động tại chỗ, bù lại, doanh nghiệp nhận được những ưu đãi đầu tư về mặt thuế má, để khai thác và sử dụng được những nguồn lực tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo cho địa phương. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ với việc hỗ trợ và thành lập những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: mỹ nghệ, sản xuất các mặt hàng từ mây tre, làm đồ gốm, đường thốt nốt, hợp tác xã cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp. Chính quyền phải có những quy định và kiểm soát để tránh tình trạng phân biệt đối xử trên thị trường lao động giữa người nghèo và không nghèo. Mặt khác, khi người nghèo không có đất hay có ít đất thì phần lớn sinh kế của họ đều dựa vào làm thuê, làm mướn, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp hoặc đi làm ngoài tỉnh. Ngoài ra, họ có một nguồn thu rất có ý nghĩa là khai thác nguồn tài nguyên có sẵn của tự nhiên như: cá tôm, ếch nhái, rắn, rùa, thú rừng, gỗ quý… với những phương tiện khai thác rất tinh vi nhưng ẩn chứa mầm họa hủy diệt: sự tuyệt chủng của các loại thủy sinh, thú rừng và tàn phá môi trường. Với diện tích đất nông nghiệp manh mún như hiện nay thì ngành nông nghiệp nước ta khó có thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Việc tích tụ ruộng đất sẽ là điều chắc chắn và có xu hướng gia tăng, ở Tri Tôn đã có người sở hữu diện tích đất là 70 ha, một con số kỷ lục ở ĐBSCL. Những chiến lược phát triển kinh tế thường đi kèm với sự đánh đổi. Trên một diện tích đủ lớn, người ta có thể triển khai quy trình sản xuất áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch để cải thiện chất lượng, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Nhưng ngược lại, cũng với những thành tựu đó, người nông dân mất đất lại trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình hoặc thậm chí họ có thể thất nghiệp cũng từ việc cơ giới hóa nông nghiệp kia. Vấn đề ở đây là chỗ: Nhà nước cần có nhiều biện pháp để làm cho sự 54 chuyển đổi được nhẹ nhàng và giúp các hộ gia đình không còn đất có thể tự trang bị cho mình những năng lực và tài sản khác để có thể có điều kiện sống ổn định hơn. Ngoài ra, Nhà nước nên tăng cường công tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, bệnh viện, nước sạch, điện. Hiện tại, muốn thu hút các nhà máy, xí nghiệp về vùng biên giới nầy thì điều kiện tiên quyết là cơ sở hạ tầng phải đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động. 5. 2. Vấn đề đi làm xa: Theo Chương trình phân tích hiện trạng nghèo đói vùng ĐBSCL (2003) do AusAID tài trợ, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh An Giang là 9,2% trên tổng số lực lượng lao động. Theo số liệu của mẫu điều tra tỷ lệ thất nghiệp trong huyện là 13,7%. Với dân số thuộc loại cao nhất trong các tỉnh ở ĐBSCL, người lao động đi tìm công ăn việc làm ở chốn khác là một nhu cầu tất yếu. Người lao động tìm việc làm ở các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, các khu Công nghiệp Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh hoặc làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp ở thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc nơi mà nhu cầu về lao động đang tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở các ngành may mặc, giày da, chế biến nông thủy sản, dịch vụ mua bán. Đây là một dấu hiệu tốt của việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp để góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương đồng thời nâng cao nhận thức và nâng cao tay nghề cho người lao động. Muốn vậy, Chính quyền các cấp đặc biệt là Phòng LĐTBXH, các tổ chức Công đoàn nên phối hợp với các Trung tâm dạy nghề để đào tạo theo nhu cầu lao động của thị trường. Huyện phải có mối liên kết mật thiết với các nơi có nhu cầu để tạo điều kiện cho các em học xong đều có công việc làm. Đối với các hộ nghèo, Nhà nước nên có các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí tìm việc làm. 55 Tạo thuận lợi trong công tác tạm trú, tạm vắng cho người đi làm xa, Chính quyền địa phương nên có những quan hệ gắn kết với Chính quyền nơi làm việc để người lao động, nhất là những người nghèo, có một môi trường làm việc nơi xứ lạ được ổn định và an bình, tránh những cạm bẩy tệ nạn xã hội mà những người ở nông thôn ra thành thị tìm việc làm hay gặp phải. Đối với các hộ đáp ứng được yêu cầu cho xuất khẩu lao động, các cấp Chính quyền tạo điều kiện cho các hộ vay tiền để trang trãi các chi phí trước khi xuất ngoại như học ngoại ngữ, làm hộ chiếu, giáo dục định hướng, chi phí đi lại. 5.3. Vấn đề giáo dục và học vấn: Trong xã hội hiện nay, tất cả công cuộc mưu sinh phần lớn đều phải dựa vào trình độ học vấn. Vấn đề giáo dục luôn luôn có ảnh hưởng lớn đến tương lai của một con người. Trên một khẩu hiệu ở huyện Tri tôn có ghi: “học để có khả năng thoát nghèo” thật vậy, qua trao đổi với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn, vốn kiến thức ban đầu của người dân là hết sức quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo một cách bền vững. Muốn đào tạo ra một lớp người có ích cho xã hội sau nầy, trước tiên ngành giáo dục phải cần những người Thầy có lương tâm nghề nghiệp lẫn cả năng lực về sư phạm. Bên cạnh đó, các chính sách về lương bổng phải thỏa đáng để những “kỹ sư tâm hồn” có thể toàn tâm, toàn ý đầu tư vào nghề nghiệp của mình. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi như quỹ “ thu hút nhân tài” đối với giáo viên dạy giỏi nếu họ chấp nhận về huyện hoặc các xã có nhiều người dân tộc. Chủ động đào tạo nguồn giáo viên giỏi là người địa phương. Nhà trường, gia đình và xã hội phải chung tay xây dựng một môi trường giáo dục trong sạch, đó là chất xúc tác cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, được hoàn thiện về nhận thức và đạo đức. Bởi những con người sẽ xây dựng gia đình và xã hội ngày mai trước tiên họ đã có nền tảng vững chắc trong ý thức giáo 56 dục nhân cách ngay từ trường học. Làm sao để cả Thầy lẫn Trò đều xem: một ngày tới trường là một ngày vui. (báo Tuổi trẻ ngày 23/03/2010). Miễn giảm toàn bộ học phí và các khoản đóng góp khác cho con em các hộ nghèo. Đối với người nghèo, hàng ngày đã quá mệt mỏi trong việc cơm áo gạo tiền nên việc gánh thêm phần học phí cho con cái là vượt quá sức của họ. Hơn nữa, chi phí cơ hội cho con em đến trường, đối với hộ nghèo thì sức lao động của trẻ có giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trường, trẻ em trong các hộ nghèo có thể chăn thả súc vật, làm cho các lò gạch, bán vé số … Chính quyền nên quan tâm tới việc đầu tư xây dựng trường lớp, kể cả việc trang bị công cụ, dụng cụ học tập để các em có thể tiếp cận phần nào những kiến thức hiện đại, nhất là làm quen với máy vi tính, một công cụ không thể thiếu trong việc làm ăn sau nầy, nhà trường nên có phòng vi tính được trang bị internet miễn phí. Chú ý công tác nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với tích cực vận động cho con em những hộ nghèo phải đến trường đúng tuổi theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. 4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình: Theo nghiên cứu nầy, làm nông là những hộ sinh sống chủ yếu có liên quan tới nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu hoặc làm thuê trong nông nghiệp. Trong mẫu điều tra, số hộ làm nông là 48% và số hộ nghèo làm nông là 63%. Trước hết đối với công tác khuyến nông: Nông dân muốn thu được năng suất cao thì nhất định phải ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thế nhưng, Theo GS TS Võ Tòng Xuân thì nông dân ta cần cù, giỏi nhưng cũng lại rất tự do, muốn trồng gì, nuôi con gì thì cứ rần rần mà làm theo phong trào và trong sản xuất, phần lớn họ đều làm theo kiểu “cha truyền, con nối” là chính chứ ít ai chịu tuân thủ theo quy trình kỹ thuật do các nhà khoa học đưa ra. Hiện nay, mạng lưới cán bộ khuyến nông chỉ dừng lại ở cấp xã, Theo ý kiến đề xuất của tác giả, phải hình thành tổ chức khuyến nông tận thôn ấp, nơi mà cán bộ 57 khuyến nông có thể “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nông dân. Hiện nay trường Đại học An Giang có đào tạo đội ngũ “kỹ sư phát triển nông thôn”. Các cấp Chính quyền nên tuyển chọn các cán bộ khuyến nông từ đội ngũ kỹ sư nầy, một điều quan trọng, chế độ lương bổng phải tương xứng với công sức của họ. Đối với người nông dân, việc làm ăn của họ vốn đã nhiều bất trắc. Vì vậy ở tầm vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên có những dự báo cụ thể, đừng quá sai lệch để ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Những khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc trồng cây gì, nuôi con gì phải đủ sức thuyết phục, tránh điệp khúc: “trúng mùa, rớt giá”. Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo cho ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2011 và khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch như: gặt đập liên hợp, sấy, silo chứa lúa … là một tín hiệu mừng cho bà con nông dân. Với mô hình nầy, tác giả xin đề xuất, có thể phát triển thành sàn giao dịch lúa, nghĩa là người nông dân có thể mang lúa đến bán ngay hoặc gởi lại để chờ thời cơ sẽ bán sau, trong khi gởi, họ có thể vay ngân hàng để đầu tư cho vụ tới. Phát huy và điều hành chương trình liên kết bốn nhà một cách thiết thực, không quá nặng về hình thức mà sao lãng nội dung của công việc. Doanh nghiệp phải tích cực đi tìm thị trường và đặt hàng cho nông dân về số lượng, chất lượng và thời điểm cung ứng. Muốn vậy, Nhà nước phải thể hiện vai trò trung gian gắn kết và điều tiết, cụ thể: thông qua nhà khoa học, hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật để tạo ra được sản phẩm an toàn, chất lượng cao nhất nhưng với giá thành cạnh tranh nhất. (Báo Tuổi Trẻ, “Nông dân Việt Nam vẫn tự bơi” ngày 4/12/2008) Giá sàn để làm cơ sở thu mua lúa cho nông dân phải được tính bài bản hơn, phải tính một cách sòng phẳng. Tất cả các chi phí sản xuất phải là chi phí kinh tế, như vậy, mới thể hiện đúng giá trị của các nguồn lực mà họ đã bỏ ra. Từ đó, Nhà nước mới có cơ 58 sở đưa ra mức giá sàn để đảm bảo cho người nông dân lợi nhuận 30% trên tổng giá trị sản xuất. Chính quyền địa phương nên quan tâm đến việc phân bổ các nguồn lực để đầu tư và khai thác được lợi thế của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi: Dãy Thất Sơn hùng vĩ giữa đồng bằng bao la, vào mùa nước lũ thì Thị trấn Tri Tôn như một đảo nhỏ giữa mênh mông nước bạc. “Tu phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” câu nói truyền miệng đã đi vào tâm linh của người Việt. Khai thác dịch vụ du lịch phải là thế mạnh của huyện Tri Tôn để góp phần vào công cuộc giảm nghèo. Những địa danh: Xà – Tón, Ô Tà Sóc, núi Cấm, Soài So, sân chim Trà Sư, đồi Tức Dụp (còn gọi là đồi hai triệu đô – la) với hệ thống hang động kỳ thú từng làm nên những chiến tích lẫy lừng trong kháng chiến… từng ấy địa danh đủ để quảng bá du lịch cho Tri Tôn. Vấn đề phải giải quyết là Chính quyền cần đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như: du lịch về với tự nhiên, du lịch leo núi, du lịch văn hóa, du lịch tín ngưỡng và du lịch mua sắm, ngoài ra, đầu tư hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ để tăng mức chi tiêu của du khách. Mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho con em của các hộ nghèo, đặc biệt là các loại hình mà người học có thể hành nghề tại nhà hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất như: Thêu may, đan lát, lái xe, tập huấn mô hình vườn ao chuồng, trồng nấm … Ngoài ra, các cấp chính quyền nên có liên kết với các cơ sở tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh để học viên có công ăn việc làm. 5.5. Số tiền vay: Theo mẫu điều tra chỉ có 20% số hộ nghèo được vay từ nguồn tín dụng chính thức, con số đó đối với hộ không nghèo là 46%. Số tiền bình quân trên mỗi đầu người của hộ không nghèo vay gấp 11 lần cao hơn so với người nghèo. Cũng theo mẫu điều tra có 29,63% hộ nghèo cho rằng các thủ tục để vay ngân hàng đối với họ là quá khó. Thực tế vừa qua, huyện Tri tôn đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, thế nhưng còn số đông những hộ nghèo vẫn chưa được vay vốn. Những cải tiến của các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm, phương 59 thức vay vốn, phương thức trả lãi và điều kiện vay vốn là cần thiết đối với những hộ nghèo khi tiếp cận với nguồn tín dụng. Các cấp Chính quyền nên phổ biến thông tin và quy trình vay vốn một cách công khai, minh bạch đến các hộ gia đình để họ biết cách thức, thủ tục vay vốn mà ngay cả đối với những người ở thành thị cũng thấy quá rối rắm. Các tổ chức tín dụng nên đa dạng hóa các nguồn vốn cho vay với nhiều điều kiện vay, có thể cho vay theo hạn mức và bằng tín chấp cho các hộ nghèo thông qua các tổ chức: Hội cựu chiến binh hoặc Hội phụ nữ. Do vậy, để định chế tài chánh tín dụng ở khu vực nông thôn hoạt động hiệu quả, chúng ta nên khuyến khích mở rộng nhiều hình thức tín dụng nông dân và các ngân hàng tư nhân ở nông thôn hoạt động nhưng trên cơ sở có đăng ký và hoạt động theo luật và quy chế kiểm soát tài chính tín dụng của Nhà nước. Khuyến khích các quỹ tín dụng nầy tham gia huy động vốn tại địa phương và cho vay. Chính quyền địa phương mà cụ thể là những cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông và cán bộ tín dụng phải có phương án hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi sao cho hộ nghèo sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần phải có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các đối tượng nghèo đã vay vốn nhưng gặp hoàn cảnh không may để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. 5.6. Một vài kiến nghị đối với công tác dân tộc Khmer: Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer trong huyện Tri tôn khoảng 48.088 người, thường có thói quen sống quần cư theo phum sóc trên các vùng đất cao, gần chân núi, xa đường giao thông. Hầu hết bà con có tín ngưỡng phật giáo Nam Tông, các vị sư sãi có ảnh hưởng rất quyết định đến đời sống, sinh hoạt về mọi mặt của đồng bào. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn tỉnh, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer đã được quan tâm đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt. 60 Tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển nhưng vùng đồng bào dân tộc Khmer là nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế, nhiều hủ tục còn đeo bám cuộc sống của đồng bào, suất đầu tư phát triển tuy cao nhưng mặt bằng xuất phát đi lên thấp. Kiến nghị giải pháp: - Về phát triển kinh tế và cải thiện đời sống: Chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền phát huy tốt tinh thần tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc gắn liền với hỗ trợ, giúp từng hộ gia đình có phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm trong tiêu dùng để tích lũy tái sản xuất. - Nâng cao chất lượng nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_ngheo_o_huyen_tri_ton__thuc_trang_va_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan