Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực

Tài liệu Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN –2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỜNG TÍCH CỰC Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM QUANG DỐC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu ...

pdf115 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN –2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- ĐỖ THÚY NGA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỜNG TÍCH CỰC Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM QUANG DỐC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước trong khu vực và trên thế giới, từ nhiều năm nay, nước ta đã đề cập đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Các phương pháp day học truyền thống – lấy giáo viên làm trung tâm đang dần được thay thế bằng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Bởi vì: - Trước đây, các nhà phương pháp dạy học địa lí và các nhà địa lí học nổi tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov...và nhiều người khác cho rằng: muốn dạy học địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong dạy học là điều rất cần thiết. - Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như: I.I.Alecne, I.D.Dvere...và các nhà phương pháp của Việt Nam nói chung, cũng như các nhà phương pháp dạy học địa lí nói riêng, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học địa lí. Như vậy phương pháp trực quan, phương pháp thực hành trên kênh hình được các nhà phương pháp đánh giá rất cao trong giảng dạy địa lí, vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Ngoài kiến thức địa lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Trong chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10, hệ thống kiến thức địa lí tàng trữ ở kênh hình bao gồm: + Các loại hình bản đồ: Qủa Địa Cầu, bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ trong át lát, bản đồ câm + Các loại tranh ảnh, hình vẽ và bảng biểu + Các loại phim ảnh, video clip, phim hình chiếu... Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc chắn hơn. Thực tiễn việc dạy học địa lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh khai thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT Tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực”. II. Mục đích nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Nêu những nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học đia lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 - Xây dựng quy trình sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, hình vẽ và bảng biểu trong việc hình thành kiến thức địa lí cho học sinh lớp 10, THPT tỉnh Thái Nguyên. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tham khảo các tài liệu khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài - Điều tra và khảo sát, trao đổi và thảo luận với giáo viên và các chuyên viên địa lí của sở giáo dục về tình hình sử dụng kênh hình Địa lí 10 - Xây dựng quy trình sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài - Viết báo cáo tổng kết dưới dạng luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục IV. Lịch sử nghiên cứu đề tài Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí theo hướng tích cực: - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học địa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000 - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998. - Tiến sĩ Hoàng Việt Anh, Vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy địa lí lớp 6 và lớp 8, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, năm 1993. - PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế- xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 1997. - Ths. Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí ở lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 - Ths. Nguyễn Thị Dung, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 11 THPT theo hướng tích cực, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2005. - Ths. Hà Phúc Thuận, Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Địa lia 10 THPT tại tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, 2009. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Đình Tám, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 11, NXB Giáo Dục, năm 2010. - PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quốc Lập, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 12, NXB Giáo Dục, năm 2010. - Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 9 theo hướng tích cực, luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, 2010. Nghiên cứu các đề tài của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta nhận thấy rằng việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn, việc tiếp thu kiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh hơn, giúp học sinh say mê, hứng thú trong việc học tập môn địa lí. Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận, những định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực hiện đề tài trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước. V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, do thời gian và kinh phí hạn hẹp, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu phương pháp sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy Địa lí 10 cơ bản nói chung và thực nghiệm ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 VI. Các phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống, bao gồm việc nghiên cứu hệ thống và phương pháp phân tích hệ thống. - Phương pháp thực địa, bao gồm việc điều tra và khảo sát tình hình sử dụng kênh hình ở lớp 10, trao đổi với đồng nghiệp về vấn đề này. - Phương pháp thống kê toán học, bao gồm thống kê và xử lí kết quả điều tra thực tế, thống kê và xử lí kết quả thực nghiệm phục vụ đề tài. - Phương pháp thực nghiệm nhằm minh chứng tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài. VII. Những điểm mới của công trình nghiên cứu Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng kênh hình với các khía cạnh khác nhau ở các lớp 7, lớp 9, lớp 10, 11, 12..., song việc sử dụng kênh hình mang tính tổng hợp ở lớp 10 còn chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu, làm cho việc sử dụng kênh hình để dạy học địa lí ở lớp 10 chưa đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên THPT. Đây là công trình đầu tiên đề cập đến việc sử dụng phối hợp các loại hình ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó lấy các loại hình bản đồ làm cơ sở chính cho việc hình thành kiến thức ở chương trình Địa lí 10 THPT. Việc sử dụng phối hợp các loại hình khác nhau dựa vào hệ thống bản đồ, giúp cho việc nhận thức các kiến thức địa lí có chỗ dựa chắc chắn. Các công trình nghiên cứu trước đây xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy học mà sử dụng kênh hình, điều đó không cơ bản. Công trình của tác giả nghiên cứu lần này xuất phát từ bản chất tâm lí trong việc hình thành kiến thức địa lí của học sinh lớp 10 mà đặt vấn đề sử dụng kênh hình. Nếu giáo viên không sử dụng kênh hình hoặc chưa biết sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 thì chưa hình thành cho học sinh cách tiếp cận kiến thức một cách sâu sắc, toàn diện và vững chắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên học sinh trung học phổ thông trong tỉnh và các giáo viên, học sinh phổ thông trong cả nước. VIII. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm chương: - Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài - Chương 2. Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận dạy học 1.1.1.Khoa học Địa lí - Môn học Địa lí - Bài học địa lí là một hệ thống Khoa học Địa lí ngày nay đã trở thành một hệ thống gồm nhiều ngành khoa học có đối tượng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hai ngành chủ yếu là Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Hai ngành này tuy có mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau nhưng chúng không thể tách rời nhau, vì cùng có đối tượng nghiên cứu chung về mặt không gian là “sự tổ chức lãnh thổ các cấp”. Tương ứng với Khoa học Địa lí là môn học Địa lí trong nhà trường phổ thông. Môn Địa lí phổ thông cũng gồm có hai ngành khoa học: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội và được phản ánh trong chương trình gồm cả hai phần: Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Trong Địa lí tự nhiên, học sinh được học hệ thống kiến thức địa lí tự nhiên. Trong Địa lí kinh tế - xã hội, học sinh được học hệ thống kinh tế - xã hội. Toàn bộ hệ thống kiến thức địa lí đã được chọn lọc, sắp xếp theo một hệ thống trong từng lớp học từ dưới lên trên: từ Địa lí tự nhiên học đến kinh tế - xã hội, hệ thống kiến thức đại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lí khu vực. Hệ thống kiến thức trong từng lớp học lại được sắp xếp lôgic trong các bài học địa lí. Hệ thống bài học trong từng lớp và cả chương trình địa lí phổ thông là một hình thức tổ chức dạy học địa lí. Bài học là một đơn vị kiến thức của nội dung dạy học, có vị trí xác định trong hệ thống chương trình, sách giáo khoa và có quan hệ chặt chẽ với các bài học khác trong mỗi chương trình và trong cả hệ thống chương trình. Bài học chứa đựng một khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định trong chương trình. Nó được cấu thành bởi một hệ thống các khái niệm, được sắp xếp một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 cách lôgic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau để làm rõ một đơn vị kiến thức. 1.1.2. Hệ thống bài học là hệ thống phát triển Nếu như ta coi môn học là một đối tượng nghiên cứu thì cần phải nhìn nhận nội dung môn học được diễn đạt bởi một hệ thống khái niệm. Hệ thống này phát triển theo lôgic của nó. Lôgic nội dung của hệ thống cũng chính là lôgic tiếp thu kiến thức của người học. Muốn vậy hệ thống khái niệm có trong nội dung môn học phải là hệ thống phát triển. Nói rộng ra, hệ thống bài học trong môn học và hệ thống bài học trong cả chương trình Địa lí phổ thông là hệ thống phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để hình thành hệ thống khái niệm địa lí phổ thông, ngoài nội dung, còn cần phải có hệ thống phương tiện dạy học và các phương pháp tương ứng. 1.1.3.Nội dung của bài học địa lí là khái niệm Khoa học Địa lí là một hệ thống khái niệm được xây dựng như một cơ cấu dựa trên một nền tảng thực tế địa lí. Môn học Địa lí phổ thông phải lấy Khoa học Địa lí làm cơ sở. Các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đã tìm hiểu những thành tựu mới nhất, đáng tin cậy của Khoa học Địa lí rồi chuyển hoá nó thành môn học trong nhà trường. Như vậy, các nhà sư phạm đã thực hiện chức năng thứ nhất, biến khoa học lớn thành môn học, từ đó giáo viên mới thực hiện chức năng thứ hai, biến tri thức của môn học ấy thành tài sản riêng của mỗi học sinh. Muốn làm được điều đó thì phải xây dựng hệ thống khái niệm, tức là xây dựng môn học. Đây là chức năng thứ nhất của nhà sư phạm, sau đó người giáo viên phải thực hiện chức năng thứ hai thông qua hệ thống bài học. Bài học là quá trình thầy tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định. Khái niệm này vốn tồn tại ở bên ngoài trẻ em, một cách khách quan, hiện thực, chứ không phải ở trong tư duy: chỉ sau khi đã thực hiện xong một hoạt động thông qua bài học, thì khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 mới trở thành cái ở trong tâm lí trẻ em. Do đó quá trình nghiên cứu tổ chức một bài học, phải bắt đầu từ khái niệm về khái niệm. Khái niệm tồn tại một cách hoàn toàn “tự nhiên”, hiện thực, không phải do ai “bịa ra”; khái niệm nằm trong các đối tượng và hiện tượng địa lí. Khái niệm địa lí nằm ở bên ngoài chủ thể nhận thức. 1.1.4. Khái niệm là một hệ thống Mỗi đối tượng, hiện tượng đều là một khái niệm vật chất, nó có nội dung và hình thức diễn đạt trong hiện thực. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa hình thức và nội dung của các đối tượng và hiện tương địa lí, đó là lôgic phát triển bên trong của khái niệm được diễn đạt một cách trung thực qua các hình thức của nó. Nội dung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Trong hiện thực, ta không thể tách nội dung khái niệm ra khỏi hình thức của nó, vì vậy có thể nghiên cứu nội dung ấy thông qua việc theo dõi các hình thức tất yếu của nó. Đây là sự nhận thức cảm tính đầu tiên. Sau đó tiếp tục nhận thức bằng cách phân chia đối tượng làm hai, phần tồn tại trong hiện thực và phần diễn đạt nó trong tư duy, một cách nhân tạo võ đoán (võ đoán chính là dùng kí hiệu, ngôn ngữ...tổ hợp lại thành khái niệm). Cuối cùng, phải xác định xem bài học thể hiện khái niệm ở hình thức nào. Mỗi bài học là một quá trình hình thành khái niệm. Khái niệm là hình thức của tư duy, là cơ sở hoạt động của tư duy, trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất. Trong khái niệm, thứ nhất, bản chất của sự vật được phản ánh; thứ hai, sự vật hay lớp sự vật nổi bật trên cơ sở của các dấu hiệu cơ bản khác biệt. Khái niệm không chỉ là công cụ tư duy mà còn là kết quả của quá trình tư duy. Khái niệm không chỉ là điểm xuất phát trong sự vận động của nhận thức mà còn là sự tổng kết của quá trình vận động đó. Nhận thức khoa học càng phát triển thì các khái niệm khoa học có nội dung ngày càng đổi mới, càng tiếp cận với bản chất của sự vật, hiện tượng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 Trong nghiên cứu khoa học địa lí, mỗi khái niệm luôn gắn liền với một đối tượng, hiện tượng địa lí cụ thể nào đó. Để hình thành khái niệm, người ta phải nghiên cứu phân tích đối tượng, tìm ra những dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng để phân biệt với các đối tượng khác. Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những đối tượng và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hoá và khái quát hoá, dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp...). Khái niệm địa lí cũng giống như tất cả các khái niệm khác, là kết quả của tư duy trừu tượng. Nó là đơn vị cơ sở của tri thức địa lí. Khái niệm địa lí có tính chất không gian, có quan hệ với sự phân bố không gian. Đó chính là dấu hiệu phân biệt chúng với các khái niệm khoa học khác. Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm: - Khái niệm địa lí chung là những khái niệm chỉ toàn bộ một loạt các sự vật, hiện tượng địa lí cùng loại có những thuộc tính giống nhau - Khái niệm địa lí riêng là những khái niệm chỉ những sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng, phản ánh tính độc đáo của nó. - Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí trung gian giữa khái niệm địa lí chung và khái niệm địa lí riêng. Mỗi khái niệm trên đây bao gồm một hệ thống các dấu hiệu, các bộ phận để chứng tỏ nó là nó chứ không phải cái khác. Những dấu hiệu này biểu hiện ra ở các hình thức diễn đạt có thể bằng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh, video clip... Khái niệm có nội dung hiện thực tự nhiên, nội dung đó là quy luật tồn tại trong các đối tượng, hiện tượng địa lí, nó tồn tại ở hình thức khái niệm tinh thần, trong đầu và ở bên ngoài, là hình thức vật chất “tàng hình” trong đối tượng, hiện tượng địa lí và hình thức nhân tạo võ đoán “tàng hình” trong các dạng ngôn ngữ, mô hình, kí hiệu.... Nhờ có thao tác tư duy mà lôgic tồn tại của các đối tượng, hiện tượng ở “dạng tĩnh, ẩn tàng” chuyển thành “dạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 động, hiện thực” và nhờ tách được nó ra khỏi đối tượng, hiện tượng mà chủ thể (học sinh) nạp được chúng vào trong đầu óc của mình (bộ nhớ), để lĩnh hội (hình thành) khái niệm. Dưới đây dẫn ra một số ví dụ: Ví dụ 1: khái niệm núi – độ cao, hình dạng, sườn, quy mô, vật liệu xây dựng lên nó, thực vật bao phủ... Ví dụ 2: Khái niệm về đập (thuỷ điện) sông nằm ở đập thuỷ điện. Phân tích các bộ phận cấu thành đập ta thấy rất rõ: - Đập nằm ở phần nào của sông (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu), nằm trên thung lũng nào, có hình dạng ra sao - Thân đập có nhiều cao, chiều rộng, chiều dài bao nhiêu -Hồ chứa nước, lượng nước thừa (cao bao nhiêu); lượng nước thiếu (nước thấp nhất là bao nhiêu) - Điều chỉnh dòng chảy: cung cấp nước chạy tuyếc bin, cung cấp ước uống cho con người, cho nông nghiệp, cho công nghiệp - Hiệu quả kinh tế quốc dân (cung cấp điện đi các nơi, tổng doanh thu), tạo ra vùng nghỉ ngơi du lịch. Các bộ phận trên đây hình thành mối liên hệ chính thuộc về khái niệm: + Đập ngăn cản dòng nước tự do – thung lũng có hình dạng thuận lợi, có đất dùng để xây dựng nhà máy thuỷ điện và có thể ngăn nước bằng đập – sau đập tạo thành bể chứa nước – khi mùa nước đập giữ nước thừa lại, còn khi thiếu nước sự cân bằng nước được duy trì bằng bể chứa nước. + Đập để điều chỉnh dòng nước: nước chảy qua đập chủ yếu dùng để chạy tuốc bin của nhà máy thuỷ điện. + Kết quả của việc điều chỉnh dòng nước chảy là cải thiện điều kiện giao thông vận tải, đường ống nước dùng để tiêu thụ cho sinh hoạt, đường ống dẫn nước tưới đồng ruộng, đường ống dẫn nước đến các khu công nghiệp. + Hồ nước và cảnh quan xung quanh hình thành nơi nghỉ mát. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 Đập là công trình thuỷ lợi quan trọng, xây dựng đập đòi hỏi đầu tư cơ bản lớn nhưng sinh lợi cao. Ví dụ 3: Khái niệm “phát triển tổng hợp vùng kinh tế” phản ánh toàn bộ tính chất phức tạp của những hiện tượng địa lí, vì nó bao gồm hầu hết những khái niệm cơ sở của địa lí kinh tế: - Vùng kinh tế - Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, thực vật, động vật, mạng lưới đường thuỷ, thuỷ chế của chúng) - mỏ khoáng sản - Quan hệ sản xất - Sự phân bố dân số, mật độ và vùng dân cư - Công nghiệp (những ngành công nghiệp cơ bản: khai thác mỏ, luyện kim, năng lượng, hoá học, công nghiệp gia công kim loại, cơ khí, công nghiệp nhẹ (công nghiệp thực phẩm) - Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) - Chuyên môn hoá – các ngành chuyên môn hoá - Công nghiệp địa phương - Hợp tác – giao thông vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ) - Quan hệ giao thông nội ngoại vùng - Phân công lao động theo lãnh thổ - Sự phát triển tổng hợp. Qua ba ví dụ trên ta thấy các dấu hiệu của các khái niệm địa lí đều được diễn giải bằng các chi tiết đồ họa trình bày trên các loại hình bản đồ giáo khoa, trên các phương tiện biểu hiện khác, nằm ngoài chủ thể nhận thức, sự diễn giải này rất lôgic, tương ứng với lôgic của khái niệm đang tồn tại. Nếu giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động học tập (sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ, tranh ảnh...) theo lôgic này thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 cơ sở hình thành một cách vững chắc. Khái niệm là sự tổng hợp trong tư duy những dấu hiệu chung và bản chất của các sự vật và hiện tượng. Hệ thống khái niệm trong chương trình được cấu trúc một cách lôgic, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, hình thành một cách tự nhiên hệ thống các bản đồ và các hình ảnh đồ họa tương ứng . Điều đó xuất phát từ cấu trúc lôgic của quá trình tiếp thu kiến thức của người học. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nhà phương pháp dạy học địa lí ở trong và ngoài nước nói đến dạy học địa lí là phải nói ngay đến các phương tiện trực quan như là một công cụ không thể thiếu được. Đó là một yêu cầu khách quan trong dạy học địa lí và điều đó làm cho chúng ta dễ hiểu vì sao cấu trúc hệ thống của tài liệu địa lí tương ứng với cấu trúc hệ thống của bản đồ và các loai hình vẽ, tranh ảnh... dùng trong nhà trường. 1.1.5.Phương pháp hình thành khái niệm địa lí Quá trình dạy học một bài học địa lí là quá trình hình thành khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó. Đó là quy trình dạy học tích cực, quy trình nhận thức. Đặc điểm cơ bản của quy trình nhận thức là: - Người học, chủ thể của hoạt động nhận thức, tự mình tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của mình - Người học tự thể hiện mình và hợp tác với bạn học - Nhà giáo – chuyên gia về việc học – là người tổ chức và hướng dẫn quá trình kết hợp cá nhân với xã hội hoá việc học tập của người học. - Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh Từ đặc điểm nhận thức kiến thức trên đây, có thể nói hoạt động nhận thức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực…Dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách. Quá trình đó được diễn ra theo con đường nhận thức chung của loài người, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 Muốn vậy đòi hỏi HS phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của mình. Tích cực hoá là một hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động. Từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của GV. Dạy học chính là quá trình tổ chức cho HS tự lĩnh hội tri thức. HS có vai trò chủ động tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, tự khám phá ra “cái chưa biết”, tìm ra kiến thức, tìm chân lí dưới sự chỉ đạo của GV. GV không còn là người truyền đạt tri thức có sẵn mà là người định hướng, đạo diễn, điều khiển, chỉ đạo hoạt động học tập cho HS chiếm lĩnh tri thức. HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề về lí thuyết cũng như thực hành trên các hình vẽ, biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chung thành tài sản riêng của mình. Hiện nay, trong chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường nói chung, trong chương trình Địa lí lớp 10 nói riêng, đều có những hình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu. Phải làm cho HS hiểu được các hình trong mỗi bài học địa lí đi kèm với kiến thức địa lí là những dấu hiệu, những biểu tượng khác nhau của các kiến thức trong bài học, do đó cần phải khai thác đầy đủ các hình trong bài học. Khi khai thác các hình trong bài học, một mặt nắm vững kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; mặt khác, để bồi dưỡng cho HS có được năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn trong học tập. Quá trình thực hiện khai thác kênh hình diễn ra theo hai giai đoạn: trang bị tri thức về khai thác kênh hình; tổ chức cho HS hoạt động khai thác kênh hình phục vụ bài học. Nói một cách khác, thực chất của quá trình này là thầy tổ chức, trò thi công sử dụng kênh hình địa lí. Đó là đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 Trong quá trình dạy học ở lớp 10, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp sau để hình thành khái niệm cho học sinh: 1.1.5.1.Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề Phương pháp dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp giáo viên đưa ra một chuỗi “tình huống có vấn đề”, “tình huống học tập” và hướng dẫn (điều khiển) học sinh giải quyết một loạt các vấn đề đó để nhận thức kiến thức địa lí. Tình huống có vấn đề hay tình huống học tập là trạng thái tâm lí khi học sinh gặp phải một vấn đề cần giải quyết dựa vào các tri thức đã có hoặc là quá trình giải quyết vấn đề nảy sinh. Thực chất của phương pháp này là sự tập hợp nhiều phương pháp, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ xoay quanh việc tạo ra và giải quyết một tình huống hoặc chuỗi liên tiếp các tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là: - Tình huống nghịch lí, là tình huống mà vấn đề xuất hiện khi phải lựa chọn cách giải quyết đúng nhất trong nhiều cách giải quyết đã đưa ra. - Tình huống bác bỏ, là tình huống xuất hiện khi đã chứng minh được chỗ sai, chỗ thiếu sót, không chính xác của một luận điểm, một kết luận sai lầm cần bác bỏ. - Tình huống giải thích, xuất hiện khi phải giải quyết những vấn đề thông qua mối quan hệ nhân quả. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là “tình huống có vấn đề”, “tình huống học tập”. Tình huống có vấn đề được thể hiện: - Có mâu thuẫn, làm nẩy sinh ra các vấn đề cần giải quyết - Có hai hay nhiều biện pháp khác nhau cần lựa chọn - Có mối quan hệ nhân quả cần giải quyết Khi dạyhọc địa lí ở lớp 10, có thể vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, kích thích học sinh suy nghĩ, phát huy tính độc lập, sáng tạo trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 nhận thức và phát triển tư duy của học sinh. Bởi vì, mỗi bài trong SGK Địa lí 10 chứa đựng những tình huống cần phải giải quyết để học sinh nhận thức kiến thức địa lí. Giáo viên chú ý sắp xếp và trình bày các dữ kiện hợp lí để tạo ra tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh tư duy, tìm lời giải đáp. Phương pháp này phát huy được tính sáng tạo trong học tập của học sinh, phát triển trí tuệ, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp ở người học. Nâng cao khả năng nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa lí từ đó phát triển năng lực cá nhân. Phương pháp này còn giúp học sinh liện hệ và sử dụng những tri thức đã học để tiếp thu tri thức mới; đồng thời tạo ra các mối liên hệ giữa hình đang học với các hình khác và bản đồ. Học sinh có cơ hội vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, trước nhất là thực tiễn học tập, giải quyết mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, phát huy năng lực giao tiếp xã hội... 1.1.5.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ Bản đồ vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện trực quan. Nó giúp học sinh khai thác kiến thức, củng cố tri thức và phát triển tư duy địa lí. Đối chiếu, so sánh, phân tích bản đồ học sinh sẽ phát triển được tư duy lôgic, thiết lập được các mối quan hệ nhân quả, hình thành được các biểu tượng và khái niệm địa lí rõ ràng. Phương pháp khai thác kiến thức từ bản đồ có một ý nghĩa rất lớn trong việc học tập địa lí. Bởi vì mỗi kiến thức địa lí đều có liên hệ với bản đồ bằng hình thức này hay hình thức khác. Không có bản đồ thì kiến thức địa lí chỉ tồn tại trong tưởng tượng, không có trong thực tế, không có giá trị. Trong kênh hình bản đồ chiếm tới 70%, hơn thế nữa bản đồ còn là nơi tổng hợp các thông tin qua biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ, phim video... Không có bản đồ thì biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ, phim ảnh địa lí... đều không có vị trí địa lí. 1.1.5.3. Phương pháp đàm thoại gợi mở Phương pháp này đòi hỏi sự khéo léo của giáo viên đặt ra các câu hỏi cho học sinh trả lời dựa vào sự tái hiện tri thức đã có. Phương pháp đàm thoại gợi mở giúp học sinh mở rộng. đào sâu kiến thức, củng cố và hệ thống hoá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 kiến thức đã tiếp thu được. Đồng thời giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình học tập của bản thân. Như vậy, thực chất của phương pháp đàm thoại gợi mở là giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để vừa mở rộng, vừa đào sâu kiến thức, vừa củng cố kiến thức cho học sinh. Phương pháp đàm thoại có nhiều hình thức, nếu dựa vào mục đích sư phạm thì phương pháp đàm thoại có các hình thức: + Đàm thoại gợi mở, được sử dụng khi dạy bài học mới, nhằm hướng học sinh đi đến lĩnh hội kiến thức mới. + Đàm thoại giải thích - minh hoạ, được dùng khi giáo viên đưa ra các câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả nếu giáo viên sử dụng phương tiện trực quan. + Đàm thoại tìm tòi – phát hiện, được giáo viên tổ chức tranh luận trước lớp có định hướng, giúp học sinh nhận thức kiến thức mới trong sự phân tích nhiều chiều. + Đàm thoại củng cố, được sử dụng sau khi dạy xong bài học mới, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. + Đàm thoại tổng kết, được sử dụng khi hệ thống hoá kiến thức một bài, một chương hay một phần. + Đàm thoại kiểm tra, được sử dụng trước và sau bài học địa lí, nhằm đánh giá chất lượng lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh + Đàm thoại tái hiện, giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Ngoài những câu hỏi chính còn có các câu hỏi phụ, nhằm gợi mở dần dần, dẫn dắt học sinh đi đến tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Phương pháp đàm thoại gợi mở dựa vào “trọng tài” của người thày, học sinh có thể tự do tranh luận để tìm ra phương án đúng. Phương pháp này có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 thể mạnh là kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo học tập của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu; cải thiện mối quan hệ giữa thày và trò, trò và trò; phát triển năng lực diễn đạt một vấn đề khoa học bằng lời; giúp giáo viên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của học sinh; tạo ra không khí học tập sôi nổi, thoải mái, hứng thú trong học tập địa lí. 1.1.5.4. Phương pháp báo cáo trong dạy học địa lí Phương pháp báo cáo là cách thức để học sinh trình bày những nhận định, những suy nghĩ và hiểu biết của bản thân qua việc tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các bước tiến hành phương pháp báo cáo: - Thu thập thông tin từ sách giáo khoa, sách báo, tạp chí, tài liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ... chọn lọc thông tin có liên quan đến báo cáo. - Xử lí thông tin. Đánh giá mức độ chính xác của các nguồn tư liệu. Xác định các nội dung theo đề cương báo cáo. Tổng hợp các thông tin, rút ra những nhận định phù hợp với bản chất của các đối tượng, hiện tượng địa lí. Nêu đề xuất nếu có. - Xây dựng báo cáo. Đề cương báo cáo: + Giới thiệu ngắn gọn chủ đề báo cáo + Trình bày tóm tắt phương pháp nghiên cứu + Trình bày kết quả nghiên cứu + Kết luận - Trình bày báo cáo. Đại diện của mỗi nhóm trình bày, học sinh trong lớp bổ sung. Cũng có thể sáng tạo ra nhiều hình thức trình bày khác, hấp dẫn, lôi cuốn nhiều học sinh cùng tham gia. - Thảo luận báo cáo. Giáo viên và học sinh có thể đặt ra nhiều câu hỏi để làm rõ vấn đề trình bày, mở rộng và đào sâu nội dung báo cáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 Phương pháp này đặt học sinh vào vị trí vừa là người tìm tòi, thu thập, phân tích, tổng hợp; học sinh có cơ hội phát triển kĩ năng hợp tác với bạn bè, kĩ năng nói, kĩ năng viết báo cáo về một nội dung khoa học. Nó còn bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu; kĩ năng trình bày quan điểm của mình một cách lôgic trước công chúng, kĩ năng giao tiếp, tăng tính tự tin, mạnh dạn. 1.1.5.5. Phương pháp thảo luận Phương pháp thảo luận là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trao đổi ý kiến về một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhận thức. Mục đích của thảo luận là để đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, khả năng diễn đạt và thái độ học tập của học sinh. Hình thức thảo luận: thảo luận theo nhóm, thảo luận theo cặp, thảo luận chung cả lớp. Các bước tổ chức học tập theo nhóm: + Chuẩn bị thảo luận – chia nhóm + Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm + Tiến hành thảo luận trong nhóm + Tổng kết thảo luận: đại diện các nhóm trình bày, tranh luận của các nhóm khác, giáo viên tổng kết đưa ra kiến thức chuẩn. Phương pháp này là phương pháp mà giáo viên là người tổ chức thảo luận, học sinh là chủ thể nhận thức, thảo luận, trao đổi ý kiến về một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi hay bài tập nhận thức. Đây là phương pháp hoạt động nhận thức tích cực, chủ động; là cơ hội để học sinh tự thể hiện mình, phát triển kĩ năng giao tiếp và trình độ tư duy; kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng tập hợp và ghi chép tư liệu... 1.1.5.6. Phương pháp dạy học theo dự án Dự án là sự dự kiến, thiết kế phác thảo. Phương pháp này thông qua việc thực hiện dự án mà học sinh có: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 - Các kĩ năng điều tra, bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn kiến thức khác nhau để rút ra kết luận - Từ các thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho kiến thức lí thuyết - Năng lực tham gia hoạt động cá nhân, tập thể - Có thói quen suy nghĩ độc lập, có tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện dự án - Có trách nhiệm trong việc ra quyết định và phải chứng minh quyết định của mình là đúng đắn. 1.1.5.7. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học theo nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Các thành viên trong nhóm học tập cùng hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết một vấn đề học tập. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định theo ý đồ của giáo viên. Trong học tập, các nhóm có thể cùng thực hiện một nhiệm vụ, hoặc cũng có thể mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo nội dung của bài học. Quy trình chung của dạy học hợp tác: a) Làm việc chung cả lớp. Các công việc cụ thể: + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập của lớp + Tổ chức các nhóm, giáo nhiệm vụ, phát phiếu học tập cho từng nhóm + Hướng dẫn chung cách làm việc theo nhóm b) Làm việc theo nhóm, học sinh thực hiện: + Phân công trong nhóm + Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm + Cử đại diện trình bày kết quả của nhóm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 21 c) Tổng kết trước lớp học Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả + Thảo luận chung cả lớp + Giáo viên tổng kết trước lớp Trong phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ này mọi học sinh đều được tham gia. Thông qua thảo luận học sinh cùng được chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Phương pháp này tạo điều kiện cho học sinh có khả năng làm việc độc lập và hợp tác sau này. Phương pháp này có thể vận dụng ở các lớp học có điều kiện học tập khác nhau, nhất là tổ chức khai thác kênh hình trong các bài học địa lí 10. Ngoài ra, tác giả còn dùng một số phương pháp khác kết hợp với các phương pháp trên trong việc hình thành kiến thức địa lí cho học sinh THPT tỉnh Thái Nguyên. Tóm lại, muốn khai thác kênh hình được thuận lợi và có kết quả, chúng tôi thường vận dụng các phương pháp dạy học trên đây để hình thành khái niệm địa lí. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3547 km2, với dân số 1137,7 nghìn người (2007), có vị trí địa lí quan trọng. Có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp luyện kim lớn; đồng thời là một trong những trung tâm giáo dục lớn của khu vực. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng gặp không ít khó khăn, địa hình phức tạp, địa bàn cư trú của 17 dân tộc thiểu số, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Chất lượng cuộc sống, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 22 thu nhập bình quân đầu người ở đây còn thấp so với cả nước, tốc độ gia tăng dân số còn cao. 1.2.2. Đặc điểm đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên 1.2.2.1. Giáo viên - Giáo viên địa lí hiện đang giảng dạy được đào tạo ở khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên, khoa địa lí ĐHSP Hà Nội. Trong đó chủ yếu GV địa lí được đào tạo từ khoa Địa lí ĐHSP Thái Nguyên. - Trình độ: 100% GV đạt trình độ cử nhân trở lên - Tâm lí đa số GV đều yêu thích môn Địa lí mình đã lựa chọn học tập và giảng dạy - Về nhận thức, hầu hết GV địa lí đều hiểu cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và SGK, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí. 1.2.2.2. Học sinh Học sinh nhìn chung năng động, ham học hỏi, phụ huynh quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học của con em mình. Tuy nhiên, cũng có sự phân hoá về mọi mặt giữa các địa bàn trong thành phố và các huyện. Thực tế cho thấy, các em tỏ ra có hứng thú học tập nhưng thiếu say mê với bộ môn địa lí. Nhiều học sinh cho rằng “địa lí là môn học phụ, môn học thuộc lòng”, do vậy các em rất ít đầu tư cho môn học. Khi gặp các dạng bài đòi hỏi tư duy như : phân tích bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ... phần lớn học sinh rất lúng túng. 1.2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đảm bảo, HS trong lớp đều có SGK. Bản đồ giáo khoa treo tường, tập bản đồ và Atlat địa lí đã được trang bị, các thiết bị dạy và học địa lí đã được các trường mua sắm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu khá nhiều và chất lượng các thiết bị chưa đảm bảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 23 Theo điều tra, khảo sát một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học nhìn chung còn thiếu nhiều các phương tiện, thiết bị dạy học địa lí, điều đó thể hiện cụ thể trong bảng điều tra sau: Bảng 1.1. Phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở các trƣờng THPT tỉnh Thái Nguyên 1.2.3. Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên Phần lớn các GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng... do thiếu phương tiện học nên hiệu quả học tập chưa cao. Nhiều GV và HS chưa tiếp cận được với các thiết bị hiện đại hoặc còn xem nhẹ kênh hình, nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí còn hạn chế so với việc rèn luyện kĩ năng toán, văn... có GV, HS và gia đình các em còn cho rằng môn Địa lí là môn phụ, nên ít đầu tư thời gian học tập. 1.2.4. Tình hình thực tế sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí 10 ở tỉnh Thái Nguyên Đại đa số các trường THPT ở Thái Nguyên đều sử dụng kênh hình truyền thống như: lược đồ, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, tập atlat, tranh ảnh sưu tầm... Còn các kênh hình hiện đại như: máy chiếu bản trong, máy chiếu slide, băng video, đĩa CD... còn rất hiếm. Trường ChuVăn An Lê Hồng Phong Sông Công Vùng cao Việt Bắc Quả Địa Cầu 04 02 02 01 Tập tranh ảnh địa lí 1o 01 00 0 Máy chiếu hình 11 05 03 03 Bản đồ treo tường 75 50 65 50 Máy vi tính 50 30 50 45 Phòng địa lí 01 0 0 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 24 Từ đó, cho thấy phương tiện dạy học địa lí hiện nay ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Vì vậy, giáo viên vẫn phải tự trang bị thêm một số kênh hình cần thiết như: in lược đồ trên giấy khổ lớn treo tường, tự tìm tòi tranh ảnh phục vụ công tác giảng dạy... Nhiều giáo viên đã nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học như bản đồ kết hợp với các đồ dùng dạy học tự tạo (lược đồ, biểu đồ, sơ đồ...). Tuy nhiên, cũng còn nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ việc sử dụng phương tiện dạy học và nguyên tắc trực quan trong giờ lên lớp, thậm chí ở một số giờ còn không có các bản đồ cần thiết. Phần lớn giáo viên sử dụng các kênh hình như: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... mới chỉ dùng ở chức năng trực quan, minh hoạ cho bài giảng chứ chưa khai thác nội dung, chưa hướng dẫn cho học sinh khai thác các kiến thức từ kênh hình đó. Qua điều tra ở 4 trường THPT tỉnh Thái Nguyên: - 45% số giáo viên cho rằng kĩ năng sử dụng kênh hình cần được bồi dưỡng thêm, 53% cho rằng kĩ năng sử dụng kênh hình đáp ứng được yêu cầu. - Quan niệm về kênh hình và sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí: + 100% giáo viên cho rằng kênh hình không thể thiếu được trong dạy học địa lí; 73,3% giáo viên dùng kênh hình để minh hoạ; 26,7% giáo viên sử dụng kênh hình để khai thác kiến thức. - Về mức độ sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí: + 53,3% giáo viên sử dụng kênh hình thường xuyên trong khi giảng bài, 46,7% sử dụng kênh hình khi nội dung bài cần thiết. + 85% giáo viên cho rằng các loại kênh hình còn rất thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học hiện nay. Chính vì thực trạng các phương tiện, thiết bị dạy học địa lí còn thiếu và giáo viên chưa coi trọng tới phương pháp sử dụng chúng dẫn đến học sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 25 hiểu rất mơ hồ khi được tiếp cận các kênh hình mà giáo viên đưa ra. Có lẽ đó là nguyên nhân dẫn đến việc các em ngại học môn địa lí. 1.2.5. Phương hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn địa lí ở tỉnh Thái Nguyên 1.2.5.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học Địa lí được coi là một trong những xu hướng đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí. Điều này được cụ thể hóa bằng nhiều phong trào đổi mới phương pháp tại hầu hết các trường THPT trong tỉnh Thái Nguyên; những nghiên cứu đổi mới phương pháp được tiến hành theo nhiều định hướng khác nhau rất đa dạng và phong phú...Tuy nhiên, theo Thái Duy Tuyên, các hoạt động đổi mới nói chung diễn ra theo ba hướng chính là phát triển năng lực nội sinh của người học, đổi mới quan hệ thầy trò theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường với tư cách là những phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học. Những biện pháp dưới đây sẽ góp phần đổi mới toàn diện phương pháp dạy học. 1.2.5.2. Yêu cầu tích cực hóa hoạt động của học sinh Để tích cực hóa hoạt động của HS, nội dung dạy học không được trình bày một cách tường minh, có sẵn để học sinh công nhận một cách thụ động mà chỉ đưa ra những thông tin có liên quan để học sinh tự xử lý và rút ra kết luận( kiến thức, kĩ năng) cho riêng mình. Do đó, thông tin đưa ra phải sinh động, đa dạng, hấp dẫn( dưới dạng kênh chữ, kênh hình tĩnh và động, âm thanh, màu sắc và kể cả sự tương tác giữa học sinh với nội dung học tập...) để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập cụ thể. Với sự thể hiện thông tin theo cách làm truyền thống( chữ viết, hình vẽ, thậm chí vật thật...) rất khó đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho học sinh tư duy và hành động. Thực tiễn đòi hỏi về phía học sinh phải chủ động, tích cực trong hoạt động nhận thức. Cụ thể hơn, học sinh phải được khuyến khích làm việc một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 26 cách chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo từ các “nguồn” thông tin khác nhau như SGK, kênh hình, tài liệu tham khảo, bài giảng của giáo viên, các bài thí nghiệm, thực hành, thực tiễn... Về phía GV, nhà trường, xã hội thì phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho các em có được trang thiết bị, tài liệu, môi trường học tập tốt nhất. 1.2.5.3. Tăng cường hoạt động tự học của học sinh Trong quá trình dạy học, hoạt động nhận thức của học sinh đóng vai trò chủ đạo và quyết định tới chất lượng dạy học. Nếu học sinh không nỗ lực học tập thì quá trình dạy học sẽ không có kết quả. Thực tế hiện nay, GV thường làm việc quá nhiều, đưa ra quá nhiều thông tin trong quá trình dạy học. Điều này sẽ đưa học sinh vào trạng thái bị động ghi nhớ, không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Kết quả là khi bắt gặp những khó khăn, những vấn đề mới lạ, học sinh sẽ bỡ ngỡ, lúng túng, không đủ phương pháp và bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Do vậy, vai trò của GV trong qua trình dạy học chỉ là để tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức, từng bước nâng cao khả năng tự học của học sinh. Để tăng cường hoạt động tự học của học sinh, hoạt động này không chỉ được tổ chức khi học tập ở nhà mà cần được coi trọng ngay cả giờ học trên lớp. Bên cạnh đó, cần tổ chức hoạt động độc lập của học sinh thông qua nhiều hình thức như đọc sách , thực hành, làm bài tập, thảo luận...Cuối cùng, cần đặc biệt coi trọng hoạt động tư lực, có tính sáng tạo và cần phối hợp hoạt động tự học sáng tạo và hoạt động tái hiện một cách hợp lí. 1.2.5.4. Tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Kết hợp học với hành là một trong những quan điểm giáo dục quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 27 trọng của Đảng. Việc nắm vững lý thuyết chỉ là để biết, để nhận thức bản chất sự vật, hiện tượng...vận dụng được, làm được mới là mục tiêu quan trọng của giáo dục. Do vậy, tăng cường tổ chức các hoạt động trên cơ sở sử dụng kênh hình sẽ là một hướng quan trọng cần được quan tâm khi đổi mới phương pháp dạy học. 1.2.5.5 Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Thực tiễn cho thấy, phương tiện dạy học ngày càng đóng vai trò quan trong trong quá trình dạy học. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như những thành tựu về khoa học sư phạm, các phương tiện ngày càng hiện đại và đã thực sự góp phần giải quyết được nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức của người học. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại như là các loại máy chiếu( máy chiếu bản trong, máy chiếu vật thể, máy chiếu slide, máy chiếu đa phương tiện...), máy tính... không những giúp giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức chắc chắn, phong phú và sinh động mà còn thể hiện được những hiện tượng, quá trình trong thực tế mà các phương tiện truyền thống như bản đồ, mô hình... không thể biểu diễn được. Vì vậy, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại nói chung và phương tiện truyền thống nói riêng trong trường học cần phải được xem là một hướng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí. 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 Phương pháp sử dụng kênh hình trong việc dạy học Địa lí 10 ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên cần phải dựa trên cơ sở tâm lí và lí luận dạy học địa lí. Cơ sở tâm lí dạy học địa lí chính là cơ sở xây dựng khái niệm môn học. Dựa vào khả năng nhận thức của từng lứa tuổi học sinh mà các nhà sư phạm biến khoa học lớn (Khoa học Địa lí) thành môn học trong nhà trường – môn Địa lí phổ thông. Môn học đó được cấu tạo bằng một hệ thống các bài học, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 28 trong các bài học lại được xây dựng bởi hệ thống khái niệm. Mỗi khái niệm được trải ra bằng kênh chữ và kênh hình. Do đó dạy khái niệm địa lí, hình thành kiến thức cho học sinh nhất thiết phải sử dụng kênh chữ song song với kênh hình. Thiếu kênh hình sẽ hình thành các khái niệm địa lí mù mờ trong học sinh. Hậu quả là học sinh học các đối tượng, hiện tượng địa lí có trong thực tế nhưng học xong không rõ nó ở đâu và như thế nào. Mặt khác các khái niệm địa lí tồn tại ngay trong chúng, trên kênh hình. Lời khái quát địa lí (khái niệm) nếu không có kênh hình minh họa, lí giải thì học sinh không thể tưởng tượng được vì chúng nằm xa ngoài tầm mắt quan sát của học sinh. Cơ sở lí luận dạy học, trong đó có các phương pháp và phương tiện dạy học địa lí, chính là các thủ thuật sư phạm cần thiết để chuyển hệ thống kiến thức từ trong sách giáo khoa vào trong đầu học sinh – hình thành khái niệm. Phương pháp sử dụng kênh hình cũng cần phải dựa vào tình hình thực tế địa phương. Đó là cơ sở thực tiễn. Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở thiết bị dạy học địa lí, cùng với chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lí của tỉnh, chúng tôi nhận thấy đề tài hoàn toàn có khả năng thực thi ở tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 29 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 2.1 Quan niệm về kênh hình trong các sách giáo khoa địa lí Trong sách giáo khoa địa lí nói chung và trong sách giáo khoa địa lí lớp 10 nói riêng, kiến thức được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ đồ hoạ, ngôn ngữ toán học... Ngôn ngữ văn học (chữ viết) được trình bày thông qua kênh chữ, ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, số liệu... còn các ngôn ngữ khác được trình bày thông qua kênh hình. Tất cả các hình vẽ, bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, và các sản phẩm khoa học của bản đồ, tranh ảnh và các hình vẽ, các bảng biểu( biểu đồ, đồ thị hoặc bảng sồ liệu gắn với biểu đồ, với bản đồ hoặc được diễn giải gắn với một quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định, gọi chung là bảng biểu) trong sách giáo khoa được gọi chung là kênh hình. Chúng có tính trực quan cao và diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học địa lí. Hệ thống các kiến thức chứa đựng trong kênh chữ giúp học sinh hình thành kiến thức cơ bản , phát triển tư duy địa lí, tư duy trừu tượng, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng. Hệ thống kiến thức này được xích lại gần thực tế hơn nếu biết khai thác những kiến thức trong kênh hình phục vụ bài học địa lí. Ngoài kiến thức địa lí minh hoạ cho kênh chữ, những kiến thức tàng trữ trong kênh hình có khả năng nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh mà kênh chữ chưa đề cập đến hoặc điều kiện thời gian không cho phép. Trong dạy học địa lí, giáo viên và học sinh cần coi trọng đúng mức vai trò của kênh hình trong các sách giáo khoa. Do đó vấn đề sử dụng kênh hình ở lớp 10 cần được các nhà giáo và nhà nghiên cứu trình bày những sáng kiến kinh nghiệm của mình để mọi người học tập áp dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 30 2.2 Các loại hình, tranh ảnh và bảng biểu trong dạy học Địa lí 10 2.2.1 Các loại hình bao gồm: - Các hình vẽ, sơ đồ (gồm các sơ đồ có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ hoặc sơ đồ không có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ), lược đồ, bản đồ và các sản phẩm của khoa học bản đồ để bàn hoặc treo tường. Các loại hình trong sách giáo khoa trình bày sự phân bố không gian và các mối quan hệ của đối tượng, hiện tượng được đề cập đến trong sách giáo khoa mà thầy và trò học tập, nghiên cứu. Tuỳ từng qui mô nghiên cứu và tính chất của các đối tượng, hiện tượng mà hình được vẽ theo một tỉ lệ nhất định tương ứng với nội dung địa lí cần biểu hiện. Dựa vào tính chất của các hình và cách sử dụng mà chia ra: + Các sơ đồ có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các lược đồ và bản đồ treo tường hoặc để bàn. + Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các sơ đồ graph và các sơ đồ khác nhìn gần hoặc nhìn xa. + Các hình vẽ không theo tỉ lệ, trình bày các mối quan hệ không gian hai chiều, ba chiều, các mối quan hệ thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của các đối tượng, hiện tượng; các hình vẽ treo tường hay để bàn. Khi sử dụng các hình vẽ nên phối hợp giữa chúng, phối hợp giữa hình vẽ vớicác tranh ảnh và bảng biểu dùng trong chương trình địa lí 10. 2.2.2 Các loại tranh ảnh và bảng biểu Nhận rõ được vai trò to lớn của tranh ảnh và bảng biểu, nước ta và nhiều nước khác đã có quy định số lượng tranh ảnh và bảng biểu cho từng chương trình địa lí. Các loại tranh ảnh treo tường hoặc để bàn( nhìn xa hoặc nhìn gần; các loại tranh ảnh phản ánh nội dung tự nhiên, kinh tế, xã hội; các loại tranh ảnh toàn phần hay trích đoạn một phần sự vật, hiện tượng... hoặc phân biệt theo ngôn ngữ đồ họa, hội họa hay nghệ thuật( tranh vẽ, ảnh chụp, các sơ đồ, mặt cắt...) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 31 Các loại bảng biểu bao gồm: bảng biểu minh hoạ, sơ đồ, đồ thị, mặt cắt, biểu đồ, số liệu thống kê... nằm ở trong sách giáo khoa hay treo ở trên tường dùng cho giáo viên giảng dạy. Trong sách giáo khoa địa lí 10, tranh ảnh và bảng biểu cũng có đủ loại như đã trình bày ở trên. Song mỗi loại có cách khai thác riêng hoặc khai thác kết hợp với bản đồ, với hình vẽ, với biểu đồ, sơ đồ, mặt cắt... phục vụ từng bài học địa lí. 2.3. Ý nghĩa của việc khai thác kênh hình trong dạy học địa lí Trong việc dạy học địa lí ở lớp 10, giáo viên đã sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác nhau như tranh ảnh, bảng biểu, băng hình, bản đồ,...mỗi loại đồ dùng có một giá trị nhất định trong dạy học địa lí. Bản đồ giáo khoa, bao gồm các bản đồ giáo khoa treo tường ; bản đồ, sơ đồ, lược đồ trong SGK; các bản đồ câm và át lát địa lí. Trong số các loại hình bản đồ giáo khoa kể trên, các sơ đồ, lược đồ và bản đồ trong sách giáo khoa được học sinh tiếp xúc nhiều nhất và đây cũng là loại hình duy nhất gần như học sinh nào cũng có thể có, các em thường dùng để học ở nhà, học ở trường (các loại hình treo tường, bản đồ câm, át lát địa lí nhiều học sinh không có). Hơn nữa loại hình này gắn bó với các bài học địa lí rất khăng khít không thể tách rời, nó giúp học sinh tư duy địa lí gắn liền với từng lãnh thổ. Các kiến thức địa lí được chọn lọc và trình bày trong bài học bằng ngôn ngữ viết, còn các sơ đồ, lược đồ, bản đồ phản ánh chúng bằng ngôn ngữ bản đồ. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ bản đồ làm cho việc phản ánh thực tế địa lí sinh động hơn, đầy đủ hơn, giúp cho việc nhận thức thực tế địa lí dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa còn giúp học sinh nhìn bao quát được các hiện tượng diễn ra trong các khoảng không gian rộng lớn trên Trái Đất mà học sinh không thể tri giác trực tiếp được. Chúng cũng mở rộng khái niệm không gian cho học sinh, cho phép các em thiết lập các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các hiện tượng, trong các quá trình tự nhiên, kinh tế, xã hội, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 32 phát triển tư duy lôgic, năng lực quan sát, đồng thời hình thành trong các em thế giới quan duy vật biện chứng. Các sơ đồ, lược đồ, bản đồ còn tham gia hình thành trong học sinh các quy luật phân bố của các đối tượng địa lí, quy luật phân bố lực lượng sản xuất, quy luật phân công lao động theo lãnh thổ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường... Loại hình này nếu được phối hợp sử dụng với các loại hình bản đồ khác như bản đồ giáo khoa treo tường, át lát, bản đồ câm thì kết quả học tập địa lí còn tăng lên gấp bội. Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ và các hình vẽ, biểu đồ, tranh ảnh... trong SGK có giá trị không nhỏ trong việc hình thành các mối quan hệ địa lí, các biểu tượng và khái niệm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các loại đồ dùng trên đây, khi tiến hành giảng dạy nhất thiết phải liên hệ với bản đồ, lãnh thổ có biểu đồ, tranh ảnh, hình vẽ đó tồn tại. Không liên hệ với bản đồ thì các phương tiện trên không có giá trị thực tiễn và các biểu tượng và khái niệm không được củng cố vững chắc trong học sinh. 2.4. Các phƣơng pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí 10 2.4.1 Phương pháp khai thác kiến thức trên Quả Địa Cầu Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất mà trong đó tất cả các yếu tố của nó như bán kính Trái Đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo và đại dương... đều giảm đi theo một tỉ lệ nhất định. Quả Địa Cầu biểu hiện đúng các đối tượng quan trọng trên bề mặt Trái Đất và giữ được tính chất địa lí của chúng. Khoảng cách và diện tích, góc và hình dạng đối tượng không có sai số chiếu hình. Tỉ lệ của Quả Địa Cầu như nhau tất cả mọi điểm. Quả Địa Cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái Đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các phần trên bề mặt Trái Đất; đồng thời cụ thể hoá các yếu tố của Trái Đất- trục quay, các cực và mạng lưới địa lí (thường gọi là hệ thống kinh vĩ tuyến). Trục quay của quả cầu là trục quay tưởng tượng của Trái Đất. Cực của quả Địa Cầu là giao điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 33 giữa trục quay và mặt elipxôit của Trái Đất. Kinh tuyến Trái Đất là giao tuyến giữa mặt phẳng đi qua trục và mặt elipxoit trái Đất, biểu hiện trên quả Địa Cầu là đường nối hai cực Trái Đất. Đường xích đạo có chiều dài L=2πR (R là bán kính Trái Đất được công nhận bằng 6378, 245 km) tính gần đúng bằng 40.000 km, chia Trái Đất ra làm hai phần bằng nhau. Nửa trên có cực Bắc của Trái Đất gọi là Bắc Bán Cầu. Nửa dưới có cực Nam của Trái Đất gọi là Nam Bán Cầu. Tất cả những đường song song với đường xích đạo là các đường vĩ tuyến được tính bằng công thức: l=2πr(r là bán kính vĩ tuyến ở vĩ độ φ) hoặc l=2π RCosφ(r = R.Cosφ). Hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả Địa Cầu vuông góc với nhau. Nói chung, tỉ lệ quả Địa Cầu dùng trong thực tiễn thay đổi từ 1/ 100.000.000 đến 1/25.000.000.Quả Địa Cầu dùng trong nhà trường thường có tỉ lệ 1/50.000.000, tức là 1cm trên quả Địa Cầu tương ứng với 500 km trên bề mặt Trái Đất. Các loại quả Địa Cầu gồm: quả Địa Cầu tự nhiên, quả Địa Cầu địa hình, quả Địa Cầu chính trị... Sử dụng quả Địa Cầu để hình thành khái niệm cơ bản như kinh, vĩ tuyến, các cực, bán cầu Bắc, bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây, các đại lục và châu lục trên thế giới. 2.4.2. Phương pháp khai thác kiến thức trên một số loại hình bản đồ Địa lí 10 Trong nhà trường đã dùng các loại phương tiện: bản đồ, sơ đồ và lược đồ có nguồn gốc tài liệu bản đồ, vì vậy trong luận văn này chúng tôi dùng thuật ngữ “bản đồ” để chỉ chung cho các phương tiện trên. Trong chương trình và sách giáo khoa Địa lí 10 đã sử dụng các bản đồ, sơ đồ và lược đồ sau: Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện bản đồ. - Hình 2.2 – Công nghiệp điện Việt Nam - Hình 2.3 – Gió và bão ở Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 34 - Hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á - Hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam - Hình 2.6 – Một số cách khác nhau thể hiện vùng thuốc lá. Bài 5 – Hình 5.3 – Các múi giờ trên Trái Đất Bài 7 – Hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển Bài 10 - Hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ Bài 11 – Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương Bài 12 - Hình 12.2 – Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7 - Hình 12.3 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 Bài 13 – Hình 13.2 – Phân bố lượng mưa trên thế giới Bài 14 - Hình 14.1 – Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất Bài 16 - Hình 16.4 – Các dòng biển trên thế giới Bài 19 - Hình 19.1 – Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới - Hình 19.2 – Các nhóm đất chính trên thế giới Bài 22 - Hình 22.3 – Tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên thế giới hằng năm, thời kì 2000 – 2005 (%) Bài 24 - Hình 24.1 – Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kì 2000 – 2005 (%) Bài 25 - Hình 25.1 – Phân bố dân cư thế giới, năm 2000 Bài 28 - Hình 28.2 – Phân bố các cây lương thực chính trên thế giới - Hình 28.5 – Phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới Bài 29 - Hình 29.3 – Phân bố đàn gia súc trên thế giới Bài 32 - Hình 32.3 – Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì 2000 – 2003 - Hình 32.4 – Phân bố sản lượng điện năng trên thế giới, thời kì 2000 – 2003 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 35 - Hình 32.5 – Khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới, thời kí 2000 – 2003 - Hình 32.9 – Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới, năm 2000 Bài 33 - Hình 33 – Sơ đồ một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 35 - Hình 35 – Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước năm 2001 Bài 37- Hình 37.2 – Số ôtô bình quân trên 1000 dân, năm 2001 Hình 37.3 – Các luồng vận tải hàng hoá bằng đường biển chủ yếu trên thế giới Bài 38 - Hình 38.1 – Kênh Xuy-ê - Hình 38.2 – Kênh Pa-na-ma Bài 39 - Hình 39 – Bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân, năm 2001 Các bản đồ, sơ đồ và lược đồ trên đây trong SGK Địa lí 10 đã được sử dụng triệt để; đồng thời phối hợp khai thác kiến thức ở trên bản đồ treo tường. Khi sử dụng từng bản đồ cụ thể, giáo viên cần thống nhất sử dụng quy trình chung. 2.4.3. Qui trình sử dụng bản đồ địa lí 10 2.4.3.1 Đọc bản đồ: Đọc bản đồ giống như đọc sách. Sự khác nhau giữa đọc bản đồ và đọc sách ở chỗ, đọc sách sử dụng ngôn ngữ viết, còn đọc bản đồ sử dụng ngôn ngữ bản đồ. Khái quát chung về bản đồ có qui trình đọc như sau: - Đọc tên bản đồ: Đọc tên bản đồ để hiểu ba nội dung: + Nội dung địa lí. + Không gian bao quát trên bản đồ. + Thời gian thành lập biểu đồ. - Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 36 Đối với bản đồ: + Đọc lưới chiếu để hiểu các khu vực biến dạng( sai số) nhiều hay ít. + Nhận dạng khung kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ. + Đọc tỉ lệ để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí trên thực tế biểu hiện trên bản đồ và ước tính khi cần thiết. + Đọc bố cục để hiểu rõ các bộ phận cấu thành bản đồ. Nội dung chính được biểu hiện nổi trội trên bản đồ chính. Nội dung phụ được biểu hiện ở tầng sau nội dung chính hoặc đặt bên ngoài bản đồ có nhiệm vụ giải thích rõ các khía cạnh khác nhau của nội dung chính. Đối với lược đồ, sơ đồ, do chúng không có kinh vĩ tuyến nên đọc tỉ lệ và bố cục để hiểu mục đích cuả chúng có mặt trên lược đồ, sơ đồ mà sử dụng tránh những sai lầm đáng tiếc. Do đặc điểm biểu hiện của lược đồ, sơ đồ mà khi sử dụng không nên đo đạc trên chúng theo tài liệu ghi trên sơ đồ, lược đồ. - Đọc bản chú giải: Cấu trúc chung của bản chú giải: nội dung chính, nội dung phụ, các yếu tố khác. + Đọc nội dung chính lần lượt theo thứ tự từ trên xuống, đọc đến đâu xác định phương pháp biểu hiện tương ứng với mỗi nội dung ghi trong bản chú giải. + Đọc nội dung phụ, xác định mối quan hệ giữa nội dung chính và nội dung phụ. Mỗi nội dung phụ thiết kế trên bản đồ nhằm giải thích khía cạnh nào của nội dung? Vì sao? 2.4.3.2. Hiểu bản đồ Khi đọc mỗi nội dung trên đây, người đọc đã hiểu các nội dung riêng rẽ biểu hiện ở từng kí hiệu, từng đối tượng, hiện tượng địa lí giống như đọc sách đọc ý nào hiểu ý đó. Ví dụ: Khi đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam. Người đọc kí hiệu hình tam giác, nếu tam giác đều màu đen hiểu đó là mỏ sắt, đọc kí hiệu hình vuông màu đen hiểu đó là mỏ than, đọc kí hiệu hình chữ nhật màu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 37 đen hiểu đó là đồng... Sau khi đọc xong cần phải tổng hợp lại xem bản đồ đã biểu hiện nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta đến đâu, mức độ phân bố các loại khoáng sản như thế nào, số lượng, chất lượng của các loại khoáng sản đó ra sao và hướng sử dụng chúng. Đây cũng chính là ý đồ của người thiết kế muốn truyền đạt nội dung địa lí đến người dùng bản đồ. Trong quá trình đọc và hiểu bản đồ, chúng ta cần chú ý nội dung sâu xa mà tác phẩm bản đồ muốn truyền đạt thông qua các phương pháp biểu hiện bản đồ. Để khai thác đầy đủ lượng thông tin trên bản đồ, người dùng bản đồ cần hiểu “ đằng sau ” mỗi kí hiệu bản đồ có một lượng thông tin ẩn chứa. Vì vậy khi đọc một kí hiệu bản đồ (chúng giống nhau về hình thức nhưng bản chất khác nhau ), cần phải xem kí hiệu đó nằm trong phương pháp biểu hiện nào, kí hiệu đó phản ánh đối tượng phân bố theo vùng, theo đường hay theo điểm; kí hiệu phản ánh cấu trúc, phản ánh số lượng, chất lượng như thế nào. Cùng là kí hiệu biểu đồ (biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường..) nhưng nếu chúng nằm trong các phương pháp khác nhau thì mang ý nghĩa khác nhau: - Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp kí hiệu có thể biểu hiện vị trí đối tượng, số lượng (quy mô lớn, nhỏ), chất lượng, cấu trúc, và động lực phát triển hiện tượng. - Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp bản đồ- biểu đồ lại thể hiện tổng giá trị hiện tượng có trong một lãnh thổ nhất định, hay sự biến đổi của hiện tượng (ví dụ: sự gia tăng tự nhiên của dân số qua một năm) theo thời gian trên lãnh thổ đó. - Kí hiệu biểu đồ nằm trong phương pháp biểu đồ định vị lại thể hiện sự biến đổi của hiện tượng trong một thời gian nhất định, trên một vùng rộng lớn. Có thể lấy ví dụ khác: kí hiệu các cây trồng, vật nuôi biểu hiện trên bản đồ có các ý nghĩa rất khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 38 + Nếu kí hiệu cây trồng, vật nuôi đặt trên bản đồ thì điều đó biểu hiện vùng phân bố chăn nuôi và trồng trọt sơ lược. + Nếu kí hiệu cây trồng, vật nuôi đặt trong đường viền đứt đoạn thì điều đó biểu hiện vùng phân bố không thể xác định chính xác được trong tự nhiên. + Nếu kí hiệu cây trồng, vật nuôi đặt trong đường viền liền nét thì điều đó biểu hiện vùng phân bố đã được xác định chính xác trong tự nhiên... 2.4.3.3 Sử dụng bản đồ Trên bản đồ tàng trữ một lượng thông tin lớn, lượng thông tin này còn lớn gấp bội khi người dùng nhất thể hóa kiến thức trình bày trên bản đồ với kiến thức địa lí. Do đó mục đích sử dụng bản đồ là đề tài không có giới hạn. Có thể dùng bản đồ giáo khoa với mục đích đo tính khoảng cách, đo tính độ cao, độ dài, đo tính tọa độ, đo tính biểu đồ, … cũng có thể sử dụng bản đồ để phân tích một hiện tượng, phân tích hiện trạng, phân tích thông qua biến đổi hiện trạng, kết hợp phân tích các hiện tượng trên nhiều bản đồ được thành lập trên cùng một địa phương,… Dựa vào bản đồ có thể xác định các mối quan hệ địa lí (mối quan hệ tương tác, mối quan hệ nhân quả) của một hiện tượng, của nhiều hiện tượng trên một bản đồ hoặc trên nhiều bản đồ; đồng thời cũng dựa vào bản đồ để giải thích nguyên nhân của các mối quan hệ đó…. và giải thích các hiện tượng có trong thực tế. Căn cứ vào một hoặc nhiều bản đồ và kiến thức đã học để tiến hành : - Phân tích hiện trạng (hoặc mô tả, viết báo cáo đánh giá...) dựa vào bản đồ - Đo tính trên bản đồ để tìm cứ liệu chứng minh cho việc phân tích bản bồ - Khai thác các biểu đồ trên bản đồ để lấy số liệu và nêu nhận xét hoặc giải thích hiện tượng - So sánh hai quốc gia khác nhau về một lĩnh vực nào đó (so sánh từng yếu tố địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, dân cư, công nghiệp, nông nghiệp...) - Nhận xét và giải thích một hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 39 2.4.4. Phương pháp sử dụng bản đồ câm Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống. Trên bản đồ này thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng lưới thuỷ văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng. Trên bản đồ không ghi địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được giáo viên địa lý dùng trong các giờ học; dạy đến đâu giáo viên điền nội dung đã chuẩn bị ở nhà vào đó. Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức mới độc đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bài giảng mới. Tương ứng với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên là bản đồ câm dành cho học trò. Bản đồ của học trò có tỉ lệ nhỏ hơn, thường được đóng thành tập gọi là “tập bản đồ bài tập”. Trong giờ học, học sinh thường để chúng ở trên bàn. Học sinh vừa nghe thầy giảng bài vừa ghi chép, vừa chuyển những nội dung mà giáo viên trên bản đồ câm vào bản đồ của mình. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò khi sử dụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là phương pháp hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ năng bản đồ cần thiết. Bản đồ câm có mối quan hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlat. Nếu giáo viên biết hướng dẫn cho học sinh khai thác các mối quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức tự giác và tích cực. Có thể lấy kết quả thực nghiệm khoa học của các nhà tâm lí về hoạt động nhận thức để minh chứng hiệu quả khai thác mối quan hệ này khi thực hành trên bản đồ câm: học sinh tự trình bày kết hợp với thực hành trên bản đồ sẽ lưu giữ được 90% lượng tri thức của bài học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 40 2.4.5. Phương pháp khai thác các loại biểu đồ Địa lí 10 Trong SGK Địa lí 10 đã sử dụng các biểu đồ sau: Bài 6 - Hình 6. 1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm Bài 13 - Hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ Bài 17 - Hình 14.2 – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm Bài 22 - Hình 22.1 – Tỉ suất sinh thô thời kí 1950 – 2005 - Hình 22.2 – Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005 Bài 23 - Hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số cơ bản - Hình 23.2 – Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%) Bài 32 - Hình 32.6 – Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%). Khi khai thác hình vẽ là biểu đồ thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét biểu đồ đó phản ánh cái chung của lãnh thổ hay đi sâu giải thích các khía cạnh khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế của lãnh thổ đó. Trên cơ sở đó khắc sâu vào tâm trí học sinh các khía cạnh tiêu biểu quan trọng này. Nhìn chung, các biểu đồ trong SGK Địa lí 10, thể hiện một trong số vấn đề sau : - Biểu đồ biểu hiện động thái phát triển (tăng, giảm) của một hiện tượng. Sự tăng giảm này có thể liên tục, có thể gián đoạn, có thể đều đặn hoặc không đều đặn tùy thuộc vào sự biểu hiện của biểu đồ. - Biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng. Các hiện tượng biểu hiện có thể là cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu GDP, cơ cấu của một thành phần trong tổng thể… - Biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, giữa dân số thành thị và nông thôn… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 41 - Biểu đồ biểu hiện kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thì cần phân tích và so sánh: + Hình dạng của tháp tuổi + Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tính số lượng dân cư trong độ tuổi lao động, dân cư ngoài độ tuổi lao động (tỉ lệ dân cư phụ thuộc). + Nguyên nhân của hiện tượng + Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế đất nước. Quy trình chung sử dụng biểu đồ: 1) Đọc biểu đồ: Quan sát hình dạng biểu đồ (dạng hình cột đơn, cột ghép hay cột chồng, biểu đồ hình tròn: có cấu trúc hoặc phi cấu trúc, dạng đường đơn hay nhiều đường biểu hiện nhiều hiện tượng, biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ miền, biểu đồ thanh ngang…). - Xem xét nội dung biểu hiện về nông nghiệp, công nghiệp, dân cư,… và đọc bản chú giải (nếu có). -Xem xét cấu trúc: biểu hiện các thành phần, các bộ phận hay biểu hiện cơ cấu, biểu hiện một, hai hay nhiều hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Xác định quy mô (độ lớn) của các thành phần, tỉ trọng (thị phần) của chúng, xu hướng phát triển (tăng hay giảm) và tầm quan trọng của từng thành phần. 2) Nhận xét và giải thích: Dựa trên phân tích hình dạng, nội dung, cấu trúc, độ lớn và thị phần của hiện tượng để nêu nhận xét. Giải thích nguyên nhân. 3) Kết luận: Nhận thức hiện tượng nghiên cứu 2.4.6. Phương pháp khai thác hình vẽ, tranh ảnh Địa lí 10 Trong sách giáo khoa Địa lí 10 có các hình vẽ và tranh ảnh sau: Bài 1 - Hình 1.1 – Mặt chiếu tiếp xúc với bề mặt Điạ Cầu - Hình 1.2 – Ba vị trí của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 42 - Hình 1.3 – Phép chiếu phương vị - Hình 1.4 – Ba vị trí của hình nón trong phép chiếu hình nón - Hình 1.5 – Phép chiếu hình nón đứng - Hình 1.6 – Ba vị trí hình trụ trong phép chiếu hình trụ - Hình 1.7 – Phép chiếu hình trụ đứng Bài 2 – Hình 2.1 – Các dạng kí hiệu Bài 5 – Hình 5.1 – Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà - Hình 5.2 – Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng - Hình 5.4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất Bài 6 – Hình 6.2 – Các mùa theo dương lịch ở bán cấu Bắc - Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ Bài 7 – Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái Đất - Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển - Hình 7.4 – Hai mảng kiến tạo tách rời nhau - Hình 7.5 – Hai mảng kiến tạo xô vào nhau Bài 8 – Hình 8.1 – Hiện tượng uốn nếp - Hình 8.2 – Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi - Hình 8.3 – Địa luỹ và địa hào Bài 9 – Hình 9.1 – Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột - Hình 9.2 – Hang động – kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước - Hình 9.3 – Rễ cây làm cho lớp đá rạn nứt - Hình 9.4 – Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời - Hình 9.5 – Nấm đá - Hình 9.6 – Vách biển và bậc thềm sóng vỗ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 43 - Hình 9.7 – Phi – o Bài 11 – Hình 11.1 – Các tầng khí quyển - Hình 11.2 - Phân phối bức xạ mặt trời - Hình 11.4 – Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi Bài 12 – Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất - Hình 12.4 – Gió biển và gió đất - Hình 12.5 – Quá trình hình thành gió fơn Bài 15 – Hình 15 – Sơ đồ tuần hoàn của nước Bài 16 – Hình 16.1 – Chu kì tuần trăng - Hình 16.2 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày “triều cường” - Hình 16.3 – Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém” Bài 17 – Hình 17 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa Bài 18 – Hình 18 – Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An- pơ (châu Âu) Bài 19 – Hình 19.3 – Đài nguyên - Hình 19.4 – Rừng lá kim - Hình 19.5 – Rừng lá rộng ôn đới - Hình 19.6 – Thảo nguyên ôn đới - Hình 19.7 – Rừng cận nhiệt ẩm - Hình 19.8 – Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Hình 19.9 – Xavan; - Hình 19.10 – Rừng nhiệt đới ẩm - Hình 19.11 – Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cáp-ca Bài 20 - Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 44 - Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá Bài 28 – Hình 28.1 – Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì - Hình 28.3 – Cây ca cao và quả ca cao - Hình 28.4 – Cây củ cải đường - Hình 28.6 – Thanh niên tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn Bài 29 – Hình 29.1 – Chăn nuôi bò ở Nam Mĩ - Hình 29.2 Chăn nuôi dê ở châu Phi - Hình 29.4 – Đồi mồi và trai ngọc Bài 32 – Hình 32.1 – Khai thác dầu trên biển ở Việt Nam - Hình 32.2 – Nhà máy điện khí đốt ở Ấn Độ - Hình 32.7 – Sản xuất ôtô ở Hàn Quốc - Hình 32.8 – Nhà máy hoá dầu ở Nhật Bản Bài 37 – Hình 37.1 – Tầu cao tốc TGV của Pháp, có tốc độ chạy tàu tới 260km/giờ Bài 40 – Hình 40 Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004 (theo WTO) Bài 41 – Hình 41.1 – Khai thác than Bài 42 – Hình 42 – Bãi rác ở Ma-ni-la (phi-lip-pin). Khi dạy đến các tranh ảnh, các hình vẽ trên đây giáo viên cần dừng lại hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí tàng trữ ở trong đó: 1).Đối với hình là tranh ảnh – Những hình ảnh tiêu biểu của một quốc gia hay là hiện tượng thiên nhiên, xã hội kì thú đặc biệt thì giáo viên nên khai thác để các hình ảnh đó, các biểu tượng địa lí, in đậm trong tâm trí học sinh trên nền kiến thức chung về lãnh thổ đang học tập, nghiên cứu. Quy trình chung khái thác một bức tranh ảnh : - Đọc tên bức tranh ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 45 - Xác định vị trí địa lí của bức tranh ảnh, thời gian, không gian (trên bản đồ) của bức tranh ảnh - Giá trị của bức tranh : + Giá trị của bức tranh trong học tập địa lí + Giá trị về lịch sử + Giá trị về kiến trúc, văn hóa, khoa học, nhân văn + Giá trị về kinh tế, chính trị... 2) Đối với hình vẽ mô phỏng về cấu trúc, về quy luật của một hiện tượng tự nhiên thì giáo viên cần phân tích để làm rõ bản chất của hiện tượng. Ví dụ: các vận động của Trái Đất và hệ quả của nó, cấu tạo của Trái Đất, của lớp vỏ thạch quyển, các mảng kiến tạo, các quá trình uốn nếp, đứt gãy; các tầng khí quyển, quy luật phân phối năng lượng Mặt Trờì, phân bố các đai cao hạ áp, quy luật của gió; quy luật tuần hoàn của nước, quy luật thuỷ triều, các vành đai thực vật và đất trên các núi cao và cấu trúc của lớp vỏ địa lí của Trái Đất. Quy trình chung khai thác một hình vẽ: + Đọc tên hình vẽ + Xác định hình vẽ đó mô phỏng cái gì ? Ví dụ: Bài 6 – Hình 6.4 – Mô phỏng các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu; Bài 14 – Hình 14.1 – Mô phỏng sự phân phối năng lượng Mặt Trời; Bài 19 - Hình 19.1 – Mô phỏng sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất... + Giá trị của hình vẽ đó trong việc diễn giải các dấu hiệu của khái niệm địa lí tự nhiên hay diễn giải các quy luật địa lí tự nhiên + Giá trị về tự nhiên, danh thắng. 2.4.7. Phương pháp sử dụng băng đĩa hình, video clip. Việc sử dụng các băng đĩa hình, video clip phục vụ cho những mục đích sư phạm khác nhau: cung cấp biểu tượng, hình thành kiến thức mới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 46 củng cố kiến thức, trình bày những bài thực hành…Các hình ảnh tư liệu từ nguồn này có một số ưu điểm cơ bản sau. + Giúp GV chủ động, tự tin, sáng tạo trong dạy học địa lí. + Cho phép xem xét các hiện tượng địa lí một cách toàn diện hoặc theo từng mặt riêng biệt. + Cho phép so sánh các hiện tượng và quá trình địa lí xảy ra ở các nơi khác nhau trên bề mặt Trái Đất. + Có khả năng trình bày diễn biến của những quá trình, những hiện tượng địa lí cần quan sát trong một thời gian ngắn, ví dụ : hiện tượng núi lửa phun trào, hiện tượng xói mòn, hiện tượng thủy triều… + Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn, đẹp, rõ nét nó có thể thay thế tranh ảnh và phần nào các cuộc tham quan, dã ngoại. Một số cách sử dụng băng đĩa hình, video clip. + GV giảng bài trước, HS xem video sau hoặc HS xem video trước, GV giảng bài sau. Cách này có tính chất minh họa( hỗ trợ bài giảng bằng hình ảnh), ít phát huy tính tính cực độc lập và tư duy của HS. + GV lập một dàn bài trước và nêu các vấn đề cần đề cập đến. HS xem video từng đoạn, GV dựa vào dàn bài đặt câu hỏi, HS thảo luận. GV sơ kết và tiến hành tiếp tục như trên cho đến hết bài. Cách này đi từ phân tích đến tổng hợp, phát huy tính tích cực độc lập của học sinh. + GV xây dựng một đề cương sẵn, sau đó hướng dẫn HS trong quá trình xem ghi chép lại( một cách khái quát) những nội dung của đọan băng( kể cả các số liệu cần thiết). Sau đó HS dựa vào đề cương xây dựng nội dung bài học. Cách này rèn luyện tính độc lập, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic…và trình độ khái quát của học sinh. Để thực hiện hình thức này, GV phải chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận, dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra. HS phải tự lực làm việc, tự nhận thức, phải huy động tối đa khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 47 năng trí tuệ thì mới có thể nắm được nội dung và thực hiện được mục đích của giờ học. + GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, sau khi xem băng các nhóm phải trao đổi, thảo luận, trình bày kết quả nhiệm vụ được giao. 2.4.8. Sử dụng phối hợp các loại hình trong việc hình thành kiến thức địa lí 10 2.4.8.1. Kiến thức chung Khi sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí nói chung, dạy học địa lí 10 nói riêng thông thường các giáo viên ít chú ý đến việc phối hợp sử dụng các loại hình bản đồ với nhau, phối hợp bản đồ với tranh ảnh và bảng biểu. Đây là một tồn tại trong dạy học địa lí. Bởi vì mỗi loại hình bản đồ có chức năng riêng: bản đồ trong sách giáo khoa có chức năng chính của nó là giúp học sinh tư duy gắn liền với lãnh thổ; bản đồ giáo khoa treo tường là loại dùng chung cho thầy và trò ở trên lớp, thầy diễn giải kiến thức trên bản đồ, trò theo dõi, nhận thức,ghi chép...; atlat địa lí giúp học sinh tham khảo, mở rộng kiến thức; bản đồ trống giúp học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí và bản đồ. Sự phối hợp này diễn ra trong từng bài học địa lí, liên tục xuyên suốt chương trình địa lí 10, cũng như sự phối hợp kế tiếp từ lớp dưới lên lớp trên. Ngoài ra, các hình vẽ, tranh ảnh và bảng biểu bao giờ cũng có địa chỉ rõ ràng trên lãnh thổ địa lí mà thầy và trò đang giảng dạy và học tập. Lãnh thổ này đã được bản đồ phản ánh rất đầy đủ và rõ ràng. Các tác giả viết sách tách tranh ảnh, biểu đồ và các bảng biểu ra một cách tương đối để diễn giải các hiện tượng cụ thể, khắc sâu trong kí ức học sinh. Do đó, người giáo viên cần liên kết và phối hợp kênh hình một cách hợp lí, chặt chẽ sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học chắc chắn. Kinh nghiệm cho hay, muốn sử dụng kênh hình thành công người giáo viên phải nhất thể hoá kiến thức trong đầu của mình với kiến thức tàng trữ trong kênh hình để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 48 2.4.8.2. Một số ví dụ phối hợp khai thác kênh hình trong việc dạy học Địa lí 10 Ví dụ 1: Bài 5, trang 18, SGK Khi giảng mục 1- Vũ Trụ, ngoài hình 5.1 trong SGK,GV có thể sử dụng thêm hình vẽ sau: Hình 2.1- Hệ Mặt Trời trong Dải Ngân Hà( nhìn nghiêng) a) Nội dung Đây là bức ảnh thể hiện vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà. Thiên hà chứa Hệ Mặt Trời, được gọi là Ngân Hà  đó là một trong hàng trăm tỉ thiên hà trong khoảng không gian vô cùng vô tận. Khoảng không gian vô tận mà con người nhận thức được  gọi là Vũ Trụ. Trong Dải Ngân Hà, Mặt Trời cũng chỉ là 1 trong khoảng 1, 5 tỉ ngôi sao phát sáng. Trái Đất của chúng ta có dạng hình cầu và kích thước rất lớn, bán kính Trái Đất là 6370 km, chiều dài đường Xích đạo là 40.076 km. Trái Đất là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn nhiều, đường kính Mặt Trời dài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 49 gấp 109 lần đường kính Trái Đất. Thể tích Mặt Trời cũng lớn gấp 1.300.000 lần thể tích Trái Đất. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km, một máy bay phản lực tốc độ 1000 km /h phải bay gần 18 năm. Với tốc độ 300.000 km /s, ánh sáng từ Mặt Trời tới Trái Đất phải mất 8, 3 phút. Hệ Mặt Trời rộng lớn và vĩ đại như vậy nhưng trong Dải Ngân Hà thì hệ Mặt Trời lại rất nhỏ bé. Qua hình 2.1, chúng ta thấy hệ Mặt Trời chỉ là 1 chấm sáng trong hàng tỉ chấm sáng trong Dải Ngân Hà. b) Phương pháp sử dụng  Hình 2.1 được sử dụng để giảng dạy mục I – Vũ trụ. Học thuyết về sự hình thành Vũ Trụ. Khái niệm "Vũ Trụ", HS đã được học ở lớp 6, ở đây GV cần hướng dẫn HS kết hợp quan sát ảnh và kiến thức đã học để nắm được nội dung cơ bản của khái niệm này.  Mặt Trời chỉ là 1 ngôi sao trong rất nhiều ngôi sao (hàng tỉ) trong Dải Ngân Hà.  Bằng kiến thức đã học, GV gợi cho HS nhớ lại: Trái Đất của chúng ta là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn rất nhiều.  Từ đó các em có thể hình dung cụ thể về sự bao la, vô cùng vô tận của Vũ Trụ. - Qua hình 2.1, GV dẫn dắt hoặc đặt câu hỏi phát vấn để HS rút ra được nhận xét: Mặt Trời trong Dải Ngân Hà chỉ như là một hạt cát trong sa mạc mênh mông. 2) Khi giảng mục I.2. Hệ Mặt Trời.GV có thể sử dụng hình vẽ sau: Hình 2.2 - Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển động của chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 50 1- Thủy tinh; 2- Kim tinh; 3- Trái đất ; 4- Hỏa tinh; 5- Mộc tinh; 6-Thổ tinh; 7- Thiên vương tinh; 8- Hải Vương tinh. a) Nội dung Hình 2.2 là hình vẽ minh họa về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Quan sát hình, chúng ta thấy hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm và các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của tám hành tinh này cùng chiều, đều từ trái sang phải. Trái Đất của chúng ta là hành tinh thứ ba, tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời. b) Phương pháp sử dụng GV có thể dùng câu hỏi phát vấn: Quan sát hình 2.2, em hãy cho biết Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, đó là những hành tinh nào, quỹ đạo chuyển động của chúng ra sao? Bằng sự quan sát trực tiếp, yêu cầu HS trả lời được như đoạn viết ở phần trên, từ "... Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời... và Hải vương tinh". Kết hợp với kênh chữ trong SGK (mục II.2) và vốn kiến thức của HS, GV có thể phát vấn, dẫn dắt để HS có hiểu biết đầy đủ hơn về Hệ Mặt Trời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 51 Ngoài các hành tinh đã được thể hiện trong hình 2.2, Hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí. Để củng cố kiến thức của HS về Vũ Trụ ở mục I.2, GV có thể mô tả để HS hình dung được Hệ Mặt Trời là một hệ nhỏ trong Vũ Trụ bao la vô cùng, vô tận. GV cần lưu ý để HS nắm được: Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh còn tự quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh và Thiên vương tinh). 3) Khi giảng mục I.3. Trái đất trong Hệ Mặt Trời, GV có thể sử dụng hình 2.3 và hình 2.4.: Hình 2.3 - Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a) Nội dung Trái Đất có hai chuyển động chính, chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời. Hình 2.3 minh hoạ chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Quan sát hình, ta thấy Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ tây sang đông. Trục này nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục, có hai điểm không thay đổi vị trí (cố định) đó là: cực Bắc và cực Nam. b) Phương pháp sử dụng GV có thể dùng câu hỏi: Quan sát hình 2.3, em hãy mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. . Dựa trên sự quan sát của HS, GV hướng dẫn để các em mô tả đúng và kết hợp cung cấp cho HS những kiến thức mới: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 52 + Trục (tưởng tượng) của Trái Đất tạo với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc là 66o33'. + Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ) Hình 2.4 - Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. a) Nội dung Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Quan sát hình, ta thấy Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elíp gần tròn, hướng chuyển động từ tây sang đông. Trên quỹ đạo, có hai điểm đặc biệt, đó là: Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhất) với khoảng cách 147 166 480 km; Trái Đất ở xa Mặt Trời nhất (điểm viễn nhật) với khoảng cách là 152 171 500 km. b) Phương pháp sử dụng Hai chuyển động chính này của Trái Đất, HS đã được học ở lớp sáu, vì vậy GV nên dựa vào vốn hiểu biết của HS để truyền đạt những kiến thức mới.  Các kiến thức cũ mà HS đã có là: + Chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. + Hướng chuyển động từ tây sang đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 53 + Thời gian Trái Đất chuyện động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ.  Các câu hỏi GV có thể sử dụng trong khi dạy mục I.3 như sau: Câu hỏi 1: Dựa vào hình 2.4 và kiến thức đã học, em hãy: + Mô tả chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. + Cho biết Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào. + Cho biết thời gian Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo một vòng là bao nhiêu ngày. Ví dụ 2: Bài 11. Khi giảng mục II.1, GV sử dụng hình 2.5 Hình 2.5  Phân phối năng lượng Mặt Trời a) Nội dung Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng lồ, nguồn năng lượng Mặt Trời được toả đi các hướng trong không gian. Hình 2.5. minh hoạ sự phân phối năng lượng Mặt Trời hướng tới Trái Đất. Quan sát hình 2.5, chúng ta thấy nguồn bức xạ Mặt Trời được phân phối như sau:  30% phản hồi vào không gian.  19% khí quyển hấp thụ.  47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.  4% tới bề mặt Trái Đất rồi bị phản hồi vào không gian. b) Phương pháp sử dụng Trái Đất là một hành tinh không tự phát sáng. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho bề mặt Trái Đất là bức xạ Mặt Trời. Nội dung chủ yếu của mục I Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 54 là quan hệ giữa bức xạ và nhiệt độ không khí, nhưng dựa vào hình 2.5, HS mới chỉ nêu được sự phân phối của năng lượng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất. Câu hỏi phát vấn mà GV dùng để khai thác hình là: Dựa vào hình 2.5, em hãy cho biết nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào? Để HS nắm được kiến thức chủ yếu của mục I, GV cần làm rõ: Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất, thì khí quyển trực tiếp hấp thụ chỉ được 19%; nhưng bề mặt Trái Đất hấp thụ được 47%, lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được lại toả vào khí quyển. Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. 2. Khi giảng mục II.2, GV sử dụng hình 2.6 và 2.7 : Hình 2.6 - Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương a) Nội dung Trên bản đồ hình 2.6, biểu hiện biên độ nhiệt độ thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương. Các địa điểm dọc theo vĩ tuyến 52B, lần lượt từ đại dương vào sâu trong lục địa: Va-len-xi-a (9c); Pô-dơ-nan (21c); Vac-xa- va (23c); Cuốc-xcơ (29c). b) Phương pháp sử dụng  Dựa vào kiến thức đã học và hình 2.6, GV hướng dẫn HS nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52B.  GV có thể gợi ý để HS trả lời bằng cách: + Dựa vào bản đồ tự nhiên để xác định dòng biển nóng chảy từ Xích đạo lên phía Bắc Cực, ngang qua châu Âu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 55 + Dựa vào bản đồ khí hậu để xác định gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm từ đại dương vào sâu lục địa. + Từ đó HS liên hệ với bản đồ hình 14.2 để nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ từ Va -len-xi-a vào đến Cuôc -xcơ. + Khi sử dụng bản đồ trên đây cần sử dụng phối hợp với bản đồ khí hậu thế giới để học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức cho học sinh. 3) Hình 2.7 - Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng (tô màu đỏ) a) Nội dung Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Nhân tố vĩ độ địa lí. + Nhân tố lục địa và đại dương. + Nhân tố địa hình. Hình 2.7 minh hoạ sự đốt nóng của bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi dùng để giảng mục II.3c. Ảnh vẽ một đỉnh núi, với độ dốc của sườn bắc và sườn nam khác nhau. Tia sáng Mặt Trời chiếu đến được biểu diễn bằng những mũi tên màu đỏ. Tại hai sườn khác nhau và tại các điểm khác nhau trên cùng một sườn núi, ta thấy góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời và mặt đất) khác nhau. Từ sườn núi phía bắc lên đỉnh núi và xuống sườn phía nam có các điểm với trị số góc nhập xạ là: 46o, 30o, 0o, 90o, 70o. Do góc nhập xạ khác nhau như vậy nên sự đốt nóng bề mặt Trái Đất cũng khác nhau. Mức độ đốt nóng được biểu hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng (tô màu đỏ). Như vậy ta thấy góc nhập xạ càng lớn thì mức độ đốt nóng và lượng nhiệt nhận được càng lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 56 b) Phương pháp sử dụng Quan sát hình 2.7, GV hướng dẫn HS mô tả được nội dung của ảnh, đoạn "ảnh vẽ... 90o, 70o" ở trên. Từ đó có thể phát vấn tiếp: "Với các góc nhập xạ khác nhau, tại các điểm khác nhau trên hai sườn núi như vậy, em hãy cho biết tại những điểm nào bề mặt Trái Đất được đốt nóng nhiều, tại những điểm nào bề mặt Trái Đất không được đốt nóng hoặc được đốt nóng ít". GV hướng dẫn để HS trả lời được: tại những nơi góc nhập xạ lớn (90oC, 70 oC) thì bề mặt Trái Đất được đốt nóng nhiều; tại nơi góc nhập xạ bằng 0oC, thì không được đốt nóng; tại những nơi góc nhập xạ nhỏ (46oC, 30oC) thì bề mặt Trái Đất được đốt nóng ít. Như vậy, độ dốc và hướng phơi của sườn núi ảnh hưởng tới góc nhập xạ; góc nhập xạ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nhiệt của lớp đất đá; sự hấp thụ nhiệt và toả nhiệt khác nhau của các lớp đất đá tại những điểm khác nhau, làm cho nhiệt độ không khí tại những nơi đó khác nhau. Ví dụ 3: Bài 12 GV sử dụng các hình vẽ sau : 1) Hình 2.8  Các đai khí áp và gió trên Trái Đất a) Nội dung Hình 2.8 thể hiện các đai khí áp và gió trên Trái Đất, dùng để dạy học bài 12 - Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Tỉ trọng không khí có sự thay đổi ở các nơi khác nhau trên Trái Đất nên khí áp cũng thay đổi theo. Trên Trái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam hình thành 7 vành đai áp cao và áp thấp xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 57 + Đai áp thấp xích đạo hình thành ở vùng xích đạo. + Hai đai áp cao chí tuyến hình thành ở khoảng vĩ tuyến 30oB và 30oN. + Hai đai áp thấp ôn đới hình thành ở khoảng vĩ tuyến 60oB và 60oN. + Hai đai áp cao cực, hình thành ở vùng cực Bắc và cực Nam. Một số loại gió chính được thể hiện trên hình 2.8 như sau: + Gió Mậu dịch: thổi từ hai vùng áp cao chí tuyến về vùng áp thấp xích đạo; hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam. + Gió Tây ôn đới: thổi từ hai vùng áp cao chí tuyến về hai vùng áp thấp ôn đới; hướng tây bắc ở bán cầu Bắc, hướng tây nam ở bán cầu Nam. + Gió Đông cực: phạm vi hoạt động từ hai cực tới vĩ tuyến 60oB và 60 oN ; hướng thịnh hành là hướng đông. b) Phương pháp sử dụng GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn sau: Câu hỏi 1: Quan sát hình 2.8, em hãy nêu sự phân bố các đai áp thấp và áp cao trên thế giới. Câu hỏi này yêu cầu HS mô tả được các đai khí áp trên Trái Đất như đoạn: "Trên Trái Đất ... cực Bắc và cực Nam.". Câu hỏi 2: Dựa vào SGK và vốn kiến thức, em hãy giải thích sự phân bố các đai khí áp nêu trên. Đây là câu hỏi phát huy tư duy địa lí, trên cơ sở vận dụng vốn hiểu biết sẵn có của HS. Câu hỏi này yêu cầu HS giải thích được sự phân bố của các đai khí áp. Ví dụ: giải thích sự hình thành đai áp thấp xích đạo (ở vùng xích đạo, quanh năm nóng, không khí nở ra, bốc lên cao; vì vậy, ở đây không khí loãng, sinh ra đai áp thấp xích đạo). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 58 2) Để giảng mục II.3 GV sử dụng hình vẽ : Hình 2.9 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7 a) Nội dung Trên lược đồ hình 2.9 biểu hiện các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7. Về mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới dịch lên phía bắc Xích đạo. Các cao áp ở bán cầu Nam hình thành trên dọc chí tuyến nam, còn các cao áp ở bán cầu Bắc thì hình thành ở phía bắc chí tuyến bắc. ở bán cầu Bắc còn hình thành các hạ áp như hạ áp Bắc Mĩ, bắc Đại Tây Dương, bắc Thái Bình Dương. b) Phương pháp sử dụng Dựa vào kiến thức đã học, hình 2.8 và lược đồ hình 2.9, GV hướng dẫn HS đọc tên và vị trí các áp cao, áp thấp (so với chí tuyến Bắc  Nam), xác định các hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với Xích đạo), vị trí dải hội tụ FIT ở châu Mĩ, châu Phi, châu Á. Dựa vào hình 2.8 và kiến thức đã học, hãy giải thích sự hình thành các khu vực cao, hạ áp trong tháng 7 trên hình 2.9. GV dựa vào kiến thức tàng trữ ở hình 2.8 để dẫn dắt HS đến việc giải thích nguyên nhân hình thành khu vực cao, hạ áp tháng 7 ở hình 2.9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 59 Vì sao dải hội tụ trong tháng 7 lại lên cao như thế? GV hướng dẫn HS quan sát các mũi tên chỉ khối khí chuyển dịch từ áp cao chí tuyến Ấn Độ Dương vượt qua Xích đạo làm cho dải hội tụ bị đẩy lên cao vượt qua chí tuyến Bắc ở khu vực ấn Độ và Nam Trung Hoa. Học sinh cần liên hệ thêm với các hình đã ở bài 6. 3) Hình 2.10 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1 a) Nội dung Trên lược đồ hình 2.10 thể hiện các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1. Về mùa đông, các khu áp cao phân bố dọc theo chí tuyến Bắc  Nam và các cao áp cực lục địa Âu  Á, Bắc Mĩ được hình thành xen lẫn với các hạ áp dọc theo chí tuyến Nam (phần lục địa Nam Mĩ, Nam Phi, Ô-xtrây -li-a) và vòng cực Bắc. Dải hội tụ nhiệt đới dịch xuống phía nam Xích đạo. ở bán cầu Bắc, gió tín phong thổi từ cao áp cận chí tuyến về khu vực Xích đạo bị lu mờ do gió thổi mạnh từ các cao áp cực lục địa về Xích đạo cùng hướng gió mùa đông bắc với gió tín phong (xem hình 2.8) b) Phương pháp sử dụng Dựa vào kiến thức đã học và lược đồ hình 2.8 GV hướng dẫn HS đọc lược đồ, xác định tên và vị trí các khu áp cao, áp thấp (so với chí tuyến Bắc và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 60 Nam), xác định các hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với Xích đạo), vị trí dải hội tụ FIT ở Nam Mĩ, Nam Phi và Đông Nam Á. Giải thích các nơi có gió mậu dịch? (nguyên nhân do áp cao chí tuyến) Nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp? (Do sự nóng lên, lạnh đi không đồng đều giữa lục địa và đại dương theo mùa). GV tổng kết các kiến thức cần ghi nhớ về khí áp và các loại gió chính như phần nội dung mục a. 4) Hình 2.11 - Gió biển và gió đất a) Nội dung Đây là hai hình vẽ thể hiện hoạt động của gió đất, gió biển. Hình vẽ gió biển, với những đám mây và Mặt Trời rực rỡ thể hiện ban ngày. Hướng gió từ biển thổi vào trong đất liền. Hình vẽ gió đất, với bầu trời sao và Mặt Trăng thể hiện ban đêm, hướng gió thổi từ đất liền (lục địa) ra biển. Để giải thích sự hình thành của gió đất, gió biển phải vận dụng những kiến thức đã học về khí áp và gió. Sự hấp thụ nhiệt Mặt Trời và toả nhiệt giữa nước và đất đá khác nhau. Ban ngày mặt đất nóng lên nhanh hơn mặt nước biển, tạo nên sự chênh lệch khí áp giữa đất liền (hạ áp) và mặt biển (cao áp). Vì vậy ban ngày có gió từ vùng ven biển thổi vào đất liền. Hoạt động của gió đất được giải thích ngược lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 61 b) Phương pháp sử dụng GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.11, đặt các câu hỏi với những yêu cầu cụ thể sau đây: Quan sát hình 2.11, em hãy: Cho biết thời gian hoạt động của gió đất và gió biển Gió biển  ban ngày (Mặt Trời) Gió đất  ban đêm (Bầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_DoThuyNga.pdf