Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre

Tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH   o   Bản nháp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng Huỳnh Thị Hằng MSSV: 4053535 Lớp:kế toán – Tổng hợp 31 ĐT: 0939 582 366 Cần Thơ, năm 2009 www.kinhtehoc.net i LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre, em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Luận văn này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu cho đề tài của em. Sau nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc công t...

pdf79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH   o   Bản nháp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Phượng Huỳnh Thị Hằng MSSV: 4053535 Lớp:kế toán – Tổng hợp 31 ĐT: 0939 582 366 Cần Thơ, năm 2009 www.kinhtehoc.net i LỜI CẢM TẠ Qua 4 năm học tại trường Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre, em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Luận văn này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu cho đề tài của em. Sau nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc công ty Cổ phần Dược Phẩm Bến Tre đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợi thực tập. Và đặc biệt là các anh, chị trong phòng kế toán đã hết lòng chỉ dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của công ty. Sau cùng, em kính chúc các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh doanh cùng toàn thể cô chú, anh, chị đang công tác tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày 28 Tháng 04 Năm 2009 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Hằng www.kinhtehoc.net ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu nhập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 28 tháng 04 Năm2009 Sinh viên thực hiện Hùynh Thị Hằng www.kinhtehoc.net iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm Thủ trưởng đơn www.kinhtehoc.net iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC    Họ và tên người hướng dẫn: .......................................................................................... Học vị: .......................................................................................................................... Chuyên ngành: ............................................................................................................... Cơ quan công tác: .......................................................................................................... Tên học viên: Huỳnh Thị Hằng ................................................................................... Mã số sinh viên: 4053535 .............................................................................................. Chuyên ngành: Kế Toán Tổng Hợp ............................................................................... Tên đề tài: “Phân tích tình hình tại chính tại công ty Cô phần Dược phẩm Bến Tre” ................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét www.kinhtehoc.net v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ .............................................................................................................................. 1 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 1.3.1. không gian ......................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian ............................................................................................ 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................................................... .............................................................................................................................. 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ..................................................... 3 2.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................ 3 2.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ........................ 3 2.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính ........... 4 2.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp .................. 5 2.1.6. Các tỷ suất chi phí ............................................................................. 7 2.1.6. Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính ........... 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 16 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 16 2.2.2. Phương pháp phân tích ..................................................................... 17 CHƯƠNG 3 : KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE ...................................................................................................................... .................................................................................................................... 18 3.1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. ...................................................................................................................... 18 www.kinhtehoc.net vi 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 18 3.1.2. Giới thiệu về công ty ........................................................................ 19 3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC ................................................................... 20 3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ ................................................................... 21 3.4. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY .................................... 24 3.5. KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ...................................................................................................... 24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE ...................................................................... ............................................................................................................................. 28 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE ............................................................................................... 28 4.1.1. Tình hình tài sản ............................................................................... 28 4.1.2. Tình hình nguồn vốn ........................................................................ 30 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ........................................................................................................... 30 4.2.1. Tình hình tài sản ............................................................................... 30 4.2.2. Tình hình nguồn vốn ........................................................................ 38 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ......................................................................................... 41 4.3.1. Tình hình doanh thu ........................................................................ 42 4.3.2. Tình hình chi phí .............................................................................. 44 4.3.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế ......................................................... 45 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ............................................................................................................... 45 4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán ................................................................. 45 4.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động .................................................................. 49 4.4.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ ................................................................. 52 4.4.4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ................................................................... 55 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE ..................... .................................................................................................................... 63 www.kinhtehoc.net vii 5.1 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI ĐÓ ...................................................................................................................... 63 5.1.1. Thành tựu .......................................................................................... 63 5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó................. 63 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY. .......................................................................................................... 64 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... .................................................................................................................... 66 6.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 66 6.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 68 www.kinhtehoc.net viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ Dupont trong mối quan hệ giữa các tỷ suất .............................. 15 Hình 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................. 20 Hình 3: Cơ cấu bộ máy quản lý ....................................................................... 22 Hình 4: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ..................... 26 Hình 5: Hệ số nợ so với tài sản ........................................................................ 52 Hình 6: Hệ số lãi gộp ....................................................................................... 57 Hình 7: Hệ số lãi ròng ....................................................................................... 57 Hình 8: Suất sinh lời của tài sản ...................................................................... 59 Hình 9: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ........................................................ 59 Hình 10: Sơ đồ Dupont ....................................................................................62 www.kinhtehoc.net ix DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ........................ 27 Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm ........................ 29 Bảng 3: Tình hình tài sản qua 3 năm ................................................................. 31 Bảng 4: Cơ cấu vốn bằng tiền qua 3 năm .......................................................... 33 Bảng 5: Cơ cấu các khoản phải thu qua 3 năm ................................................... 35 Bảng 6: Cơ cấu hàng tồn kho qua 3 năm ........................................................... 37 Bảng 7: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm .......................................................... 39 Bảng 8: Tỷ suất tự tài trợ ................................................................................... 40 Bảng 9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ................................ 43 Bảng 10: Các chỉ tiêu chi phí .............................................................................. 46 Bảng 11: Hệ số khái quát qua 3 năm ................................................................. 47 Bảng 12: Tình hình vốn luân chuyển và khả năng thanh toán ........................... 50 Bảng 13: Các chỉ tiêu hoạt động ........................................................................ 54 Bảng 14: Khả năng thanh toán lãi vay ............................................................... 55 Bảng 15 : Các chỉ tiêu quản trị nợ ...................................................................... 56 Bảng 16: Khả năng sinh lời ............................................................................... 58 www.kinhtehoc.net x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CN: chi nhánh TSCĐ: tài sản cố định ĐTNH: đầu tư ngắn hạn TSLĐ: tài sản lưu động ĐTDH: đầu tư dài hạn CSH: vốn chủ sở hữu ĐTCKNH: đầu tư chứng khoán ngắn hạn VLĐ: Vốn lưu động CCDV: cung cấp dịch vụ www.kinhtehoc.net 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược từ nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. Từ đó, sẽ tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước về mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Chính vì những thách thức to lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre phải ngày càng nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất cho làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư từ nước ngoài vào thị trường nước ta. Để làm được điều này trước hết các doanh nghiệp cần phải củng cố lại hoạt động của mình, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tài chính, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm phát huy tối đa thế mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại. Trong đó, Việc nắm rõ tình hình tài chính là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Việc phân bổ nguồn vốn có hợp lý không? Nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp khắc phục những yếu kém cũng như phát huy các mặt tích cực. Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh như vậy, Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả là nhờ vào sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc công ty đã có những chỉ đạo đúng đắn thông qua những ý kiến đóng góp, tham mưu kịp thời của phòng tài chính kế toán từ việc phân tích tình hình tài chính. Chính vì vai trò quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính như trên tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. www.kinhtehoc.net 2 Trong quá trình trình trình bày, luận văn không tránh khỏi sai sót rất mong sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty thêm lành mạnh và vững chắc hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khát quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008. - Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm thông qua bảng cân đối kế toán. - Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính. - Trên cơ sở những phân tích trên đề ra các giải pháp thích hợp nhằm giúp tình hình tài chính của công ty ngày càng hoàn thiện và vững chắc hơn. 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre, thị xã Bến Tre. 1.3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu trong 3 năm 2006, 2007, 2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008. www.kinhtehoc.net 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 .Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, biểu hiện bằng hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng từ có giá. 2.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành. Thông qua đó, các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chính hiện tại và dự đoán trong tương lai, đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát quy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. 2.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt riêng của hệ thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực. Người ta gọi các báo cáo tài chính là hệ thống vì lẽ người ta muốn nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng. Mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau, nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả khát quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chình. - Bảng cân đối kế toán – còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kimh doanh. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh www.kinhtehoc.net 4 doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra, theo quy định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hay còn gọi là báo cáo ngân lưu – là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền; khả năng thanh toán ; lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. - Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể thể hiện hết được. 2.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính 2.1.4.1. Ý nghĩa a) Đối với doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động doanh nghiệp. Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng giám đốc và phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên. Qua đó, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt tiềm năng của doanh nghiệp. b) Đối với nhà đầu tư Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn… Vì vậy, họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai. www.kinhtehoc.net 5 c) Đối với nhà cung cấp Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không. Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới. d) Đối với các nhà tài trợ Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sỡ hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. e) Đối với cơ quan chức năng Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động… mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở gốc độ này hay góc độ khác. 2.1.4.2. Mục đích Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. 2.1.4.3. Nội dung Nội dung phân tích tài chính bao gồm: - Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán. - Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. - Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính. 2.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 2.1.5.1. Phân tích tài sản của doanh nghiệp a) Mục đích phân tích tài sản của doanh nghiệp Là nhằm đánh giá tổng quát cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và khả năng ở trong tương lai căn cứ chủ yếu là dựa vào bảng cân đối kế toán ở doanh nghiệp qua nhiều kỳ, cụ thể: www.kinhtehoc.net 6 - Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại bằng cách tiến hành thẩm định giá trị kinh tế thực của khối tài sản của doanh nghiệp đang nắm giữ và khả năng chuyển đổi của nó. Công tác này được tiến hành cụ thể cho từng loại tài sản ở doanh nghiệp. - Đánh giá tính hợp lý của sự biến động về giá trị và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp qua nhiều kỳ, những ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, sự biến động đó có phù hợp với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tìm nguyên nhân để có giải pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất kinh doanh. b) Đánh giá sự biến động của tài sản Để đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta phân tích theo chiều ngang. Trước tiên là phân tích sự biến động của tổng tài sản. Đánh giá sự biến động của tổng tài sản chúng ta so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hay số của năm sau so với năm trước. Giữa các số trên có 3 tương quan tỷ lệ bằng nhau, lớn hơn hoặc nhỏ hơn.  Nếu số cuối kỳ > số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng (sau khi đã loại trừ yếu tố trượt giá) và do đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.  Nếu số cuối kỳ < số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp do đó quy mô sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu không sử dụng có hiệu quả hơn. c) Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp Phân tích kết cấu tài sản của doanh nghiệp là đánh giá tương quan tỷ lệ giữa các loại tài sản thông qua tỷ trọng của từng loại trong tổng tài sản. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Tài sản cố động và đầu tư dài hạn gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, chi phí trả trước dài hạn, chi phí xây dựng dỡ dang. www.kinhtehoc.net 7 2.1.5.2. Phân tích nguồn vốn doanh nghiệp a) Phân tích sự biến động của tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và ngược lại.  Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp.  Nợ phải trả của doanh nghiệp phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần phải càng mở rộng và phát triển để nâng cao vị trí của mình trên thị trường và nguồn vốn từ bên ngoài càng có ý nghĩa hơn. Điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp có kinh nghiệm, nghệ thuật trong kinh doanh, biết sử dụng các cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. b) Phân tích kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả ở doanh nghiệp. Kết cấu này cũng được phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ (%) = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn 2.1.6. Các tỷ suất chi phí a) Tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu (%). Tỷ suất giá vốn hàng bán / doanh thu (%) = Giá vốn hàng bán Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được trị giá giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm. b) Tỷ suất chi phí tài chí trên doanh thu (%) Tỷ suất chi phí tài chinh/ doanh thu (%) = Chi phí tài chính Doanh thu www.kinhtehoc.net 8 Tỷ suất này cho biết trong tổng doanh thu thu được thì chi phí tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm. c) Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%) Tỷ suất Chi phí quản lý / Doanh thu (%) = Chi phí quản lý Doanh thu Tỷ suất này cho biết trong tổng doanh thu thu được thì chi phí tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm. 2.1.7. Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 2.1.6.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay. a) Hệ số khái quát (%) Hệ số khái quát = Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tượng quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết. Cần lưu ý rằng công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh và vì thế vấn đề quan trọng không phải là số nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của ngành, mỗi đơn vị khác nhau và mỗi thời điểm khác nhau. Duy trì và điều khiển công nợ một cách có kế hoạch và trôi chảy cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh. b) Vốn luân chuyển (ngàn đồng) Vốn luân chuyển = (TSLĐ & ĐTNH ) – Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu tư tài chính ngắn hạn (ĐTNH) so với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh phần tài sản được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong thời gian ngắn. Vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn chưa đến hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng vốn luân chuyển càng cao cùng chưa đảm bảo cho nợ được trả khi đến hạn bởi vì sự gia tăng của vốn luân chuyển đối www.kinhtehoc.net 9 với tài sản dự trữ tăng do nguyên vật liệu đầu tư quá mức, thành phẩm hàng hóa mất phẩm chất không tiêu thụ được hoặc các khoản phải thu chậm thu hồi, do đó trong trường hợp này vốn luân chuyển cao nhưng chưa đảm bảo trả nợ đến hạn. Do đó, để phân tích khả năng thanh toán đầy đủ phải kết hợp thêm các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành… c) Khả năng thanh toán vốn lưu động (lần) Khả năng thanh toán vốn lưu động = Tiền và chứng khoán ngắn hạn Tài sản lưu động Trong tài sản lưu động bao gồm nhiều khoản mục có tính thanh khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn chiếm trong tài sản lưu động). d) Khả năng thanh toán hiện hành (lần) Hệ số thanh toán hiện hành = TSLĐ & ĐTNH Nợ ngắn hạn Hệ số này biểu hiện sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại (thường là một niên độ); ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trãi của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. e) Khả năng thanh toán nhanh (lần) Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, chứng khoán ngắn hạn và nợ phải thu có thể không hiệu quả. Thông thường tỷ lệ này >= 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán. Nếu www.kinhtehoc.net 10 tỷ lệ này < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu hệ số này cao do khoản phải thu khó đòi cao thì doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động không tốt. f) Khả năng thanh toán vốn bằng tiền (lần) Hệ số thanh toán vốn bằng tiền = Tiền và đầu tư chứng khoán Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp xem như tốt đẹp, ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Song tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vì gây tình trạng vòng quay của tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. 2.1.6.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động ( hiệu quả sử dụng vốn) Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại mà các nguồn lực mỗi ngày hạn hẹp và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. a) Số vòng quay vốn chung (vòng) Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức so sánh mối quan hệ giữa tài sản và doanh thu hoạt động. Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hệ số này của vòng quay tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. b) Số vòng quay vốn cố định (vòng) Số vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này đôi khi còn gọi là vòng quay cố định nhằm đo lường vốn cố định được sử dụng có hiệu quả như thế nào, tức là một đồng vốn cố định đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. c) Số vòng quay vốn lưu động (vòng) www.kinhtehoc.net 11 Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có. d) Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Số ngày (của một vòng quay) = 360 Số vòng Trong đó, trị giá bình quân được tính tương tự như trên; 360: số ngày của một niên độ (kỳ kinh doanh) Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp. e) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân ngày Trong đó: Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu thuần 360 Kỳ thu tiền bình quân nhỏ hơn hoặc bằng 30 là tốt. 2.1.6.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ (cơ cấu tài chính) Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của nguồn vốn đi vay chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường luôn mang đầy tính rủi ro. a) Hệ số nợ so với tài sản (%) Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn www.kinhtehoc.net 12 Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng tài sản b) Hệ số nợ so với vốn (%) Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu – một cách viết tắc về đòn cân tài chính, là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ Vốn chủ sở hữu Hệ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động kinh doanh có lãi. Hệ số càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thu lỗ. c) Khả năng thanh toán lãi vay (lần) Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Lãi vay Lãi nợ vay hằng năm là một chi phí cố định nó cho biết là công ty sẵn sàng chi trả lãi vay đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay đủ để bù đắp các khoản chi phí về tiền lãi vay hay không. 2.1.6.4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mức chỉ tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu, mỗi gốc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị. a) Hệ số lãi gộp (%) Hệ số lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận. Hệ số lãi gộp = Lãi gộp Doanh thu Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một hệ số lãi gộp thích hợp. www.kinhtehoc.net 13 b) Hệ số lãi ròng (%) Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời doanh thu ( ROS), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận – là tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Hệ số lãi ròng = Lãi ròng Doanh thu Đối với báo cáo thu nhập của một số nước có sử dụng khái niệm “lợi nhuận trước thuế và lãi vay”( EBIT: earning before interest anh tax), một số chỉ tiêu về lợi nhuận khác được xem xét: Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay (%) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay Hệ số EBIT nói lên khả năng thanh toán của lợi nhuận đối với khoản trả lãi vay. Ý nghĩa cụ thể và đơn giản là: lợi nhuận của doanh nghiệp (hay của một dự án) trước hết phải cao hơn số tiền lãi vay. c) Suất sinh lời của tài sản (%) Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA: Return on asset, mang ý nghĩa : một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Suất sinh lời của tài sản ( ROA) = Lãi ròng Tổng tài sản bình quân Lưu ý:  Suất sinh lời của tài sản cho từng loại tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động) đựơc tính và lập luận tương tự;  Suất sinh lời của tổng tài sản ROA đôi khi cũng được gọi là “suất sinh lời của vốn đầu tư” ROI ( return on investment). www.kinhtehoc.net 14 d) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (%) Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( hay vốn cổ đông) – ROE ( return on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lãi ròng Vốn chủ sở hữu bình quân Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành lên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản (ROA). Ý tưởng đó được thể hiện theo phương trình Dupont. e) Phương trình Duphont Phương trình phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont, cụ thể: ROE = ROA X Đòn bẩy tài chính Trong đó: đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ FL (finanacial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính ( financial structure) của doanh nghiệp. Đòn bầy tài chính = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Như vậy, phương trìng Dupont sẽ được viết lại như sau: ROE = Lãi ròng X Doanh thu X Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tác dụng của phương trình Dupont:  Cho thấy mối quan hệ và tác động của nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn).  Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương trình loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch).  Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. Tỉ như căn cứ vào phương trình trên, biện pháp tăng ROE là: www.kinhtehoc.net 15  Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí.  Tăng số vòng quay tài sản;  Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông). Lưu ý rằng: khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngược lại, khi khối lượng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ làm ROE giảm đi nghiêm trọng; nghĩa là khi ấy, ROE sẽ lệ thuộc vào đòn bẩy tài chính- FL. Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và chính nó – với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE Suất sinh lời của tài sản ROA Nhân Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản Chia Vốn CSH Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ROS Nhân Số vòng quay tài sản Lãi ròng Chia Doanh thu Doanh thu Chia Tổng tài sản Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT TRONG MỐI QUAN HỆ HÀM www.kinhtehoc.net 16 SỐ GIỮA CÁC TỈ SUẤT 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu trong đề tài được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008. 2.2.2. Phương pháp phân tích 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một tỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Nguyên tắc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh:  Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.  Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.  Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.  Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.  Các thông số thị trường.  Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường. Phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. Phương pháp so sánh: Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. www.kinhtehoc.net 17 2.2.2.2. Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính Là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ số về các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Các tỷ số tài chính được nhóm thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghệp như: tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số lợi nhuận…Sau đó thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trước đó. Khi so sánh các tỷ số tài chính doanh nghiệp sẽ biết được xu hướng biến động của các tỷ số và kết hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đánh giá được tình hình tài chính tại đơn vị. www.kinhtehoc.net 18 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE 3.1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1983, Xí nghiệp Liên hợp Dược Bến Tre được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai doanh nghiệp là Công ty Dược phẩm tỉnh Bến Tre (được thành lập năm 1976) và Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Bến Tre (được thành lập năm 1978). Năm 1992, Xí nghiệp Liên hợp Dược Bến Tre được đổi tên thành Công ty Dược & Vật tư Y tế - Bepharco theo Quyết định số 987/QĐ-UB ngày 01/12/1992 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre. Khi đó Công ty Dược & Vật tư Y tế - Bepharco chỉ có số vốn kinh doanh ban đầu là 5,59 tỷ đồng và có nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế. Năm 2004, Công ty Dược & Vật tư Y tế - Bepharco chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo quyết định số 1541/QĐ-UB ngày 06/05/2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre về việc chuyển Công ty Dược & Vật tư y tế Bến Tre thành Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Vốn điều lệ của Công ty lúc cổ phần hoá là 20 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503000017 đăng ký lần đầu ngày 05/07/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp. Tính đến thời điểm 31/12/2006 vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến tre vẫn là 20 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cổ phần của cổ đông Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Đến tháng 11 năm 2007 Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre phát hành thêm 1.000.000 cổ phần để tăng số vốn điều lệ của Công ty lên 30 tỷ đồng. Trải qua thời gian dài hoạt động với sự đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty, Bepharco đã từng bước phát triển đi lên và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: - Năm 1987 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng 3. - Năm 1992 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng 2. - Năm 1997 Công ty được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 1. www.kinhtehoc.net 19 - Năm 2004 Giám đốc Công ty được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Năm 2005 Công ty được nhận bằng khen thủ tướng chính phủ vì đạt thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh. - Cũng trong năm 2005, Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam trao tặng “Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2005”. - Năm 2006 Công ty được nhận cờ luân lưu của Chính phủ trong khối các công ty cổ phần trong tỉnh. - Năm 2006, Công ty được trao “Cúp vàng Top ten sản phẩm thương hiệu Việt uy tín, chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn qua mạng Thương hiệu Việt. - Năm 2006, Công ty được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng “Cúp vàng sản phẩm Việt uy tín chất lượng. - Năm 2006, Công ty được báo Thông Tin Thương Mại – Bộ Thương Mại trao tặng chứng nhận “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng bình chọn qua sự bình chọn trên mạng Doanh nghiệp Việt Nam. - Năm 2007 nhận được 2 giải thưởng của WTO : Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO thương hiệu Việt và giải chất lượng WTO hàng đầu Top ten. 2.1.2. Giới thiệu về công ty  Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE  Tên tiếng Anh: BEN TRE PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK COMPANY  Tên viết tắt: BEPHARCO  Logo:  Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam)  Trụ sở chính: Số 6 A3 - Quốc lộ 60 - Phường Phú Khương - Thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre.  Điện thoại: (84-075) 3 813 447 – 3 829 528  Fax: (84-075) 3 824 248  Email: bepharco@vnn.vn www.kinhtehoc.net 20  Website: www.bepharco.com  Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 05/07/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 10/04/2007. 3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty đã được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau: Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC Trụ sở Công ty: Địa chỉ: Số 6 A3-Quốc lộ 60 – P.Phú Khương - Thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre. Điện thoại: (84-075) 3 813 447 – 3 829 528 Fax: (84-075) 3 824 248.  Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty có 04 chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Hồ Chí Minh và Chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh Tp.HCM o Địa chỉ: 436 B/76 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh. o Hiện tại chi nhánh có tổng số nhân viên là: 31 người. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị từ Ninh Thuận đến Tiền Giang. Chi nhánh phụ trách trực tiếp nhập khẩu và ký hợp đồng mua bán với các Công ty, Bệnh viện theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty. TRỤ SỞ CÔNG TY CN.HÀ NỘI CN. ĐÀ NẲNG CN. HỒ CHÍ MINH CN. CẦN THƠ www.kinhtehoc.net 21 Chi nhánh Hà Nội o Địa chỉ: Số 9 ngách 12/2 Nguyễn Phúc Lai, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội. o Tổng số nhân viên chi nhánh Hà Nội là : 18 người. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị thuộc các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty, đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với Cục Quản lý Dược xin cấp số đăng ký nhập khẩu thuốc. Chi nhánh Đà Nẵng o Địa chỉ: 408 đường Lê Duẩn, P. Chính Gián, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên theo sự ủy quyền của Giám đốc Công ty. Chi nhánh Cần Thơ o Địa chỉ: 176 B Trần Quang Diệu, P. An Thới, Quận Bình Thuỷ, Tp. Cần Thơ. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ tỉnh Vĩnh Long đến Cà Mau theo sự ủy quyền của Giám đốc Công ty. o Ngoài hệ thống các Chi nhánh kể trên, Công ty còn có hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng như các Đại lý phân phối thuốc, Hiệu thuốc bán lẻ trên địa bàn tỉnh như: Ba Tri, Bình Đại, Ghồng Trôm, Mỏ Cày, Tân Phú … www.kinhtehoc.net 22 3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần như sơ đồ sau: Hình 3: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chính sau: - Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ. - Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các kiểm toán viên. - Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng Quản trị. - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Giám đốc. P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN P.ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG TIẾP THỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI DIỆN LIÊN DOANH BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG www.kinhtehoc.net 23  Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số thành viên của Hội đồng quản trị hiện tại là 5 thành viên.  Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Ban Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành và ra các quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Đại diện Liên doanh: có chức năng tham gia quản lý tại Công ty liên doanh với nhiệm vụ cụ thể là quản lý phần vốn góp và tham gia xây dựng phương án kinh doanh của Công ty Liên doanh Meyer-BPC.  Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh, và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, quản lý lao động tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy...  Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty, kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt, và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net 24  Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản, thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư.  Phòng Kiểm toán: có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của Ban Giám đốc.  Phòng Đảm bảo chất lượng: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý mạng lưới của các đại lý với Công ty và kiểm tra việc thực hiện chính sách chất lượng theo quy chế dược chính, theo dõi kiểm tra các dược phẩm nhập kho theo đúng quy chế dược chính.  Phòng Tiếp thị: có chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện các mục tiêu chiến lược marketing, phân tích và xử lý thông tin thị trường đề xuất lên Ban Giám đốc nội dung các chiến lược phát triển, xây dựng chính sách bán hàng, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động marketing của toàn công ty và báo cáo kết quả định kỳ cho Ban Giám đốc 3.4. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY  Sản xuất thuốc trị bệnh cho người  Xuất nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm, bao bì, nguyên phụ liệu, hương liệu phục vụ sản xuất, hóa chất xét nghiệm, sản phẩm sinh học.  Kinh doanh thuốc trị bệnh cho người.  Kinh doanh các loại máy móc, trang thiết bị y tế. 3.5. KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người. Các sản phẩm rất đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng loại và cấp độ khác nhau. Các sản phẩm này được cung ứng từ hai nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc đặc trị từ nước ngoài và nguồn cung ứng thuốc trong nước. Trong những năm gần đầy, sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo đến sức khỏe của người dân ngày càng cao đã tác động tốt đến sự phát triển của ngành công nghiệp dược cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Qua bảng 1 cho ta thấy khát quát về kết www.kinhtehoc.net 25 quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 tương đối ổn định, cụ thể như sau: Tổng doanh thu qua 3 năm liên tục tăng: năm 2007 tăng 15,39 % tương đương 41.358.210 ngàn đồng so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2008 tăng 19,45 % tương đương 60.317.508 ngàn đồng so với năm 2007. Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất , trong đó doanh thu bán hàng tăng là do ảnh hưởng của giá bán tăng, trong những năm gần đầy tình hình lạm phát ngày càng tăng làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng theo do đó đã làm cho giá bán sản phẩm tăng lên qua các năm. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng 56,11 % tương đương 3.228.448 ngàn đồng so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 4,32 % tương đương 387.802 ngàn đồng so với năm 2007. Là do tổng chi phí cũng liên tục tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng 14% tương đương 36.677.477 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20% tương đương 60.010.465 ngàn đồng so với năm 2007. Mặt khác là do ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp: theo công văn số 592/CT/TH- DT ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Tổng cục thuế - Cục thuế Tỉnh Bến tre đơn vị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế do chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thanh Công ty cổ phần mang lại và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ năm 2005 cho đến hết thời gian miễn giảm. Do vậy, năm 2006 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2007 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp là 1.452.285 ngàn đồng, năm 2008 là 1.371.526 ngàn đồng. Tóm lại, qua 3 năm sản xuất kinh doanh công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. www.kinhtehoc.net 26 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 400.000.000 1000 Đồng 2006 2007 2008 Năm1.Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí 5. Lợi nhuận sau thuế HÌNH 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM www.kinhtehoc.net 27 Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 268.744.781 310.102.991 370.420.499 41.358.210 15,39 60.317.508 19,45 2. Tổng chi phí 262.990.728 299.668.205 359.678.670 36.677.477 13,95 60.010.465 20,03 3.Lợi nhuận trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 81,35 307.043 2,94 4.Thuế thu nhập doanh nghiệp - 1.452.285 1.371.526 1.452.285 - -80.759 -5,56 5. Lợi nhuận sau thuế 5.754.053 8.982.501 9.370.303 3.228.448 56,11 387.802 4,32 (Nguồn: phòng kế toán ) www.kinhtehoc.net 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Khi phân tích tình hình tài chính trước hết phải đánh giá khát quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, xem xét sự biến động của chúng. Trên cơ sở đó nhận xét về tình hình tài chính của công ty. Thông qua bảng 2 ta có những nhận định về sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm như sau: 4.1.1. Tình hình tài sản Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Tổng tài sản năm 2007 tăng 18,66 % tương đương 26.617.677 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20,88 % tương đương 35.351.595 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm tăng giá trị tổng tài sản của công ty chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên sự gia tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản. Cụ thể, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng 23,04% tương đương 25.808.474 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,16 % tương đương 29.161.197 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tài sản lưu động của công ty tăng là công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty được cung cấp từ hai kênh chính là nhập khẩu từ nước ngoài và được cấp từ trực tiếp từ công ty Meyer-BPC. Nhưng do có một số sản phẩm mà công ty Meyer- BPC không thể trực tiếp sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Để giảm bớt chi phí trong quá trình nhập khẩu và rủi ro chênh lệch tỷ giá nên mỗi lần nhập khẩu khối lượng hàng hóa nhập kho rất lớn. Và nhu cầu cung cấp hàng hóa ngày càng tăng do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân nên công ty phải luôn dự trữ hàng hóa để có thể cung cấp hàng hóa đầy đủ cho khách hàng. Như vậy, trong 3 năm qua tổng tài sản của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước chứng tỏ tài sản của công ty được mở rộng, do đó công ty có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net 29 Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TSLĐ & ĐTNH 112.004.519 137.812.993 166.974.190 25.808.474 23,04 29.161.197 21,16 B. TSCĐ & ĐTDH 30.647.446 31.456.649 37.647.047 809.203 2,64 6.190.398 19,68 TỔNG TÀI SẢN 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 A. NỢ PHẢI TRẢ 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 -13,46 36.096.495 35,66 B. NGUỒN VỐN CSH 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 165,01 -744.900 -1,09 TỔNG NGUỒN VỐN 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 30 4.1.2. Tình hình nguồn vốn Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự gia tăng tổng tài sản của công ty qua 3 năm cũng kéo theo sự gia tăng tương ứng của tổng nguồn vốn. Nợ phải trả là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động của tổng nguồn vốn. Cụ thể, nợ phải trả năm 2007 giảm 13,46 % tương đương 15.745.831 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 35,66 % tương đương 36.096.495 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do lượng hàng mua chịu của công ty ngày càng tăng dẫn đến khoản phải trả người bán tăng và chiếm tỷ trọng cao trong khoản nợ phải trả. Qua đó cho thấy công ty chiếm dụng vốn của khách hàng khá cao. Tóm lại, qua 3 năm hoạt động mặc dù nền kinh tế không ngừng biến động nhưng vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của công ty mà ngược lại công ty còn ngày càng phát triển. Qua đó cho thấy được sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty đã góp phần đưa công ty ngày càng phát triển và tình hình tài chính ngày càng được củng cố để có thể đối phó trước những biến động của nền kinh tế như hiện nay. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4.2.1. Tình hình tài sản Thông qua bảng 3 ta thấy rằng, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, để hiểu được điều này ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản của công ty như sau: 4.2.1.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gia tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007 tăng 25.808.474 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 23 % so với năm 2006, năm 2008 tăng 29.161.197 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 21 % so với năm 2007. Để biết được nguyên nhân của sự gia tăng này ta lần lược đi vào từng khoản mục cấu thành nên chỉ tiêu này. www.kinhtehoc.net 31 Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TSLĐ&ĐTNH 112.004.519 137.812.993 166.974.190 25.808.474 23,04 29.161.197 21,16 1. Tiền 1.966.770 2.995.714 7.272.817 1.028.944 52,32 4.277.103 142,77 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 904.450 - - 904.450 - 3. Các khoản phải thu 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 16,36 -16.034.194 -25,73 4. Hàng tồn kho 53.461.264 69.409.958 103.765.778 15.948.694 29,83 34.355.820 49,50 5. Tài sản ngắn hạn khác 3.023.181 3.091.961 8.749.979 68.780 2,28 5.658.018 182,99 TSCĐ & ĐTDH 30.647.446 31.456.649 37.647.047 809.203 2,64 6.190.398 19,68 1. Tài sản cố định 16.971.737 17.788.203 18.969.281 816.466 4,81 1.181.078 6,64 3. Bất động sản đầu tư - 65.350 53.285 65.350 - -12.065 -18,46 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.721.903 9.734.113 14.493.863 12.210 0,13 4.759.750 48,90 5. Tài sản dài hạn khác 3.953.806 3.868.983 4.130.618 -84.823 -2,15 261.635 6,76 Tổng tài sản 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 32 a) Tiền Tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của công ty, tiền bao gồm: tiền mặt và tiền gởi ngân hàng. Đây là loại tài sản có thể giúp công ty có thể thực hiện được các nhu cầu chi trả ngay lập tức. Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục này là rất quan trọng. Thông qua bảng 4 ta thấy vốn bằng tiền của công ty tập trung chủ yếu vào tiền gởi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn bằng tiền và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tiền gởi ngân hàng tăng 1.356.461 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 102,04 % so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 89,7 % trong tổng vốn bằng tiền. Năm 2008 lượng tiền gởi ngân hàng tăng lên 4.307.443 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 160,38 % so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 96,2% trong tổng vốn bằng tiền. Nguyên nhân lượng tiền gởi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và gia tăng qua các năm là do công ty thường xuyên nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài do đó cần ký quỹ để giao dịch với đối tác nước ngoài. Mặt khác, do công ty có các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác nên việc di chuyển vốn giữa các chi nhánh với công ty đều thông qua ngân hàng. Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty thấp có thể tránh được những rủi ro do tiền là khoản mục nhạy cảm, tuy nhiên dự trữ tiền tại quỹ thấp sẽ dẫn đến rủi ro về việc thanh toán các khoản chi phí khi cần thiết. b) Các khoản phải thu Khoản phải thu là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý cho mỗi giai đoạn khác nhau. Dựa vào bảng 05 ta thấy các khoản phải thu có sự biến động qua các năm mà nguyên nhân chủ yếu là do các khoản trả trước cho người bán biến động mạnh. Năm 2007 tổng các khoản phải thu tăng lên 8.762.056 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 16,36 % so với năm 2007 nguyên nhân là khoản trả trước cho người bán tăng lên quá cao, năm 2006 trả trước người bán chiếm tỷ trọng 0,67 % trên tổng các khoản phải thu đến năm 2007 trả trước người bán tăng lên 19.914.176 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 32,5 % trên tổng các khoản phải thu là do trong năm 2007 công ty đã ký hợp đồng nhập khẩu hàng cho chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh là 19.916.109 ngàn đồng, theo hợp đồng đã ký trong năm 2007 công ty www.kinhtehoc.net 33 Bảng 4: CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền mặt 637.468 309.951 279.611 -327.517 -51,38 -30.340 -9,79 Tiền gởi ngân hàng 1.329.302 2.685.763 6.993.206 1.356.461 102,04 4.307.443 160,38 Tổng cộng 1.966.770 2.995.714 7.272.817 1.028.944 52,32 4.277.103 142,77 (Nguồn:phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 34 phải trả trước tiền hàng cho bên nhập khẩu nhưng hàng hóa chưa nhập về kho trong năm. Bên cạnh đó khoản mục phải thu khách hàng cũng có sự biến động. năm 2007 phải thu khách hàng giảm 11.655.857 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 22,09 % so với năm 2006, là do các hợp đồng bán chịu trong năm 2006 đến năm 2007 đã đến hạn khách hàng thanh toán, hầu hết các hợp đồng đến hạn khách hàng đều thanh toán đầy đủ. Năm 2008 tổng khoản phải thu giảm 16.034.194 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 25,73 % so với năm 2007 là do hợp đồng trả trước trong năm 2007 đến năm 2008 hàng hóa đã được nhập kho đầy đủ. Trong năm 2008 các khoản phải thu khách hàng có phần gia tăng so với năm 2007 là 3.936.313 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 9,57 % so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu khác tăng như phải thu nhân viên về việc làm mất hóa đơn, phải thu công ty Liên Doanh Meyer – BPC về việc xuất hộ hàng khuyến mãi và các khoản phải thu của nhà nước. Nhìn chung các khoản phải thu khách hàng trong năm 2008 tương đối ổn định, các khách hàng luôn thanh toán theo đúng thời hạn của hợp đồng. Tóm lại, tình hình thu nợ của công ty tương đối ổn định, tuy nhiên các khoản phải thu khách còn chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng các khoản phải thu, công ty cần đề ra các biện pháp thu tiền hiệu quả hơn thay vì để các hợp đồng đến hạn thanh toán thì công ty có thể khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn để hưởng chiết khấu thanh toán. c) Hàng tồn kho Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty. Phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty. Qua bảng 6 ta thấy chỉ tiêu hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trong cao trong tổng hàng tồn kho và có sự gia tăng qua các năm. Năm 2007 hàng hóa tồn kho tăng 18.172.702 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 34,25 % so với năm 2006. Năm 2008 hàng hóa tồn kho tăng 28.301.402 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 39,73%. Nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân do đó công ty thường xuyên nhập khẩu thuốc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu www.kinhtehoc.net 35 Bảng 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 52.768.745 41.112.888 45.049.201 -11.655.857 -22,09 3.936.313 9,57 2. Trả trước người bán 360.469 20.274.645 72.501 19.914.176 5524,52 -20.202.144 -99,64 3.Các khoản phải thu khác 424.090 927.827 1.159.464 503.737 118,78 231.637 24,97 Tổng cộng 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 16,36 -16.034.194 -25,73 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 36 thụ của người tiêu dùng. Mặt khác là do công ty dùng chính sách tồn kho với trữ lượng lớn để luôn cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu của khách hàng. d) Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thông qua bảng 3 ta thấy khoản mục này cũng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 2,28 % tương ứng 68.780 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 182,99 % tương ứng 5.658.018 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2008 khoản mục này tăng cao như vậy là do khoản tạm ứng và ký quỹ, ký cược tăng cao. 4.2.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhằm phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Qua bảng 3 ta thấy tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có sự gia tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua 3 năm, trong đó chỉ tiêu tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn cụ thể: Tài sản cố định năm 2007 tăng 4,81 % tương ứng 816.466 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 6,64 % tương ứng 1.181.078 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do từ năm 2008 công ty đã đề ra chính sách tập trung chế biến hàng hóa trong nước do đó đã mua sắm các máy móc thiết bị tiên tiến để phụ vụ cho việc sản xuất. Đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 tăng 0,13 % tương ứng 12.210 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 48,9% tương ứng 4.759.750 ngàn đồng so với năm 2007. Trong tổng các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì chỉ tiêu đầu tư vào công ty liên doanh Meyer BPC là chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể năm 2008 công ty đã đầu tư 14.226.953 ngàn đồng tăng 50,6 % so với năm 2007 là do công ty đã đề ra chính sách sẽ chú trọng vào việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc tân dược giảm lượng hàng nhập khẩu từ nước ngoài Như vậy, qua 3 năm tình hình phân bổ vốn của công ty đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn là hợp lý. Việc tăng cường vốn đầu tư tài sản cố và vào www.kinhtehoc.net 37 Bảng 6: CƠ CẤU HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% 1. Hàng mua đang đi đường 46.343 393.921 4.091.190 347.578 750,01 3.697.269 938,58 2. Nguyên liệu, vật liệu 97.350 120.720 435.686 23.370 24,01 314.966 260,91 3. Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang 258.080 93.450 335.362 -164.630 -63,79 241.912 258,87 4. Hàng hóa 53.059.491 71.232.193 99.533.595 18.172.702 34,25 28.301.402 39,73 5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -2.430.326 -630.055 -2.430.326 - 1.800.271 -74,08 Tổng cộng 53.461.264 69.409.958 103.765.778 15.948.694 29,83 34.355.820 49,50 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 38 công ty liên doanh là điều kiện để công ty mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa trong nước, giảm dần lượng hàng nhập khẩu từ nước ngoài. 4.2.2. Tình hình nguồn vốn Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban giám đốc và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng như những khó khăn mà công ty sẽ gặp phải để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời. Sự biến động của phần tài sản qua 3 năm như đã phân tích trên cũng kéo theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán. Qua bảng 7 ta thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, để hiểu rõ hơn về sự biến động của nguồn vốn ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn thông qua phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu: 4.2.2.1. Nợ phải trả Nợ phải trả phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn vì vậy sự tác động của hai chỉ tiêu này sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn. Nợ phải trả có sự biến động tăng giảm qua 3 năm. Năm 2007 giảm 15.745.831 ngàn đồng tương ứng 13,46 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do các khoản phải trả ngắn hạn và phải trả dài hạn đều giảm. Khoản phải trả ngắn hạn giảm 8.211.763 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 8,08 % so với năm 2007 nguyên nhân là do các khoản phải trả người bán giảm 27.044.872 tương ứng tỷ lệ 56,70 % là do trong năm 2007 công ty thu được các khoản nợ từ các hợp đồng phải thu đến hạn nên đã thanh toán nợ cho khách mua chịu trong năm 2006. Bên cạnh đó các khoản nợ dài hạn cũng giảm 7.534.068 ngàn đồng tương ứng 49,13 % là do trong năm 2007 là năm công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao nên công ty đã thanh toán các khoản vay dài hạn trong năm 2006. Đến năm 2008 khoản nợ phải trả của công ty tăng lên 36.096.495 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 35,66 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn tăng mà đặc biệt là các khoản phải trả cho người bán tăng www.kinhtehoc.net 39 Bảng 7: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% A. NỢ PHẢI TRẢ 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 -13,46 36.096.495 35,66 I. Nợ ngắn hạn 101.644.262 93.432.499 133.588.825 -8.211.763 -8,08 40.156.326 42,98 1.Vay và nợ vay ngắn hạn 47.465.464 65.193.388 70.154.446 17.727.924 37,35 4.961.058 7,61 2. Phải trả người bán 47.698.918 20.654.046 55.004.717 -27.044.872 -56,70 34.350.671 166,31 3. Người mua trả tiền trước 1.546.996 3.466.916 485.680 1.919.920 124,11 -2.981.236 -85,99 4. Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 253.004 474.932 2.170.028 221.928 87,72 1.695.096 356,91 5. Phải trả người lao động 4.179.670 2.857.242 1.973.931 -1.322.428 -31,64 -883.311 -30,91 6. Phải trả phải nộp khác 500.210 785.975 3.800.023 285.765 57,13 3.014.048 383,48 II. Nợ dài hạn 15.334.367 7.800.299 3.740.468 -7.534.068 -49,13 -4.059.831 -52,05 1. Phải trả dài hạn khác 10.171.867 3.278.520 - -6.893.347 -67,77 -3.278.520 -100 2. Vay và nợ dài hạn 5.035.799 4.392.049 3.555.799 -643.750 -12,78 -836.250 -19,04 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 126.701 129.730 184.669 3.029 2,39 54.939 42,35 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 165,01 -744.900 -1,09 I. Vốn chủ sở hữu 25.623.336 67.986.844 67.241.944 42.363.508 165,33 -744.900 -1,10 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.549.318 30.000.000 30.000.000 12.450.682 70,95 0 0,00 2. Thặng dư vốn cổ phần - 26.493.488 26.493.488 26.493.488 - 0 0,00 3.Quỹ đầu tư phát triển 2.388.974 - 2.284.499 - - 2.284.499 - 4.Quỹ dự phòng tài chính - - 782.000 - - 782.000 - 5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 61.708 - 731.000 - - 731.000 - 6.Lợi nhuận chưa phân phối 5.623.336 11.493.356 6.950.957 5.870.020 104,39 -4.542.399 -39,52 7.Nguồn kinh phí và quỹ khác 50.000 50.000 50.000 0 0,00 0 0,00 Tổng nguồn vốn 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 40 34.350.671 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 42,98 %, các khoản phải trả người bán này chủ yếu là phải trả công ty liên doanh Meyer- BPC là chiếm tỷ trọng cao vì công ty đã đề ra chủ trương giảm bớt hàng nhập khẩu nên lượng hàng nhập từ công ty Meyer – BPC càng tăng mà công ty Meyer –BPC là công ty liên doanh của công ty nên có thể thanh toán trong thời gian chậm so với các khách hàng khác. Bên cạnh đó các khoản phải trả phải nộp cho nhà nước cũng tăng 1.695.096 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 356,91 % so với năm 2007 cũng là nguyên nhân chủ yếu làm tăng khoản nợ phải trả của công ty. 4.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu Để đánh giá sự biến động của vốn chủ sở hữu trước hết chúng ta cần tính đến chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ để đánh giá khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty ngoài phần nợ vay của các đối tượng khác. Bảng 8 : TỶ SUẤT TỰ TÀI TRỢ ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 1.Nguồn vốn CSH 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 -744.900 2.Tổng nguồn vốn 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 35.351.595 Tỷ suất tự tài trợ (%) 18,0 40,2 32,9 22 -7 (nguồn: phòng kế toán) Nhìn vào bảng 8 ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty có biến động tăng giảm nhưng vẫn ở mức cao cho thấy công ty có khả năng độc lập về mặt tài chính. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất tự tài trợ là 40,2 % tăng 22 % so với năm 2006 nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 42.363.508 ngàn đồng trong khi đó tổng nguồn vốn chỉ tăng 26.617.677 ngàn đồng. Năm 2008 tỷ suất tự tài trợ giảm còn 32,9 % giảm 7 % so với năm 2007 là do nguồn vốn chủ sở hữu giảm 744.900 ngàn đồng so với năm 2007, cho thấy công ty luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc trang trải các khoản chi phí bằng vốn riêng của mình thể hiện qua việc trích lập các quỹ. Theo quyết định của hội đồng cổ đông từ năm 2008 công ty sẽ trích quỹ từ lợi nhuân chưa phân phối để đầu từ vào các dự án phát triển của công ty. Từ năm 2006 quyết www.kinhtehoc.net 41 định trích quỹ đã được thực hiện nhưng trong năm 2007 chưa được thực hiện một cách triệt để do đó trong năm 2007 công ty đã không thực hiện trích quỹ. Đến năm 2008 lợi nhuận chưa phân phối sẽ được trích để đầu tư phát triển vào các dự án cụ thể: quỹ đầu tư phát triển là 2.284.499 ngàn đồng, quỹ dự phòng tài chính là 782.000 ngàn đồng, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu là 731.000 ngàn đồng. 4.2.2.3. Lợi nhuận chưa phân phối Lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng có nhiều biến động qua 3 năm. Năm 2007 tăng 5.870.020 ngàn đồng tương ứng 104,39 % so với năm 2006 là do trong năm 2007 công ty không thực hiện trích lập quỹ. Năm 2008 lại giảm 4.542.399 ngàn đồng tương ứng 39,52 % so với năm 2007 là vì từ năm 2008 theo quyết định của hội đồng cổ đông công ty sẽ trích lợi nhuận chưa phân phối để trích lập quỹ để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cho công ty trong những năm sắp tới. Qua đó cho thấy công ty ngày càng có xu hướng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn riêng của công ty. Kết luận chung: Thông qua những phân tích sơ bộ về phần sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn ta có một số kết luận sau: Về phân bổ vốn: Việc phân bổ vốn của công ty là tương đối hợp lý trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và ngày càng tăng qua các năm cho thấy qui mô hoạt động của công ty không ngừng được mở rộng, đặc biệt là đầu tư sản xuất hàng hóa trong nước. Về cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng tương đối tốt, công ty có khả năng độc lập về tài chính. Mặc dù các khoản nợ luôn cao tuy nhiên công ty vẫn duy trì trạng thái tương đối tốt trong mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn với tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những hạn chế để điều chỉnh, góp phần giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ta thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là khá tốt, thể hiện www.kinhtehoc.net 42 qua lợi nhuận trước thuế của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty không tránh khỏi những khó khăn tồn tại. Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: 4.3.1. Tình hình doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 41.309.217 ngàn đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 16,17 % so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 33.801.340 ngàn đồng, ứng với tỷ lệ 11,39 % so với năm 2007. Có thể nói năm 2007 là năm thành công nhất của công ty, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng trong năm 2007- 2008 là do ảnh hưởng của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình xăng dầu tăng cao nên đã đẩy giá cả của các mặt hàng tăng cao trong đó có mặt hàng dược, ngoài ra do nền kinh tế phát triển nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân càng tăng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu bán hàng của công ty tăng qua các năm. Bên cạnh doanh thu bán hàng thì doanh thu tài chính cũng tăng. Năm 2007 doanh thu tài chính tăng 587.450 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 426,38 % so với năm 2006, năm 2008 doanh thu tài chính tăng với tốc độ nhanh hơn là 1.438,62 % tương ứng 10.433.277 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm doanh thu tài chính tăng với tốc độ nhanh như vậy chủ yếu là do doanh thu từ lãi của các khoản tiền gởi. Khoản tiền gởi ngân hàng của công ty năm 2007 là 2.685.763 ngàn đồng tăng 102,4% so với năm 2006. Năm 2008 tiền gởi ngân hàng là 6.993.206 ngàn đồng tăng 160,38 % so với năm 2007. Tiền gởi ngân tăng cùng với việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gởi nên công ty đã thu được một khoản tiền lãi khá cao, các khoản thu tài chính khác như: thu từ lãi kinh doanh chứng khoán và lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh Meyer- BPC cũng tăng là nguyên nhân dẫn đến doanh thu tài chính tăng qua các năm. www.kinhtehoc.net 43 Bảng 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 255.516.940 296.826.157 330.627.497 41.309.217 16,17 33.801.340 11,39 2. Các khoản giảm trừ 776.991 1.049.623 1.513.790 272.632 35,09 464.167 44,22 3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 16,11 33.337.173 11,27 4. Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 9,61 17.063.566 7,01 5. Lợi nhuận gộp 32.736.619 52.440.538 68.714.145 19.703.919 60,19 16.273.607 31,03 6.Doanh thu hoạt động tài chính 137.777 725.227 11.158.504 587.450 426,38 10.433.277 1.438,62 7. Chi phí tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609 1.982.684 28,17 12.868.153 142,64 Trong đó chi phí lài vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 44,80 3.285.628 37,04 8. Chi phí bán hàng 2.969.199 33.794.109 44.461.903 30.824.910 1.038,16 10.667.794 31,57 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371 -10.982.170 -56,22 -388.815 -4,55 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.331.069 1.797.014 5.356.766 -1.534.055 -46,05 3.559.752 198,09 11. Thu nhập khác 13.090.064 12.551.607 28.634.498 -538.457 -4,11 16.082.891 128,13 12. Chi phí khác 10.667.080 3.913.835 23.249.435 -6.753.245 -63,31 19.335.600 494,03 13. Lợi nhuận khác 2.422.984 8.637.772 5.385.063 6.214.788 256,49 -3.252.709 -37,66 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 81,35 307.043 2,94 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - 1.467.558 1.367.617 1.467.558 - -99.941 -6,81 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -15.273 3.909 -15.273 - 19.182 -125,59 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.754.053 8.982.501 9.370.303 3.228.448 56,11 387.802 4,32 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 29 45 31 16 55,17 -14 -31,11 ( Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 44 4.3.2. Tình hình chi phí Để xem xét tình hình chi phí của công ty ta đi phân tích các chỉ tiêu sử dụng chi phí như sau: 4.3.2.1. Tỷ suất giá bán trên doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa vào bảng 10 ta thấy tỷ suất giá bán trên doanh thu giảm qua các năm. Năm 2006 tỷ suất này là 87,15 %. Năm 2007 là 82,27 % giảm 4,88 % so với năm 2006. Năm 2008 tỷ suất này là 79,12 % giảm 3,15 % so với năm 2007 có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì có 79,12 đồng trị giá vốn hàng bán, tỷ suất này giảm cho thấy mặc dù giá vốn hàng bán tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với doanh thu đã làm lợi nhuận tăng qua các năm. Nguyên nhân tăng giá vốn hàng bán là do trong những năm gần đây giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và vận hành máy móc tăng, theo vào đó, công ty thường nhập khẩu hàng hóa nên việc tỷ giá đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ tăng dẫn đến tăng giá vốn hàng bán. 4.3.2.2. Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ suất này là 3,05 % tăng 0,29 % so với năm 2006, năm 2008 là 6,65 % tăng 3,60 % so với năm 2007, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 6,65 đồng chi phí tài chính. Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất này tăng là do lãi suất mà công ty phải trả cho các tổ chức tín dụng tăng do các khoản vay tăng qua các năm, mặt khác có một số khoản vay công ty trả lãi theo hình thức lãi suất thả nổi nên lãi suất thị trường tăng làm tăng tiền lãi phải trả và do nguồn nguyên liệu công ty nhập từ nước ngoài nên việc tăng của tỷ giá ngoại tệ trong những năm qua đã làm tăng chi phí tài chính của công ty. 4.3.2.3. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu giảm qua các năm. Năm 2007 tỷ suất này là 2,89 % giảm 4,78 % so với năm 2006. Năm 2008 tỷ suất này là 2,48 % giảm 0,41 % so với năm 2007, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu công ty chỉ bỏ ra 2,48 đồng chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua các năm là do www.kinhtehoc.net 45 công ty sử dụng chi phí kinh doanh ngày càng có hiệu quả, đặc biệt quan tâm đến tình hình chi phí và đề ra các biệt pháp tiết kiệm chi phí. 4.3.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế Năm 2007 doanh thu thuần của công ty tăng 41.036.585 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 16,11 % so với năm 2006, năm 2008 doanh thu thuần tăng 33.337.173 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 11,27 %. Tuy giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí tài chính có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn vì vậy mà lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 4.680.733 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 81,35 %, năm 2008 lợi nhuận trước thuế tăng 307.043 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 2,4 % so với năm 2007. Tóm lại, công ty kinh doanh hiệu quả nhất là năm 2007, năm 2008 có phần giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận luôn tăng. Công ty cần phát quy hơn nữa việc quản lý chi phí, giảm giá thành và tăng sản lượng tiêu thụ để công ty ngày càng phát triển và bền vững. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế… tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là thể hiện trình độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hơn về hoạt động của đơn vị. Đặc biệt cần chú ý xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả, nếu phải thu lớn hơn phải trả thì đơn vị đang bị chiếm dụng vốn bởi các đối tượng khác và ngược lại. Bên cạnh đó cũng tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty chủ động về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. www.kinhtehoc.net 46 Bảng 10: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 9,61 17.063.566 7,01 2. Chi phí tài chính 7.038.772 9.021.456 21.889.609 1.982.684 28,17 12.868.153 142,64 Trong đó chi phí lãi vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 44,80 3.285.628 37,04 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.535.356 8.553.186 8.164.371 -10.982.170 -56,22 -388.815 -4,55 4. Doanh thu thuần 254.739.949 295.776.534 329.113.707 41.036.585 16,11 33.337.173 11,27 Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu (%) 87,15 82,27 79,12 - -4,88 - -3,15 Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu (%) 2,76 3,05 6,65 - 0,29 - 3,60 Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu (%) 7,67 2,89 2,48 - -4,78 - -0,41 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 47 4.4.1.1 Hệ số khái quát Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ số khái quát, từ đó đưa ra những nhận xét chính xác hơn về tình hình con nợ phải thu, phải trả của công ty. Bảng 11: HỆ SỐ KHÁI QUÁT QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng (Nguồn: phòng kế toán) Giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của công ty luôn có sự chênh lệch rất lớn. Hệ số khái quát ở mức tương đối tốt cho thấy công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và ngược lại công ty cũng không chiếm dụng vốn của khách hàng. Năm 2007 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất của công ty nên phần nợ phải trả của công ty giảm, đồng thời khoản phải thu cũng tăng do khoản trả trước người bán tăng cao, do đó hệ số khát quát năm 2007 là cao nhất trong 3 năm. Hệ số khái quát năm 2006 là 45,8%, năm 2007 là 61,6% tăng 15,8% so với năm 2006. Đến năm 2008 hệ số khái quát của công ty là nhỏ nhất trong 3 năm do khoản phải trả tăng trong khi khoản phải thu thì lại giảm cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng và các đối tượng khác là rất cao. 4.4.1.2. Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn so với nợ phải trả. Vốn luân chuyển càng lớn thể hiện khả năng chi trả của công ty càng cao đối với nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả. Thông qua phân tích số liệu bảng 12 ta thấy vốn luân chuyển của công ty qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định cho thấy khả năng chi trả của công ty cũng biến động qua các năm. Năm 2007 vốn luân chuyển tăng 34.020.237 ngàn Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Tổng nợ phải thu 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 -16.034.194 Tổng nợ phải trả 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 36.096.495 Hệ số khái quát (%) 45,8 61,6 33,7 15,8 -27,9 www.kinhtehoc.net 48 đồng do tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cao hơn nợ phải trả cho thấy khả năng chi trả của công ty trong năm này rất cao. Đến năm 2008 vốn luân chuyển giảm 10.995.129 ngàn đồng so với năm 2007 vì trong năm 2008 khoản phải trả người bán của công ty tăng lên quá cao nên kéo theo nợ phải trả của công ty cũng tăng cao, chứng tỏ trong năm 2008 khả năng chi trả của công ty là chưa tốt. 4.4.1.3. Khả năng thanh toán vốn lưu động Qua bảng 11 ta thấy khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty là rất thấp. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán của vốn lưu động <0,1 khi đó doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Với tình hình thanh toán như trên đòi hỏi công ty phải thực sự sáng suốt và bản lĩnh trong khâu xử lý nợ khi đến hạn thanh toán bởi vì hầu hết tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đều tồn tại dưới hàng hóa và các khoản phải thu nên khi khách hàng đặc biệt là những khách hàng có công nợ lớn không kịp thời chi trả các khoản nợ thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, nhìn lại bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán của công ty đang có xu hướng tăng lên trong năm 2008. Năm 2006, 2007 khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty chỉ có 0,02 lần, nhưng đến năm 2008 khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty tăng lên 0,05 lần, tuy mức tăng này không đáng kể nhưng đã cho thấy công ty đã quan tâm đến khả năng thanh toán của mình và khả năng bị vỡ nợ của công ty đã bị đẩy lùi. 4.4.1.4. Khả năng thanh toán hiện hành Nếu như hệ số thanh toán vốn lưu động cho chúng ta thấy được khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản lưu động thì hệ số thanh toán hiện hành (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn) cho biết mức đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn của tài sản lưu động. Thông qua bảng 11 ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm đều lớn hớn 1, chứng tỏ công ty hoàn toàn đáp ứng tốt việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2006 hệ số hiện hành là 1,10 lần, năm 2007 là 1,48 lần tăng 0,37 lần so với năm 2006, là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng lên 25.808.474 ngàn đồng và nợ ngắn hạn giảm 8.211.763 ngàn đồng . Nhưng đến năm 2008 hệ số này chỉ còn 1,25 lần giảm 0,23 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 www.kinhtehoc.net 49 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty 29.161.197 ngàn đồng so với năm 2007, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng một lượng lớn hơn 40.156.326 ngàn đồng nên làm cho hệ số thanh toán hệ hành giảm. Mặc dù có sự tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung hệ số thanh toán hiện hành của công ty vẫn ở mức lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn 4.4.1.5. Khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đo lường khả năng chi trả nhanh các khoản n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053535 Huynh Thi Hang . .pdf
Tài liệu liên quan