Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang

Tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------oOo---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. VÕ HỒNG PHƯỢNG LÊ BÁ TƯỜNG MSSV: 4054341 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1 Cần Thơ - 2009 Trang i LỜI CẢM TẠ Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ, sau hơn 03 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô và các anh, chị trong ngân hàng. Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào luận văn của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hồng Phượng là người đã tận tình hướng ...

pdf89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------oOo---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. VÕ HỒNG PHƯỢNG LÊ BÁ TƯỜNG MSSV: 4054341 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1 Cần Thơ - 2009 Trang i LỜI CẢM TẠ Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ, sau hơn 03 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô và các anh, chị trong ngân hàng. Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào luận văn của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hồng Phượng là người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng. Và nhất là các anh, chị phòng Dịch vụ & Makerting đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tiễn các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.. Kính chúc quý thầy cô cùng Ban Giám Đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang lời chúc sức khoẻ và luôn thành công trong công việc.. Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Bá Tường Trang ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Bá Tường Trang iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................ .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Trang iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và Tên người hướng dẫn:............................................................................... Học vị: ................................................................................................................ Chuyên nghành: .................................................................................................. Cơ quan công tác:................................................................................................ Tên học viên: ...................................................................................................... Mã số sinh viên: .................................................................................................. Chuyên nghành: .................................................................................................. Tên đề tài: ........................................................................................................... ............................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo: ......................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Về hình thức:................................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:........................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu): ....................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: .......................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 7. Kết luận (cần nghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,...)........................................................................................... ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày.........tháng..........năm 2009 Giáo viên hướng dẫn Ths. VÕ HỒNG PHƯỢNG Trang v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ............................................................................................................ .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên phản biện Trang vi MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP..................................................... iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU BẢNG .............................................................................. ix DANH MỤC HÌNH........................................................................................... x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ xi TÓM TẮT ....................................................................................................... xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2 1.3.1. Không gian ......................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian ............................................................................................. 2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1. Hình thức thanh toán thẻ ngân hàng ..................................................... 3 2.1.2. Một số khái niệm ................................................................................. 5 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 7 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu..................................................... 7 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 8 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 8 Trang vii 2.2.4. Phương pháp so sánh............................................................................ 8 2.2.5. Công thức tính một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............ 10 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG ................................... 10 3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ......................................... 11 3.2.1. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh NHNo An Giang .......................................................... 11 3.2.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 12 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang (2006 – 2008) ... 15 3.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ ATM TẠI VIỆT NAM ............................................................................................... 18 3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ATM ở Việt Nam ....................... 18 3.3.2. Những kết quả đạt được ..................................................................... 19 3.3.3. Những yếu tố để phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam ....................... 21 3.3.4. Xu hướng phát triển thẻ thanh toán trong thời gian tới ....................... 23 3.4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THẺ ATM CỦA NHNo Ở TỈNH AN GIANG .................................................................... 24 3.4.1. Giới thiệu thẻ ghi nợ nội địa của NHNo ............................................. 24 3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng qua hai năm 2007 – 2008 .................................................................................. 27 3.4.3. Phương hướng hoạt động của ngân hàng đối với thẻ ATM................. 39 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ ATM Ở TỈNH AN GIANG............................ 41 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TỪ CÁC TỐ CHỨC PHÁT HÀNH THẺ KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG..................... 41 4.1.1. Cạnh tranh về mạng lưới .................................................................... 41 4.1.2. Cạnh tranh về thị trường khách hàng bằng việc nâng cao tiện ích thẻ ATM ............................................................................................... 43 4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẨU SỬ DỤNG THẺ ATM CỦA NHNo AN GIANG ................................................................ 45 Trang viii 4.2.1. Mức độ an toàn .................................................................................. 47 4.2.2. Nghề nghiệp của khách hàng.............................................................. 49 4.2.3. Độ tuổi của khách hàng...................................................................... 51 4.2.4. Hệ thống mạng lưới giao dịch và công nghệ ngân hàng...................... 52 4.2.5. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ khách hàng ............................................. 53 4.2.6. Tiện ích của thẻ .................................................................................. 53 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THẺ ATM Ở TỈNH AN GIANG ....................................................................................... 56 5.1. CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ....................................................................... 56 5.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................ 56 5.1.2. Một số ý kiến đóng góp của khách hàng............................................. 59 5.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THẺ ATM CỦA NHNo AN GIANG .................................................................................. 61 5.2.1. Nhóm giải pháp về công nghệ ............................................................ 61 5.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và quản lý ................................... 63 5.2.3. Nhóm giải pháp về tài chính............................................................... 65 5.2.4. Nhóm giải pháp về marketing tiếp thị................................................. 65 5.2.5. Nhóm giải pháp về thi đua, khen thưởng ............................................ 67 CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 69 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 69 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 72 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 74 Trang ix DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang .................. 15 Bảng 2: Kết quả kinh doanh thẻ năm 2007 .............................................. 28 Bảng 3: Kết quả kinh doanh thẻ năm 2008 .............................................. 29 Bảng 4: Kết quả kinh doanh thẻ sau 2 năm 2007-2008 ............................ 31 Bảng 5: Số phí giao dịch NHNo An Giang thu được trong 2 năm 2007-2008 ............................................................................ 34 Bảng 6: Kết quả khảo sát quyết định sử dụng thẻ ATM và mức độ hài lòng khi sử dụng thẻ ATM của NHNo An Giang................................ 46 Bảng 7: Đối tượng phát hành thẻ qua 2 năm 2007 – 2008........................ 49 Bảng 8: Khảo sát đối tượng sử dụng thẻ ATM của NHNo An Giang ................................................................................ 50 Trang x DANH MỤC HÌNH Hình Trang Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo An Giang.................................... 13 Hình 2: Thẻ ghi nợ nội địa của NHNo An Giang..................................... 24 Hình 3: Kết quả kinh doanh thẻ so sánh với chỉ tiêu năm 2006 – 2007...................................................................................... 29 Hình 4: Kết quả kinh doanh thẻ so sánh với chỉ tiêu năm 2008 ............... 30 Hình 5: So sánh kết quả kinh doanh thẻ ATM qua 2 năm 2007 – 2008 ............................................................................ 32 Hình 6: Thị phần phát hành thẻ ............................................................... 32 Hình 7: Thị phần về máy ATM ............................................................... 33 Hình 8: Thị phần về EDC/POS................................................................ 33 Hình 9: Biểu đồ phần trăm đối tượng sử dụng thẻ ATM qua 2 năm 2007 – 2008 ............................................................................ 50 Hình 10: Biểu đồ phần trăm khảo sát đối tượng sử dung thẻ ATM NHNo An Giang ....................................................................... 51 Trang xi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN Ngân hàng nhà nước P.G.ĐỐC Phó giám đốc TMTTKD Thanh toán không dùng tiền mặt ĐƯTM Điểm ứng tiền mặt NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ TTCNTT Trung tâm công nghệ thông tin Tiếng Anh ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) POS Point Of Sale (Điểm bán hàng) EDC Electronic Data Capture (Thiết bị đọc thẻ điện tử) IPCAS Intra-bank Payment and Customer Accounting System (Hệ thống thanh toán và kế toán) OTP One Time Password (Mật mã tức thời) Pin Password (Mật mã) Trang xii TÓM TẮT Phát triển dịch vụ thẻ ATM là một vấn đề quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng trong nền kinh tế phát triển hiện nay, đồng thời cũng xây dựng được thương hiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, và từ đó tạo dựng được những bước phát triển vững chắc trong tương lai. Là ngân hàng đứng đầu trong tất cả ngân hàng ở Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã luôn thực hiện tốt vai trò của mình nay cũng cần thực hiện tốt những bước đi đầu tiên trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ mới. Đề tài lấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh An Giang là chi nhánh có hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM rất tốt trong 2 năm 2007- 2008 làm mục tiêu để nghiên cứu. Đề tài này tập trung phân tích đánh giá các số liệu sơ cấp nhằm đề ra những phương hướng để sản phẩm dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển thành hệ thống lớn nhất Việt Nam về ATM. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội từ đó có thể đề ra những yếu tố để nâng cao tiện ích của thẻ, chất lượng lượng phục vụ cho khách hàng. Đề tài còn nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán. Mục tiêu rộng hơn nữa là nhằm để phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và hoàn thiện, phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Để thực hiện được nội dung trên đề tài đã sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp, số liệu thứ cấp được sử dụng là số liệu từ lúc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh An Giang tham gia kinh doanh dịch vụ thẻ ATM (tháng 11/2006) đến hết năm 2008, số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 2 và tháng 3 năm 2008, với phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng và 60 cá nhân chưa sử dụng thẻ của ngân hàng. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn lao vào việc tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần tập trung thực hiện”. Điều kiện tiên quyết cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là phải có thị trường tài chính nông thôn phát triển. Một trong những hệ thống tài chính lớn hỗ trợ cho khu vực nông thôn đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo/Agribank). Mặc dù bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, biến động giá vàng, giá ngoại tệ, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại (NHTM) đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào của các NHTM nhưng NHNo vẫn tiếp tục phát triển ổn định, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn đảm bảo. Tính đến 30/06/2008 tổng nguồn vốn đạt 310.703,7 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm và nguồn vốn huy động tăng 3,9%, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 4,8%, đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thường xuyên đưa ra những sản phẩm dịch vụ tiện ích và hiện đại. Đến nay Agribank đã thực hiện kết nối với hệ thống thẻ quốc tế Visa, Mater Card và các hệ thống thẻ nội địa lớn nhất Việt Nam là Banknet VN, Smarlink... với GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 2 1200 ATM và chuẩn bị trang bị thêm 600 ATM vào năm 2009 trải khắp 64 tỉnh thành. Tuy nhiên những sản phẩm dịch vụ mới vẫn còn những khuyết điểm và rủi ro chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở tỉnh An Giang” để phân tích, tìm kiếm và đề ra những giải pháp để sản phẩm dịch vụ thẻ ATM ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang được hoàn thiện hơn nói riêng và cả hệ thống NHNo nói chung. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ ATM của khách hàng và xác định nhu cầu sử dụng thẻ ATM của khách hàng để phát triển sản phẩm thẻ ATM ở mức tốt nhất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Giới thiệu khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang và NHNo An Giang. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ ATM ở tỉnh An Giang. Và xác định nhu cầu sử dụng thẻ ATM của người dân tỉnh An Giang. - Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số ý giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng thẻ ATM cho khách hàng ở tỉnh An Giang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài chọn toàn tỉnh An Giang làm địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Thời gian Vì hoạt động kinh doanh thẻ của NHNo An Giang chỉ mới hoạt động được hai năm (2007 – 2008) nên số liệu thứ cấp được lấy trong hai năm 2007-2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thẻ ghi nợ nội địa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Hình thức thanh toán thẻ ngân hàng 2.1.1.1 Thẻ ATM và dịch vụ rút tiền tự động ATM Thẻ ATM là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thanh toán công nợ hay lĩnh tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Ở một số nước, các hãng hay các công ty kinh doanh lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng của mình. Thẻ ATM có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ sau được sử dụng phổ biến : - Thẻ ghi nợ: Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản “Đảm bảo thanh toán thẻ”. Căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử hoặc được ghi vào dải băng từ nếu là thẻ từ. Loại thẻ này áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và có tín nhiệm với ngân hàng. - Thẻ ký quỹ thanh toán: là loại thẻ mà để sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản “Đảm bảo thanh toán thẻ” thông qua việc tính tiền gửi hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. - Thẻ tín dụng: áp dụng với những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận. Thẻ ATM dù dưới hình thức nào cũng phải có đầy đủ các yếu tố: Tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, nhãn hiệu thương mại và thời hạn sử dụng thẻ. Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 4 - Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng trả cho người hưởng thụ. Ngân hàng phát hành thẻ có thể ủy nhiệm cho một số chi nhánh ngân hàng phát hành và quản lý thẻ. - Chủ thẻ: là cá nhân được ngân hàng cấp thẻ (để sử dụng trong hạn mức tín dụng được cấp hoặc số dư trên tài khoản) và có tên trên thẻ.. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Đối với thẻ ATM, chủ thẻ chính đồng thời là chủ tài khoản tại Ngân hàng để sử dụng thẻ ATM. - Máy rút tiền tự động (ATM): là thiết bị của ngân hàng mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thực hiện một số dịch vụ khác do Ngân hàng cung cấp tại các máy rút tiền tự động. - Điểm ứng tiền mặt (ĐƯTM): bao gồm hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, ngân hàng đại lý thanh toán thẻ mà tại đó chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để ứng tiền mặt hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác. - Đơn vị chấp nhận thẻ (POS): là tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thẻ do ngân hàng phát hành làm phương tiện thanh toán.. - Tài khoản: là tài khoản tiền gởi của chủ thẻ mở tại Ngân hàng để được phát hành thẻ và phục vụ cho các giao dịch tại máy ATM. - Mã số cá nhân (PIN): là mã số mật cá nhân do chủ thẻ tự chọn để sử dụng trong các giao dịch tại ATM gồm 6 số và được tự động đăng ký vào hệ thống quản lý ATM của Ngân hàng. - EDC: thiết bị đọc thẻ điện tử. 2.1.1.2 Thẻ ghi nợ nội địa của NHNo An Giang Thẻ ghi nợ nội địa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NHNo phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và (hoặc) hạn mức thấu chi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; rút tiền mặt tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 5 2.1.2. Một số khái niệm 2.1.2.1. Khái niệm về lãi suất Lãi suất là tỷ lệ phầm trăm (%) giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một lượng tiền mặt nhất định để được sở hữu và sử dụng tiền ấy trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước. Hoặc nói cách khác, đó là “khoảng chênh lệch giữa lượng tiền được nhận hôm nay và lượng tiền tổng cộng phải trả trong tương lai chính là tiền lãi hay dư phí để có lượng tiền ấy trong khoảng thời gian từ ngày nhận đến ngày trả”. Khi đem tiền lãi ấy tính tỷ lệ phần trăm với tiền được nhận, kết quả thu được chính là lãi suất trong thời gian nói trên. * Lãi suất đối với khách hàng sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bao gồm: - Lãi suất tiền gửi: Chủ thẻ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả trên số dư tài khoản tiền gửi theo quy định. - Lãi suất cho vay thấu chi: Chủ thẻ phả trả lãi suất thấu chi trong trường hợp thấu chi; lãi suất cho vay thấu chi tính từ ngày phát sinh giao dịch thấu chi cho đến ngày chủ thẻ trả hết nợ gốc và lãi thấu chi. Mức lãi suất cho vay thấu chi đối với khách hàng giao cho giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ. - Lãi suất quá hạn: Mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay thấu chi. 2.1.2.2. Khái niệm về thấu chi Thấu chi là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở đồng tín dụng hay còn gọi là tín dụng hạn mức, thực hiện bằng cách cho khách hàng được sử dụng kết số thiếu (dư nợ) trong một giới hạn nhất định. Thấu chi là kỹ thuật cho vay đặc biệt mà trong đó khách hàng được sử dụng vốn một cách linh hoạt, các đảm bảo nếu có chỉ là yếu tố phụ, vì số dư nợ thường xuyên biến động không thể thực hiện các đảm bảo trực tiếp. Thấu chi được xem là loại tín dụng không bảo chứng. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 6 * Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ áp dụng thấu chi đối với khách hàng là cá nhân. - Hạn mức thấu chi: Trường hợp chủ thẻ có nhu cầu thấu chi, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát hành thẻ sẽ xem xét cấp hạn mức thấu chi cho chủ thẻ nhưng tối đa không quá 30.000.000 VNĐ (Ba mươi triệu đồng chẵn). Hạn mức thấu chi được tính vào hạn mức cho vay tối đa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với một khách hàng. Trường hợp khách hàng trả hết dư nợ thấu chi phát sinh, hạn mức thấu chi sẽ tự động lặp lại. Mức thấu chi cụ thể đối với từng khách hàng giao cho Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát hành thẻ quyết định. - Thời hạn cấp hạn mức thấu chi tối đa là 12 tháng. Hết thời hạn cấp hạn mức thấu chi phát sinh, nếu chủ thẻ vẫn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chi nhánh phát hành thẻ hướng dẫn chủ thẻ làm thủ tục cấp lại hạn mức thấu chi. 2.1.2.3. Khái niệm về chiết khấu Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, dễ dàng và hoàn hảo. Nhờ có các loại ký thác hoạt kỳ và ngắn hạn, ngân hàng có được nguồn vốn cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu này. Chính trong khối kỳ thác bao gồm các số tiền để dành không có lợi ích, ngân hàng có trách nhiệm biến chúng thành nguồn vốn sinh lợi, làm các phương tiện tái lập và cung cấp cho các ngành công thương nghiệp. * Ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: - Mức chiết khấu được áp dụng cho các đơn vị chấp nhận thẻ khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Mức chiết khấu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền mua hàng hóa dịch vụ. - Mức chiết khấu cụ thể do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định trong từng thời kỳ. 2.1.2.4. Phí sử dụng thẻ - Phí sử dụng thẻ bao gồm: Phí phát hành, phí thường niên, phí rút tiền, chuyền tiền, đổi PIN,... Mức cụ thể áp dụng theo biểu phí do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định trong từng thời kỳ. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 7 - Ngoài phí phát hành khách hàng phải thanh toán ngay khi đăng ký phát hành thẻ, các loại phí khác được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hạch toán và thu trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của chủ thẻ khi thực hiện giao dịch tại điểm tứng tiền mặt, đơn vị chấp nhận thẻ. - Việc thực hiện chính sách ưu đãi về phí, như: Miễn, giảm phí,... đối với khách hàng trong việc sử dụng thẻ thực hiện theo thông báo bằng văn bản của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong từng thời kỳ. 2.1.2.5. Khái niệm nhu cầu - Nhu cầu là những yêu cầu cần thiết yếu, cơ bản của con người như ăn, ở mặc, uống, đi lại, yêu đương…Hay những nhu cầu cao cấp hơn như giáo dục, thể thao, giải trí làm đẹp, tự hoàn thiện. - Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu - Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sẽ được mua bởi: + Một nhóm khách hàng đã được xác định. + Trong một vùng đã được xác định. + Trong một thời điểm xác định. + Dưới một chương trình tiếp thị đã được xác định. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành điều tra trên toàn tỉnh An Giang. - Lý do chọn vùng nghiên cứu: tỉnh An Giang là nơi mà số lượng thẻ ATM của NHNo được phát hành nhiều hơn so với các tỉnh khác. - NHNo An Giang còn được tặng huy chương Anh Hùng lao động và tỉnh An Giang là nơi có nhiều tiềm năng phát triển thẻ ATM của NHNo An Giang. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 8 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các khách hàng để điều tra về các nguồn lực, thành phần gia đình, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm… và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thẻ ATM của khách hàng. Số mẫu điều tra gồm 120 mẫu: + 60 mẫu của những người đã sử dụng thẻ ATM của NHNo An Giang. + 60 mẫu của những người chưa sử dụng thẻ ATM của NHNo An Giang. - Số liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các trang website, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phân tích thống kê mô tả: để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM của NHNo An Giang. - Phân tích định tính: dùng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ ATM. - Phân tích định lượng: dựa trên số liệu điều tra để xác định kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. 2.2.4. Phương pháp so sánh 2.2.4.1. Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 2.2.4.2. Nguyên tắc so sánh a. Tiêu chuẩn so sánh: - Tiêu chuẩn để so sánh thường là: - Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành (ngân hàng). - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. - Các thông số thị trường. - Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. b. Điều kiện so sánh: - Các chỉ tiêu được so sánh phải: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 9 - Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian. - Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. - Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. 2.2.4.3. Phương pháp so sánh a. Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). b. Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.2.5. Công thức tính một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh * Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bằng công thức: Kết quả đầu raHiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) = Chi phí đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của nghiệp càng lớn. Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,… Chi phí đầu vào được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán, giá thành toàn bộ, chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,… * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (%) Lợi nhuậnTỷ suất lợi nhuận/doanh thu = Doanh thu * 100% Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 10 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Tháp, Đông Nam giáp Cần Thơ, Nam và Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây giáp vương quốc CamPuChia trên chiều dài biên giới 95km với hai cửa khẩu chính là Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Tỉnh lụy của An Giang hiện nay là thành phố Long Xuyên, cách TP. Hồ Chí Minh 184km. An Giang có địa hình tương đối đa dạng. Ngoài phần lớn diện tích tự nhiên là vùng đồng bằng thì An Giang còn có rừng và một số ngọn núi. Phía Đông Bắc tỉnh là vùng đồng bằng thuộc tứ giác Long Xuyên; phía Tây Nam là vùng núi thấp. Núi ở An Giang không hình thành những dãy dài mà chủ yếu là những ngọn độc lập tiêu biểu là nhóm núi Thất Sơn, hiện nay gọi là Bảy Núi. Ngoài ra, An Giang còn có các ngọn núi độc lập khác như: núi Sập cao 86m, núi Ba Thê 210m, núi Sam 230m... An Giang là một trong những địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng tự nhiên cây là rộng tương đối lớn với 154 loài cây thuộc 54 họ và nhiều loài động vật quý hiếm như lợn rừng, nhím, sếu đầu đỏ. Trên địa bàn An Giang có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, mỗi sông chảy qua 99km. Ngoài ra, An Giang còn có 280 tuyến kênh rạch, trong đó có kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên. An Giang có diện tích tự nhiên 3406,2 km2 và dân số là 2170 nghìn người với mật độ dân số 637,1 người/km2. Trên địa bàn An Giang có 29 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh, người Khơme, Chăm và Hoa. An Giang là một trong những tỉnh có người Khơme sinh sống tương đối đông. Tại thời điểm 01/04/1999 trên địa bàn An Giang có 78.706 người Khơme chiếm 3,8% dân số toàn tỉnh và chiếm 7,4% dân số cả nước. Hiện nay, An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm TP. Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện là: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn với 142 xã, phường và thị trấn. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 11 An Giang có những lợi thế mạnh về kinh tế với thế mạnh là thương mại, dịch vụ và du lịch. An Giang có rất nhiều nhà máy và ngành nghề truyền thống đang tồn tại. Bên cạnh đó giáo dục và y tế của tỉnh cũng đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ. 3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 3.2.1. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh NHNo An Giang Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước từ năm 1988 trở thành một ngân hàng chuyên cho vay sản xuất nông nghiệp – nông thôn; Sau hơn 20 năm thành lập, đến nay Agribank đã trở thành ngân hàng hoạt động đa năng ngoài hai hội sở chính và 2.200 chi nhánh, phòng giao dịch, còn có 8 công ty trực thuộc là: 2 công ty cho thuê tài chính; 2 công ty vàng bạc đá quý; công ty chứng khoán; công ty in và đầu tư, thương mại dịch vụ ngân hàng; công ty du lịch thương mại; công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty cổ phần bảo hiểm và Ngân hàng liên doanh Vina Siam; mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng trên tất cả các huyện, thị đã huy động được nhiều nguồn vốn từ thành thị để đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, tiếp cận được 12.000 xã, phường trong cả nước, với gần 30 ngàn cán bộ công nhân viên. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn An Giang (NHNo An Giang) được thành lập ngày 15/08/1988 và là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại được thành lập sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Hai mươi năm qua, hoạt động của Chi nhánh luôn gắn bó với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, với nỗi vui buồn của người nông dân một nắng hai sương. Lịch sử hoạt động của NHNo An Giang chưa dài nhưng sự có mặt và hoạt động của nó luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh, đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khai phá vùng tứ giác Long Xuyên, thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển cây con ngành nghề, khai thác lợi thế so sánh... ngày càng hiệu quả. Hoạt động trên địa bàn một tỉnh nông nghiệp thuộc GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 12 đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên với rất nhiều điều kiện kém thuận lợi, nhưng cán bộ và nhân viên Chi nhánh đã không ngừng phấn đấu vươn lên và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm, là một trong những chi nhánh ngân hàng hoạt động hiệu quả hàng đầu trong hệ thống Agribank. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo An Giang - NHNo&PTNT Tỉnh An Giang có 25 điểm giao dịch (Hình 1 Phụ Lục), trong đó: + 1 Hội sở. + 11 huyện thị thành (chi nhánh loại 2). + 7 chi nhánh liên xã (loại 3 trực thuộc huyện). + 6 phòng giao dich trực thuộc huyện. - Tổng số cán bộ viên chức toàn chi nhánh 459 người, trong đó 224 cán bộ nữ. Trình độ chuyên môn: + 1 tiến sĩ + 1 thạc sĩ + 244 đại học + 9 cao cấp + 13 cao đẳng + 66 trung cấp + 125 sơ cấp Ta sẽ thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo An Giang qua sơ đồ sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 13 (Nguồn: Phòng tổng hợp NHNo An Giang) Hình 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo An Giang 3.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng dịch vụ và marketing Phòng nhiệm vụ và marketing có nhiệm vụ sau đây:  Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gữi rút tiền, thanh toán, chuyển tiền...) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch, tiếp thụ, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không nừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.  Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, GIÁM ĐỐC P. Hn àh ch ính nh ân sự P.G.ĐỐC P.G.ĐỐC P. Ki ểm tr a, k iểm so át P. KH tổ ng hợ p P. Điệ n t oán P. Kế to án n gân qu ỷ P. Dịc h v ụ P. Th an h t oán qu ốc tế P.G.ĐỐC P. Tín dụ ng P.G.ĐỐC Ph òng Gi ao Dịc h ình Kh ánh NH No . C hâu P hú NH No . A n P hú NH No . T ân Ch âu NH No . P hú Ch âu NH No . C hợ M ới NH No . T ri T ôn NH No . T ịnh Bi ên C hâu NH No . T họa i S ơn NH No TP Lo ng Xu yên NH No TX . C hâu Đố c NH No .Ch âu Th ành GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 14 xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.  Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc chi nhánh.  Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chi nhánh và của Ngân hàng Nông nghiệp.  Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc.  Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích.. theo quy định.  Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình... phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.  Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.  Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị.  Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị.  Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.  Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ và phát hành thanh toán thẻ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.  Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.  Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối.  Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.  Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 15 3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang (2006 – 2008) Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tăng % Tăng % Doanh thu 379,86 554,6 1.092 174,74 46 537,4 96,9 Chi Phí 311,77 439,6 974 127,83 41 534,4 121,6 Lợi Nhuận 68,09 115 118 46,91 69 3 2 (Nguồn: Phòng kế toán NHNo An Giang) Bảng 1 cho ta thấy được tổng thu nhập qua ba năm đều đạt những thành công nhất định trong việc tự mở rộng nguồn vốn cũng như thị phần. Về doanh thu: Khoản mục này qua các năm đều tăng, năm 2007 tăng đến 46% so với 2006, đặc biệt là năm 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 2007 96,9%, điều này chứng tỏ NHNo An Giang hoạt động có hiệu quả đem lại doanh thu cho đơn vị, cụ thể như tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, quảng cáo, tư vấn miễn phí....; Ngoài ra các nhân viên còn tích cực huy động vốn và có nhiều hình thức huy động khác như tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi...; Tất cả các hoạt động này giúp cho doanh thu NHNo An Giang tăng lên, thị trường cũng mở rộng hơn tạo tiền đề cho hệ thống ngân hàng mình phát triển. Về chi phí: chi phí cũng có có xu hướng tăng cao qua ba năm, năm 2007 tăng 41% so với 2006; Đến năm 2008 thì chi phí còn tăng đến chóng mặt tăng hơn năm 2007 đến 121,6%. Lý do là NHNo An Giang mở rộng thị trường, tham gia kinh doạnh sản phẩm dịch vụ mới (thẻ ATM), nên ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phí quảng cáo cho đơn vị, tiền đầu tư đào tạo cán bộ, đầu tư thêm các thiết bị hiện đại... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Còn về lợi nhuận năm 2007 đạt 115 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là 46,91 với tỷ lệ 69%. Khi đến năm 2008 đạt 118 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 3 tỷ đồng đạt 2% và đạt vượt 32% kế hoạch ngân hàng trung ương giao. Với mức chi phí cao như thế nhưng NHNo An Giang vẫn thu được lợi nhuận khả quan như GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 16 vậy là do NHNo An Giang hoạt động rất hiệu quả thu được mức doanh thu tương xứng với chi phí bỏ ra. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều tác động không thuận chiều đến hoạt động ngân hàng nói chung, nhưng cả ba năm 2006 – 2008 NHNo An Giang đều đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu do NHNo Việt Nam giao, kết quả của sự thành công đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: - Từng cán bộ viên chức của toàn chi nhánh đã chứng tỏ được sự nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của công tác huy động vốn; Từng chi nhánh tiếp tục khẳng định phương châm trong chỉ đạo điều hành và tác nghiệp. “Không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh” là mục tiêu và là động lực trong hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang. - Trong chỉ đạo điều hành việc xác lập, điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu cho phù hợp bối cảnh hiện tại, thông qua các biện pháp cụ thể và giao chỉ tiêu phấn đấu hàng tháng gắn với hoạt động thi đua ngắn ngày, dài ngày tạo khí thế sôi nổi, liên tục trong toàn chi nhánh. - Các hình thức huy động vốn mới đã được triển khai có hiệu quả như: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNo Việt Nam; Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng AAA; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của NHNo An Giang...; đồng thời NHNo tỉnh đã vận dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, theo sát những giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, NHNo Việt Nam, tín hiệu của thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, triệt để khai thác lợi thế cạnh tranh về mạng lưới, con người và lãi suất. Vì vậy nhìn chung, lãi suất tiền gửi của NHNo An Giang đã đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. - Trên cơ sở thực hiện “tín dụng có chọn lọc” cả về khách hàng lẫn đối tượng đầu tư, thể loại tín dụng và chủ động ưu tiên bố trí vốn trong điều kiện NHNN Việt Nam kiểm soát chặt chẽ “kênh” tín dụng để kiềm chế lạm phát... từ đó đáp ứng đủ vốn cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên trong cho vay thu mua gạo xuất GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 17 khẩu, cá tra, cá ba sa quá lứa; đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cho vay hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cho vay ưu đãi xuất khẩu... - Một số chi nhánh đã tận dụng khai thác có hiệu quả các dịch vụ như chuyển tiền cá nhân, kiều hối, nghiệp vụ thẻ... và một số hình thức cấp phát tín dụng như bảo lãnh, chiết khấu tuy chưa lớn, nhưng đã có những tín hiệu đáng mừng cho năm 2009. Đặc biệt là nghiệp vụ thẻ đã có những bước tiến vững mạnh. - Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo, điều hành; giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc ở từng chi nhánh. - Công tác thi đua được quan tâm đúng mức, được sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm; Kết hợp hài hòa giữa thi đua ngắn ngày và dài ngày đã tác động tốt đến hiệu quả kinh doanh và hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu do NHNo trung ương giao. Trong 20 năm qua, Agribank An Giang luôn khẳng định được vị thế chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Agribank, cũng như trên địa bàn tỉnh An Giang về tín dụng phát triển nông nghiệp – nông thôn. Với sự năng động, dám nghĩ dám làm, dàm chịu trách nhiệm, Agribank An Giang đã mở đường xung phong đi đầu và thành công nhiều mô hình và có mô hình trở thành chính sách lớn của Chính phủ, của toàn ngành Ngân hàng. Agribank An Giang là một trong những chi nhánh có thành tích đặc biệt trong hoạt động đầu tư tín dụng, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển nông nghiệp – nông thôn. Năm 1989, Chi nhánh đã thực hiện thí điểm phương án cho vay trực tiếp hộ nông dân. Vụ lúa Đông Xuân năm 1989 – 1990, Chi nhánh đã cho 403 hộ nông dân thuộc xã Vĩnh Phú – huyện Thoại Sơn vay 114 triệu đồng, đến cuối vụ thu nợ và lãi 100%. Những kết quả đạt được trong quá khứ và hiện tại đã khẳng định và minh chứng hoạt động của Chi nhánh là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước khi công nhận Hộ là một đơn vị tự chủ về kinh tế, qua đó hỗ trợ hiệu quả và kịp thời nhu cầu vốn của nông dân cho sản xuất, từng bước giảm dần nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 18 3.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ ATM TẠI VIỆT NAM Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Thẻ thanh toán là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được sử dụng phổ biến trong giai đoạn hiện nay. 3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ATM ở Việt Nam Năm 1990 hợp đồng chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam.Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến Việt Nam ngày càng nhiều. Sau ngân hàng ngoại thương, Sài Gòn thương tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán. Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam một bộ mặt kinh tế - xã hội nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số lượng đến quy mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được. Năm 1995 cùng với ngân hàng ngoại thương TP. HCM, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng liên doanh First- Vina- Bank và ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank được thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép chính thức gia nhập Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 1996 ngân hàng ngoại thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa International. Tiếp theo đó là ngân hàng Á Châu, ngân hàng công thương Việt Nam cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card, trong đó ngân hàng ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Và cũng trong năm này ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên, đồng thời hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam cũng được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, ngân GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 19 hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu ( Eximbank ) và First Vinabank. Hành lang pháp lí cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc ngân hàng nhà nước ký ban hành ngày 10/4/1993, quy định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán”. Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam về thời điểm đó còn giới hạn rất nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trên cở sở thỏa thuận của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng quy chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, tức pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở nên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi rộng hơn là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước. Đầu tiên là ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank, ngân hàng đã tung ra thẻ thanh toán , nổi trội là thẻ Fastaccess. Tiếp theo đó, ngân hàng thương mại cổ phần thương tín – Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit. Đây là phương tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân, chủ tài khoản có thẻ dùng thẻ để thanh toán trong và ngoài nước. 3.3.2. Những kết quả đạt được Trong hơn 15 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Theo ngân hàng nhà nước, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, 150 – 300%/ năm. Tính đến hết năm 2007, các ngân hàng phát hành gần 8,3 triệu thẻ, tính bình quân trong gần 10 người dân có một người dùng thẻ. Thống kê này cho thấy thị trường thẻ Việt Nam năm 2007 tăng trưởng tới 2,5 lần so với năm 2006 . Tính đến cuối năm 2007 số lượng thẻ các ngân hàng đã phát hành gần 8,3 triệu thẻ so với 3,5 triệu thẻ năm 2006. Hiện tại, tỉ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 20 các giao dịch của các phương tiện TTKDTM. Trong các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, thẻ ghi nợ nội địa (với tên gọi phổ thông là ATM) chiếm 93,87% tiếp theo là thẻ ghi nợ (debit card) quốc tế với 3,65%, thẻ tín dụng (credit card) quốc tế chiếm 2,22% và thẻ tín dụng nôi địa chiếm 0,31%. Tuy còn chưa đồng đều về tỉ trọng, song đều này cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và có một số dư tiền gửi nhất định trong đó. Tại Việt Nam hiện có 32 ngân hàng phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó có 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Tính đến hết năm 2007, cả nước có 4.300 máy ATM, hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ POS. So với năm 2006, các con số trên là 2.500 ATM và 14.000 POS. Các liên minh thẻ chủ yếu tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM ( chiếm 48% ), 17502 máy POS/EDC ( chiếm 57% ) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ ( 57% ) Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn số lượng máy ATM chiếm 62% ( 2.654 máy ), máy POS/EDC chiếm 46% ( 10.548 máy ) và đã phát hành 5.170.229 thẻ ( chiếm 62%) Năm 2007, trong xu hướng gia tăng tính cạnh tranh, nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ, như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, mua hàng trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, trả tiền bảo hiểm qua thẻ,... Những hạn chế và nguyên nhân: Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ kể trên. Tuy nhiên, thẻ thanh toán Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cản trở tiến trình của thẻ thanh toán: Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường là do tập quán sử dụng tiền mặt trong tiêu dùng của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ 10-25% trong khi ở các nước đang GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 21 phát triển là 75-95%. Riêng trường hợp ở Việt Nam, theo trưởng đại diên Visa Gordon Cooper, tiền mặt vẫn là vua, với trên 99% chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo phương thức này. Hầu hết các giao dịch trên hệ thống ATM hiện nay ở Việt Nam đều dùng để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện ích khác như chuyền khoản, thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền điện, cước phí điện thoại,... Nhiều nước trên thế giới, từng đi trước trong lĩnh vực ATM, trải qua 3 giai đoạn phát triển: đầu tiên mỗi ngân hàng tự xây dựng hệ thống thanh toán thẻ riêng. Sau đó hình thành các nhóm ngân hàng thỏa thuận dùng chung hệ thống. Cuối cùng, tất cả cùng hợp tác xây dựng một hệ thống duy nhất. “ Việt Nam là nước đi sau, đáng ra chúng ta có thể học tập để bỏ qua giai đoạn thứ hai, nhưng thực tế thì chúng ta lại bị xoáy mòn của các nước đi trước”, cục trưởng cục công nghệ thông tin, ông Tạ Quang Tiến phân tích. “ Nguyên nhân chủ yếu là vì Việt Nam thiếu một cơ chế chỉ đạo, điều hành, không có một tổ chức đầu mối, vận động và tập hợp trong khi các ngân hàng thì không đồng thuận, mạnh ai nấy lo. Thậm chí, họ coi phát triển ATM là vũ khí cạnh tranh”. Vấn đề an ninh trong thanh toán thẻ vẫn chưa bảo đảm, gây xáo trộn và mất lòng tin đối với nhiều người sử dụng thẻ. Hiện nay tình trạng dùng thẻ giả để rút tiền từ tài khoản thẻ của khách hàng cũng thường xuất hiện. Một phần do trình độ quản lý mạng thanh toán còn yếu, kỹ thuật sản xuất thẻ chưa cao. Hiện nay trên thế giới hầu như chuyển sang dùng thẻ chip còn ở Việt Nam chủ yếu vẫn là thẻ từ. Như chúng ta biết tính bảo mật của thẻ chip cao hơn thẻ từ rất nhiều. 3.3.3. Những yếu tố để phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam Ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặt biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân phải sống với thu nhập thấp, hay nói cách khác có ít tiền thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế, và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 22 Việt Nam là nền kinh tế đang có tốc độ phát triển cao trong khu vực, dân số trẻ. Số lượng người Việt Nam đi học tập, du lịch, chữa bệnh, làm ăn, xuất khẩu lao động,... cao ngược lại người nước ngoài đến Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Thực tế trong thời gian qua, số lượng thẻ ATM và thẻ tín dụng do các ngân hàng tăng cao tập trung chủ yếu ở giới trẻ. Bởi vậy, chắc chắn trong thời gian tới thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỉ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống vài phút, vài giây hoặc tức thời. Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, kho bạc nhà nước mà còn các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn không chỉ giữa các ngân hàng mà còn các tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị của hệ thống thanh toán. Đây là một trong yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây. Hiện ở Việt Nam có 4 liên minh thẻ thanh toán là liên minh thuộc Vietcombank, liên minh thẻ VNBC của ngân hàng Đông Á, liên minh thẻ Banknet Việt Nam của 3 ngân hàng quốc doanh và một số ngân hàng cổ phần, và liên minh thẻ ANZ/Sacombank. Bên cạnh việc hợp tác thành lập liên minh để tăng khả năng cạnh tranh các ngân hàng còn tích cực phát triển thêm nhiều loại thẻ thanh toán mới. Ngoài loại thẻ thanh toán nôi địa, trên thị trường đã lưu hành nhiều loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, ...với nhiều tiện ích hấp dẫn. Tuy nhiên, sự tồn tại độc lập của 4 liên minh hiện nay, bên cạnh ưu điểm là tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, năng cao khả năng cạnh tranh, đã bộc lộ nhiều hạn chế. Thay vì chỉ cần một loại thẻ là có thể rút tiền ở bất kì máy ATM GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 23 của bất kỳ ngân hàng nào và thanh toán ở mọi POS, thì người tiêu dùng đang buộc phải sở hữu nhiều loại thẻ khác nhau. Trước thực trạng này, thời gian qua các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam đã có nhiều cuộc gặp gỡ, bàn thảo cũng như tổ chức nhiều cuộc hội thảo với mong muốn tìm ra một mô hình trung tâm chuyểm mạch thẻ thống nhất, ưu việt ở Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. 3.3.4. Xu hướng phát triển thẻ thanh toán trong thời gian tới Vừa qua thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 291/2006/Q Đ-TTg ( ngày 29/12/2006) phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Theo đề án, đến cuối năm 2010, mức thẻ phát hành trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng,...lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương diện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%, đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản), 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt mức 95% vào năm 2020. Ngân hàng Nhà nước đạt mục tiêu đến năm 2010 sẽ có khoảng 20 triệu thẻ lưu thông trên thị trường, hình thành được nhiều hệ thống chuyển mạch thẻ thống nhất kết nối toàn bộ máy ATM và POS trong nước, phấn đấu 70% các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thể chấp nhận thanh toán thẻ. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 24 Theo đánh giá chung của giới tài chính - tiền tệ, chắc chắn các năm tới tiếp tục có sự bùng nổ về phát triển thị trường thẻ thanh toán và thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam. Theo đó dịch vụ ngân hàng tiện ích này cho phép mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đem lại sự thuận tiện cho cả người dân khi chấp nhận sử dụng thẻ và hiệu quả cho các doanh nghiệp có đông công nhân cũng như tổ chức cung ứng dịch vụ. Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm, dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, cùng với việc mở cửa hội nhập ngày càng sậu vào nền kinh tế thế khu vực và thế giới, sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn đặt biệt là thị trường chứng khoán, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt ngày càng giảm,...tất cả các yếu tố trên là tiền đề cho thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới. 3.4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THẺ ATM CỦA NHNo Ở TỈNH AN GIANG 3.4.1. Giới thiệu thẻ ghi nợ nội địa của NHNo 3.4.1.1 Các yếu tố trên thẻ Thẻ ghi nợ nội địa do NHNo phát hành bao gồm các yếu tố sau: (Nguồn: Phòng Makering NHNo An Giang) Hình 2: Thẻ ghi nợ nội địa của NHNo An Giang - Mặt trước thẻ gồm có: + Tên ngân hàng phát hành (Agribank), logo của NHNo; + Tên thẻ (Success) + Họ và tên chủ thẻ GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 25 + Thời hạn hiệu lức của thẻ (tháng, năm có hiệu lực; tháng, năm hết hạn) + Số thẻ (gồm 16 chữ số) + Các yếu tố bảo mật - Mặt sau của thẻ: + Dải từ tính + Dải chữ ký của chủ thẻ (trên nền chữ “Agribank” mờ, nối 2 màu xanh và boóc đô) + Lời ghi chú sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh + Số điện thoại dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại Trung tâm thẻ NHNo 3.4.1.2. Các chức năng, tiện ích của thẻ - Thực hiện rút tiền mặt tại các ĐƯTM - Giao dịch vấn tin số dư tài khoản tại máy ATM của NHNo - Đổi mật khẩu - Giao dịch chuyển tiền tại máy ATM của NHNo - Xử lý đa tệ - Thanh toán hóa đơn tại máy ATM của NHNo - Khai thác thông tin ngân hàng trên hệ thống ATM của NHNo - Thưc hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT - Các giao dịch khác mà hệ thống chấp nhận thẻ của NHNo cung cấp - Tra cứu các thông tin về ngân hàng mà khách hàng quan tâm như: tỷ giá, lãi suất tiền gửi, tiền vay,... - Hiện tại khách hàng được miễn phí khi thực hiện một số giao dịch với thẻ Success. 3.4.1.3. Đối tượng sử dụng thẻ Cá nhân người Việt Nam và nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng thẻ do NHNo quy định. Cá nhân người lao động thuộc các tổ chức, doanh nghiệp sau đây được ủy quyền sử dụng thẻ ghi nợ nội địa: - Các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 26 - Các tổ chức Quốc tế, cơ quan ngoại giao và các tổ chức nước ngoài khác có trụ sở tại Việt Nam. - NHNo An Giang cung cấp hình thức trả lương không dùng tiền mặt cho doanh nghiệp. Định kỳ hàng tháng, NHNo An Giang tự động chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệp vào từng tài khoản thẻ ATM của nhân viên căn cứ trên ủy nhiệm chi và danh sách lương của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí quản lý tiền mặt, tiết kiệm thời gian và hạn chế rủi ro. 3.4.1.4. Điều kiện sử dụng thẻ Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự và chịu trách nhiện dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại chi nhánh NHNo phát hành thẻ. Chấp hành quy định về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán thẻ ghi nợ của NHNo Trường hợp có nhu cầu thấu chi, ngoài các điều kiện trên chủ thẻ là cá nhân phải: - Có thu nhập ổn định bảo đảm trả nợ trong thời hạn thấu chi. - Về đảm bảo tiền vay: NHNo thực hiện cho vay thấu chi không có đảm bảo bằng tài sản, song chủ thẻ phải được cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan thương binh xã hội có thẩm quyền xác nhận mức lương, trợ cấp xã hội hàng tháng. 3.4.1.5. Phạm vi sử dụng Chủ thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thực hiện giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt của NHNo. Các giao dịch của chủ thẻ được thực hiện trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của chủ thẻ tại NHNo và hạn mức thấu chi được NHNo cấp (nếu có). Theo quy định hiện hành: Số tiền rút tối đa 1 lần: 5.000.000 VNĐ Số tiền rút tối thiểu 1 lần: 50.000 VNĐ Số tiền rút tối đa 1 ngày: 25.000.000 VNĐ (không khống chế số lần rút) GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 27 Nếu muốn rút nhiều hơn số tiền quy định 25.000.000 VNĐ/01 ngày, khách hàng phải thực hiện rút tiền tại quầy ở chi nhánh phát hành thẻ của mình. 3.4.1.5 Cách sử dụng thẻ Sử dụng tại máy ATM. Bước 1: Đưa thẻ theo chiều mũi tên trên thẻ vào đầu đọc thẻ trên ATM. Bước 2: Chọn ngôn ngữ Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Bước 3: Nhập mã PIN. Bước 4: Chọn các chức năng của dịch vụ. Bước 5: Kết thúc giao dịch, nhận lại thẻ, tiền mặt và hoá đơn. Sử dụng thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ. Bước 1: Chủ thẻ đưa thẻ cho nhân viên giao dịch quẹt (Swape) qua thiết bị thanh toán để đọc dữ liệu. Bước 2: Nhập mã PIN tại thiết bị thanh toán. Bước 3: Kiểm tra số tiền giao dịch trên 3 liên hoá đơn do thiết bị in ra, nếu chính xác ký xác nhận. Bước 4: Nhận lại thẻ kèm theo một liên hoá đơn làm chứng từ đối chiếu với ngân hàng. 3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng qua hai năm 2007 – 2008 3.4.2.1. Số thẻ phát hành năm 2007 - 2008 a. Số thẻ phát hành năm 2007 Sau đây là bảng số liệu số thẻ mà NHNo An Giang phát hành được trong năm 2007 GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 28 Bảng 2: Kết quả kinh doanh thẻ năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ So sánh chỉ tiêu STT Tên chinhánh Thực hiện 2006 (thẻ) Chỉ tiêu 2007 (thẻ) Thực hiện 2007 (thẻ) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số lũy kế (thẻ) Số dư 31/12/2007 1 Châu Thành 48 500 1.778 1.278 355,60 1.826 363.336.940 2 Châu Phú 0 500 885 385 177,00 923 400.628.534 3 Chợ Mới 75 500 718 218 143,60 795 210.575.028 4 Phú Tân 34 500 1.531 1.031 306,20 1.565 329.802.100 5 Tân Châu 443 1.000 2.606 1.606 260,60 3.050 2.206.245.040 6 Tịnh Biên 35 400 609 209 152,25 644 249.151.500 7 Tri Tôn 37 400 446 46 111,50 483 101.908.500 8 Thoại Sơn 42 500 1.411 911 282,20 1.453 416.695.433 9 An Phú 54 400 2.093 1.693 523,25 2.147 453.230.726 10 Long Xuyên 113 100 447 -553 44,70 559 576.268.598 11 Châu Đốc 154 100 958 -42 95,80 1.061 1.505.211.477 12 Bình Khánh 0 300 21 -279 7,00 29 24.665.400 13 Hội sở 430 100 2.556 1.556 255,60 2.989 4.084.648.192 Tổng cộng 1.465 8.000 16.059 8.059 200,74 17.524 10.922.367.468 (Nguồn: Phòng makerting NHNo An Giang) Tính đến ngày 31/12/2007 toàn tỉnh phát hành được 16.059 thẻ, với số dư là 10.922 triệu đồng. So với chỉ tiêu năm 2007 (8.000 thẻ) vượt 8.059 thẻ. Hầu hết các đơn vị phát hành đạt và vượt chỉ tiêu, cụ thể: An Phú 2.093 thẻ (vượt chỉ tiêu 1.693 thẻ), Châu Thành 1.778 thẻ (vượt chỉ tiêu 1.278 thẻ), Phú Tân 1.531 thẻ (vượt chỉ tiêu 1.031 thẻ), Thoại Sơn 1.411 thẻ (vượt chỉ tiêu 911 thẻ), Tân Châu 2.606 thẻ (vượt chỉ tiêu 1.060 thẻ), Hội sở 2.556 thẻ (vượt chỉ tiêu 1.556 thẻ), Châu Phú 885 thẻ (vượt chỉ tiêu 385 thẻ), Tịnh Biên 609 thẻ (vượt chỉ tiêu 209 thẻ), Chợ Mới 718 thẻ (vượt chỉ tiêu 218 thẻ), Tri Tôn 446 thẻ (vượt chỉ tiêu 46 thẻ). Có 3 đơn vị ko đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2007, đó là Châu Đốc, Long Xuyên, PGD Bình Khánh. Ta sẽ thấy rõ qua biểu đồ sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 29 0500 10001500 20002500 3000 Cha âu T haøn h Cha âu P huù Chô ï Mô ùi Phuù Taâ n Taân Cha âu Tòn h Bi eân Tri T oân Tho aïi S ôn An P huù Lon g Xu yeân Cha âu Ñ oác Bình Kha ùnh Hoä i Sô û Teân Chi Nhaùnh Soá th eû pha ùt haø nh Chæ tieâu 2007 Keát quaû thöïc hieän 2007 Hình 3: Kết quả kinh doanh thẻ so sánh với chỉ tiêu năm 2006 – 2007 b. Số thẻ phát hành năm 2008 Bảng 3: Kết quả kinh doanh thẻ năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ So sánh chỉ tiêu STT Tên chinhánh Chỉ tiêu 2008 (thẻ) Thực hiện 2008 (thẻ) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số lũy kế (thẻ) Số dư 31/12/2008 1 Châu Thành 2.000 850 -1.150 42,50 2.676 521.388.700 2 Châu Phú 2.000 2.108 105,40 3.031 481.626.971 3 Chợ Mới 2.000 1.221 -779 61,50 2.016 293.303.482 4 Mỹ Luông - 83 - - 83 8.871.900 5 Phú Tân 3.000 965 -2.035 32,17 2.530 1.083.714.303 6 Chợ Vàm - 22 - - 22 4.179.800 7 Tân Châu 3.000 808 -2.192 26,93 3.858 3.326.852.989 8 Tịnh Biên 2.000 338 -1.662 16,90 982 528.242.113 9 Chi Lăng - 54 - - 54 20.156.440 10 Tri Tôn 2.000 321 -1.679 16,05 804 295.042.564 11 Thoại Sơn 3.000 1.027 -1.973 34,23 2.480 904.736.753 12 An Phú 2.500 486 -2.014 19,44 2.633 886.444.717 13 Long Xuyên 3.000 774 -2.226 25,80 1.333 944.521.767 14 Châu Đốc 3.000 556 -2.444 18,53 1.617 1.451.242.214 15 Bình Khánh - - - - - - 16 Hội sở 4.500 3.790 -710 84,22 6.808 4.920.406.793 Tổng cộng 32.000 13.403 -18.864 41,88 30.927 15.670.731.506 (Nguồn: Phòng makerting NHNo An Giang) GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 30 Qua Bảng 3 ta thấy được, năm 2008, nghiệp vụ thẻ NHNo An Giang phát hành được 13.403 thẻ ghi nợ nội địa, đứng thứ 2 so với các tổ chức tín dụng phát hành thẻ trên địa bàn (sau ngân hàng Đông á 17.000 thẻ). Tuy nhiên so với chỉ tiêu cả năm đạt thấp, có 02 đơn vị đạt chỉ tiêu đó là Châu Phú đạt 105% kế hoạch, Hội sở đạt 94,75% kế hoạch, số dư tài khoản tính đến cuối năm được 15.650 triệu đồng. Trong năm, đã triển khai phát hành thẻ Quốc tế Visa cho đối tượng là cán bộ viên chức NHNo tuy nhiên số lượng thẻ Visa phát hành chỉ mới được con số nhỏ là 36 thẻ. Như vậy năm 2008 NHNo An Giang đã có một kết quả quá thấp trong việc phát hành thẻ so với chỉ tiêu đề ra thể hiện rõ ở hình sau: 0 1000 2000 3000 4000 5000 Cha âu T haø nh Cha âu P huù Chô ï Mô ùi Myõ Luo âng Phu ù Ta ân Chô ï Va øm Taâ n Ch aâu Tòn h Bi eân Chi Laê ng Tri Toâ n Tho aïi S ôn An Phu ù Lon g X uyeâ n Cha âu Ñ oác Bình Kh aùnhHoä i Sô û Teân Chi Nhaùnh So á t heû ph aù t h aøn h Chæ tieâu 2008 Keát quaû thöïc hieän 2008 Hình 4: Kết quả kinh doanh thẻ so sánh với chỉ tiêu năm 2008 Không những kết quả kinh doanh thẻ năm 2008 quá thấp so với chỉ tiêu mà kết quả kinh doanh này so sánh với năm 2007 cũng thấp hơn rất nhiều. Cụ thể như sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 31 Bảng 4: Kết quả kinh doanh thẻ sau 2 năm 2007-2008 Đơn vị tính: thẻ So sánh chỉ tiêu STT Tên chi nhánh Thựchiện 2007 Thực hiện 2008 Số tuyệtđối Số tương đối (%) 1 Châu Thành 1.778 850 -928 47,81 2 Châu Phú 885 2.108 1.223 238,19 3 Chợ Mới 718 1.221 503 170,06 4 Mỹ Luông - 83 83 - 5 Phú Tân 1.531 965 -566 63,03 6 Chợ Vàm - 22 22 - 7 Tân Châu 2.606 808 -1.798 31,01 8 Tịnh Biên 609 338 -271 55,50 9 Chi Lăng - 54 54 - 10 Tri Tôn 446 321 -125 71,97 11 Thoại Sơn 1.411 1.027 -384 72,79 12 An Phú 2.093 486 -1.607 23,22 13 Long Xuyên 447 774 327 173,15 14 Châu Đốc 958 556 -402 58,04 15 Bình Khánh 21 - -21 0 16 Hội sở 2.556 3.790 1.234 148,28 Tổng cộng 16.059 13.403 -2.656 83,46 (Nguồn: Phòng makerting NHNo An Giang) Bảng 4 cho ta thấy được năm 2008 kết quả kinh doanh thẻ ATM của NHNo thấp hơn nhiều so với năm 2007 cụ thể là chỉ đạt được 83,46% so với năm 2007, có đến 9/16 chi nhánh như: Châu Phú, Phú Tân, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, Châu Đốc, Bình Khánh có kết quả phát hành thẻ thấp hơn so với năm 2007, tuy nói như vậy nghĩa là vẫn còn 7 chi nhánh hoạt động tốt nhưng nếu nhìn rõ hơn thì trong 7 chi nhánh còn lại thì có đến 3 chi nhánh mới hoạt động và mức thẻ phát hành được cũng rất thấp điều này ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả kinh doanh thẻ ATM của NHNo. Vì năm 2008 ngân hàng đã đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh thẻ ATM nhưng kết quả đạt được lại thấp hơn so với năm trước. Ta sẽ nhìn rõ mức chênh lệch của hoạt động kinh doanh thẻ qua 2 năm 2007-2008 hơn qua biểu đồ sau: GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 32 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Chaâ u Th aønh Chaâ u Ph uù Chôï Môù i Myõ Luo âng Phuù Taâ n Chôï Vaø m Taân Cha âu Tònh Bieâ n Chi L aêng Tri T oân Thoa ïi Sô n An P huù Long Xuy eân Chaâ u Ño ác Bình Kha ùnh Hoä i Sôû Teân Chi Nhaùnh Soá the û p haù t ha ønh Keát quaû 2007 Keát quaû 2008 Hình 5: So sánh kết quả kinh doanh thẻ ATM qua 2 năm 2007 - 2008 3.4.2.2. Thị phần thẻ NHNo An Giang so với các ngân hàng khác trong tỉnh năm 2007 – 2008 Sau kết quả khảo sát NHNo đã đưa ra thị phần thẻ của mình về 3 mặt a. Thị phần về phát hành thẻ 17% 18%11% 27% 8% 19% AGRIBANK AGICB VCB BIDV ÑOÂNG AÙ NH KHAÙC (Nguồn: Phòng Makering NHNo An Giang) Hình 6: Thị phần phát hành thẻ GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 33 28% 3% 34% 11% 24% AGRIBANK AG VCB AÙ CHAÂU TECHCOMBANK NH KHAÙC Sau 2 năm phát hành thẻ tổng số thẻ của NHNo An Giang phát hành là 30.927 chiếm 19% so với 162.775 thẻ ATM được phát hành do tổng các tổ chức phát hành thẻ ATM trên địa bàn tỉnh An Giang. NHNo An Giang phấn đấu năm 2009 đứng đầu tỉnh An Giang về số lượng phát hành thẻ. b. Thị phần về máy ATM 15%14% 20% 23% 18% 10% AGRIBANK AG VIETINBANK VCB BIDV ÑOÂNG AÙ NH KHAÙC Về máy ATM tình đến cuối năm 2008 NHNo An Giang có được 9 máy ATM chiếm 18% so với 50 máy ATM của toàn tỉnh có được. Lượng máy ATM của NHNo An Giang vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thẻ của ngân hàng. c. Thị phần về EDC/POS (Nguồn: Phòng Makering NHNo An Giang) Hình 8: Thị phần về EDC/POS (Nguồn: Phòng Makering NHNo An Giang) Hình 7: Thị phần về máy ATM GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 34 Về thị phần EDC/POS thì NHNo An Giang có được 13 cái chiếm 11% so với 118 cái của toàn tỉnh có được. 3.4.2.3. Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh thẻ mang lại cho NHNo An Giang Sau hai năm hoạt động kinh doanh thẻ NHNo An Giang đã phát hành được tổng số 30.927 thẻ ATM. Tổng doanh thu NHNo thu được từ việc phát hành thẻ ATM là 5.382 triệu đồng trong đó 3.092,7 triệu đồng là tiền phí phát hành thẻ mà NHNo thu từ khách hàng, và 2.739,3 triệu đồng tiền duy trì tài khoản hoạt động mà khách hàng đóng cho NHNo An Giang. Bên cạnh số tiền phí phát hành thẻ và phí duy trì tài khoản NHNo An Giang còn thu được 679 triệu đồng tiền phí giao dịch cụ thể như sau: Bảng 5: Số phí giao dịch NHNo An Giang thu được trong 2 năm 2007-2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Số món giao dịch Số tiền giao dịch Số phí thu được Năm 2007 164.097 187080 203.5 Năm 2008 368.072 437.126 475.5 Tổng cộng 532.169 624.206 679 (Nguồn: Phòng Makerting NHNo An Giang) Song ngân hàng vẫn có được doanh thu khác từ số dư tài khoản của khách hàng. Tổng số vốn huy động qua nghiệp vụ thẻ đạt được con số không nhỏ 15.670.731.506 VNĐ. Sau 2 năm sử dụng số dư tài khoản để cho vay thì NHNo An Giang thu được số tiền khoảng 180 triệu đồng Chi phí mà NHNo bỏ ra để mua máy ATM là 500 triệu đồng mỗi máy. Song tiền chi khấu hao máy khoảng 50 triệu đồng/năm, chi phí sửa chửa, bảo vệ, điện, bảo dưỡng định kỳ khoảng 48 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể các chi phí khác như chi mua phần mềm quản lý, lương nhân viên quản lý, kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, tiếp quỹ... Như vậy NHNo An Giang phát triển hệ thống ATM hiện nay gồm 9 máy thì vốn đầu tư ban đầu ước tính lên tới 4,5 tỷ đồng và mỗi năm NHNo phải chi khoảng 900 triệu đồng cho hệ thống này. Ngoài ra GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 35 NHNo An Giang còn tốn một khoảng chi phí không nhỏ cho việc quảng cáo sản phẩm dịch vụ mới này, ước tính tiền quảng cáo cả hai năm 2007-2008 lên đến 580 triệu đồng/năm. Tính tổng chi phí trong 2 năm 2007-2008 thì toàn bộ chi phí NHNo dành cho hệ thống ATM là 6,96 tỷ đồng. Như vậy tổng lợi nhuận mà NHNo An Giang thu được là - 719 triệu đồng. Mặc dù NHNo đạt kết quả cao trong việc kinh doanh tuy nhiên vẫn chưa thu hồi được nguồn vốn đầu tư ban đầu sau 2 năm hoạt động. 3.4.2.4. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh thẻ ATM của NHNo An Giang a. Số lượng thẻ được phát hành Số lượng thẻ mà NHNo An Giang phát hành cho khách hàng sử dụng càng nhiều thì càng chứng tỏ được hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng có hiệu quả cao. Sau 2 năm 2007-2008 thì NHNo An Giang đã chứng tỏ được hoạt động kinh doanh thẻ của mình đạt được một kết quả khả quan với con số 30.927 thẻ đã được phát hành đứng vị trí thứ 2 toàn tỉnh An Giang b. Số dư tài khoản Số dư tài khoản cũng tỷ lệ thuận với doanh thu mà NHNo thu được từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM. Số dư tài khoản càng cao tức là số vốn huy động của ngân hàng tăng cao mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt. Sau 2 năm hoạt động kinh doanh thẻ thì NHNo An Giang đã huy động được một số vốn không nhỏ từ hoạt động kinh doanh thẻ ATM cụ thể là đã huy động được 15.670.731.506 VNĐ. c. Lợi nhuận Lợi nhuận được tính bằng công thức sau Lợi Nhuận = Doanh thu – Chi Phí = 6,241 – 6,69 = -0,719 (triệu đồng) Với kết quả trên ta thấy được NHNo An Giang vẫn chưa thu được lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM. d. Chỉ số doanh thu/chi phí Doanh thu 6,241Hiệu quả kinh doanh = Chi Phí = 6,96 = 0,897 GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 36 Kết quả trên cho ta được chỉ số kinh doanh/chi phí chỉ được 0,897, con số này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NHNo An Giang chưa đạt được hiệu quả cao. e. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (%) Lợi nhuận -0,719Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = Doanh thu * 100 = 6,96 *100 = - 10,33 % Tất nhiên do lợi nhuận mà NHNo thu vào từ kết quả hoạt độnh kinh doanth thẻ là con số âm nên tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng sẽ là con số âm, vì vậy theo công thức trên ta cũng sẽ thấy được kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng không đạt hiệu quả kinh doanh. 3.4.2.5. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ ATM của NHNo An Giang năm 2007-2008 a. Mặt được: - Xác định về nhận thức, kinh doanh nghiệp vụ thẻ là loại hình dịch vụ hiện đại và đã tập trung thực hiện đúng mức, nên đạt được kết quả khả quan. - Trang bị kiến thức đầy đủ và cập nhật thông tin kịp thời cho tất cả các chi nhánh trên huyện, thị, thành để từ đó NHNo cơ sở có thể chủ động thực hiện nghiệp vụ thẻ trên hệ thống IPCAS một cách thông suốt và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó việc triển khai và vận hành an toàn hệ thống SWITCH mới cùng với việc hòa mạng thành công vòa Banknet Việt nam đã rút ngắn thời gian giao dịch và tạo nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng thẻ của NHNo Việt Nam (thẻ NHNo giao dịch được ở máy ATM của NH Công thương, Đầu tư & Phát triển, Sài Gòn Công thương và An Bình). - Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, hướng tới phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đồng thời tăng thêm tỉ lệ thu dịch vụ trong từng chi nhánh NHNo. Chủ động thay đổi những Panô quảng cáo bị cũ hoặc nội dung không phù hợp thành những Panô mới có nội dung sát với những sản phẩm mà NHNo đang thực hiện. - Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như gởi tiền, rút tiền và chuyển tiền tại 25 điểm giao dịch trên toàn phạm vi toàn chi nhánh NHNo An Giang (trong khi ta chỉ có 09 máy ATM đặt tại 09 chi nhánh). Đây là điểm nổi bật nhất GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 37 của NHNo An Giang so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn và các NHNo tỉnh bạn, công thêm việc miễn phí phát hành thẻ, đã tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn, góp phần quan trọng để chi nhánh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch năm 2009. b. Mặt chưa được: - Máy ATM chưa trang bị hết các chi nhánh. Vấn đề này An Giang đã có kiến nghị với NHNo Việt Nam, khả năng có thể khắc phục được trong năm 2009. Riêng Châu Đốc và Long Xuyên là chi nhánh đã trang bị máy ATM, nhưng không đạt chỉ tiêu phát hành thẻ đã đề ra, nhất là Long Xuyên đạt chưa đến 50% chỉ tiêu được giao, trong khi chi nhánh NHNo chưa được trang bị máy đều đạt và vượt chỉ tiêu khá cao. - Việc liên kết với các Tổng Công ty đều do NHNo Việt Nam thực hiện. Khâu đào tạo cán bộ và tổ chức thực hiện chưa được triển khai đồng bộ. - Tỉ lệ chia sẽ phí dịch vụ chưa rõ ràng làm hạn chế khả năng thực hiện của các chi nhánh. - Chưa chủ động đưa ra chương trình tiếp thị, các loại tờ rơi về sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù của NHNo An Giang. - Chưa kịp thời trong việc đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền. - Công tác phát triển thẻ trong từng chi nhánh chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục; Chỉ thật sự chuyển biến khi có phát động của NHNo tỉnh. - Tại địa bàn NHNo huyện, tiềm năng phát triển thẻ còn rất lớn, ít có cạnh tranh của tổ chức tín dụng khác, nhưng thị phần còn hạn chế, chưa phát huy hết lợi thế hiện có trong từng chi nhánh. Nguyên nhân chưa hoàn thành chỉ tiêu là: Số lượng máy ATM NHNo Việt Nam trang bị cho NHNo An Giang còn ít, ảnh hưởng đến khả năng vận động khách hàng mở thẻ. Các chi nhánh Châu Thành, Phú Tân, Tân Châu, Thoại Sơn, An Phú năm 2007 mở thẻ tăng mạnh, nhưng trong năm 2008 không vận động được khách hàng mới, các đơn vị chưa giao chỉ tiêu cho từng CBVC để phấn đấu, tất cả các chi nhánh 6 tháng cuối năm GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 38 2008 chuẩn bị triển khai IPCAS nên “mặt trận” dịch vụ bị bỏ ngõ, từ đó chỉ tiêu đạt thấp. Trước kết quả khả quan ấy NHNo An Giang đã đề ra giải pháp thực hiện cho năm 2009 - Với lợi thế mạng lưới rộng, địa bàn truyền thống, các chi nhánh phải chiếm lĩnh cho được thị phần thẻ tại đơn vị mình. Phấn đấu năm 2009 trở thành ngân hàng có số lượng tài khoản thẻ cao nhất so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Để đạt được chỉ tiêu năm 2009, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau: - Nắm lại toàn bộ số lượng cán bộ viên chức thuộc đối tượng phải chi trả lương qua tài khoản, phân công cán bộ tiếp cận để phát hành thẻ cho bằng được. Vì đây là đối tượng khách hàng có số lượng rất lớn, đây cũng chính là cơ hội để tăng số lượng thẻ phát hành và chiếm lĩnh thị phần thẻ, đặc biệt là địa bàn nông thôn. Bên cạnh đó, nên quan tâm đúng mức đối với đối tượng khách hàng đang là khách hàng của NHNo, Sinh viên, học sinh, các hộ tiểu thương, thương nhân... có nhu cầu sử dụng thẻ. - Có chính sách khuyến mãi, miễn phí phát hành thẻ, tạo lợi thế hơn nữa trong cạnh tranh. - Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nói chung và nghiệp vụ thẻ nói riêng. Chú ý nhiều cả về chiều sâu, chiều rộng và phải mang tính thường xuyên, liên tục, kịp thời, đúng lúc và đúng thời cơ, thời điểm. - Phát động chỉ tiêu thi đua phát hành thẻ trong từng quý, năm và khen thưởng kịp thời nhằm động viên phong trào. Tóm lại, sau 2 năm kinh doanh sản phẩm dịch vụ mới, NHNo An Giang đã phát hành được 30.927 thẻ ghi nợ nội địa. Với kết quả khả quan như thế NHNo đã đầu tư phát triển thêm cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc và đào tạo nguồn nhân lực cho nghiệp vụ thẻ. Bên cạnh đó NHNO còn phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như thẻ ghi nợ Quốc tế, thẻ tín dụng Quốc tế Visa, dịch vụ SMS banking, dịch vụ VN Topup, chuyển tiền qua điện thoại di động A Transfer. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh thẻ ATM của NHNo An Giang cũng gặp rất nhiều khó khăn trong những bước đi đầu tiên. Hệ thống giao dịch vẫn chưa được hoàn thiện GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 39 đôi khi vẫn còn lỗi, toàn tỉnh An Giang có đến 16 chi nhánh nhưng máy ATM thì chỉ mới có 9 cái, đây là một vấn đề hết sức quan trọng mà NHNo đang quan tâm và đầu tư. Một số người cho rằng khi phát hành thẻ ATM thì NHNo An Giang sẽ có thu nhập do đã thu phí hàng năm và phí phát hành thẻ. Đúng là ngân hàng có thu phí nhưng số phí đó cũng không thấm vào đâu so với chi phí khổng lồ phải bỏ ra đã nêu trên. Đó là nói như vậy nhưng hiện nay NHNo An Giang đang miễn phí phát hành thẻ và miễn phí giao dịch trên máy ATM để khuyến khích người sử dụng nên khoản phí NHNo An Giang thu được còn thấp hơn nhiều. Đầu tư ATM rất tốn kém nhưng NHNo An Giang vẫn đầu tư hệ thống ATM để cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu của mình. Mục tiêu chính của NHNo An Giang không chỉ phát triển hệ thống ATM mà là phát triển các dịch vụ thanh toán qua thẻ, vì thu nhập của ngân hàng chủ yếu có được từ các dịch vụ thanh toán thẻ chứ không phải từ phí ATM. Tuy nhiên, trong quá trình NHNo An Giang phát triển các dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ thì hệ thống ATM và các điểm chấp nhận thẻ cũng phải phát triển song song. Vì vậy, những bước đi đầu tiên trong sản phẩm dịch vụ mới này NHNo An Giang phải chịu bỏ ra vốn đầu tư ban đầu. 3.4.3. Phương hướng hoạt động của ngân hàng đối với thẻ ATM 3.4.3.1. Mục tiêu tổng quát Thay đổi về tư duy, nhận thức của lãnh đạo, nhân viên tại các chi nhánh trong toàn hệ thống về phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ trong tình hình mới. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ giai đoạn 2010 - 2015, theo hướng phát triển dịch vụ thẻ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng cao nhằm khơi tăng nguồn thu từ dịch vụ thẻ góp phần làm thay đổi cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm mới, tăng cường chức năng, tiện ích mang tính đột phá trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt và sản phẩm, dịch vụ thẻ. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 40 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá thương hiệu, khẳng định vị thế thể hiện vai trò của NHNo. Tạo bước đột phá nhằm đưa các sản phẩm dịch vụ từng bước chiếm lĩnh thị phần, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế, góp phần tăng thu dịch vụ thẻ tối thiểu tăng 25% trong năm 2009. 3.4.3.2. Mục tiêu cụ thể Quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo: Hội sở tỉnh hợp đồng với Báo, Đái phát thanh địa phương giới thiệu các sản phẩm của NHNo. Các chi nhánh loại 3, chủ động với đài truyền thanh huyện, thị xây dựng chương trình quảng cáo phù hợp với từng đơn vị. Phổ biến thương hiệu NHNo xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến huyện. Quảng bá thương hiệu thông qua tài trợ: Thể hiện tại các sự kiện văn hóa, thể thao trong tỉnh, cụ thể: Kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm mà địa phương tổ chức, lễ hội Đua Bò Bảy Núi, lễ hội Vía Bà Chúa xứ... Các chương trình tài trợ gắn với vai trò, vị trí của NHNo AN Giang và giới thiệu quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới, không tài trợ tràn lan, thiếu trọng điểm. Tập huấn cho chi nhánh loại 3 về các chương trình hợp tác với Tổng Công ty Viettel, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Công ty Bảo hiểm NHNo, Công ty Bảo Việt... Tập huấn cho chi nhánh loại 3 về phát hành thẻ Quốc tế Visa, Master Card. Năm 2009 đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, đề xuất với NHNo Việt Nam trang bị máy ATM cho tất cả các chi nhánh loại 3. Gắn với việc phat hành thẻ với các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ SMS Banking, VNTopup, Atransfer... Về tối ưu hóa hệ thống: Nghiên cứu, triển khai đề án xây dựng khu vực cá thể hóa thẻ tại trung tâm Thẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng, tiến tới làm dịch vụ cá thể hóa thẻ cho các ngân hàng thương mại cổ phần để khơi tăng nguồn thu dịch vụ. Chuyển đổi và triển khai thành công hệ thống thẻ Chip: Thực hiện chuyển đổi từ hệ thống thẻ từ sang hệ thống thẻ chip để nâng cao khả năng an toàn đối với giao dịch thẻ và mở rộng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề trọng tâm năm 2009. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 41 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ ATM CỦA NHNo Ở TỈNH AN GIANG 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TỪ CÁC TỐ CHỨC PHÁT HÀNH THẺ KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Nếu xếp thứ tự ngân hàng đang có mặt tại An Giang theo tổng khối lượng tài sản thì NHNo Việt Nam xếp ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên với vị trí đầu tiên về tổng khối lượng tài sản thì NHNo chi nhánh tỉnh An Giang vẫn chưa phát huy được hết khả năng cạnh tranh của mình. Bằng chứng là sau kết quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM năm 2009 NHNo An Giang phát hành được 13.403 thẻ ghi nợ nội địa xếp thứ 2 về chỉ tiêu phát hành thẻ (sau ngân hàng Đông Á 17.000 thẻ) trong khi nếu xếp thứ tự tổng khối lượng tài sản thì ngân hàng Đông Á chỉ xếp thứ 10. Trên địa bàn tỉnh An Giang có 16 tổ chức phát hành thẻ thì ngoài NHNo An Giang còn có 2 ngân hàng đang phát triển lĩnh vực này rất tốt đó là ngân hàng Đông Á và ngân hàng Công Thương đây cũng là 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất mà NHNo cần phải vượt qua. 4.1.1. Cạnh tranh về mạng lưới Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có mạng lưới máy ATM, thị trường đang có xu hướng liên minh. Hai liên minh đang hoạt động rất hiệu quả là: liên minh VNBC của NH Đông Á (với các thành viên là các NH như Sài Gòn Công thương NH, NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, NH cổ phần (CP) Nhà Hà Nội) và liên minh Connect 24 của VCB (với thành viên là các NH như NHCP Kỹ thương, NHCP Quốc tế, NHCP Xuất nhập khẩu VN, NHCP Quân đội, NHCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NHCP Phương Đông, NHCP Phương Nam...). NHNo cũng tham gia vào hệ thống thanh toán Banknetvn và Smartlink hiện tại gồm 5 ngân hàng thành viên: ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHNo Việt Nam, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Công thương và ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chỉ với 1 thẻ ATM của một GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 42 trong số 5 ngân hàng thành viên khách hàng có thể thực hiện giao dịch trên tất cả các máy ATM của 5 ngân hàng này. Trong khi đó Ngân hàng Công thương, tới đây ngân hàng sẽ lắp đặt thêm 3 máy rút tiền tự động, 7 điểm chấp nhận thẻ, 2 điểm giao dịch. Đông Á sẽ nâng số lượng máy ATM lên 25 ở TP.Long Xuyên và các huyện, mở thêm 3 Phòng Giao dịch. Đông Á còn tính đến chuyện uống cà phê, đổ xăng, rửa xe... không cần tiền mặt. Tâm lý khách hàng muốn lựa chọn những ngân hàng lớn bởi có nhiều máy ATM để thuận bề rút và chuyển tiền. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ tập trung ở khu vực thành thị, còn ở các huyện vùng nông thôn muốn áp dụng trả lương qua thẻ là điều không dễ. Qua khảo sát thị trường hiện đã có nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm chấp nhận thanh toán qua thẻ. Điều này chứng tỏ người dân đã sẵn sàng cho việc giao dịch bằng điện tử. Vấn đề còn lại là sự chuyển biến của các ngân hàng trong việc tăng cường đầu tư và đa dạng loại hình dịch vụ. Đông Á là ngân hàng có nhiều cái đi đầu nhất: Ngân hàng đầu tiên nhất lắp đặt máy ATM trong tỉnh An Giang và đa dạng nhiều dịch vụ thanh toán qua thẻ; có số lượng phát hành thẻ ATM nhiều nhất tỉnh với hơn 44.000 thẻ, trong đó hơn 25.000 thẻ chi lương cho 120 đơn vị; Đông Á luôn đặt tiêu chí chất lượng phục vụ lên hàng thứ nhất, nhờ đó thu hút lượng lớn khách hàng tín nhiệm tìm đến giao dịch với Đông Á; ngân hàng duy nhất gởi tiền vào tài khoản và đổi ngoại tệ trực tiếp qua máy ATM. Ông Lê Anh Kiệt, Giám đốc Ngân hàng Đông Á chi nhánh An Giang cho biết: Ngân hàng hiện có 19 máy ATM (TX.Châu Đốc 3 máy, còn lại tập trung ở TP.Long Xuyên), 30 điểm chấp nhận thẻ. Tính đến nay, Đông Á luôn duy trì số dư từ trả lương qua tài khoản hơn 14 tỷ đồng. Đông Á tự hào với chất lượng phục vụ, không ngừng mở rộng quy mô nâng cấp mạng lưới phục vụ và cải tiến chất lượng dịch vụ, phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng cao và chuyên nghiệp của khách hàng. Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương An Giang Bùi Thành Kỉnh cho biết: Ngân hàng cũng lắp đặt 6 máy ATM, 16 điểm chấp nhận thẻ. Đã phát hành 25.000 thẻ trong đó 3.400 thẻ chi lương qua tài khoản với 45 đơn vị tham gia. GVHD: Võ Hồng Phượng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Lê Bá Tường Trang 43 Nhìn chung ta thấy được không chỉ NHNo An Giang muốn mở rộng thị trường thẻ ATM của mình mà các ngân hàng bạn cũng đang gấp rút đầu tư vào các cơ sở hạ tầng để thu hút khách hàng. Nhất là vào thời điểm này, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, “Từ 1-1-2008, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức làm việc tại Hà Nội, TP. HCM và một số tỉnh, thành”. Nhưng điều khách hàng quan tâm là hiện nay có quá ít máy rút tiền, nếu áp dụng thực hiện trên diện rộng trả lương qua tài khoản thẻ không tránh khỏi cảnh "xếp hàng". Theo đồng chí Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang: Khuyến khích việc trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức, tuy nhiên, không áp đặt mà chỉ thực hiện ở những nơi có điều kiện và lựa chọn đối tượng phù hợp vấn đề đó thì các huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên chưa thực hiện được. 4.1.2. Cạnh tranh về thị trường khách hàng bằng việc nâng cao tiện ích thẻ ATM Trướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ATM CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan