Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long: GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRN KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề Tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 2 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĨNH LONG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THÚY HẰNG ĐỒNG THN NGỌC QUYÊN MSSV: 4053617 Lớp: Kế toán Tổng Hợp K31 Cần Thơ 2009 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 2 LỜI CẢM TẠ  Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ nhờ được sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình cùng với sự chỉ dạy tận tình của Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô thuộc Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh tôi mới đạt được kết quả như ngày hôm nay. Nhờ có sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình đó đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc số...

pdf85 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRN KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề Tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 2 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĨNH LONG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THÚY HẰNG ĐỒNG THN NGỌC QUYÊN MSSV: 4053617 Lớp: Kế toán Tổng Hợp K31 Cần Thơ 2009 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 2 LỜI CẢM TẠ  Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ nhờ được sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình cùng với sự chỉ dạy tận tình của Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô thuộc Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh tôi mới đạt được kết quả như ngày hôm nay. Nhờ có sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình đó đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nhờ có sự giới thiệu của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và sự đồng ý của Ban Lãnh Đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty, là dịp để tôi học hỏi, tiếp xúc thực tế và tự kiểm tra lại kiến thức đã học. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô, Cô Chú và các Anh Chị trong cơ quan thực tập đã giúp tôi thực tập tốt và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giúp đỡ và giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi và tất cả các bạn sinh viên khác trong suốt thời gian qua, đặc biệt là Cô Nguyễn Thúy Hằng người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm bài luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và các bạn tôi đã động viên và giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty và các Cô Chú, Anh Chị đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Công ty Sau cùng tôi xin chúc gia đình, Thầy Cô, các bạn và các Cô, Chú,Anh, Chị trong Công ty được dồi dào sức khỏe. Chúc Công ty đạt nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh! Ngày … tháng … năm 2009 Sinh viên thực hiện Đồng Thị Ngọc Quyên www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 3 LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …tháng … năm 2009 Sinh viên thực hiện Đồng Thị Ngọc Quyên www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày …. tháng …. năm 2009 Thủ Trưởng cơ quan www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  - Họ và tên người hướng dẫn: - Học vị: - Chuyên ngành: - Cơ quan công tác: - Tên sinh viên: - Mã số sinh viên: - Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: 5. Nội dung và kết quả đạt được: 6. Các nhận xét khác: 7. Kết luận: Ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thúy Hằng www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 6 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  - Họ và tên người phản biện: - Học vị: - Chuyên ngành: - Cơ quan công tác: - Tên sinh viên: - Mã số sinh viên: - Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: 5. Nội dung và kết quả đạt được: 6. Các nhận xét khác: 7. Kết luận: Ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên phản biện www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 7 MỤC LỤC ♣♣♣ Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................ 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3.1. Không gian ............................................................................................. 3 1.3.2. Thời gian ................................................................................................ 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 4 2.1. Phương pháp luận .......................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................................................................................... 4 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh .................... 4 2.1.1.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................................................... 4 2.1.1.3. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động ................................. 5 2.1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động ................................. 6 2.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................................ 7 2.1.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ....................... 7 2.1.2.2. Doanh thu ....................................................................................... 8 2.1.2.3. Chi phí ........................................................................................... 9 2.1.2.4. Lợi nhuận ..................................................................................... 11 2.1.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ................................................... 18 2.1.2.6. Một số tỷ số tài chính .................................................................. 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................... 21 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 8 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 21 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 21 Chương 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĨNH LONG .......................... 23 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long ........................................................................................................... 22 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ....................................... 22 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty .................................................................. 23 3.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .............................................. 23 3.2. Giới thiệu về xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng.................................. 27 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG .............................................................................................. 29 4.1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................ 29 4.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp ............................... 33 4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu và tiêu thụ ............................................. 33 4.2.1.1. Biến động doanh thu mặt hàng xi măng ...................................... 35 4.2.1.2. Biến động doanh thu mặt hàng sắt............................................... 38 4.2.1.3. Biến động doanh thu nhóm các mặt hàng khác ........................... 39 4.2.2. Phân tích chi phí kinh doanh của xí nghiệp ......................................... 40 4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của xí nghiệp ......................................... 42 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu .......................................... 43 4.3.1. Cơ cấu mặt hàng .................................................................................. 44 4.3.2. Chất lượng của sản phNm ..................................................................... 47 4.3.3. Thị hiếu của người tiêu dùng ............................................................... 47 4.3.4. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 48 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ............................................... 48 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ........................................... 48 4.5.1. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phNm tiêu thụ và giá vốn hàng bán ........................................................................................................................ 50 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 9 4.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................................................................................... 55 4.6. Một số tỷ số tài chính của xí nghiệp ............................................................. 61 Chương 5: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG .......................................... 67 5.1. Biện pháp tăng doanh số bán ........................................................................ 67 5.2. Biện pháp trích giảm chi phí ......................................................................... 67 5.3. Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý ............................................................... 68 5.4. Giảm các khoản phải thu .............................................................................. 68 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN ........................................................... 70 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 70 6.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 71 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT   DDT: Doanh thu thuần KD: Kinh doanh HĐKD: Hoạt động kinh doanh CP: Chi phí CC: Cung cấp CPBH: Chi phí bán hàng QLDN: Quản lý doanh nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội KPCĐ: Kinh phí Công Đoàn TSCĐ: Tài sản cố định www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 11 DANH MỤC BIỂU BẢNG   Trang Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2008. ................... 30 Bảng 2: Tình hình doanh thu chung qua 3 năm 2006- 2008 ............................ 33 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ của mặt hàng xi măng năm 2006- 2008 ................ 36 Bảng 4: Tình hình tiêu thụ mặt hàng sắt qua 3 năm 2006- 2008 ...................... 38 Bảng 5: Tình hình chi phí chung 3 năm 2006- 2008 ........................................ 40 Bảng 6: Tình hình lợi nhuận chung qua 3 năm 2006- 2008 ............................. 42 Bảng 7: Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng năm 2006-2008 ................... 45 Bảng 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ................................................. 48 Bảng 9: Phân tích khối lượng tiêu thụ và giá vốn hàng bán ............................. 52 Bảng 10: Tình hình chi phí bán hàng và QLDN ............................................... 56 Bảng 11: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp............................................ 59 Bảng 12: Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2006-2008 ................................ 61 Bảng 13: Mức lợi nhuận trên doanh thu năm 2006-2008 ................................. 62 Bảng 14: Tỷ số ROA và ROE năm 2006 -2008 ............................................... 63 Bảng 15: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ........................................................ 64 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 12 DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ   Trang Sơ đồ 1: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh. ................................. 5 Sơ đồ 2: Các khái niệm chi phí ........................................................................... 9 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................ 23 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp ............................................................. 28 Biểu đồ 1: Doanh thu của xí nghiệp qua 3 năm 2006 -2008 ............................ 34 Biểu đồ 2: Biến động doanh thu mặt hàng xi măng năm 2006- 2008 .............. 37 Biểu đồ 3: Biến động doanh thu mặt hàng sắt năm 2006- 2008 ....................... 38 Biểu đồ 4: Biến động doanh thu nhóm các mặt hàng khác năm 2006- 2008 ... 39 Biểu đồ 5: Tình hình chi phí của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 ................. 41 Biểu đồ 6: Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 ............. 43 Biểu đồ 7: Doanh số tiêu thụ của xí nghiệp theo mặt hàng .............................. 46 Biểu đồ 8: Tình hình chi phí bán hàng và… năm 2006- 2008 ......................... 56 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 13 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có tác dụng: Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về mặt mạnh, mặt yếu để củng cố, phát huy hay cần phải khắc phục, cải tiến. Thêm vào đó giúp cho doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng và khai thác tối đa mọi nguồn lực, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định ngắn và dài hạn. Ngoài ra phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phục vụ cho các đối tượng sau:  Nhà quản trị: Sử dụng để đưa ra các quyết định quản trị.  Nhà cho vay: Sử dụng để đưa ra các quyết định hợp lý khi tài trợ vốn.  Nhà đầu tư: Sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư, liên doanh hay không.  Các cổ đông: Sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (nơi họ có phần vốn góp của mình).  Sở giao dịch chứng khoán và ủy ban chứng khoán nhà nước: Xem xét trước khi cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu.  Các cơ quan khác như: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các Công ty phân tích chuyên nghiệp. - Chính vì vậy phân tích hiệu quả hoạt động trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, luôn chứa đựng đầy những cạnh tranh khốc liệt và tiềm Nn chính trong lòng nó nhiều rủi ro bất trắc. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 14 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó, để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển hơn thì họ phải sớm nhận thức và tìm ra hướng đi riêng cho mình trong khía cạnh sản xuất, quản lý cũng như thị trường. Điều này sẽ vất vả và khó khăn hơn cho doanh nghiệp nước ta khi phải chạy đua với doanh nghiệp nước ngoài về mặt khoa học kỹ thuật và vốn hoạt động. Vì vậy, Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật liệu xây dựng Vĩnh Long cũng không ngoại lệ. Để vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị truờng đặc biệt là đối với ngành hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Để vượt qua quy luật cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường nhằm tồn tại và phát triển trước các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy, mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, ban Giám Đốc phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ và chính xác mọi diễn biến, những mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ nhu cầu thông tin cho nhà quản trị trong thực tiễn, bằng những kiến thức đã học được tại trường và những vấn đề thực tế phát sinh trong 3 tháng thực tập tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long nên em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiện quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long”. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp từ 2006- 2008. - Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 15 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long. 1.3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 16 tháng 02 năm 2009 đến ngày 10 tháng 04 năm 2009 và dựa trên số liệu thu thập được tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long về tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian 3 năm gần đây là: 2006, 2007 và 2008 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long. Nó được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế như: khối lượng tiêu thụ, giá vốn hàng bán…cho đến kết quả kinh doanh được tổng hợp như doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Bằng việc đi sâu vào phân tích một cách chi tiết những đối tượng giúp đề tài tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm trong chiến lược kinh doanh của xí nghiệp. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp cho chiến lược kinh doanh của xí nghiệp. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả doạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản với qui mô nhỏ, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý chưa nhiều thì quá trình phân tích cũng được tiến hành đơn giản, có thể được thực hiện ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển với qui mô lớn, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp đòi hỏi các thông tin hạch toán phải được xử lý thông qua phân tích, chính vì lẽ đó phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển không ngừng. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. 2.1.1.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 17 cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của hoạt động doanh nghiệp. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính…giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Nó là công cụ quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung của doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. 2.1.1.3. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Ta có thể khái quát đối tượng của phân tích qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng PTKD Quá trình và kết quả kinh doanh Nhân tố tác động Chỉ tiêu kinh tế www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 18 Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kết quả do hoạt động kinh doanh mang lại, có thể là kết quả của quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai. Kết quả hoạt động kinh doanh mà phân tích nghiên cứu có thể là kết quả tổng hợp của nhiều quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và đạt được trong khoảng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết quả hoạt động kinh doanh phải được định hướng theo các mục tiêu trong kinh doanh. Quá trình định hướng này phải được lượng hóa cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu kinh tế phải được xây dựng hoàn chỉnh và không ngừng được hoàn thiện. 2.1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở cho việc ra các quyết định đúng dắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ như sau:  Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức…đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài quá trình đánh giá trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành qui định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá, người ta có được cơ sở, là cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 19 Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình thực hiện định mức giá thành sản phNm, ta phải xác định trị số gây nên biến động giá thành. Căn cứ vào các khoản mục chi phí, xác định số của khoản mục nào là chủ yếu: nguyên liệu, lao động hay chi phí sản xuất chung? Nếu là chi phí nguyên liệu trực tiếp, thì do lượng nguyên liệu hay do giá nguyên liệu. Nếu là lượng nguyên liệu tăng lên thì do khâu quản lý, do thiết bị cũ hay do tình hình định mức chưa hợp lý…?  Đề suất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt đông kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chổ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân mà phải từ cơ sở nhân thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác, và những chổ tồn tại yếu kém nhằm đề suất giải pháp, phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.  Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ và mục tiêu đã định Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. Định kỳ kinh doanh phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào điều kiện tác động ở bên ngoài như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây đựng chiến luợc kinh doanh có còn thích hợp nữa không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời. Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng. 2.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 20 * Khái niệm: Hiệu quả là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể. Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để doanh nghiệp được vững mạnh và phát triển không ngừng. 2.1.2.2. Doanh thu * Khái niệm: Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phNm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phNm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bao gồm hai bộ phận: 1. Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phNm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp. 2.Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:  Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.  Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.  Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại.Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phNm chế biến từ phế liệu, phế phNm. Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu: www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 21  Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.  Doanh thu thuần: là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo. * Phân tích doanh thu: Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường… 2.1.2.3. Chi phí * Khái niệm: Sơ đồ 2: Các khái niệm chi phí Chi phí sản xuất (Chi phí sản phNm) Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí ngoài sản xuất (Chi phí thời kỳ) Chi phí bán hàng Nhân công trực tiếp www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 22 * Phân loại chi phí - Phân loại chi phí trong quá trình sản xuất + Chi phí sản xuất (Chi phí trong sản xuất): là khoản mục chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay tại phân xưởng gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phNm thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất. Chi phí sản xuất được cấu thành từ 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất): là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phNm hàng hoá. Chi phí sản xuất bao gồm hai bộ phận: chi phí bán hàng và chi phí quản lý. - Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí + Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động. + Chi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. + Chi phí hỗn hợp: là khoản chi có cả yếu tố bất biến và khả biến. Khoản chi luôn có một phần ổn định và cộng thêm phần chi biến động theo hoạt động tăng hoặc giảm. - Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định + Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp  Chi phí trực tiếp: là những chi phí được tính thẳng vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phNm…  Chi phí gián tiếp: là những chi phí không thể tính trực tiếp cho một đối tượng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp như: chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phNm… www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 23 + Chi phí chênh lệch: là khoản chi có ở phương án này, nhưng lại không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. Khoản chi chênh lệch chỉ xuất hiện khi so sánh lựa chọn giữa các phương án kinh doanh khác nhau. + Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay cho phương án khác + Chi phí chìm (lặn, Nn): là những chi phí bỏ ra trước đó, dù thực hiện phương án nào thì khoản chi vẫn tồn tại và phát sinh. * Phân tích chi phí Đối với những người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu và cũng có thể biết với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa, hoà vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào là lỗ ít nhất. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra. Ngoài việc phân tích chi phí, tính toán chi phí, cần phải tìm mọi biện pháp để điều hành chi phí theo chiến lược thị trường là một trong những công việc cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp. 2.1.2.4. Lợi nhuận * Khái niệm: Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sản phNm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phNm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 24 Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi. Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận của một doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phNm dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới. *Ý nghĩa phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền bộ phận của sản phNm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, nó thể www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 25 hiện kết quả của các chính sách, biện pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận được để lại các doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bNy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. *Nhiệm vụ phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: - Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp. - Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận. - Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. * Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú, đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm, của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 26 - Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phNm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phNm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Trong đó: + Doanh thu của hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phNm, hàng hoá, dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. + Giá thành toàn bộ sản phNm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ bao gồm: • Giá thành sản xuất sản phNm, dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán). • Chi phí bán hàng. • Chi phí quản lý. Qua phân tích trên, lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau: Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… là điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được cấu thành từ các bộ phận sau: + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh phụ của doanh nghiệp. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế kể trên. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: + Lợi nhuận thu được do tham gia góp vốn liên doanh. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 27 + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán. + Lợi nhuận thu được do hoạt động cho thuê tài sản. + Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi trả tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận thu được do vay vốn. + Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài dự tính đến, nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại. Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động bất thường của doanh nghiệp. Các khoản thu từ hoạt động khác bao gồm: + Thu từ khoản nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu từ khoản được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ. + Thu từ các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc lãng quên không ghi trong sổ kế toán, đến năm báo cáo mới phát hiện ra…. Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp đồng, bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng… sẽ là lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp. * Phương pháp phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp - Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành như sau: + So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp. + So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 28 + Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự biến động đó. Nội dung phân tích bao gồm: a. Phân tích chung Là xem xét sự biến động lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh giữa thực hiện với kế hoạch và thực hiện năm trước, nhằm thấy khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của bộ phận này. b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phNm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau:       ++−= ∑∑ == QLBH n i ii n i ii ZZZqgqP 11 P: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qi: Khối lượng sản phNm hàng hóa loại i gi: Giá bán sản phNm hàng hóa loại i zi: Giá vốn hàng bán sản phNm hàng hóa loại i ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phNm hàng hóa loại i www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 29 ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phNm hàng hóa loại i Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số: • Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng. • Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng. • Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL. Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi. Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau: • Xác định đối tượng phân tích: ∆P =PT - PK • Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận Pq = (K – 1)PK Mà %100* 1 1 ∑ ∑ = = = n i KiKi n i KiTi gq gq K (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận PC = PK2 – PK1 Trong đó: ( ) ( )QLkBHkn i KiKiKiKiK ZZZqgqKP +−−= ∑ =1 1 ∑ ∑ = =       ++−= n i n i QLkBHkKiTiKiTiK ZZZqgqP 1 1 2 (3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 30 ( ) ( )      −−= ∑∑ == n i KiTi n i TiTiz ZqZqP 11 (4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận. ( ) KTBH BHBHZ ZZP −−= (5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận ( ) KTQL QLQLZ ZZP −−= (6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận ( )∑ = −= n i KiTiTig ggqP 1 • Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. P = P(q) + P(C) + P(Z) + P(ZBH) + P(ZQL) + P(g) Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ những hoạt động liên doanh, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi… Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. • So sánh giữa lãi thực hiện và lãi kế hoạch (nếu có), giữa thực hiện năm nay với năm trước. • Tìm nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. - Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch thu, chi về thanh lý nhượng bán tài sản cố định, về phạt vi phạm hợp đồng…Để phân tích lợi nhuận của bộ phận này thường không thể so sánh số thực hiện và kế hoạch bởi nó không có số liệu kỳ kế hoạch mà phải căn cứ vào từng khoản thu nhập, chi phí và tình hình cụ thể của từng trường hợp mà đánh giá. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 31 2.1.2.5.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng tổng số vốn Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu: Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại. - Vòng quay hàng tồn kho Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại. Số vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu Tổng số vốn = (Lần) Số vòng quay vốn lưu động Doanh thu Vốn lưu động = (Lần) Số vòng quay vốn cố định Doanh thu Vốn cố định = (Lần) Số vòng quay hàng tồn kho Tổng giá vốn Hàng tồn kho = (Lần) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 32 2.1.2.6. Một số tỷ số tài chính dùng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - Phân tích các hệ số thanh toán + Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng… + Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuNn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán. Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán. - Phân tích chỉ tiêu sinh lời + Lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. + Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn = (Lần) Hệ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - HTK Nợ ngắn hạn = (Lần) Lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận Tài sản = (%) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu = (%) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 33 + Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động của xí nghiệp từ năm 2006 đến năm 2008 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính của Công ty, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Có hai phương pháp so sánh: + Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kỳ này và kết quả kỳ trước. + Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. - Ngoài ra còn sử dụng một só phương pháp phân tích khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp chênh lệch… Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh thu = (%) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 34 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĨNH LONG 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long - Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật Liệu xây dựng Vĩnh Long. Gọi tắt là VMC. - Địa chỉ: 14 Phó Cơ Điều, Phường 8, Thị xã Vĩnh Long - Số điện thoại: 070.3823.057 - Fax: 70-823593, 831396 - Email: VMC@vnn.vn - Các ngành nghề kinh doanh: + Chế biến gỗ, cán tôl. + Khai thác cát sông, sang lắp mặt bằng. + Mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất. - Địa bàn hoạt động: trong và ngoài tỉnh. - Xu hướng phát triển của Công ty: tìm kiếm các công trình xây dựng mới, các dự án đầu tư mới, duy trì và phát tiển kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thất, chế biến lâm sản, khai thác cát sông. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tiền thân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật Liệu xây dựng Vĩnh Long là công ty cổ phần xây dựng Cửu Long, công ty cổ phần xây dựng Cửu Long chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2006 dựa trên quyết định số 2545/QĐ/UBND theo quyết định về việc chuyển đổi Công ty vật liệu xây dựng Vĩnh Long thành công ty Cổ phần xây dựng Cửu Long, gọi tắt là CiBiCo theo chủ trương chung của tỉnh về việc cổ phần hóa, sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp của tỉnh. Công ty Cổ phần xây dựng Cửu Long bao gồm 5 đơn vị trực thuộc: www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 35 + Xí nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú. + Xí nghiệp xây lắp. + Xí nghiệp chế biến lâm sản. + Xí nghiệp khai thác cát sông. + Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Tháng 08/2008 xí nghiệp vật liệu xây dựng được tách ra thành lập nên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long theo quyết định của UBND tỉnh.. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Công ty 3.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc: Ông Lê Văn Lượm Quyền hạn và nhiệm vụ: Định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khách hàng thông qua các GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP KD VLXD SỐ 2 XÍ NGHIỆP KD VLXD SỐ 1 P. HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 36 hợp đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên của mình. Giám đốc có quyền điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt khen thưởng, kỷ luật trong Công ty. - Phó Giám đốc: Là người dưới quyền của Giám đốc, hổ trợ cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc trong phạm vi được giao. Mặt khác, 2 phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc của Công ty phụ trách điều hành hoạt động mua bán của 2 cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. * Phòng hành chính tổ chức: Giúp việc cho Giám đốc thực hiện chức trách sau: - Lập hợp đồng lao động đối với cán bộ - công nhân viên chức và được uỷ nhiệm của Giám đốc, ký hợp đồng lao động đối với đối tượng là công nhân viên của công ty theo mẫu quy định. - Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc ký thoả ước lao động tập thể với đại diện người lao động. - Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc thực hiện đúng luật lao động và các chính sách có liên quan đến người lao động. - Nghiên cứu chế độ quản lý và kỷ luật lao động, các định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách, chế độ đối với người lao động, phúc lợi công ích trên cơ sở pháp luật nhằm thúc đNy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả cao nhất. Tổng kết kết quả lao động và thanh toán tiền lương hàng tháng theo phương án lương của công ty. - Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hộ lao động phù hợp với loại hình sản xuất của công ty và kiểm tra thực hiện đảm bảo an toàn lao động trong toàn Công ty theo đúng quy định của Chính phủ ban hành. - Nghiên cứu thực hiện công tác hành chánh, lễ tân đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh đối ngoại của Công ty. - Dựa vào chiến lược kinh doanh của Công ty, lập dự án đầu tư, quản lý việc thực hiện đầu tư khai thác có hiệu quả dự án sau đầu tư. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 37 - Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật công nghệ, bảo vệ tài sản, bảo đảm được an ninh trật tự, an toàn cho sản xuất và hoạt động kinh doanh của Công ty. - Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc, theo dõi, quản lý và chăm lo sức khoẻ và thực hiện công tác cải thiện đời sống vật chất – tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức luôn gắn bó với công ty và kích thích thúc đNy sản xuất kinh doanh luôn phát triển. - Mua và cung cấp vật tư hành chánh theo kế hoạch tháng, phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và theo dõi, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các loại vật tư thiết bị, tiện nghi thuộc khu vực hành chánh và quản lý của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ các công tác nghiệp vụ của phòng theo quy định của Công ty. * Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán thực hiện các chức năng sau: - Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở Công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời và đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật. - Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hoá, tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời, tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả các bộ phận trong nội bộ của Công ty. - Tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ của Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả theo đúng quy định của pháp luật. - Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản, chuNn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc quản lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hại tài sản, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết và xử lý. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 38 - Lập đầy đủ và gởi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán của Công ty theo đúng quy định của luật pháp. - Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong công ty để cùng phối hợp để thực hiện. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán bảo mật các tài liệu thuộc phạm vi mật theo quy định của Công ty. - Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên tài chính trong Công ty, đồng thời, tổ chức nghiên cứu từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của Công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát: - Việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty. - Việc thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính, phí lưu thông, các dự toán chi tiêu hành chính, các định mức kinh tế kỹ thuật. - Việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuNn, định mức chi tiêu và kỷ luật tài chính vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. - Việc tiến hành các loại kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng pháp luật. - Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, hư hỏng, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác. Nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc công ty: - Phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, phát hiện những lãng phí và những thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, đảm bảo kết quả hoạt động và doanh lợi của Công ty ngày càng tăng. - Thông qua công tác tài chính kế toán, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh của công ty nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm và không ngừng nâng cao hiệu quả www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 39 của đồng vốn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tài chính của Công ty. - Thực hiện báo cáo định kỳ với Giám đốc. * Phòng kế hoạch đầu tư Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh của Công ty. Phòng kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lượt kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Theo dõi, thúc đNy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty. Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quí hay cả năm và theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của Công ty. 3.2. Giới thiệu về xí nhiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2: - Tên Công ty: Xí nghiệp kinh doanh Vật Liệu xây dựng hay còn gọi là cửa hàng số 2. - Địa chỉ: 107/3 Phạm Hùng, Phường 9, Thị xã Vĩnh Long - Số điện thoại: 0703.825548 - Fax: 7003.825549 - Các ngành nghề kinh doanh: Mua bán các loại vật liệu xây dựng (Xi măng, sắt, đá, cát, tol, ngói…) - Địa bàn hoạt động: trong và ngoài tỉnh. - Xu hướng phát triển của xí nhgiệp: duy trì và phát tiển kinh doanh vật liệu xây dựng, mở rộng mạng lưới cung cấp vật liệu xây dựng cho đại lý, cá nhân trong và ngoài tỉnh. ĐNy mạnh công tác tiếp thị, phát triển nguồn hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 40 * Sở đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN BÁN HÀNG BỘ PHẬN KHO BÃI BỘ PHẬN VẬN CHUYỂN www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 41 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG 4.1. Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm (2006-2008) ta có thể so sánh hiệu quả giữa các năm và đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu xây dựng Vĩnh Long www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 42 Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP KD VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 53.658,384 57.729,888 47.981,693 4.071,504 7,59 -9.748,195 -16,89 2. Giá vốn hàng bán 53.269,357 56.743,391 45.332,787 3.474,035 6,52 -11.410,604 -20,11 3. LN gộp về bán hàng và CC dịch vụ 389,028 986,496 2.648,906 597,469 153,58 1.662,410 168,52 4. DT hoạt động tài chính 329,630 210,642 130,510 -118,987 -36,10 -80,132 -38,04 5. Chi phí tài chính 199,980 172,842 161,850 -27,138 -13,57 -10,991 -6,36 Trong đó: Lãi vay 199,980 172,842 161,850 -27,138 -13,57 -10,991 -6,36 6. Chi phí bán hàng 80,908 110,066 99,086 29,158 36,04 -10,981 -9,98 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 720,481 941,970 1.143,562 221,489 30,74 201,592 21,40 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh -282,774 -27,719 1.374,918 255,055 -90,20 1.402,637 - 5060,11 9. Thu nhập khác 426,520 537,591 278,352 111.070 26,04 -259,239 -48,22 10. Chi phí khác 0 0 0 0 0,00 0 0,00 11. Lợi nhuận khác 426,520 537,591 278,352 111,070 26,04 -259.239 -48,22 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 143,746 509,851 1.653,267 366,105 254,69 1.143,419 224,27 13. Thuế thu nhập phải nộp 0 0 330,654 0 0,00 330,654 14. Lợi nhuận sau thuế 143,746 509,851 1.322,616 366,105 254,69 812,765 159,41 www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 43 - Năm 2007: Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đã tăng mạnh so với năm 2006, cụ thể là 366,105 triệu đồng tương đương 254,69%, tình hình lợi nhuận kinh doanh của xí nghiệp đã tăng đáng kể. Mặc dù, năm 2007 là năm ngành kinh doanh vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn do giá các loại vật liệu xây dựng biến động bất thường làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng nhưng riêng xí nghiệp thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng cao, nguyên nhân là do Ban Giám đốc của Công ty đã có phương pháp nhạy bén, linh hoạt và rất hiệu quả trong kinh doanh trong việc thay đổi phương thức bán hàng cho các đại lý cũng và các cá nhân mua hàng nhỏ lẻ. Chính những điều này đã là cho xí nghiệp đứng vững trong thời gian khó khăn đó. Ngoài ra, còn có những lý do khác đưa đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp, đó là do xí nghiệp trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa. Mặt khác, xí nghiệp không những giữ vững thị trường cũ mà còn tìm được một số thị trường tiêu thụ mới trong và ngoài tỉnh. Nguồn sản phNm đầu vào đã được ổn định và xí nghiệp sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. Do đó, lợi nhuận của xí nghiệp đã tăng cao hơn vào năm 2007. - Năm 2008: Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp tăng vượt bậc so với năm 2007, cụ thể là tăng 812,765 triệu đồng, tương đương 159,41%. Mặt dù doanh thu bán hàng của năm 2008 giám so với năm 2007 nhưng do xí nghiệp đã chủ động về giá cả của nguồn nguyên liệu đầu vào làm cho giá vốn hàng bán giảm dẫn đến lợi nhuận tăng. Ngoài ra, còn do xí nghiệp đã sử dụng hợp lí những loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, sử dụng vốn tự có một cách có hiệu quả, không vay thêm vốn bên ngoài nên dẫn đến chi phí lãi vay giảm xuống. Mặt khác, trong năm 2008 thị trường vật liệu xây dựng Vĩnh Long bắt đầu sôi động trở lại nhờ giá cả vật liệu xây dựng giảm xuống, bên cạnh các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước thì nhu cầu xây đựng dân dụng cũng gia tăng đáng kể nên xí nghiệp cũng từ đó cũng từ đó gia tăng được nguồn cung cho các đại lý và cho những cá nhân mua hàng nhỏ lẻ trên địa bàn. Góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 44  Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của xí nghiệp qua ba năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 45 4.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp 4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu chung của xí nghiệp Bảng 2:TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP (2006- 2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 53.658,384 57.729,888 47.981,693 4.071,504 7,59 -9.748,195 -16,89 - Xi măng 38.589,451 39.845,857 33.252,984 1.256,406 3,26 -6.592,873 -16,55 - Sắt 11.918,713 12.098,675 10.150,274 179,963 1,51 -1.948,402 -16,10 - Mặt hàng khác 3.150,220 5.785,355 4.758,435 2.635,135 83,65 -1.206,920 -20,86 2. Doanh thu từ hoạt động tài chính 329,630 210,642 130,510 -118,987 -36,10 -80,132 -38,04 3. Thu nhập khác 426,520 537,591 278,352 111,070 26,04 -259,239 -48,22 Tổng cộng 54.414,534 58.478,121 48.390,555 4.063,587 7,00 -10.087,566 -17,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 46 54,414.534 58,478.121 48,390.555 0.000 10,000.000 20,000.000 30,000.000 40,000.000 50,000.000 60,000.000 NĂM2006 2007 2008 TỔNG DOANH THU Triệu đồng doanh thu Biểu đồ 1: Tình hình doanh thu chung của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phNm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phNm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long là một đơn vị chuyên doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng được chia thành nhiều nhóm khác nhau: Xi măng, sắt và nhóm các mặt hàng khác. Nhìn chung số liệu tổng hợp ở bảng 2 cho thấy rằng : - Năm 2007, tổng doanh thu của xí nghiệp tăng 4.063,587 triệu đồng tương đương 7,0% so với năm 2006. Trong đó, trong đó tăng nhiều nhất là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.071,504 triệu đồng, nguyên nhân là do www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 47 giá vật liệu xây dựng của năm 2007 tăng hơn năm 2006, bên cạnh đó sự gia tăng của khối lượng vật liệu bán ra cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng doanh thu bán hàng của năm. Ngoài ra các khoản thu nhập khác cũng như tiền cho thuê kho, bến bãi… cũng tăng lên. Không giống như hai yếu tố trên, năm 2007 thu từ hoạt động tài chính giảm (giảm 118,987 triệu đồng) nguyên nhân của khoản giảm xuống này là do thời gian này xí nghiệp bị các đại lý chiếm dụng vốn khá nhiều (doanh nghiệp không áp dụng các phương pháp chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng là đại lý, mặt khác do xí nghiệp nhập hàng hóa thường xuyên nên tiền không nằm lâu trong tài khoản ngân hàng dẫn đến khoản thu lãi xuất từ ngân hàng giảm, xong khoản giảm này không đáng kể, ảnh hưởng không lớn đến các khoản thu nên tổng doanh thu của năm vẫn tăng. Điều này cho thấy xí nghiệp đã có biện pháp thu hút khách hàng có hiệu quả. - Năm 2008, Tổng doanh thu của năm 2008 giảm 10.087,566 triệu đồng tương đương 17,0% so với năm 2007 trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh nhất 9.748,195 triệu đồng tương đương 16,89% so với năm 2006 nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng giảm mạnh so với năm trước (mỗi bao xi măng Hà Tiên giá giảm từ 15 đến 20%, giá 1kg sắt phi 8 giảm từ 20 đến 30%) đó là nguyên nhân chính làm cho doanh thu của năm giảm sút trong khi khối lượng hàng hóa bán ra vẫn tăng. Từ đó cho thấy khâu tiêu thụ của xí nghiệp vẫn hoạt động có hiệu quả. 4.2.1.1. Biến động doanh thu mặt hàng xi măng Tình hình doanh thu tiêu thụ của mặt hàng xi măng của xí nghiệp qua 3 năm được thể hiện trong bảng số liệu sau. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 48 Bảng 3: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA MẶT HÀNG XI MĂNG QUA 3 NĂM 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm Xi măng Nghi Sơn Xi măng Hà Tiên 2 Xi măng khác Tổng Khối lựợng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) Khối lựợng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) Khối lựợng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) 2006 11,654 15,435.780 27,312 19,294.725 1,594 3,858.945 38,589.451 2007 11,060 15,938.343 25,890 19,922.928 4,035 3,984.586 39,845.857 2008 13,864 13,301.194 30,224 16,626.492 2,785 3,325.298 33,252.984 Chênh lệch 2007/2006 giá trị 502.562 628.203 125.641 1,256.406 % 3.256 3.256 3.256 3.256 Chênh lệch 2008/2007 giá trị -2,637.149 -3,296.436 -659.287 -6,592.873 % -16.546 -16.546 -16.546 -16.546 (Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 49 38,589.451 39,845.857 33,252.984 28,000.000 30,000.000 32,000.000 34,000.000 36,000.000 38,000.000 40,000.000 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng doanh thu xi măng Biểu đồ 2: Biến động doanh thu của mặt hàng xi măng qua 3 năm 2006- 2008 Quan sát ở biểu đồ 2 ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng xi măng năm 2007 tăng hơn năm 2006. Năm 2007, doanh thu đạt 39.845,857 triệu đồng tăng 3,256% so với năm 2006. Năm 2008, doanh thu đạt 33.252,984 triệu đồng giảm 16,546% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho doanh thu mặt hàng này có sự tăng giảm như trên là do: Trong năm 2007 giá cả của các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng vọt trong đó có mặt hàng xi măng. Cụ thể là năm 2006 giá xi măng Nghi Sơn là 1.325 triệu đồng/tấn sang năm 2007 thì giá đã tăng lên mức 1.441 triệu đồng/tấn (tăng 0,117 triệu đồng/tấn), tương tự giá của xi măng Hà tiên cũng tăng lên trong năm 2007 (năm 2006 giá 0,706 triệu đồng/tấn sang năm 2007 tăng lên 0,774 triệu đồng/tấn), khối lượng bán ra trong năm 2007 của tất cả các mặt hàng xi măng nói chung của năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 nhưng tăng không đáng kể. Từ đó cho thấy doanh thu của xi măng năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 nguyên nhân chủ yếu là do giá tăng. Năm 2008 doanh thu tiêu thụ mặt hàng xi măng của xí nghiệp giảm mạnh cụ thể là giảm 6.592,873 triệu đồng nguyên nhân là do năm 2008 giá của các mặt hàng xi măng có xu hướng giảm mạnh (năm 2008 giá xi măng Nghi Sơn là 0,959 triệu đồng/tấn giảm 0,482 triệu đồng/tấn, xi măng Hà tiên giá 0,550 triệu đồng/tấn giảm 0,219 triệu đồng/tấn so với năm 2007), tổng khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng xi măng năm 2008 là 46.873 tấn tăng 3.888 tấn so với năm 2007. Doanh thu giảm mà khối lượng tiêu thụ vẫn www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 50 tăng điều này cho thấy trong năm 2008 doanh thu mặt hàng xi măng giảm mạnh nguyên nhân là do giá bán giảm. 4.2.1.2. Biến động doanh thu mặt hàng sắt Bảng 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA MẶT HÀNG SẮT QUA 3 NĂM 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Khối lượng (tấn) Giá bán (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) 2006 10.513 1,134 11.918,713 2007 8.056 1,502 12.098,676 2008 8.945 1,135 10.150,274 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị -2.457 0,368 179,963 % -23,371 32,47 1,51 Chênh lệch 2008/2007 Giá trị 889 -0,367 -1.948,402 % 11,04 -24,44 -16,10 (Nguồn: Báo cáo của xí nghiệp) 11,918.713 12,098.676 10,150.274 9,000.000 9,500.000 10,000.000 10,500.000 11,000.000 11,500.000 12,000.000 12,500.000 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng Doanh thu của sắt Biểu đồ 3: Biến động doanh thu mặt hàng sắt qua 3 năm 2006- 2008 Quan sát trên biểu đồ 3 và bảng 4 ta thấy doanh thu mặt hàng sắt năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 cụ thể là tăng 179,963 triệu đồng tương đương 1,51% so với năm 2006 nguyên nhân là do giá cả của các loại sắt biến động, năm 2007 trung bình 1 tấn sắt giá 1,502 triệu đồng tăng 0,368 triệu đồng so với năm 2006, khối lượng bán ra là 8.056 tấn giảm 2.457 tấn so với năm 2006. Doanh thu www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 51 tăng mà khối lượng bán ra giảm điều này cho thấy rõ rằng doanh thu tăng là do sự gia tăng của giá cả. Năm 2008 giá bán ra 1 tấn sắt tại xí nghiệp là 1,135 triệu đồng giảm 0,367 triệu đồng/tấn so với năm trước, khối lượng bán ra của năm là 8.945 tấn giảm mất 889 tấn so với năm 2007 làm cho doanh thu của năm 2008 giảm 1.948,402 triệu đồng tương đương 16,1%. Từ nhận xét trên cho thấy doanh thu năm 2008 của mặt hàng sắt giảm so với năm 2007 là do giá và khối lượng bán ra giảm. 4.2.1.3. Biến động doanh thu của nhóm các mặt hàng khác 3150.22 5785.355 5785.355 0 2000 4000 6000 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng Doanh thu Biểu đồ 4: Biến động doanh thu của nhóm các mặt hàng khác tại xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 Ngoài các mặt hàng chủ lực như xi măng và sắt thì xí nghiệp còn kinh doanh một số mặt hàng khác thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng như: cát, đá, tol, ngói,…do những mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu nên trong quá trình phân tích được gộp chung lại thành nhóm các mặt hàng khác Trong năm 2007 nhóm nặt hàng này đạt doanh thu 5.785,355 triệu đồng tăng 2.635,135 triệu đồng tương đương 83,65% so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu của nhóm hàng này đạt 4.758,435 triệu đồng giảm 1.206,920 triệu đồng tương đương 20,86% so với năm 2007.  Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng trong 3 năm qua có nhiều diến động tăng giảm nhưng nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do sự biến động của giá. Giá tăng làm cho doanh thu tăng, giá giảm làm doanh thu giảm. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 52 4.2.2. Phân tích chi phí kinh doanh của xí nghiệp Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. Giá vốn hàng bán 53.269,357 56.743,391 45.332,787 3.474,035 6,52 -11.410,604 -20,11 2. Chi phí từ hoạt động tài chính 199,980 172,842 161,850 -27,138 -13,57 -10,991 -6,36 3. CPBH và CP QLDN 801,390 1.052,037 1.242,648 250,647 0,47 190,611 18,12 4.Chi phí từ hoạt động khác 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Tổng cộng 54.270,726 57.968,270 46.737,285 3.697,544 7,00 -11.230,984 -19,37 (Nguồn: báo cáo tài chính của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 53 54,270.726 57,968.270 46,737.285 0.000 10,000.000 20,000.000 30,000.000 40,000.000 50,000.000 60,000.000 TỔNG CHI PHÍ 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng chi phí Biểu đồ 5: Tình hình chi phí chung của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 Nhìn chung chi phí của năm 2007 tăng so với năm 2006, cụ thể là giá vốn hàng bán tăng 3.474,035 triệu đồng tương đương 6,52% cũng rất đễ hiểu do giá và khối lượng vật liệu nhập và tăng nên đương nhiên giá vốn cũng tăng lên. Trong năm chi phí tài chính cũng giảm nhưng chỉ giảm 27,138 triệu đồng (không đáng kể), không làm ảnh hưỡng lớn đến chi phí. Do tình tình hình kinh doanh ngày càng sôi động nên bộ máy nhân sự sẵn có không đáp ứng đủ nhu cầu công việc nên xí nghiệp đã bổ sung thêm nhân sự nên tiền lương, tiền thưởng trong năm cũng theo đó tăng lên. Do đó làm cho chi phí nhân sự tăng lên 250,647 triệu đồng. Do giá vật liệu đầu vào giảm làm cho tổng giá vốn hàng bán của năm 2008 giảm 11.410,604 triệu đồng tương đương 20,11% so với năm 2007 Từ những nhận xét trên cho thấy xí nghiệp đã sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 54 4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của xí nghiệp Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA XÍ NGHIỆP QUA 3 NĂM 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu thuần 53.658,384 57.729,888 47.981,693 4.071,504 7,59 -9.748,195 -16,89 2. Giá vốn hàng bán 53.269,357 56.743,391 45.332,787 3.474,035 6,52 -11.410,604 -20,11 3. Lợi nhuận gộp 389,028 986,496 2.648,906 597,469 153,58 1.662,410 168,52 4. Lợi nhuận từ HĐKD -282,774 -27,719 1.374,918 255,055 90,20 1.402,637 5060,11 5. Lợi nhuận khác 426,520 537,591 278,352 111,070 26,04 -259,239 -48,22 6. Tổng lợi nhuận trước thuế 143,746 509,851 1.653,270 366,105 254,69 1.143,419 224,27 7. Lợi nhuận sau thuế 143,746 509,851 1.322,615 366,105 254,69 812,765 159,41 (Nguồn: Báo cáo tài chính của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 55 143.746 509.851 1,322.615 0.000 200.000 400.000 600.000 800.000 1,000.000 1,200.000 1,400.000 TỔNG LỢI NHUẬN 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng lợi nhuận Biểu đồ 6: Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 366,105 triệu đồng tương đương 254,69% so với năm 2006. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 255.055 triệu đồng , lợi nhuận khác cũng tăng 111,070 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng dó là do xí nghiệp đã trích giảm được nhiều chi phí như trên và áp dụng thành công biện pháp thu hút khách hàng làm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Tương tự như năm 2007, lợi nhuận năm 2008 tăng 1.402,637 triệu đồng tương đương 5060,11% trong đó lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh tăng nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng hàng hóa bán ra tăng mạnh làm lợi nhuận tăng. Từ bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận của xí nghiệp tăng mạnh qua các năm chứng tỏ rằng qua 3 năm xí nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả rất cao. 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Tuy mỗi nhân tố đều có mức độ tác động khác nhau đến doanh thu nhưng nhìn chung chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại với nhau Vì vậy, muốn đNy mạnh quá trình tiêu thụ sản phNm (doanh thu bán hàng) thì www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 56 đơn vị cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đây là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tình hình doanh thu của xí nghiệp. 4.3.1. Cơ cấu mặt hàng Doanh số tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu vô vùng quan trọng vì nó phản ánh kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở mỗi thời điểm. Thông qua sự thay đổi, biến động của doanh số tiêu thụ sẽ cho chúng ta có thể nhìn nhận được rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả. Các mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp khá đa dạng và phong phú nhưng mặt hàng chiếm tỷ trọng cao thì không nhiều, trong dó có: xi măng (xi măng Nghi Sơn, xi măng Hà Tiên 2…) và sắt là chiếm tỷ lệ cao nhất. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 57 Bảng 7: DOANH SỐ TIÊU THỤ THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA XÍ NGHIỆP NĂM 2006- 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chêch lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị % Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) 1. Xi măng 38.589,451 71,92 39.845,857 69,02 33.252,984 69,30 1.256,406 3,26 -6.592,873 -16,55 Xi măng Nghi Sơn 15.435,780 28,77 15.938,343 27,61 13.301,194 27,72 502,562 3,26 -2.637,149 -16,55 Xi măng Hà Tiên 2 19.294,725 35,96 19.922,928 34,51 16.626,492 34,65 628,203 3,26 -3.296,436 -16,55 Xi măng khác 3.858,945 7,19 3.984,586 6,90 3.325,298 6,93 125,641 3,26 -659,287 -16,55 2. Săt 11.918,713 22,21 12.098,675 20,96 10.150,274 21,15 179,963 1,51 -1.948,402 -16,10 3. Mặt hàng khác 3.150,220 5,87 5.785,355 10,02 4.578,435 9,54 2.635,135 83,65 -1.206,920 -20,86 Tổng doanh thu 53.658,384 100,00 57.729,888 100,00 47.981,693 100,00 4.071,504 7,59 -9.748,195 -16,89 (Nguồn: Báo cáo của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 58 Triệu đồng 38,589.451 39,845.857 33,252.984 12,098.67611,918.713 10,150.274 3,150.220 5,785.355 4,578.435 0.000 5,000.000 10,000.000 15,000.000 20,000.000 25,000.000 30,000.000 35,000.000 40,000.000 45,000.000 2006 2007 2008 NĂM DO AN H SỐ BÁ N xi măng sắt mặt hàng khác Biểu đồ 7: Tình hình doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008 Xí nghiệp chủ yếu kinh doanh xi măng và sắt cung cấp cho các đại lý và cá nhân trong và ngoài tỉnh, chính vì vậy, doanh số tiêu thụ tại của xí nghiệp không lớn lắm. Doanh số mà xí nghiệp thu được từ mặt hàng xi măng qua ba năm, cụ thể năm 2006 thu được 38.589,451 triệu đồng, năm 2007 thu được 39.845,857 triệu đồng và đến năm 2008 có giá trị là 33.252,984 triệu đồng. Từ đó, ta thấy rằng xi măng tại xí nghiệp được tiêu thụ rất tốt mặt dù ngành vật liệu xây dựng có nhiều biến động nhưng xi măng vẫn được bán ra nhiều nhất so với các mặt hàng khác. Mặt hàng sắt tuy doanh số bán giảm nhưng sản lượng vẫn không giảm, điều này cho thấy doanh thu của sắt giảm là do giá giảm. Xong trong đó sắt vấn chiếm vị trí thứ 2 sau mặt hàng xi măng. Tóm lại, muốn tăng doanh thu cao và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì xí nghiệp nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn nữa cho hai nhóm hàng này cụ thể như là mở rộng thị trường, quảng cáo tiếp thị sản phNm mạnh mẽ hơn,… nhằm đưa lợi nhuận của xí nghiệp ngày một tăng cao. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 59 4.3.2. Chất lượng của sản ph/m Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản phNm giữ vai trò quan trọng nhất. Đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng khi được coi là có chất lượng cao thì phải đáp ứng những yêu cầu sau: sau khi được sử dụng vào công trình xây dựng phải có khả năng chịu lực tốt, khi dùng đỗ móng nhà không bị rạn nứt… Đối với những cá nhân mua hàng nhỏ lẻ thì người ta thường chọn mua những sản phNm của những nhà sản xuất quen thuộc như: xi măng thi có xi măng Hà Tiên 2, xi măng Nghi Sơn, xi măng CNm Phả. Đối với sắt thì có Thép Miền Nam… Ngoài ra, chất lượng còn được thể hiện ở khâu bảo quản của xí ngiệp trong quá trình lưu kho hàng hóa. Bộ phận kho phải thường xuyên kiểm tra bảo quản để tránh việc xi măng trong kho bị Nm mốc, tránh để sắt trong kho bị rỉ sét…thực hiện được như vậy thì xí nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, khối lượng tiêu thu ngày càng nhiều, doanh thu ngày càng tăng, lợi nhuận ngày càng cao.  Tóm lại, chất lượng sản phNm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh đối với tình hình tiêu thụ của xí nghiệp, xí nghiệp muốn tiêu thụ hàng hóa càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phNm lại càng quan trọng, chất lượng sản phNm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu của xí nghiệp. Do đó, chất lượng sản phNm là nhân tố mà đơn vị cần quan tâm nhiều nhất. 4.3.3. Thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài nhân tố chất lượng là nhân tố quan trọng nhất thì nhân tố đứng thứ hai ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của một Công ty đó chính là nhân tố về thái độ, ý thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Khách hàng là một yếu tố không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với xí nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được Công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phNm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phNm tiêu thụ của Công ty. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 60 Thông thường, hàng hoá đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến tay người tiêu dùng thường có giá cả rất cao so với giá ban đầu. Do đó, xí nghiệp cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng. 4.3.4. Đối thủ cạnh tranh Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường vật liệu xây dựng ở Vĩnh Long, nếu có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn hơn về giá cả, chất lượng mẫu mã, dịch vụ cung cấp cho khách hàng làm cho họ hài lòng hơn so với đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cần thiết của doanh nghiệp khi muốn cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả cao trên thương trường. 4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng là một đơn vị thương mại nên chi phí sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, vì vậy để tránh sự trùng lấp thì ta sẽ xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố này ở phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. 4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Bảng 8: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ĐVT: triêu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Khối lượng sản phNm tiêu thụ (tấn) 53.506,90 53.754,50 55.986,80 Doanh thu 53.658,384 57.729,888 47.981,693 Giá vốn hàng bán 53.269,357 56.743,391 45.332,787 Chi phí BH và QLDN 801,390 1.052,037 1.242,648 Thuế 0 0 330,654 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của xí nghiệp) Khối lượng sản phNm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, sau www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 61 đây ta sẽ đánh giá xem các nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của xí nghiệp như thế nào: Ta có công thức: Lợi nhuận = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) Hay Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN – Thuế Với Q là khối lượng hàng hoá P là giá bán sản phNm CBH và CQL là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp T là thuế của sản phNm, i là loại mặt hàng  So sánh năm 2007/năm 2006: Năm 2006: LN2006 = 53.658,384 - 53.269,357 – 801,390  LN2006 = -412,362 ( triệu đồng) Năm 2007: LN2007 = 57.729,888 - 56.743,391 - 1.052,037  LN2007 = -65,570 (triệu đồng)  Lợi nhuận = LN2007 – LN2006 Lợi nhuận = -65,570 – (-412,362) = 346,792 ( triệu đồng) Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận của xí nghiệp năm 2007 tăng hơn lợi nhuận năm 2006 là 346,792 ( triệu đồng), điều đó chứng tỏ là xí nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn trong năm 2007. Ngoài ra, xí nghiệp bán được nhiều hàng hơn cho thị trường trong và ngoài tỉnh nên đã gia tăng doanh thu và dẫn đến sự tăng lợi nhuận của xí nghiệp.  So sánh năm 2008/năm 2007: Năm 2007: LN2007 = 57.729,888 - 56.743,391 - 1.052,037  LN2007 = -65,570 (triệu đồng) Năm 2008: LN2008 = 47.981,693 - 45.332,787 - 1.242,648 – 330,654  LN2008 = 1.075,604 (triệu đồng) Lợi nhuận = LN2008 – LN2007 Lợi nhuận =1.075,604 – (-65,570) = 1.141,175(triệu đồng) Lợi nhuận của xí nhgiệp năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2007, vì năm 2008 khối lượng bán ra của xí nghiệp tăng nhiều hơn mặc dù tình hình cạnh tranh www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 62 diễn ra quyết liệt và thị trường vật liệu xây dựng không ổn định nhưng lợi nhuận của xí nghiệp vẫn tăng lên nguyên nhân của sự tăng lên của lợi nhuận là do khối lượng bán ra tăng). 4.5.1. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng tiêu thụ và giá vốn hàng bán * Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản ph/m tiêu thụ Khối lượng tiêu thụ là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được xuất bán tiêu thụ theo các phương thức khác nhau và khối lượng sản phNm của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lỗ, lãi ở mức độ nào của một doanh nghiệp. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả ổn định, khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm tỷ lệ với khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Doanh thu = Khối lượng sản phNm tiêu thụ * Đơn giá Để phân tích nhân tố khối lượng sản phNm tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta có công thức sau: % hoàn thành sản phNm tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước)  So sánh năm 2007/2006: Ta có: % hoàn thành sản phNm tiêu thụ 2007 = (Q2007 * P2006)/(Q2006* P2006) = (53.754,50*1,003)/( 53.506,90*1.003) = 1,05 Mức biến động khối lượng = 1,05*53.506,90 - 53.506,90 = 2.675 Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng là 2.675 tấn đã làm tăng lợi nhuận của xí nghiệp năm 2007 so với năm 2006 tương đương khoảng 346,792 đồng. Qnăm trước * % hoàn thành sản phNm tiêu thụ năm trước – LN năm trước = Q Q là mức biến động khối lượng tiêu thụ www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 63  So sánh năm 2008/2007: Ta có: % hoàn thành sản phNm tiêu thụ 2008 = (Q2008 * P2007)/(Q2007* P2007) = (55.986,80*1,074)/( 53.754,50*1,074) = 1,042 Mức biến động khối lượng = 53.754,50*1,042 - 53.754,50 = 2.258 Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng 2.256 tấn đã làm lợi nhuận của xí nghiệp tăng một lượng tương đương là 1.141,175 triệu đồng.  Tóm lại, nhân tố khối lượng sản phNm tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Do đó, xí nghiệp phải dùng nhiều cách, nhiều phương pháp hợp lý như quảng cáo, giới thiệu sản phNm, nâng cao chất lượng,… để đNy mạnh khối lượng tiêu thụ trên thị trường. www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 64 Bảng 9: KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA XÍ NGHIỆP (2006-2008) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Giá trị % Giá trị % Khối lượng sản phNm tiêu thụ tấn 53.506,90 53.754,50 55.986,80 247,60 0,46 2.232,30 4,15 Gia bán bình quân Triệu đồng/tấn 1,003 1.073.955 0,857 71.123,4 7,09 -216,937 -20,20 Doanh thu Triệuđồng 53.658,384 57.729,888 47.981,693 4.071,504 7,59 -9.748,195 -16,89 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 53.269,357 56.743,391 45.332,787 3.474,035 7,00 -11.410,604 -20.0 Giá mua bình quân Triệu đồng/tấn 0,996 1,055 0,810 0.060 6,03 -245.897,71 -23,3 (Nguồn: Báo cáo của xí nghiệp) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 65 * Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán Ta có công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN - Thuế Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phNm tiêu thụ * Giá mua Z0 = a0b0, Z1 = a1b1, Z2 = a2b2 Z = Z1 – Z0 = a1b1 – a0b0 Z = Z2 – Z0 = a2b2 - a0b0 Với: Z là giá vốn hàng bán, Z0 là giá vốn hàng bán năm 2006, Z1 là giá vốn hàng bán năm 2007, Z2 là giá vốn hàng bán năm 2008. a là khối lượng sản phNm tiêu thụ, a0 là khối lượng sản phNm tiêu thụ năm 2006, a1 là khối lượng sản phNm tiêu thụ năm 2006, a2 là khối lượng sản phNm tiêu thụ năm 2006. b là giá mua bình quân, b0 là giá mua bình quân năm 2006, b1 là giá mua bình quân năm 2007, b2 là giá mua bình quân năm 2008.  So sánh năm 2007/ năm 2006: - So sánh chênh lệch tuyệt đối: a1b0 = 53.515,857 Z2007/2006 = a1b1 - a0b0 = (a1b1 – a1b0) + (a1b0 - a0b0) = (56.743,391 - 53.515,857) + (53.515,857 – 53.269,356 ) = 3.227,534 + 246,501= 3.474,035 (triệu đồng) - So sánh tương đối năm 2007/2006: (a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b0/a0b0)  (56.743,391 / 53.269,357) = (56.743,391 / 53.515,857) * (53.515,857 / 53.269,357)  1,07 = 1.06 * 1,01 (tăng 7,00%) (tăng 6,00%) (tăng 1,00%) www.kinhtehoc.net GVHD:Nguyễn Thúy Hằng Luận văn tốt nghiệp SVTH: Đồng Thị Ngọc Quyên 66 - So sánh chênh lệch tương đối (a1b1 - a0b0)/a0b0 = [(a1b1 – a1b0)/a0b0] + [(a1b0 - a0b0)/a0b0]  (56.743,391 - 53.269,357)/ 53.269,357 = [(56.743,391 - 53.515,857)/ 53.269,357] + [(53.515,857 - 53.269,357)/ 53.269,357]  7,00% = 6,00% + 1,00% Nhận xét: Khi giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 tăng 7,0% tương đương 3.474,035 triệu đồng là do: - Do khối lượng sản phNm tiêu thụ tăng 1,00% so với năm 2006. - Do giá mua bình quân tăng 6,00% so với năm 2007. Trong 7,00% tăng lên của giá vốn hàng bán thì nhân tố giá mua làm giá vốn hàng bán tăng 6,00% và nhân tố sản lượng tiêu thụ làm giá vốn tăng 1,00%. Khi giá vốn hàng bán tăng thông thường sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, tuy nhiên, với tình hình tiêu thụ sản phNm của xí nghiệp thì giá vốn có tăng cao nhưng vật liệu bán ra cũng tăng theo nên lợi nhuận của xí nghiệp vào năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006.  So sánh năm 2008/ năm 2007: - So sánh chênh lệch tuyệt đối: a2b1 = 59.099,813 (triệu đồng) Z2008/20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng số 2 của công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Vĩnh Long.pdf
Tài liệu liên quan