Luận văn Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: LUẬN VĂN: Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại SGDI ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Lời mở đầu Trong hơn mười năm qua , nhờ vận hành theo cơ chế thị trường mà nền kinh tế của nước ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc so với nền kinh tế theo cơ chế tập trung trước kia. Cùng với sự biến chuyển của cả nền kinh tế , hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam , sau khi được tổ chức lại thành hệ thống ngân hàng hai cấp theo nghị định 53/HĐBT , đã có nhiều đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước . Nhờ sự thay đổi này mà hệ thống ngân hàng thương mại cũng trở nên độc lập , linh hoạt và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các đơn vị kinh tế nói chung , cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng . Rủi ro luôn là người bạn đồng hành với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường , và ngân hàng thương mại với tư cách là một đơn vị kinh doanh tiền tệ cũng không phải là một ngoại...

pdf80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại SGDI ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Lời mở đầu Trong hơn mười năm qua , nhờ vận hành theo cơ chế thị trường mà nền kinh tế của nước ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc so với nền kinh tế theo cơ chế tập trung trước kia. Cùng với sự biến chuyển của cả nền kinh tế , hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam , sau khi được tổ chức lại thành hệ thống ngân hàng hai cấp theo nghị định 53/HĐBT , đã có nhiều đóng góp đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước . Nhờ sự thay đổi này mà hệ thống ngân hàng thương mại cũng trở nên độc lập , linh hoạt và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng đặt ra nhiều thách thức cho tất cả các đơn vị kinh tế nói chung , cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng . Rủi ro luôn là người bạn đồng hành với tất cả các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường , và ngân hàng thương mại với tư cách là một đơn vị kinh doanh tiền tệ cũng không phải là một ngoại lệ . Những dịch vụ cũng như các hình thức tín dụng mà ngân hàng cung cấp đã giúp cho các doanh nghiệp có thể tiến hành một cách dễ dàng hơn hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng qui mô sản xuất. Hiện nay có thể nói không có một doanh nghiệp nào có thể phát triển hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi mà không cần các dịch vụ hay các hình thức tín dụng ngân hàng . Nguồn vốn vay từ ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp . Mặt khác hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng , cho nên bất kì một rủi ro nào mà doanh nghịêp gặp phải đều có khả năng mang đến rủi ro cho ngân hàng , và ngược lại bất cứ rủi ro nào mà ngân hàng gặp phải đều có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân ngân hàng và cho các đối tác liên quan. Mà trong điều kiện kinh tế đầy biến động như hiện nay những nguy cơ tiềm ẩn như : sự biến động bất lợi của bối cảnh kinh tế , những kẻ hở pháp luật , vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản, luôn có thể biến khoản vay tôt thành nợ khó đòi. Đó là nguy cơ mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đương đầu . Chính vì thế mà rủi ro và vấn đề phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng bao giờ cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu để tránh những tác động xấu đến hoạt động của các ngân hàng và có thể của nhiều doanh nghiệp hay của cả nền kinh tế. Xuất phát từ lý do trên cùng với quá trình thực tập tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam , em xin mạnh dạn chọn đề tài “Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại SGDI ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” thương mại và rủi ro tín dụng I. Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại xuất hiện trước từ thời trung cổ với hoạt động chủ yếu là đổi tiền. Tính chất vô danh của đồng tiền khiến cho những người kinh doanh tiền tệ có thể chuyển từ việc chỉ giữ hộ tiền (vàng) sang đổi hộ tiền, vận chuyển hộ tiền và dần dần khi họ tích luỹ được một số vốn nhất định họ sẽ tiến hành cho vay lấy lãi. Để có thể cho vay nhiều và thu được nhiều lợi nhuận những thương gia kinh doanh tiền tệ sẽ phải khuyến khích khách hàng gửi tiền nhiều bằng cách không thu phí giữ tiền và hơn nữa là trả lãi .Ngoài ra họ còn tiến hành nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng. Khi cả ba nghiêp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay) và nghiệp vụ trung gian (thanh toán) được hình thành thì lúc đó ngân hàng thực thụ đã xuất hiện. Và kể từ đó ngân hàng ngày càng phát triển về số vốn, về thị trường , về hoạt động và cả về công nghệ . Như vậy có thể nói Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ . Hoạt động thường xuyên của nó là huy động vốn, cho vay và thực hiện những hoạt động trung gian khác . 2. Những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1. Nghiệp vụ nợ Nghiệp vụ nợ hay còn gọi là nghiệp vụ tạo nguồn vốn và huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Thực hiện nghiệp vụ này Ngân hàng thương mại đã thực hiện được một phần chức năng tạo tiền. Nếu không có hoạt động của các ngân hàng thương mại thì các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp kinh doanh theo mùa sẽ gặp trường hợp có thời gian bị ứ đọng vốn nhưng lại cũng có khi không có vốn để sản xuất. Nhờ hoạt động của các ngân hàng mà các doanh nghiệp có thể gửi tiền vào khi không cần hoặc vay tiền khi thiếu vốn ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đây là một nguồn quan trọng mà ngân hàng có thể huy động được . Ngoài tiền gửi thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế với kì hạn và lãi suất khác nhau ngân hàng còn có thể tạo nguồn vốn bằng cách phát hành trái phiếu , cổ phiếu hoặc cũng có thể vay ngân hàng khác hoặc các ngân hàng nước ngoài . Nếu như ngân hàng thực hiện công tác tạo nguồn và huy động một cách thuận lợi thì các hoạt động khác của ngân hàng , đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng ít gặp khó khăn do được cung cấp đầy đủ vốn. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là : luôn phải đảm bảo một khối lượng tiền gửi phù hợp với khả năng sử dụng của chính ngân hàng . Nhưng để xác định được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng cần phải căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế mà cụ thể là nhu cầu của khách hàng của ngân hàng. Nếu lượng vốn huy động thừa ngân hàng sẽ phải chi trả một phần chi phí mà không mang lại lợi nhuận, còn nếu thiếu thì hoạt động của ngân hàng sẽ bị hạn chế.Cho nên có thể nói hoạt động huy động và tạo nguồn vốn là hoạt động cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng , quyết định tới qui mô sử dụng vốn và cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng Chính vì vậy mà hoạt động này cần phải được chú trọng 2.2 Ngiệp vụ có Ngiệp vụ có hay còn gọi là hoạt động sử dụng vốn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng . Những hoạt động này rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia thành ba nhóm bao gồm : các hoạt động về ngân quĩ, các hoạt động cho vay, các hoạt động đầu tư. a. Các hoạt động về ngân quĩ Mục đích của các hoạt động về ngân quĩ là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng , chính vì thế mà mỗi ngân hàng đều cần phải có một mức độ dự trữ thích hợp. Quản lý khoản mục dự trữ là một trong những trách nhiệm hàng đầu của ngân hàng , bởi xuất phát từ trách nhiệm đối với người gửi . Ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán tiền gửi cho khách hàng bất cứ lúc nào họ muốn rút vì quyền lợi của chính ngân hàng , vì nếu ngân hàng không thể hoàn trả cho khách hàng khi họ có nhu cầu , thì khách hàng sẽ mất lòng tin và gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng , còn nếu ngân hàng hoàn trả kịp thời thì có thể tạo niềm tin cho khách hàng và có thể nhận được nhiều tiền gửi, cho vay nhiều hơn. Vì ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của nền kinh tế cho nên cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để tránh tình trạng ngân hàng cho vay quá nhiều, mất khả năng thanh toán , gây ảnh hưởng tiêu cực. Thêm vào đó , hoạt động của ngân hàng cũng tạo thêm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế , nhưng dư thừa quá cũng không tốt, cho nên nhà nước cần phải qui định mức dự trữ của ngân hàng thương mại để khống chế khả năng tạo tiền , nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. Như vậy khoản mục dự trữ của ngân hàng thương mại có thể được hình thành vì các lý do khác nhau nhưng có thể chia thành hai bộ phận bao gồm : - Dự trữ bắt buộc theo qui định của nhà nước - Dự trữ tự nguyện có thể để phục vụ khả năng thanh toán , hoặc cũng có thể do ngân hàng không thể cho vay được , hoặc cũng có thể ngân hang để lại để chờ cơ hội có lợi nhuận cao hơn Dự trữ của một ngân hàng có thể tồn tại dưới các hình thái : Tiền mặt ở trong két , tiền gửi ngân hàng khác , số dư trong tài khoản của khách hàng , giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc. Xác định đúng mức dự trữ phù hợp là một hoạt động quan trọng đối với mỗi một ngân hàng vì nếu dự trữ không đủ thì có thể gây mất khả năng thanh toán , nhưng nếu dự trữ dư thừa thì không tận dụng được nguồn vốn , làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để xác định đúng mức dự trữ cho ngân hàng phải căn cứ vào nhiều yếu tố , trước hết là dự đoán một cách tương đối chính xác nhu cầu rút tiền của khách hàng dựa trên việc phân tích những kết quả thống kê trước đó cũng như dựa trên việc phân tích những biến động có thể có của nền kinh tế , đồng thời cũng phải dựa vào luồng tiền có thể trở về ngân hàng như : các khoản vay đến kì hạn thanh toán , các khoản lãi có thể thu được để xác định mức dự trữ phù hợp. Ngoài ra còn cần phải xác định các hình thái dự trữ cho phù hợp sao cho có lợi nhất cho ngân hàng . b. Các hoạt động cho vay Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng có độ rủi ro rất cao. Vốn mà Ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay chủ yếu suất phát từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế ngoài ra ngân hàng còn có thể sử dụng vốn tự có để cho vay. Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện các chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó dẫn đến lợi nhuận nhiều hơn, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao. Rõ ràng tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho hoạt động công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp của đất nước. Vì thế nên mọi hoạt động cho vay của ngân hàng đều phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt và phải tuân theo những qui định của các nhà chức trách cũng như các qui định của bản thân ngân hàng . Do việc cho vay có liên quan chặt chẽ tới bản thân ngân hàng và những khách hàng mà nó phục vụ nên chính sách cho vay phải được thiết lập một cách cẩn thận sau khi xem xét đến toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng . Hoạt động cho vay của một ngân hàng trước hết phụ thuộc vào tình hình vốn của nó, vốn của bản thân ngân hàng được xem như là lớp lá chắn cho các khoản tiền gửi của khách hàng, vì thế nên qui mô vốn có ảnh hưởng tới số lượng rủi ro mà một ngân hàng có thể chấp nhận được. Các ngân hàng có qui mô vốn lớn có thể cho vay với các kì hạn dài hơnvà nhiều rủi ro tín dụng hơn. Sau khi đã giành một lượng tài sản thích hợp cho dự trữ , các ngân hàng buộc phải xem xét tới tính ổn định của các khoản tiền gửi để tiến hành hoạch định chính sách cho vay. Ngoài ra khi hoạch định chính sách cho vay ngân hàng cũng cần phải tính tới các điều kiện kinh tế và những ảnh hưởng của chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia. Nếu điều kiện kinh tế không thuận lợi thì các khoản vay cũng trở nên tự do hơn so với khi điều kiện kinh tế không thuận lợi. Chính sách cho vay hợp lý chính là điều kiện quyết định sự thành công của một ngân hàng , nó cho phép ngân hàng khai thác tối đa nguồn vốn mà ngân hàng có và có thể huy động được đem lại lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. c.Các hoạt động đầu tư Khác với hoạt động cho vay ngân hàng chỉ đóng vai trò là chủ nợ, không trực tiếp tham gia quá trình sử dụng tiền mà chỉ có thể giám sát , thì khi đâu tư các ngân hàng có thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư thông thường phải chịu rủi ro nhiều hơn hoạt động tín dụng nhưng lợi nhuận lại cao hơn và không dự tính trước một cách rõ ràng vì còn phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình kinh doanh. Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm cung cấp cho ngân hàng tính đa dạng , lợi nhuận , và là một khoản dự trữ thứ cấp khi cần thiết. Mỗi ngân hàng đều có một chính sách đầu tư riêng bởi vì sẽ là không khôn ngoan nếu không có một hoạt động đầu tư nào ngoài khu vực nó cho vay do một nguyên tắc đầu tiên , cốt yếu của hoạt động đầu tư là phân tán rủi ro . Chính sách đầu tư của một ngân hàng phụ thuộc vào lợi nhuận , nhu cầu thanh khoản và mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của chính ngân hàng đó. Các hoạt động đầu tư của ngân hàng có thể dưới dang góp vốn liên doanh hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng vốn của mình để mua các chứng khoán trên thị trường . Tuy nhiên dù dưới hình thức nào , và với mục đích nào thì ngân hàng luôn phải quan tâm tới chất lượng và kì hạn của mỗi khoản đầu tư đặc biệt là chất lượng vì hoạt động đầu tư cũng đóng góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng. Để đảm bảo chất lượng cho các khoản đầu tư ngân hàng thương mại phải đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm chống lại và hạn chế những rủi ro bất ngờ mà nó có thể gặp trong hoạt động đầu tư của mình. Ngoài ra kì hạn của các khoản đầu tư cũng là yếu tố mà ngân hàng cần phải quan tâm , bởi ngoài mục đích lợi nhuận ra , những tài sản này còn phải hỗ trợ cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng . Chính sách đầu tư không những phải phù hợp với tình hình và nhu cầu của bản thân mỗi ngân hàng mà còn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế và những thay đổi khác có thể ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư như thay đổi về mặt chính sách , luật pháp ,và tình hình chính trị .Một chính sách đầu tư đúng đắn là lá chắn an toàn cho mọi ngân hàng thương mại . 2.3 Nghiệp vụ trung gian Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ , với sự hỗ trợ của những thiết bị hiện đại , những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngày càng phong phú và đa dạng . Những dịch vụ này ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần là trung gian thanh toán mà còn quản lý các phương tiện thanh toán một cách có hiệu quả. Hiện nay ở nhiều nước ngân hàng đã và đang trang bị hệ thống máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác nhằm làm cho quá trình thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí và đạt độ chính xác cao . Ngoài hoạt động thanh toán Ngân hàng thương mại còn thực hiện một số dịch vụ như :nhận bảo quản tài sản cho cá nhân , dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo quản vật có giá , quản lý chứng từ có giá , tư vấn cung cấp thông tin về kinh tế cho khách hàng ... Những hoạt động này luôn phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và càng khẳng định sự hữu ích và vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 3. Vai trò của tín dụng ngân hàng 3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Ngày nay , các ngân hàng thương mại là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống kinh tế –xã hội. Thông qua cơ chế thị trường, ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển giao đúng nơi , đúng lúc, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng thương mại , thực hiện việc cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng , đồng thời thông qua hoạt động này ngân hàng cũng thu được lợi nhuận cho mình. Về bản chất tín dụng là một quan hệ kinh tế , trong đó các chủ thể chuyển nhượng cho nhau quyền sử dụng một lượng giá trị hoặc hoặc hiện vật với những điều kiện do cả hai bên thoả thuận , những điều kiện đó có thể là những điều kiện về lượng tiền hoặc hàng hoá , về thời hạn , về lãi trả , phương thức trả , điều kiện đảm bảo.... Như vậy tín dụng ngân hàng thực chất là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lưọng vốn nhất định của ngân hàng cho người khác (người đi vay) trong một khoảng thời gian nhất định với những điều kiện cụ thể về thời gian hoàn trả và về lãi suất. Trong tất cả các hình thức khác nhau của quan hệ tín dụng thì tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng phát triển nhanh chóng và đa dạng nhất . Cùng với sự phát triển của mọi mặt đời sống kinh tế xã hội các hình thức tín dụng ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. 3.2 Các loại hình tín dụng ngân hàng Hiện nay phạm vi hoạt động của tín dụng ngân hàng là khá rộng lớnvà đa dạng , việc phân loại chỉ có tính chất tương đối , dựa vào những căn cứ khác nhau mà có thể phân chia thành các loại tín dụng ngân hàng khác nhau a. Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành - Tín dụng ngắn hạn : là các khoản cho vay mà thời hạn không quá một năm. Mục đích chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mua nguyên vật liệu , chi phí sản xuât. - Tín dụng trung hạn : là các khoản vay thường có thời hạn từ trên một năm đến ba, năm , hoặc bảy năm , tuỳ vào qui định của mỗi quốc gia. Mục đích là vay vốn để sữa chữa, khắc phục, thay thế tài sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật , hợp lý hoá sản xuất , đổi mới công nghệ và xây dựng mới những công trình loại nhỏ , thời hạn thu hồi vốn nhanh - Tín dụng dài hạn : Là những khoản vay có thời hạn trên ba, năm , hoặc bảy năm tuỳ thuộc vào qui định của mỗi quốc gia. Mục đích của những khoản vay này giống nhưtín dụng trung hạn nhưng với những công trình có qui mô và thời hạn dài hơn. b. Căn cứ vào mục đích tín dụng - Tín dụng tiêu dùng : là những khoản vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua chịu hàng hoá , xây dựng nhà ở và các phương tiện cần thiết khác. Thông thường những khoản vay này được thực hiện cho cá nhân hoặc các hộ gia đình . - Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá : là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá .Nó đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu , cho vay chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp . Trong tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh người ta còn có thể chia thành tín dụng phục vụ kinh doanh thưong mại , tín dụng phục vụ sản xuất công nghiệp , tín dụng phục vụ sản xuất công nghiệp , tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp . c. Căn cứ vào thành phần kinh tế Căn cứ vào thành phần kinh tế có thể chia thành - Tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh : là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm : công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , doanh nghiệp tư nhân ,hộ cá thể , tổ sản xuất và hợp tác xã . - Tín dụng đối với kinh tế quốc doanh : là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước. d. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn - Tín dụng vốn cố định : là loại tín dụng được cung cấp để hình thành nên tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế - Tín dụng vốn lưu động : là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế e. Căn cứ vào điều kiện đảm bảo - Tín dụng có đảm bảo là những khoản vay mà ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi tiền chovay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụgn -- Tín dụng không có đảm bảo :là những khoản vaymà ngân hàng không nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi , mà thay vào đó là những điều kiện ràng buộc khác. f. Ngoài ra còn có một số ngiệp vụ khác - Ngiệp vụ chiết khấu :là nghiệp vụ mà theo đó ngân hàng cung cấp tiền cho người mang chứng từ đến ngân hàng chiết khấu trên cơ sở mệnh giá của chứng từ chiết khấu , trừ đi một khoản lệ phí chiết khấu . Các chứng từ có thể là kỳ phiếu , hối phiếu , phiếu gửi hàng trong kho...Đây là một hình thức cho vay , có đảm bảo , độ an toàn cao vì nhiều người có trách nhiệm trả tiền cho chứng từ chiết khấu và vì uy tín của những người này khá cao thì chứng từ mới được chấp nhận . - Nghiệp vụ thuê mua : đây là nghiệp vụ mà ngân hàng tài trợ cho khách hàng dưới hình thức cho thuê tài sản . 3.3.Vai trò tín dụng ngân hàng a. Trong nền kinh tế thị trường Ngày nay tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng trong nền kinh tế là nguồn vốn quan trọng , chủ động để phát triển kinh tế trong nước . Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở nước ta , tín dụng ngân hàng ngày càng phát huy hết những lợi thế và vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế . Một vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đã được khẳng định thông qua quá trình tồn tại và phát triển của nó , đó là tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất. Với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và lại đưa vốn trở lại những nơi thiếu vốn thông qua hoạt động tín dụng .Việc điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thông qua hoạt động tín dụng đã cho thấy tín dụng ngân hàng được sử dụng như một công cụ quản lý tích cực , có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Trong nền kinh tế thị trường , các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phải cạnh tranh gay gắt , do đó nhu cầu đầu tư phát triển luôn được đặt lên hàng đầu . Tuy nhiên khó khăn đầu tiên đối với các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư mở rộng sản xuất bao giờ cũng là thiếu vốn , và thông thường để giải quyết những khó khăn này các doanh nghiệp cần phải có sự giúp đỡ từ các ngân hàng . Thông qua việc cho vay, không những ngân hàng thu được lợi nhuận mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, đồng thời còn góp phần giả quyết các vấn đề kinh tế xã hội . Khi vay vốn ngân hàng nghĩa là các doanh nghiệp đã tự gắn mình với trách nhiệm hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng .Nhưng để có thể trả được nợ thì doanh nghiệp buộc phải làm ăn có hiệu quả , như vậy tín dụng ngân hàng ngoài việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng còn có một tác dụng khác là thúc đẩy việc hạch toán kinh doanh , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp . Tuy nhiên điều này có nghĩa là chỉ có những doanh nghiệp có triển vọng ,làm ăn phát đạt mới được vay vốn ngân hàng , đó là điều tất yếu để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng . Nhưng trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, các khu vực kinh tế còn phát triển không đồng đều, một số khu vực còn khá yếu kém , cần nhiều vốn đầu tư để phát triển . Để dạt được mục tiêu phát triển đồng đều đó chính phủ cần phải có những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ các dự án phát triển của nhà nước . Trong trường hợp này tín dụng ngân hàng đã trở thành công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn . Ngày nay khi mà tất cả các quốc gia trên thế giới có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì việc phát triển kinh tế của một quốc gia không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mình mà còn phải hoà nhập vào sự phát triển chung của các quốc gia trên khu vực và trên phạm vi toàn cầu . Tín dụng ngân hàng là cầu nối quan trọng giữa các nền kinh tế trên thế giới , đối với các nước đang phát triển thì đây là cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu hàng hoá và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì việc đầu tư đổi mới công nghệ , mở rộng sản xuất là hết sức quan trọng . Trong điều kiện hiện nay , để tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại thì không thể không kể đến vai trò của tín dụng ngân hàng là điều không thể thiếu. b. Đối với ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại thường được đinh nghĩa là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu của nó là “ đi vay để cho vay’. Điều đó có thể cho thấy vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại. Thông thường để an toàn , các ngân hàng thương mại không bao giờ chỉ triển khai mình hoạt động cho vay mà phải đa dạng hoá các hoạt động đầu tư của mình , nhưng thôngthường lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bao giờ cũng chiếm khoảng trên dưới 70% tổng lợi nhuận của ngân hàng . Như vậy nếu hoạt động tín dụng ngân hàng không tốt thì không những ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng mà còn làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng . Nếu những khoản vay của ngân hàng có vấn đề thì ngân hàng sẽ không thu được lợi nhuận , không những thế , ngân hàng còn có thể gặp khó khăn trong quá trình thanh toán cho khách hàng , vì những khoản vay mà ngân hàng cho vay là xuất phát từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ công chúng. Cho nên ngân hàng phải luôn thận trọng khi cho vay để đảm bảo duy trì ở mức thấp nhất những thất thoát có thể xảy ra. Để làm được điều đó ngân hàng phải luôn chú ý kiểm tra và có những sách lược đúng đắn đối với hoạt động tín dụng, và có những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng . II. Rủi ro tín dụng 1/ Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro Mọi hoạt động của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội , đều hướng tới một mục đích nào đó . Song có những trường hợp mục đích đó không đạt được do trong quá trình hoạt động gặp phải rủi ro . Vậy rủi ro là gì ? Đã có nhiều định nghĩa về rủi ro, nhưng nói chung mọi định nghĩa đều đi đến sự khẳng định : rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và đem lại những hậu quả xấu . Trong kinh tế , rủi ro được coi là những tổn thất mà các doanh nghiệp có thể gặp phải khi kinh doanh làm giảm lợi nhuận hoặc thậm chí là thua lỗ. Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ -tín dụng các ngân hàng cũng phải chấp nhận rủi ro, và thực tế đã chứng minh rằng không một ngành kinh doanh nào mà khả năng dẫn đến rủi ro nhiều như kinh doanh tiền tệ . Trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống kinh tế xã hội con người luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau , nếu xét riêng trong lĩnh vực kinh tế rủi ro có thể được chia thành hai loại rủi ro chủ yếu đó là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống . Rủi ro có hệ thống là những rủi ro tác động đến hầu hết hoặc toàn bộ các tài sản . Vì thế nên người ta còn gọi nó là rủi ro của thị trường . Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có hệ thống là do các điều kiện kinh tế chung như là việc giảm GDP , tăng lãi suất tiền vay , tăng tốc độ lạm phát , chiến tranh....Còn rủi ro không có hệ thống là những rủi ro chỉ tác động tới một hoặc một nhóm nhỏ các tài sản . Điều đó có nghĩa là , loại rủi ro này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ thể nào đó và vì vậy người ta còn gọi là rủi ro một tài sản cụ thể . Rủi ro không có hệ thống được gây ra bởi những nguyên nhân cục bộ , chẳng hạn như sự kiện cáo , đình công ,sự thành công hay không thành công của những chương trình marketing, sự thắng lợi hay thất bại của những hợp đồng quan trọng , và những sự kiện khác mà nó là đặc thù riêng đối với một công ty. Vì những rủi ro không hệ thống là những rủi ro bất ngờ không lường trước được nên người ta phải tìm mọi cách để đề phòng và hạn chế những tác hại mà những rủi ro loại này có thể gây ra. 2- Các loại rủi ro chủ yếu mà ngân hàng thương mại thường gặp. Chúng ta đều biết rằng hoạt động của ngân hàng là loại hình hoạt động rất cần sự thận trọng song vẫn thường gặp phải rủi ro. Một ngân hàng thành công trong hoạt động của nó không chỉ có những cán bộ chuyên môn giỏi mà cần phải am hiểu nhiều lĩnh vực và đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức tốt , có tinh thần trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro nhất, trong đó tập trung vào 5 loại rủi ro sau: 2.1- Rủi ro thuần tuý. Đó là các rủi ro do tác động của thiên nhiên mang lại như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất, hoặc những rủi ro như lừa đảo, trộm cắp, tham nhũng... Làm thiệt hại hoặc gây thất thoát tài sản của ngân hàng. 2.2- Rủi ro lãi suất: Loại này xảy ra khi có sự thay đổi lãi suất trực tiếp tác động tới lợi nhuận của nhà ngân hàng. Ví dụ, khi lãi suất tiền vay giảm trong khi lãi suất trả cho tiền gửi hoặc trái phiếu giữ nguyên làm giảm thu nhập của nhà ngân hàng. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra làm chi phí cho nguồn vốn cao hơn thu nhập sử dụng vốn dẫn đến kinh doanh của ngân hàng bị lỗ. 2.3- Rủi ro tín dụng. Đó là loại rủi ro xảy ra khi khách hàng không thực hiện các điều kiện đã kí kết trong hợp đồng tin dụng . Rủi ro này xảy ra với tất cả các khoản cho vay của ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán, tín dụng tài trợ... đến kỳ hạn mà khách hàng, người phát hành không thanh toán hoặc trả nợ được cho ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Bởi vậy việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của chính các ngân hàng, hơn 2/3 số tài sản có của ngân hàng là các món nợ cho vay và đầu tư chứng khoán, đem lại thu nhập chủ yếu cho nhà ngân hàng. Thêm vào đó các hoạt động ngoại bảng tổng kết tài sản như: Các giao dịch trên thị trường hối đoái, các hợp đồng trao đổi, bảo lãnh tín dụng, tín dụng tài trợ... đều rất dễ bị rủi ro, thua lỗ và mất mát. Nếu các món vay hoặc chứng khoán đến kỳ hạn mà không được hoàn trả ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn laĩ. Nếu giá trị số thiệt hại quá lớn, vượt quá số vốn tự có của ngân hàng thì chắc chắn ngân hàng sẽ không hoạt động được nữa và lâm vào tình trạng khủng hoảng, có nguy cơ bị phá sản. 2.4- Rủi ro hối đoái. Đây là loại rủi ro do biến động của thị trường ngoại hối gây ra. hiện nay các ngân hàng thương mại thường có xu hướng hoạt động đa năng thực hienẹ cả nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ do đó khi có sự biến động về tỷ giá hối đoái thì thường phải chịu ảnh hưởng ở một mức độ nào đó (nếu sự biến động đó nằm ngoài dự kiến của ngân hàng) Nhất là với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hiện nay mới đang trong thời kỳ sơ khai, còn nhiều bỡ ngỡ, kinh nghiệm còn hạn chế do đó vẫn đề rủi ro hối đoái đang được các ngân hàng quan tâm một cách thích đáng. 2.5- Rủi ro nguồn vốn Thể hiện trên 2 phương diện: Rủi ro do bị đọng vốn và rủi ro thiếu vốn khả dụng. * Rủi ro bị đọng vốn: là trường hợp ngân hàng huy động vốn mà không cho vay ra được xảy ra tình trạng mất cân đối giữa việc huy động và sử dụng vốn. Rủi ro này xảy ra có thể do tác động của lãi suất, của công cụ hạn mức tín dụng hoặc do chất lượng kinh doanh của bản thân ngân hàng. * Rủi ro thiếu vốn khả dụng xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nó xuất phát từ chức năng chuyển hoán các kỳ hạn sử dụng vốn và gnuồn vốn của ngân hàng. Rủi ro này thể hiện ngân hàng thiếu vốn hoạt động. Do sự cạnh tranh giữa các thể chế tài chính trên thị trường vốn, nếu khả năng thanh toán của ngân hàng kém, ngân hàng lại càng khó lòng huy động được một nguồn vốn dồi dào, từ đó phạm vi hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, Ngân hàng càng có nguy cơ rủi ro, vỡ nợ. Vì thế loại rủi ro này rất nguy hiểm đối với nhà quản lý ngân hàng. Với loại rủi ro này, Ngân hàng luôn đề phòng bằng việc tính toán, duy trì một hệ thống vốn khả dụng phù hợp với ngân hàng mình. Hệ số này được xây dựng trên cơ sở phân tích cụ thể tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn theo tính chất khả chi và khả dụng thực sự của chúng. Chẳng hạn tiền gửi có kỳ hạn thường ổn định hơn tiền gửi không kỳ hạn; tiền gửi giữa các ngân hàng thường bấp bênh hơn tiền gửi của khách hàng.... Như vậy, trong năm loại rủi ro kể trên, rủi ro tín dụng là có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại của ngân hàng. nếu như cho vay là chức năng chính của nhà ngân hàng và nó đem lại nguồn lợi nhuận lớn thì đi kèm với nó rủi ro tín dụng cũng luôn thường trực và khi đã xảy ra thì sức công phá của nó cũng rất nghiêm trọng, nó có thể biến Ngân hàng từ trạng thái phát dạt đến nguy cơ bị phá sản. Chính vì vậy nghiên cứu về rủi ro tín dụng và tìm ra các giải pháp cho nó luôn là một đề tài không bao giờ cũ . 3. Rủi ro tín dụng 3.1 Hậu quả của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng nói chung và nợ quá hạn nói riêng xảy ra trong kinh doanh của ngân hàng thương mại tuỳ theo mức độ mà có ảnh hưởng ít hay nhiều tới bản thân Ngân hàng hay khách hàng của họ. Có thể khái quát trên hai phương diện: a) Đối với nền kinh tế: Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ , nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế, do đó khi Ngân hàng gặp phải những rủi ro thì tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Gặp rủi ro làm lợi nhuận trong kinh doanh Ngân hàng giảm, thậm chí Ngân hàng phải lấy vốn tự có ra để bù đắp, có thể dẫn đến Ngân hàng thiếu vốn khả dụng hoặc mất khả năng thanh toán làm giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng. mặt khác, các ngân hàng thương mại thường có quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một Ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ phá sản tất yếu sẽ kéo theo tình trạng khủng hoảng của toàn bộ hệ thống các ngân hàngthương mại kiểu phản ứng dây chuyền một Ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ phá sản tất yếu sẽ gây ra tình trạng mất ổn định trên thị trườngtiền tệ tín dụng. tình trạng này có thể gây nên sự mất ổn định của nền kinh tế, giá trị đồng tiền giảm gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá... b) Đối với bản thân ngân hàng. Rủi ro xảy ra tác động trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Khi rủi ro ở mức nhỏ thì ngân hàng chỉ phải bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh, bằng vốn tự có nên ngân hàng chỉ bị giảm lợi nhuận kinh doanh hoặc thua lỗ. Song nếu rủi ro gặp phải ở mức độ nghiêm trọng, nguồn vốn ngân hàng không đủ bù đắp thì tất yếu sẽ dẫn ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản. Như vậy rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động trong nhiều năm và thậm chí trở thành vấn đề sống còn của nhà ngân hàng. 3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân khách quan. *Môi trường pháp lý kinh tế . Cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên trong thời gian qua (chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai...) làm cho môi trường kinh tế không ổn định, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng, là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến sự bất ổn mà hiện nay các Ngân hàng thương mại còn đang phải khắc phục hậu quả. Môi trường pháp lý kinh doanh ngân hàng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ , thể hiện ở việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các qui định, thông tư hướng dẫn chưa thống nhất giữa các ngành liên quan để khi thực hiện tại ngân hàng cơ sở có lúc bị vi phạm. * Hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa cao, chưa nhất quán trong việc thực thi những vấn đề có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhiều lúc còn sơ hở, nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ năng lực quản lý , qui mô hoạt động quá lớn so với khả năng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, làm nảy sinh những điều kiện dẫn đến rủi ro . *Trường hợp một số doanh nghiệp và nhà sản xuất gặp khó khăn: hàng hoá vật tư tồn đọng, thua lỗ, mất khả năng thanh toán nên phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi, khá nhiều khách hàng sử dung tiền vay không đúng mục đích, không trả nợ ngân hàng đúng hạn (vòng đầu trả nợ nghiêm chỉnh nhưng vòng sau lại mang tiền đi chơi hụi , đánh đề , buôn lậu dẫn đến tình trạng không đủ khả năng trả nợ tiền vay). Trường hợp phổ biến là các doanh nghiệp nhà nước do vốn tự có thấp, nhưng lại "mạnh mẽ " trong việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, không những sử dụng hết vốn tự có , mà còn sử dụng thêm khối lượng vốn tín dụng ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh vào mua sắm tài sản cố định . Tình trạng này kéo dài cùng với các hành vi tiêu cực khác trong quản lý của bản thân doanh nghiệp làm cho tình hình tài chính của đơn vị đã khó khăn lại càng khó khăn hơn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn triền miên,nếu không có biện pháp khắc phục hữu hiệu thì một bộ phận không nhỏ vốn vay của ngân hàng không thu hồi được. b. nguyên nhân chủ quan. Trong số các rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại thì trên 80% xảy ra là do nguyên nhân chủ quan, chủ yếu là: * Hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay. mặc dù biết rằng nếu cho vay sẽ có nhiều rủi ro, nhiều điều khoản bất lợi và có sự vi phạm các nguyên tắc tín dụng lành mạnh nhưng do yếu thế khi giao dịch với các đối tượng có nhiều quyền thế chịu ảnh hưởng thân quen hoặc tránh va chạm đến lợi ích cá nhân nên một số lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng của ngân hàng vẫn giải quyết cho vay. Đáng chú ý là nhiều đối tượng xin vay vốn nhưng không phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, không tạo ra của cải vật chất, ngoài chế độ quy định miễn sao thu hồi được gốc và lãi. Cơ chế thị trường tỏ ra linh hoạt nhưng nó cũng có những mặt trái nhất định, nhất là ở những nơi như thành phố, thị xã có nhiều Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động. Hơn nữa đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh lại đang thực hiện chế độ khoán tài chính không cho vay thì không có lãi và không có thu nhập. Vì vậy nhiều nơi lợi dụng cơ chế đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, có những nơi cho vay chỉ cần có tài sản thế chấp, có nơi cho vay buôn bán bất động sản nhà cửa đất đai và số tiền cho vay không phải là nhỏ. Người vay nếu là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh lại được sự giúp đỡ tận tình của ngân hàng và nếu cuộc mua bán "thông đồng bén giọt" lợi nhuận tạo ra cho cả hai bên rất nhanh chóng, nhưng nếu không thành công có sự trục trặc hoặc do sự giả mạo của giấy tờ thì ngân hàng không biết đến bao giờ mới đòi hết nợ. Vừa qua liên hiệp dâu tơ tằm Việt Nam lại được khoanh nợ gần 300 tỷ đồng trong vòng 5 năm do sử dụng vốn sai mục đích lấy vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Một nguyên nhân nữa là do tình trạng đảo nợ, cho vay món mới để thu hồi món cũ vì còn có khoản lãi cộng vào, do nợ quá hạn phát sinh không thu được. Việc cho vay này vừa giữ được khách hàng lại vừa đạt các chỉ tiêu cho vay thu nợ, thu lãi. Trường hợp này Ngân hàng ăn thâm cả vào vốn. Như vậy trong cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt, buộc các ngân hàng phải chủ động linh hoạt tìm khách hàng nhưng để cho vay được mà hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay quả là vấn đề mạo hiểm. Vì vậy các Ngân hàng thương mại cần phải xem xét lại chính sách khách hàng nếu không muốn tăng các khoản nợ khó đòi. *Thông tin không cân xứng. Trên thị trường tài chính thì thường người cho vay không thể có được đầy đủ thông tin về người đi vay Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC ) mặc dù đã ra đời và hoạt động được vài năm trở lại đây nhưng nhìn chung sự đóng góp của nó chưa được là bao. Điều đó được biểu hiện qua con số nợ quá hạn, cụ thể là nợ không có khả năng thanh toán giảm không đáng kể. Các ngân hàng còn thiếu những thông tin chính xác về hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Việc người đi vay kinh doanh thua lỗ đều có dấu hiệu báo trước, ngân hàng không thu được nợ là do ngân hàng không nhận được những thông tin đó cho nên không có sự theo dõi giám sát chặt chẽ . *Chủ quan trong cho vay . Cẩn trọng bao giờ cũng là nguyên tắc hàng đầu đối với việc cho vay. Tuy nhiên ở một số Ngân hàng thương mại Việt Nam đã coi nhẹ nguyên tắc này. Các ngân hàng cho rằngđó là những khách hàng đã quen thuộc nên khong cần giám sát chặt chẽ, giải quyết cho vay chỉ cần dựa vào những thông tin cung cấp qua tờ trình thay cho những số liệu đáng tin cậy. * Cho vay ưu đãi quá nhiều. Một phần không nhỏ trong con số nợ quá hạn ở các Ngân hàng thương mại còn do nhiều nguyên nhân khác như : các ngân hàng cho vay nội bộ quá nhiều, người được vay là các thành viên trong ban quản trị điều hành, và thường là những khoản tiền lớn không lành mạnh, thiếu công bằng. * Quá tin tưởng vào vật thế chấp. Có một thực tế ở các ngân hàng là : vật thế chấp được coi là vật đảm bảo an toàn nhất khi xét duyệt cho vay. Các ngân hàng đã có vật thế chấp thì rất yên tâm và htiếu sự giám sát chặt chẽ với các khoản cho vay, trong khi tài sản thế chấp có thể bị đánh giá sai lệch về giá trị . Trong thực tế thường xảy ra nghịch lý : doanh nghiệp đã mạnh thì tài sản thế chấp lại rất ngon lành trong khi đó những doanh nghiệp yếu cần tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp của họ thậm chí chẳng có gì mà thế chấp . *Đội ngũ cán bộ ngân hàng thiếu trình độ và năng lực phẩm chất. Có thể nói đây là nguyên nhân lớn trong số các nguyên nhân đem đến rủi ro tín dụng cho nhà ngân hàng. Đội ngũ cán bộ trong ngành ngân hàng vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu những người cán bộ thực sự có trình độ và năng lực phẩm chất , còn thừa nhiều những cán bộ không có chuyên môn, thiếu năng lực cho nên không có khả năng phân tích và sử lý tình huống để bảo vệ các khoản cho vay . Một số khác đạo đức kém , tự động cắt bỏ các chỉ tiêu cho vay để thu được lợi ích cá nhân. Những con sâu mọt ấy đã làm thất thoát của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh một số cán bộ đã bị ra hầu toà nhưng vẫn còn nhiều con sâu mọt khác đang đua nhau đục khoét mà vẫn chưa bị lôi ra ánh sáng. 3.3- Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng 3.3.1. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là dấu hiệu đầu tiên và dễ gây ra rủi ro cho nhà ngân hàng . Vì vậy nói đến ngân hàng , nói đến rủi ro tín dụng thì phải nói tới nợ quá hạn. Có thể hiểu nợ quá hạn là một khoản tín dụng được nhưng không thể thu hồi đúng thời hạn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Như chúng ta đã biết, Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, là chiếc cầu giao lưu kinh tế nối bên thừ vốn với bến thiếu vốn tạo điều kiện cho sản xuất và tái sản xuất diến ra trôi chảy, chính vì vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng và khách hàng. Song xét tầm vĩ mô, nó còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Do đó nếu nợ quá hạn xảy ra sẽ gây ra khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, khách hàng và rộng hơn nền kinh tế sẽ thiếu vốn trong một phạm vi thời gian nhất định, nếu nợ quá hạn xảy ra ở quy mô lớn và việc thu hồi gặp khó khăn có thể sẽ gây áp lực đến lạm phats, làm giá cả tăng, nền kinh tế bất ổn. 3.3.1.1- các loại nợ quá hạn. Dựa vào khả năng có thể thu hồi chúng ta chia nợ quá hạn thành: a) Nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Trước khi thực hiện một mục đích kinh doanh nào đó, các cá nhân, doanh nghiệp thường xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó các vấn đề liên quan được xem xét cẩn thận đó là chi phí, thu nhập... khi ngân hàng xem xét thấy kế hoạch là khả thi, Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho khách hàng. Song trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình khách hàng có gặp những khó khăn nhất thời thì cũng là điều dễ hiểu trong trường hợp này khách hàng thường xin ra hạn nợ vì chưa có khả năng chi trả. Món tín dụng này được con là một món nợ quá hạn có khả năng thanh toán vì trong thực tế khách hàng gặp phải sự bất thuận lợi trong kinh doanh do thời điểm tung hàng ra bán không phù hợp với tính thời vụ khiến hàng bị tồn kho; hàng đã bán được song bên mua còn chậm thanh toán... trong khi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, không có biến động lớn. Sau khi khách hàng (doanh nghiệp) thu hồi đwocj nợ hoặc bán được hàng sẽ thanh toán cho ngân hàng. Như vậy, Món nợ quá hạn này còn có khả năng thu hồi. b) Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Loại này thường có ở các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, quản lý yếu kém, vi phạm nguyên tắc chế độ tài chính, sử dụng vốn tín dụng sai mục đích, tham ô cố ý làm trái... một số khác do sự thay đổi của cơ chế chính sách, thiên tai bão lụt... các doanh nghiệp đến kỳ hạn trả nợ nhưng không có khả năng thanh toán với ngân hàng, phải xin ra hạn hoặc tìm cách "đảo nợ". Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trong những trường hợp này là rất hiếm. 3.3.1.2- Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. - Các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn... đây chính là rủi ro mà cả bên ngân hàng cũng như khách hàng không thể lường trước được đối với khoản tín dụng của mình, khi rủi ro xảy ra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp cú sốc, đối với khách hàng "mạnh" thì cũng phải có thời gian để ổn định sản xuất kinh doanh mới có khả năng trả nợ ngân hàng còn với khách hàng "yếu" thì khoản tín dụng trên lâm vào tình trạng xấu, khách hàng rất có thể chậm trả và thậm chí không có khả năng trả nợ gây ra gánh nặng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: Việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cũng thường xảy ra. Một số trường hợp gặp thuận lợi, kinh doanh có lãi song một số do sử dụng sai mục đích đã tự gây ra những khó khăn tài chính cho mình đó là những khách hàng ham lợi lớn, sau khi vay đượcvốn ngân hàng thì chuyển hướng kinh doanh sản xuất, hay khi vốn vay hết vòng nhưng chưa đến thời hạn trả nợ đem sử dụng vào mục đích kinh doanh khác nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc đến kỳ hạn trả nợ chưa thu hồi được vốn khiến các khoản tín dụng Ngân hàng không được trả nợ đúng hạn. - Về phía ngân hàng, khi cho vay cán bộ tín dụng đã vi phạm các nguyên tắc tín dụng: + Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích hiệu quả + Vốn vay phải có vật tư, hàng hoá tương đương bảo đảm. + Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc, lãi đúng thời hạn. Đây là 3 nguyên tắc quan trọng cần linh hoạt áp dụng song vì quá lạm dụng sự linh hoạt này mà gây ra "trục trặc" đối với vốn tín dụng của ngân hàng. - Đánh giá phương án kinh doanh của khách hàng không tốt: Đây là cơ sở để khách hàng có thể lợi dụng mà vay quá khối lượng tín dụng cần thiết cho phương án kinh doanh của mình để sử dụng sai mục đích hay vì hạn chế trong lĩnh vực thẩm định dự án của khách hàng mà ngân hàng không phát hiện được những lỗi trong dự án để kịp thời góp ý với khách hàng có hướng điều chỉnh cho dự án. Do đó khi dự án đi vào hoạt động gặp những trục trặc khiến cho khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, khả năng trả nợ kém, phát sinh nợ quá hạn và tồi tệ hơn gây ra khó đòi, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. - Định kỳ hạn nợ không phù hợp: Do ít hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, về ciệc chu chuyển vật tư hàng hoá, tiền vốn của đơn vị ... mà người cán bộ tín dụng định kỳ hạn nợ không hợp lý. Nếu kỳ hạn nợ nhỏ hơn thời gian 1 vòng quay của vốn khiến khách hàng không có khả năng trả nợ đungs hạn gây ra nợ quá hạn hoặc định kỳ hạn lớn hơn thời gian quay vòng của vốn, khi kết thúc vòng quay vốn, khách hàng thu được vốn và lãi song do chưa đến kỳ hạn trả, họ lại đầu tư vào vòng quay khách hay mục đích khách khiến đến hạn nợ khách hàng cũng chưa có khả năng thanh toán. * Đối với ngân hàng nợ quá hạn xảy ra sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn hiệu quả đồng vốn tín dụng. Trong trường hợp nghiêm trọng như khách hàng khôgn thể trả nợ, khách hàng bị phá sản thì ngân hàng có thể bị mất trắng khoản tín dụng đó. Nợ quá hạn sẽ làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến việc điều hoà vốn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. nếu tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ cao để dẫn tới mất khả năng thanh toán của ngân hàng và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới xụp đổ, phá sản của ngana hàng đó. Do ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của nó mang tính rộng khắp với mạng lưới chằng chịt các mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, Ngân hàng khác nên sự đổ vỡ của một ngân hàng tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội. * Đối với xã hội nợ quá hạn ở mức độ thấp sẽ không gây những tác động lớn song nếu nợ quá hạn cao sẽ dẫn tới sự khan hiếm vốn một cách giả tạo gây áp lực đối với lạm phát. Sự lưu thông của vốn tín dụng bị tắc nghẽn khiến vốn tín dụng không tiếp tục đến được nơi cần vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh gây sự đình đốn, rối loạn trong sản xuất ảnh hưởng tới kinh tế xã hội nói chung và các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng. 3.4.Đo lường rủi ro . Như trên đã phân tích rủi ro tín dụng là những biến cố xảy ra ngoài mong đợi của các nhà kinh doanh ngân hàng ,chúng ta không thể loại bỏ rủi ro ra khỏi hoạt động kinh doanh nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó để có những giải pháp nhằm quản lý và ngăn ngừa được rủi ro và chấp nhận nó ở một mức độ hợp lý. Đo lường rủi ro là một trong những phương pháp để nghiên cứu rủi ro mà ngân hàng thương mại nào cũng áp dụng .Việc đo lường rủi ro ,đặc biệt là đoường rủi ro tín dụng có một ý nghia rất lớn trong công tác quản lý kinh doanh của ngân hàng bởi vì nó là cơ sở để : - Các ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. - Các ngân hàng xây dựng cơ cấu lãi suất phù hợp cho từng thời kì. - Các ngân hàng xây dựng chiến lược quản lý các loại tài sản nợ và có. - Các ngân hàng xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại tài sản có ,từng loại hình cho vay .v..v.. Thông thường trước khi tiến hành đo lường rủi ro ,các ngân hàng thương mại đều phải phân loại các món cho vay theo những tiêu thức khác nhau (phân loại theo loại hình doanh nghiệp vay vốn ,theo thị trường sản phẩm của doanh nghiệp vay vốn ,hình thức tài trợ, thời hạn vay ...) rồi sau đó mới áp dụng một trong những cách cơ bản để đo lường rủi ro được trình bày dưới đây: Đo lường khả năng bị rủi ro Số món vay bị rủi ro kỳ báo cáo P rủi ro = Tổng số món vay trong kì báo cáo Tổng giá trị tài sản bị rủi ro kì báo cáo P rủi ro = Tổng giá trị các món vay trong kì báo cáo * chỉ tiêu nợ quá hạn Nợ quá hạn Tổng dư nợ Ngoài việc đo lường và phân tích rủi ro theo các chỉ tiêu , các ngân hàng còn phải phân tích tình hình phân tán rủi ro theo một số qui định của pháp luật và tiêu chí đưa ra như : - Cho vay một khách hàng không được vượt quá 10% số vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng -Tổng số cho 10 khách hàng vay nhiều nhất không được vượt quá 30% dư nợ của ngân hàng. Ngoài việc chấp hành qui định ngân hàng còn phải phân tán rủi ro theo ngành kinh tế và theo nhóm khách hàng . Chương II : Thực trạng về rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam I .Tổng quan về sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam 1. Giới thiệu về sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (viết tắt là SGD I) thành lập theo quyết định số 76QĐ/ TCCB ngày 28/3 /1991 của Tổng giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam , theo một mô hình gọn nhẹ : đối ngoại hoạt động như một chi nhánh độc lập , đối nội như phòng ban của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam . Là một bộ phận kinh doanh trực tiếp của Trung Ương , sở giao dịch I có điều kiện tập trung và sử dụng sức mạnh của toàn ngành , toàn hệ thống . Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm qua , SGD I luôn có doanh số hoạt động lớn nhất toàn ngành. Ra đời sau, lại được áp dụng những kinh nghiệm thành công đúc rút từ hoạt động thực tiễn của các chi nhánh khác, được ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương chỉ đạo sát sao, kịp thời quan tâm về mọi mặt, Sở Giao dịch I có thuận lợi rất lớn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, mặc dù hoạt Cơ cấu tổ chức của SGD I: Theo quyết định thành lập, về cơ bản SGD I có một Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của SGD. Giúp việc cho Giám đốc Sở là hai phó Giám đốc do Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bổ nhiệm. Giám đốc Sở Giao Dịch I là một Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. SGD I được tổ chức theo Quyết định số 210 QĐ/TCCT của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra ngày 18/12/1998 về việc thành lập bộ máy của SGD . Sau đây là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban trong SGD I - Phòng tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo chế độ tín dụng hiện hành bằng VNĐ , ngoại tệ , chiết khấu chứng từ có giá , thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh , trực tiếp hoặc làm đại lý cho thuê tài chính , tuỳ theo sự uỷ nhiệm ; thực hiện các dịch vụ ngân hàng đại lý , quản lý việc đầu tư dự án theo yêu cầu của khách hàng ... Phòng tín dụng phối hợp với phòng quản lý khách hàng, thực thi chính sách khách hàng có chọn lọc, chú trọng các khách hàng lớn, có năng lực tài chính mạnh, mở rộng dư nợ theo hướng những nhiệm vụ tín dụng hiện đại. - Phòng nguồn vốn kinh doanh: Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ nguồn vốn cho những nhu cầu tín dụng, chính sách khách hàng, lên cân đối nguồn.. - Phòng kế toán: Quản lý các chứng từ, hoá đơn thanh toán, các bảng kê, lập cân đối ngày, tháng... và báo cáo các thông tin ngành cho các phòng ban chức năng, tư vấn về thông tin, quản lý hồ sơ tín dụng khách hàng, thực hiện thu, trả lãi vay theo thông tin từ phòng tín dụng, hạch toán chi phí, thuế, lãi theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ thanh toán tập trung về trung tâm quốc tế. - Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nhiệm vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng Giám đốc, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện dịch vụ ngân hàng quốc tế khác. - Phòng tổ chức hành chính kho quỹ: Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu, chi các quỹ lương, thưởng... - Phòng Quản lý khách hàng: Thu thập, nghiên cứu và quản lý thông tin về khách hàng, cung cấp thông tin về khách hàng cho các phòng ban khác, đặc biệt là phòng tín dụng để giúp việc ra quyết định cho vay chính xác, hạn chế rủi ro tối đa từ phía khách hàng. - Phòng Giao dịch: Gồm có các quỹ tiết kiệm – quỹ tiết kiệm số 1 tại 35 Hàng Vôi, quỹ tiết kiệm số 2 ở 38 Hàng Vôi, quỹ tiết kiệm số 3 ở 394 Trần Quang Khải, quỹ tiết kiệm số 4, 5 ở 53 Quang Trung; và tổ cho vay cầm cố. - Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm soát trong nội bộ các hoạt động kinh doanh tại SGD theo các quy chế của ngành , của pháp luật cũng như của bản thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Phòng Điện toán: Chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật các tài sản, máy móc, thiết bị... của Sở, thực thi các kế hoạch đầu tư sữa chữa, cải tạo cơ sở vật chất của SGD. * Các phòng ban trong sở giao dịch luôn có mối tương hỗ trong hoạt động, và mọi hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng đều là nhằm mục tiêu tăng trưởng phát triển của sở . 2. Đặc điểm về thị trường của SGD ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cung cấp các dịch vụ cho khách hàng khá phong phú như các dịch vụ thanh toán trong nước , như mở tài khoản cho các tổ chức kinh tế , chuyển tiền , thu hộ , chi hộ, chi trả hộ lương , chi trả kiều hối; các dịch vụ ngân hàng đối ngoại như bảo lãnh vay vốn nước ngoài , thanh toán quốc tế , mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu , séc du lịch , tài trợ uỷ thác ...; các dịch vụ ngân hàng điện tử; các sản phẩm tín dụng như cho vay các loại kì hạn , cho vay dự án đầu tư phát triển , tài trợ xuất nhập khẩu, phát hành bảo lãnh các loại ; cho thuê tài chính , chiết khấu chứng từ có giá, tư vấn đầu tư...thêm vào đó các hình thức nhận tiền gửi cũng khá đa dạng với nhiều loại kì hạn , chín sách lãi suất linh hoạt , nhận tiền gửi bằng cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Thị trường hoạt động của SGD chủ yếu là ở Hà Nội và các khu vực lân cận, hoạt động cho vay của SGD được tiến hành chủ yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay lắp. Khách hàng sử dụng các loại hình tín dụng mà SGD cung cấp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các thành phần khác thì rất ít. Hơn 80% khách hàng của sở giao dịch là các doanh nghiệp nhà nước , trong đó có những khách hàng truyền thống như Tổng công ty Bưu chính viễn thông , tổng công ty Điện lực , Liên hiệp đường sắt Việt Nam , Tổng công ty dầu khí , Tổng công ty thép, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội ...Phần lớn những doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp loại A . , đây là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả , đảm nhiệm những trọng trách của ngành , có mối quan hệ cả về tín dụng lẫn quan hệ thanh toán với SGD . Tuy chiếm thiểu số nhưng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như cũng đóng vai trò khá quan trọng hoạt động của sở, những doanh nghiệp này cũng góp vào cho sở giao dịch một khoản lợi nhuận không nhỏ . Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc mở rộng đối tượng khách hàng là yếu tố sống còn đối với tất cả các ngân hàng cũng như đối với bản thân SGD. SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở, các chương trình phát triển , các dự án trọng điểm quốc gia , nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những hoạt động đầu tư này không những đã góp phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng , mà còn tạo ra nhiều nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng của đất nước và đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế. II.Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 20001 % 2001 / 2000 1.Tổng thu 418,741 449,744 105 1.1.Tín dụng -TD ngắn hạn -TD dài hạn 356,254 46,669 309,585 363,379 50,873 312,506 102 109 101 1.2.Phí cho vay uỷ thác 883 1,875 210 1.3.Dịch vụ bảo lãnh 4,344 5,565 128 1.4.Dịch vụ thanh toán ngân quỹ 3,171 17,769 560 1.5.Kinh doanh ngoại tệ 2,040 1,859 91 1.6. Lãi tiền gửi 45,253 52,315 115,6 2.Tổng chi 369,335 365,560 98 2.1.Trả lãi tiền vay 139,235 73,898 50,5 2.2.Trả lãi tiền gửi KH 28,452 54,821 192,7 2.3.Trả lãi tiền gử i dân cư 197,433 226,331 114,6 2.4.Chi phí quản lý 4,114 9,920 234 2.5.Chi phí kinh doanh ngoại tệ 101 890 881 3.Lợi nhuận 49,406 77,184 156 (Nguồn : Báo của phòng tổng hợp ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tất cả các số trong nguồn thu của Sở giao dịch đều tăng qua các năm chứng tỏ Sở ngày càng hoạt động có hiệu quả và mở rộng được mạng lưới kinh doanh của mình .Thành tích này có được do bước sang năm 2001 Sở chính thức hạch toán độc lập và hoạt động như một đơn vị kinh doanh thương mại ;không còn tình trạng bao cấp cũng như điều hành trực tiếp của cấp trên như trước nữa .Đồng thời do cải tiến cách quản lý cũng như đổi mới công nghệ mà một số chi phí của ngân hàng giảm ; các chi phí về tiền gửi cho khách hàng tăng chứng tỏ rằng khách hàng đến giao dịch gửi tiền với Sở tăng lên ,uy tín của Sở ngày càng được nâng cao và mở rộng . Do những thành quả trên mà lợi nhuận của ngân hàng đã tăng từ 49,406 triệu đồng năm 2000 lên đến 77,184 triệu đồng năm 2001 gấp 1,56 lần ; đây là thành tích đáng mừng và cần phải phát huy của Sở. 1. Tình hình huy động vốn Công tác huy động vốn đã trở thành công cụ điều hành quan trọng giúp ban giám đốc quản lý , sử dụng nguồn vốn hợp lý , tiết kiệm, hiệu quả , đảm bảo an toàn nguồn vốn thanh toán, bước đầu thực hiện việc kinh doanh tiền tệ , nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng . Những chỉ tiêu huy động vốn trong những năm gần đây cho thấy SGD đã có những bước cải tiến đáng kể về cơ cấu kì hạn và nguồn vốn huy động được tăng trưởng khá nhanh và đều đặn qua các năm . Bảng 2 tình hình huy động vốn của SGD Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 I Huy động vốn 3.193. 859 5.339.022 6.650.856 1. Tiền gửi khách hàng 589.927 1.484.995 1.953.133 +Tiền gửi không kỳ hạn 261.675 422.061 633.032 +Tiền gửi có kỳ hạn 328.252 1.062.933 1.320.101 2. Tiền gửi dân cư 2.571.330 3.727.406 4.392.226 +Tiết kiệm 1.564.148 1.916.384 2.349.607 +Kỳ phiếu 467.114 727.958 903.629 + Trái phiếu 540.068 1.082.705 1.138.990 3.Huy động khác 32.603 31.337 96.493 ( Nguồn : báo cáo của phòng nguồn vốn kinh doanh) Đến 31/ 12 /2000 tổng số vốn huy động được của SGD huy động được là 5.339 tỷ đồng tăng so với năm 1999 là 67,2% còn đến ngày 31/12/ 2001 nguồn vốn huy động đạt 6.650 tỷ đồng tăng 24,6% so với năm 2000 trong đó huy động vốn dân cư tăng 20,4% tiền gửi khách hàng tăng 31,5%, giữ vững thị phần huy động vốn của sở giao dịch , góp phần tạo một nền vốn tương đối ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng .Cũng trong năm 2001 SGD đã phát hành trái phiếu đợt ba với tổng số vốn huy động được là 379 tỷ đồng . Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn cơ cấu kì hạn của nguồn vốn cũng được cải thiện một cách đáng kể. Qua các năm tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn mà SGD đã huy động được đã tăng dần lên và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đi một cách tương đối. Hình thức tiết kiệm từ dân cư vẫn tăng đều đặn và vẫn đóng vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động được cho thấy chế độ lãi suất linh hoạt của ngân hàng khá linh hoạt và thu hút được sự chú ý của dân chúng – một bộ phận khá quan trọng đóng góp vào nguồn vốn của SGD. 2. Hoạt động tín dụng : Bảng 3: Hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Đơn vị : Triệu đồng Loại cho vay 2000 2001 Tỷ lệ % Dư nợ cho vay ngắn hạn 951.862 1.383.109 145,3 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 3.608.300 3.839.312 106,4 Tổng dư nợ 4.560.162 5.223.826 114,55 (Nguồn : Báo cáo của Phòng nguồn vốn kinh doanh ) Đến 31/12/2001 dư nợ tín dụng là 5.224 tỷ đồng ,tăng trưởng 14,55%so với 31/12/2000 ,về số tuyệt đối tăng 664 tỷ VND .Trong đó dư nợ cho vay nội tệ đạt 2675 tỷ VND,chiếm khoảng 51,25% tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang VND) ước tính đạt 2547 tỷ VND chiếm 48,75% tổng dư nợ . +Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong năm 2001 tăng rất nhanh ,nhất là nội tệ Doanh số cho vay trong năm đạt gần 3060 tỷ VND trong đó doanh số cho vay bằng VND hơn 2160 tỷ VND .đạt được kết quả này là do Sở đã chú trọng công tác Marketing ,phục vụ tốt khách hàng sẵn có ,mở rộng tìm kiếm khách hàng mới ,chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,đồng thời áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt ,cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch . +Tín dụng trung và dài hạn thương mại được xác định là hoạt động chủ yếu cảy Sở khi mà tín dụng theo kế hoạch nhà nước giảm dần. Ngay từ đầu năm 2001 ,Sở đã triển khai tích cực công tác tín dụng ,chủ động tìm kiếm các dự án khả thi ,tiếp xúc và làm việc với doanh nghiệp ,nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để có thể ký kết hợp động tín dụng .Doanh số cho vay trong năm đạt gần 2000 tỷ VND ,trong đó doanh số cho vay bằng VND đạt gấp 3 lần và doanh số cho vay bằng ngoại tệ đạt gấp 4 lần doanh số cho vay năm 2000.Trong năm Sở đã ký đựoc 44 hợp đồng thương mại trung và dài hạn với tổng số vốn 700 tỷ VND và trên 75 triệu USD .Trong đó một só dự án lớn đồng tài trợ như:nhà máy Xi măng ChinFon Hải phòng ,tổng công ty Sông đà tổng công ty Dầu khí Việt nam ,liên hiệp đường sắt Việt nam ,tổng công ty xăng dầu. 3. Công tác khách hàng : Tổ chức tốt Hội nghị khách hàng từ đầu năm 2001, thực hiện kế hoạch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ngay sau hội nghị để nắm bắt nhu cầu khách hàng. Có chính sách khách hàng linh hoạt , tăng cường các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng , tìm kiếm khách hàng mới , đặc biệt chú trọng tìm kiếm có hoạt động xuất khẩu , phối hợp thực hiện công tác khách hàng giữa các bộ phận đồng bộ , nhịp nhàng và phát huy hiệu quả Kết quả là trong năm đã tăng trưởng 613 khách hàng là doanh nghiệp NN % công ty TNHH Trong đó : Khách hàng quan hệ tín dụng :54 Khách hàng có quan hệ tiền gửi : 239 Khách hàng sử dụng dịch vụ :320 4. Dịch vụ ngân hàng : 4.1.Tài chính- kế toán- kho quỹ Đảm bảo hạch toán chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh,cung cấp kịp thời thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành ; thực hiện thanh toán nhanh gọn chính xác .Quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi , tiền vay đảm bảo thu lãi thu nợ đúng hợp đồng đã ký .Thực hiện tốt công tác kho quỹ , tăng cường kiểm soát , kiểm tra việc chấp hành nội quy an toàn kho quỹ .Kết quả công tác kho quỹ luôn đảm bảo đủ tiền mặt 4.2. Công tác bảo lãnh Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt . Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2001 hơn 1000 tỷ VNĐ đưa số dư bảo lãnh đến 31/12/2001 đạt 1.171 tỷ VNĐ (không kể bảo lãnh vay vốn nước ngoài) tăng 25% so với năm 2000 . Chất lượng bảo lãnh tốt , thủ tục nhanh gọn góp phần nâng cao uy tín với khách hàng .Thông qua công tác bảo lãnh ngân hàng đã thực hiện công tác tư vấn cho khách hàng ,đồng thời có thêm nguồn thông tin về doanh nghiệp cũng như các dự án có khả năng đàu tư . 4.3.Thanh toán quốc tế Năm 2001 doanh số thanh toán quốc tế 430 triệu USD trong năm đã mở 807 L/C nhập trị giá 160 triệu USD thực hiện thanh toán khoảng 130 triệu USD , thực hiện chiết khấu và đòi tiền 369 bộ chứng từ hàng xuất trị giá hơn 23 triệu USD , 726 món chuyển tiền điện trị giá 53 triệu USD.;thanh toán và thông báo 141 bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập trị giá 3 triệu USD ;91 món nhờ thu hàng xuất trị giá 1,1 triệu USD .Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 5,4 tỷ VND tăng 38,5% so với năm 2000 ;cung cấp dịch vụ khép kín cho khách hàng và qua đó góp phần quan trọng trong tăng trưởng tín dụng và tiền gửi khách hàng 4.4.Quản lý và kinh doanh ngoại tệ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản ký và kinh doanh ngoại hối của nhà nước và của ngành.Phát triển và duy trì tốt quan hệ mua bán ngoại tệ với các chi nhánh ngan hàng trong và ngoài nước ,các địa phương , đơn vị làm hàng xuất khẩu trên toàn quốc để đảm bảo có giá mua hợp lý luôn thấp hơn giá mua bán liên ngân hàng ,kịp thời phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng.Doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2001 đạt 404 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác quy đổi ).Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt hơn 4000 tỷ VND ,đạt 160% kế hoạch.Đã thiết lập và củng cố vững chắc mạng lưới khách hàng giao dịch thường xuyên trong và ngoài hệ thống nhằm chủ đông hơn trong kinh doanh .Công tác kinh doanh ngoại tệ không chỉ dừng lại ở mức phục vụ nhu cầu khách hàng ,công tác tín dụng,thanh toán quốc tế tại Sở mà bước đầu mang tính kinh doanh mua bán với các ngân hàng bạn nhằm thu chênh lệch giá. 4.5. Công tác công nghệ ngân hàng Tỷ lệ trang bị tại Sở đạt mức cao ,các bộ phận được kết nối bằng mạng , hoặc thông qua truyền tin ,các chương trình giao dịch trực tuyến (chương trình IBS, chương trình tiết kiệm.)được nâng cấp và hoàn thiện ,thực hiện xây dựng các hệ thống báo cáo ,các chưông trình vấn tin phục vụ công tác quản trị điều hành nhằm tạo cơ sở xây dựng các chưông trình quản lý ,phân tích dự báo trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Sở . Dịch vụ HomeBanking được nâng cấp và mở rộng thêm cho 1 số khách hàng lớn ,có quan hệ thường xuyên tại Sở .giúp củng cố thêm vai trò và sự tn tưởng của khách hàng đối với Sở, dần hướng tới là một ngân hàng hiện đại , hoà nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới. Là một trong những chi nhánh thực hiện thí điểm các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ,Sở đã chủ động triển khai các quy trình nghiệp vụ tới từng cán bộ.Thực hiện chỉnh sửa các liên quan đến những kiến nghị của đoàn tư vấn ISO. Tổ chức nghiêm túc buổi kiểm tra kiến thức về ISO cho cán bộ nghiệo vụ của Sở ,kết quả :100% đạt yêu cầu ,trong đó 55% đạt khá giỏi. III. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD I NH ĐT & PT Việt Nam. 1. Tình hình cho vay và thu nợ tại SGD Bảng 4: Tình hình cho vay thu nợ của SGD đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số CV 3,926,728 100 6,243,644 100 Cho vay ngắn hạn 2,670,236 68 3,059,660 49 T-DH thương mại 506,957 12.9 1,799,800 28.82 CV kế hoạch NN 638,248 16.25 299,134 4.79 Uỷ thác ODA 88,541 2.25 73,727 1.19 CV TCTD khác 22,746 0.6 414,333 6.64 Đồng tài trợ 596,990 9.56 2. DS thu nợ 3,003,760 100 5,579,380 100 Thu nợ ngắn hạn 2,307,143 2,687,519 48.2 Thu nợ T-DH TM 286,836 712,655 12.77 Thu nợ KH NN 298,309 1,762,904 31.6 ODA 101,068 42,115 0.75 TCTD khác 10,377 75,535 1.35 đồng tài trợ 298,652 5.35 3. Dư nợ 4,560,162 100 5,223,826 100 Ngắn hạn 938,288 20.57 1,310,429 25.2 Dư nợ TDH TM 725,964 15.92 1,813,109 34.7 Kế hoạch NN 2,490,268 54.61 1,026,498 19.6 ODA 356,343 7.81 387,955 7.4 TCTD khác 42,899 0.94 381,697 7.3 Đồng tài trợ 6,400 0.15 304,738 5.8 Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng tăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển VIệt Nam. Tổng dư nợ năm 2001 là 5,223,836 triệu đồng tăng so với năm 2000là 663,664 triệu đồng , tăng 14.55% so với năm 2000. Trong đó có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt của tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn thương mại qua các năm. Dư nợ ngắn hạn tăng không nhiều như dư nợ trung và dài hạn, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhiều hơn là cho vay trung dài hạn nhưng thu nợ ngắn hạn cũng nhiều hơn cho nên dư nợ ngắn hạn tăng ít hơn trung và dài hạn thương mại. Sự tăng trưởng của tín dụng trung và dài hạn thương mại và giảm của tín dụng theo kế hoạch nhà nước cho thấy SGD đã năng động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và làm chủ được hoạt động kinh doanh của mình . Trong năm 2001 vừa qua doanh số thu nợ cả năm đạt trên 5579 tỷ đồng trong đó thu nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước đạt gần 1763 tỷ đồng, tổng công ty điện lực và một số khách hàng khác trả nợ trước hạn là 1590 tỷ đồng đó là lý do chính dẫn tới tăng trưởng tín dụng trong năm chưa cao, thêm vào đó việc thu nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước tăng rõ rệt trong khi doanh ssó cho vay lại giảm đáng kể khiến cho dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước giảm tới hơn một nửa so với năm 2000. Trong năm 2001 SGD khá thành công trong việc thu nợ , SGD đã tập trung thu nợ , xử lý các khoản nợ khó đòi , áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để có thể thu được các khoản nợ tồn đọng năm cũ chuyển sang , trong nam đã thu từ nợ quá hạn khó đòi 276 triệu đồng. SGD thường xuyên kiểm tra xem xét thực trạng tài sản thế chấp tìm biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản vay để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại SGD I ngân hàng ĐT& PT Việt Nam 2.1. Tình hình nợ quá hạn tại SGD Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn tại SGD I Đơn vị :triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 Số tiền %/dư nợ Số tiền %/dư nợ 1. Tổng dư nợ 4,560,162 100 5,223,826 100 2. Nợ quá hạn 38,612 0,85 37,843 0,72 Trong đó: - NQH cho vay ngắn hạn 33,096 3,47 32,437 2,35 - NQH cho vay trung-dài 5,516 0,15 5,406 0,14 Chia theo thành phần kinh tế - NQH DNNN 35,090 0,81 34,312 0,7 - NQH DNNQD 2,353 2,4 2,770 2,1 - NQH TPKT khác 1,169 0,9 761 0,4 Xem xét nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Qua bảng trên ta thấy rằng: Nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối; tỷ lệ nợ quá hạn /Dư nợ có qua các năm có xu hướng giảm đi và tỷ lệ này của Sở là tương đối thấp . Năm 2000 nợ quá hạn là 38,612 triệu đồng chiếm 0,85% thì sang năm 2001 con số này giảm xuống còn 37,843 triệu đồng chiếm 0,72% tổng dư nợ . Như vậy cùng với sự tăng lên nhanh chóng của tổng dư nợ thì lại có sự giảm xuống nhanh chóng tướng ứng của nợ quá hạn. Nếu chia theo thành phần kinh tế thì nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp Nhà nước là 35,090 triệu đồng chiếm 0,81% trong năm 2000. Trong khi đó nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,353 triệu đồng chiếm 2,4%..Sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện với tổng số nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,1% với số tiền là 2,770 triệu đồng. Như vậy trong năm 2001 khi dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng từ 2,15 lên tới 2,58% so với tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm từ 2,4% xuống còn 2,1%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Sở trong việc giảm xuống mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. Qua bảng ta cũng thấy rằng mặc dù nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 1%) nhưng nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chiếm tỷ trọng cao (>2%) gây ra một sự đáng ngại khi ngân hàng có quan hệ với khu vực kinh tế này .Nguyên nhân cũng xuất phát chính từ bản chất của doanh nghiệp NQD hoạt động không ổn định nên không đạt được kế hoạch trả nợ cho ngân hàng hay không dự báo được tình hình kinh tế biến động nên thất thoát vốn dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn nên việc thực hiện kế hoạnh trả nợ cho ngân hàng cũng không thành công .Do vậy ngân hàng phải rất chú ý để nâng cao chất lượng tín dụng nếu có ý định mở rộng tín dụng ra thành phần kinh tế này. T uy nợ quá hạn cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn nhưng tỷ lệ NQH DNNN/ tổng dư nợ DNNN lại không cao, thậm chí tỷ lệ này còn nhỏ hơn tỷ lệ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tượng này chỉ có thể nói lên rằng SGD cung cấp tín dụng chủ yếu là cho các doanh nghiệp nhà nước, và tín dụng trong khu vực này ở chừng mực nào đó an toàn hơn trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy không phải lúc nào tình trạng nợ quá hạn thấp ở khu vực này cũng đều do các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xem xét nợ quá hạn theo thời hạn vay Mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng không thể đánh giá được khi chỉ xem xét mức độ và tỷ trọng của nợ quá hạn mà chúng ta phải đi sâu vào cơ cấu của nợ quá hạn .Ta xem xét bảng sau : Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn 38,612 100 37,843 100 Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn 33,096 84 32,437 85.7 Nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn 5,516 16 5,406 14.3 Qua bảng 6 trên ta có thể thấy, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn cho vay dài hạn trên 80% tổng số dư nợ quá hạn. Đây là sự chênh lệch quá lớn giữa nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung, dài hạn trong khi dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn không chênh nhau nhiều. Dư nợ ngắn hạn năm 2000 chiếm 20.57% tổng dư nợ , còn dư nợ trung dài hạn là 15.92% , dư nợ ngắn hạn 2001 chiếm 25.1% còn trung dài hạn là 34.7%. Mặc dù cho vay ngắn hạn và trung dài hạn không chênh nhau nhiều, thậm chí năm 2001 tín dụng trung và dài hạn thương mại nhiều hơn là tín dụng ngắn hạn nhưng dư nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạntại SGD I không cao bằng tín dụng trung dài hạn. Nguyên nhân chính dẫn tới nợ quá hạn ngắn hạn cao có thể là do chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì vay ngắn hạn thường được dùng để bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp , nếu doanh nghiệp không chịu đựng được sự cạnh tranh, không có chỗ đứng vững chắc, thì có thể dẫn tới tình trạng hàng hoá không bán được , bị tồn kho, vốn lưu động không luân chuyển được, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị thua lỗ , không trả được nợ cho ngân hàng . Còn đối với các khoản nợ trung và dài hạn , mặc tín dụng trung và dài hạn có tăng với một tốc độ đáng kể trong những năm qua nhưng nợ quá hạn trung và dài hạn lại không tăng mà còn giảm là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sở đã tích cực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn , nợ khó đòi trong những năm qua, và đã thu được những thành công nhất định. - Nguyên nhân thứ hai cũng khá quan trọng trong thành công của hoạt động tín dụng tại sở giao dịch đó là những khách hàng vay trung dài hạn phần lớn là khách hàng truuyền thống , có uy tín và kinh doanh có hiệu quả. Cho nên những khoản vay thường hàm chứa ít nguy cơ, và không phát sinh nợ khó đòi, hay nợ quá hạn. - Mặt khác một nguyên nhân nữa là những khoản vay trung dài hạn thường có kì hạn vay dài, nên những khoản vay mới phát sinh, nhất là những khoản hoàn trả một lần thì chưa đến kỳ hạn hoàn trả nên chưa bộc lộ nguy cơ biến thành nợ quá hạn nếu quả thực nó có chứa đựng rủi ro. Mặc dù chất lượng không tốt bằng tín dụng trung và dài hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / dư nợ ngắn hạn cũng không quá cao năm 2000 là 3.47%; năm 2001là 2.35% và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần , một mặt là do ngân hàng tích cực thu hồi nợ . Mặt khác có nhiều trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, vì muốn các doanh nghiệp phục hồi sản xuất SGD lại tiếp tục cho vay thêm bằng cách gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng. Cho nên tuy có những khoản vay có vấn đề song lại không được liệt vào nợ quá hạn. Biện pháp này cũng thường xuyên được các ngân hàng áp dụng chủ yếu đối với những khoản vay của các khác hàng vì một rủi ro khách quan bất ngờ nào đó mà hoạt động kinh doanh có vấn đềvà tạm thời chưa trả được nợ. Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và là khách hàng truyền thống nên biện pháp này lại càng hay được áp dụng. Đây cũng là một trong những lý do làm cho số nợ quá hạn giảm đi đáng kể và khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn ở SGD I không cao. Mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng không thể đánh giá được khi chỉ xem xét mức độ và tỷ trọng của nợ quá hạn mà chúng ta phải đi sâu vào cơ cấu của nợ quá hạn .Ta xem xét bảng sau : Bảng 7:Cơ cấu nợ quá hạn của SGD Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền %/NQH Số tiền %/NQH NQH thông thường 18,917 49,57 19,432.3 51,35 Nợ khó đòi 19,245 50,43 18,410.7 48,65 Nợ quá hạn 38,162 100 37,843 100 Tổng dư nợ 4,450,162 5,223,826 Tuy tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng là tương đối thấp nhưng tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn lại tương đối cao (chiếm gần 50%) . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn : +Có thể do khách hàng không dự tính đúng kế hoạch kinh doanh , các khoản phải thu hay gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh do có biến động kinh tế ,xã hội nhưng có khả khắc phục được thì đây được xếp vào loại hình nợ quá hạn thông thời không đáng lo ngại lắm đối với ngân hàng . SGD có thể giúp đỡ doanh nghiệp ổn định hoạt động bằng cách gia hạn nợ hay tài trợ tín dụng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể trả được nợ cho mình ,tránh được rủi ro tín dụng . +Cũng có thể do doanh nghiệp làm ăn yếu kém rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ,đổ vỡ hay phá sản hay do trình độ cán bộ chưa tốt lắm dẫn đến việc bị các doanh nghiệp “ma cô” lừa mất vốn .Đây được xếp vào loại nợ khó đòi ,nợ khó đòi có khi dẫn đến trường hợp ngân hàng bị mất trắng vốn; loại nợ khó đòi này gây ra rủi ro cho ngân hàng và chất lượng tín dụng được đánh giá tốt hay xấu thông qua nó. Nợ khó đòi giảm về số tuyệt đối qua các năm, giảm từ 19,245 triệu đồng năm 2000 còn 18,410 triệu đồng và về số tương đối lại giảm từ 50,43% năm 2000 xuống 48,65% năm 2000. Nợ khó đòi tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tương đối thấp nên tỷ trọng nợ khó đòi trên tổng dư nợ cũng thấp ( xấp xỉ 1%) qua các năm; nhưng các cán bộ cần hết sức lưu ý để nâng chất lượng tín dụng hạ tỷ lệ này xuống thấp hơn . 2.2. Nguyên nhân gây nợ quá hạn tại SGD 2.2.1. Nguyên nhân khách quan. Môi trường kinh tế không thuận lợi Cơ chế thị trường đã mang lại luồng gió mới cho nền kinh tế và mang lại nhiều thành tựu to lớn như sự tăng trưởng kinh tế , ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã đánh thức được những tiềm năng to lớn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó , vẫn còn nhiều bất cập như tỷ lệ tích luỹ đầu tư còn thấp, trình độ quản lý còn non yếu. Sự ra đời của các doanh nghiệp tư nhân nhưng số làm ăn lành mạnh, có hiệu quả không nhiều khiến cho các ngân hàng rất khó xác định được đầy đủ tư cách của doanh nghiệp khi họ đến xin vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó lại thiếu sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp khi đưa ra những văn bản, qui định làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, không thu hồi được vốn dẫn đến không có khả năng trả nợ và như vậy rủi ro xảy ra đối với ngân hàng. Bên cạnh đó những thay đổi về chính sách lãi suất có thể gây ra tâm lý lo sự không ổn định trong dân chúng, có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt trong dân chúng, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động thanh toán và cho vay. Ngoài ra những biến động về tỷ giá do ảnh hưởng của nhiều sự kiện khác nhau xảy ra cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Ví dụ như khi khách hàng vay vốn bằng đồng ngoại tệ nào đó, nhưng khi đến hạn trả đồng ngoại tệ đó lại tăng giá , và khách hàng không có khả năng trả nợ khoản vay ban đầu và lại xuất hiện nợ quá hạn. Môi trường kinh tế không thuận lợi còn làm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, mỗi đồng vốn không phát huy được hết hiệu quả của nó. Làm cho khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho các khoản cho vay của ngân hàng. Môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập. Do hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng những khe hở trong hệ thống pháp luật để chiếm dụng vốn, gây thất thoát cho các ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. Ngành ngân hàng là một ngành có lịch sử phát triển khá lâu song đến tận cuối năm 1997 thì luật các tổ chức tín dụng mới ra đời nhưng các văn bản hướng dẫnthì lại chưa được ban hành ngay, các văn bản thay đổi chưa kịp thời đã gây tình trạng chồng chéo , không đồng bộ, làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Chính sự lỏng lẻo không đồng bộ này không những gây khó khăn cho ngân hàng mà còn gây khó khăn cho cả khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Ngoài ra cơ chế thực thi hiệu lực pháp luật còn kém hiệu lực , việc triển khai thi hành luật pháp còn yếu kém, thủ tục rườm rà ,phức tạp dẫn đến việc thi hành châm trễ tốn kém không đáng có. Hệ thống thông tin hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng ( CIC) đã ra đời và hoạt động được vài năm song hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Các ngân hàng không được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, do vậy mà nhiều ngân hàng đã chậm trễ bỏ lỡ những cơ hội cho vay gây nên tình trạng ứ đọng vốn, hoặc ngân hàng vì thiếu thông tin mà cho những doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn hoặc đang trên bờ vực của sự phá sản. Ngay bản thân các ngân hàng cũng như SGD phải tự mình tiến hành các biện pháp tích cực để nhanh chóng đón bắt và khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động của mình. Năng lực người vay yếu kém Nền kinh tế nước ta vẫn còn trong thời kỳ tích luỹ , vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ và nghèo nàn. Để có thể sản xuất kinh doanh được thì các doanh nghiệp đều phải đi vay vốn ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp không tìm được phương thức kinh doanh có hiệu quả thì đồng vốn mà họ đi vay được sẽ không phát huy hết được, và doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ. Cũng vì nguồn vốn ít ỏi mà các doanh nghiệp thiếu khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, thêm vào đó là công nghệ lạc hậu làm cho các doanh nghiệp không cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài. Trong khi đó nhu cầu của khách hàng ngày một cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Thiếu vốn, hoạt động kém hiệu quả , vị thế cạnh tranh không cao là một cái vòng luẩn quẩn mà các doanh nghiệp khó vượt qua. Thất bại của doanh nghiệp còn kéo theo cả sự thất bại của ngân hàng nữa. Do đó khi tiến hành xem xét khách hàng , ngân hàng cần phải thận trọng và đánh giá kỹ lưỡng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tư cách người vay kém Có những trường hợp rủi ro do khách hàng gây ra không phải do họ yếu kém về năng lực mà do tư cách họ không tôt. Đa phần người vay đều cam kết trả nợ ngân hàng từ kết quả tốt đẹp của dự án mà họ đang thực hiện, song không phải khi nào lời cam kết đó cũng được thực hiện đầ đủ , nhất là khi người vay có ý định lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Hiện nay những khách hàng như vậy không nhiều song cũng không phải là hiếm. Thông thường họ chuẩn bị hồ sơ xin vay khá chu đáo , đầy đủ theo đúng qui định. Nhưng khi đã vay được vốn thì họ laij sử dụng sai mục đích thậm chí vào cả những hoạt động trái pháp luật. Cũng có trường hợp khách hàng dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, hoặc dùng tài sản thế chấp đó bán cho người khác. Khách hàng còn có nhiều thủ đoạn tinh vi khác để lừa đảo ngân hàng để vay vốnnhư lập cân đối kế toán sai, giả mạo giấy tờ, .. Để khắc phục tình trạng này ngân hàng chỉ còn cách duy nhất là đào tạo một đội ngũ cán bộ tín dụng có tư cách đạo đức tốt, trình độ , năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức tốt, có khả năng phản ứng kịp thời và phán đoán được khách hàng trước khi quyết định cho vay. Hiện nay đội ngũ cán bộ tín dụng của sở giao dịch đều còn rrất trẻ , có năng lực và nhiệt huyết với công việc, song kinh nghiệm còn thiếu, hy vọng thời gian sẽ giúp cho họ khắc phục được điều này. Doanh nghiệp thiếu khả năng thích nghi với cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, một mặt nó thúc đẩy sản xuất phát triển , mặt khác nó cũng khiến cho những ai không cạnh tranh nổi phải phá sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường vừa mới hình thành ở nước ta hiện nay, cạnh tranh còn khá gay gắt và đôi khi còn thiếu lành mạnh. Với những điều kiện đó thì rủi ro do thiếu thích nghi với cạnh tranh là rất lớn và có tính phổ biến đặc biệt là đối với những doanh nghiệp yếu kém cả về năng lực tài chính và năng lực quản trị kinh doanh. Do vậy đã có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể và để lại những khoản nợ không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Còn lại một số doanh nghiệp đang bấp bênh ở bờ vực phá sản nên những khoản nợ của họ cũng có nguy cơ không được hoàn trả. Doanh nghiệp thiếu thông tin trong kinh doanh Trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay thông tin đóng vai trò to lớn trong hoạt động của mỗi đơn vị kinh tế, nhưng các đơn vị kinh tế nước ta lại đang hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin hoăc thông tin có được lại không đầy đủ và không chính xác. Do nguyên nhân này mà nhiều doanh nghiệp nước ta không đã không nắm bắt được thị trường , nhucầu hàng hoá , chủng loại , giá cả, ... và đã có những quyết định sai lầm. Những sai lầm này gây nên tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp kéo theo khoản nợ dây dưa cho ngân hàng. Trong phạm vi giao dịch quốc tế , việc thiếu thông tin hay thông tin bất cập còn gây hậu quả nặng nề hơn. Doanh nghiệp trong nước vay vốn ngân hàng nhập khẩu thiết bị máy móc theo công nghệ nước ngoài nhưng do không nắm được tình hình , thiếu thông tin mà họ đã chấp nhận công nghệ lạc hậu , giá cả lại cao nên khó thu hồi vốn đầu tư, làm cho khả năng trả nợ bị giảm sút. Sự ưu đãi quá mức của nhà nước đối với một số doanh nghiệp Những doanh nghiệp được nhà nước ưu đãi thường là những doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội nên hiệu quả kinh tế thường không cao, ít có khả năng hoàn vốn. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng cho mọi thành phần kinh tế , nên trong thời gian vừa qua thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được sở giao dịch ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam có chú ý tới , song do thời gian còn chưa nhiều nên cơ cấu khách hàng còn chưa có sự cải thiện rõ rệt , mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khu vực có khá nhiều rủi ro nên không thể mở rộng quá ồ ạt được. Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và từ đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng đó có thể là những thiên tai như bão lụt, hạn hán, mất mùa , hoả hoạn. 2.2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía SGD Cho vay không đúng nguyên tắc Mặc dù đã đề ra một qui trình cho vay chặt chẽ và cụ thể song có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, mà cán bộ tín dụng không thực hiện đúng qui trình cho vay , và một sai phạm nhỏ này cũng có thể gây ra những tổn thất to lớn về sau. Công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt Hoạt động tín dụng là một hoạt động khá phức tạp và nhạy cảm, luôn có sự biến động từ thái cực này sang thái cực khác. Nếu như công tác kiểm tra, giám sát khoản vay tốt sẽ giúp sớm nhận ra sai sót, nắm bắt va xử lý kịp thời những khoản cho vay có vấn đề . Hệ thống thanh tra Ngân hàng nhà nước kiểm soát các NHTM không thường xuyên và kém hiệu quả . Thông thường họ chỉ có mặt khi sự việc đã vỡ lỡ , cũng có khi phát hiện được nhưng lại không có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác do kiểm tra, kiểm soát không tốt nên ban lãnh đạo Ngân hàng chưa đánh giá được chất lượng từng cán bộ tín dụng, từ đó không có chế độ khen thưởng và kỷ luật kịp thời, không tạo được không khí thi đua lành mạnh trong tập thể cán bộ tín dụng, không nâng cao được tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên. quá tin tưởng vào tài sản thế chấp Cũng tương tự như phần nguyên nhân ở chương 1, ta đã biết được những công dụng của tài sản thế chấp nhưng các Ngân hàng cũng đừng nên coi trọng chúng quá. Thông thường các NHTM Việt nam thường rất quan trọng vào đánh giá tài sản thế chấp và cho rằng khi thấy các tài sản này đảm bảo thì thường rất an tâm về các khoản cho vay Có những trường hợp cán bộ tín dụng quá cứng nhắc trong việc điều kiện tài sản thế chấpmà không cần xem xét đến tính khả thi của các yuế tố khác như phương án vay vốn, năng lưc và tư cách của người vay vốn nên đã từ chối cho vay, bỏ qua cơ hội mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược lại có những trường hợp, cán bộ tín dụng quá ỷ lại vào tài sản thế chấp mà cho vay bừa bãi nên khi xảy ra rủi ro thì việc hoàn vốn rất khó do thủ tục xủ lý tài sản phức tạp, rườm rà, giấy tờ không hợp lệ, giá trị tài sản thay đổi. Chưa điều tra thông tin đầy đủ Thông tin tín dụng là một nhân tố quan trọng để có quyết định cho vay đúng đắn. Trong nhiều trường hợp do điều tra không tốt nên thông tin mà ngân hàng nhận được sai lệch hoặc không đầy đủ. Trên thực tế một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau hoặc khách hàng đó đã gây ra khó khăn cho các ngân hàng khác nhưng có những ngân hàng vẫn tiếp tục cho khách hàng này vay. SGD rất tích cực trong việc tìm hiểu thông tin song do yếu tố cạnh tranh đóng vai trò quan trọng cho nên thông tin quan trọng về khách hàng được các ngân hàng giữ bí mật riêng .Đây là một nguyên chính giải thích tại sao một khách hàng có thể cùng một lúc lừa chiếm dụng vốn của nhiều ngân hàng mà vẫn không bị phát hiện . Để giải quyết triệt để tình trạng này , không phải chỉ có sự cố gắng của bản thân sở giao dịch mà phải có sự kết hợp giữa các cấp các ngành các ngân hàng thương mại. Trước hết các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước... cần phải tạo được một môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh hơn nữa cho các ngân hàng thương mại. Ngay bản thân các ngân hàng thương mại cũng cần có quan điểm đúng đắn hơn về cạnh tranh , và thông tin để tránh những thiệt hại không đáng có cho bản thân và cho cả ngân hàng khác. Nguyên nhân từ phía các cán bộ tín dụng Tất cả mọi người đều biết rằng hiệu quả tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ tín dụng. Bởi vì họ phải xem xét, đánh giá, thẩm định dự án và quyết định có nên cho vay hay không. Họ chính là người đem lại lợi nhuận hay rủi ro cho ngân hàng , do đó những yêu cầu đặt ra cho người cán bộ tín dụng ngày càng nhiều. Những nguyên nhân gây rủi ro xuất phát từ cán bbộ tín dụng rất nhiều , có thể là do trình độ còn hạn chế, không đánh giá được tính khả thi của dự án, kiến thức xã hội và thị trường không vững , không đánh giá hết được nhu ccầu và thị hiếu của người tiêu dùng dẫn tới đánh giá sai khả năng thành công của dự án. Ngoài ra vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người cán bộ tín dụng cũng là vấn đề cần phải quan tâm , để tránh tình trạng chấp nhận cả những khoản vay rõ ràng là có nguy cơ. Trên đây là một số nguyên nhân tiêu biểu có thể dẫn tới nợ quá hạn tại SGD I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngoài ra còn có thể có những nguyên nhân khác nhưng không tiêu biểu và nguy cơ xảy ra không cao. 3. Những biện pháp mà SGD đã áp dụng nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi roTD Trong quá trình hoạt động của mình , SGD đã áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng, và những biện pháp đó đã phần nào giúp cho SGD hạn chế rủi ro tín dụng 3.1 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ Công tác tín dụng là một yếu tố tác động trực tiếp đến khoản vay , các khoản nợ quá hạn có xảy ra với ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tín dụng. Nhận thức được điều đó SGD đã tích cực đôn đốc các cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc các qui trình cho vay , nâng cao chất lượng thẩm định , kiểm tra , kiểm soát sau khi vay . Đặc biệt SGD còn chú trọng tới công tác đánh giá khách hàng, đây là công tác khá quan trọng để xác định khách hàng vay vốn thuộc đối tượng nào và có đáng tin cậy hay không. Trong cơ chế hiện nay mỗi ngân hàng đều phải tự chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro của mình , cũng như phải tự tìm cho mình những đối tượng khách hàng phù hợp, để đảm bảo mục đích cuối cùng là an toàn và lợi nhuận. Trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại như hiện nay, lành mạnh có , không lành mạnh cũng có , việc tìm cho mình thêm một khách hàng mới bao giờ cũng nhưng không phải vì thế mà có thể chấp nhận bất cứ loại hình khác hàng nào. Để đảm bảo cho sự thành công của mình SGD cần phải biết lựa chọn những khách hàng đáng tin cậy để đặt quan hệ giao dịch. Muốn sự lựa chọn đó được chính xác thì ngân hàng cần phải chú trọng vào các hoạt động phân tích khách hàng về khả năng tài chính cũng như về năng lực hoạt động, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra tính hợp pháp của tài sản thế chấp.... Tất cả những cố găng đó đều nhằm tới đích cuối cùng là an toàn và lợi nhuận cho SGD. 3.2 Ngăn ngừa và xử lý các khoản nợ khó đòi SGD ngăn ngừa các khoản nợ khó đòi bằng cách tăng cường giám sát món vay, tích cực trong công tác tư vấn kinh doanh cho khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời mà đánh giá về doanh nghiệp vẫn có khả năng trả nợ thì SGD có thể cho họ vay thêm với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, để vừa có thể giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn , vưa giúp ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro . Khi xử lý các khoản nợ khó đòi thì hoặc là khai thác hoặc là thanh lý khoản nợ đó tuỳ vào tình hình cụ thể để chọn biện pháp cho phù hợp. Để tiện hơn trong hoạt động và tạo thêm thu nhập cho mình tháng 12/2001 SGD đã thành lập công ty mua bán và xử lý nợ một mặt làm cho hoạt động của SGD đa năng hơn , mặt khác đây cũng là một công cụ hữu hiệu để xử lý các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên do vừa mới được thành lập nên công ty cũng cần thời gian để khẳng định vai trò của mình. 3.3 Thực hiện san sẻ rủi ro tín dụng Để thực hiện biện pháp này SGD đã tiến hành phân loại và đánh giá khách hàng nhằm tìm ra cách tốt nhất để vừa mở rông đối tượng khách hàng vừa có thể thực hiện đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Hiện nay khách hàng của SGD chủ yếu là đang hoạt động trong lĩnh vực xây lắp , để thực hiện nguyên tắc san sẻ rui ro tín dụng , SGD đanng có chủ trương mở rộng đối tượng khách hàng sang những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác như lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại , dịch vụ. Bên cạnh việc phân loại và đa dạng hoá đối tượng khách hàng SGD còn có thể san sẻ rủi ro bằng cách kêu gọi các ngân hàng khác cùng tham gia cho vay với một tỷ lệ nhất định. Đây là biện pháp san sẻ rủi ro hữu hiệu nhất là với những khoản cho vay lớn. 3.4 Nâng cao chất lượng cán bộ Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp , đối với ngành ngân hàng cũng vậy đội ngũ cán bộ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Nhân thức được tầm quan trọng đó SGD luôn có những hoạt động thiết thực để đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Ngoài ra SGD còn đề ra chế độ khen thưởng xứng đáng đối với những người có thành tích tốt và những hình thức phê bình thẳng thắn đối với những cán bộ có biểu hiện sai phạm. Ngoài những biện pháp nêu trên SGD còn áp dụng một số những biệ pháp khác như trích lập quỹ dự phòng rủi ro , quản lý chặt vốn vay, đánh giá hiệu quả của vốn vay... Chương III Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch I hàng đầu tư và phát triển Việt Nam I. Định hướng phát triển của sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam trong những năm tới Xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay đã làm cho Việt Nam trở thành một khu vực đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài . Cùng với các nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài cũng thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng cách thiết lập các chi nhánh, các văn phòng đại diện, hoặc thực hiện liên doanh liên kết với các ngân hàng trong nước . Sự xuất hiện này làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Do đó trong những năm tới các ngân hàng Việt Nam, cũng như SGDI cần phải phát triển cả về mặt năng lực quản lý lẫn trình độ công nghệ để thích ứng với cơ chế thị trường và điều kiện cạnh tranh hiện nay. Dựa trên việc xem xét những đòi hỏi chung đó cộng với việc xem xét những điều kiện cụ thể của đơn vị mình, SGD I đã đề ra được phương hướng hoạt động của mình trong những năm tới 1. Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính Thực hiện nâng cao năng lực tài chính thông qua hai hoạt động chủ yếu : * Xây dựng phương án xử lý nợ tồn đọng từ 31\12\2001trở về trước và nâng cao chất lượng tín dụng *Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn với thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ theo nguyên tắc tự trang trải và cẩn trọng ; nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại các nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí , đảm bảo đủ trang trải chi phí , trích dự phòng rủi ro ; quản lý chi tiêu theo định mức. 2. Cải thiện cơ cấu Nợ – Có 2.1 Tăng trưởng nguồn vốn kế hoạch chăm sóc khách hàng có tiền gửi lớn , thường xuyên , phát triển khách hàng có tiềm năng tiền gửi như hệ thống kho bạc , các công ty bảo hiểm , các tổng công ty ....  Nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ , cải tiến qui trình nghiệp vụ , giảm thủ tục giấy tờ , tăng năng suất phục vụ khách hàng , kết hợp các nghiệp vụ khác với công tác huy động vốn, qua khách hàng cũ mở rộng marketitng với khách hàng mới , phấn đấu giảm sự phụ thuộc vào số ít khách hàng tiền gửi lớn .  Từng bước thí điểm giao chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi khách hàng đối với cán bộ giao dịch trực tiếp cũng như các bộ tín dụng , kế toán , thanh toán quốc tế ...Giao chỉ tiêu huy động vốn dân cư hàng quí đối với Quỹ tiết kiệm có gắn với động lực vật chất .  Mở rộng mạng lưới huy động vốn , chú trọng tạo một bộ mặt mang phong cách riêng của sở giao dịch , tạo nên sự an tâm tin tưởng đối với người dân  Nghiên cứu, thực hiện các hình thức huy động : tiết kiệm gửi góp , nhận và trả tiết kiệm tại nhà , thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất thi trường, dự báo xu hướng biến động và đưa ra lãi suất hợp lý , linh hoạt.  Vận dụng các cơ chế hiện hành tổ chức và điều hành nguồn vốn linh hoạt , phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ – Có phù hợp nhằm hạn chế rủi ro về cơ cấu loại tiền , lãi suất đối với hoạt động ngân hàng , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2 . Tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng  Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá phân loại khách hàngtheo định kỳ ( trên cơ sở thông tin có chọn lọc ) . Từ đó xây dựng giới hạn tín dụng và hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để có thể gia tăng số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, và để tăng doanh số giao dịch.  Mở rộng tín dụng sang các lĩnh vực và các thành phần kinh tế khác như công ty cổ phần , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thí điểm chọn lựa các một số công ty cổ phần có uy tín trong giao dịch , có khả năng về tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tại SGDI ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan