Luận văn Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020: Bộ công th−ơng viện điện tử – tin học báo cáo tổng kết đề tài kh&cn cấp bộ nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử việt nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 Mã số: 190. 08RD/HĐ-KHCN chủ nhiệm đề tài: trần thanh thủy 7172 17/3/2009 Hà nội - 2008 BỘ CễNG THƯƠNG Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá — – ˜ & ™ — – báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm 2008 “NGHIấN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CễNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHèN 2020” Cơ quan chủ trỡ: VIỆN NC ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HOÁ Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THANH THUỶ Hà Nội – 2008 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tờn Học hàm, học vị, chuyờn mụn Cơ quan cụng tỏc 1. Trần Thanh Thuỷ KS. Cơ khớ, Ths. Quản trị kinh doanh VIELINA 2. Nguyễn Duy Hưng Ths. Vi điện tử VIELINA 3. Lờ văn Ngự TS. Cơ điện tử VIELINA 4. Nguyễn Ngọc Lõm PGS.TS. Điện tử hạt nhõn VIELINA T...

pdf114 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé c«ng th−¬ng viÖn ®iÖn tö – tin häc b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi kh&cn cÊp bé nghiªn cøu hiÖn tr¹ng vµ x©y dùng gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp c¬ ®iÖn tö viÖt nam ®Õn n¨m 2010, tÇm nh×n 2020 M· sè: 190. 08RD/H§-KHCN chñ nhiÖm ®Ò tµi: trÇn thanh thñy 7172 17/3/2009 Hµ néi - 2008 BỘ CÔNG THƯƠNG ViÖn Nghiªn cøu §iÖn tö, Tin häc, Tù ®éng ho¸ — – ˜ & ™ — – b¸o c¸o kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi cÊp bé n¨m 2008 “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM NHÌN 2020” Cơ quan chủ trì: VIỆN NC ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HOÁ Chủ nhiệm đề tài: TRẦN THANH THUỶ Hµ Néi – 2008 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Học hàm, học vị, chuyên môn Cơ quan công tác 1. Trần Thanh Thuỷ KS. Cơ khí, Ths. Quản trị kinh doanh VIELINA 2. Nguyễn Duy Hưng Ths. Vi điện tử VIELINA 3. Lê văn Ngự TS. Cơ điện tử VIELINA 4. Nguyễn Ngọc Lâm PGS.TS. Điện tử hạt nhân VIELINA Tp. HCM 5. Nguyễn Đức Hoàng TS.Kỹ thuật Điện Cục UD&PTCN - Bộ KH&CN 6. Nguyễn Nam Hải KS. Tự động hoá VIELINA 7. Nguyễn Tích Tùng KS. Kỹ thuật Điện tử Hội VTĐT Việt Nam 8. Nguyễn Minh Tâm TC. CNTT VIELINA 9. Nguyễn Bích Thủy CN. Kinh tế VIELINA MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ 1.1 Một số khái niệm cơ bản về cơ điện tử 11 1.1.1 Khái niệm về cơ điện tử 11 1.1.2 Các thành phần chủ yếu của cơ điện tử 13 1.1.3 Một số đặc trưng cơ bản của cơ điện tử 15 1.1.4 Khái niệm về công nghiệp cơ điện tử 17 1.2 Vai trò của cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội 18 1.3 Nhận diện lại một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử 21 1.3.1 Chính sách về nghiên cứu và phát triển 21 1.3.2 Các chính sách thuế 22 1.3.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 29 2.1.1 Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 30 2.1.2 Về sản xuất sản phẩm cơ điện tử 37 2.1.3 Về đào tạo nguồn nhân lực cơ điện tử 46 2.1.4 Về vấn đề liên kết trong sản xuất 49 2.2 Nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 51 2.2.1 Nhu cầu phát triển cơ điện tử 51 2.2.2 Tiềm năng phát triển cơ điện tử 53 2.3 Một số nhận xét chung về thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam 57 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1 Tình hình phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới 60 3.1.1 Mỹ 60 3.1.2 Nhật Bản 62 3.1.3 Liên minh Châu Âu (EU) 66 3.1.4 Hàn Quốc 71 3.1.5 Đài Loan 74 3.1.6 Trung Quốc 75 3.1.7 Malaixia 77 3.1.8 Thái Lan 78 3.2 Xu hướng phát triển của cơ điện tử trên thế giới 79 3.3 Một số nhận xét chung và bài học đối với Việt Nam 82 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 4.1 Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức. Ma trận SWOT và tổ hợp các giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam 84 4.2 Định hướng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử đến năm 2020 92 CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 5.1 Các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020 96 5.1.1 Giải pháp của Nhà nước 96 5.1.2 Giải pháp của các doanh nghiệp SXKD các sản phẩm cơ điện tử 99 5.1.3 Giải pháp của các tổ chức nghiên cứu - triển khai KH&CN thuộc lĩnh vực cơ điện tử 104 5.1.4 Giải pháp của các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề có đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực cơ điện tử 105 5.2 Lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CAD Computer Aided Design Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính CAE Computer Aided Engineering Thực hiện phân tích, mô phỏng,…có sự trợ giúp của máy tính CAM Computer Added Manufacturing Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính CNC Computer Nomerical Control Điều khiển số SPM Scanning Probe Microscope Kính hiển vi phân hình TDMA Time Division Multiple Access Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động không dây ASIC Application Specific Integrated Circuit Mạch tích hợp chuyên dụng CPLD Complex Programmable Logic Device Mạch Logic khả trình phức hợp FPGA Field Programmable Gate Array Mạch Logic khả trình trực tuyến MEMS Micro Electron Mechanical System Hệ thống vi cơ điện tử NEMS Nano Electron Mechanical System Hệ thống nano cơ điện tử IP Internetworking Protocol Giao thức liên mạng máy tính DCS Distributed Control System Hệ thống điều khiển phân tán SCADA Supervisory Control and Data Acquisition Thu thập số liệu và điều khiển giám sát CIM Computer Integrated Manufacturing Sản xuất tích hợp FMS Flexible Manufacturing System Hệ thống sản xuất linh hoạt GVC Global Value Chain Chuỗi Giá trị Toàn cầu OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài APEC Asia Pacific Economic Co - operation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương CEPT Common Effective Preferential Tariff Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ tối huệ quốc NCKH&PTCN Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ NC&PT Nghiên cứu và phát triển SXTN Sản xuất thử nghiệm SXKD Sản xuất kinh doanh TNHHNN Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 MỞ ĐẦU Cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ cao được hình thành nhờ tích hợp những thành tựu mới nhất của nhiều ngành công nghệ khác nhau như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và vật liệu mới nhằm tạo ra các sản phẩm cơ điện tử trong dân dụng, các thiết bị và hệ thống thiết bị cơ điện tử trong công nghiệp, trong y tế, trong an ninh quốc phòng, các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất, v.v... để khám phá, chinh phục và sử dụng khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích của con người. Với đặc điểm nổi bật này, vai trò của cơ điện tử trở nên rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Tạp chí "Technology Review" của Trường Đại học Công nghệ Massachusetts - Hoa Kỳ tháng 02/2003 đã đánh giá "Cơ điện tử" là một trong 10 công nghệ có triển vọng làm thay đổi thế giới trong thế kỷ XXI [18]. Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật Bản cách đây khoảng 30 năm từ nhu cầu phát triển cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện tử, khoa học máy tính và điều khiển học. Với sự có mặt của hàng loạt các sản phẩm thông minh, ngày nay công nghệ cơ điện tử đã được ứng dụng rất rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, ... của hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phát triển. Bước sang thế kỷ XXI, với những tiến bộ đã được dự báo trong các hệ cơ - điện - sinh học, máy tính lượng tử, hệ pico và nano cùng những phát triển khác, tương lai của cơ điện tử sẽ đầy tiềm năng và triển vọng. Ở Việt Nam, tuy nhận thức về tầm quan trọng, tầm chiến lược của lĩnh vực cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước của các cấp, các ngành còn chưa đầy đủ, nhưng trong những năm qua ngành công nghiệp cơ điện tử cũng đã được quan tâm phát triển và có những bước tiến nhất định. Một số thành tựu của KH&CN cơ điện tử đã được triển khai ứng dụng, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí trọng điểm như máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện - điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường, điều khiển, trong lĩnh vực y tế và trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Ngày 31 tháng 12 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 272/2003/QĐ - TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến 2010" trong đó đã chỉ rõ nghiên cứu ứng dụng công nghệ cơ điện tử là một trong những hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 về Công nghệ cơ điện tử diễn ra tại Hà Nội tháng 11 năm 2004, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã khẳng định: "Chính phủ Việt Nam, giới khoa học Việt Nam coi cơ điện tử là một trong những ngành KH&CN cần được ưu tiên phát triển phục vụ kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế". Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước. 8 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang buộc Việt Nam phải tìm lời giải cho bài toán cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng các sản phẩm hàng hóa nói chung, các sản phẩm cơ khí - điện tử nói riêng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những điểm yếu mà các sản phẩm cơ khí - điện tử của Việt Nam khó có thể cạnh tranh, thậm chí thua ngay trên sân nhà là thiếu vắng những sản phẩm có tính "thông minh". Ví dụ, các sản phẩm cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi tiêu chuẩn, có hàm lượng "thông minh" thấp, giá trị gia tăng không cao và giá cả thường chỉ được tính trên khối lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nền công nghiệp Việt Nam còn tụt hậu, để có những sản phẩm có tính "thông minh" đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn nên đã làm tăng giá thành sản phẩm và do đó các sản phẩm này khó có khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường khu vực mà ngay cả tại thị trường Việt Nam. Để có thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại của thế giới, từng bước tự thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc điều khiển thông minh có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX đã khẳng định: “việc nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử là một bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”. Cơ điện tử cho phép những nước nghèo, chậm phát triển không nhất thiết phải đi theo trình tự phát triển của những nước công nghiệp đã đi qua theo phương pháp cổ điển và cách thức tiếp cận truyền thống nữa mà có thể "đi tắt đón đầu" bằng cách tạo ra những đột phá trong tư duy công nghệ tổng hợp, tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này nếu chúng ta biết tận dụng truyền thống thông minh, sáng tạo, cần cù của dân tộc. Đã đến lúc Việt Nam cần xác định rõ những định hướng chiến lược về phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử, đánh giá đúng vai trò “đòn bẩy” của các sản phẩm cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phải làm chủ lĩnh vực cơ điện tử từ nhiều góc độ khác nhau như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giáo dục và phải đầu tư thích đáng cho cơ điện tử trong quá trình phát triển. Nhằm mục tiêu hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử, đưa cơ điện tử phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đồng thời giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có cơ sở định hướng và phối hợp liên ngành khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, trong kế hoạch KH&CN năm 2008, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá chủ trì thực hiện đề tài "Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng giải pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020". 9 2. Nội dung nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành các nội dung sau đây: q Nghiên cứu tổng quan về cơ điện tử và vai trò của cơ điện tử đối với phát triển kinh tế - xã hội. q Phân tích thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam. q Nghiên cứu tình hình và xu hướng phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới. q Phân tích những thuận lợi, khó khăn, các cơ hội, các thách thức đối với phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. q Xây dựng các giải pháp và đề xuất lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020. Các nội dung này sẽ được bố cục trong Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài theo các chương, mục tương ứng, bao gồm: q Chương I: Tổng quan về cơ điện tử. q Chương II: Thực trạng, nhu cầu và tiềm năng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam. q Chương III: Tình hình và xu hướng phát triển cơ điện tử của một số nước trên thế giới. q Chương IV: Định hướng pháp phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020. q Chương V: Các giải pháp và lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc xem xét sự phát triển cơ điện tử trong 10 năm trở lại đây và kết quả khảo sát thực trạng về NCKH&PTCN cơ điện tử, về sản xuất một số nhóm sản phẩm cơ điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp và công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành cơ điện tử tại các trường đại học, cao đẳng. Do chưa có một hệ thống chính sách đầy đủ về đầu tư, phát triển và thương mại đối với ngành công nghiệp cơ điện tử nên khó có thể tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách độc lập thực trạng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam trong những năm qua. Vì vậy nhóm thực hiện đề tài sẽ phải tiếp cận theo hướng riêng biệt với các ngành liên quan đến cơ điện tử là cơ khí chế tạo máy, điện tử, tự động hóa, công nghệ vật liệu và công nghệ thông tin, từ đó khái quát hóa nhằm thực hiện được mục tiêu mà đề tài đã đặt ra. 10 Trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo độ tin cậy, tính khoa học và giá trị ứng dụng, nhóm thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: q Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu q Phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hoá q Phương pháp chuyên gia. Sau khi xây dựng xong bản thảo Báo cáo tổng kết khoa học, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xin ý kiến chuyên gia và tổ chức hội thảo khoa học để trao đổi, thảo luận về các kết quả nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện nhằm tăng độ tin cậy, tính khả thi của các kết quả nghiên cứu, tạo cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách tham khảo khi tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. 4. Những đóng góp của đề tài Thực hiện thành công những nội dung nêu trên, đề tài sẽ có một số đóng góp cụ thể như sau: - Thứ nhất, đề tài hệ thống hóa một số khái niệm về cơ điện tử, vai trò của cơ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội. - Thứ hai, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và rút ra được một số vấn đề cần được nhận diện từ nhiều góc độ khác nhau để phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam trong bối cảnh mới. - Thứ ba, đề tài đề xuất một số giải pháp và lộ trình phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đến năm 2020. 11 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cơ điện tử Cơ điện tử là một công nghệ mới được hình thành từ sự tích hợp nhiều ngành công nghệ như cơ khí, điện, điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin, vv... Tuy nhiên do là một công nghệ mới đang phát triển và mở rộng với tốc độ rất nhanh nên khó có thể có ngay được một định nghĩa toàn diện, chính xác, trong khi trên thực tế lại rất cần có một định nghĩa như vậy. Tuy nhiên, một định nghĩa quá cứng bây giờ có thể sẽ gây nhiều hạn chế, thiếu chính xác trong tương lai. Ta đã thấy điều này qua ba thập kỷ phát triển của cơ điện tử. Nhiều định nghĩa về cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử. Có thể minh họa hệ cơ điện tử thông qua hình ảnh một bàn tay của robot thông minh (Hình 1.1) sau đây: Hình 1.1. Hình ảnh một bàn tay của robot thông minh 12 Khái niệm cơ điện tử được mở ra từ định nghĩa ban đầu của công ty Yasakawa Electric. Trong các tài liệu xin bảo hộ thương hiệu của mình Yasakawa định nghĩa cơ điện tử như sau: “Thuật ngữ mechatronics (cơ điện tử) được tạo thành bởi “mecha” trong “mechanism” (cơ cấu) và “tronics” trong electronics” (điện tử). Nói cách khác, các công nghệ và sản phẩm được phát triển sẽ ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ thành phần điện tử vào trong các cơ cấu và rất khó có thể chỉ ra ranh giới giữa chúng” [1]. Khái niệm cơ điện tử tiếp tục phát triển sau khi Yasakawa đưa ra định nghĩa đầu tiên. Một định nghĩa khác về cơ điện tử thường hay được nói tới do Harashima, Tomizuka và Fukuda đưa ra năm 1996. Theo họ: “Cơ điện tử là sự tích hợp chặt chẽ của kỹ thuật cơ khí với điện tử và điều khiển máy tính thông minh trong thiết kế và chế tạo các sản phẩm và quy trình công nghiệp” [1]. Cùng năm đó, Auslander và Kempf cũng đưa ra một định nghĩa khác như sau: “Cơ điện tử là sự áp dụng tổng hợp các quyết định tạo nên hoạt động của các hệ vật lý” [1]. Năm 1997, Shetty và Kolk lại quan niệm: “Cơ điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ điện” [1]. Năm 1999, Bolton, W. đưa ra định nghĩa: “Một hệ cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp chặt chẽ các hệ cơ khí, điện và nó cũng không chỉ đơn thuần là một hệ điều khiển, nó là sự tích hợp đầy đủ của tất cả những hệ trên” [1]. Theo Giáo sư Glozio Rizzomi thuộc trường Đại học Ohio (Mỹ) thì “cơ điện tử là sự thiết kế tổng hợp giữa các phương pháp thiết kế cơ học truyền thống với các cảm biến, công nghệ đo, mô tơ, cơ cấu chấp hành, hệ thống điều khiển nhúng (Embedded Control System) và phần mềm xử lý thời gian thực (Real Time)". Theo ông thì các sản phẩm cơ điện tử có nhiều chức năng vượt trội, trong đó có các phần điện tử thay thế các chức năng cơ khí tạo nên các sản phẩm, các hệ thống có độ mềm dẻo, thích nghi cao và dễ dàng sửa đổi nâng cấp, thiết kế lại, lập trình lại [13]. Tháng 10 năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn của Báo Khoa học và Phát triển, GS. TSKH. Nguyễn Khoa Sơn, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phát biểu: “Cơ điện tử là sự liên kết những yếu tố cấu thành của các ngành cơ học, điện tử và điều khiển học nhằm tạo nên một công nghệ mới, trong đó, có sự biến đổi về chất tư duy công nghiệp và quan trọng là tư duy công nghệ. Bằng tư duy mới và sự phối hợp liên ngành, việc đổi mới phương pháp giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật tổng hợp đã tạo được những đột phá, làm cơ sở cho sự ra đời những sản phẩm tiên tiến, phục vụ hiệu quả cho nền công nghiệp hiện đại” [16]. 13 Và gần đây, tháng 12 năm 2007, trong bài viết “Cơ điện tử - cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam” PGS.TSKH. Phạm Thượng Cát đã định nghĩa “Cơ điện tử là một lĩnh vực khoa học và công nghệ được hình thành từ sự cộng năng của nhiều ngành khoa học công nghệ nhằm hoàn thiện, thông minh hoá tạo nên linh hồn và cảm xúc cho các sản phẩm và công cụ phục vụ cho con người” [17]. Tất cả những định nghĩa nêu trên về cơ điện tử đều xác đáng và giàu thông tin, tuy nhiên bản thân chúng, nếu đứng riêng lẻ lại không định nghĩa được đầy đủ thuật ngữ cơ điện tử. Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc tiếp tục định nghĩa thuật ngữ cơ điện tử, phân loại các sản phẩm cơ điện tử và đã xây dựng được một chương trình khung cho công tác giảng dạy ngành cơ điện tử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất trong việc định nghĩa một cách toàn diện “thế nào là cơ điện tử”. Thậm chí còn có quan điểm cho rằng cơ điện tử không phải là một ngành khoa học mà chỉ đơn thuần là một công nghệ không có nền tảng khoa học cơ bản như cơ học, điều khiển học, v.v… và sản phẩm cơ điện tử là một sản phẩm liên ngành, trong đó mỗi ngành đều có những vai trò nhất định. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, cơ điện tử là một ngành khoa học dựa trên nền tảng khoa học của từng lĩnh vực riêng rẽ và khoa học liên kết đa ngành. Do ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử tiên tiến, ngày nay, các phương tiện cổ điển và cách tiếp cận công nghệ truyền thống không còn đáp ứng được thực tiễn phát triển, mà chỉ có cơ điện tử với các quy luật mới mang tính liên ngành mới đủ sức đảm nhận để giải quyết những rào cản giữa các ngành kỹ thuật và nhiều vấn đề mới nảy sinh. Tóm lại, cơ điện tử là một thể thống nhất hữu cơ các yếu tố cấu thành, nó không phải là sự tập hợp đơn thuần những công nghệ khác nhau như cơ khí, điện tử, cảm biến, máy tính.... Chính vì vậy, cấu trúc của các công nghệ hợp thành đã có sự thay đổi để tạo thành một thể thống nhất trong sản phẩm. Công nghệ cơ điện tử cho phép phát triển những sản phẩm có tính năng mới, nhằm bù trừ hoặc loại bỏ những hạn chế trong thiết kế và chế tạo sản phẩm truyền thống, đồng thời mang lại nhiều giải pháp tiến bộ cho quá trình công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất robot, hệ thống sản xuất linh hoạt, sản xuất tích hợp, năng lượng mới, giao thông, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế và các mặt hàng dân dụng. 1.1.2. Các thành phần chủ yếu của cơ điện tử Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên về cơ điện tử, có thể thấy các thành phần của cơ điện tử là rất lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực KH&CN khác nhau. Giáo sư Robert H. Bishop (Đại học Tổng hợp Texas tại Austin, Mỹ) là chủ biên cuốn The Mechatronics Handbook (Sổ tay Cơ điện tử) [1], đã phân chia hệ cơ điện tử thành các lĩnh vực NC&PT chủ yếu sau đây: 14 - Mô hình hệ vật lý - Cảm biến và cơ cấu chấp hành - Tín hiệu và hệ thống - Phần mềm và thu thập dữ liệu - Máy tính và hệ Logic Các thành phần chủ yếu của cơ điện tử được minh họa trong Hình 1.2. Khi lĩnh vực cơ điện tử tiếp tục phát triển, danh sách những vấn đề KH&CN liên quan đến cơ điện tử chắc chắn sẽ còn được mở rộng và phát triển. Mô hình hệ vật lý Cảm biến và cơ cấu chấp hành Phần mềm và thu thập dữ liệu Tín hiệu và hệ thống Máy tính và hệ Logic CƠ ĐIỆN TỬ CƠ HỌC VẬT RẮN HỆ TĨNH TIẾN VÀ HỆ QUAY HỆ CHẤT LỎNG HỆ ĐIỆN HỆ NHIỆT ĐỘNG HỆ MICRO VÀ HỆ NANO BỘ NHỚ ĐIỆN TỬ QUAY SỰ TƯƠNG TỰ CỦA CÁC HỆ VẬT LÝ CƠ SỞ CỦA THỜI GIAN, TẦN SỐ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN, CƠ CẤU CHẤP HÀNH: Cảm biến tuyến tính và quay Cảm biến gia tốc Cảm biến lực, momen, áp suất Cảm biến lưu lượng Phép đo nhiệt độ Cảm biến khoảng cách và cảm biến tiệm cận Cảm biến ánh sáng, ảnh và hệ quan sát Thiét bị sợi quang Cảm biến micro và nano CƠ CẤU CHẤP HÀNH: Cơ cấu chấp hành điện cơ Động cơ một chiều, xoay chiều và bước Cơ cấu chấp hành áp điện MÔ HÌNH HOÁ CƠ ĐIỆN TỬ TÍN HIỆU VÀ HỆ THỐNG TRONG CƠ ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG PHƯƠNG PHÁP QUỸ ĐẠO NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG TẦN PHƯƠNG PHÁP BIẾN TRẠNG THÁI TÍNH ỔN ĐỊNH, TÍNH ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC VÀ QUAN SÁT ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI VÀ PHI TUYẾN HỆ THU THẬP DỮ LIỆU BỘ CHUYỂN ĐỔI VÀ ĐO LƯỜNG CHUYỂN ĐỔI A/D VÀ D/A BỘ KHUẾCH ĐẠI VÀ ĐIỀU HOÀ TÍN HIỆU CÁC HỆ ĐO DỰA TRÊN MÁY TÍNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM LOGIC SỐ HỆ TRUYỀN THÔNG DÒ LỖI THIẾT KẾ HỆ LOGIC TÍN HIỆU TUẦN TỰ ĐỒNG BỘ VÀ KHÔNG ĐỒNG BỘ VI XỬ LÝ VÀ CẤU TRÚC MÁY TÍNH GHÉP NỐI HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LOGIC CHƯƠNG TRÌNH Hình 1.2. Các thành phần chính của cơ điện tử 15 1.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của cơ điện tử Với các thành phần chính của cơ điện tử như đã nêu ở trên và những gì hiện nay các nhà khoa học định nghĩa về cơ điện tử, có thể thấy cơ điện tử có một số điểm đặc trưng cơ bản sau đây: q Một là: các sản phẩm cơ điện tử thường là các sản phẩm cuối cho người dùng (end - user products). Ngay từ khi hình thành khái niệm “cơ điện tử” các chuyên gia Nhật Bản đã định hướng cho khái niệm này là sản phẩm kết hợp cơ và điện tử hơn là nói đến một hệ thống công nghệ cao, có nghĩa là các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ dùng, thiết bị gia dụng được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người v.v... Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp với các yêu cầu riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến các công nghệ được dùng trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn và phù hợp với những yêu cầu riêng của mình. Do vậy, các sản phẩm cơ điện tử phải tuân thủ quy luật thị trường là tính kinh tế và thoả mãn yêu cầu người dùng hơn là chỉ đạt chỉ tiêu kỹ thuật đơn thuần. q Hai là: cơ điện tử luôn coi tính toán là nhân tố trung tâm và việc ứng dụng vi xử lý để điều chỉnh chính xác cơ năng và để thích nghi với những thay đổi của môi trường là bản chất của cơ điện tử và các sản phẩm thông minh. Cơ điện tử có tác dụng làm cho các hệ thống tự động hóa linh hoạt hơn, tích hợp nhiều chức năng hơn và cơ cấu chấp hành thông minh hơn. q Ba là: với các công nghệ micro và nano hiện nay, có thể đưa các cảm biến, vi xử lý và cơ cấu chấp hành vào bất kỳ vị trí không gian hẹp nào trong cấu trúc cơ khí của các sản phẩm cơ điện tử. Điều này không những cho phép tạo ra các sản phẩm cơ điện tử có độ thông minh cao, mà còn cho phép các nhà thiết kế tối ưu hóa kích thước, trọng lượng và mức độ tiêu thụ năng lượng của sản phẩm. Có thể lấy ngành cơ điện tử ô tô làm ví dụ. Ngày nay các hệ thống trên ô tô ngày càng ứng dụng nhiều các thành tựu về điện tử và kỹ thuật điều khiển. Những chiếc xe ô tô trở nên thông minh, tiện dụng, gọn nhẹ, và thân thiện hơn với môi trường đồng thời giảm đáng kể lượng tiêu hao nhiên liệu so với trước đây. Nhìn tổng quát các công nghệ trên ô tô hiện nay có thể cảm nhận là một công nghệ kết hợp của các công nghệ giúp con người có khả năng kiểm soát các thao tác nhấn ga, chuyển số, thắng và điều khiển để đảm bảo an toàn, một số loại xe còn có khả năng chỉ đường và tự lái. Bên trong những chiếc xe ấy là cả một công trình khoa học bao gồm những động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một loạt các hệ thống an toàn kết hợp với các công nghệ cao. 16 Những loại xe trước đây đơn thuần chỉ là các kết cấu cơ khí chính xác và mọi hoạt động của xe phụ thuộc hoàn toàn vào người điều khiển. Khi lái xe, người điều khiển phải tập trung cao độ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất tập trung dễ gây tai nạn, mặt khác tình trạng ô nhiễm khói bụi từ xe hơi cũng đáng để quan tâm. Chính vì vậy các nhà sản xuất ô tô cố gắng giảm bớt căng thẳng và tạo tiện lợi cho người điều khiển ô tô, họ kết hợp khéo léo các hệ thống điện, điện tử, công nghệ tin học, kỹ thuật lập trình, các thuật toán điều khiển lại với nhau. Kết quả là các loại ô tô ngày càng thông minh, tiết kiệm nhiên liệu, gòn gàng và đẹp mắt. "Cơ điện tử ô tô" là chuyên ngành chuyên sâu của cơ điện tử về lĩnh vực ô tô, vì vậy cơ điện tử ô tô cũng mang các đặc điểm chung của cơ điện tử, đó là sự phối hợp giữa điện - điện tử, các giải thuật, thuật toán điều khiển ẩn chứa trong kỹ thuật máy tính - tin học, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với các cơ cấu cơ khí chính xác, các chi tiết máy phức tạp để hình thành nên một máy hoặc hệ thống máy móc linh hoạt, thông minh. Trên Hình 1.3 minh hoạ các thành phần cơ bản của cơ điện tử ô tô. Theo hình minh họa này, ta thấy kỹ thuật ô tô kết hợp từ rất nhiều kiến thức chuyên ngành khác nhau. Có thể tạm gọi nó là một liên ngành trong kỹ thuật. Hình tròn ngoài cùng là những yếu tố "cần" để phát triển được một nền công nghiệp ôtô. Hình 1.3. Các thành phần cơ bản của cơ điện tử ô tô 17 Vào những năm cuối thập niên 70, Hiệp hội xúc tiến ngành công nghiệp chế tạo máy của Nhật Bản JSPMI (the Japan Society for the promotion of Machine Industry) đã chia sản phẩm cơ điện tử thành 04 lớp như sau: q Lớp I: Các sản phẩm cơ khí là chính với sự kết hợp của điện tử để nâng cao tính năng, ví dụ như các máy công cụ điều khiển số và bộ điều tốc trong máy sản xuất. q Lớp II: các hệ cơ khí truyền thống với sự hiện đại hóa đáng kể các thiết bị bên trong bằng việc kết hợp với các thiết bị điện tử. Giao diện người dùng bên ngoài không đổi, ví dụ như máy khâu hiện đại và các hệ thống sản xuất tự động. q Lớp III: các hệ thống giữ lại chức năng của hệ cơ khí truyền thống nhưng máy móc bên trong được thay thế bằng các thiết bị điện tử, ví dụ như đồng hồ số. q Lớp IV: Các sản phẩm được thiết kế nhờ công nghệ cơ khí và điện tử tích hợp hỗ trợ nhau, ví dụ như máy photocopy, máy làm khô và máy giặt thông minh, nồi cơm điện và lò nướng tự động. Các công nghệ được ứng dụng trong mỗi lớp sản phẩm cơ điện tử đã cho thấy sự tiến bộ của các sản phẩm cơ điện cùng với sự phát triển của lý thuyết điều khiển, các công nghệ tính toán và các bộ vi xử lý. Các sản phẩm lớp I ứng dụng công nghệ servo, điện tử công suất, lý thuyết điều khiển. Các sản phẩm lớp II ứng dụng khả năng của các thiết bị nhớ và tính toán, khả năng thiết kế mạch theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm lớp III dựa vào bộ vi xử lý và các mạch tích hợp để thay thế cho các hệ cơ khí. Cuối cùng, các sản phẩm lớp IV đánh dấu sự khởi đầu thực sự của hệ cơ điện tử, thông qua việc tích hợp các hệ cơ khí và điện tử. Ngày nay, với sự ra đời của lý thuyết “điều khiển bền vững”, ranh giới phân chia giữa lý thuyết điều khiển cổ điển và lý thuyết điều khiển hiện đại không còn tồn tại và việc ứng dụng máy tính số cũng như các bộ vi xử lý để tính toán, điều chỉnh chính xác cơ năng và để thích nghi với sự biến đổi của môi trường đã trở nên rất phổ biến trong các hệ điều khiển của các sản phẩm cơ điện tử [1]. 1.1.4. Khái niệm về công nghiệp cơ điện tử Công nghiệp cơ điện tử là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm, kỹ năng và dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ điện tử được đặc trưng bởi những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Trong ngành công nghiệp cơ điện tử có sự tích hợp hoặc giao thoa các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến thuộc nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau là cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử, điều khiển tự động và công nghệ thông tin, do vậy đòi hỏi phải có tư duy thiết kế và chế tạo liên ngành. - Trong công nghiệp cơ điện tử, thiết kế các sản phẩm là loại “thiết kế hướng tới thị trường”, khác với các loại thiết kế sản phẩm truyền thống là “thiết kế cho 18 đạt các chỉ tiêu kỹ thuật” hoặc thiết kế để “có giá thành rẻ nhất”. Thiết kế các sản phẩm cơ điện tử cho phép tạo ra các hệ thống có thể thực hiện được những chức năng mà khó có thể thực hiện được nếu không có điện tử số. - Trong công nghiệp cơ điện tử, các sản phẩm luôn luôn được đổi mới, do đó các hoạt động NC&PT cũng phải là những hoạt động liên tục và đòi hỏi chi phí cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. - Cấu trúc sản phẩm cơ điện tử khá phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công nghiệp nhằm đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và các yếu tố đầu vào. Các ngành công nghiệp hỗ trợ không chỉ bao hàm việc sản xuất hàng hóa, mà còn cả những dịch vụ khác nhau như thiết kế, kỹ thuật, tư vấn, sản xuất thử, thử nghiệm, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ. - Quá trình sản xuất đa phần các sản phẩm công nghiệp cơ điện tử thường sử dụng rất ít nguyên liệu, năng lượng, bởi lẽ các sản phẩm này đuợc thiết kế với mục tiêu hạn chế chi phí các nguồn nguyên liệu và năng lượng không tái tạo, cũng như nhằm bảo vệ môi trường, nên bắt buộc phải có vốn đầu tư ban đầu khá lớn. - Công nghiệp cơ điện tử có tiềm năng lớn về thị trường và do đó cạnh tranh toàn cầu để xuất khẩu các sản phẩm cơ điện tử trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. - Về góc độ quản lý kinh doanh, có thể thấy công nghiệp cơ điện tử là ngành kinh doanh "mạo hiểm cao và được bù đắp cao". Ngoài ra, do các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm hướng tới các yêu cầu có cá tính của người tiêu dùng, vì vậy ngành công nghiệp cơ điện tử phải có tính mềm dẻo cao để bảo đảm được thời gian đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh, kịp thời với các cơ hội kinh doanh nảy sinh liên tục trong quá trình phát triển của xã hội loài người. 1.2. Vai trò của cơ điện tử đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang phát triển ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường công nghiệp hoá, trong đó công nghệ nói chung, công nghệ cơ điện tử nói riêng đóng vai trò cốt lõi của mọi quá trình. Cơ điện tử là giai đoạn phát triển tự nhiên trong quá trình tiến hoá của thiết kế kỹ thuật hiện đại. Sự phát triển của máy tính, sau đó là các máy vi tính, máy tính nhúng, cùng sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm đã tạo nền tảng cho cơ điện tử có thể đóng vai trò trụ cột và là một trong những động lực chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của nhiều nước công nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới. 19 Trong xã hội hiện đại, vai trò của công nghệ nói chung, công nghệ cơ điện tử nói riêng ngày càng tăng lên. Những tiến bộ như vũ bão của công nghệ đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược phát triển của nhiều nước. Trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, máy móc chuyên dụng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với mô hình kinh tế trước đây, thì việc tự tạo cho mình một tiềm năng công nghiệp sản xuất được các thiết bị, máy móc chuyên dụng cung cấp cho các ngành công nghiệp và trên cơ sở đó mở rộng sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau là điều rất cần thiết. Nhưng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và tốc độ phát triển rất nhanh của KH&CN hiện nay, song song với phương thức thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa truyền thống, các quốc gia còn có thể thông qua việc hiện đại hoá công nghệ, áp dụng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, trong đó công nghiệp cơ điện tử (liên quan đến 4 trong số 5 ngành công nghiệp được các nước OECD coi là ngành công nghiệp công nghệ cao) có vai trò quan trọng để thực hiện thành công nhanh hơn, hợp lý hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mình. Phát triển cơ điện tử và ứng dụng cơ điện tử đối với mọi quốc gia trong giai đoạn này sẽ không chỉ là một công cụ tăng thu nhập và thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm, mà còn cho phép thâm nhập vào các ngành công nghiệp truyền thống, cải tạo, nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống trên cơ sở thực hiện hiện đại hóa, tự động hóa và thay đổi các thế hệ công nghiệp truyền thống và tập quán kinh tế - xã hội của nền sản xuất truyền thống. Trong các lĩnh vực kỹ thuật quân sự, cơ điện tử được ứng dụng từ rất sớm. Với xu hướng tạo ra các hệ thống vũ khí, khí tài có độ tinh khôn cao, phản ứng nhanh, các vũ khí có điều khiển hoạt động chính xác, tin cậy kể cả trong điều kiện tác chiến điện tử, hầu hết các nước trên thế giới đều đang tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các hệ thống tích hợp điều khiển tự động và tổ hợp vũ khí mới với mục tiêu làm cho vũ khí và tổ hợp vũ khí có những biến đổi cơ bản về chất, có uy lực mạnh hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn trên cơ sở ứng dụng những thành tựu kỳ diệu của cơ điện tử. Thực tế cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã cho thấy cùng một loại vũ khí truyền thống, nếu được trang bị các hệ thống điều khiển hiện đại, thông minh, uy lực và hiệu quả công phá được tăng lên gấp bội. Trong lĩnh vực an ninh, các sản phẩm cơ điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị mã hóa của ngành cơ yếu, trong bảo mật thông tin và an toàn mạng, trong các hệ thống báo động phòng cháy, phòng mất trộm tại các ngân hàng, các công sở, kho tàng, viện bảo tàng, v.v.... Sự tiến bộ nhanh chóng của cơ điện tử đã làm phong phú và đa dạng các thiết bị mã hóa, các thiết bị đảm bảo an ninh mạng, các hệ thống thiết bị tự động báo động, ngăn ngừa được nhiều tình huống phức tạp, bảo đảm an toàn xã hội. Trong lĩnh vực y tế, không kể xã hội giàu hay nghèo, sức khoẻ con người luôn được đặt lên hàng đầu vì con người là nguồn vốn quý nhất của mọi quốc gia. Việc phát triển thiết bị cơ điện tử y tế đóng vai trò quan trọng và càng có ý nghĩa hơn 20 khi bản thân thiết bị không những chỉ để chẩn đoán, điều trị bệnh và thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực liên quan (vật lý - nguồn năng lượng tia bức xạ, hệ thống quang học, hệ thống cảm biến - nhận dạng, công nghệ thông tin - xử lí ảnh,...) mà còn có hiệu ứng đomino đến việc phát triển các lĩnh vực khác như sinh hoá, chẩn đoán, trị liệu,... Tương tự nhiều nước đang phát triển, Việt Nam hôm nay tuy đã ở điểm xuất phát mới, nhưng bàn chân còn “dính” tại nền văn minh nông nghiệp. Những phương thức “thuần nông” còn tồn tại ở nhiều phần đất nước, trên 70% dân số còn là nông dân và sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế vẫn là sản phẩm nông nghiệp, việc ứng dụng và phát triển cơ điện tử trong các thiết bị và hệ thống thiết bị phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản là rất quan trọng, vì đây sẽ là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp nước ta cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không thể bước vào nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin mà thiếu một nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đủ mạnh. Phải ứng dụng công nghệ cơ điện tử, coi công nghệ cơ điện tử là công nghệ then chốt để hiện đại hóa ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy - ngành công nghiệp sản xuất ra các thiết bị máy móc cơ bản cung cấp cho các ngành công nghiệp khác như máy công cụ, máy động lực, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường điều khiển.... Ngoài ra, Việt Nam còn cần tiến tới tự chế tạo các sản phẩm công nghệ cao khác (bao gồm cả phần mềm và phần cứng) phục vụ thiết kế hệ cơ điện tử, robot thông minh và các công cụ khác thay thế con người trong một số lĩnh vực đặc biệt như trạm phát điện gió năng lượng mặt trời, tàu lặn phục vụ công tác nghiên cứu đại dương, v.v... Như vậy, cơ điện tử có vai trò không những là một trong những ngành công nghiệp dẫn đầu mang tính chiến lược của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo sức mạnh cạnh tranh tổng hợp cho đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mà còn là một ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong quốc phòng, an ninh và bảo vệ sức khỏe con người. Với quá trình hội nhập và mở cửa, nhiều công nghệ mới, nguồn vốn và thông tin đang dễ dàng đến với Việt Nam, việc phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay càng là giải pháp quan trọng và là bước đi cơ bản để thúc đẩy sự phát triển KH&CN, đồng thời đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo đảm an ninh quốc gia. 21 1.3. Nhận diện lại một số chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Do chưa có một định nghĩa toàn diện, chính xác về cơ điện tử, vì vậy cho đến thời điểm này Nhà nước vẫn chưa có các chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp cơ điện tử, mà chỉ có cho các ngành công nghiệp liên quan. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, có thể thấy các chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều bất hợp lý, thiếu sự nhất quán, thậm chí còn mâu thuẫn với quan điểm chung về phát triển công nghiệp của Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Sau đây là một số chính sách cụ thể: 1.3.1. Chính sách về nghiên cứu và phát triển Mặc dù đầu tư cho NC&PT sản phẩm mới, công nghệ mới trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước coi là rất cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, so với thế giới, Việt Nam vẫn còn thua kém rất xa về mức độ đầu tư thực tế cho hoạt động NC&PT. Theo số liệu thống kê, hiện nay đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP (trong đó đầu tư của Nhà nước là 2% tổng chi ngân sách, tương đương khoảng 0,5% GDP, đầu tư của khu vực ngoài nhà nước khoảng 0,1% GDP), trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho NC&PT của các nước EU là 1,95% GDP, Nhật Bản là 3,15% GDP, Trung Quốc là 1,31% GDP, Hoa Kỳ là 2,59% GDP và Hàn Quốc là 5% GDP[25]. Điều này phần nào đã làm cho giới trí thức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN khó có điều kiện phát huy hiệu quả. Hệ quả là, trong nhiều lĩnh vực kinh tế chúng ta mới chỉ đơn thuần xuất khẩu sản phẩm thô, hàm lượng chất xám cũng như tính “thông minh” trong sản phẩm rất ít. Ngay tại các doanh nghiệp SXKD, kinh phí dành cho hoạt động NC&PT sản phẩm mới, công nghệ mới cũng rất ít được các chủ doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Kết quả khảo sát 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp dành cho NC&PT để tạo ra sản phẩm mới, đổi mới công nghệ và thiết bị. Và, trong “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”, ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ - TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ, đề cập đến mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010, cũng chỉ có thể “Phấn đấu đưa tổng mức đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN (không chỉ riêng cho NC&PT) đạt 1,5% GDP vào năm 2010”. Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều cơ hội để đi tắt đón đầu. Nhưng do bị giới hạn bởi những định kiến có từ trước về chính sách đầu tư thiếu tầm nhìn chiến lược, các nhà làm chính sách chưa mạnh dạn và táo bạo trước những luồng gió mới về KH&CN nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư cho những công nghệ mới. Các nguồn vốn dành cho nghiên cứu KH&CN chưa được ưu tiên cho những thành quả có giá trị mà còn mang nặng tính “xin cho”. Đã đến 22 lúc Nhà nước cần chú trọng thực sự vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng hơn là chỉ học tập lý thuyết, đồng thời phải thể hiện rõ quyết tâm đột phá, đầu tư bài bản vào các lĩnh vực mới của công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ sinh học mới, công nghệ nano,… Ngoài ra, ngân sách Nhà nước phải được tập trung cho những nghiên cứu mới mang tính đột phá và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cho những nghiên cứu đi đầu về công nghệ cao để thực hiện thành công cuộc cách mạng về kinh tế. Một trong những hạn chế có thể kể đến nữa là chính sách đầu tư cho NC&PT của Việt Nam chưa đề cập phát triển loại hình đầu tư mạo hiểm cho KH&CN, một loại hình đầu tư có khả năng tạo ra một kênh cấp vốn hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KH&CN. Trong thực tế, hình thức đầu tư mạo hiểm cũng đã bắt đầu manh nha hình thành, tuy nhiên sự xuất hiện của hình thức đầu tư này cũng chỉ do các nhà đầu tư nước ngoài đề xuất khi họ quan tâm đến tiềm năng của thị trường Việt Nam, còn đối với Nhà nước Việt Nam, mà trực tiếp là Bộ Khoa học và Công nghệ thì chưa có sự quyết tâm và chưa đề xuất được những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạo hiểm trong nước hình thành và đưa loại hình đầu tư này vào hoạt động, phát triển theo hướng đóng góp nhiều cho phát triển KH&CN nước nhà. 1.3.2. Các chính sách thuế 1.3.2.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp Đất nước đang trên đà phát triển, phải nói đến có sự đóng góp to lớn của nhiều ngành, nhiều nghề thuộc mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ điện tử đã góp phần không nhỏ. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi đầu tư cho sản xuất các sản phẩm cơ điện tử tiêu dùng DÂN DỤNG và sản xuất các sản phẩm cơ điện tử là các loại máy móc CHUYÊN DỤNG có tính năng công nghệ cao còn nhiều bất hợp lý, hậu quả là tỷ trọng sản phẩm cơ điện tử tiêu dùng/sản phẩm cơ điện tử chuyên dụng quá lớn trong cơ cấu sản phẩm của toàn ngành. Có thể thấy tình trạng này qua một số dẫn chứng như sau: Hầu hết các sản phẩm cơ điện tử là các loại máy móc chuyên dụng có tính năng công nghệ cao phục vụ cho các ngành cơ khí chế tạo, hàng không, hàng hải, viễn thông, phát thanh truyền hình, an ninh quốc phòng, y tế, v.v… khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế là 0% do trong nước chưa sản xuất được. Mặc dù có thị trường lớn, nhưng các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn rất ít quan tâm đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm này tại Việt Nam, trong khi lại ồ ạt đầu tư vào sản xuất các sản phẩm cơ điện tử tiêu dùng dân dụng như tủ lạnh, máy giặt, ô tô, ... Điều này càng nhìn thấy rõ ràng hơn tại các cuộc triển lãm các thành tựu KH&CN, cuộc thi sản phẩm Quả cầu vàng, Sao vàng đất Việt, v.v… Ở đó có nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng có thương hiệu, nhưng thật hiếm khi xuất hiện các sản phẩm cơ điện tử là máy móc, thiết bị có tính năng công nghệ 23 cao, mang thương hiệu Việt Nam (Made in VietNam) đã thay thế được các chủng loại hàng hóa hiện đang nhập khẩu vào nước ta được hưởng mức thuế là 0%. Một dẫn chứng khác là trong “Danh mục & Thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu” do Bộ Tài chính ban hành có rất nhiều mặt hàng là các sản phẩm cơ điện tử (sau khi trích lược có trên 3700) khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất là 0%. Trong khi đó, qua khảo sát sơ bộ những chủng loại máy móc, thiết bị là các sản phẩm cơ điện tử đã được sản xuất tại Việt Nam và có mặt trên thị trường để thay thế nhập khẩu đếm không đến con số vài trăm, quả thật là quá ít. Điều này cho thấy, để phát triển nền kinh tế, Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng là các loại thiết bị công nghệ cao nói chung, các thiết bị là sản phẩm cơ điện tử nói riêng. Với mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%, Nhà nước đã không đề cập thu thuế đối với nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư sản xuất ra các loại sản phẩm là các máy móc, thiết bị công nghệ cao nhập khẩu nhằm tạo điều kiện ưu đãi tối đa cho nhập khẩu. Tuy nhiên, không thể kéo dài tình trạng này trong điều kiện các nhà đầu tư sản xuất công nghệ cao ở các nước công nghiệp phát triển đang có khuynh hướng chuyển dần đầu tư về các nước Châu Á để sản xuất mà Việt Nam đang trên đà phát triển, cải tổ hiệu quả và đang hội nhập là một địa chỉ có khả năng thu hút mạnh. Vấn đề là đầu tư làm cái gì và để bán cho thị trường nào, chính sách ưu đãi đầu tư ra sao là hợp lý là những bài toán đang đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà xây dựng chính sách vĩ mô đối với phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử nói riêng. Có thể lấy một ví dụ về những bất cập mà một doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa, thiết bị công nghệ cao họ sẽ gặp phải để xem xét. Với trên 3700 chủng loại hàng hóa, máy móc nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng mức thuế là 0%, nếu có một vài mặt hàng trong số này được sản xuất tại Việt Nam, chẳng hạn như đầu máy xe lửa chạy diesel, mã số mặt hàng C86021000, thiết bị dò luồng cá, mã số 90148020, thiết bị hỗ trợ thở, mã số 90200010 thì các doanh nghiệp sản xuất phải chịu 03 sắc thuế sau đây: - Thuế nguyên vật liệu đầu vào (vật tư, linh kiện, nguyên vật liệu) - Thuế VAT bán hàng ra. - Thuế thu nhập doanh nghiệp. Để các thiết bị được sản xuất tại Việt Nam và mang thương hiệu Việt (Made in Viêtnam) như các thiết bị nêu trên có khả năng cạnh tranh trên thị trường thì giá thành bán ra phải từ 60% đến 70% so với giá thành nhập khẩu, mặc dù các sản phẩm này có chất lượng tương đương, thậm chí có những chức năng ưu việt hơn hàng nhập khẩu. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ điện tử là các thiết bị chuyên dụng có tính năng công nghệ cao, vì trong khi trong cấu thành giá của các sản phẩm nhập khẩu chi phí khấu hao các phương tiện, công cụ để sản xuất là rất thấp, thậm chí bằng không do các nhà sản xuất trước đó đã có một thời gian khá dài tính khấu hao nên giá thành bán ra 24 thường là thấp, thì các sản phẩm sản xuất trong nước, ngoài chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công để sản xuất, giá thành của các sản phẩm này còn phải chịu chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng và các sắc thuế theo quy định của Nhà nước. Nghiên cứu Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng,…cho thấy Nhà nước đã quan tâm và đã có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ mạnh mẽ, tuy nhiên các chính sách ưu đãi này chỉ mới phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng dân dụng, mà chưa phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng là các máy móc, thiết bị chuyên dụng có tính năng công nghệ cao hiện đang nhập khẩu vào nước ta với mức thuế nhập khẩu được hưởng là 0%. Để bớt đi sự bất cập làm hạn chế đầu tư sản xuất, vấn đề ở đây không phải là yêu cầu tăng thuế nhập khẩu, mà mong muốn Nhà nước cần có nghiên cứu, rà soát để có những sửa đổi, bổ sung trong các chính sách nhằm tạo sự công bằng trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ điện tử là các loại máy móc, thiết bị chuyên dụng có tính năng công nghệ cao. Không thể để tình trạng cùng một chủng loại thiết bị như nhau, nếu nhập khẩu được miễn thuế 100% nhưng sản xuất trong nước thì phải chịu cả 03 sắc thuế. Nên chăng đối với các mặt hàng đang nhập khẩu vào Việt Nam có thuế suất thuế nhập khẩu là 0%, nếu được sản xuất tại Việt Nam và mang thương hiệu Việt để thay thế thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (Bổ sung vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Hai sắc thuế còn lại là thuế nguyên vật liệu đầu vào và thuế VAT có thể vẫn giữ nguyên, không miễn giảm hoặc nếu có giảm thì giảm theo lịch trình gia nhập WTO. Tuy chưa đạt sự công bằng đầy đủ, vì thuế nhập khẩu thông thường có giá trị lớn hơn thuế thu nhập khá nhiều, nhưng nếu được sửa đổi, bổ sung và áp dụng sẽ làm bớt đi sự bất hợp lý giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, đồng thời kích thích vào đầu tư sản xuất hàng công nghệ cao. Có thể thấy ngay lợi ích thiết thực từ việc sửa đổi, bổ sung này, đó là không thất thu thuế mà vẫn tạo được nguồn thu mới và đẩy mạnh được đầu tư sản xuất hàng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao và lợi ích lâu dài. Thực ra, đã nhiều năm nay, chúng ta không thu được thuế của các chủng loại, hàng hóa là các máy móc, thiết bị chuyên dụng có tính năng công nghệ cao bởi vì chúng ta không có sản xuất trong nước các chủng loại hàng hóa này để thu hoặc nếu có để thu thì do số lượng hàng hóa quá ít nên lượng thu không đáng kể và nhập khẩu thì thuế suất lại là 0%. Như vậy, nhìn tổng thể, chúng ta sẽ không bị thất thu thuế. Do đó, nếu chính sách tốt, hợp lý và công bằng thì chúng ta sẽ được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm xây dựng các nhà máy sản xuất các mặt hàng là các máy móc, thiết bị chuyên dụng có tính năng công nghệ cao tại Việt Nam để thay thế nhập khẩu. Nếu dược như vậy, trước mắt, chúng ta sẽ thu được thuế nguyên vật liệu đầu vào và thuế VAT đầu ra, đồng thời rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện cho “sản xuất hàng công nghệ cao thay thế nhập khẩu”. Khi đã có nhiều nhà máy sản xuất hàng công nghệ cao mang thương hiệu Việt thay thế được hàng nhập khẩu đang hưởng mức thuế 0%, và sản 25 xuất đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu thì chúng ta chỉ cần nâng mức thuế nhập khẩu mặt hàng đó từ 0% lên 1% hoặc cao hơn thì thời hạn để ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các mặt hàng sản xuất trong nước cũng có thể kết thúc. Có thể xem xét ví dụ tiếp theo cũng minh chứng cho sự thiếu hợp lý của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Như chúng ta đã đề cập, cơ điện tử là một ngành công nghiệp được tích hợp từ nhiều ngành kỹ thuật công nghệ cao, còn rất mới lạ đối với Việt Nam. Các sản phẩm cơ điện tử chuyên dụng đang được tung ra thị trường trong nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân hầu hết đều là những sản phẩm được thiết kế, chế tạo và phát triển trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các đề tài NCKH&PTCN và các dự án SXTN các cấp. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với các đơn vị NC&PT cũng như các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm này vẫn đang còn nhiều bất hợp lý. Trong khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các khu công nghệ cao được hưởng quá nhiều ưu đãi về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu hoạt động và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 9 năm tiếp theo), thì các đơn vị trong nước thực hiện các dự án SXTN để hoàn thiện và tung ra thị trường các sản phẩm cơ điện tử chỉ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 tháng (Điểm 2, Điều 40, Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) và trong Nghị định số 24/2007/NĐ - CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết về thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không còn nêu điểm này nữa mà chỉ nêu thời hạn miễn thuế tối đa không quá 01 năm đối với sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, kể từ ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm (Điểm 3, Điều 37, Nghị định số 24/2007/NĐ - CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ). Như vậy, các sản phẩm của các dự án SXTN về thực chất là các sản phẩm được làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam thì lại không được coi là các sản phẩm thuộc loại được ưu tiên miễn thuế và nếu xét để được miễn thuế thì thời hạn 01 năm quả là vô cùng ngắn ngủi so với những ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. 1.3.2.2. Về thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện Đầu những năm 2000, sau khi Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế CEPT/AFTA, Nhà nước đã có những điều chỉnh trong chính sách thuế đối với các ngành cơ khí, điện, điện tử và điện lạnh là những ngành liên quan đến ngành công nghiệp cơ điện tử. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này vẫn chưa giải quyết được những bất hợp lý. Ví dụ, theo Tổng công ty Điện tử - Tin học và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, ngành sản xuất điện tử trong nước sẽ khó khăn nếu Chính phủ không kịp thời giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các linh kiện điện tử rời (nguồn: VNECONOMY ngày 24/11/2005). Lộ trình giảm thuế CEPT/AFTA bắt đầu từ 01/01/2006 đối với Việt Nam chính là cơ hội cho các nước trong khu vực ồ 26 ạt xuất khẩu các loại sản phẩm nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ khó lòng cạnh tranh. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, các mã hàng cơ bản trong một sản phẩm hoàn chỉnh phải nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN chiếm tỷ lệ từ 70% đến 75% và đang chịu mức thuế MFN từ 5% - 30%, trong khi những mặt hàng chịu mức thuế CEPT/AFTA, chiếm tỷ lệ từ 25% đến 30% trong một sản phẩm hoàn chỉnh thì mức thuế CEPT/AFTA lại thấp hơn: từ 5 - 10% và từ năm 2012 có thể giảm xuống chỉ còn 0% - 5%. Cụ thể, mức thuế hiện nay lần lượt với MFN và CEPT/AFTA đối với một số mặt hàng như sau: - Máy biến áp trung tần: 30% - 10%; - Biến áp loại khác: 30% - 10%; - Loa đơn đã lắp vào hộp: 20% - 10%; - Loa chùm đã lắp vào 1 thùng loa: 20% - 10%; - Loa thùng: 20% - 10%; - Các loại loa khác: 20% - 10%; - Màn hình phẳng: 15% - 5%; - Cuộn lái tia và cuộn biến áp: 15% - 5% Có thể thấy bất hợp lý từ 2 cách tính thuế này: Thứ nhất, đây thực sự là cơ hội để các nhà sản xuất các sản phẩm cơ điện tử trong khu vực xuất khẩu hàng nguyên chiếc vào Việt Nam, nhiều nhà sản xuất trong nước sẽ thu hẹp sản xuất để chuyển sang phân phối, sửa chữa bảo hành và Việt Nam có thể sẽ trở thành thị trường độc quyền của các nhà sản xuất sản phẩm cơ điện tử nước ngoài. Thứ hai, các doanh nghiệp liên doanh, có vốn FDI sẽ sớm chuyển thành doanh nghiệp sở hữu 100% vốn, thu hẹp hoặc chấm dứt sản xuất, chuyển sang kinh doanh thành phẩm nhập khẩu theo tiến trình Việt Nam phải mở cửa hội nhập WTO. Tập đoàn SONY tuyên bố đình chỉ sản xuất tại Việt Nam để chuyển sang thương mại thuần túy trong thời gian vừa qua là một minh chứng rất cụ thể cho điều này. Trong năm 2006 và đầu năm 2007, Bộ Tài chính đã ban hành một số Quyết định như Quyết định số 08/2006/QĐ - BTC ngày 08/02/2006 về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng điện tử và Quyết định số 02/2007/QĐ - BTC ngày 05/01/2007 về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử. Theo đó các thuế suất nhập khẩu ưu đãi của hầu hết các linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử quan trọng mà trong nước chưa sản xuất được đã được điều chỉnh thành 27 mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới hợp lý, tạo thuận lợi cơ bản cho các doanh nghiệp cơ điện tử Việt Nam khi bước vào sân chơi WTO. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về việc bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 43/2006/QĐ - BTC ngày 29/8/2006 về việc bãi bỏ chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí, điện, điện tử. Theo Quyết định này, việc nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng của các ngành này được thực hiện theo quy định thuế nhập khẩu hiện hành, bước đầu đã có tác dụng khuyến khích phát triển các ngành cơ khí, điện, điện tử là những ngành liên quan mật thiết đến ngành công nghiệp cơ điện tử trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.3.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Quá trình toàn cầu hoá đã và đang thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới nhằm đáp ứng xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức đang được các nước ưu tiên, trong đó, lao động tri thức được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới (APEC, AFTA, WTO...), thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế song phương (Việt - Mỹ...) đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc. Trong những năm đổi mới, mạng lưới đào tạo, dạy nghề của nước ta đã có sự phát triển mạnh về quy mô và chất lượng đào tạo. Các cải cách về giáo dục, đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Một bộ phận lớn người lao động nước ta đã làm chủ được KH&CN mới, hiện đại chuyển giao từ nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệ tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ sinh học, máy móc thiết bị chính xác, hàng không, ... Chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực đã được đổi mới và đã có tác động lớn đến phát triển quy mô và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách trong nước và quốc tế thì các thể chế phát triển nguồn nhân lực nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, một số chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế nên đã có tác động hạn chế phát triển nguồn nhân lực tham gia vào phân công và hợp tác lao động ở quy mô rộng lớn và so với các nước trên thế giới, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn trong cạnh tranh và hội nhập vào qúa trình toàn cầu hoá. 28 Về nguyên tắc, phát triển nguồn nhân lực phải khắc phục được các khiếm khuyết và tồn tại của nguồn nhân lực cũng như tăng cường các yếu tố tác động tích cực đến phát triển nguồn nhân lực. Cho đến nay, một vấn đề có thể nhìn thấy rõ là các chương trình, dự án đầu tư nhiều khi chỉ chú trọng đến xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị mà đang bỏ qua vấn đề con người. Do đó, sau khi cơ sở vật chất và thiết bị được hoàn tất thì lại phải đắp chiếu bỏ không vì không có người sử dụng, hoặc sử dụng không đúng qui trình dẫn đến hỏng hóc trong ngày một ngày hai. Vì vậy, trong những năm trước mắt, đối với các ngành kinh tế nói chung, với ngành công nghiệp cơ điện tử nói riêng, Nhà nước cần sớm đưa ra một số giải pháp, chính sách nhằm: - Giải quyết tốt quan hệ giữa yêu cầu tăng nhanh quy mô giáo dục, lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nâng cao chất lượng của giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hướng vào nền kinh tế tri thức và tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá. - Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo lao động các ngành nghề công nghệ cao, trong đó có cơ điện tử thông qua hợp tác hiệu quả với các hãng, tập đoàn SXKD có KH&CN hiện đại và các tổ chức phát triển KH&CN trên thế giới. Chú trọng đào tạo và dạy nghề đáp ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta trên phương diện thế lực, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, khả năng thích ứng và các phẩm chất khác của lao động quốc tế thông qua môi trường giáo dục huấn luyện, đào tạo và tạo ra các quy trình, tiêu chuẩn hoạt động tại các cơ sở. - Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá, trong đó đặc biệt là các chính sách khuyến khích người lao động tham gia vào đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tiền lương và tiền công đối với hệ thống những người làm công tác đào tạo, dạy nghề và lao động chuyên môn kỹ thuật cao, Từ một số phân tích nêu trên, có thể thấy, trong suốt những năm đổi mới, công tác đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam đang có những hạn chế nhất định. Ngoài điều kiện thực hành cũng như thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề còn rất nghèo nàn, thiếu thốn, những thiết bị đang có thì đa phần đã lạc hậu so với thiết bị mà các doanh nghiệp đang vận hành khai thác, thì Nhà nước và các doanh nghiệp vẫn còn chưa chú trọng đúng mức tới khâu đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động. Do vậy, có thể thấy rằng nếu không sớm có những giải pháp, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hợp lý, kịp thời, Việt Nam khó có khả năng tạo ra những đột phá trong phát triển nguồn nhân lực trí tuệ phục vụ ngành công nghiệp công nghệ cao này và có thể phải chấp nhận thiệt thòi trong phân công lao động khu vực và thế giới, thiếu khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC). 29 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CƠ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam Như đã nêu ở trên, cơ điện tử là một lĩnh vực công nghệ cao kết nối đa ngành kỹ thuật. Sự phát triển cơ điện tử là xu hướng tất yếu của quá trình tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng ở Việt Nam, mãi đến năm 1992, sau khi Viện trưởng Viện Cơ điện tử - CHLB Đức giới thiệu về lịch sử phát triển và vai trò của cơ điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ điện tử mới thực sự được khởi động nghiên cứu và phát triển [18]. Tuy nhiên, có thể nói trong thời gian qua lĩnh vực cơ điện tử của nước ta đã có những chuyển biến vượt bậc. Trong chiến lược phát triển KH&CN của Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo, cơ điện tử đã trở thành một trong những lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Hợp tác quốc tế về cơ điện tử đã được thúc đẩy ở cả ba miền Nam, Trung, Bắc, từ hội nghị Nhật - Mỹ - Việt Nam RESSECE’98 ở Hà Nội, RESSCE’00 ở TP HCM đến trường hè về cơ điện tử ở Đà Nẵng năm 2002 và Hội nghị cơ điện tử quốc tế lần 9 tại Hà Nội vào tháng 11/2004. Ở trong nước, các Hội nghị toàn quốc về cơ điện tử lần thứ nhất vào năm 2002, lần thứ hai vào năm 2004, lần thứ ba vào năm 2006 và gần đây là lần thứ tư vào tháng 10/2008 tại Đà Nẵng cũng đã được tổ chức một cách đều đặn, có nội dung phong phú, hấp dẫn và tập hợp được đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo, các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử. Các cuộc thi sáng tạo robot cũng đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ tiếp cận đến các phương pháp và kỹ năng thiết kế và tích hợp các sản phẩm cơ điện tử. Mặc dù chưa có một hệ thống chính sách nhất quán dành riêng cho phát triển cơ điện tử, nhưng trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư phát triển cụ thể cho các lĩnh vực KH&CN liên quan đến phát triển cơ điện tử như công nghệ cơ khí chế tạo máy, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh "Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động trong đó có công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm" [3]. Với hệ thống chính sách tuy rất riêng biệt này, nhưng phần nào cũng đã tạo được sự đột phá trong phát triển cơ điện tử. Sau đây là một số nét tổng quan về thực trạng phát triển cơ điện tử ở Việt Nam trong những năm qua: 30 2.1.1. Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCKH&PTCN) Trong khoảng 15 năm qua, nước ta đã có những hoạt động nghiên cứu bước đầu về cơ điện tử. Đó là các đề tài NCKH&PTCN thuộc các chương trình NCKH&PTCN cấp Nhà nước như KC.03 - Chương trình NCKH&PTCN Tự động hoá, KC.05 - Chương trình NCKH&PTCN Cơ khí chế tạo, KC.06 - Chương trình NCKH&PTCN Công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Cùng với các kết quả về thực nghiệm, một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước hoặc báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế. Có thể điểm qua một số thành tựu nổi bật trong NCKH&PTCN các lĩnh vực liên quan đến cơ điện tử như sau [22]: a. Về công nghệ cơ khí chế tạo máy Với mục tiêu nắm vững và làm chủ các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào chế tạo máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế ở Việt Nam, một số công nghệ điển hình trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy đã được tiếp cận nghiên cứu và triển khai ứng dụng thành công như công nghệ hàn và gia công áp lực, công nghệ đúc các chi tiết đặc biệt bằng gang cầu từ nguyên liệu trong nước, công nghệ gia công biến dạng dẻo, công nghệ xử lý bề mặt bao gồm công nghệ mạ xoa và công nghệ phun phủ, công nghệ gia công chính xác và công nghệ tạo mẫu nhanh, trong đó đáng kể nhất là công nghệ tạo mẫu nhanh - một trong những công nghệ hiện đại của thế giới mới được hình thành và phát triển ứng dụng trong những năm 1990. Với công nghệ này các nhà khoa học đã thực hiện thành công việc tạo mẫu phức tạp trong lĩnh vực y sinh học, mở ra một hướng đi mới cho các cơ sở sản xuất cơ khí. Các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của các đề tài NCKH&PTCN thuộc chương trình NCKH&PTCN cơ khí chế tạo máy như máy cắt plasma, máy phay - tiện CNC, máy ép thuỷ lực PLC 400 tấn, máy CNC 5 trục, máy tiện băng nghiêng, v.v... đều là những máy móc, thiết bị hiện đại đã tích hợp được những thành tựu tiên tiến nhất của các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn sản xuất. Đặc biệt việc nghiên cứu tính toán song song hiệu năng cao cho hệ thống máy công cụ CNC đã cho phép kết nối gia công chế tạo các chi tiết máy phức tạp trên các máy công cụ một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các nhà máy cơ khí nước nhà. Ngoài ra, một số sản phẩm cơ khí khác như các loại dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, dây chuyền chế biến tinh bột sắn, dây chuyền sản xuất phân bón, các loại trạm trộn bê tông asphal, bê tông xi măng cũng đã được chế tạo thành công. Đây là những dây chuyền sản xuất có thiết bị đồng bộ được điều khiển tự động, có các tính năng kỹ thuật và chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu. 31 Ngành cơ khí đóng tàu đã làm chủ và đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại trong thiết kế và công nghệ chế tạo, nhờ đó đã tạo ra những bước đột phá, nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành. Các thiết bị cơ khí xây dựng được nghiên cứu và chế tạo cũng đã được ứng dụng và tạo ra hiệu quả to lớn như thiết bị nâng bằng xi lanh thủy lực có sức nâng 400 tấn đang sử dụng tại công trình thủy điện Sơn La, thiết bị đóng cọc đang phục vụ thi công các công trình biển. Có thể khẳng định năng lực công nghệ nội sinh của ngành cơ khí chế tạo máy ngày một nâng cao. Từ chỗ chỉ sản xuất được những sản phẩm cơ khí đơn giản với công nghệ lạc hậu, ngày nay đã thích nghi và làm chủ nhiều công nghệ phức tạp và công nghệ cao như CNC, CAD, CAE, CAM, tạo ra nhiều sản phẩm mới, giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. b. Về công nghệ thông tin và truyền thông Trình độ KH&CN của nước ta trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ, thiết kế chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng hệ thống SPM, là hệ thiết bị thuộc loại công nghệ cao cấp hiện nay trên thế giới. Đây là một kết quả đáng ghi nhận và đáng khích lệ, vì qua kết quả này vị thế KH&CN của Việt Nam đã được nâng cao. Với hệ thống kính hiển vi phân hình (Scanning Probe Microscope - SPM), hình ảnh bề mặt của mọi chất liệu được quan sát với độ phóng đại từ hàng ngàn cho đến vài triệu lần và bước đầu đã được đưa vào ứng dụng có kết quả cho hai lĩnh vực KH&CN hiện đại là công nghệ nano (chụp topography cho các vật liệu đến cỡ nanomet) và công nghệ sinh học phân tử (chụp ảnh virus để nghiên cứu). Chủ động hoàn toàn việc chế tạo hệ thống bộ đàm số sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) với trạm thu phát sóng dùng trong mạng di động không dây (BTS) và các máy bộ đàm cầm tay và bộ đàm di động trên cơ sở ứng dụng công nghệ mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC). Chế tạo trạm tách ghép kênh số nhằm xây dựng hệ thống thông tin đa phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng. Đã làm chủ được công nghệ chế tạo thiết bị quang tích hợp là một hướng công nghệ cao rất quan trọng vì nó có thể tạo nên những tiến bộ mang ý nghĩa đột phá trong các ngành công nghệ thông tin và viễn thông, phục vụ quốc phòng theo hướng hiện đại hoá vũ khí. Thiết kế được một số chủng loại linh kiện 32 bit, 64 bit và 128 bit với tốc độ truyền 33MHZ, 66MHZ trên cơ sở các bán thành phẩm mạch logic khả trình trực tuyến (FPGA) với các phần mềm điều khiển và phát triển ứng dụng cho linh kiện. 32 Trên cơ sở kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật thời gian thực, đã tạo ra được một số thiết bị, phòng thí nghiệm ảo để hỗ trợ hoặc thay thế các thiết bị thí nghiệm đắt tiền trong các phòng thí nghiệm cơ sở và chuyên ngành khác nhau. Đã phát triển và ứng dụng công nghệ mô phỏng phục vụ xử lý tín hiệu rađa và ứng dụng trong ngành dầu khí. Làm chủ công nghệ, kỹ thuật phân biệt, nhận dạng các đối tượng thông qua chân dung, thiết kế chế tạo thử mẫu bộ xử lý số chuyên dụng và máy tính công nghiệp thay đổi hẳn chất lượng dòng tin đầu ra đối với một số hệ thống định vị vô tuyến hiện có trong dân sự (vận tải hàng không, đường biển) và trong quân sự (hải quân, phòng không - không quân). Đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin cho các mạng dùng giao thức liên mạng máy tính (Internetworking Protocol - IP), đưa ra được các giải pháp an toàn, an ninh cho các mạng IP được áp dụng trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là thương mại điện tử. Đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển mạng và dịch vụ viễn thông trên các mạng sử dụng giao thức IP, công nghệ Internet phiên bản 6 (thế hệ 2) để định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ mới trên mạng Internet. Lựa chọn công nghệ phù hợp trên cơ sở công nghệ tiên tiến, tính toán hiệu quả kinh tế và tính khả thi để mở rộng ứng dụng điện thoại di động từ hệ 2G lên 3G. Đã làm chủ lĩnh vực thiết kế phần mềm trong các thiết bị thu, phát hình số, tiếp cận công nghệ chế tạo các loại máy thu, phát thanh số nhằm đưa nhanh công nghệ số hoá vào phát thanh và thu thanh, tiết kiệm băng tần, nâng cao chất lượng âm thanh, góp phần phát triển truyền hình số và phát thanh số tại Việt Nam. Đây là một hướng ưu tiên của nước ta và của cả thế giới. Để chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh đầu tiên của Việt Nam vào tháng 4 năm 2008, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu xây dựng cấu trúc hệ thống viễn thông mặt đất nhằm sử dụng có hiệu quả vệ tinh VINASAT, góp phần đáng kể vào việc khai thác vệ tinh sau này. Công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam (bao gồm công nghiệp phần cứng máy tính, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung) phát triển với tốc độ trung bình 25% năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005 vào khoảng 2,5 tỷ USD. Một số khu phần mềm tập trung phát triển với tốc độ cao, thu hút đầu tư của nhiều công ty trong và ngoài nước như Công viên Phần mềm Quang Trung, E - Tower (TP.Hồ Chí Minh), Softech (Đà Nẵng). Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông phát triển nhanh, sản phẩm hiện đại, hàng năm chiếm giá trị 35 - 40% thị trường trong nước và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Công nghiệp phần cứng đang có cơ hội đột phá với sự tham gia 33 của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Canon, Panasonic, Fujitsu…. Các công ty trong nước, đặc biệt một số công ty sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam (FPT Elead, CMS) đang gia tăng với tỷ trọng lớn. c. Về Công nghệ Vật liệu mới - Công nghệ nano Về vật liệu, từ các kết quả nghiên cứu đã chế tạo thành công nhiều nhóm vật liệu mới thuộc các lĩnh vực vật liệu kim loại, vô cơ - silicat, polyme composit, vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu bảo vệ chống tác động của khí hậu và polyme thân thiện môi trường, phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước và thay thế một khối lượng đáng kể vật liệu và sản phẩm nhập khẩu, cụ thể là: Đã xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo 07 loại sản phẩm hợp kim trung gian khác nhau, đó là hợp kim FeREMg, hợp kim Fero FeREMgTi (4- 5%Mg, 10% RE và khoảng 4%Ti); hợp kim Fero FeREMgCa (6-7%Mg, 10% RE và khoảng 5%Ca); hợp kim Fero FeRECa, hợp kim Fero Titan FeTi (khoảng 30% Ti); xỉ Titan (85 - 90% TiO2 ). Đã nghiên cứu và chế tạo thành công 07 hệ vật liệu polyme composit lai tạo trên cơ sở nhựa PP, PEKN và epoxy với các loại sợi dừa, đay, tre, thuỷ tinh, cacbon và kevlar và các loại vật liệu polyme y sinh trên cơ sở cacbon, composit cacbon, polyuretan,...Một số sản phẩm bằng vật liệu cacbon y sinh đã được nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm cấy ghép trong cơ thể. Đã tiến hành nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu cảm biến và tạo ra được nhiều loại sensor, thiết bị đo phục vụ cho các mục đích khác nhau. Xây dựng được công nghệ chế tạo vật liệu gốm áp điện, trên cơ sở đó đã chế tạo một số xuyến để làm đầu phát siêu âm cho máy rửa siêu âm. Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu từ tính mới dạng khối, dạng màng mỏng, nano tinh thể để sản xuất biến áp tần số, biến áp nguồn, biến áp xung, máy đo từ trường và máy dò kim loại. Đã chế tạo thiết bị xử lý bụi, vi khuẩn, độc tố hoá chất, nước để nâng cao chất lượng các sản phẩm và thủy sản xuất khẩu như các thiết bị điều chế không khí vô trùng xử lý bụi, vi khuẩn như Khóa không khí (AIRSHOWER), Buồng an toàn sinh học cấp II (BAS - II), Tủ truyền (PASS BOX), Phòng sạch (Clean room), Buồng thổi gió vô trùng (LAF); Các thiết bị xử lý hơi hoá chất độc hại như Tủ hút hóa chất (Chemical foom hoods), Buồng an toàn hữu cơ (BAO), Tủ hút hóa chất hữu cơ (AIRSORB), Chụp hút cánh tay di động; Một số phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp… Về công nghệ nano, một số kết quả khoa học công nghệ có giá trị đã được nghiên cứu thành công như các hệ nano tinh thể bán dẫn họ AIIBVI, các laser vi 34 cầu, vật liệu dẫn sóng phẳng có khả năng ứng dụng trong công nghệ quang tử hiện đại và kỹ thuật đánh dấu. Đã chế tạo thành công cấu trúc nano hình dây, thanh, băng, ống, đĩa của các oxit và bán dẫn II-VI bằng phương pháp bay bốc nhiệt; chế tạo màng kim cương nano bằng phương pháp HFCVD và bằng phương pháp CVD; chế tạo các polyme dẫn điện có cấu trúc nano và các nano composit tổ hợp nanoclay với polyme dẫn điện để ứng dụng làm vật liệu bảo vệ chống ăn mòn, vật liệu hấp thụ sóng viba; tổng hợp thành công vật liệu ưa hữu cơ nano mao quản Si - MCM - 41, thử nghiệm làm chất hấp thụ chọn lọc, làm nền tảng cho việc chế tạo các máy tách nitơ - oxy từ không khí. d. Về Công nghệ Tự động hoá Đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống tự động thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các đối tượng phân tán trên diện rộng trong điều kiện và môi trường khắc nghiệt, có khả năng kết nối các loại kênh truyền: thoại, vô tuyến, cáp quang... Các thiết bị của hệ thống được chế tạo trên cơ sở các công nghệ hiện đại như công nghệ nhúng, CPLD, FPGA, công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại, công nghệ laser, đảm bảo độ ổn định, độ tin cậy và tuổi thọ cao. Đã làm chủ được công nghệ xử lý ảnh động với tốc độ >25 ảnh /giây, tạo ra công nghệ thiết kế chế tạo hệ thống tự động bám sát mục tiêu có độ chính xác cao. Hệ thống do ta thiết kế chế tạo đạt các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến nhưng với giá thành chỉ khoảng 25 - 30% giá nhập ngoại, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng triệu USD mỗi hệ. Từ kết quả của đề tài “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hoá quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam”, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công công nghệ lập trình vi mạch để chế tạo ra trạm mặt đất mới thay thế trạm mặt đất cũ của Pháp bị hỏng để duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống đo Carota điện Sodesep (gồm máy giếng và trạm mặt đất) và đã lựa chọn được các thông số tối ưu cho việc thiết kế chế tạo hệ thống máy giếng đo kiểm tra khai thác. Hệ thống này hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt ở nhiệt độ cao (150 độ C đến 168 độ C). Đây là thiết bị mới lần đầu tiên được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tại Việt Nam. Từng bước làm chủ từ khâu thiết kế, chế tạo và lắp ráp các hệ điều khiển số trực tiếp bằng máy tính chuyên dụng (Computer Nomerical Control - CNC) nhằm nâng cấp các máy công cụ, đáp ứng nhu cầu CNC hoá đối với hàng chục ngàn máy công cụ tại các cơ sở sản xuất trong nước. Đã tiến hành nghiên cứu về CNC thông minh, với sản phẩm đặc trưng như máy phay CNC 3 trục có bộ điều khiển thông minh và xây dựng mô hình Hexapol mở ra nhiều khả năng ứng dụng. Đã chế tạo thành công thiết bị tự động điều khiển cắt bằng tia laser công suất 1 kW, có thể cắt vật liệu có tính chất cơ lý khác nhau theo các đường cong phức tạp, 35 đảm bảo vết cắt nhỏ gọn, đáp ứng yêu cầu gia công trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đã chế tạo thành công các hệ thống điều khiển giám sát, cả phần cứng và phần mềm cho các dây chuyền sản xuất định lượng theo mẻ, hoặc liên tục như các loại trạm trộn bê tông asphal, các loại dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, phân bón. Các hệ thống này có tính năng kỹ thuật tương đương với các hệ thống của nước ngoài và giá thành sản phẩm chỉ bằng một phần hai giá các sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành dây chuyền chế biến thức ăn gia súc quy mô 5 tấn/giờ điều khiển tự động hoàn toàn. Dây chuyền có năng suất tăng hơn so với yêu cầu thiết kế 20% (7 tấn/giờ ), hệ thống cân định lượng đạt độ chính xác cao (sai số nhỏ hơn 0,4%), độ đồng đều của sản phẩm đạt trên 99%, giá thành dây chuyền thấp, chỉ bằng 35% giá của dây chuyền cùng loại của nước ngoài. Đặc biệt sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, ổn định và đã được công nhận đạt chất lượng quốc tế, đồng thời góp phần làm giảm được 70% số lao động làm việc. Đã chế tạo thành công thiết bị tự động đo khí metan cầm tay và hệ thống SCADA dùng để giám sát và điều khiển các thông số khí độc hại trong khai thác hầm lò. Các thiết bị và hệ thống SCADA đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn Việt Nam, có tính năng tương đương nhưng với giá thành thấp hơn nhiều so với nhập ngoại. Đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị lọc bụi chất lượng cao, được điều khiển theo chương trình, có tác dụng bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, giảm bụi phát sinh trong các nhà máy. Trên cơ sở ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động phân tán (Distributed Control Systems - DCS), đã thiết kế và chế tạo thành công máng khí động năng suất 350 tấn/giờ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bột xi măng rời đến các công trình xây dựng, giá thành bằng 50% giá nhập ngoại và dây chuyền hệ thống nồi nấu bột giấy kiểu đứng 140m3 (15.000 tấn/năm) cho Công ty giấy Đồng Nai, giảm nhập ngoại, tiết kiệm ngoại tệ. Đã triển khai công nghệ tự động hoá tích hợp, là công nghệ gắn kết trên cơ sở hệ thống tự động hoá công nghệ sản xuất với hệ thống tự động hoá quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình SXKD, bước đầu phát huy hiệu quả tốt tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, thí dụ như Nhà máy sản xuất cáp viễn thông SACOM, Nhà máy may SAIGON, v.v... Đã tạo ra được một số sản phẩm gồm các loại robot có công dụng khác nhau, với mức độ thông minh khác nhau và đưa vào ứng dụng tại một số cơ sở sản xuất 36 công nghiệp, như robot hàn ứng dụng tại Nhà máy đóng tàu Hà Nội, robot sơn ứng dụng tại Nhà máy sửa chữa tăng, thiết giáp (Bộ Quốc phòng). Việc chế tạo robot thông minh đang được tiếp tục hoàn thiện và đưa vào ứng dụng từng bước trong công tác phòng, chống các bệnh lây lan tại các bệnh viện trong ngành y tế và phục vụ các dây chuyền sản xuất thuốc nổ thuộc lĩnh vực quốc phòng. Đã làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo các cấu kiện, cụm cấu kiện chức năng, các thiết bị và hệ thống tự động hoá với các độ phức tạp và mức độ thông minh khác nhau, thay thế nhập ngoại, phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo trong các trường đại học, các trường cao đẳng, dạy nghề. Việc áp dụng các kết quả đó vào các cơ sở đào tạo ngày càng trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tự động hoá và các lĩnh vực có liên quan. Ngoài các nội dung nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thực tế, các đề tài NCKH&PTCN còn tiếp cận với các công nghệ mới, hiện đại có triển vọng trong lĩnh vực tự động hoá như phỏng sinh học, điều khiển thông minh trên cơ sở trí tuệ nhân tạo, v.v... Các kết quả nghiên cứu theo hướng này sẽ mở ra các nghiên cứu ứng dụng hiện đại và hiệu quả trong thời gian tới. Thành công trong NCKH&PTCN của các ngành liên quan đến cơ điện tử nêu trên là rất nhiều và đáng trân trọng. Đặc biệt trong 12 công trình, cụm công trình vinh dự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2005 thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có hai công trình thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung và cơ điện tử nói riêng là công trình "Nghiên cứu, thiết chế chế tạo cụm thiết bị cơ điện tử cho công nghiệp" do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đề cử [34] và công trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí - tự động hoá trong công nghiệp chế biến một số nông sản, thực phẩm" do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đề cử. Điều này chứng tỏ hiện tại các đề tài NCKH&PTCN về cơ điện tử ở Việt Nam đã có những bước đột phá, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đã trở thành một xu thế phát triển của ngành cơ khí và tự động hoá hiện đại. Tuy nhiên, do các đề tài này phải thực hiện thông qua các chương trình NCKH&PTCN như KC.03, KC.05 và KC.06 đã nêu ở trên mang tính tự phát theo khả năng sẵn có của từng đơn vị nghiên cứu, nên chưa có điều kiện để tiếp cận một cách tổng thể và xuyên suốt trong nhiều năm đối với lĩnh vực KH&CN đa ngành này và do đó mục tiêu, nội dung nghiên cứu của các đề tài còn rời rạc, thiếu sự gắn kết với nhau, thiếu đầu tư chiều sâu và kết quả thu được chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa có nhiều sản phẩm cơ điện tử trở thành các sản phẩm có thể thương mại hoá và cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Hơn nữa, hầu hết các kết quả NCKH&PTCN thu được đều thực hiện tại các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học, rất ít kết quả được nghiên cứu phát triển tại các doanh nghiệp SXKD. 37 Song song với việc đầu tư cho NCKH&PTCN để đạt được những thành công nêu trên, trong những năm gần đây Nhà nước cũng đã đầu tư cho nhiều cơ sở nghiên cứu và trường đại học như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, v.v... nhiều phòng thí nghiệm phục vụ NCKH&PTCN trong các lĩnh vực liên quan đến cơ điện tử như điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ chế tạo máy, v.v... Các phòng thí nghiệm này sẽ là tiền đề tiếp nối cho việc xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng cơ điện tử trong thời gian tới. 2.1.2. Về sản xuất sản phẩm cơ điện tử Công nghệ cơ điện tử là một công nghệ triển vọng của thế kỷ XXI, là một hướng ưu tiên cơ bản của phát triển ngành cơ học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà. Trên con đường hội nhập, với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, nhiều thiết bị cơ điện tử đã được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy, đa số các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ điện tử là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài và chủ yếu là lắp ráp và phục vụ cho xuất khẩu, việc tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào sản xuất các sản phẩm cơ điện tử nhìn chung còn rất ít hoặc chưa được quan tâm đúng mức. Dưới đây là một số nhóm sản phẩm cơ điện tử điển hình đã được chế tạo phục vụ sản xuất trong một số ngành công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế khác ở Việt Nam: Sản phẩm cơ điện tử trong dân dụng: thiết bị cảnh báo, bếp từ, đầu VCD, máy giặt, điều hòa kỹ thuật số, máy in, máy ảnh kỹ thuật số,... là những sản phẩm mang tính thông minh nhưng không quá phức tạp về cấu hình. Sự thông minh nằm nhiều ở phần điều khiển (phần cứng và phần mềm của thiết bị), phần mà theo nhận định của nhiều chuyên gia là thuộc thế mạnh của người Việt Nam. Mặc dù giá trị gia tăng không cao, nhưng với đất nước trên 85 triệu dân, đây là những sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn. Để không bị Trung Quốc và Hàn Quốc “qua mặt” và làm chủ thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như các công ty liên doanh với nước ngoài đã tiến hành đầu tư các dây chuyền thiết bị và công nghệ để lắp ráp, sản xuất các sản phẩm này. Có thể kể ra trên địa bàn Tp. Hà Nội các doanh nghiệp có sản lượng lớn các sản phẩm nêu trên là Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) với các sản phẩm TV, đầu đĩa DVD, máy tính cá nhân, máy tính xách tay và các loại đầu thu kỹ thuật số; Công ty máy tính Thế Trung với các sản phẩm máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính chủ và linh kiện máy tính; Công ty Canon Việt Nam với các sản phẩm máy in phun, máy photocopy, máy ảnh kỹ thuật số; Công ty TOA Việt Nam với các sản phẩm camera an ninh; Công ty SATO Việt Nam với các sản phẩm máy in, máy dán nhãn, Công ty LG Việt Nam với các sản phẩm máy giặt, điều hòa kỹ thuất số, các sản phẩm nghe nhìn. Nhìn chung các sản phẩm được các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất đã chiếm lĩnh được 38 thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm của các công ty liên doanh với nước ngoài. Thiết bị và hệ thống thiết bị cơ điện tử chuyên dụng: các loại máy công cụ CNC, các loại trạm trộn bê tông asphal, bê tông xi măng tự động, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, dây chuyền chế biến nông sản, dây chuyền sản xuất xi măng, các loại cân điện tử, các hệ thống hút bụi công nghiệp, các hệ thống xử lý nước cấp và nước thải công nghiệp,…. là kết quả nghiên cứu của các đề tài NCKH&PTCN trong các giai đoạn từ 1991 đến nay và đang được triển khai rộng rãi trong thực tiễn sản xuất ở khắp mọi miền của tổ quốc. Các đơn vị có doanh thu lớn từ các sản phẩm này là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, Công ty Cơ khí Công trình - Bộ GTVT, Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI), Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA), Viện Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo máy nông nghiệp, Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,... Thực tế hoạt động ổn định, tin cậy, chính xác và có độ bền cao của các thiết bị và hệ thống thiết bị nêu trên đã khẳng định trình độ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo của ngành công nghiệp Việt Nam trong xu thế cạnh tranh gay gắt và hội nhập kinh tế toàn cầu. Với giá thành hạ, chất lượng đảm bảo, các sản phẩm này đã hoàn toàn có khả năng phát triển và ứng dụng một cách hợp lý để thay thế dần các sản phẩm nhập ngoại. Các loại robot công nghiệp: là một trong những loại sản phẩm đặc trưng nhất của ngành công nghiệp cơ điện tử. Hiện tại các loại robot công nghiệp đang được sản xuất, lắp ráp tại các nhà máy trong khu Nomura - Hải Phòng và một số đơn vị trong nước. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2005 Tp. Hồ Chí Minh đã cho khởi động Chương trình chế tạo robot cho doanh nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 [14]. Chương trình được thực hiện với sự liên kết của 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất và doanh nghiệp) của trường Đại học Quốc gia và Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị mới Neptech, Công ty Chế tạo máy Sinco, Trung tâm Kiểm định - Đo lường - Chất lượng khu vực II, Tổng Cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) và Phân hội Robot Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (2005 - 2006): Khởi động Chương trình - Giai đoạn II (2007 - 2008): Hoàn thiện và mở rộng phạm vi chuyển giao - Giai đoạn III (2009 - 2010): Xác nhận sự hiện diện trong khu vực Ngay trong năm 2005, Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã quyết định đầu tư cho Chương trình Chế tạo robot công nghiệp 50 tỷ đồng. Mục tiêu của Chương trình là nhằm đáp ứng nhu cầu robot đang trở nên cấp thiết trong công nghiệp. Trước mắt phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ngay 16 tay robot các loại để gắp sản phẩm nhựa theo các đơn đặt hàng đến từ Công ty Tân Kỷ Nguyên, 01 robot hàn thiết bị áp lực trong ngành thực phẩm theo đơn đặt hàng của Công ty Trung Tín và 01 robot hàn thẳng và hàn đường cong theo đơn đặt hàng của Công ty 39 Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn. Thành phố đặt mục tiêu rất cụ thể cho chương trình là phải sản xuất các robot có giá thấp hơn giá nhập ngoại từ 20 đến 30% nhưng chất lượng phải tương đương, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp với một chế độ bảo hành nghiêm túc. Thiết bị cơ điện tử trong lĩnh vực y tế: Nghiên cứu, chế tạo và phát triển các thiết bị cơ điện tử y tế là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Ngoài việc đầu tư, trang bị cho ngành y tế để chăm lo sức khỏe con người - nguồn vốn quý nhất của mọi quốc gia, việc phát triển các thiết bị cơ điện tử y tế còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực liên quan khác như vật lý (nguồn năng lượng tia bức xạ, hệ thống quang học, hệ thống cảm biến), công nghệ thông tin (nhận dạng, xử lí ảnh,...), sinh hoá, chẩn đoán, trị liệu,...Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực nghiên cứu, thiết kế của các đơn vị trong nước, một số thiết bị cơ điện tử trong lĩnh vực y tế đã ra đời. Điển hình là các thiết bị có ứng dụng công nghệ laser như máy tán sỏi ngoài cơ thể model Limed ESWL98/LTTD, dao mổ điện cao tần model LTTD 350 2K1/01 và model LTTD 350 2K1/03, các loại thiết bị phẫu thuật laser của Trung tâm công nghệ laser (NACENLAS) trực thuộc Viện ứng dụng công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, các thiết bị thăm khám thai nhi, thiết bị siêu âm mạch máu, máy siêu âm Doppler máu liên tục hai chiều, máy điện tim vi tính, máy điện não có ghép nối với máy tính của Công ty Điện tử y tế kỹ thuật cao (AMEC), các thiết bị vi sóng trị liệu, các thiết bị điều trị tần số thấp, thiết bị laser bán dẫn hồng ngoại chiếu ngoài đầu phát chùm, thiết bị khí dung siêu âm của Viện Vật lý - Y sinh học trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nhìn chung các thiết bị cơ điện tử y tế do các đơn vị trong nước sản xuất đã có chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên thị phần chưa đáng kể do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều và tính ổn định chưa cao. Những kết quả trên đây quả là nhỏ bé, nhưng ít nhiều cũng thể hiện được sự đột phá của công nghiệp cơ điện tử. Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế không biên giới, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu, nên rất cần một định hướng chiến lược cho ngành công nghiệp cơ điện tử, trong đó, do đặc trưng tích hợp đa ngành của các sản phẩm cơ điện tử, cần đặc biệt chú trọng phát triển các mối liên kết trong sản xuất và xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (supporting industry) đủ mạnh. Sau đây là thực trạng một số yếu tố liên quan đến sản xuất sản phẩm cơ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: a. Trình độ thiết kế sản phẩm cơ điện tử Cơ điện tử là một lĩnh vực KH&CN liên ngành, tích hợp trong mỗi sản phẩm của nó các thành tựu mới nhất của cơ khí chế tạo, điện tử, lý thuyết điều khiển, công nghệ thông tin và vật liệu mới. Vì vậy, trong thiết kế các sản phẩm cơ điện tử, thay vì theo phương pháp liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên như hiện nay, đòi hỏi phải có tư duy phát triển mang tính hệ thống và phải sử dụng các công cụ thiết kế hiện đại, có khả năng mô hình hóa và mô phỏng hệ thống lớn để 40 có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng, đa dạng về chức năng, giá thành rẻ và tốc độ tung sản phẩm ra thị trường. Thiết kế cơ điện tử là một quá trình tiến hoá tự nhiên, bắt đầu từ việc định rõ tập các yêu cầu và đặc tính kỹ thuật và sau đó là tối ưu hoá các chức năng của hệ cơ điện tử thông qua một loạt các bước cải tiến nhằm thoả mãn tập các yêu cầu và đặc tính kỹ thuật đặt ra. Với đặc trưng này, đội ngũ những người làm công tác thiết kế các hệ cơ điện tử phải hiểu biết sâu rộng một số kiến thức sau đây: - Hệ cơ điện tử là gì - Các chức năng của hệ cơ điện tử - Các phương pháp tích hợp - Các hệ thống xử lý thông tin. - Quy trình thiết kế bao gồm các bước thiết kế, các công cụ CAD/CAE cần thiết, quy trình mô hình hoá, mô phỏng thời gian thực, v.v… Ở Việt Nam, mặc dù ở nhiều trường đại học đã tổ chức đào tạo kỹ sư chuyên ngành cơ điện tử, nhưng vì thiếu sự đồng bộ và định hướng cụ thể nên chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế các hệ cơ điện tử còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lập trình cho các hệ nhúng trong các sản phẩm cơ điện tử. Trên thực tế, hiện nay các đơn vị vẫn đang sử dụng đội ngũ thiết kế được đào tạo theo các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực liên quan đến cơ điện tử như cơ khí, điện, điện tử, điều khiển... để thiết kế sản phẩm là chủ yếu, còn những kỹ sư cơ điện tử có kiến thức chuyên ngành và tổng hợp liên ngành, giữ vai trò "Tổng công trình sư" trong tổ chức nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm mới có tính năng vượt trội và hiệu quả kinh tế cao hầu như là chưa có hoặc có nhưng còn rất ít. b. Trình độ trang thiết bị và công nghệ Công nghệ và trang thiết bị là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ, năng lực SXKD của doanh nghiệp, là thành tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn để đo lường chất lượng sản phẩm, quyết định hàm lượng chất xám trong cơ cấu giá thành sản phẩm, là cơ sở để tăng năng suất lao động và hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và cho doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, do chưa có chính sách đầu tư phát triển độc lập cho ngành công nghiệp cơ điện tử nên khó có thể đánh giá trình độ trang thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất sản phẩm cơ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn có một bức tranh tương đối cụ thể về nội dung này, nhóm đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá và phân tích theo hướng riêng biệt đối với ba ngành chính liên quan đến công nghiệp cơ điện tử là cơ khí chế tạo máy, công nghiệp điện tử và công nghiệp công nghệ thông tin. Sau đây là thực trạng trình độ trang thiết bị và công nghệ của các ngành đó: 41 b1. Ngành cơ khí chế tạo máy Ngay từ những năm 1960, ngành cơ khí chế tạo máy đã được đánh giá là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam và tại Quyết định số 55/2007/QĐ - TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngành cơ khí chế tạo máy tiếp tục được khẳng định là một trong ba ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn từ 2007 đến năm 2020. Với vai trò đó, trong những năm gần đây ngành cơ khí chế tạo máy đã được Nhà nước chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nên đã nâng cao được năng lực sản xuất, tạo thế cạnh tranh cho các sản phẩm cơ khí trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, việc ứng dụng các thiết bị gia công cắt gọt kim loại điều khiển số (CNC), tự động hoá các quá trình công nghệ và các phần mềm CAD/CAM trong thiết kế ở nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy đã làm thay đổi căn bản trình độ công nghệ và các tính năng kỹ thuật của các sản phẩm cơ khí được chế tạo, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong nước và ngoài nước. Có thể điểm qua trình độ trang thiết bị và công nghệ ở một số doanh nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo máy trên địa bàn Hà Nội mà nhóm thực hiện đề tài đã có điều kiện tiếp cận và khảo sát như sau: Điển hình của ngành cơ khí chế tạo máy Việt Nam là Công ty TNHH NN một thành viên Cơ khí Hà Nội mà tiền thân là Nhà máy Cơ khí Hà Nội được thành lập năm 1958. Trong nhiều năm qua Công ty đã tập trung đầu tư đúng hướng, có trọng điểm nhiều hạng mục công trình. Ngoài các thiết bị hiện đại được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7172R.pdf
Tài liệu liên quan