Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long

Tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long: LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh nhạy kịp thời ngày càng cao hơn. Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào cuối những năm 2...

pdf91 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh nhạy kịp thời ngày càng cao hơn. Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc tuyên truyền chính trị hoặc thương mại. Phát thanh không có được cái già dặn như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các sự kiện chính trị nổi bật. Phát thanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải quan… mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành chưa thực hiện được các chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phát thanh của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây... ở phía Bắc và các Đài Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long... ở phía Nam. Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" [17, tr.214]. Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnh Bắc sông Hậu (BSH). Đây là cách phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phát thanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước. Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp, đều nằm ở phía bắc sông Hậu Giang. Cùng với phát thanh trên cả nước, trong những năm qua, phát thanh các tỉnh khu vực ĐBSCL, trong đó có các tỉnh BSH, đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng thông tin - giải trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Thế nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phát thanh của các tỉnh này vẫn chưa thể chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực. Riêng khu vực ĐBSCL, nhờ địa hình bằng phẳng, việc phủ sóng phát thanh và truyền hình khá thuận lợi. Người dân trong khu vực có thể tiếp cận được chương trình của nhiều đài địa phương khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, ở khu vực này truyền hình được quan tâm đầu tư nhiều hơn do thu được nhiều lợi nhuận qua quảng cáo. Hơn nữa, do có những ưu thế vượt trội trong thông tin nên truyền hình luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp các ngành ở địa phương. Tình hình đó đã khiến cho không chỉ những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý ở các Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) mà ngay cả những phóng viên (PV), biên tập viên (BTV) trực tiếp thực hiện sản xuất chương trình cũng quan tâm đến truyền hình nhiều hơn mà coi nhẹ phát thanh. Mặc dù cho đến nay, nếu so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, phát thanh vẫn là loại hình có nhiều công chúng nhất, nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ để cho loại hình này tiếp tục phát triển. Tình hình kể trên đã đặt phát thanh đài tỉnh vào cái thế phải thường xuyên cạnh tranh để khẳng định sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải nhất mà những người làm phát thanh các tỉnh BSH và hầu hết những người đang làm phát thanh trong cả nước nói chung chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng. Làm thế nào để phát thanh tiếp tục phát triển? Bằng cách nào để nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh? Phát thanh các tỉnh BSH sẽ đi theo hướng nào? Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long" cho luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khu vực ĐBSCL nói chung và các tỉnh BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở khu vực này. Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn này, chúng tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều có liên quan đến đề tài của chúng tôi, cụ thể như sau: Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách đã có: - Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phát thanh với thính giả v.v... - Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của Lois Baird, Trường Phát thanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000. - Giáo trình Báo chí phát thanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại. - Sách chuyên luận Sáng tạo tác phẩm báo chí của tác giả Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có chương 2 đề cập đến vấn đề "Nói và viết cho phát thanh, truyền hình". - Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh. - Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnôp, Nga), được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004. - Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều đã được tái bản năm 2005. - Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình, (Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch) đã được Đài TNVN phát hành năm 2005. - Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức Dũng chủ biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007. Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát thanh, truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu sau: - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực hiện năm 2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nâng cao chất lượng các tin tức thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ. - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp. - Luận văn Thạc sĩ Báo chí của Nguyễn Cẩm Nam (thực hiện năm 2005 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Tác động của văn hóa bản địa Nam Bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chương trình thời sự, văn hóa - xã hội trên các Đài truyền hình Đông Nam Bộ (2001-2006). - Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khóa luận chuyên ngành Báo chí của Nguyễn Văn Bảy, thực hiện năm 2009, với tiêu đề: Chương trình Thời sự phát thanh Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, đã đề cập và phân tích một cách có hệ thống chương trình thời sự phát thanh. Nhưng như tên gọi của nó, đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi chương trình thời sự của một trong số sáu đài tỉnh thuộc khu vực BSH. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến phát thanh cấp tỉnh ở khu vực BSH nói riêng và ở khu vực ĐBSCL nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là chất lượng các chương trình phát thanh tại các tỉnh thuộc khu vực BSH, được biểu hiện qua các yếu tố: nội dung, hình thức các chương trình và kể cả về chất lượng kỹ thuật. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài được được giới hạn trong hoạt động sản xuất các chương trình phát thanh tại các đài PT&TH ở 6 tỉnh thuộc khu vực BSH gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng 6.2008 đến tháng 6.2009. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn này là chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh tại sáu đài cấp tỉnh BSH thuộc khu vực ĐBSCL. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luận văn cần phải hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: + Khảo sát, nghiên cứu những vấn đề của lý luận báo chí, truyền thông - đặc biệt là lý luận về báo chí phát thanh để rút ra những luận điểm khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu, khảo sát thực tế. + Khảo sát thực trạng sản xuất chương trình phát thanh tại sáu đài PT&TH cấp tỉnh khu vực BSH, qua đó khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế trong các chương trình phát thanh của từng đài. + Tìm hiểu ý kiến của những người đang trực tiếp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ PV, BTV làm phát thanh ở sáu đài cấp tỉnh khu vực BSH. + Thăm dò dư luận xã hội đối với công chúng phát thanh ở sáu tỉnh BSH. + Bước đầu nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh của các đài tỉnh BSH, ĐBSCL. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở các đường lối, chủ trương và các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam. Những vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung và lý luận báo chí phát thanh nói riêng cũng được vận dụng như những cơ sở quan trọng trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phát thanh nói riêng. + Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng hoạt động phát thanh đài tỉnh BSH. + Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương trình phát thanh ở các đài khảo sát, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong luận văn. + Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng đối với công chúng (khoảng 600 phiếu) và những nhà quản lý, lãnh đạo, các PV, BTV phát thanh (khoảng 66 phiếu) tại các đài được khảo sát để từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn. Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả vào kết quả nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về chất lượng các chương trình phát thanh ở các đài tỉnh BSH, ĐBSCL. Việc khẳng định những thành công, hạn chế và qua đó tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm trong các chương trình phát thanh được khảo sát cùng với những giải pháp, khuyến nghị được nêu ra cũng là những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu này, có thể góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của chương trình phát thanh đài tỉnh trong khu vực. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí, truyền thông đã được trang bị trong chương trình đào tạo thạc sĩ để giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện đại. Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phát thanh trong cả nước. - Về thực tiễn: Đây là đề tài đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về chất lượng các chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực BSH, ĐBSCL. Với những cứ liệu thực tế phong phú, luận văn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo, quản lý có chủ trương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp đối với hoạt động quan trọng này. Bức tranh thực tế sinh động về các chương trình phát thanh đài tỉnh BSH có thể tạo ra những so sánh cần thiết cho các đài ở khu vực này có cơ sở tham khảo, đối chiếu và vận dụng để nâng cao chất lượng chương trình của mình. Đồng thời, luận văn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành, quản lý của lãnh đạo của các đài PT&TH không chỉ trong khu vực này mà trong toàn bộ ĐBSCL và trong cả nước. Việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả luận văn có thể nâng cao kiến thức sau thời gian học cao học Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 8. Bố cục của luận văn Trong luận văn này, ngoài Mở đầu, Kết luận, những nội dung chính sẽ được trình bày trong 3 chương, 6 tiết, 79 trang. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm 1.1.1.1. Thuật ngữ phát thanh và báo phát thanh Chúng ta đều biết báo chí nói chung bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình ( còn gọi là phát thanh, truyền hình) và các loại báo chí điện tử khác. Riêng báo phát thanh được hiểu như "một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh động để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác của người nghe" [30, tr.51]. Các nước phương Tây thường chia phát thanh thành các loại: đài phát thanh thương mại, đài phát thanh quảng cáo, đài phát thanh giáo dục, đài phát thanh chính trị xã hội… Thông thường, mỗi nước đều có hệ thống phát thanh của nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ công cộng, phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội của chính phủ. Người ta còn gọi đó là đài phát thanh quốc gia hay đài phát thanh công cộng. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của các đài phát thanh tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị của từng quốc gia cụ thể. Các đài phát thanh còn lại thuộc sở hữu tư nhân. Khuynh hướng chung ở các nước, phần lớn các đài phát thanh lớn đều tồn tại trong cơ cấu công ty hay tập đoàn truyền thông. Một số tổ chức tôn giáo, chính trị, xã hội cũng lập ra đài phát thanh. Ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống phát thanh đều thuộc sở hữu nhà nước, do Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các địa phương quản lý. Đài TNVN và các đài khu vực là đài phát thanh quốc gia. Các đài phát thanh địa phương bao gồm đài cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đài cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường, hợp tác xã, thị trấn, làng bản.... Riêng hai cấp huyện, thị và cấp xã, phường còn được gọi chung là: hệ thống đài cơ sở. 1.1.1.2. Thuật ngữ về kỹ thuật phát thanh Về mặt kỹ thuật, trước đây người ta chia phát thanh thành hai loại AM và FM. AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh sóng cực ngắn. Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động xa hơn các đài FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng của loại phát thanh này bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng nhiều nên chất lượng tín hiệu rất tốt. Vì thế, nó truyền các chương trình âm thanh nổi tốt hơn các đài AM. Việc đầu tư cho các đài FM lại thấp. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, chỉ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân cư. Những năm 40 của thế kỷ XX, sự ra đời của sóng FM đánh dấu bước nhảy vọt thứ nhất với những ưu thế vượt trội so với AM. Chất lượng sóng và chi phí đầu tư, khai thác lại rẻ hơn, gọn nhẹ hơn. Để phát huy tối đa vùng phủ sóng và đảm bảo chất lượng, nhà sản xuất, quản lý phát thanh đã kết hợp hài hòa giữa sóng trung, sóng ngắn và cực ngắn FM. Ngày nay, các nước trên thế giới và ở Việt Nam đã chuyển sang sử dụng phát thanh số DAB (Digital Audio Broadcasting). Đây là bước nhảy vọt thứ hai của công nghệ phát thanh. Những năm cuối thế kỷ XX, sự phát triển của phát thanh số đã đưa kỹ thuật phát thanh sang một giai đoạn mới. Hiện nay, phát thanh số DAB đã đi vào cuộc sống. Phát thanh số đã khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phát thanh truyền thống, như: can, nhiễu, méo, pha đinh trong truyền sóng, giao thoa. Đặc biệt là giải quyết được tình trạng chen chúc của giải tần số. Phát thanh số vượt trội hẳn về chất lượng âm thanh, hơn hẳn FM stereo và tương đương với đĩa CD. Phát thanh số còn có khả năng truyền dữ liệu bằng văn bản, ảnh, hình. Máy thu thanh số trở thành phương tiện đa năng giúp con người tiếp nhận nhiều thông tin khác nhau. "Có thể nói, phát thanh số là phát thanh có chất lượng sóng cao, không chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của con người ngày càng cao, ngày càng khó tính" [30, tr.16]. Tính đến năm 2000, trên thế giới có 30 nước phát thử và thường xuyên phát thanh kỹ thuật số. Singapore là nước đi đầu về phát thanh số ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, có hai vấn đề nan giải của phát thanh số trên thế giới là lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp và sản xuất radio với giá phải chăng. Xu hướng của các nhà sản xuất là giảm đến mức tối đa giá thành radio số để người tiêu dùng có thể sử dụng rộng rãi. Hiện nay, ở Việt Nam, phần lớn các đài đều phát song song hai loại sóng FM và AM. Theo Qui hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, "công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh" [6, tr.3]. Vấn đề số hóa hệ thống kỹ thuật phát thanh Việt Nam đã được Đài TNVN quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX. Cùng với việc thực hiện qui hoạch phủ sóng và áp dụng công nghệ phát thanh hiện đại, Đài TNVN đã từng bước trang bị và đưa vào sử dụng hệ thống sản xuất chương trình, hệ thống thu thập tin tức và truyền dẫn qua vệ tinh bằng kỹ thuật số. Nhiều đài địa phương đã năng động, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả kỹ thuật DAB trong sản xuất chương trình. 1.1.1.3. Phương thức tác động của phát thanh Xét về phương thức tác động, phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Để trả lời cho câu hỏi "Radio là gì?", tác giả Lois Baird trong cuốn sách Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh (Trường Phát thanh, truyền hình và điện ảnh Australia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của loại hình báo chí này. Đó là: - Radio có hình ảnh - Radio là thân thiện - Radio dễ tiếp cận và dễ mang - Radio là trực tiếp - Radio có ngôn ngữ riêng của mình - Radio có tính tức thời - Radio không đắt tiền - Radio có tính lựa chọn - Radio gợi lên cảm xúc - Radio làm công việc thông tin và giáo dục - Radio là âm nhạc Trong cuốn sách Lý luận báo phát thanh, tác giả Đức Dũng nêu ra các đặc điểm cơ bản của loại hình báo chí phát thanh như sau: - Tỏa sóng rộng: là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng. Nhờ đó, phát thanh không có giới hạn về khoảng cách, vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao. - Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp, như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh, phát thanh có thể ngay lập tức thông tin cho công chúng biết về sự việc ở chính thời điểm nó đang diễn ra. Mặt khác, thính giả cùng một lúc được nghe thông tin ở cùng một thời điểm, tiếp nhận cùng một lúc. - Thông tin phụ thuộc vào qui luật thời gian: Khác với khi đọc báo, người đọc có thể chủ động xem thông tin ở bất cứ trang nào. Với thính giả, họ bị phụ thuộc vào qui luật của quá trình thông tin trên radio. Họ phải nghe chương trình từ đầu tới cuối và hoàn toàn bị động. Nói cách khác, trong một chương trình phát thanh, thính giả chỉ được nghe mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian. - Sống động, riêng tư và thân mật: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so sánh phát thanh với báo in. Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua giọng đọc của con người, bao gồm các kỹ năng về cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu… Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sinh động, tạo ra sức hấp dẫn để thu hút thính giả đến với chương trình. Mặt khác, các chương trình phát thanh đều hướng đến số đông nhưng mỗi thính giả chỉ lắng nghe với tư cách cá nhân. - Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc. Đây cũng là đặc trưng chung của báo điện tử (bao gồm cả phát thanh và truyền hình) trong tương quan so sánh với báo in. Truyền hình cũng có đầy đủ những đặc điểm trên, thậm chí có những đặc điểm còn thể hiện một cách đậm đặc hơn, sinh động hơn so với phát thanh. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác biệt. Với truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số một, âm thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ. Phát thanh, âm thanh quan trọng hơn. Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp (lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác. Tác giả V.V. Xmirmốp, trong cuốn Các thể loại báo chí phát thanh, cho rằng: "sự cảm thụ thông tin ngôn ngữ bằng thính giác được làm cho phong phú thêm bằng tác động của trí tưởng tượng" [43, tr.17]. Như vậy, âm thanh "không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác" [30, tr.84]. Như vậy, với đặc điểm là tác động trực tiếp đến người nghe bằng hệ thống âm thanh, phát thanh (radio) có nhiều lợi thế so với các loại hình truyền thông khác như báo in, báo hình, báo mạng điện tử. Radio có thể đến với công chúng ở mọi lúc mọi nơi, trên đồng ruộng, trên xe hay trong nhà… Mặt khác, giá thành của phương tiện này cũng rẻ hơn rất nhiều so với máy thu hình và ai cũng có thể trang bị cho mình một chiếc radio để làm bạn. 1.1.1.4. Khái niệm về chương trình phát thanh Chương trình phát thanh là sự tổ chức các tin tức, bài vở, tài liệu cùng các chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục đích nhất quán và nhằm vào đối tượng công chúng cụ thể. "Thông thường một chương trình phát thanh mở đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt. Ngay sau nhạc hiệu là lời xướng của phát thanh viên, chỉ ra tên hoặc đặc trưng của chương trình" [34, tr.117-118]. Trong thực tế, tùy theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh có đối tượng tác động riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức thực hiện riêng. Thính giả dễ dàng phân biệt chương trình phát thanh Thanh niên với Câu lạc bộ những người cao tuổi; chương trình Thời sự với Diễn đàn các vấn đề xã hội… Sự phân công và chuyên môn hóa trong quá trình lao động tạo ra cho các chương trình phát thanh có sự phân định rõ ràng. Quá trình tiếp nhận của công chúng gắn liền với các chương trình phát thanh. Người nghe có thể nắm bắt được thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua chương trình thời sự và họ chờ đợi những hướng dẫn cụ thể qua chương trình chuyên đề. Một chương trình phát thanh thường có những đặc điểm sau đây: - Mở đầu bằng nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình. Nhạc hiệu như một thông báo chính thức, giúp người nghe phân biệt đài phát thanh quốc gia này với quốc gia khác, tỉnh này với tỉnh khác. Nhạc chương trình để phân biệt các chương trình khác nhau của một đài. Người nghe sẽ nhận diện các chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên thông qua nhạc hiệu hoặc nhạc chương trình. - Lời xướng của phát thanh viên, người dẫn chương trình: Lời xướng được dùng như một thông báo ngắn gọn cho tên của chương trình phát thanh. Các đài có cách lựa chọn riêng, lời xướng bao gồm các yếu tố, như: tên chương trình, địa chỉ của đài, tần số phát sóng... Sau lời xướng Đây là Đài Phát thanh Bến Tre - Tiếng nói của nhân dân quê hương Đồng khởi cùng với nhạc hiệu hào hùng của bài hát Tiểu Đoàn 307 vang lên, báo hiệu bắt đầu chương trình phát thanh của Đài PT&TH Bến Tre. - Cấu trúc của chương trình phát thanh: Mỗi chương trình phát thanh đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình thời sự thường có 3 phần: tin - bài - tiết mục được phân chia bằng những đoạn nhạc cắt. Chương trình chuyên đề thường có hai phần trở lên và được phân cách bằng nhạc cắt. Với các chương trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng. - Lời kết của chương trình hoặc lời chào thính giả. Cách chào và hẹn gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy trì sự chú ý của người nghe đối với vấn đề họ quan tâm. Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chương trình phát thanh. Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, "Căn cứ vào đặc điểm nội dung, mục đích thông tin và đối tượng người ta chia chương trình phát thanh thành 4 loại chính: chương trình tin tức, thời sự tổng hợp; chương trình chuyên đề; chương trình giải trí và chương trình giáo dục" [34, tr.118]. Việc phân loại các chương trình theo các tiêu chí đặc điểm nội dung, mục đích thông tin và đối tượng theo tác giả, "chỉ mang tính tương đối, dựa vào tính nổi trội của những đặc điểm cụ thể. Vì thế, ranh giới giữa các chương trình chỉ mang tính tương đối" [34, tr.119]. Trong chương X của cuốn Báo phát thanh, thạc sĩ Vũ Thuý Bình cho rằng: Nếu lấy tiêu chí là lĩnh vực phản ánh, sẽ có: Chương trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng… Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: Chương trình Thiếu nhi, Thanh niên, Câu lạc bộ người cao tuổi… Phân chia theo giới có Chương trình Thanh niên, Phụ nữ…Và nếu chia theo tính chất của thông tin và năng lực phản ánh sẽ có chương trình thời sự, chương trình chuyên đề [30, tr.219]. Dựa vào phương pháp và kỹ thuật sản xuất, người ta chia chương trình phát thanh thành ba loại: chương trình sản xuất tại studio; chương trình sản xuất trực tiếp tại hiện trường; chương trình kết hợp giữa studio và hiện trường. Ngoài ra, trong thực tế các đài phát thanh còn dành thời lượng cho quảng cáo, dưới các hình thức chương trình quảng cáo độc lập hoặc quảng cáo đơn lẻ phát xen giữa các chương trình hay kết hợp trong chương trình. 1.1.1.5. Công chúng phát thanh Công chúng phát thanh còn gọi là thính giả hoặc bạn nghe đài. "Khái niệm công chúng, bạn đọc, bạn nghe và xem đài nói chung được dùng để chỉ một nhóm lớn trong xã hội, nhưng thường ngày, người ta có thể dùng để chỉ cụ thể một người hay một nhóm nhỏ nào đó" [30, tr.95]. Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được chương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng tới để tác động. Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công chúng tiềm năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình nhắm vào, tác động lôi kéo... Nhưng trong thực tế, không phải tất cả các thành viên nhóm lớn xã hội mà chương trình nhắm vào đều tiếp nhận được các chương trình phát thanh. Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng vào, tiếp nhận được sự tác động. Bộ phận ấy gọi là công chúng thực tế. Ở bình diện khác lại có công chúng trực tiếp và gián tiếp. Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phát thanh. Còn công chúng gián tiếp là những người được công chúng trực tiếp kể lại những thông điệp mà họ tiếp nhận qua các chương trình phát thanh. Do đó, các chương trình trên radio vừa nhắm vào những đối tượng cụ thể vừa nhắm vào quảng đại quần chúng. Chương trình phát thanh phụ nữ nhằm vào nhóm công chúng phụ nữ, nhưng kể cả nam giới cũng không phải vô tình nghe được mà nghe theo sở thích và nhu cầu. Người ta nói rằng, viên đạn có thể bắn mà không trúng đích nhưng sóng phát thanh đã phủ và có radio trong tay thì bất kỳ ai cũng có thể nghe được, chỉ có hai rào cản, đó là ngôn ngữ và năng lực của thính giác. Sản xuất chương trình phát thanh bao giờ cũng phải hướng đến công chúng. Nếu chương trình không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe thì họ tắt radio và làm việc khác. Do đó, công chúng phát thanh chính là người nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng chương trình phát sóng. Nói cách khác, công chúng phát thanh chính là đối tác của đài phát thanh. Mất công chúng thì đài không còn lý do để tồn tại. Chính vì thế, phải hiểu và phải nghiên cứu công chúng một cách thường xuyên và nghiêm túc. 1.1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm trong tiêu đề của luận văn Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, chất lượng là "cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc". Ví dụ: Nâng cao chất lượng giảng dạy. Đánh giá chất lượng sản phẩm. Theo Tự điển Tiếng Việt của Vĩnh Tịnh, chất lượng là "giá trị về mặt lợi ích, khác với số lượng. Bài giảng có chất lượng". Cũng theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, nâng có nghĩa là "đưa lên cao" và "làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn". Nâng cao theo Tự điển Tiếng Việt của Vĩnh Tịnh là "đưa lên mức cao. Nâng cao mức sinh hoạt". Nâng cao chất lượng ở đây có nghĩa là làm cho giá trị của một sự vật, sự việc, một con người được nâng lên, đưa giá trị phẩm chất đó lên mức cao hơn. Như vậy, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh là làm cho giá trị của chương trình được nâng lên mức cao hơn. Chương trình phát thanh là sản phẩm của báo chí truyền thông, do đó giá trị của chương trình phát thanh chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư tưởng, tạo ra sự lan toả thông tin, mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng là một tác phẩm báo chí có nội dung tư tưởng tốt và hình thức thể hiện tốt. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí có nhu cầu thoả mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nói cách khác, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh chính là làm cho nội dung và hình thức thể hiện của chương trình ngày càng tốt hơn, hay hơn và thu hút sự quan tâm theo dõi của công chúng ngày càng nhiều hơn. Đài cấp tỉnh là một thuật ngữ quen thuộc ở nước ta. Thuật ngữ này dùng để chỉ một cấp nằm trong hệ thống truyền thanh 4 cấp, bao gồm: đài quốc gia, đài cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đài truyền thanh cấp huyện, thị và đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn. Hệ thống này thuộc sự quản lý của nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong đó, đài tỉnh thuộc sự quản lý của UBND tỉnh. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến chương trình phát thanh của các đài tỉnh thuộc khu vực BSH, ĐBSCL. Khu vực BSH, ĐBSCL bao gồm sáu tỉnh: Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Các địa phương này đều nằm ở bờ bắc con sông Hậu Giang. Bắc sông Hậu không phải là cách phân chia theo địa giới hành chính mà chỉ là tên gọi của "Cụm thi đua số 8 trong ngành Phát thanh - Truyền hình cả nước" [4, tr.2-3]. Theo định kỳ, hàng năm cụm BSH tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng và hội nghị tổng kết cuối năm, bình xét thi đua, Đài TNVN, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số đăng ký thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng. Năm 2009, Giám đốc Đài PT&TH Long An là Cụm trưởng Cụm thi đua số 8. 1.1.3. Đặc điểm của khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông, một trong những châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Toàn khu vực có diện tích đất tự nhiên 3.960.000 ha, bằng khoảng 12% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Ngoài thuận lợi lớn là có đất đai màu mỡ, nước ngọt dồi dào, khí hậu hiền hoà, vùng đất này còn có bờ biển dài hơn 700 km, từ Gò Công tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên, Kiên Giang, với 8 tỉnh ven biển, hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Đây là vùng châu thổ thấp, được hình thành chủ yếu do phù sa của hai nhánh sông Tiền và sông Hậu (thuộc hạ lưu sông Mêkông) bồi đắp. Khi đổ ra biển chia thành 9 nhánh nên được gọi là sông Cửu Long. Sông Hậu Giang chia châu thổ ra hai vùng, gọi là Nam sông Hậu và Bắc sông Hậu. Nam sông Hậu gồm thành phố Cần Thơ và 6 tỉnh Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau (thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ từ đầu năm 2004). Sáu tỉnh còn lại nằm ở bờ bắc con sông Hậu là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Hậu Giang là con sông phân lưu cấp I của hệ thống sông Mêkông, chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua Châu Đốc, Long Xuyên tỉnh An Giang và Cần Thơ rồi đổ ra biển Đông qua ba cửa Định An, Bát Xắc và Tranh Đề. Sông dài 230km, tiêu khoảng 50% lượng nước hệ thống sông Mêkông. Nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, vùng châu thổ này có hai mùa mưa nắng rõ rệt, là mùa khô và mùa nước nổi (mùa nước lũ). Vùng lũ bao gồm địa giới hành chính của 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Trong số này có ba tỉnh toàn bộ diện tích bị ngập lụt là Đồng Tháp, An Giang và Long An. ĐBSCL từ lâu đã được biết đến là một vùng đất quan trọng, vùng sản xuất lúa, cây ăn trái nhiệt đới và thuỷ sản hàng hoá lớn nhất nước. Hàng năm sản xuất hơn 50% lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thủy sản và 70% lượng trái cây của cả nước. Sản xuất nông nghiệp phát triển mau chóng trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế vùng, đồng thời góp phần ổn định kinh tế xã hội chung của đất nước. Bản đồ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL Vùng đất này còn có vị trí khá độc đáo, ba mặt giáp biển, còn phía bắc giáp vùng kinh tế trọng điểm mà hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh. Không gian kinh tế mở ấy đã và đang tạo ra cho vùng đất trẻ này những ưu thế, tiềm năng mới theo hướng phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - thuỷ sản), kinh tế biển, ngoại thương, hàng hải, và cả du lịch. ĐBSCL còn nằm ngay trong khu vực có đường giao thông hàng hải lẫn hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Đây là những thế mạnh tiềm tàng hết sức quan trọng cho giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước trong tương lai. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của các sông lớn, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và bán nhật triều của biển Đông, ở khu vực này mỗi ngày có hai con nước lớn và ròng. Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của dân cư, hình thành nền "văn minh sông nước", "văn minh miệt vườn" (theo cách gọi của nhà văn Sơn Nam). Dân cư vùng này được hình thành với nhiều nguồn gốc khác nhau, đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo. Tổng số dân trên 17 triệu, với nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm... trong đó, bà con Khmer có khoảng hơn 1.100.000 người, chiếm khoảng 6,5% dân số toàn khu vực. Hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có tỷ lệ dân số là người Khmer cao nhất, 28-30%. Phần lớn bà con các dân tộc thiểu số trong vùng đều biết tiếng Việt, cùng với bà con người Kinh chung sống hoà hợp từ lâu đời... ĐBSCL cũng là nơi tập trung nhiều hệ phái, tổ chức tôn giáo, như Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa giáo, Tin lành... Riêng người Việt gốc Khmer chủ yếu theo Phật giáo tiểu thừa, có quan hệ thường xuyên, lâu đời với Phật giáo Campuchia; người Việt gốc Chăm theo đạo Hồi, có quan hệ với các nước Hồi giáo trong khu vực. Phật giáo Hoà Hảo có gần 2 triệu tín đồ. Xác định vị trí, tầm quan trọng chiến lược của ĐBSCL trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như xuất phát từ thực tế tình hình, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương lớn nhằm phát huy sức mạnh nội tại của vùng; tạo sự liên kết giữa các vùng miền, cùng sự chi viện của trung ương, để ĐBSCL vượt qua thử thách, vươn lên nhanh và mạnh hơn nữa, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước. Chính những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư của ĐBSCL với những nét đặc thù rất riêng đã tạo nên tính cách của người dân nơi đây. Đó là chuộng tự do dân chủ, trọng lẽ công bằng, bình đẳng, sống nghĩa tình và có chí khí, tự chủ, năng động, sáng tạo, thiết thực và luôn thích nghi với hoàn cảnh… Những đặc tính của người dân vùng này được hình thành từ đặc điểm sinh thái cũng như lịch sử khai khẩn vùng đất phương Nam, đã góp phần vào sự định hướng cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin qua sóng phát thanh của họ. 1.2. VỀ DIỆN MẠO PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU 1.2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của phát thanh cấp tỉnh Bắc sông Hậu Sau hơn 10 năm kể từ khi Đài TNVN ra đời, đến năm 1956, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, chúng ta bắt đầu xây dựng và phát triển các đài phát thanh tỉnh, thành phố. Ở các tỉnh phía Nam, từ sau năm 1975 mới bắt đầu hình thành đài địa phương. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Thông tin khi đó đã nhanh chóng triển khai xây dựng các đài truyền thanh xã, thị trấn thuộc các tỉnh ĐBSCL. Đầu năm 1977, để đáp ứng nhu cầu nghe đài trong nhân dân, Đài TNVN cử cán bộ đến làm việc với các tỉnh để chuẩn bị thành lập các đài phát thanh cấp tỉnh. Từ đó, các đài phát thanh cấp tỉnh ra đời và sau đó, phát triển thêm truyền hình, trở thành đài PT&TH cấp tỉnh. Phát triển trên cơ sở thiết bị nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ thiếu chuyên nghiệp, lực lượng mỏng nhưng các đài trong khu vực này đã nhanh chóng phát triển, phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của người dân. 1.2.1.1. Bến Tre - nơi ra đời Đài Phát thanh đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Vào lúc 5giờ 30 phút ngày 7.3.1977, câu xướng Đây là Đài Phát thanh Bến Tre - Tiếng nói của nhân dân quê hương Đồng khởi cùng với nhạc hiệu hào hùng của bài hát Tiểu Đoàn 307 vang lên, Đài Phát thanh Bến Tre đã chính thức phát sóng hệ AM, tần số 930KHz, đưa tin khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa I, trong niềm vui khôn tả của nhân dân trên khắp 3 dải đất cù lao. Đây là Đài phát thanh đầu tiên được xây dựng tại vùng ĐBSCL và là một trong những tờ báo nói cấp tỉnh ra đời sớm nhất Nam Bộ. Ngày ấy, nơi làm việc của Đài phát thanh Bến Tre là một căn phòng ẩm thấp mượn tạm của một chủ nhà in, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thô sơ: trụ antenna chỉ cao 64m; 1 máy phát sóng hiệu Pauer công suất 1KW; 1 máy ghi âm hiệu Sony cũ kỹ; chưa có hệ thống máy thu in đồng bộ. Nhân sự vỏn vẹn vài người. Đội ngũ PV, BTV, kỹ thuật viên (KTV) và phát thanh viên (PTV) chưa qua đào tạo. Giám đốc Đài Phát thanh Bến Tre lúc bấy giờ vừa điều hành công việc chung, vừa viết tin bài, biên tập, lên chương trình và kiêm luôn vai trò PTV. Đến ngày 22.07.1985 Đài được đổi tên thành "Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre". Ngày 7.3.2009, Đài PT&TH Bến Tre là đưa vào hoạt động máy phát sóng FM công suất 10KW, tần số 97,9MHz, phát song song cùng hệ AM. Đây là bước tiến mới trên lĩnh vực phát thanh của Đài. Trước đây, chương trình phát thanh của Đài PT&TH Bến Tre phát trên sóng AM với thời lượng 4 tiếng/ngày. Trong đó, 2 chương trình thời sự được phát vào 3 buổi sáng, trưa và chiều, với tổng thời lượng 30 phút/ngày. Ngoài ra, còn có khoảng 10 chuyên mục, bản tin và 3 chương trình ca nhạc, sân khấu tổng hợp phát xen kẻ với quảng cáo. Từ ngày 7.3.2009, Đài Bến Tre phát thêm sóng FM với thời lượng 14 tiếng/ngày, phát song song với AM. Trong đó, 2 chương trình thời sự được bố trí phát 4 buổivới tổng thời lượng 60 phút/ngày. Số chuyên mục, bản tin tăng lên trên 20 đầu mục/ngày, cùng với hơn 10 chương trình ca nhạc, cải lương, sân khấu tổng hợp, đọc truyện… 1.2.1.2. Từ Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp đến Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp Đồng Tháp là tên rút gọn địa danh lịch sử Đồng Tháp Mười, nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng Tháp Mười được biết đến là vùng đất khắc nghiệt chua phèn, muỗi, đỉa và đồng ruộng bạt ngàn bưng lác, nước ngập trắng xóa ruộng đồng hàng triệu hécta… Kỳ tích trên 30 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp là đã nỗ lực khai thác có hiệu quả tài nguyên trên vùng đất của mình, biến điểm bất lợi là đất ngập nước, chua phèn thành lợi thế riêng. Vùng đất hoang Đồng Tháp Mười trở thành tỉnh sản xuất lúa có sản lượng đứng thứ ba trong vùng. Những sự chuyển biến tích cực đó của tỉnh Đồng Tháp có sự đóng góp không nhỏ của báo chí tỉnh nhà. Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp chính thức thành lập ngày 25.5.1977. Đây cũng là một trong các đài tỉnh được thành lập sớm nhất ở khu vực ĐBSCL. Buổi phát thanh đầu tiên của đài vào ngày 2.9.1977 có băng ghi âm lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình; bài viết về chi bộ Đảng Mỹ An Hưng bảo vệ Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Tổng Bí thư Lê Duẩn trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những ngày đầu, thiết bị của Đài Đồng Tháp do Đài TNVN hỗ trợ, gồm 1 máy phát thanh GZIA của Trung Quốc, phát sóng trung, công suất 01kw, 02 máy ghi âm MET 15, bàn pha âm và máy thu thanh của Liên Xô... Máy phát và antenna được xây dựng tại vườn cây trước Văn phòng tỉnh ủy cao 15m. Phòng bá âm được xây dựng trên địa điểm Đài truyền thanh thị xã Sa Đéc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Đài ban đầu được tập hợp từ trung ương đưa về và từ Ban tuyên giáo tỉnh ủy, đài truyền thanh thị xã cùng một số thanh niên địa phương mới được tuyển dụng. Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 2.9.1977 Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp chính thức phát sóng, ngày 3 buổi: sáng, trưa phát thời sự, chiều phát chuyên mục và tiếp âm ba buổi chương trình thời sự của Đài TNVN. Đài hiệu là bài hát Tiểu đoàn 307. Sau 32 năm, bài hát này vẫn còn ngân lên mỗi ngày 3 buổi. Sự ra đời của Đài Tiếng nói nhân dân Đồng Tháp đã đem lại niềm tự hào, phấn khởi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ công nghệ lạc hậu hiện nay đội ngũ những người làm phát thanh ở Đồng Tháp đã tiếp cận với công nghệ hiện đại. Máy phát sóng từ AM 01kw lên 05kw, đến FM 10kw. Từ thu âm bằng máy ghi âm điện tử đến thu phát bằng máy vi tính, thu âm hiện trường từ băng cassett đến ghi âm kỹ thuật số. 1.2.1.3. Sự ra đời và phát triển của Đài Long An Cách thành phố Hồ Chí Minh 47 km, tỉnh Long An là cửa ngõ của ĐBSCL: phía Bắc giáp Tây Ninh và nước bạn Campuchia; phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp Tiền Giang; phía Tây giáp Đồng Tháp. Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải dọc đôi bờ hai con sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Phần đất phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Tháng 5.1976, hai tỉnh Long An và Kiến Tường nhập lại thành tỉnh Long An (mới). Đài Phát thanh Long An được thành lập từ tháng 1.1978, năm 1995 phát sóng truyền hình, từ đó đổi tên thành "Đài Phát thanh và Truyền hình Long An". Những năm đầu đài chỉ có sóng AM tần số 756Khz, phát sóng 04 giờ 30’ mỗi ngày, sáng từ 05g đến 07g30, trưa từ 11g30 đến 12g30 và chiều từ 17g00 đến 18g00. Từ ngày 15.4.2009 Đài PT&TH Long An có thêm sóng FM tần số 96,9Mhz, thời lượng phát sóng 14 giờ mỗi ngày và sẽ tăng lên 17 giờ mỗi ngày vào cuối năm 2009. Ngoài ba chương trình thời sự, hiện nay Phát thanh Long An còn có trên trên 30 bản tin, chuyên mục, và chương trình khoa giáo, giải trí phát hàng ngày trên cả hai hệ AM và FM. Trước kia, các chương trình thu sẵn phát sóng, những năm gần đây Long An ứng dụng công nghệ số, bước đầu sản xuất một số chương trình PTTT. 1.2.1.4. Vài nét về phát thanh ở Tiền Giang Tỉnh Tiền Giang là dải đất hẹp trải dọc theo con sông Tiền và 32 km bờ biển, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam. Trên nền tảng của văn hoá Việt, Tiền Giang còn tiếp cận với nền văn hoá Ấn Độ, Khmer, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm. Mảnh đất Tiền Giang sản sinh ra những bậc nghĩa sĩ, sẵn sàng hy sinh bảo vệ non sông, đất nước mà ngày nay còn in dấu ở di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, khu di tích anh hùng dân tộc Trương Định, Lũy pháo đài, di tích Ấp Bắc… Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Tiền Giang được thành lập trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Đài Phát thanh Tiền Giang được thành lập từ cuối năm 1977, trên cở sở Đài Truyền thanh thành phố Mỹ Tho, do Ông Cao Văn Sáu, Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy kiêm Giám đốc với 10 nhân sự vừa là cán bộ khung vừa là PV, BTV, PTV và nhân viên. Ban đầu Đài chỉ hoạt động như một trạm truyền thanh, trụ sở đặt tạm tại Sở Văn hóa thông tin và Đài Truyền thanh thành phố Mỹ Tho. Trang thiết bị vỏn vẹn 01 máy phát sóng 01kw do Đài Loan sản xuất, đặt tại khu vực trụ sở UBND có dây truyền dẫn về Sở Văn hóa. Những ngày đầu máy hư hỏng nặng không hoạt động được. Đến tháng 5.1978, Đài Tiền Giang được giao ngôi nhà ở số 125 Lê Thị Hồng Gấm và tiến hành xây dựng antenna cao 60m với 30m là ống nước hàn lại. Ngày 16.9.1978, Đài Tiền Giang chính thức phát sóng trên tần số 1225 khz với phạm vi phủ sóng khoảng 60km. Đây là tỉnh cuối cùng trong khu vực ĐBSCL lên sóng phát thanh. Những ngày đầu Đài chỉ phát 120 phút với 3 buổi phát sóng. Đội ngũ PV, BTV chỉ có 4 người có trình độ đại học, còn lại mới tốt nghiệp lớp 12. Phòng kỹ thuật có 20 người nhưng chỉ có một kỹ sư, còn lại chỉ mới được đào tạo cấp tốc. Từ 120 phút mỗi ngày, hiện nay Đài Tiền Giang tăng thời lượng lên 17 giờ phát sóng, từ 5giờ sáng đến 23 giờ đêm với 3 chương trình thời sự phát thanh mỗi ngày và trên 30 đầu chương trình chuyên đề, khoa giáo và giải trí. 1.2.1.5. Phát thanh ở Trà Vinh Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mêkông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu. Đất Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi. Đây cũng là tỉnh có số đồng bào dân tộc Khmer đông thứ hai tại Nam Bộ, với tỷ lệ 30% dân số. Năm 1992, tỉnh Cửu Long tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đài PT&TH Trà Vinh thành lập vào tháng 5.1992, trên cơ sở Đài PT&TH Cửu Long. Trang thiết bị những năm đầu còn thiếu thốn, lạc hậu. Thời lượng phát sóng khoảng 3 giờ 30 phút ngày. Thiết bị truyền dẫn phát sóng chỉ có 01 máy phát AM công suất 1 Kw từ thời trước giải phóng 30.4.1975 còn lại. Thiết bị sản xuất chương trình chỉ có 01 audio mixer chuyên dụng của Sony, 02 máy ghi âm chuyên dùng STM của Hungari và một máy ghi âm sử dụng băng cối. Qua 17 năm phát triển, Đài Trà Vinh đã đầu tư đáng kể cho kỹ thuật phát thanh, kể cả thiết bị truyền dẫn phát sóng và thiết bị sản xuất chương trình. Đến nay, đài có 02 máy phát sóng AM công suất 10 Kw, lắp ráp trong nước và 01 máy phát sóng FM 10 KW của Mỹ. Một hệ thống sản xuất chương trình phi tuyến tính đồng bộ. Hệ thống studio với 03 phòng đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có một hệ thống studio, phòng máy, thiết bị đầy đủ để làm các chương trình PTTT tại Đài và một hệ thống thiết bị để làm PTTT từ xa đưa thẳng tín hiệu về Đài qua đường dây điện thoại. Hiện nay Đài PT&TH Trà Vinh phát thanh trên 02 hệ AM và FM. Tổng thời lượng phát sóng 17 giờ/ngày. Trong đó, 6 giờ/ngày trên sóng AM và 12 giờ/ngày trên sóng FM. Chương trình được phát bằng hai thứ tiếng Việt và Khmer phục vụ cho cộng đồng người Khmer và người Việt đang sinh sống gắn bó cùng nhau từ bao đời nay. 1.2.1.6. Phát thanh Vĩnh Long - con chim đầu đàn của phát thanh cấp tỉnh Bắc sông Hậu Năm 1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đài PT&TH Vĩnh Long chính thức được thành lập ngay sau đó.Từ lúc ban đầu chủ yếu phát trên sóng AM - tần số 950 Mhz, đến nay, Đài PT&TH Vĩnh Long không ngừng lớn mạnh và phát triển trên nhiều lĩnh vực với nhiều loại hình thông tin phong phú. Tháng 8.1994, Đài Vĩnh Long phát chương trình giải trí tổng hợp trên sóng FM, tần số 90,2 Mhz với các chương trình thời sự tổng hợp trực tiếp, giao lưu ca nhạc… ngày càng thu hút đông đảo thính giả gần xa. Năm 2002, UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định Đài PT&TH Vĩnh Long là đơn vị tự cân đối về kinh phí hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức định biên lao động Đài tỉnh và hệ thống truyền thanh huyện - thị. Năm 2007, Trang thông tin điện tử của Đài Vĩnh Long với truyền hình trực tuyến chính thức đi vào hoạt động. Đây là kênh thông tin mới, góp phần giới thiệu hình ảnh, con người Vĩnh Long đi khắp nơi trên thế giới. Qua hơn 2 năm hoạt động, đã có gần 10 triệu lượt độc giả truy cập vào trang web của Đài với tỷ lệ độc giả ngoài nước lên đến trên 40%. Trung tuần tháng 4.2009, phát thanh trực tuyến của Đài Vĩnh Long đã đi vào hoạt động. Đây là đài PT&TH đầu tiên ở ĐBSCL có trang báo điện tử. Hiện nay, Đài PT&TH Vĩnh Long tiếp tục là đơn vị tự chủ về kinh phí hoạt động với 10 đơn vị trực thuộc, số nhân viên đài tỉnh và huyện thị trên 350 người. Tiếp tục thực hiện theo lộ trình phát triển của báo chí tỉnh nhà, năm 2009, Đài Vĩnh Long đã củng cố bộ máy tổ chức từ đài tỉnh đến huyện, thị; nâng cao chất lượng các chương trình PT-TH và Trang thông tin điện tử; chuẩn hóa và đưa các giải pháp kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình vào hoạt động như: phát sóng kỹ thuật số, số hóa việc sản xuất chương trình và chính thức đưa các kênh sóng truyền hình THVL1, THVL2 lên phát trên hệ thống vệ tinh VINASAT-1. 1.2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt của các Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu 1.2.2.1. Một số điểm tương đồng - Về vị trí, vai trò Về vai trò, vị trí của phát thanh địa phương, theo GS, TS. Vũ Văn Hiền và PGS, TS. Đức Dũng trong sách Phát thanh trực tiếp thì: Vị trí, vai trò của các đài tỉnh, thành phố, huyện, thành, thị xã và các đài xã, phường thị trấn đã được khẳng định ngay từ lúc mới chào đời, đến nay vẫn đang ngày càng được cải tiến, nâng cao cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đó là món ăn tinh thần, là nơi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các địa phương, là nơi giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của những chủ trương, chính sách đó [21, tr.49]. Các tác giả trong tài liệu Hướng dẫn nghiệp vụ phát thanh truyền thanh nông thôn cũng cho rằng: Phát thanh - truyền thanh địa phương là một phương tiện chủ yếu phục vụ cho sự phát triển toàn diện của địa phương đó. Phát thanh - truyền thanh với lợi thế của mình là rộng khắp, tức thì, rẻ và dễ tiếp cận hơn các phương tiện truyền thông khác. Nó là phương thức có khả năng tiếp xúc đồng thời với nhân dân ở nơi gần cũng như ở nơi xa bằng các thứ tiếng của họ và theo cách nói của địa phương đó… [13, tr.5]. Cùng với hệ thống báo chí của cả nước và truyền hình địa phương, phát thanh cấp tỉnh khu vực BSH, ĐBSCL thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, giáo dục pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời với việc đáp ứng nhu cầu thông tin qua các chương trình thời sự, chính luận, các chương trình giải trí, giáo dục… phát thanh cấp tỉnh còn phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, là một trong những phương tiện quan trọng để hướng dẫn dư luận, PT-TH địa phương luôn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương. Qua các chương trình phát thanh nhân dân nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cũng qua làn sóng phát thanh người dân có thể đánh giá được hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng và chính quyền địa phương. Ngược lại, qua sóng phát thanh các cấp ủy, chính quyền cũng có điều kiện lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân. Thay vì góp ý trực tiếp qua các cuộc hội nghị, chỉ cần một chuyên mục, hay tiết mục Chính sách pháp luật, Tiếng nói từ các đoàn thể… là có được thông tin hai chiều để cả cộng đồng nắm bắt. Đặc biệt, những năm gần đây khi thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai dịch bệnh, qua sóng phát thanh người dân có được các dự báo hướng dẫn cần thiết để phòng tránh. "Mùa màng thời tiết từng vùng có khác biệt nhau, nơi này đang lo chống hạn thì nơi kia lo chống úng (…) vì vậy, việc chỉ đạo cụ thể của mỗi vùng phải là nhiệm vụ của phát thanh địa phương" [37, tr.48]. - Về đối tượng phục vụ Báo chí nói chung, Đài PT&TH các tỉnh BSH, ĐBSCL nói riêng có chức năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của quần chúng nhân dân nên đối tượng phục vụ của các Đài rất rõ ràng. Đó là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, mà đa số là bà con nông dân. Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình phát sóng, xác định thời lượng mỗi chương trình, bố trí thời điểm phát sóng các chương trình nhìn chung các đài đều hướng đến đối tượng của mình. Khảo sát chương trình phát thanh cho thấy, các đài đều có chương trình dành riêng cho đối tượng là thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, công nhân lao động, nông dân…dưới nhiều tên gọi khác nhau. ĐBSCL có đến 80% dân số sống ở nông thôn. Do đó, chương trình dành cho bà con nông thôn khá phong phú về số lượng cũng như thời lượng. Phát thanh của các đài BSH vì thế có từ một đến hai chương trình dành cho nông thôn và bà con nông dân. Như chương trình dành riêng cho bà con nông thôn ở Tiền Giang là Khuyến nông, khuyến ngư phát mỗi ngày vào sáng sớm; ở Đồng Tháp có hai chuyên mục dành cho bà con nông thôn, đó là chuyên mục Nông thôn phát vào ngày thứ tư và chuyên mục Khuyến nông phát vào ngày thứ sáu hàng tuần. Ở Đài Long An, ngoài chương trình Câu chuyện xóm làng phát vào 5g mỗi ngày, còn có đến ba chuyên đề nông nghiệp, nông thôn, đó là chuyên mục Nông dân thời nay, chuyên mục Kiến thức nông nghiệp, chuyên mục Về với xóm làng. - Về diện phủ sóng phát thanh Để hoàn thành tốt vai trò của mình, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cùng với việc đa dạng các chương trình phát sóng, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung, các đài tỉnh đều quan tâm việc mở rộng vùng phủ sóng phát thanh bằng việc lắp đặt máy phát sóng có công suất lớn. Hiện nay cả sáu đài tỉnh BSH đều đầu tư máy phát sóng công suất 10 kw cho sóng FM. Riêng Đài Bến Tre còn sử dụng máy phát 5kw cho sóng AM. Đến nay, sóng phát thanh Bến Tre đã phủ 100% địa bàn trong tỉnh. Ba huyện vùng biển như Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại đều nghe tốt chương trình của Đài PT&TH Bến Tre. Sóng phát thanh của Đồng Tháp đã đến phủ khắp địa bàn tỉnh và một số địa bàn lân cận. Phát thanh của Đài Long An không chỉ đã đến với tất cả các địa điểm thuộc dịa bàn của tỉnh mà một số tỉnh lân cận cũng bắt được. Đài Tiền Giang cũng đã phủ sóng phát thanh đối với 100% diện tích của tỉnh và một số tỉnh lân cận như Bến Tre, Long An và Vĩnh Long. Tương tự như vậy, các chương trình phát thanh của Đài Trà Vinh đã phủ khắp 100% địa bàn của tỉnh và các tỉnh thành lân cận như Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ cũng nghe được. Riêng sóng phát thanh của Đài Vĩnh Long, ngoài việc đã phủ khắp địa bàn trong tỉnh và nhiều tỉnh ở ĐBSCL còn vươn xa tới tận Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. 1.2.2.2. Những điểm khác biệt - Về cơ cấu, tổ chức Qua khảo sát sáu Đài PT&TH các tỉnh BSH cho thấy, đa số các đài đều có biên chế trong khoảng 100 người trở lên. Tuy nhiên trên thực tế, xuất phát từ yêu cầu công việc nên số cán bộ, nhân viên của một số đài đều nhiều hơn biên chế quy định. Cơ quan đài có số viên chức ít nhất là Tiền Giang với 106 người (96 biên chế); Cơ quan đài có số biên chế nhiều nhất là Đài PT&TH Vĩnh Long, với 387 người (268 biên chế và hợp đồng ngân sách). Số viên chức hợp đồng ngoài biên chế do các đài tự cân đối kinh phí để chi trả, nhằm đảm bảo cho yêu cầu hoạt động của đơn vị mình. Đội ngũ PV, BTV của các đài cũng có sự chênh lệch khá rõ: Đài Vĩnh Long có 67 PV, BTV trong khi Đài Tiền Giang chỉ có 33 PV, BTV của cả thời sự - chính luận và văn nghệ - giải trí. Ở một phương diện khác, có thể thấy cách bố trí bộ máy tổ chức của các đài PT&TH BSH cũng không giống nhau. Có đài không chia phòng chuyên môn theo khối (hành chính - dịch vụ, nội dung, kỹ thuật…) hay theo loại hình chương trình (chính luận, giáo dục hay giải trí…) mà chia theo loại hình phương tiện (Phòng Phát thanh, Phòng Truyền hình…). Có đài nhập chung bộ phận Thời sự và Chuyên mục của cả PT&TH thành Phòng Thời sự - Chuyên mục (Đài Bến Tre) hoặc Phòng Phóng viên (Đài Tiền Giang), Phòng Biên tập (Đài Đồng Tháp). Lại có đài không chia nhỏ các bộ phận chuyên môn trong khối kỹ thuật như: sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng thành các phòng riêng biệt mà tổ hợp lại thành phòng Kỹ thuật. (Xem Phụ lục 1). Cách phân chia tổ chức bộ máy của các đài tỉnh trong khu vực BSH rất khác nhau. Đây cũng là đặc điểm chung của ngành PT-TH trong cả nước. Qua nhiều năm hoạt động nhưng ngành này vẫn chưa có mô hình thống nhất chung. Mỗi đài địa phương phải tùy vào điều kiện, hoàn cảnh riêng mà hình thành tổ chức phù hợp để hoạt động. Trong sáu đài PT&TH ở BSH, chỉ có Long An thành lập Phòng Phát thanh với đội ngũ PV và BTV chuyên biệt. Đài Vĩnh Long có phòng Chương trình phát thanh với nhiệm vụ lên chương trình phát thanh, biên tập, xử lý các chương trình phát thanh trên sóng AM và FM của Đài tỉnh. Bốn đài còn lại sát nhập PT&TH chung trong một phòng chuyên môn. Đài Bến Tre, Long An và Vĩnh Long còn phân công một Phó Giám đốc phụ trách phát thanh. Cụ thể, Ban Giám đốc Đài PT&TH Bến Tre gồm ba thành viên. Giám đốc phụ trách chung; một Phó Giám đốc phụ trách nội dung truyền hình; một Phó Giám đốc phụ trách nội dung phát thanh. - Về cơ sở vật chất Đài PT&TH các tỉnh BSH nói chung đang thực hiện lộ trình đầu tư thiết bị hiện đại cho cả phát thanh và truyền hình. Đây được xem là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của các đài bên cạnh việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình PT&TH. Riêng với phát thanh, công tác này được thực hiện chậm hơn so với truyền hình. Vì theo quan điểm chung của các đài, truyền hình được ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, hiện nay sáu đài tỉnh ở BSH đều ứng dụng công nghệ số trong các khâu sản xuất và truyền dẫn phát sóng. Hiện nay, cả sáu đài tỉnh BSH đều phát trên 2 sóng AM và FM. Riêng Đài Tiền Giang do yêu cầu giải tỏa thi công cầu Rạch Miễu nên đài phát sóng AM tạm di dời, chưa tiến hành xây dựng. Hiện toàn bộ chương trình phát trên sóng FM. Dự án xây dựng Trung tâm kỹ thuật PT-TH sẽ được thực hiện trong năm 2010 và những năm tiếp theo. - Về thời lượng phát sóng Nhìn chung, thời lượng phát sóng phát thanh của các đài tỉnh BSH chênh lệch nhau khá lớn. Đài Vĩnh Long phát 24/24 trên sóng FM và 13 giờ trên sóng AM. Trong khi đó, Đồng Tháp có 7 giờ/ngày trên sóng FM. Hai Đài Trà Vinh và Bến Tre có 6 giờ/ngày trên sóng AM và 12 giờ/ngày trên sóng FM. Phát thanh Long An có tổng thời lượng phát sóng hàng ngày trên sóng FM là 14 giờ và 04 giờ trên sóng AM. Hiện nay, một số đài trong khu vực đang chuẩn bị tăng thời lượng phát sóng trên cả hai hệ AM và FM. Bắt đầu từ ngày 01.9.2009, Đài Đồng Tháp dự kiến tăng thời lượng phát sóng hệ FM lên trên 10 giờ/ngày. Đài Long An sẽ tăng từ 14 giờ lên 16 giờ /ngày trên sóng FM từ ngày 09.9.2009. Vào năm 2010, Đài Trà Vinh sẽ ổn định tần số và tăng thời lượng cả hai sóng phát thanh lên 30%. Trong đó, chương trình tiếng Khmer từ 90 phút/ngày sẽ tăng lên 180 phút/ ngày. - Về tài chính Mặc dù các đài tỉnh BSH đều thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ về tự chủ một phần tài chính, hàng năm, ngân sách địa phương vẫn phải cấp kinh phí hoạt động cho cả phát thanh và truyền hình. Điểm khác biệt về tài chính giữa các đài tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung là sự chênh lệch rất lớn từ nguồn thu quảng cáo, dịch vụ. Đài Vĩnh Long là đơn vị dẫn đầu trong khu vực ĐBSCL về nguồn thu từ quảng cáo. Hàng năm quảng cáo trên sóng PT&TH mang về cho đơn vị này trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, Đài Tiền Giang chỉ đạt mức 7 tỷ (năm 2008). Do đó, trong số sáu đài PT&TH ở khu vực BSH, việc tự cân đối về kinh phí hoạt động chỉ mới được thực hiện ở Đài PT&TH Vĩnh Long từ năm 2002. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã nêu khái quát một số đặc điểm chủ yếu của phát thanh sáu đài tỉnh khu vực BSH, ĐBSCL. Bên cạnh những nét chung của ngành phát thanh cả nước, phát thanh các tỉnh BSH có những nét riêng vốn có của khu vực này. Đó là những thuận lợi của địa hình bằng phằng và khí hậu khá ôn hòa tạo cho việc phủ sóng phát thanh trở nên dễ dàng hơn. Mặt khác, sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của báo chí, phát thanh và truyền hình. Dù ở những qui mô khác nhau, phát thanh các đài tỉnh BSH đều cố gắng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong tiến trình phát triển chung của địa phương và khu vực. Sự phát triển của phát thanh các đài tỉnh khu vực này đều xuất phát từ yêu cầu chung của ngành phát thanh, nhưng thiết thực nhất là yêu cầu tự thân của các đơn vị này. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của truyền hình trong khu vực, phát thanh các tỉnh càng cần phải khẳng định mình để giữ được ưu thế đối với công chúng, vốn đang hướng đến truyền hình ngày càng nhiều hơn. Chất lượng chương trình phát thanh của đài tỉnh BSH ra sao, chịu ảnh hướng bởi những yếu tố nào? Đâu là những ưu điểm và hạn chế của chương trình phát thanh đài tỉnh BSH? Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó? Đó là những nội dung chính mà chương 2 của luận văn sẽ tiếp tục trình bày cụ thể cùng với những phân tích và lý giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh ở đài tỉnh trong khu vực này. Chương 2 VỀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Ở CÁC ĐÀI CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Ở CÁC ĐÀI TỈNH BẮC SÔNG HẬU Theo tác giả Vũ Thúy Bình trong sách Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2, "chất lượng chương trình phát thanh được qui định bởi các yếu tố: nội dung, hình thức thể hiện và phương tiện chuyển tải" [10, tr.221]. Trên cơ sở khảo sát gần 390 chương trình thời sự, chuyên đề và giải trí phát thanh của sáu đài tỉnh BSH cùng kết quả điều tra công chúng, có thể nêu lên những nét khái quát về chất lượng nội dung và hình thức của các chương trình phát thanh ở các đài trong khu vực này. 2.1.1. Về nội dung Với khoảng trên dưới 30 chương trình hàng ngày, phát thanh các đài tỉnh BSH đã đem đến cho thính giả một lượng thông tin và giải trí rất lớn. Trong đó, thông tin được chọn lọc và thiết thực nhất là mảng thông tin thời sự, cập nhật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới. Các mảng thông tin về văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng cũng được các đài chú trọng cập nhật trong các chương trình thời sự, chuyên mục. Riêng mảng thông tin văn nghệ, giải trí chiếm thời lượng khá lớn trên sóng phát thanh các đài tỉnh ở BSH. 2.1.1.1. Thông tin thời sự chính trị xã hội Trong chương trình phát thanh của các đài tỉnh BSH, chương trình thời sự và các bản tin chuyển tải khối lượng lớn thông tin thời sự địa phương, trong nước và quốc tế. Đây cũng là mảng thông tin được thính giả các địa phương rất quan tâm. Trả lời cho câu hỏi: Ông/Bà thường theo dõi những chương trình nào trên đài phát thanh địa phương nơi mình đang sống? có gần 30% phiếu trả lời chọn chương trình Thời sự. Trong đó, các chương trình thời sự của Đài PT&TH Vĩnh Long đã phản ánh kịp thời trên sóng phát thanh nhiều vấn đề được công chúng quan tâm, các sự kiện trong khu vực, trong nước và quốc tế, các vấn đề tại địa phương, do đó đã tạo hiệu ứng xã hội tốt. Đài PT&TH Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tập trung phản ánh có chiều sâu các chương trình trọng tâm của địa phương trên lĩnh vực kinh tế như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phòng chống hạn mặn xâm nhập, phòng chống dịch rầy nâu trên lúa, phòng chống dịch cúm trên đàn gia cầm, dịch heo tai xanh; phản ánh tình hình sản xuất trên các lĩnh vực, tiến độ thi công các công trình trọng điểm, các biện pháp kềm chế lạm phát, bình ổn giá, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển… Thời sự là mảng thông tin được các đài BSH tập trung đầu tư. Mỗi đài đều có 3 chương trình thời sự trong ngày, thời lượng từ 15 đến 30 phút. Riêng Đài Đồng Tháp chương trình Tin tức - âm nhạc phát trực tiếp vào các buổi chiều với thời lượng 60 phút. Ngoài ba chương trình thời sự chính các đài còn có các bản tin ngắn, còn gọi là bản tin đầu giờ. Ba chương thời sự chính phát vào ba buổi sáng, trưa và chiều, trước khi tiếp âm chương trình thời sự của Đài TNVN. Đài Tiền Giang còn phát lại chương trình thời sự buổi chiều vào buổi tối. Các Đài Bến Tre, Đồng Tháp và Trà Vinh chỉ có hai chương trình mới, phát lại chương trình thời sự buổi sáng vào buổi trưa hoặc buổi chiều phát lại vào buổi sáng hôm sau. 2.1.1.2. Thông tin về đời sống xã hội, an ninh quốc phòng Trên các lĩnh vực đời sống xã hội như: kinh tế, nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực về văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng… các đài BSH đều xây dựng chuyên mục, tiết mục và các bản tin chuyên đề. Các chuyên mục, chuyên đề của Phát thanh Vĩnh Long phản ánh nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, như: Nông thôn, Kinh tế thị trường, Văn hóa xã hội, Pháp luật và cuộc sống, An ninh xã hội, Xây dựng Đảng, Phát thanh học đường, Tư vấn sức khỏe… Năm 2008 đài này mở các chuyên mục, tiết mục mới, như: Diễn đàn các vấn đề xã hội, Thế giới tuổi teen, Tư vấn về pháp luật, Giáo dục từ xa, Sự kiện thế giới tuần qua, Nhân đạo v.v... Các chuyên mục của phát thanh Long An bao gồm: An toàn giao thông, Kinh tế thời mở cửa, Nông dân thời nay, Kiến thức nông nghiệp, Thầy thuốc gia đình, Vì tương lai con em chúng ta, Măng non, Văn hóa xã hội, Ngày chủ nhật của bạn. Ngoài ra đài này còn có các chương trình giao lưu theo chuyên đề về Pháp luật, Y tế, Nông nghiệp… Bắt đầu từ ngày 7.3.2009, Đài PT&TH Bến Tre đưa vào phát sóng FM, với thời lượng 14 tiếng/ngày, phát song song với AM. Số chuyên mục, bản tin tăng lên trên 20 đầu mục/ngày. Về lĩnh vực kinh tế có chuyên mục Nông thôn, Câu chuyện kinh tế, Khuyến công, Kinh tế thị trường, Bản tin thị trường. Về văn hóa - xã hội có chuyên mục Văn hóa truyền thống, Đất và người Bến Tre, Đời sống đô thị, Phát thanh học đường, Bản tin giáo dục, Dân số gia đình... Chương trình phát thanh tiếng Việt của Đài PT&TH Trà Vinh có trên 10 chuyên mục, chuyên đề, xoay vòng phát trong tháng, như: Khuyến nông, khuyến ngư, Sức khỏe cho mọi người, Đảng trong cuộc sống, Văn hóa xã hội, An ninh Trà Vinh, Quốc phòng toàn dân, Thuế nhà nước, Cải cách hành chính nhà nước... Riêng về phát thanh tiếng Khmer, đài phát ngày 2 buổi, mỗi buổi 45 phút, trong đó có 20 phút thời sự, một chuyên mục 10 phút và 15 phút văn nghệ…. Nói tóm lại, với năng lực cung cấp thông tin phục vụ cho đời sống sản xuất hàng ngày, phát thanh các đài tỉnh BSH đã trở thành người bạn thân thiết của mọi nhà. Phát thanh vừa phục vụ sản xuất, vừa cập nhật những dự báo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Các chương trình giới thiệu cây, con giống mới, mô hình sản xuất hiệu quả, bằng hình thức phỏng vấn, tọa đàm hay giao lưu trực tiếp thông qua các chuyên mục nông nghiệp (trước đây là Chuyện nông thôn, sau gọi là Nông thôn ngày nay và hiện nay là Khuyến nông khuyến ngư…), dù với tên gọi nào cũng đều đáp ứng từng giai đoạn phát triển nông nghiệp ở các địa phương. 2.1.1.3. Thông tin giải trí trên sóng phát thanh các đài tỉnh Bắc sông Hậu Các loại hình giải trí trên sóng phát thanh đài tỉnh ở khu vực BSH, ĐBSCL khá phong phú, đa dạng. Từ các chương trình ca nhạc, sân khấu cải lương, câu chuyện truyền thanh đến các chương trình giao lưu âm nhạc, giao lưu văn nghệ, trò chơi trên sóng phát thanh… Đặc biệt, đối với công chúng phát thanh khu vực Nam Bộ nói chung và khu vực BSH nói riêng, ca nhạc cải lương (ca cổ hay còn gọi là cổ nhạc) cùng với sân khấu cải lương là món ăn tinh thần không thể thiếu. Các chương trình cổ nhạc được phát sóng hàng ngày. Riêng sân khấu cải lương thường được bố trí phát sóng vào tối cuối tuần. Mảng văn hóa, văn nghệ được khai thác triệt để với nhiều hình thức phong phú. Đài Vĩnh Long có chương trình Tạp chí văn nghệ, Thơ và cuộc sống, Văn nghệ đồng bằng, Văn nghệ Vĩnh Long, Hương sắc Việt Nam…Chương trình văn nghệ của Phát thanh Long An khá phong phú với: Câu chuyện xóm làng, Câu chuyện truyền thanh, Tạp chí văn nghệ, Những vùng đất em yêu, Kể chuyện thiếu nhi, Giới thiệu nghệ sĩ sân khấu, Sân khấu truyền thanh, Ca nhạc theo yêu cầu, Văn nghệ cuối tuần… Bên cạnh cổ nhạc, phát thanh các tỉnh BSH cũng rất quan tâm đến các thể loại âm nhạc khác, như: nhạc nước ngoài, nhạc trẻ, ca nhạc thiếu nhi, dân ca v.v... Đặc biệt, các chương trình giao lưu âm nhạc trực tiếp thường thu hút lượng thính giả khá lớn. Các đài Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An và gần đây là Tiền Giang và Bến Tre đều có chương trình ca nhạc theo yêu cầu phát trực tiếp. Khi trò chơi truyền hình trở nên quá quen thuộc với công chúng thì trên sóng phát thanh cũng bắt đầu xuất hiện một số trò chơi được phát sóng trực tiếp, thu hút sự tham gia của đông đảo bạn nghe đài. Từ tháng 4.2009, Đài Long An có chương trình trò chơi trực tiếp Cuộc sống quanh ta phát sóng vào sáng Chủ nhật. Đài PT&TH Tiền Giang mở chương trình Hương sắc Cửu Long phát sóng vào 9 giờ ngày thứ Bảy hàng tuần với thời lượng 60 phút. Tuy chương trình này mới phát sóng từ tháng 4.2009 nhưng đã có lượng thính giả tham gia khá đông. Mỗi kỳ phát sóng có khoảng 300 thính giả đăng ký tham gia chương trình và gọi vào hộp thư thoại cũng như viết cảm nhận gửi về đài. 2.1.1.4. Về các nội dung thông tin dịch vụ, quảng cáo Các nội dung thông tin dịch vụ trong các chương trình phát thanh của các đài tỉnh BSH thường phát xen trong chương trình ca nhạc, ca cổ nhưng thời lượng không nhiều. Đài Bến Tre mỗi ngày có ba chương trình Thông báo - Quảng cáo với tổng thời lượng 15 phút. Đài Tiền Giang dành 20 phút mỗi ngày cho 2 chương trình Thông báo và Quảng cáo và Thông báo - Cần biết. Các Đài Vĩnh Long, Long An phát xen quảng cáo trong chương trình tổng hợp Ca nhạc cải lương và Quảng cáo. 2.1.2. Về hình thức thể hiện 2.1.2.1. Về kết cấu và thời lượng của các chương trình Các chương trình phát thanh không phải là những chương trình độc lập tuyệt đối. Các chương trình kế tiếp nhau có mối liên hệ kế thừa, bổ sung cho nhau. Trong thực tế, thính giả có thể nghe nhiều chương trình phát thanh chuyên đề khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện hơn. Sau chương trình thời sự, bạn nghe đài đón nghe các chuyên đề có liên quan để nắm bắt thêm các thông tin chi tiết cùng các hướng dẫn cụ thể hơn. Mặt khác, theo qui luật tiếp nhận thông tin qua tai, lời và nhạc phải xen kẽ nhau, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người nghe đài… Đây chính là cơ sở để các đài bố trí phát sóng các chương trình phát thanh. Qua khảo sát cho thấy cách bố trí phát sóng phát thanh các đài tỉnh BSH khá giống nhau. Nhìn chung, các đài thường bố trí chương trình theo các mô hình sau: Phát theo từng buổi: Sóng AM của các đài Bến Tre, Long An và Vĩnh Long; sóng AM và FM của Đài Đồng Tháp và Đài Trà Vinh phát sóng ngày ba buổi, sáng, trưa và tối, không liên tục, mỗi buổi phát sóng đều bố trí các loại chương trình Thời sự chính luận, Khoa giáo, Giải trí và Quảng cáo. Mỗi buổi lại có chương trình đặc trưng riêng. Phát thanh buổi sáng ở hầu hết các đài đều có chương trình Nông thôn với thời lượng và tên gọi khác nhau, đều phát trước hoặc ngay sau chương trình thời sự buổi sáng. Đài Tiền Giang có chuyên mục Khuyến nông, khuyến ngư, Đài Bến Tre có Chương trình Nông thôn với các chuyên đề định kỳ trong tuần như: cây trồng vật nuôi, thủy sản, môi trường… Phát thanh buổi trưa ở tất cả các đài đều có chương trình Ca nhạc cải lương. Buổi tối, ngoài thời sự và các chương trình chuyên đề, khoa giáo, giải trí, các đài thường bố trí các chương trình ca nhạc dân tộc, nhạc nhẹ và đọc truyện. Phát theo ngày: Sóng FM của các đài Bến Tre, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long được phát liên tục trong ngày. Trong đó, Đài Vĩnh Long phát sóng 24/24, Đài Tiền Giang phát 17 giờ ngày, các đài như Long An và Bến Tre từ 14 - 16 giờ ngày. Tuy phát liên tục nhưng cũng có sự phân định các buổi phát sóng bằng nhạc hiệu và giới thiệu chương trình. Thời lượng các chương trình ca nhạc, văn nghệ, giải trí trên sóng FM được bố trí nhiều hơn sóng AM. Hệ FM của Đài Vĩnh Long phát 24/24. Bình quân hàng ngày có khoảng 45 chương trình các loại. Trong đó, có từ 21-25 chương trình giải trí với thời lượng từ 13 giờ 30 phút -14 giờ 30 phút, chiếm tỷ lệ gần 60% tổng thời lượng phát sóng. Đài Long An phát 15 giờ trên sóng FM, với khoảng 38 chương trình các loại, trong đó 13 chương trình văn nghệ, giải trí với gần 10 giờ phát sóng. Với câu hỏi Theo Ông/Bà, với việc bố trí chương trình phát sóng hàng ngày của đài địa phương mình là hợp lý hay chưa hợp lý? có 287/408 ý kiến cho là hợp lý và 81 ý kiến đánh giá chưa hợp lý. Bảng 2.1: Đánh giá của công chúng các tỉnh Bắc sông Hậu về tính hợp lý của lịch phát sóng chương trình phát thanh đài địa phương TT Đánh giá Ý kiến công chúng các tỉnh Tổng cộng Tỷ lệ % Bến Tre Đồng Tháp Long An Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long 1 Chưa hợp lý 26 16 14 21 4 81 19.85 2 Hợp lý 37 49 53 28 36 84 287 70.34 3 Không trả lời 2 7 4 2 7 6 28 6.86 4 Ý kiến khác 3 6 2 1 12 2.94 Tổng cộng 68 72 57 50 66 95 408 100.00 2.1.2.2. Về chất lượng âm thanh Theo tác giả Đức Dũng trong Chương 3 của giáo trình Báo phát thanh thì "có thể coi lời nói - tiếng động - âm nhạc là ba màu cơ bản của những bức tranh âm thanh mà phát thanh tạo ra, nhằm khơi gợi và tạo ra khả năng liên tưởng của thính giả" [30, tr. 88]. Đó chính là những đặc trưng, đồng thời cũng được coi là những phương tiện biểu đạt cơ bản của phát thanh. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét những phương tiện biểu đạt cơ bản này trong chương trình phát thanh của các đài tỉnh khu vực BSH. - Lời nói Chúng ta đều biết lời nói trên sóng phát thanh có hai dạng: dạng nói và dạng viết. Chúng "được phân biệt bởi chính những phương tiện vật chất của giao tiếp (những phương tiện của ngữ âm hay những phương tiện văn tự) và bởi chính những điều kiện hoạt động của lời nói" [25, tr.40]. Ngôn ngữ dạng viết (văn bản) của các chương trình phát thanh phải tuân thủ theo các nguyên tắc: ngắn gọn, dùng từ ngữ giản dị trong sáng, dùng văn nói và tức thời. Qua khảo sát 14 chương trình thời sự buổi chiều phát trực tiếp của Đài Vĩnh Long (tháng 6.2009), cho thấy, việc dùng các từ mang tính tức thời như: sáng nay, hôm nay, chiều nay, vừa mới… rất phổ biến. Nhưng ở các chương trình thời sự của các đài như Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh, do sản xuất theo lối truyền thống, thu âm xong chờ tới giờ mới phát sóng nên việc dùng từ, ngữ mang tính chất tức thời rất ít, các tin thường bắt đầu bằng: Ngày, tháng… Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ tượng hình, tượng thanh, nhằm miêu tả, tái hiện sự việc một cách sinh động cũng đã được các PV, BTV quan tâm vận dụng khi viết cho phát thanh. Có thể lấy một số ví dụ sau đây: - "Từ tờ mờ sáng, chiếc xe tải chở đầy bàng nguyên liệu đã cặp bến bên chân cầu Cổ Chi. Những neo bàng tươi xanh được chất xuống thành từng đống để khách hàng lựa chọn" (Bài Châu Thành nhộn nhịp bến bàng, chương trình Thời sự chiều, ngày 20.12.2008, Đài PT&TH Tiền Giang). - "Rơm rớm nước mắt, vợ anh kể cho chúng tôi nghe về nỗi lo sợ trước đây của mình. Đó là những lúc dông gió mưa bão, chị thức trắng đêm vì căn nhà mục nát, một cơn gió mạnh ùa qua cây cột cứ kêu răng rắc như sắp sập” (Bài Chuyện về người nông dân vượt khó, chương trình Thời sự trưa, ngày 22.12.2008, Đài PT&TH Tiền Giang). - "Nhìn các thửa ruộng vừa mới gặt xong còn lởm chởm gốc rạ, từng tốp nông dân đang cặm cụi gom, suốt lúa… mồ hôi nhễ nhại trên mặt trên lưng… Nhưng trên gương mặt họ đều biểu lộ niềm vui…" (Chuyên mục Nông thôn, thứ tư, ngày 25.03.2009, Đài PT&H Đồng Tháp). Ngôn ngữ dạng nói trên sóng phát thanh bao gồm: lời nói của PTV, BTV, PV và của các nhân chứng tham gia trong chương trình. Ở các đài PT&TH khu vực BSH hiện nay, những người dẫn chương trình (NDCT) thời sự, chuyên đề và giải trí thường chia thành từng kíp, mỗi kíp có hai người (một nam và một nữ). Thời gian làm việc kéo dài trong ngày. Những NDCT thường đảm nhiệm luôn việc đọc các chương trình trong ngày, như: chương trình thời sự, chuyên đề, các bản tin và một số chương trình khác. Đài Vĩnh Long có nhiều chương trình trực tiếp, nên NDCT làm nhiệm vụ nhận văn bản, viết lời dẫn và thể hiện trước máy, như: Ca cổ theo yêu cầu trực tiếp, Quà tặng - giao lưu âm nhạc trực tiếp, Tư vấn tiêu dùng, Tư vấn hôn nhân gia đình… Các biên tập viên Minh Thư và Thu Quế của chương trình Quà tặng - giao lưu âm nhạc cùng số điện thoại của chương trình đã trở nên quen thuộc hàng ngày với đông đảo thính giả trong khu vực. Các PTV và NDCT ở các đài tỉnh BSH đều phát âm theo giọng Nam Bộ. Chất giọng này gần gũi với bạn nghe đài trong vùng. Trên sóng phát thanh còn có cả giọng của PV khi thực hiện các cuộc tọa đàm hay phỏng vấn trong các chương trình thời sự hay chuyên đề. Ngoài ra, trên sóng còn xuất hiện tiếng nói của người tham gia chương trình, người trả lời phỏng vấn hay phát biểu về vấn đề nào đó… Tất cả tạo thành bức tranh âm thanh với lời nói phong phú, sinh động. Tuy nhiên, sự phong phú đa dạng và sinh động trong bức tranh âm thanh của các chương trình và của các đài có sự khác nhau về mức độ. Khảo sát chương trình thời sự tháng 4.2009 của Đài Long An, trong 40 chương trình có đến 24 bài phỏng vấn và phát biểu. Đây là thể loại được sử dụng phổ biến trong chương trình thời sự của đài này. Trong khi đó, bài viết không có lời nhân vật (còn gọi là bài chay), chiếm phần lớn trong chương trình thời sự của Đài Tiền Giang và Đài Trà Vinh. Khảo sát 42 chương trình thời sự tháng 12.2008 của Đài Tiền Giang, chỉ có 11 chương trình có lời của nhân vật trong các bài phản ánh. Trong 42 chương trình thời sự tháng 06.2009, có đến 36 bài viết không có lời nói của nhân vật (19 bài khai thác từ các báo điện tử). Xét trên bình diện chung, các đài có số đầu chương trình giao lưu càng nhiều thì âm thanh trên sóng phát thanh càng phong phú và sinh động. Đài Vĩnh Long hàng ngày có từ ba đến bốn chương trình giao lưu trực tiếp với bạn nghe đài ở các lứa tuổi khác nhau. Trong khi đó, Đài Trà Vinh và Đài Bến Tre chỉ có 2 chương trình ca nhạc theo yêu cầu vào cuối tuần. - Tiếng động hiện trường Tiếng động (còn gọi là tiếng ồn) trong các tác phẩm và chương trình phát thanh có tính chất tư liệu thực tế, chứa đựng thông tin bổ sung cho nội dung. Các thể loại tác phẩm phát thanh như tường thuật thu thanh, ghi nhanh thu thanh, phỏng vấn thu thanh… đều có thể sử dụng tiếng ồn làm nền cho bối cảnh sự kiện. Qua khảo sát các chương trình thời sự và chuyên mục của sáu đài BSH, việc sử dụng tiếng động hiện trường chưa được chú ý. Trong 42 chương trình thời sự tháng 5 của Đài Long An, chỉ có một phóng sự thu thanh của PV Kim Anh (chương trình Thời sự chiều, ngày 03.05.2009), đưa âm thanh hiện trường của nhà máy xay xát lúa thuộc Công ty Lương thực Long An. - Vấn đề sử dụng âm nhạc Kháo sát chương trình phát thanh ở sáu đài cho thấy, các chương trình âm nhạc chiếm hơn 40% thời lượng và luôn luôn có tác dụng rõ rệt trong việc lôi kéo thính giả đến với phát thanh. Hệ FM của Đài Vĩnh Long phát 24/24 và có đến 10 giờ 30 phút phát thanh âm nhạc các loại. Trong các chương trình giải trí phát thanh của các đài tỉnh BSH được nhiều thính giả theo dõi bao giờ cũng là các chương trình ca nhạc, ca cổ. Khi được hỏi: "Ông/Bà thường nghe các chương trình nào của Phát thanh?”, có 150 lượt ý kiến chọn ca cổ, kế đến là ca nhạc, 114 lượt phiếu và cải lương xếp thứ 3 trong nhóm các chương trình giải trí với 54 lượt ý kiến. Trong đó, nhóm lứa tuổi dưới 25 có đến 49 lượt ý kiến chọn chương trình ca nhạc. Nhóm lứa tuổi từ 25-45 và trên 45 chọn ca cổ nhiều hơn, với 127 lượt ý kiến. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thính giả các tỉnh BSH theo dõi chương trình phát thanh các đài địa phương Mặt khác, xu hướng của phát thanh hiện đại là tin tức + âm nhạc. Những chương trình tin tức kết hợp âm nhạc là một hình thức thay đổi cách thể hiện nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo phát thanh hiện nay. Đài Đồng Tháp có Chương trình Tin tức - âm nhạc, phát hàng ngày vào lúc 17 giờ. Đây là chương trình thời sự - âm nhạc tổng hợp được phát sóng trực tiếp với thời lượng 60 phút. Chương trình âm nhạc của các đài cấp tỉnh khu vực BSH khá đa dạng xét về thể loại: nhạc không lời, nhạc hòa tấu, nhạc trẻ, nhạc thiếu nhi, nhạc Việt Nam, nhạc nước ngoài, dân ca, ca cổ… Mỗi lứa tuổi cũng có chương trình dành riêng. Chương trình Ca nhạc thiếu nhi của Đài Tiền Giang, Chương trình Âm nhạc tuổi thơ của Đài Vĩnh Long đều dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. 2.1.3. Về qui trình sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật phát thanh 2.1.3.1. Về quy trình sản xuất Hiện nay, các đài tỉnh BSH vẫn duy trì phương thức sản xuất truyền thống. Biên tập nội dung, thu in vào băng rồi phát sóng. Sau khi tập hợp một lượng tin, bài nhất định BTV chương trình sẽ biên tập, sữa chữa, cắt gọt, bổ sung... tạo ra sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức theo yêu cầu viết cho phát thanh. Sau đó, trình duyệt và chuyển sang bộ phận hậu kỳ đọc và thu âm tại studio. Sản xuất theo phương thức truyền thống có một số ưu điểm, trước hết là tránh được rủi ro, kịp thời sửa chữa sai sót trước khi lên sóng. Nhưng tính nóng hổi và tính trực tiếp vốn là ưu thế của phát thanh lại không thể phát huy ở phương thức sản xuất này. Nó chỉ phù hợp cho các chương trình cần pha âm phức tạp. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ số trong thu phát sóng nên các đài đã bỏ qua khâu lưu trữ vào băng. Việc này đánh dấu bước phát triển mới của các đài tỉnh BSH trong việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất chương trình. Qua đó, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như băng từ để lưu giữ chương trình. Tuy nhiên, qui trình sản xuất ở một số đài vẫn còn khá thủ công. PV nộp tin bài bằng văn bản. BTV chương trình biên tập tác phẩm trên văn bản. Khâu trình duyệt cũng trên văn bản. Sau đó, văn bản chương trình sẽ được chuyển đến cho bộ phận PTV thể hiện tại studio. Văn bản vì thế không sạch do không đủ thời gian đánh máy lại. Qua khảo sát, một số đài như Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh vẫn còn những văn bản viết tay, mặc dù việc ứng dụng vi tính vào sản xuất chương trình đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Tính đến giữa năm 2009 các đài tỉnh BSH đều ứng dụng phương thức PTTT. Tuy nhiên, phương thức này chỉ mới triển khai bước đầu ở một số chương trình thời sự và chương trình giao lưu. Đi đầu là Đài Vĩnh Long với từ 3 - 4 chương trình trực tiếp mỗi ngày. Long An và Đồng Tháp là 2 tỉnh nằm trong Dự án Hỗ trợ phát thanh địa phương ở Việt Nam do Thụy Điển hỗ trợ, đã tiến hành phát sóng trực tiếp từ năm 1997. Hiện nay hai đài này ngoài chương trình giao lưu với tên gọi 60 phút bạn và tôi còn sản xuất một số chương trình trực tiếp khác, nhưng số đầu chương trình rất khiêm tốn. Đài Long An ngoài hai chương trình thời sự trưa và chiều 15 phút còn có thêm chương trình giao lưu cuối tuần với tên gọi Ngày chủ nhật của bạn. Nhìn chung, thời lượng và số đầu chương trình PTTT ở các đài rất ít, phương thức truyền thống vẫn được duy trì ở hầu hềt các chương trình trong ngày. Mặc dù qua khảo sát cho thấy, cơ sở vật chất và thiết bị đủ đáp ứng cho PTTT. Theo lãnh đạo một số đài, do hạn chế về mặt kinh phí nên chưa có thể áp dụng phương thức này vào sản xuất đại trà. 2.1.3.2. Về trang thiết bị kỹ thuật phát thanh Những năm gần đây, kỹ thuật số và công nghệ thông tin đã nhanh chóng làm thay đổi cách thức sản xuất các chương trình phát thanh, truyền dẫn và phát sóng phát thanh. Các đài tỉnh BSH cũng đã từng bước thực hiện việc chuyển đổi từ công nghệ phát thanh truyền thống sang công nghệ phát thanh hiện đại. Tuy nhiên, mức độ trang bị cho các khâu giữa các đài có khác nhau. Đài Vĩnh Long đã ứng dụng công nghệ số khép kín, từ khâu viết tin bài, biên tập, duyệt, đọc, thu âm, pha âm và truyền dẫn đều bằng vi tính. Các đài còn lại chỉ ứng dụng vi tính trong việc thu âm, pha âm, truyền dẫn. Các khâu còn lại như viết tin bài, biên tập và duyệt chương trình toàn bộ bằng văn bản. Việc thu âm, pha âm bằng phi tuyến đã nâng cao chất lượng âm thanh, giảm sai sót và rút ngắn thời gian so với thu, in truyền thống. Bắt đầu từ năm 2006, Đài PT&TH Bến Tre không còn sử dụng băng cối để thu, in chương trình phát thanh. Thay vào đó là sử dụng phần mềm Sound Ford, thu in trên vi tính, truyền dẫn thông qua mạng LAN nội bộ và 2 server phát sóng tự động. Trước đây đài chỉ có một phòng thu, nay được trang bị hai Studio: một dành cho thời sự, chuyên mục; một dành cho văn nghệ, giải trí. PV, BTV được trang bị máy ghi âm kỹ thuật số. Đài Tiền Giang mặc dù đã được trang bị thiết bị thu âm, truyền dẫn và phát sóng kỹ thuật số nhưng trong khâu sản xuất chương trình vẫn chưa đồng bộ, các PV, BTV vẫn còn sử dụng máy ghi âm với băng cassett. Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ phát thanh hiện đại đã giúp cho một số chương trình phát thanh sống động hơn và làm cho làn sóng của các đài từng bước được nâng lên cao hơn về chất lượng âm thanh cũng như đáp ứng được tính thời sự của phát thanh. 2.2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU Qua khảo sát nội dung và qui trình sản xuất chương trình phát thanh của 6 đài tỉnh BSH, chúng tôi nhận thấy, chương trình của các đài đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, về nội dung, hình thức thể hiện cũng như qui trình sản xuất, phát sóng. 2.2.1. Những ưu điểm chính 2.2.1.1. Chương trình được cải tiến, ngày càng đáp ứng nhu cầu của thính giả Chúng ta đã biết: Trong đời sống hiện đại, đòi hỏi chất lượng phát thanh phải có bước biến đổi mới trên cơ sở đúng định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải nhanh hơn, hay hơn và sống động hơn, hiệu quả hơn, góp phần tích cực làm phong phú thêm "văn hóa nghỉ ngơi" và nâng cao chất lượng cuộc sống [10, tr.217]. Xuất phát từ những yêu cầu trên, các đài tỉnh BSH đã tập trung cải tiến, nâng chất lượng chương trình, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của bạn nghe đài. Các đài đều mở thêm nhiều tiết mục, chuyên mục và chương trình mới. Phát thanh Vĩnh Long trong những năm gần đây đã không ngừng cải tiến nội dung, thay đổi hình thức thể hiện và mở thêm những chương trình mới thiết thực hơn; tăng cường các chương trình trực tiếp; mở rộng thông tin, phản ánh kịp thời những sự kiện, vấn đề ở địa phương và trong nước; nâng chất các chương trình giao lưu và giải trí. Các chương trình Vĩnh Long ngày mới, chương trình Thời sự tổng hợp, chương trình Thời sự trực tiếp luôn cập nhật thông tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Các chuyên đề, chuyên mục phát thanh phản ánh những lĩnh vực đời sống xã hội, như: Nông thôn, Kinh tế thị trường, Văn hóa xã hội, Pháp luật và cuộc sống, An ninh xã hội... với chất lượng được nâng lên đáng kể, đáp ứng nhu cầu thính giả. Bên cạnh đó, Đài Vĩnh Long còn xây dựng các chương trình văn nghệ phù hợp với các đối tượng cụ thể, như Tạp chí văn nghệ, Thơ và cuộc sống, Văn nghệ đồng bằng, Văn nghệ Vĩnh Long, Hương sắc Việt Nam… Năm 2008, Đài mở các chương trình mới, như: Diễn đàn các vấn đề xã hội, Đọc truyện đêm khuya, Thế giới tuổi teen, Tư vấn về pháp luật, Giáo dục từ xa, Sự kiện thế giới tuần qua, Chương trình nhân đạo. Nâng thời lượng chương trình phát thanh Nông thôn từ 20 phút lên 30 phút với sự tham gia tư vấn của các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp ở ĐBSCL. Từ ngày 02.9.2008 chương trình được điều chỉnh và mở thêm các chương trình phát từ 0 giờ đến 5 giờ sáng, như: Thời sự quốc tế, Âm nhạc về khuya, Những tình khúc bất hủ, Sân khấu cải lương, Câu lạc bộ hài… Ông Phan Thanh Xuân, Phó Giám đốc Đài PT&TH Vĩnh Long cho rằng: Khi nào còn một bạn nghe đài còn thức, còn nhu cầu nghe đài là chúng tôi vẫn còn phát sóng. Vĩnh Long đã phát sóng 24/24 từ ngày 02.09.2008 trên sóng FM. Chương trình vì thế cũng mở ra cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cùng với các nhu cầu thông tin giải trí của thính giả ( Phụ lục 4). Hiện nay, tổng thời lượng chương trình giải trí của Vĩnh Long chiếm từ 13 giờ 30 phút các ngày thường, riêng ngày Chủ nhật tăng lên 15 giờ 30 phút. Về cải tiến chương trình phát thanh, Đài Long An đã mở tiết mục Đọc báo giúp bạn (đọc thẳng) và các chuyên mục: Nông dân thời nay, Việt Nam mến yêu, Về với xóm làng… Đài đã thay đổi kết cấu chương trình, hình thức thể hiện sinh động hơn, mạnh dạn đầu tư vào các chuyên mục và cho phóng viên đi ngoài tỉnh tạo sự hấp dẫn và nâng tầm thông tin theo khu vực. Đặc biệt, các chương trình phát thanh của đài đã tăng cường thông tin nhanh từ cơ sở về Đài qua đường truyền server. Chương trình thời sự buổi trưa và chiều được cập nhật mới và đọc thẳng. Những năm gần đây, Đài Tiền Giang liên tục tăng thời lượng chương trình. Từ chỗ chỉ phát 4 giờ 30 phút/ngày đã nâng dần lên và hiện đang phát tới 17giờ/ngày. Một số chương trình mới được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, thưởng thức của công chúng, như: trò chơi trực tiếp trên sóng phát thanh Hương sắc Cửu Long, chương trình tư vấn sức khỏe sinh sản Lắng nghe và trò chuyện, chương trình Quà tặng âm nhạc. Chương trình thời sự từ 3 buổi một ngày tăng lên 4 buổi. Đài còn tăng thêm tiết mục trong chương trình thời sự cho phù hợp từng thời điểm và các sự kiện chính trị của địa phương và đất nước. Thời lượng phát sóng tăng lên, nhiều chương trình được mở ra, lượng thông tin và giải trí do đó cũng tăng lên. Cùng với sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật và phương thức sản xuất hiện đại đã giúp cho việc chuyển tải thông tin nhanh chóng, kịp thời. Qua kết quả khảo sát, đã có 663 lượt ý kiến công chúng đánh giá về các chương trình phát thanh thường nghe, trong đó các chương trình được nhiều lượt thính giả theo dõi nhất là của Đài Vĩnh Long, với 326/663 lượt ý kiến. Trong khi đó, Đài Đồng Tháp có số lượt ý kiến thấp nhất là 52/663, kế đến là các chương trình của Đài Tiền Giang (61) và Đài Trà Vinh (64). Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ công chúng các tỉnh BSH theo dõi đài phát thanh của địa phương Tuy nhiên, có tới 566 lượt ý kiến đánh giá khá và tốt cho chất lượng các chương trình mà họ thường nghe. Trong đó, có trên 21% ý kiến cho là "tin tức phong phú", trên 30% cho là "nội dung thiết thực" và trên 14% cho là "chương trình giải trí phong phú". Bảng 2.2: Ý kiến công chúng đánh giá tốt, khá cho chương trình phát thanh đài địa phương T T Lý do xếp loại tốt/khá Số lượt ý kiến công chúng các đài tỉnh Tổng cộng Tỷ lệ % Bến Tre Đồng Tháp Long An Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long 1 Chương trình giải trí phong phú 4 27 8 9 6 15 69 14.40 2 Có nhiều tin bài phân tích sâu sắc 7 20 14 3 9 15 68 14.19 3 Đưa tin nhanh kịp thời 12 28 4 4 14 25 87 18.62 4 Lý do khác 2 1 1 4 0.83 Tỷ lệ thính giả 5 Nội dung thiết thực 18 32 10 14 20 52 146 30.48 6 Tin tức phong phú 20 33 5 4 16 27 105 21.92 Tổng cộng 63 140 41 35 66 134 479 100.0 0 2.2.1.2. Đầu tư thiết bị, cải tiến qui trình sản xuất chương trình theo hướng phát thanh hiện đại Tăng thời lượng, mở thêm nhiều loại chương trình đã tạo điều kiện quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa thông tin, đảm bảo tính tức thì, sinh động, hấp dẫn và thiết thực. Việc đổi mới hệ thống chương trình còn mở đường cho việc sản xuất chương trình phát thanh theo hướng hiện đại, tăng cường trực tiếp, mở rộng giao lưu. Như vậy, bên cạnh việc tập trung nâng chất cho nội dung chương trình, các đài còn đầu tư trang thiết bị hiện đại cho phát thanh. Qui trình sản xuất cũng được cải tiến theo phương thức hiện đại, như PTTT, đọc thẳng. Công nghệ phát thanh số đã được đưa vào qui trình sản xuất, truyền dẫn phát sóng ở các đài. Mặc dù chưa đồng bộ, nhưng bước đầu đã cải tiến qui trình sản xuất truyền thống, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng chất lượng chương trình lên một bước mới. Về nguyên nhân của những ưu điểm, ông Bùi Thanh Hồng, Phó Giám đốc Đài PT&TH Đồng Tháp cho rằng: Yếu tố quan trọng nhất là gần gũi, phù hợp với "gu" thưởng thức của người dân địa phương. Ví dụ, chương trình thời sự cập nhật được thông tin địa phương mà họ muốn biết, chương trình khuyến nông đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, ứng dụng trong sản xuất, ca cổ cải lương là "gu" của người miền Tây sông nước… (Phụ lục 5). Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng, phát thanh các tỉnh trong khu vực còn cải tiến qui trình sản xuất phát thanh theo hướng mở rộng giao lưu, tăng cường trực tiếp, phát huy thế mạnh của loại hình báo nói. Mặt khác, việc chuyển sang sử dụng thiết bị hiện đại, mở rộng diện phủ sóng, góp phần nâng chất lượng âm thanh đã tăng sức hút đối với người nghe. 2.2.2. Một số hạn chế Chương trình phát thanh các đài tỉnh BSH hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện cũng như qui trình sản xuất. 2.2.2.1. Cơ cấu chương trình thiếu tính đồng bộ giữa thông tin và giải trí, giữa lời và nhạc Chương trình phát thanh không chỉ cung cấp thông tin mà còn là phương tiện giải trí cho công chúng. Chiếc radio làm bạn với mọi người, mọi lúc và mọi nơi là vì thế. Do đó, tỷ lệ thông tin và giải trí trên sóng phát thanh phải hài hòa. Thông tin không chỉ hướng đến đời sống thường nhật, phải mềm hơn, thiết thực hơn mà liều lượng còn phải đồng bộ với tính chất giải trí, bổ ích, trở thành món ăn tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Các đài phát trên cả hai hệ AM và FM và tăng cường các chương trình âm nhạc giải trí cho FM. Tỷ lệ này chiếm từ 50-70% ở các đài tỉnh BSH. Đài Vĩnh Long từ 50-60%, Đài Long An khoảng 75%, các đài Trà Vinh và Tiền Giang trên 60%. Mặt khác, trong việc cải tiến chương trình, thời lượng và những nội dung chính được tăng lên. Sự phát triển này dẫn đến mâu thuẫn là cơ cấu chương trình thiếu hài hòa giữa lời và âm nhạc, lời và tiếng động. Nhiều chương trình cấu tạo theo modul 05 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút và 30 phút, liên tiếp kéo dài tạo thành hệ thống tin và bài lấn át thời lượng dành cho âm nhạc. Tỷ lệ cân đối giữa lời và nhạc bị phá vỡ, đẩy chương trình đến chỗ khô cứng và đơn điệu. Bởi "một chương trình phát thanh chỉ nặng về dùng lời lẽ mà không có âm nhạc sẽ gây cảm giác căng thẳng nặng nề cho người nghe. Do đó, tỷ lệ nhạc đưa vào một chương trình phát thanh có thể là 40%, còn 60% là lời" [30, tr. 384]. Chương trình phát thanh buổi sáng của Đài Tiền Giang bắt đầu với Chuyên mục Khuyến nông khuyến ngư 20 phút, tiếp theo là Chương trình Thời sự sáng 15 phút. Ngay sau thời sự là Tiết mục Môi trường và cuộc sống (ngày thứ Hai) 15 phút. Từ tiết mục chuyển sang tiếp sóng Chương trình Thời sự Đài TNVN 30 phút. Như vậy, từ 5g10 đến 6g30 phút hàng ngày, có đến 1 giờ 15 phút liên tục phát những thông tin thời sự, chính luận. Chương trình buổi trưa từ 11g đến 12g25 cũng có đến 03 chuyên mục, tiết mục và 01 chương trình thời sự phát liên tiếp. Sau cùng là 20 phút Nhạc không lời. Hệ AM của phát thanh Long An cũng khô cứng với các chương trình Thời sự, Chuyên mục, Chuyên đề liên tiếp trong buổi phát sóng. 2.2.2.2. Nội dung thông tin, giải trí chưa thật sự hấp dẫn *Nội dung thông tin thiếu tính địa phương Một tờ báo địa phương phải phải thể hiện được bản sắc của địa phương đó. Mỗi địa phương đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế, xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý công chúng báo chí… Thính giả đón nghe đài phát thanh của địa phương mình không chỉ vì chương trình giải trí hấp dẫn, thông tin phong phú, đa dạng mà còn vì quan tâm đến các vấn đề thời sự và các thông tin có liên quan thiết thực đến đời sống của mình. Trả lời cho câu hỏi "Vì sao ông/bà thường xuyên nghe đài?" có 193/661 lượt phiếu chọn lý do "quan tâm đến các vấn đề thời sự". Các vấn đề thời sự ở đây bao gồm cả thời sự địa phương, trong nước và thế giới, đặc biệt là thông tin về địa phương. Một thính giả ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho rằng, "hàng ngày nghe đài tỉnh là để nắm bắt tình hình thời sự tại địa phương mình, tình hình giá cả thị trường, thông tin nước mặn hay mực nước…" Một thính giả ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cho biết: khi nghe chương thời sự của đài tỉnh ông cần biết thông tin của địa ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long.pdf
Tài liệu liên quan