Luận văn Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá: LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu vùng còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu lập thân lập nghiệp đối với người...

pdf107 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao là tiêu chí quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nhưng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu vùng còn mất cân đối, chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu lập thân lập nghiệp đối với người lao động, nhất là thanh niên. Hàng năm nước ta thiếu hàng trăm ngàn công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng cho nhu cầu nhân lực ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Lao động kỹ thuật là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, nhưng trong những năm qua cả nước nói chung cũng như tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, việc đào tạo, phát triển, sử dụng LĐKT còn chưa đạt số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn tới cần huy động và phát huy nhiều nguồn lực - trong đó cần tạo ra cơ cấu lao động phù hợp, giải quyết có hiệu quả nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu lao động, người lao động thiếu việc làm nhưng đơn vị cần tuyển lao động thì lại không tuyển được người. Để có được đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao, có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì việc phát triển lực lượng lao động kỹ thuật là nhu cầu cấp thiết và là lý do để tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có những công trình khoa học, các bài nghiên cứu đã được công bố như: - Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến, Đề tài khoa học cấp nhà nước: "Phát triển LĐKT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010”. - Nguyễn Đức Tĩnh (2001): "Hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở nước ta hiện nay", Đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Đỗ Thị Xuân Phương (2000): "Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm", Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thanh (2005): "Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước", Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội. - Phan Văn Sơn (2007): "Phát triển đội ngũ LĐKT ở thành phố Đã Nẵng - thực trạng và giải pháp", Đề tài luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Các tác giả trên đã tập trung nghiên cứu các phương diện khác nhau xoay quanh nội dung phát triển NNL và lao động kỹ thuật. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện chưa có đề tài chuyên sâu nào về chủ đề trên được nghiên cứu và công bố. Để thực hiện đề tài, tác giả có kế thừa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; khảo sát đánh giá thực trạng trên địa bàn Thanh Hoá, đề xuất giải pháp dựa trên cơ sở những vấn đề đặt ra hiện nay của Thanh Hóa. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Phân tích tình hình đào tạo, sử dụng LĐKT, đề xuất giải pháp phát triển LĐKT ở tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển NNL nói chung và LĐKT nói riêng. + Đánh giá thực trạng phát triển LĐKT ở Thanh Hóa, rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất giải pháp nhằm phát triển LĐKT của Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu nhân lực cho CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lao động kỹ thuật mang tính thực hành được đào tạo ở các bậc, các hình thức đào tạo khác nhau tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở sử dụng lao động và tình hình phân bổ sử dụng, quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng LĐKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn chủ yếu từ năm 2001 đến 2007. Các giải pháp đề xuất ngắn hạn đến 2010 và dài hạn đến 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo NNL và các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá, dự báo. 6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Về lý luận: Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao động, LĐKT, đào tạo, sử dụng, quản lý LĐKT trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. - Về thực tiễn: Đóng góp một số giải pháp cơ bản về quản lý phát triển LĐKT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển lao động kỹ thuật tại Thanh Hoá. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết. Chương 1 Một số vấn đề chung về lao động kỹ thuật và phát triển lao động kỹ thuật 1.1. Khái niệm và vai trò của lao động kỹ thuật trong phát triển kinh tế 1.1.1. Khái niệm lao động và lao động kỹ thuật * Khái niệm lao động Lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thoả mãn những nhu cầu của từng cá nhân nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, lao động của con người cũng không ngừng phát triển và chuyên sâu thành các mức độ khác nhau có thể phân biệt qua những khái niệm cụ thể sau: Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một công việc nào đó. Tất nhiên lao động giản đơn còn được phân biệt trên cơ sở so sánh tương quan giữa các loại lao động khác nhau trong tổng số lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Lao động lành nghề là lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo, huấn luyện hay qua tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn để thực hiện công việc phức tạp mà lao động giản đơn không làm được. Theo C.Mác “Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Lao động qua đào tạo (còn được gọi là là lao động có chuyên môn kỹ thuật), là lao động được đào tạo qua các trình độ từ sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật, THCN, CĐ, ĐH và sau ĐH. Trong thống kê cũng như trong điều tra lao động- việc làm còn có khái niệm “Lao động qua đào tạo nghề”, đó là một bộ phận của lao động qua đào tạo được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà giáo dục nghề nghiệp thì bao gồm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. * Khái niệm lao động kỹ thuật Thuật ngữ “Lao động kỹ thuật” tuy chưa được đưa vào từ điển Bách khoa ở Việt Nam nhưng trong thực tế được dùng khá phổ biến. Trong một số tài liệu, một số nghiên cứu của các nhà khoa học cũng có đề cập đến khái niệm này nhưng với các cách hiểu khác nhau. Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị số 151/CT ngày 25 tháng 5 năm 1982 về thống kê lao động kỹ thuật ở Việt Nam. Theo đó lao động kỹ thuật là: tất cả các cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ đã tốt nghiệp (có bằng cấp) từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên và công nhân kỹ thuật. Hiện nay cần thay đổi quan niệm công nhân kỹ thuật và thay vào đó là lao động có nghề hoặc người đã được đào tạo nghề, trong nền kinh tế hiện đại, giáo dục nghề nghiệp còn phát triển đào tạo các trình độ cao hơn như CĐ kỹ thuật, ĐH kỹ thuật mang tính thực hành và trong thực tế công nhân kỹ thuật có thể không có bằng, chứng chỉ nghề nhưng lại có kỹ năng nghề nhất định và có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, được thống kê theo chỉ tiêu thống kê lao động việc làm hàng năm của cơ quan thống kê theo chỉ tiêu “công nhân kỹ thuật không có bằng” nên cũng cần được mở rộng, nghiên cứu thống nhất. Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục- đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam (VIE/89/022) do UNESCO, UNDP, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đã đưa ra khái niệm “Lao động kỹ thuật” và cho rằng: lao động kỹ thuật là lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Theo khái niệm này người lao động được xếp vào loại lao động kỹ thuật nếu hội tụ đủ hai yếu tố: được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất; được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo. LĐKT theo quan niệm này đồng nghĩa với khái niệm “lao động qua đào tạo” hay khái niệm “lao động chuyên môn kỹ thuật” thường được dùng trong thống kê nhà nước, nghĩa là lao động được đào tạo và được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ. Lao động kỹ thuật theo khái niệm của dự án VIE/89/022 xét về tính chất lao động bao gồm hai loại: - Lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành. - Lao động chuyên môn (quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) mang tính hàn lâm. Như vậy, khái niệm lao động kỹ thuật ở đây được hiểu theo hai cấp độ: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: lao động kỹ thuật là loại lao động qua đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo nói chung; theo nghĩa hẹp lao động kỹ thuật là lao động mang tính chất thực hành. Với khái niệm này, nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến cho rằng: lao động kỹ thuật (theo nghĩa hẹp) Là loại lao động được đào tạo, cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau, phù hợp với ngành, nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh [12, tr.21]. Theo khái niệm trên, LĐKT phải có 2 điều kiện: - Thứ nhất, được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp (đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) [36, tr.2]. - Thứ hai, có kỹ năng hành nghề để tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ... Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất kinh doanh vẫn tồn tại một bộ phận người lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn chưa đạt điều kiện một nhưng do tích luỹ kinh nghiệm hoặc được truyền nghề, kèm cặp trực tiếp nên có thể đáp ứng điều kiện hai. Vì vậy nếu xem điều kiện một là điều kiện cần thì có thể đề ra chính sách để có thể giúp họ hoàn thiện bằng cách học thêm và tổ chức thẩm định cấp chứng chỉ công nhận và từ đó cần mở rộng khái niệm này để nghiên cứu. Trong thuật ngữ LĐ-TB-XH cho rằng “ LĐKT sản xuất kinh doanh là người lao động có trình độ và kỹ xảo nhất định thông qua đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm được những công việc phức tạp, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ, có khả năng truyền nghề hoặc dạy nghề [2, tr.5]. Như vậy theo “ Thuật ngữ LĐ-TB và XH “ những người có trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhất định (chưa có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo) cũng thuộc nhóm LĐKT. Trong quản trị doanh nghiệp, để định mức hao phí thời gian lao động thường chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý. LĐKT được xếp vào lao động công nghệ là lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo qui trình công nghệ nhằm biến đổi đối tượng lao động về hình dáng, kích thước, cơ lý hoá tính… để hình thành sản phẩm. Đây là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp. Như vậy LĐKT phải gắn với thị trường lao động, là loại lao động mang tính thực hành, trực tiếp vận hành máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ các cách biểu hiện trên, có thể nêu khái niệm LĐKT như sau: “LĐKT là loại lao động được đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ phù hợp theo trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân hoặc tích luỹ kinh nghiệm thực tế, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp được công nhận bởi một cơ quan (tổ chức) có thẩm quyền và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”. Khái niệm LĐKT trên đảm bảo sự phù hợp với Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010, Quyết định số 201/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và luật giáo dục năm 2005 nhằm “hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành áp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao” và mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Lao động kỹ thuật hiện nay còn phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phải là loại lao động có kiến thức, có kỹ năng, có trình độ đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp và phải đảm bảo trên cả ba mặt của chất lượng lao động là thể lực, trí lực và phẩm chất. 1.1.2. Phân loại lao động kỹ thuật Sơ đồ phân loại LĐKT theo cơ cơ cấu lực lượng lao động như sau (sơ đồ 1.1). Theo sơ đồ này, các khái niệm liên quan gồm: Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi; nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm(thất nghiệp) nhưng có nhu cầu tìm việc hoặc sẵn sàng làm việc [41, tr.16]. Sơ đồ 1.1: Phân loại LLLĐ - Lao động qua đào tạo là loại lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, được cấp bằng/ chứng chỉ của các bậc đào tạo, có thể là đào tạo chính qui hoặc không chính qui, đào tạo dài hạn hay ngắn hạn, theo các chương trình do Nhà nước qui định, đúng với qui định của Luật Giáo dục. LLLĐ(dân số hoạt động kinh tế) LĐ qua đào tạo(Có bằng/ chứng chỉ) LĐ không qua đào tạo(Không có bằng/ Lao động chuyên môn(hệ hàn LĐKT (hệ thực hành) LĐKT(chưa có bằng/ chứng chỉ) Lao động không CMKT Sơ cấp nghề(bán lành nghề) Trung cấp nghề(lành nghề) CĐ nghề(trình độ cao) Dạy nghề Thị trường lao động - Lao động không qua đào tạo thường là lao động giản đơn, trường hợp tự học, tự tích luỹ kinh nghiệm thực tế có thể làm được những công việc chuyên môn phức tạp do được kèm cặp truyền nghề, nếu muốn xếp vào LĐKT cần được bồi dưỡng về lý thuyết để thi để được cấp bằng/ chứng chỉ(bộ phận này cần được qui định bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). - Lao động chuyên môn: là loại lao động được đào tạo và cấp bằng thuộc hệ cao đẳng, đại học, sau đại học được đào tạo mang tính hàn lâm, coi trọng lý thuyết, nếu muốn làm công việc của LĐKT thực hành thì phải qua chương trình đào tạo liên thông để bổ sung hoặc nâng cao kỹ năng thực hành, loại này bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia … - Dạy nghề (đào tạo nghề): hiện nay trong các văn bản pháp qui của nhà nước, khái niệm dạy nghề hoặc đào tạo nghề được dùng rất phổ biến. Để có NNL trực tiếp lao động sản xuất có tay nghề đáp ứng yêu cầu cho phát triển KT-XH, rất cần thiết phải đào tạo nghề nghiệp và do tầm quan trọng như vậy Nhà nước đã ban hành Luật Dạy nghề. Theo điều 5 Luật Dạy nghề qui định “ là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngườì học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [37, tr.9]. Thuật ngữ “đào tạo LĐKT” tuy mới xuất hiện cách đây chưa lâu, nhưng ngày càng làm sáng tỏ chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập, phát triển kinh tế tri thức. Đã đến lúc chúng ta phải thống nhất dùng khái niệm “đào tạo lao động kỹ thuật” thay thế cho khái niệm“ dạy nghề” hoặc “ đào tạo nghề” trong các văn bản pháp quy và trong đời sống xã hội. Trong trường hợp còn sử dụng thuật ngữ ” dạy nghề” hoặc “ đào tạo nghề” thì phải được hiểu với nội dung mới, đó là “ đào tạo lao động kỹ thuật” trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành. 1.1.3. Vai trò của lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế CNH, HĐH là một quá trình, quá trình này ở Việt Nam do Đảng ta đề ra là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, là: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao [25, tr.502]. Do vậy phát triển LĐKT phải đáp ứng cho CNH, HĐH để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Cần phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất, trong đó có LĐKT. Đối với nước ta, bắt đầu từ một xuất phát điểm thấp, muốn rút ngắn quá trình CNH, HĐH việc phát huy nội lực, phát huy nhân tố con người là cách làm đúng đắn và khôn ngoan nhất và nguồn lực này có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Thứ nhất, LĐKT với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, đồng thời là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Để tăng trưởng phải phát huy tối đa các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế thông thường bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Tuỳ theo điều kiện mỗi quốc gia việc sử dụng các nguồn lực này và cách kết hợp các nguồn lực này cũng rất khác nhau. Các nhà kinh tế Paul A Samuelson và Wiliam D Nordhalls cho rằng: Vốn, nguyên vật liệu, công nghệ... đều có thể mua hoặc vay được trong nền kinh tế thế giới. Một nước có thể mua những thiết bị thông tin, viễn thông, máy tính, máy phát điện và máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Thế nhưng những hàng hoá vốn này chỉ có thể được sử dụng và duy trì hữu hiệu bởi những người công nhân có kỹ năng và được đào tạo. Trình độ văn hoá, sức khoẻ, kỷ luật được nâng cao và gần đây nhất là khả năng sử dụng máy tính đã làm cho năng suất lao động tăng thêm rất nhiều [40, tr.311-312]. Là một nước kinh tế kém phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cấp bách đối với nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: "Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [21, tr.185]. Để tăng trưởng cần dựa vào vốn, lao động và công nghệ, rõ dàng để tăng trưởng nhanh cần đầu tư công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn nhưng đối với Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng chúng ta xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp, tích luỹ ban đầu thấp, vốn đầu tư có giới hạn nhưng lao động dư thừa lớn. Với dân số đông, lao dộng dồi dào vừa là nội lực, vừa là mục tiêu phát triển, cần quan tâm giải quyết vấn đề con người nên phải lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động với hệ số co giãn việc làm cao (khoảng 0,23-0,33) để tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cần giải quyết hài hoà bài toán vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, vừa đảm bảo yêu cầu tạo nhiều việc làm. Đào tạo LĐKT cũng liên quan đến việc giải bài toán trên, vừa cần cung cấp LĐKT trình độ cao cho sử dụng công nghệ tiên tiến sử dụng nhiều vốn, vừa phải có lao động bán lành nghề và lành nghề cung cấp cho các ngành sử dụng công nghệ cần nhiều lao động. Thứ hai, LĐKT với thay đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm. ở nước ta việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH tác động rất lớn đến đào tạo và phát triển LĐKT, phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động căn cứ vào cơ cấu kinh tế để hình thành cơ cấu lao động đảm bảo sự phù hợp với cơ cấu kinh tế ở nước ta, quá trình chuyển dịch kinh tế từ cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu sang cơ cấu kinh tế mới tiến bộ chúng ta đang vấp phải một lực cản là cơ cấu lao động quá lạc hậu chuyển dịch chậm so với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động hiện đang mất cân đối nghiêm trọng nhất là cơ cấu LĐKT, trong khi lao động phổ thông dư thừa lớn lại thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật nhất là lao động kỹ thuật trình độ cao ở các ngành như tin học, viễn thông, công nghiệp chế biến, xây dựng công nghiệp, lắp máy… lao động kỹ thuật cho xuất khẩu lao động và chuyên gia. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tăng sức cạnh tranh tạo ra bước đột phá trong phát triển rất cần một đội ngũ LĐKT đáp ứng được cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đào tạo LĐKT một mặt phải nhằm khắc phục dần mất cân đối cơ cấu lao động đồng thời chuẩn bị một đội ngũ LĐKT đủ để cung cấp kịp thời các ngành, các vùng kinh tế và hướng tới kinh tế tri thức. Thứ ba, LĐKT với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên 3 nội dung: khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của quốc gia trong kinh tế thị trường và trong hội nhập kinh tế quốc tế là điều sống còn đối với mỗi quốc gia. Trong thời gian qua Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước, đã tham gia vào các tổ chức, các diễn đàn quốc tế lớn như: ASEAN, ASEM, WTO… , mở rộng quan hệ buôn bán với 224/225 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký 87 hiệp định thương mại song phương, 350 hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, 37 hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và tổ chức quốc tế. Việc gia tăng quan hệ kinh tế thương mại, gia tăng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Từ một nước có mức tăng trưởng kém, đến nay Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng 7%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đã đóng góp 50% GDP năm 2004…[46, tr.124-125]. Tuy vậy theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2008 năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn là vấn đề thách thức đáng lo ngại; báo cáo đánh giá kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 2008, Việt Nam đứng thứ 70 trên tổng số 126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Tụt 2 bậc so với năm 2007 và tụt liên tiếp trong 3 năm qua (năm 2006 hạng 64, năm 2007 hạng 68 và 2008 hạng 70) kết quả này dựa trên kết quả khảo sát 11.000 doanh nghiệp quốc tế và xem xét các nền kinh tế trên 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh với 3 nhóm yếu tố (bảng 1.1). Cũng trong cuộc khảo sát theo ý kiến các chuyên gia trong 3 “vấn đề đáng lo ngại nhất” thì có 1 vấn đề liên quan đến lao động là “thiếu lao động có trình độ”. Như vậy, đối với nước ta tuy kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng lại tụt hạng về năng lực cạnh tranh thì vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Nước ta đang cố gắng: cải cách giáo dục, cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả kinh tế vĩ mô…nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, nhưng nếu các lĩnh vực khác chưa cải cách hoặc cải cách chậm trễ nhất là trong việc phát triển đội ngũ LĐKT, áp dụng công nghệ hiện đại… thì cũng khó thu hẹp được khoảng cách trong cải thiện thứ bậc cạnh tranh so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy nâng cao chất lượng NNL nhất là đội ngũ LĐKT trình độ cao cho các lĩnh vực mang tính đột phá như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá…Hạ thấp chi phí lao động trong giá thành sản phẩm dịch vụ mới có thể tăng năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Bảng 1.1: Đánh giá của WEF về năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2008 Các yếu tố đánh giá Xếp hạng Điểm số Nhóm 1: các yếu tố căn bản 1. Các định chế 2. Cơ sở hạ tầng 3. ổn định kinh tế vĩ mô 4. Y tế và giáo dục phổ thông 79 71 93 70 84 4.2 3.9 2.9 4.9 5.3 Nhóm 2: Các yếu tố cải thiện hiệu quả 5. Đào tạo và giáo dục đại học 6. Hiệu quả của thị trường hàng hoá 7. Hiệu quả của thị trường lao động 8. Trình độ của thị trường tài chính 9. Mức độ sẵn sàng cho công nghệ 10. Quy mô của thị trường 73 98 70 47 80 79 40 3.9 3.4 4.2 4.5 4.1 3.1 4.4 Nhóm 3: Các yếu tố sáng tạo 11. Trình độ của doanh nghiệp 12. Sáng tạo 71 84 57 3.6 3.8 3.3 Nguồn: Vietnamnet- Bùi Văn (09/10/08). 1.2. phát triển lao động kỹ thuật 1.2.1. Khái niệm phát triển lao động kỹ thuật Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. LĐKT là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực, phát triển LĐKT cũng là góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH. Theo nhóm tác giả Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến: “Phát triển LĐKT là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu LĐKT ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và của nền kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH” [12, tr.37]. Phát triển LĐKT phải nhằm đáp ứng thị trường lao động, đó là quá trình đào tạo, phân bổ sử dụng và quản lý LĐKT. Phát triển LĐKT cần phải tác động vào các yếu tố hợp thành của LĐKT làm cho nó biến đổi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn. 1.2.2. Nội dung phát triển lao động kỹ thuật Một là, làm tăng qui mô số lượng LĐKT Đây là khâu đầu tiên, quan trọng để tác động vào việc phát triển LĐKT. ở nước ta nói chung và Thanh Hoá nói riêng số lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp. Hiện nay một trong những rào cản đối với việc giải ngân vốn FDI là thiếu trầm trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật và lao động quản lý. Các khu công nghiệp, khu chế xuất tình hình cũng tương tự, mới chỉ đáp ứng 5-10%, lực lượng công nhân lành nghề cũng chỉ mới đáp ứng được 30-40% [9, tr.43] nước ta đang trong tình trạng thiếu cả thầy lẫn thợ. Làm tăng qui mô số lượng LĐKT là nội dung quan trọng tạo tiền đề cho phát triển LĐKT, đi từ quá trình thay đổi về lượng để tiến đến biến đổi về chất. Hiện nay đi đôi với việc tăng nhanh số lượng LĐKT bán lành nghề, lành nghề để cung cấp nhân lực cho các ngành nghề đang áp dụng công nghệ đang sử dụng nhiều lao động cần phải tăng nhanh số LĐKT có trình độ cao đáp ứng cho các đơn vị áp dụng công nghệ mới. Thứ hai, phát triển về chất lượng LĐKT. Đây là nội dung quan trọng bậc nhất, chiều sâu của phát triển LĐKT. Hiện nay giáo dục và đào tạo của nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng còn nhiều yếu kém, trong đó có chất lượng đào tạo LĐKT "Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH chưa cân đối với giáo dục THPT. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng" [21, tr.170-171]. Thực tế, lao động qua đào tạo nghề từ các cơ sở dạy nghề ở nước ta về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các khu chế xuất, khu công nghiệp…. Phát triển chất lượng LĐKT một mặt nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của người lao động ở các trình độ tương ứng với độ phức tạp của công việc trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỹ luật lao động, phải có tinh thần say mê với nghề nghiệp, sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát triển chất lượng LĐKT phải tăng dần tỷ trọng đào tạo nghề dài hạn và trình độ đào tạo ở các bậc cao như trung cấp nghề, CĐ nghề, ĐH kỹ thuật trong tổng số lao động kỹ thuật. Phát triển chất lượng LĐKT còn chú trọng đến tăng cường thể lực, sức khoẻ, trí lực. Phát triển chất lượng LĐKT phải hội nhập, tương thích với hệ thống chuẩn mực của thế giới và khu vực. Các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo phải đạt các chuẩn khu vực và thế giới, kể cả hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Thứ ba, biến đổi về cơ cấu LĐKT. Cơ cấu LĐKT phải biến đổi phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế tạo ra áp lực chuyển đổi cơ cấu LĐKT hợp lý, cho phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực. Trong bối cảnh cách mạng KH- CN bùng nổ quá trình toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có, chúng ta đang đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại cần nhanh chóng hình thành cơ cấu LĐKT hợp lý, phù hợp với chiến lược, qui hoạch phát triển đất nước theo từng thời kỳ. Biến đổi cơ cấu LĐKT hợp lý trong phát triển LĐKT phải gắn với phân bổ LĐKT cho từng ngành nghề, từng vùng kinh tế tránh hiện tượng dư thừa ngành này, thiếu hụt ngành kia, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu gây lãng phí cho xã hội. Thực tế ở nước ta, lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật hiện phân bổ còn bất hợp lý giữa các cấp, ngành, vùng kinh tế, nông thôn, thành thị. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lại phân bổ không đồng đều, phần lớn làm việc ở các cơ quan trung ương(94,4%); trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ CĐ trở lên chỉ chiếm 32% (trong khi đó ở Hàn Quốc là 48%, Nhật Bản là 64,4 %, Thái Lan 58,2%). Riêng lao động ở nông thôn chiếm 70,1% cả nước nhưng chỉ có 10% qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề chỉ có 0,44%. LLLĐ khoa học kỹ thuật được đào tạo cho ngành nông nghiệp thì 89,9% làm việc ở các cơ quan trung ương, cấp tỉnh chỉ có 8,9% còn cấp huyện 1,8% ở cấp xã và cơ sở hầu như không có. Ngành luyện kim hơn 32% công nhân không có tay nghề chuyên môn, ngành xây dựng có tới 63%, hơn 11% chỉ có tay nghề bậc 1 và bậc 2. Số công nhân học hết tiểu học là 12,72%, hết THCS là 39,51%, hết THPT là 30,75%. Số nhân viên tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 10,18% [9, tr.43-44]. Thứ tư, sử dụng hiệu quả LĐKT. Đây là nội dung quan trọng của phát triển LĐKT. Hiệu quả sử dụng LĐKT liên quan đến nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí lao động trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ của từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, là điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Hiệu quả sử dụng liên quan chặt chẽ với bố trí cơ cấu LĐKT hợp lý, đúng người, đúng việc, bố trí đúng chuyên môn, người có trình độ tay nghề cao cần được bố trí ở những việc, những khâu, những công đoạn phức tạp và qua đó có mức thù lao tương xứng với với công việc và cống hiến của người lao động. Điều này vừa góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm vừa khuyến khích người lao động thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. Sử dụng hiệu quả LĐKT cũng liên quan chặt chẽ với công nghệ sản xuất, với công cụ lao động, hiện nay cần hài hoà trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, phải có những ngành, những khu vực chuyển dần từ công nghệ sử dụng nhiều lao động sang công nghệ sử dụng nhiều vốn (công nghệ hiện đại, công nghệ cao để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao), hệ số co giãn việc làm so với 1% tăng GDP có xu hướng giảm nhưng đây chính là xu hướng tăng nhu cầu sử dụng LĐKT, nhất là LĐKT trình độ cao, thị trường LĐKT sẽ phát triển với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, cũng cần chú ý đến việc giải quyết công ăn việc làm của lao động do sức ép tăng lao động, do phần khó khăn về vốn không thể ngay lập tức đầu tư công nghệ mới trên tất cả các ngành, các vùng cũng như hiện tượng thất nghiệp cơ cấu do không cân đối cung cầu lao động kỹ thuật trong không gian và thời gian cũng như biến động quan hệ cung cầu lao động. Sử dụng hiệu quả LĐKT còn liên quan tới việc ban hành và áp dụng các chế độ, chính sách đối với người lao động, nếu ban hành và áp dụng các chế độ, chính sách phù hợp, kịp thời sẽ tạo ra khả năng khai thác tính tích cực, năng động của người lao động, cần chú ý cả quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần của người lao động. Sử dụng hiệu quả LĐKT đòi hỏi phải tạo lập thị trường lao động, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chủ trương “Phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông suốt để phát triển thị trường lao động, gắn kết cung- cầu lao động. Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm, đảm bảo quyền của người lao động lựa chọn chỗ làm việc. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp. Tăng cường hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này”. Qua thị trường lao động quan hệ cung - cầu về LĐKT có điều kiện gặp nhau, giúp cho người sở hữu sức lao động có thể bán nó đúng giá trị như nó vốn có, ngược lại người bỏ tiền mua sức lao động có thể thuê được sức lao động phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Thông qua thị trường lao động, người lao động dễ dàng chuyển đổi chỗ làm việc thích hợp hơn với họ, nơi họ có thể làm việc với năng xuất cao hơn và thu nhập khá hơn. 1.2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển lao động kỹ thuật Để đạt mục tiêu phát triển đất nước theo đường lối do Đảng đề ra, giáo dục, đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo LĐKT phải đi trước một bước. Vì vậy cần nhanh chóng phát triển LĐKT, nội dung phát triển LĐKT chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó trực tiếp là các yếu tố như cung, cầu LĐKT, quản lý nhà nước về LĐKT, khoa học công nghệ, cơ chế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập … 1.2.3.1. Các yếu tố tác động đến cung lao động kỹ thuật Cung lao động kỹ thuật được hình thành từ nhiều nguồn trong đó có hai hướng chính là cung LĐKT từ bên trong, ngay chính tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá và nguồn cung từ bên ngoài (các địa phương khác, từ nước ngoài). Nguồn cung tại địa bàn trước hết được đảm bảo từ số học sinh tốt nghiệp tại các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề. Nguồn này phụ thuộc vào năng lực đào tạo của các trường, cơ sở đào tạo, dạy nghề trong đó bao gồm qui mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình… và khả năng tuyển sinh, cơ hội tiếp cận học nghề của người học, tính hiệu quả của chương trình định hướng nghề nghiệp của địa phương và của giáo dục THCS, THPT. Việc đầu tư mở thêm trường, nâng cấp trường hiện có, tăng qui mô tuyển sinh, tăng cường đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng cũng là động lực làm tăng cung LĐKT. Chất lượng đào tạo LĐKT là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với việc duy trì và phát triển từ nguồn này. Nguồn cung thứ hai hiện nay về LĐKT được hình thành từ các giao dịch trên thị trường lao động. Hoạt động của thị trường này làm thông tin về cung - cầu lao động được nối liền giữa người sử dụng lao động và người lao động qua các kênh giao dịch như hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, trung tâm môi giới, giới thiệu việc làm, qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua internet… Sự điều tiết của thị trường lao động sẽ kích thích, định hướng, tác động mạnh đến cung số lượng, chất lượng LĐKT theo yêu cầu của thị trường lao động. Nguồn cung thứ ba về LĐKT là từ các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động, khi các đơn vị có nhu cầu nhưng không tuyển đủ hoặc không có lao động phù hợp với yêu cầu sử dụng họ tự tuyển để kèm cặp, hướng dẫn nghề, hình thức này thường áp dụng đối với dạy nghề ngắn hạn khi doanh nghiệp có áp dụng công nghệ mới, mở rộng qui mô sản xuất hoặc tại các cơ sở thủ công mỹ nghệ như sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá, may mặc… Hình thức này rất linh hoạt và thường đảm bảo việc làm cho hầu hết lao động được tuyển dụng đào tạo, kèm cặp dạy nghề. Ngoài ra LĐKT còn được cung từ các địa phương khác và có thể từ nước ngoài. Do nhu cầu LĐKT của Thanh Hoá cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu nhân lực tại địa phương, các yếu tố hấp dẫn về môi trường làm việc, tiền lương…Đây cũng là một nguồn cung có xu hướng tăng trong tương lai, nhất là đối với LĐKT chất lượng cao hoặc LĐKT ở những ngành tỉnh chưa đào tạo được. Nguồn cung này có tác dụng kích thích tính cạnh tranh, thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo LĐKT và ra đời ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực tại địa phương. 1.2.3.2. Các yếu tố tác động đến cầu lao động kỹ thuật Cầu về LĐKT là yếu tố chủ yếu, quyết định tác động đến phát triển LĐKT, là định hướng cung về LĐKT nhằm đáp ứng thị trưòng lao động. Dưới tác động của phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá ở tất cả các ngành kinh tế tạo ra cầu LĐKT tăng nhanh. Trong ngành nông nghiệp sự phát triển các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lớn của tỉnh, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất như công nghệ sinh học, cấy ghép phôi, công nghệ sản xuất giống… Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng tác động lớn đến nhu cầu sử dụng LĐKT với số lượng ngày càng lớn, trình độ ngày càng cao. Sự phát triển các loại hình doanh nghiệp với việc ra đời hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tạo ra nhiều chỗ làm việc và thu hút số lượng lớn LĐKT là nguồn cầu to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp dịch vụ. Thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL, nhất là đối với các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh… càng có yêu cầu cao đối với LĐKT. Trong xu thế hiện nay xuất khẩu lao động cũng là một nguồn cầu LĐKT tạo ra hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhanh chóng xoá đói giảm nghèo. Nếu chất lượng lao động xuất khẩu cao do người lao động được đào tạo tốt thì hiệu quả thu nhập càng cao, đây cũng là một yếu tố tác động mạnh đến phát triển LĐKT. 1.2.3.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật Quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật là sự tác động của nhà nước có tổ chức, có mục đích lên các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu về lao động trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở việt Nam. Nhà nước đóng vai trò bà đỡ, dẫn dắt, tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia phát triển LĐKT phù hợp với quan hệ cung- cầu trên thị trường lao động. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển LĐKT và thực hiện chính sách công bằng đối với triển LĐKT. Quản lý nhà nước về lao động kỹ thuật tác động đến sự phát triển LĐKT qua các công cụ của nhà nước như pháp luật, chính sách; dự báo, xây dựng chiến lược, qui hoạch; đưa ra các nguyên tắc, qui định về quản lý, đào tạo, sử dụng LĐKT, cung cấp thông tin thị trường lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách. Điều tiết xu hướng phát triển LĐKT phù hợp với yêu cầu của thị trường. 1.2.3.4. Các yếu tố về khoa học - công nghệ Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học- công nghệ phát triển với những bước nhảy vọt trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên chuyển sang dựa vào tri thức. Cách mạng khoa học- công nghệ làm cho nhiều ngành nghề cũ mất đi nhưng cũng làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Trong điều kiện mới đó sự phát triển của mỗi quốc gia từ chỗ dựa vào nguồn tài nguyên, vào vốn vật chất chuyển sang phụ thuộc vào nguồn lực con người và yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực phải ngày càng cao, trong đó LĐKT là lực lượng cơ bản. Các quốc gia muốn phát triển phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư hướng vào phát triển vốn con người nhằm làm cho nguồn nhân lực được trí thức hoá, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được nâng cao, thích ứng kịp thời với sự phát triển của công nghệ. Tính chất của lao động được thay đổi căn bản, tỷ trọng lao động trực tiếp giảm mạnh, lao động gián tiếp và dịch vụ tăng nhanh, xuất hiện và gia tăng công nhân trí thức. Đào tạo LĐKT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp và làm xuất hiện nhu cầu đổi mới đào tạo nghề nghiệp từ đào tạo để tạo lập và phát triển kĩ năng nghề sang đào tạo cập nhật các kỹ năng mới, nhất là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ năng giải quyết và sử lý các vấn đề phát sinh của máy móc, thiết bị công nghệ cao, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hoá... Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp nhưng các yếu tố khoa học công nghệ vẫn đang tác động mạnh đến đào tạo LĐKT ở những ngành mũi nhọn, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Vì vậy không thể xem nhẹ sự tác động của khoa học công nghệ đối với đào tạo LĐKT ở Việt Nam. 1.2.3.5. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập Ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan với nhiều cơ hội và thách thức cho mỗi quốc gia. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ diễn ra sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt. Ưu thế cạnh tranh sẽ nghiêng về những nước ổn định chính trị, môi trường thể chế thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới… Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến phát triển LĐKT ở nước ta từ hai hướng, thứ nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của ngành và của quốc gia và thứ hai là việc đáp ứng nhu cầu LĐKT, nhất là LĐKT trình độ cao cho việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao do có sự tiếp nhận vốn đầu tư từ nguồn FDI, ODA… từ bên ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, trong đó cần thiết có đội ngũ LĐKT trình độ lành nghề cao có khả năng tiếp thu nhanh chóng, làm chủ công nghệ, linh hoạt, có khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt với khách hàng, làm việc trong môi trường văn hoá đa sắc tộc, đảm bảo tính cạnh tranh trong hội nhập. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu LĐKT trình độ cao của thị trường trong nước và quốc tế, trong xu hướng toàn cầu hoá, cần phát triển LĐKT cung cấp cho khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài có công nghệ cao, khoa học quản lý hiện đại hoặc khu vực gia công hàng xuất khẩu với công nghệ sử dụng nhiều lao động mà nước ta có ưu thế hoặc đáp ứng cho xuất khẩu lao động. 1.2.3..6. Tác động của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là một trong những yếu tố tác động mạnh đến LĐKT ở nước ta trong đó: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở khuôn khổ pháp lý và tạo lập đồng bộ các thị trường như: thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường sản phẩm khoa học và công nghệ…, trong đó có thị trường sức lao động. Sự hình thành, phát triển và hoạt động của thị trường sức lao động thể hiện trong các quan hệ lao động và điều tiết quan hệ cung- cầu lao động. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác dụng kích thích, hoàn thiện hệ thống đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Sự phát triển của thị trường lao động có tính cạnh tranh, thông thoáng đảm bảo cho người lao động tự do di chuyển và hành nghề và có sự phân lớp khá đa dạng phong phú, nhất là trong điều kiện đô thị hoá nhanh. Một lượng lớn nông dân cần đào tạo để chuyển đổi nghề vì vậy tác động lớn đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy đổi mới chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu mới về lao động. Trong kinh tế thị trường, tiền công, tiền lương là giá cả của sức lao động và có xu hướng xoay quanh giá trị sức lao động. Thước đo giá trị lao động là hao phí lao động hay chi phí lao động trong giá trị gia tăng. Lao động có trình độ cao càng có khả năng tăng năng suất lao động và hạ chi phí lao động trong giá trị đơn vị sản phẩm làm tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá trị gia tăng có xu hướng giảm và càng được trả lương, trả công cao hơn. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại lại dựa vào nền tảng kỹ thuật và công nghệ cao, cầu LĐKT cao có xu hướng tăng, cầu lao động không có trình độ kỹ thuật giảm dẫn đến tăng cầu đào tạo lao động có kỹ thuật cao theo tốc độ áp dụng công nghệ cao, nhất là đối với các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghệ cao, khu chế xuất… Trong kinh tế thị trường, đào tạo LĐKT phải gắn với thị trường sức lao động, người lao động được đào tạo có khẳ năng tìm việc hoặc tự tạo việc làm để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải chuyển từ đào tạo những ngành nghề mà mình có sang đào tạo những ngành nghề thị trường cần, phải chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu. Hệ thống đào tạo LĐKT không thể đứng độc lập ngoài thị trường mà trở thành lực lượng quan trọng của thị trường, là nhà cung cấp hàng hoá cho thị trường. Kinh tế thị trường cũng sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống đào tạo, cần phải đẩy nhanh xã hội hoá đào tạo LĐKT. Kinh tế thị trường với các qui luật khách quan của nó tác động bao trùm lên toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng, nhất là khi Việt Nâm đã gia nhập WTO, đào tạo được coi là một hoạt động dịch vụ trong thực hiện lộ trình cam kết, đào tạo LĐKT sẽ có những chuyển biến mới, các cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần sự chuẩn bị vừa tạo điều kiện để đào tạo LĐKT phát triển để tránh lúng túng trong công tác quản lý. 1.2.3.7. Tác động của quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quá trình đô thị hoá dẫn đến việc chuyển dịch dân số nông thông sang dân số đô thị theo một tốc độ nhất định. Quá trình này dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là kinh tế ngành, tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản giảm dần và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ trong GDP. Quá trình đô thị hoá thúc đẩy phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các khu đô thị mới, các vùng ven đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cụm công nghiệp làng nghề, nhất là các khu vực đầu tư nước ngoài. Quá trình này tác động trở lại đến tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động lớn đến phát triển LĐKT ở các ngành: Ngành nông nghiệp cần xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, đưa vào áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, chế biến và bảo quản. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn tạo việc làm mới đối với các ngành nghề ngoài nông nghiệp và dịch vụ. Cần đào tạo đội ngũ LĐKT đáp ứng kỹ thuật sản xuất mới, ngành nghề mới, vừa phải đào tạo đội ngũ LĐKT trình độ cao, lành nghề cung ứng cho các nhà máy, các làng nghề, các khu công nghiệp và đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động. Ngành công nghiệp và xây dựng cần phát triển theo hai hướng, một mặt vừa bảo đảm phát triển LĐKT phục vụ các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động - như chế biến nông lâm sản, da giày, may mặc…, vừa phát triển LĐKT đáp ứng cho các ngành công nghệ cao, hiện đại, sử dụng nhiều vốn. Dịch vụ cần phát triển theo hướng đầu tư các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, đóng góp lớn cho ngân sách, có khả năng cạnh tranh - như du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải , dịch vụ bưu chính viễn thông…, trong đó đào tạo LĐKT cần chú ý cả hai mặt là thành thạo nghề, kỹ năng thực hành tốt, còn phải chú ý các kỹ năng như tinh tế trong giao tiếp, khả năng tư vấn, quan hệ khách hàng… 1.3. Kinh nghiệm phát triển lao động kỹ thuật trong và ngoài nước 1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài - Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là nước thuộc nhóm các quốc gia phát triển nhất thế giới, là nước có ít tài nguyên thiên nhiên nên chính sách phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là LĐKT là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nhật Bản, chi phí cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chính phủ thường chiếm tỉ lệ lớn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nước Nhật rất coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực nhất là đối với nông thôn. Thời kì đầu công nghiệp hoá, đô thị hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ sở sản xuất gia đình, các hộ buôn bán ở các thị trấn có vai trò quan trọng trong dạy nghề cho lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, lao động lành nghề được đào tạo tại các nhà máy có quy mô lớn khi ra trường được các doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng vào làm việc. Đặc điểm nổi bật nhất của đào tạo, dạy nghề ở Nhật Bản là chính phủ khuyến khích hệ thống đào tạo nghề tại công ty. Trong 3 hình thức đào tạo nghề cho lao động là đào tạo tại các trường dạy nghề, các công ty và đào tạo kết hợp tại trường và công ty thì thành công hơn cả tại Nhật Bản là hình thức đào tạo dạy nghề tại công ty. Sự phát triển của hình thức đào tạo này bắt nguồn từ truyền thống đào tạo nghề, văn hoá và hệ thống quản lý trước đây của Nhật Bản. Đào tạo nghề tại công ty tạo điều kiện cho người lao động học được các kiến thức, kỹ năng làm việc phù hợp với công nghệ sử dụng, sát với yêu cầu và nhu cầu sử dụng của các công ty. Hình thức đào tạo này được chính phủ khuyến khích áp dụng, vì ngoài việc đảm bảo chất lượng đáp ứng thị trường lao động, đào tạo nghề tại công ty còn tiết kiệm được đầu tư cho chính phủ. Như vậy phát triển LĐKT ngay tại doanh nghiệp là một định hướng chiến lược đúng đắn trong việc phát triển LĐKT ở Nhật Bản. Ngay từ năm 1996, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu tạo cơ hội cho người lao động trong suốt cuộc đời lao động, phát triển kĩ năng nghề đáp ứng thay đổi của kinh tế - xã hội trong thế kỉ XXI, kế hoạch này gồm: + Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp đội ngũ LĐKT ổn định và luôn có khả năng phát triển nhằm đáp ứng sự thay đổi của các ngành công nghiệp, đồng thời phát triển nhân cách của người lao động nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động. + Các hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả trong và ngoài doanh nghiệp, thúc đẩy nhận thức và kĩ năng nghề + Các hoạt động nhằm cung cấp thông tin thị trường lao động, cung cấp dịch vụ tư vấn. Tại Nhật Bản, để kiểm soát chất lượng đào tạo LĐKT, chính phủ quy định các chuẩn đào tạo mang tính pháp lý và các chuẩn này được liên tục xem xét để điều chỉnh cho sự phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh; mỗi chuẩn được xây dựng cho từng khoá đào tạo và phân loại cho các loại nghề, tính đến năm 2005, Nhật Bản đã có chuẩn đào tạo nghề cho 57 nhóm nghề và 141 khoá đào tạo. Nhật Bản đã thành lập hiệp hội phát triển kĩ năng nghề với nhiệm vụ phối hợp với đào tạo nghề tư nhân (hệ thống làm việc, hệ thống kiểm tra kĩ năng nghề, các cuộc thi tay nghề) và kết hợp giữa đào tạo LĐKT với các viện nghiên cứu. Hiệp hội này có cả cấp trung ương và địa phương (theo hệ thống dọc). Thành công lớn nhất của Nhật Bản trong quản lý nguồn nhân lực là đào tạo lao động kĩ thuật tại công ty, cứ sau 5 năm công nhân lại được đào tạo lại để nâng cao hoặc bồi dưỡng kỹ năng mới do yêu cầu sản xuất và áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Một xã hội học tập và học tập suốt đời là chìa khoá giúp Nhật Bản đạt được đỉnh cao trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Đó là chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện tại và chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong tương lai của Nhật Bản. - Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta về đường lối phát triển kinh tế xã hội và thể chế chính trị. Là nước có dân số đông nhất thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất hiện nay, là nước thực hiện CNH, HĐH khá thành công trong 2 thập kỉ qua, quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, vấn đề giải quyết việc làm trở nên gay gắt. Trước tình hình đó để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc chủ trương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vấn đề bức xúc đặt ra là phải thay đổi kỹ năng nghề nghiệp truyền thống, cập nhật thêm các nghề mới. Hiện nay Trung Quốc phát triển các trường đào tạo nghề kỹ thuật cả bậc đại học, trung học nghề và trung học kỹ thuật, các trung tâm đào tạo nghề, các tổ chức đào tạo nghề do cộng đồng đảm nhiệm và các trung tâm đào tạo nghề tại các doanh nghiệp. Nhờ đó ở Trung Quốc, nguồn công nhân kỹ thuật thực hành ở trình độ cao ngày càng đông đảo. Những năm gần đây giáo dục hướng nghiệp ngày càng coi trọng và phát triển. Giáo dục hướng nghiệp đã tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng và chuyên môn giỏi để áp dụng khoa học kĩ thuật và trang thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Nhờ đổi mới cơ chế, công tác dạy nghề ở Trung Quốc đã đạt được những thành quả quan trọng, hiện Trung Quốc đã có: 1472 trường sơ cấp nghề đào tạo hàng năm khoảng 870.000 người; 17.090 trường trung cấp nghề đào tạo hàng năm 11 triệu học viên; hơn 30 trường cao đẳng công nghệ đào tạo hàng năm cho khoảng 150 nghìn người; 2800 trung tâm dạy nghề đào tạo hàng năm hơn 3 triệu người. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tiến hành đào tạo nghề trực tiếp cho lao động ngay tại doanh nghiệp. Số nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước năm 2000 so với năm 1992 đã tăng 1,8 lần, đạt tỉ lệ tăng trưởng hàng năm bình quân là 7 %. Đồng thời với những thành công trong đào tạo LĐKT, chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến xây dựng một cơ chế tạo việc làm theo định hướng thị trường, khuyến khích đảm bảo việc làm thông qua cạnh tranh bình đẳng, nhất là khuyến khích chủ sử dụng lao động tạo nhiều việc làm và việc làm có chất lượng cho người lao động, để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Những năm gần đây, Trung Quốc tập trung mạnh vào điều chỉnh cơ cấu việc làm, hướng dẫn phát triển mạnh các ngành, các lĩnh vực có khả năng tạo nhiều việc làm. Cùng với việc tăng đầu tư, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao là việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà điển hình là phát triển các doanh nghiệp hương trấn (là các doanh nghiệp công nghiệp tại địa phương phát triển theo phương châm “ ly nông bất ly hương” giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động nông thôn mất đất do đô thị hoá, công nghiệp hoá…). Chính phủ Trung Quốc cũng thường xuyên điều chỉnh chính sách hợp đồng lao động, chính sách lương, trợ cấp phù hợp và có lợi cho người lao động, thường xuyên kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các ngành, các cơ quan tổ chức sử dụng lao động; người lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội. - Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những con rồng Châu á đã đạt được những thành tựu kì diệu trong CNH, HĐH và đô thị hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đặt ra cho chính phủ Hàn Quốc nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp và dịch vụ, là nước rất thành công trong việc kết hợp hài hoà giữa chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chính sách phát triển nguồn nhân lực. Công trình nghiên cứu của ngân hàng thế giới (1993) đã nhấn mạnh đến thành tựu đào tạo nguồn nhân lực của Hàn Quốc, trong đó có vai trò to lớn của việc tập trung đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cho mọi người dân được giáo dục đào tạo với quy mô lớn ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Hệ thống đào tạo luôn mở ra cơ hội cho người lao động theo học theo nhu cầu của bản thân để tìm kiếm việc làm phù hợp. Trong những năm đầu của quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá, chính phủ phát triển hệ thống đào tạo thu hút lao động vào đào tạo các ngành nghề hàm lượng lao động cao như: ngành dệt may, da giầy, đồ chơi, công nghiệp chế biến, nhà hàng…Giai đoạn sau khi công nghiệp phát triển mạnh mẽ các ngành sắt thép, hoá chất, đóng tàu, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, điện tử viễn thông, máy tính và chất bán dẫn… được chú trọng. Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ đã làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chuyển mạnh sang các ngành nghề khác, thu nhập của lao động tăng nhanh. Chính phủ Hàn Quốc có chính sách khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn thực tập nghề cho người lao động. Chính phủ quy định các công ty sử dụng hơn 150 công nhân hàng năm phải tham gia đào tạo nghề cho người lao động trong vùng, các kế hoạch đào tạo hàng năm phải được đệ trình lên bộ Lao động; nếu công ty nào không thực hiện phải nộp khoản thuế từ 0,25%-0,67% quỹ lương. Chính phủ sử dụng khoản thuế này để hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn, cho các ngành thiếu hụt lao động kỹ năng đang cần đào tạo khẩn cấp, cho nhu cầu áp dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động. Chính phủ cũng khuyến khích phát triển hình thức tín dụng giảm thuế và trợ cấp nhằm đào tạo cho lao động nghèo có thể tham gia các khoá đào tạo, học nghề, học đại học. 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước - Kinh nghiệm của Hà Nội Hà Nội là thành phố lớn, thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của cả nước, có nhiều thế mạnh về nhân lực, có đội ngũ LĐKT có trình độ cao lành nghề cả về số lượng và chất lượng, là nơi có mật độ các trường, các viện nghiên cứu cao nhất cả nước. Mạng lưới đào tạo nghề không ngừng tăng, quy mô đào tạo nghề tăng liên tục, năm 2002 có 54.000 công nhân học nghề, số học sinh tốt nghiệp so với đầu vào đạt 90%, có việc làm trên 90%, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề của thành phố đạt 37,54 % (cả nước 11,76%), Thanh Hoá mới đạt 12,9% [8, tr.52]. Thành phố Hà Nội thực hiện có hiệu quả việc xây dựng quy hoạch và triển khai quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề. Hệ thống cơ sở dạy nghề của Hà Nội được quy hoạch bám sát quy hoạch chung của trung ương, quy hoạch đã hướng mạnh ra ngoại thành, đa dạng hình thức đào tạo và quan tâm đầu tư cho các cơ sở dạy nghề phục vụ cho lao động chuyển đổi ngành nghề, do tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Thành phố tiến hành cấp thẻ học nghề miễn phí cho lao động bị mất việc do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thành phố cũng dành quỹ đất trong các khu đô thị mới, khu công nghiệp để giãn các trường dạy nghề, phân bố hợp lý các cơ sở dạy nghề. Chất lượng đào tạo nghề là nội dung được thành phố quan tâm đánh giá thường xuyên, thành phố định kì tổ chức thi thợ giỏi, công tác thanh kiểm tra các truờng dạy nghề được chú ý thực hiện, quan tâm đầu tư ngân sách cho dạy nghề trong đó đặc biệt chú ý đến nâng cấp trang thiết bị dạy nghề. - Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh Là thành phố lớn nhất Việt Nam, là đầu tàu kinh tế, là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ LĐKT. Trong những năm qua, thành phố thực hiện rất tốt chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá hoạt động đào tạo LĐKT, đáp ứng một phần lao động cho đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. TP Hồ Chí Minh hiện có trên 300 cơ sở dạy nghề, được phân bổ hầu hết trên địa bàn 24 quận huyện, qui mô đào tạo hàng năm 30.000 LĐKT lành nghề và hơn 300.000 lượt học viên học nghề ngắn hạn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của thành phố đạt trên 40%, trong đó có 20% có tay nghề bậc 3/7 và tương đương [33]. Công tác xã hội hoá dạy nghề đã được thực hiện tốt, các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách cho DN rất lớn, đã thực hiện được hợp tác trong dạy nghề. Mô hình doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đã được các trường ĐH, CĐ và DN trên địa bàn xúc tiến mạnh. Hình thức liên kết đào tạo, kèm cặp, dạy nghề và giải quyết việc làm tại doanh nghiệp được thực hiện khá tốt, việc đáp ứng nhu cầu LĐKT cho các khu công nghiệp, khu chế xuất được thực hiện kịp thời cả về số lượng, chất lượng. Theo số liệu khảo sát của sở Lao động -TB&XH thành phố, năm 2006 có đến 70% LĐKT được giải quyết việc làm qua hình thức kèm nghề tại doanh nghiệp. TP Hồ Chí Minh đã lập “ Sàn giao dịch việc làm”, thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động rất chuyên nghiệp. Tại Sở Lao động- TB&XH có riêng 1 phòng chức năng để quản lý, cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin thị trường lao động, đã cung cấp thông tin việc làm liên tục cho đối tượng có nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thành phố còn có nhiều hoạt động hữu ích như tổ chức “ngày hội việc làm” ở các quận, huyện, “sân chơi cuối tuần” cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố, trong đó các hội, đoàn thể ở thành phố đóng vai trò rất rõ nét. - Kinh nghiệm của Đà Nẵng Là thành phố thuộc khu vục kinh tế trọng điểm miền trung, Đã Nẵng có nhiều thành tựu trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ LĐKT phục vụ phát kinh tế xã hội tại địa phương. Chính sách xã hội hoá dạy nghề được đẩy mạnh, huy động được nhiều thành phần kinh tế, nhiều nguồn lực đầu tư cho dạy nghề. Đà Nẵng có nhiều chính sách dạy và học nghề phù hợp thúc đẩy sự nghiệp dạy nghề của thành phố về qui mô, cơ cấu, chất lượng dạy nghề. Về chính sách sử dụng LĐKT, thành phố cũng đã có nhiều chính sách tác động như “chương trình có việc làm” trong chương trình “ thành phố 3 có”(có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị), chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi trong DN và giải quyết việc làm, tổ chức “ Chợ việc làm định kỳ” với sàn giao dịch việc làm khá thành công so với các địa phương khác. Từ các hoạt động trên đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng nhanh từ 10,74% năm 1998 lên 25,7% năm 2005 và 28,3% năm 2006. 1.3.3. Những bài học rút ra có thể vận dụng cho phát triển lao động kỹ thuật ở Thanh Hóa Từ những kinh nghiệm của các nước và các địa phương đã nêu trên về phát triển LĐKT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, cần coi trọng đúng mức vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc đào tạo LĐKT và phải coi đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH của địa phương và đây là chìa khoá để phát triển. Thứ hai, đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề để huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển đào tạo, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lao động và LĐKT qua đào tạo, khắc phục tình trạnh thừa lao động giản đơn nhưng không đủ LĐKT cao phục vụ cho các ngành áp công nghệ mới, cho các khu công nghiệp, cho xuất khẩu lao động và chuyên gia. Thứ ba, tăng cường đào tạo nghề đối với lao động nông thôn và miền núi do Thanh Hoá phần lớn dân số thuộc nông thôn và miền núi. Lao động nông nghiệp nông thôn, miền núi tại Thanh Hoá chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp chưa phát triển, cần khuyến khích xây dựng, thành lập các doanh nghiệp kiểu doanh nghiệp hương trấn của Trung Quốc để giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, miền núi, góp phần vào thay đổi cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá, mặt khác cũng cần đào tạo nhân lực lành nghề để cung cấp cho các khu công nghiệp, cho phát triển các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới, cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Thứ tư, cần hình thành quỹ hỗ trợ đào tạo LĐKT cho lao động nông thôn, cho các ngành thiếu hụt lao động kỹ năng đang cần đào tạo khẩn cấp, cho nhu cầu áp dụng công nghệ mới, mở rộng quy mô hoạt động. Trong đó có sự đóng góp của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (kinh nghiệm Hàn Quốc). Thứ năm, xúc tiến thành lập “Hiệp hội dạy nghề" với nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức đào tạo nghề để tuyên truyền, cổ vũ, tôn vinh công tác dạy nghề, nghiên cứu khoa học về dạy nghề, tôn vinh các điển hình nghệ nhân, người có tay nghề cao, thẩm định và cấp danh hiệu nghệ nhân nghề…(hệ thống làm việc, hệ thống kiểm tra kĩ năng nghề, các cuộc thi tay nghề) và kết hợp giữa đào tạo LĐKT với các viện nghiên cứu. Hiệp hội này có cả cấp trung ương và địa phương(theo hệ thống dọc).(kinh nghiệm Nhật Bản) Thứ sáu, gắn chặt đào tạo LĐKT với thị trường lao động, chuyển dần xu hướng đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu, tăng cường mảng đào tạo tại chỗ, trong các công ty, các doanh nghiệp (Nhật Bản, Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh) để vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực và giải quyết việc làm. Chương 2 Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh thanh hoá 2.1. đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình lực lượng lao động tỉnh thanh hoá 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xó hội có ảnh hưởng đến lao động kỹ thuật Thanh Hoá Thanh Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 11.134,73 km2 đứng thứ 4 trong cả nước và với 27 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 2 thị xó và 13 huyện miền xuôi, 11 huyện miền núi. Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngừ giao lưu giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hóa có điều kiện thuận lợi về giao thông, tuyến đường sắt thống nhất và quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy qua, đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào, với chiều dài 102 km bờ biển và cảng nước sâu Nghi Sơn có thể cho tàu 10.000 tấn trở lên ra vào, sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng. Đây là những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển LĐKT để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cũng như cung cấp cho các địa phương khác. Địa hỡnh Thanh Húa rất đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 vựng rừ rệt: vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Khu vực phía Tây của tỉnh là khu vực đồi núi dốc và chia cắt mạnh nên có nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất và giao thông. Với các đặc điểm địa hỡnh như vậy cho phép Thanh Hóa phát triển kinh tế theo hướng đa dạng, khu vực ven biển có thế mạnh để phát triển ngành du lịch, nuôi trồng thủy sản và tăng trưởng kinh tế biển, khu vực đồng bằng tạo thế mạnh về phát triển nông nghiệp và cho phát triển công nghiệp, nhiều ngành nghề được mở ra, là nguồn cầu lớn của thị trường lao động. Thanh Hóa có một nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng gồm: tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản. Các nguồn tài nguyên của tỉnh có trữ lượng lớn, đây là yếu tố tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh. Với đặc điểm trên và mức độ đô thị hoá còn thấp, chủ yếu địa bàn là nông thôn, miền núi và vùng biển, Thanh Hoá cần chú ý để phát triển cân đối kinh tế nông thôn, kinh tế biển và kinh tế miền núi nhằm vừa phát huy nội lực vừa giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng phát triển của tỉnh. Thanh Hóa từng bước phát triển nền sản xuất của mỡnh thụng qua việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế. Điều này đó mang lại kết quả rất lớn, đặc biệt trong những năm gần đây (giai đoạn 2001-2005), tỉnh đó đạt được tốc độ phát triển cao, bỡnh quõn 9,1%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bỡnh quõn thời kỳ 1996-2000 (7,3%). Xét theo ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt bỡnh quõn 15% giai đoạn 2001 - 2005, tiếp theo là ngành dịch vụ: 8%, ngành nông lâm ngư nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất, chỉ đạt 4,4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa phù hợp với quy luật phát triển chung. Tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng cũn thấp, chưa tương xứng với các tiềm năng của tỉnh. Xét theo khu vực địa lý, đồng bằng với lợi thế về địa hỡnh nờn giỏ trị tổng sản lượng tạo ra là lớn nhất đồng thời có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với vùng ven biển và trung du miền núi. Song, giá trị mà vùng kinh tế ven biển tạo ra ngày càng cao với tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn qua cỏc năm khoảng 8,8%. Theo định hướng phát triển kinh tế xó hội của tỉnh đó đề ra thỡ kinh tế biển sẽ là ngành mũi nhọn của Thanh Hóa trong những năm tới. Như vậy, giá trị kinh tế mà ngành này tạo ra ngày càng lớn và có tầm quan trọng hơn so với hiện tại. Thanh Hóa đó thu hỳt được lượng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp khá lớn trong các năm qua, năm 2007 cơ cấu vốn đầu tư của Thanh Hóa chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách địa phương với tỷ lệ 72,2%, nguồn từ trung ương chiếm 24,7% và nguồn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 3,2%. Kết quả đầu tư trong giai đoạn này rất đáng ghi nhận, đó tạo sự đổi thay mới cho nền công nghiệp địa phương, nhiều nhà máy mới đã và đang được xây dựng như: nhà máy xi măng Nghi Sơn; Xi măng Công Thanh; Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn;... và nhiều khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp đó được hỡnh thành với sản lượng tăng và thị trường đầu ra ổn định. Về nông nghiệp, nhiều cụng trỡnh hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được kịp thời xây dựng, củng cố đó tạo ra sự tăng trưởng trong sản lượng và cải thiện về chất lượng, góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh và hướng tới xuất khẩu. Các lĩnh vực khác như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại,... đều đó cú sự phát triển và tiến bộ đáng ghi nhận. Hạ tầng về giao thông vận tải thay đổi mạnh về cả mạng lưới và chất lượng, việc đi lại giữa các khu vực trong tỉnh và với tỉnh lân cận đó trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, chính điều này đó giỳp giảm chi phí vận tải và tạo thuận lợi cho các hoạt động thương nghiệp và trao đổi hàng hóa. Kết quả về tăng trưởng kinh tế của địa phương đó tạo được nhiều việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp giảm với hơn 85% lực lượng lao động có việc làm. Giáo dục - đào tạo của tỉnh đó cú những tiến bộ vượt bậc, cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công tác dạy nghề được quan tâm và có những kết quả khởi sắc đáng ghi nhận. Nhiều cơ sở dạy nghề có chất lượng được hỡnh thành với sự đầu tư của mọi thành phần kinh tế, cung cấp lao động cú trỡnh độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xó hội của tỉnh (bảng 2.1). Bảng 2.1: Cơ cấu GDP của các ngành kinh tế (%) Các ngành kinh tế 1995 2000 2005 2007 Tổng số (giá thực tế) 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông - Lâm - Ngư nghiệp 45,98 39,57 32,29 28,36 - Công nghiệp - Xây dựng 20,09 26,60 34,59 36,87 - Dịch vụ 33.93 33,83 33,12 34,77 Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2007. Cơ cấu kinh tế theo ngành từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực tác động lớn đến việc phát triển NNL của tỉnh nói chung và lực lượng LĐKT nói riêng. Cơ cấu giá trị Nông, Lâm, Ngư nghiệp- Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ trong GDP năm 1995 là 45,98 % - 20,09% - 33,93%; năm 2000 cơ cấu tương ứng là 39,57% - 26,60% - 33,83%; năm 2005 là 32,29% - 34,59% - 33,12% và năm 2007 là 28,36% -36,87% -34,77%; sự chuyển dịch này rất phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Kinh tế ngoài nhà nước trong những năm qua có sự phát triển mạnh cả về số lượng doanh nghiệp, cũng như giá trị sản xuất, năm 2000 có 316 doanh nghiệp đóng góp vào GDP 6.853,3 tỷ đồng, năm 2007 tăng 2.617 doanh nghiệp đóng góp vào GDP 18.136,8 tỷ đồng, điều này thể hiện chính sách khuyển khích đầu tư sản xuất kinh doanh của tỉnh đã phát huy tốt, nhân dân yên tâm đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2007 Tốc độ tăng bỡnh quõn (%) 1996 - 2000 2001 - 2005 GDP 5.406,5 7.700.8 11.910, 5 14.499. 6 7,3 9,1 1 Theo ngành kinh tế - Nông - Lâm - Ngư nghiệp 2.437,8 2.925,9 3.637,2 3.834,4 3,7 4,4 - Công nghiệp - Xây dựng 1.184 2,243.7 4.534,8 5.837,6 13,6 15,1 - Dịch vụ 1.784,7 2.531,2 3.738,5 4.827,6 7,2 8,1 2 Theo khu vực kinh tế - Quốc doanh 1.484 2.087,5 3.211,5 3.682,4 7,1 9 - Ngoài quốc doanh 3.858,3 5.247 7.895 10.237, 8 6,3 8,5 - Có vốn đầu tư nước ngoài 366,3 804 1.027,5 17 Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2007. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển khá, năm 2000 có 4 doanh nghiệp đóng góp vào GDP 366,3 tỷ đồng, năm 2007 tăng 10 doanh nghiệp đóng góp vào GDP 1.027,5 tỷ. Khu vực này thường có qui mô lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, thu hút số LĐKT trình độ cao. Trong bối cảnh toán cầu hoá, nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới, Thanh Hoá cũng không ngừng gia tăng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động buôn bán với nước ngoài. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng khá trên 12% năm. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh các năm qua luôn cao hơn nhập khẩu, xuất siêu bình quân 49 triệu USD/ năm, các mặt hàng xuất khẩu kim ngạch cao là nông sản phẩm (lạc nhân, dưa chuột, súc sản, hải sản đông lạnh) hàng công nghiệp gồm xi măng, đá ốp lát, quặng các loại. Bảng 2.3: Biến động cân đối xuất nhập khẩu qua các năm Đơn vị: 1000 USD Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2007. Nhập khẩu chủ yếu là phôi thép, là vật tư dùng cho sản xuất. Như vậy đối với xuất khẩu hàng nông sản các mặt hàng trên liên quan đến việc sử dụng, huy động nhiều lao động, điều này mở ra hướng đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu LĐKT ở trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề với các phương thức đào tạo thích hợp, trong đó cần chú ý mô hình đào tạo kèm cặp nghề tại nơi sản xuất; các mặt hàng xuất khẩu như quặng, đá ốp lát chủ yếu là loại sản phẩm dựa vào tài nguyên, thiên nhiên, về lâu dài không nên xuất mà phải tăng cường chế biến tinh tại chỗ nhằm nâng cao giá trị hàng hoá và tiết kiệm tài nguyên. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 5 khu công nghiệp tập trung gồm: khu công nghiệp Lễ Môn, Bỉm Sơn, Đình Hương- Tây Bắc Ga, Lam Sơn, khu kinh tế Nghi Năm Tổng kim ngạch XNK Kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu Chênh lệch 2000 66.06 29.10 36.96 78.6 2001 62.09 16.57 45.52 29.95 2005 108.54 35.87 72.67 36.80 2006 129.65 40.46 89.19 48.73 2007 155.77 46.95 108.82 61.87 Sơn trong đó riêng khu kinh tế Nghi Sơn có khả năng thu hút 55.000 lao động và 54 cụm công nghiệp ở các huyện thị xã, thành phố. Theo đó sẽ xuất hiện nhiều ngành mới, qui mô sản xuất thường xuyên mở rộng với nhiều công nghệ hiện đại mới sẽ được đưa vào, đồng thời sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đây là cơ hội cũng như thách thức đối với việc đào tạo lực lượng LĐKT để cung ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. 2.1.2. Khái quát về thực trạng lực lượng lao động tỉnh Thanh Hóa - Qui mô, cơ cấu lực lượng lao động: Thanh Hóa có dân số đông thứ 3 trong cả nước và chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tính đến năm 2007 dân số trung bỡnh của Thanh Hóa là 3.697.227 người và chiếm 35% dân số vùng Bắc trung bộ và 4,4% dân số cả nước. Mật độ dân số là 332 người/km2, cao gấp 1,3 lần mật độ dân số cả nước. Phân bố dân cư của Thanh Hóa không đồng đều, 89,91% dân số sống ở khu vực nông thôn và miền núi, chỉ có hơn 10,09% dân số đang sống ở khu vực thành thị. Thanh Hóa có 7 dân tộc sống trên địa bàn, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (85%), tiếp đến là Mường (8,7%) và các dân tộc khác như: H’mông, Dao... Về phân bố dân cư, huyện có dân số đông nhất là Quảng Xương (289.054 người) và chiếm 7,8% dân số toàn tỉnh, trong khi đó huyện Mường Lát chỉ có 33.481 người và chiếm 0,9%. Bảng 2.4: Dân số và lực lượng lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2002-2007 Đơn vị: Người TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I Tổng dân số 3.593.10 0 3.620.40 0 3.646.60 0 3.671.40 0 3.682.00 0 3697.22 7 II Lao động 1. Dân số trong độ tuổi lao động 1.984.46 9 2.133.14 0 2.197.80 5 2.268.07 0 2.354.63 9 2.369.18 3 Tỉ lệ % so với dân số 55,23 58,92 60,27 61,77 63,95 64.08 2. Lao động tham gia trong nền KTQD 1.785.02 0 1.806.85 5 1.850.90 0 1.901.90 0 1.953.20 0 1.994.20 0 Trong đó: 2.1 Nông-lâm-ngư nghiệp 1.500.50 0 1.518.20 0 1.484.00 0 1.490.20 0 1.460.60 0 1.435.20 0 Tỷ lệ % 84,06 84,02 80,18 78,35 74,78 71.97 2.2 Công nghiệp-xây dựng 101.200 102.700 162.400 190.300 228.800 251.800 Tỷ lệ % 5,67 6,76 8,77 10,01 11,71 12,62 2.3 Dịch vụ 182.200 185.900 204.500 221.500 263.800 307.200 Tỷ lệ % 10,21 12,24 11,05 11,65 13,51 15,40 Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa các năm 2002- 2007. Số liệu điều tra lao động - việc làm thời điểm 01/7 hàng năm vào thời điểm 01/7/2007, số người trong độ tuổi lao động tỉnh Thanh Hoá là 2.369.183 người chiếm 64,08 % dân số tăng 8,85 % so với năm 2002. Giai đoạn 2002-2007, bình quân mỗi năm tăng 60.000 người, tăng 3,55 %. Trong đó lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 2.073.961 người chiếm 87.5% so với tổng lao động trong độ tuổi, thành thị chỉ chiếm 12.5%, với tốc độ đô thị hoá trên 10% số lượng lao động khu vực đô thị có xu hướng tăng nhanh cần xúc tiến giải quyết việc làm và đào tạo nghề. Trong các năm qua, cơ cấu lao động có sự biến động theo đúng xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế của tỉnh. Lao động ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 84,06% năm 2002 xuống 71,97% năm 2007, giảm 12,09%, lao động ngành công nghiệp- xây dựng và lao động ngành dịch vụ tăng nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng số LLLĐ của tỉnh, điều này làm giảm khả năng nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Trình độ lực lượng lao động: Bảng 2.5: Trình độ học vấn của người lao động có việc làm Trình độ GD phổ thông 2001 2005 Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) - Không biết chữ - Chưa tốt nghiệp tiểu học 18.594 136.037 388.736 1.01 7.42 21.20 38.445 133.605 576.98 2.02 7.02 26.65 -Tốt nghiệp tiểu học -Tốt nghiệp PTCS - Tốt nghiệp PTTH 899.062 391.277 49.03 21.34 872.572 350.438 45.88 18.43 Cộng 1.833.706 100 1.901.958 100 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2001, 2005. Trình độ học vấn, tỉ lệ biết chữ của dân số nói chung và LLLĐ nói riêng tại Thanh Hoá luôn thuộc loại cao so với các địa phương trong nước nhưng các năm qua một số tác động ảnh hưởng xấu tới trình độ học vấn của người lao động. Số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong tổng số nhân khẩu hoạt động kinh tế thường xuyên, tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2001 tỉ lệ này là 8.43% đến năm 2005 là 8,95 tăng 0.52%, số người tốt nghiệp trung học phổ thông giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2001 tỉ lệ này là 21.34% đến năm 2005 là 18.92% giảm 2.42%, riêng số người tốt nghiệp tiểu học có tăng lên từ 21,2% lên 26,65% đây là xu hướng không bình thường cần có sự quan tâm để điều chỉnh. Theo bảng 2.6, trình độ CMKT của người lao động không ngừng tăng lên, số lao động qua đào tạo tăng nhưng đào tạo nghề lại có xu hướng giảm, năm 2001 số lao động qua đào tạo chiếm 13.83% trong đó đào tạo nghề 7.35%, đến năm 2005 số lao động qua đào tạo chiếm 17.21% (cả nước 25.33%) trong đó đào tạo nghề 2.22%% (cả nước 15.0%), tuy nhiên năm 2007 đã tăng lên 31,0% trong đó đào tạo nghề 21.0%. Bảng 2.6: Trình độ CMKT của LĐ có việc làm thường xuyên Chỉ tiêu 2001 2005 Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) - Không có CMKT - CNKT không có bằng - CNKT có bằng - Sơ cấp(chứng chỉ nghề) - THCN - CĐ, ĐH trở lên 1.463.028 28.857 69.576 26.639 80.278 29.451 86.17 1.69 4.09 1.57 4.72 1.73 1.651.323 51.856 39.315 28.687 101.093 52.572 85.79 2.69 2.04 1.49 5.25 2.73 Cộng 1.697.829 100 1.924.846 100 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2001, 2005. Như vậy số lượng LĐKT của Thanh Hoá qua đào tạo và đào tạo nghề là quá thấp so với bình quân chung cả nước. Điều này quá thấp và không phù hợp với một địa phương có các điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi như Thanh Hoá. Vì qui mô đào tạo nghề của Thanh Hoá hàng năm chỉ đào tạo được khoảng 40.000 người trong tổng số 60.000 lao động có nhu cầu đào tạo. - Tình trạng việc làm của LLLĐ: Trong các năm qua, số lao động được giải quyết việc làm không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2002 giải quyết việc làm cho 25.965 lao động, năm 2005 giải quyết việc làm cho 35.170 lao động, năm 2007 giải quyết việc làm tăng lên 47.750 lao động; số lao động nữ được giải quyết việc làm tăng rất nhanh, năm 2002 chỉ có 6.959 lao động được giải quyết việc làm thì đến năm 2007 đã giải quyết được 24.210 lao động tăng gần 3,5 lần. Bảng 2.7: Số lao động được tạo việc làm qua các năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 -Tổng số - Nam -Nữ 25.965 19.006 6.959 28.592 18.412 10.180 31.834 18.980 12854 35.170 20.792 14.378 36.154 22.827 13.327 47.750 23.540 24.210 Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá 2007. Tuy số lao động được giải quyết việc làm tăng nhanh nhưng sức ép về việc làm tại Thanh Hoá vẫn rất lớn do số lao động hàng năm bổ sung vào LLLĐ không ngừng tăng (do tăng dân số, do số học sinh, sinh viên ra trường tìm việc làm, bộ đội xuất ngũ về địa phương, do đô thị hoá, do chuyển đổi ngành nghề, lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước…). Hàng năm số lao động cần tạo việc làm ước tính 60.000 đến 65.000 người, nhưng hiện tại mới chỉ đáp ứng được 40.000 đến 45.000 chỗ làm. Bảng 2.8: Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở Thanh Hoá Đơn vị: % Năm Tổng số Trong đó Nam Nữ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 4.00 3.88 5.30 5.05 4.80 4.75 4.24 3.81 5.59 5.29 5.02 5.05 3.80 3.94 3.40 4.80 4.60 4.40 Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá 2007. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị qua các năm có xu hướng giảm dần, tỉ lệ này ở nữ luôn thấp hơn nam, ở một nước nông nghiệp thường tỉ lệ này thấp do cách thống kê và do ta chưa có chế độ trợ cấp thất nghiệp nên việc đăng ký thất nghiệp chưa được thực hiện, tuy nhiên số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao. Đồ thị 2.1: Tỷ lệ thất nghiệp ở Thanh Hoá 4 3.88 5.3 5.05 4.8 4.75 0 1 2 3 4 5 6 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2.2. Thực trạng lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Căn cứ đối tượng nghiên cứu đã xác định, từ phần này trở đi chúng tôi sử dụng chỉ tiêu thống kê LĐKT bao gồm công nhân kỹ thuật(được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề hoặc không có văn bằng, chứng chỉ nghề), lao động có trình độ sơ cấp trong điều tra dân số - việc làm thời điểm 01/7 hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê làm chỉ tiêu đánh giá và phân tích, khái niệm“đào tạo LĐKT” bao gồm “dạy nghề”, “đào tạo nghề”. 2.2.1. Thực trạng số lượng lao động kỹ thuật Bảng 2.9: Thực trạng qui mô lao động kỹ thuật N guồ n: Niê n giá m thố ng kê Tha nh Hó a các nă m 2001-2007. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá, số lượng LĐKT cũng không ngừng được tăng lên qua các năm, tuy nhiên đào tạo LĐKT chưa thích ứng với thị trường lao động theo quan hệ cung cầu, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, đặc biệt là khu vực nông thôn, phương pháp đào tạo chưa đa dạng. Quy mô đào tạo của cả hệ thống các cơ sở đào tạo còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu học nghề của người lao động. Hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 40.000/60.000 người có nhu cầu đào tạo hàng năm. LĐKT tăng khá nhanh qua các năm (năm 2007 tăng 9,5% so với năm 2002) nhưng vẫn chiến tỷ lệ thấp trong tổng số LLLĐ. Tại khu vực thành thị số lượng LĐKT thấp hơn khu vực nông thôn và miền núi do số lượng lao động của Thanh Hoá khu vực nông thông chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2005 số lượng LĐKT ở thành thị là 42.644 người, số lượng LĐKT ở nông TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I Lao động qua đào tạo 388.945 492.720 549.444 513.513 566.428 734.507 Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%) 19,6 23,1 25 27 29 31. 1 Trên đại học, đại học, cao đẳng, THCN 159.547 187.703 206.591 190.190 205.086 236938 Tỷ lệ % 8,04 8,8 9,4 10 10,5 10,0 2 Đào tạo nghề 229.398 305.017 342.853 323.323 361.342 497.569 Tỷ lệ % 11,56 14,3 15,6 17 18,5 21.0 Trong đó: + Dài hạn 9.520 14.031 16.663 20.068 26.811 35.842 Tỷ lệ % 4,15 4,6 4,86 5,2 6,1 7,2 + Ngắn hạn 219.878 290.986 326.190 365.850 411.890 461.727 Tỷ lệ % 7,41 9,7 10,74 11,8 12,4 12,8 thôn là 77.214 người, chiếm 64,42%. LĐKT ở nông thôn phần lớn làm các nghề truyền thống như nông nghiệp, nghề thủ công…. tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp đặc biệt là khu vực miền núi lao động qua đào tạo mới đạt 18,3% trong đó trình độ trung học, CĐ, ĐH chỉ chiếm 3%. So với số liệu cả nước và một số địa phương khác càng thấy mức thấp tại Thanh Hoá, kể cả so với địa phương lân cận như Nghệ An (bảng 2.10). Bảng 2.10: Qui mô LĐKT Năm 2005 Đơn vị Số người Tỷ lệ so với LLLĐ(%) Cả nước 6.700.474 15.09 Thanh Hoá 119.858 6.22 Nghệ An 200.590 13.11 Hà Nội 441.888 28.0 TP Hồ Chí Minh 959.873 33.62 Đà Nẵng 96.772 25.7 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2005. 2.2.2. Thực trạng chất lượng lao động kỹ thuật Chất lượng LĐKT bao gồm các yếu tố về trình độ nghề nghiệp, khả năng hành nghề theo từng cấp độ trong quá trình đào tạo và đời sống làm việc của người lao động, là sự hiểu biết và kiến thức nghề (Knowledge); kỹ năng nghề (Skill); thái độ, tác phong nghề nghiệp và thói quen làm việc (Attitude) Theo đánh giá của tổ chức Liên hợp quốc, chất lượng đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam chỉ đạt 17.86/60 điểm, trong khi đó singapore là 42.16 điểm, Hàn Quốc là 46.02 điểm, Trung Quốc là 31.5 điểm. Hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống (do Viện chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức ngày 2/10/2003) đánh giá theo thang điểm 10, chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam mới đạt 3.79 điểm, sự thành thạo tiếng Anh đạt 2.62 điểm, thành thạo về công nghệ đạt 2.5 điểm. Theo thông tin số 3- tháng 1 năm 2006 của Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, chỉ số chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ thấp so với thế giới mà còn thấp khi so với khu vực (bảng 2.11). Tại 77 cơ sở đào tạo, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt chiếm 75%, học sinh tốt nghiêp đạt 90%, tỷ lệ khá, giỏi đạt 35%. Đánh giá về chất lượng LĐKT của Thanh Hoá là có một số mặt được, nhưng nhìn chung: kỹ năng, tay nghề, thể lực còn yếu; kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản chưa được hình thành v.v… , nên khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở thị trường mà nhu cầu lao động có trình độ cao và thị Bảng 2.11: Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực các nước trong khu vực Nước Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực Nước Chỉ số chất lượng nguồn nhân lực 1.Hàn Quốc 6.91/10 8.Hồng Kông 5.20/10 2. Singapore 6.81/10 9.Philipine 4.53/10 3. Nhật Bản 6.50/10 10.Thái Lan 4.04/10 4. Đài loan 6.04/10 11. Việt Nam 3.79/10 5. ấn Độ 5.76/10 12.Inđônexia 3.44/10 6.Trung Quốc 5.73/10 13. Lào …….. 7.Malaysia 5.59/10 Nguồn: Thông tin số 3- tháng 1 năm 2006 của Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam. trường lao động ngoài nước. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Tổng cục dạy nghề (tháng 7/2003), những ưu điểm chính của học sinh học nghề đã tốt nghiệp được các doanh nghiệp đánh giá đều đạt thấp, cụ thể là: Nắm vững lý thuyết cơ bản: 40%; nắm vững chuyên môn kỹ thuật của công việc thực tế: 12%; khả năng thích nghi thực tế: 12%; thái độ cầu tiến: 10%; tác phong năng động: 7%; có kỹ thuật cao: 4%; có ý thức trách nhiệm:4%; dám nghĩ dám làm 3%; khác 8%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiêu chí quan trọng để tuyển dụng LĐKT của doanh nghiệp là: + Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm cả kinh nghiệm): 70%; + Có kỹ năng thực hành nghề: 60%; + Có sức khoẻ:10%; + Trình độ văn hoá và kiến thức cơ bản: 10%; + Có kỹ luật, đạo đức: 10%; + Trình độ ngoại ngữ và tin học: 20%; + Các yếu tố khác từ 5-10% Như vậy tiêu chí chủ yếu để các doanh nghiệp tuyển chọn LĐKT vào làm việc là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hành nghề. Tuy nhiên cả hai kỹ năng này của học sinh tốt nghiệp các trường nghề còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng đào tạo LĐKT tại Thanh Hoá còn thể hiện ở tình trạnh có việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi ra trường, tỷ lệ này là trên 80 %, trong đó tỷ lệ có việc là cao nhất thuộc về các cơ sở DN ngành xây dựng, thi công lắp máy, sản xuất vật liệu xây dựng…đạt trên 95 %. Quy mô đào tạo nghề đó tăng, nhưng cũng mới đạt khoảng 21,0% năm 2007, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 20%. Tuy nhiên qui mô dạy nghề dài hạn còn thấp so với tổng số lao động được đào tạo nghề mới chỉ chiếm 7 %. Thiếu lao động kỹ thuật cao cho các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn và cho nhu cầu xuất khẩu lao động và chuyên gia. 2.2.3. Thực trạng cơ cấu lao động kỹ thuật Theo kết quả điều tra lao động- việc làm tại Thanh Hoá năm 2005, LĐKT phân bổ không đồng đều giữa các khu vực: thành thị 35,58 % và nông thôn 64,42%. Trong đó nữ chiếm tỷ lệ thấp với 32,61%, nhưng nhu cầu tuyển dụng cho các ngành may công nghiệp, chế biến thuỷ sản, xuất khẩu lao động là khan hiếm. Năm 2005, số liệu về tỷ lệ Lao động không có CMKT - LĐKT-THCN- CĐ, ĐH và trên ĐH của Thanh Hoá thì tỷ lệ lao động có CMKT là rất thấp: 85,79% - 6,22% -5,25% -2,73% (Biểu đồ 2.1), trong khi đó cả nước là: 83, 89 % -15,09 %- 4,7 % -5,5%. Như vậy tại Thanh Hoá cơ cấu này thấp hơn mức chung cả nước. Năm 2007, cấu trúc đào tạo là: 1-1-3.4, trong số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì 2 người có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH thì có 2 người trình độ THCN và gần 7 người có trình độ sơ cấp/ chứng chỉ nghề/công nhân kỹ thuật. Cơ cấu này cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh và nhu cầu nhân công của các doanh nghiệp. Nhìn chung tại Thanh Hoá cơ cấu đào tạo thường ở mức thấp hơn mức chung cả nước, và mức độ hợp lý lý thuyết. Bảng 2.12: Cơ cấu đào tạo nghề nghiệp hợp lý và thực tế ở Việt Nam năm 2002 Đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Cơ cấu đào tạo hợp lý 1 4 15 Cơ cấu của Việt Nam 1 0.98 2.66 Cơ cấu của Thanh Hoá 1 1 2,5 Nguồn: Báo cáo của Bộ LĐTB&XH tại Hội thảo “Phát triển thị trường lao động ở VN” Hà Nội 31/7/2002 và Cục thống kê Thanh Hoá năm 2002. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật tỉnh Thanh Hoá năm 2005 (%) 85,79 6,27 5,25 2,72 Kh«ng cã CMKT L§KT THCN C§ , § H vµ trªn § H Theo số liệu thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam năm 2005, kết quả điều tra lao động- việc làm Thanh Hoá năm 1999, LĐKT đang làm việc trong các nhóm nghề thể hiện ở bảng 2.13. Như vậy tỷ lệ LĐKT trong tất cả các nhóm nghề đều rất thấp, phần lớn là lao động giản đơn, ở lao động nữ tỷ lệ lao động giản đơn rất cao 81,68%(năm 2005), tuy nhiên đã có sự chuyển dịch cơ cấu LĐKT theo nhóm ngành kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần lao động giản đơn và tăng LĐKT ở các ngành, nhất là đối với nhóm thợ thủ công, thợ kỹ thuật khác tăng từ 4,02 % năm 1999 lên 10,97% năm 2005. Bảng 2.13: Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật đang làm việc chia theo nhóm nghề (%) TĐTDS 1-4-1999 Năm 2005 Tổng số Giới tính Nam Nữ Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 Lao động quản lý 0.52 0.54 0.80 0.31 Lao động có CMKT bậc cao trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT 0.83 1.72 1.60 1.82 Lao động có CMKT bậc trung trongcác lĩnh vực tự nhiên, KHKT 3.46 3.24 2.73 3.71 Nhân viên văn phòng 2.43 0.17 2.13 0.13 Nhân viên dịch vụ các nhân, bảo vệ và bán hàng có kỹ thuật 2.52 3.09 2.71 3.44 Lao đông có kỹ thuật trong nông lâm, thuỷ lợi 5.38 4.01 6.97 1.26 Thợ thủ công có kỹ thuật, thợ kỹ thuật khác 4.02 10.97 14.73 7.47 Công nhân kỹ thuật lắp ráp, vân hành máy móc thiết bị 1.08 1.08 2.06 0.17 Lao động giản đơn 81.58 75.18 68.20 81.68 Nguồn: Dân số và nhà ở tỉnh Thanh Hoá -Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/1999 và Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2005. Khảo sát tại một doanh nghiệp công nghiệp về tình hình lao động và phân công lao động như sau: (bảng 2.14). Bảng 2.14: Lao động và phân công lao động tại Công ty CP Luyện kim Thanh Hoá Năm 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Số lượng % Số lượng % Số lượng % I.Tổng số lao động 295 100 336 100 368 100 Nam 246 83.38 262 77.97 318 86.4 Nữ 49 16.62 74 22.03 50 13.6 II. Trình độ CMKT 1. ĐH,CĐ 23 7.77 33 9.81 45 12.23 2.THCN 15 5.02 12 3.57 8 2.17 3.CNKT 45 15.25 67 19.95 79 21.47 4. Lao động phổ thông 212 71.86 224 66.67 236 64.13 III. Phân loại LĐ Trực tiếp 250 85 282 84 301 82 Gián tiếp 45 15 54 16 67 18 Nguồn: Nhóm nghiên cứu, Qua biểu trên ta thấy tại doanh nghiệp này, tỷ lệ lao động phổ thông cao trên 65%; cơ cấu lao động các trình độ ở mức không hợp lý, LĐKT chiếm tỷ lệ thấp, phản ánh theo đúng mức cơ cấu chung ở tỉnh Thanh Hoá đã nêu trên. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị của Thanh Hóa năm 2007 là 4,75% (tương đương với 9.500 người). Tỷ lệ thất nghiệp này thấp hơn tỷ lệ bỡnh quõn chung của cả nước (5,1%) và ngang bằng với vùng Bắc Trung Bộ (4,79%). Cơ cấu thất nghiệp của lao động theo trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy phần lớn lao động thất nghiệp thuộc nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm 55,1%, lao động cú trỡnh độ cao đẳng, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn lao động qua đào tạo nghề, xấp xỉ 3,5%, lao động qua đào tạo nghề dễ tỡm việc làm hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (tỷ lệ 2% - 3%). Thất nghiệp của nhóm lao động này một phần mang tính tạm thời do những thay đổi về công việc trong thời kỳ điều tra. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn tập trung ở nhóm lao động khụng cú trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật. Tiếp theo là lao động bậc cao (tốt nghiệp ĐH, CĐ trở lên), lao động qua đào tạo nghề có cơ hội việc làm tốt và ổn định hơn. Cần có chính sách phân luồng đào tạo, định hướng nghề nghiệp để dễ tìm việc làm hơn, tránh tình trạnh đào tạo không phù hợp với nhu cầu gây lãng phí cho xã hội. Bảng 2.15: Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị phõn theo trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 Tổng số Tỷ lệ (%) Chung 8595 100,0 1.Chưa qua đào tạo 4735 55,1 2.Công nhân kỹ thuật không có bằng 253 2,9 3.Có chứng chỉ nghề 267 3,1 4.Có bằng nghề 178 2,1 5.Trung học chuyên nghiệp 1195 13,9 6.Cao đẳng, đại học trở lên 1967 22,9 Nguồn: Điều tra việc làm, thất nghiệp năm 2006- Sở LĐ-TB&XH Thanh Hoá. 2.3. Thực trạng phát triển lao động kỹ thuật Phát triển LĐKT bao gồm các nội dung chủ yếu là: cung, cầu LĐKT và quản lý nhà nước về LĐKT. 2.3.1. Thực trạng phát triển cung lao động kỹ thuật Nhân lực đáp ứng cho thị trường lao động tại Thanh Hoá các năm qua bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộ phận chưa có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Việc cung ứng chủ yếu qua các kênh: do học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường, các cơ sở đào tạo LĐKT trên địa bàn, do chợ việc làm, do đơn vị sử dụng tự tuyển lao động chưa có nghề, lao động phổ thông để đào tạo. Hình thức tuyển có thể đơn vị (người) sử dụng tuyển trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian như: doanh nghiệp cung ứng lao động, trung tâm (văn phòng) giới thiệu việc làm, thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet.. Khác với nhân lực bậc cao chủ yếu là cung ứng từ các cơ sở đào tạo trung ương hoặc địa phương khác, LĐKT chủ yếu được đào tạo, kèm cặp, truyền nghề tại địa phương. Thứ nhất, nguồn cung LĐKT quan trọng và lớn nhất là từ các trường, trung tâm cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Thanh Hoá, các trường, cơ sở dạy nghề trong những năm qua không ngừng tăng về số lượng và củng cố về chất lượng. * Hệ thống cơ sở dạy nghề Năm 2007, Thanh Hoá có mạng lưới đào tạo nghề với tổng số 77 cơ sở bao gồm 45 cơ sở đào tạo nghề công lập và 32 cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập; so với năm 2001 (chỉ có 48 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo là 22.125 người, trong đó dạy nghề dài hạn: 4.203 người chiếm 19% và dạy nghề ngắn hạn: 17.922 người chiếm 81%) tăng 2,1 lần, đây là một bước tiến vượt bậc của hoạt động đào tạo nghề Thanh Hóa. Tuy nhiên vẫn cũn 15 huyện và thị xó: Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mường Lát, Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Yên Định chưa có trung tâm dạy nghề. * Quy mô đà o tạo Năm 2007 đào tạo 40.517 người, trong đó dài hạn: 8.437; ngắn hạn: 32.080 người, bình quân hàng năm số tuyển sinh DN tăng 10,5%. Theo cơ cấu chung, 78% học sinh học nghề tại các trường và trung tâm DN địa phương; các trường, cơ sở dạy nghề trực thuộc trung ương chỉ đào tạo 6,5% học viên trong tổng số (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) và 15,5% học viên theo học tại các cơ sở sản xuất và làng nghề theo hỡnh thức kèm cặp, truyền nghề. Xét theo loại hỡnh cơ sở: các trường cao đẳng nghề thuộc địa phương đào tạo 6% số lượng học viên, các trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề có số lượng học viên theo học khá lớn với tỷ lệ lần lượt là 28% và 20%, các trường ĐH, CĐ, THCN có DN chỉ đào tạo 9% cũn lại 37% được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề khác như trung tâm Giáo dục thường xuyên - dạy nghề cấp huyện, lớp dạy nghề của doanh nghiệp...và hầu hết là đào tạo ngắn hạn. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp về số lượng học sinh học nghề trong tổng chung, tuy nhiên, đào tạo nghề dài hạn của các trường dạy nghề trực thuộc trung ương lại chiếm đa số với tỷ lệ 77%, cũn tỷ lệ của các cơ sở dạy nghề địa phương chỉ chỉ đạt 23%. Học viên hệ dài hạn phần lớn đang theo học tại các trường trung cấp nghề - chiếm 53%, số học viên dài hạn ở trường cao đẳng nghề là 21% và các trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề là 26%. Học viên hệ ngắn hạn chủ yếu được đào tạo tại các trung tâm và cơ sở dạy nghề khác chiếm tỷ lệ 46% trong tổng số học viên ngắn hạn. Bên cạnh việc dạy nghề theo các khóa học chính quy tại cơ sở thỡ cỏc trường DN, trung tâm DN đó tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn, các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản lương thực... góp phần giúp cho hoạt động sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm bắt kịp với những thay đổi về công nghệ và ứng dụng các thành tựu nâng cao hiệu quả sản xuất tại các địa phương. Kết quả đạt được hàng năm có tới 13.000 lượt người tham gia các khóa tập huấn và đào tạo trên. Số liệu chi tiết về số lượng học sinh học nghề thể hiện qua bảng 2.16. * Cơ cấu ngành nghề và trỡnh độ đào tạo Theo kết quả khảo sát hơn 40 cơ sở DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2007, có tới hơn 50 nghề và nhóm nghề đang được đào tạo. Các nghề đào tạo chủ yếu ở hỡnh thức ngắn hạn là: kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, xây dựng dân dụng, dệt may và các nghề thủ công truyền thống như mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thổ cẩm... Thị trường lao động hiện tại có nhu cầu cao về lao động kỹ thuật trong các nghề “truyền thống”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp phát triển lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.pdf
Tài liệu liên quan